You are on page 1of 6

PHẦN 2: Tìm hiểu tổng quan về tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung Ương (CBDC)

1. Khái niệm Central Bank Digital Currency (CBDC)

Cho đến nay, không có một định nghĩa thống nhất chung duy nhất về tiền kỹ thuật số.

Theo IMF 2016, Tiền số ngân hàng Trung ương CBDC - đôi khi được gọi là tiền điện tử
của ngân hàng Trung ương, là dạng tiền như tiền giấy của ngân hàng dưới dạng số.

Theo CPMI – MC 2018, CBDC là một dạng số của tiền của ngân hàng trung ương, đồng
tiền này khác với số dư dữ trữ truyền thống hay các tài khoản thanh toán.

Còn theo BIS năm 2020, CBDC là một công cụ thanh toán kỹ thuật số, được gán mệnh
giá theo đơn vị tính toán quốc gia, và là một nghĩa vụ nợ trực tiếp của ngân hàng trung
ương.

Central Bank Digital Curency CBDC là một dạng tiền kỹ thuật số do ngân hàng Trung
Ương của một quốc gia phát hành. Chúng tương tự như tiền điện tử nhưng giá trị của
chúng được cố định bởi ngân hàng trung ương và tương đương với tiền pháp định của
quốc gia.

2. Phân loại

Có 2 loại CBDC: bán buôn và bán lẻ

+ CBDC bán buôn:

Người sử dụng loại này là các tổ chức tài chính. CBDC bán buôn tương tự như nắm giữ
trữ trong một ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương cấp cho một tổ chức một tài
khoản để gửi tiền hoặc sử dụng để thanh toán chuyển khoản liên ngân hàng.

Các ngân hàng trung ương sau đó có thể sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như dữ
trữ bắt buộc hoặc lãi suất trên số dư dự trữ để tác động đến hoạt động cho vay và ấn định
lãi suất.

Ví dụ: Ba dự án bán buôn phát triển nhất tại Châu Á

 Hồng Kông SAR và Thái Lan

Cơ quan tiền tệ Hồng Kong (HKMA) đã bắt đầu dự án LionRock vào năm 2017. Các kết
quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng to lớn của việc áp dụng CBDC cho các khoản thanh
toán bán buôn và xuyên biên giới.
Vào năm 2019, HKMA và ngân hàng Thái Lan (BOT) đã hợp tác vào dự an Inthanon-
LionRock, nghiên cứu cho phép quyết toán CBDC xuyên biên giới và khám phá 1 loạt
các trường hợp sử dụng khác nhau. Dự án đã thu hút nhiều quốc gia tham gia như UAE,
Trung Quốc…

 Singapore

Ngày 13/7/2020 đánh dấu cột mốc hoàn thành của dự án Ubi và giai đoạn thứ 5 của dự án
nghiên cứu CBDC tại Singapore.

 Nhật Bản

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã tham gia vào một dự án nghiên cứu chung -
Dự án Stella - với Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) kể từ tháng 12/2016. Mặc dù
BOJ không có kế hoạch ban hành CBDC ngay lập tức nhưng BOJ đã nhấn mạnh tới Với
tốc độ đổi mới và tiến bộ của công nghệ, công chúng sẽ ngày càng quan tâm đến CBDC;
BOJ cần đảm bảo một hệ thống thanh toán và quyết toán ổn định và hiệu quả.

+ CBDC bán lẻ:

CBDC bán lẽ là loại tiền lỹ thuật số được chính phủ hậu thuẫn được sử dụng bởi người
tiêu dùng và doanh nghiệp. CBDC bán lẽ loại bỏ rủi ro trung gian – rủi ro mà các nhà
phát hành tiền kỹ thuật số tư nhân có thể bị phá sản và mất tài sản của khách hàng.

CBDC bán lẽ có 2 loại. Chúng khác nhau về cách người dùng cá nhân truy cập và sử
dụng tiền tệ.

CBDC bán lẽ dựa trên mã thông báo có thể truy cập bằng khóa riêng hoặc khó chung
hoặc cả 2. Phương pháp này cho phép người dùng thực hiện các giao dịch ẩn danh.

CBDC bán lẻ dựa trên tài khoản yêu cầu nhận dạng kỹ thuật số để truy cập tài khoản.

Ví dụ: Dự án bán lẻ phát triển tại Châu Á

 Trung Quốc

Trung Quốc bắt đầu phát triển CBDC bán lẻ vào năm 2014. Vào tháng 4/2020, Trung
Quốc trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới thí điểm tiền kỹ thuật số. Chương
trình thí điểm ở Thâm Quyến năm 2020 đã cho thấy rằng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số
thành công khi thanh toán hàng hóa.

 Hàn Quốc
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã bắt đầu thử nghiệm thử nghiệm kéo dài
22 tháng vào tháng 3/2020 để khám phá tiềm năng của tiền kỹ thuật số. Xây dựng dự
án để phân tích các quy trình hoạt động cho việc triển khai CBDC với các đối tác bên
ngoài.

3. Đặc điểm

Cơ quan tiền tệ hoặc ngân hàng trung ương của một quốc gia phát hàng CBDC nhằm
thúc đẩy tài chính toàn diện và đơn giản hóa việc triển khai tiền tệ và chính sách tài khóa.
Tùy theo nhu cầu của mỗi nước mà CBDC sẽ được thiết kế có những thuật toán và đặc
điểm khác nhau.

Các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương bắt nguồn từ tiền điện tử và công
nghệ chuỗi khối, CBDC không phải là tiền điện tử. Chỉ một ngân hàng trung ương kiếm
soát CBDC trong khi tiền điện tử hầu như được phân cấp, có nghĩa tiền điện tử không thể
được quản lý bởi một cơ quan duy nhất, chẳng hạn như ngân hàng.

Công cụ có thể dùng thang toán, chuyển giao và truyền tải bởi các hệ thống và giao dịch
thanh toán điện tử.

Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương có tính bảo mật cao, mỗi đơn vị tiền sẽ có đặc
điểm nhận dạng để ngăn chặn tiền giả.

Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương gắn với hệ thống ngân hàng mọi người có thể
tự do chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng sang tài khoản tiền điện tử và ngược lại.

Bên cạnh những đặc điểm chung, CBDC có những đặc tính riêng có của tiền kỹ thuật số
NHTW hiện nay. Tại mỗi CBDC, một giao dịch thanh toán chỉ liên quan đến việc chuyển
giao trực tiếp qua NHTW từ một người sử dụng cuối cùng sang người sử dụng khác,
không qua bất kỳ trung gian tài chính nào. Các giao dịch được dàn xếp trực tiếp bằng tiền
NHTW, trên bảng cân đối kế toán của NHTW trong thời gian thực.

4. Mục tiêu của CBDC

Mục tiêu chính của CBDC là cung cấp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng quyền riêng
tư, khả năng chuyển nhượng, sự thuận tiện, khả năng tiếp cận và bảo mật tài chính.

Nhiều cá nhân trên khắp thế giới không có quyền truy cập vào tài khoản ngân hàng, vì
vậy CBDC sẽ cung cấp cho họ cách để được thanh toán giữ tiền và thanh toán hóa đơn.

5. Lợi ích và tác động của tiền CBDC?


5.1. Lợi ích của tiền kỹ thuật số CBDC
Lợi ích mà CBDC mang lại vô cùng to lớn bao gồm tăng trưởng kinh tế, hiệu quả về mặt
tài chính, giao dịch và phát triển công nghệ:

Thanh toán hiệu quả: Việc áp dụng CBDC giúp cho việc thanh toán sẽ được giao dịch
trực tiếp từ người gửi tới người nhận mà không phải thông qua các ngân hàng hoặc tổ
chức tài chính trung gian. Từ đó, giảm bớt chi phí và nhân lực cần thiết, cung cấp các
phương thức chuyển tiền thay thế các tùy chọn với chi phí thấp và giúp cho việc giao
dịch xuyên quốc gia trở nên nhanh chóng với chi phí rẻ hơn.

Thanh toán bán lẽ dễ dàng: CBDC không có mệnh giá tiền như tiền giấy thông thường,
nên các giao dịch bán lẻ sử dụng CBDC sẽ không gặp các vấn đề rắc rối về tiền thừa.

Thúc đẩy tài chính: CBDC giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận bằng cách mở tài khoản
trực tiếp tại ngân hàng miễn phí hoặc với chi phí thấp và tài khoản an toàn bởi sự đảm
bao của ngân hàng trung ương. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho các tổ chức tài chính hoạt
động hiệu quả hơn khi tự động hóa rất nhiều công đoạn mà không phụ thuộc vào nhân
lực.

Hiệu quả về công nghệ: Thay vì dựa vào các ngân hàng trung gian và thanh toán bù trừ,
thì hệ thống sẽ hỗ trợ cho việc chuyển tiền và thanh toán phức tạp trở nên hiệu quả hơn
đồng thời sẽ giúp giảm bớt số lượng giao dịch bị bỏ qua. Các giao dịch CBDC qua quét
mã QR hay chuyển khoản sẽ an toàn hơn hẳn làm giảm giao dịch bị lỗi.

Công cụ giám sát: Việc phát hành tiền điện kỹ thuật số của ngân hàng trung ương chính
là giải pháp khả thi để theo kịp và kiểm soát tốc độ số hóa nhanh của nền kinh tế hiện
nay. Mặt khác, nó còn cung cấp công cụ giám sát cho chính phủ.

Khi thiết kế ra CBDC, chính phủ sẽ dễ dàng theo dõi được hoạt động của dòng tiền, mọi
giao dịch trở nên minh bạch.

Ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp: Tiền điện tử của ngân hàng trung ương sẽ giúp
ngân hàng trung ương có thể theo dõi vị trí chính xác của mọi đơn vị tiền tệ. Giúp phát
hiện tội phạm dễ dàng từ đó giúp ngăn chặn hay đảo ngược các hoạt động phạm tội như
trốn thuế, rửa tiền, trộm cắp hay mua bán chất cấm. Ngoài ra thì việc sử dụng CDBC giúp
cho việc trả lại tiền mất của người bị mất trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

Giảm bớt chi phí hư hao: CBDC có thể thu hồi lại giao dịch do đó dòng tiền sẽ không bị
thất lạc và không bị hư hỏng về mặt vật lý như tiền mặt. CBDC cũng có thể giảm bớt việc
bảo trị mà một hệ thống tài chính phức tạp yêu cầu
Tăng cường niềm tin của người dân với hệ thống ngân hàng: do sự minh bạch trong các
giao dịch người dân có thể hoàn toàn kiểm tra số lượng tiền được in ấn và được sử dụng
vào mục đích gì, loại bỏ sự nghi ngờ đối với chính phủ.

Truyền tải chính sách tiền tệ dễ dàng: Việc phát hành trực tiếp tiền tới người dân khiến
cho các ngân hàng trung ương có thể trực tiếp điều chỉnh nguồn cung thay vì điều khiển
gián tiếp thông qua các chính sách kinh tế như tăng giảm lãi suất, có thể dẫn đường tới
một hệ thống ngân hàng dự trữ đầy đủ.

Từ đó ta có thể thấy, việc phát hàng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương chính là
một giải pháp khả thi để theo kịp và kiểm soát tốc độ số hóa nhanh của nền kinh tế hiện
nay. Mặt khác, nó cũng có thể cung cấp cho chính phủ một công cụ bổ sung để giám sát,
đồng thời khẳng định chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

5.2. Rủi ro khi sử dụng tiền CBDC là gì?

Phát hành và sử dụng tiền kỹ thuật số của ngân hàng chưa phải là hoàn toàn hoàn hảo mà
nó còn mang lại một số rủi ro như sau:

Việc người dân có thể mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng trung ương, làm giảm hoạt
động của ngân hàng tiền năng và từ đó làm cho vị thế tài trợ của các ngân hàng yếu đi
dẫn đến việc các ngân hàng trung ương có nguy cơ sẽ cắt giảm số lượng các ngân hàng
thương mại.

Bên cạnh đó còn có mối lo ngại rằng một CBDC sẽ tạo điều kiện cho đột biến rút tiền gửi
hoặc một số lượng lớn khách hàng rút tiền của họ trong trường hợp khẩn cấp khi họ lo
ngại về tương lai của một tổ chức tài chính.

6. Cách thức hoạt động của tiền CBDC

Cũng giống như tiền điện tử thông thường, tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương
cũng được giao dịch trên các thuật toán phức tạp. Tuy nhiên, CBDC sử dụng cơ sở dữ
liệu được ban hành bởi ngân hàng trung ương và chính phủ dựa trên nèn tảng Blockchan
có thể tương tác và lập trình thiết kế.

Đoạn này t dịch tài liệu nước ngoài thấy hay nên t ghi vô cho nội dung ở
thực trạng thế giới chương 3 nhé. Các ngân hàng trung ương ở nhiều quốc gia có
chương trình thí điểm và dự án nghiên cứu để xác định khả năng tồn tại và khả năng sử
dụng CBDC trong nền kinh tế của họ. Tính đến tháng 3/2023 đã có 11 quốc gia và vùng
lãnh thổ có CBDC đó là Bahamas, Antigua and Barbuda, St. Kitts and Nevis, Monserrat,
Dominica, Saint Lucia, St. Vincent and the Grenadines, Grenada, and Nigeria. Mười tám
quốc gia hiện có chương trình thí điểm bao gồm 7 nền kinh tế G20 và 32 quốc gia đang
có chương trình phát triển. Theo Cục dữ trữ Liên Bang, Hoa Kỳ là một trong những quốc
gia đang tìm hiểu xem liệu CBDC có thể cải thiện hệ thống thanh toán nội địa vốn đã an
toàn và hiệu quả của Hoa Kỳ hay không.

You might also like