You are on page 1of 62

GVHD: TS.

Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

HOÀNG THỊ KIM NGỌC

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI


BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH THÀNH NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP


NGÀNH HỌC: KIỂM TOÁN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

HOÀNG THỊ KIM NGỌC

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI


BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH THÀNH NAM

Ngành: Kiểm toán


Mã số sinh viên: 1754100039

BÁO CÁO THỰC TẬP

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Thanh Xuân

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

LỜI CÁM ƠN

Kính gửi: BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Đồng kính gửi: BAN LÃNH ĐẠO CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH THÀNH NAM
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể giảng viên Bộ môn Kế Toán-
Kiểm Toán, trường đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt những kiến
thức quý báu trong suốt bốn năm em học tập và rèn luyện tại trường; đặc biệt là cô Lê Thị
Thanh Xuân người trực tiếp hướng dẫn cũng như hỗ trợ em trong suốt thời gian thực hiện
báo cáo tốt nghiệp này.

Trải qua gần ba tháng thực tập tại công ty cổ phần Thành Thành Nam, được tiếp cận
với thực tế đã giúp em mở rộng tầm hiểu biết, tiếp thu những kinh nghiệm thực tế để tự tin
hơn khi hoàn thành đề tài này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo, các anh chị
phòng kiểm soát công ty cổ phần Thành Thành Nam đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn
thành tốt báo cáo tốt nghiệp của mình.

Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, báo cáo thực tập không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các anh chị
và các bạn để bài báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và em xin kính chúc quý thầy cô tại trường Đại
Học Mở thành phố Hồ Chí Minh cùng với các anh chị trong công ty cổ phần Thành Thành
Nam lời chúc sức khỏe và luôn thành đạt trong công tác của mình.

Em xin chân thành cám ơn!

1
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Kim Ngọc


Lớp: ĐH17KK02 Khóa: 2017 Khoa: Kế toán – kiểm toán
Trường: Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian từ ngày 4 tháng 1 năm 2021 đến ngày 31 tháng 3 năm 2021
Tại: Công ty cổ phần Thành Thành Nam
Địa chỉ: 253 Hoàng Văn Thụ, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Sau quá trình thực tập tại đơn vị của sinh viên, chúng tôi có một số nhận xét đánh giá như
sau:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Tân Bình, Ngày … tháng … năm 2021
Cán bộ hướng dẫn Xác nhận của đơn vị thực tập
(kí và ghi rõ họ tên) (kí và ghi rõ họ tên)

2
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT THỰC TẬP CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Kim Ngọc


Lớp: ĐH17KK02 khóa: 2017 khoa: Kế toán – kiểm toán
Trường: Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian từ ngày 4 tháng 1 năm 2021 đến ngày 31 tháng 3 năm 2021
Tại: Công ty cổ phần Thành Thành Nam
Sau quá trình thực tập của sinh viên, giáo viên hướng dẫn nhận xét đánh giá như
sau:
1. Đánh giá quá trình thực tập (thái độ, tác phong, tuân thủ quy định)
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
2. Hình thức trình bày báo cáo
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
3. Nội dung báo cáo
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
TP.Hồ Chí Minh, Ngày… tháng…năm 2021
Giáo viên hướng dẫn
(kí, ghi rõ họ tên)

3
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH THÀNH NAM ...................................... 11
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................................................................. 11
1.1.1 Thông tin chung ......................................................................................................................... 11
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................................................ 11
1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi......................................................................................................... 14
1.2.1 Tầm nhìn .................................................................................................................................... 14
1.2.2 Sứ mệnh ..................................................................................................................................... 14
1.2.3 Giá trị cốt lõi ............................................................................................................................... 14
1.3 Mục tiêu hoạt động.................................................................................................................................. 14
1.4 Vốn điều lệ và ngành nghề kinh doanh.................................................................................................... 15
1.4.1 Vốn điều lệ ................................................................................................................................. 15
1.4.2 Ngành nghề kinh doanh ............................................................................................................. 15
1.5 Cơ cấu tổ chức và kinh doanh tại công ty ................................................................................................ 16
1.6 Thông tin tài chính hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2019 ................................................. 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ QUY TRÌNH BÁN HÀNG –
THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH THÀNH NAM ............................................................... 18
2.1 Quy trình kiểm soát hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần Thành Thành Nam .................................. 18
2.1.1 Môi trường kiểm soát ................................................................................................................ 18
2.1.2 Hệ thống kế toán........................................................................................................................ 18
2.2 Giới thiệu khát quát hoạt động kinh doanh của công ty ........................................................................ 20
2.2.1 Đặc điểm sản phẩm kinh doanh chính ....................................................................................... 20
2.2.2 Phương thức bán hàng .............................................................................................................. 22
2.2.3 Phương thức thanh toán............................................................................................................ 22
2.3 Những chính sách bán hàng tại công ty ................................................................................................... 23
2.3.1 Chính sánh giá cho thuê mặt bằng, dịch vụ ............................................................................... 23
2.3.2 Chính sách môi giới .................................................................................................................... 23
2.3.3 Chính sách hoa hồng .................................................................................................................. 23
2.3.4 Chính sách chăm sóc khách hàng ............................................................................................... 24
2.4 Quy trình bán hàng – thu tiền tại công ty Thành Thành Nam ................................................................. 24
2.4.1 Quy trình bán hàng tại công ty Thành Thành Nam .................................................................... 24
2.4.2 Quy trình thu tiền tại Công ty Thành Thành Nam ...................................................................... 32
2.5 Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần Thành Thành
Nam ................................................................................................................................................................ 41

4
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

2.5.1 Mục tiêu kiểm soát chu trình bán hàng – thu tiền..................................................................... 41
2.5.2 Các rủi ro và thủ tục kiểm soát tại đơn vị .................................................................................. 41
2.5.3 Những thủ tục kiểm soát được thiết lập tại đơn vị ................................................................... 43
2.5.4 Quy định về hạn mức công nợ.................................................................................................... 50
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 56
3.1 Đánh giá chung về công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty Thành Thành
Nam ................................................................................................................................................................ 56
3.1.1 Ưu điểm của công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty Thành Thành
Nam 56
3.1.2 Những nhược điểm của công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty
Thành Thành Nam ...................................................................................................................................... 56
3.1.3 Bài học rút ra cho bản thân ........................................................................................................ 57
3.2 Kiến nghị về công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty Thành Thành Nam ... 58

5
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

DANH SÁCH SƠ ĐỒ

Sơ đồ Tên sơ đồ Số trang

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 16

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 17

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán 18

DANH SÁCH CÁC LƯU ĐỒ

Lưu đồ Tên lưu đồ Số trang

Lưu đồ 1 Lưu đồ quy trình bán hàng 25

Lưu đồ 2 Lưu đồ quy trình thu tiền chuyển nhượng 33


cho thuê và cho thuê lại QSDĐ
Lưu đồ 2 Lưu đồ quy trình kiểm soát thu tiền mặt 44

Lưu đồ 4 Lưu đồ quy trình quản lý nhập xuất chứng từ 48


có giá
Lưu đồ 5 Lưu đồ quy trình quản lý công nợ 51

6
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

TTN Thành Thành Nam

TTC Thành Thành Công

CTQ Cấp thẩm quyền

ĐVPTQLDA Đơn vị phụ trách quản lý dự án

ĐVPTPL Đơn vị phụ trách pháp lý

ĐVPTKDBĐS Đơn vị phụ trách kinh doanh bất động sản

ĐVTV Đơn vị tư vấn

KHMKT Kế hoạch Marketing

SLK Sàn liên kết

HĐHĐV Hợp đồng huy động vốn

HĐHTĐT Hợp đồng hợp tác đầu tư

HĐVV Hợp đồng vay vốn

HĐMB Hợp đồng mua bán

HĐTDH Hợp đồng thuê dài hạn.

TQ Thủ quỷ

KTTT Kế toán thanh toán

KTTH Kế toán tổng hợp

ĐVPTTCKT Đơn vị phụ trách tài chính kế toán

PAKD Phương án kinh doanh

ĐVPTĐTMH Đơn vị phụ trách đấu thầu mua hàng

7
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

LỜI MỞ ĐẦU
• Lý do lựa chọn đề tài
Trong cơ mới của nền kinh tế toàn cầu hóa, mức độ cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ
giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt
hơn. Nền kinh tế nước ta đã và đang có những triển vọng mới, hướng đi mới để hòa nhập
với nền kinh tế thế giới, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, việc Việt Nam gia
nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO đã mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam
nhiều cơ hội vô cùng to lớn nhưng bên cạnh đó cũng không kém những rủi ro và thử thách.
Đặt biệt là các doanh nghiệp hoạt dộng trong lĩnh vực thương mại. Do đó, để đứng vững
trong tình hình cạnh tranh khốc liệt hiện nay các doanh nghiệp không những tự mình vươn
lên trong quá trình sản xuất kinh doanh mà đòi hỏi các doanh nghiệp còn phải hoàn thiện
công tác kiểm tra, kiểm soát, nâng cao chức năng quản lý của mình để hạn chế những gian
lận, sai sót có thể xảy ra đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Kiểm soát nội bộ là một bộ phận rất quan trọng trong việc giúp cho nhà quản lý có
thể kiểm tra giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp. Quan trọng hơn dựa vào kiểm soát
nội bộ, doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả các nguồn lực kinh tế của mình hạn chế các
rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh, cũng như giúp cho doanh nghiệp có một nền
tảng quản lý vững chắc phục vụ cho quá trình phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.

Công ty cổ phần Thành Thành Nam là một công ty kinh doanh đa ngành. Hiện nay
có rất nhiều đối thủ cạnh tranh đang chiếm lĩnh thị trường. Điều này buộc công ty phải có
những chính sách và biện pháp nhằm gia tăng lợi nhuận và cũng làm giảm thiểu các rủi ro,
gian lận để có thể cạnh tranh với các đối thủ chiếm lĩnh được thị trường và có thể mở trộng
sang các khu vực lân cận.

Tại công ty hiện nay có số lượng khách hàng lớn tình hình bán hàng diễn ra thường
xuyên và liên tục nên rất dễ xảy ra gian lận và sai sót. Vậy nên công tác kiểm soát nội bộ
đối với chu trình bán hàng – thu tiền đặt biệt có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của
doanh nghiệp. Do đó đảm bảo cho hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp được diễn ra suôn
sẻ đúng theo mục tiêu kiểm soát mà doanh nghiệp đặt ra. Ngoài ra kiểm soát nội bộ chu trình

8
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

bán hàng – thu tiền có ảnh hưởng sâu sắc đến việc đánh giá công tác sử dụng hiệu quả đồng
vốn của doanh nghiệp, cũng như đảm bảo cung cấp kịp thời, chính xác và trung thực các
thông tin tài chính phục vụ cho nhu cầu ra quyết định của nhà quản trị. Do đó kiểm soát nội
bộ chu trình bán hàng – thu tiền một cách hiệu quả sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp phát triển.

Chính vì những lý do nêu trên đồng thời với những mong muốn được tiếp cận thực
tế công tác kiểm soát đối với chu trình bán hàng – thu tiền của một doanh nghiệp cụ thể,
đồng thời ứng dụng những kiến thức đã học trong nhà trường so sánh với thực tiễn nắm bắt,
mở rộng hiểu biết. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Thành Thành Nam em đã quyết
định chọn đề tài “ Tìm hiểu công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại
công ty cổ phần Thành Thành Nam ”.

• Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu thực trạng về kiểm soát nội bộ chu trình bán
hàng – thu tiền tại công ty cổ phần Thành Thành Nam, chỉ ra những vấn đề còn tồn đọng và
thiếu sót cần được khắc phục và từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát
nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty.

Bên cạnh đó việc nghiên cứu đề tài này còn có thể giúp chúng ta nắm rõ hơn về thị
trường tiêu thụ của doanh nghiệp, đánh giá được hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ của
doanh nghiệp, xem xét việc thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung, kiểm soát nội
bộ chu trình bán hàng – thu tiền nói riêng ở doanh nghiệp như thế nào, việc kiểm soát có
khác so với những gì đã học ở trường hay không.

• Phương pháp nghiên cứu

Đối với phương pháp nghiên cứu: Em đã vận dụng, tham khảo những tài liệu được
học trên lớp và sự hướng dẫn của giảng viên để hoàn thành đề tài của mình.

Bên cạnh đó để hoàn thiện đề tài này, em đã sử dụng chủ yếu là phương pháp sơ cấp
và phương pháp thứ cấp. Cụ thể như sau:

9
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

- Phương pháp sơ cấp: Quan sát, thu thập tài liệu từ Công ty cũng như tìm hiểu những vấn
đề có liên quan đến công tác nghiên cứu từ những nhân viên kiểm soát nội bộ tại đơn vị
thực tập và theo vốn hiểu biết của bản thân.
- Phương pháp thứ cấp: Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp: bảng CĐKT, bảng báo
cáo kết quả HĐKD, phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn GTGT, bảng kê công nợ,…
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng,
thu tiền tại công ty cổ phần Thành Thành Nam.

• Phạm vi nghiên cứu

Hiện nay công ty cổ phần Thành Thành Nam kinh doanh nhiều lĩnh vực như cho
thuê tòa nhà, văn phòng, sàn thương mại, kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc
chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê, bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng,
hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải…Trong đó lĩnh vực về kinh doanh bất
động sản, cho thuê văn phòng, tòa nhà, sàn thương mại mang lại doanh thu lớn nhất cho
công ty. Vì vậy phạm vi nghiên cứu của tác giả được giới hạn ở công tác kiểm soát nội bộ
chu trình bán hàng – thu tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng,
tòa nhà, sàn thương mại.

➢ Kết cấu của báo cáo

Đề tài gồm 03 chương cụ thể như sau:

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH THÀNH NAM

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ QUY TRÌNH
BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH THÀNH NAM

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

10
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH THÀNH


NAM

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển


1.1.1 Thông tin chung
Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH THÀNH NAM

Tên công ty viết tắt bằng tiếng Việt: TTN

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: THANH THANH NAM JOINT STOCK
COMPANY

Tên công ty viết tắt bằng tiếng nước ngoài: THANH THANH NAM JSC

Mã số thuế: 0312907273

Địa chỉ trụ sở chính: 62 Trần Huy Liệu, Phường 12, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: (+84) 3997 0305

Fax: (+84) 3997 0318

Website: www.thanhthanhnam.vn

Người đại diện pháp luật của công ty: Phạm Điền Trung

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển


Công Ty Cổ Phần Thành Thành Nam (TTN) là một đơn vị thành viên của tập đoàn
Thành Thành Công (TTC). Là một trong 120 đơn vị trực thuộc do tập đoàn Thành Thành
Công đầu tư và chịu trách nhiệm kiểm soát. Thành Thành Công là một tập đoàn lớn với bốn
ngành chủ lực Bất động sản - Năng lượng – Nông nghiệp - Du lịch, cùng các lĩnh vực khác
như kho vận,... Sau hơn 40 năm hình thành và phát triển, diện mạo của TTC ngày hôm nay
với 04 ngành, hơn 120 đơn vị trực thuộc và công ty hạt nhân đầu tư Thành Thành Công đã
và đang từng bước định hình rõ nét với các chiến lược phát triển cụ thể cho từng ngành nghề
và lĩnh vực hoạt động, sẵn sàng nhất cho định hướng trở thành Tập đoàn tư nhân đa ngành
hoạt động hiệu quả - bền vững theo mô hình quản trị tập trung, điều hành phân cấp, và
phương châm “Quản trị chuẩn mực - Kiểm soát trách nhiệm - Điều hành chuyên nghiệp”.
Chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển của tập đoàn Thành Thành Công như sau:

11
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

1979: Tiền thân của Tập đoàn TTC là cơ sở sản xuất cồn được thành lập bởi hai nhà
sáng lập Ông Đặng Văn Thành và Bà Huỳnh Bích Ngọc. Tại thời điểm đó, với vốn điều lệ
100 triệu đồng và 20 cán bộ nhân viên, Thành Thành Công là một trong những cơ sở sản
xuất cồn có quy mô lớn nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh.

1999: Chuyển đổi thành Công ty TNHH TM - SX Thành Thành Công. Công ty ưu tiên
phát triển hệ thống phân phối trải rộng cả nước, đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như:
Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Tây Ninh… Đây chính là bước
đệm giúp Công ty hội tụ đủ nguồn lực để tham gia đầu tư vào các lĩnh vực mới đầy tiềm
năng như: mía đường, ngân hàng, bất động sản, du lịch.

2001: Xây dựng hệ thống kho bãi tại khu công nghiệp Tân Bình. Tăng vốn điều lệ lên
25 tỷ đồng.

2002: Xây dựng hệ thống giao dịch mật rỉ và vận tải Đồng Nai.

2004: Phát triển cụm kho tại khu công nghiệp Sóng Thần - Bình Dương.

2006: Tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng.

2007: Tham gia chương trình cổ phần hóa và đầu tư danh mục. Tăng vốn điều lệ lên
500 tỷ đồng.

2008: Danh mục đầu tư tăng 20 lần so với 2004.

2010: Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng.

2011: Thành lập Tập đoàn TTC, vốn điều lệ tăng hơn 3000 tỷ đồng. Với sáu đơn vị
thành viên: Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (tên cũ là Bourbon Tây Ninh), Đường
Ninh Hòa, Thương mại Thành Thành Công, Đặng Huỳnh, Thành Ngọc.

2012: Tăng danh mục đầu tư hơn 60 Công ty.

2013: Công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới của Tập đoàn, với 19 công ty thành
viên.

2014: Tiếp tục khẳng định sự lớn mạnh của TTC với số công ty thành viên (CTTV)
chính thức là 19 công ty, 03 công ty liên kết và công ty hạt nhân Đầu tư Thành Thành Công.

12
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

Tổng đóng góp ngân sách năm 2014 đạt gần 500 tỷ đồng. Các đơn vị thành viên của TTC
trải dài từ các tỉnh miền Trung, Cao nguyên đến miền Tây, miền Đông Nam Bộ.

2015: Quy mô vốn Tập đoàn TTC tính đến 31/12/2015: Vốn điều lệ 11.371 tỷ, các
Công ty thành viên được Tập đoàn sở hữu vốn chi phối. Hoạt động gồm 5 lĩnh vực hoạt
động chủ chốt: Bất động sản – Năng lượng - Nông nghiệp - Giáo dục – Du lịch với 21 công
ty thành viên. Quy mô doanh số năm 2015 là Doanh thu thuần 15.405 tỉ đồng, lợi nhuận
trước thuế 1.114 tỉ đồng.

2016: Bắt đầu chuyển đổi hoạt động theo mô hình Tổng Công ty ngành: Bất động sản,
Năng lượng, Mía đường, Du lịch và Giáo dục.

2017: Hoàn thiện quá trình chuyển đổi và chính thức vận hành theo mô hình Tổng
Công ty. Quy mô Tập đoàn TTC năm 2017: 1 công ty hạt nhân, 4 Tổng công ty Ngành, 1
Ủy ban Ngành với hơn 150 đơn vị trực thuộc trong và ngoài nước, trên 10.000 cán bộ nhân
viên. Vốn điều lệ: 14.378 tỉ đồng, Vốn chủ sở hửu: 17.783 tỉ đồng, Tổng tài sản: 49.305 tỉ
đồng, lợi nhuận trước thuế: 1.489 tỉ đồng.

2018: TTC tiếp tục hoàn thiện mô hình tập đoàn với hoạt động của 04 Tổng công ty
Ngành, 1 Ủy ban Ngành và các Khối chức năng Tập đoàn; Chuẩn hóa cấu trúc thương hiệu
của từng Ngành.

2019: Đánh dấu cột mốc 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời tái cấu trúc thương
hiệu theo chiến lược phát triển Tập đoàn chú trọng vào 4 ngành chủ lực.

2020: TTC tăng tốc để bứt phá hoàn thành mục tiêu đề ra của chiến lược phát triển
2016 – 2020, hướng đến chiến lược phát triển 2021 – 2025. Vốn điều lệ: 18.800 tỉ đồng,
Vốn chủ sở hữu: 23.262 tỉ đồng, Tổng tài sản: 65.441 tỉ đồng, Lợi nhuận trước thuế: 581 tỉ
đồng.

Là một trong 120 đơn vị trực thuộc do tập đoàn Thành Thành Công đầu tư và chịu
trách nhiệm kiểm soát Thành Thành Nam là một công ty dẫn đầu về quản lý và khai thác
các sản phẩm, dịch vụ. Từ năm 2015 trước những chuyển biến tích cực của thị trường địa
ốc, TTN đã triển khai xây dựng dự án Cao ốc Văn phòng Tây Nam tại 253 Hoàng Văn Thụ,

13
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM và tiến hành đa dạng hoá các lĩnh vực hoạt động kinh
doanh như kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng Tòa nhà, Trung tâm thương mại, v.v…

Hiện nay bằng nỗ lực tâm huyết của Ban lãnh đạo, sự tận tâm của tập thể nhân viên và
tiềm lực tài chính, TTN đã chính thức trở hành đơn vị kinh doanh và quản lý nhiều dự án
với quy mô lớn. Với mục tiêu trở thành đơn vị quản lý và khai thác bất động sản văn phòng
và trung tâm thương mại hàng đầu Việt Nam, trong thời gian tới TTN sẽ tiếp tục triển khai
cung cấp dịch vụ quản lý và cho thuê văn phòng, trung tâm thương mại với chất lượng tối
ưu như môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp cùng những tiện ích công cộng.

1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi


1.2.1 Tầm nhìn
Trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực cho thuê văn phòng, trung tâm thương
mại và dịch vụ quản lý tòa nhà.

1.2.2 Sứ mệnh
Mang đến giải pháp về dịch vụ quản lý tòa nhà cũng như mặt bằng văn phòng, trung
tâm thương mại phù hợp với từng nhu cầu sử dụng của quý công ty, đối tác.

1.2.3 Giá trị cốt lõi


- Cam kết về chất lượng: Đảm bảo chất lượng dịch vụ tối ưu nhất đối với quý đối
tác/khách hàng.
- Trách nhiệm: Chú trọng quy trình kỹ thuật và chất lượng dịch vụ nhằm tối ưu hóa hiệu
suất hệ thống và cung cấp đúng nhu cầu mong muốn của Khách hàng. Đảm bảo dịch
vụ vận hành, bảo trì trong suốt thời gian sử dụng dịch vụ.
- Tin cậy: Có kinh nghiệm trong việc quản trị và điều hành các tòa nhà, cao ốc văn
phòng, đồng thời được bảo hộ bởi Tập đoàn TTC với hơn 40 năm hoạt động trong
nhiều lĩnh vực.

1.3 Mục tiêu hoạt động


Mục tiêu của TTN là trở thành một công ty kinh doanh đa ngành mạnh cả về quy mô
và chất lượng hoạt động. Mong muốn của TTN là mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng
và đối tác, cho cổ đông, mang lại giá trị về nghề nghiệp cho nhân viên, mang lại giá trị có
ích cho cộng đồng và xã hội.

14
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

1.4 Vốn điều lệ và ngành nghề kinh doanh


1.4.1 Vốn điều lệ
- Vốn điều lệ của công ty là: 96.000.000.000 VNĐ
- Tổng số vốn điều lệ của công ty được chia thành 96.000.000.000 cổ phần với mệnh giá
là 10.000 đồng/cổ phần
- Công ty có thể điều chỉnh vốn điều lệ khi đại hội đồng cổ đông thông qua và phù hợp
với các quy định của pháp luật.

1.4.2 Ngành nghề kinh doanh


➢ Ngành nghề kinh doanh chính:
- Cho thuê văn phòng, tòa nhà

- Cho thuê sàn thương mại và mặt bằng kinh doanh

- Dịch vụ quản lý tòa nhà, dịch vụ bảo vệ

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi

thuê
➢ Và một số ngành nghề kinh doanh khác như:
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

- Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất

- Hoạt động tư vấn quản lý

- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan

- Đại lý, môi giới, đấu giá

- Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính

15
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

1.5 Cơ cấu tổ chức và kinh doanh tại công ty

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG HÀNH PHÒNG KINH PHÒNG PHÒNG KẾ


CHÍNH NHÂN DOANH NGHIỆP VỤ TOÁN
SỰ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý

16
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

1.6 Thông tin tài chính hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2019

17
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ


CHƯƠNG 2: THỰC
QUY TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THÀNH THÀNH NAM

2.1 Quy trình kiểm soát hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần Thành Thành Nam
2.1.1 Môi trường kiểm soát
Công ty Thành Thành Nam là một công ty thành viên của tập đoàn Thành Thành Công
vì vậy môi trường kiểm soát ở TTN sẽ là một môi trường kiểm soát mở dưới sự dám sát của
ban kiểm soát của công ty và tập đoàn TTC.

2.1.2 Hệ thống kế toán


❖ Sơ đồ tổ chức:

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

KẾ TOÁN THANH
TOÁN- TIỀN KẾ TOÁN CÔNG NỢ THỦ QUỸ
LƯƠNG

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

❖ Hình thức kế toán:

Hiện nay, công ty đang sử dụng phần mềm Excel trong công tác hạch toán. Phần
mềm được thiết kế theo nguyên tắc “Nhật ký chung”.

18
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

CHỨNG TỪ

NHẬT KÝ PHẦN MÊM


CHUNG BCTC
EXCEL

SỔ CHI TIẾT TK

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán

❖ Một số chính sách kế toán áp dụng:

➢ Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán :

Kỳ kế toán năm của Công ty theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào
ngày 31/12 hàng năm.

Năm tài chính của công ty sẽ bắt đầu từ ngày được cơ quan đăng kí kinh doanh cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày 31 tháng 12 dương lịch của năm đó.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND).

➢ Chế độ kế toán áp dụng :

Công ty áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam, kế độ kế toán doanh nghiệp Việt
Nam được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 và
thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của bộ bài chính trong việc lập và trình
bày báo tài chính.

19
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

2.2 Giới thiệu khát quát hoạt động kinh doanh của công ty
2.2.1 Đặc điểm sản phẩm kinh doanh chính
❖ Sản phẩm dịch vụ
✓ Văn phòng cho thuê
- Tên tòa nhà: TTC Tower
- Địa chỉ: 253 Hoàng Văn Thụ, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp.HCM
- Quy mô: Hoàn thành vào tháng 7 năm 2017, Tòa nhà TTC Tower được thiết kế
theo tiêu chuẩn tòa nhà văn phòng quốc tế với không gian mở, quy mô 3 tầng
hầm, 20 tầng cao nổi, diện tích trên một sàn là 755,5m2, diện tích văn phòng
cho thuê linh hoạt từ 200m2 đến 1500m2 phù hợp nhu cầu của nhiều công ty và
doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ khác nhau.
- Vị trí: Tòa nhà TTC Tower tọa lạc ngay vị trí vô cùng đắc địa, đối diện công
viên Hoàng Văn Thụ cửa ngõ kết nối giao thông với sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất và di chuyển thuận lợi đến các quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh
như: Quận 1, 3, Phú Nhuận... Liền kề sân vận động, bệnh viện, trung tâm thương
mại … Đặc biệt với vị trí đối diện công viên Hoàng Văn Thụ - lá phổi xanh của
quận Tân Bình với khoảng không gian cây xanh thoáng mát sẽ tạo ra không gian
làm việc hiệu quả và thư giãn sau giờ làm việc,...
- Đánh giá chung: Giá thuê văn phòng tại Tòa nhà TTC: Được chào với giá thuê
rất hấp dẫn và cạnh tranh, thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô mà tiềm
lực tài chính ổn định đang tìm kiếm địa chỉ văn phòng có nhiều tiện ích, ngân
sách hợp lý.
- Phân hạng tòa nhà: TTC là tòa nhà thuộc loại hạng B công với vị trí trung tâm
và giá thuê hợp lý nên mặt bằng cho thuê hầu như kín chỗ.
✓ Cho thuê sàn thương mại, mặt bằng kinh doanh
- Tên tòa nhà: TTC Plaza - Tây Ninh
- Địa chỉ: 217 - 219 Đường 30/4, Phường 2, Thành phố Tây Ninh
- Vị trí đắc địa: Dự án tọa lạc tại vị trí trung tâm của thành phố Tây Ninh, đồng
thời là trung tâm hành chính của tỉnh Tây Ninh.Là nơi lý tưởng để tổ chức các
sự kiện thể thao, âm nhạc, trưng bày các nhãn hàng nổi tiếng.

20
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

- Diện tích cho thuê đa dạng: Tòa nhà TTC Plaza Tây Ninh có diện tích cho thuê
đa dạng, từ 4m2 – đến 2.000m2, đáp ứng mọi nhu cầu thuê kinh doanh, văn
phòng, bao gồm cả siêu thị tự chọn của mọi khách hàng.
- Ưu thế vượt trội: Ngoài vị trí đắc địa, Tòa nhà TTC Plaza Tây Ninh còn có cụm
rạp chiếu phim 04 rạp với số ghế khoảng 200 ghế/rạp thiết kế theo tiêu chuẩn
quốc tế của Lotte; Mô hình khu thương mại phức hợp bao gồm các phân khu
chức năng như: Siêu thị tự chọn, rạp chiếu phim, khu thương mại, nhà hàng,
khu vui chơi, nhà sách…Có giá sàn thương mại phù hợp với các khách thuê ở
phân khúc trung bình khá.
- Kết nối doanh nghiệp: TTC Plaza Tây Ninh nằm tại trung tâm của Thành phố
Tây Ninh, nơi tập trung hầu hết các cơ quan hành chính của tỉnh Tây Ninh,
nhiều doanh nghiệp lớn và ngân hàng tập trung trên trục đường chính 30/4, là
điểm kết nối của nhiều doanh nghiệp, tạo điều kiện để tăng cơ hội kết nối giao
thương.
- Ngoài ra công ty còn quản lý TTC Pegasus Plaza - Biên Hòa và một số công
trình đang xây dựng…
✓ Dịch vụ quản lý
Quản lý tòa nhà là một ngành kinh doanh dịch vụ tuân theo quy trình khoa học
nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ của một tòa nhà từ phần cứng như kết cấu, kiến trúc,
hệ thống PCCC, thang máy, điện, nước cho đến các tiện ích như vệ sinh, cây xanh và
các dịch vụ giá trị gia tăng khác: cho thuê, quản lý nhân công, giải quyết những tranh
chấp giữa các khách hàng…
Dịch vụ quản lý tòa nhà văn phòng bao gồm các hoạt động chính sau:
• Quản lý tài chính.
• Quản lý, vận hành hệ thống kỹ thuật.
• Quản lý nhân sự.
• Quản lý khách hàng.
• Bảo trì hệ thống kỹ thuật
Dịch vụ bảo vệ: Phương châm hoạt động của công ty là “Trung Thực – Đạo Đức –
Uy Tín – Chất Lượng”. Công ty liên tục phát triển mở rông thị trường, hoàn thiện
và chuyên môn hóa chất lượng dịch vụ.

21
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

Toàn bộ đội ngũ nhân viên bảo vệ, vệ sĩ được tuyển chọn khắt khe phải trải qua
các khóa huấn luyện và đào tạo nghiệp vụ bài bản. Các cán bộ quản lý là những cán
bộ đã có nhiều năm kinh nghiệp trong các ngành an ninh, cảnh sát, quân đội.

2.2.2 Phương thức bán hàng


Theo phương thức trả chậm, trả góp: là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần,
người mua thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp
nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. DN chỉ hạch toán
vào TK 511 - Doanh thu bán hàng, phần doanh thu bán hàng thông thường (bán hàng
thu tiền một lần). Phần lãi trả chậm được coi như một khoản thu nhập hoạt động tài
chính và hạch toán vào bên Có TK 515 - Thu nhập từ hoạt động tài chính. Theo
phương thức bán này, về mặt kế toán khi giao hàng cho khách coi là đã bán nhưng
thực chất thì DN mới chỉ mất quyền sở hữu về số hàng đó.

2.2.3 Phương thức thanh toán


• Phương thức thanh toán trực tiếp:
Là sau khi nhận được quyền sở hữu về hàng hóa, doanh nghiệp mua hàng thanh
toán ngay tiền hàng cho bên bán (thanh toán bằng tiền hoặc hiện vật)
• Phương thức thanh toán trả chậm:
Thời điểm thanh toán tiền hàng sẽ diễn ra sau thời điểm ghi nhận quyền sở hữu về
hàng hóa. Thông thường doanh nghiệp bán sẽ đặt điều kiện tín dụng cho doanh nghiệp
mua trong đó quy định về thời hạn thanh toán cho phép, thời hạn thanh toán được
hưởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ chiết khấu thanh toán được hưởng (nếu có).
❖ Quy định thanh toán, nhận thanh toán tại công ty TTN
- Việc thanh toán và nhận thanh toán sẽ được thực hiện dứt điểm một lần hoặc
nhiều lần theo thảo thuận về phương thức thanh toán giữa công ty với chủ thể
khác và được CTQ phê duyệt.
- Tất cả các khoản thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ hóa đơn có giá trị từ 20
triệu đồng trở lên phải chuyển khoản qua ngân hàng. Trường hợp đặc biệt,
CTQ quyết định thanh toán bằng tiền mặt với số tiền từ 20 triệu đồng trở lên
- Tất cả các khoản nhận thanh toán có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải
chuyển khoản qua ngân hàng hoặc nhận thanh toán bằng tiền mặt tại trụ sở

22
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

công ty. Trường hợp đặc biệt, CTQ quyết định việc nhận thanh toán bằng
tiền mặt với số tiền từ 20 triệu đồng trở lên ngoài trụ sở công ty.
- CBNV chịu trách nhiệm thực hiện việc thanh toán hoặc nhận hóa đơn thanh
toán (ngoài trụ sở công ty) bằng tiền mặt với số tiền từ 20 triệu đồng trở lên
phải sử dụng phương tiện ô tô của công ty hoặc xe taxi để chuyên chở tiền.
- Trường hợp thực hiên thanh toán và nhận thanh toán bằng hình thức chuyển
khoản, cần ưu tiên chuyển khoản trong cùng hệ thống ngân hàng.

2.3 Những chính sách bán hàng tại công ty


2.3.1 Chính sánh giá cho thuê mặt bằng, dịch vụ
1. Bảng giá cho thuê mặt bằng/dịch vụ sẽ tính dựa trên tất cả các chi phí cấu thành nên
sản phẩm/dịch vụ. Cộng thêm lãi suất công nợ, hoa hồng, phí mô giới (nếu có).
2. Mỗi đối tượng khách hàng đều có chính sách báo giá linh hoạt và dựa trên bảng giá
được cấp thẩm quyền ký duyệt.

2.3.2 Chính sách môi giới


1. Chỉ áp dung cho các cá nhân/đơn vị môi giới không thuộc công ty
2. Định mức phí môi giới sẽ được quy định theo quy định của công ty
3. Điều kiện được hưởng phí môi giới:
- Các cá nhân/đơn vị môi giới thực hiện hoạt động môi giới đã ký kết văn bản thỏa
thuận về việc môi giới với công ty
- Các cá nhân/đơn vị môi giới đã giới thiệu cho bên thứ 3 thực hiện giao dịch hành
công
- Bên thứu 3 do các cá nhân/đơn vị môi giới giới thiệu đã thanh toán đúng thời hạn và
đầy đủ giá trị thanh toán theo hợp đồng đã ký kết với công ty

2.3.3 Chính sách hoa hồng


1. Các cá nhân/đơn vị trong và ngoài tập đoàn TTC không bao gồm nhân viên kinh
doanh, trưởng phòng kinh doanh của công ty nếu giới thiệu khách hàng giao dịch
thành công thì sẽ có chính sách khen thưởng riêng sẽ được CTQ phê duyệt theo từng
trường hợp cụ thể.
2. Định mức hoa hồng sẽ được CTQ phê duyệt theo từng thời kỳ.

23
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

2.3.4 Chính sách chăm sóc khách hàng


1. Chính sách chăm sóc khách hàng là chính sách của công ty áp dụng khi khách hàng
đang giao dịch với công ty hoặc chăm sóc khách hàng thường xuyên vào các sự kiện
đặc biệt của khách hàng như: ngày thành lập, sinh nhật, tết, lễ.
2. Ngân sách áp dụng theo kế hoạch ngân sách đã được xấy dựng trong kế hoạch năm
và được CTQ chấp thuận ký duyệt.

2.4 Quy trình bán hàng – thu tiền tại công ty Thành Thành Nam
2.4.1 Quy trình bán hàng tại công ty Thành Thành Nam

24
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

Lưu đồ 1: Quy trình bán hàng


QUY TRÌNH BÁN HÀNG
Bước Trách nhiệm Công việc thực hiện Văn bản/biểu Thời
mẫu liên quan gian

- PAKD được 2 ngày


1
ĐVPTKDBĐS Lập kế hoạch duyệt làm
công việc chi tiết - M01- lập kế việc
hoạch chi tiết
công việc thực
hiện

15
2 - Email hoặc chỉ ngày
ĐVPTKDBĐS Xây dựng KHMKT và lựa đạo trực tiếp/ tờ làm
chọn ĐVTVTLBH trình triển khai việc
- Hồ sơ năng lực
ĐVTV
Không - Dự thảo
đồng ý KHMKT

3 CTQ - Tờ trình lựa 02


Phê duyệt kế KHMKT và chọn ngày
ĐVTVTLBH ĐVTVTLBH làm
- Tờ trình phê việc
duyệt KHMKT
- Báo cáo đánh
giá hồ sơ năng
lực ĐVTV 30
- Hồ sơ năng lực ngày
4 ĐVPTKDBĐS Thực hiên KHMKT và ĐVTV làm
ĐVPTQLDA triển khai xây dựng việc
ĐVTV TLBH - KHMKT
được duyệt
Không - Dự thảo bộ
đồng ý TLBH

02
5
CTQ Phê duyệt - Tờ trình phê ngày
TLBH duyệt TLBH làm
việc

25
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

Phụ
- Bộ TLBH thuộc
6 Thực hiện công tác truyền
ĐVPTKDBĐS được duyệt vào
ĐVTV thông bán hàng - KHMKT tình
được duyệt hình
thực tế
kinh
doanh
- Dự thảo thông
7 ĐVPTKDB Lập thông báo bán hàng báo bán hàng
ĐS

Không
đồng ý
07
8 CTQ - Thông báo ngày
Phê duyệt bán hàng làm
việc

Đồng ý
9 ĐVPTKDBĐS - Thông báo
Đại lý/ SLK Thực hiện công tác bán bán hàng được 02
hàng duyệt ngày
- TLBH được làm
duyệt việc

ĐVPTKDBĐS Kí kết thỏa thuận đặt cọc/ - Thỏa thuận Phụ


10
Đại lý/ SLK phiếu giữ chỗ/ đặt cọc/ phiếu thuộc
HĐHĐV/HĐHTĐV/HDDV giữ chỗ/ vào
HĐHĐ/HĐHT tình
hình
thực tế
kinh
doanh
11 ĐVPTKDBĐS
Kí kết hợp đồng mua bán/
ĐVPTPL/Đại HĐMB/HĐTĐH
thuê dài hạn
lý/SKL Phụ
thuộc
vào
tình
hình
ĐVPTKDB Các hồ sơ liên thực tế
12
ĐS Lưu hồ sơ quan doanh
nghiệp

26
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

Diễn giải:

Bước Công việc thực hiện Diễn giải chi tiết


1 Lập kế hoạch công việc chi Căn cứ vào PAKD đã được CTQ phê duyệt,
tiết ĐVPTKDBĐS M01- lập kế hoạch chi tiết công
việc để chuẩn bị cho việc triển khai bán hàng.
Thời gian thực hiên: 2 ngày
2 Xây dựng KHMKT và lựa - ĐVPTKDBĐS phối hợp với ĐVPTQLDA để
chọn ĐVTV TLBH cập nhật các thông tin dự án theo quy hoạch
được duyệt (bảng thiết kế ý tưởng, mặt bằng
file CAD, JPG…) và làm việc với các ĐVTV
để gửi báo giá và hồ sơ năng lực.
- ĐVPTKDBĐS tập hợp, báo cáo đánh giá hồ
sơ năng lực của ĐVTV và lập tờ trình lựa chọn
các ĐVTV trình CTQ phê duyệt để chuẩn bị
triển khai TLBH và KHMKT.
Ghi chú: Đối với hạng mục VPBH/nhà
mẫu,ĐVPTKDBĐS phối hợp với
ĐVPTDA,ĐVPTĐTMH để làm việc với các
ĐVTV để lựa chọn mô hình phù hợp ( công
tác chi tiết do ĐVPTQLDA và ĐVPTĐTMH
triển khai thực hiện)
Thời gian thực hiện: 15 ngày
3 Phê duyệt KHMKT và ĐVPTKDBĐS trình tờ trình KHMKT và lựa
ĐVTVTLBH chọn ĐVTV đến CTQ phê duyệt:
- Đồng ý: chuyển sang bước 4
- Không đồng ý: quay lại bước 2, điều chỉnh lại
nội dung.
4 Triển khai thực hiện Căn cứ vào tờ trình chủ trương đã được CTQ
KHMKT và xây dựng phê duyệt, ĐVPTKDBĐS làm việc với các
TLBH ĐVTV để triển khai thực hiện, cụ thể:

27
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

- Đối với KHMKT: ĐVPTKDBĐS làm việc


với ĐVTV để đặt tên, thiết kế bộ phận nhận
diện thương hiệu, logo. Kế hoạch truyền thông,
website… cho dự án.
- Đối với TLBH: làm việc với ĐVTV để xây
dựng TLBD (tài liệu tập huấn chuyên viên kinh
doanh, thiết kế tờ rơi, brochure, leaflet, in ấn
tài liệu, sa bàn…).
Thời gian thực hiên: 30 ngày
Hoàn thiện trước 30 ngày kể từ ngày mở bán
chính thức.
5 Phê duyệt tài liệu bán hàng Căn cứ sản phẩm nhận được từ ĐVTV,
ĐVPTKDBĐS đánh giá sản phẩm và yêu cầu
ĐVTV hiệu chỉnh (nếu có). ĐVPTKDBĐS
trình CTQ phê duyệt bộ TLBH và KHMKT:
- Đồng ý: chuyển sang bước 6
- Không đồng ý: quay lại bước 4, làm việc với
ĐVTV để hiệu chỉnh.
6 Thực hiện công tác truyền Căn cứ vào sản phẩm của bộ TLBH và
thông bán hàng KHMKT đã được CTQ phê duyệt,
ĐCPTKDBĐS tiến hành phối hợp với ĐVTV
để triển khai thực hiện các hạng mục truyền
thông bán hàng.
Ghi chú: Tùy thuộc vào tình hình thực tế và chỉ
đạo từ ban lãnh đạo.

7 Lập thông báo bán hàng Tùy thuộc vào tình hình thực tế triển khai (thời
điểm kinh doanh), ĐCPTKDBĐS dự thảo
thông báo bán hàng Trình CTQ phê duyệt

28
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

8 Phê duyệt thông báo bán ĐVPTKDBĐS trình dự thảo thông báo bán
hàng hàng và các văn bản liên quan trình CTQ phê
duyệt:
- Đồng ý: chuyển sang bước 9
- Không đồng ý: quay lại bước 7
9 Thực hiện công tác bán Sau khi thông báo bán hàng đã được CTQ phê
hàng duyệt, ĐVPTKDBĐS triển khai công tác bán
hàng:
- Trường hợp thông qua đại lý/ SLK: Phân
phối, phát triển đại lý môi giới và sàn liên kết
để triển khai bán hàng (tham chiếu quy trình
lập kế hoạch phát triển đại lý/SLK)
- Trường hợp không thông qua đại lý/SLK:
ĐVPTKDBĐS sẽ triển khai bán hàng chi tiết
theo thông báo bán hàng và KPIs đăng kí đã
được CTQ phê duyệt theo từng giai đoạn.

10 Ký kết thỏa thuận đặt Thông qua kết quả thỏa thuận và thông nhất với
cọc/phiếu giữ chỗ -
khách hàng liên quan đến giao dịch từ đại
HĐHĐV/HĐHTĐT/HĐVV
lý/SLK (hoặc ĐVPTKDBĐS tự triển khai bán
hàng), ĐVPTKDBĐS tiến hành xác lập giao
dịch với khách hàng như sau:
(1) Đối với dự án đang trong giai đoạn hoàn
thiện pháp lý:
- Trường hợp khách hàng ký thỏa thuận đặt
cọc/phiếu giữ chỗ:
+ Bước 1: Thực hiện ký kết thỏa thuận đặt
cọc/phiếu giữ chỗ:
✓ Trường hợp không thông qua đại
lý/SLK: ĐVPTKDBĐS sẽ trực tiếp
thực hiện việc ký kết. Khách hàng có
thể thanh toán tiền đặt cọc/giữ chỗ trực
tiếp cho DDVPTKT hoặc
ĐVPTKDBĐS thu và chuyển tiếp cho

29
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

ĐVPTKT theo quy định (tham chiếu


quy trình thu tiền KDBĐS)
✓ Trường hợp thông qua đại lý/SLK:
ĐCPTKDBĐS tiếp nhận thông tin và
gửi bản thảo thuận đặt cọc/phiếu giữ
chỗ cho đại lý/SLK cho khách hàng ký.
Khách hàng có thể thanh toán tiền đặt
cọc giữ chỗ trực tiếp cho ĐVPTKT
hoặc ĐVPTKDBĐS thu và chuyển về
cho ĐVPTKT theo quy định (tham
chiếu quy trình thu tiền KDBĐS) hoặc
tiền thanh toán sẽ do đại lý/ SLK thu

chuyển về cho công ty theo nội dung
thảo thuận tại hợp đồng giữa công ty
và đại lý/SLK.
+ Bước 2: Trong thời gian được quy định tại
thỏa thuận đặt cọc/phiếu giữ chỗ,
ĐVPTKDBĐS tiến hành ký
HĐHĐV/HĐHTĐT/HĐVV và thu tiền
thanh toán của khách hàng. Việc kí kết đối
với trường hợp thông qua đại lý/ SLK hoặc
trường hợp không thông qua đại lý/ SLK
được thực hiện tương tự như việc ký kết
thỏa thuận đặt cọc/ phiếu giữ chỗ.
Việc thanh toán của khách hàng có thể được
thực hiện trực tiếp cho ĐVPTKT hoặc
ĐVPTKTBĐS thu và chuyển cho ĐVPTKT
theo quy định (tham chiếu quy trình thu tiền
KDBĐS). Trường hợp đại lý/SLK thu và
chuyển về cho công ty theo nội dung thỏa
thuận tại hợp đồng giữa công ty và đại
lý/SLK.
- Trường hợp khách hàng không đồng ý thỏa
thuận đặt
cọc/phiếu giữ chỗ:
ĐVPTKTBĐS tiến hành cho khách ký
trực tiếp HĐHĐ/HĐHTĐT/HDDVV. Việc
kí kết và thu tiền của khách hàng đối với
trường hợp thông qua đại lý/SLK hoặc
trường hợp không thông qua đại lý/SLK
được thực hiện tương tự như việc ký kết
HĐHĐV/HĐHTĐT/HĐVV của trường
hợp có ký thỏa thuận đặt cọc/ phiếu giữ
chỗ.

30
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

Ghi chú: phù thuộc vào tiến trình hoàn


thiện pháp lý dự án (theo tiến độ từ
ĐVPTPL) mà ĐVPTKDBĐS làm việc với
các đại lý/SLK và khách hàng để chuyển
sang bước 11 (xúc tiến HĐMB/HĐTDH).
(2) Đối với dự án hoàn thiện pháp lý:
- Trường hợp khách hàng ký thỏa thuận
đặt cọc/phiếu giữ chỗ: việc ký kết và thu
tiền của khách hàng đối với trường hợp
thông qua đại lý/SLK được thực hiện
tương tự như việc ký kết thỏa thuận đặt
cọc/phiếu giữ chỗ trong trường hợp dự án
đang trong giai đoạn hoàn thiện pháp lý.
Trong thời hạn được quy định tại Thoa
thuận đặt cọc/Phiếu giữ chỗ,
ĐVPTKDBĐS tiến hành ký
HĐMB/HĐTDH, chuyên qua Bước 11.
- Trường hợp khách hàng không ký Thoả
thuận đặt cọc/Phiếu giữ chỗ: tiến hành ký
HĐMB/HĐTDH, chuyên qua Bước 11

11 Ký Hợp đồng mua bán/Hợp Tuỳ thuộc vào tính chất sản phâm, định hướng
đồng thuê dài hạn và triển của chủ đầu tư, tiến đô thi công và tình trạng
khai Hợp đồng pháp lý thực tế của dự án mà ĐVPTKDBĐS
gửi thông báo cho khách hàng về thời gian và
địa điêm ký kết HĐMB/HĐTDH. Việc triển
khai ký kết HĐMB/HĐTDH được thực hiện
như sau:
- Trường hợp không thông qua Đại lý/SLK:
ĐVPTKDBĐS sẽ trực tiếp thực hiện việc ký
kết. Khách hàng có thể thanh toán tiền trực tiếp
cho ĐVPTKT hoặc ĐVPTKDBĐS thu và
chuyển về cho ĐVPTKT theo quy định (Tham
chiếu Quy trình thu tiền KDBĐS).
- Trường hợp thông qua Đại lý/SLK:
ĐVPTKDBĐS tiếp nhận thông tin và gửi bán
HĐMB/HĐTDH cho Đại lý/SLK đê Đại
lý/SLK cho khách hàng ký. Việc thanh toán

31
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

của khách hàng có thể được thực hiện trực tiếp


cho ĐVPTKT hoặc ĐVPTKDBĐS thu và
chuyển về cho ĐVPTKT theo quy định (Tham
chiếu Quy trình thu tiền KDBĐS).
- Trường hợp Đại lý/SLK thu hộ tiền của khách
hàng thì tiền thanh toán sẽ do Đại lý/SLK thu
và chuyển về cho Công ty theo nội dung thỏa
thuận tại Hợp đồng giữa Công ty và Đại
lý/SLK.
- ĐVPTKDBĐS phối hợp với các ĐV liên
quan thực hiện và hoàn tất các tiến trình theo
nội dung HĐ đã ký kết và chuyển lưu hồ sơ.
12 Lưu hồ sơ Các đơn vị có liên quan thực hiện việc lưu hồ

theo quy định của Công ty.

2.4.2 Quy trình thu tiền tại Công ty Thành Thành Nam

32
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

Lưu đồ 2: Quy trình thu tiền tại công ty Thành Thành Nam

QUY TRÌNH THU TIỀN CHUYỂN NHƯỢNG CHO THUÊ VÀ CHO THUÊ LẠI
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Bước Trách Công việc thực hiện Văn bản/biểu mẫu Thời
nhiệm liên quan gian

Khi
1 ĐV Bàn giao hồ sơ thu tiền Hợp đồng chuyển
phát
PTKDBĐS theo tiến độ hợp đồng nhượng QSDĐ;
sinh
hợp đồng cho
thuê; hợp đồng
Không cho thuê lại
đạt QSDĐ;
Biên bản bàn giao
đất (nếu có)
2 kiểm tra hồ 2 ngày
ĐVPTKT Chứng từ liên
sơ quan

Đạt

Ghi nhận thu tiền theo tiến độ Biên bản giao đất
3 ĐVPTKT
(nếu có)
ĐVPTKD hợp đồng; lập hóa đơn cho 1 ngày
Báo cáo
BĐS khách hàng và lập bảng tạm
Hóa đơn
tính thuế thu nhập doanh Chứng từ liên quan
nghiệp

Khi
Hóa đơn, hợp đồng
phát
Báo cáo/ thư xác
sinh
nhận công nợ
4 KTTT/CT Phê duyệt chứng
Biên bản bàn giao
Q từ
đất (nếu có)
Ngay
Bảng tạm tính nộp
khi
5 thuế TNDN
TQ phát
Thu tiền Chứng từu liên quan
sinh

6 Các chứng từ liên


Theo dõi công nợ Hằng
ĐVPTKT quan
ngày
Phiếu thu, giấy báo

33
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

7
ĐVPTKT Hóa đơn, hợp 1 ngày
Nộp tiền thuế TNDN đồng
Báo cáo/thư xác
nhận công nợ
Biên bản bàn giao
8
đất (nếu có)
Bảng tính tạm nộp Khi
ĐVPTKT
thuế TNDN phát
Lưu trữ
Chứng từ liên sính
quan. chứng
từ

Diễn giải

Bước Công việc thực Diễn giải chi tiết


hiện

1 Bàn giao hồ sơ Các Đơn vị liên quan khi có phát sinh nghiệp vụ BĐS
thu tiền BĐS
phải thu thập đầy đủ bộ chứng từ gốc để chuyển
theo tiến độ
hợp đồng ĐVPTKT kiểm tra hồ sơ thu tiền BĐS theo tiến độ Hợp
đồng ký kết với Đối tác/Khách hàng. Tùy vào nghiệp
vụ phát sinh mà các hồ sơ gốc gồm một hoặc nhiều loại
chứng từ như sau: Hợp đồng đặt cọc, Hợp đồng chuyển
nhượng QSDĐ, Hợp đồng cho thuê QSDĐ, Hợp đồng
cho thuê lại QSDĐ, các chứng từ liên quan khác theo
quy định hiện hành...vv"
2 Nhận và kiểm tra ĐVPTKT nhận và kiểm tra chứng từ:
hồ sơ - Trường hợp: Không đạt trả lại thực hiện bước 1.
- Trường hợp: Đạt ĐVPTKT giữ lại:

34
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

✓ Kiểm tra và đối chiếu với đơn vị phụ trách pháp
lý về phân khu, diện tích, đơn giá theo từng vị
trí, tình hình sổ đỏ của từng phân khu.
✓ Tính toán giá trị trước thuế GTGT, giá trị đất
không chịu thuế GTGT, thuế GTGT phải nộp.
❖ Trường hợp tiền được thu thành nhiều đợt thì
ĐVPTKDBĐS có trách nhiệm theo dõi, trước
mỗi đợt hoặc khi khách hàng chậm thanh toán,
thanh toán không theo tiến độ thì ĐVPTKDBĐS
có trách nhiệm gửi thông báo để nhắc nợ khách
hàng.
❖ Trường hợp có phát sinh vi phạm nghĩa vụ thanh
toán hoặc vi phạm hợp đồng giữa hai bên thì
ĐVPTKDBĐS có trách nhiệm theo dõi hợp
đồng và phối hợp cùng với ĐVPTKT cùng kiến
nghị phương án xử lý lên Ban TGĐ.
3 Ghi nhận thu tiền ❖ ĐVPTKT thực hiện:
theo tiến độ hợp
- Hoạch toán kế toán và thu tiền theo tiến độ từng lần
đồng; lập hóa đơn
cho khách hàng và theo hợp đồng.
lập bảng tạm tính
- Kiểm tra chi tiết thông tin xuất hóa đơn, tiến hành lập
thuế thu nhập
doanh nghiệp hóa đơn và giao cho khách hàng theo đúng quy trình và
quy định pháp luật thuế.
- Đồng thời lập bảng tính tạm nộp 1% thuế TNDN cho
từng lần phát sinh thu tiền theo tiến độ hợp đồng.
- KTT kiểm tra hồ sơ và chuyển CTQ phê duyệt.
4 Phê duyệt - KTT kiểm tra:
✓ Trường hợp không đạt: Trả lại cho ĐVPTKT xử
lý.
✓ Trường hợp đạt: KTT ký xác nhận và chuyển
CTQ phê duyệt
- CTQ kiểm tra và phê duyệt.

35
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

✓ Trường hợp không đạt: Trả lại cho ĐVPTKT xử


lý.
✓ Trường hợp đạt: CTQ ký duyệt và chuyển lại
cho ĐVPTKT tiến hành nộp thuế TNDN
5 Thu tiền Hồ sơ thu tiền trước sau khi được phê duyệt sẽ được
chuyển sang TQ thực hiện thu tiền và ký vào phiếu thu.
Trường hợp thu tiền qua ngân hàng sẽ căn cứ vào giấy
báo có để theo dõi công nợ.

6 Theo dõi công nợ ĐVPTKT sẽ theo dõi công nợ theo quy trình quản lý
công nợ.

7 Nộp tiền thuế TNDN ĐVPTKT tiến hành nộp thuế TNDN

8 Lưu trữ Lưu toàn bộ hồ sơ theo đúng quy định.

36
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

➢ Mẫu hợp đồng cho thuê văn phòng và các điều khoản trong hợp đồng

TP.HCM, NGÀY 24 /6 /2019


Ho Chi Minh City, Dated 24 / 6 /2019

HỢP ĐỒNG CHO THUÊ VĂN PHÒNG


LEASE OFFICE CONTRACT
liên quan đến việc cho thuê văn phòng tại Cao Ốc Văn Phòng Tây Nam, số 253 Hoàng Văn
Thụ, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Related to leasing office at Southwest Office Building, 253 Hoang Van Thu, Ward 2, Tan Binh
District, Ho Chi Minh City

Số:
No:

giữa
Between

CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH THÀNH NAM


với tư cách Bên Cho Thuê
THANH THANH NAM JOINT STOCK COMPANY
as the Lessor

và and

ÔNG TẠ NGỌC HUY ĐÔNG


với tư cách Bên Thuê as the Lessee

37
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

MỤC LỤC CONTENTS

Điều khoản Article Trang Page


Điều 1. Định nghĩa và diễn giải Article 1. Definition and Interpretation ................................4
Điều 2. Mục đích thuê Article 2. Objectives of the lease .......................................................9
Điều 3. Thời Hạn Thuê Article 3. Lease Term ......................................................................9
Điều 4. Tiền Thuê Article 4. Rent...................................................................................... 10
Điều 5. Tiền Đặt Cọc Article 5. Deposit ............................................................................ 11
Điều 6. Phí Quản Lý Article 6. Management Fee ............................................................... 13
Điều 7. Thanh toán Tiền Thuê, Phí Quản Lý Article 7. Payment of Rent, Management Fee... 13
Điều 8. Bàn giao Khu Vực Thuê và Bàn giao lại Khu Vực Thuê Article 8. Handover of Lease Area and
Handover back Lease Area ................................................................................... 15
Điều 9. Sử dụng Các Tiện Ích Article 9. Use of Utilities ..................................................... 18
Điều 10. Sử dụng Khu Vực Thuê Article 10. Using the Lease Area ....................................... 19
Điều 11. Lắp đặt trong Khu Vực Thuê Article 11. Installation in Lease Area ......................... 23
Điều 12. Các hành vi bị cấm Article 12. Prohibited acts ....................................................... 24
Điều 13. Sửa chữa Article 13. Remedies .............................................................................. 28
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của Bên Cho Thuê Article 14. Right and obligation of Lessor ..... 29
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của Bên Thuê Article 15. Right and obligation of Lessee ............ 32
Điều 16. Cam đoan và bảo đảm của Các Bên Article 16. Commitment and warrantee of the Parties 35
Điều 17. Cam kết và bảo đảm của Bên Thuê Article 17. Commitment and warrantee of Lessee37
Điều 18. Chuyển nhượng của Bên Cho Thuê Article 18. Transfer of Lessor ........................... 37
Điều 19. Bảo hiểm Article 19. Insurance ............................................................................. 38
Điều 20. Vi phạm Article 20. Breach .................................................................................. 39
Điều 21. Sự kiện Bất Khả Kháng Article 21. Force Majeure................................................. 41
Điều 22. Chấm dứt Hợp Đồng Article 22. Termination of Contract ....................................... 42
Điều 23. Miễn trừ trách nhiệm Article 23. Waiver of liability ................................................ 44
Điều 24. Chi phí Article 24. Expenses ................................................................................. 45
Điều 25. Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp Article 25. Governing law and dispute resolution 45
Điều 26. Thông báo Article 26. Notice ................................................................................ 46
Điều 27. Bảo mật Article 27. Confidentiality ....................................................................... 47
Điều 28. Các quy định khác Article 28. Miscellaneous ......................................................... 48
Phụ Lục 01. Mô tả Khu Vực Thuê Appendix 01. Discription of Lease Area ............................. 51
Phụ Lục 02. Các Dịch Vụ Appendix 02. Services .................................................................... 52
Phụ Lục 03. Nội quy Tòa Nhà Appendix 03. Building Bylaws .................................................. 54

38
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

➢ Hóa đơn giá trị gia tăng

39
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

➢ Phiếu thu

40
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

2.5 Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ
phần Thành Thành Nam
2.5.1 Mục tiêu kiểm soát chu trình bán hàng – thu tiền
Việc đặt ra các thủ tục kiểm soát trong chu trình bán hàng – thu tiền là nhằm hạn chế tối
đa các sai phạm một cách tổng quát. Kiểm soát tốt chu trình bán hàng – thu tiền sẽ giúp
đơn vị đạt được ba mục tiêu chung do báo cáo COSO (1992) đề ra, đó là:

- Sự hữu hiệu và hiệu quả: sự hữu hiệu ở đây được hiểu là hoạt động bán hàng
giúp đơn vị đạt được các mục tiêu về doanh thu, thị phần hay tốc độ tang trưởng.
Sự tồn tại và phát triển của đơn vị chịu ảnh hưởng đáng kể bởi mục tiêu sự hữu
hiệu. Trong khi đó tính hiệu quả được hiểu là mối tương quan giữa kết quả đạt
được với chi phí bỏ ra, thí dụ như chi phí quãng cáo, khuyến mãi, chi phí của
đội ngũ bán hàng, vận chuyển, chi phí hoa hồng…
- Báo cáo tài chính đáng tin cậy: đó là những khoản mục trên báo cáo tài chính
bị ảnh hưởng bởi chu trình bán hàng – thu tiền được trình bày trung thực và hợp
lý so với kết quả thực tế, thí dụ như doanh thu, lợi nhuận, nợ phải thu khách
hàng, tiền hay hàng tồn kho… được trình bày đúng đắn.
- Tuân thủ pháp luật và các quy định: hoạt động bán hàng phải chịu một số sự chi
phối bởi một số quy định của pháp luật cũng như của chính đơn vị. Thí dụ như
việc kí kết hợp đồng mua bán, quản lý hóa đơn, xét duyệt bán chịu, giao hàng,
lập phiếu xuất kho, … đối với một số ngành nghề cần tuân thủ các quy định của
pháp luật liên quan.

2.5.2 Các rủi ro và thủ tục kiểm soát tại đơn vị


Các rủi ro có thể xãy ra tại đơn vị

Giai đoạn Rủi ro có thể xãy ra


Thực hiện công tác bán hàng Thông báo bán hàng chưa được CTQ phê duyệt
theo quy trình rõ ràng.
Ký kết thỏa thuận đặt cọc/phiếu giữ Ghi sai trên thỏa thuận về số tiền đặt cọc hay
chỗ - HĐHĐV/HĐHTĐT/HĐVV
các điều khoản trên biên bản thỏa thuận…
Ký Hợp đồng mua bán/Hợp đồng Ghi sai trên hợp đồng về phân khu, diện tích
thuê dài hạn và triển khai Hợp đồng
BĐS, đơn giá bán hoặc cho thuê, tình hình sổ

41
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

đỏ của từng phân khu các điều khoản trên hợp


đồng bán hoặc cho thuê…
Bàn giao hồ sơ Hồ sơ thu tiền BĐS theo tiến độ còn thiếu các
thu tiền BĐS
chứng từ liên quan như: Hợp đồng đặt cọc, Hợp
theo tiến độ
hợp đồng đồng chuyển nhượng QSDĐ, Hợp đồng cho thuê
QSDĐ, Hợp đồng cho thuê lại QSDĐ, các
chứng từ liên quan khác theo quy định hiện
hành,...vv
Nhận và kiểm tra hồ sơ - Gặp sai sót trong khi kiểm tra và đối chiếu với
đơn vị phụ trách pháp lý về phân khu, diện tích,
đơn giá theo từng vị trí, tình hình sổ đỏ của từng
phân khu.
- Tính toán sai giá trị trước thuế GTGT, giá trị
đất không chịu thuế GTGT, thuế GTGT phải
nộp.
- Trường hợp ĐVPTKDBĐS không theo dõi
việc thanh toán của khách hàng dẫn đến việc
thanh toán chậm hoặc thanh toán không theo tiến
độ và không gửi thông báo nhắc nợ cho khách
hàng đúng thời hạn.

Ghi nhận thu tiền theo tiến độ hợp - Khoản tiền thanh toán của khách hàng bị chiếm
đồng; lập hóa đơn cho khách hàng
đoạt.
và lập bảng tạm tính thuế thu nhập
doanh nghiệp - Lập hóa đơn sai về giá trị, tên, mã số thuê, địa
chỉ của khách hàng.

Thu tiền TQ hoặc thu ngân có thể đánh cắp tiền do khách
hàng thanh toán trước.
Theo dõi công nợ - Quản lý nợ khách hàng kém, như thu hồi nợ
chậm trễ, không đòi được nợ…

42
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

- Khoản tiền thanh toán của khách hàng bị chiếm


đoạt
- Xóa nợ phải thu khách hàng nhưng không được
xét duyệt
- Nợ phải thu thất thoát do không được theo dõi
chặt chẽ
- Không lập hoặc lập dự phòng phải thu khó đòi
không đúng
- không đánh giá lại nợ phải thu khách hàng có
gốc ngoại tệ vào cuối kỳ.
- Không khai báo về các khoản nợ phải thu
khách hàng bị thế chấp.

2.5.3 Những thủ tục kiểm soát được thiết lập tại đơn vị
Các khách hàng mua hoặc thuê BĐS của công ty theo hợp đồng kinh tế đã được ký kết
có sự phê chuẩn của người được ủy quyền theo hình thức trả tiền ngay hay trả theo từng đợt.
Hình thức thanh toán chủ yếu là chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của công ty do vậy
đảm bảo độ chính xác đầy đủ và tránh được những rủi ro phát sinh trong quá trình thanh
toán.

Việc kiểm soát chu trình bán hàng – thu tiền tại văn phòng chính được tiến hành qua các
giai đoạn: Thủ tục kiểm soát bán hàng và thủ tục kiểm soát thu tiền bán hàng.

❖ Thủ tục kiểm soát bán hàng


➢ Xác minh khách hàng

Khi đã làm xong hợp đồng, đối chiếu tên khách hàng với hồ sơ đã lưu. Nếu có khác biệt,
liên hệ với khách hàng để xác minh. Sau khi xác minh nếu đúng thì đóng dấu hợp lệ vào hợp
đồng. Đó là sự xét duyệt về tính hợp lệ của hợp đồng để xử lý tiếp. Nếu phát hiện hợp đồng
là giả mạo, đóng dấu không hợp lệ lên hợp đồng.

➢ Kiểm tra hợp đồng

43
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

- Đối chiếu kết thỏa thuận đặt cọc/phiếu giữ chỗ - HĐHĐV/HĐHTĐT/HĐVV với
thông tin khách hàng xem các thông tin khách hàng, thông tin về số tiền đặt cọc,
thông tin BĐS đã chính xác chưa.
- Xem xét các thông tin trên hợp đồng mua bán/hợp đồng thuê dài hạn có khớp với
thỏa thuận đặt cọc/phiếu giữ chỗ khách hang đã kí kết với công ty trước đó hay chưa,
và xem xét lại một lần nữa các thông tin về phân khu, diện tích, đơn giá theo từng vị
trí, tình hình sổ đỏ của từng phân khu trên hợp đồng, các giấy tờ chứng từ đã đầy đủ,
chính xác hay chưa.
- Kiểm tra và đối chiếu với đơn vị phụ trách pháp lý về phân khu, diện tích, đơn giá
theo từng vị trí, tình hình sổ đỏ của từng phân khu trên hợp đồng.
- kiểm tra việc lưu hồ sơ đã đúng với quy định, quy trình của công ty để đảm bảo tránh
thất lạc các thảo thuận đặt cọc/ đặt chỗ, hợp đồng mua bán/hợp đồng thuê dài hạn.
❖ Thủ tục kiểm soát quy trình thu tiền.

Lưu đồ 3: Quy trình kiểm soát thu tiền mặt

QUY TRÌNH KIỂM SOÁT THU TIỀN MẶT


Bước Trách Công việc thực hiện Biểu mẫu Thời gian
nhiệm liên quan

TQ Phiếu thu Ngay tức


1 Tiếp nhận chứng từ
Chứng từ thì
liên quan

TQ Chứng từ thu
2

Không
đồng ý

Kiểm tra nội dung Ngay tức


3 TQ chứng từ thì

Đồng ý

44
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

4
TQ
Sổ quỹ Ngay tức
Nhập quỹ tiền mặt tiền mặt thì

5 TQ Ngay tức
Lưu chuyển chứng từ thì

6 TQ và
KTTT
Kiểm tra số Trong
dư ngày

7 TQ Thông báo số dư cho đơn Trước


vị phụ trách TCKT 15g30ph
hằng ngày

8 TQ& Trước
ĐVPT Cân đối số dư 15g45ph
TCKT hằng ngày

TQ& Kiểm kê tồn quỹ niêm Sổ quỹ 17g hằng


9
KTTT phong két sắt cuối ngày tiền mặt ngày

45
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

Diễn giải:

Bước Công việc Diễn giải chi tiết Kết quả


thực hiện

1 Tiếp nhận TQ nhận chứng từ thu từ KTTT chuyển Chứng từ


chứng từ sang và phân loại chứng từ được phân
loại

2 Kiểm tra nội Sau khi tiếp nhận chứng từ thu TQ kiểm Chứng từ
dung chứng tra đối chiếu chứng từ có hợp pháp, hợp được kiểm tra
từ lệ. Phù hợp với các quy định của công ty.

- Nếu chứng từ hợp lệ, TQ tiến hành bước


3.1.

- Nếu chứng không từ hợp lệ thì TQ sẽ trả


lại chứng từ cho đơn vị yêu cầu.

3 Nhập quỹ TQ chấp nhận chứng từ, kiểm đếm tiền Tiền thu được
tiền mặt theo nội dung chứng từ và nhập quỹ tiền nhập quỹ
mặt.

4 Nhập sổ quỹ TQ tiến hành nhập số liệu theo nội dung Số liệu được
tiền mặt chứng từ thu vào sổ quỹ tiền mặt. nhập

5 Lưu/chuyển TQ tiến hành lưu/chuyển chứng từ thu, Chứng từ


chứng từ chi tiết như sau: được
lưu/chuyển.
- Liên 1: chuyển cho KTTT (kèm theo
chứng từ thanh toán)

- Liên 2: giao cho khách hàng

- Liên 3: lưu lại TQ.

6 Kiểm tra số TQ tiến hành đối chiếu số dư với KTTT TQ và KTTT


dư thống nhất số
- Nếu số dư không đúng thì TQ tiến hành dư.
kiểm tra lại việc nhập số liệu.

- Nếu số dư đúng thì TQ tiến hành bước


7.

46
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

7 Thông báo TQ thông báo số dư cho đơn vị phụ trách Số dư thực tế
số dư cho TCKT được thông
đơn vị phụ báo
tách KTTC
8
Cân đối số Đơn vị phụ trách TCKT tiến hành cân đối Số dư được
dư số dư: cân đối

- Nếu số dư lớn hơn hạn mức tồn quỹ tối


đa (±20%), đơn vị phụ trách KCKT phối
hợp với TQ rút tiền mặt để gửi ngân hàng.

- Sau 15g45ph các bộ phận khác có tiền


thu của khách hàng nhưng vượt quá mức
tồn quỹ cần phải làm twof trình CTQ theo
phân quyền xác nhận.

- Hạn mức tồn quỹ tối đa: 100.000.000


đồng

Các trường hợp ngoại lệ thực hiên theo


quy chế tài chính của công ty hoặc theo
phê duyệt của giám đốc.

9 Kiểm tra tồn Sau khi hoàn tất các bước trên, TQ, Tồn quỹ tiền
quỹ cuối KTTT, KTTH tiến hành kiểm kê tồn quỹ mặt được
ngày cuối ngày. niêm phong

- Nếu tồn quỹ được khớp đúng thì TQ ký Biên bản kiểm
nhận với KTTH trên sổ quỹ tiền mặt. quỹ được ký
nhận.
- Kiểm kê tồn quỹ cuối ngày phải được
lập thành biên bản kiểm kê và có đầy đủ
chữ ký của trưởng ĐVPT, TCKT, TQ,
KTTH.

- Thủ quỹ niêm phong két sắt trước khi ra


về thực hiện việc niêm phong két phải có
sự chứng kiến của TQ và KTTH, niêm
phong bằng decal nát, có số seri và trong
biên bản kiểm quỷ phải thể hiện số seri
trên.

47
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

Lưu đồ 4: Quy trình quản lý giấy tờ có giá

QUY TRÌNH QUẢN LÝ GIẤY CÓ GIÁ

Bước Trách Công việc thực hiện Văn bản/biểu Thời


nhiệm mẫu liên quan gian

1 TQ Tiếp nhận đề nghị Phiếu nhập Ngay


nhập/xuất kho kho chứng từ khi tiếp
có giá nhận

2 TQ Chứng từ có giá nhập kho


Biên bản bàn Ngay
giao chứng từu tức thì
Không có giá
đạt

3 TQ Kiểm tra Ngay


tức thì

Đạt Sổ xuất tài sản


& chứng từ có
giá Ngay
4 TQ Nhập kho tức thì

Trong
5 TQ Lưu chứng từ ngày

Không đạt
6 TQ Sổ xuất tài sản Định kì
và chứng từ có hằng
Kiểm tra đối giá tháng
chiếu

Đạt
7 TQ Sổ xuất tài sản Định kỳ
Báo cáo lưu hồ sơ và chứng từ có hằng
giá tháng

48
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

Diễn giải:
Bước Công việc Diễn giải chi tiết Kết quả
thực hiện
1 Tiếp nhận Khi xuất kho: người đề xuất lập phiếu Chứng từ được phân
đề nghị xuất kho chứng từ có giá chuyển cho loại
xuất kho TQ khi có nhu cầu cần xuất. TQ tiếp
nhận phiếu xuất kho chứng từ có giá khi
có yêu cầu và phân loại chứng từ.
2 Kiểm tra TQ tiến hành việc kiểm tra chứng từ Chứng từ được kiểm tra
nhập kho nhập kho:
- Nếu chứng từ không hợp lệ TQ trả
chứng từ lại cho đơn vị yêu cầu.
- Nếu chứng từ hợp lệ, TQ tiến hành
thực hiện tiến hành bước nhập kho.
3 Nhập kho TQ tiến hành lập biên bản bàn giao Biên bản bàn
chứng từ có giá với người nộp tài sản, giao/phiếu nhập kho
TQ thực hiện nhập kho theo nội dung chứng từ có giá được ký
và các chứng từ liên quan. nhận giữa các bên.
Chứng từu có giá được
nhập kho.
4 Ghi nhận TQ tiến hành ghi nhận dữ liệu theo nội Số liệu được nhập
dung chứng từ vào sổ nhập – xuất
chứng từ có giá
5 Lưu chứng TQ tiến hành lưu chứng từ (bản chính) Chứng từ được lưu
từ
6 Kiểm tra Định kỳ vào ngày cuối tháng, TQ thực Biên bản đối chiếu
đối chiếu hiện việc kiểm tra đối chiếu số liệu với được ký
các đơn vị đã bàn giao chứng từ có giá
cho TQ.
- Nếu số liệu không đúng thì TQ kiểm
tra lại việc ghi nhận ở bước 4

- Nếu số liệu khớp đúng thì TQ lập biên


bản đối chiếu chứng từ có giá với đơn
vị đã bàn giao.
Việc kiểm tra đối chiếu phải lập thành
biên bản có sự chứng kiến và xác nhận
của KTTH hoặc trưởng ĐVPT TCKT.
Việc kiểm tra phải thực hiện định kỳ 02
tuần/lần.

7 Báo cáo và - Định kỳ vào ngày cuối tháng, TQ báo Báo cáo được lập, ký
lưu hồ sơ cáo và cập nhật và sổ nhập – xuất chứng duyệt và hồ sơ được lưu
từ có giá. đầy đủ.
- Lưu hồ sơ (bản gốc).
49
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

2.5.4 Quy định về hạn mức công nợ


✓ Đối với cho thuê tòa nhà văn phòng
- Thời hạn công nợ tối đa là 30 ngày tính từ ngày khách hàng quá hạn thanh toán.
Trường hợp ngoại lệ được CTQ phê duyệt hạn mức cụ thể.
- Hạn mức công nợ: không được vượt quá số tiền đặt cọc, tùy thuộc vào quy mô, tiềm
lực tài chính, thương hiệu, diện tích thuê sử dụng… mà CTQ quyết định số tiền cho
khách hàng nợ theo quy trình thẩm định số tiền cho khách hàng nợ thep quy định
thẩm định khách hàng và cấp hạn mức công nợ.
✓ Đối với cho thuê mặt bằng TTTM
- Thời hạn công nợ: tối đa là 45 ngày tính từ ngày khách hàng quá hạn thanh toán.
Trường hợp ngoại lệ được CTQ phê duyệt hạn mức cụ thể.
- Hạn mức công nợ : không được vượt quá số tiền đặ cọc, tùy thuộc vào quy mô, tiềm
lực tài chính, thương hiệu, diện tích thuê sử dụng… mà CTQ quyết định số tiền cho
khách hàng nợ theo quy định thẩm định và cấp hạn mức công nợ.
✓ Đối với cho thuê dịch vụ khác
- Thời hạn công nợ: không được vượt quá 15 ngày tính từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ
thanh toán đối với khách hàng là doanh nghiệp, tối đa là 03 ngày tính từ ngày cung
cấp dịch vụ đối với khách hàng là cá nhân. Trường hợp ngoại lệ được CTQ phê duyệt
hạn mức cụ thể.
- Hạn mức công nợ: Tùy thuộc vào quy mô, tiềm lực tài chính, thương hiệu… mà CTQ
quyết định số tiền cho khách hàng nợ theo quy trình thẩm định khách hàng và cấp
hạn mức công nợ.

50
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

Lưu đồ 5: Quy trình quản lý công nợ

QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG NỢ PHẢI THU

Bước Trách Công việc thực hiện Văn bản/biểu Thời gian
nhiệm mẫu liên quan

1 Đơn vị Tiếp nhận hồ sơ cung cấp Hợp đồng/đơn Khi phát
dịch vụ đã hoàn thành đặt hàng/bảng sinh
đối chiếu khối - Nhận
lượng dịch và kiểm
không đạt vụ/chứng từ tra hằng
liên quan ngày
2 ĐVPTKT - Xuất
Kiểm tra đối chiếu
hóa đơn
và lập hóa đơn
tùy thời
điểm.
Hóa đơn
Đạt

Hợp đồng/đơn
đặt hàng/các
3 ĐVPTKT/ Ghi nhận/theo dõi công nợ chứng từ liên Hằng
đơn vị quan ngày
Báo cáo tình
hình công nợ

Đối chiếu công nợ các đơn Bảng đối 5 ngày


4 ĐVPTKT/ vị chiếu công nợ
đơn vị các đơn vị

Báo cáo tình 1 ngày


5 ĐVPTKT/ Báo cáo công nợ hình công nợ
KTTT
Không
đạt

6 CTQ Báo cáo tình 2 ngày


Phê duyệt hình công nợ

51
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

Đạt
7 ĐVPTKT
Xác nhận công nợ phải thu Thư xác nhận 45 ngày
công nợ

8 ĐVPTKT Hóa đơn, hợp Khi phát


Lưu trữ đồng sinh
Báo cáo/thư xác chứng từ
nhận công nợ
Chứng từu liên
quan

Diễn giải:

Bước Công việc thực Diễn giải chi tiết


hiên
1 Tiếp nhận hồ sơ Sau khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ ĐVPTKSKL
cung cấp dịch chuyển hồ sơ cho KTCN theo dõi theo đúng quy định
vụ đã hoàn công ty. Tham chiếu quy trình kiểm soát khối lượng tại
thành kho/bãi – vận chuyển” và “Quy trình kiểm soát khối
lượng tại cảng”.
2 Kiểm tra, đối ĐVPTKT nhận hợp đồng, chứng từ liên quan kiểm tra:
chiếu và lập - Trường hợp thông tin đầy đủ, phù hợp thì tiến hành lập
hóa đơn hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ.
- Trường hợp thông tin chưa đầy đủ, phù hợp thì trả lại
ĐV thực hiện bước 1.
3 Ghi nhận và - ĐVPTKT ghi nhận công nợ phải thu vào sổ sách kế
theo dõi công toán, phối hợp các đơn vị liên quan để thu hồi công nợ
nợ khách hàng.
- Hàng ngày, ĐVPTKT cập nhật thông tin khách hàng đã
thanh toán công nợ cho các Đơn vị.
- Hàng tuần, ĐVPTKT gửi email Báo cáo tình hình công
nợ (KT/QT03/M02) phải thu khách hàng tới các Đơn vị.
Nếu sau hai (02) lần nhắc nợ mà không thu hồi được nợ
thì ĐVPTKT báo cáo CTQ.
- Các Đơn vị nêu trên có trách nhiệm thu hồi các khoản
công nợ phải thu đến hạn, quá hạn.

52
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

4 Đối chiếu công Ngày 10 hằng tháng, ĐVPTKT thực hiện đối chiếu công
nợ các đơn vị nợ tháng trước theo mẫu biên bản đối chiếu công nợ
(KT/QT- 03/M01) các đơn vị với từng đơn vị có phát sinh
công nợ phải thu. Các đơn vị liên quan phối hợp với
ĐVPTKT hoàn thành việc đối chiếu công nợ trước ngày
15 hằng tháng.

5 Báo cáo công − Ngày thứ tư hàng tuần, ĐVPTKT lập báo cáo tình hình
nợ công nợ phải thu theo mẫu Báo cáo tình hình công nợ
− Sau khi lập báo cáo xong chuyển KTT.
− KTT kiểm tra và xác nhận báo cáo.
+ Trường hợp không đạt: trả lại cho KTCN xử lý.
+ Trường hợp đạt: KTT ký xác nhận và chuyển CTQ phê
duyệt.
6 Phê duyệt − CTQ kiểm tra và phê duyệt báo cáo.
+ Trường hợp không đạt: trả lại cho ĐVPTKT xử lý.
+ Trường hợp đạt: CTQ ký duyệt và chuyển lại báo cáo
cho
ĐVPTKT lưu trữ.

7 Xác định công Định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc đột xuất (khi có yêu cầu),
nợ phải thu ĐVPTKT gửi thư xác nhận theo mẫu do Đơn vị kiểm toán
cung cấp hoặc theo mẫu thư xác nhận công nợ phải thu
đến từng đối tượng phát sinh công nợ phải thu. Thư xác
nhận công nợ phải được thu hồi trong vòng 45 ngày kể từ
ngày gửi.
− Nếu không nhận được thư xác nhận thì ĐVPTKT gửi
thông báo tới các Đơn vị phát sinh công nợ chưa thu hồi.
− Các Đơn vị nêu trên có trách nhiệm thu hồi Thư xác
nhận, nếu vẫn không thu hồi được thì ĐVPTKT thông
báo tới CTQ và xử lý theo chỉ đạo của CTQ.
− Nếu nhận lại được Thư xác nhận công nợ, ĐVPTKT xử
lý chênh lệch (nếu có).
Lưu ý: đối với các đối tượng có số dư công nợ cuối kỳ
bằng 0 hoặc tại

thời điểm gửi thư xác nhận có số dư công nợ bằng 0, thì


căn cứ vào nhu cầu quản lý hoặc yêu cầu phục vụ kiểm
toán, ĐVPTKT tiến hành gửi thư xác nhận công nợ (nếu
có).

8 Lưu trữ Lưu toàn bộ hồ sơ theo đúng quy định.

53
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

➢ Bảng công nợ phải thu

54
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

➢ Giấy xác nhận nợ phải thu

55
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ

3.1 Đánh giá chung về công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại
công ty Thành Thành Nam
3.1.1 Ưu điểm của công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại
công ty Thành Thành Nam
Công ty cổ phần Thành Thành Nam đã thiết lập được quy trình kiểm soát chặt chẽ đối
với hoạt động bán hàng – thu tiền: từ việc lập kế hoạch marketing và lập thông báo bán hàng,
thực hiện công tác bán hàng, quy trình kiểm soát thu tiền mặt, quy trình quản lý nhập xuất
giấy tờ có giá, đến quy trình quản lý công nợ. Trong những năm qua, những sai sót trong
quá trình bán hàng – thu tiền đã giảm một cách đáng kể và hầu như không có những sai sót
lớn gây hậu quả nghiêm trọng.

Ban giám đốc giám sát chặt chẽ các nhân viên và các phòng ban làm việc. Qua chữ kí
xét duyệt có thể thấy công ty có sự phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận. Điều này giúp
xác lập quyền hạn, trách nhiệm đối với từng đầu công việc quan trọng. Bên cạnh đó ở mỗi
bộ phận đều có cấp quản lý giám sát, phê duyệt các thủ tục được thực hiện trong chu trình.

Về cơ cấu tổ chức, công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, mọi phòng
ban trong công ty đều được phân cấp quản lý tương xứng với nhiệm vụ của mình, hơn nữa
mỗi phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt mục
tiêu chung của công ty.

Công ty có đội ngũ nhân viên ưu tú, dày dặn kinh nghiệm, thành thạo trong công việc.
Nhân viên luôn luôn được công ty cử đi học tập các nghiệp vụ, kỹ năng nhằm nâng cao
nghiệp vụ để phục vụ cho công việc của mình và làm việc đạt được hiệu quả cao hơn.

Công ty có thiết lập mục tiêu rõ ràng và những mục tiêu này đều được phổ biến đến
từng nhân viên, bộ phận trong công ty. Vì vậy các nhân viên làm việc đúng trọng tâm, tập
trung và hoàn thành công việc của mình một cách hiệu quả hơn.

3.1.2 Những nhược điểm của công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng –
thu tiền tại công ty Thành Thành Nam
Trên thực tế cho thấy, công ty đã xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ chu
trình bán hàng – thu tiền khá đầy đủ và đồng bộ nhằm nâng cao năng lực kiểm soát và hoạt

56
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

động bán hàng cho công ty để đạt được các mục tiêu mà công ty đề ra. Bên cạnh những kết
quả đạt được vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục như:

- Công tác kiểm soát doanh thu của công ty chưa được thường xuyên, chưa có biện
pháp hữu hiệu kiểm soát ghi nhận doanh thu tại đơn vị.
- Với những lợi ích sẽ được ảnh hưởng từu việc bán hàng chạy theo số lượng nên việc
soát xét, xét duyệt khách hàng sẽ ít được chú trọng điều này sẽ gây ra rủi ro là không
thu được tiền làm gia tăng các khoản phải thu khó đòi. Bên cạnh đó, đối với kiểm
soát tín dụng, công ty cũng chưa đánh giá hết được tiềm năng của khách hàng, các
thông tin về khách hàng nên gây ra rủi ro đối với việc thu nợ. Chính sách tín dụng
cho khách hàng còn theo cảm tính, chưa phân định rõ ràng, đôi lúc vì muốn bán được
hàng hoá để tăng doanh số, bộ phận bán hàng cung cấp thông tin chưa chính xác về
khách hàng cho ban giám đốc gây ra rủi ro về thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.
- Về công tác lập và quản lý hóa đơn công ty chưa đưa ra chu trình rõ ràng. Đối với
kiểm soát lập hóa đơn và giao hóa đơn, mọi nghiệp vụ được xử lý bằng máy, bộ phận
kinh doanh là người nhập số liệu vào máy còn bộ phận kế toán là người xuất hoá đơn.
Nhưng chưa có bộ phận độc lập nào kiểm tra tính xác thực của nghiệp vụ đã xảy ra
dẫn đến rủi ro, gian lận.

3.1.3 Bài học rút ra cho bản thân


Các bước trong công tác kiểm soát nội bộ quá trình bán hàng – thu tiền trong thực tế
không có nhiều điểm khác biệt so với những kiến thức mà em đã được học trên giảng đường.
Tuy nhiên, tùy vào những mục đích kinh doanh khác nhau thì mỗi công ty sẽ có những quy
trình riêng để kiểm soát các hoạt động bán hàng – thu tiền của công ty. Bên cạnh đó, sau khi
hoàn thành quá trình thực tập em nhận thấy kiểm soát nội bộ là một công tác vô cùng quan
trong đối với đơn vị đặc biệt là khâu kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền. Hiệu
quả hoạt động của đơn vị chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự hữu hiệu và hiệu quả của chu trình
này, giúp giải quyết những mối quan tâm cho nhà quản lý. Ngoài ra, xét duyệt cũng là một
khâu quan trọng trong công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền, các nhà quản
trị, nhà quản lý nên chú trọng hoạt động này bởi đây là yếu tố cần thiết nhất để phát hiện và
ngăn chặn những sai sót, gian lận để có thể kịp thời xử lý.

57
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

3.2 Kiến nghị về công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty
Thành Thành Nam
- Đối với thủ tục kiểm soát doanh thu:

Cuối tháng công ty nên yêu cầu lập bảng đối chiếu số lượng hàng tiêu thụ trong tháng
giữa kế toán tiêu thụ với phòng kinh doanh.

Việc xây dựng một bộ phận độc lập kiểm tra tình hình tài chính khách hàng là rất cần
thiết trong công tác xét duyệt bán chịu của công ty.

Đối với những khách hàng mới thì việc kiểm tra tín dụng sẽ căn cứ vào những quy định
của công ty, xem xét tìm hiểu thông tin khách hàng về khả năng thanh toán, hay mức độ
uy tín của khách hàng đó.

- Đối với thủ tục kiểm soát phải thu khách hàng:

Để theo dõi chặt chẽ việc thu tiền cần phải liệt kê các khoản nợ phải thu theo từng nhóm
tuổi nợ theo dõi và phân công đòi nợ.

Ngoài ra, nên thường xuyên thực hiện thủ tục gởi thông báo nợ cho khách hàng. Tăng
cường kiểm soát công tác nợ khó đòi bằng cách phối hợp với bộ phận kinh doanh phân
tích số dư nợ đối với khách hàng.

Công ty căn cứ cơ sở phân tích nợ theo các đối tượng trên và vẫn thu được nợ thì tiến
hành thực hiện việc theo dõi và xử lý nợ khó đòi theo đúng quy định của công ty và bộ
tài chính.

Đối với trường hợp bán nợ vượt mức tín dụng cho phép công ty cần có biện pháp xử lý
nghiêm như: kiểm điểm và yêu cầu trường phòng bán hàng cam kết thời hạn thu tiền.

- Đối với quy trình lập và quản lý hóa đơn:

Công ty nên thiết lập quy trình lập và quản lý hóa đơn một cách chặt chẽ để tránh những
sai sót, gian lận xãy ra trong quá trình thực hiện công việc.

58
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Xuân SVTT: Hoàng Thị Kim Ngọc

KẾT LUẬN
Trên cơ sở những kiến thức chuyên ngành đã được giảng dạy trong nhà trường, cùng
những hiểu biết thu thập được trong khi tiếp cận thực tế tại Công ty cổ phần Thành Thành,
đề tài “kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty Thành Thành Nam” là
những kiến thức mà tác giả đã đúc kết trong suốt khoảng thời gian thực tập vừa qua. Nội
dung xuyên suốt trong bài bao gồm các thủ tục quy trình kiểm soát trong thực tế tại Công ty
cổ phần Thành Thành Nam.

Trên cơ sở những hiểu biết của mình, tác giả cũng đã đề xuất một số kiến nghị với
mong muốn đóng góp một phần nào đó hoàn thiện hơn công tác kiểm soát nội bộ chu trình
bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Thành Thành Nam.

Tuy nhiên, vì trình độ còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn còn khá ít và thời gian
thực tập không nhiều, bài viết không thể tránh khỏi các thiếu sót. Rất mong cô và các anh
chị kiểm toán viên trong công ty đóng góp ý kiến để tác giả có thể hoàn thành tốt báo cáo
thực tập này.

Một lần nữa, xin chân thành cản ơn các thầy cô trong khoa Kế toán – Kiểm toán,
TS. Lê Thị Thanh Xuân cùng các anh, chị trong Công ty cổ phần Thành Thành Nam đã tạo
điều kiện và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình thực hiện
đề tài.

59
TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Trường ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh - khoa kế toán – kiểm toán - bộ môn kiểm
toán(2014), sách kiểm toán 1, Nhà xuất bản kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí
Minh.
• Trường ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh - khoa kế toán – kiểm toán - bộ môn kiểm
toán(2012), sách kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.

• Trường ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh - khoa kế toán – kiểm toán - bộ môn kiểm toán,
sách kiểm toán hoạt động, Nhà xuất bản Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.

• Các hồ sơ khách hàng cùng những tài liệu do Công ty cổ phần Thành Thành Nam
cung cấp.

• Trang web sử dụng


➢ vi.wikipedia.org
➢ www.thanhthanhnam.vn

You might also like