You are on page 1of 160

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Trần Anh Thiện (Chủ biên) - Bùi Thiên Lam


Trịnh Quang Thịnh - Vƣơng Lê Thắng - Nguyễn Quang Tùng

GIÁO TRÌNH

KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP


NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ CÁC CẤU KIỆN CƠ BẢN

Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2016


Lời nói đầu
Giáo trình “KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP – Nguyên lý thiết kế các cấu kiện cơ bản”
được biên soạn theo đề cương học phần “Kết cấu bê tông cốt thép 1” dùng cho nhóm ngành Xây
dựng đang đào tạo tại Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng, nhằm cung cấp cho sinh
viên những kiến thức cơ bản về vật liệu và nguyên lý tính toán, cấu tạo các cấu kiện cơ bản bằng bê
tông cốt thép.
Giáo trình “KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP – Nguyên lý thiết kế các cấu kiện cơ bản” bao
gồm các nội dung được đúc kết từ kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu nhiều năm của nhóm tác
giả. Tài liệu biên soạn nhằm đáp ứng các yêu cầu và chuẩn đầu ra của học phần “Kết cấu bê tông
cốt thép 1”, đồng thời cung cấp kiến thức cho học phần song hành “Đồ án bê tông cốt thép 1”.
Ngoài ra, cấu trúc giáo trình cũng chú trọng đến việc đáp ứng các quy định của TCVN 5574:2012
về thiết kế kết cấu bê tông cốt thép.
Sách gồm chín chương và được phân công biên soạn như sau:
ThS. Bùi Thiên Lam viết chương 1 và 3.
ThS. Trịnh Quang Thịnh viết chương 6 và 9.
ThS. Vương Lê Thắng viết chương 8.
TS. Nguyễn Quang Tùng viết chương 5 và 7.
TS. Trần Anh Thiện viết chương 2, 4 và là chủ biên.
Hy vọng tài liệu này sẽ bổ ích cho việc học tập, nghiên cứu ứng dụng của sinh viên Trường Đại
học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng, các trường kỹ thuật khác, và cũng có thể làm tài liệu tham
khảo cho các kỹ sư đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô và Đồng nghiệp đã động viên, đóng góp
nhiều ý kiến quí báu giúp cho quá trình biên soạn được hoàn thành.
Giáo trình được biên soạn lần đầu nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận
được nhiều ý kiến của bạn đọc để lần tái bản được hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về
Bộ môn Kết cấu công trình – Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp – Trường Đại học Bách
khoa – Đại học Đà Nẵng, ĐT 0511.3842740, Email: khoaxdddcn@dut.udn.vn.

Nhóm tác giả

1
MỤC LỤC
Chƣơng 1. KHÁI NIỆM CHUNG ......................................................................................6
1.1 KHÁI NIỆM VỀ BÊ TÔNG CỐT THÉP ................................................................6
1.2 ƢU, NHƢỢC ĐIỂM VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG CỦA BTCT ................................7
1.3 SƠ LƢỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ........................................................................8
Chƣơng 2. TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA VẬT LIỆU ...........................................................9
2.1 KHÁI NIỆM CHUNG .............................................................................................9
2.2 CƢỜNG ĐỘ CỦA BÊ TÔNG .................................................................................9
2.3 BIẾN DẠNG CỦA BÊ TÔNG ..............................................................................13
2.4 MÔ ĐUN ĐÀN HỒI ..............................................................................................15
2.5 CÁC LOẠI CỐT THÉP .........................................................................................17
2.6 MỘT SỐ TÍNH NĂNG CƠ HỌC CỦA CỐT THÉP ............................................17
2.7 PHÂN NHÓM CỐT THÉP ....................................................................................20
2.8 LỰC DÍNH GIỮA BÊ TÔNG VÀ CỐT THÉP ....................................................21
2.9 SỰ LÀM VIỆC CHUNG GIỮA BT VÀ CT .........................................................22
2.10 SỰ PHÁ HOẠI, HƢ HỎNG CỦA BTCT VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ .................23
Chƣơng 3. NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN VÀ CẤU TẠO .................................................25
3.1 NGUYÊN TẮC TÍNH TOÁN ...............................................................................25
3.2 PHƢƠNG PHÁP TÍNH KẾT CẤU BTCT ............................................................26
3.3 CƢỜNG ĐỘ TÍNH TOÁN CỦA VẬT LIỆU .......................................................29
3.4 NGUYÊN TẮC CẤU TẠO ...................................................................................30
3.5 THỂ HIỆN BẢN VẼ ..............................................................................................33
Chƣơng 4. CẤU KIỆN CHỊU UỐN (TÍNH TOÁN THEO CƢỜNG ĐỘ) .....................35
4.1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO..........................................................................................35
4.2 SỰ LÀM VIỆC CỦA DẦM...................................................................................36
4.3 TRẠNG THÁI ỨNG SUẤT - BIẾN DẠNG CỦA TIẾT DIỆN THẲNG GÓC..37
4.4 TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CHỊU UỐN CÓ TIẾT DIỆN CHỮ NHẬT THEO
CƢỜNG ĐỘ TRÊN TIẾT DIỆN THẲNG GÓC ..............................................................37
4.5 TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CÓ TIẾT DIỆN CHỮ T THEO CƢỜNG ĐỘ TRÊN
TIẾT DIỆN THẲNG GÓC ................................................................................................46
4.6 TÍNH TOÁN CƢỜNG ĐỘ TRÊN TIẾT DIỆN NGHIÊNG .................................50
Chƣơng 5. SÀN PHẲNG .................................................................................................66
5.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI .............................................................................66
5.2 SÀN SƢỜN TOÀN KHỐI CÓ BẢN LOẠI DẦM ................................................68
5.3 SÀN SƢỜN CÓ BẢN KÊ 4 CẠNH ......................................................................81
5.4 SÀN PANEL LẮP GHÉP ......................................................................................87
5.5 SÀN NẤM..............................................................................................................89
2
Chƣơng 6. CẤU KIỆN CHỊU NÉN .................................................................................95
6.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ............................................................95
6.2 TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CHỊU NÉN TRUNG TÂM .........................................98
6.3 SỰ LÀM VIỆC CỦA CẤU KIỆN CHỊU NÉN LỆCH TÂM .............................101
6.4 TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CÓ TIẾT DIỆN CHỮ NHẬT....................................103
6.5 TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CÓ TIẾT DIỆN TRÒN .............................................114
Chƣơng 7. CẤU KIỆN CHỊU KÉO ...............................................................................118
7.1 KHÁI NIỆM CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ...........................................118
7.2 TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CHỊU KÉO ................................................................118
Chƣơng 8. TÍNH TOÁN CẤU KIỆN BÊTÔNG CỐT THÉP .......................................123
THEO TRẠNG THÁI GIỚI HẠN THỨ HAI .................................................................123
8.1 KHÁI NIỆM CHUNG .........................................................................................123
8.2 TÍNH TOÁN VỀ SỰ HÌNH THÀNH KHE NỨT ...............................................123
8.3 TÍNH TOÁN CẤU KIỆN BTCT THƢỜNG THEO SỰ MỞ RỘNG KHE NỨT
126
Chƣơng 9. CỐT THÉP ỨNG LỰC TRƢỚC .................................................................137
9.1 KHÁI NIỆM CHUNG .........................................................................................137
9.2 CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CẤU KIỆN BÊTÔNG ƢLT ...................139
9.3 CÁC PHƢƠNG PHÁP GÂY ỨNG SUẤT TRƢỚC ...........................................142
9.4 CÁC CHỈ DẪN CẤU TẠO .................................................................................143
9.5 CÁC CHỈ DẪN TÍNH TOÁN .............................................................................144
9.6 CẤU KIỆN CHỊU KÉO TRUNG TÂM ..............................................................150
9.7 CẤU KIỆN CHỊU UỐN ......................................................................................153

3
BẢNG KÝ HIỆU

Kích thƣớc hình học

Ký hiệu Đơn vị đo

l1 chiều dài cạnh ngắn của ô bản m,mm


l2 chiều dài cạnh dài của ô bản m,mm
lo nhịp tính toán của nhịp giữa m,mm
lob nhịp tính toán của nhịp biên m,mm

bt chiều dày tƣờng chịu lực mm


C chiều dài đoạn cấu kiện kê lên tƣờng mm
b bề rộng tiết diện tính toán mm
h chiều cao tiết diện tính toán mm
hb chiều dày bản sàn mm
b'f chiều rộng bản cánh tiết diện chữ T mm
h'f chiều dày bản cánh tiết diện chữ T mm

a khoảng cách từ trọng tâm cốt thép chịu kéo đến mép bê tông chịu kéo mm
ho chiều cao tiết diện có ích mm
d đƣờng kính cốt thép mm
s khoảng cách cốt thép mm
ao chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép chịu lực mm
t khoảng cách thông thủy giữa hai thanh thép mm
o
a góc uốn cốt thép
As diện tích cốt thép chịu kéo mm2
A's diện tích cốt thép chịu nén mm2
Asw diện tích cốt thép đai mm2
As,inc diện tích cốt thép xiên mm2

Tải trọng, ngoại lực và nội lực

f hệ số độ tin cậy về tải trọng


g tĩnh tải tính toán phân bố kN/m, kN/m2
ptc hoạt tải tiêu chuẩn kN/ m2
p hoạt tải tính toán phân bố kN/m, kN/ m2
q tổng tải trọng tính toán kN/m, kN/ m2
G tĩnh tải tính toán tập trung kN
P hoạt tải tính toán tập trung kN
M mômen uốn kNm
Mgh khả năng chịu mômen của tiết diện kNm
Q lực cắt kN
Qsw khả năng chịu cắt của cốt đai kN/m
Qswb khả năng chịu cắt của cốt đai và bê tông kN
Qs,inc khả năng chịu cắt của cốt xiên kN

4
Đặc trƣng vật liệu

 hệ số Poisson
b trọng lƣợng riêng của bê tông kN/m3
Eb mô đun đàn hồi của bê tông Mpa
Es mô đun đàn hồi của cốt thép Mpa
Rb cƣờng độ chịu nén tính toán của bê tông Mpa
Rbt cƣờng độ chịu kéo tính toán của bê tông Mpa
Rs cƣờng độ chịu kéo tính toán của cốt thép Mpa
Rsw cƣờng độ tính toán của cốt đai Mpa
Rs,inc cƣờng độ tính toán của cốt xiên Mpa

Các hệ số khác

 hệ số xác định biểu đồ bao lực cắt


α hệ số xác định biểu đồ bao mômen
αm,ξ,ζ hệ số tính toán cốt thép
ξpl, αpl hệ số điều kiện hạn chế khi tính theo sơ đồ khớp dẻo
ξR, αR hệ số điều kiện hạn chế khi tính theo sơ đồ đàn hồi
b hệ số điều kiện làm việc của bê tông
µ hàm lƣợng cốt thép
µmax hàm lƣợng cốt thép tối đa
µmin hàm lƣợng cốt thép tối thiểu
n số nhánh cốt đai

5
Chƣơng 1. KHÁI NIỆM CHUNG

1.1 KHÁI NIỆM VỀ BÊ TÔNG CỐT THÉP

Bê tông cốt thép (BTCT) là một loại vật liệu xây dựng phức hợp do hai vật liệu bê
tông (BT) và cốt thép (CT) có đặc trƣng cơ học khác nhau cùng cộng tác chịu lực một cách
hợp lý và hiệu quả. Bê tông đƣợc chế tạo từ xi măng (chất kết dính) và cát, sỏi (cốt liệu)
thành một thứ đá nhân tạo có khả năng chịu nén khá tốt nhƣng khả năng chịu kéo lại rất
kém (kém thua 8 - 15 lần so với khả năng chịu nén). Cốt thép là vật liệu chịu nén và chịu
kéo đều rất tốt. Nếu đặt một lƣợng cốt thép thích hợp vào miền chịu kéo của dầm thì khả
năng chịu kéo của miền này sẽ tăng lên rất nhiều, tƣơng ứng với khả năng chịu lực của miền
bê tông chịu nén. Do đó, khả năng chịu lực của dầm BTCT đƣợc tăng lên hàng chục lần so
với dầm bê tông không có cốt thép. Hình 1-1 mô tả thí nghiệm với một dầm đơn giản bằng
BT và BTCT.

(a) 1 1 (c) 1-Vùng bê tông chịu nén ;


b1 2-Vùng bê tông chịu kéo ;
3-Cốt thép

1 t
2

(b) 2 (d)
b

2 s
3
Hình 1-1: Dầm Bê tông và Bê tông cốt thép
a) Dầm bê tông ; b)Dầm bêtông cốt thép ;
c)Sơ đồ ứng suất trên tiết diện 1-1; d) Sơ đồ ứng suất trên tiết diện 2-2

Cốt thép chịu nén cũng tốt nên cốt thép còn đƣợc đặt trong các cấu kiện chịu nén nhƣ
cột, thanh nén của dàn, vòm, vùng nén của dầm… để tăng khả năng chịu lực, giảm kích
thƣớc tiết diện, chịu các lực kéo xuất hiện do ngẫu nhiên...

Bê tông và cốt thép cùng cộng tác chịu lực do:


- BT và CT dính chặt với nhau nên ứng lực có thể truyền từ BT sang CT và ngƣợc lại.
Lực dính có ý nghĩa quyết định đối với BTCT. Nhờ có lực dính mà cƣờng độ của CT
đƣợc khai thác, bề rộng khe nứt trong vùng kéo đƣợc hạn chế...
- Giữa BT và CT không xảy ra phản ứng hóa học, mà BT còn bảo vệ đƣợc CT, chống
tác dụng ăn mòn của môi trƣờng.
- Hệ số dãn nở nói chung của CT ( = 0,000012) và của BT (( = 0,000010 
0,000015) xấp xỉ nhau, do đó sự thay đổi nhiệt độ trong phạm vi thông thƣờng (<
100oC) trong cấu kiện không gây ra nội ứng suất đáng kể, không phá hoại lực dính
giữ BT và CT.

Phân loại:

6
- Theo phƣơng pháp thi công: 3 loại
o BTCT toàn khối:
Ƣu điểm: Dễ tạo các liên kết cứng, độ cứng lớn, chịu tải trọng động tốt, dễ tạo
hình dáng tùy ý...
Nhƣợc điểm: Tốn ván khuôn, ảnh hƣởng thời tiết, tiến độ chậm...

o BTCT lắp ghép:


Ƣu điểm: Công nghiệp hóa XD, tăng năng suất, tiết kiệm ván khuôn, đà giáo...
Nhƣợc điểm: Độ cứng tổng thể nhỏ, khó tạo các liên kết cứng, cần máy móc,
thiết bị...

o BTCT bán lắp ghép: Kết hợp ƣu điểm của 2 phƣơng pháp trên.

- Theo trạng thái ứng suất khi chế tạo và sử dụng:


o BTCT thƣờng.
o BTCT ứng lực trƣớc.
1.2 ƢU, NHƢỢC ĐIỂM VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG CỦA BTCT
1.2.1 Ưu điểm
- Có khả năng sử dụng vật liệu địa phƣơng (xi măng, cát, đá, sỏi), tiết kiệm thép. Có
khả năng chịu lực lớn hơn so với kết cấu gạch đá và gỗ, có thể chịu tốt tải trọng rung
động, động đất...
- Vừa bền, vừa ít tốn chi phí bảo dƣỡng.
- Chịu lửa tốt hơn so với thép và gỗ. BT bảo vệ CT không bị nung nóng nhanh đến
nhiệt độ nguy hiểm. Một công trình bằng bê tông cốt thép thông thƣờng có thể chịu
đƣợc những đám cháy kéo dài từ 1-3 giờ. Trong khi đó, các công trình bằng thép và
gỗ cần đƣợc thiết kế chống cháy để có khả năng chịu lửa tƣơng tự.
- Có thể tạo đƣợc kết cấu có hình dạng bất kỳ theo yêu cầu về cấu tạo, sử dụng cũng
nhƣ kiến trúc.
1.2.2 Nhược điểm
- Trọng lƣợng bản thân lớn, nên khó làm đƣợc những kết cấu có nhịp lớn bằng BTCT
thƣờng (khắc phục điều này ngƣời ta dùng BT nhẹ, BTCT ứng lực trƣớc, kết cấu vỏ
mỏng...)
- Cách âm và cách nhiệt kém (khắc phục bằng cách dùng các dạng kết cấu có lỗ rỗng).
- Công tác thi công đổ tại chỗ tƣơng đối phức tạp, chịu ảnh hƣởng của thời tiết, khó
kiểm tra chất lƣợng (khắc phục bằng cách dùng kết cấu BTCT lắp ghép hoặc công
xƣởng hóa các khâu làm ván khuôn, cốt thép và trộn bê tông, cơ giới hóa cao khâu
đổ, đầm BT).
- Dƣới tác dụng của tải trọng và các tác động khác, BTCT dễ có khe nứt, làm ảnh
hƣởng đến chất lƣợng sử dụng, tuổi thọ của kết cấu, mỹ quan.
1.2.3 Phạm vi sử dụng
- Trong xây dựng công nghiệp: kết cấu BTCT dùng làm các kết cấu chịu lực, làm các
tháp chứa, hành lang vận chuyển, ống khói, xilô, bunke, móng máy, ống dẫn...
- Trong xây dựng dân dụng: BTCT đƣợc sử dụng nhiều để làm móng, cột, dầm, sàn,
cầu thang...

7
- Trong xây dựng giao thông: làm dầm cầu, vòm, móng cọc, ta vẹt, mặt đƣờng, cột
điện...
- Trong xây dựng thủy lợi: làm trạm bơm, đập tràn, tƣờng chắn, cống, ống dẫn...
- Trong xây dựng quốc phòng: dùng làm các công sự, lô cốt...
- Trong công nghiệp chế tạo cơ khí: ở một số nƣớc nhiều bộ phận nhƣ khung, chân đế
của các loại máy nặng nhƣ máy nén thủy lực, máy dập..., ngƣời ta thay thế bằng
BTCT, tiết kiệm đƣợc 40% kim loại và giảm tiền vận chuyển.
1.3 SƠ LƢỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
So với gạch đá và gỗ thì BTCT là loại vật liệu xây dựng tƣơng đối mới, lịch sử của nó
mới khoảng hơn 150 năm.
Xi măng đƣợc phát minh vào năm 1825. Cuối năm 1849 LamBô (Pháp) đã làm một
chiếc thuyền bằng lƣới thép đƣợc trát hai mặt bằng vữa xi măng. Sau đó ngƣời ta chế tạo
các bản sàn, đƣờng ống, bể chứa nƣớc và các cấu kiện khác bằng BTCT.
Ở thời kỳ sơ khai ngƣời ta chế tạo BTCT theo cảm tính nên CT thƣờng đƣợc đặt ở
giữa tiết diện. Khoảng sau 1880, các nghiên cứu về cƣờng độ BT và CT, về lực dính giữa
BT và CT mới đƣợc thực hiện ở Pháp và Đức. Koenen (Đức) là một trong những ngƣời đầu
tiên đề nghị đặt CT vào vùng BT chịu kéo và năm 1886 đã kiến nghị phƣơng pháp tính toán
cấu kiện BTCT.
Đầu thế kỷ 20, ngƣời ta bắt đầu xây dựng lý thuyết tính toán kết cấu BTCT theo ứng
suất cho phép (phƣơng pháp cổ điển). Phƣơng pháp này dựa trên cơ sở các phƣơng pháp
tính toán ứng suất của môn SBVL. BTCT ứng suất trƣớc đƣợc Freysinet (Pháp) nghiên cứu
thành công từ năm 1928. Năm 1939 Giáo sƣ Loleit (Nga) cùng với nhiều ngƣời khác đã
nghiên cứu tính không đồng chất và đẳng hƣớng, tính biến dạng đàn hồi dẻo của BT và kiến
nghị phƣơng pháp tính toán theo giai đoạn phá hoại. Đến 1955 ở Liên Xô đã bắt đầu tính
toán theo phƣơng pháp mới hơn, đó là phƣơng pháp tính theo trạng thái giới hạn. Phƣơng
pháp này ngày càng đƣợc hoàn thiện và đƣợc nhiều nƣớc sử dụng kể cả nƣớc ta trong thiết
kế kết cấu BTCT. Ở nƣớc ta BTCT bắt đầu đƣợc dùng từ đầu thế kỷ 20.
**************************
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Vì sao lại đặt cốt thép vào bê tông? Phân tích các yếu tố giúp bê tông và cốt thép
cùng cộng tác chịu lực với nhau?
2. Phân tích các ƣu và nhƣợc điểm của bê tông cốt thép? Làm sao hạn chế những nhƣợc
điểm của bê tông cốt thép?
3. Trình bày các cách phân loại kết cấu bê tông cốt thép?
4. Nêu phạm vi sử dụng của kết cấu bê tông cốt thép?

8
Chƣơng 2. TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA VẬT LIỆU
A. BÊ TÔNG
2.1 KHÁI NIỆM CHUNG
Bê tông là loại đá nhân tạo, đƣợc chế tạo từ các loại vật liệu rời (cát, đá, sỏi), chất kết
dính (thƣờng là xi măng), nƣớc và có thể thêm phụ gia. Bê tông có cấu trúc không đồng
nhất, vì kích thƣớc, hình dạng các hạt cốt liệu khác nhau, sự phân bố lại không thật đồng
đều, trong bê tông còn có những lỗ rỗng li ti do nƣớc thừa bay hơi.
Bê tông đƣợc phân loại tùy theo thành phần và cấu trúc của chúng:
 Theo cấu trúc: bê tông đặc chắc, bê tông có lỗ rỗng, bê tông tổ ong.
 Theo khối lƣợng riêng: bê tông nặng, bê tông nhẹ.
 Theo thành phần có: bê tông thông thƣờng, bê tông cốt liệu bé, bê tông chèn đá
hộc.
 Theo phạm vi sử dụng: bê tông chịu lực, bê tông chịu nhiệt, bê tông cách nhiệt, bê
tông chống xâm thực...
Các tính chất cơ lý của bê tông bao gồm các tính năng về cơ học, nhƣ cƣờng độ và
biến dạng, và các tính năng về vật lý, nhƣ co ngót, từ biến, khả năng chống thấm, chống ăn
mòn, chịu nhiệt… Các tính chất cơ lý của bê tông phụ thuộc chủ yếu vào chất lƣợng của xi
măng, các đặc trƣng của cốt liệu, thành phần cấp phối, cách dƣỡng hộ và tuổi của bê tông.
2.2 CƢỜNG ĐỘ CỦA BÊ TÔNG
Cƣờng độ là chỉ tiêu quan trọng thể hiện khả năng chịu lực của bê tông. Cƣờng độ của
bê tông phụ thuộc vào thành phần và cấu trúc của nó. Với bê tông cần xác định cƣờng độ
chịu nén và cƣờng độ chịu kéo.
2.2.1 Thí nghiệm xác định cường độ chịu nén
2.2.1.1 Thí nghiệm mẫu

Mẫu thí nghiệm có thể dạng khối vuông A


cạnh a = 10; 15; 20 cm; khối lăng trụ A
a A
đáy vuông; khối trụ tròn.
a h
Thí nghiệm mẫu bằng máy nén.
a
Gọi: lực làm phá hoại mẫu là P, diện D
tích tiết diện mẫu là A

Hình 2-1 Mẫu thí nghiệm nén


Cƣờng độ chịu nén của mẫu sẽ là:

(2-1)
Đơn vị của R thƣờng dùng là MPa. Bê tông thông thƣờng có R =5-30 MPa. Bê tông có
R>40 MPa là loại cƣờng độ cao.
2.2.1.2 Sự phá hoại của mẫu thử

Khi bị nén, ngoài biến dạng co ngắn theo phƣơng lực tác dụng, bê tông còn bị nở
ngang. Thông thƣờng, chính sự nở ngang quá mức làm cho bê tông bị phá vỡ. Nếu hạn chế
9
đƣợc sự nở ngang, có thể làm tăng khả năng chịu nén của bê tông. Trong thí nghiệm nếu
không bôi trơn mặt tiếp xúc giữa bàn nén và mẫu thì tại mặt đó sẽ xuất hiện lực ma sát có
tác dụng cản trở sự nở ngang và làm tăng cƣờng độ của mẫu hơn so với khi có bôi trơn mặt
tiếp xúc. Ảnh hƣởng của lực ma sát giảm dần từ mặt tiếp xúc đến khoảng giữa mẫu.

(a) (a) (b) (b) (c) (c)


(a) (b) (c)
2 2
2
3 3 5 5 6 6 6
3 5
1 1 4 4
1

3 3 5 5 5 6 6 6
3
2 2 2
a) Thí nghiệm nén mẫu b) Sự phá hoại của mẫu không c) Sự phá hoại của mẫu
bôi trơn có bôi trơn
Hình 2-2 Sự phá hoại của mẫu thử
1-mẫu; 2-bàn máy nén; 3-ma sát; 4-bê tông bị ép vụn;
5-hình tháp bị phá hoại; 6-vết nứt dọc trong mẫu.
Vì vậy, khối vuông có kích thƣớc bé có cƣờng độ cao hơn so với mẫu có kích thƣớc
lớn, và mẫu lăng trụ (có chiều cao gấp 4 lần cạnh đáy) có cƣờng độ chỉ bằng 0,8 lần cƣờng
độ mẫu khối vuông có cùng cạnh đáy. Nếu thí nghiệm với mặt tiếp xúc đƣợc bôi trơn để bê
tông đƣợc tự do nở ngang sẽ không có sự khác biệt nhƣ vừa nêu.
2.2.2 Thí nghiệm xác định cường độ chịu kéo Rt

Thông thƣờng ngƣời ta chế tạo mẫu chịu kéo tiết diện vuông cạnh a, hoặc mẫu chịu
uốn tiết diện chữ nhật cạnh .
* Cƣờng độ chịu kéo sẽ là:
P a
Với mẫu kéo: Rt  (2-2) P P
A a
3,5M
Với mẫu uốn: Rt  2 (2-3)
bh
1l 1l 1l
3 3 3
Trong đó P, M lần lƣợt là lực kéo, mômen
b
uốn làm phá hoại mẫu
h
Cũng có thể xác định cƣờng độ chịu kéo
l=6h
bằng cách ép chẻ mẫu trụ tròn.
Hình 2-3 Mẫu thí nghiệm kéo

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cường độ của bê tông


2.2.3.1 Thành phần và công nghệ chế tạo
Cƣờng độ của BT lớn hay bé là do thành phần và công nghệ chế tạo quyết định. Một
số yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến cƣờng độ BT:
10
 Chất lƣợng và số lƣợng xi măng.
 Độ cứng, độ sạch và cấp phối cốt liệu.
 Tỷ lệ giữa nƣớc và xi măng.
 Chất lƣợng của việc nhào trộn, đổ, đầm và điều kiện bảo dƣỡng BT.
Nói chung các nhân tố trên ảnh hƣởng quyết định đến R, Rt nhƣng mức độ có khác
N
nhau. Ví dụ tỷ lệ nƣớc trên ximăng có ảnh hƣởng rất lớn đến R và có phần ít hơn đối
XM
với Rt; độ sạch cốt liệu ảnh hƣởng lớn đến R và rất lớn đối với Rt cũng nhƣ khả năng chịu
cắt của BT.
2.2.3.2 Tuổi của bê tông
Tuổi là thời gian t (ngày) tính từ lúc chế tạo BT đến khi nó chịu lực. Cƣờng độ của bê
tông tăng theo thời gian. Thời gian đầu cƣờng độ tăng nhanh, sau chậm dần.
Với BT dùng xi măng pooclăng chế tạo và bảo dƣỡng trong điều kiện bình thƣờng,
cƣờng độ tăng nhanh trong 28 ngày đầu.
Để biểu diễn sự tăng của R theo t có thể dùng một số công thức thực nghiệm. Công
thức của B.G. XKramtaep (1935) theo qui luật logarit, với t = 7÷300 ngày:
(2-4)

R28
Rt

0 28 t
Hình 2-4 Quan hệ R-t
Trong môi trƣờng thuận lợi (nhiệt độ dƣơng, độ ẩm cao) sự tăng cƣờng độ có thể kéo
dài trong nhiều năm. Còn trong điều kiện khô hanh hoặc nhiệt độ thấp sự tăng cƣờng độ
trong thời gian sau này là không đáng kể.
Dùng hơi nƣớc nóng để bảo dƣỡng BT làm cho cƣờng độ tăng rất nhanh trong vài
ngày đầu, nhƣng sẽ làm cho BT trở nên dòn hơn và có cƣờng độ cuối cùng thấp hơn so với
BT đƣợc bảo dƣỡng theo điều kiện tiêu chuẩn.
2.2.3.3 Ảnh hưởng của tốc độ gia tải và thời gian tác dụng của tải trọng
Tốc độ gia tải khi thí nghiệm cũng ảnh hƣởng đến cƣờng độ của mẫu. Tốc độ gia tải qui
định bằng 2kg/cm2/giây và cƣờng độ đạt đƣợc là R. Khi gia tải rất chậm, cƣờng độ BT chỉ
đạt khoảng (0,85-0.90)R. Khi gia tải nhanh, cƣờng độ BT có thể đạt (1,15-1,20)R.
Thí nghiệm nén mẫu bê tông đến ứng suất 0,90 đến 0,95R, rồi giữ nguyên lực nén trong
thời gian dài thì một lúc nào đó mẫu cũng bị phá hoại. Đó là hiện tƣợng bê tông bị giảm
cƣờng độ khi tải trọng tác dụng dài hạn.
2.2.4 Giá trị trung bình và giá trị tiêu chuẩn của cường độ
2.2.4.1 Giá trị trung bình
Thí nghiệm n mẫu thử cùng một loại bê tông, cƣờng độ trung bình Rm xác định:
11
1n
Rm   Ri (2-5)
n i 1

2.2.4.2 Giá trị đặc trưng


Giá trị đặc trƣng của cƣờng độ còn gọi là cƣờng độ đặc trƣng đƣợc xác định theo một
xác suất đảm bảo 95% theo biểu thức:
Rch= Rm(1- S.v) (2-6)
trong đó:
- v=d/ Rm là hệ số biến động phản ảnh tính không đồng nhất của bê tông. Với qui trình
thi công ổn định, kiểm tra chặt chẽ, lấy v=0,135.
- S là số lƣợng chuẩn, phụ thuộc vào xác suất đảm bảo và qui luật của đƣờng cong
phân phối các Ri. Với xác suất đảm bảo 95% thì S=1,64.
- d là độ lệch quân phƣơng:
Ri  Rm 2
d (2-7)
n 1

2.2.4.3 Giá trị tiêu chuẩn


Giá trị tiêu chuẩn của cƣờng độ bê tông gọi tắt là cƣờng độ tiêu chuẩn đƣợc lấy bằng
cƣờng độ đặc trƣng của mẫu thử Rch nhân với hệ số kết cấu  KC , kể đến sự làm việc sai khác
giữa mẫu thử và kết cấu.
Cƣờng độ tiêu chuẩn về nén Rbn, về kéo Rbtn
 KC  0,7  0,8
Cƣờng độ tiêu chuẩn về nén Rbn có thể lấy bằng cƣờng độ đặc trƣng của mẫu hình trụ
có h=4a, và thƣờng gọi là cƣờng độ lăng trụ.
2.2.5 Cấp độ bền và mác bê tông
Để biểu thị chất lƣợng của bê tông về một tính chất nào đó ngƣời ta dùng khái niệm
mác hoặc cấp độ bền.
2.2.6 Mác theo cường độ chịu nén M
Đây là khái niệm theo tiêu chuẩn cũ TCVN 5574-1991, mác bê tông M lấy bằng
cƣờng độ chịu nén trung bình của mẫu thử chuẩn (kG/cm2). Theo tiêu chuẩn TCVN 5574-
1991 bê tông có các mác: M50, M75, M100, M150, M200, M250, M300, M350, M400,
M500, M600.
2.2.7 Cấp độ bền chịu nén B
Theo TCVN 5574:2012, cấp độ bền chịu nén B, là trị số lấy bằng cƣờng độ đặc trƣng
của mẫu thử chuẩn (mẫu lập phƣơng kích thƣớc 150x150x150mm), đƣợc chế tạo, dƣỡng hộ
và thí nghiệm nén ở tuổi 28 ngày, tính bằng đơn vị MPa, với xác suất đảm bảo không dƣới
95%.
Theo TCVN 5574:2012 bê tông có các cấp độ bền B3,5; B5; B7,5; B10; B12,5; B15;
B20; B30; B35; B40; B50; B55; B60.
Nhƣ vậy tƣơng quan giữa mác M và cấp độ bền B của cùng một loại bê tông nhƣ sau:
B  M (2-8)
2
α- hệ số đổi đơn vị từ kG/cm sang Mpa, lấy α=0,1.
β- hệ số chuyển đổi từ cƣờng độ trung bình sang cƣờng độ đặc trƣng, β=0,778.
12
2.2.8 Cấp độ bền chịu kéo Bt
Khi mà sự chịu lực của kết cấu đƣợc quyết định bởi khả năng chịu kéo của bê tông,
cần qui định thêm cấp độ bền chịu kéo Bt , lấy bằng cƣờng độ đặc trƣng về kéo của bê tông
theo đơn vị MPa. Theo TCVN 5574:2012 bê tông có các cấp độ bền chịu kéo nhƣ sau:
Bt0,5; Bt0,8; Bt1,2; Bt1,6; Bt2.0; Bt2,4; Bt2,8; Bt3,2; Bt3,6; Bt4,0
2.2.9 Mác theo khả năng chống thấm và theo khối lượng riêng
Đối với kết cấu có yêu cầu hạn chế thấm cần quy định mác theo khả năng chống thấm
W, lấy bằng áp suất lớn nhất (atm) mà mẫu chịu đƣợc để nƣớc không thấm qua.
Đối với kết cấu có yêu cầu về cách nhiệt cần quy định mác theo khối lƣợng riêng trung
bình D.
2.3 BIẾN DẠNG CỦA BÊ TÔNG
2.3.1 Biến dạng do co ngót
Đó là hiện tƣợng BT giảm thể tích khi khô cứng trong không khí. Hiện tƣợng co ngót
xảy ra liên quan đến sự biến đổi lý hóa của quá trình thủy hóa xi măng, đến sự tổn hao
lƣợng nƣớc do bay hơi...
Biến dạng tƣơng đối về co ngót có thể đạt trị số trung bình 35.10-4. Co ngót là hiện
tƣợng không tốt, bất lợi. Khi co ngót bị cản trở hoặc co ngót không đều có thể xuất hiện các
vết nứt, vì vậy cần hạn chế sự co ngót.
Các nhân tố chính ảnh hƣởng đến co ngót:
 Trong môi trƣờng khô co ngót lớn hơn trong môi trƣờng ẩm.
 Độ co ngót tăng khi dùng nhiều xi măng, dùng xi măng có hoạt tính cao. (xi măng
mác cao, xi măng Aluminat), khi tăng tỉ lệ nƣớc/ xi măng, khi dùng cốt liệu có độ
rỗng, dùng cát mịn, dùng chất phụ gia.
Để hạn chế co ngót, ngoài việc chọn thành phần bê tông thích hợp, hạn chế lƣợng
nƣớc trộn, còn cần đầm chặt bê tông, giữ cho bê tông thƣờng xuyên ẩm trong giai đoạn đầu.
Ngoài ra còn có thể khắc phục ảnh hƣởng xấu của co ngót nhƣ đặt thép cấu tạo ở những nơi
cần thiết, làm khe co giãn...
2.3.2 Biến dạng do tải trọng tác dụng ngắn hạn
Làm thí nghiệm nén với mẫu lăng trụ, đo và lập biểu đồ quan hệ ứng suất biến dạng
nhƣ hình trên.
 Điểm C ứng với lúc mẫu bị phá hoại, lúc đó có cƣờng độ chịu nén Rlt và biến dạng
cực hạn *b
 Khi gia tải đến một mức nào đó (b , b ) , rồi giảm tải, biến dạng của BT không
đƣợc phục hồi hoàn toàn, đƣờng cong giảm tải không trở về gốc.
Điều trên chứng tỏ bê tông không phải là vật liệu hoàn toàn đàn hồi, nó là vật liệu đàn
hồi-dẻo.

13
 

B
Rlt C

b
B

0 
0 b *b  0 D  
 pl  el
Hình 2-5 Biểu đồ quan hệ ứng suất biến dạng của bê tông
Phần biến dạng phục hồi đƣợc là biến dạng đàn hồi el , nó tỷ lệ thuận với ứng suất.
Phần biến dạng không hồi phục đƣợc là biến dạng dẻo pl.
b = el + pl (2-9)
 el
Gọi  = : hệ số đàn hồi của BT. (2-10)
b

Khi ứng suất còn bé, biến dạng chủ yếu là biến dạng đàn hồi, giá tị của  1. Với ứng
suất lớn biến dạng dẻo tăng lên, hệ số  giảm dần. Ở giai đoạn phá hoại biến dạng dẻo
chiếm phần lớn.

  pl :hệ số dẻo của bê tông (2-11)
b
=1-
Biến dạng cực hạn khi chịu nén đúng tâm đạt trị số trung bình khoảng 2  10-3. Trong
vùng nén của cấu kiện chịu uốn *b có giá trị lớn hơn, trung bình là 3,5  10-3.
Khi chịu kéo bê tông cũng có biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo nhƣ khi chịu nén,
biến dạng cực hạn khi kéo khá bé, chỉ bằng khoảng 1,5  10-4.
2.3.3 Biến dạng do tải trọng tác dụng dài hạn - Từ biến
Nén thí nghiệm mẫu đến một giá trị b ,b nào đó (điểm B), rồi giữ nguyên tác dụng
của tải trọng trong thời gian dài ta thấy biến dạng tiếp tục tăng thêm (điểm C). Phần biến
dạng tăng thêm do tải trọng tác dụng lâu dài đƣợc gọi là biến dạng từ biến.
 
C

b B C c
b B

0 b c  0 t

Hình 2-6 Đồ thị biểu diễn từ biến của bê tông


Khi ứng suất b nhỏ (khoảng  60-70% giá trị cƣờng độ giới hạn) thì biến dạng từ biến
là có giới hạn, tức là đƣờng cong BC có tiệm cận ngang.
Nhƣng khi b gần với cƣờng độ giới hạn thì biến dạng từ biến phát triển không ngừng
và dẫn đến kết cấu bị phá hoại. Đó là một trong những cơ sở để đánh giá tuổi thọ của kết
cấu.

14
- Hiện tƣợng biến dạng tăng theo thời gian trong lúc ứng suất không thay đổi gọi là
tính từ biến.
- Biến dạng dẻo và biến dạng từ biến đều là biến dạng không đàn hồi
- Có thể xem biến dạng dẻo là biến dạng từ biến, nhƣng nó xuất hiện đồng thời với
biến dạng đàn hồi khi gia tải lên mẫu, còn biến dạng từ biến là phần phát triển theo
thời gian.
- Thực ra không phải toàn bộ phần biến dạng tăng theo thời gian đều do từ biến mà
sự co ngót của BT cũng gây ra biến dạng đó.
- Từ biến phụ thuộc vào nhiều yếu tố, các yếu tố cơ bản nhƣ:
o Khi ứng suất lớn thì biến dạng từ biến càng lớn.
o Tuổi bê tông ứng với lúc đặt tải càng cao thì biến dạng càng bé
o Độ ẩm của môi trƣờng càng lớn thì biến dạng càng bé
o Tỷ lệ N/XM càng lớn thì biến dạng càng lớn
o Từ biến giảm khi dùng XM mác cao
o Ngoài ra còn phụ thuộc vào cốt liệu, phƣơng pháp thi công, kích thƣớc mẫu
thử...
Có thể biểu diễn từ biến qua các chỉ tiêu sau:
c
Đặc trưng từ biến:   , không thứ nguyên (2-12)
 el
c
Suất từ biến: C có đơn vị MPa-1 (hoặc cm2/kG) (2-13)
b
Cả 2 chỉ tiêu , C đều tăng theo thời gian.
Với thời gian khá dài c tăng đến trị số ổn định, C đạt giá trị C0.

Bảng 2-1Một số giá trị C0

Tuổi của BT lúc chiụ tải (ngày) 7 14 28 60 > 90


C0 x106 (cm2/kG) 15 12 9 6 5

Ứng với C0 có trị số giới hạn 0. Đối với loại BT thông thƣờng 0=1,8-3,5
2.3.4 Biến dạng nhiệt
Đây là loại biến dạng thể tích do nhiệt độ thay đổi. Giá trị trung bình của hệ số giản nở
vì nhiệt của BT vào khoảng 1 x 10-5/độ (nhiệt độ khoảng 0 - 1000C). Hệ số giãn nở vì nhiệt
phụ thuộc vào loại XM, cốt liệu, trạng thái ẩm của BT.
Thực nghiệm cho thấy tỷ lệ N/XM, tuổi của BT ít có ảnh hƣởng đến biến dạng do
nhiệt độ.
2.4 MÔ ĐUN ĐÀN HỒI
2.4.1 Khi chịu nén
Mô đun đàn hồi ban đầu (thƣờng gọi tắt là môđun đàn hồi) của bê tông Eb đƣợc định
nghĩa từ biểu thức:

Eb tg 0  b (2-14)
 el
Môđun đàn hồi ban đầu phụ thuộc vào cấp độ bê tông và điều kiện dƣỡng hộ.

15
Môđun đàn hồi-dẻo hay môđun biến dạng của bê tông E’b đƣợc định nghĩa từ biểu
thức:
b b
E'b tg    Eb (2-15)
 b  el
 el
(  : hệ số đàn hồi của BT )
b
, o là các giá trị trên Hình 2-5.
2.4.2 Khi chịu kéo
Môđun đàn hồi ban đầu cũng giống nhƣ khi chịu nén. Còn môđun biến dạng khi kéo
có giá trị nhƣ sau:
E'bt =  t Eb (2-16)
Trong đo:  t là hệ số đàn hồi khi kéo. Thí nghiệm cho biết khi ứng suất kéo của bê
tông bt đạt đến cƣờng độ chịu kéo Rt.ser thì  t có giá trị trung bình là 0,5.

Khi đó:
E'bt = 0,5 Eb (2-17)

Nhƣ vậy biến dạng giới hạn khi kéo của bê tông sẽ là:
R 2R
 to*  t.ser  t.ser (2-18)
0,5Eb Eb

2.4.3 Môđun chống cắt Gb được tính với hệ số nở ngang 0,2


Eb
Gb   0,4 Eb (2-19)
2 ( 1  0,2 )

16
B. CỐT THÉP
2.5 CÁC LOẠI CỐT THÉP
Cốt thép là thành phần quan trọng của bê tông cốt thép. Dựa vào thành phần hóa học
và phƣơng pháp luyện ngƣời ta định ra mác thép
Thép dùng làm cốt cho bê tông thƣờng chỉ dùng một số mác thép carbon thấp và thép
hợp kim thấp. Thép carbon thƣờng dùng là thép CT3 và CT5 (với tỷ lệ carbon là 3 và 5
phần nghìn).
Thép hợp kim thấp có trong thành phần của nó một lƣợng nhỏ các nguyên tố khác nhƣ
mangan, crôm, titan, silic... nhằm nâng cao cƣờng độ và cải thiện một số tính chất của thép.

Theo công nghệ chế tạo, thép có thể đƣợc sán xuất bằng phƣơng pháp cán nóng hoặc
gia công sợi kéo nguội.
- Cốt cán nóng thanh  10 mm, dài  13 m (hiện nay thƣờng bằng 11,7m)
- Cốt cán nóng  10 mm thƣờng sản xuất thành cuộn.
- Sợi kéo nguội đƣợc chuốt qua các khuôn có đƣờng kính nhỏ dần, làm thế cƣờng độ
thép đƣợc nâng cao, nhƣng tính dẻo giảm,  8 mm.
Ngoài ra thép còn có thể đƣợc gia công nhiệt (tôi), gia công nguội (dập, kéo) để
nâng cao cƣờng độ.

Về hình thức, thép đƣợc sản xuất dạng thanh tròn trơn hoặc có gờ, gờ nhằm tăng độ
dính bám giữa bê tông và cốt thép.
Để làm cốt thép có thể dùng các thanh thép hình nhƣ thép L, thép I, U..., đó là những
cốt cứng, đƣợc dùng để chịu lực khi thi công hoặc dùng khi kết cấu chịu tải lớn.
Cốt sợi cƣờng độ cao thƣờng dùng trong BT ứng suất trƣớc.

Hình 2-7 Một số loại cốt thép có gờ


Yêu cầu của cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép:
- Có cƣờng độ đảm bảo và có tính dẻo cần thiết.
- Cùng làm việc đƣợc với BT trong tất cả các giai đoạn.
- Khi khả năng chịu lực của kết cấu đƣợc tận dụng hết thì tính năng
- cƣờng độ của cốt thép cũng đƣợc tận dụng triệt để.
- Có các tính năng cần thiết (dễ uốn, hàn đƣợc...) nhằm thi công thuận lợi.
- Bảo đảm tiết kiệm đƣợc vật liệu và ít hao phí lao động.

2.6 MỘT SỐ TÍNH NĂNG CƠ HỌC CỦA CỐT THÉP


2.6.1 Biểu đồ ứng suất - biến dạng, cốt thép dẻo, cốt thép rắn
Tính chất cơ học của thép phụ thuộc vào thành phần hóa học và công nghệ chế tạo
chúng.

17

a)  b)  c)
C 1500
C

1000

B C B
y y 500
A B

0   0   0 
0.1 0.2 0.3
Hình 2-8 Biểu đồ ứng suất- biến dạng của các loại thép
Để xác định cƣờng độ của thép thƣờng ngƣời ta thí nhiệm kéo mẫu thử và vẽ biểu đồ
ứng suất-biến dạng và qua đó phân biệt thép dẻo, thép rắn:
- Trên mỗi biểu đồ có phần thẳng ứng với giai đoạn đàn hồi.
- Phần nằm ngang và cong ứng với giai đoạn có biến dạng dẻo.
- Đoạn biểu đồ nằm ngang đƣợc gọi là thềm chảy, lúc này thép ở vào trạng thái chảy
dẻo, biến dạng tiếp tục tăng lên khi ứng suất không tăng.
2.6.1.1 Cốt thép dẻo có biểu đồ như (Hình 2-8a)
Chúng có thềm chảy rõ ràng hoặc vùng biến dạng dẻo khá rộng, giới hạn chảy
khoảng 200-500MPa, có biến dạng cực hạn khá lớn (suất dãn khi đứt) từ 15÷25%, gồm:
thép cán nóng CT3, CT5...
2.6.1.2 Cốt thép rắn (dòn) (Hình 2-8b)
Có giới hạn chảy không rõ ràng và gần bằng giới hạn bền, giới hạn bền khoảng
500÷2000MPa, có biến dạng cực hạn tƣơng đối bé 5÷10% , gồm thép qua gia công nhiệt
hoặc gia công nguội, sợi thép cƣờng độ cao có biến dạng cực hạn rất bé 3÷4%.
2.6.2 Biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo
Khi kéo thép trong giai đoạn đàn hồi rồi giảm tải thì biểu đồ sẽ trở về đƣờng cũ, đến
gốc tọa độ. Nếu kéo thép đến phần có biến dạng dẻo rồi giảm tải thì biểu đồ không trở về
theo đƣờng cũ mà theo một đƣờng khác song song với đoạn thẳng biểu diễn giai đoạn đàn
hồi. Khi giảm tải trọng về 0, vẫn còn biến dạng dự pl (Hình 2-9).
Nếu kéo thép một lần nữa thì đƣờng quan hệ - sẽ là đƣờng O’-D (Hình 2-9a). Ngƣời
ta lợi dụng tính chất này để gia công thép nguội nhằm tăng giới hạn đàn hồi của nó. Thép đã
đƣợc gia công kéo nguội sẽ có độ dãn dài khi đứt bé hơn thép ban đầu.

a) b) c)
D
B' C
A A

y
A D

O'
0 pl  0 pl  0 0.2% 

18
Hình 2-9 Biến dạng dẻo của cốt thép

2.6.3 Cường độ giới hạn chảy  Y


Về ứng suất, ngƣời ta thƣờng qui định 3 giới hạn sau:
- Giới hạn bền B: bằng giá trị ứng suất lớn nhất thép chịu đƣợc trƣớc khi bị kéo
đứt.
- Giới hạn đàn hồi el: lấy bằng ứng suất ở cuối giai đoạn đàn hồi.
- Giới hạn chảy Y: lấy bằng ứng suất ở đầu giai đoạn chảy.
Đối với loại thép dẻo giới hạn chảy có thể đƣợc xác định dựa vào biểu đồ ứng suất-
biến dạng. Đối với loại thép không có giới hạn đàn hồi và giới hạn chảy rõ ràng (cốt thép
dòn), ngƣời ta qui định các giới hạn qui ƣớc:
- Giới hạn đàn hồi qui ƣớc là giá trị ứng suất el ứng với biến dạng dƣ tỉ đối là
0,02%.
- Giới hạn chảy qui ƣớc là giá trị ứng suất y ứng với biến dạng dƣ tỉ đối là 0,2%
(Hình 2-9c).
2.6.4 Cường độ tiêu chuẩn của cốt thép
Cƣờng độ tiêu chuẩn của cốt thép Rsn đƣợc lấy bằng cƣờng độ giới hạn chảy với xác
suất đảm bảo không dƣới 95%.
Rsn   Ym (1  Sv) (2-20)
trong đó:
-  Ym là giá trị trung bình của giới hạn chảy khi thí nghiệm kéo một số mẫu.
- S =1,64 ứng với xác suất đảm bảo 95%.
-  là hệ số biến động, nếu sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn thì =0,05÷0,08.
2.6.5 Mô đun đàn hồi của cốt thép Es
Mô đun đàn hồi của cốt thép Es, đƣợc lấy bằng độ dốc của đoạn OA trên biểu đồ ứng
suất-biến dạng.
Es= 180 000÷210 000 MPa, tùy thuộc loại thép…
2.6.6 Độ dẻo của cốt thép
Độ dẻo của cốt thép đƣợc đặc trung bởi biến dạng dƣ toàn phần của mẫu thí nghiệm
kéo, hoặc đánh giá bằng cách uốn nguội quanh trục có đƣờng kính bằng 3-5 lần đƣờng kính
của nó, nếu thép sợi có thể bẻ gập nhiều lần...
Độ dẻo của thép ảnh hƣởng đến việc gia công và sự làm việc của nó trong kết cấu
BTCT. Nếu độ dẻo thấp, thép có thể bị kéo đứt hoặc gãy đột ngột.
2.6.7 Tính hàn được
Hàn đƣợc đảm bảo sự liên kết chắc chắn của mối hàn, không có khuyết tật ở mối hàn.
Tính hàn đƣợc phụ thuộc vào thành phần và cách chế tạo thép. Thép carbon ít (cán nóng) và
thép hợp kim thấp hàn khá tốt. Thép đã gia công nhiệt hoặc kéo nguội không đƣợc phép
hàn, vì ở nhiệt độ cao mối hàn làm giảm cƣờng độ của thép.
2.6.8 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Cốt thép bị nung nóng ở nhiệt độ cao sẽ bị thay đổi về cấu trúc kim loại cũng nhƣ
cƣờng độ, môđun đàn hồi đều giảm xuống. Sau khi để nguội trở lại cƣờng độ có đƣợc phục
hồi nhƣng không hoàn toàn.

19
Khi quá lạnh (-30oC) một số thép carbon nóng trở nên dòn, đó là hiện tƣợng dòn
nguội. Hệ số dãn nở vì nhiệt của thép là 110-5/độ.
2.7 PHÂN NHÓM CỐT THÉP
2.7.1 Theo tiêu chuẩn Việt Nam
Theo tiêu chuẩn Nhà nƣớc về "Thép cán nóng, thép cốt bê tông TCVN 1651-1985",
dựa vào tính chất cơ học, phân thép thành 4 nhóm CI, CII, CIII, CIV.
CI: thanh tròn nhẵn.
CII: có gờ xoắn vít theo một chiều.
CIII, CIV: có gờ xiên theo hai chiều.
2.7.2 Theo các tiêu chuẩn khác
Nga phân cốt thép thành các nhóm:
- Cốt thép cán nóng nhóm A-I, A-II, A-III, A-IV (tƣơng tự cách chia nhóm TCVN),
còn có thêm A-V.
- Thép qua gia công nhiệt.
- Thép sợi kéo nguội...
Pháp phân loại theo giới hạn chảy: FeE230, FeE400, FeE500.
2.7.3 Tương quan giữa mác thép và nhóm thép
Mác thép (CT3, CT5,...) đƣọc định ra và kí hiệu chủ yếu dựa vào thành phần hóa học và
công nghệ chế tạo, còn nhóm cốt thép (A-I, A-II,...) đƣợc phân chia theo đặc trƣng cơ học.
Hai cách phân chia này là khác nhau nhƣng liên quan với nhau vì đặc trƣng cơ học do thành
phần và cách luyện thép quyết định( A-I chế tạo từ thép than CT3; A-II chế tạo từ thép than
CT5,...).

20
C. BÊ TÔNG CỐT THÉP
2.8 LỰC DÍNH GIỮA BÊ TÔNG VÀ CỐT THÉP
Lực dính giữa bê tông và cốt thép là yếu tố cơ bản giúp bê tông và cốt thép cùng biến
dạng và cùng cộng tác chịu lực với nhau.
2.8.1 Các yếu tố tạo nên lực dính
Lực dính giữa bê tông và cốt thép đƣợc tạo nên từ những yếu tố sau:
 Lực dán của chất keo trong vữa xi măng (khoảng 25% lực dính)
 Lực ma sát sinh ra do sự gồ ghề trên bề mặt tiếp xúc (cốt gờ tăng gấp 2-3 lần cốt
trơn).
 Khi bê tông khô cứng, do co ngót bê tông ôm chặt lấy cốt thép cũng tăng lực
dính.
 Khi cốt thép chịu nén thì lực dính lớn hơn khi bị kéo (vì thép nở ngang ép chặt
vào bê tông).
2.8.2 Thí nghiệm xác định lực dính
Thí nghiệm kéo hoặc nén cho cốt thép tuột khỏi bêtông
 P

max
max

c
l

l
c


P
Hình 2-10 Thí nghiệm xác định lực dính
Cƣờng độ lực dính trung bình  đƣợc xác định bằng biểu thức:
P
  (2-21)
l
trong đó:
- P là lực kéo hoặc nén tuột cốt thép
-  là đƣờng kính cốt thép
- l là chiều dài cốt thép chôn trong bêtông.

Thực ra lực dính phân bố không đều trên toàn chu vi đoạn cốt thép chôn trong bê tông,
ở 2 đầu của đoạn đó lực dính bằng không. Lực dính cực đại ở nơi cách tiết diện đặt lực một
khoảng c    l
1 1
3 4
P 
 max   (2-22)
l 

Trong đó  là hệ số hoàn chỉnh biểu đồ lực dính < 1.

Lực dính tăng khi tăng lƣợng xi măng, tăng mác bê tông, giảm tỷ lệ N/XM, tăng tuổi
của BT, khi bê tông rắn kết trong điều kiện ẩm-nhiệt tốt và phƣơng pháp đổ BT có chấn
rung.
21
Thực nghiệm cho thấy lneo = (15 - 20)  là đủ (nếu lneo quá dài mà bị phá hoại có thể là
do bị kéo đứt chứ không phải bị tuột).
2.8.3 Trị số lực dính
Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến trị số cƣờng độ lực dính, trong đó 2 nhân tố cơ bản là
chất lƣợng BT và bề mặt CT.
Công thức thực nghiệm (Nga) xác định lực dính:
Rbn
 max  (2-23)
m
trong đó:
- Rbn: Cƣờng độ chịu nén của BT
- m: Hệ số, phụ thuộc vào bề mặt cốt thép, với cốt gờ m = 2  3,5,
cốt trơn m = 56.
-  là hệ số phụ thuộc trạng thái chịu lực, khi cốt thép chịu kéo  =1
khi cốt thép chịu nén  =1,5

2.9 SỰ LÀM VIỆC CHUNG GIỮA BT VÀ CT


2.9.1 Ảnh hưởng của co ngót
Do lực dính giữa BT và CT mà CT cản trở co ngót của BT. Khi đó CT chịu nén còn
BT chịu kéo. Đó là những ứng lực nội tại trong BTCT.

 a

cn
 bt
cn

a) Mẫu bê tông b) Mẫu bê tông cốt thép


Hình 2-11 - Biến dạng co ngót
- Nếu nhiều CT thì ứng suất kéo trong BT tăng lên đến mức có thể đạt đến Rt làm xuất
hiện vết nứt ở BT.
- Nếu CT đặt không đối xứng thì sẽ gây biến dạng không đều, bất lợi cho kết cấu.
- Khi đã có khe nứt thì ảnh hƣởng của co ngót giảm đi và ở giai đoạn phá hoại thì
không còn ảnh hƣởng nữa đến khả năng chịu lực của cấu kiện (kết cấu tĩnh định)
- Trong kết cấu siêu tĩnh các liên kết thừa ngăn cản sự co ngót của BT, do đó xuất hiện
những nội lực phụ. Khi tính toán các nội lực đó, có thể xem sự co ngót của BT giống
với sự giảm nhiệt độ xuống 15oC (vì hệ số co ngót của BT = 0,00015 gấp 15 lần hệ
số nở dài của nó bt = 0,00001).

Từ sơ đồ xác định ảnh hƣởng của sự co ngót đến trạng thái của cấu kiện BTCT, ta thấy:
- Nếu không có cốt thép thì bê tông co ngót: cn
- Trƣờng hợp đặt cốt thép đối xứng: độ co ngót giảm 1 lƣợng 1, chỉ còn co ngót với trị
số 2. Rõ ràng do cốt thép cản trở 1 lƣợng 1 nên đó chính là biến dạng kéo của bê
tông 1 = bt.

Đồng thời biến dạng co ngót thực 2 ứng với biến dạng nén a của cốt thép (2 = a)
22
Ta có: cn = 1 + 2 = bt + a (2-24)
Đồng thời giữa BT và CT cũng có cân bằng lực:
Nb = Na => Abbt =Aaa (2-25)
A
 bt  a  s   s (2-26)
Ab
trong đó: b: ứng suất kéo trung bình trong BT
A
  s : hàm lƣợng thép
Ab

2.9.2 Ứng suất do ngoại lực


Xét trƣờng hợp đơn giản là thanh BTCT làm việc nhƣng chƣa bị nứt, BT và CT có
cùng biến dạng ɛ.
Ứng suất trong bê tông:

 b  Eb    b
Eb
Ứng suất trong cốt thép::

 s  Es   s  b E s
Eb
E
Đặt ns  s   s  ns b
Eb
ns thay đổi trong khoảng 8 -20
Gọi N - lực dọc (kéo hoặc nén)
Ab, As diện tích tiết diện ngang của bê tông và của cốt thép
 N   b Ab   s As   b ( Ab  ns As )
Đặt Ared  ( Ab  ns As ) là diện tích tiết diện tƣơng đƣơng

2.9.3 Sự phân bố lại nội lực do từ biến


Dƣới tác dụng của tải trọng dài hạn, bê tông bị từ biến, cốt thép không từ biến, và do
dính kết nên cốt thép cản trở biến dạng từ biến của bê tông. Do đó, giữa BT và CT sẽ có sự
phân phối lại nội lực: ứng suất trong cốt thép tăng lên, còn ứng suất trong bê tông giảm
xuống. Sự phân phối lại ứng suất có lợi cho sự làm việc chung giữa bê tông và cốt thép

2.10 SỰ PHÁ HOẠI, HƢ HỎNG CỦA BTCT VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ


2.10.1 Sự phá hoại do chịu lực
BT và CT làm việc chung cho đến khi bị phá hoại.
- Với thanh chịu kéo, sau khi BT bị nứt, cốt thép chịu toàn bộ lực kéo và nó bị
xem là bắt đầu phá hoại khi ứng suất trong CT đạt đến giới hạn chảy.
- Cấu kiện chịu nén: sự phá hoại bắt đầu khi ứng suất trong BT đạt cƣờng độ chịu
nén.
- Sự phá hoại của dầm chịu uốn: có thể ban đầu từ CT của vùng kéo khi ứng suất
trong nó đạt giới hạn chảy hoặc bắt đầu từ BT vùng nén khi ứng suất trong BT
đạt Rb.

23
2.10.2 Sự hư hỏng do tác dụng của môi trường
Trong sự tác động của môi trƣờng, BTCT có thể bị hƣ hỏng do tác dụng cơ, lý, hóa
và sinh học.
- Về cơ học: Bê tông có thể bị bào mòn do mƣa, dòng chảy, do nung nóng bởi
mặt tròi...
- Về sinh học: rong rêu, hà, vi khuẩn ở sông biển gây tác dụng phá hoại bề mặt
của bê tông.
- Về hóa học: Bê tông bị xâm thực bởi các chất hóa học (muối, acid...) có trong
môi trƣờng.
Cốt thép có thể bị xâm thực do tác dụng hóa học và điện phân của môi trƣờng. Khi CT
gỉ, thể tích lớp gỉ > thể tích ban đầu dễ tạo ra vết nứt trong lớp BT bảo vệ.

2.10.3 Các biện pháp bảo vệ BTCT


- Chọn loại kết cấu và vật liệu thích hợp.
- Tổ chức thông thoáng tốt cho kết cấu
- Trung hòa các hơi và dung dịch acid.
- Cần đảm bảo chất lƣợng vật liệu, kỹ thuật thi công.
- Đảm bảo lớp bê tông bảo vệ theo yêu cầu.
- Sơn, trát bảo vệ...

**************************
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến cƣờng độ của bê tông?
2. Thế nào là cƣờng độ trung bình, cƣờng độ đặc trƣng, cƣờng độ tiêu chuẩn, cƣờng độ
tính toán?
3. Khái niệm về mác theo cƣờng độ chịu nén và cấp độ bền chịu nén của bê tông. Liên
hệ giữa mác và cấp độ bền của bê tông?
4. Co ngót là gì? Các yếu tố ảnh hƣởng đến co ngót và cách hạn chế co ngót?
5. Từ biến là gì? Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến từ biến và các cách biểu diễn từ
biến?
6. Cốt thép dẻo và cốt thép dòn khác nhau nhƣ thế nào?
7. Các nhân tố ảnh hƣởng đến lực dính giữa bê tông và cốt thép? Trình bày cách thí
nghiệm để xác định lực dính?

24
Chƣơng 3. NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN VÀ CẤU TẠO
3.1 NGUYÊN TẮC TÍNH TOÁN
3.1.1 Khái niệm chung
Kết cấu BTCT cần đảm bảo độ bền, sự làm việc bình thƣờng và có đƣợc tuổi thọ thích
hợp. Chất lƣợng của kết cấu đƣợc qui định bởi cả 3 khâu: Thiết kế - thi công và sử dụng -
bảo quản.
Thiết kế kết cấu BTCT gồm: Tính toán và cấu tạo
- Tính toán gồm phân tích lập sơ đồ tính, xác định tải trọng và các tác động, xác
định nội lực do từng loại tải trọng gây ra và các tổ hợp của chúng, xác định khả
năng chịu lực của kết cấu hoặc tính toán tiết diện bê tông và cốt thép.
- Cấu tạo gồm chọn vật liệu (cấp độ bền bê tông, loại cốt thép) chọn kích thƣớc
tiết diện, chọn và bố trí cốt thép, giải quyết liên kết giữa các bộ phận, chọn giải
pháp bảo vệ kết cấu, chống xâm thực...
Tính toán và cấu tạo đều quan trọng, cần giải quyết tốt vấn đề an toàn của kết cấu, tiết
kiệm đƣợc vật liệu, thi công thuận lợi, chất lƣợng sử dụng, hạ giá thành.
3.1.2 Tải trọng và tác động
Các loại tải trọng và trị số của nó dùng để thiết kế cần lấy theo các tiêu chuẩn tƣơng
ứng về tải trọng. Đối với nhà và công trình bình thƣờng dùng tiêu chuẩn tải trọng và tác
động TCVN 2737-1995, đối với những công trình chuyên ngành dùng những tiêu chuẩn
ngành tƣơng ứng.
* Về tính chất tác dụng, chia tải trọng làm 3 loại:
- Tải trọng thƣờng xuyên (tỉnh tải) là tải trọng có tác dụng không đổi trong suốt
quá trình sử dụng kết cấu nhƣ: Trọng lƣợng bản thân kết cấu, vách ngăn cố
định...
- Tải trọng tạm thời (hoạt tải) là các tải trọng có thể thay đổi về điểm đặt, trị số,
chiều tác dụng, nhƣ: Tải trọng trên sàn, tải trọng cầu trục, ôtô, gió...
- Tải trọng đặc biệt: động đất, cháy, nổ...

* Về phƣơng, chiều phân chia thành tải trọng đứng (trọng lực...) và tải trọng ngang
(gió, lực hãm ngang,...).

* Về trị số, khi tính kết cấu theo trạng thái giới hạn ngƣời ta phân biệt 2 trị số: Trị số
tiêu chuẩn của tải trọng (tải trọng tiêu chuẩn) và trị số tính toán của tải trọng (tải trọng tính
toán).
- Trị số tiêu chuẩn Ptc lấy bằng giá trị thƣờng gặp trong quá trình sử dụng công trình,
trị số này xác định theo những số liệu thực tế, theo kết quả thống kê.
- Trị số tính toán P lấy bằng trị số tiêu chuẩn nhân với hệ số vƣợt tải n. Hệ số này kể
đến các bất ngờ, đột xuất mà tải trọng có thể vƣợt quá trị số tiêu chuẩn, nó đƣợc xác
định theo một xác suất bảo đảm qui định.
P = nPtc (3-1)
Theo TCVN 2737:95:
 với tải trọng thƣờng xuyên n = 1,1 - 1,3
 với tải trọng tạm thời n = 1,2 - 1,4
Với tải trọng thƣờng xuyên, nếu khi tải trọng giảm mà làm cho độ an toàn kết cấu
giảm thì cần lấy n <1.

25
* Về thời hạn tác dụng, chia thành tác dụng dài hạn và tác dụng ngắn hạn.
- Tải trọng tác dụng dài hạn bao gồm tải trọng thƣờng xuyên và một phần nào đó của
tải trọng tạm thời (nhƣ trọng lƣợng của thiết bị, vật liệu...)
- Tải trọng tác dụng ngắn hạn gồm phần còn lại của tải trọng tạm thời (ngƣời đi lại, xe
cộ, gió...)
Ngoài các tải trọng còn cần chú ý đến những tác động khác có thể gây ra biến dạng và
nội lực trong kết cấu nhƣ tác dụng của co ngót, biến thiên nhiệt độ, lún lệch của nền móng...
3.1.3 Nội lực
- Đối với những kết cấu đơn giản, tĩnh định, dùng những phƣơng pháp tính của môn
sức bền vật liệu và lý thuyết đàn hồi.
- Đối với các kết cấu siêu tĩnh (dầm liên tục, khung...) khi tính nội lực nên tính đến
biến dạng dẻo của vật liệu, xét đến việc trong BT vùng kéo có xuất hiện vết nứt và
xét đến vai trò của CT. Trên cơ sở này ngƣời ta lập một số phƣơng pháp chuyên dùng
cho kết cấu BTCT. Tuy vậy thông thƣờng ngƣời ta vẫn dùng các phƣơng pháp của
sức bền vật liệu và lý thuyết đàn hồi để xác định nội lực. Những kết quả tính toán này
là gần đúng vì giả thiết cơ bản của phƣơng pháp là xem vật liệu là đàn hồi, đồng chất,
đẳng hƣớng.
- Để xác định nội lực và tổ hợp nội lực cần lập các sơ đồ tính.
 Một sơ đồ tính với tĩnh tải, xác định Sg
 Một số sơ đồ với các trƣờng hợp có thể xảy ra của hoạt tải, xác định Si. Tại một
tiết diện các giá trị Si do các sơ đồ hoạt tải gây ra có thể khác nhau về cả trị số
và dấu.
Nội lực dùng để tính toán hoặc kiểm tra tại tiết diện i là tổ hợp của TS và một hoặc vài
giá trị bất lợi của Si:

S = Sg +  Si (3-2)
trong đó:  làhệ số tổ hợp,  = 1,0 nếu chỉ lấy một hoạt tải
 = 0,9 khi lấy từ hai hoạt tải trở lên

3.1.4 Tính toán kết cấu BTCT


Sau khi có đƣợc nội lực S, tiến hành tính toán về khả năng chịu lực. Có 2 dạng bài
toán: Kiểm tra hoặc tính cốt thép.
- Trong bài toán kiểm tra các thông số về tiết diện BT và CT đã biết trƣớc, cần xác
định nội lực mà tiết diện có thể chịu đƣợc là Std:
S  Std (3-3)
- Bài toán tính cốt thép, xuất phát từ điều kiện (3.3) nhƣng cốt thép trong Std còn là
ẩn số phải tìm.
3.2 PHƢƠNG PHÁP TÍNH KẾT CẤU BTCT
Lý thuyết tính toán BTCT đã phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối thế kỷ 19 và đầu thế
kỷ 20 ngƣời ta dùng phƣơng pháp tính theo ứng suất cho phép, khoảng 1939 bắt đầu tính
theo phƣơng pháp nội lực pháp hoại và sau đó phát triển dần thành phƣơng pháp tính theo
trạng thái giới hạn mà ngày nay đang sử dụng.

26
3.2.1 Phương pháp theo ứng suất cho phép (phương pháp đàn hồi)
3.2.1.1 Các giả thiết và công thức tính
- Tiết diện biến dạng theo giả thiết mặt phẳng;
- Xem định luật Hooke là đúng đối với miền bê tông nén;
- Xem tiết diện vốn không đồng chất (bê tông và cốt thép ) thành tiết diện đồng
chất chỉ gồm có bê tông (qui đổi điện tích cốt thép thành diện tiết bê tông tƣơng
đƣơng dựa vào điều kiện s = b);
s = s Es
b = bEb
E
với s = b   s  s  b ns  b (3-4)
Eb
Nhƣ vậy mỗi đơn vị diện tích cốt thép chịu lực = ns đơn vị diện tích bê tông.
Diện tích cốt thép quy thành diện tích bê tông tƣơng đƣơng sẽ là ns.As
- Xem bê tông vùng kéo bị nứt, không tham gia chịu kéo;

* Giả thiết là trạng thái ứng suất ở giai đoạn phá hoại cũng tƣơng tự nhƣ ở giai đoạn
làm việc, tức là tỷ số giữa nội lực, ứng suất, biến dạng trong cả 2 giai đoạn là bằng nhau.
* Tính toán cấu kiện theo phƣơng pháp này là xác định ứng suất trên tiết diện tính toán
ở giai đoạn làm việc rồi đem so sánh với ứng suất cho phép.

cp (3-5)
trong đó : là ứng suất do nội lực gây ra
cp: là ứng suất cho phép của vật liệu
R
 cp 
K
R: Cƣờng độ giới hạn của vật liệu
K: Hệ số an toàn K > 1
3.2.1.2 Nhược điểm của phương pháp
 Tiết diện BTCT không biến dạng theo giả thiết mặt phẳng.
 Bê tông không phải là vật liệu hoàn toàn đàn hồi.
 Hệ số ns biến đổi rất nhiều tùy theo trạng thái ứng suất trên tiết diện, tùy mác
và tuổi của BT.
R
 K - hệ số an toàn. Nhƣng trong thực tế K của BT và CT khác nhau,
 cp
việc chọn hệ số K còn thiếu cơ sở.
 Trạng thái ứng suất trên tiết diện ở giai đoạn làm việc và giai đoạn phá hoại
rất khác nhau.
3.2.2 Phương pháp tính theo nội lực phá hoại:
Tính toán dựa vào điều kiện:

kSc Sph (3-6)


trong đó:
- Sc là nội lực trong kết cấu do tải trọng tiêu chuẩn gây ra, là nội lực mà kết

27
cấu phải chịu.
- Sph là nội lực mà kết cấu chịu đƣợc khi nó ở vào giai đoạn phá hoại, là nội
lực phá hoại.
- k là hệ số an toàn chung cho kết cấu. Thƣờng lấy k = 1,5  2,5

Vấn đề cơ bản của phƣơng pháp là tìm biểu thức tính toán Sp ứng với các trƣờng hợp
chịu lực khác nhau khác nhau. Chẳng hạn, đối với dầm chịu uốn: Khi dầm bị phá hoại dẻo
thì ứng suất trong CT chịu kéo đạt đến giới hạn chảy ch, ứng suất trong BT vùng nén đạt
cƣờng độ chịu nén Rbtc.
* Ƣu điểm: Đã xét sự làm việc của kết cấu một cách gần sát đúng với thực tế, đạt hiệu
quả tiết kiệm vật liệu hơn (đã kể đến tính dẻo của BT và CT).
* Nhƣợc điểm: Vẫn là chỉ dùng một hệ số an toàn chung k, chƣa kể đến khả năng thay
đổi khác nhau của tải trọng, của cƣờng độ vật liệu và các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng
chịu lực.
3.2.3 Phương pháp tính theo trạng thái giới hạn
Khi kết cấu không còn thỏa mãn các yêu cầu đặt ra cho nó vì chịu lực quá lớn, biến
dạng quá lớn hay khe nứt quá rộng..., ngƣời ta nói rằng cấu kiện ở vào trạng thái giới hạn.
Kết cấu BTCT đƣợc tính theo hai nhóm trạng thái giới hạn: về khả năng chịu lực và về
điều kiện sử dụng bình thƣờng.
3.2.3.1 Trạng thái giới hạn thứ nhất: Về khả năng chịu lực
Tính toán theo trạng thái này nhằm đảm bảo cho kết cấu không bị phá hoại, không bị
mất ổn định (biến hình), không bị hỏng do mỏi.
* Tính toán kiểm tra:
S  Sgh (3-7)
trong đó:
- S là nội lực bất lợi nhất có thể phát sinh trong kết cấu do tải trọng tính toán và các
tác động khác gây ra.
- Sgh là giới hạn bé nhất về khả năng chịu lực của tiết diện.

* Tính toán theo trạng thái giới hạn về khả năng chịu lực là cần thiết cho mọi bộ phận
của mọi kết cấu. Cần tiến hành tính toán và kiểm tra ở mọi giai đoạn: chế tạo, vận chuyển,
cẩu lắp, sửa chữa, sử dụng, giai đoạn sử dụng là quan trọng nhất.
3.2.3.2 Trạng thái giới hạn thứ hai: Về điều kiện sử dụng bình thường.
Để đảm bảo điều kiện sử dụng bình thƣờng cần hạn chế độ biến dạng, độ mở rộng khe
nứt, độ dao động...
- Kiểm tra biến dạng: f  fgh (3-8)
- Kiểm tra bề rộng khe nứt: acrc agh (3-9)
trong đó:
o f : biến dạng (độ võng, góc xoay, độ dãn...)
o acrc: bề rộng khe nứt của kết cấu do tải trọng gây ra
o fgh , agh: trị số giới hạn của biến dạng và bề rộng khe nứt.

28
Trị số này đƣợc qui định nhằm bảo đảm sự làm việc bình thƣờng của kết cấu, chúng
đƣợc chọn phụ thuộc vào tính chất và điều kiện sử dụng, phụ thuộc vào điều kiện làm việc
của con ngƣời, thiết bị, mỹ quan...
- Với kết cấu không cho phép nứt, kiểm tra theo điều kiện:

Sc Sn (3-10)
với Sc là nội lực do tải trọng gây ra và Sn là khả năng chống nứt của kết cấu.
(Sc là ứng suất kéo lớn nhất trong bê tông do tải trọng gây ra khi bê tông chƣa bị nứt, Sn là
cƣờng độ chịu kéo của bê tông ).
Theo kinh nghiệm thiết kế và thực tế sử dụng thì các kết cấu bê tông cốt thép thông
thƣờng có bề rộng khe nứt và biến dạng không đáng kể có thể không cần kiểm tra. Nhƣng
đối với các kết cấu lắp ghép, các kết cấu dùng vật liệu cƣờng độ cao, các kết cấu nằm trong
môi trƣờng bất lợi cần kiểm tra hơn.
3.2.3.3 Ưu điểm của phương pháp tính theo trạng thái giới hạn:
- Phân tích tƣơng đối toàn diện về vấn đề an toàn của kết cấu (đã xét đến các yếu
tố đồng chất K, hệ số vƣợt tải n, hệ số điều kiện làm việc m,...)
- Nội dung và kết quả tính toán phản ảnh gần đúng với trạng thái làm việc thực
của công trình.
- Tận dụng đƣợc khả năng làm việc của vật liệu.
3.3 CƢỜNG ĐỘ TÍNH TOÁN CỦA VẬT LIỆU
Khi tính toán theo trạng thái giới hạn, để xác định Sgh cần dùng giá trị tính toán của
cƣờng độ, gọi tắt là cƣờng độ tính toán.
3.3.1 Cường độ tính toán của bê tông về nén Rb và về kéo Rbt
Xác định nhƣ sau:

 bi .Rbn  bi .Rbtn
Rb  ; Rbt  (3-11)
 bc  bt

trong đó:
-  bc và  bt là hệ số độ tin cậy của BT tƣơng ứng khi nén và khi kéo.
Khi tính toán theo TTGH thứ nhất lấy  bc =1,3-1,5;  bt =1,3-2,3 tuỳ loại bê tông.
-  bi là hệ số điều kiện làm việc của bê tông (i=1,2....,10), kể đến tính chất của tải
trọng, giai đoạn làm việc của kết cấu, kích thƣớc tiết diện...( cho ở phụ lục).

Giá trị của Rb và Rbt khi chƣa kể đến  bi gọi là cƣờng độ tính toán gốc.

3.3.2 Cường độ tính toán của cốt thép về kéo Rs


Xác định nhƣ sau:

 si .Rsn
Rs  (3-12)
s
trong đó:
-  s là hệ số độ tin cậy của cốt thép. Khi tính toán theo TTGH thứ nhất lấy  s =1,05-1,2
tuỳ loại thép.
29
-  si là hệ số điều kiện làm việc của cốt thép (i=1,2,..9), kể đến sự mỏi do chịu tải trọng
trùng lặp, sự phân bố ứng suất không đều, cƣờng độ của bê tông bao quanh cốt thép...

Giá trị Rs khi chƣa kể đến hệ số  si gọi là cƣờng độ tính toán gốc.
Cƣờng độ tính toán gốc về nén của cốt thép Rsc đƣợc cho cùng với Rs.
* Khi tính toán theo trạng thái giới hạn thứ 2, các cường độ tính toán kí hiệu là Rb, ser; Rs,ser
được xác định với các hệ số  đều bằng 1 (trừ trường hợp đặc biệt khi tính kết cấu chịu tải
trọng trùng lặp).
3.4 NGUYÊN TẮC CẤU TẠO
3.4.1 Chọn kích thước tiết diện
Ban đầu kích thƣớc tiết diện đƣợc chọn sơ bộ để xác định tải trọng, tính nội lực và cốt
thép. Sau đó cần kiểm tra lại hàm lƣợng cốt thép để đánh giá sự hợp lý của tiết diện đã chọn.
Nếu bất hợp lý thì nên chọn lại và tính lại.
Chọn kích thƣớc tiết diện, ngoài yêu cầu về chịu lực, ổn định, còn phải quan tâm đến
vấn đề thẩm mỹ và điều kiện thi công, định hình ván khuôn…
3.4.2 Khung và lưới cốt thép
- Khung đƣợc dùng trong dầm, cột.
- Lƣới đƣợc dùng trong bản.
- Khung và lƣới hàn: thi công nhanh
- Khung và lƣới buộc: có thể cắt, uốn thép 1 cách linh hoạt, hợp lý do đó tiết kiệm
đƣợc thép nhƣng thi công chậm.

Hình 3-1 Khung và lưới cốt thép


a,b) Khung và lƣới buộc; c) Khung hàn phẳng; d) Lƣới hàn cuộn
3.4.3 Cốt chịu lực và cốt cấu tạo
3.4.3.1 Cốt chịu lực
Dùng để chịu các ứng lực phát sinh do tải trọng và các tác động khác, thƣờng đƣợc xác
định theo tính toán hoặc kiểm tra.

30
3.4.3.2 Cốt cấu tạo
Đƣợc đặt vào để: liên kết các cốt chịu lực lại với nhau thành khung hoặc lƣới, giảm sự
co ngót không đều của bê tông, chịu ứng suất phát sinh do sự thay đổi nhiệt độ nhỏ, hạn chế
mở rộng khe nứt, làm phân bố tác dụng của tải trọng tập trung,... Nó đƣợc đặt theo kinh
nghiệm, theo phân tích sự làm việc của kết cấu, theo qui định của qui phạm.
3.4.4 Nối và neo và uốn cốt thép
3.4.4.1 Nối buộc
Hai đầu chồng lên nhau 1 đoạn lneo, dùng sợi thép mềm để buộc (dùng cho <32mm).
Trong phạm vi nối chồng sự truyền lực do lực dính, do đó phải đặc biệt chú ý đến chất
lƣợng bê tông vùng này. Nếu thép trơn thì đầu mút phải uốn móc neo.
a) b) 2.5d d

lneo 3.25d

3d

c) 2.5d d

6.25d
Hình 3-2 Neo nối cốt thép
a) Nối buộc cốt thép – b) Uốn máy cốt thép – c) Uốn thủ công cốt thép
3.4.4.2 Nối hàn
1
- Hàn đối đầu tiếp xúc: dùng cho các thanh có > 10 và tỷ lệ 0,85 .
2
- Hàn hồ quang có thể có các kiểu sau:
* Kiểu hàn 2 thanh kẹp
+ hàn 4 đƣờng lh 4 
+ hàn 2 đƣờng lh 8  và dùng khi   10
* Hàn nối không cần thanh kẹp: cần uốn đầu cốt thép để khi ghép lại trục 2
thanh thẳng hàng
+ Hàn 2 bên lh 5 
+ Hàn 1 bên lh 10 
* Kích thƣớc đƣờng hàn hồ quang: Chiều dày=  /4 và  4mm
Chiều rộng=  /2 và  10 mm

 
lh lh
a) Hàn đối đầu b) Hàn 2 thanh kẹp c) Hàn không cần thanh kẹp
Hình 3-3 Hàn cốt thép
3.4.4.3 Neo cốt thép
Để phát huy hết khả năng chịu lực cần neo chắc đầu mút cốt thép vào bê tông. Thanh
thép trơn cần uốn móc, thanh gờ có thể không cần. lneo đƣợc tính từ đầu nút cốt thép đến tiết
31
diện mà nó đƣợc tính toán với toàn bộ khả năng chịu lực. Đoạn lneo đƣợc xác định sao cho
lực trong cốt thép đƣợc truyền vào liên kết thông qua lực dính, cốt thép không bị kéo tuột
khỏi liên kết.
R
lan (an s  an ) (3-13)
Rb

Đồng thời đoạn neo cũng không đƣợc nhỏ hơn giá trị l an
*
= an . và lmin..
Các trị số của an ,  an , an , lmin cho trong bảng và  là đƣờng kính cốt thép.

lneo
lneo

Hình 3-4 Neo cốt thép


3.4.4.4 Uốn cốt thép
Ở những chỗ cốt thép bị uốn cong, khi chịu lực thép sẽ ép vào bê tông và gây ra ứng
suất tập trung tại đó.
r = 10


r = 10
Hình 3-5 Uốn cốt thép
Vậy để phân bố lực ép của cốt thép đối với bê tông ra đều hơn tránh phá hoại cục bộ,
cốt thép cần đƣợc uốn với bán kính cong  10  .

3.4.5 Lớp bảo vệ cốt thép:


- Lớp bê tông bảo vệ cốt thép đƣợc tính từ nép ngoài bê tông đến mép ngoài gần nhất
của cốt thép
- Phân biệt lớp bảo vệ cốt thép chịu lực C1 và cốt thép cấu tạo C2
- Trong mọi trƣờng hợp lớp bảo vệ   và  trị số Co qui định

* Đối với cốt chịu lực:


Co = 10 đối với bản, vỏ có < 100
= 15 đối với bản, vỏ có > 100 và trong dầm có h < 250
= 20 trong dầm có h  250 và trong cột
= 30 trong dầm móng, móng lắp ghép
= 35 trong móng đổ tại chỗ (có bê tông lót)
= 70 trong móng đổ tại chỗ (không có bê tông lót)
* Đối với cốt đai, cốt cấu tạo:
Co = 10 khi h  250 mm
32
= 15 khi h > 250
* Đối với công trình gần biển, chịu môi trƣờng xâm thực thì trị số Co cần đƣợc tăng
lên từ 5 - 20 mm.
* Đối với công trình ở nơi khô ráo, đƣợc che phủ, đƣợc đổ bằng bê tông nặng mác >
200 có chất lƣợng tốt thì Co có thể giảm đi 5 mm (trừ trƣờng hợp Co = 10)
t

C2

t
C1
C1

C2 t >1,5Ø

Hình 3-6 Lớp bảo vệ cốt thép


3.4.6 Bố trí cốt thép, khoảng cách
- Cốt thép đặt đủ để vữa bê tông lọt qua và xung quanh mỗi cốt thép có một lớp bê
tông đủ đảm bảo điều kiện về lực dính.
- Khe hở giữa hai cốt thép t0 trong mọi trƣờng hợp  
- Khi đổ BT mà CT nằm ngang hoặc nghiêng thì đối với các cốt bên dƣới t025.
Nhƣng nếu nhiều lớp thì trừ hai lớp dƣới cùng các lớp còn lại to 50.
- Đối với các lớp ở mặt trên to to 30.
- Khi đổ bê tông mà cốt thép đặt đứng thì to 50.
* Khi trong tiết diện nhiều cốt thép có thể đặt ghép 2 thanh từng đôi ghép theo
phƣơng đổ bê tông và to 1,5 
* Khoảng cách giữa trục các cốt thép trong cùng 1 lớp t cũng không đƣợc quá lớn, t 
400. Nếu t> 400 phải đặt thêm thép cấu tạo.
3.5 THỂ HIỆN BẢN VẼ
Thể hiện bản vẽ kết cấu BTCT theo các tiêu chuẩn: TCVN 5572-1991-Bản vẽ thi công
kết cấu BTCT; TCVN 4612-1998- Ký hiệu quy ƣớc bê tông và thể hiện bản vẽ kết cấu
BTCT; TCVN 6048- 1995- Ký hiệu cho cốt thép bê tông.
Vẽ các mặt cắt ngang tại những vị trí đặt trƣng, ghi kích thƣớc và tỷ lệ. Trên mỗi mặt
cắt chỉ thể hiện cốt thép có ở mặt cắt đó.
Để ký hiệu cốt thép, thƣờng dùng các số đặt trong vòng tròn để chỉ một hoặc nhiều
thanh thép giống nhau. Bên cạnh vòng tròn ghi đƣờng kính, số thanh hoặc khoảng cách đối
với cốt đai, cốt lƣới.
Trên bản vẽ còn có thêm bản thống kê vật liệu và các ghi chú cần thiết về vật liệu, về
biện pháp thi công mà trên hình vẽ chƣa thể hiện đƣợc.

33
cét

2 18 2 14
1 2 2 1 2 1

2 14 2 14
1 1
1 2 12 6
4 6 5 1 218 6
10 6 a300 2 5

600

600
5 a150
a150 6
2 18 5  20 4
3 a150

25

25
25 2 18 25 2 18
400 6200 400 3 3
280 280
7000
1-1 2-2

20  8
2
a200

100

15
20  8 38  10
2 1
a200 a150

1 1
5800

220 220

3800
38  10
1
a150

Hình 3-7 Thể hiện bản vẽ

220 220

3800

**************************

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày nguyên tắc thiết kế kết cấu bê tông cốt thép?
2. Khái niệm về trạng thái giới hạn (TTGH). Trình bày nguyên tắc tính toán kết cấu bê
tông cốt thép theo TTGH 1 và TTGH 2?
3. So sánh phƣơng pháp tính theo ứng suất cho phép và phƣơng pháp tính theo nội lực
phá hoại với phƣơng pháp trạng thái giới hạn?
4. Cách xác định cƣờng độ tính toán của bê tông và cốt thép?
5. Vì sao phải neo cốt thép? Trình bày cách xác định chiều dài đoạn neo cốt thép?
6. Vai trò của lớp bê tông bảo vệ cốt thép?

34
Chƣơng 4. CẤU KIỆN CHỊU UỐN (TÍNH TOÁN THEO CƢỜNG ĐỘ)

Cấu kiện chịu uốn là cấu kiện cơ bản rất hay gặp trong thực tế: Dầm, bản, mặt cầu, cầu
thang, lanh tô, ôvăng... Các thành phần nội lực xuất hiện trong cấu kiện chịu uốn gồm
momen uốn và lực cắt.
4.1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
Về hình dáng có thể chia cấu kiện chịu uốn làm 2 loại: Bản và dầm.
4.1.1 Cấu tạo của bản

(a)
2
1

(b)
1 2
Hình 4-1Sơ đồ bố trí cốt thép trong bản
a)Mặt bằng; b) Mặt cắt
1-Cốt chịu lực; 2-Cốt phân bố
Bản là kết cấu phẳng có chiều dày khá bé so với chiều dài và chiều rộng. Kích thƣớc
mặt bằng của bản thƣờng 26m, chiều dày 6 - 14 cm, đôi khi có thể lớn hơn
Bêtông của bản thƣờng có cấp độ bền chịu nén khoảng từ B12,5 đến B25.
Cốt thép trong bản gồm cốt chịu lực và cốt phân bố nhóm CI, CII.
Đƣờng kính cốt chịu lực 6 12 ( ≤ hb/10) xác định theo tính toán, khoảng cách
giữa 2 thanh không vƣợt quá:
- 20 cm khi chiều dày bản hb < 15cm
- 1,5h khi chiều dày bản hb  15 cm
- Để dễ đổ bêtông khoảng cách các cốt thép không đƣợc nhỏ hơn 7 cm.
Cốt phân bố đƣợc đặt vuông góc cốt chịu lực, có tác dụng giữ vị trí cốt chịu lực khi đổ
bê tông, phân phối ảnh hƣởng của lực tập trung, chịu ứng suất do co ngót và nhiệt độ gây ra.
Đƣờng kính cốt phân bố thƣờng 4 8. Số lƣợng không ít hơn 10% số lƣợng cốt chịu lực
tính tại tiết diện có M uốn lớn nhất. Khoảng cách từ 25 - 30 cm.
4.1.2 Cấu tạo của dầm
Dầm là cấu kiện mà chiều cao và chiều rộng của tiết diện ngang khá nhỏ so với chiều
dài của nó. Tiết diện có thể chữ nhật, I, T, hộp... thƣờng gặp nhất là tiết diện chữ nhật và
chữ T.

Hình 4-2 Các dạng tiết diện dầm


h h 1 1
Tỷ số chiều cao và chiều rộng của tiết diện:  2  4 , tỷ số chiều cao và nhịp  
b l 8 20
35
Cốt thép trong dầm gồm: cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai và cốt xiên.
3 2 4

1
2
(a) (b) (c)
2
4
1

Hình 4-3 Các loại cốt thép trong dầm


(a)Cốt đai 2 nhánh; (b)Cốt đai 1 nhánh; (c)Cốt đai 4 nhánh
1-cốt dọc chịu lực; 2-cốt dọc cấu tạo; 3- cốt xiên; 4-cốt đai
- Cốt dọc chịu lực đặt ở vùng kéo của dầm, đôi khi cũng có dọc chịu lực đặt ở vùng
nén, 10  32. thƣờng dùng CII đôi khi CIII
Khi b  15 cm cần ít nhất 2 cốt dọc
Khi b < 15 cm có thể đặt 1 cốt dọc

- Cốt dọc cấu tạo để giữ vị trí cốt đai, chịu ứng suất do co ngót và nhiệt độ, thƣờng
dùng 10 - 12 dùng CI hoặc CII
Khi dầm cao h  70 cm cần đặt thép phụ vào mặt bên của tiết diện dầm để ổn định
cốt thép lúc thi công và chịu các ứng suất do co ngót, nhiệt độ.
Tổng tiết diện cốt dọc cấu tạo khoảng 0,1% - 0,2% tiết diện sƣờn dầm.

- Cốt xiên và cốt đai dùng để chịu lực cắt Q, cốt đai gắn vùng bê tông chịu nén với
vùng bê tông chịu kéo để bảo đảm cho tiết diện chịu đƣợc M.
Góc nghiêng của cốt xiên thƣờng  = 450, nếu h > 80 cm thì  = 600.
Với dầm thấp và bản thì  = 300.
Cốt đai thƣờng dùng  6  10.
4.2 SỰ LÀM VIỆC CỦA DẦM
Thí nghiệm với dầm đơn giản, tăng dần tải trọng. Ta thấy khi tải trọng nhỏ dầm còn
nguyên vẹn, chƣa bị nứt. Khi tải trọng đủ lớn sẽ thấy xuất hiện những khe nứt thẳng góc với
trục dầm tại vùng có M lớn và những khe nứt nghiêng tại gần gối tựa nơi có Q lớn. Khi tải
trọng khá lớn thì dầm có thể bị phá hoại tại tiết diện có khe nứt thẳng góc hoặc tại tiết diện
có khe nứt nghiêng.

Khe nứt thẳng góc Khe nứt nghiêng


Hình 4-4Các dạng khe nứt trong dầm đơn giản
Tính toán dầm theo cƣờng độ là tính toán để dầm không bị phá hoại trên tiết diện có
vết nứt thẳng góc và trên tiết diện có vết nứt nghiêng

36
4.3 TRẠNG THÁI ỨNG SUẤT - BIẾN DẠNG CỦA TIẾT DIỆN THẲNG GÓC
Theo dõi sự phát triển ứng suất - biến dạng trên tiết diện thẳng góc ta có thể chia thành
các giai đoạn sau:
I b < Rb Ia b < Rb
4.3.1 Giai đoạn I:

x
Khi M bé (tải trọng nhỏ), có thể xem M M
nhƣ vật liệu làm việc đàn hồi, quan hệ ƢS-BD
là đƣờng thẳng, sơ đồ ứng suất pháp có dạng s < Rs s < Rs
tam giác. Khi M tăng lên biến dạng dẻo trong Rbt
BT phát triển. Sơ đồ ƢS pháp có dạng đƣờng
cong. Khi sắp sửa nứt, ƢS kéo trong BT đạt
đến giới hạn cƣờng độ chịu kéo Rbt. Ta gọi II b < Rb IIa b < Rb
trạng thái ƢS-BD này là trạng thái Ia.
Muốn cho dầm không bị nứt thì ƢS

x
M M
pháp trên tiết diện không đƣợc vƣợt quá
trạng thái Ia s < Rs Rs

4.3.2 Giai đoạn II:


Khi M tăng lên miền bê tông chịu kéo bị
nứt, khe nứt phát triển dần lên phía trên, hầu th1 Rb th2 Rb
nhƣ toàn bộ lực kéo là do cốt thép chịu. x
Nếu lƣợng thép chịu kéo không nhiều

x
M M
lắm thì khi M tăng lên, ứng suất trong CT có
thể đạt đến giới hạn chảy Rs. Ta gọi trạng thái Rs  s < Rs
này là trạng thái IIa.
Hình 4-5Các giai đọan của trạng thái ứng
suất-biến dạng trên tiết diện thẳng góc
4.3.3 Giai đoạn III: Giai đoạn phá hoại
Khi M tiếp tục tăng lên, khe nứt tiếp tục tăng lên phía trên, vùng BT chịu nén thu hẹp
lại, ƢS trong vùng BT nén tăng lên trong khi ƢS trong CT không tăng (vì cốt thép đã chảy)
khi ƢS pháp trong vùng BT nén đạt đến giới hạn cƣờng độ chịu nén Rb thì dầm bị phá hoại.
Sự phá hoại khi ƢS trong CT đạt đến giới hạn chảy và ƢS trong BT đạt đến Rb gọi là sự phá
hoại dẻo. Trƣờng hợp phá hoại này gọi là trƣờng hợp phá hoại thứ nhất, đã tận dụng đƣợc
khả năng chịu lực của BT và CT.
Nếu CT vùng kéo quá nhiều, ƢS trong CT chƣa đạt đến giới hạn chảy mà BT vùng
nén đã bị phá hoại thì dầm cũng bị phá hoại. Khi đó không xảy ra trạng thái IIa. Đây là sự
phá hoại dòn, CT chƣa chảy dẻo, trƣờng hợp này gọi là trƣờng hợp phá hoại thứ hai. Trƣờng
hợp này cần tránh vì không tận dụng hết khả năng chịu lực của CT và cũng nguy hiểm vì
dầm bị phá hoại khi biến dạng còn nhỏ nên khó đề phòng.
Nếu cốt thép vùng kéo quá ít, thì dầm cũng bị phá hoại dòn do thép bị đứt đột ngột
ngay sau khi khe nứt xuất hiện.

4.4 TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CHỊU UỐN CÓ TIẾT DIỆN CHỮ NHẬT THEO
CƢỜNG ĐỘ TRÊN TIẾT DIỆN THẲNG GÓC
Có hai trƣờng hợp đặt cốt thép:
- Đặt cốt thép đơn: chỉ đặt As ở vùng kéo còn vùng nén thì riêng bê tông đủ chịu

37
- Đặt cốt thép kép: đặt As ở vùng kéo và A’s ở vùng nén, tham gia chịu nén với bê
tông
4.4.1 Trường hợp đặt cốt thép đơn
4.4.1.1 Sơ đồ ứng suất
Lấy trƣờng hợp phá hoại thứ nhất (phá hoại dẻo) làm cơ sở để tính toán. Sơ đồ ứng
suất để tính toán tiết diện theo trạng thái giới hạn lấy nhƣ sau: ứng suất trong CT chịu kéo
As đạt đến cƣờng độ chịu kéo tính toán Rs, ứng suất trong vùng BT chịu nén đạt đến cƣờng
độ chịu nén tính toán Rb và sơ đồ ƢS có dạng chữ nhật. Xem vùng BT kéo đã bị nứt nên
không đƣợc tính để chịu lực.
Rb

x
Mgh
ho

h
h

Rs .As
a

As
b
Hình 4-6 sơ đồ ứng suất của tiết diện có cốt đơn
4.4.1.2 Các công thức cơ bản
- Tổng hình chiếu các lực lên phƣơng trục dầm:
Rbbx = RsAs (4-1)
- Tổng M của các lực đối với trục đi qua trọng tâm của As và vuông góc mặt phẳng
uốn phải:
x
Mgh = Rbbx (h0- ) (4-2)
2
Điều kiện cƣờng độ khi tính theo trạng thái giới hạn:
M  Mgh

x
Từ (4.2) ta có: M  Rbbx (h0 -
) (4-3)
2
x
Từ (4.1) và (4.3) =>M  RsAs(h0 - ) (IV-3a)
2
trong đó:
- M là momen uốn lớn nhất mà cấu kiện phải chịu, do tải trọng toán gây ra.
- Rb, Rs làcƣờng độ chịu nén tính toán của BT và cƣờng độ chịu tính toán của CT.
- x là chiều cao vùng BT chịu nén.
- b, h là kích thƣớc tiết diện.
- h0 =h - a là chiều cao làm việc của tiết diện.
4.4.1.3 Điều kiện hạn chế
Để đảm bảo xảy ra phá hoại dẻo thì cốt thép As không đƣợc quá nhiều, tức cần phải
hạn chế và tƣơng ứng với nó hạn chế chiều cao vùng nén x. Thực nghiệm cho thấy trƣờng
hợp phá hoại dẻo xảy ra khi:
38
x x 
  R  R 
ho ho Rs   (4-4)
1 1  
 sc,u  1,1 

Trong đó:
-  là đặc trƣng tính chất biến dạng của vùng bê tông chịu nén:
    0,008Rb (4-5)
-  =0,85 đối với bêtông nặng,  sẽ có giá trị khác đối với bê tông nhẹ và bêtông hạt
nhỏ.
-  sc,u là ứng suất giới hạn của cốt thép trong vùng bê tông chịu nén (khi bê tông đạt tới
biến dạng cực hạn):
+  sc,u =500MPa đối với tải trọng thƣờng xuyên, tải trọng tạm thời dài hạn và
ngắn hạn.
+  sc,u =400MPa đối với tải trọng tác dung ngắn hạn và tải trọng đặc biệt.
Thay (4.4) vào (4.1) ta có:
R b.x  R bh
As  b  R b 0  As,max (4-6)
Rs Rs
As
Gọi   : hàm lƣợng CT, thì hàm lƣợng cốt thép cực đại của tiết diện sẽ là:
bh0
 R
 max  R b (4-7)
Rs
* Nếu cốt thép quá ít thì sẽ xảy ra sự phá hoại đột ngột (phá hoại dòn) ngay sau khi bê
tông bị nứt.
Để tránh điều đó cần phải đảm bảo min.
Giá trị min đƣợc xác định từ điều kiện khả năng chịu M của dầm BTCT không nhỏ
hơn khả năng chịu M của dầm BT không có CT. Thƣờng min = 0,05%.
4.4.1.4 Tính toán tiết diện
x
Trong công thức (4.1), nếu đặt   , ta có:
ho
Rs As  Rb bh0 (4-8)

và kết hợp (4.3a) =>


x
M  Rb bh0 (h0  )
2
M  Rbbh02 (1  0.5 )   m Rbbh02 (4-9)
(4-10)
M  Rs As h0 (1  0.5 )  Rs As h0
Trong đó  m   (1  0.5 )
  (1  0.5 )
Điều kiện hạn chế có thể viết thành:
 m   R   R (1  0.5 R ) (4-11)

39
* Bài toán tính cốt thép:
Biết M, b, h, cấp độ bền chịu nén của bê tông và nhóm cốt thép. Yêu cầu tính cốt thép
As .
Căn cứ vào cấp độ bền của bêtông và nhóm cốt thép, tra bảng ra Rb, Rs,  R ,  R
Tính h0 = h - a (giả thiết a = 1,5 - 2 cm đối với bản
a = 3 - 6 cm đối với dầm)
Với 2 ẩn số x và As có thể giải trực tiếp từ 2 công thức (4.1) và (4.3).
Hoặc từ (4.9) ta tính

M
m  (4-12)
Rb bh0 2
+Nếu  m   R (tức  <  R ) từ  m giải ra  :
M
=> As  (4-13)
Rs h0
A
Kiểm tra lại hàm lƣợng cốt thép   s phải bảo đảm min.
bh0
Thông thƣờng thì:
 = 0,3 % - 0,6 % đối với bản
 = 0,6 % - 1,2 % đối với dầm
Nếu  m >  R thì phải tăng kích thƣớc tiết diện hoặc tăng cấp độ bền của bê tông để bảo
đảm điều kiện hạn chế  m   R . Cũng có thể đặt cốt thép vào vùng nén để giảm  m .

* Bài toán chọn kích thước tiết diện:


Biết M, cấp độ bền của bê tông và nhóm thép. Yêu cầu tính b, h, As. Bài toán có 4 ẩn b,
h, As,  .
- Giả thiết b căn cứ vào kinh nghiệm, yêu cầu cấu tạo, kiến trúc.
- Giả thiết  = 0,1  0,25 đối với bản, ξ = 0,3  0,4 đối với dầm
Có  tra ra  m
1 M
Từ (4.9) ta có: h0  (4-14)
m Rb b

Chiều cao tiết diện h = h0 + a. Nếu thấy h bất hợp lý thì giả thiết tại b và  ,tính lại.
-Sau khi chọn đƣợc h, tính As giống nhƣ bài toán trƣớc.

* Bài toán kiểm tra cường độ:


Biết b, h, As, cấp độ bền của bê tông và nhóm thép. Yêu cầu tính khả năng chịu lực
(Mgh trong công thức 4.2)
Bài toán với 2 ẩn số Mgh và x, có thể dùng (4.1) và (4.2) để giải trực tiếp.
Hoặc sử dụng bảng để tính.
R A
Từ (4.8) =>  s s
Rb bh0
- Nếu    R thì tra bảng đƣợc  m
M gh   m Rb bh02 M gh  Rs As h0

40
- Nếu    R tức CT quá nhiều, BT vùng nén bị phá hoại trƣớc. Khả năng chịu
lực Mgh đƣợc tính theo cƣờng độ của BT vùng nén, tức lấy:  m   R , (    R )
M gh   R Rb bh02

4.4.2 Trường hợp đặt cốt thép kép


M
Nếu  m   R , tức điều kiện hạn chế (4.4) không đƣợc đảm bảo thì có thể đặt
Rb bh0 2
cốt thép vào vùng BT chịu nén. Tuy vậy không nên đặt quá nhiều vì không tiết kiệm.
Chỉ nên dùng cốt thép trong các trƣờng hợp sau:
- Cần hạn chế tiết diện cấu kiện.
- Khi biểu đồ M đổi dấu (dầm liên tục, nút khung)
- Chỉ đặt cốt thép kép khi  m  0.5
M
Nếu  m =  0,5 thì nên tăng kích thƣớc tiết diện hoặc tăng cấp độ bền BT để
Rn b h0 2
cho  m  0,5 rồi mới tính cốt thép kép.

4.4.2.1 Sơ đồ ứng suất


Ứng suất trong cốt thép As đạt cƣờng độ chịu kéo tính toán Rs, trong CT chịu nén đạt
cƣờng độ chịu nén tính toán Rsc. Ứng suất bê tông vùng nén đạt cƣờng độ chịu nén tính toán
Rb. Sơ đồ ứng suất trong vùng BT nén xem có dạng hình chữ nhật.
Cƣờng độ chịu nén tính toán Rsc lấy theo phụ lục.
A's
a'

Rb
Rsc .A's
x

x
Mgh
ho

h
h

Rs .As
a

As
b
Hình 4-7Sơ đồ ứng suất của tiết diện có cốt kép
4.4.2.2 Các công thức cơ bản
Rs As = Rb bx + Rsc A's (4-15)
Mgh = Rb bx (h0 - x/2) + Rsc A's (h0 - a') (4-16)

Điều kiện cƣờng độ là:


M  Rb bx (h0 - x/2) + Rsc A's (h0 - a') (4-17)
x
Thay    m   (1  0.5 )
ho
Ta có: Rs As =  Rb b h0 + Rsc A's (4-18)
Điều kiện cƣờng độ: M   m Rbbh0 + Rsc A's (h0 - a')
2
(4-19)

41
4.4.2.3 Điều kiện hạn chế
Để không xảy ra phá hoại dòn từ vùng BT chịu nén phải thỏa mãn điều kiện (sau khi
đã đặt cốt kép):
x   R h0 hoặc    R hoặc  m   R (4-20)
Để cho ứng suất trong CT chịu nén đạt Rsc phải thỏa mãn điều kiện:
x  2a' (4-21)
(Thực nghiệm cho biết ứng suất trong CT chịu nén chỉ đạt đến Rsc khi Rsc A's còn ở xa
trục trung hòa hơn hợp lực Rb bx, tức bề cao vùng nén phải thỏa mãn x  2a').
4.4.2.4 Tính toán tiết diện
* Bài toán tính As, A's. Biết M, b, h, Rb,, Rs, Rsc
Đầu tiên phải kiểm tra sự cần thiết đặt cốt thép:
M
 R  m  0,5 (4-22)
Rbbh02
Hai phƣơng trình (4.18) và (4.19) có chứa 3 ẩn số  , As , As' , vì vậy phải chọn trƣớc
giá trị của 1 ẩn rồi tính 2 ẩn còn lại. Theo thực nghiệm để tận dụng khả năng chịu nén của
BT ta có thể chọn  =  R tức  m =  R thay vào (4.19) ta có:
M  R Rb bh02
A's  (4-23)
Rsc (h0 a' )
Từ (4.18) ta có:
 R bh R
As  R b 0  sc A's (4-24)
Rs Rs
* Bài toán tính As, cho biết A’s
M Rsc A's (h0 a' )
Từ (4.18) = > m  (4-25)
Rb bh02
Có thể xảy ra các trƣờng hợp sau:
- Nếu theo (4.25) có m   R thì chứng tỏ A's đã cho chƣa đủ để bảo đảm cƣờng
độ của vùng nén. Khi đó phải xem A's là chƣa biết và tính lại nhƣ bài toán trên.
- Nếu theo (4.25) m   R thì tính hoặc tra bảng ra 
o Nếu x   h0  2a' (thỏa mãn điều kiện hạn chế)
Từ (4.18) ta đƣợc:
 R bh R
As  b 0  sc A' s (4-26)
Rs Rs
o Nếu x   h0  2a' thì ứng suất trong cốt thép As' chỉ đạt đến sc< Rsc.
Để loại bớt ẩn số sc, ngƣời ta lấy x = 2a’ để tính As. Viết phƣơng trình
cân bằng M đối với trọng tâm cốt thép A’s:
Mgh = Rs As (h0 - a') (4-27)

Từ điều kiện M = Mgh


M
=> As  (4-28)
Rs (h0  a' )

42
* Bài toán kiểm tra cường độ:
Biết b, h, As, A’s, Rs, Rsc, Rb. Tính Mgh?
Bài toán có 2 ẩn số  và Mgh.
R A R A'
Từ (4.18) tính   s s sc s
Rb bh0
- Nếu   R thì lấy   R hoặc m   R để tính Mgh.
Mgh =  R Rb b h02 + Rsc A's (h0 - a')

- Nếu   2a' / h0 (tức x < 2a’) thì dùng xem x = 2a’ và dùng 4.27) để tính:
Mgh = Rs As (h0 - a')

2a'
- Nếu     R thì từ  tra bảng hay tính ra m rồi tính Mgh theo công thức
ho
sau:
Mgh = m Rb b h02 + Rsc A's (h0 - a')

43
4.4.3 Sơ đồ khối lời giải các bài toán:
4.4.3.1 Tính cốt thép dọc:

Tăng b, h
M, b, h, Rb, Rs, Rsc
Tăng Rb

Giả thiết a
ho = h - a

Không Không
m ≤ R R<m≤0,5

Thỏa
Thỏa
Không
Chọn A’s



Chọn  = R
hoặc


Không
m ≤ R
Tính
Thỏa

Không

Thỏa

 ≥ min Giảm b, h rồi tính lại


Hoặc lấy As = min(bho)
Thỏa
44
Chọn và bố trí CT, kiểm tra a
4.4.3.2 Chọn kích thước tiết diện:

M, Rb

Giả thiết b
Giả thiết 
=0,10÷0,25 với bản
=0,25÷0,35 với dầm

Thỏa

Giả thiết a
h = ho + a

Không
h hợp lý?

Thỏa
Tính As

4.4.3.3 Kiểm tra cường độ trường hợp đặt cốt đơn:

b, h, Rb, Rs, As

Tính a
ho = h – a

Không
 ≤ R

Thỏa

Lấy

45
4.4.3.4 Kiểm tra cường độ trường hợp đặt cốt kép:

b, h, Rb, Rs, Rsc, As, A’s

Tính a
ho = h – a

Không
 ≤ R

Thỏa

Không

Thỏa

Lấy Lấy

4.5 TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CÓ TIẾT DIỆN CHỮ T THEO CƢỜNG ĐỘ TRÊN
TIẾT DIỆN THẲNG GÓC
4.5.1 Đặc điểm cấu tạo và tính toán
Tiết diện chữ T gồm sƣờn và cánh. Khi cánh thuộc vùng nén diện tích vùng BT chịu
nén tăng lên so với tiết diện chữ nhật bh hoặc diện tích BT vùng kéo giảm đi so với tiết
diện chữ nhật b'f  h. Do vậy dùng tiết diện T tiết kiệm vật liệu hơn tiết diện chữ nhật. Khi
cánh thuộc vùng kéo, vì BT không đƣợc tính cho chịu kéo, nên về mặt cƣờng độ nó chỉ có
giá trị nhƣ tiết diện chữ nhật b  h. Do đó tiết diện I cũng chỉ có giá trị nhƣ tiết diện T có
cánh trong vùng nén, đôi khi do yêu cầu cấu tạo, kiến trúc, do yêu cầu bố trí CT thì mới bố
trí cánh trong vùng kéo.
Bề rộng b'f không được vượt quá giới hạn nhất định để bảo đảm cánh cùng tham gia
chịu lực với sườn, đảm bảo nén đều và cánh không mất ổn định
- Bề rộng cánh b' f  b  2S c không đƣợc vƣợt quá một giới hạn nhất định để đảm bảo
cánh tham gia chịu lực với sƣờn.
- Độ vƣơn của sải cánh S c tính từ mép sƣờn tiết diện đƣợc quy định nhƣ sau:
1
+ S c l . Với l là chiều dài nhịp dầm.
6

46
1
+ Khi có dầm ngang hoặc h' f  0,1h thì S c khoảng cách thông thủy giữa hai dầm
2
dọc.
+ Khi không có dầm ngang hoặc khi khoảng cách giữa chúng lớn hơn khoảng cách
giữa hai dầm dọc và khi h' f  0,1h thì S c 6h' f
+ Khi cánh có dạng côngxôn (dầm độc lập) :
S c 6h' f khi h' f  0,1h
S c 3h' f khi 0,05h  h' f  0,1h
Bỏ qua h' f trong tính toán khi h' f  0,05h .

Về mặt tính toán: Khi trục trung hóa đi qua cánh, tiết diện chữ T đƣợc xem nhƣ tiết
diện chữ nhật có b=b’f, còn tiết diện chữ I đƣợc tính nhƣ tiết diện T có cánh trong vùng nén.

Thông thƣờng ngƣời ta không bố trí thép A's theo tính toán trong tiết diện chữ T.
b'f
hf

Sc Sc
h

b
Hình 4-8 Các trường hợp tính tóan cấu kiện chịu uốn có tiết diện chữ T
4.5.2 Sơ đồ ứng suất
(a) b'f (b) b'f
Rb Rb
x
h'f

h'f

x
Sc Sc
Mgh Mgh
h

Rs As Rs As

b b
Hình 4-9 Sơ đồ ứng suất dùng để tính tiết diện chữ T
Xuất phát từ trƣờng hợp phá hoại dẻo ta có sơ đồ ứng suất để tính tiết diện T nhƣ hình
trên.
Để phân biệt trƣờng hợp trục trung hòa qua cánh hay qua sƣờn ta tính: (lấy momen đối
với trục đi qua As và thẳng góc mặt phẳng uốn)
=> Mf = Rb b'f h'f (h0 - 0,5h'f ) (4-29)
Mflà momen ứng với trƣờng hợp trục trung hòa đi qua mép dƣới của cánh, so sánh Mf
với momen ngoại lực M
- Nếu M  Mf: trục trung hòa qua cánh, tính toán nhƣ tiết diện chữ nhật b'fh.
- Nếu M >Mf thì trục trung hòa qua sƣờn, đƣợc tính toán theo cách dƣới
đây.
47
4.5.3 Công thức cơ bản
Từ sơ đồ ứng suất ta có: (Hình 4-9b)
RsAs = Rbbx + Rb (b'f -b)h'f (4-30)
Mgh = Rbbx (ho - x/2) + Rb (b'f - b) h'f (ho -h’f /2) (4-31)
Điều kiện cƣờng độ sẽ là:
x h '
M  Rb bx (ho - ) + Rb (b'f -b) h'f (h0 - f ) (4-32)
2 2
x
Đặt   ,  m   (1  0.5 ) thì (4.30) và (4.32) có dạng:
ho
Rs As =  Rbbh0 + Rb(b'f - b)h'f (4-33)
hf '
M   m Rb b h02 + Rb (b'f - b) h'f (h0 - ) (4-34)
2
* Từ (4.33) và (4.34) ta thấy cánh của tiết diện chữ T làm tăng sức chịu tải cho tiết
diện chữ nhật tương tự vai trò của A’s trong (4.14) và (4.15).

4.5.4 Điều kiện hạn chế


Điều kiện để bảo đảm xảy ra phá hoại dẻo, ứng suất của cốt thép đạt tới Rs là:
   R hoặc  m   R   R (1  0.5 R )
4.5.5 Tính toán tiết diện:
4.5.5.1 Tính cốt thép
Biết kích thƣớc tiết diện T, Rs, Rb, M. Cần tính As.  m   R  
Từ (4.33) và (4.34) ta thấy 2 ẩn cần tìm As, 
hf '
M Rb (b' f b)h' f (h0  )
Từ (4.34) =>  m  2 (4-35)
2
Rb bh0
Từ  m   R tra bảng đƣợc 
Rb bho Rn (b' f b)h' f
As  (4-36)
Rs

Nếu  m   R thì phải tính cốt kép A's, tính tƣơng tự tiết diện chữ nhật đặt cốt kép.

4.5.5.2 Kiểm tra cường độ


Biết kích thƣớc tiết diện T, Rs, Rb, As. Cần tính Mgh
R A R (b' b)h'f
Từ (4.33) =>  s s b f (4-37)
Rb bho

- Nếu   R tra bảng đƣợc m


hf '
Mtd = m Rbbho2 + Rb ( bf' - b ) hf' ( ho - ) (4-38)
2

48
- Nếu    R thì lấy  m   R để tính Mtd

4.5.6 Sơ đồ khối lời giải các bài toán:


4.5.6.1 Tính cốt thép dọc:
M, b, h, b’f, h’f, Rb, Rs

Giả thiết a
ho = h – a

Không
M > Mc

Thỏa
Tính nhƣ tiết diện
Thỏa chữ nhật

Không
m ≤ R

Thỏa

Tăng tiết diện


(phần cánh)
Hoặc đặt cốt kép
Tính
(không phổ biến)

Không Giảm tiết diện rồi tính lại


 ≥ min
Hoặc lấy As = min(bho)

Thỏa
Chọn và bố trí CT, kiểm tra a

49
4.5.6.2 Kiểm tra cường độ:

b, h, b’f, h’f, Rb, Rs, As

Tính a
ho = h – a

Không

Thỏa

Kiểm tra cƣờng độ nhƣ


tiết diện chữ nhật

Không
 ≤ R

Thỏa

Lấy  = R
Thỏa

4.6 TÍNH TOÁN CƢỜNG ĐỘ TRÊN TIẾT DIỆN NGHIÊNG


4.6.1 Sự phá hoại theo tiết diện nghiêng
Ở những đoạn dầm có Q lớn, ứng suất pháp do M và ƢS tiếp do lực cắt sẽ gây ra
những ƢS kéo chính nghiêng với trục dầm một góc  nào đó và có thể làm xuất hiện khe
nứt. Các cốt thép dọc, đai, xiên đi qua khe nứt nghiêng sẽ chống lại sự phá hoại theo tiết
diện nghiêng (Hình 4-10a). Cũng có thể hiểu sự phá hoại do M có xu hƣớng làm quay 2
phần dầm xung quanh vùng nén, lực Q có xu hƣớng kéo tách 2 phần dầm theo phƣơng
vuông góc trục dầm (Hình 4-10b).
Sự phá hoại trên tiết diện nghiêng có liên quan đến M và Q. Nhƣng đến nay trong tiêu
chuẩn thiết kế vẫn tách riêng việc tính cốt đai, cốt xiên theo Q với việc tính toán cƣờng độ
trên tiết diện nghiêng theo M

M Q

Q M

a) b)
Hình 4-10 Sự phá hoại của kết cấu trên tiết diện nghiêng

50
Q
A B A

VA VB VA

min
max
Q
A

VA min max

Hình 4-11 Trạng thái ứng suất của một phân tố dầm đơn giản
4.6.2 Những nguyên tắc tính toán
4.6.2.1 Bảo đảm khả năng chịu ứng suất nén chính của bụng dầm
Để bảo đảm BT không bị phá hoại trên tiết diện nghiêng theo ứng suất nén chính, cần
thỏa mãn điều kiện:
Q  0,3w1 b1 Rb bh0 (4-39)
trong đó: w1 -hệ số xét đến ảnh hƣởng của cốt đai đặt vuông góc với trục cấu kiện:
w1  1  5 w  1,3 (4-40)
Es A
với:   , w  sw
Eb bs
- Aswlà diện tích tiết diện ngang của một lớp cốt đai cắt qua tiết diện nghiêng.
- b là bề rộng của tiết diện chữ nhật; bề rộng sƣờn của tiết diện chữ T và chữ I.
- s là khoảng cách giữa các cốt đai.
- b1 là hệ số xét đến khả năng phân phối lại nội lực của các loại bê tông khác
nhau:
b1  1   Rb (4-41)

o β= 0,01 -đối với bêtông nặng, bêtông hạt nhỏ và bêtông tổ ong
o β= 0,02 -đối với bêtông nhẹ.
o Rb đƣợc tính bằng MPa.

Nếu điều kiện (4-39) không thỏa mãn thì phải tăng kích thƣớc tiết diện hoặc tăng cấp
độ bền của bêtông.
4.6.2.2 Tính toán cường độ trên tiết diện nghiêng theo lực cắt
Theo tiêu chuẩn thiết kế, khả năng chịu cắt của BT khi không có cốt đaiQb0:
 (1  n ) Rbt bho2
Qb0  b 4 (4-42)
c
trong đó:
- b4 là hệ số bằng 1,5 đối với bêtông nặng và bằng 1,2 đối với bêtông hạt nhỏ.
-  n là hệ số xét đến ảnh hƣởng của lực dọc trục N.
+ Khi lực dọc là lực nén:

51
N
n  0,1  0,5 (4-43)
Rbtbho

+Khi lực dọc là lực kéo:


N
n  0,2 (4-44)
Rbtbho
N
và  0,2  0,8 (4-45)
Rbtbho

c là chiều dài hình chiếu tiết diện nghiêng trên trục cấu kiện, c  cmax  2h0
Giá trị Qb0 còn đƣợc hạn chế trong giới hạn:
Qb3  Qb0  2,5Rbt .bho  Qb max (4-46)
với Qb3  b3 (1  n )Rbt bho  Qb min (4-47)
b3 - hệ số bằng 0,6 đối với bêtông nặng và bằng 0,5 đối với bêtông hạt nhỏ.

Điều kiện để cấu kiện không có cốt đai chịu lực cắt là:
Q  Qb0 (4-48)
trong đó Q là lực cắt, đƣợc xác định từ ngoại lực ở một phía tiết diện đang xét.
* Đối với bản, không có cốt đai nên cần thỏa mãn (4-48)
* Đối với dầm, khi (4-48)thỏa mãn thì không cần tính chịu cắt nhưng phải đặt cốt đai theo
cấu tạo, ngược lại phải tính toán chịu cắt
Qb
z sw1
s ssw2
q
N b +Rsc.A' s
x

A
zs

Rsw.Asw

Rsp .Asp+Rs .As


§
c1
R

in
sw

z s,

Rsw.Asw
.A
s.in

co
c

Q
c2
in
z s,

c
a

Hình 4-12 Sơ đồ tính toán cường độ trên tiết diện nghiêng

* Đối với cấu kiện bêtông cốt thép chịu uốn có đặt cốt thép ngang, điều kiện để đảm bảo
cường độ trên tiết diện nghiêng là:
Q  Qb  Qsw  Qs,inc  (4-49)
trong đó:
- Q là lực cắt tính ở một phía của tiết diện;

52
- Qsw là lực cắt do cốt đai chịu;
- Qs,inc là lực cắt do cốt xiên chịu;
- Qb là lực cắt do bêtông chịu, đƣợc xác định bằng công thức thực nghiệm:
b2 (1   f   n ) Rbt bho2
Qb  (4-50)
c
với:
o c là chiều dài hình chiếu của mặt cắt nghiêng trên trục dọc của cấu kiện.
o b2 là hệ số xét đến ảnh hƣởng của loại bêtông:
+ b2 = 2 đối với bêtông nặng và bêtông tổ ong.
+ b2 = 1,7 đối với bêtông hạt nhỏ.
o  f là hệ số xét ảnh hƣởng của cánh tiết diện chữ T và chữ I khi cách nằm trong
vùng chịu nén:
(b'f  b)h'f
 f  0,75  0,5 (4-51)
bho
b'f  b  3h'f và cốt thép ngang phải đƣợc neo vào cánh.
Trong mọi trƣờng hợp: (1   f  n )  1,5.
Mặt khác: Qb  Qb min  b3 (1   f  n )Rbt bh0 (4-52)
b2
c h
Từ (4.50)và (4.52) suy ra:
 b3 o .
b2
Từ (4.50) và (4.42) suy ra: c  (1   f  n )ho
2,5

4.6.2.3 Bảo đảm cường độ trên tiết diện nghiêng theo mô men uốn

Để đảm bảo cƣờng độ trên tiết diện nghiêng theo mô men, cần phải tính toán với tiết
diện nghiêng nguy hiểm nhất theo điều kiện:
M  M s  M sw  M s,inc  (4-53)
trong đó:
- M là mô men của tất cả ngoại lực đặt ở một phía của tiết diện nghiêng đối với trục đi
qua hợp lực của vùng nén và thẳng góc với mặt phẳng uốn,
- Ms, Msw và Ms.inc là tổng mô men đối với trục nói trên của các nội lực tƣơng ứng
trong cốt dọc, cốt đai và cốt xiên cắt qua tiết diện nghiêng.
4.6.3 Tính toán cốt đai khi không đặt cốt xiên
Điều kiện cƣờng độ trên tiết diện nghiêng:
Q  Qb  Qsw  (4-54)
với:
Qsw   Rsw.Asw  qsw.c (4-55)
Rsw Asw (4-56)
qsw 
s
53
- Rswlà cƣờng độ tính toán của cốt thép đai.
- Aswlà diện tích tiết diện ngang của một lớp cốt đai
- slà khoảng cách cốt đai.
Phƣơng trình (4-54) còn đƣợc viết:
b2 (1   f   n ) Rbt bho2
Q  Qu   qsw c (4-57)
c

*Nhận xét:
Khi c tăng thì Qb giảm và Qsw tăng. Nhƣ vậy,khả năng chịu cắt của cấu kiện có một
giá trị cực tiểu ứng với một giá trị c nào đó đƣợc gọi là tiết diện nguy hiểm nhất co.
Ta có:
dQu b2 (1   f   n ) Rbt bho2
 qsw  0 (4-58)
dc co2
b 2 1  n   f  Rbt bh02
c0 
qsw

Đặt M b  b2 1  n   f  Rbt bh02 (4-59)


Mb
thì: c0  (4-60)
qsw

S S S S S Qb

q x

qsw
qsw s .As
qsw
S S S
Q
c
Hình 4-13 Sơ đồ tính toán cốt đai (chiều cao vùng nén ít quá)

Các nghiên cứu thực nghiệm đã đƣa ra các giá trị khống chế đối với khả năng chống cắt
Qb(xem phƣơng trình (4-50(4-51(4-52).
Những nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra rằng, khả năng chịu cắt của bê tông và cốt
đai phụ thuộc vào chiều dài đoạn a lấy bằng khoảng cách từ mép gối tựa đến lực tập trung
gần nhất hoặc bằng 1/4 nhịp dầm khi tải trọng là phân bố đều (trƣớc đây xem Qb+Qsw nhƣ là
hằng số không phụ thuộc a). Những nghiên cứu sau nầy chứng tỏ khi a tăng thì Qsw tăng và
Qb giảm, cho đến khi a = c0 thì đạt đến sự cân bằng giữa chúng (Qb=Qsw). Khi a = c > c0 thì
chỉ có Qb giảm, còn Qsw không đổi và bằng qswc0.
*Một số yêu cấu khi tính toán:
- Tiêu chuẩn thiết kế yêu cầu khi tính cốt đai, giá trị Qsw tính theo:
54
Qsw  qsw.co (4-61)
- Trên tiết diện nghiêng nguy hiểm lấy bằng co=2ho, cốt đai phải chịu lực cắt không ít
hơn khả năng chịu cắt tối thiểu của bêtông:
b3 1   n   f  Rbt b Qb min
qsw   (4-62)
2 2h0
- Khi tính toán cốt đai phải tính với hàng loạt tiết diện nghiêng khác nhau với những
giá trị không vƣợt quá khoảng cách từ gối tựa đến tiết diện có giá trị mô men cực đại
b 2
và không quá h
b3 o
4.6.3.1 Khoảng cách tính toán của cốt đai
R A R A
Từ: qsw  sw sw  stt  sw sw (4-63)
s qsw

4.6.3.2 Khoảng cách lớn nhất giữa các cốt đai:


Theo điều kiện không đƣợc phép xuất hiện khe nứt nghiêng cắt qua bêtông, tức là toàn
bộ lực cắt do bêtông chịu. Khi đó c=smax:
 (1  n ) Rbtbho2
Từ (4-42) có: smax  b 4 (4-64)
Q

4.6.3.3 Khoảng cách cấu tạo của cốt đai:

- Ở vùng gần gối tựa(lấy bằng l khi có tải trọng phân bố đều và lấy bằng khoảng cách
4
từ gối tựa đến lực tập trung gần nhất nhƣng không nhỏ hơn l ):
4

o sct  h ;150mm khi h  450 mm.


2 (4-65)
h
o sct  ;300mm khi h>450 mm.
3

- Trên các phần còn lại của nhịp: sct  3h ;500mm khi h>300mm.
4
4.6.3.4 Khoảng cách thiết kế của cốt đai:
s  minstt , sct , smax  (4-66)

4.6.4 Tính toán cốt xiên


Ở những đoạn dầm mà Q > Qu thì phải tính cốt xiên để nó cùng chịu lực với bê tông
và cốt đai.
4.6.4.1 Bố trí các lớp cốt xiên
Bố trí các lớp cốt xiên trong vùng có Q>Qu để bảo đảm không xuất hiện khe nứt
nghiêng cắt qua bêtông nằm giữa mép gối tựa va đầu lớp cốt xiên thứ nhất, và cắt qua bê
tông nằm giữa những lớp cốt xiên tiếp theo.

55
<Smax <Smax <Smax <Smax
Hình 4-14Vị trí các lớp cốt xiên trong dầm
4.6.4.2 Tính diện tích các lớp cốt xiên
Điều kiện cƣờng độ trên tiết diện nghiêng c bất kỳ:
Mb
Q  qsw c   Rsw As.inc . sin  (4-67)
c
trong đó:
- As.inc là tổng diện tích các lớp cốt xiên cắt qua mặt cắt nghiêng c
- là góc nghiêng so với phƣơng trục dầm của cốt xiên

As.inc1 As.inc2 As.inc3

c2
c1 c3
co
c
Hình 4-15Các mặt cắt nghiêng dùng để tính toán cốt xiên
Khả năng chịu cắt của các mặt cắt nghiêng ci phải lớn hơn lực cắt ở đầu mặt cắt
nghiêng:
Mb
Q1  qsw.c1  Rsw As.inc1.sin  (4-68)
c1
M
Q2  qsw.c2  Rsw As.inc2 .sin  b (4-69)
c2
M
Q3  qsw.c3  Rsw As.inc3.sin  b (4-70)
c3
Mb
Q3  qsw.c0  Rsw ( As.inc2  As.inc3 ).sin  (4-71)
c0

trong đóQilà lực cắt ở điểm đầu của mặt cắt nghiêng ci.

Chú ý:
Khi tính khă năng chịu cắt trên các tiết diện nghiêng ta cần:
- Phải kể đến tải trọng phân bố q1 làm giảm lực cắt ở cuối tiết diện nghiêng.
- Khi tính qswci nếu ci >co thì lấy ci=co; khi co >2hothì lấy co= 2ho

56
Mb
- Khi tính phải đảm bảo Qbmax > Qb > Qbmin
ci

4.6.5 Sơ đồ khối lời giải các bài toán:


4.6.5.1 Tính toán cốt đai:
Bài toán này tính cốt đai cho phần dầm chịu tải trọng phân bố đều.

57
b, h, Rb, Rbt, Rsw, g, p, Qmax

q1 = g + 0,5p
Loại BT  b2, b3, b4, 

;
Tăng b, h
(Chọn ) Tăng Rb

Tính

Không

Thỏa

Không

Thỏa

Đặt cốt đai cấu tạo:


Không
,

Thỏa
Phải tính toán cốt đai

(Trang tiếp theo)

58
(Tiếp theo)

Không Không

Thỏa Thỏa

Không

Thỏa
Chọn , n  Asw

59
4.6.5.2 Kiểm tra cường độ:
Bài toán này kiểm tra cƣờng độ trên tiết diện nghiêng cho phần dầm bố trí cốt đai.

b, h, , n, s, Rb, Rbt, Rsw, g, p, Qmax

q1 = g + 0,5p
Loại BT  b2, b3, b4, 

Tính

Không
Phá hoại trên td nghiêng do ứ/suất nén chính

Thỏa
Không
Không đảm bảo khoảng cách cấu tạo cđai

Thỏa
Không
Phá hoại trên td nghiêng giữa 2 cđai kề nhau

Thỏa

Không

Thỏa

K/cách từ Qmax đến Mmax

Không
Phá hoại trên td nghiêng nguy hiểm nhất co

Thỏa
Đảm bảo cƣờng độ trên td nghiêng
60
4.6.6 Kiểm tra cường độ trên tiết diện nghiêng chịu mô men M

Sơ đồ ứng suất thể hiện trên Hình 4-16


Công thức kiểm tra:
M  M s  M sw  M s,inc 
(4-72)

hay M  Rs As zs   Rsw Asw zsw   Rsw As.inc zs.inc (4-73)


trong đó:
- M làmô men của ngọai lực nằm ở một phía của tiết diện nghiêng đối với trục
thẳng góc với mặt phẳng uốn và đi qua điểm đặt của hợp lực Nb trong vùng nén.
-  Rsw Asw z sw  0.5qsæ c 2
- zs.inc  zs cos  (c  a1 ) sin

*Xác định chiều cao vùng nén x: X 0


Rb Ab  Rsc A's Rs As   Rsw As.inc.cos  0 (4-74)

nc
z s.i

Nb
x

A
ho
zb

RswAsw
ls
RswAsw RsAs

RswAsw RswAs.inc
Q
c
Hình 4-16 Sơ đồ lực trên tiết diện nghiêng
4.6.6.1 Kiểm tra cường độ trên tiết diện nghiêng theo mô men đối với gối tựa tự do của
dầm
Ứng suất trong cốt dọc chỉ đạt đến Rs khi nó đƣợc neo chắc với chiều dài lan tính từ
mép gối tựa:
 R 
lan   an s  an d (4-75)
 Rb 

trong đó:
an  0,5; an  8 (neo trong vùng nén) đối với cốt có gờ
an  0,8; an  12 đối với cốt trơn

61
Nếu chiều dài neo của cốt thép lx<lan thì giá trị Rs đƣa vào trong tính toán phải giảm đi
l
bằng cách nhân với hệ số  s5  x
lan
Cho phép không kiểm tra cƣờng độ trên tiết diện nghiêng chịu mô men khi thỏa mãn
các điều kiện:
0,8 b 4 Rbt bho2
Qmax  2Rbtbho ; Q  (4-76)
c

Nếu cốt dọc ở gối tựa tự do của cấu kiện chịu uốn không đƣợc neo đặc biệt hoặc
không đƣợc hàn vào tấm đệm ở gối tựa thì cần thỏa mãn một số yêu cầu cấu tạo sau:
Nếu Qmax  2,5Rbt .bho , và
 (1   n ) Rbt bh02  (1   n ) Rbt bho2
QQmax  2Rbt bh0 ; Q  b4 ; (4.82)  b 4 (4-77)
C c
thì la  5d

Khi dùng khung và lƣới hàn và cốt dọc là cốt trơn thì trong phạm vi la phải có một cốt
ngang với da  0,5d đƣợc hàn với cốt dọc, cách mút cốt dọc một đọan c:
- c  15 mm khi d  10;
- c  1,5d khi d>10.

b4 (1  n ) Rbtbho2
Nếu Qmax  2,5Rbt .bho và Q  thì la  10d. (4-78)
c

Khi cốt dọc là cốt trơn thì trong phạm vi đọan la phải hàn 2 thanh cốt ngang có da 
0,5d và đảm bảo khoảngc.
la
a/ la b/ da >0,5d
da >0,5d

d d
c c
Hình 4-17 Neo cốt thép hàn ở gối tựa tự do
a/ trong bản; b/ trong dầm

4.6.6.2 Uốn cốt dọc chịu kéo (xem Hình 4-18)

Cốt số 2 đƣợc uốn từ nhịp 1 lên gối tựa B để chịu mô men âm. Ở tiết diện II-II khả
năng chịu lực của cốt số 2 đƣợc tận dụng hết. Để đảm bảo cƣờng độ trên tiết diện nghiêng
N1- N1 thì phải thỏa mãn:
RsAs2 Zs.inc  RsAs2 Zs (4-79)
Hay cánh tay đòn Zs.inc  Zs. Điều đó sẽ xảy ra khi khỏang cách từ tiết diện thẳng góc II-
II đến tiết diện I-I (trùng với điểm uốn của cốt xiên)  ho/2

62
>ho 2
1 N1
I II III IV N2

I N1 II III IV
A B N2

>ho zw
N1 I II III IV
zs

zs
I II III IV
zs. N1 W
inc c
A
Hình 4-18 Sơ đồ cắt uốn cốt thép của dầm liên tục
* Điều này có thể giải thích như sau: Nếu tại tiết diện II-II cốt số 2 được tận dụng hết
khả năng chịu lực ta uốn ngay cốt đó thành cốt xiên thì cường độ chịu uốn của tiết diện
nghiêng N1-N1 sẽ không được đảm bảo. Vì cả 2 cùng chịu 1 mômen uốn, nhưng trên tiết
diện II-II thì cốt dọc làm việc với cánh tay đòn Zs, còn trên tiết diện nghiêng cốt xiên (cốt
uốn lên) chỉ làm việc với cánh tay đòn Z1= Zscos Zs. Muốn cho cường độ trên tiết diện
nghiêng ít ra cũng bằng cường độ trên tiết diện vuông góc thì Z1 Zs. Từ đó có thể chứng
minh được điểm bắt đầu uốn cốt xiên phải cách mép gối tựa > ho/2.
4.6.6.3 Cắt bớt cốt dọc chịu kéo:
Ở xa gối tựa của dầm liên tục, mômen âm giảm dần, ta có thể cắt bớt cốt thép chịu
kéo. Trên Hình 4-18 ta thấy đến tiết diện III-III cốt số 2 có thể bị cắt bớt. Tiết diện III-III
gọi là tiết diện cắt lý thuyết. Tuy nhiên để đảm bảo cƣờng độ trên các tiết diện nghiêng bất
kỳ N2-N2 thì cốt số 2 phải đƣợc kéo dài thêm 1 đoạn W đến tiết diện IV-IV để cho
 RswAswZsw RsAs2Zs (4-80)

Tức là khả năng chịu M trên tiết diện nghiêng N2-N2 bị giảm đi do cốt dọc số 2 bị cắt
bớt phải đƣợc bù lại bằng khả năng chịu mô men của các cốt đai nằm trong phạm vi tiết
diện nghiêng đó.

* Đối với các dầm có tiết diện không đổi, ta có:


Q
W 5d 20d (4-81)
2qsw
trong đó:
- Qlà giá trị lực cắt tại tiết diện cắt lý thuyết.
- dlà đƣờng kính cốt dọc bị cắt bớt
R A
qsw  sw sw (4-82)
s
63
Giá trị 5d nhằm đảm bảo neo chắc cốt thép.

Nếu vùng cắt bớt cốt dọc có cốt xiên thì W bằng:
QQs.inc
W 5d 20d (4-83)
2qsw
trong đó:
Qs.inc = Rs Aswsin (4-84)
với Asw là diện tích của lớp cốt xiên nằm trong vùng cắt bớt cốt thép. Để đơn giản và an toàn
có thể lấy Asw là diện tích lớp cốt xiên cắt qua tiết diện cắt lý thuyết, là diện tích lớp cốt xiên
nằm ngay phía trƣớc tiết diện cắt lý thuyết (kể từ gối tựa trở ra) mà khoảng cách từ điểm
QQs.inc
đầu của lớp cốt xiên đó đến tiết diện cắt lý thuyết không lớn hơn
2qsw
**************************
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày đặc điểm cấu tạo của bản và dầm?
2. Phân tích các giai đoạn của trạng thái ứng suất-biến dạng trên tiết diện thẳng góc?
3. Phá hoại dòn và phá hoại dẻo khác nhau nhƣ thế nào?
4. Vì sao phải khống chế hàm lƣợng cốt thép dọc tối đa và tối thiểu trong dầm?
5. Nguyên tắc tính toán cƣờng độ trên tiết diện nghiêng?
6. Tính toán cốt đai khi không đặt cốt xiên nhƣ thế nào?
7. Trình bày nguyên tắc tính toán cốt xiên?
8. Làm sao đảm bảo cƣờng độ trên tiết diện nghiêng theo mô men?
9. Tính toán và bố trí cốt thép dọc cho tiết diện ngang của dầm đơn giản có nhịp l=5m,
chịu tác dụng của trọng lƣợng bản thân g, và hoạt tải phân bố đều q. Biết dầm có tiết
diện bxh= 25x50cm, hoạt tải q = 40 kN/m, bê tông cấp độ bền B20, cốt thép nhóm
CII.

10. Giống nhƣ bài toán 1, tuy nhiên hoạt tải phân bố trên dầm q = 85 kN/m.

11. Kiểm tra khả năng chịu mô men cho dầm công xôn có nhịp l=4m chịu tác dụng của trọng
lƣợng bản thân g và tải trọng tập trung P = 20kN đặt ở đầu mút. Biết dầm có tiết diện ngang
bxh= 20x45cm. Cốt thép chịu lực 322, a = 4cm. Bê tông cấp độ bền B25, cốt thép nhóm
CII.
322

b
1-1

64
12. Cho dầm đơn giản tiết diện bxh, nhịp dầm L, chịu tải trọng tập trung P nhƣ sơ đồ bên
dƣới (Bỏ qua trọng lƣợng bản thân dầm).

b(cm) h(cm) L(m) Bê tông Cốt dọc chịu lực Cốt dọc cấu tạo Cốt đai tính toán
20 45 3 B15 CII, 5d20 CII, 2d12 CI, d8s100

a. Hãy vẽ hình bố trí cốt thép trong dầm, ghi đầy đủ kích thƣớc.
b. Nếu tính toán theo khả năng chịu mô men uốn của tiết diện chữ nhật đặt cốt thép
đơn, với cốt thép dọc mà anh chị đã bố trí, hãy tính tải trọng P lớn nhất mà dầm có
thể chịu đƣợc.

450
1
200

P MC 1-1

L/3
L=3000

Mmax

13. Cho một dầm công-xôn với số liệu nhƣ sau (Bỏ qua trọng lƣợng bản thân dầm).

b(cm) h(cm) L(m) a(m) P(kN) Bê tông Cốt dọc Cốt đai tính toán (hai nhánh)
20 45 1.5 1.0 100 B15 CII CI, d6s150

a. Tính toán và bố trí cốt thép dọc cho dầm công-xôn theo khả năng chịu moment
uốn của tiết diện chữ nhật đặt cốt thép đơn. Vẽ hình minh họa.
b. Kiểm tra khả năng chịu cắt của dầm công-xôn theo điều kiện đảm bảo cƣờng độ
trên tiết diện nghiêng.

1
450

1
200
P=10 kN
MC 1-1

a=1000
L=1500

65
Chƣơng 5. SÀN PHẲNG

5.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI


5.1.1 Khái niệm
Sàn BTCT đƣợc dùng rộng rãi trong xây dựng. Nó đƣợc dùng làm các loại sàn nhà dân
dụng và công nghiệp, sàn trực tiếp tiếp nhận tải trọng đứng rồi truyền xuống cột, tƣờng.
Trong nhà cao tầng, sàn còn là vách cứng nằm ngang tiếp nhận tải trọng ngang nhƣ gió,
động đất để truyền lên các kết cấu chịu lực đứng khác. Ngoài ra nó còn đƣợc dùng làm mặt
cầu tàu, mặt cầu, móng bè, tƣờng chắn, nắp bể chứa...Ƣu điểm của sàn BTCT là bền, độ
cứng lớn, chống cháy tốt, dễ thỏa mãn các yêu cầu vệ sinh, dễ cơ giới hóa trong xây dựng...
5.1.2 Phân loại sàn
- Phân theo phƣơng pháp thi công: sàn toàn khối, sàn lắp ghép và sàn nửa lắp ghép.
- Phân theo sơ đồ kết cấu: sàn sƣờn, sàn không sƣờn.

* Sàn sườn:
o Sàn sƣờn toàn khối có bản loại dầm.
o Sàn sƣờn toàn khối có bản kê 4 cạnh.
o Sàn sƣờn kiểu ô cờ.
o Sàn sƣờn panen lắp ghép.
o Sàn sƣờn nửa lắp ghép.

* Sàn không sườn (sàn nấm): nó chỉ có bản hoặc panen đặt trực tiếp lên cột mà không
có dầm, gồm:
o Sàn nấm toàn khối.
o Sàn nấm lắp ghép.
o Sàn nấm nửa lắp ghép.
5.1.3 Phân biệt bản loại dầm và bản kê bốn cạnh
Trong sàn sƣờn bản đƣợc liên kết với dầm hoặc tƣờng theo các cạnh.

q q

2
2 ql
__
ql
__ 8
2

l l

Hình 5-1 Bản loại dầm


Khi bản chỉ đƣợc liên kết ở một cạnh (ngàm) hoặc hai cạnh đối diện thì tải trọng chỉ
truyền theo phƣơng có liên kết. Nếu phân chia bản thành các dãi theo phƣơng truyền lực,
các dãi đó làm việc nhƣ nhau và nhƣ các dầm có liên kết tƣơng đƣơng. Bản chỉ chịu lực
theo một phƣơng gọi là bản một phƣơng hay loại dầm.
66
Khi bản có liên kết ở cả 4 cạnh, tải trọng trên bản truyền vào các liên kết theo cả 2
phƣơng. Bản chịu lực theo cả 2 phƣơng gọi là bản kê 4 cạnh hay bản 2 phƣơng.

1
q

f1
l1

l1
l2
q2

f2

l2
Hình 5-2 Bản kê bốn cạnh
Để xác định phần tải trọng truyền theo mỗi phƣơng, ta xét bản kê tự do ở bốn cạnh có
kích thƣớc l1, l2
Gọi: q1 là tải trọng truyền theo phƣơng l1
q2 là tải trọng truyền theo phƣơng l2

Ta có q = q 1 + q2 (5-1)

Tƣởng tƣợng cắt hai dải bản theo hai phƣơng có bề rộng bằng đơn vị giao nhau ở
chính giữa bản. Độ võng tại điểm giữa của các dải bằng:
5 q1 l14
- Theo phƣơng l1: f1  
384 EJ
5 q1 l14
- Theo phƣơng l2: f1  
384 EJ
Tại điểm giữa hai bản giao nhau có:
f1  f 2 => ql14  ql24 (5-2)
Từ (5-1) và (5-2) suy ra:
l 24
q1  4 4 q
l 1  l2
l14 (5-3)
q2  4 4 q
l1  l 2
l (5-4)
Từ (5-2) => q1  ( 1 ) 4 q2
l2

Từ (5-4)ta thấy khi l2  l1 thì q1  q2


l
Nếu 2  3 thì q1  81q2 . Trong trƣờng hợp này thì tải trọng truyền phần lớn theo
l1
phƣơng cạnh ngắn, lúc này có thể bỏ qua sự làm việc theo phƣơng cạnh dài. Xem bản chỉ
làm việc theo phƣơng cạnh ngắn nhƣ bản loại dầm. Để chịu lực theo phƣơng cạnh dài ta chỉ
cần đặt thép cấu tạo, lấy không bé hơn 10% cốt chịu lực theo phƣơng l1.

67
l2
Cũng có thể xem bản là bản loại dầm khi  2 , lúc đó cốt cấu tạo theo phƣơng
l1
l2>20% cốt chịu lực theo phƣơng l1
* Chú ý: Nếu bản kê lên 4 cột ở 4 góc thì nó cũng bị uốn theo 2 phương nhưng theo
phương cạnh dài bị uốn nhiều hơn.

5.2 SÀN SƢỜN TOÀN KHỐI CÓ BẢN LOẠI DẦM


5.2.1 Sơ đồ kết cấu - cấu tạo
Sàn gồm có bản và hệ dầm đúc liền khối. Về sơ đồ kết cấu xem bản kê lên dầm phụ,
dầm phụ kê lên dầm chính, còn dầm chính gác lên cột hoặc tƣờng. Phƣơng của hệ dầm chọn
tùy thuộc vào sự bố trí chung của công trình, yêu cầu độ cứng và các yêu cầu khác (ở đây
gọi là sàn sƣờn vì hệ dầm ngoài chức năng chịu tải còn có tác dụng tăng độ cứng của bản
nhƣ những sƣờn thông thƣờng).
1 2 3 4 5

5
l2 1 -
4
2 -
l2

3 -
4 -
3

5 -
l2

1 1
2
l2
1

l l l 3l 3l1
A B C D

2 3 4 5
l1 l1 l1 3l1 3l1
A B 1-1 C D

Hình 5-3 Sơ đồ kết cấu sàn sườn toàn khối có bản dầm
Do đổ toàn khối nên tiết diện dầm phụ và dầm chính có tiết diện chữ T.
- Kích thƣớc lƣới cột thông thƣờng 6x 6m hay 6 x 9m.
- Nhịp hợp lý của dầm nên lấy:
+ dầm phụ: 4-7m
+ dầm chính: 5-8m
+ bản: 1,8-2,7m
Chọn sơ đồ kết cấu dựa trên việc lựa chọn các phƣơng án sàn.

Khối lƣợng bê tông của sàn phần lớn tập trung ở bản, nên cần chọn bản có chiều dày
sao cho bé nhất trong phạm vi có thể:
- Đối với mái hb 5cm.
68
- Đối với sàn nhà dân dụng hb 6cm.
- Đối với mái sàn nhà công nghiệp hb 7cm.
- Đối với sàn có xe đi lại hb 8cm
Khi tải trọng trên sàn lớn, cần tăng chiều dày của bản để hàm lƣợng thép nằm trong
phạm vi kinh tế (0,3%  0,8%).

Chiều cao của dầm: h chọn theo tỷ lệ với nhịp


1 1
- Dầm phụ: h  (  )l
12 20
1 1
- Dầm chính: h  (  )l
8 12
- Bề rộng dầm: b  (0,3  0,5)h
Theo chu vi của sàn, bản, dầm đƣợc kê lên tƣờng gạch, đá thì đoạn kê không đƣợc bé
hơn các trị số sau:
- Đối với bản: 12cm và chiều dày bản
- Dầm phụ: 22cm
- Dầm chính: 34cm

Nếu chiều dày tƣờng không đủ, cần làm thêm bổ trụ. Thƣờng thì mút dầm chính đƣợc
đúc liền với cột BTCT đặt ở trong tƣờng hoặc sát tƣờng.
Cốt thép trong bản thƣờng dùng d6- d8
Cốt thép trong dầm thƣờng dùng d12 - d40.

5.2.2 Tính toán nội lực của sàn


Để tính nội lực trong các bộ phận của sàn có thể dùng sơ đồ đàn hồi hoặc sơ đồ có kể
đến biến dạng dẻo. Các sàn của nhà dân dụng và công nghiệp bình thƣờng cần đƣợc tính
theo sơ đồ biến dạng dẻo. Sàn của nhà chịu tải trọng động, hoặc trong môi trƣờng ăn mòn
nên tính theo sơ đồ đàn hồi.
Tải trọng tác dụng lên sàn bao gồm tĩnh tải và hoạt tải sử dụng.
5.2.2.1 Tính theo sơ đồ đàn hồi
 Tính bản
- Sơ đồ tính
Cắt dải bản rộng 1m theo phƣơng cạnh ngắn (vuông góc dầm phụ). Xem dải bản nhƣ
một dầm liên tục, có gối tựa là dầm phụ và tƣờng, chịu tải trọng phân bố đều.

- Tải trọng và tác dụng


Tải trọng tác dụng lên bản:
+ Tĩnh tải g: trọng lƣợng bản thân và các lớp, đƣợc lấy theo cấu tạo cụ thể là tải
trọng phân bố đều (kN/m)
+ Hoạt tải sử dụng p: tùy thuộc vào chức năng, lấy theo tiêu chuẩn, quy phạm, là
tải trọng phân bố đều (kN/m).

Khi xem bản kê tự do lên dầm phụ bản có thể quay trên nó và truyền tác dụng của
hoạt tải từ nhịp này sang nhịp khác. Thực tế bản đƣợc đúc liền khối với dầm phụ nên dầm
ngăn cản sự quay tự do của bản, do đó hạn chế sự tác dụng của hoạt tải từ nhịp này sang
nhịp khác làm cho tác dụng của hoạt tải gần giống với tác dụng của tĩnh tải, hiện tƣợng này
69
gọi là tác dụng giảm tải của dầm phụ đối với bản.
Để kể đến ảnh hƣởng giảm tải đó trong tính toán đem chuyển một phần hoạt tải thành
tỉnh tải, nhƣ vậy:
(a)
(b)

(c) p/2 g+p/2

Hình 5-4 Tính bản dầm theo sơ đồ đàn hồi


a) Mặt bằng sàn; b) Mặt cắt; c) Sơ đồ đàn hồi

p
 Hoạt tải để tính: p' 
2
p
 Tỉnh tải để tính: g'  g 
2
- Nhịp tính toán
Nhịp giữa: lo = khoảng cách giữa hai trục dầm phụ
Nhịp biên: lob = khoảng cách từ tâm gối tựa trên tƣờng đến trục dầm phụ đầu tiên

- Nội lực Q , M
Có thể xác định theo nguyên tắc của cơ học kết cấu hoặc dùng các công thức có hệ số
cho sẵn:

Đối với mô men dƣơng: M1  (.g '  1 p' )l 2


Đối với mô men âm : (5-5)
M1  ( g '   2 p' )l 2

trong đó  ; 1 ,  2 là hệ số ảnh hƣởng của tỉnh tải và hoạt tải (tra trong bảng lập sẵn).

Giá trị lực cắt lớn nhất trong bản bằng:


Q  0,6( g  p)l (5-6)

Thông thƣờng trong bản riêng bê tông đủ khả năng chịu lực cắt.

 Tính dầm phụ


- Sơ đồ tính: là dầm liên tục, có gối tựa là dầm chính và tƣờng.
- Tải trọng: tác dụng lên dầm phụ là phân bố đều.
Hoạt tải: pd  p.l1
Tỉnh tải: g d  g.l1  g o

70
trong đó: g, p là tỉnh tải và hoạt tải tác dụng lên bản.
l1 là khoảng cách giữa các trục dầm phụ.
go làtrọng lƣợng bản thân của một đơn vị dài (1m) dầm phụ.

Để kể đến ảnh hƣởng giảm tải của dầm chính đối với dầm phụ trong tính toán dùng:
3
Hoạt tải để tính: p'd  pd
4
1
Tỉnh tải để tính: g 'd  g d  pd
4
- Nhịp tính toán
l: lấy bằng khoảng cách giữa 2 trục gối tựa.
Nếu bdc> 0,05lo (lo khoảng cách giữa hai mép trong gối) thì lấy l = 1,05 lo.

- Nội lực
Dùng các giá trị của tải trọng p’d và g’d theo các phƣơng pháp đƣờng ảnh hƣởng,
phƣơng pháp tổ hợp tải trọng hoặc dùng các công thức tính toán với các hệ số trong bảng
lập sẵn xây dựng nên đƣợc hình bao mô men M và lực cắt Q.
Khi các nhịp dầm chênh nhau không quá 10% (có thể cho phép đến 20%) tung độ của
hình bao M đƣợc xác định theo công thức (5-5) (nhƣ tính bản). Tung độ hình bao lực cắt
xác định theo các công thức sau.

Đối với nhánh dƣơng: Q1  ( .g d'  1. pd' )l


Đối với nhánh âm : (5-7)
Q2  ( .g d'  1. pd' )l

trong đó: , 1, 2 là những hệ số ảnh hƣởng của tĩnh tải và hoạt tải (cho trong bảng lập sẵn).
 Tính dầm chính
- Sơ đồ tính
Dầm chính cùng với cột tạo thành khung nhà. Nhƣng khi độ cứng đơn vị của dầm
khá lớn so với độ cứng đơn vị của cột và dầm chỉ chịu tải trọng thẳng đứng thì có thể tính
toán dầm chính nhƣ 1 dầm liên tục mà gối tựa là các cột.
Nhịp tính toán l lấy bằng khoảng cách giữa các trục cột.
P P P P P
P
G G G G G
G

P P P P P

G G G G G

l l

Hình 5-5Sơ đồ tính dầm chính


a)Sơ đồ kết cấu; b) Sơ đồ tính toán
- Tải trọng

71
Tải trọng từ dầm phụ truyền lên dầm chính là những lực tập trung. Trọng lƣợng bản
thân dầm chính để đơn giản trong tính toán cũng qui về lực tập trung (trong từng đoạn có
chiều dài l1) cùng điểm đặt tải trọng từ dầm phụ truyền xuống.
1
Tỉnh tải: G  g d (lt  l p )  Go
2
1
Hoạt tải: P  pd (lt  l p )
2
trong đó: pd , gd là hoạt tải và tĩnh tải phân bố trên dầm phụ.
lt, lp là chiều dài dầm phụ ở bên trái và bên phải dầm chính đang tính (kể từ trục các
dầm chính )
Go là Trọng lƣợng bản thân phần sƣờn của dầm chính trong đoạn giữa 2 trục dầm phụ
(l1).
- Nội lực
Có thể dùng phƣơng pháp đƣờng ảnh hƣởng hoặc phƣơng pháp tổ hợp tải trọng để
xác định nội lực nguy hiểm ở các tiết diện.
Cách tổ hợp tải trọng tiến hành nhƣ sau:
 Xếp tĩnh tải G lên toàn dầm vẽ đƣợc biểu đồ momen MG.
 Xếp hoạt tải P lên từng nhịp hoặc một số nhịp, vẽ đƣợc các biểu đồ momen
MP1 ; MP2.... MPi(xem Hình 5-6).

G G G G
a) MG

P P
b) M P1

P P
c) M P2

P P P
d) M P3

P P
e) M P4

P P
f) M P5

P
g) M P6

Hình 5-6 Tổ hợp nội lực trong dầm chính


 Đem cộng các biểu đồ MG và MPi sẽ đƣợc các biểu đồ mô men thành phần
M1, M2,... Mi.Tại mỗi tiết diện chọn đƣợc trong các Mi giá trị lớn nhất và
72
bé nhất (mang dấu đại số). Dùng các giá trị đó để xây dựng nên hình bao
M. Có thể tạo nên hình bao momen bằng cách vẽ thẳng các biểu đồ thành
phần cùng một tỷ lệ, hình bao M gồm các đoạn ngoài cùng.

* Có thể xác định tung độ hình bao M theo công thức lập sẵn (khi các nhịp chênh nhau
không quá 10%, cũng có thể cho phép đến 20%):
Đối với mô men dƣơng: M1  ( o G  1.P)l
Đối với mô men âm : (5-8)
M 2  ( o G   2 .P)l
trong đó  o ;1 ; 2 là các hệ số tra bảng.
* Hình bao lực cắt Q cũng đƣợc xác định theo các phƣơng pháp nhƣ đối với hình bao
M. Tung độ hình bao Q có thể xác định theo công thức sau (với các hệ số cho trong bảng lập
sẵn):
Đối với nhánh dƣơng: Q1   o G  1.P
Đối với nhánh âm : (5-9)
Q2   o G   2 .P
trong đó  o , 1 ,  2 là các hệ số tra bảng

5.2.2.2 Tính nội lực theo sơ đồ có biến dạng dẻo


(phương pháp tính theo thái cân bằng giới hạn)

Nên tính toán nội lực trong dầm siêu tĩnh theo sơ đồ có khớp dẻo (làm phân phối lại
nội lực). Điều kiện để tính kết cấu theo sơ đồ có khớp dẻo là:
- Phải dùng các cốt thép có biến dạng dẻo đủ lớn (cốt thép dẻo).
- Phải thiết kế sao cho kết cấu không bị phá hoại vì bê tông vùng nén bị ép vỡ, bị cắt
đứt.
- Tại các tiết diện dự kiến sẽ xuất hiện các khớp dẻo đầu tiên (thƣờng là tại gối) phải
thỏa mản điều kiện:
 0,3 ứng với bê tông cấp độ bền B30
 0,36 ứng với bê tông cấp độ bền B25
Điều kiện này thay thế cho điều kiện x Rho hoặc R. Ngoài ra để bảo đảm điều
kiện vết nứt tại các khớp dẻo không quá lớn, còn cần hạn chế mô men tại các khớp dẻo để
không nhỏ hơn 70% mô men cũng tại các tiết diện đó khi tính theo sơ đồ đàn hồi (chỉ điều
chỉnh M trong phạm vi 30%). (Nếu khớp dẻo đầu tiên xuất hiện quá sớm thì đến trạng thái
cân bằng giới hạn khe nứt ở tiết diện ấy sẽ mở rộng quá lớn).
 Khái niệm về khớp dẻo
Khảo sát tiết diện có khe nứt trong vùng chịu mô men lớn của cấu kiện chịu uốn. Khi
ứng suất trong cốt thép chịu kéo đạt giới hạn chảy, biến dạng dẻo của bê tông phát triển, khe
nứt mở rộng, vùng nén bị thu hẹp, biến dạng của bê tông vùng nén tăng lên nhiều. Xuất
hiện vùng có biến dạng cục bộ lớn. Vùng đó đƣợc gọi là khớp dẻo.
Khớp dẻo không chỉ xuất hiện ở trong dầm mà còn ở trong các kết cấu khác nhƣ bản,
vỏ, cột, khung....
Trong kết cấu tĩnh định, khớp dẻo xuất hiện làm cho kết cấu bị biến hình và nhanh
chóng dẫn tới sụp đổ. Ở kết cấu siêu tĩnh sự xuất hiện của khớp dẻo chƣa dẫn đến sự phá
hoại kết cấu mà chỉ làm giảm bậc siêu tĩnh của nó.
Kết cấu bị sụp đổ khi nào số khớp dẻo xuất hiện đủ để làm cho nó biến hình.

Thí dụ: Xét dầm có 2 đầu ngàm chịu tải trọng tăng dần P.

73
- Tải trọng tăng đến P1 ở A xuất hiện khớp dẻo ứng với MA1 dầm chƣa bị hỏng, ngàm
A lúc này làm việc nhƣ 1 gốikhớp, quay tự do, tại đó có MA1 tác dụng.

- Tải trọng tăng lên thêm ΔP1 thì ở B xuất hiện khớp dẻo với phần mô men tăng thêm
là MB2. Ngàm B trở thành khớp mà ở đó có MB = MB1 + MB2 tác dụng. Từ bây giờ trở
đi dầm làm việc theo sơ đồ có 2 khớp gối.

-Tăng thêm tải trọng, mô men ở nhịp tiếp tục


tăng và đến một lúc nào đó sẽ xuất hiện khớp P
dẻo thứ 3 ở giữa nhịp. Ứng với phần tải trọng
tăng thêm P2 mô men tăng thêm ở nhịp là Mn3. A B
Dầm bị phá hỏng.
MA = MA1 MA MB
MB = MB1 + MB2
Mn = Mn1 + Mn2 +Mn3 Mn
P1
P = P + P1 + P2
M A1 M B1
Tùy theo sơ đồ chịu lực và cách bố trí cốt thép trong
dầm mà thứ tự xuất hiện các khớp dẻo có thể khác. M n1
P1+P1
 Sự phân phối lại nội lực do xuất hiện khớp M A1 M B1 +M B2
dẻo
Khớp dẻo xuất hiện làm thay đổi tỷ lệ nội lực M n1 +M n2
giữa các tiết diện. Ta gọi đó là sự phân phối lại nội lực. P1+P1+P2
Trong thí dụ trên, nếu nhƣ tỷ số Mn/MA và Mn/MB ; M A1 M B1 +M B2
MB/MA là hằng số trong thời gian dầm làm việc theo sơ
đồ đàn hồi, thì sau khi khớp đã xuất hiện ở A, tỷ số
M n1 +M n2 +M n3
Mn/MA và MB/MAtăng lên. Còn sau khi khớp dẻo xuất
hiện ở B thì tỷ số Mn/MB tăng lên. Hình 5-7 Sự hình thành khớp dẻo
Khớp dẻo khác khớp thông thƣờng ở chỗ tại
khớp dẻo có momen tác dụng, ký hiệu là Mkd. Mkd không phụ thuộc vào tải trọng ngoài mà
chỉ phụ thuộc vào kích thƣớc tiết diện và số lƣợng cốt thép:
M kd  Rs .As .z (z là cánh tay đòn nội ngẫu lực) (5-10)
Chú ý: Nếu mô men do tải trọng ngoài gây ra còn bé hơn Mkd thì khớp dẻo chƣa xuất
hiện. Khi khớp dẻo đã xuất hiện rồi thì Mkd giữ nguyên trị số cho đến trạng thái cân bằng
giới hạn.
Tính kết cấu BTCT theo sự phân phối lại nội lực cho phép điều chỉnh lại một cách
hợp lý M ở các tiết diện. Trong thí dụ trên có thể cho MA = MB = Mn.
 Tính toán bản
- Sơ đồ tính toán

74
t

bdp bdp bdp


lb l l
l1 l1 l1
p
g

lb l l
Hình 5-8 Sơ đồ tính bản khi có khớp dẻo
- Nhịp tính toán
Nhịp giữa: l bằng khoảng cách nội giữa hai mép dầm phụ
l  l1  bdp
Nhịp biên: lb bằng khoảng cách từ mép dầm phụ đến mép tƣờng + 1/2 chiều dày
bản.
bdp t hb
lb  l1   
2 2 2
- Nội lực

ql 2
Tại nhịp biên và gối thứ hai: M 
11
(5-11)
ql 2
Tại các nhịp giữa và các gối giữa: M 
16
trong đó q = g + p
 Tính dầm phụ
- Sơ đồ tính
a

a/2

bdc bdc bdc bdc


lb l l l
l2 l2 l2 l2

pd
gd

lb l l l

Hình 5-9 Sơ đồ tính dầm phụ khi có khớp dẻo


- Nhịp tính toán
75
Nhịp giữa bằng khoảng cách giữa hai mép dầm chính.
Nhịp biên bằng khoảng cách từ mép dầm chính đến tâm gối tựa trên tƣờng.

- Tải trọng
Tĩnh tải g d  gl1  go
Hoạt tải pd  pl1
Tổng tải trọng: qd = gd + pd
- Hình bao nội lực
Đối với dầm có nhịp chênh nhau không quá 20% tung độ mô men M các nhánh đƣợc
xác định theo công thức:
Tung độ nhánh dƣơng: M  1ql 2
(5-12)
Tung độ nhánh âm: M   2 ql 2

trong đó1, 2đƣợc cho trong bảng.

Lực cắt Q đƣợc lấy nhƣ sau:


Tại gối biên: QA  0,4ql

Mép trái gối thứ 2 QBT  0,6ql


(5-13)

Mép phải gối thứ 2 và tại các gối khác QBP = QCT= QCP =... = 0,5ql

A B C D





0.2l 0.2l 0.2l 0.2l 0.2l 0.2l 0.2l 0.2l 0.2l 0.2l 0.2l 0.2l 0.2l 0.2l 0.2l
0 1 2 3 4 5 5 6 7 8 9 10 10 11 12 13 14 15

























0.15l 0.15l
0.425l kl

p p
QA QB QC

A B C D
t

QB
t
Qc
t
QD
Hình 5-10Hình bao mô men và lực cắt của dầm phụ.

Chú ý:
 Nếu dầm có 2,3,4 hoặc 5 nhịp hình bao mô men M sẽ đƣợc lấy đối xứng qua 1;
1,5; 2 ; hay 2,5 nhịp đầu tiên. Khi dầm > 5 nhịp thì hình bao M lấy theo dầm 5
nhịp, trong đó các nhịp giữa lấy nhƣ nhau.
76
 Khi tính ở nhịp nào thì dùng l ở nhịp đó.
 Khi tính M ở gối dùng l nào lớn hơn ở trong hai nhịp kề gối đó.
 Tính dầm chính
- Tải trọng và nhịp tính toán:
Đƣợc xác định nhƣ phần tính toán theo sơ đồ đàn hồi.

- Xác định nội lực


Xác định momen của dầm chính liên tục theo sơ đồ có khớp dẻo với việc xét đến sự
phân phối lại nội lực tiến hành nhƣ sau:
 Trƣớc hết theo sơ đồ đàn hồi vẽ các biểu đồ mô men thành phần (do tỉnh tải G
và các trƣờng hợp bất lợi của hoạt tải P). Gọi các biểu đồ momen vừa lập là các
biểu đồ sơ cấp Mi.
 Tiến hành điều chỉnh bằng cách phân phối lại mô men của các biểu đồ sơ cấp sẽ
đƣợc các biểu đồ thứ cấp Mi,. Tập hợp các biểu đồ thứ cấp này sẽ cho hình bao
M.
Cách điều chỉnh biểu đồ sơ cấp:
Ứng với mổi biểu đồ sơ cấp Mi chọn một biểu đồ điều chỉnh mi , đem cộng Mivà misẽ
đƣợc Mi,. Biểu đồ mi lập nên bằng cách đặt vào khớp dẻo 1 mô men mi (biểu đồ trong các
nhịp lấy theo đƣờng thẳng ). Giá trị mi có thể chọn tùy ý, phải làm sao cho trị số momen lớn
nhất ở biểu đồ thứ cấp bé hơn các trị số tƣơng ứng ở biểu đồ sơ cấp không quá 30%.
Chú ý: Việc điều chỉnh nhằm làm giảm các giá trị M lớn (thƣờng ở gối tựa ) và làm
cho mô men ở các nhịp và gối đồng đều nhau do đó việc điều chỉnh không cần phải điều
chỉnh tất cả các biểu đồ sơ cấp mà có thể chỉ tiến hành trƣớc tiên ở các biểu đồ mô men có
M ở gối lớn nhất.
Khi hoạt tải không lớn lắm (P 1,3G) thì có thể lập hình bao M một cách đơn giản nhƣ
sau: Đặt P lên các nhịp lẻ của dầm vẽ đƣợc một biểu đồ Mp ; đặt P lên các nhịp chẵn, vẽ
đƣợc 1 biểu đồ Mp khác ; tổng hợp lần lƣợc biểu đồ Mgvới một trong 2 biểu đồ Mp rồi vẽ
chung vào một hình sẽ có đƣợc hình bao mô men (các giá trị Mp; Mg ở trên đƣợc xác định
theo sơ đồ đàn hồi) với cách làm này M ở các gối xấp xỉ 70% M tính theo sơ đồ đàn hồi.
5.2.3 Tính toán cốt thép
5.2.3.1 Tính cốt thép bản
Tính theo tiết diện chữ nhật chịu uốn đặt cốt đơn với b = 1m ; h = chiều dày của bản.
Tính tại 4 tiết diện: nhịp biên và nhịp giữa với M+ ở gối thứ hai và gối giữa với M-.
M M
m =  m   As 
Rb bh0 2
Rs h0
Đối với những ô bản mà cả 4 cạnh đúc liền với dầm đƣợc phép giảm đi 20% cốt thép
(ở nhịp và gối) do ảnh hƣởng của hiệu ứng vòm khi hình thành khớp dẻo.
Trong bản không tính cốt ngang chịu cắt nên phải thỏa mản điều kiện:
 (1  n ) Rbt bho2
Q  Qb0  b 4
c
5.2.3.2 Tính cốt thép cho dầm phụ và dầm chính
Do đúc toàn khối nên dầm đƣợc tính nhƣ kết cấu chịu uốn có tiết diện chữ T mà cánh
là phần bản 2 bên. Bề rộng cánh lấy không quá khoảng cách giữa 2 trục dầm và 1/3 nhịp
dầm.
Tại nhịp tính theo tiết diện chữ T.
77
Tại gối tính theo tiết diện chữ nhật b = bsườn.
Khi tính với M âm ở gối, cần phải tính với mô men mép gối.
Cốt thép dọc phía trên của dầm chính đặt xuống khá thấp (dƣới cốt của bản và dầm
phụ) nên khi tính với M nên lấy a = 6  10cm
Đối với dầm phụ tính theo sơ đồ hình thành khớp dẻo nên tại tiết diện có khớp dẻo
phải thỏa mãn điều kiện:
x
   0,3
ho
Từ đó  điều kiện đặt cốt thép đơn là:
1 M
ho
 m Rb b
1
(  = 0,3 có  2)
m
Nếu không thỏa mãn phải tăng h lên hoặc đặt cốt kép. Lúc đó tính A’s và As phải lấy
chiều cao vùng bê tông chịu nén x = 0,3 ho.
Cốt ngang trong dầm đƣợc xác định theo biểu đồ lực cắt.
Tại chỗ dầm phụ gác lên dầm chính bố trí cốt treo trong dầm chính để tránh phá hoại
cục bộ, cốt treo là cốt đai hoặc cốt chữ v.
Po

ho
hs

hs bdp hs

Hình 5-11Bố trí cốt treo trong dầm


Hình chiếu lên phƣơng vuông góc với lực tập trung Po của tiết diện các cốt treo Atr
đƣợc xác định :
P h
Atr  Asw  2Av .sin   o (1  s ) (5-14)
R sw h0
trong đó:
- Asw là diện tích tiết diện một lớp cốt đai
- Av là diện tích tiết diện một nhánh cốt chữ V
5.2.4 Cấu tạo sàn
Nên dùng rộng rãi cốt thép dƣới dạng khung hàn và lƣới hàn.
5.2.4.1 Cấu tạo cốt thép cho bản
 Dùng lƣới hàn:
Có cốt làm việc theo phƣơng dọc và ngang.
- Cốt làm việc theo phƣơng dọc (d> 5,5mm). Khi As cần thiết không lớn, lƣới đƣợc trải
theo phƣơng vuông góc dầm phụ, ở giữa đặt dƣới, uốn lên để chịu M ở gối. Ở nhịp
biên và gối thứ 2 cần đặt trên lƣới phụ hoặc các thanh thép.

78
- Khi đƣờng kính cốt thép khá lớn (d  6mm) có thể đặt lƣới riêng biệt, có cốt làm việc
theo phƣơng ngang, lƣới đƣợc trải dọc theo dầm phụ, lƣới trên đặt đối xứng với trục
dầm, mỗi bên rộng = 1/4 l.
Cốt chịu lực cần đặt ra bên ngoài (nhằm tăng chiều cao làm việc của tiết diện). Khi có
giằng tƣờng cần uốn hoặc đặt cốt bên trên.
a)
1 2

h
b) 1 2 1

h
Hình 5-12 Bố trí cốt thép trong bản bằng lưới hàn
a)Một lớp lưới; b)Có lớp lưới bổ sung ở nhịp biên, gối thứ hai.
1-Cốt chịu lực; 2-Cốt phân bố.
Trong Hình 5-12, giá trị  lấy bằng 1 khi p<3g và lấy bằng 1 khi p  3g
4 3
 Dùng lƣới buộc
Khi chiều dày bản < 8cm có thể đặt riêng cốt bên dƣới và cốt mũ.
Khi chiều dày bản  8cm nên dùng các thanh uốn đặt xen kẽ, góc uốn thƣờng =30o. Điểm
uốn bên trên cách mép gối 1 l . Còn nút bên kia cách mép một đoạn l
6
 = 1 khi p < 3g
4
1
 = khi p  3g
3
d = 6  10mm; s = 7  20cm
Số cốt thép kéo vào gối không ít hơn 1/3 số cốt đặt ở nhịp và không ít hơn 3 thanh trên
1m.
Cốt phân bố đặt vuông góc cốt chịu lực và không ít hơn 10% cốt chịu lực khi l2/l1 3
không ít hơn 20% khi l2/l1< 3, và khoảng cách cốt phân bố không quá 35cm. dp/bốdc/lực.
Phía trên phần bản kê với dầm chính cần đặt cốt cấu tạo vuông góc dầm chính. Diện
tích cốt này không ít hơn 1/3 diện tích cốt chịu lực của bản, không ít hơn 5 thanh d6 trên 1m
dài và vƣợt quá mép dầm chính 1 đoạn  1/4 nhịp bản.

79
a) 5 5

ho

h
b) 5

ho

h
5 3
c)

2
1
Hình 5-13 Cấu tạo cốt thép trong bản bằng lưới buộc
a)Phương án uốn cốt thép; b) Phương án cốt mũ; c)Cốt mũ trên dầm chính
1-Dầm chính; 2-Dầm phụ; 3-Bản;
5.2.4.2 Cấu tạo cốt thép dầm phụ và dầm chính
Về nguyên tắc cấu tạo cốt thép dầm phụ và dầm chính giống nhau.
 Dầm phụ
- Dùng khung hàn
 Tại giữa nhịp thƣờng đặt 2 khung hàn phẳng và hàn các thanh ngang tạo thành
khung không gian trƣớc khi đặt vào ván khuôn.
 Khi bd 15cm có thể chỉ dùng 1 khung phẳng.
 Khung của 2 nhịp đƣợc nối với nhau bằng các thanh đặt bên dƣới và xuyên qua
dầm chính.
 Trên gối để chịu M- có thể dùng lƣới hàn cuộn có cốt làm việc theo phƣơng
ngang trải phía trên dầm chính.
- Dùng cốt buộc
Cốt dọc dùng các thanh riêng biệt, một đƣợc uốn từ nhịp lên để chịu M-. Số thanh thép
kéo vào gối bên dƣới không ít hơn 2 thanh và đoạn kéo vào (kể từ mép gối ) không bé hơn
15d. Trên gối thƣờng đặt thêm các thanh thẳng để chịu M-, chúng đƣợc cắt uốn theo hình
bao mô men. Thƣờng nên lợi dụng đoạn uốn làm cốt xiên, nếu không đủ phải thêm thép vai
bò, không đƣợc đặt thép cổ ngổng nếu không đƣợc neo buộc chắc chắn. Góc uốn thƣờng là
45o.Khi h> 800mm thì góc uốn 60o.
 Dầm chính
Bố trí tƣơng tự dầm phụ, với các dầm chịu tải lớn đặt lên cột, đoạn kê nên làm nách để
tăng khả năng chịu lực. Tại nách đặt ít nhất 2 cốt  có đƣờng kính bằng đƣờng kính cốt chịu
lực trong dầm.

80
5.3 SÀN SƢỜN CÓ BẢN KÊ 4 CẠNH
5.3.1 Sơ đồ kết cấu:
4

l1
3
1 2 3

l1
1 1
2

l1
1
l2 l2 l2 l2
A B C D E
1 -
1
2 -
2 3 3 -
l2 l2 l2 l2
A B C D E
1-1
Hình 5-14-Sơ đồ kết cấu sàn sườn có bản kê 4 cạnh
Khi l2/l1< 2: Bản làm việc theo 2 phƣơng. Dầm theo 2 phƣơng thƣờng có chiều cao
xấp xỉ nhau và kê lên cột ở chỗ giao nhau. So với bản loại dầm thì nó kinh tế hơn. Nhịp của
bản theo hai phƣơng l1 ; l2 = 4  6m.
Chiều dày bản h = 8  14cm.
= (1/45  1/50) l1 đối với bê tông nặng
= (1/38  1/42) l1 đối với bê tông nhẹ
Bản làm việc theo 2 phƣơng: Ở giửa bản có mô men dƣơng M1 , M2 ; tại gối có mô
men âm MI ; MII
Thực nghiệm cho thấy sự phá hoại của một bản kê 4 cạnh từ khi chất tải diễn biến nhƣ
sau:
-Bản ngàm theo chu vi: Tại mặt dƣới của bản xuất hiện vết nứt theo phƣơng cạnh lớn,
ra 2 đầu tẻ về các đƣờng chéo, tại mặt trên thì vết nứt xuất hiện theo chu vi.
-Bản khớp theo chu vi: Sự phá hoại khi các khớp chung quanh bị nâng lên đồng thời
xuất hiện vết nứt mặt dƣới bản.
5.3.2 Cấu tạo cốt thép
Cốt thép trong bản có thể đặt theo phƣơng xiên (vuông góc với đƣờng nứt) hoặc theo
phƣơng song song các cạnh bản. Thực nghiệm cho thấy với hai cách đặt trên thì khả năng
chịu tải và đặc tính phá hoại nhƣ nhau. Thực tế thƣờng đặt theo phƣơng song song cạnh bản
đơn giản hơn.
 Dùng lƣới hàn
Nên dùng lƣới hàn dễ thi công, cơ giới hóa trong xây dựng, chịu lực tốt.
Nên dùng lƣới cuộn có cốt chịu lực theo hai phƣơng. Nguyên tắc bố trí nhƣ sàn có bản
loại dầm. Dùng cách đặt lƣới riêng biệt, tức lƣới cốt thép ở nhịp riêng và ở gối riêng.
Để tiết kiệm, ở nhịp nên dùng 2 lƣới đặt chồng lên nhau lƣới trong có kích thƣớc nhỏ
hơn.
lk = 1/4 l1 đối với bản ngàm theo chu vi
= 1/8 l1 đối với bản khớp theo chu vi
Trên gối dùng lƣới cuộn có cốt làm việc theo phƣơng ngang bề rộng bằng 0,5l1.

81
(a)

lk
l1
lk
lk lk
l2
(b)

l1/4 l1/4
l1
l1/4 l1/4
l2 /4 l2 /4 l2 /4 l2 /4
l2
2 3
(c)
1
l2 /4 l2 /4 l2 /4 l2 /4
l2
Hình 5-15-Bố trí cốt thép trong sàn có bản kê bốn cạnh
a)Cốt thép mặt dưới ; b)Cốt thép mặt trên
1)Cốt thép chịu mômen dương; 2)Cốt thép chịu mômen âm; 3)Cốt phân bố.

 Dùng lƣới buộc (tƣơng tự bản dầm)


- Ở phần giửa ô bản đặt thép theo kết quả tính toán
- Phần dọc biên dầm lk = 1/4 l1 chỉ cần đặt thép bằng 1/2 nhƣng không ít hơn 3
thanh/ mét
Để chịu momen âm trên gối, đem uốn từ 1/3  1/2 số cốt ở giữa nhịp lên nếu còn
thiếu đặt thêm các thanh thẳng dài 0,5 l1 đầu có uốn móc.
5.3.3 Tính bản kê 4 cạnh theo sơ đồ đàn hồi
Nhiều tác giả đã nghiên cứu, nói chung đều đƣa về phƣơng trình vi phân bản mỏng
(phƣơng trình vi phân bậc 4 đối với độ võng W của bản để tính )
Phƣơng trình Sophie- Germaint:
D 4W  q (5-15)
trong đó
4W 4W 4W
- 4  4  2 2 
x x  y 2 y 4
Eh3
- Độ cứng trụ: D 
12(1   ) 2
- q(x, y)là tải trọng tác dụng
- h là chiều dày của bản
- µlà hệ số Poisson
82
Từ phƣơng trình trên kết hợp các điều kiện biên, ta tính đƣợc nội lực.

*Trong thực tế, ta có thể dùng phƣơng pháp gần đúng, với các bảng tính lập sẵn.
Theo Markux thì chia bản thành 11 loại khác nhau tùy theo kiểu kiên kết.

1 2 3 4 5
l2

l1 l1 l1 l1 l1

6 7 8 9 10 11
l2

l1 l1 l1 l1 l1 l1

Hình 5-16 Các loại bản kê 4 cạnh


Thiết lập công thức tính toán:
Ta xét trƣờng hợp đơn giản bản loại1 chịu tải trọng phân bố đều q. Gọi tải trọng
phân bố theo phƣơng l1là q1; theo phƣơng l2là q2.
Với điều kiện q1 + q2 = q
Tách 2 dãi bản trung tâm có chiều rộng bằng đơn vị và vuông góc với nhau. Từ
điều kiện cân bằng độ võng tại tâm bản ta có:
l4 l4
ql14  ql24 q1  4 2 4 q q2  4 1 4 q
l 1  l2 l 1  l2
2 2
l l
M 1  q1 1 M 2  q2 2
8 8
1
q

M1
l1

l1

l2
q2

M2

l2
Hình 5-17 Sơ đồ tính bản kê 4 cạnh
Điều này chỉ đúng khi hai dải bản độc lập với nhau, các dải càng gần biên thì độ võng
càng giảm. Do đó để chính xác phải kể đến ảnh hƣởng của hiện tƣợng xoắn để làm giảm mô
83
men uốn. Markux đã đƣa ra hệ số điều chỉnh .
Với bản loại 1 chịu tải trọng phân bố đều q, thì
5 l12 .l22
  1
6 (l14  l24 )
l
Đặt   2 , P  ql1 .l2
l1
l12  5  2  4
M1   .q1  1 
8  6  4  1 ( 4  1)8
.P

 5 2  4
mi1  1 
6  4  1 ( 4  1)8
.
Đặt 
Vậy M1 = m11P
Tổng quát, ở nhịp: M1 = mi1P
M2 = mi2P
ở gối : M I = ki1P
MII = ki2P
(1 ; 2: Chỉ phƣơng của các nhịp bản theo l1 ; l2 ; i = 1 ; 2..... 11 là loại bản )
Các hệ số mi1 ; mi2 ; ki1 ; ki2 tra bảng.

* Trong trƣờng hợp tổng quát nếu bản nhiều nhịp thì ta phải xét đến chất tải bất lợi cho
bản:
- Momen dƣơng giữa bản có giá trị lớn nhất khi hoạt tải p đặt cách ô.
- Momen âm trên gối có giá trị lớn nhất khi hoạt tải p đặt ở các ô bản kế gối đó
- Trƣờng hợp gối nằm ở giữa 2 ô bản khác loại. Hệ số k trong công thức đƣợc lấy
trung bình giữa 2 trị số k cho 2 ô hoặc để an toàn có thể lấy theo trị số lớn.
5.3.4 Tính bản kê 4 cạnh theo sơ đồ hình thành khớp dẻo
Ở trạng thái giới hạn, bản đƣợc xem nhƣ gồm từ các miếng cứng nối với nhau bằng
các khớp dẻo theo các đƣờng nứt của bản
,
M II
,
M II
l1 /2

M2
M2 ,
MI M1 MI f
l2 - l1

M2
l1 /2

M II
M II

f ,
MI MI

M1
l1 /2 l1 /2

Hình 5-18-Sơ đồ tính toán bản kê bốn cạnh có khớp dẻo


84
Mô men khớp dẻo:
M kd  Rs .As .z (5-16)
trong đó:
- Mkdlà mô men khớp dẻo trên một đơn vị bề rộng bản.
- As là diện tích cốt thép chịu lực trên một đơn vị bề rộng bản.
- z là cánh tay đòn nội lực (z=0,9ho)
Nếu có cạnh kê tự do thì mô men trên cạnh đó bằng không.

Tính bản theo phƣơng pháp động lực học dựa trên nguyên lý cân bằng công khả dĩ của
nội lực và ngoại lực:
Wq  WM (5-17)

Bản chịu tải trọng phân bố đều, công khả dĩ của ngoại lực:
Wq   yqdF  q ydF  qV
fl1 (3l2  l1 )
V
6
fl (3l  l )
Wq  1 2 1 q
6
Công khả dĩ của nội lực (mô men uốn):
WM   i M i li
(a) (b)

l1 /2
l2 - l1
l2

l1 /2

l1 l1 /4 l1 /2 l1 /4

Hình 5-19 Bố trí cốt thép trong bản


a) đặt đều; b) đặt không đều.
5.3.4.1 Khi cốt thép đặt đều
WM  i M ili  (2M1  M I  M ' I )l2  (2M 2  M II  M ' II )l1
Xem   tg  2 f l , ta có:
1

WM  (2 f / l1 )[(2M1  M I  M ' I )l2  (2M 2  M II  M ' II )l1 ]


l12 (3l2  l1 )
q  (2M1  M I  M ' I )l2  (2M 2  M II  M ' II )l1
12
5.3.4.2 Khi cốt thép đặt không đều
Ở dải biên CT chỉ bằng một nửa ở giữa, ta có:

85
M1
WM  2M1 (l2  2lk )  2 2lk  (M I  M ' I )l2  2M 2 (l1  2lk ) 
2
M2
 2 2lk  (M II  M ' II )l1
2
l (3l  l )
2
 q 1 2 1  (2M1  M I  M ' I )l2  (2M 2  M II  M ' II )l1  (2M1  2M 2 )lk
12
Trong các công thức trên có 6 mômen uốn cần tìm. Thƣờng chọn M1 làm ẩn chính và
cho các ẩn khác tỷ lệ với M1 để giải.
5.3.4.3 Tính cốt thép
Tính cho một đơn vị bề rộng bản, đặt cốt thép đơn, cốt thép ở nhịp tính với M1, M2, cốt
thép ở gối tính với MI, M’I, MII, M’II.
5.3.5 Tính toán và cấu tạo dầm
D D

l1

l1
A B

l1

l1
qd= ql1
l1

l1
C C
l2 l2 l2
qd= ql1

A B

l2 l2 l2

Hình 5-20 Sơ đồ truyền tải từ bản lên dầm


Sơ đồ tính xem là các dầm liên tục. Tải trọng từ bản truyền vào dầm căn cứ các đƣờng
nứt, theo phƣơng l1 tải trọng có dạng hình tam giác, theo phƣơng l2 có dạng hình thang, trị
số lớn nhất là ql1. Ngoài ra còn có trọng lƣợng bản thân dầm g.
Có thể sử dụng các phƣơng pháp thông thƣờng của Cơ học kết cấu hoặc bằng các
công thức lập sẵn để xác định nội lực trongdầm.
Tính toán và cấu tạo cốt thép tƣơng tự nhƣ dầm của sàn có bản loại dầm.

86
5.4 SÀN PANEL LẮP GHÉP
5.4.1 Sơ đồ kết cấu
PH36.6-1
1 2

220
-1
6.6

3600
1 H3 1
8P
4

6-1 6-1 6-1

3600
H36. H36. H36.
8P 58P 8P

6-1 6-1 6-1


36. 36. 36.
3600

220
H H H
8P 8P 8P

220 5400 5400 5400 220

Hình 5-21Sơ đồ mặt bằng sàn panel lắp ghép


1-panel; 2-tường; 3-dầm giằng; 4-dầm đỡ panel; 5-cột

Panel 1 tiếp nhận tải trọng làm việc nhƣ một dầm đơn giản, truyền tải trọng vào dầm 4;
dầm 4 truyền tải trọng vào cột 5. Dầm và cột có thể là kết cấu đổ tại chỗ hoặc lắp ghép.
5.4.2 Các loại panel sàn
-Bản đặc.
-Panel rỗng
-Panel sƣờn.
a) b) c)
h

b b
b
bdn
bdn bdn
Hình 5-22 Ba loại tiết diện ngang cơ bản của panel sàn
a)Bản đặc; b)Panel rỗng; c)Panel sườn

5.4.2.1 Panel có tiết diện ngang đặc


Dễ chế tạo, dùng khi nhịp nhỏ (thƣờng <2m), chiều cao tiết diện h=8-12cm. Ngƣời ta
có thể chế tạo panel đặc gồm ba lớp vật liệu (ở giữa là lớp vật liệu nhẹ) để tăng chiều cao
tiết diện mà không làm tăng đáng kể trọng lƣợng bản thân của panel.
5.4.2.2 Panel rỗng
Dùng khá phổ biến vì tiết kiệm vật liệu, có độ cứng lớn, tạo đƣợc trần phẳng.
Lỗ rỗng có nhiều hình thức khác nhau nhƣng phổ biến nhất là lỗ tròn, bầu dục, chữ
nhật.
5.4.2.3 Panel sườn
Gồm hai sƣờn dọc và nhiều sƣờn ngang.
Chiều dày bản mặt b=30-50mm; chiều cao sƣờn dọc hsd=250-450mm.
Panel sƣờn không tạo đƣợc trần phẳng nên đƣợc dùng trong nhà công nghiệp.

87
130
1

50

200
2

300
2 80
1490
3
3 2

Hình 5-23 Panel sườn


1-bản; 2-sườn dọc; 3-sườn ngang.
5.4.3 Tính toán panel sàn
Panel sàn phải đƣợc tính toán theo cƣờng độ, biến dạng, khe nứt.
5.4.3.1 Tính theo cường độ
Khi panel sàn có sƣờn dọc và sƣờn ngang thì bản mặt tiếp nhận tải trọng rồi truyền
vào sƣờn ngang và sƣờn dọc.
Bản mặt sẽ đƣợc tính toán nhƣ bản của sàn sƣờn có bản kê bốn cạnh hoặc sàn sƣờn
có bản dầm.Bản mặt có chiều dày nhỏ (30-50mm) nên cốt thép thƣờng đƣợc đặt vào giữa
chiều dày bản.
Sƣờn ngang sẽ đƣợc tính nhƣ dầm một nhịp tựa trên hai sƣờn dọc. Khi bản mặt nằm
ở phía trên sƣờn ngang có tiết diện chữ T cánh trong vùng nén.
* Tính uốn tổng thể:
Tính toán nhƣ một dầm đơn giản có tiết diện ngang phức tạp, khi tính toán ngƣời ta
qui đổi theo các tiết diện đơn giản.
bf
b'f
a) b)
bs bs
h

h
h'f

h'f

b
bdn b=2bs
bf
b'f
h'f

b b
h'f

b
bdn b= bi
Hình 5-24 Tiết diện qui đổi để tính toán theo cường độ
a) tiết diện thực; b) tiết diện qui đổi.
5.4.3.2 Tính toán biến dạng và khe nứt
Tính toán độ võng và bề rộng khe nứt của dầm đơn giản có tiết diện qui đổi là chữ T
hoặc chữ I. Nguyên tắc qui đổi tiết diện: giữ nguyên vị trí trọng tâm, diện tích và mô men
quán tính của lỗ rỗng. Theo đó, lỗ rỗng tròn sẽ đƣợc qui đổi thành tiết diện vuông với cạnh
b ( b  0,9d ).

88
b'f
a) b) b'f

h'b
b'f -2.7d h'b +0.05d

h
h-0.1d-h' b-hb
hb +0.05d

hb
bf
bf
Hình 5-25 Tiết diện qui đổi dùng trong tính biến dạng và nứt.
a)tiết diện thực; b) tiết diện qui đổi
5.4.4 Bố trí cốt thép panel sàn
Trong bản mặt của panel sƣờn: lƣới cốt thép chịu lực thƣờng đƣợc đặt ở giữa chiều
dày bản: lƣới đó vừa chịu mô men dƣơng vừa chịu mô men âm.
Đối với panel có lỗ tròn, lƣới thép ở mặt trên thƣờng đặt theo cấu tạo.
Cốt thép chịu uốn tổng thể đƣợc đặt trong sƣờn, gồm cốt dọc và cốt ngang (đai).
4 5

30
6

220
160
3

30
6

2 13 185 185 132.5


1190
Hình 5-26 Bố trí cốt thép cho panel có lỗ rỗng
1-lƣới phẳng ở mặt dƣới; 2-cốt dọc chịu lực; 3-khung cốt hàn đặt đứng.
4-móc cẩu; 5-lƣới phẳng ở mặt trên; 6-lớp bêtông bảo vệ
5.4.5 Dầm đỡ panel
Tiết diện ngang

Hình 5-27 Tiết diện ngang của dầm đỡ panel


Cốt thép trong dầm đƣợc tính toán và cấu tạo nhƣ cấu kiện chịu uốn.
Nếu dầm kê tự do lên cột thì nó đƣợc tính toán nhƣ dầm đơn giản; nếu dầm liên kết cứng
với cột thì nó đƣợc tính toán nhƣ dầm liên tục.
Tải trọng tác dụng: tải trọng từ panel truyền vào và trọng lƣợng bản thân dầm.
Đối với những dầm lắp ghép cần kiểm tra về khả năng chịu lực khi vận chuyển, cẩu lắp.

5.5 SÀN NẤM


5.5.1 Khái niệm chung
Sàn nấm là sàn không có dầm, bản sàn tựa trực tiếp lên cột.
Ƣu điểm:
- Giảm chiều cao kết cấu, lắp đặt ván khuôn đơn giản và dễ dàng bố trí cốt thép.
- Chiếu sáng và thông gió tốt hơn sàn có dầm.
- Thoát nhiệt thuận lợi khi xảy ra hoả hoạn.
- Ngăn chia phòng trên mặt bằng linh hoạt.

89
Hình 5-28 Bản sàn tựa trực tiếp lên cột
Để tăng cƣờng khả năng chịu cắt, có thể tạo ra mũ cột hoặc bản đầu cột có chiều dày
lớn hơn.

Hình 5-29 Mũ cột và bản đầu cột


Các hình thức của mũ cột:
c=(0.2-0.3)l c=(0.2-0.3)l c=(0.2-0.3)l

h h h

h/2 h
o
45 45
o
o
45

>0.35l >0.35l

Hình 5-30 Các hình thức mũ cột

Kích thƣớc nhịp: l = 4-8m đối với BTCT thƣờng. Khi l  7m nên dùng BTCT ứng lực
trƣớc.
1
Chiều dày bản sàn nấm không ứng lực trƣớc: hb  l hoặc có thể tính theo công
40
thức sơ bộ:
1
l2  l  1  3
 55 2   (5-18)
hb  l1  qk1 

trong đó:
- l2, l1 là nhịp bản theo phƣơng dài và phƣơng ngắn.
- q (kPa) là tải trọng toàn phần (gồm cả hoạt tải và trọng lƣợng bản thân)
- k1=1: đối với ô bản giữa.
= 1,3 đối với ô bản nằm ngoài và có dầm bo.
= 1,6 đối với ô bản nằm ngoài và không có dầm bo.
- hb là chiều dày bản sàn.

Đối với sàn có bản đầu cột đƣợc tăng chiều dày:
1
l2  l  1  3
 65 2   (5-19)
hb  l1  qk1 

90
1
Đối với bản sàn nấm có cốt thép ứng lực trƣớc: hb  l2
42
* Kiểm tra khả năng chọc thủng bản:

ho
o
45

c+2ho
Hình 5-31 Mặt phá hoại đâm thủng
Điều kiện để đảm bảo bản không bị đâm thủng:
P  Rbt bho (5-20)
trong đó:
- P là tải trọng gây đâm thủng: P  ql1l2  (c  2ho ) 2 
- holà chiều dày làm việc của bản.
- b là chu vi trung bình của mặt đâm thủng.
- Rbt là cƣờng độ chịu kéo của bêtông.
 Sự làm việc của bản sàn nấm
Bản sàn không dầm làm việc khá giống với bản dầm, nhƣng có khác là: đối với bản
bản dầm thì bản chịu uốn theo một phƣơng còn dầm chịu uốn theo phƣơng còn lại; trong khi
đó thì ở bản sàn không dầm bản sàn chịu uốn theo cả hai phƣơng
5.5.2 Tính toán nội lực
Tính toán các giá trị mô men uốn trong các dải bản trên đầu cột theo cả hai phƣơng của
hệ lƣới cột.
5.5.2.1 Phương pháp tính toán
Dựa trên lý thuyết đàn hồi hoặc lý thuyết cân bằng giới hạn, có thể dùng phƣơng
pháp giải tích hoặc phƣơng pháp số.Ngƣời ta thƣờng sử dụng phƣơng pháp phân phối trực
tiếp và phƣơng pháp khung thay thế.
 Phƣơng pháp phân phối trực tiếp
Xác định trực tiếp các giá trị nội lực ở các dải giữa nhịp và dải đầu cột. Hệ số phân
phối khác nhau tuỳ theo quan niệm về tính chất làm việc đàn hồi dẻo của vật liệu và sự phân
phối lại nội lực trong kết cấu.
Điều kiện áp dụng phƣơng pháp phân phối trực tiếp nhƣ sau.
- Ổn định ngang của kết cấu không phụ thuộc vào sự làm việc của bản và liên kết
giũa cột và bản.
- Giá trị của hoạt tải không vƣợt quá 0,5 T/m2 và không đƣợc vƣợt quá 1,25 lần giá
trị của tĩnh tải.
- Sàn phải có ít nhất ba khoang của bản với nhịp xấp xỉ nhau theo phƣơng đang xét.

Giá trị mô men uốn và lực cắt đƣợc phân phối cho bản (cả ô bản với kích thƣớc l1× l2)
và cho cột:

91
Gối tựa biên Nhịp thứ Gối tựa Nghịp Gối tựa
Cột Tƣờng nhất thứ hai giữa giữa
-Mô men uốn -0,04FL -0,02FL -0,083FL -0,063FL 0,071FL -0,0055FL
-Lực cắt 0,45F 0,4F - 0,6F - 0,5F
-Mô men uốn của cột 0,04FL - - 0,022FL 0,022FL
trong đó:
- F là tổng tải trọng tác dụng lên một ô bản: F= (g+p)l1l2
- L là nhịp tính toán theo phƣơng đang xét: L= l – 2hc/3
- hc là cạnh của cột hoặc mũ cột.
Giá trị mômen uốn của bản đƣợc phân phối cho các dải bản trên dầu cột và giữa nhịp theo tỷ
lệ:
Dải trên đầu cột Dải giữa nhịp
Mô men âm 75% 25%
Mô men dƣơng 55% 45%
 Phƣơng pháp khung thay thế
Dùng xác định nội lực (mô men uốn và lực cắt) cho bản sàn và cột khi chịu tải trọng
thẳng đứng và tải trọng ngang, nhịp của bản có thể là đều hoặc không đều.
- Sơ đồ tính
Xem sàn nhƣ ghép từ hai hệ khung phẳng vuông góc với nhau để tính toán nội lực một
cách riêng biệt, cột khung là cột nhà còn xà ngang khung là bản sàn với chiều rộng bằng
khoảng cách giữa hai trục của hai ô bản lân cận với cột.
- Tải trọng
Tải trọng trên mỗi khung thay thế là toàn bộ tải trọng tác dụng lên sàn.
- Nội lực
Mô men uốn trong ô bản và cột đƣợc xác định bằng các phƣơng pháp của cơ học kết
cấu.
c/2 c/2

o o
45 45

a)
l1

l2

b)
c)
M gb 2c/6 2c/6
M ga M0 lo

M NB Mo
Mx

Hình 5-32 Sơ đồ tính toán


a)Sơ đồ tính mô men của bản Mo; b)Phân phối mô men ở nhịp giữa;
c) Phân phối mô men ở nhịp biên.
Thực ra, chỉ có một phần bản liền kề với cột có cùng chuyển vị góc với cột ở chỗ nút
khung. Phần bản ở xa cột sẽ có góc xoay nhỏ hơn và chúng phải cùng làm việc với cột
92
thông qua biến dạng xoắn của bản. Do đó, nếu giảm bớt độ cứng của cột hoặc giảm bớt bề
rộng của bản sàn tham gia vào khung theo một cách nào đó thì sẽ nhận đƣợc kết quả thích
hợp hơn.
y

lc ld

lb
(la+lb)/2
x

la
(lc+ld)/2
Hình 5-33 Xác định bề rộng của xà ngang trong khung thay thế
5.5.3 Tính toán cốt thép dọc trong bản sàn
Từ các giá trị mô men uốn trong các dải bản trên đầu cột và dải bản giữa nhịp có thể
xác định đƣợc diện tích cốt thép dọc trong bản sàn nhƣ cấu kiện chịu uốn.
Để xét đến những sai lệch thiên về an toàn trong tính toán tiết diện, có thể giảm bớt
cốt thép dọc trong bản theo biểu thức:
0,7M
As 
ho Rs
Có thể lấy gần đúng:   0,9
Khi có mũ cột, chiều cao ho lấy theo chiều dày của bản và bản mũ cột. Cốt thép chịu
mô men âm của dải trên đầu cột sẽ đƣợc đặt 2/3 trên băng chạy qua đỉnh cột có chiều rộng
bằng ½ chiều rộng của dải trên đầu cột, 1/3 còn lại đặt sang hai bên.
5.5.4 Bố trí cốt thép trong bản sàn nấm
Việc bố trí cốt thép và cắt cốt thép đối với bản chịu tải trọng phân bố đều có thể theo
qui tắc đơn giản và an toàn thể hiện trên hình vẽ:
0.3l 0.3l
0.15l 0.15l 0.15l

50% 100%
40% 100%

0.1l
0.1l

Hình 5-34 Bố trí cốt thép trong bản sàn nấm


5.5.5 Bố trí cốt thép trong mũ cột và trong bản đầu cột

93
Hình 5-35 Bố trí cốt thép trong mũ cột

Đối với những sàn không có mũ cột hoặc không có bản đầu cột, nếu điều kiện về khả
năng chống đâm thủng bản không đƣợc thoả mãn thì có thể đặt thêm cốt thép chịu cắt:
2h/3
<ho h/2 >30
3 50 >1.5ho
a) 45o b) 45
o
45
o

ho
o
30

1 h >20d
1
2
>1.5h o

>1.5ho

Hình 5-36 Bố trí cốt thép chịu cắt


a. Dùng cốt đai để chịu cắt b. Dùng cốt xiên để chịu cắt

**************************
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích sự khác nhau giữa bản dầm và bản kê bốn cạnh?
2. Nêu cách xác định nhịp tính toán cho dầm?
3. Tải trọng tác dụng lên bản, dầm phụ và dầm chính đƣợc xác định nhƣ thế nào?
4. Trình bày các cách tổ hợp biểu đồ bao mô men trong dầm chính?
5. Khi tính toán cốt thép cho dầm lúc nào nên tính toán nhƣ tiết diện chữ T?
6. Vai trò của cốt treo trong dầm? Tính toán cốt treo nhƣ thế nào?

94
Chƣơng 6. CẤU KIỆN CHỊU NÉN

6.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO


6.1.1 Khái niệm
Trong cấu kiện chịu nén, lực nén N tác dụng theo phƣơng dọc trục của cấu kiện. Khi
lực N đặt trùng với trọng tâm tiết diện ngang ta có cấu kiện chịu nén đúng tâm. Khi N đặt
lệch so với trọng tâm tiết diện, ta có cấu kiện chịu nén lệch tâm.
(a) N (b) eo N (c) N
M=N.eo

Hình 6-1 Các trường hợp của cấu kiện chịu nén
a)Nén đúng tâm; b,c) nén lệch tâm.

Lực N đặt lệch tâm tƣơng đƣơng với lực N đặt đúng tâm và một mômen
có giá trị: M = N.eo
Cấu kiện chịu nén thƣờng gặp là cột, thanh nén của dàn, khung vòm... Trên tiết diện
ngang xuất hiện lực dọc và mômen.
Trong cấu kiện chịu nén lực Q ít nguy hiểm hơn so với cấu kiện chịu uốn. Tuy vậy
khi Q lớn cũng có thể gây ra sự phá hoại trên tiết diện nghiêng nên cần phải tính toán kiểm
tra.
6.1.2 Cấu tạo tiết diện
Đối với cấu kiện nén đúng tâm: thƣờng có dạng vuông, chữ nhật, tròn hay đa giác đều.
Đối với cấu kiện chịu nén lệch tâm: tiết diện ngang thƣờng có dạng chữ nhật, I, T,
vành khuyên hoặc cột rỗng 2 nhánh có chiều cao của tiết diện song song với mặt phẳng uốn.

Hình 6-2 Một số dạng tiết diện ngang của cấu kiện chịu nén.

Tỷ số h/b thƣờng = 1,5  3


Diện tích tiết diện ngang của cấu kiện có thể đƣợc xác định sơ bộ theo công thức:
kN
A  (6-1)
Rb
trong đó
- N là lực dọc tính toán
- Rb là cƣờng độ chịu nén tính toán của bêtông
- k = 0,9  1,1 đối với cấu kiện nén đúng tâm
= 1,2  1,5 đối với cấu kiện nén lệch tâm.

95
Khi chọn kích thƣớc tiết diện cũng cần phải chú ý đến điều kiện ổn định, điều kiện thi
công.
l
Đối với tiết diện bất kỳ:   o  o
r
(6-2)
lo
Đối với tiết diện chữ nhật: b    o b
b
trong đó:
- l o  l là chiều dài tính toán đƣợc qui định trong tiêu chuẩn thiết kế phụ
thuộc vào trƣờng hợp tính toán, dạng kết cấu, tính chất của liên kết.
-  là hệ số uốn dọc, phụ thuộc vào liên kết của cấu kiện.

   


Hình 6-3 Hệ số  ứng với các liên kết lý tưởng

 
Hình 6-4 Hệ số  ứng với kết cấu khung
- r là bán kính quán tính của tiết diện
- o, ob là độ mảnh giới hạn
 đối với cột nhà: o = 120, ob = 31
 đối với các cấu kiện khác: o = 200, ob = 52.
6.1.3 Cấu tạo cốt thép
Cốt dọc chịu lực d12  40. Khi cạnh tiết diện > 20cm nên dùng d 16. Trong cấu kiện
chịu nén trung tâm cốt dọc đƣợc đặt đối xứng.
(a) N
(b) N

As A's
b

Ast
h As #A's

As A's
b

h As =A's

96
Hình 6-5 Cốt thép dọc chịu lực
a) Cấu kiện chịu nén trung tâm b) Cấu kiện chịu nén lệch tâm

Ast
t  100% min t 3%
A
trong đó:

- Ast: tổng diện tích cốt dọc


- A: diện tích tiết diện ngang

- Trong cấu kiện chịu nén lệch tâm:


- A’s: cốt thép đặt trên cạnh chịu nén nhiều
- As: cốt thép đặt ở cạnh đối diện (chịu nén ít hoặc kéo)
Nếu As'  As ta có tiết diện đặt thép đối xứng
A As'
  s 100%  ' 100%
Ab Ab
trong đó:
- A b là tiết diện làm việc của cấu kiện (đối với tiết diện chữ nhật Ab  b.ho )
- ' không đƣợc nhỏ hơn min và ( + ')  3,5%, thông thƣờng t = ( + ') = 0,5% 
1,5%.

+ Đối với cấu kiện nén lệch tâm, min lấy nhƣ sau:
min % Độ mảnh
0,5  17 hoặc h 5
0,1 17  35 hoặc h  10
0,2 35  83 hoặc h 24
0,25 > 83

+ Đối với cấu kiện chịu nén trung tâm, độ mảnh tính theo cạnh bé của tiết diện và min
lấy gấp đôi trị số cho ở trên.

*Cốt đai
Tác dụng: giữ vị trí cốt thép dọc khi thi công, hạn chế nở ngang của bê tông giữ ổn
định của cốt thép dọc chịu nén, khi cấu kiện chịu lực cắt lớn thì cốt đai tham gia chịu lực
cắt.
+ d d  0,25d max và 5mm.
+Khoảng cách đai: ad  k.d min và ao.
Khi Rsc  400MPa ; lấy k=15 và ao=500 mm.
Khi Rsc  400MPa ; lấy k=12 và ao=400 mm.
Nếu hàm lƣợng cốt thép dọc  ' 1.5% cũng nhƣ khi toàn bộ tiết diện chịu nén mà
t  3% thì k=10 và ao=300mm.
Trong đoạn nối chồng cốt thép dọc: ad  10d

97
b

b
So So
h<500
500<h<1000

b
b
So So So So So
500<h<1000 1000<h<1500
Hình 6-6 Cốt dọc cấu tạo và cốt đai
6.2 TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CHỊU NÉN TRUNG TÂM
6.2.1 Sơ đồ ứng suất
Thực nghiệm cho biết khi kết cấu bị phá hoại, ứng suất trong bê tông đạt đến cƣờng
độ chịu nén của bê tông và ứng suất trong cốt thép đạt cƣờng độ chịu nén của cốt thép. Nhờ
lực dính mà có thể tận dụng hết khả năng chịu lực của bêtông và cốt thép.

Rb

Rsc. A st

A st

Hình 6-7 Sơ đồ ứng suất cấu kiện chịu nén trung tâm
6.2.2 Công thức cơ bản
Tính theo trạng thái giới hạn (có kể đến ảnh hƣởng của uốn dọc):
N   (Rb .Ab  Rsc .Ast ) (6-3)
trong đó:
- N: lực dọc do tải trọng tính toán gây ra
- Ab : diện tích làm việc của tiết diện bê tông
Ab  A ( t 3% )
Ab  A  Ast ( t> 3% )
- Rb cƣờng độ chịu nén tính toán của bê tông
(Chú ý đến điều kiện làm việc của bê tông hệ số mb
mb = 0,85: đổ bê tông theo phƣơng đứng
mb = 0,9 : dƣỡng hộ bê tông bằng phƣơng pháp chƣng hấp)
- Rsc : cƣờng độ chịu nén tính toán của cốt thép
Rsc  min(Rs ;400MPa)
98
- : hệ số kể đến ảnh hƣởng của uốn dọc, phụ thuộc độ mảnh .
6.2.3 Tính toán tiết diện
6.2.3.1 Bài toán thiết kế:
Biết kích thƣớc tiết diện, biết lo, N, Rsc, Rb. Tính Ast?

lo
Tính   tra bảng đƣợc 
r
N
R A
 b b
Từ(6-3) => Ast  ( Ab  A )
Rsc
As
Phải kiểm tra điều kiện:  min  t  3%
A
Nếu: t   min : nên giảm kích thƣớc tiết diện
t  3% : nên tăng kích thƣớc tiết diện hoặc tăng cấp độ bền bê tông

6.2.3.2 Bài toán kiểm tra


Biết kích thƣớc tiết diện, biết Ast, lo, cƣờng độ vật liệu. Yêu cầu tính khả năng chịu
lực.
Từ lo =>  =>  thay vào (6-3) ta tính đƣợc khả năng chịu lực rồi so sánh với N tính
toán mà kết cấu phải chịu.

99
6.2.4 Sơ đồ khối lời giải các bài toán:
6.2.4.1 Tính cốt thép:

N, A, lo, Rb, Rsc

 = lo/rmin

Không
 > 28

Thỏa

;
(Với Thỏa )
Giảm b, h, Rb

Tăng b, h, Rb

Lấy

Không

Thỏa

Không

Thỏa

Chọn và bố trí CT

100
6.2.4.2 Kiểm tra cường độ:

N, A, lo, Rb, Rsc, Ast

 = lo/rmin

Không

Thỏa

Không
 > 28

Thỏa

;
(Với Thỏa )

Kiểm tra

6.3 SỰ LÀM VIỆC CỦA CẤU KIỆN CHỊU NÉN LỆCH TÂM
6.3.1 Độ lệch tâm ngẫu nhiên
Ngoài độ lệch tâm eo1 còn phải kể đến độ lệch tâm ngẫu nhiên ea do sai lệch về kích
thƣớc hình học, do cốt thép đặt không đối xứng, do bê tông không đồng chất...
ea đƣợc lấy theo số liệu thực tế. Nếu không có số liệu thực tế thì lấy nhƣ sau:
ea 1/600 chiều dài của cấu kiện
và ea 1/30 chiều cao của tiết diện
* Với kết cấu tĩnh định, độ lệch tâm tính toán sẽ là: eo = e01 + ea
* Với kết cấu siêu tĩnh, độ lệch tâm tính toán sẽ là: eo = max(e01, ea)

N e1 N eo N
M

Hình 6-8 Độ lệch tâm của lực dọc


101
6.3.2 Hai trường hợp nén lệch tâm
6.3.2.1 Nén lệch tâm lớn
Khi M tƣơng đối lớn và N tƣơng đối bé, tức e01 = M/N tƣơng đối lớn. Trên tiết diện
ngang của cấu kiện có 2 vùng kéo nén rõ rệt. Sự phá hoại có thể bắt đầu từ vùng kéo khi đặt
1 lƣợng cốt thép hợp lý (tƣơng tự cấu kiện chịu uốn có cốt kép). Trƣờng hợp này xảy ra khi
x   R .ho (x: chiều cao vùng nén)

6.3.2.2 Trường hợp lệch tâm bé


Khi N tƣơng đối lớn, M tƣơng đối bé eo=M/N tƣơng đối bé. Cấu kiện có thể bị nén
toàn bộ trên tiết diện hoặc 1 phần nhỏ tiết diện chịu kéo. Sự phá hoại thƣờng xãy ra từ vùng
chịu nén nhiều (sự phá hoại gần giống nén trung tâm), ứng với x   R .ho
- Khi chƣa biết x, có thể phân biệt độ lệch tâm nhƣ sau:
- lệch tâm lớn khi eo eogh
- lệch tâm bé khi eo< eogh
Với eogh = 0,4 ( 1,25 h -  R ho )

6.3.3 Ảnh hưởng của uốn dọc đối với cấu kiện chịu nén lệch tâm
Nếu cấu kiện chịu nén BTCT có chiều dài lớn, kích thƣớc tiết diện nhỏ, khi lực dọc đặt
lệch tâm sẽ làm cho cấu kiện có độ võng. Độ lệch tâm ban đầu eo sẽ tăng lên thành eo (
1: hệ số xét đến ảnh hƣởng của uốn dọc, Hình 6-5).
1

N (6-4)
1
N cr
Ncr là lực dọc tới hạn, đƣợc xác định bằng công thức thực nghiệm
6,4E SI
N cr  2 b ( I s ) (6-5)
lo l
trong đó:
- lo- chiều dài tính toán của cấu kiện. N
- Eb-mođun đàn hồi của bêtông.
- I- moment quán tính của tiết diện lấy đối với trục qua trọng tâm
tiết diện và vuông góc với mặt phẳng uốn
- Is-moment quán tính của tổng diện tích tiết diện cốt thép dọc chịu
lực lấy đối với trục qua trọng tâm tiết diện và vuông góc với mặt
phẳng uốn
E
-   s với Es-mođun đàn hồi của cốt thép.
Eb
- S- hệ số xét đến ảnh hƣởng của độ lệch tâm.
0,11
S 0,1
e (6-6)
0,1 eo f
o= eo
p e'

với  e -hệ số lấy theo quy định sau: Hình 6-9 Ảnh hưởng của uốn dọc

102
e
 e  max( o ; min ) (6-7)
h
l
 min  0,5  0,01 o  0,01Rb
h
- Rb tính bằng MPa.
-  p là hệ số xét đến ảnh hƣởng của cốt thép căng ứng lực trƣớc.Với kết cấu BTCT
thƣờng  p =1.
- l  1 là hệ số xét đến ảnh hƣởng của tải trọng tác dụng dài hạn.
M  Nl y
l 1 l  1  (6-8)
M  Ny
trong đó:
- y là khoảng cách từ trọng trọng tâm tiết diện đến mép chịu kéo (hoặc nén ít), với
tiết diện chữ nhật: y=0,5h.
-  là hệ số phụ thuộc vào loại bêtông, lấy theo Bảng 29-TCVN 5574:2012
- Ml, Nl là nội lực do tải trọng tác dụng dài hạn..
Chú ý:
Khi Ml, và M ngƣợc dấu nhau thì Ml đƣợc lấy giá trị âm, lúc này nếu tính đƣợc l  1
thì phải lấy l =1.
Cho phép bỏ qua uốn dọc ( = 1) khi:
lo/r  28
lo/h  8
I
r: bán kính quán tính của tiết diện r
A
h: cạnh của tiết diện chữ nhật theo phƣơng mặt phẳng uốn
6.3.4 Điều kiện về cường độ
Tính toán cấu kiện chịu nén lệch tâm theo trạng thái giới hạn về khả năng chịu lực
cần thoả mãn điều kiện:
Neu  Neu gh (6-9)

Đồng thời thoả mãn điều kiện cân bằng lực:


N  N gh (6-10)
trong đó:
- eu-khoảng cách từ điểm đặt lực N đến trục lấy mô men.
- Ngh-khả năng chịu nén của tiết diện e
- [Neu]gh-khả năng chịu lực của tiết diện. eo
e'

6.4 TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CÓ TIẾT DIỆN CHỮ


NHẬT
6.4.1 Sơ đồ ứng suất.  R
R
Ở TTGH sơ đồ ứng suất dùng để tính toán cho cả hai 0,5h 0,5h
trƣờng hợp có thể mô tả theo sơ đồ dƣới. za
Các giả thiết:
b

103
a a'
x
ho
h
+Bỏ qua sự làm việc của bêtông vùng kéo, ứng suất trong cốt thép As là  s
Lệch tâm lớn:  s  Rs
Lệch tâm bé:  s có thể ‘+’ hoặc ‘-‘,đƣợc xác định bằng thực nghiệm.
+Ứng suất trong bêtông vùng nén phân bố đều và đạt giá trị Rb.
+Ứng suất trong cốt thép As' là  s' .
Khi x  2a'   s'  Rsc .
Khi x  2a'   s'  Rsc .
Hình 6-10 Sơ đồ ứng suất

6.4.2 Công thức cơ bản


Neu  Negh  Rb .bx(ho  )  Rsc .As' z a
x
(6-11)
2
N  N gh  Rb b.x  Rsc .A' s  s .As (6-12)

- Trƣờng hợp lệch tâm lớn: x   R .ho lấy  s  Rs .


- Trƣờng hợp lệch tâm bé: x   R .ho , xác định  s theo công thức thực nghiệm:
 Đối với cấu kiện BTCT có B  B30 , dùng cốt thép có Rs  365MPa :
 2x 
2 
s   ho
 1 Rs
 1 R  (6-13)
 
 
 Đối với cấu kiện BTCT có B>B30, và cốt thép nhóm cao hơn AIII( Rs  365MPa
):
  
 si  sc.u   1

1   i 
(6-14)
1,1
x
trong đó  i  là chiều cao tƣơng đối của vùng bêtông chịu nén.
hoi
Chú ý:
- Giá trị  s cần thoả mãn điều kiện sau:  Rsc   s  Rs .
- Điều kiện để dùng đƣợc biểu thức (6-11)và (6-12)là x  2a' để cho ứng suất trong cốt
thép A' s đạt đến Rsc.
- Khi x  2a' , không thể dùng các biểu thức đã nêu, lấy moment đối với trục đi qua
trọng tâm A’s. Điều kiện (6-11)trở thành:
Ne'  Ne'gh  Rb .bx(a' )  Rs . As z a
x
2

Vì (a’-x/2) là khá bé nên có thể bỏ qua để an toàn. Khi đó:


Ne'  Ne'gh  Rs .As z a (6-15)

104
6.4.3 Tính toán cốt thép đối xứng
Biết kích thƣớc tiết diện b,h, chiều dài tính toán lo, loại vật liệu, M, N. Yêu cầu tính
toán cốt thép đối xứng As=A’s.
6.4.3.1 Số liệu
+Từ vật liệu  Eb,Rb,Rs,Rsc, Es.
+Tính toán hoặc tra bảng tìm  R .
+Giả thiết a,a’  ho, za.
M
+Xác định độ lệch tâm ngẫu nhiên ea.Tính e1  và e0.
N
+Xét ảnh hƣởng của uốn dọc.
+Giả thiết hàm lƣợng cốt thép để tính Is
I s  As (0,5h  a) 2  A' s (0,5h  a' ) 2  t bho (0,5h  a) 2 (6-16)
h
Tính   e=eo   a
2
6.4.3.2 Xác định sơ bộ chiều cao vùng nén
+Khi dùng cốt thép có Rs  Rsc .
N
Giả thiết 2a'  x   R .ho đƣợc thoả mãn, từ (6-12)tính x1  .
Rb b
+Khi dùng cốt thép có: Rs  Rsc .
Giả thiết 2a'  x   R .ho đƣợc thoả mãn, từ (6-11),(6-12)và As  A' s có:
2N
x 2  2(ho  t s ) x  (e  t s )  0 (6-17)
Rb b
R .z
Với: t s  sc a
Rs  Rsc
Các trƣờng hợp tính toán
 Trƣờng hợp 1: Khi 2a'  x1   R .ho .

Đúng với giả thiết, lấy x=x1, thay vào (6-11)đƣợc:


x
Ne  Rb bx(ho  )
A' s  2 (6-18)
Rsc .Z a
Khi Rs  Rsc có: Rb.bx=N có:
x
N (e   ho )
A' s  2 (6-19)
Rsc .Z a

 Trƣờng hợp 2: Khi x1<2a’.

Giả thiết không đúng. Không dùng x1.


Ne' N (e  Z a )
Từ (6-15) As   (6-20)
Rs Z a Rs .Z a

105
 Trƣờng hợp 3: khi x1   R .ho
Giả thiết không đúng, có trƣờng hợp nén lệch tâm bé. Tính lại x.
Khi cấu kiện BTCT có B  B30, dùng cốt thép có Rs  365MPa . từ (6-11),(6-12),(6-13)có:
x 3  a2 x 2  a1 x  ao  0 (6-21)
trong đó:
a2  (2   R )ho ;
2Ne
a1   2 R .ho2  (1   R )ho z a ;
R bb
 N 2e R  (1   R )Z a ho
ao 
Rb .b
Giải (6-21)tìm đƣợc x phải thoả mãn:  R .ho  x  ho . nếu x>ho thì lấy x=ho để tính.
Có x, tính cốt thép A’s =As theo (6-18).

* Có thể chọn x theo các công thức gần đúng:


x
(1   R ) a n  2 R (n  0.48)h0
(6-22)
(1   R ) a  2(n  0.48)
N e Z
Với n    a  a
Rb bh0 h0 h0

6.4.3.3 Kiểm tra


100As
+ Khi As>0. Kiểm tra hàm lƣợng cốt thép:  %    min và
bho
100( As  A' s )
t   2   max
bho
Kiểm ta giá trị t tính toán và giả thiết.
bho
+Khi As<0  kích thƣớc tiết diện quá lớn, cốt thép đặt theo cấu tạo As  A' s   min .
100
6.4.3.4 Bố trí cốt thép
Theo các yêu cầu cấu tạo về đƣờng kính, khoảng cách, chiều dày lớp bảo vệ,...

6.4.4 Tính toán cốt thép không đối xứng


6.4.4.1 Trường hợp lệch tâm lớneo  e0 gh

Neu  Negh  Rb .bx(ho  )  Rsc .As' z a


x
2
N  N gh  Rb b.x  Rsc .A' s  s .As
Ta có ba ẩn số: x, A’s, As. Vì vậy ta có thể giả thiết trƣớc x hoặc A’s.

 Bài toán 1: Giả thiết x, trong khoảng hạn chế: (2a’;  R .ho ). Thay x vào (6-18)tính A’s.
- Khi A’s>0 thì thay vào (6-12)tính

106
Rb bx  Rsc .A' s  N
As  (6-23)
Rs
- Khi A’s<0 nên giảm x để tính lại. Nếu x=xmin=2a’ mà vẫn xảy ra A’s<0 thì lấy A’s
theo cấu tạo và tính As theo (6-20).

 Bài toán 2: Cho trƣớc A’s. Từ (6-11)xác định x.


x
Đặt   ;    (1  0,5 ) . từ (6-11)suy ra:  m :
ho m
Ne  Rsc A' s Z a
m  (6-24)
Rb bho2
   1  1  2 m .
Tính x  ho . Khi thoả mãn điều kiện 2a'  x   R .ho suy ra:
R bx  Rsc .A' s  N
As  b (6-25)
Rs

- Nếu x   R ho chứng tỏ A’s chƣa đủ, cần tăng A’s hoặc tính A’s theo công thức (6-19).
- Nếu x<2a’, kể cả trƣờng hợp tính  m  0 , chứng tỏ A’s khá lớn, nên giảm A’s để tính lại.
Khi không thể giảm A’s thì tính As theo công thức (6-20).
6.4.4.2 Trường hợp nén lệch tâm bé eo  e0 gh .
- Nếu thoả mãn điều kiện:
N  Nb  Rb b(h  2eo ) (6-26)
Bê tông đủ khả năng chịu lực, cốt thép chỉ cần đặt theo cấu tạo.

- Khi điều kiện (6-26)không thoả mãn ta phải tính cốt thép với điều kiện  R ho  x  ho .
Lúc này có ba phƣơng trình:
Neu  Negh  Rb .bx(ho  )  Rsc .As' z a
x
2
N  N gh  Rb b.x  Rsc .A' s  s .As
 2x 
2 
s   ho
 1 Rs
 1 R 
 
 
Có 3 phƣơng trình mà 4 ẩn số: x,  s ,As,A’s.

 Bài toán 1: Tính theo phƣơng pháp đúng dần:


- Chọn As theo yêu cầu cấu tạo, chọn x theo các công thức gần đúng:
x
(1   R ) a n  2 R (n  0.48)h0
(1   R ) a  2(n  0.48)
và tính A’s:

107
x
Ne  Rb bx(ho  )
A' s  2
Rsc .Z a

- Tính lại x:
N  C  Rsc A' s Rs As
x
C
Rb b 
ho
2Rs As
Với C  .
1 R

- Tính lại A’s theo (6-19)với giá trị mới của x. Quy trình tính toán này có độ hội tụ cao và
có thể lấy các giá trị thu đƣợc sau một chu kỳ lặp.
* Khi eo  0,15ho , cốt thép As chịu nén đáng kể, cần kiểm tra theo công thức:
Ne'Rb bx(0,5x  a)
As  (6-27)
 s (ho  a' )

 Bài toán 2:Chọn trƣớc As theo cấu tạo.

- Bài toán còn lại 3 ẩn số. Sau khi biến đổi, ta đƣợc phƣơng trình bậc 2 của x:
0,5Rb bdx2  2(Rs .As Z a  Rb bda' ) x  ( Ne' d  tRs As za )  0 (6-28)
trong đó:
d  h   R ho ; t  h   R ho ; e'  Z a  e .
Giải phƣơng trình trên, kiểm tra điều kiện  R ho  x  ho . Nếu tính x vƣợt ra khỏi giới hạn
trên chứng tỏ As chọn là chƣa hợp lý, cần chọn lại.

6.4.4.3 Trường hợp đặc biệt: Chọn As hoàn toàn theo cấu tạo và không kể vào trong tính
toán.
Trong (6-28)cho As=0.
Cũng có thể lập phƣơng trình của x bằng cách lấy moment đối với trục đi qua trọng tâm cốt
thép A’s, có:
x
Ne'Rb bx(  a' )  0 (6-29)
2
đặt   ; T   0,5  1
x
a'
Ne'
Suy ra: T  ;   1  1  2T ; x  a'
Rb .ba' 2
Điều kiện x  h . Nếu tính đƣợc x>h thì bắt buột phải đặt cốt thép As theo tính toán, lúc này
Aschịu nén. Sau khi có x tính A’s:
N  Rb bx
A' s  (6-30)
Rsc
Sau khi tính ra phải kiểm tra lại hàm lƣợng cốt thép nhƣ đối với tính cốt thép đối xứng.

108
6.4.5 Kiểm tra khả năng chịu lực
Biết b,h,lo, vật liệu. Yêu cầu kiểm tra tiết diện có đủ khả năng chịu cặp nội lực M, N.

- Từ vật liệu có:Rb, Rs, E, Tính  R . Dựa vào chiều tác dụng của M để xác định cốt thép As,
A’s.
- Tính a,a’, ho,Za,e1,eo,  , e.
Giả thiết có trƣờng hợp nén lệch tâm lớn thông thƣờng 2a'  x   R .ho . từ (6-12) xác định x
và đặt là x2:
N  Rs .As - R sc .A's
x2  (6-31)
Rb .b

 Trƣờng hợp 1:Khi 2a'  x2   R .ho ,giả thiết đúng, lấy x=x2 thay vào (6-11)(6-12),
tính Ne gh và kiểm tra.
 Trƣờng hợp 2: Khi x2<2a’: không phù hợp giả thiết.Tính Ne'gh theo (6-15).
Với e’=e-Za= eo  a'0,5h .
 Trƣờng hợp 3: Khi x2   R .ho , không phù hợp giả thiết, xảy ra nén lệch tâm bé, tính
lại x. từ (6-12), (6-13) có:
( N  Rsc .A' s )(1   R )ho  Rs .As (1   R )ho
x (6-32)
Rb b(1   R )ho  2Rs .As
Điều kiện:  R ho  x  ho .
Nếu tính đƣợc x>ho thì phải tính lại x, lấy  s  Rsc .
N  Rsc ( A' s As )
x (6-33)
R b .b
Thay giá trị x vào (6-11)tính Negh .
Chú ý:
Khi kiểm tra khả năng chịu lực, ngoài việc kiểm tra sự làm việc trong mặt phẳng uốn
cần kiểm tra sự chịu lực theo phƣơng ngoài mặt phẳng uốn khi b<h. Lúc này tính toán nhƣ
trƣờng hợp nén đúng tâm.

109
6.4.6 Sơ đồ khối lời giải các bài toán:
6.4.6.1 Tính cốt thép đối xứng:

M, N, b, h, lo, Rb, Rs, Rsc

Giả thiết a, a’
ho = h – a
 = lo/h

Không
>8

Thỏa

Tính độ lệch tâm


Tính lực dọc tới hạn

Không
Rs = Rsc

Thỏa
Giải x từ PT bậc 2:

với

(Trang tiếp theo)

110
(Tiếp theo)

Không
x ≤ Rho

Thỏa Lệch tâm bé, tính lại x:

Không
x ≥ 2a’

Thỏa

Lấy

Kiểm tra

Chọn và bố trí CT, ktra a, a’

111
6.4.6.2 Tính cốt thép không đối xứng:
M, N, b, h, lo, Rb, Rs, Rsc

Giả thiết a, a’
ho = h – a
 = lo/h

Tính 

Không
eo ≥ ep

Thỏa

N>Rbb(h-2eo)
Không Chọn x Không
Chọn A’s
(2a’≤x≤Rho)

Thỏa Thỏa

Bài toán có 3 pt và 4 ẩn
số , , ,
 Có thể chọn trƣớc x
Không
hoặc (có thể theo cấu Giảm
Không
(*) Thỏa x ≤ Rho
tạo) rồi tính . Tăng
Thỏa
Không
x ≥ 2a’
Giảm
(**) Thỏa
Chọn As, A’s theo cấu tạo

Kiểm tra ,, ,

Chọn và bố trí CT, kiểm tra a, a’


(*), (**) giảm x, A’s khi phù hợp cấu tạo, còn khi x, A’s đã quá bé
thì lấy x = 2a’ và tính

112
6.4.6.3 Kiểm tra cường độ:

M, N, b, h, lo, Rb, Rs, Rsc, As, A’s

Tính a, a’
ho = h - a
 = lo/h

Tính 

Không
x ≤ Rho

Lệch tâm bé, tính lại x: Thỏa


Không
x ≥ 2a’

Thỏa
Không
x > ho
Kiểm tra
Thỏa
Lấy

Không
x≤h

Thỏa x=h

Kiểm tra

113
6.5 TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CÓ TIẾT DIỆN TRÒN
6.5.1 Sơ đồ tính và giả thiết
 N

2r

A
F A' s

As 
 
E B

D
C

a ra
Hình 6-11 Sơ đồ tính toán tiết diện tròn.

- Vùng nén ABC đƣợc giới hạn bởi góc 2 , trong đó xem ứng suất trong bêtông phân
bố đều , đạt giá trị Rb, ứng suất trong cốt thép chịu nén A’s, đạt giá trị Rsc.
- Bỏ qua vùng gần trục trung hoà AF và CD giới hạn bởi góc  2
- Bỏ qua sự làm việc của bêtông chịu kéo. Cốt thép chịu kéo As phân bố trong đoạn
FED giới hạn bởi góc 21 mà 1       2 . Ứng suất trong cốt thép chịu kéo đạt Rs.

6.5.2 Điều kiện và công thức

Neo  Neu gh  M B  M ' A M A (6-34)


N  N gh  N B  N ' A N A (6-35)
trong đó:
- NB, MB là lực dọc và moment uốn trong bêtông vùng nén.
- N’A, M’A, NA, MA là nhƣ trên của cốt thép chịu nén và kéo.
Tính toán có:
Neu gh  2 Rb Ar sin 3   Rsc .Ast sin   Rs Ast s .Z s (6-36)
3 
Rb A sin 2 R .A (6-37)
N gh  (  )  sc st   Rs . Ast .s
 2 
trong đó:
r-bán kính tiết diện.
A- diện tích tiết diện, A  r 2 .
Ast- diện tích tiết diện toàn bộ cốt thép.
ra- bán kính của vòng cốt thép, ra= r-a.
a- khoảng cách từ tâm cốt thép đến mép tiết diện.

 s  1 với 1 góc ở tâm của cốt thép chịu nén.

Zs-khoảng cách từ hợp lực trong cốt thép chịu kéo đến trục lấy moment.
 - góc giới hạn của vùng nén.

114
TCVN 5574:2012 đƣa ra một số công thức thực nghiệm:

 s  1  2 với  

Z s  (0,2  1,3 )ra .
Khi xảy ra   0,15 thì lấy   0,15 để tính  và Z
s s
Khi tính đƣợc  s  0 thì lấy  s  0 và 1  2  0 để tính tiếp:

1  r  sp
Rs
2  1
  1,5  6Rs .10 4 .
Trong đó:
+ r -hệ số; với cốt thép có giới hạn chảy thực tế:  r =1; với cốt thép có giới hạn chảy
quy ƣớc  r =1,1.
+  sp -ứng suất trong cốt thép ứng lực trƣớc.
Nhƣ vậy với cốt thép có giới hạn chảy xác định  s theo công thức:
s  1    1   (1,5  6Rs.104 ).

6.5.3 Kiểm tra khả năng chịu lực


Biết D, lo, bố trí cốt thép Ast. yêu cầu kiểm tra xem tiết diện có đủ khả năng chịu cặp nội lực
M, N.
- Từ vật liệu có; Rb, Rs, Rsc; tính r,A,e1,eo, tính  .
- Giả thiết:  >0,15. Cho N=Ngh, từ (6.34) có:
 ( N  Rs Ast1 )  0,5Rb A.sin 2
 (6-38)
Rb A  A st ( Rsc  2 Rs )


- Nếu tính đƣợc  = <0,15 thì lấy  =0,15:

 ( N  Rs Ast )  0,5Rb A.sin 2
 (6-39)
Rb A  Ast Rsc
Giải phƣơng trình (6-38), (6-39) bằng máy tính hoặc phƣơng pháp gần đúng, có 
 sin , sin 3 
Tính  s , Z s , tính Neu gh và kiểm tra.

6.5.4 Tính cốt thép


Biết D,lo. Yêu cầu tín hcốt thép để chịu cặp nội lực N,M.
Giả thiết a, tính ra, tính các số liệu khác nhƣ bài toán kiểm tra, tính  .
Tính toán cốt thép Ast,bằng cách giải đồng thời hai phƣơng trình (6-36), (6-37). với
Neu gh  Neo và Ngh=N để xác định hai ẩn  và Ast.

115
**************************
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày đặc điểm cấu tạo của cấu kiện chịu nén?
2. Vai trò của cốt đai trong cột?
3. Phân biệt hai trƣờng hợp nén lệch tâm lớn và lệch tâm bé?
4. Cho cột chịu nén lệch tâm tĩnh. Biết chiều dài tính toán l0=3m; tiết diện cột
b=250mm; h=400mm; Độ lệch tâm ngẫu nhiên ea = 2cm; Nội lực trong cột M=100
kNm, N=500 kN. bê tông cấp độ bền B20; cốt thép nhóm CII.
Yêu cầu tính toán cốt thép dọc chịu lực đối xứng cho cột.

5. Cho khung nhà 3 tầng 3 nhịp nhƣ hình vẽ.

3600
a. Xác định chiều dài tính toán cột khung.
b. Biết tiết diện cột b=250mm; h=400mm;
bê tông cấp độ bền B20; cốt thép nhóm

3600
CII . Yêu cầu tính toán cốt thép dọc chịu
lực đối xứng cho cột tầng 1 với cặp nội
lực M=150 kNm, N=500 kN.
c. Căn cứ các yêu cầu cấu tạo cốt đai, hãy

3900
chọn cốt đai cho cột tầng 1.

6. Cho khung nhà 3 tầng 1 nhịp nhƣ hình vẽ. Biết tiết diện cột

3600
b=250mm; h=400mm; bê tông cấp độ bền B20; cốt thép
nhóm CII.
a. Xác định chiều dài tính toán cột khung.
3600
b. Biết tiết diện cột b=250mm; h=400mm; bê tông cấp độ
bền B20; cốt thép nhóm CII . Yêu cầu tính toán cốt thép
dọc chịu lực đối xứng cho cột tầng 1 với cặp nội lực
4500

M=150 kNm, N=500 kN; nội lực dài hạn Mdn=20 kNm,
Ndn=350 kN.
c. Căn cứ các yêu cầu cấu tạo cốt đai, hãy chọn cốt đai cho
cột tầng 1.

7. Cho cột chịu nén lệch tâm tĩnh. Biết chiều dài tính toán l0=3m; tiết diện cột
b=250mm; h=400mm; Độ lệch tâm ngẫu nhiên ea = 2cm; Nội lực trong cột M=100
kNm, N=500 kN. bê tông cấp độ bền B20; cốt thép nhóm CII.
Yêu cầu tính toán cốt thép dọc chịu lực không đối xứng cho cột.

8. Cho khung nhà 3 tầng 3 nhịp nhƣ hình vẽ.


3600

a. Xác định chiều dài tính toán cột khung.


b. Biết tiết diện cột b=250mm; h=400mm; bê
tông cấp độ bền B20; cốt thép nhóm CII .
3600

Yêu cầu tính toán cốt thép dọc chịu lực


không đối xứng cho cột tầng 1 với cặp nội
lực M=150 kNm, N=500 kN; Mdn=10
5500

kNm, Ndn=300 kN.


c. Căn cứ các yêu cầu cấu tạo cốt đai, hãy
chọn cốt đai cho cột tầng 1.
116
9. Cho cột thuộc kết cấu siêu tĩnh. Chiều dài tính toán l0=4m; tiết diện cột b=300mm;
h=600mm; As=A’s= 4 Φ 20; Rb=11 MPa; Rs=280 Mpa; ξR=0,623. Yêu cầu kiểm tra
khả năng chịu lực của cột với cặp nội lực M=150 kNm; N=2000 kN.

117
Chƣơng 7. CẤU KIỆN CHỊU KÉO

7.1 KHÁI NIỆM CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO


7.1.1 Khái niệm
Cấu kiện chịu kéo thƣờng gặp là các thanh kéo trong dàn, thanh treo và thanh căng của
vòm, thành của các bể chứa, xilô, ống dẫn chịu áp lực từ trong ra,...
- Khi chỉ có lực kéo tác dụng dọc theo trục cấu kiện, có trƣờng hợp kéo đúng tâm.
- Khi ngoài lực kéo còn có tác dụng của momen uốn, ta có trƣờng hợp kéo lệch tâm.
Tùy theo sự làm việc, đƣợc chia ra cấu kiện chịu kéo lệch tâm lớn và kéo lệch tâm
bé.
Trong cấu kiện lệch tâm, cốt thép dọc chịu lực gồm:
 As đặt ở phía chịu kéo nhiều
 A’s, đặt ở phía chịu kéo ít hoặc chịu nén.
Khi N đặt trong phạm vi hai cốt thép As và A’s ta có trường hợp lệch tâm bé, và As, A’s
đều chịu kéo.
Khi N đặt ở ngoài phạm vi hai cốt thép As và A’s ta có trường hợp kéo lệch tâm lớn,
tiết diện sẽ có một vùng nén và một vùng kéo.
(a) N (b) eo N (c) N
M=N.eo

Hình 7-1 Cấu kiện chịu kéo


(a) Kéo đúng tâm; (b),(c)Kéo lệch tâm

7.1.2 Cấu tạo tiết diện:


* Cấu kiện chịu kéo đúng tâm thƣờng có tiết diện chữ nhật, cốt thép dọc đƣợc đặt đối
xứng theo chu vi.
Đối với cấu kiện chịu kéo đúng tâm đặc biệt lƣu ý cách nối và neo cốt dọc chịu lực, phải
đƣợc nối hàn (chỉ cho phép nối buộc trong kết cấu dạng bản và nối so le), tốt nhất là neo cốt
chịu vào vùng nén của các bộ phận khác của kết cấu. Cốt đai u50cm, trong bản còn đặt cốt
thép phân bố để cùng cốt dọc tạo thành lƣới (nhƣ cấu kiện chịu uốn).
* Cấu kiện chịu kéo lệch tâm bé đƣợc cấu tạo giống nhƣ cấu kiện kéo trung tâm, nhƣng
cốt thép dọc đƣợc đặt tập trung vào hai cạnh ngắn vuông góc với mặt phẳng uốn, có thể
đặt đối xứng hoặc không đối xứng
* Cấu kiện chịu kéo lệch tâm lớn đƣợc cấu tạo giống nhƣ cấu kiện chịu uốn.
7.2 TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CHỊU KÉO
7.2.1 Tính toán cấu kiện chịu kéo trung tâm
Khi cấu kiện chịu kéo trung tâm xem bê tông không tham gia chịu lực vì bị nứt, toàn
bộ lực kéo do cốt thép chịu. Điều kiện cƣờng độ đƣợc viết:
N  N gh  Rs Ast (7-1)
118
trong đó:
- Ast là diện tích tiết diện tòan bộ cốt thép dọc
- N là lực kéo lớn nhất do tải trọng tính toán gây ra
A
Hàm lƣợng cốt thép t  st 100  0.4  3% .
A
Diện tích tiết diện bê tông thƣờng đƣợc chọn theo cấu tạo. Để tiết kiệm vật liệu,
giảm nhẹ trọng lƣợng và cũng để giảm bớt bề rộng khe nứt nên chọn kích thƣớc bé trong
phạm vi có thể đƣợc. Với các thanh chịu kéo nằm ngang (thanh cánh hạ của dàn, thanh căng
của vòm,...) trọng lƣợng bản thân của thanh và các lực đặt lên nó sẽ gây ra uốn, vì vậy chiều
dài mỗi đoạn thanh không nên quá 6m và chiều cao tiết diện không nên nhỏ hơn 1/25 chiều
dài đoạn thanh.
Ngoài việc tính theo cƣờng độ cấu kiện chịu kéo trung tâm còn đƣợc tính theo sự mở
rộng khe nứt (xem chƣơng 9) dùng tải trọng tiêu chuẩn và cƣờng độ tiêu chuẩn của vật liệu
để tính.
Với cấu kiện chịu kéo thông thƣờng độ mảnh của nó khá lớn, nên khi thiết kế cần chú
ý đến việc kiểm tra khả năng chịu lực hoặc biện pháp gia cố tạm thời khi chế tạo, vận
chuyển, lắp ghép.., cấu kịên có thể chịu nén để gây nguy hiểm.
7.2.2 Tính toán cấu kiện chịu kéo lệch tâm bé tiết diện chữ nhật:
A's
RsA's
a'

e'
za
h

As
eo

N
ya

RsAs
e
a

Hình 7-2 Sơ đồ tính cấu kiện chịu kéo


M
Gọi độ lệch tâm của lực dọc là: e0   ya
N
Trong trƣờng hợp này, bỏ qua khả năng chịu kéo của bê tông, toàn bộ lực kéo do cốt
thép chịu và ứng suất trong cốt thép đạt đến Rs
Lập phƣơng trình cân bằng momen đối với trục đi qua trọng tâm cốt thép As và A’s,
rút ra các điều kiện cƣờng độ là:
Ne  Negh  Rs A's za (7-2)
Ne  Ne'gh  Rs As z a (7-3)
trong đó: e  0,5h  e0  a , e'  0,5h  e0  a'
Từ (7-2) và (7-3) dể dàng tính đƣợc As và A’s, đồng thời theo yêu cầu cấu tạo cần
bảo đảm.
A A' s
  s & '    min  0,1%
bho bho

119
7.2.3 Tính toán cấu kiện chịu kéo lệch tâm lớn tiết diện chữ nhật:
M
Trƣờng hợp này xảy ra khi e0  0,5h  a hay e0   ya
N
7.2.3.1 Sơ đồ tính
Trong trƣờng hợp nầy tiết diện có một phần chịu nén và một phần chịu kéo. Sơ đồ
tính thể hiện nhƣ hình trên.
Trạng thái ứng suất gần giống nhƣ nén lệch tâm nhiều.

A's
RscA's Rb
a'

x
ho
za
h

As

e'
eo
RsAs
a

e
b N

Hình 7-3 Sơ đồ tính cấu kiện chịu nén lệch tâm lớn
7.2.3.2 Công thức cơ bản
Xuất phát từ điều kiện cân bằng momen và hình chiếu của các lực lên trục của cấu
kiện:
 x
Ne  Ne  Rb bx h0  Rsc A' s z a (7-4)
 2
N  N gh  Rs As  Rb bx  Rsc A' s (7-5)

7.2.3.3 Điều kiện áp dụng


x   R h0 và x 2a’

7.2.3.4 Tính toán cốt thép


Tính As và A’s , biết M,N,b,h,Rb,Rs,Rsc.
Phải chọn trƣớc giá trị x trong khoảng 2a'  x   R h0
x
Ne - Rb bx(h0  )
A' s  2
Từ (7-4), có: Rsc Z a (7-6)

Nếu A’s> 0, thì thay A’s và x vào (7-5)để tính As:


R bx  Rsc A' s  N
As  b (7-7)
Rs
Nếu A’s< 0, thì giảm x để tính lại. Nếu đã lấy x= 2a’ mà vẫn có A’s< 0, thì chọn A’s
theo cấu tạo và tính As theo trƣờng hợp đặc biệt, bằng cách lấy phƣơng trình cân bằng
mômen đối với trục đi qua trọng tâm A’s (xem trọng tâm vùng nén trùng với trọng tâm A’s).

120
Ne'
Ne'  Rs As Z a  As  (7-8)
Rs Z a

7.2.4 Sơ đồ khối lời giải các bài toán:


7.2.4.1 Tính cốt thép:

M, N, b, h, Rb, Rs, Rsc

Giả thiết a, a’
ho = h – a

Không
eo > 0,5h-a

Thỏa

Lệch tâm lớn Lệch tâm bé

Chọn x (2a’ ≤ x ≤ Rho)

Không
Giảm x
Thỏa

Kiểm tra ,, ,

Chọn và bố trí CT

121
7.2.4.2 Kiểm tra cường độ:

M, N, b, h, Rb, Rs, Rsc, As, A’s

Tính a, a’
ho = h – a

Không
eo > 0,5h-a

Thỏa
Lệch tâm lớn Lệch tâm bé

Không
x ≤ Rho

Thỏa

Không x ≥ 2a’

Thỏa

**************************
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày đặc điểm cấu tạo của cấu kiện chịu kéo?
2. Phân biệt hai trƣờng hợp kéo lệch tâm lớn và lệch tâm bé?
3. Giải thích các điều kiện hạn chế khi tính toán cấu kiện chịu kéo lệch tâm lớn?

122
Chƣơng 8. TÍNH TOÁN CẤU KIỆN BÊTÔNG CỐT THÉP
THEO TRẠNG THÁI GIỚI HẠN THỨ HAI
Việc tính toán cấu kiện BTCT theo trạng thái giới hạn thứ hai bao gồm:
- Tính toán về sự hình thành khe nứt.
- Tính toán về sự mở rộng khe nứt.
- Tính toán về sự khép kín khe nứt
- Tính toán biến dạng của cấu kiện.

A. TÍNH TOÁN VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ MỞ RỘNG KHE NỨT


8.1 KHÁI NIỆM CHUNG
Đối với kết cấu BTCT nói chung, khe nứt xuất hiện do biến dạng của ván khuôn, co
ngót của bêtông, thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, do sự tác động của tải trọng và các tác động
khác. Khi trong bêtông xuất hiện ứng suất kéo vƣợt quá cƣờng độ chịu kéo của nó thì
bêtông bắt dầu bị nứt.
Tác hại: Công trình mất khả năng chông thấm, bêtông không bảo vệ đƣợc cốt thép
khỏi bị ăn mòn.
Có ba cấp khả năng chống nứt:
- Cấp 1: Không cho phép xuất hiện khe nứt.
- Cấp 2: Cho phép xuất hiện khe nứt ngắn hạn với bề rộng hạn chế acr1 nhƣng chắc
chắn khe nứt sẽ đƣợc khép kín trở lại khi thôi tác dụng tải trọng tạm thời.
- Cấp 3: Cho phép xuất hiện khe nứt ngắn hạn với bề rộng hạn chế acr1 và cho phép
xuất hiệ nkhe nứt dài hạn với bề rộng hạn chế acr2.
8.2 TÍNH TOÁN VỀ SỰ HÌNH THÀNH KHE NỨT
Nguyên tắc tính:
- Dùng giả thiết tiết diện phẳng.
2Rbt.ser
- Độ dãn dài tƣơng đối lớn nhất của thớ bêtông chịu kéo ngoài cùng có giá trị: ,
Eb
ứng suẩt trong bêtông vùng kéo đƣợc xem là phân bố đều với giá trị Rbt.ser.
- Ứng suất trong vùng bêtông chịu nén đƣợc xác định có xét đến biến dạng đàn hồi và
không đàn hồi của bêtông.
8.2.1 Cấu kiện chịu kéo đúng tâm
Nội lực mà tiết diện chịu đƣợc ngay trƣớc khi xuất hiện khe nứt đầu tiên đƣợc xác định từ
điều kiện cân bằng:

bt.ser

crc

bt.ser s

Hình VIII-1Sơ đồ tính khả năng chống nứt của cấu kiện chịu kéo đúng tâm.

N crc  AR bt.ser  2R bt.ser .As (VIII-1)

123
trong đó:
- A,As là diện tích tiết diện ngang của cấu kiện và diện tích cốt thép thƣờng.
E
-  a .
Eb

8.2.2 Cấu kiện chịu uốn


Biểu đồ ứng suất và biến dạng trên tiết diện thẳng góc dùng để tính khả năng chống
nứt Mcrc:
b'f
(a) s (b) (c)

a'
b b
s s

h'f
s

x
x

bz

z
Mcrc
h

ho
h
s s s
hf

s bt
bt.ser
bf bt.ser

Hình VIII-2 Biểu đồ ứng suất dùng để tính Mcrc


a) Tiết diện ngang; b) Biểu đồ ứng suất c)Biểu đồ biến dạng.

Đối với cấu kiện chịu uốn, xem bêtông vùng nén làm việc đàn hồi, nghĩa là biểu đồ
ứng suất trong vùng nén có dạng đƣờng thẳng.
2R
Trên cơ sở giả thiết tiết diện phẳng và giá trị  bt  bt.ser ta có thể tính đƣợc:
Eb
x 
 b  2Rbt.ser
hx 
x - a' 
 S'  2Rbt.ser  (VIII-2)
h-x 
h  x  a
 S  2Rbt.ser 
h  x 

Chiều cao vùng nén x đƣợc xác định từ phƣơng trình hình chiếu của các lực lên
phƣơng trục của cấu kiện:

Abn
bz dA   's .A's  Rbt.ser Abt   s . As (VIII-3)
trong đó:
- Abtlà diện tích vùng bêtông chịu kéo.
- Abnlà diện tích vùng bêtông chịu nén.
z z
 bz   b  2Rbt.ser (VIII-4)
x hx

Thay (VIII-2), (VIII-3) vào (VIII-4) ta đƣợc:


S ' bo As' ( x  a' ) A (h  x  a)
2  2  Abt  2 s .
hx hx hx
(h  x)
Hay S ' bo S ' so S so  Abt (VIII-5)
2
124
trong đó:
S’bo-moment tĩnh của vùng bêtông chịu nén đối với trục trung hoà.
Sso,S’so- moment tĩnh của diện tích cốt thép chịu kéo và cốt thép chịu nén đối với trục
trung hoà.
Đối với tiết diện chữ I nhƣ hình vẽ, giải phƣơng trình (8.5) ta đƣợc.
h' f a'
bh  2(1  ) A' f 2(1  )A' s
x 0,5h h (VIII-6)
  1
h 2 Ared  A f
Trong đó: A' f  (b' f b)h' f ; A f  (b f  b)h f
Ared  bh  A'f  A f   ( As  A' s ).
Viết phƣơng trình cân bằng moment đối với trục trung hoà ta đƣợc:
S
Mcrc   ' s A' s ( x  a)    bz zdF  Rbt.ser Abt bt   s As (h  x  a) (VIII-7)
Abn Abt
Thay (VIII-2) vào (VIII-7) ta đƣợc:
2( I bo  I so  I ' so )
M crc  [  S bo ]Rbt.ser (VIII-8)
hx
Trong đó: Ibo, Iso,I’so- lần lƣợt là moment quán tính đối với trục trung hoà của diện tích vùng
bêttông chịu nén, của diện tích cốt thép chịu kéo và của diện tích cốt thép chịu nén.
Công thức (VIII-8) có thể viết thành:
Mcrc  Rbt.serWpl (VIII-9)
Trong đó: Wpl là moment kháng uốn của tiết diện đối với thớ chịu kéo ngoài cùng có xét
đến biến dạng không đàn hồi của bêtông vùng chịu kéo:
2( I  I so  I ' so )
Wpl  bo  S bo (VIII-10)
hx
Điều kiện để cấu kiện không bị nứt nhƣ sau:
M  M crc (VIII-11)
Trong đó: M là moment ngoại lực trên tiết diện đang xét.
*Ảnh hƣởng của co ngót của bêtông đến khả năng chống nứt của cấu kiện.
Dùng sơ đồ sau đây để thể hiện ứng suất do co ngót của bêtông gây ra:
-Ứng suất trong cốt thép  s có thể lấy một cách gần đúng bằng ứng suất hao do co ngót
gây ra đối với cốt thép có gây ứng lực trƣớc.
-Lực dọc do co ngót Ns đƣợc đặt ở vị trí mép trên của lõi (điểm 1 nên không gây ra ứng
suất kéo ở mép dƣới tiết diện.Giả sử moment ngoại lực M gây kéo ở mép dƣới (cùng chiều
Mrp thì điều kiện để cấu kiện không bị nứt:

(a) (b)
s s s s

s s s s
eo

s s s s
rp s o
s s s s

bt bt

125
Hình VIII-3 Nội ứng suất do co ngót của bêtông.
a) ứng suất trong bêtông và cốt thép; b) Sơ đồ tính toán tương đương
1-mép trên của lõi tiết diện qui đổi; eo-độ lệch tâm của lực dọc Ns.
r- khoảng cách từ trọng tâm đến mép trên của lõi tiết diện quy đổi.
M  M rp  Rbt.ser .Wpl
M  Rbt.ser , Wpl  M rp .
Tổng quát: M  Mcrc  Rbt.ser , Wpl  M rp (VIII-12)
Trong đó: dấu ‘-‘ khi M và Mrp cùng chiều và dấu ‘+’ khi ngƣợc chiều.
Trong cấu kiện chịu uốn bình thƣờng , As>A’s; Mrp và M quay cùng chiều do đó khả năng
chống nứt của cấu kiện giảm.
8.3 TÍNH TOÁN CẤU KIỆN BTCT THƢỜNG THEO SỰ MỞ RỘNG KHE NỨT
8.3.1 Tính bề rộng khe nứt trên tiết diện thẳng góc.
8.3.1.1 Ứng suất trong bêtông và cốt thép chịu kéo sau khi nứt.
Xét cấu kiện chịu kéo đúng tâm. Dƣới tác dụng của lực dọc N cấu kiện bị nứt với bề
rộng khe nứt là acrc và khoảng cách giữa hai khe nứt là lcrc
 Ứng suất trong cốt thép chổ có khe nứt là lớn nhất  s và có giá trị cực tiểu ở giũa
hai khe nứt.

Gọi  s ứng suất trung bình của cốt thép dọc theo trục cấu kiện.

s 
s
 1 là hệ số xét đến ảnh hƣởng của sự làm việc của bêtông chịu kéo nằm
s
giữa hai khe nứt.
 Ứng suất trong bêtông chịu kéo ở thớ trùng với trọng tâm cốt thép đƣợc thể
hiện nhƣ hình vẽ.
8.3.1.2 Bề rộng khe nứt:
Khoảng cách giữa hai khe nứt tính theo biến dạng của cốt thép:
 
l crc   s  l crc   s l crc  l crc   s s l crc (VIII-13)
Es
Khoảng cách giữa hai khe nứt tính theo biến dạng của bêtông.
acrc  lcrc   bt (VIII-14)

126
crc s
(a)
crc crc bt crc

bt
(b)

(c)

s
s s
Hình VIII-4 Sơ đồ ứng suất trong bêtông và cốt thép chịu kéo.
a) Sơ đồ khe nứt; b) Ứng suất trong bêtông chịu kéo; c) Ứng suất trong cốt thép chịu kéo

Trong đó:  bt là tổng biến dạng kéo của bêtông nằm giữa hai khe nứt. Do biến dạng cực
hạn khi kéo của bêtông rất nhỏ nên có thể bỏ qua  bt so với các đại lƣợng khác.
Từ (VIII-13)và (VIII-14) có:

acrc   s s l crc (VIII-15)
Es

8.3.2 Tính bề rộng khe nứt thẳng góc theo TCVN 5574:2012
Bề rộng khe nứt của cấu kiện chịu uốn, kéo trung tâm, chịu kéo và nén lệch tâm đƣợc xác
định theo công thức:

acrc  l s 20(3,5  100 )3 d (VIII-16)
Es
Trong đó:
 acrc tính bằng mm.
  =1 đối với cấu kiện chịu uốn và nén lệch tâm
 =1,2 đối với cấu kiện chịu kéo.
  l =1: tải trọng tác dụng ngắn hạn, còn đối với tải trọng tác dụng dài hạn và tải
trọng lặp thì lấy nhƣ sau:
+1,6-15  : bêtông nặng trong điều kiện độ ẩm tự nhiên.
+1,2 đối với bêtông nặng trong trạng thái bão hoà nƣớc.
+1,75 đối với betông nặng, khi trạng thái bão hoà nƣớc và khô luân phiên
nhau.
(Tiêu chuẩn còn có những quy định chi tiết đối với bêtông hạt nhỏ, bêtông nhẹ,
bêtông tổ ong…).
As
  - hàm lƣợng cốt thép chịu kéo, không lớn hơn 0,02
bh0
  =1: cốt thép thanh có gờ
= 1,3 cốt thép tròn trơn.
127
= 1,2: thép sợi có gờ hoặc cáp.
= 1,4: đối với cốt thép sợi trơn
 d (mm) là đƣờng kính cốt thép.
  s là ứng suất trong các thanh cốt thép lớp ngoài cùng.
 Cấu kiện chịu kéo đúng tâm:
N
s  (VIII-17)
As
 Cấu kiện chịu uốn:
M
s  (VIII-18)
As z
 với z là cánh tay đòn của nội ngẫu lực.
 Cấu kiện chịu nén và kéo lệch tâm:
N (es  z)
s  (VIII-19)
As z
Dấu ‘+’ lấy khi kéo lệch tâm, dấu’ –‘ lấy khi nén lệch tâm.
 Đối với cấu kiện chịu kéo lệch tâm, khi eo.tot  0,8ho (eo.tot- độ lệch tâm của lực dọc
đối với trọng tâm tiết diện quy đổi) thì lấy z=zs( zs là khoảng cách giữa trọng tâm
cốt thép As và A’s); khi lực kéo N nằm giữa trọng tâm của hai cốt thép As và A’s
thì giá trị es đƣợc lấy dấu’-‘
 Khi cốt thép chịu kéo đƣợc đặt thành một số lớp theo chiều cao tiết diện ,dối với
cấu kiện chịu uốn, chịu nén lệch tâm và chịu kéo lệch tâm với eo.tot  0,8ho , ứng
suất  s tính theo (VIII-18), (VIII-19) cần phải đƣợc nhân với hệ số:
h  x  a2
n  (VIII-20)
h  x  a1
Với: x  ho - chiều cao vùng nén.
a1,a2- khoảng cách từ trọng tâm tiết diện toàn bộ cốt thép và từ trọng tâm tiết diện của
hàng cốt thép ngoài cùng đến thớ bêtông chịu kéo lớn nhất.
+Đối với cấu kiện có yêu cầu chống nứt cấp 2, bề rộng khe nứt đuợc xác định theo
tổng tải trọng thƣờng xuyên, tải trọng tạm thời dài hạn và ngắn hạn với l  1
+Đối với cấu kiện có yêu cầu chống nứt cấp 3,bề rộng khe nứt dài hạn acrc2 đƣợc xác
định theo tải trọng thƣờng xuyên và tải trọng tạm thời dài hạn với hệ số l  1 ; còn bề rộng
khe nứt ngắn hạn acrc1 là tổng của bề rộng khe nứt dài hạn và bề rộng khe nứt tăng thêm do
tác dụng của tải trọng tạm thời ngắn hạn với hệ số l  1 :
acrc1  acrc.1t  acrc.1d  acrc.2 (VIII-21)
Trong đó:
 acrc.1t- bề rộng khe nứt do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng.
 acrc.1d-bề rộng khe nứt ban đầu do tải trọng thƣờng xuyên và tải trọng dài hạn (các
tải trọng này tác dụng ngắn hạn).
 acrc.2-bề rộng khe nứt dài hạn do tác dụng dài hạn của tải trọng thƣờng xuyên và
tải trọng dài hạn.

128
8.3.3 Khoảng cách giữa hai khe nứt.
crc
(a)

s,crc
(b) bt.ser

(c) s,ser

Hình VIII-5 Sơ đồ ứng suất của bêtông chịu kéo.


a) Sơ đồ khe nứt; b) Ứng suất trong bêtông; c) Ứng suất trong cốt thép
Xét một đoạn cấu kiện chịu kéo đúng tâm. Khi ứng suất kéo trong bêtông đạt tới
Rbt.ser thì khe nứt đầu tiên sẽ xuất hiện một cách ngẫu nhiên tại tiết diện nào đó mà bêtông
chịu kéo yếu nhất. Tại tiết diện có khe nứt ấy, ứng suất kéo trong bêtông trở về không, còn
ứng suất trong cốt thép là  s.crc . Càng xa tiết diện bị nứt ứng suất kéo trong bêtông tăng dần,
còn ứng suất trong cốt thép giảm dần. Tại tiết diện mà ứng suất kéo trong bêtông đạt Rbt.ser
lại xuất hiện một khe nứt mới.
Gọi lcrc- khoảng cách giữa hai khe nứt, tức là khoản gcách từ khe nứt đầu tiên (TD1)
đến tiết diện gần nhất mà tại đó ứng suất kéo trong bêtông đạt đến giá trị Rbt.ser.
Ta tƣởng tƣợng tách một đoạn cốt thép có chiều dài là lcrc và đặt vào dó các lực tƣơng
ứng:

s,crc .As 2 Rbt.ser.As

l crc

Hình VIII-6 Sơ đồ tính lcrc


Phƣơng trình cân bằng:

 s.crc A s  2Rbt, ser As   Slcrc (VIII-22)
Trong đó:

  là ứng suất dính trung bình trên đoạn lcrc.
 S là chu vi cốt thép.
Từ (VIII-22) có:
 s,crc  2Rbt , ser As
l crc  
. (VIII-23)
 S

129
B. TÍNH TOÁN BIẾN DẠNG CỦA CẤU KIỆN
8.3.4 Nguyên tắc chung
Cấu kiện có biến dạng (độ võng, chuyển vị ngang) quá lớn ảnh hƣởng đến việc sử
dụng kết cấu một cách bình thƣờng: mất mỹ quan, bong lớp ốp, trát, làm hỏng trần treo hoặc
gây tâm lý sợ hãi cho ngƣời sử dụng. Vì vậy cần tính toán biến dạng và khống chế nó không
đƣợc vƣợt quá một giá trị giới hạn quy định.
Độ võng đƣợc tính toán theo tải trọng tác dụng khi kết cấu làm việc trong điều kiện
bình thƣờng, tức là ứng với độ tin cậy về tải trọng  f  1 .
Biến dạng của cấu kiện bêtông cốt thép đƣợc tính theo các phƣơng pháp cơ học kết
cấu, trong đó phải thay độ cứng đàn hồi bằng độ cứng có xét đến biến dạng dẻo của bêtông,
có xét đến sự có mặt của cốt thép trong tiết diện và sự xuất hiện khe nứt trong vùng kéo của
tiết diện ở một đoạn nào đó trên trục dọc của cấu kiện. Đối với những cấu kiện mà trên đó
không xuất hiện khe nứt trong vùng kéo, độ cong của cấu kiện đƣợc tính toán nhƣ đối với
vật thể đàn hồi
8.3.5 Độ cong của cấu kiện không có khe nứt trong vùng kéo
Gọi B là độ cứng uốn của cấu kiện BTCT thƣờng, ở những đoạn không xuất hiện khe
nứt thẳng góc, đối với cấu kiện chịu uốn, nén và kéo lệch tâm:
B  b1 Eb I red (VIII-24)

Trong đó:
 b1 là hệ số xét đến ảnh ƣởng của từ biến nhanh của bêtông, lấy bằng 0,85 đối với
bêtông nặng và bêtông hạt nhỏ.
 Eb là mođun đàn hồi của bêtông.
 Ired là moment quán tính của tiết diện quy đổi đối với trục trọng tâm của tiết diện,
trong đó tiết diện bêtông phải đƣợc trừ đi diện tích cốt thép khi   3% và diện
E
tích cốt thép đƣợc nhân với hệ số   s .
Eb
Độ cong của cấu kiện đƣợc xác định theo công thức:
1 M sh M l b 2
  (VIII-25)
r B B
Trong đó:
M sh
 -độ cong do tác dụng của tải trọng ngắn hạn.
B
M l  b2
 - độ cong do tác dụng của tải trọng thƣờng xuyên và tải trọng tạm thời dài
B
hạn.
 Msh, Ml là moment do tải trọng tác dụng ngắn hạn và moment do tải trọng tác
dụng dài hạn đối với trục đi qua trọng tâm tiết dịên quy đổi và thẳng góc với mặt
phẳng uốn
  b2 là hệ số xét ảnh hƣởng từ biến dài hạn của bêtông đến biến dạng của cấu kiện
không có khe nứt trong vùng kéo, đối với bêtông nặng:
o Khi tác dụng của tải trọng là không kéo dài:  b2 =1.
o Khi tác dụng của tải trọng là kéo dài:
 b2 =2- đối với độ ẩm của môi trƣờng là 40-75%.
130
 b2 =3-đối với độ ẩm dƣới 40%.
Nếu gọi Bsh là độ cứng ngắn hạn và Bl là độ cứng dài hạn
Bsh  B  b1 Eb I red (VIII-26)

B b1 Eb I red
Bl   (VIII-27)
b 2 b 2

Đối với dầm không có đoạn bị nứt (cấp chống nứt 1 2). Độ võng toàn phần:
f  f sh  f l (VIII-28)
với
 f sh là độ võng ngắn hạn tính từ Msh, Bsh.
 fl là độ võng dài hạn tính từ Ml và Bl.
8.3.6 Độ cong của cấu kiện BTCT đối với đoạn có khe nứt trong vùng kéo.
8.3.6.1 Trạng thái ứng suất biến dạng của dầm sau khi xuất hiện khe nứt.
(a)
(d) (e)

M M

(b)

(c)
lcrc lcrc

Hình VIII-7 Trạng thái ứng suất biến dạng của dầm sau khi xuất hiện khe nứt.
a)Sơ đồ khe nứt và trục trung hoà; b) ứng suất trong cốt thép chịu kéo;
c) ứng suất ở thớ bêtông chịu kéo trùng với trọng tâm cốt thép.
d) Sơ đồ biến dạng trung bình; e) Sơ đồ ứng suất ở tiết diện có khe nứt
Xét một đoạn dầm chịu uốn thuần tuý. Sau khi xuất hiện khe nứt, trạng thái ứng suất
biến dạng của dầm đƣợc thể hiện nhƣ hình vẽ.
+Trục trung hoà có hình lƣợn sóng. Chiều cao vùng chịu nén ở tiết diện có khe nứt
có giá trị nhỏ nhất và đƣợc ký hiệu là x. Tại tiết diện có khe nứt đó ứng suất nén ở thớ

bêtông ngoài cùng đƣợc ký hiệu là  b . Gọi x là giá trị trung bình của chiều cao vùng nén và

 b là giá ứng suất trung bình của thớ bêtông ngoài cùng, ta có quan hệ:

 b   b . b Với  b  1.
Trong đó:  b - hệ số phân bố không đều của ứng suất (biến dạng) của thớ bêtông chịu nén
ngoài cùng trên phần nằm giữa hai khe nứt.
131
Đối với bêtông nặng và bêtông hạt nhỏ, lấy  b  0,9.
+Tại tiết diện có khe nứt, ứng suất của cốt thép chịu kéo có giá trị lớn nhất, ký hiệu là
 s . Càng xa khe nứt, ứng suất trong cốt thép càng giảm.

Gọi  s ứng suất trung bình của cốt thép chịu kéo.

 s   s s với  s  1
Trong đó:
  s là hệ số xét đên sự phân bố không đều của ứng suất (biến dạng) của cốt thép
chịu kéo nằm giữa hai khe nứt.
 Ứng suất kéo trong bêtông tại tiết diện có khe nứt bằng không. Càng xa khe nứt,
ứng suất kéo trong bêtông càng tăng và đạt giá trị cực đại ở giữa hai khe nứt.
 Chấp nhận giả thiết tiết diện phẳng đối với một dầm quy ƣớc có chiều cao vùng
 
nén là x , biến dạng tỷ đối của thớ bêtông vùng nén ngoài cùng là  b và biến dạng

tỷ đối của cốt thép chịu kéo là  s :
 
 s s  b b
s   s ; b   b (VIII-29)
Es Es Eb Eb

 Tại tiết diện có khe nứt, biểu đồ ứng suất trong bêtông vùng nén đƣợc coi nhƣ
hình chữ nhật:
M M
s  ; b  (VIII-30)
As z Ab z
trong đó:
 As là diện tích cốt thép chịu kéo.
 z là cánh tay đòn của nội ngẫu lực tại tiết diện có khe nứt.
 Ab là diện tích vùng bê tông chịu nén trong trƣờng hợp chỉ đặt cốt đơn (không có
cốt chịu nén theo tính toán).
Trong trƣờng hợp có cốt chịu nén theo tính toán, phải quy đổi diện tích cốt chịu nén
A’s thành diện tích bêtông tƣơng đƣơng. Khi đó phải thay Ab trong (VIII-30) thành Ab-red-
diện tích quy đổi của vùng bêtông chịu nén có xét đến biến dạng không đàn hồi của bêtông:
n
Abred  Ab  A' s (VIII-31)
v
M
b  (VIII-32)
Abred z

8.3.6.2 Độ cong của trục dầm và độ cứng của dầm.


Xét một đoạn dầm nằm giữa hai khe nứt. Khoảng cách giữa hai khe nứt trên trục
trung hoà trung bình là lcrc , bán kính cong trung bình là r.
Theo phép tính đồng dạng của các tam giác:
   
l crc ( s   b )l crc 1 (   )
   s b (VIII-33)
r ho r ho

132
Hình VIII-8 Sơ đồ để xác định độ cong của trục dầm
Thay (VIII-29), (VIII-30), (VIII-31) vào (VIII-33) ta có:
1 M  s b 
   
r ho z  Es As Eb Abred 
(VIII-34)

Đối với dầm làm bằng vật liệu đàn hồi đồng chất, đẳng hƣớng với độ cứng uốn EI.
1 M
 (VIII-35)
r EI
So sánh (9.35) và (9.36) có đƣợc độ cứng uốn của dầm BTCT có khe nứt trong vùng kéo:
ho z
B
 s b  (VIII-36)
  
 E s As Eb Abred 

Công thức trên cho thấy B không những phụ thuộc vào đặc trƣng cơ học và hình học
của tiết diện bêtông và cốt thép mà còn phụ thuộc vào tải trọng và tính chất đàn hồi dẻo của
bêtông. Để tăng độ cứng tức giảm độ võng, tăng chiều cao tiết diện là hiệu quả nhất so với
việc tăng diện tích cốt thép, tăng cấp độ bền bê tông hay tăng bề rộng tiết diện
8.3.6.3 Xác định diện tích quy đổi của vùng bêtông chịu nén.
Tiêu chuẩn thiết kế cho phép xác định chiều cao vùng nén x đối với tiết diện chữ I
trong trƣờng hợp tổng quát:
b'f
a'
h'f
x
ho

b
h

Hình VIII-9 Tiết diện chữ I


x 1 1,5   f
  
ho 1  5(   ) 11,5 e  5 (VIII-37)

10 ho

trong đó:

133
  - hệ số lấy bằng 1,8 đối với bêtông nặng, bằng 1,6 đối với bêtông nhẹ.
M
 2 (VIII-38)
bho Rb.ser

(b' f b)h' f  A' s
f  2 (VIII-39)
bho
 h' f 
   f 1   (VIII-40)
 2h o 
A E
  s ;  s (VIII-41)
bho Eb
 e là độ lệch tâm của lực dọc đối với trọng tâm cốt thép chịu kéo As.
  là hệ số đặc trƣng đàn hồi dẻo của bêtông vùng nén, với bêtông nặng:
o đối với tải trọng tác dụng ngắn hạn:   0,45
o đối với tải trọng tác dụng dài hạn:
Khi độ ẩm môi trƣờng là 40-75% lấy   0,15
Khi độ ẩm môi trƣờng <40% lấy   0,1
Khi bêtông ở trạng thái khô- ƣớt, giá trị  khi tính toán với tải trọng dài hạn đƣợc
nhân với hệ số 1,2.
Khi độ ẩm môi truờng >75% và khi bêtông đƣợc chất tải trong tình trạng ngập nƣớc,
gía trị  đối với tải trọng dài hạn đƣợc nhân với hệ số 1,25.
Trong công thức (9.38) dấu phía trên của số hạng thứ hai là đối với cấu kiện chịu nén
lệch tâm, dấu phía dƣới đối với cấu kiện chịu kéo lệch tâm.
Hệ số  xác định nhƣ sau:
x 1
 
ho 1  5(   )

10
Biết chiều cao tƣơng đối của vùng bê tông chịu nén ξ có thể xác định đƣợc diện tích
qui đổi của vùng bê tông chịu nén Ab,red theo công thức sau:
Ab,red  ( f   )bh0 (9.44)

8.3.6.4 Xác định cánh tay đòn của nội ngẫu lực z:
Z là khoảng cách từ trọng tâm cốt thép chịu kéo As đến điểm đặt của hợp lực vùng
nén (gồm lực nén của vùng bêtông chịu nén và lực nén của cốt thép A’s.
Với giả thiết biểu đồ ứng suẩt của vùng bêtông chịu nén là hình chữ nhật:
n
S b  A' s (ho  a' )
z
S b.red
  (VIII-42)
Ab.red ( f   )bho
Trong đó: Sb.red- moment tĩnh của diện tích vùng nén đã đƣợc quy đổi đối với trục đi qua
trọng tâm cốt thép chịu kéo As.
Sau khi biến đổi ta đƣợc:
 h' f 
 f 2 
h
z  1  o h (VIII-43)
 2( f   ) 
o

 
 
134
8.3.6.5 Hệ số  s .
Đối với cấu kiện chịu uốn hệ số s đƣợc xác định theo công thức:
Rbt.serW pl
 s  1,25   ls 1 (VIII-44)
M
Trong đó:
  ls là hệ số xét đến hình dáng cốt thép, tính chất dài hạn của tải trọng và cấp độ
bền của bêtông. Khi cấp độ bền của bêtông lớn hơn B7,5.
o đối với tải trọng tác dụng ngắn hạn.
Dùng cốt thép trơn và sợi: ls  1,0
Dùng cốt thép có gờ: ls  1,1.
o đối với tải trọng tác dụng dài hạn và mọi loại cốt thép:  ls  0,8 .
 Wpl- đƣợc xác định theo (9.8).
Rbt.serW pl
Tỷ số  1 thì mới rơi vào trƣờng hợp vùng kéo bị nứt.
M
8.3.7 Độ cong toàn phần và độ võng:
8.3.7.1 Độ cong toàn phần:
Dƣới tác dụng của tải trọng ngắn hạn và tải trọng dài hạn, độ cong toàn phần của cấu
kiện có khe nứt trong vùng kéo đƣợc xác định theo công thức:
1 1 1 1
      (VIII-45)
r  r 1  r  2  r  3
M
(1/r)1- (1/r) 2

(1/r)1
Mngh

(1/r)2
M
Mdh

1/r

(1/r)3 (1/r)1- (1/r) 2


(1/r)

Hình VIII-10 Quan hệ giữa moment và độ cong


Trong đó:
1
   là độ cong do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng.
 r 1
1
   là độ cong do tác dụng ngắn hạn của tải trọng dài hạn.
 r 2

135
1
   là độ cong do tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn
 r 3

8.3.7.2 Tính toán độ võng:


Độ võng do biến dạng uốn gây ra đƣợc xác định theo công thức:
1
l 
f m   M x   dx (VIII-46)
0  r x

Trong đó M x là moment uốn do tác dụng của lực đơn vị hƣớng theo phƣơng chuyển vị cần
xác định và đặt tại tiết diện cần xác định chuyển vị (tiết diện m).
Đối với cấu kiện chịu uốn bằng BTCT thƣờng có tiết diện không đổi, có khe nứt, trên
mỗi đoạn có moment không đổi dấu, cho phép tính độ cong ở tiết diện có moment uốn lớn
nhất, độ cong của những tiết diện còn lại trên đoạn đó đƣợc lấy tỷ lệ với giá trị moment uốn.

(a)

(b)

(c)

Hình VIII-11 Độ võng dầm đơn giản có tiết diện không đổi
a)Sơ đồ tải trọng; b)Biểu đồ mômen uốn; c)Biểu đồ độ cong.
Trong xây dựng, qui phạm cho phép xem độ cứng của cấu kiện là hằng số trên đoạn có
M cùng dấu xác định theo giá trị Mmax đƣợc Bmin. Nhƣ vậy độ cong của cấu kiện thay đổi tỷ
lệ với M. Cách tính đơn giản hóa nầy không gây sai số lớn đến gía trị độ võng cực đại của
cấu kiện.

**************************
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Vì sao phải tính toán kết cấu bê tông cốt thép theo trạng thái giới hạn thứ 2?
2. Trình bày nguyên tắc tính toán về sự hình thành và mở rộng khe nứt cho kết cấu bê
tông cốt thép?
3. Trình bày nguyên tắc tính toán độ võng cho kết cấu bê tông cốt thép?

136
Chƣơng 9. CỐT THÉP ỨNG LỰC TRƢỚC

9.1 KHÁI NIỆM CHUNG


9.1.1 Bản chất của bê tông ứng lực trước
Khả năng chịu kéo của BT kém, vì vậy để giảm ứng suất kéo do tải trọng gây ra ở giai
đoạn sử dụng, trong quá trình chế tạo ngƣời ta đã tạo ra và duy trì các nén trƣớc ban đầu tại
những miền của cấu kiện sẽ phát sinh ứng suất kéo khi sử dụng. Cấu kiện BTCT đƣợc chế
tạo theo nguyên lý trên đƣợc gọi là cấu kiện BTCT ứng suất trƣớc.
Để hiểu rõ về bê tông cốt thép ứng suất trƣớc, chúng ta xét một trƣờng hợp cụ thể dầm
đơn 1 nhịp
 Lực N: làm vùng dƣới dầm bị nén
 Tải trọng P: làm vùng dƣới dầm bị kéo
Ứng suất nén trƣớc do N gây ra sẽ làm triệt tiêu hoặc giảm ứng suất kéo do P gây ra.
Để cho dầm không bị nứt, cần thiết kế sao cho ứng suất kéo tổng cộng không vƣợt quá
cƣờng độ chịu kéo của bê tông Rbt. Nhờ có ứng lực trƣớc này độ cứng dầm đƣợc tăng lên
đồng thời độ võng của dầm cũng giảm đi.
Để tạo lực nén trƣớc N ngƣời ta căng cốt thép rồi gắn chặt nó vào bê tông thông qua
lực dính, hoặc bằng các neo ở hai đầu, nhờ tính đàn hồi thép có xu hƣớng co lại tạo ra ứng
suất nén trƣớc trong BT.

a)
N N

l
P P
b)

l
Hình IX-1 Dầm
H×nh : Sù lµm bêtông ứng
viÖc cña dÇ lực øng
m BTCT trước
lùc truí c
(a) Khi chịu lực nén N đặt ở đầu
a) khidầm;
chÞu lùc(b)
nÐn Khi
N ®Ætchịu
ë ®Çu tải
dÇmtrọng sử dụng P
b) khi chÞu t¶i träng sö dông P.
9.1.2 Ưu - nhược điểm và phạm vi áp dụng:
 Ưu điểm:
 Cần thiết có thể sử dụng thép cƣờng độ cao. Trong bê tông cốt thép thƣờng không
dùng đƣợc thép cƣờng độ cao vì những khe nứt đầu tiên ở bê tông sẽ xuất hiện
khi ứng suất trong cốt thép chịu kéo s mới chỉ đạt giá trị từ 20 – 30MPa. Khi
dùng thép cƣờng độ cao ứng suất trong cốt thép chịu kéo có thể đạt 1.000 –
1.200MPa hoặc lớn hơn. Điều đó làm xuất hiện các khe nứt rất lớn, vƣợt quá giới
hạn cho phép.
So với cấu kiện BTCT thƣờng, BTCT ứng suất trƣớc dùng ít thép hơn khoảng 10-60%
(trung bình 30%) nếu dùng thép thanh,15-80% (trung bình 45%) nếu dùng thép sợi cƣờng
độ cao. Hiệu quả tiết kiệm thép rất lớn (50 - 80%) trong các cấu kiện nhịp lớn, dùng nhiều

137
thép chịu kéo nhƣ dầm, dàn. Trong cấu kiện nhịp nhỏ thƣờng thì thép cấu tạo khá nhiều nên
số thép tiết kiệm ít hơn (khoảng 15%).
 Có khả năng chống nứt cao, do đó có khả năng chống thấm cao hơn. Dùng bê
tông cốt thép ứng suất trƣớc ngƣời ta có thể tạo ra các cấu kiện không bị nứt trong
vùng bê tông chịu kéo, hoặc hạn chế bề rộng khe nứt khi chịu tải trọng sử dụng.
Do đó bê tông cốt thép ứng suất trƣớc tỏ rõ nhiều ƣu điểm trong các cấu kiện đòi
hỏi yêu cầu chống thấm cao (đƣờng ống dẫn có áp, bể chứa chất lỏng và chất
khí...)
 Có độ cứng lớn hơn, do đó có độ võng và biến dạng bé. Nhờ có độ cứng lớn, nên
cấu kiện bê tông cốt thép ứng suất trƣớc có tiết diện ngang thanh mảnh hơn so với
cấu kiện bê tông cốt thép thƣờng khi có cùng điều kiện làm việc nhƣ nhau. Vì vậy
có thể dùng cho các cấu kiện có nhịp lớn.
Ngoài ra còn có các ưu điểm sau:
 Nhờ có độ cứng tốt, chống nứt tốt nên tính chống mỏi của kết cấu đƣợc nâng cao
khi chịu tải trọng lặp (nhờ giảm đƣợc sự chênh lệch tƣơng đối giữa ứng suất cực
đại và cực tiểu trong BT và CT).
 Nhờ dùng vật liệu cƣờng độ cao tiết diện trở nên thanh mãnh hơn, giảm đƣợc
trọng lƣợng bản thân công trình, nhờ đó làm giảm lực quán tính khi chịu tải trọng
động (động đất, gió), giảm tải cho nên móng
 Nhờ có ứng suất trƣớc nên phạm vi sử dụng kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép và
nửa lắp ghép đƣợc mở rộng nhiều.
 Nhược điểm:
 Cần lƣu ý trong quá trình chế tạo và sử dụng
 Ứng suất trƣớc không những gây ra ứng suất nén mà còn có thể gây ra ứng suất
kéo ở phía đối diện làm cho bê tông có thể bị nứt, vết nứt còn có thể xuất hiện tại
các vị trí neo CT.
 Việc chế tạo bê tông cốt thép ứng suất trƣớc cần phải có thiết bị đặc biệt, có công
nhân lành nghề và cần quản lý chặt chẽ kỹ thuật, nếu không có thể làm mất ứng
suất trƣớc do tuột neo, do mất lực dính. Việc đảm bảo an toàn lao động cũng phải
đặc biệt lƣu ý.
 Phạm vi áp dụng:
Nhờ việc sử dụng vật liệu cƣờng độ cao ,bêtông ứng lực trƣớc thích hợp với kết cấu
nhịp lớn, chịu tải trọng nặng. Do có thể sử dụng tiết diện thanh mãnh nên kết cấu bêtông
ƢLT đáp ứng đƣợc các yêu cầu mỹ quan. Bêtông ƢLT cũng phù hợp với cấu kiện đúc sẵn
hơn do có trọng lƣợng nhỏ hơn.
9.1.3 Phân loại Bêtông ƯLT:
Có nhiều cách phân loại bêtông ƢLT tuỳ thuộc vào đặc điểm thiết kế và phƣơng pháp
thi công.
 Theo thời điểm căng cốt thép tạo ƢLT.
 Phƣơng pháp căng trƣớc.
 Phƣơng pháp căng sau.
 Theo vị trí bố trí cáp ƢLT.
 Phƣơng pháp căng trong
 Phƣơng pháp căng ngoài..
 Theo mức độ hạn chế ứng suất kéo trong cấu kiện.
 Ứng lực toàn phần.

138
 Ứng lực một phần
 Theo đặc điểm của cáp ƢLT.
 Cáp ƢLT dính kết.
 Cáp ƢLT không dính kết.
 Theo việc đặt cáp ƢLT trong cấu kiện.
 Ứng lực thẳng.
 Ứng lực vòng.
9.2 CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CẤU KIỆN BÊTÔNG ƢLT
9.2.1 Phương pháp tính theo ứng suất cho phép.
Bêtông ƢLT đƣợc xem nhƣ vật liệu đàn hồi. Trong giai đoạn sử dụng, các ứng suất
biến dạng và chuyển vị của cấu kiện khi chịu ƢLT và ngoại lực đƣợc xem xét riêng rẽ và có
thể áp dụng đƣợc nguyên lý cộng tác dụng.
Xét dầm đơn giản, tiết diện chữ nhật, đƣợc ƢLT bởi thép ƢLT có trọng tâm chạy dọc
theo trọng tâm tiết diện bêtông và chịu tải trọng phân bố đều.
 Ứng suất nén tại các tiết diện dầm do lực nén trƣớc N gây ra:
N
N  (IX-1)
A
với A là diện tích tiết diện.
 Ứng suất do tải trọng phân bố đều và trọng lƣợng bản thân dầm gây ra:
My
M  (IX-2)
I
trong đó:
o M là moment do tải trọng phân bố đều và trọng lƣợng bản thân dầm gây ra.
o y là khoảng cách tại thớ đang xét đến trọng tâm tiết diện.
o I là moment quán tính tiết diện.
Ứng suất tổng cộng trong bêtông tại tiết diện bất kỳ:
N My
  (IX-3)
A I

Hình IX-2 Phân bố ứng suất trên tiết diện chịu ƯLT đúng tâm

139
9.2.2 Phương pháp tính theo trạng thái giới hạn.

Hình IX-3 Phân bố ứng suất của tiết diện chịu ƯLT lệch tâm

Nếu thép ƢLT bố trí có độ lệch tâm e (H10.3) so với trục dầm thì ứng suất tổng cộng
trong bêtông tại một tiết diện bất kỳ:
N ( Ne) y My
   (IX-4)
A I I
Với (Ne) là moment uốn do lực nén trƣớc gây ra.
Xem bêtông ƢLT nhƣ là một sự kết hợp giữa cốt thép và bêtông giống nhƣ BTCT, trong đó
cốt thép chịu kéo, bêtông chịu nén tạo nên một cặp ngẫu lực kháng lại moment uốn do tải
trọng ngoài gây ra.
P P

C C

T T

a) Dầm BTCT b) Dầm bêtông ƯLT


Hình IX-4 Cấu kiện chịu uốn BTCT và bêtông ƯLT
Khi ứng suất trong thép cƣờng độ cao đạt tới cƣờng độ chịu kéo, nó có một độ dãn
dài đáng kể. Nếu thép cƣờng độ cao đƣợc sử dụng trong BTCT một cách đơn thuần thì phần
bêtông xung quanh nó sẽ nhanh chóng xuất hiện vết nứt trong khi thép còn chƣa đạt tới
cƣờng độ. Trong bêtông ƢLT, nếu thép cƣờng độ cao đƣợc kéo trƣớc và neo vào trong
bêtông, sẽ có đƣợc những ứng suất và biến dạng phù hợp cho cả hai loại vật liệu. Sự kết hợp
này tạo nên tính an toàn và hiệu quả cho cả bêtông và cốt thép vốn không thể đạt đƣợc trong
kết cấu BTCT.
9.2.3 Phương pháp cân bằng tải trọng.
Phƣơng pháp này quan niệm coi ƢLT nhƣ là một thành phần để cân bằng với một
phần tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên cấu kiện. Thông thƣờng ƢLT đƣợc sử dụng để cân
bằng với trọng lƣợng bản thân của cấu kiện, do vậy trong các cấu kiện chịu uốn nhƣ sàn,
140
dầm,…sẽ không xuất hiện moment uốn với tải trọng do trọng lƣợng bản thân gây ra, điều đó
biến cấu kiện chịu uốn trở thành cấu kiện chịu ứng suất trực tiếp và làm đơn giản hoá việc
phân tích và thiết kế cấu kiện.
 Xét dầm đơn giản chịu tải trọng tập trung có thép ƢLT dạng gãy khúc
Để cân bằng với lực tập trung P ,phải tạo ra một thành phần lực hƣớng lên là:
V  2N sin  .
P=V
Nsin 
N V=2Nsin N
 Ncos 

L
Hình IX-5 Cân bằng của một tải trọng tập trung
Nếu V cân bằng hoàn toàn với P tác dụng tại giữa nhịp, dầm không chịu một tải
trọng đứng nào. Tại đầu dầm, thành phần đứng của ƢLT là N sin  đƣợc truyền trực tiếp lên
gối tựa, thành phần nằm ngang N cos tạo ra một ứng suất nén dọc theo toàn bộ dầm. Vì
vậy ứng suất trong tiết diện dầm( trừ sự tập trung ứng suất cục bộ) là:
N cos N
N   ( vì giá trị  nhỏ) (IX-5)
A A
Và độ võng của dầm nhỏ.
Với P>V thì phần tải trọng chênh lệch (P-V) sẽ gây uốn cho dầm và ứng suất thêm vào có
thể tính theo công thức:
Mc
M  (IX-6)
I
Trong đó: M là moment do tải trọng (P-V) gây ra.
 Xét dầm đơn giản chịu tải trọng phân bố đều, có thép ƢLT đƣợc bố trí theo dạng
parabol.
W
4Nh
Nsin = L
N Wb  N
 h Ncos = N

L
Hình IX-6 Cân bằng của tải trọng phân bố
Để cân bằng tải trọng phân bố đều  bởi cáp parabol, thành phần hƣớng lên b :
8Nh
b  2 (IX-7)
L
Nếu tải trọng tác dụng  (bao gồm cả tải trọng bản thân) đƣợc cân bằng hoàn toàn
bởi b thì sẽ không có sự uốn trong dầm. Dầm sẽ chịu ứng suất nén phân bố đều:
N
 (IX-8)
A
Nếu   b , chỉ cần phân tích moment M gây ra bởi phần tải trọng (   b ) và độ võng
ngắn hạn của dầm cũng sẽ chỉ do phần tải trọng này gây ra.

141
9.3 CÁC PHƢƠNG PHÁP GÂY ỨNG SUẤT TRƢỚC
9.3.1 Phương pháp căng trước (căng trên bệ)
Cốt thép ứng suất trƣớc đƣợc neo 1 đầu cố định vào bệ, đầu kia đƣợc kéo ra với lực
kéo N. Cốt thép đƣợc kéo trong giới hạn đàn hồi và dãn ra 1 đoạn  1 , tƣơng ứng với ứng
suất trong CT. Sau đó CT đƣợc neo chắc vào bệ.
Tiếp theo đặc các cốt thép thông thƣờng khác và đổ bê tông. Đợi cho bê tông đông
cứng và đạt đƣợc cƣờng độ cần thiết Rbp thì thả các cốt thép rời khỏi bệ căng (buông cốt
thép ). Nhƣ 1 lò xo bị kéo căng, các cốt thép này có xu hƣớng co ngắn lại và thông qua lực
dính giữa nó với bê tông trên suốt chiều dài của cấu kiện, cấu kiện sẽ bị nén với giá trị bằng
lực N dùng khi căng CT.
 Để tăng thêm lực dính giữa bê tông và cốt thép, ngƣời ta thƣờng dùng thép gờ
hoặc thép trơn đƣợc xoắn lại, hoặc ở 2 đầu có những mấu neo đặc biệt.
a) c) d2 5mm
2d 4d 2d
d

d
§o¹ n thÐp
d

4d 10mm
d

2d-20d
1,5d+2d1+3mm
2,5d

Vßng ®Öm
d)

5mm
5mm

b) 6d
d

d=35-50mm
=3-4mm
Hình IX-7 H×nh Neo
: Neo cèt thÐthép
cốt p trong trong phương
phu¬ng ph¸ p c¨ ng truípháp
c căng trước
a) hµn ®o¹ n thÐp ng¾n hay vßng ®Öm, b) gen c¸ c gê xo¾n èc,
a)Hàn đoạn thépc) ngắn hay vòng đệm;
neo lo¹ i vßng, d) neo lo¹ i èng.
b)Gen các gờ xoắn ốc,
c)Neo các loại; d)Neo loại ống.
 Phƣơng pháp căng trƣớc tỏ ra ƣu việc đối với những cấu kiện sản xuất hàng loạt
trong nhà máy. Có thể xây dựng nhữngbệ căng dài 75 - 150m để 1 lần căng cốt
thép có thể đổ đƣợc nhiều cấu kiện nhỏ (dầm, panel...). Cũng có thể sử dụng ván
khuôn bằng thép dùng làm bệ căng luôn.

6 2
5 B B1 4 P
e0

1
l l
e0

N N

Hình IX-8 S¬ ®đồ


H×nh :Sơ å phu¬ng
phươngph¸ p c¨ ng truí c căng trước.
pháp
a) Truí c khi bu«ng cèt thÐp øng lùc truí c. b) Sau khi bu«ng cèt thÐp øng lùc truí c.
trước khi1-cèt buông
thÐp øngcốt thép
lùc truí ƯLT;
c, 2- bÖ c¨ ng, 3-b)
v¸ nsau
khu«n,khi buông
4- thiÕ p, thép ƯLT;
cốt
t bÞkÐo thÐ
1-cốt thép ƯLT; 5- thiÕt 2-bệ
bÞcè ®Þnhcăng;
cèt thÐp3-ván
øng lùc truíkhuôn; 4-thiết
c, 6- trôc trung t©m. bị kéo thép;

142
5-thiết bị cố định cốt thép ƯLT; 6-trục trung tâm

 Để căng CT, ngƣời ta còn dùng một dạng khác của phƣơng pháp căng trƣớc là
phƣơng pháp nhiệt điện, cho dòng điện chạy qua nung nóng CT tới 3000C, cốt
thép dãn ra, neo giữ CT lại. Khi nguội CT co lại, nhƣng đã bị giữ chặt hai đầu, tạo
ra lực căng trƣớc trong CT.

9.3.2 Phương pháp căng sau (Căng trên bê tông):


Trƣớc hết đặt cốt thép thƣờng và các ống rãnh bằng tôn, kẽm hoặc bằng vật liệu khác
để tạo rãnh dọc, rồi đổ bê tông. Khi bê tông đạt đến cƣờng độ nhất định Rbp thì luồn và căng
cốt thép ứng suất trƣớc tới ứng suất qui định. Sau khi căng xong cốt thép ứng suất trƣớc
đƣợc neo chặt vào đầu cấu kiện. Thông qua các neo, cấu kiện sẽ bị nén bằng lực đã dùng khi
căng thép. Tiếp đó bơm vữa xi măng vào ống để bảo vệ cốt thép và tạo lực dính giữa bê
tông và cốt thép
Ngày nay ngƣời ta còn sử dụng căng cáp không kết dính, cáp dƣợc luồn sẵn trong ống
có chứa chất chống ăn mòn sợi cáp, đƣợc đặt vào khuôn cùng với các cốt thép thƣờng khác
rồi mới đổ bê tông, khi bê tông đạt cƣờng độ cần thiết thì căng và neo cáp.
Phƣơng pháp căng sau đƣợc sử dụng thích hợp để chế tạo mà yêu cầu phải có lực nén
trong bê tông tƣơng đối lớn hoặc các cấu kiện phải đổ tại chỗ, nó cũng đƣợc dùng để ghép
các mảng kết cấu có nhịp lớn (nhịp dầm, dàn,...)
Để bảo đảm tốt sự truyền lực nén lên cấu kiện, ngƣời ta phải chế tạo các loại neo đặc
biệt.
Một dạng khác của phƣơng pháp căng sau là dùng biện pháp căng ngoài. Cốt thép nằm
phía ngoài tiết diện bêtông. Đối với tiết diện hình hộp, cốt thép thƣờng nằm trong bụng hộp.
Khi cốt thép chuyển hƣớng phải cấu tạo ống chuyển hƣớng và các phụ kiện kèm theo. Cốt
thép căng ngoài rất thích hợp với việc gia cƣờng và sửa chữa kết cấu. Ngƣời ta cũng dùng
cốt thép căng ngoài để điều chỉnh độ võng của kết cấu khi cần thiết.
9.4 CÁC CHỈ DẪN CẤU TẠO
9.4.1 Vật liệu:
9.4.1.1 Bê tông và vữa:
 Bê tông: dùng bê tông nặng có B  20. Việc chọn cấp độ bền bê tông phụ thuộc
dạng, loại, đƣờng kính cốt thép và dùng neo hay không dùng neo.
o Nếu dùng sợi thép   5 thì B  20
o Nếu dùng sợi thép   6 thì B  30
Ngoài ra việc chọn cấp độ bền của bê tông còn phụ thuộc vào cƣờng độ mà nó cần
phải có khi bắt đầu gây ứng suất trƣớc và tải trọng tác dụng lên nó.
o Đối với kết cấu nhịp lớn (dầm, dàn) nên dùng bê tông có B30.
o Đối với kết cấu nhịp thông thƣờng (panel, xà gồ) nên dùng bê tông B=25-
30.
 Vữa: dùng lấp các khe khi thi công, các mối nối của cấu kiện lắp ghép để làm lớp
bảo vệ cốt thép và bảo vệ các neo phải có cấp độ bền từ 15MPa trở lên. Vữa dùng
để bơm vào các ống rãnh cấp độ bền B22.5, dễ chảy, ít co ngót.

143
9.4.1.2 Thép:
Cần dùng thép cƣờng độ cao. Vì trong quá trình chế tạo và sử dụng 1 phần ứng suất
căng ban đầu bị mất đi. Tốt nhất là dùng sợi thép cƣờng độ cao. Nhƣng vì đƣờng kính quá
bé (3 - 8) nên số lƣợng thép trong cấu kiện khá nhiều gây khó khăn cho việc bố trí chúng
và thi công bê tông (phải dùng sỏi nhỏ). Để khắc phục ngƣời ta thƣờng dùng các chế phẩm
của sợi thép: bó bện dây cáp hoặc bó không bện.
 Loại bó bện dây cáp 5, 7 sợi thƣờng đƣợc chế tạo từ sợi 1,5 - 5
 Loại bó sợi không bện thƣờng gồm nhiều sợi đặt song song với nhau theo chu vi
và đƣợc tựa lên một lò xo ở giữa. Thƣờng dùng bó có 12, 18, 24 sợi.
Ngoài ra có thể dùng thép thanh có gờ cán nóng loại A IV và loại gia công nhiệt AT IV
trở lên.
Khi chiều dài  12m: có thể dùng thép thanh
Khi chiều dài  12m: sợi thép cƣờng độ cao và dây cáp
9.4.2 Bố trí thép:
Trong cấu kiện BTCT ƢST, việc bố trí CT hợp lý để đảm bảo sự làm việc bình thƣờng
của cấu kiện trong quá trình chế tạo và sử dụng rất quan trọng.
 Trong phƣơng pháp căng trƣớc, không đƣợc dùng sợi thép tròn không có gờ hoặc
không gia công mặt ngoài để làm cốt ƢST vì trong nhiều trƣờng hợp lực dính
không đảm bảo.
 Trong phƣơng pháp căng sau, nhất thiết phải dùng các neo đặc biệt đặt ở 2 đầu
cấu kiện. Để tránh phá hoại cục bộ dƣới neo, thƣờng tăng bề rộng tiết diện của
cấu kiện và đăt thêm lƣới thép gia cố. Để giảm sự tập trung ứng suất ngƣời ta còn
chế tạo các tấm thép dƣới các neo hoặc uốn cong cốt thép. Tại các chỗ uốn cong,
đặt thêm các cốt thép phụ để gia cƣờng
 Ngoài ra còn chú ý bố trí khoảng cách cốt thép và lớp bê tông bảo vệ:
o Trong phương pháp căng trước: cấu tạo tƣơng tự bê tông thƣờng.
o Trong phương pháp căng sau: nếu cốt thép ứng suất trƣớc đƣợc đặt trong
các rãnh thì chiều dày của lớp bê tông bảo vệ từ mặt ngoài cấu kiện đến
mặt trong rãnh 20 và 1/2d (d -đƣờng kính rãnh) khi d  32. Khi đƣờng
kính rãnh d>32 thì lấy ít nhất bằng d.
 Khi trong rãnh đặt một số bó hoặc thanh cốt thép thì lớp bảo vệ 80 đối với thành
bên;  60 và 1/2 d rãnh đối với mặt đáy
 Khoảng cách giữa các rãnh  d rãnh và  50.
 Đƣờng kính của rãnh lấy lớn hơn đƣờng kính của thanh hay bó thép từ 5-15mm
để dễ luồn cáp
9.5 CÁC CHỈ DẪN TÍNH TOÁN
Tƣơng tự cấu kiện BTCT thƣờng, BTCT ứng suất trƣớc cũng phải đƣợc tính toán theo
hai nhóm trạng thái giới hạn.
 Nhóm trạng thái giới hạn thứ nhất, ngoài việc tính theo cƣờng độ, theo ổn định, độ
bền mỏi, còn cần phải kiểm tra khi buông cốt thép trong giai đoạn chế tạo va cƣờng
độ chịu nén cục bộ của bê tông dƣới các thiết bị neo.
 Nhóm trạng thái giới hạn thứ hai: tính kiểm tra khả năng chống nứt và biến dạng
của cấu kiện.

144
a)
3

1
1

2
b) 2

8cm b

3
1
1

6cm
b/2
2 2 3

Hình IX-9H×Bố trítrÝ


nh : Bè cốt thép
cèt thÐ trong
p trong tiết
tiÕt diÖ diện ngang
n ngang.
Trong phương pháp căng trước. b. Trong phương
a) trong phu¬ng ph¸ p c¨ ng truí c, b) trong phu¬ng pháp
ph¸ p c¨ ng sau,căng sau
1- cèt thÐp øng lùc truí c, 2- cèt thÐp däc thuêng, 3- cèt ®ai thuêng.
1. cốt đai thường, 2. cốt thép dọc thường, 3. cốt thép ứng lực trước
9.5.1 Trị số ứng suất trong cốt thép và trong bê tông:
Đối với kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trƣớc việc xác định trị số ứng suất trƣớc
trong bê tông và cốt thép rất quan trọng.
Nếu ứng suất trƣớc trong cốt thép quá nhỏ thì hiệu quả của việc gây ứng suất trƣớc là
không đáng kể vì ứng suất đó bị hao gần hết trong quá trình chế tạo và sử dụng,. Nếu ứng
suất trƣớc quá lớn thì hiệu quả của nó có thể không tăng mà lại giảm đi, thậm chí còn làm
cho kết cấu sớm ở vào trạng thái giới hạn.
* Trị số ứng lực trƣớc cơ bản nhất của cốt thép ứng lực truớc là trị số giới hạn  sp và
 ' sp trong cốt thép căng trƣớc S và S’ (S, S’ tƣơng ứng đặt trong miền kéo và nén). Trị số
này đƣợc chọn theo qui phạm.
 sp ( ' sp )  p  Rs , ser 
 sp ( ' sp )  p  0,3Rs , ser 
(IX-9)

Trong đó: p(MPa) đƣợc xác định nhƣ sau:
 trong trƣờng hợp căng bằng phƣơng pháp cơ học:
p  0,05 sp (IX-10)
 trong trƣờng hợp căng bằng phƣơng pháp nhiệt điện và cơ nhiệt điện:
360
p  30  (IX-11)
l

với l là chiều dài thanh cốt thép căng (mm).


Các giá trị ứng suất 0,49Rs,ser   sp , ' sp  0,9Rs,ser : thép thanh
0,49Rs,ser   sp , ' sp  0,7Rs,ser :thép sợi
Ngoài ra, để đo kiểm tra ứng suất trong cốt thép ứng lực trƣớc ở thời điểm kết thúc
công việc căng trên bệ hoặc tại vị trí đặt lực căng khi căng cốt thép trên bê tông, ngƣời ta
đƣa vào khái niệm ứng suất khống chế.
145
 Khi căng cốt thép trên bệ, trị số ứng suất khống chế  con1 vă  ' con1 lấy bằng trị số
 sp và  ' sp sau khi đã kể đến các hao tổn ứng suất do biến dạng của neo (  3 ) và của
ma sát (  4 )
 con1   sp   3   4
(IX-12)
 'con1   'sp  3   4

 Khi căng trên bê tông:


 N Neop . ysp 
 con2   sp   sp  
I red 
(IX-13)
 Ared
 P Peop . y' sp 
 'con2   ' sp  sp    (IX-14)
 Ared I red 
Trong đó:
o  sp; ' sp -xác định không kể đến hao tổn ứng suất;
o N, eop-xác định theo công thức (10.14),(10.15) , trong đó  sp; ' sp có kể đến
những hao tổn ứng suất thứ nhất.
N   sp .Asp   ' sp .A' sp  s As   ' s A' s (IX-15)
 sp Asp y sp   ' s A' s y' s  ' sp A' sp y' sp  s As y s
eop  (IX-16)
N
Trong đó:
o  s ,  ' s - tƣơng ứng là ứng suất trong cốt thép căng S và S’ gây nên do co
ngót và từ biến trong bêtông.
o y sp, y' sp , y s , y' s - tƣơng ứng là các khoảng cách từ trọng tâm tiết diện quy đổi
đến các điểm đặt hợp lực của nội lực trong S và S’.
E sp
o  sp 
Eb
sA's

sp A'sp
y'sp
y's

eop

N
ysp
ys

sp A'sp

sAs
Hình IX-10 Sơ đồ lực nén trước trong cốt thép trên tiết diện ngang của cấu kiện BTCT
* Trong thực tế, do sai số các dụng cụ đo, hoặc do nhiều nguyên nhân chƣa đƣợc xét
đến 1 cách chính xác trong lúc tính toán... mà ứng suất căng trƣớc có thể không đúng nhƣ
dự định. Để kể đến điều đó, ngƣời ta đƣa vào hệ số độ chính xác khi căng cốt thép  sp :
 sp 1   sp (IX-17)
Lấy ‘+’ khi có ảnh hƣởng bất lợi của ứng suất trƣớc, lấy ‘-‘ khi ảnh hƣởng có lợi.
Khi tạo ứng suất trƣớc bằng phƣơng pháp cơ học:  sp  0,1
146
Khi xác định hao tổn ứng suất trong cốt thép, cũng nhƣ khi tính toán điều kiện mở
rộng vết nứt và tính toán theo biến dạng, cho phép lấy  sp  0 .
* Đối với bê tông, để biến dạng từ biến và hao tổn ứng suất trong cốt thép không lớn
quá, qui phạm qui định tỷ số giữa ứng suất nén trƣớc bp trong bê tông và cƣờng độ khối
vuông Rbp của bê tông lúc buông cốt thép không đƣợc lớn hơn trị số giới hạn (cho trong
bảng).

Bảng IX-1 Trị số giới hạn σbp/Rbp


Tỷ số:  bp / Rbp không lớn hơn
Trạng thái ứng suất Phƣơng pháp căng cốt
của tiết diện thép Khi nén đúng Khi nén lệch
tâm tâm
1. Ứng suất bị giảm
Trên bệ( căng trƣớc) 0,85 0,95
hay không đổi khi
kết cấu chịu tác
Trên bêtông( căng sau) 0,70 0,85
dụng của ngoại lực
2. Ứng suất bị tăng Trên bệ( căng trƣớc) 0,65 0,70
khi kết cấu chịu tác
dụng của ngoại lực Trên bêtông( căng sau) 0,60 0,65
Ghi chú: Đối với bêtông nhẹ từ cấp B7,5-B12,5 giá trị  bp / Rbp nên lấy không lớn
hơn 0,3

Cường độ bêtông tại thời điểm nén trước Rbp chỉ định không nhỏ hơn 11MPa, còn khi
dùng thép thanh nhóm A-VI, AT-IV,AT-VIK, thép sợi cường độ cao không có neo và cáp thì
cần chỉ định không nhỏ hơn 15,5 MPa. Ngoài ra Rbp không được nhỏ hơn 50% cấp độ bền
chịu nén của bêtông.
9.5.2 Sự hao ứng suất trong cốt thép ứng lực trước:
Sau 1 thời gian do nhiều nguyên nhân ứng suất trƣớc trong cốt thép bị giảm đi, thậm
chí triệt tiêu, hiệu quả không còn. Do đó việc đánh giá đầy đủ và chính xác các nguyên nhân
gây hao tổn ứng suất trong cốt thép ứng lực trƣớc là vấn đề hết sức quan trọng. Căn cứ vào
nguyên nhân, ngƣời ta chia ƢS hao ra các loại cơ bản:
 Do tính chùng ứng suất của cốt thép (1):
Là hiện tƣợng ứng suất ban đầu trong cốt thép ứng lực trƣớc bị giảm đi trong lúc chiều
dài của cốt thép vẫn giữ nguyên. Khi căng bằng phƣơng pháp cơ học
 Đối với sợi thép cƣờng độ cao:
 sp
 1  (0,22  0,1) sp (IX-18)
Rs.ser

 Đối với thép thanh:


 1 0,1 sp  20 (IX-19)
* Để giảm bớt sự hao 1 ngƣời ta dùng phƣơng pháp căng quá tải: Mới đầu căng cốt
thép tới ứng suất vƣợt 5 - 10% so với dự định (nhƣng không vƣợt quá 0,75 Rs) rồi giữ trạng
thái đó trong vài giờ. Sau đó hạ ứng suất về trị số dự định. Căng quá tải cho phép giảm 1 đi
15 - 20% vì tính chùng ứng suất biểu hiện nhiều ở giai đoạn mới căng thép.
 Do sự chênh lệch nhiệt độ giữa cốt thép và thiết bị căng (2)
 Đối với bêtông cấp từ B15-B40:
147
 2  1,25t (IX-20)
 Đối với bêtông cấp B45 và lớn hơn:
 2  1,0t (IX-21)
Trong đó t là chênh lệch nhiệt độ giữa cốt thép đƣợc nung nóng và bệ căng cố định,
tính bằng oC. Khi thiếu số liệu chính xác, có thể lấy t =65oC.
 Do sự biến dạng của neo và sự ép sát các tấm điện (3):
 Khi căng trên bệ:
l
3  E sp (IX-22)
l
Trong đó:
o l là biến dạng của các vòng đệm bị ép, các đầu neo bị ép cục bộ, lấy bằng
2mm; khi có sự trƣợt giữa các thanh cốt thép trong thiết bị kẹp dùng nhiều
lần, l xác định theo công thức:
o l  1,25  0,15d (d-đƣờng kính thanh cốt thép)
l(mm)- chiều dài cốt thép ƢLT( khoảng cách giữa gối ngoài của các gối trên
bệ của khuôn hoặc thiết bị).
 Khi căng trên bêtông:
l  l 2
3  1 Esp (IX-23)
l
Trong đó:
o l1 là biến dạng của ecu hay các bản đệm giữa các neo và bêtông lấy bằng
1mm.
o l 2 là biến dạng của neo hình cốc, êcu neo, lây bằng 1mm.
o l(mm) là chiều dài cốt thép ƢLT (một sợi) hoặc cấu kiện.
 Do sự ma sát của cốt thép với thành ống (4)
Trong phƣơng pháp căng sau, thép ƢLT đƣợc đặt trong ống đặt sẵn trong bê tông.
Giá trị của sự tổn hao ứng suất do ma sát gồm:
 Do ảnh hƣởng của uốn cong, phụ thuộc vào hình dạng thép ƢLT dọc theo chiều dài
dầm.
 Do ảnh hƣởng dung sai phụ thuộc vào độ lệch cục bộ của cáp.
1
 4  sp (1   ) (IX-24)
e
o sp: đƣợc lấy không kể đến hao tổn ứng suất
o e: cơ số logarit tự nhiên
o  ,  -hệ số cho trong bảng, phụ thuộc loại ống rãnh và loại cốt thép
o  : chiều dài đoạn ống (m) kể từ thiết bị căng gần nhất đến tiết diện tính
toán, (cho phép lấy  = hình chiếu lên trục cấu kiện )
o : tổng góc quay của trục cốt thép, tính bằng radian.
 Do biến dạng của khuôn thép khi chế tạo (5)
Khi thiếu các số liệu về công nghệ chế tạo và kết cấu khuôn, hao tổn do biến dạng
khuôn lấy bằng 30MPa.
Khi căng bằng nhiệt điện, hao tổn do biến dạng khuôn trong tính toán không kể đến
vì chúng đã đƣợc kể đến khi xác định độ giãn dài toàn phần của cốt thép.

148
9.5.2.1 Do từ biến nhanh ban đầu của bê tông (6): phụ thuộc điều kiện đông cứng, vào trị
số ứng suất và cấp độ bền bê tông..
Trong phƣơng pháp căng trƣớc, ứng suất hao này xảy ra ngay sau khi buông cốt thép
để ép bê tông và 2 - 3 giờ đầu sau khi buông.
Đối với bê tông khô cứng tự nhiên:
 
 6  40 bp khi bp  (IX-25)
Rbp Rbp
 
 6  40 85 ( bp   ) khi bp  (IX-26)
Rbp Rbp
Trong đó:
  ;  - hệ số lấy nhƣ sau:
  0,25  0,025Rbp  0,8

1,1    5,25  0,185Rbp  2,5

 bp: đƣợc xác định tại mức trọng tđm cốt thép dọc S vă S’, có kể đến hao ứng suất
đã đề cập ở trên.
 Nếu bê tông đông cứng trong điều kiện đƣợc dƣỡng hộ nhiệt thì 6 đƣợc tính theo
công thức trên x 0,85.
 Do tính chùng của cốt thép khi căng trên bê tông (7)
Lấy tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp căng trên bệ 7 = 1
 Do co ngót của bê tông (8): phụ thuộc loại bê tông, phƣơng pháp căng cốt thép và
điều kiện đông cứng.
Đối với bê tông nặng 8 đƣợc lấy nhƣ sau:
Bảng IX-2 Sự hao ứng suất trong cốt thép do co ngót của bêtông( MPa)
Bêtông đƣợc dƣỡng
Bêtông Không phụ thuộc
Cấp độ bền của hộ nhiệt trong điều
đông rắn điều kiện đóng rắn
bêtông kiện áp suất khí
tự nhiên của bêtông
quyển
a)B35 và thấp hơn 40 35 30
b) B40 50 40 35
c)B45 và lớn hơn 60 50 40

 Do từ biến của bê tông (9)


Hao tổn do từ biến của bê tông xảy ra sau một quá trình chịu nén lâu dài.
Đối với bê tông nặng:
 bp  bp
 9 150 khi  0,75 (IX-27)
Rbp Rbp
 
 9 300( bp 0,375) khi bp 0,75 (IX-28)
Rbp Rbp
 Do BT bị CT vòng, hoặc CT xoắn ép lõm xuống (10):
Một số cấu kiện có cốt thép ứng lực trƣớc là cốt thép vòng hoặc xoắn ốc (bể chứa, ống
dẫn...). Các cốt thép đó nén lõm mặt bê tông xuống, do đó đƣờng kính thép vòng giảm đi,
gây ra sự hao ƢS.
* Nếu đƣờng kính cấu kiện ≤3m thì lấy 9 = 300 kg/cm2
* Nếu đƣờng kính cấu kiện > 3m, 9 không đáng kể, bỏ qua
149
Các ứng suất hao đƣợc chia làm 2 nhóm:
 Ứng suất hao xảy ra trong quá trình chế tạo và khi ép bê tông l1
 Ứng suất hao xảy ra sau khi kết thúc ép bê tông l2
Trong phương pháp căng trước:
 l1   1   2   3   4   5   6
(IX-29)
 l 2   8   9   10
Trong phương pháp căng sau:
 l1   3   4
(IX-30)
 l2   7   8   9
Trong tính toán, tổng các ứng suất hao  l   l1   l 2 phải lấy  100MPa.

9.6 CẤU KIỆN CHỊU KÉO TRUNG TÂM


Cấu kiện bê tông cốt thép ứng lực trƣớc chịu kéo trung tâm thƣờng gặp: thanh cách hạ
chịu kéo của dàn, thanh căng của vòm, thành bể chứa tròn,...
9.6.1 Các giai đoạn của trạng thái ứng suất:
9.6.1.1 Cấu kiện căng trước
Đặc điểm của nó là giai đoạn I của trạng thái ứng suất - biến dạng chia làm 6 giai đoạn
trung gian, còn các giai đoạn khác vẫn nhƣ cấu kiện chịu kéo trung tâm thông thƣờng.
- Giai đoạn I1: Cốt thép đặt vào khuôn nhƣng chƣa căng, ứng suất trong cốt thép bằng
0
- Giai đoạn I2: Cốt thép đƣợc căng tới ứng suất khống chế cố định vào bệ và đổ bê
tông
 con1   sp   3   4 (IX-31)
- Giai đoạn I3: Trong khi chờ bê tông đạt tới cƣờng độ Rbp, do hiện tƣợng chùng ứng
suất và sự chênh lệch nhiệt độ giữa cốt thép và thiết bị căng (nếu bê tông đông cứng trong
điều kiện dƣỡng hộ nhiệt) sẽ xảy ra các ứng suất hao trong cốt thép ứng lực trƣớc:
 sp1   con1   1   2 (IX-32)
- Giai đoạn I4: Khi bê tông đạt Rbp buông cốt thép để ép bê tông, xuất hiện từ biến
nhanh ban đầu, xảy ra ứng suất hao 6. Do đó l1 đạt giá trị lớn nhất:
 l1   1   2   3   4   6 (IX-33)
Ở giai đoạn này, ứng suất trong cốt thép ứng lực trƣớc là:
 sp1   sp   l1   sp b (IX-34)

150
(a) (b)

Hình IX-11 Trạng thái ứng suất của cấu kiệnƯLT chịu kéo đúng tâm.
a) Cấu kiện căng trước ;b) Cấu kiện căng sau.
b: ứng suất nén trƣớc trong bê tông, đƣợc tính:
N
b  1 (IX-35)
Ared
N1: lực nén khi bắt đầu buông cốt thép
N1  ( sp   l1 ) Asp   6 As (IX-36)
(ƣs trong cốt thép không căng có chiều ngƣợc với ƣs trong thép căng)
( ở đây khi tính l không kể 6)
Ared: diện tích bê tông tƣơng đƣơng
N1  ( sp   l1 ) Asp   6 As
 E E  (IX-37)
  s  s ;  sp  sp 
 Eb Eb 

- Giai đoạn I5: Theo thời gian, do sự co ngót và từ biến của bê tông xảy ra thêm hao
ứng suất  l 2 , do đó ứng suất hao tổng cộng:  l   l1   l 2
Ứng suất trong cốt thép ứng lực trƣớc lúc này là:
 sp1   sp   l   sp b1 (IX-38)

151
- Giai đoạn I6: Tải trọng tác dụng gây thêm ứng suất kéo trong cốt thép ứng lực
trƣớc. Khi ứng suất nén trong bê tông bị triệt tiêu thì ứng suất trong cốt thép ƢLT là:
 sp1   sp   l (IX-39)
- Giai đoạn Ia: Tải trọng tăng lên cho đến khi ứng suất kéo trong bê tông đạt Rbt.ser thì
cấu kiện sắp sửa bị nứt, ứng suất trong cốt thép ứng lực trƣớc là:
 sp 2   sp   l  2 sp Rbt.ser (IX-40)
- Giai đoạn II: Xuất hiện khe nứt. Lúc này toàn bộ lực kéo do thép chịu. Ứng suất
trong cốt thép ứng lực trƣớc tăng lên nhƣ sự tăng ứng suất trong cấu kiện thông thƣờng
không có ứng suất trƣớc.
- Giai đoạn III (giai đoạn phá hoại): Khe nứt mở rộng. Ứng suất trong cốt thép đạt tới
cƣờng độ giới hạn Rsp và xảy ra sự phá hoại.
* Qua phân tích các giai đoạn của trạng thái ứng suất biến dạng ở trên ta thấy việc gây
ứng lực trƣớc chỉ nâng cao khả năng chống nứt của cấu kiện mà không nâng cao khả năng
chịu lực của cấu kiện, vì sau khi khe nứt xuất hiện, cấu kiện bê tông cốt thép ứng lực trƣớc
làm việc nhƣ cấu kiện bê tông cốt thép thƣờng.
9.6.1.2 Cấu kiện căng sau:
Trong cấu kiện này, từ giai đoạn I1 chuyển ngay sang giai đoạn I4 mà không qua các
giai đoạn I2, I3.
- Giai đoạn I1: luồn cốt thép vào trong cấu kiện, nhƣng chƣa căng.
- Giai đoạn I4: căng cốt thép đạt tới ứng suất khống chế.
 con2   sp   sp b (IX-41)
(  )
b: ứng suất nén trƣớc trong bê tông,  b  sp l1 Asp
Ared
Sau đó cốt thép đƣợc neo lại. Lúc này do biến dạng của neo và sự ép sát các tấm đệm,
do ma sát giữa cốt thép và thành ống nên xảy ra ứng suất hao
 l1   3   4 làm giảm ứng suất trong cốt thép ứng lực trƣớc:
 sp1   sp   l1   sp b (IX-42)
Từ giai đoạn I5 đến lúc phá hoại, tƣơng tự cấu kiện căng trƣớc.

9.6.2 Tính cấu kiện chịu kéo trung tâm


9.6.2.1 Tính theo cường độ (giai đoạn sử dụng):
Cơ sở dùng để tính theo cƣờng độ là giai đoạn III. Ở giai đoạn này toàn bộ tải trọng do cốt
thép chịu, nên điều kiện bền sẽ là:
N  Rs As   s6 Rsp Asp (IX-43)
Trong đó:
 s6 là hệ số kể đến sự làm việc của cốt thép cƣờng độ cao.
 As là diện tích cốt thép thƣờng.
 Asp là diện tích cốt thép ứng lực trƣớc.
9.6.2.2 Tính không cho phép nứt:
Cơ sở tính là giai đoạn Ia của trạng thái ứng suất. Điều kiện để đảm bảo không xuất
hiện khe nứt là:
N  N crc  Rbt.ser ( Ab  2 s As  2 sp Asp )  N o2 (IX-44)

152
N o2   sp ( sp   l ) Asp   s As (IX-45)
 s 6  8  9 (IX-46)

* Đối với cấu kiện có tính chống nứt cấp I, II: dùng tải trọng tính toán
Đối với cấu kiện có tính chống nứt cấp III: dùng tải trọng tiêu chuẩn.
9.6.2.3 Tính theo sự mở rộng khe nứt:
Tƣơng tự nhƣ đối với cấu kiện BTCT thông thƣờng. Chỉ khác là s là độ tăng ứng
suất trong CT, kể từ lúc ứng suất nén trƣớc trong BT triệt tiêu cho đến lúc kết cấu chịu tải
trọng tiêu chuẩn Nc, đƣợc tính theo công thức:
N c  N o2
s  (IX-47)
As  Asp

9.6.2.4 Tính toán theo sự khép kín khe nứt:


Đối với các kết cấu có tính chống nứt cấp II cần tính toán theo sự khép kín khe nứt,
nhằm đảm bảo sao cho sau khi bị nứt và tải trọng tạm thời ngắn hạn mất đi thì dƣới tác dụng
của ứng suất trƣớc trong CT, khe nứt đƣợc khép kín lại. Điều kiện nầy đƣợc thỏa mãn nếu
dảm bảo hai yêu cầu:
 sp   s  0,8Rs,ser (IX-48)
 sp:là ƣs trong CT ứng suất trƣớc sau khi đã kể đến các hao hụt ứng suất
 s:độ tăng ứng suất trong CT (tính nhƣ mục c)
Tại thớ ngoài cùng của miền chịu kéo của cấu kiện do tác dụng của tải trọng thƣờng
xuyên, tải trọng tạm thời ngắn hạn, tải trọng tạm thời dài hạn cần phải tồn tại ứng suất nén
 b không nhỏ hơn 0,5MPa khi cấu kiện chịu tải trọng tĩnh và tải trọng dài hạn tác dụng.

9.6.2.5 Kiểm tra cường độ cấu kiện ở giai đoạn chế tạo:
Khi buông cốt thép ứng lực trƣớc, cấu kiện có thể bị ép hỏng, nên cần kiểm tra cƣờng
độ cấu kiện ở giai đoạn I4 này theo công thức:
N   b Rbp Ab  Rsc As (IX-49)
Trong đó: N-lực nén bê tông khi buông cốt thép.
với cấu kiện căng trƣớc:
N  (1,1 sp  300) Asp (IX-50)
với cấu kiện căng sau:
N  1,5( sp   sp b ) Asp (IX-51)

9.7 CẤU KIỆN CHỊU UỐN


9.7.1 Các giai đoạn của trạng thái ứng suất:
9.7.1.1 Cấu kiện căng trước:
Tƣơng tự cấu kiện chịu kéo trung tâm, giai đoạn I đƣợc chia làm 6 giai đoạn trung gian, còn
các giai đoạn khác nhƣ cấu kiện chịu uốn thông thƣờng.
- Giai đoạn I1: đặt cốt thép S và S’ vào khuôn
- Giai đoạn I2: căng cốt thép bên dƣới S và cốt thép bên trên S’ tới ứng suất khống chế  con1
và  ' con1 (thƣờng  con1   ' con1 ) rồi cố định vào bệ và đổ bê tông.
- Giai đoạn I3 : trong khi chờ bê tông đông cứng đạt cƣờng độ Rbp lúc này phát sinh các
ứng suất hao  1 và  2 .
153
 ' sp1   ' con1  1   2 (IX-52)

s'p =0 I1
S'
sp =0 S

c'on1 I2
con1

c'on1- 1 - 2 I3
con1- 1 - 2

s'p- l'1 - 


sp b'
I4

sp- l1 - 


sp b

s'p- l' - 


sp b'
I5

sp- l - 
sp b

I6

b =0
sp- l
I6

R bt.ser
sp- l +sp Rbt.ser
III
Rb

Rsp

Hình IX-12 Sự thay đổi ứng suất của cấu kiện ứng lực trước chịu uốn
(cấu kiện căng trước)
- Giai đoạn I4 : bê tông đạt cƣờng độ Rbp, buông cốt thép. Do cốt thép S và S’ không bằng
nhau (thƣờng Asp  A' sp ) nên cấu kiện bị ép lệch tâm và vồng lên phía trên.Trong giai đoạn
này phát sinh thêm ứng suất hao 6. Do đó ứng suất hao đạt giá trị l1.
- Giai đoạn I5 : theo thời gian xảy ra các ứng suất hao do co ngót 8 và từ biến 9 của bê
tông.
- Giai đoạn I6 : Cho tải trọng tác dụng, làm tăng ứng suất kéo trong cốt thép S và làm giảm
ứng suất kéo trong S’. Khi ứng suất nén trƣớc trong thớ bê tông nằm ngang ở vị trí trọng
tâm S bị triệt tiêu thì ƣs trong cốt thép S là  sp   l

154
- Giai đoạn Ia: ứng suất trong miền bê tông chịu kéo đạt cƣờng độ giới hạn Rbt, ser ,bê tông
sắp sửa nứt, ứng suất trong cốt thép S là  sp   l  2 sp Rbt,ser . Giai đoạn này làm cơ sở để
tính toán cấu kiện không cho phép hình thành vết nứt.
- Giai đoạn II: khe nứt xuất hiện ở miền bê tông chịu kéo. Tất cả nội lực đều do cốt thép
chịu, nhƣng ứng suất của cốt thép chịu kéo và ứng suất của bê tông chịu nén đều chƣa đạt
tới trị số giới hạn.
- Giai đoạn III: khe nứt mở rộng, ứng suất trong cốt thép chịu kéo và của bê tông chịu nén
đều đạt trị số giới hạn, cấu kiện bị phá hoại.
Trong giai đoạn nầy, khi ứng suất nén của bê tông đạt tới trị số giới hạn thì ứng suất trong
cốt thép S’ là:
 ' sp1  R' sp  sp ( ' con1  'l ) (IX-53)

Trị số  ' sp1 có thể ‘+’(ứng suất nén) hoặc ‘-‘ (ứng suất kéo). Nên thiết kế cho  ' sp1 >0.
Như vậy, tương tự đối với cấu kiện chịu kéo trung tâm, việc gây ứng lực trước không
nâng cao được khả năng chịu lực của cấu kiện chịu uốn.
9.7.1.2 Cấu kiện căng sau:
Ở cấu kiện căng sau, trạng thái ứng suất từ giai đoạn I1 chuyển ngay sang giai đoạn I4. Các
giai đoạn sau nhƣ cấu kiện căng trƣớc.
9.7.2 Tính toán cấu kiện chịu uốn
9.7.2.1 Tính theo cường độ trên tiết diện thẳng góc:
Cách tính hoàn toàn nhƣ với cấu kiện thông thƣờng (chỉ khác ở các công thức cơ bản
có thêm thành phần cốt thép ứng suất trƣớc)
b'f
A's
Rb
a'

RscA's a's
x sp1A'sp
h'f
A'sp
ho

M
h

RspAsp Asp
as
a

RsAs As
b
Hình IX-13 Sơ đồ tính tiết diện chữ T, cánh nằm trong vùng nén, trục trung hoà đi qua
sườn
Đối với tiết diện chữ T trục trung hòa đi qua sƣờn, điều kiện cƣờng độ là:
x h' f
M  Rb bx(h0  )  Rb (b' f b)h' f (h0  )  Rsc A' s (h0  a' )   ' sp1 A' sp (h0  a' s ) (IX-54)
2 2
Chiều cao vùng nén x (vị trí trục trung hòa) đƣợc xác định từ phƣơng trình hình chiếu
 các lực lên trục cấu kiện:
R[bx  (b' f b)h' f ]   s 6 Rsp Asp  Rs As   ' sp1 A' sp R' s A' s (IX-55)
trong đó:
  ' sp1 là ứng suất trong cốt thép S’ đƣợc xác định theo công thức (IX-52)
155
  s6 là hệ số kể đến điều kiện làm việc của cốt thép cƣờng độ cao khi ứng suất cao
hơn giới hạn chảy quy ƣớc, đƣợc xác định theo tiêu chuẩn thiết kế.
9.7.2.2 Tính theo cường độ trên tiết diện nghiêng
Để chịu lực trên tiết diện nghiêng ngoài cốt dọc, cốt xiên và đai thƣờng, còn có cốt
dọc, xiên ứng suất trƣớc (H10.16). Việc tính toán đƣợc tiến hành tƣơng tự cấu kiện thông
thƣờng:
Q  Qb  Qsw  Qs.inc   Rspw Aspw   Rspw Asp.inc sin  p (IX-56)
 Qb: khả năng chịu cắt của bê tông
 Rswp :cƣờng độ tính toán về cắt của CT ứng lực trƣớc.

9.7.2.3 Tính cường độ cấu kiện ở giai đoạn chế tạo:


 Kiểm tra theo điều kiện ứng suất nén giới hạn của bê tông lúc buông cốt thép.
 Kiểm tra sự làm việc tổng thể của cấu kiện ở giai đoạn chế tạo.Việc kiểm tra
đƣợc tiến hành nhƣ cấu kiện chịu nén lệch tâm thƣờng mà ngoại lực là lực nén
do cốt thép ứng lực trƣớc gây ra.
.
z
zsw Q b
Np

zb
za
RswAsw
Rs
c
,in

w As
zs

,in
c

RspAsp Rsp.incAsp.inc
Rs A s
RspwAspw
A
Hình IX-14 Sơ đồ tính toán nội lực trên tiết diện nghiêng
+ Kiểm tra về sự chịu lực cục bộ của bê tông ở khu vực neo. Nếu khả năng chịu lực
của miền bê tông dƣới neo không đủ thì phải gia cƣờng bằng các lƣới thép hoặc đệm thép
9.7.2.4 Tính toán không cho phép nứt:
Để cho cấu kiện không hình thành vết nứt trên tiết diện thẳng góc phải thỏa mãn điều
kiện:
M  M crc (IX-57)
M: mômen uốn do ngoại lực gây ra. (Đối với cấu kiện có tính chống nứt cấp I, II thì
dùng mômen tính toán, tính chống nứt cấp III thì dùng mômen tiêu chuẩn
Mcrc: mômen mà cấu kiện chịu đƣợc ngay trƣớc khi xuất hiện vết nứt.
Cơ sở dùng để tính Mcrc là giai đoạn Ia
9.7.2.5 Tính toán theo sự mở rộng và khép kín khe nứt:
Nhƣ cấu kiện chịu uốn thông thƣờng và cấu kiện ƢLT chịu kéo đúng tâm. Chỉ khác
độ tăng ứng suất trong cốt thép  s đƣợc tnh theo công thức:

156
M c  N o 2 ( z1  esp )
s  (IX-58)
( As  Asp ) z 1

Trong đó:
 Z1 là khoảng cách giữa hợp lực vùng nén và hợp lực vùng chịu kéo.
 No2 là lực nén trƣớc bê tông ở giai đoạn sử dụng.
 esp là khoảng câch từ điểm đặt của lực No2 đến trục đi qua trọng tâm diện tch cốt
thép chịu kéo.
9.7.2.6 Tính toán kiểm tra độ võng:
Phụ thuộc vào tính chất chống nứt của cấu kiện.
 Đối với cấu kiện không cho phép nứt, khi tính độ võng ngƣời ta xem cấu kiện
nhƣ vật thể đàn hồi và sử dụng các công thức trong cơ học kết cấu để tính.
 Đối với cấu kiện có khe nứt ở vùng kéo cách tính độ võng tƣơng tự nhƣ cấu
kiện thông thƣờng có kể đến cốt thép ứng lực trƣớc.

**************************
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích các ƣu và nhƣợc điểm của kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trƣớc?
2. Phân biệt hai trƣờng hợp căng trƣớc và căng sau?
3. Nêu các tổn hao ứng suất trong kết cấu BTCT ứng lực trƣớc? Cách xác định các tổn
hao ứng suất này?
4. Trình bày nguyên tắc tính toán cấu kiện chịu uốn bằng BTCT ứng lực trƣớc?

157
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bài giảng Kết cấu Bêtông cốt thép 1- Th.S Bùi Thiên Lam-Bộ môn kết cấu công
trình, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.
[2] Kết cấu Bê tông cốt thép:Phần cấu kiện cơ bản - Gs.Ts Phan Quang Minh (chủ biên),
Gs.Ts Ngô Thế Phong, Gs.Ts Nguyễn Đình Cống - NXB KH và Kỹ thuật 2008.
[3] Sàn sườn bêtông cốt thép toàn khối -Bộ môn công trình bê tông cốt thép -Trƣờng Đại
học Xây Dựng NXB Khoa học và Kỹ thuật- Hà Nội 2008.
[4] Tính toán thực hành cấu kiện bêtông cốt thép theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2012-
Gs.Ts. Nguyễn Đình Cống – NXB Xây Dựng.
[5] Sàn sườn bêtông cốt thép toàn khối - Gs.Ts. Nguyễn Đình Cống – NXB Xây Dựng.
[6] Tính toán tiết diện cột bêtông cốt thép –Gs. Ts. Nguyễn Đình Cống-NXB xây dựng
Hà Nội 2007.
[7] Tiêu chuẩn thiết kế: "Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép"- TCXDVN 356 -2005.
Tiêu chuẩn thiết kế: "Tải trọng và tác động"- TCVN 2737 -1995.
[8] Reinforced concrete: Mechanics and design, 6th Edition, Wight, J.K. and MacGregor
J.G., 2012.
[9] Design of reinforced concrete, 10th Edition, McCormac, J.C. and Brown, R.H., 2015.
[10] Reinforced concrete design, 7th Edition, Wang, C.K. and Salmon, C.G., 2006.

158

You might also like