You are on page 1of 5

Hãy làm rõ quan điểm của Lenin: “Chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế

độ dân chủ tư sản nào cũng dân chủ hơn gấp triệu lần”. Việt Nam hiện nay
đã, đang và sẽ làm gì để phát huy quyền dân chủ cao nhất cho nhân dân. Nêu
ví dụ minh họa.
---------Bài Giải--------
I. Làm rõ quan điểm: “Dân chủ vô sản gấp triệu lần dân chủ tư
sản”
1. Khái quát:
a) Dân chủ Xã hội chủ nghĩa
Qúa trình ra đời:
* ( 2 sự kiện: Công Xã paris 1871 và cách mạng tháng 10 nga năm 1917)
- Giai đoạn 1: giai cấp công nhân giành lấy dân chủ
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được phôi phai từ thực tiễn đấu tranh giai cấp
ở Pháp và Công xã Paris năm 1871

- Giai đoạn 2: giai cấp công nhân dùng dân chủ tổ chức nhà nước của giai
cấp công nhân và nhân dân lao dộng
- Khi cách mạng tháng 10 Nga thành công với sự ra của nhà nước xã hội chủ
nghĩa đầu tiên trên thế giới năm 1917 nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới
chính thức được xác lập.
- Sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới
về chất của dân chủ. Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
bắt đầu từ thấp đến cao từ chưa hoàng thiện đến hoàn thiện, trong đó, có sự
kế thừa những giá trị của nền dân chủ trước đó, đồng thời bổ sung và làm
sâu sắc thêm những giá trị của nền dân chủ mới.
Nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ XHCN:
- Không ngừng mở rộng dân chủ
- Nâng cao mức độ giải phóng cho những người lao động
- Thu hút họ tham gia tự giác vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xh
Khái niệm
Dân chủ XHCN là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ tư sản, là
nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân
làm chủ; dân chủ nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng
nhà nước pháp quyền XHCN, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
b) Dân chủ tư sản
Quá trình ra đời:
Cách mạng tư sản bắt đầu từ thế kỷ 16 kéo dài tới thế kỷ 20 kết quả của cuộc
cách mạng tư sản đó đã thiết lập nền dân chủ tư sản. Cách mạng tư sản là
cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến,
thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản.
Khái niệm
Dân chủ tư sản là chế độ, hình thức quản lý nhà nước của giai cấp tư sản do
giai cấp tư sản lãnh đạo, được thiết lập sau khi thủ tiêu chế độ phong kiến và
được thực hiện bằng nhiều biện pháp. Cụ thể như ban hành hiến pháp, thực
hiện nguyên tắc phổ thông đầu phiếu để thành lập nghị viện và các cơ quan
đại diện khác, thực hiện nguyên tắc “Tam quyền phân lập” hoặc tuyên bố
nguyên tắc “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”; quyền tư hữu tài sản
là bất khả xâm phạm.
Đặc trưng
Dân chủ tư sản là bước tiến bộ lớn của lịch sử nhân loại so với chế độ
chuyên chế của giai cấp phong kiến. Nhưng dân chủ tư sản vẫn là chế độ dân
chủ được giành riêng cho giai cấp tư sản là giai cấp nắm quyền thống trị về
kinh tế và chính trị xã hội. Còn đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ thì bị
nhiều hạn chế trong thực thi các quyền dân chủ đã được long trọng tuyên bố
trong các hiến pháp tư sản. Vì vậy dân chủ tư sản bị coi là nền dân chủ bị cắt
xén, là dân chủ hình thức. Đến giai đoạn đế quốc, nhiều chế định dân chủ
của nền dân chủ tư sản bị xóa bỏ và chế độ độc tài, phát xít, chuyên chế có
dịp tái sinh trở lại nhằm mục đích phục vụ cho đường lối chính trị bằng thủ
đoạn gây chiến tranh cướp bóc tài nguyên, nô dịch các nước kém phát triển
và đàn áp phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp của giai cấp công nhân
trong nước.
Chế độ dân chủ tư sản hay dân chủ tư sản là chế độ chính trị của các nước tư
bản chủ nghĩa có các đặc trưng cơ bản sau:
- Có nhiều đảng chính trị của giai cấp tư sản mà các đảng lớn (hoặc liên
minh một đảng lớn với một hay một số đảng khác) thay thế nhau nắm
quyền lực nhà nước thông qua bầu cử.
- Nhà nước có chính thể quân chủ lập hiến hay cộng hòa và hình thức
kết cấu đơn nhất hay liên bang.
- Cơ quan đại diện có một hay hai viện. Các nghị sĩ của các đảng không
nắm chính quyền (không phải đảng nắm chức vụ tổng thống ở cộng
hòa tổng thống hay thủ tướng ở cộng hòa đại nghị) hợp thành phe đối
lập. Đảng cộng sản hoặc liên minh có đảng cộng sản là phe tả. Các
phe đấu tranh ở quốc hội, nếu không thỏa hiệp được với nhau thì có
thể dẫn đến khủng hoảng phải bầu lại tổng thống hoặc lập chính phủ
khác, giải tán nghị viện để bầu lại.
- Có hệ thống pháp luật khá phát triển.
2. Bản chất dân chủ xhcn:
+ Là dân chủ đối với giai cấp lao động và bị bóc lột, dân chủ vô sản là chế
độ dân chủ vì lợi ích của đa số.
+ Là thủ tiêu tình trạng áp bức bóc lột, giải phóng con người một cách triệt
để, toàn diện.
+ Là đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân.
+ Bản chất kinh tế:
• Sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về nhân dân thông qua nhà nước.
• Chủ thể phát triển lực lượng sản xuất và thụ hưởng lợi ích là nhân dân.
+ Bản chất chính trị:
• Mang bản chất giai cấp công nhân.
• Do Đảng Cộng sản lãnh đạo (bản chất nhất nguyên).
• Thừa nhận chủ thể quyền lực của nhà nước là nhân dân (nhân dân xây
dựng nhà nước).
+ Bản chất tư tưởng, văn hoá, xã hội:
• Hệ tư tưởng chủ đạo: chủ nghĩa Marx - Lenin (của giai cấp công nhân).
• Kế thừa và phát huy tinh hoa văn hoá nhân loại.
• Coi sự giải phóng và phát triển con người là vấn đề trung tâm.
3. So sánh dân chủ XHCN và dân chủ Tư Sản
DÂN CHỦ XHCN DÂN CHỦ TƯ SẢN
CHÍNH TRỊ: Bản chất của giai cấp CHÍNH TRỊ: Bản chất của giai cấp
công nhân, cơ chế nhất nguyên tư sản; cơ chế đa nguyên chính trị,
chính trị, một đảng lãnh đạo (ĐCS); đa đảng lãnh đạo (Đảng tư sản);
Bản chất nhà nước – Nhà nước Bản chất nhà nước – Nhà nước tư
XHCN – quyền lực nhà nước là sản – Tam quyền phân lập
thống nhất
KINH TẾ: Dựa trên chế độ công KINH TẾ: Dựa trên chế độ tư hữu
hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; tổ vể tư liệu sản xuất chủ yếu; tổ chức
chức quản lý của những người lao quản lý nằm trong tay thiểu số;
động; phân phối theo lao động là phân phối theo quyền sở hữu tư liệu
chủ yếu; xóa bỏ chế độ người bốc sản xuất; duy trì chế độ người bốc
lột người; giải phóng lực lượng sản lột người; tồn tại mâu thuẫn LLSX
xuất khỏi sự kìm kẹp của QHSX… và QHSX VS và TS
TƯ TƯỞNG – VĂN HÓA – XÃ TƯ TƯỞNG – VĂN HÓA – XÃ
HỘI: HTT của GCCN làm chủ đạo; HỘI: HTT của GCTS làm chủ đạo;
nền văn hóa do nhân dân và phục vụ sử dụng văn hóa, tôn giáo như
cho nhân dân -> nhân dân được làm những công cụ, phương tiện của
chủ các giá trị văn hóa tinh thần …; GCTS để chi phối đời sống tinh
xóa bỏ áp lực dân tộc thần

4. Tổng kết
Nền dân chủ tư sản với quyền lực trong tay tư sản chỉ phục vụ giai cấp tư
sản, nghĩalà phục vụ thiểu số → trấn áp đại đa số. Đó là một nền dân chủ
chật hẹp với đầy rẫy bóc lột, bất công, bất bình đẳng. Trong khi đó, nền dân
chủ XHCN - với sự khác biệt về chất trên tất cả các lĩnh vực: chính trị - kinh
tế - văn hoá xã hội - tư tưởng - là nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử có
giai cấp, phục vụ cho giai cấp công nhân và đasố quần chúng nhân dân lao
động. Nền dân chủ XHCN lấy mục tiêu cao nhất là giải phóng triệt để con
người, vì con người, vì đa số. Vì vậy, nền dân chủ vô sản là nền dân chủ gấp
triệu lần hơn
5. Liên hệ Việt Nam trước và sau năm 1975
LIÊN HỆ TÁC PHẨM BẢN ÁN CHẾ ĐỘ THỰC DÂN ta có thể thấy được những
tội ác mà thực dân đế quốc đã gây ra cho nhân dân Việt Nam
https://www.youtube.com/watch?v=QeV7JYDEIU0
Trước năm 1945, Việt Nam là một xã hội thuộc địa nữa phong kiến, trong đó mọi
quyền hành đều nằm trong tay thực dân của đế quốc tây sai. Tại đó, dân chủ là một
khái niệm vô cùng xa vời, và nhân dân không có quyền tham gia vào quyết định xã
hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng để giành độc lập
dân tộc vào năm 1945. Bằng Cách mạng Tháng Tám năm 1945, với việc ra đời của
nhà nước dân chủ cộng hòa, quyền tự do dân chủ đã được ban bố cho nhân dân ở
nhiều lĩnh vực, bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, và xã hội. Điều này
đánh dấu sự ra đời của nền dân chủ nhân dân ở Việt Nam, mà qua đó, nhân dân có
quyền tham gia vào quản lý và quyết định về xã hội của họ.
Nền dân chủ trong xã hội thuộc địa nữa phong kiến trước đây so với nền dân chủ
đang phát triển ở Việt Nam ngày nay, ta thấy địa vị và thân phận của một người
dân Việt Nam trong một xã hội có sự thay đổi, nhân dân ta ngày nay có quyền, đối
lập với xã hội thuộc địa nơi mọi quyền đều nằm trong tay bọn thực dân, và nhân
dân không có quyền tự do và quyền lựa chọn trong cuộc sống của họ.
 Qua đó nền dân chủ xhcn đã mang lại quyền tự do và độc lập cho nhân dân
Việt Nam và thay đổi đáng kể cuộc sống và địa vị xã hội của họ.

You might also like