You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA QUẢNG TRỊ KINH DOANH

BÀI BÁO CÁO MÔN THỰC TẬP THỰC TẾ 1

VĂN HOÁ VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ

Thành viên nhóm:


Nguyễn Vân Bảo Nguyệt. 2010753
Trần Bảo Thanh. 2010820
Trịnh Thị Thanh Linh. 2010709
Nguyễn Thị Thanh Trúc. 2012200
Trần Thị Thu Hiền. 2010666
MỤC LỤC

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VĂN HÓA..................................................3

1. Văn hóa là gì và đặc điểm của văn hóa


2. Phân loại văn hóa

II. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ.....................................................................................................................5
III. PHƯƠNG PHÁP DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA.......................8

IV. CÁC DI SẢN VĂN HÓA NƯỚC TA ĐƯỢC UNESCO CÔNG


NHẬN..............................................................................................................12

V. LINK THAM KHẢO ....................................................................................13

2
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VĂN HÓA

1. Văn hóa là gì ? Và đặc điểm của văn hóa?

Văn hóa là gì ?

Theo Hồ Chí Minh : “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống ,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ , chữ viết , đạo đức ,
pháp luật , khoa học , tôn giáo , văn học , nghệ thuật , những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về mặc , ăn , ở và các phương thức sử dụng . Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa . Văn hóa là sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã
sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn .
‘’
Văn hóa được hiểu chung là giá trị vật chất và tinh thần được con người tạo
dựng cùng với bề dài lịch sử dân tộc, văn hóa là một khái niệm rộng liên
quan đến đời sống xã hội của con người.
Bởi lẽ đó, khi nhắc đến văn hóa là người ta có thể nghĩ đến rất nhiều khía
cạnh như tiếng nói, ngôn ngữ, tư tưởng, tôn giáo,lễ hội… của từng dân tộc.
Có thể hiểu một cách chung nhất thì văn hóa chính là những giá trị do một
cộng đồng người dân sáng tạo ra với mục đích ban đầu là nhằm phục vụ cho
những nhu cầu và lợi ích của chính mình. Văn hóa cũng được hình thành và
duy trì trong một thời gian rất dài, có tính duy trì và kế thừa từ thế hệ này
sang thế hệ khác.

Đặc điểm của văn hóa ?

– Văn hóa mang tính hệ thống


– Văn hóa mang tính giá trị của cả một dân tộc
3
– Văn hóa mang tính nhân sinh sâu sắc
– Văn hóa mang tính lịch sử

2. Phân loại văn hóa :

 Di sản văn hóa vật thể


Đây là các sản phẩm vật chất lâu đời, mang trong mình các giá trị về văn
hóa, khoa học và lịch sử nhưng danh lam thắng cảnh, cổ vật, di vật, di tích
lịch sử – văn hóa và bảo vật quốc gia
 Di sản văn hóa phi vật thể
Đó là các sản phẩm tinh thần lâu đời mang giá trị về văn hóa, lịch sử và
khoa học được người sau lưu truyền qua nhiều hình thức như văn bản chữ
viết, trình diễn, truyền miệng, truyền nghề, qua các tác phẩm văn học nghệ
thuật, qua nếp sống, lễ hội, y dược cổ truyền, bí quyết nghề thủ công truyền
thống, trang phục truyền thống dân tộc, văn hóa ẩm thức, tri thức dân gian,
diễn xướng dân gian.
 Danh lam thắng cảnh
Danh lam thắng cảnh bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, địa điểm có cảnh
quan thiên nhiên và công trình kiến trúc lâu đời có giá trị về thẩm mĩ, khoa
học và lịch sử.
 Di tích lịch sử – văn hóa
Các di tích này do con người xây dựng nên như các công trình xây dựng,
các di vật, bảo vật quốc gia, cổ vật hay địa điểm nào đó mà có giá trị về văn
hóa, lịch sử và khoa học.
 Cổ vật
Cổ vật là những hiện vật có niên đại lâu đời mang trong mình giá trị về văn
hóa, khoa học và lịch sử được lưu truyền lại qua các thế hệ sau. Một hiện
vật được coi là cổ vật khi có từ 100 năm tuổi trở lên.
 Di vật
Di vật cũng là những hiện vật có giá trị về văn hóa, khoa học và lịch sử
được người đời sau lưu truyền lại.
 Bảo vật quốc gia
Đây cũng là hiện vật do người sau lưu giữ và truyền lại qua các đời kế tiếp.
Nhưng bảo vật quốc gia là hiện vật có giá trị đặc biệt quý hiếm, thể hiện
được những nét văn hóa, khoa học và lịch sử tiêu biểu của đất nước.
Như vậy, cũng liên quan tới văn hóa còn nhiều khái niệm khác mà bạn cần
lưu ý để hiểu đầy đủ hơn về văn hóa vật thể và phi vật thể, giúp có cái nhìn
toàn vẹn hơn về văn hóa.
4
II. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Việt Nam là một cộng đồng văn hoá rộng lớn hình thành khoảng nửa đầu thiên
niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỷ
này. Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 400 năm tiếp biến văn hóa Việt Nam với
phương Tây dưới nhiều hình thức, nhưng văn hóa Việt Nam vẫn vừa giữ được
bản sắc dân tộc, vừa hiện đại hóa. Nền văn hóa Việt Nam kết tinh từ thành quả
lao động, sáng tạo, gìn giữ qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của
cộng đồng 54 dân tộc anh em. Đó là một nền văn hóa đa dạng, phong phú, có
sự thống nhất cao về ngôn ngữ, là một tài sản vô cùng quý giá của dân tộc ta.
Vì vậy, xây dựng, phát triển văn hóa luôn được Đảng xác định là nền tảng tinh
thần của xã hội, là một trong những động lực để phát triển kinh tế-xã hội. Văn
hóa là tất cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người làm ra; bởi
vậy, văn hóa gồm hai mặt cơ bản là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Cả
hai mặt này đều được con người sáng tạo ra ở từng giai đoạn phát triển cụ thể
nhất định và cả trong suốt quá trình phát triển rất lâu dài của lịch sử nhân loại.
Trong mỗi chính sách kinh tế - xã hội luôn đòi hỏi phải bao hàm nội dung và
mục tiêu văn hóa . Văn hóa có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con
người- nguồn lực quyết định sự phát triển xã hội .
Khoa học kỹ thuật là một nội dung của văn hóa . Cùng với trình độ khoa học
kỹ thuật thì những yếu tố tinh thần trách nhiệm , ý thức giác ngộ xã hội là
những yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả lao động .
Văn hóa có khả năng tiếp thu và cải biến những yếu tố văn hóa ngoại sinh để
biến thành nội lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội .
Văn hóa sẽ giải phóng và nâng lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người trong
mọi lĩnh vực đời sống xã hội đặc biệt là kinh tế .
Văn hóa là mục tiêu của phát triển : phát triển phải hướng tới mục tiêu văn hóa
– xã hội mới đảm bảo được sự bền vững và trường tồn cho sự giàu mạnh của
Tổ quốc . → Văn hóa thực hiện thông qua việc thiết lập và ứng dụng khuôn
mẫu , giá trị đạo đức và tinh thần được xã hội thừa nhận , từ đó định hướng cho
kinh tế - xã hội phát triển theo cái đúng , tốt , đẹp . Ví dụ : du lịch văn hóa hiện
nay là một lĩnh vực mang lại khá nhiều nguồn lợi cho nước ta .
Vai trò của văn hoá đối với nền kinh tế
Cơ sở của mọi hoạt động văn hoá là khát vọng hướng tới tính chân, thiện, mĩ.
Văn hoá là môi trường để hình thành, nuôi dưỡng nhân cách, văn hoá thẩm
thấu ttong bất kì hoạt động nào của con người, trong tất cả các lĩnh vực kinh tế,
5
chính trị-xã hội, ửng xử, giao tiếp... đồng thời văn hoá cũng có những lĩnh vực
hoạt động riêng, đó là những hoạt động sản xuất và sáng tạo ra những giá trị
tinh thần nhằm giáo dục con người hướng tới những điều tốt đẹp. Hoạt động
văn hoá rất đa dạng, phong phú như hoạt động về giáo dục, khoa học, văn học,
nghệ thuật... hướng tới tính chân, thiện, mĩ là nét chung của tất cả các hoạt
động văn hoá.
Tóm lại, văn hoá là hệ thống các giá trị, truyền thống và vai trò của khoa học là
thuật đối với phát triển kinh tế-xã hội. Nếu khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại
sẽ thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, ngược lại nếu khoa học kĩ thuật thấp kém,
lạc hậu sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế-xã hội nhưng khoa học kĩ thuật là
kết tinh của trí tuệ, kinh nghiệm và sức sáng tạo của con người. Điều đó có
nghĩa là khoa học là sản phẩm của con người, của văn hoá.
Khoa học kĩ thuật là một nội dung của văn hoá. cùng với trình độ khoa học kĩ
thuật thì những yếu tố lương tâm, tinh thần trách nhiệm, ý thức giác ngộ xã hội
của người lao động là những yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả lao
động. Như vậy, văn hoá là động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Nói văn
hoá là động lực phát triển kinh tế-xã hội không phải chỉ nói đến các yếu tố như
trình độ học vấn, trình độ khoa học-kĩ thuật mà còn phải nói đến các yếu tố
khác như lương tâm, đạo đức, lối sống...
Nhận thức được điều đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định muốn
đất nước giàu mạnh phải nâng cao dân trí và đều có chĩến lược đâu tư cho giáo
dục đào tạo.
Nói văn hoá là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội có nghĩa là phát triển
kinh tế phải hướng vào phát triển và hoàn thiện con người, hướng vào phát
triển và hoàn thiện xã hội. Phải coi văn hoá là mục tiêu phát triển kinh tế-xã
hội thì mới có thể khắc phục được tình trạng mâu thuẫn giữa đời sống vật chất
và đời sống tinh thần. Thực tế cho thấy không phải bao giờ giữa đời sống vật
chất và đời sống tinh thần của xã hội cũng tỉ lệ thuận với nhau. Rất có thể sẽ
xảy ra trường hợp kinh tế phát triển, đời sổng vật chất được nâng lên song xã
hội lại có sự gia tăng các tệ nạn xã hội; văn hoá, đạo đức xuống cấp. Giải quyết
mâu thuẫn này đòi hỏi chúng ta phải khắc phục khoảng cách giữa văn hoá và
văn minh kĩ thuật. Sự phát triển của trí tuệ, của khoa học – kĩ thuật các tinh hoa
văn hoá nhân loại.
Văn hóa là mục tiêu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới phát triển
và hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Trong giai đoạn kinh tế phát triển,
đời sống vật chất được nâng cao, song song đó, xã hội lại có sự gia tăng các tệ
nạn xã hội, văn hóa, đạo đức trở nên xuống cấp. từ đó, ta có thể thấy được rằng
văn hóa vô cùng quan trọng cho phát triển đất nước, và việc cải thiện, khắc

6
phục và nâng cao giá trị văn hóa sẽ giúp cho kinh tế đất nước ngày càng phát
triển.
Văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần của xã hội, mà là còn là mục tiêu, là
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việc duy trì và phát huy những di
sản văn hóa tốt đẹp, sẽ tạo nên những giá trị văn hóa ấy thấm sâu vào xã hội,
vào mỗi người dân. Đưa những tinh hoa của bản sắc dân tộc vươn ra thế giới,
thu hút nguồn khách hàng nước ngoài, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế
trong ngành du lịch. Việc mở rộng giao lưu với thế giới, giúp ta tiếp thu và
chọn lọc được những cái hay, cái tiến bộ của văn hóa trong các dân tộc khác, từ
đó cải thiệt, xây dựng lối sống đạo đức lành mạnh và phát huy hiệu quả hơn
cho việc phát triển kinh tế - xã hội
Đối với lĩnh vực du lịch, văn hóa lại góp phần đẩy mạnh nền kinh tế du lịch.
Ngành du lịch nước ta đã có bước phát triển nhanh cả về quy mô và chất
lượng. Đội ngũ doanh nghiệp kinh doanh du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch
ngày càng lớn mạnh. Hạ tầng du lịch được nhà nước, xã hội quan tâm đầu tư.
Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới. Khách du lịch quốc tế,
trong nước và doanh thu từ du lịch liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đóng
góp lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước. Du lịch đã góp phần bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, góp phần quảng bá hình
ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập
quốc tế.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính dịch vụ, liên ngành cao và
chứa đựng hàm lượng văn hóa sâu sắc. Đó là sự khác biệt của ngành Du lịch
với những ngành kinh tế dịch vụ khác và các ngành công nghiệp sản xuất. Do
đó, du lịch và văn hóa luôn có mối quan hệ đặc biệt. Chắc chắn, trong quá trình
phát triển văn hoá tại Việt Nam, du lịch nói chung và loại hình du lịch văn hóa
nói riêng sẽ đóng góp rất nhiều cho văn hoá bởi những lợi thế mà du lịch đang
có. Đó là số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam lên đến 18 triệu lượt
khách năm 2019, 85 triệu lượt khách nội địa đi du lịch trong nước mỗi năm,
hàng triệu lượt khách Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài… đó là lợi thế lớn về
quảng bá, truyền thông, tính kết nối rất lớn của du lịch.

Du lịch văn hóa góp phần hình thành sản phẩm CNVH và cùng chuỗi cung
ứng, chuỗi giá trị trong du lịch. Muốn du lịch văn hóa đóng vai trò quan trọng
cho ngành CNVH thời gian tới, việc Việt Nam xây dựng các chuỗi giá trị du
lịch văn hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất. Cần gia tăng giá trị
nội sinh cho du lịch văn hóa, gia tăng những sáng tạo trong các loại hình văn
hóa nghệ thuật để phục vụ du khách, qua đó quảng bá hình ảnh đất nước, con
7
người Việt Nam ra thế giới, đem lại giá trị kinh tế. Những chương trình trình
diễn thực cảnh như: Tinh hoa Bắc Bộ (Hà Nội), Ký ức Hội An  (Quảng Nam)
… chính là kết quả của việc gia tăng giá trị, sáng tạo để tạo ra những sản phẩm
du lịch văn hóa trong ngành CNVH, đem lại lợi ích lớn về kinh tế và thương
hiệu du lịch Việt Nam.
Khách du lịch trong nước và ngoài nước muốn trải nghiệm các bản sắc văn hoá
dân tộc nên hiện nay rất nhiều khu du lịch đều lồng ghép những bản sắc văn
hoá dân tộc vào trong loại hình kinh doanh của mình, vì vậy nên rất thu hút các
khách du lịch tới để trải nghiệm, vừa tăng được doanh thu, thu hút được khách
hàng mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Ngoài ra còn đẩy mạnh
việc hiểu biết của các nước khác tới dân tộc Việt Nam. Đất nước, con người và
văn hóa Việt Nam với những thông điệp về một dân tộc có bề dày văn hóa đặc
sắc, lịch sử hào hùng, một đất nước có sức sống mãnh liệt, giàu tiềm năng, đạt
nhiều thành tựu trong đổi mới, người dân cần cù, sáng tạo, thân thiện, yêu
chuộng hòa bình.
III. PHƯƠNG PHÁP DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

Thứ nhất, bảo tồn di sản tốt, nhưng không khai thác được giá trị kinh tế.
Kiểu ứng xử này mang đậm dấu ấn của tư duy thời bao cấp, khi công cuộc bảo
tồn di sản được Nhà nước đảm bảo về mọi mặt (tài chính, cơ sở vật chất, nguồn
lực con người…), do đó, thường thụ động, ít chịu đổi mới, không dám nghĩ,
dám làm, dẫn tới tình trạng nhiều khi để di sản nằm “đắp chiếu”, sống trên di
sản mà vẫn “đói”.

Bên cạnh đó, còn có lý do xuất phát từ nhận thức, với quan điểm cho rằng bảo
vệ di sản văn hóa là cần bảo tồn nguyên vẹn (nguyên trạng) các di sản văn hóa,
không làm biến dạng, thay đổi hiện trạng của di sản. Theo quan diểm này, di
sản là những báu vật còn sót lại của quá khứ, cho nên phải gìn giữ cẩn trọng,
không để mất mát, suy suyển, mai một. Việc thay đổi, làm mới di sản có thể
phủ lên các lớp văn hóa mới, làm cho các thế hệ sau không truy nguyên được
những giá trị nguyên gốc của di sản. Do vậy có những ý kiến cho rằng: “Nói
tới bảo tồn, ta cần phải nghĩ đến việc giữ gìn toàn bộ và nguyên vẹn đối tượng
cần bảo tồn”(1) hay “Nếu hôm nay chúng ta giữ những thứ không thật, mai sau
các thế hệ tiếp theo lại căn cứ vào những thứ không thật ấy để mà quy chiếu thì
sẽ thật là thảm họa”(2). Một số nhà nghiên cứu còn lên án sự pha tạp giữa các
yếu tố truyền thống và hiện đại và đòi hỏi phải loại bỏ sự pha trộn thô kệch
đó(3).
Điều này là hoàn toàn đúng đối với các di sản văn hóa vật thể. Với các công
trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa, di chỉ khảo cổ học (như quan niệm của
8
UNESCO), hay di tích lịch sử - văn hóa,danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia (như Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam), thì không thể nhân
danh “bảo tồn phát triển” để làm mới các hiện vật, xâm hại các di tích, phá vỡ
cảnh quan các danh lam thắng cảnh. Làm như vậy sẽ là một sự phá hoại di sản,
là có tội với cha ông, là tự mình đánh mất những kho tàng vô giá của quá khứ.
Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tinh thần của các Hiến chương, Công
ước quốc tế như: Hiến chương Athens về bảo tồn di sản văn hóa (1931), Hiến
chương Venice về bảo tồn và trùng tu di tích (1964), Hiến chương Bura
(1979), Văn kiện Nara (1994),  Nguyên tắc chỉ đạo việc giáo dục và đào tạo về
bảo vệ di tích, cụm công trình và di chỉ của ICOMOS (1993), Công ước về bảo
vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (1972) của UNESCO, v.v... Bảo tồn
nguyên trạng ở đây được hiểu là cần giữ nguyên trạng thái khi nó được phát
hiện, được xếp hạng di tích, được luật hóa.
Tuy nhiên, bảo tồn tốt không có nghĩa là khư khư giữ nguyên di sản mà không
biết khai thác, phát huy các giá trị của nó. Hiện nay, nhiều địa phương sở hữu
những di sản rất quý, đầy tiềm năng để khai thác phát huy, nhưng do vẫn trung
thành với cách làm cũ, tư duy theo lối mòn, không năng động đổi mới, nên
nhiều khi sống trên di sản mà không khai thác được giá trị di sản. Một số bảo
tàng sở hữu những cổ vật, bảo vật quý giá, nhưng do lo lắng mất mát, hư hại đã
chủ yếu thiên về bảo vệ, cất giữ di sản, thậm chí cho vào kho khóa kỹ, cách ly
với đời sống xã hội.
Đối với di sản văn hóa phi vật thể, nhiều ý kiến lên án những cải biên, nâng
cao, phát triển. Ví dụ như phải tuân thủ lối hát của Quan họ cổ, Ca Trù phải hát
“đúng như các cụ ngày xưa”, lễ hội phải chuẩn chỉnh như truyền thống…
Nhưng như vậy thì rất khó phát huy giá trị của di sản trong đời sống đương đại,
không hấp dẫn được công chúng thời đại mới, nhất là giới trẻ.
Có thể thấy, nếu chỉ quan tâm đến bảo tồn di sản, giữ gìn truyền thống mà
khước từ mọi yếu tố mới, bảo tồn “đông lạnh” di sản thì sẽ rất khó phát huy giá
trị của di sản, không khai thác được phương diện kinh tế, không phục vụ được
mục tiêu phát triển.
Thứ hai, khai thác giá trị kinh tế tốt, nhưng bảo tồn di sản kém.
Đây là khuynh hướng khai thác tối đa giá trị kinh tế của di sản, đặt mục tiêu lợi
nhuận lên trên hết. Vì thế, khai thác cạn kiệt di sản, xâm hại, thậm chí bóp méo
di sản để thu lợi.              
Hiện nay di sản văn hóa đang trở thành một nguồn lực lớn, một tài nguyên
nhân văn đầy tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, do vậy nhiều địa phương,
tổ chức, cá nhân đã tận dụng thế mạnh này để khai thác tốt đa giá trị kinh tế
của di sản.

9
Tuy nhiên, trong không ít trường hợp do quá quan tâm đến phương diện kinh
tế, đặt nặng mục tiêu lợi nhuận, nên đã đặt nhẹ công tác bảo tồn, chỉ cốt sao
doanh thu càng nhiều càng tốt.
Trên phương diện lý luận, nhiều người biện hộ rằng đó chính là quan điểm
“bảo tồn phát triển”. Với cách tiếp cận này, họ cho rằng có thể biến di sản
thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, thành sản phẩm du lịch, sự kiện văn hóa
đóng góp vào nguồn thu ngân sách quốc gia(4). Việc bảo tồn không nhất thiết
phải phụ thuộc 100% vào những cứ liệu của quá khứ mà có thể có thêm những
sáng tạo, đưa thêm những yếu tố văn hóa mới nhằm gia tăng tính hấp dẫn của
di sản.
Từ quan điểm này đã dẫn đến khuynh hướng hoành tráng hóa di sản, cố gắng
làm cho di sản “to đẹp” hơn, “hiện đại” hơn, nổi tiếng hơn để thu hút khách.
Các địa phương đua nhau tôn tạo, làm mới di tích, “nâng cấp di sản”. Năm
2012, chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ, Tp Hà Nội) đã bị trùng tu, tôn tạo
theo kiểu “làm mới di tích” bằng những nguyên vật liệu, cấu kiện mới, thậm
chí đập đi xây mới hoàn toàn nhà Tổ và gác Khánh. Ngoài ra còn hàng loạt
trường hợp trùng tu, tôn tạo không quan tâm đến yếu tố gốc như: Lăng Ngô
Quyền (2014), Tam quan chùa Bổ Đà (2017), Bia Quốc học Huế (2017), xây
mới tượng Bà Chúa Xứ thứ 2 trên núi Sam (2017), v.v… Người ta thậm chí
còn dám làm động giả, chùa giả, “biến không thành có” để thu lời, kiếm chác.
Vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An từng ngang nhiên bị xẻ núi dựng cột
bê tông làm đường dài hơn 1km với hơn 2.200 bậc, v.v…
Các di sản văn hóa phi vật thể cũng được quan tâm làm cho “hoành tráng”.
Người ta đua nhau lập các “kỷ lục Guinness”, như: dàn đồng ca với 3.500 liền
anh, liền chị Quan họ ở Bắc Ninh (năm 2012), bánh chưng khổng lồ nặng 5,7
tấn dâng lễ tại đền Quốc Mẫu Âu Cơ, Hưng Yên (2014), bánh dày nặng hơn 2
tấn tại lễ hội cầu phúc đền Độc Cước, Thanh Hóa (2017) hay những trống đồng
lớn nhất, lọ lục bình to nhất, đoàn trình diễn áo dài đông nhất, v.v...
Bên cạnh đó là tình trạng lạm dụng, khai thác cạn kiệt di sản không tính đến
đặc điểm, tính chất, tuổi thọ của chúng. Đơn cử như việc tổ chức các cuộc thi
hoa hậu, các sự kiện lớn, ăn uống, tiệc tùng trong trong các hang động của
Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng… Theo các nhà địa chất học, việc sử
dụng âm thanh, ánh sáng cường độ lớn, tụ tập đông người sẽ làm tăng nhiệt độ
và khí CO2, SO2, H2S, kích thích nấm mốc, rêu, địa tảo phát triển, xâm hại
các thạch nhũ và măng đá mà thiên nhiên phải kiến tạo hàng ngàn năm mới có
được. Trong khi đó, ở các nước người ta thậm chí còn phải đóng cửa định kỳ
hang động để cho chúng nghỉ ngơi, phục hồi sau một thời gian khai thác.
Xu hướng thương mại hóa di sản thể hiện ở những nỗ lực mở rộng quy mô lễ
hội, bóp méo bản chất của diễn xướng dân gian, ngụy tạo các sinh hoạt văn hóa
10
cổ truyền, cốt sao thu hút được càng nhiều du khách càng tốt nhằm thu lợi từ
các dịch vụ liên quan. Nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ,
Tứ phủ được đưa lên sân khấu, hoặc được tổ chức tùy tiện khắp nơi: trên vỉa
hè, trong quán xá, thậm chí là trong đám cưới.
Chính điều đó đã góp phần là dung tục hóa, tầm thường hóa, giải thiêng hóa di
sản, như đối với cồng chiêng Tây Nguyên (phục vụ du lịch ở Lạc Dương, Lâm
Đồng), nhã nhạc cung đình Huế (tại các fesstival Huế), hát Xoan (phục vụ du
khách ở Phú Thọ), hay trình diễn Ca Trù, Ví Giặm phục vụ thực khách tại các
nhà hàng, khách sạn… Đến những loại hình di sản “tài tử”, “nghệ thuật vị nghệ
thuật” vốn không quan tâm đến khía cạnh kinh tế như Đờn ca tài tử, Dân ca
Quan họ Bắc Ninh... cũng được khai thác để “xin tiền”.
Từ phương diện kinh tế, có thể những cách tân, làm mới này sẽ tạo nên sự sinh
động, mới lạ, hấp dẫn đối với công chúng dẫn tới doanh thu cao. Nhưng từ
phương diện văn hóa, đây là sự bóp méo, làm sai lệch di sản. Nguy hiểm hơn
là công chúng, du khách trong nước và quốc tế sẽ có những hiểu biết, nhận
thức hoàn toàn sai lạc về di sản văn hóa của Việt Nam.
Tất cả những điều đó góp phần tạo nên những “thực hành xấu” trong bảo tồn di
sản văn hóa, đôi khi trở nên phi văn hóa, đi ngược lại tinh thần bảo tồn di sản
của UNESCO và Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam. Theo đánh giá của các
nhà nghiên cứu, quá trình “sân khấu hóa”, “sáng tạo truyền thống” đã làm thay
đổi bản chất, nội dung, ý nghĩa của nhiều di sản(5).
Về lâu dài, việc quá coi trọng mục tiêu kinh tế, đặt doanh thu, lợi nhuận lên
trên hết mà không chú ý đến nhu cầu bảo tồn giá trị di sản văn hóa có thể tạo ra
những hệ lụy về phát triển văn hóa - xã hội, cản trở sự phát triển bền vững của
cộng đồng.
Thứ ba, cân đối, hài hòa giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế - xã hội.
Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, những di sản nào được đối xử một cách
thỏa đáng cả hai vế bảo tồn và phát huy, giữ gìn và khai thác thì sẽ thu được
kết quả khả quan và dài lâu. Đây là khuynh hướng ứng xử với di sản lý tưởng
nhất và được khuyến khích nhất, như vậy, sẽ đạt được “mục tiêu kép” vừa bảo
vệ được di sản, vừa đạt được mục tiêu kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, đây
cũng là một bài toán khó không dễ gì thực hiện và hiện nay chỉ có một số di
sản đạt tới.
Hội An là một ví dụ tiêu biểu về sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa
với phát triển kinh tế - xã hội. Các ngôi nhà cổ với những nét kiến trúc Nhật
Bản và Trung Hoa đa phần được quan tâm trùng tu, tôn tạo, bảo vệ đúng quy
cách; các đền, chùa, hội quán vẫn giữ được bản sắc riêng; những đêm Rằm phố
cổ vừa giữ được không khí cổ xưa, vừa mang hơi thở cuộc sống mới…

11
Một dân tộc muốn phát triển đi lên không thể không giữ gìn và phát huy các di
sản văn hóa quý giá từ quá khứ. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển đòi hỏi
sự sáng tạo không ngừng, sự chủ động linh hoạt vận dụng các nguyên tắc khoa
học để lựa chọn phương án bảo tồn tối ưu, làm sao vừa khai thác được tiềm
năng kinh tế của di sản, vừa giữ gìn được các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
nghệ thuật của chúng, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của di sản.

IV. CÁC DI SẢN VĂN HÓA NƯỚC TA ĐƯỢC UNESSCO CÔNG NHẬN
1. Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993
Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch
sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian
từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay
thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa
Thiên-Huế, Việt Nam. Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di
sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11/12/1993.
2. Phố Cổ Hội An, năm 1999.
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền
thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những
ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến
thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Hội An cũng là vùng
đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền
miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền
thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp.
Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 ngày 4/12/1999, Tổ chức
UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới.
3. Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999.
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam,
là tổ hợp gồm nhiều đền đài Chăm Pa trong một thung lũng đường kính
khoảng 2 km được bao quanh bởi đồi núi. Xưa đây từng là nơi tổ chức cúng
tế cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích.
Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di
sản thế giới tân thời và hiện đại.
4. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010.
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành
Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng
Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển
12
mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là
công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai
đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di
tích Việt Nam.
Vào ngày 31/7/2010, UNESCO đã thông qua nghị quyết công nhận khu
Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.
5.Thành nhà Hồ, năm 2011.
Thành nhà Hồ, nay thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa là tòa thành kiên cố với
kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam. Ngày
27/6/2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa thế giới.
*Những di sản được Unesco công nhận trên thu hút hàng triệu khách tham
quan du lịch mỗi năm. Sức hấp dẫn của di sản văn hóa đã tạo động lực cho
phát triển du lịch mang lại nhiều lợi ích về thu nhập, việc làm và phát triển
kinh tế-xã hội địa phương. Di sản văn hóa nếu không được xem là tài sản sẽ là
di sản chết. Di sản văn hóa phải đóng góp vào phát triển, việc bảo tồn di sản
mới bền vững. Đó là chủ trương của nước ta trong quá trình phát triển đất
nước...

V. LINK THAM KHẢO


- https://text.123docz.net/document/275027-vai-tro-cua-van-hoa-doi-voi-phat-trien-
kinh-te-xa-hoi.htm
- https://luatminhkhue.vn/khai-niem-van-hoa-vai-tro-cua-van-hoa-trong-phat-trien-
kinh-te-xa-hoi.aspx
- https://bvhttdl.gov.vn/bao-ton-di-san-van-hoa-va-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-
2021120709572715.htm

13

You might also like