You are on page 1of 4

NHẬP MÔN VỀ LẬP TRÌNH

Bài thực hành số 3


Thời gian thực hiện: 6 tiết
Nội dung
3.1. Luyện tập sử dụng các cấu trúc lặp: while, do-while, for.
3.2. Luyện tập việc lồng nhau giữa các cấu trúc.
3.3. Luyện tập phong cách lập trình
Chuẩn đầu ra
L.O.1.5 – Vận dụng được các nguyên tắc trong phong cách lập trình để viết được các chương trình trong sáng và dễ
đọc.
L.O.3.2 – Mô tả được được nguyên tắc kết hợp các kiểu điều khiển để mô tả các giải thuật.
L.O.3.3 – Hiện thực được các kiểu điều khiển bằng ngôn ngữ C.
L.O.3.4 – Sử dụng các cấu trúc điều khiển để giải quyết bài toán thực tế.
----- oOo -----
2.1a. Sử dụng vòng lặp while
Bước 1: Tạo dự án mới tên Th03A, chủ đề: "Vong lap while".
Bước 2: Yêu cầu: Dùng vòng lặp while tính tổng S=1+2+3+...+n . Trong đó, giá trị n được
nhập từ bàn phím.
Hướng dẫn:
Dùng vòng lặp lần lượt tính theo trình tự sau:
Ban đầu: S=0 [sau khi tính: S=0]
Lần 1: S=S<ban đầu> +1 [sau khi tính: S=0+1=1]
Lần 2: S=S<lần 1> +2 [sau khi tính: S=(1)+2=3]
Lần 3: S=S<lần 2>+3 [sau khi tính: S=(1+2)+3=6]
...
Lần n: S=S<lần n-1>+n [sau khi tính: S=(1+2+...+(n-1))+n]
Dùng vòng lặp thực hiện n lần phép cộng tổng S với giá trị tăng dần (từ 1
đến n).
Giá trị tăng dần sẽ chứa trong biến đếm i.
Trong cửa sổ code main.c, đánh vào chương trình như sau:

TRANG 1

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
NHẬP MÔN VỀ LẬP TRÌNH
Bài thực hành số 3
Thời gian thực hiện: 6 tiết
Sinh viên phải thêm vào các bước (1) và (2) để in ra như hình sau:

Bước 3: Dịch, chạy và kiểm tra kết quả.


2.1b. Sử dụng vòng lặp do-while
Bước 4: Tạo dự án mới tên Th03B, chủ đề: "Vong lap do-while".
Bước 5: Yêu cầu: Viết chương trình nhập vào tử số và mẫu số của một phân số, kiểm tra
mẫu nhập là số 0 thì nhập lại.
Hướng dẫn: Phần nhập giá trị cho tử số để ngoài vòng lặp. Phần nhập mẫu số để
trong vòng lặp để kiểm tra nếu nhập bằng 0 thì yêu cầu nhập lại.

Bước 6: Dịch, chạy và kiểm tra kết quả.


2.1c. Sử dụng vòng lặp for
Bước 7: Tạo dự án mới tên Th03C, chủ đề: "Vong lap for".
Bước 8:
Yêu cầu: Xuất ra chuỗi N số Fibonacci đầu tiên (bắt đầu từ số 0)
VD:

Hướng dẫn:
Trước tiên ta viết code yêu cầu người dùng nhập số N:

Tiêp theo, ta khởi tạo 3 biến a, b, c.

TRANG 2

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
NHẬP MÔN VỀ LẬP TRÌNH
Bài thực hành số 3
Thời gian thực hiện: 6 tiết
Quy luật của chuỗi Fibonacci là số sau bằng 2 số liền trước nó cộng lại, nên ta sẽ gán c =
a + b, rồi gán lại giá trị các biến a, b để sử dụng cho các vòng lặp sau.

Chương trình hoàn chỉnh:

Bước 9: Dịch, chạy và kiểm tra kết quả.


2.2. Sử dụng vòng lặp lồng nhau
Bước 10: Tạo dự án mới tên Th03D, chủ đề: "Vong lap long nhau".
Yêu cầu: Viết chương trình cho người dùng nhập vào 2 số nguyên dương tương ứng với
chiều dài và chiều rộng rồi xuất ra hình chữ nhật bằng ký tự ‘*’:p
VD:

Hướng dẫn:
Mỗi hình chữ nhật được tạo bởi các ký tự ‘*’, chiều dài và chiều rộng lần lượt tương ứng
với số dòng và số cột của hình chữ nhật.
Trước tiên ta cần cho người dùng nhập chiều dài và chiều rộng:

Để vẽ được từng dòng, ta cần thực hiện một vòng lặp in ra ký tự với số lần lặp là kích
thước của chiều dài:

TRANG 3

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
NHẬP MÔN VỀ LẬP TRÌNH
Bài thực hành số 3
Thời gian thực hiện: 6 tiết

Lặp lại cách vẽ như trên cho từng dòng ta sẽ được toàn bộ hình chữ nhật:

Chương trình hoàn chỉnh:

Bước 11: Dịch, chạy và kiểm tra kết quả.


Làm thêm
Yêu cầu 1 Viết chương trình cho người dùng nhập vào số tự nhiên n. In ra màn hình các
số tự nhiên từ 1 đến n. Sau đó in ra các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn n và in ra các số tự
nhiên lẻ nhỏ hơn .
Yêu cầu 2 Viết chương trình cho người dùng nhập vào số nguyên z. Nếu số nguyên z
không chia hết cho 7 thì yêu cầu người dùng nhập lại cho đến khi nhập được số chia
hết cho 7 thì dừng.
Yêu cầu 3 Viết chương trình cho nhập số tự nhiên n và tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến
n (sử dụng vòng lặp for).
Yêu cầu 4 Viết chương trình cho người dùng nhập vào số tự nhiên n và kiểm tra xem n có
phải số nguyên tố hay không. Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 và chỉ có hai ước
số là 1 và chính nó. Ví dụ, 2 và 3 đều là số nguyên tố, 4 không phải số nguyên tố.
Yêu cầu 5 Viết chương trình cho in ra màn hình tất cả các số nguyên tố nhỏ hơn 100.
Yêu cầu 6 Viết chương trình cho người dùng nhập vào số tự nhiên n và kiểm tra xem n có
phải là số hoàn hảo hay không. Số hoàn hảo là số tự nhiên lớn hơn 1 và tổng tất cả các
ước số thực sự của nó bằng chính nó. Ví dụ 6 là số hoàn hảo vì 6 = 1 + 2 + 3 với 1, 2,
3 là các ước số thực sự của 6.
----- Hết -----

TRANG 4

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

You might also like