You are on page 1of 23

Những câu gạch chân, in nghiêng sẽ ghi trong ppt

Những câu ko gạch sẽ là lời văn hỗ trợ khi thuyết trình


MỤC LỤC
I.Quan niệm của triết học Mác – Lenin về bản chất con người

1.1 Khái niệm con người


a) Con người là thực thể sinh học – xã hội
b)
c)
1.2 Bản chất con người
a)
b)

II. Ý nghĩa và lý luận thực tiễn

1. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về bản chất con người.
1.1 Khái niệm con người
a) Con người là thực thể sinh học- xã hội:
SINH HỌC
Kế thừa và phát huy những quan niệm triết học trước đây, triết học Máclenin đồng thời
khẳng định con người là một thực thể kết hợp của yếu tố tự nhiên và xã hội. Con người là
sinh vật có tính xã hội ở trình độ cao nhất, là chủ thể sáng tạo lịch sử và thành tựu văn
minh, văn hóa.
Từ thuở ban sơ, khi từ vượn cổ tiến hóa thành người, con người đã trải qua quá trình thay
đổi không ngừng về phương diện sinh học và bản chất xã hội. Từ loài động vật, trở thành
động vật cấp cao nhất. Đó là quá trình tiến hóa lâu dài của thế giới tự nhiên và bản thân
con người. Thế nhưng, xuất phát điểm là động vật, con người không thể tách khỏi những
yếu tố tự nhiên để sinh tồn và phát triển. Vì “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài
vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi đặc
tính vốn có của con vật”.
XÃ HỘI
Tuy nhiên, yếu tố tự nhiên lại không phải là yếu tố duy nhất tạo nên bản chất của con
người. Con người thực sự còn là một thực thể mang tính xã hội. Bởi từ khi biết săn bắt
hái lượm, đến tăng gia sản xuất, con người bắt đầu biết tư duy và hình thành ngôn ngữ.
Con người có thể tự tiến hành sản xuất ra những gì mình mong muốn để thỏa mãn nhu
cầu sống. Biết tranh luận, cạnh tranh và hình thành xã hội. Con người một khi tách khỏi
xã hội loài người sẽ không thể tự mình tư duy và giao tiếp, bản chất xã hội sẽ mất đi và
con người không còn là con người đúng nghĩa.
người nguyên thủy.mp4
Hình 1: Con người săn bắt

Hình 2: Con người săn bắt

Hình 3: Con người săn bắt

Hình 4: Con người nguyên thủy giao tiếp với nhau


Con người là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên, vừa là chủ thể tác động làm
thay đổi tự nhiên như môi trường. Chính bởi vậy, khi xem xét con người ta phải xem xét
trên cả phương diện sinh học và xã hội để đi đến kết luận đúng nhất.
Bằng phương pháp luận duy vật biện chứng, ta thấy rằng quan hệ giữa mặt thực thể sinh
học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người là
thống nhất. Cả hai làm nổi bật giá trị của nhau và không thể thoát ly khỏi tiền đề của
nhau
VÍ DỤ
Con người là thực thể sinh học-xã hội có thể là hệ thống giáo dục:
Học sinh và giáo viên đều là các thực thể sinh học vì họ có cơ thể và chức năng sinh học
độc lập. Tuy nhiên, họ cũng là các thực thể xã hội vì họ tương tác với nhau trong quá
trình giảng dạy và học tập.
Các mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên, và giữa các học sinh cũng phản ánh sự
tương tác xã hội giữa các thực thể. Ví dụ, giáo viên đóng vai trò dẫn dắt và truyền đạt
kiến thức cho học sinh, trong khi học sinh phải tuân thủ các quy định và đóng góp vào
quá trình học tập.

Hình 5: MỐi quan hệ giữa giáo viên và học sinh Hình 6: Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh

Các yếu tố xã hội khác cũng có thể ảnh hưởng đến sự tương tác giữa các thực thể trong
hệ thống giáo dục, chẳng hạn như phong cách giảng dạy, giá trị và quan điểm chung của
các học sinh và giáo viên. Chính những yếu tố này cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc xác định các hành vi và quyết định của các thực thể trong hệ thống giáo dục.
Hình 7: Các yếu tố khác trong xã hội ảnh hưởng đến giáo dục

b) Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người:
Con người từ khi khác với súc vật bởi ý thức, tôn giáo, giao tiếp và nổi trội là biết sản
xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình. Con người ban sơ gắn liền với tự nhiên bởi vậy con
người chính là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Tuy nhiên, qua sự
tiến hóa, con người đã biết lao động sản xuất, tạo ra xã hội loài người, làm nên lịch sử.
Vậy nên, theo triết học Mác- Lenin trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, “tiền đề của duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử là những con người hiện thực đang hoạt động, lao động
sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở thành những con người như
đang tồn tại”.
https://youtube.com/clip/Ugkx49N1z0pXQpxTZA--9t6f3K9MCNa6tCih

VÍ DỤ
Một ví dụ thực tế về việc con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con
người là văn hóa của một dân tộc. Văn hóa của một dân tộc bao gồm các giá trị, phong
tục, tín ngưỡng, nghệ thuật, văn học, âm nhạc, thực phẩm, trang phục và các yếu tố khác
được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Hình 9: Ảnh chính (VĂN HÓA)

Hình 8: Phong tục

Hình 10: Nghệ thuật

Hình 11: Tín ngưỡng


Văn hóa của một dân tộc phản ánh sự phát triển của xã hội
trong quá khứ và cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội
trong tương lai. Mỗi dân tộc có một văn hóa riêng và đó là sản
phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người trong dân
tộc đó.
Ví dụ, văn hóa của người Việt Nam phản ánh sự phát triển của
xã hội Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Văn hóa Việt Nam
bao gồm các giá trị nhân văn như lòng tự trọng, lòng yêu
Hình 12: Trang phục
nước, lòng biết ơn, sự kính trọng đối với cha mẹ, sự tôn trọng

Hình 13: Văn học


các vị cao niên và sự giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài ra, văn hóa Việt Nam còn bao gồm các
truyền thống tôn giáo, phong tục, nghệ thuật và văn học đặc trưng.

Hình 14: Lòng yêu nước

Hình 15: Tôn sư trọng đạo


Văn hóa của người Việt Nam cũng được ảnh hưởng bởi sự phát triển của xã hội Việt
Nam và cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội Việt Nam trong tương lai. Sự giữ
gìn và phát triển văn hóa của người Việt Nam là trách nhiệm của tất cả mọi người trong
xã hội.
b) Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử

Hình 17: Con người là chủ thể của xã hội

Trong quá trình hình thành giới tự nhiên, con người được tiến hóa từ sinh vật với tổ tiên
ở thời cổ đại – vượn người. Trước khi giai đoạn tiến hóa bắt đầu, vượn người vẫn được
xếp vào hàng ngũ động vật, vì thế, lịch sử về chúng chỉ dừng lại ở trạng thái hiện tại.
Vượn người được hình thành, lớn lên, gây giống và nhân rộng phạm vi lãnh thổ một cách
thụ động. Lịch sử tạo nên chúng, chúng lại chưa thể đạt đến trình độ nhận thức bản thân,
bị bắt buộc trải qua các sự kiện trong dòng thời gian, mọi việc xảy đến đều không do
chúng chủ động gây nên, nếu có cũng không thể tự nhận biết.

Hình 18: Quá trình phát


triển của vượn người
Như những loài động vật khác. Lịch sử ảnh hưởng lên chúng, chúng không thể tác động
ngược lại vào lịch sử. Nhưng người nguyên thủy – sinh vật được tiến hóa từ vượn người
lại có thể. Từ khởi điểm động vật như những loài khác, người nguyên thủy qua thời gian
có bước tiến lớn, cách biệt với những sinh vật cùng thời – sử dụng công cụ lao động. Con
người biết cách quan sát và phán đoán, biết tạo ra những sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu
sống còn của mình, dần dần bước lên vị trí động vật bậc cao. Lịch sử xã hội từ đó được
phát triển, ghi lại quá trình con người chủ động thay đổi dòng chảy vốn có của tự nhiên,
kết hợp cùng giới tự nhiên tạo thành phiên bản hoàn chỉnh hơn. Con người làm nên lịch
sử của mình: không còn “ăn lông ở lỗ”, tách khỏi các động vật cùng lịch sử của chúng,
xây dựng một xã hội riêng – xã hội nguyên thủy, phát triển đến hiện tại.
Nói về cách biệt lớn nhất giữa con người và động vật phải kể đến sự sáng tạo: có sáng
kiến và khả năng tạo dựng. Con người nhận thấy những bất lợi do tự nhiên mang đến,
nghĩ cách làm giảm độ ảnh hưởng hoặc loại bỏ chúng để có thể tồn tại. Từ tồn tại trở
thành sinh sống, từ sinh sống hướng đến nhu cầu ngắn hạn và lợi ích lâu dài, trí óc con
người phát triển đến mức tự nhiên trở thành nguồn tài nguyên thuận lợi, không còn hạn
chế khả năng như trước đây. Con người làm một lúc hai việc: vừa duy trì các hành động
dựa trên nguyên lí trước đó của lịch sử, vừa phải từ đó nhìn nhận các vấn đề xảy đến,
đổi mới cách thức phù hợp để thuận tiện hơn cho thế hệ sau. Con người chủ động và bị
động đồng thời, không còn ở thế yếu tuyệt đối như những động vật sống bấy giờ – lịch sử
của chúng cũng đã dừng lại từ lâu; trở thành chủ thể tham dự và cải biên lịch sử theo
hướng tích cực, tự mình làm cuộc sống trở nên tốt hơn.
Con người nguyên thủy qua thời gian tiến hóa thành người hiện đại, các phương diện
hình thể và tâm sinh lí được đổi mới theo hướng có lợi cho việc sinh sống lâu dài. Dưới
những điều kiện tự nhiên-xã hội cùng vật chất-tinh thần, yếu tố môi trường ảnh hưởng
trực tiếp và gián tiếp lên mỗi con người, trở thành môi trường cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển. Con người tiếp nhận các yếu tố ngoại cảnh mang đến, dựa vào đó làm mới bản
thân để nhanh chóng thích ứng với các điều kiện thay đổi mới của hệ thống môi trường.
C. Mác từng viết: “Xã hội là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người”,
điều kiện xã hội phát triển làm nhận thức con người được nâng cao, từ đó mở rộng các
mối quan tâm đến thế giới hay những nguồn tài nguyên ở những nơi khác. Các mối quan
hệ phức tạp cũng được hình thành: môi trường tâm sinh lí, môi trường điện từ, môi
trường khoa học hay môi trường khảo cổ,... Ý kiến bất đồng tỉ lệ thuận với sự xuất hiện
dày đặc của các môi trường, những quan niệm mới và hướng suy nghĩ cũng được mở
rộng, tạo thành những luồng tranh luận trái chiều. Tuy như thế sẽ làm các khía cạnh được
tìm hiểu sâu hơn, nhưng các môi trường phức tạp vẫn chưa được nghiên cứu triệt để.
Phạm vi và tính chất của chúng dù không tác động bình đẳng đến mỗi con người như
cách môi trường tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến, chúng vẫn là yếu tố thúc đẩy con
người phát triển đa chiều hơn, từ đó làm vị thế con người thêm vững mạnh, cùng lúc gia
tăng chỗ đứng của lịch sử trong ghi chép của con người.
Giữa lịch sử và con người là mối quan hệ không thể tách rời: tác động qua lại lẫn nhau
và cùng phát triển. Con người dựa vào những điều kiện sẵn có của lịch sử, tuân theo và
tồn tại, đồng thời cải biên nhiều yếu tố xung quanh cá thể, tạo nên lợi thế cách biệt với
những sinh vật khác.
VÍ DỤ
Một ví dụ khác về việc con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch
sử là cuộc Chiến tranh thế giới thứ II.
Trong chiến tranh này, con người đã chủ động tham gia vào các cuộc chiến tranh và
tạo ra những sự kiện lịch sử quan trọng, như việc phát triển và sử dụng bom nguyên
tử hay chiến thắng Stalingrad. Nhờ vào sự chủ động này, các quốc gia đồng minh đã
chiến thắng và giành được chiến thắng trong cuộc chiến tranh.

Hình 19: Con người chủ động tham gia vào chiến trang

Hình 20: Con người tạo ra bom nguyên tử


Hình 21: Quân đồng minh chiến thắng

Tuy nhiên, con người cũng là sản phẩm của chiến tranh thế giới thứ II. Các đế quốc
và chính phủ độc tài đã sử dụng nó để giành lợi thế và tạo ra những tàn bạo như tàn
sát hàng triệu người dân vô tội, giẫm đạp các quyền tự do cá nhân, phân biệt chủng
tộc, và đàn áp tôn giáo. Những hậu quả của chiến tranh thế giới thứ II đã ảnh hưởng
đến con người một cách tiêu cực trong nhiều thập kỷ sau đó, gây ra sự bất ổn chính
trị, kinh tế và xã hội trên toàn thế giới.
https://youtu.be/1Sbqn7_U_R8

Vì vậy, chiến tranh thế giới thứ II là một ví dụ về việc con người vừa là chủ thể của
lịch sử vì họ đã chủ động tham gia vào cuộc chiến tranh, vừa là sản phẩm của lịch sử
vì họ đã phải chịu đựng những hậu quả tiêu cực của cuộc chiến tranh này.
d) Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
Vì là chủ thể lịch sử lẫn sản phẩm của lịch sử, con người ban đầu chịu sự ảnh hưởng của
lịch sử tự nhiên, sau đó chịu thêm tác động từ xã hội do con người tạo ra. Xã hội phát
triển từ các mạng lưới quan hệ giống và khác nhau, dùng con người làm các điểm nối
đến các sự vật sự việc; không chỉ đơn thuần kết hợp hay tổng ghép với nhau, chúng tổng
hòa mọi thứ, tạo nên bản chất con người – luôn được hình thành và thể hiện ở những con
người hiện thực. C.Mác từng viết trong Luận cương về Phoi-ơbắc (1845): “Trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội"[2] đã nói lên
điều đó.
Bắt nguồn từ các các quan hệ xã hội như quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật
chất, quan hệ ý thức,... con người dựa vào chúng để tồn tại trong dòng chảy lịch sử, qua
thời gian lại sinh ra các quan hệ xã hội phức tạp, phù hợp với nhu cầu phát triển của
chính con người: quan hệ trực tiếp, quan hệ gián tiếp, quan hệ cộng đồng, quan hệ chính
trị, quan hệ kinh tế,... Con người tạo nên quan hệ xã hội và tuân theo chúng để sinh sống,
quan hệ xã hội phản ánh bản chất của con người trong đúng khoảng thời gian đó, tạo cơ
hội để con người phát triển khả năng của mình. Kế thừa và quán triệt tư tưởng lý luận
của C.Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ quan điểm: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình,
anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người".
Con người bị quan hệ xã hội chi phối và quyết định các hành vi cũng như các phương
diện khác trong đời sống, từ đó tách họ ra ngoài phạm vi của động vật thuần túy, trở
thành động vật xã hội.
Tương tự khả năng sáng tạo, bản chất xã hội của con người được xem như sinh ra đã
có, vừa tuân theo và dựa trên những điều kiện tiền đề của lịch sử, vừa được biến đổi,
phát huy để thay đổi lịch sử vốn có của các động vật bị động theo thời gian. Đời sống cá
nhân con người cùng xã hội theo đó ngày một phát triển, tạo cơ hội để con người bộc lộ
bản chất cũng như mở rộng các mối quan hệ sâu sắc.
VÍ DỤ
Một ví dụ khác về việc bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội là mạng xã
hội Facebook.

Hình 22: Ảnh minh họa mạng xã hội facebook


Hình 26: Bài đăng facebook

Hình 23: Ảnh minh họa facebook

Hình 24: Tin nhắn facebook


Hình 25: Bài đăng facebook

Facebook là một mạng xã hội trực tuyến lớn nhất thế giới, với hơn 2,8 tỷ người dùng
trên toàn thế giới. Nó cho phép các cá nhân và nhóm xã hội kết nối và chia sẻ thông
tin với nhau thông qua các bài đăng, tin nhắn và ảnh.
Facebook phản ánh sự tương tác giữa các quan hệ xã hội khác nhau, bao gồm quan
hệ giữa bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, nhóm sở thích và cộng đồng. Nó cũng phản
ánh sự khác biệt về địa lý, văn hóa và ngôn ngữ, cho phép các người dùng trao đổi
thông tin và kết nối với nhau trên toàn thế giới.

Hình 27: Người dùng facebook kết nối với nhau trên toàn thế giới

Facebook cũng phản ánh sự đa dạng trong các quan hệ xã hội của con người, bao
gồm quan hệ với người khác giới, đồng tính, người có tính cách khác nhau, người
khác nền tảng văn hóa và tôn giáo.

Hình 28: Facebook k phân biệt giới tính


Hình 30: Facebook ko phân biệt chủng tôc

Hình 29: Con ngướ không phân biệt tôn giáo

Vì vậy, Facebook là một ví dụ về việc bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã
hội. Nó phản ánh sự tương tác giữa các quan hệ xã hội khác nhau, tạo ra một mạng
lưới kết nối phức tạp và đa dạng giữa các người dùng trên toàn thế giới.
1.2 Bản chất con người:
Từ xưa, con người luôn là một trong những vấn đề quan trọng luôn được các nhà khoa
học, nhà nguyên cứu trên tất cả lĩnh vực tâm lý học, sinh học, y học, triết học, xã hội học,
v.v phân tích và thảo luận. Trong mỗi lĩnh vực đều được khai thác một cách sâu sắc để
đem lại lợi ích cho con người. Đặc biệt là triết học, với đặc điểm trừu tượng hóa và khái
quát hóa, vấn đề con người đã đem lại không ít những tranh cãi về quan điểm và nhận
thức.
Những quan điểm triết học về con người trước Mác:
a) Ở phương Đông: ”Con người được xem như một vũ trụ thu nhỏ”.
Triết học phương Đông với lịch sử phát triển lâu đời, bằng cơ sở duy tâm, tôn giáo, thần
học thần bí và nhị nguyên luật đã lí giải vấn đề con người với nhiều mối quan hệ khác
nhau. Như giữa con người với con người, con người với chính bản thân con người và con
người với thế giới xung quanh. Nổi bật là nền triết học của Trung Hoa và Ấn Độ.

Hình 32: Minh họa triết học Trung Hoa Hình 31: Minh họa triết học Ấn Độ

Hình 33: Minh họa câu nói "Nhân trí đức trí"
Hình 34: Minh họa câu nói: "Nhân chi sơ tính bản ác"

Trong suốt chiều dài lịch sử, nền triết học Trung Hoa cổ đại với Pháp gia, Nho gia và
Đạo gia đã có những tư tưởng khác nhau để giải quyết vấn đề cấp thiết của thời đại là
làm sao để xã hội từ thời loạn trở về thời trí. Từ góc độ nhận thức chính trị và đạo đức
xã hội, pháp gia đã đi đến kết luận con người là bất thiện “ nhân chi sơ tính bản ác”, bản
tính con người là ác, phải dung hình phạt để nghiêm khắc răn đe. Ngược lại, nho gia theo
thuyết của Khổng Tử, bản tính con người là thiện “ nhân trí và đức trí”. Riêng đạo gia,
từ thời Lão Tử, lại tiếp cận vấn đề con người từ góc độ nhận thức. Con người sinh ra từ
đạo, phải tuân theo tự nhiên, tuân theo lẽ thường.

Khác với triết học Trung Hoa cổ đại, Ấn Độ tiếp cận và giải quyết vấn đề con người
bằng triết học giải thoát. Vì cuộc sống khổ cực, bị thuyết thần thánh phân chia con người
thành nhiều cấp bậc. Con người bấy giờ cần một giá đỡ tinh thần để vượt qua. Tiêu biểu
là Phật giáo, phát giáo coi con người là bình đẳng, không ai hơn ai. Tất cả rồi sẽ về cõi
niết bàn, cuộc sống trần tục chỉ là bể khổ tạm thời phải vượt qua.
b) Ở phương Tây:
Triết học phương Tây trước Mác đã có rất nhiều tranh luận và nhiều quan niệm triết học
về con người được đưa ra. Những tranh luận ấy lại được thể hiện rõ ở từng thời kì, như
Hy Lạp, trung cổ, phục hung, cận đại.

Hình 35: Minh họa Hy Lạp

Hình 36:... của vũ trụ bao la


Hình 38: MInh họa con người là bậc Hình 37: Con người được xem như 1 vũ trụ nhỏ
thang cao nhất của vũ trụ

Đầu tiên là triết học Hy Lạp cổ đại, lúc bấy giờ, với nền triết học còn khá thần phác, con
người được xem như một tiểu vũ trụ nhỏ của vũ trụ bao la. Con người được xem như
khởi đầu của mọi tư duy và chính “con người là bậc thang cao nhất của vũ trụ”(Arixtot).
Bởi con người có tư duy, có nhận thức, biết sáng tạo nghệ thuật mà theo với quan niệm
cổ đại đó chính là thước đo giá trị.

Hình 39: Thượng đế sắp đặt và tiên quyết


Hình 41: ....bị kiềm hãm và bóp chặt Hình 40: Giải thoát
Đến thời trung cổ, thời kì gần như một đêm trường không ánh sáng của con người với
quan niệm thần học ghì chặt lấy số phận và giá trị con người. Mọi suy nghĩ, số phận và
giá trị của con người đều do Thượng Đế sắp đặt và tiên quyết. Những hiểu biết, những
khám phá khoa học bị kiềm hãm và bóp chặt. Con người chỉ có thể cam chịu và hoài nghi
chứ không thể phản khán. Họ chỉ được giải thoát khi đến thế giới bên kia.
Thời phục hưng – cận đại, những giá trị, tư tưởng tích cực của con người đã được làm
sống lại. Thời kì này, trí tuệ con người được đặc biệt đề cao và xem trọng. Đây chính là
một yếu tố quan trọng đã kéo con người ra khỏi đêm trường tăm tối của chủ nghĩa thần
học trước kia. Lúc này, trung tâm của triết học không còn là mối liên kết của Thượng Đế
và thế giới mà là con người và thế giới xung quanh. Đây chính là một tiền đề của triết
học sau này. Chính lúc này cũng là lúc chủ nghĩa nhân văn và nhân đạo được tỏa sáng
và phát triển rực rỡ. Tuy nhiên, lúc bấy giờ triết học về con người vẫn chưa hoàn thiện.
Những quan điểm đưa ra chỉ mới thấy được một mặt hay chưa phản ánh đúng bản chất
con người, chỉ thấy được mặt cá thể chứ chưa nhìn nhận được tính xã hội của con người.

Hình 42: Nhà triết học Heegen


Hình 43: Minh họa câu Con người có ý thức tuyệt đối và tinh thần chính là giá trị cao nhất, nắm
giữ vai trò thống trị thế giới thực.

Những tư tưởng triết học phương Tây tiếp tục phát triển và nở rộ, đỉnh cao là triết học cổ
điển Đức. Tiêu biểu là nhà triết học Heeghen với khuynh hướng chủ nghĩa duy tâm. Ông
cho rằng con người là chủ thể tuyệt đối của lịch sử và chính họ là kết quả của nền văn
minh mà chính họ tạo ra. Con người có ý thức tuyệt đối và tinh thần chính là giá trị cao
nhất, nắm giữ vai trò thống trị thế giới thực. Hay còn gọi là hiện thân của tinh thần tuyệt
đối. Quan niệm của Hêghen đã đem lại những giá trị tích cực cho quá trình nghiên cứu
sau này. Tuy nhiên chính nó vẫn mang những mặt tiêu cực cần khắc phục như xem tinh
thần quá tuyệt đối như một hình thức siêu nhiên.
Hình 44: Nhà bác học Phoiobac

Đến Phoiơbắc, nhà triết học duy vật được xem là tiền bối của triết học Mác đã có công
khôi phục lại chủ nghĩa duy vật. Ông cho rằng “ Con người là sản phẩm tự nhiên, là kết
quả của phát triển tự nhiên”. Phoiơbắc đã khắc phục được mặt hạn chế của triết học
Hêghen. Ông phát triển vấn đề cơ bản của triết học sang những vấn đề cơ bản khác của
các ngành khoa học khác nhau. Như giải phẫu, sinh lý, cấu trúc và chức năng. Khẳng
định chỉ có thể giải quyết vấn đề của vật chất và ý thức trong nhan bản học. Ông cho
rằng: “Chân lý không phải là chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm, không phải là
sinh lý học hay tâm lý học. Chân lý - chỉ là nhân bản học”, tức là học thuyết về con
người.
 Kết luận:
Triết học trước Mac-Lenin nhìn chung đã đạt được một số thành tựu nhất định. Đã tạo
nên tiền đề, lí luận cho những nghiên cứu sau này về phân tích, quan sát và xác lập giá
trị bản chất của con người. Tuy nhiên, bằng cơ sở cái nhìn của thế giới duy tâm và nhị
nguyên luật, và duy vật thuần phác chưa thấy được bản chất thật nhất của con người.
Phải đến triết học của Mác, quan niệm về bản chất con người mới được nhìn nhận một
cách chân thật nhất.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1. Về lý luận
Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về con người và bản chất con người là nền tảng, cơ sở
phương pháp luận cho mọi suy nghĩ và hành động của con người, cụ thể là:
- Trong nhận thức, khi đánh giá một con người, ta không thể xem xét phiến diện chỉ từ
một phương diện rồi kết luận mà cần phải xem xét toàn diện ở cả hai phươngdiện bản
tính tự nhiên và phương diện bản tính xã hội. Song trong đó, cần phải chú trọng, đề cao
phương diện bản tính xã hội hơn. Bên cạnh đó, trong việc xây dựng và nuôi dưỡng thái
độ sống cần phải chú ý đến nhu cầu sinh học của bản thân và coi trọngviệc rèn luyện
phẩm chất xã hội đúng đắn để tránh việc rơi vào thái độ sống theo nhucầu bản năng tầm
thường.

- Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, vì vậy cần phải chú trọng
đến việc xây dựng cho bản thân một môi trường sống phù hợp với những mốiquan hệ xã
hội tốt đẹp và lành mạnh để có thể cùng xây dựng, phát triển bản thân vàmọi người.
Đồng thời, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn khi tham gia vào cáchoạt động xã hội,
cần chú ý giải quyết đúng đắn và cân bằng mối quan hệ giữa cá nhânvà xã hội, tránh đề
cao cái tôi bản thân hoặc cái ta của xã hội một cách quá mức.
- Trong cuộc sống, cần nhận thức và phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của conngười và
có ý thức tự giác vượt ra khỏi tác động tiêu cực từ hoàn cảnh lịch sử, khôngđể lịch sử
tiêu cực ảnh hưởng đến hiện tại
2.2. Về thực tiễn

Kế thừa tư tưởng lý luận của C.Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú ý đến con người.
Theo Bác, “chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là
đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người”. Với ý nghĩa này, khái niệm con người
bao gồm bản chất xã hội, con người xã hội, phản ánh các mối quan hệ xã hội từ hẹp đến
rộng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người bao hàm nhiều nội dung khác nhau, trong đó
có các nội dung cơ bản như: tư tưởng về giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai
cấp, giải phóng dân tộc

You might also like