You are on page 1of 11

THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

TRANH THIẾU NHI


PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN XEM TRANH
THIẾU NHI
I - Đặt vấn đề:
Phân môn thường thức mĩ thuật nhằm cũng cô và nâng cao kiến thức cơ bản ban
đầu về mĩ thuật cho học sinh. Thông qua thực hành để rèn luyện kĩ năng và nhận thức
thẩm mĩ cho học sinh.Lấy giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là nhiệm vụ chính giúp học
sinh cảm nhận được cái đẹp và vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống học
tập và sinh hoạt hằng ngày, tạo điều kiện giúp học sinh học tốt các môn học khác như
Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Toán…

Học sinh không chỉ biết hoàn thành bài tập trong chương trình mà còn được rèn kĩ
năng thực hành ở mức từ thấp tới cao, tạo điều kiện, cơ sở để thực hiện những bài tập ở
lớp sau.

Muốn như vậy người giáo viên cần phải làm những việc gì? Để gjúp các em ham
thích học môn Mĩ thuật và hoàn thành bài tập của mình.

Việc rèn kĩ năng quan sát nhận xét giúp học sinh có khả năng vẽ, biết cách vẽ và
nhận xét sự vật, sự việc dựa trên nhận thức riêng, bằng những nét vẽ ngây ngô của con
mắt trẻ thơ. Vì thế để học sinh quan sát nhận xét tìm chọn nội dung đề tài và vẽ đúng,
đẹp. Giáo viên cần phải có cách tổ chức để khơi gợi, kích thích học sinh bộc lộ cảm
xúc , ý nghĩ của mình nhằm giúp trẻ sớm có tính cách mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn
trong quá trình thực hành vẽ một cách chính xác hơn.
II-Nội dung chính:
1.Diễn biến tình huống:
Bình Chánh là một huyện thuộc vùng ven của thành phố mà Trường Tiểu học
Phong Phú nằm trong địa bàn của Huyện. Học sinh nơi đây đa số ở những gia đình có
hoàn cảnh khó khăn hoặc từ những tỉnh khác chuyển về. Hầu hết các phụ huynh chưa
có đủ điều kiện để quan tâm đến việc học cho con em mình, vì cuộc sống mưu sinh nên
họ phải tất bật với công việc từ sáng tới tối mịt mới về tới nhà để lo cơm áo gạo tiền,
cái ăn còn chưa đủ thì thử hỏi thời gian đâu mà lo đến cái học của con. Vì thế ngay từ
đầu năm học, giáo viên rất vất vả, nhất là bộ môn Mĩ Thuật. Vì bộ môn này sẽ giúp các
em một số kĩ năng cảm nhận cái đẹp về thẩm mĩ trong hội họa. Các em chân thật qua
cái nhìn của chính mình.

Nhờ sự giúp đỡ của BGH cùng GVCN lớp và những kinh nghiệm bản thân qua
nhiều năm dạy Mĩ thuật. Tôi tự đề ra một số biện pháp nhằm giúp các em học tốt Mĩ
Thuật là xem tranh thiếu nhi và phương pháp hướng dẫn xem tranh thiếu nhi.

2.Biện pháp xử lí:


A.Tìm hiểu một số đặc điểm và vẻ đẹp trong tranh
thiếu nhi.
a) Đặc điểm tranh vẽ của thiếu nhi:
- Ở độ tuổi từ 6 đến 7 tuổi,giai đoạn tư duy trực quan hình tượng đang phát triển,
do đó tranh vẽ của trẻ hồn nhiên, trong sáng, rõ ràng về đặc điểm và hình dáng cũng
như màu sắc ., Khi vẽ người, trẻ không quan tâm đến tỉ lệ, mà chỉ quan tâm đến hình
ảnh nổi bật có tác động trực giác của chúng.
Ví dụ: Vẽ chú bộ đội, trẻ em quan tâm nhiều đến khẩu súng. Do đó hình ảnh khẩu
súng và bàn tay được vẽ to hơn và đầy đủ hơn, bàn tay phải có đủ năm ngón tay. Hoặc
khi vẽ chân dung, muốn thể hiện miệng cô giáo tươi cười với học sinh thì miệng là bộ
phận được trẻ em quan tâm và thể hiện rõ nhất, vẽ từng chiếc răng…Ngoài ra các chi
tiết nhỏ như : Từng sợi tóc, lông mi, lông mày, áo phải có đủ nút áo, khuy áo,…
Tranh vẽ của trẻ ở giai đoạn nảy mang tính cảm xúc nhiều hơn tính logic của sự hiện
tượng. Học sinh nam thì thích vẽ ô tô, tàu hỏa, xe tăng, bộ đội, công an… Học sinh nữ
thì lại thích vẽ công chúa, váy hoa, hoa…Tóm lại, tranh vẽ của trẻ ở độ tuổi này,
thường mang tính ước lệ, cảm tính, như tự sự, kể lại những gì mình biết, mình nhìn
thấy. Màu sắc trong tranh của trẻ thường là những màu sắc nguyên chất, tươi vui, rực
rỡ, trong sang và hồn nhiên.
- Ở độ tuổi từ 9 đến 11 tuổi , giai đoạn này tư duy logic phát triển, do vậy tranh vẽ
của trẻ gắn với thực hơn. Bắt đầu có sự phân tích theo logic của sự vật, hiện tượng mà
các em quan sát. Các em đã bắt đầu phân biệt được người ở gần hay ở xa, người hoặc
vật che khuất nhau…Trí tưởng tượng của trẻ ở độ tuổi này rất phong phú, thế giới
được thu nhỏ trong cách nhìn của các em.
b) Mục đích và ý nghĩa của xem tranh thiếu nhi trong chương
trình tiểu học.
Xem tranh nói chung , xem tranh của thiếu nhi nói riêng, trong phần thường thức
mĩ thuật ở tiểu học nhằm tạo điều kiện cho học sinh, làm quen, tiếp xúc với các tác
phẩm hội họa. Từng bước giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp của tranh, thông qua cách
diễn tả bằng đường nét hình khối, màu sắc, bố cục. Thiếu nhi được giới thiệu trong
sách giáo khoa, trong vở tập vẽ học sinh cùng lứa tuổi. Vẽ bằng chất liệu: Bút dạ, sáp
màu, màu nước, màu bột,…với các chủ đề khác nhau như: sinh hoạt, vui chơi, lao
động, học tập, môi trường, an toàn giao thông,…Xem tranh thiếu nhi, không những
học sinh hiểu được cái đẹp trong tranh mà còn học tập được cách khai thác nội dung đề
tài, tìm cách sắp xếp các hình tượng và thể hiện bằng đường nét, màu sắc,…góp phần
nâng cao nhận thức thẩm mĩ cho học sinh.
B- Phân tích tranh thiếu nhi.
1.Các căn cứ để đánh giá tranh vẽ của thiếu nhi.
- Khi phân tích hoặc đánh giá tranh vẽ của thiếu nhi cần quan tâm đến độ tuổi để
hiểu tâm lí của trẻ.
Ví dụ: Tranh vẽ học sinh lớp một có những đặc điểm về nhận thức khác với
tranh vẽ học sinh lớp năm.
- Học sinh lớp một ở độ tuổi từ 6 đến 7 tuổi tư duy đang ở giai đoạn trực quan cụ
thể, do vậy tranh của trẻ ngây ngô, ngộ nghĩnh, mọi vật đều phải rõ ràng, đầy đủ từng
bộ phận, chi tiết.
- Học sinh lớp năm ở độ tuổi từ 10 đến 11 tuổi tư duy ở giai đoạn chuyển từ tư
duy cụ thể sang tư duy logic do vậy tranh vẽ của trẻ đã gần với thực hơn.
Ví dụ: Trẻ vẽ người nhìn nghiêng thì chỉ có nửa mặt hoặc người đứng trước
che khuất người đứng sau.
- Nội dung tranh toát lên lên từ bố cục và các hình tượng .
- Hình thức:
+ Bố cục tranh độc đáo.
+ Đường nét mạnh bạo sinh động
+ Màu sắc tươi sáng, vui tươi, rực rỡ
+ Màu sắc trầm buồn, mờ, tối.
2.Hướng dẫn phân tích một số tranh vẽ của thiếu nhi trong
chương trình:
*Học sinh lớp ba:
-Tranh thiếu nhi trong nước. Bài 1:

GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi về tìm hiểu nội dung tranh (Xem
tranh thiếu nhi: Đề tài môi trường)
- Chăm sóc cây xanh: Tranh bút dạ của Nguyễn Ngọc Bình
- Chúng em và cây xanh: Tranh bút dạ của Yến Oanh,
Câu hỏi: + Tranh vẽ hoạt động gì?
+ Những hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh.
+ Hình dáng, động tác của hình ảnh chính như thế nào? Ở đâu?
+ Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh.
Sau khi HS trả lời đủ và đúng GV khen ngợi, động viên khích lệ. HS nào trả lời
chưa đúng,cần sửa chữa và bổ sung thêm.
GV nhấn mạnh: Xem tranh , tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu cái đẹp.
Xem tranh cần có những nhận xét riêng của mình.
-Tranh thiếu nhi thế giới. Bài 34
- Tranh Mẹ tôi của Xvét-ta Ba-la-nô-va

- Câu hỏi: + Trong tranh có những hình ảnh gì?


+ Hình ảnh nào được vẽ nổi bật nhất? (Mẹ và bé)
+ Tình cảm của Mẹ đối với em bé biểu hiện như thế nào? (Mẹ vòng tay ôm
em bé vào lòng, thể hiện sự chăm sóc, thương yêu trìu mến.)
+Tranh vẽ cảnh diễn ra ở đâu? ( Ở trong phòng Mẹ ngồi trên ghế Salông,
đẳng sau là tấm rèm đẹp, phía trên là chiếc bàn nhỏ với bình hoa, bên cạnh là quả
bóng.)
GV gợi ý để HS tả lại màu sắc ở trong tranh.
- Xvét-ta Ba-la-nô-va đã vẽ: Mẹ đang ngồi trên chiếc ghế màu đỏ, nét mặt vui
tươi, hồng hào, môi đỏ,mái tóc nâu đậm được chải gọn gang có đính chiếc nơ xanh. Mẹ
mặc váy dài có chấm vàng lung linh trên nền xanh đậm. Em bé được ủ ấm trong chiếc
chăn màu xanh nhạt.
GV hỏi thêm: Tranh được vẽ thế nào?
- Hình ảnh ngộ nghĩnh, các mảng màu tươi tắn, đơn giản, đã tạo cho tranh khỏe
khoắn, rõ nội dung. Đây là bức tranh đẹp.
- Tranh cùng giã gạo của Xa-rau-giu Thê Pxông Krao
-Câu hỏi; + Tranh vẽ cảnh gì? (Cảnh giã gạo có 4 người, (3 người đứng, 1 người
ngồi,) Ở trước là sân nhà, bên cạnh là dòng sông.)
+ Các dáng của những người giã gạo có giống nhau không? ( Mỗi người
trong nhóm giã gạo một dáng vẻ: người giơ chày cao lên phía trước, người giã chày ra
phía sau, người hạ chày xuống cối,…làm cho người xem thấy cảnh giã gạo liên tục,
dồn dập.)
+ Hình ảnh nào chính trong tranh? (Những người giã gạo là hình ảnh chính,
được vẽ to, rõ ràng.)
+ Trong tranh còn có các hình ảnh nào khác? ( Phong cảnh bên kia bờ
sôngvới ngôi nhà và hàng cây. Dòng sông nước trong tranh đang chảy, xa xa các em
nhỏ đang đùa bên những nếp nhà, tán cây lấp lánh tỏa bóng mát xuống thôn xóm…)
+ Trong tranh có những màu gì? ( Màu xanh khác nhau của dòng song, tán
cây, thảm cỏ. Màu vàng, nâu của ngôi nhà, của quần áo. Những mảng màu khác nhau ở
mảnh sân tạo sự ấm áp, gây thích thú cho người xem.)
*Học sinh lớp bốn:
1. Thăm ông bà. Tranh sáp màu của Thu Vân.
+ Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu?
+ Trong tranh có những hình ảnh nào?
+ Hãy miêu tả hình dáng của mỗi người trong từng công việc.
+ Màu sắc của bức tranh như thế nào?
2.Chúng em vui chơi. Tranh sáp màu của Thu Hà.

+ Bức tranh vẽ về đề tài gì?


+ Hình ảnh nào là hình ảnh chínhtrong tranh?
+ Hình ảnh nào là hình ảnh phụ?
+ Các dáng hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh có sinh động không?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
3.Vệ sinh môi trường chào đón Sea Game 2. Tranh sáp màu Phương Thảo.

+ Tên bức tranh này là gì?


+ Trong tranh có những hình nào?
+ Những hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh phụ?
+ Các hoạt động được vẽ trong tranh đang diễn ra ở đâu? Vì sao em biết?
+ Màu sắc của bức tranh như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về bức tranh này?
Kết luận: Muốn thưởng thức được vẻ đẹp của những bức tranh cần tìm hiểu kĩ về
nội dung đề tài, hình ảnh, màu sắc, đồng thời tự nêu ra những câu hỏi có liên quan đến
nội dung tranh rồi nhận xét theo ý mình.

3.Các phương pháp hướng dẫn học sinh xem tranh thiếu nhi:
Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong hướng dẫn học sinh xem tranh
thiếu nhi.

a) Phương pháp trực quan:


Đồ dùng trực quan giúp học sinh xem tranh: Tranh vẽ của thiếu nhi, tranh vẽ của
các họa sĩ. Giáo viên thường gặp khó khăn vì không có tranh minh họa khổ lớn, để học
sinh quan sát,nhận xét. Hiên nay, Bộ giáo dục và đào tạo đã cung cấp đủ bộ tranh,
tượng theo chương trình và sách giáo khoa. Đó là điều kiện thuận lợi, để giáo viên
thực hiện các giờ thường thức mĩ thuật. Đối với việc áp dụng phương pháp dạy học
tích cực, nếu không có đồ dung trực quan to cho cả lớp nhìn, thì cũng không có ảnh
hưởng gì về kết quả giờ học. Ở cách dạy trước đây, Giáo viên là chủ thể hoạt động ,
nhiệm vụ của Giáo viên là giảng bài, nhiệm vụ của học sinh là lắng nghe. Vì vậy,
không có đồ dùng to, rõ để ở trên bảng lớp cho cả lớp nhìn thấy thì giờ học không có
kết quả hoặc giáo viên không biết làm gì, nói gì cho hết giờ học.
Với cách dạy hiện nay, Giáo viên chia nhóm học sinh để học sinh có thể quan sát
tranh trong sách giáo khoa trong nhóm của mình, cùng xem tranh, cùng trao đổi nhận
xét của phiếu bài tập hoặc yêu cầu câu hỏi của Giáo viên. Như vậy chúng ta đã phát
huy được tác dụng của sách giáo khoa, vở bài tập. Ở những trường có máy chiếu vật
thể. Giáo viên chỉ cần đặt bức tranh trong sách giáo khoa lên máy thì hình ảnh và màu
của tranh được phóng to lên màn hình. Với cách dạy mới đồ dùng dạy học cũng cần có
sự thay đổi cách sử dụng một cách linh hoạt để phát huy được tác dụng của nó.
b) Phương pháp quan sát:
Trong hướng dẫn xem tranh, học sinh quan sát để tìm ra cái đẹp trong tranh thiếu nhi
và tranh của các họa sĩ. Học sinh có thể quan sát trong các bức tranh lớn ở trên bảng
hoặc quan sát tranh trong sách giáo khoa theo cặp, theo nhóm. Giáo viên cần đặt các
câu hỏi hoặc giao phiếu bài tập cho mỗi nhóm để học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
Các câu hỏi cần hướng dẫnn học sinh quan sát từ tổng thể đến chi tiết.
c) Phương pháp vấn đáp:
Khi đặt câu hỏi: câu hỏi cần phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, phải rõ
ràng dễ hiểu. Vận dụng cách đặt câu hỏi theocác cấp độ của Bloom.
Ví dụ:
Câu hỏi ở cấp độ thấp:
+ Trong tranh có những hình ảnh gì?(Biết)
+ Tranh vẽ về chủ đề gì? (Hiểu)
+ Mảng chính có những hình ảnh nào? (Hiểu)
+ Mảng phụ có những hình ảnh nào? ( Hiểu)
+ Em đã nhìn thấy những hình ảnh như thế này ở đâu? (Liên hệ)
+Trong tranh có những màu gì?
Câu hỏi ở cấp độ cao:
+Em thấy có gì khác ở giữa hai bức tranh này? (Phân tích tổng hợp)
+Em có thích bức tranh này không? Vì sao? (Đánh giá phân tích)
Khi chỉ định học sinh trả lời, không nên tập trung vào những học sinh tích cực mà
quan tâm đến học sinh thụ động ít tham gia phát biểu ý kiến ,nhằm tăng cường sự
tham gia của học sinh trong trình học tập, tạo công bằng trong lớp học.
d) Phương pháp trò chơi:
Đối với hướng dẫn học sinh xem tranh cũng có thể tổ chúc trò chơi. Để kiểm tra sự
hiểu biết của học sinh về tên tác giả,tác phẩm, hoặc tìm tác phẩm hoặc tìm tên tác giả,
tác phẩm cho tranh… Có thể tiến hành như sau: Giáo viên treo ba bức tranh mà học
sinh đã học lên bảng lớp. Tranh không có ten tác giả, không có tên tác phẩm hoặc
không có cả tên tác giả tác phẩm. Nhiệm vụ mỗi nhóm là lên bảng gắn tên tác phẩm ,
tác giả vào tranh.Nhóm nào thực hiện gắn đúng, nhanhlà nhóm đó thắng. Nhóm nào
gắn sai,chậm thì nhóm đó thua. Khi tổ chức cần phải cần chú ý đến thời gian. Các
nhóm chơi cùng bắt đầu, cùng kết thúc. Trò chơi chỉ nên tổ chức 2 đển 3 phút không
nên kéo dài làm mất thời gian giờ học.Cách chơi đó giúp học sinh nhớ được tên tác giả,
tác phẩm, nhớ đặc điểm của tranh, nội dung tranh.
e) Phương pháp giải thích:
Trong hướng dẫn học sinh xem tranh, lời giảng giải của giáo viên cần ngắn gọn, dễ
hiểu, chủ yếu là gợi nhớ để học sinh quan sát và phát hiện ra cái hay, cái đẹp trong
tranh. Khi phân tích, giảng giải cần theo các hình ảnh minh họa cho lời nói:
Ví dụ: Khi phân tích cho học sinh thấy tranh có bố cục chặt chẽ, cần chỉ các yếu tố
tạo nên bố cục chặt chẽ. Hoặc màu sắc trong sang, vui tươi, rực rỡ thì cần chỉ vào màu
sắc đã tạo nên sự vui tươi, rực rỡ…
f) Phương pháp hợp tác nhóm:
Đối với hướng dẫn học sinh xem tranh, nên tổ chức cho học sinh ngồi theo nhóm,
thự hiện các trò chơi, nhóm có thể bàn bạc người tham gia trò chơi… Trao đổi nhận xét
tranh.
C. Hiệu quả ban đầu:
+Những mặt tích cực:
Qua những bài học trong tháng vừa qua, những học sinh yếu có sự tiến bộ rõ rệt, các
em nắm bắt bài co hệ thống hơn.
Mặt khác các em còn mạnh dạn, tự tin hơnkhi xem tranh, có hiểu biết khi ứng dụng
vẽ tranh.
+Những mặt hạn chế:
Tuy nhiên khi áp dụng những biện pháp trên, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn nhất là
những học sinh chậm tiến bộ ( Không thích vẽ). Các em không thể tự mình quan sát trả
lời mà cần có sự gợi ý, hướng dẫn. Tôi phải gợi ý nhiều và giải thích. Cách dạy này
mất thời gian và ảnh hưởng đến những học sinh tiếp thu nội dung bài tốt.
D. Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình giảngdạy,giáo viên phỉa nắm vững trình độ từng học sinh của lớp
mình phụ trách, kịp thời phát hiện để điều chỉnh cách học của học sinh.
Các hình thức rèn luyện thong qua các trò chơi học tậpphải theo nguyên tắc: Chơi là
hình thức, vui là tính chất của hoạt động, học mới là mục đích cuối cùng cần đạt trong
hoạt dộng, hình thức tổ chức cần linh hoạt và giáo viên phải kiểm soát được các hoạt
động của học sinh, luôn khuyến khích và tuyên dương những học sinh có kĩ năng tự
học tốt hay những em tích cực tham gia các hoạt động học tập.
Giáo viên phải có kĩ năng bao quát lớp, biết tổ chức và theo dõi kiểm tra các hoạt
động của các nhóm để kịp thời giúp đỡ và hướng dẫn các em.
Qua các biện pháp nói trên tôi nhận thấy: Việc đầu tiên để cho chất lượng học sinh
đạt được kết quả tốt. Người giáo viên cần phải nắm bắt được điểm yếu, những khó
khăn của học sinh mình, từ đó tìm ra biện pháp phù hợp với các em. Bên cạnh đó
người giáo viên phải luôn trau dồi: Kiến thức, kĩ năng, phải luôn gần gũi, giúp đỡ các
em. Ngược lại, đòi hỏi ở các em học sinh phải có sự kiên trì, nổ lực và sự cần thiết
không thể thiếu được, đó là sự giúp đỡ của phụ huynh thường xuyên kiểm tra việc học
ở nhà của các em.
KẾT QUẢ:
Dạy học là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong sự nghiệptrồng người của mỗi
chúng ta. Vì vậy, việc tìm ra những phương pháp, biện pháp giảng dạy và vận dụng
phù hợp với từng đối tượng học sinh lớp mình là vấn đề vô cùngcần thiết. Để giúp các
em học tốt, tự tin trong học tập không phải một sớm một chiều có được, mà đó là một
nghệ thuật. Nó đòi hỏi phải có sự kiên trì,nhẫn nại và đầy sáng tạo của mỗi giáo viên.
Đây là những biện pháp tôi đã áp dụng trong quá trình học tậpcủa các em. Vì còn
những hạn chế nhất định nên bảnthân tôi vẫn không ngừng học tập để tiến bộ, vì tôi
hiễu rằng: “Bậc tiểu học là bậc nền tảng cho bậc học tiếp theo”.
Phong Phú, ngày 20 thánh 10 năm 2015
Người viết

NGUYỄN NGỌC LÊN

You might also like