You are on page 1of 96

PHÂN TÍCH LỢI

ÍCH CHI PHÍ

Dành cho SV chuyên ngành


KTĐT

Phương pháp đánh giá


học phần:
Tham gia buổi học (số lượng, chất lượng): hệ số 0,1
Bài kiểm tra tại lớp: hệ số 0,1
Bài tập nhóm: hệ số 0,1
Điểm thi hết học phần: hệ số 0,7
Thang điểm: 10

Thông tin giảng viên

- TS. Hoàng Thị Thu Hà


- Điện thoại: 0976125127
- Email: hoangthuha@neu.edu.vn
- Địa chỉ: Khoa Đầu tư- phòng 1103- A1- ĐH Kinh
tế quốc dân- 207 Giải phóng- HN
Chương 1: Tổng
quan về phân tích
lợi ích chi phí
1 Bản chất và vai trò của phân tích lợi ích chi phí

1.1 Bản chất


- Phương pháp phân tích lợi ích- chi phí (CBA) lần đầu tiên
được phát triển vào những năm 30 tại Mỹ khi chính quyền
liên bang quyết định xem có nên thực hiện hàng loạt các dự
án thủy lợi, thủy điện và cung cấp nước được tài trợ bởi
chính phủ những bang miền Trung và miền Tây khô hạn.

- - Được tiếp tục được phát triển bởi rất nhiều các nhà kinh tế
học
1 Bản chất và vai trò của phân tích lợi ích chi phí

1.1 Bản chất


- Francis Perkin (1994), Phân tích lợi ích chi phí là sự mở rộng
của phân tích tài chính, được thực hiện chủ yếu bởi các chính
phủ và các tổ chức quốc tế, nhằm xác định liệu các dự án và
các chính sách cụ thể nào đó có cải thiện được phúc lợi cộng
đồng hay không và do đó có nên thực hiện hay không.

- Boardman (2001), phân tích lợi ích chi phí là phương pháp
đánh giá chính sách, phương pháp này lượng hóa bằng tiền giá
trị của tất cả các kết quả của chính sách đối với tất cả các thành
viên trong xã hội. Lợi ích xã hội ròng (Net social benefit NSB=
B-C) là thước đo giá trị cuả chính sách
1 Bản chất và vai trò của phân tích lợi ích chi phí

1.1 Bản chất


- Campbel (2003), phân tích lợi ích chi phí là một quy trình
phân tích đầy đủ các kết quả của một dự án, xuyên suốt từ
quan điểm thị trường, quan điểm tư nhân (phân tích tài chính),
quan điểm hiệu quả (phân tích kinh tế) đến quan điểm của các
nhóm liên quan (quan điểm xã hội).

- Campbel, Brown (2003), phân tích lợi ích chi phí là một
khung phân tích có hệ thống cho việc thẩm định kinh tế các dự
án đầu tư tư và công được đề xuất trên quan điểm xã hội nói
chung
1 Bản chất và vai trò của phân tích lợi ích chi phí

1.1 Bản chất


- Boardman, Vining, Greenberg, Weimer (2011), phân tích lợi
ích chi phí là phương pháp đánh giá chính sách có lượng hóa
bằng tiền tất cả các kết quả mà chính sách mang lại cho các
thành viên trong xã hội. (Thuật ngữ chính sách và dự án có thể
được thay thế cho nhau)
1.1 Bản chất
 Phân tích lợi ích chi phí là một kỹ thuật phân tích để
đi đến quyết định xem có nên tiến hành các dự án đã
triển khai hay không hay hiện tại có nên cho triển khai
các dự án được đề xuất hay không.
1 Bản chất và vai trò của phân tích lợi ích chi phí

 Phân tích lợi ích chi phí cũng được dùng để đưa ra
quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các dự án loại
trừ lẫn nhau.

1.1 Bản chất


Những khó khăn
- Việc xác định đâu là chi phí, đâu là lợi ích đòi hỏi phải cân
nhắc kỹ lưỡng
1 Bản chất và vai trò của phân tích lợi ích chi phí
- Một số đầu vào, đầu ra có các mức giá phổ biến và ổn định,
một số khác có mức giá biến đổi trong quá trình triển khai dự
án.
- Một số đầu vào, đầu ra không được đưa ra trao đổi trên thị
trường.
- Một số lợi ích, chi phí không quy ra được bằng tiền
1.2. Phân loại
CBA được tiến hành khi dự án hoặc chính sách đang
trong quá trình xem xét (chưa được thực hiện)- Ex
ante CBA
Ex ante CBA hỗ trợ việc ra quyết định liệu có nên phân
bỏ nguồn lực cho dự án hay không.
CBA được tiến hành sau khi dự án được thực hiện- Ex
post CBA
Ex post CBA nhằm đánh giá những lợi ích mà dự án
mang lại có lớn hơn chi phí hay không
1.2. Phân loại
 CBA được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án-
In medias res CBA

Giống như phân tích Ex ante, phân tích này có ảnh hưởng trực
tiếp đến việc có nên tiếp tục dự án.

 So sánh giữa Ex ante CBA và Ex post CBA (hoặc In medias


res CBA) trong cùng một dự án hoặc chính sách-
Comparative CBA
Ex ante In medias res Ex post Ex Ante/ Ex post or
Ex Ante/ In medias
res Comparison
Quyêt định phân bổ Giúp lựa chọn dự án Nếu chi phí chìm thấp Quá muộn- Dự án đã Giống như phân tích
nguồn lực cho dự án tốt nhất hoặc ra quyết có thể di chuyển kết thúc In medias res hoặc ex
này định thực hiện hoặc nguồn lực và ngược post
không thực hiện dự lại
án

Cung cấp thông tin Ước lượng kém gia Ước lượng tốt hơn Rất tốtmặc dù vẫn Giống như phân tích
về giá trị thực của tăng tính bất định của làm giảm tính bất có môt số lỗi. Có thể In medias res hoặc ex
dự án cụ thể các khoản lợi ích và định phải chờ trong thời post
chi phí trong tương gian dài để nghiên
lai cứu

Cung cấp thông tin Không cung cấp được TốtSự đóng góp Rất hữu íchmặc dù Giống như phân tích
về các giá trị thực nhiều tăng lên vì thực hiện vẫn có một số lỗi và In medias res hoặc ex
của các dự án tương muộn hơn. cần phải điều chỉnh post
tự
Cho biết các sai sót, Không được Không được Không được Được. Cung cấp
lỗi trong dự báo, đo thông tin về các sai
lường và đánh giá sót này và về tính
của CBA chính xác của CBA
cho các dự án tương
tự

1.3 Vai trò


 Giúp cải thiện việc ra quyết định
Thất bại của thị trường CP phải can thiệp CBA cho biết sự
can thiệp này có mang lại hiệu quả không

(Giúp cho việc ra quyết định và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn)

 Giúp người phân tích hiểu thêm về dự án và tiến trình của nó


2. Phương pháp luận của phân tích lợi ích chi
phí
Ra quyết định

Thực hiện dự án Không thực hiện

Phân bổ nguồn Phân bổ nguồn


lực khan hiếm cho lực khan hiếm cho
dự án các dự án thay thế

Xác định lợi ích Xác định lợi ích từ


của dự án dư án thay thế

Lợi ích ròng của Chi phí cơ hội của


dự án = X dự án = Y
Nếu X>Y thưc
hiện dự án
2.1 Ưu điểm
Cung cấp thông tin giúp xã hội ra quyết định về phân bổ
hiệu quả giữa các mục tiêu cạnh tranh nhau

Cung cấp khung phân tích vững chắc cho thu thập dữ liệu

Tổng hợp và so sánh bằng tiền các tác động khác nhau

Đánh giá được nhiều loại tác động (có và không có giá thị
trường)
2.2 Hạn chế
 Không phải lúc nào cũng lượng hóa được bằng tiền các lợi
ích và chi phí

 Phương pháp thay thế: CBA định tính, phân tích chi phí- hiệu
quả CEA (Cost-effectiveness analysis)

 Có vẻ không phù hợp với các mục tiêu khác mục tiêu hiệu
quả

 Phương pháp thay thế: thực hiện CBA gia quyền theo sư phân
phối
3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi
phí
- Mỗi xã hội có một số mục tiêu nhất định.
Ví dụ một quốc gia phát triển theo đuổi mục tiêu:
 Cải thiện phúc lợi kinh tế hay nâng cao đời sống người dân
 Cải thiện công bằng xã hội
 Cải thiện chất lượng môi trường
- Phân tích lợi ích- chi phí chỉ ra phương án nào đóng góp nhiều
nhất cho phúc lợi kinh tế, kể cả các kết quả về môi trường
3. Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi
phí
Như vậy:
- Mục tiêu kinh tế là điều kiện cần thiết để hướng dẫn việc đánh
giá các phương án.

- Phân tích lợi ích chi phí sử dụng khái niệm tối ưu Pareto
trong việc thực hiện mục tiêu này.

- Khái niệm tình trạng tối ưu dựa trên cơ sở đạo đức về lợi ích
cá nhân.
3. Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi phí
Cơ sở đạo đức được phát biểu theo 3 tiền đề sau đây:

Các hàng hóa, dich vụ và các hoạt động được đánh giá
trên tính hữu dụng của chúng đối với con người

Sự hữu dụng đối với con người được đánh giá căn cứ
vào lợi ích đối với cá nhân. Các cá nhân này được coi
như là người đánh giá tốt nhất phúc lợi của chính họ.

Phúc lợi của tất cả các cá nhân đều phải được tính đến
3. Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi phí
a/ Tối ưu Pareto
Ứng dụng sự hữu dụng cá nhân vào việc lựa chọn giữa các
phương án như sau:
 Ứng dụng 1: Phương án A tốt hơn tình trạng hiện tại
nếu mỗi cá nhân nhận được sự thỏa dụng nhiều hơn từ
phương án A so với tình trạng hiện tại
 Ứng dụng 2: Phương án A tốt hơn tình trạng hiện tại
nếu ít nhất có một người nhận được sự thỏa dụng nhiều
hơn từ phương án A và không có ai khác nhận ít đi so
với tình trạng hiện tại
3. Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi phí
a/ Tối ưu Pareto
Nhà xã hội học và kinh tế học người Ý Pareto (1909) đã sử dụng
ứng dụng thứ 2 để giải thích tình trạng kinh tế tối ưu
 Tối ưu Pareto được định nghĩa là một tình trạng trong đó
không một ai có thể giàu lên mà không làm người khác nghèo
đi
 Tối ưu Pareto đạt được khi tất cả các khả năng làm tăng phúc
lợi đã được sử dụng hết.
3. Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi phí
a/ Tối ưu Pareto
Ví dụ nếu lợi ích của giáo dục, y tế tăng lên mà làm giảm lợi
ích của cơ sở hạ tầng giao thông thì nền kinh tế đó đã đạt tối
ưu Pareto.

3. Cơ sở của phân
tích lợi ích chi phí
3.1 Cơ sở kinh tế
phúc lợi của phân
tích lợi ích chi phí a/ Tối ưu Pareto
Ví dụ minh họa tối ưu Pareto
 Tình huống giả định: Giả sử hiện tại A và B mỗi người
nhận được phúc lợi (quy thành tiền) là 25$. Tổng phúc
lợi của 2 người là 50$. Đây là điểm hiện trạng (status
quo). Chính quyền đang xem xét một dự án nhằm tăng
tổng phúc lợi của cả hai lên 100$.
Vấn đề đặt ra: Trong các điều kiện nào thì kết quả của
dự án sẽ làm cho A và B tốt hơn so với tình trạng hiện
tại?
3. Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi phí
a/ Tối ưu Pareto
Ví dụ minh họa tối ưu Pareto
3. Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi phí
a/ Tối ưu Pareto
Ví dụ minh họa tối ưu Pareto
Khi có dự án: A và B mỗi người có thể nhận được tối đa 100$
hoặc 1 tập hợp sự kết hợp dọc theo đường UFUF
3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi phí
a/ Tối ưu Pareto
Ví dụ minh họa tối ưu Pareto
Bất kỳ sự phân bổ nào của 100$ mà không làm ai giảm phúc lợi
so với tình trạng hiện tại là một cải thiện Pareto.
(2 hình dưới đây)

Ví dụ minh họa tối ưu Pareto


Ví dụ: tăng phúc lợi của A lên 75$ trong khi B vẫn có 25$
(điểm a) là một điều tốt
Ví dụ minh họa tối ưu Pareto
Ví dụ: Hoặc tăng phúc lợi của B lên 75$ trong khi A vẫn có 25$
(điểm b) là một điều tốt
Ví dụ minh họa tối ưu Pareto
Đườngnằm giữa giới a hạnvà bPareto. Cả A là và tất B cả cuối các điểmcùng

nhận được nhiều tiền (phúc lợi) hơn dọc


theo đoạn ab
3. Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi
phí a/ Tối ưu Pareto
Nhận xét rút ra từ ví dụ trên:

 Cả A và B thích được chuyển đến bất kỳ điểm nào trên


đường giới hạn Pareto (Pareto frontier)

 Những điểm này đạt hiệu quả Pareto (Pareto efficiency)

 Xã hội nên thực hiện dự án này


3. Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi
phí a/ Tối ưu Pareto
 Cần phải nhớ nguyên tắc cơ bản:

Nguyên tắc cơ bản cho việc lựa chọn là cải thiện Pareto thực tế.
Một thay đổi thưc tế làm ít nhất một người giàu lên mà không
làm ai bị nghèo đi là một cải thiện Pareto thực tế.

Nói cách khác quyết định lựa chọn chỉ giới hạn trong các
phương án vùng abc
3. Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi
phí a/ Tối ưu Pareto
 Tình huống mở rộng (cải thiện Pareto tiềm năng)

Giả sử dự án này dẫn đến một tình trạng nằm ngoài đường giới
hạn Pareto (ngoài ab).

+ Khả năng 1: A sẽ giàu lên trong khi B sẽ nghèo đi (e)

+ Khả năng 2: B sẽ giàu lên trong khi A sẽ nghèo đi (d)

 Vấn đề đặt ra: Chúng ta có nên loại bỏ dự án như vậy


không?
3. Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi
phí a/ Tối ưu Pareto
Phương án d? Phúc lợi của A giảm còn 10$ và phúc lợi của B
tăng lên là 90$ (và ngược lại- phương án e)
UA

d
3. Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi
phí a/ Tối ưu Pareto
 Giả sử chính quyền chấp nhận phương án d và tiến hành
điều tiết
chính
sách sao
cho B
được 60$
và A
được 40$
(điểm d’)
3. Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi
phí a/ Tối ưu Pareto
 Như vậy cả A và B đều có khả năng tốt hơn với phương án d

 Phương án d được gọi là cải thiện Pareto tiềm năng


(potential Pareto improvement).

 Một sự cải thiện Pareto tiềm năng nếu thực hiện vẫn có thể
mang lại phúc lợi cho cả A và B
(Với điều kiện quá trình chuyển giao không tốn kém để tổng phúc lợi vẫn
3. Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

là 100$)

3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi
phí a/ Tối ưu Pareto
 Một dự án có người được, kẻ mất nhưng lợi ích vượt chi
phí, và việc người được có thể đền bù cho kẻ mất là khả thi
thì đó là cải thiện Pareto tiềm năng. Cải thiện này còn được
gọi là cải thiện Kaldor- Hicks (1939).
3. Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi
phí a/ Tối ưu Pareto
 Tiêu chí của Kaldor: Phương án A được lựa chọn so với tình
trạng hiện tại nếu những người được lợi từ A có thể đền bù
cho người bị thiệt và vẫn giàu lên

 Tiêu chí của Hicks: Phương án A được lựa chọn so với tình
trạng hiện tại nếu những người được lợi từ A có thể hối lộ
cho người bị thiệt để chấp nhận A và vẫn giàu lên.
3. Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi
phí a/ Tối ưu Pareto
 Trên thực tế không có (hoặc có rất ít) dự án thỏa mãn nguyên
tắc cải thiện Pareto thực tế (hầu hết các dự án đều có người
được kẻ mất)

Nếu chỉ chấp nhận các dư án thỏa mãn tiêu chí Pareto thực tế
thì xã hội không thể giải quyết được nhiều vấn đề.

Cải thiện Pareto tiềm năng là cơ sở cho phân tích lợi ích- chi
phí
3. Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi
phí a/ Tối ưu Pareto  Chú ý:
Các dự án làm ít nhất 1 người nghèo đi theo một cách nào đó
tuy chỉ 1 lượng nhỏ sự không thỏa dụng thì những dự án này
không thỏa mãn nguyên tắc cải thiện Pareto
Bài tập 1:
 Cộng đồng nông thôn sẽ được lợi khi dự án đưa đất công
chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp trong khi cộng đồng
thành thị sẽ có lợi từ việc sử dụng làm khu giải trí.
 Độ thỏa dụng của cộng đồng nông thôn được tính xấp xỉ
bằng thu nhập ròng hàng năm (= 25 triệu USD trong tình
trạng hiện nay và 27 triệu USD trong điều kiện tối đa)
 Độ thỏa dụng của cộng đồng thành thị được tính bằng lợi ích
ròng thu được từ hoạt động giải trí (=1 triệu USD trong tình
trạng hiện tại và 2 triệu USD trong điều kiện tối đa trong khi
vẫn giữ nguyên 25 triệu USD thu nhập từ nông nghiệp). Hãy
xác định vùng cải thiện Pareto
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

Bài tập 2:
 Hoạt động khai thác khoáng sản đòi hỏi khu rừng nguyên
sinh phải bị khai hoang ngay từ lúc bắt đầu. Tuy nhiên, luật
pháp về môi trường hiện hành yêu cầu phải phục hồi lại khu
đất trồng cây lấy gỗ ngay khi công tác khai thác mỏ kết thúc
và số cây trồng lại phải tối thiểu nhiều hơn 20% số cây bị
đốn trước đây.
 Giả sử hoạt động khai khoáng cho thu nhập ròng là $10
triệu, và 1000 cây đã bị đốn lúc khởi đầu công tác khai thác
mỏ. Gỗ tròn chế biến từ cây cho thu nhập là $1 triệu và 1200
cây được trồng lại với chi phí là $0,25 triệu.
 Ta có thể nói công tác khai thác mỏ đã tạo ra cải thiện Pareto
tiềm năng không?
1.3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi phí
b/ Lợi ích xã hội ròng và hiệu quả Pareto
Mối quan hệ giữa lợi ích xã hội ròng NSB >0 và hiệu quả
Pareto (Pareto efficiency):

Dự án có NSB >0 thì có thể tìm ra một tập hợp các khoản
chuyển giao làm cho ít nhất một người giàu lên mà không làm
ai khác nghèo đi
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

1.3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi
phí b/ Lợi ích xã hội ròng và hiệu quả Pareto Trong phân
tích lợi ích chi phí dùng:
- Giá sẵn sàng trả (Willing to pay- WTP) để đánh giá lợi ích
của dự án.
- Chi phí cơ hội (Opportunity cost- OC) để đánh giá chi phí
nguồn lực được sử dụng cho dự án
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

1.3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi phí
b/ Lợi ích xã hội ròng và hiệu quả Pareto

Lợi ích xã hội ròng:


NSB= WTP- OC
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

1.3.1 Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi phí
b/ Lợi ích xã hội ròng và hiệu quả Pareto

Như vậy, nếu lợi ích ròng được đo bằng WTP >0 luôn
có một tập hợp các khoản chuyển giao làm cho ít nhất một
người giàu lên mà không làm ai khác nghèo đi (PE)

1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí


a/ Đường cầu
 Lượng cầu là số lượng hàng hóa mà người mua sẵn sàng và
có khả năng mua
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

 Quy luật cầu cho rằng có mối quan hệ nghịch giữa giá cả và
lượng cầu

 Biểu cầu là một bảng cho thấy mối quan hệ giữa giá cả và
lượng cầu

1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí


a/ Đường cầu
- Cầu là hành vi ứng xử của người tiêu dùng
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

- Lợi ích biên giảm dần (diminishing marginal utility)


cùng với sự thay thế giữa các hàng hóa dẫn đến đường
cầu dốc xuống.

1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí


a/ Đường cầu
- Thặng dư tiêu dùng CS (Consumer Surplus): là một trong
những khái niệm căn bản nhất được dùng trong CBA để
đánh giá những tác động.
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

- CS quan trọng vì trong hầu hết các trường hợp- thay đổi CS
có thể được dùng như thước đo gần đúng của giá trị WTP
của xã hội cho việc thực hiện chính sách/ dự án.
- Thặng dư tiêu dùng CS (Consumer Surplus) Ví dụ
Đơn vị tiêu dùng Giá sẵn lòng trả Giá thị trường
Thặng dư tiêu
$/1 ổ bánh mỳ $/1 ổ bánh mỳ dùng $/ổ bánh
mỳ

1 15 3 12
2 12 3 9
3 9,8 3 6,8
4 8 3 5
5 6,7 3 3,7
6 5 3 2
7 4,2 3 1,2
8 3,6 3 0,6
9 3 3 0
Tổng 40,3
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi


phí a/ Đường cầu - Giá sẵn sàng trả
Tổng giá sẵn sàng trả = diện tích dưới đường cầu, bên trái điểm
Q*

WTP
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí


a/ Đường cầu
- Tính thặng dư tiêu dùng
CS= Chênh lệch giữa WTP và khoản phải trả thực sự (Consumer
Expenditure)
CS= WTP- (PxQ)

1.3.2 Cơ sở kinh tế
vi mô của phân tích
lợi ích chi phí a/
Đường cầu
- Thay đổi thặng dư
tiêu dùng
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

TH 1: Giá của một sản phẩm giảm từ P 1 xuống P* Giá


giảm lượng cầu tăng từ Q1 đến Q*

1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí


a/ Đường cầu
- Thay đổi thặng
dư tiêu dùng

Thay đổi trong thặng


dư tiêu dùng là hình
thang P1ABP*, trong
đó tam giác ABC là
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
do tiêu dùng tăng
thêm và P1ACP* do
giá rẻ hơn
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
a/ Đường cầu
- Thay đổi thặng dư tiêu dùng
TH 2: Giá của một sản phẩm tăng P* lên P2
Giá tăng  lượng cầu giảm từ Q* xuống Q2
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
a/ Đường cầu
- Thay đổi thặng dư tiêu dùng
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

Thay đổi thặng dư tiêu


dùng (giảm, bị âm) là
hình thang P2ABP*,
trong đó tam giác ABC là
phần tổn thất tiêu dùng
(Deadweight loss) và
P2ACP* do giá cao hơn
1.3.2 Cơ sở kinh tế
vi mô của phân
tích lợi ích chi phí
a/ Đường cầu
- Thay đổi thặng dư tiêu dùng
TH 3: Giá của một sản phẩm tăng từ P* lên P3
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí

Khoảng thuế t= P3- P*


Giá tăng lượng cầu giảm từ Q* xuống Q3
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
a/ Đường cầu
- Thay đổi thặng dư tiêu dùng

Doanh thu thuế = (P3-P*)x OQ3

ABC là phần tổn thất


1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
a/ Đường cầu
- Tính thay đổi thặng dư tiêu dùng

∆CS= Diện tích hình chữ nhật


P P AC + diện tích hình tam giác
1 2
CAB

∆CS= (P -P )xQ + 0,5 (Q -Q )x


2 1 1 2 1
(P -P )
2 1
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
a/ Đường cầu
- Tính thay đổi thặng dư tiêu dùng

∆CS= Diện tích hình thang P


3

P P AB= Diện tích tam giác


3 2 P2
P P B - diện tích hình tam giác
3 1
B
P2P1A
P1
A D2
∆CS= 0,5x (P -P )xQ - 0,5x (P -
3 1 2 2
P1)xQ1 D1
0
Q1 Q2
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi
phí a/ Đường cầu Như vậy:
Người tiêu dùng sẽ có một thặng dư hay lợi ích ròng khi sự
sẵn lòng trả lớn hơn giá thị trường.
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi
phí a/ Đường cầu Bài tập 1
Giả sử có 2 khu đất có thể xây dựng nhà ở vùng ven thành
phố (trước đây là khu vực dành cho cơ sở quốc phòng). Mỗi
khu có quy mô 100 ha. Số đất đai này có thể đem ra thị
trường bán với chi phí gần như bằng không để làm đất xây
dựng. Đường cầu của 2 khu đất xây dựng là DD’ như hình
dưới đây
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
a/ Đường cầu
Bài tập 1

- Tính thặng dư tiêu dùng 100 ha thứ nhất


- Nếu giá giảm từ $850 xuống $600, tính thay đổi thặng dư
tiêu dùng.
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
Bài tập 2:
Chọn loại bánh mỳ bạn yêu thích cho bữa trưa và trả lời câu
hỏi sau:
a/ Cái bánh mỳ thứ hai cho bạn thỏa dụng nhiều, ít hơn hay
giống như cái bánh đầu tiên? Tương tự cái bánh thứ ba cho
bạn thỏa dụng nhiều, ít hơn hay giống cái bánh thứ hai?
b/ Bạn có ăn được cái bánh mỳ thứ tư không? Việc này có
đem lại cho bạn chút thỏa dụng nào không?
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
Bài tập 2:
c/ Xem lại lần nữa các cái bánh mỳ bạn ăn trưa. Giả sử cái bánh
thứ nhất cho bạn độ thỏa dụng là 10 đơn vị. Có thể tìm ra tỷ lệ
thỏa dụng (tăng hay giảm) của các cái bánh khác không? (có thể
là % của cái bánh thứ nhất)
d/ Cân nhắc lại với số tiền bạn có trong túi, các món ăn khác cho
bữa trưa và cả những thứ khác mà bạn có thể dùng số tiền hiện
có để chi tiêu. Hãy xác định giá sẵn sàng trả tối đa của ban đối
với các bánh thứ 1, thứ 2, thứ 3. Xác định thặng dư tiêu dùng
trong các trường hợp. Cho biết khi nào bạn không muốn sử dụng
thêm chiếc bánh mỳ nữa?
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
b/ Đường cung
Lượng cung là lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng và có
khả năng bán

Quy luật cung cho rằng có mối quan hệ đồng biến giữa giá
và lượng cung
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
b/ Đường cung
Khi giá tăng, người sản xuất có thể tăng lượng sản xuất vì:
- Cho phép sử dụng nhiều hơn một yếu tố đầu vào đắt tiền
- Cho phép sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào đắt tiền
- Khuyến khích chuyển nguồn lực đầu vào từ việc sản xuất các
hàng hóa khác.
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
b/ Đường cung
 Cung là hành vi ứng xử của người sản xuất
 Đường cung là một công cụ quan trọng dùng để đo lường chi
phí. Nó đo lường chi phí tăng thêm (Marginal cost) để sản xuất
đơn vị hàng hóa tăng thêm

Đường cung dốc lên phản ánh


lợi tức biên giảm dần
(diminishing marginal
returns) đối với việc sử dụng
đầu vào
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
b/ Đường cung
Diện tích dưới đường cung là thước đo tổng chi phí nguồn lực
(Total variable cost) được dùng để sản xuất ra mức sản lượng đó.
Chi phí này cũng là chi phí cơ hội của các yếu tố đầu vào
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
b/ Đường cung
- Chi phí cơ hội:
+ Khác chi phí của nhà đầu tư
+ Chi phí đối với xã hội là số tiền kiếm được trong cách sử dụng
khác tốt nhất, vì số tiền kiếm được này chính là cái mà xã hội đã từ
bỏ để thực hiện đầu tư dự án.
Chú ý: Không lợi ích nào nhận được mà lại không tốn chi phí vì
tất cả các hành động đều có chi phí cơ hội
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
b/ Đường cung
- Thặng dư sản xuất (Producer surplus)
Chênh lệch giữa doanh thu bán hàng (= PxQ) và chi phí sản xuất là
thặng dư sản xuất (PS)
- Thặng dư sản xuất (Producer surplus)
Ví dụ
Số đơn vị được sản Chi phí Giá thị Thặng dư sản xuất
xuất biên trường

$/ổ $/ổ $/ổ Tổng cộng

100 cái thứ nhất 1 1,0 3 2,0 200

100 cái thứ hai 2 1,5 3 1,5 150

100 cái thứ ba 3 2,0 3 1,0 100

100 cái thứ tư 4 3,0 3 0 0

Tổng 450
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
b/ Đường cung
- Thặng dư sản xuất (Producer surplus)

Khi giá thị trường cao hơn chi phí biên, người sản xuất sẽ
nhận được lợi ích ròng (thặng dư)
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
b/ Đường cung
- Lợi ích xã hội ròng NSB

 NSB= WTP – OC

 Minh họa bằng đồ thị: lợi ích được đo bằng vùng liên quan
dưới đường cầu và chi phí đo bằng vùng liên quan dưới
đường cung.
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
b/ Đường cung
- Lợi ích xã hội ròng NSB

Tổng lợi ích xã hội= OCEQ


Tổng chi phí xã hội= OBEQ
Vì vậy Lợi ích xã hội ròng=
BCE
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
b/ Đường cung
- Lợi ích xã hội ròng NSB
Lợi ích ròng này gồm: thặng dư người tiêu dùng PCE, và thặng dư
người sản xuất BPE.

 Lợi ích XH ròng= Thặng dư tiêu dùng + thặng dư sản xuất

 Hoặc: BCE= PCE+ BPE


1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
b/ Đường cung
- Lợi ích xã hội ròng NSB
 Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cân bằng thị trường tối
đa hóa lợi ích xã hội ròng- người tiêu dùng tối đa hóa sự thỏa
dụng và người sản xuất tối đa hóa lợi nhuậntối ưu Pareto
 Tối ưu Pareto có thể đạt khi giá người tiêu dùng trả cho hàng
hóa = chi phí biên của xã hội để sản xuất hàng hóa đó

 Bất kỳ nguyên nhân nào làm cho sản lượng chệch khỏi điểm
cân bằng sẽ gây tổn thất (giảm thặng dư xã hội).
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
b/ Đường cung
Chú ý: Vai trò của giá cả thị trường
- Giá thị trường là biến số mà người tiêu dùng dùng để điều
chỉnh lượng mua, người sản xuất điều chỉnh lượng cung ứng.
- Trong thị trường cạnh tranh cân bằng: lợi ích của một đơn vị
hàng hóa tăng thêm được đo bằng WTP và bằng với giá của
hàng hóa đó. Chi phí của một đơn vị được đo bằng OC và
bằng giá của nó trong cùng tình trạng
 Giá cả có thể là thước đo lợi ích/chi phí của đơn vị tăng thêm
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
Bài tập 3
Giả sử tất cả lớp bạn là sinh viên với học bổng chỉ đáp ứng
mức chi tiêu cơ bản. Mỗi bạn có cơ hội làm việc khoảng 5
tiếng/tuần. Công việc là xắp xếp hàng hóa vào các quầy
hàng tại một siêu thị gần trường. Bạn có tối thiểu 20 giờ
học mỗi tuần và dĩ nhiên bạn phải dành một trong thời gian
tối thiểu để làm bài tập, ăn, ngủ, thư giãn. Có bao nhiêu
người trong lớp của bạn có thể làm việc với mức lương sau:
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
Bài tập 3
Tiền lương $/giờ/ngừoi Tổng thu nhập$/5 Số người đề nghị được làm việc
giờ/người
1 5

5 25

10 50

15 75

20 100

25 125
1.3 Cơ sở của phân tích lợi ích chi phí
1.3.2 Cơ sở kinh tế vi mô của phân tích lợi ích chi phí
Bài tập 3
- Thể hiện số lượng với mức tiền công trên đồ thị để biểu
diễn đường cung.
- Cung lao động có tăng khi giá thị trường tăng lên không?
- Nếu tăng, tại sao? Nếu không, tại sao?
www.powerpoint.vn

You might also like