đề thi học kì 1 môn tiếng việt đề 1

You might also like

You are on page 1of 9

TRƯỜNG …….

LỚP: 5 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I


…………. NĂM HỌC ………
HS………………………………… MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5
(Thời gian 90 phút - Không kể thời gian giao đề)

Điểm Nhận xét của giáo viên


...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:


Mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân

Mùa xuân đã tới.


Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm
mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.
Mùa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.
Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa
từng làn loăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt.
Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn
cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. Những cây bằng lăng trơ
trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những
bọng nước bọt trắng ngần như thuỷ tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng
nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng.
Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống nước.
(Theo Tô Hoài)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1:(0,5 điểm) Ý nào sau đây giới thiệu các loại mưa khác nhau trong bốn mùa? (M1)
A. Mưa rào mùa hạ.
B. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông.
C. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.
D. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.
Câu 2:(0,5 điểm) Có mấy cách để gọi mưa mùa xuân?(M1)
A. Có một cách. Đó là: Mưa xuân.
B. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn.
C. Có ba cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.
D. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa bụi.
Câu 3: (0,5 điểm) Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ? (M2)
A. Loăng quăng, li ti đậu trên mái tóc.
B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường.
C. Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt.
D. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh.
Câu 4: (0,5 điểm) Ý nào sau đây miêu tả sự đổi thay của cây cối khi mưa phùn đến?
A. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. (M2)
B. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.
C. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 5: (0,5 điểm) Đọc lại đoạn văn “Mưa phùn đem mùa xuân đến.... Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng
mảnh voan trắng” rồi nêu vai trò của câu văn “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” (M1)
- Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” đóng vai trò là:..............................................................................
Câu 6:(1 điểm) Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” Ý muốn nói: (M3)
A. Mưa phùn báo hiệu mùa xuân đến.
B. Mưa phùn chở theo mùa xuân.
C. Mưa phùn làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở.
D. Mua phùn và mùa xuân đến cùng một lúc.
Câu 7:(0,5 điểm) Từ “đầu” ở trong câu “ Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.” thuộc lớp từ nào? (M2)
Từ “đầu” ở trong câu “ Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.” là
từ.................................................................................................................................................................................................................................
.........
Câu 8:(1 điểm) Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên (M3)
Các từ láy
là ...............................................................................................................................................................................................................

Câu 9 (M4): (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh.” Là:
A. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai.
B. Những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai.
C. Những hạt mưa.
D. Trên cành ngang, những hạt mưa
Câu 10: (1 điểm) Nêu nội dung đoạn văn trên?(M4)

....................................................................................................................................................................................................................................
.......................

....................................................................................................................................................................................................................................
.......................
TRƯỜNG TIỂU HỌC………. Thứ ……. ngày ….. tháng …… năm 201...
LỚP 5… ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Họ và tên:……………………………… Môn: Tiếng Việt (Đọc)

Điểm Nhận xét của giáo viên


……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….

KIỂM TRA KĨ NĂNG ĐỌC VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (10 điểm)

A. Đọc thành tiếng: (5đ)


- Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn văn vào khoảng 130 chữ thuộc chủ đề
đã học ở HKI

B. Đọc thầm và làm bài tập: (5đ)


1. Đọc thầm bài:
Về ngôi nhà đang xây
Chiều đi học về
Chúng em qua ngôi nhà xây dở
Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:
Tạm biệt!

Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc


Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.

Bầy chim đi ăn về
Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.
Nắng đứng ngủ quên
Trên những bức tường
Làn gió nào về mang hương
Ủ đầy những rảnh tường chưa trát vữa.
Bao ngôi nhà đã hoàn thành
Đều qua những ngày xây dở.

Ngôi nhà như trẻ nhỏ


Lớn lên với trời xanh…

Đồng Xuân Lan

2. Làm bài tập: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Trong bài, các bạn nhỏ đứng ngắm ngôi nhà đang xây dở vào thời gian nào?
a. Sáng b. Trưa c. Chiều

4
Câu 2: Công việc thường làm của người thợ nề là:
a. Sửa đường b. Xây nhà c. Quét vôi

Câu 3: Cách nghỉ hơi đúng ở dòng thơ “chiều đi học về” là:
a. Chiều/ đi học về b. Chiều đi/ học về c. Chiều đi học/ về

Câu 4: Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì?
a. Sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.
b. Cuộc sống giàu đẹp của đất nước ta.
c. Đất nước ta có nhiều công trình xây dựng.

Câu 5: Trong bài thơ, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?
a. Thị giác, khứu giác, xúc giác.
b. Thị giác, vị giác, khứu giác.
c. Thị giác, thính giác, khứu giác.

Câu 6: Bộ phận chủ ngữ trong câu “trụ bê tông nhú lên như một mầm cây”
a. Trụ b. Trụ bê tông c. Trụ bê tông nhú lên

Câu 7: Có thể điền vào chỗ trống trong câu “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc……..thở ra
mùi vôi vữa nồng hăng” bằng quan hệ từ.
a. còn b. và c. mà

Câu 8: Từ “tựa” trong “giàn giáo tựa cái lồng” và từ “tựa” trong “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm
biếc” là những từ:
a. Cùng nghĩa b. Nhiều nghĩa c. Đồng âm

Câu 9: Tìm 1 hình ảnh so sánh và 1 hình ảnh nhân hóa trong bài thơ.

5
Số 3

TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 20…


BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
Họ và tên HS:….....……...............….......
NĂM HỌC ….
Lớp: 5A....… MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
(Kiểm tra đọc)

Điểm Nhận xét của giáo viên


.......................................................................................................
Đọc tiếng: …....
.......................................................................................................
Đọc hiểu: ….... .......................................................................................................
..........................
I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm) GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm
tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì I môn Tiếng Việt lớp 5.
II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU (7 điểm) (Thời gian làm bài: 35 phút)
Đọc thầm bài văn sau:
Bàn tay thân ái
Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt
đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và
khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!” Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua,
bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng
những nếp nhăn dường như giãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.
Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm,
anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm bàn tay cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai
ông. Rạng sáng thì ông cụ qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực
đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:
- Ông cụ là ai vậy, chị?
Cô y tá sửng sốt:
- Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?
- Không, ông ấy không phải là ba tôi - Chàng lính nhẹ nhàng đáp lại - Tôi chưa gặp ông
cụ lần nào cả.
- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp ông cụ?
- Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và
anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến
bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải con trai ông. Tôi nghĩ ông
rất cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại.
Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ
*Dựa vào nội dung bài văn trên, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc
làm theo yêu cầu bài tập.
Câu 1. (0,5 điểm) Cô y tá đưa ai đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng?
A. Con trai ông B. Một anh lính trẻ
C. Một chàng trai là bạn cô D. Một chàng trai là con của ông

6
Câu 2. (0,5 điểm) Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều gì?
A. Ông rất mệt mỏi và lo lắng.
B. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết.
C. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện.
D. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện.
Câu 3. (0,5 điểm) Vì sao anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông?
A. Vì bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh làm như vậy.
B. Vì anh nghĩ ông đang rất cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy.
C. Vì anh nhầm tưởng đấy là cha mình, anh muốn ở bên cha những giây phút cuối.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 4. (0,5 điểm) Theo em, điều gì đã khiến cô y tá ngạc nhiên?
A. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão.
B. Anh lính trẻ là con của ông lão.
C. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm.
D. Anh lính trẻ trách cô y tá đưa anh gặp người không phải là cha mình.
Câu 5. (1 điểm) Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì?
……………………………………………………………..…………………………………
……………………………………………………………..…………………………………
……………………………………………………………..…………………………………
……………………………………………………………..…………………………………
Câu 6. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây có các từ “thương” là từ đồng âm?
A. Yêu và thương, rất thương, thương và nhớ.
B. Thương con, người thương, đáng thương.
C. Thương người, xe cứu thương, thương của phép chia.
D. Thương người, thương xót, xe cứu thương.
Câu 7. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây có từ “Mặt” mang nghĩa gốc?
A. Gương mặt anh đầy lo lắng B. Mặt bàn hình chữ nhật
C. Nhà quay mặt ra đường phố D. Mặt trống được làm bằng da
Câu 8. (1 điểm) Câu văn “Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?” có mấy đại từ xưng hô?
Có ........... đại từ xưng hô. Đó là các đại từ: ...........................................................
Câu 9. (1 điểm) Gạch dưới và ghi chú Trạng ngữ (TN), Chủ ngữ (CN), Vị ngữ (VN) trong
câu sau:
Rạng sáng, ông cụ mà tối qua anh lính gặp đã qua đời.

Câu 10. (1 điểm) Đặt 1 câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ Điều kiện (Giả thiết) - Kết
quả và có trạng ngữ chỉ thời gian.
……………………………………………………………..…………………………………
……………………………………………………………..…………………………………
……………………………………………………………..…………………………………

7
MÔN: TIẾNG VIỆT
A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc
sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
Câu 1:(0,5 điểm)Ý nào sau đây giới thiệu các loại mưa khác nhau trong bốn mùa? (M1)
Đáp án D.
Câu 2:(0,5 điểm) Có mấy cách để gọi mưa mùa xuân? (M1)
Đáp án C.
Câu 3: (1 điểm) Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ? (M2)
Đáp án B.
Câu 4: (0,5 điểm) Ý nào sau đây miêu tả sự đổi thay của cây cối khi mưa phùn đến?(M2)
Đáp án D.
Câu 5: (0,5 điểm) Đọc lại đoạn văn “Mưa phùn đem mùa xuân đến.... Ở búi cỏ dưới gốc, ô
mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng” rồi nêu vai trò của câu văn
“Mưa phùn đem mùa xuân đến.” (M1)
- Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” đóng vai trò là: câu mở đoạn.
Đáp án B.
Câu 6:(1 điểm) Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” Ý muốn nói: (M3)
Đáp án C.
Câu 7:(0,5 điểm) Từ “đầu” ở trong câu “Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng
nhú mầm.” thuộc lớp từ: là từ nhiều nghĩa.(M2)
Câu 8:(1 điểm) Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên (M3)
Các từ láy là: âm u, loăng quăng, li ti, phơi phới, mù mịt, rườm rà, bằng lăng, sau sau, lẻo
khẻo, ấm áp, lóng lánh.
(Tìm đúng 2 từ cho 0,1 điểm, tìm đúng 3 từ trở lên, cho mỗi từ 0,1 điểm)
Câu 9 (M4): (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt
trai treo lóng lánh.” Là:
Đáp án B.
Câu 10: (1 điểm) Nêu nội dung đoạn văn trên?(M4)
- Đoạn văn miêu tả sức sống tràn trề của cảnh vật thiên nhiên khi mùa xuân đến (HS có thể
nêu ý tương tự)
- LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT
-
- I. KIỂM TRA KĨ NĂNG ĐỌC VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (10 điểm)
- 1. Đọc thành tiếng (5 điểm) Đọc một hoặc hai khổ thơ. Đảm bảo các mức độ 2
- (Đọc hay, diễn cảm) trong khoảng 3 – 5 phút.
- 2. Đọc hiểu + Kiến thức Tiếng Việt: ( 5 điểm)
- *. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây ( mỗi câu
đúng được: 0,5 điểm, đúng cả 6 câu: 3 điểm ).

8
- Đáp án:
- Câu 1: Ý c (0,5 đ) Câu 3: Ý a - (0,5 đ) Câu 5: Ý c (0,5 đ)
- Câu 2: Ý b (0,5 đ) Câu 4: Ý a (0,5 đ) Câu 6: Ý b (0,5 đ)
- Câu 7: Ý b (0,5 đ) Câu 8: Ý c (0,5 đ)
- Câu 9: ( 1đ) Tìm hình ảnh so sánh , nhân hóa
- - Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây, Giàn giáo tựa cái lồng che chở,
…..
- - Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng,
………

- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ I


- NĂM HỌC……..
- Môn Tiếng Việt – Lớp 5
-
- I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
- 1. Đọc thành tiếng: 3 điểm (Đánh giá theo hướng dẫn KTĐK môn TV5)
- - Đọc đảm bảo tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút, đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, đọc đúng tiếng,
từ không đọc sai quá 5 tiếng), ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (2
điểm)
- *Tùy mức độ mắc lỗi trong khi đọc (phát âm sai, tốc độ đọc chậm, không ngừng nghỉ sau
các dấu câu, giữa các cụm từ...) GV có thể cho các mức 1,5 – 1 – 0,5
- - Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ý: 0,5
điểm)
- 2. Đọc hiểu
Câu 1 2 3 4 6 7
Đáp án B D B A C A
Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
- Câu 5: (1 đ) HS nêu ý phù hợp, diễn đạt rõ, từ ngữ chính xác, không sai lỗi chính tả cho
1 điểm. Ý phù hợp, diễn đạt chưa rõ hoặc từ ngữ chưa chính xác, tùy mức độ cho từ 0,5
đến 0,75 điểm. (VD: Trong cuộc sống chúng ta cần biết yêu thương, chia sẻ với mọi
người. Trong cuộc sống, cần có những việc làm để giúp đỡ, động viên người có hoàn
cảnh đặc biệt để đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người đó,…)
- Câu 8: (1 đ) Mỗi ý đúng 0,25 điểm. Có 3 đại từ xưng hô: tôi, ông cụ, anh.
- Câu 9: (1 đ) HS gạch đúng TN được 0,5 điểm; gạch đúng CN hay VN được 0,25 điểm
- Rạng sáng, ông cụ mà tối qua anh lính gặp đã qua đời.
- TN CN VN
- Câu 10: (1 đ) Câu HS viết câu có nghĩa trọn vẹn, hợp lí về nghĩa, đúng theo yêu cầu của
đề bài, đầu câu viết hoa, cuối câu có dùng dấu câu được 1 điểm.

You might also like