You are on page 1of 35

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NHẬT BẢN HỌC



BIẾN ĐỔI XÃ HỘI VỀ KINH TẾ CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ


CHÍ MINH TỪ THÁNG 5/2021 ĐẾN THÁNG 12/2021

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Bùi Thị Minh Hà


Sinh viên thực hiện : Trần Hồng Thư
MSSV :2056190131

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 02 năm 2022


LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................2
CHƯƠNG I. LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................3
1. Các từ ngữ viết tắt trong bài tiểu luận:.........................................................3
2. Tên đề tài:.........................................................................................................3
3. Lý do lựa chọn đề tài:......................................................................................3
3.1. Lý do chủ quan:........................................................................................4
3.2. Lý do khách quan:....................................................................................4
4. Những cơ sở lý thuyết và thực tiễn của chủ đề/đề tài nghiên cứu:.............5
4.1. Khái niệm liên quan:................................................................................5
4.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu:.........................................................................9
5. Nghiên cứu tài liệu:........................................................................................10
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................12
1. Tình hình hiện tượng biến đỗi xã hội về kinh tế của người dân TP. HCM
từ tháng 5/2021 đến tháng 12/2021:.............................................................12
1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu:.............................................................12
1.2. Tình hình nghiên cứu:.............................................................................12
1.3. Phân tích nguyên nhân hiện tượng/yếu tố tác động của biến đổi xã hội
về kinh tế trong giai đoạn tháng 5/2021 đến tháng 10/2021:.....................25
2. Đánh giá đề tài:..............................................................................................31
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................32
1. Kết luận..........................................................................................................32
2. Khuyến nghị...................................................................................................32

1
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân Văn vì đã giảng dạy em bộ môn Xã hội học đại
cương này. Qúy thầy, cô đã tạo nguồn động lực to lớn cho chúng em học tập và
nghiên cứu, khơi nguồn sự hứng thú của chúng em đối với môn học.
Đặc biệt, em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Bùi Thị Minh Hà – người đã
giảng dạy em bộ môn Xã hội học đại cương vào kỳ học năm 2021-2022. Em
chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy cùng sự truyền đạt kiến thức đầy lí
thú của cô đã cung cấp nguồn tri thức vô tận cho em về bài học cũng như kiến
thức thực tế. Những gì cô đã giảng dạy sẽ là nguồn vốn tri thức quý báu để em
vận dụng vào con đường học tập cũng như đời sống thực tiễn sau này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn quý thành viên đã điền vào khảo sát để
giúp em hoàn thành bài tiểu luận cuối kỳ này.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng bài tiểu luận của em chắc hẳn sẽ còn
những thiếu sót, khuyết điểm. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và nhận
xét từ phía thầy cô để em có thể hoàn thiện hơn bài làm và rút kinh nghiệm cho
những lần nghiên cứu tới.
Tháng 2 năm 2022

Trần Hồng Thư

2
CHƯƠNG I. LỜI MỞ ĐẦU

1. Các từ ngữ viết tắt trong bài tiểu luận:


Thành phố Hồ Chí Minh TP. HCM
2. Tên đề tài:
Năm 2021 vừa qua ra là năm đầy khó khăn và thách thức không chỉ
với thế giới mà còn với Việt Nam nguyên nhân vì đại dịch COVID-19.
Trong khoảng thời gian từ tháng 5/2021 cho đến tháng 10/2021, Việt Nam
đã trải qua thời gian vô cùng khó khăn khi phải đương đầu với đại dịch
COVID-19 lan rộng trong cộng đồng. Chính phủ đã có những biện pháp,
chính sách nhằm nỗ lực cải thiện, nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần
của người dân trong đại dịch. Mặc dù hiện nay tình hình dịch bệnh ở nước
ta đang dần vào giai đoạn ổn định nhưng không thể phủ nhận rằng, trong
giai đoạn 6 tháng gần cuối năm 2021, đời sống người dân vô cùng khó
khăn, đặc biệt về mặt kinh tế. Vì vậy, em lựa chọn chọn tên đề tài “Biến
đổi xã hội về kinh tế của đời sống người dân TP. HCM từ tháng 5/2021
đến tháng 12/2021”.
3. Lý do lựa chọn đề tài:
Kinh tế là một mặt không thể thiếu của đời sống ảnh người dân.
Kinh tế nắm vai trò rất quan trọng trong việc quyết định mức sống, khả
năng chi tiêu…. thậm chí là cả địa vị xã hội. Đại dịch COVID-19 trong 6
tháng gần cuối năm 2021 đã giáng một đòn nặng nề vào mức thu nhập
kinh tế của những người dân, khiến họ có những biến đổi xã hội về kinh
tế nhất định.
“Quý 3/2021 chứng kiến mức thu nhập thấp nhất chưa từng có
trong nhiều năm trở lại đây thì sang quý 4/2021 mức thu nhập bình quân
của người lao động đã được cải thiện hơn. Thu nhập bình quân tháng của
người lao động trong quý 4/2021 là 5,3 triệu đồng, tăng 139.000 đồng so
với quý trước. Tuy nhiên nếu so sánh cùng kỳ năm trước thì quý 4/2021
đã giảm 624.000 đồng so với cùng kỳ năm trước… Tổng cục Thống kê
nhận định do tình hình dịch bệnh kéo dài và phức tạp hơn, trong năm
2021 có hàng triệu người mất việc, lao động trong các ngành tiếp tục
giảm, đặc biệt là khu vực dịch vụ.” Dịch bệnh diễn ra đã ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống của người mặt tinh tế Thế bị ảnh hưởng rất nhiều. Việc
khắc phục các hậu quả khi mức thu nhập cá nhân bị ảnh hưởng là điều
rất khó khăn. Đặc biệt đối với người dân TP. HCM trong giai đoạn thích
nghi mới mới với chuẩn COVID-19.”1
“Đối với một trung tâm kinh tế và giao lưu quốc tế như TP. HCM - nơi
mà khu vực dịch vụ chiếm đến 62% cơ cấu kinh tế - chịu ảnh hưởng quá

1
Hơn 13,5 tỷ đồng hỗ trợ các em nhỏ gặp khó khăn bởi đại dịch tại thành phố Hồ Chí Minh. (2021, November
17). Uỷ Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. http://mattran.org.vn/hoat-dong/hon-135-ty-dong-ho-
tro-cac-em-nho-gap-kho-khan-boi-dai-dich-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-41518.html

3
nặng nề. Tốc độ tăng trưởng GRDP quý III/2021 giảm mạnh, âm 24,97%
so với cùng kỳ và cả năm 2021 tăng trưởng âm 6,74% so với năm 2020.
Có thể nói, đại dịch Covid-19 đã đẩy kinh tế trên địa bàn TP.HCM xuống
đáy của sự suy giảm, tính từ năm 1986 đến nay.”2
3.1. Lý do chủ quan:
Bản thân là sinh viên có người thân sống tại TP. HCM trong thời
điểm dịch bệnh diễn ra phức tạp. Em có thể tìm hiểu được những khó
khăn của một bộ phận người dân tại TP. HCM lúc thành phố thực hiện
lệnh phong tỏa. Thông qua đó, hiểu được những khó khăn, vất vả của
người dân nơi đây khi dịch bệnh diễn ra.
3.2. Lý do khách quan:
Đại dịch COVID-19 không chỉ giáng một đòn nặng nề vào nền kinh
tế chung trên toàn thế giới mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh
tế của Việt Nam nói chung và của người dân Việt Nam nói riêng. Giai
đoạn nửa cuối năm 2021 từ tháng 5/2021 cho đến tháng 10/2021, đời sống
người dân vô cùng khó khăn đặc biệt là những người dân tại TP. HCM -
tâm điểm đại dịch COVID-19 của Việt Nam, khi mỗi ngày đều là hàng
nghìn ca nhiễm bệnh và hàng chục ca tử vong. Thời gian này, Chính phủ
đã có những biện pháp “ngăn sông cấm chợ”, “phong tỏa” toàn thành phố
để hạn chế tình trạng lây nhiễm của loại virus này. Điều này đồng nghĩa
với việc người dân sống trong phạm vi khu vực TP. HCM cũng sẽ được
đưa vào trạng thái cách ly hoàn toàn với xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ
nhỏ đến đời sống của họ, đặc biệt về mặt kinh tế. Thời điểm này, chúng ta
thường bắt gặp rất nhiều những bài báo phản ánh tình trạng đời sống khó
khăn và thiếu thốn nguồn lương thực thực phẩm của người dân TP. HCM:
Hơn 13,5 tỷ đồng hỗ trợ các em nhỏ gặp khó khăn bởi đại dịch tại thành
phố Hồ Chí Minh - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hàng nghìn người về quê
tự phát ở cửa ngõ thành phố Hồ Chí Minh – VNExpress...
Có ý kiến cho rằng, việc người dân TP. HCM bị phong tỏa sẽ được
Nhà nước cung cấp về mặt lương thực và hỗ trợ về mặt kinh tế, thực chất
không gặp nhiều khó khăn và bất cập trong đời sống, thời gian dịch bệnh
diễn ra chính là một khoảng thời gian tuyệt vời để có thể nghỉ ngơi mà
vẫn có một thu nhập ổn định. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không xảy
ra. Về mặt kinh tế, thế người dân TP. HCM bị thiệt hại vô cùng nặng nề
khi hàng nghìn người mất việc, không có việc làm và những vấn đề về sức
khỏe và về tinh thần luôn khiến họ ở trong tình trạng khủng hoảng. Kéo
theo đó đó là những suy nghĩ, lo toan về công ăn việc làm khi hàng loạt
doanh nghiệp đóng cửa khiến người dân hoàn toàn trắng tay trong thời
điểm này. Hàng loạt hành hương xuyên Việt, có những người đã phá sản
2
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Hướng đến mục tiêu phục hồi và phát triển bền vững. (2022, January 31). Báo
Tài nguyên & Môi trường. https://baotainguyenmoitruong.vn/kinh-te-thanh-pho-ho-chi-minh-huong-den-muc-
tieu-phuc-hoi-va-phat-trien-ben-vung-336489.html

4
và bị đuổi ra khỏi nơi cư trú… diễn ra mỗi ngày “Những ngày gần đây,
sau khi một số tỉnh thành ở miền Tây nới lỏng giãn cách, nhiều người ở
Long An, Tiền Giang đã về quê bằng xe máy dẫn đến ùn ứ tại các chốt
kiểm soát. Trước đó, ngày 15/8 khi hay tin TP HCM tiếp tục giãn cách
kéo dài, nhiều người dân cũng tự chạy xe máy về quê nhưng bị lực lượng
ở các chốt kiểm soát cửa ngõ chặn lại…” 3. Thông qua đó ta thấy rằng,
mặt kinh tế bị ảnh hưởng đã trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống bình
thường của những người dân TP. HCM và để lại những hậu quả khó hồi
phục lại.
Giữa lúc tình hình dịch bệnh khó khăn, việc có thể giữ mức kinh tế
cho gia đình và bản thân ở mức ổn định là một điều rất khó xảy ra, đặc
biệt đối với những người dân lao động, không có việc làm ổn định ảnh
hay những công nhân không có được chính sách đãi ngộ ổn định thì vô
tình, những điều này đã khiến họ gặp khó khăn khi các công ty, nhà máy,
xí nghiệp đóng cửa tạm thời. Việc kinh tế bị ảnh hưởng khó khăn cũng sẽ
dẫn theo điều kiện sống bị hạ thấp: mức chi tiêu, sinh hoạt phí, thu
nhập… dẫn đến các vấn đề về tâm lý, sức khỏe, stress kéo dài đã khiến
em nhận thấy rõ được mức độ khó khăn của vấn đề này. Vì vậy, với tư
cách là sinh viên hiện đang học tập và sinh sống tại TP. HCM, em muốn
tìm hiểu rõ và khái quát hơn về những biến đổi về mặt kinh tế của người
dân TP. HCM trong giai đoạn từ tháng 5/2021 cho đến tháng 10/2021. Em
mong muốn đề tài tiểu luận nghiên cứu của mình có thể giúp mọi người
nhận thức rõ hơn về tình hình dịch bệnh cùng những bất cập, khó khăn
của người dân khi đương đầu với đại dịch COVID-19 đặc biệt là sự ảnh
hưởng rất lớn đến mặt kinh tế.
4. Những cơ sở lý thuyết và thực tiễn của chủ đề/đề tài nghiên
cứu:
4.1. Khái niệm liên quan:
a. Khái niệm biến đổi xã hội:
Theo các định luật thông thường, mọi vật xung quanh chúng ta
đều có sự biến đổi theo thời gian, kể cả xã hội. biến đổi xã hội là
những biến đổi I về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội:
biến đổi về mặt kinh tế, Biến đổi về đời sống… Có rất nhiều khái
niệm về biến đổi xã hội.
- Là sự thay đổi đáng kể theo thời gian trong cấu trúc hành vi và
trong văn hóa, kể cả các chuẩn mực và giá trị (Moore, 1967).
- Là quá trình những khuôn mẫu hành vi, các quan hệ xã hội, thể
chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo
thời gian.

3
Hàng nghìn người về quê tự phát ở cửa ngõ TP HCM. (2021, September 30). VnExpress.
https://vnexpress.net/hang-nghin-nguoi-ve-que-tu-phat-o-cua-ngo-tp-hcm-4365375.html

5
- “Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của
các hành vi, các quan hệ, các thiết xã hội và các hệ thống phân
tầng được thay đổi qua thời gian” (Phạm Tất Dong - Lê Ngọc
Hùng, 2001: 280).
Xã hội đều không ngừng biến đổi. Biến đổi xã hội là những
biến đổi khi so sánh tương quan giữa xã hội này và xã hội khác,
nhóm dân cư này với các nhóm dân cư khác trong cùng một xã hội
trong thời điểm trước khi thực hiện nghiên cứu. Quá trình biến đổi
xã hội không chỉ xảy ra ở mặt bên ngoài mà còn diễn ra ở mặt bên
trong và phải trải qua thời gian với nhiều giai đoạn mới có thể hình
thành nên biến đổi xã hội. Đồng thời quá trình biến đổi xảy ra
không ngừng và thực chất đang xảy ra hàng ngày xung quanh
chúng ta.
Đối với bộ môn xã hội học, quá trình biến đổi xã hội được chia
làm hai mảng:
- Biến đổi vĩ mô: Đây là quá trình biến đổi xã hội diễn ra trong
một phạm vi lớn và trong một khoảng thời gian dài. Một điều dễ
nhận thấy nhất ở sự biến đổi vĩ mô đó là là chuyển từ từ hình
thái Công xã nguyên thủy sang hình thái thái chiếm hữu nô lệ.
Để chuyển từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế
xã hội khác, loài người đã mất mất hàng trăm nghìn năm để có
thể biến đổi về nhiều mặt: về cơ thể, kể về phong tục tập quán,
về lối sống, ảnh về tri thức… quá trình biến đổi này diễn ra trên
quy mô lớn và tốn rất nhiều thời gian.
- Biến đổi vi mô: đây là quá trình biến đổi xã hội diễn ra trong
một phạm vi nhỏ, diễn ra nhanh hơn so với biến đổi vi mô. Biến
đổi về mặt kinh tế của người dân ăn tại TP. HCM trong giai
đoạn dịch từ tháng 5/2021 đến tháng 10/2021 thuộc loại biến đổi
xã hội vi mô. Quá trình này diễn ra rất nhanh chỉ trong 6 tháng
và đã có những ảnh hưởng nhất định đến đời sống của người dân
lao động trong thời điểm này. Thông thường những biến đổi vi
mô diễn ra rất nhanh chóng nhưng cũng có những dấu hiệu nhất
định để dễ bề nhận biết.
Biến đổi xã hội là một đặc trưng diễn ra ở mọi thời kỳ, có những
đặc trưng để nhận biết. Biến đổi xã hội diễn ra trong các môi trường
khác nhau, trong các xã hội khác nhau. Có nhiều xã hội để biến đổi
bởi các yếu tố tác động bên ngoài hoặc có nhiều xã hội sẽ biến đổi
bởi các yếu tố nảy sinh từ bên trong. Biến đổi xã hội diễn ra trong
thời gian khác nhau cho nên kết quả của các quá trình biến đổi xã
hội sẽ không giống nhau. Dù ít nhiều vẫn có những sự khác nhau.
Kết quả biến đổi khác nhau bởi tốc độ biến đổi xã hội khác nhau và
và quá trình biến đổi xã hội rồi cũng sẽ khác nhau. Không một xã
6
hội nào hoàn toàn biến đổi giống một xã hội nào, điều này là tất yếu
trong quy luật phát triển. Biến đổi xã hội đã chỉ không diễn ra trên
một phương diện duy nhất mà nó để ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực
về nhiều mặt. Kết quả của sự biến đổi xã hội không bao giờ là kết
quả của một biến đổi xã hội duy nhất mà nó là kết quả của nhiều
biến đổi xã hội tạo thành. Biến đổi xã hội vừa có tính tự giác nhưng
cũng có tính phi kế hoạch, có những biến đổi xã hội mà chúng ta có
thể lường trước được nhưng có những biến đổi xã hội không thể
lường trước được. Tuy nhiên, dù phi kế hoạch phải có kế hoạch dù
lường trước được thì những biến đổi này xảy ra cũng là điều tất yếu
trong quy luật vận động của xã hội. Đồng thời, những biến đổi xã
hội cũng có thể mang đến những kết quả tốt hoặc những kết quả
xấu. Những kết quả này có thể được dự báo khi quá trình biến đổi
xã hội diễn ra, những dấu hiệu biến đổi xã hội bộc lộ ra bên ngoài.
Biến đổi xã hội không phải tự nhiên sinh ra hoặc hoàn toàn do
con người tác động. Bất kỳ sự biến đổi xã hội nào cũng đều có
nguồn gốc của nó. Các bộ môn xã hội học, có rất nhiều nguồn gốc
để nói về biến đổi xã hội đó là các vấn đề về dân số, các vấn đề về
văn hóa xã hội, các vấn đề khoa học công nghệ, về môi trường tự
nhiên, về các xung động xã hội. Khi các nguồn gốc biến đổi xã hội
này đều xoay quanh con người, lấy con người làm trung tâm. Mọi
sự vận động biến đổi xã hội đều diễn ra xung quanh con người.
Có nhiều khía cạnh biến đổi xã hội: biến đổi về dân số, biến đổi
môi trường tự nhiên, biến đổi chính trị, biến đổi kinh tế, biến đổi tư
tưởng, biến đổi văn hóa, biến đổi công nghệ. Các khía cạnh biến
đổi này đều ảnh hưởng đến xã hội. Các nhà nghiên cứu chia nhỏ
các loại biến đổi để hướng xã hội đến những sự biến đổi có thể xác
định được, chia nhỏ các loại biến đổi để có thể dễ dàng trong việc
phân tích, tương quan các hiện tượng với nhau nhằm đi đến kết
luận biến đổi chung nhất, khái quát và mang tính chính xác cao
nhất.
b. Khái niệm biến đổi xã hội về kinh tế:
Biến đổi xã hội kinh tế là một phạm trù của biến đổi xã hội. Xã
hội kinh tế là những biến đổi liên quan đến mặt kinh tế trong xã
hội. Ví dụ như nhu cầu cung cầu, vật chất giá cả, thu nhập bình
quân đầu người, chỉ số phát triển kinh tế… gồm nhiều thành phần
cấu tạo nên kinh tế thay đổi theo chiều hướng lên hoặc xuống, tốt
hoặc xấu. Từ đó, gây ra những ảnh hưởng và có những kết quả tốt
hoặc xấu đến xã hội.
c. Khái niệm covid và khái quát tình hình dịch bệnh ở Việt Nam:

7
COVID-19 có nghĩa là một bệnh do vi-rút có tên SARS-CoV-2
gây ra và được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung
Quốc. “Căn bệnh này rất dễ lây lan và đã nhanh chóng lan ra khắp
thế giới. COVID-19 thường gây ra các triệu chứng hô hấp, có thể
cảm thấy giống như cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi. COVID-19 có
thể tấn công không chỉ phổi và hệ hô hấp của. Các bộ phận khác
của cơ thể quý vị cũng có thể bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này” 4.
Loại virus này ngày càng lan rộng và phát triển gây nên những vấn
đề về sức khỏe đặc biệt đối với người già, người có bệnh nền, sức
khỏe yếu… dễ tạo nên các biến chứng sau này thậm chí dẫn đến tử
vong. Nguyên nhân gây ra Covid - 19 là do vi khuẩn SARS-CoV-2.
“Nó là một phần của họ vi-rút corona, bao gồm các loại virus phổ
biến gây ra nhiều loại bệnh từ cảm thông thường hoặc viêm phế
quản đến các bệnh nghiêm trọng hơn (nhưng hiếm gặp hơn) như
hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) và Hội Chứng Hô
Hấp Trung Đông (MERS)” 5. Ban đầu loại virus này được xác định
có nguồn gốc từ TQ. Nhưng sau đó, tốc độ lây lan của nó vô cùng
nhanh dẫn đến “Đại dịch toàn cầu” theo tổ chức Y Tế Thế giới
(WHO) đưa ra vào ngày 11/3/2020.
Giai đoạn dịch COVID-19 ở Việt Nam Diễn ra theo 3 giai đoạn.
Cho đến nay, Việt Nam đã phải đối mặt với 4 đợt COVID-19: đợt 1
(23 / 1-24 / 7/2020): trường hợp đầu tiên nhưng không tử vong; đợt
2 (25/7/2020 - 27/1/2021): đỉnh dịch tại Đà Nẵng, tử vong do bệnh
nhân mắc các bệnh cơ bản; giai đoạn 3 (28/1 - 26/4/2021): chủ yếu
xảy ra tại tỉnh Hải Dương, vùng lây nhiễm khu vực công nghiệp,
không có nhiều ca nhiễm và tử vong nặng; giai đoạn 4 (27/4/2021-
nay): Sự xuất hiện của biến thể Delta dẫn đến sự lây lan mạnh mẽ
của đại dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, số
người chết gia tăng.
Trong thời gian xảy ra dịch, Chính phủ đã ban hành các biện
pháp "triển khai" và các biện pháp khắc phục dịch cho người dân:
thực hiện nghiêm 5k “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách –
Không tập trung – Khai báo y tế”, tạm thời đóng cửa các cửa hàng,
xí nghiệp, trường học; đi khỏi nơi cư trú có thời hạn; tránh tự ý đến
hoặc ra khỏi vùng có dịch; kêu gọi và đẩy mạnh hành động chống
dịch; sử dụng các biện pháp đặc biệt để sử dụng các phương thức
truyền thông... Mặc dù các biện pháp ngăn cách xã hội đã mang lại

4
COVID-19 và sức khỏe của quý vị. (2020, February 11). Centers for Disease Control and Prevention.
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/your-health/about-COVID-19/basics-COVID-19.html
5
COVID-19 và sức khỏe của quý vị. (2020, February 11). Centers for Disease Control and
Prevention. https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/your-health/about-COVID-
19/basics-COVID-19.html

8
nhiều trở ngại cho cuộc sống của người dân nhưng tính khả thi của
hiệu quả các biện pháp không thể bị từ chối. Các biện pháp thực
hiện để ngăn ngừa nhiễm COVID-19. Từ giữa năm 2021, tình hình
dịch bệnh ngày càng trở nên phức tạp.
4.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu:
a. Giới hạn phạm vi:
- Đối tượng nghiên cứu: biến đổi xã hội về kinh tế của người dân
tại TP. HCM từ tháng 5/2021 đến tháng 10/2021.
- Khách thể nghiên cứu: quy mô mẫu khảo sát là 30 người dân đã
hoặc đang sinh sống tại TP. HCM trong thời gian tháng 5/2021 đến
tháng 10/2021.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian thực hiện: từ ngày 15/01/2021 đến ngày 01/02/2021.
+ Địa điểm thực hiện: Đề tài được thực hiện bằng hình thức trực
tuyến ở khoa Nhật Bản học, trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
b. Mục tiêu:
- Đánh giá được tình hình kinh tế của người dân tại TP. HCM khi
giai đoạn dịch diễn ra từ tháng 5/2021 đến tháng 12/2021.
- Nhận định được sự thay đổi về mặt kinh tế của người dân trong
giai đoạn này.
- Đưa ra những khuyến nghị về phục hồi kinh tế.
c. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ những khái niệm, lý thuyết liên quan đến biến đổi kinh tế,
dịch COVID-19.
- Điều tra tình hình kinh tế của mẫu người dân tham gia khảo sát.
- Xây dựng những khuyến nghị về việc hồi phục khả năng kinh tế
của gia đình trong bối cảnh hậu dịch bệnh và hậu dịch bệnh.
d. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu:
- Câu hỏi nghiên cứu:
+ Việc biến đổi xã hội về kinh tế đã có ảnh hưởng như thế
nào đến người dân tại TP. HCM giai đoạn từ tháng 5/2021
đến tháng 10/2021?
+ Người dân có thái độ như thế nào trước biến đổi xã hội về
kinh tế này?
- Giả thuyết nghiên cứu:
+ Ảnh hưởng tích cực của biến đổi xã hội về kinh tế đối với
người dân tại TP. HCM từ tháng 5/2021 đến tháng 12/2021.

9
+ Ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi xã hội về kinh tế đối với
người dân tại TP. HCM từ tháng 5/2021 đến tháng 12/2021.
Các ảnh hưởng từ biến đổi xã hội về kinh tế có những kết quả nhất
định trong đời sống người dân. Tuy nhiên, để khắc phục nó thì cần thời
gian lâu dài.
e. Ý nghĩa:
- Ý nghĩa khoa học:
Việc sử dụng các lý thuyết cùng các phép toán khảo sát
nghiên cứu giúp hoàn chỉnh hệ thống lý luận về sự biến đổi xã
hội về kinh tế.
Đề tài góp thêm một góc nhìn ảnh hưởng của kinh tế đến đời
sống người dân giai đoạn tháng 5/2021 đến tháng 10/2021.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Trên cơ sở khảo sát từ thực tiễn, em hướng đến mô tả sự thay
đổi chủ yếu về mặt số liệu về kinh tế của người dân tại TP.
HCM giai đoạn dịch bệnh diễn ra phức tạp và khó lường nhất từ
tháng 5/2021 đến tháng 12/2021. Điều này không chỉ giúp em
có được những hiểu biết về hoàn cảnh kinh tế khó khăn trong
giai đoạn dịch diễn ra tại TP. HCM mà còn hiểu được những áp
lực, khó khăn về mặt tinh thần và sức khỏe của họ.
Các khuyến nghị mà em đề xuất chỉ mang tính tương đối và
hy vọng người dân có thể sử dụng trong đời sống.
5. Nghiên cứu tài liệu:
Thu thập tài liệu, các bài viết về những vấn đề xung quanh biến đổi
kinh tế.
Nghiên cứu thực tiễn:
Em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng để điều tra thực tiễn:
* Phương pháp chọn mẫu:
Khảo sát người dân khi dịch bệnh diễn ra TP. HCM (dung lượng
mẫu này có thể đã rời TP. HCM khi dịch bệnh diễn ra) giai đoạn dịch
bệnh diễn ra từ 5/2021 đến tháng 10/2021 gồm 30 người làm dung lượng
cho mẫu.
* Phương pháp trưng cầu điều tra bằng bảng hỏi:
Dựa trên các câu hỏi dạng trắc nghiệm và điền câu trả lời để người
dân tự chọn cảm nhận, quan điểm riêng của mình, bổ sung thêm tư liệu
cho đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, em cũng trưng cầu ý kiến thông qua
bảng câu hỏi khảo sát điều tra, cụ thể như phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn
qua các thiết bị liên lạc… để thu được các đáp án khảo sát. Từ các khảo
sát thực tế, nghiên cứu có thể mô tả thực trạng và phân tích được đời sống

10
của người dân giai đoạn dịch bệnh diễn ra căng thẳng nhằm làm tăng
thêm tính khách quan và xác thực cho các phân tích cùng định hướng.
* Phương pháp thu thập thông tin:
Thu thập dữ liệu, thông tin từ thực tiễn khảo sát, sau đó làm sạch,
thống kê và xử lý dữ liệu theo nội dung nghiên cứu.
* Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Phân tích, so sánh, rồi tổng hợp, nhận xét kết quả nghiên cứu. Dựa
trên đánh giá tổng quan về tình hình đời sống của người dân trong giai
đoạn 5/2021 đến tháng 10/2021 tại TP. HCM kết hợp với việc lựa chọn,
chắt lọc các thông tin, tài liệu tham khảo, từ đó đưa ra các đánh giá, nhận
xét về đề tài nghiên cứu.

11
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Tình hình hiện tượng biến đỗi xã hội về mặt kinh tế của người dân
TP. HCM từ tháng 5/2021 đến tháng 12/2021:
1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu:
Trong thời gian qua qua, em đã thực hiện nghiên cứu của mình
với dung lượng mẫu nghiên cứu bao gồm 30 người trong thời gian
tháng 5/2021 đến tháng 10/2021 khi dịch bệnh diễn ra tại TP.
HCM. Thông qua bảng khảo sát này, em đã thống kê được sơ bộ
những biến đổi về mặt kinh tế trong đời sống có ảnh hưởng đến các
mặt trong đời sống của nhóm người dân này. Từ đó, có thể đưa ra
được những khó khăn, bất cập về mặt kinh tế của người dân trong
khoảng thời gian TP. HCM thực hiện lệnh giãn cách theo chỉ thị 16
và đưa ra những nhận xét, đánh giá về quá trình biến đổi kinh tế
này.
1.2. Tình hình nghiên cứu:
Theo quy mô khảo sát được, trong 30 người tham gia khảo sát,
kết quả khảo sát cho thấy rằng trong số 30 người này dù nam hay
nữ phần lớn cũng đều gặp phải những khó khăn tài chính trong thời
gian từ tháng sáu 2011 đến tháng 12 2011.

50%
45.00%
45%

40%

35%

30% 27.50%

25%

20% 17.50%

15%
10.00%
10%

5%

0%
Không ảnh hưởng Hơi ảnh hưởng Ảnh hưởng Hoàn toàn ảnh hưởng

Biểu đồ 1. Thống kê mức độ bị ảnh hưởng về kinh tế của người dân


từ tháng 5/2021 đến tháng 10/2021

12
Thông qua bảng khảo sát này, ta nhận thấy rằng ở mỗi mức độ
ảnh hưởng đều không có sự đồng đều lẫn nhau. Số người dân hoàn
toàn không ảnh hưởng về mặt kinh tế trong thời gian đại dịch chiếm
10%. Phần đông những người lựa chọn việc không ảnh hưởng là
những người công nhân viên chức, Những người có công việc ổn
định và mức lương cơ bản không đổi trong thời gian diễn ra dịch.
Mức độ hơi ảnh hưởng chiếm 17,50%, đa phần là những người khi
bị ảnh hưởng kinh tế ở những ngành nghề phụ không kiếm thu nhập
chính trong gia đình. Mức độ ảnh hưởng chiếm 27,50% là những
người bị ảnh hưởng kinh tế thế khá lớn, ảnh hưởng kinh tế có ảnh
hưởng ảnh lớn đến tổng thu nhập trong gia đình của họ. Mức độ
hoàn toàn ảnh hưởng chiếm 45%, đa phần là những lao động
không có thu nhập trong mùa dịch, mặt kinh tế của họ đã bị ảnh
hưởng rất lớn và vô cùng nghiêm trọng.

30%

Sống tại TP. HCM


Đã thay đổi nơi cư trú (trong thời
điểm diễn ra dịch bệnh)
53% Đã thay đổi nơi cư trú (trước thời
điểm diễn ra dịch bệnh)

17%

Biểu đồ 2. Thống kê nơi ở của người dân trong thời gian 5/2021
đến tháng 12/2021
Từ tháng 5/2021 đến tháng 10/2021, mẫu dân số 30 người tham
gia khảo sát đã có sự thay đổi về nơi ở. Trong đó 53% dân số vẫn
sống tại TP. HCM trong giai đoạn diễn ra dịch. 30% dân số đã thay
đổi nơi cư trú trước thời điểm dịch bệnh ra trước tháng 5/2021.
17% còn lại thì thay đổi nơi cư trú trong lúc diễn ra dịch bệnh chủ
yếu là hồi hương nhờ sự giúp đỡ của hội đồng hương, của các
chương trình đưa bà con về quê… Những sự thay đổi này có
những ảnh hưởng nhất định về mặt kinh tế của họ.
3.33%

26.67%

Thường trú
Tạm trú
Không đăng ký thường trú,
tạm trú

70.00%

Biểu đồ 3. Thống kê tình trạng cư trú

13
Trong đó 70% gia đình tham gia khảo sát đều đăng ký tạm trú.
3,33% không đăng ký thường trú, tạm trú và 26,67% là thường trú
tại TP. HCM.
60.00%
53.37%

50.00%

40.00%

30.00%
30.00%

20.00%
13.30%

10.00%
3.33%

0.00%
Sống một mình 2-3 thành viên 3-4 thành viên Trên 4 thành viên

Biểu đồ 4. Thống kê thành viên trong gia đình


Bên cạnh đó, số lượng thành viên trong gia đình cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc đóng góp vào kinh tế chung của toàn gia
đình. Chiếm số lượng lớn nhất đó là gia đình có từ 2 đến 3 thành
viên chiếm 53,37%. Tiếp theo là gia đình có từ ba đến bốn thành
viên chiếm 30%. Những người sống một mình chiếm 13,30% và
gia đình trên 4 thành viên chiếm tỷ lệ 3.33%.
Số lượng thành viên trong gia đình quyết định một phần kinh tế
trong gia đình. Thế hệ trong gia đình cũng vậy. Trong gia đình, thế
hệ thường phản ánh khả năng lao động, mức thu nhập kinh tế của
các thành viên.
70.00%

60.00%
60.00%

50.00%

40.00%

30.00% 26.67%

20.00%
13.33%

10.00%

0.00%
0.00%
1 thế hệ 2 thế hệ 3 thế hệ 4 thế hệ trở lên

Biểu đồ 5. Thống kê thế hệ trong gia đình


Nổi bật trong khảo sát là gia đình gồm 2 thế hệ chiếm 60%. Tiếp
theo là gia đình có 3 thế hệ chiếm 26,67%. 1 thế hệ (thường chỉ
những người sống một mình hoặc những cặp vợ chồng) chiếm
13,33%. 4 thế hệ trở lên không có.

14
40.00%
36.67%
35.00% 33.33%

30.00%

25.00%

20.00%
20.00%

15.00%

10.00%
6.67%
5.00% 3.33%

0.00%
0.00%
Giàu Khá giả Trên Trung bình Trung bình Khó khăn Rất khó khăn

Biểu đồ 6. Thống kê mức tự đánh giá kinh tế


Các thành viên đại diện trong gia đình cũng tự đánh giá về mức
độ kinh tế của gia đình mình. Mức độ đánh giá kinh tế này dựa trên
hình thức đánh giá cả chủ quan và khách quan của người tham gia
khảo sát. Trong đó mức độ trung bình chiếm 36,67%. Trên trung
bình chiếm 33,33%. Khá giả chiếm 20%. Khó khăn chiếm 6,67%
và rất khó khăn chiếm 3,33%.

10.00%

10.00%

Nhà cấp bốn


Nhà 2 tầng trở lên
Nhà chung cư, nhà tạm
Khác

80.00%

Biểu đồ 7. Thống kê loại nhà ở


Thống kê về nhà ở cũng đã được ghi lại. Trong đó những gia
đình sống trong nhà cấp 4 chiếm 80%. Nhà 2 tầng trở lên và chung
cư, nhà tạm đồng thời chiếm 10%.

50.00%

45.00% 43.33%

40.00%

35.00%

30.00%
26.67%
25.00%
20.00%
20.00%

15.00%

10.00%
6.67%
15
5.00% 3.33%
0.00%
0.00%
Nhà thừa kế Tự mua, tự xây Nhà thuê Cơ quan cấp Ở nhờ, mượn Khác
Biểu đồ 8. Thống kê loại nhà ở
Nhiều gia đình sống ở nhà cho thuê chiếm 43,33%. Ở nhờ,
mượn chiếm 26,67%. Nhà tự mua và tự tay chiếm 20%. Nhà thừa
kế chiếm 16,67%, nhà cơ quan chiếm 0% và loại hình ở khác
chiếm 3,33%. Loại hình khác này là những người không có nhà ở
cố định.
45.00%

40.00%
40.00%

35.00%

30.00%
30.00%

25.00%
20.00%
20.00%

15.00%

10.00%
10.00%

5.00%

0.00%
Dưới 5 triệu Từ 5 - 10 triệu Từ 10 - 15 triệu Trên 15 triệu

Biểu đồ 9. Thống kê tổng thu nhập trước giai đoạn dịch


Để có thể tiến hành so sánh kinh tế trước và trong giai đoạn
diễn ra dịch, mẫu tham gia đã tiến hành thống kê thu nhập trước
mùa dịch. Chiếm số lượng nhiều nhất đó là các gia đình trung bình
một tháng kiếm được từ 5 đến 10 triệu chiếm 40%. Tiếp tiếp sau là
dưới 5 triệu chiếm 30%. 10 đến 15 triệu chiếm 20%. Thu nhập trên
15 triệu chiếm 10%. Các mức thu nhập chiếm tỷ lệ cao nhưng nếu
so sánh với mức sống của TP. HCM thì cũng không dư dả quá
nhiều.
Tiếp theo đó là thu nhập trong giai đoạn dịch diễn ra từ tháng
5/2021 đến tháng 10 năm 2021.

16
60.00%
56.67%

50.00%

40.00%
40.00%

30.00%
26.67%

20.00%

10.00%
10.00%

0.00%
Dưới 5 triệu Từ 5 đến 7 triệu Từ 7 đến 10 triệu Trên 10 triệu

Biểu đồ 9. Thống kê thu nhập trong giai đoạn dịch


Trong giai đoạn dịch, vì thực hiện chỉ thị 16 và nhiều lần
phong tỏa thành phố nên có nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp đóng
cửa dẫn đến đã có sự thu hẹp trong mức lương. Trong đó dưới 5
triệu chiếm tỷ lệ cao nhất 56,67%. Tỷ lệ tương đối 40% là 5 đến 7
triệu. Mức lương ổn định từ 7 đến 10 triệu và 10 triệu trở lên chiếm
lần lượt 26,67% và 10%.
Mặt tiếp theo tiến hành khảo sát của nó chính là số tiền tiết
kiệm.
35.00% 33.33%

30.00%
26.67%

25.00%

20.00% 20.00%
20.00%

15.00%

10.00%

5.00%

0.00%
Không có Dưới 1 triệu Từ 1 - 3 triệu 3 triệu trở lên

Biểu đồ 10. Thống kê thu nhập trước giai đoạn dịch


Giai đoạn dịch bệnh diễn ra thì số gia đình tiết kiệm được từ
1 đến 3 triệu một tháng chiếm 33,33%. Tiết kiệm dưới 1 triệu
chiếm 26,67%. Số gia đình tiết kiệm được 3 triệu trở lên chiếm
20% và có những gia đình không tiết kiệm được tiền chiếm 20%.
Trong giai đoạn kịch bản thì số tiền tiết kiệm được mỗi tháng
cũng đã có những sự thay đổi.

17
50.00%
46.67%
45.00%

40.00%

35.00%
30.00%
30.00%

25.00%

20.00%
16.67%
15.00%

10.00%
6.67%
5.00%

0.00%
Không có Dưới 1 triệu Từ 1 - 3 triệu Trên 3 triệu

Biểu đồ 11. Thống kê tiền tiết kiệm trong giai đoạn dịch
Số tiền tiết kiệm trong giai đoạn dịch đã thay đổi rất nhiều.
Rất nhiều gia đình không tiết kiệm được tiền chiếm 46,67%.
Những gia đình tiết kiệm được dưới 1 triệu chiếm 30%. Những gia
đình tiết kiệm từ 1 đến 3 triệu 16,67%. Tiết kiệm được trên 3 triệu
chiếm 6,67%.


Không

100%

Biểu đồ 12. Thống kê số lượng sử dụng tiền tiết kiệm


Trong giai đoạn dịch này 100% các gia đình tham gia khảo
sát đã sử dụng số tiền tiết kiệm của mình.
Không làm việc, phụ thuộc gia đình
(con nhỏ, người già, người mất khả
năng lao động…) 70.00%
Khác
0.00%
Hưu trí
10.00%
Nội trợ
6.67%
Tự kinh doanh, buôn bán
43.33%
Lao động tự do
36.67%
Công nhân
73.33%
Giáo viên, giảng viên
20.00%
Cán bộ, viên chức nhà nước
13.33%
   Nhân viên văn phòng
18 60.00%
  Học sinh, sinh viên
66.67%
0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00%
Biểu đồ 13. Thống kê việc làm
Thống kê nghề nghiệp đối với các mẫu gia đình tham gia
khảo sát cũng đã được ghi lại. Những mẫu gia đình tham gia khảo
sát có thể lựa chọn nhiều nghề nghiệp trong câu khảo sát này.
Chiếm số đông nhiều nhất là công nhân với 73,33%. Gia đình có
người không làm việc và còn phụ thuộc vào gia đình chiếm đến
70%. Học sinh, sinh viên chiếm 66,67%. Nhân viên văn phòng
chiếm tương đối. Tự do kinh doanh buôn bán chiếm 43,33%. Lao
động tự do chiếm 36,67%. Còn lại là hưu trí chiếm 10% và giảng
viên, giáo viên chiếm 20%, cán bộ viên chức nhà nước chiếm
13,33% và các ngành nghề khác chiếm 0%. Điều này cho ta thấy
được sự đa dạng về ngành nghề trong mẫu gia đình tham gia khảo
sát.

Có Không

40%

60%

Biểu đồ 14. Thống kê ảnh hưởng của dịch đến nghề chính
Trong đó trong giai đoạn dịch nghề chính cũng bị ảnh hưởng
chiếm 60% và không bị ảnh hưởng chiếm 40%.

30.00%


Không

70.00%

Biểu đồ 15. Thống kê nghề nghiệp phụ

19
Các nghề nghiệp ở trên không phân biệt nghiệp vụ và ngày
chính. Nhưng các mẫu gia đình tham gia khảo sát có đến 70% gia
đình có nghề phụ và 30% gia đình không có nghề phụ.

13.33%


Không

86.67%

Biểu đồ 15. Thống kê ảnh hưởng của dịch đến nghề phụ
Tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp cũng đã ảnh hưởng đến
các nhiệm vụ của các gia đình này. Có đến 86,67% lựa chọn bị ảnh
hưởng và 13,33% là không ảnh hưởng.
70.00%
63.33%
60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%
20.00%
13.33%
10.00%
3.33%
0.00%
Dưới 1 tháng Từ 2 - 3 tháng Từ 3 -4 tháng Duy trì được cả giai
đoạn dịch bệnh

Biểu đồ 17. Thống kê khả năng duy trì kinh tế trong giai
đoạn dịch

20
Các yếu tố trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tài
chính. Khả năng tài chính có thể duy trì được trong mùa dịch từ 2
đến 3 tháng chiếm 63,33%. Duy trì được từ 3 đến 4 tháng chiếm
20%. Một tháng chiếm 13,33% và duy trì được cả giai đoạn dịch
chiếm 3,33%. Sự duy trì tài chính này bao gồm cả tiền tiết kiệm và
thu nhập mỗi tháng của các gia đình có thể duy trì được trong giai

Lương thực, thực phẩm, dịch vụ ăn uống, nhu yếu phẩm 33.33%
53.33%
13.33%

Các loại dịch vụ (đi lại, điện nước, vệ sinh, an ninh, người giúp việc, internet, …) 6.67%
70.00%
23.33%

Tiền thuê nhà/ trả góp tiền nhà 20.00%


50.00%
30.00%
3.33%
Chăm sóc sức khỏe (khám, chữa bệnh, sinh đẻ, mua thuốc, ...) 10.00%
86.67%

Giáo dục, đào tạo (sách vở, học thêm) 23.33%


13.33%

Vui chơi, giải trí, du lịch, hiếu hỷ 53.33%


46.67%

Giúp đỡ người thân, gởi về quê 6.67%


76.67%
16.67%

Khác (ghi rõ):

Trên 5 triệu Từ 3 - 5 triệu Từ 1 - 3 triệu Dưới 1 triệu

đoạn dịch.

Biểu đồ 17. Thống kê nhu cầu sinh hoạt trước giai đoạn dịch
Bảng khảo sát này khảo sát các mặt cần phải chi tiêu trước
giai đoạn dịch diễn ra. Về lương thực, thực phẩm, dịch vụ ăn uống
chi tiêu từ 3 đến 5 triệu chiếm 33,33%. Từ 1 đến 3 triệu chiếm
53,33%. Dưới 1 triệu chiếm 13%. Các loại ngành dịch vụ chiếm
21
70% dao động từ 1 đến 3 triệu, 23,33% dưới 1 triệu và 6,67% từ 3
đến 5 triệu. Tiền thuê nhà hoặc trả góp nhà dao động nhiều nhất từ
0.1667 43.33%
Lương thực, thực phẩm, dịch vụ ăn uống, nhu yếu phẩm 40.00%

Các loại dịch vụ (đi lại, điện nước, vệ sinh, an ninh, người giúp việc, internet, …) 10.00%
90.00%

Tiền thuê nhà/ trả góp tiền nhà 10.00%


23.33% 66.67%
13.33%
Chăm sóc sức khỏe (khám, chữa bệnh, sinh đẻ, mua thuốc, ...) 16.67% 70.00%

Giáo dục, đào tạo (sách vở, học thêm) 40.00% 60.00%

Vui chơi, giải trí, du lịch, hiếu hỷ 3.33% 43.33%


53.33%

Giúp đỡ người thân, gởi về quê 6.67%20.00%


73.33%

Khác (ghi rõ):

Trên 5 triệu Từ trên 3 - 5 triệu Từ 1 - 3 triệu Dưới 1 triệu Không tiêu tốn

1 đến 3 triệu chiếm 50%, 30% dưới 1 triệu và 20% từ 3 đến 5 triệu.
Chăm sóc sức khỏe 86,67% chi tiêu cho kết quả dưới 1 triệu, 10%
từ 3 đến 5 triệu và 3,33% cho trên 5 triệu. Giáo dục đào tạo 23,33%
chi tiêu từ 1 đến 3 triệu và 13,33% chi tiêu dưới 1 triệu. Vui chơi,
giải trí, du lịch, hiếu hỉ chi tiêu từ 1 đến 3 triệu trong một tháng
chiếm 53,33% và 46,67% chi tiêu dưới 1 triệu. Giúp đỡ người thân
chiếm tỷ lệ cao nhất là 76,67% chi tiêu từ 1 đến 3 triệu 6 7% gửi về
quê từ 3 đến 5 triệu và 16,67% gửi về quê dưới 1 triệu.
Biểu đồ 18. Thống kê nhu cầu sinh hoạt trong giai đoạn dịch
Trong giai đoạn dịch thì các số liệu này thay đổi. Lương
thực, thực phẩm, dịch vụ ăn uống và nhu yếu phẩm chiếm cao
nhất 43,33% từ 3 đến 5 triệu, 40% từ 1 đến 3 triệu và 16,67%
chiếm trên 5 triệu. Các loại dịch vụ chiếm 90% dưới 1 triệu,
10% từ 1 đến 3 triệu. Tiền nhà chiếm 86,67% không tiêu tốn,
23,33% trả dưới 1 triệu và 10% chi trả từ 1 đến 3 triệu. Chăm
sóc sức khỏe từ 1 đến 3 triệu chiếm 70%, 13,33% chi trả từ 3
đến 5 triệu, dưới 1 triệu là 16,67%. Giáo dục đào tạo chiếm 60%
không tiêu tốn và 40% dưới 1 triệu. Vui chơi, du lịch, hiếu hỉ,
giải trí chiếm 53,33% không tiêu tốn, 43,33% tiêu tốn hết 1 triệu
và 3,33% từ 1 đến 3 triệu. Giúp đỡ người thân, gửi về quê chiếm
73,33% không tiêu tốn, 20% chi trả dưới 1 triệu và 6,67% chi trả
từ 1 đến 3 triệu.

22
Biểu đồ 19. Thống kê cảm nghĩ của các gia đình
Trong đó cảm nhận của gia đình về các mặt trong kinh tế
cũng được khảo sát. Gia đình phải cắt giảm chi tiêu để duy trì
cuộc sống với mức độ đồng ý là 73,33%, bình thường chiếm
16,67%, không đồng ý chiếm 3,33% và 6,67% là rất đồng ý. Gia
đình thay vì sử dụng dịch vụ ăn bên ngoài thì phải tự nấu ăn
chiếm 73,33% là bình thường, 23,33% là đồng ý và 3,33% rất
đồng ý. Vì không có thu nhập hoặc thu nhập giảm sút nên phải
tiết kiệm chi tiêu với 60% là đồng ý 10% là bình thường và và
30% là rất đồng ý. Gia đình sử dụng lương thực thực phẩm, nhu
yếu phẩm từ các mạnh thường quân, tổ chức từ thiện xã hội
chiếm rất đồng ý là 40%, 30% là bình thường, 16,67% là đồng
ý, 13,33% là không đồng ý. Gia đình nhận tiền hỗ trợ chính
quyền hoặc các mạnh thường quân để duy trì cuộc sống, lựa
chọn bình thường và đồng ý đều chiếm 36,67%, 1,33% là gần
đồng ý và 13,33% là không đồng ý. Gia đình phải vay mượn
tiền để duy trì cuộc sống, cảm nhận bình thường chiếm 46,67%,
20% là đồng ý, 23,33% là không đồng ý và 10% là rất không
đồng ý. Gia đình phải làm thêm để duy trì cuộc sống không
đồng ý chiếm 90% và bình thường chiếm 10%. Gia đình phải
nhận hỗ trợ từ người thân và bạn bè để duy trì cuộc sống, bình
thường chiếm 43,33%, 26,67% không đồng ý, 23,33% đồng ý
và rất đồng ý chiếm 6,67%.

23
120.00%

100.00%
100.00%
93.33%
86.67%
0.8 80.00%
80.00% 73.33%
70.00%
63.33%
60.00%
50.00%
0.4667
0.4333 43.33%
40.00% 36.67%
0.3333
26.67% 26.67%
23.33%
20.00% 20.00% 20.00%
20.00%
6.67%

0.00%
Nhà nước Mạnh thường Tổ chức tôn giáo Doanh nghiệp Người thân, họ Bạn bè, làng
quân hàng xóm

Không nhận được hỗ trợ Thực phẩm, nhu yếu phẩm Thuốc điều trị, vật phẩm y tế
Chỗ ở, nơi lưu trú Tiền mặt Khác

Biểu đồ 20. Thống kê nhận hỗ trợ


Việc nhận trợ cấp cũng là điều góp phần để giúp đỡ nền kinh
tế của các gia đình trong giai đoạn diễn ra dịch bệnh. Khảo sát
có thể chọn nhiều đáp án. Nhận cung cấp từ nhà nước, 100%
đều nhận được tiền mặt, 86,67% nhận được thực phẩm, nhu yếu
phẩm, 80% nhận được thuốc điều trị, vật tư y tế, 43,33% nhận
được chỗ ở và nơi lưu trú. 43,33% là nhận được tiền mặt từ các
mạnh thường quên, 20% nhận được thực phẩm và 36,67%
không nhận hỗ trợ. Nhận được tiền mặt từ các doanh nghiệp
chiếm 80%, 50% nhận được thực phẩm nhu yếu phẩm và không
nhận hỗ trợ chiếm 20%. Sự giúp đỡ của người thân, họ hàng về
tiền bạc chiếm 97%, 63,33% nhận được thực phẩm, 33,33%
nhận được chỗ ở nơi lưu trú và không nhận hỗ trợ chiếm
26,67%. Bạn bè, làng xóm chiếm tỷ lệ cao nhất đó là nhận được
thực phẩm, nhu yếu phẩm chiếm 93,33%. Thuốc điều trị vật tư y
tế chiếm 46,67%, 23,33% là tiền mặt và không nhận hỗ trợ là
20%.
Các số liệu khảo sát hoàn toàn được thực hiện dựa trên việc
phỏng vấn, tham gia điện thoại, kết quả khảo sát lấy từ mẫu
được khảo sát. Các số liệu phân bố không đồng đều, có sự khác
biệt rất lớn giữa số liệu trước giai đoạn dịch và trong giai đoạn
diễn ra dịch bệnh. Điều này cho thấy được kinh tế cũng đã có sự
biến đổi rất khác từ trước dịch bệnh và trong giai đoạn diễn ra
dịch bệnh. Các số liệu này giúp em có được cái nhìn khách quan
để thực hiện đánh giá và phân tích mặt kinh tế của các gia đình
trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp diễn ra từ tháng 5/2021 đến
tháng 10/2021.
24
1.3. Phân tích nguyên nhân hiện tượng/yếu tố tác động của biến đổi
xã hội về kinh tế trong giai đoạn tháng 5/2021 đến tháng
10/2021:
Thời điểm em dịch COVID-19 diễn ra ở giai đoạn tháng
5/2021 đến tháng 10/2021 đã gây ra rất nhiều khó khăn về mặt
kinh tế của mẫu gia đình tham gia khảo sát. Tỷ lệ mẫu gia đình
tham gia khảo sát gặp những khó khăn về kinh tế chiếm tỷ lệ
cao cho dù trong khoảng thời gian diễn ra dịch dù sống tại TP.
HCM hay di chuyển đến những nơi khác.
1.3.1. Một vài yếu tố cơ bản:
a. Yếu tố địa lý:
Phân tích yếu tố khó khăn đầu tiên để nhận định về các
vấn đề khó khăn liên quan về nơi cư trú và nhà ở. Thời gian
dịch bệnh diễn ra, trong quy mô mẫu 30 người có người sống
tại TP. HCM và có những người đã thay đổi về nơi cư trú
trước hoặc trong giai đoạn diễn ra dịch. Tuy nhiên, đa số đều
lựa chọn đang sống tại TP. HCM. Điều này có thể dễ dàng
phân tích bởi khi tình hình dịch bệnh diễn ra, thành phố thực
hiện lệnh phong tỏa, chỉ thị 16, chưa tính những gia đình
thường trú tại TP. HCM thì những hộ đang tạm trú tại TP.
HCM hoàn toàn không thể về quê trong giai đoạn này, chỉ có
thể về theo diện hỗ trợ của địa phương và các tổ chức có
thẩm quyền, nên việc di chuyển khỏi thành phố là điều rất
khó khăn. Những gia đình đã di chuyển khỏi thành phố đa
phần di chuyển trước dịch, một số di chuyển khỏi thành phố
trong giai đoạn dịch nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức có thẩm
quyền, và các chuyến xe nghĩa tình. Giai đoạn này chúng ta
thấy trên mặt báo hàng loạt các bài người dân từ TP. HCM
Xuyên Việt đi hàng nghìn cây số để trở về quê hương.
“TPHCM: Rà soát người dân có nhu cầu về lại quê hương từ
ngày 10/10/2021 , Khoảng 1,3 triệu người đã rời thành phố
về quê, Nhiều tỉnh đón dân về quê bằng máy bay, tàu hỏa…”
Đa số những người dân được đón về quê là những người có
mức lao động ở TP. HCM thuộc vào diện khó khăn, không
có khả năng kiếm thu nhập và đang rơi vào hoàn cảnh không
có thu nhập. Ngược lại, những người ở tại TP. HCM không
chỉ gặp những khó khăn về vấn đề thu nhập trở nên eo hẹp
mà còn tại tâm lý e ngại mang dịch bệnh trở về quê hương
nên việc cư trú tại thành phố lại trở thành một điều bắt buộc.
b. Yếu tố nhà ở:
Yếu tố nào ở cùng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề
kinh tế. Số khác ở nhà thuê. Việc khó khăn không thể kiếm
thêm thu nhập trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra khiến vấn đề
25
nhà ở rơi vào tình trạng khó khăn. Người dân không có khả
năng chi trả cho giai đoạn này mặc dù đã xuất hiện rất nhiều
nơi thuê trọ miễn hoặc giảm tiền trọ. Thu nhập bị ảnh hưởng
rất nhiều, nên trong quy mô mẫu 30 gia đình tham gia khảo
sát đa phần những người rời khỏi TP. HCM là những người
có yếu tố nhà ở là nhà thuê và có mức chi trả nhà thuê từ 1
cho đến 3 triệu.
c. Yếu tố thế hệ và thành viên trong gia đình:
Yếu tố thế hệ và thành viên trong gia đình cũng đóng vai
trò rất quan trọng. Đây được đánh giá là về nhân tố chủ thể
xã hội. Số thế hệ thành viên trong gia đình càng nhiều thì
mẫu gia đình đó người có khả năng lao động hoặc người già
và trẻ em chiếm số lượng lớn dẫn đến đến tình hình kinh tế
của gia đình thu nhập bình quân đầu người không cao vì thu
nhập kinh tế chỉ ở mức trung bình từ 5 đến 7 triệu nhưng gia
đình lại có quá đông thành viên. Dịch bệnh diễn ra phức tạp,
những người rời khỏi được TP. HCM về quê thì cũng tạm
chưa có việc làm và phải chịu cách ly, còn những người hiện
đang ở TP. HCM thì gặp tình trạng hàng loạt các xí nghiệp,
nhà máy, công ty đóng cửa theo lệnh Phong tỏa của Chính
phủ thậm chí phá sản… Theo nhiều khía cạnh thì một gia
đình có nhiều thế hệ và có đông thành viên sẽ dễ rơi vào tình
trạng khó khăn về mặt kinh tế trong mùa dịch.
d. Các yếu tố kinh tế của gia đình:
Mức độ kinh tế: Các gia đình trong quy mô mẫu tham gia
khảo sát đã ghi nhận lại mức độ tự đánh giá kinh tế của gia
đình mình. Trong đó, mức độ đánh giá kinh tế trên trung bình
và trung bình chiếm tỷ lệ cao. Đồng nghĩa với việc khả năng
kinh tế của đại đa số gia đình tham gia mẫu khảo sát thu nhập
bình quân hàng tháng đều không quá cao. Điều này là tiền
đề để mặt kinh tế của các gia đình này trong giai đoạn dịch
rơi vào tình trạng khó khăn khi thu nhập. Vốn đã eo hẹp lại
còn eo hẹp hơn. Khó khăn và rất khó khăn cũng chiếm lựa
chọn lớn, đây là nhóm gia đình chắc chắn sẽ rơi vào tình
trạng không đủ khả năng chi trả về kinh tế giai đoạn tháng
5/2021 đến tháng 10/2021.
Bên cạnh đó, mức độ tiền lương từ 5 đến 10 triệu vẫn
chiếm một tỷ lệ cao. Thu nhập của mỗi gia đình nếu như tính
gia đình một thế hệ: hai vợ chồng hoặc người đang sống độc
thân thì từ 5 đến 7 triệu có lẽ là một mức độ kinh tế tạm ổn.
Tuy nhiên, với những gia đình nhiều thế hệ và đông thành
viên, thu nhập hàng tháng rơi vào mức này thì hoàn toàn
được đánh giá là thấp tại TP. HCM. Đây chính là lý do tiền
26
lương lại ảnh hưởng đến mức độ tự đánh giá kinh tế của gia
đình. Các khoản chi tiêu cơ bản cũng đã được ghi lại. Thông
thường, các khoản chi của các gia đình, các nhu cầu cơ bản
của các thành viên trong gia đình với mức dao động chi tiêu
từ 1 - 3 triệu cho mỗi nhu cầu giữ mức ổn định. Đặc biệt, các
nhu cầu như vui chơi, giải trí, hiếu hỉ cũng luôn chiếm một
khoản chi tiêu nhất định. Đây là lúc tình trạng xã hội diễn ra
bình thường nên việc chi tiêu cho các vấn đề này hoàn toàn
bình thường, tùy thuộc vào khả năng chi trả của mỗi gia đình.
Tuy nhiên trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra, các khoản chi
tiêu này đã có sự thay đổi đáng kể. Trong đó, nhu cầu lương
thực, thực phẩm dịch vụ ăn uống, nhu yếu phẩm, chăm sóc sức
khỏe đã tăng lên rất nhiều. Giải thích cho nguyên nhân này bởi
vì khi lệnh giãn cách xã hội diễn ra, người dân phải mua tích trữ
lương thực thực phẩm. Đồng thời để nâng cao sức đề kháng của
bản thân nên việc chú trọng chi tiêu vào hai khoản này là điều
rất đáng làm và hoàn toàn hợp lý. Bên cạnh đó vui chơi, giải trí,
du lịch, hiếu hỉ không tiêu tốn rất nhiều vì ảnh hưởng của dịch
bệnh nên hầu hết các lễ hội, những khu vui chơi, hội nghị, tiệc
tùng đều hoàn toàn không thể tổ chức. Giúp đỡ người thân và
gửi về quê cũng không tiêu tốn. Tình hình dịch bệnh diễn ra khó
khăn nên việc phải tiết kiệm chi tiêu để tích trữ lương thực và
chăm sóc sức khỏe khiến quy mô mẫu người dân tham gia khảo
sát phải cắt bớt những khoản chi tiêu khác để đầu tư sang những
khoản chi tiêu này mà không bị ảnh hưởng đến tổng chi tiêu.
Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm theo chỉ thị 16 của Chính phủ, e
ngại về vấn đề dịch bệnh và tâm lý mong muốn giữ gìn sức khỏe
nên người dân rất hạn chế ra đường trong thời điểm này mặc dù
vẫn có một vài thành phần bất hảo biểu tình và có những hành vi
trái với chỉ thị 16 trong thời điểm này.
Hạn chế về mặt kinh tế và thiếu thốn về các nhu cầu hàng
ngày nhưng điều này đã góp phần làm giảm tình hình chụp ở
TP. HCM, nhất thành phố ràng trở lại trạng thái “bình thường
mới”. Mặc dù đã có những sự chuẩn bị cần thiết, nhưng tình
hình dịch bệnh diễn ra quá lâu, lương thực và thực phẩm cùng
các vấn đề chăm sóc sức khỏe bị tiêu tốn quá nhiều dẫn đến cạn
kiệt tiền của. Đồng thời, về tình hình dịch bệnh, một số mẫu gia
đình tham gia khảo sát còn có người dẫn đến thất nghiệp cho
nên tình trạng kinh tế trở nên eo hẹp vì không có tiền lương.
Giai đoạn này chúng ta bắt gặp rất nhiều những đoàn xe khủng
hộ người dân tại TP. HCM, những đoàn xe chở nhu yếu phẩm,
lương thực thực phẩm, những nhà tài trợ lương thực, vật tư y tế
thế hay những đoàn xe chở người hồi hương rất nhiều. Mức tăng
27
trưởng kinh tế trong thời kỳ này đặt mức độ tăng trưởng âm.
“Lần đầu tiên trong lịch sử từ giai đoạn đổi mới, chúng ta tăng
trưởng âm 6,78%, trong khi kế hoạch năm đề ra là tăng trưởng
dương 6%”6.
Người dân lúc này hoàn toàn rơi vào tình trạng khó khăn,
người tham gia khảo sát đã sử dụng đến tiền tiết kiệm trong
những tháng trước dịch và ngay cả những khoản tiết kiệm trong
giai đoạn dịch diễn ra. Thông qua tìm hiểu, số tiền tiết kiệm
hoàn toàn được dùng vào trong đợt dịch này. Một số gia đình
vẫn tiết kiệm được một khoản trong mùa dịch đó chính là dự trữ
cho những tháng sau, khi chưa biết khi nào dịch hoàn toàn kết
thúc. Việc không có tiền lương hoặc tiền bị giảm đi, phải sử
dụng đến tiền tiết kiệm và nhận sự trợ giúp của những người
xung quanh đã cho chúng ta thấy được tình hình kinh tế từ tháng
5/2021 đến tháng 10/2021 là vô cùng khó khăn, nhiều người đã
chịu không nổi dưới áp lực này nên đã bất chấp quay về quê
hương… “Theo ông Mãi, đến giờ này ngân sách TP đã chi gần
4.800 tỉ đồng và số tiền vận động xã hội hóa khoảng 1.200 tỉ
đồng, tổng cộng khoảng 6.000 tỉ đồng hỗ trợ người dân khó
khăn. Chưa kể TP cũng phát trên 1,6 triệu túi an sinh và gạo.
TP cố gắng tới ngày 10-9 phát xong 14.000 tấn gạo cho bà
con”7. Ngoài ra, người không có việc làm, thất nghiệp đang sinh
sống tại TP. HCM trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra phức tạp sẽ
được chu cấp 50.000 đồng/ngày, bên cạnh đó còn có các gói hỗ
trợ, chu cấp cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn 1.800.000
đồng/hộ, phụ nữ có thai, người già… Nhà nước đã và rất đang
nỗ lực để hết sức giúp đỡ người dân về kinh tế.
Những yếu tố này đều liên quan lẫn nhau và tác động qua lại
với nhau khiến cho vấn đề về kinh tế của người dân ngày càng
khó khăn hơn, một số thói quen, lối suy nghĩ và cách sống của
họ cũng đã có sự thay đổi, ít nhiều đòi hỏi họ phải lựa chọn giữa
việc tiếp tục ở lại thành phố để sinh sống và tìm cách thích nghi
qua đại dịch hoặc hồi hương theo các chương trình tổ chức đưa
người dân trở về quê hương. Gặp khó khăn về mặt kinh tế sẽ dễ
dẫn đến người dân bị lung lay tinh thần. Đảng và Nhà nước
chúng ta đã cố gắng giúp đỡ người dân rất nhiều bằng cách kết
hợp với các tổ chức khác các doanh nghiệp những nhà hảo tâm
đã giúp đỡ người dân về nhiều mặt trong cuộc sống. Người dân
6
Quân M. (2021, December 1). Kinh tế TPHCM tăng trưởng âm 6,78% vì dịch COVID-19.
Tin tức mới nhất 24h - Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vn. https://laodong.vn/thoi-
su/kinh-te-tphcm-tang-truong-am-678-vi-dich-COVID-19-979774.ldo
7
Thoa, L. (2021, September 7). Chủ tịch TP.HCM: Ai mất việc, không có thu nhập, khó
khăn thì đều được hỗ trợ. PLO. https://plo.vn/thoi-su/chu-tich-tphcm-ai-mat-viec-khong-
co-thu-nhap-kho-khan-thi-deu-duoc-ho-tro-1013619.html

28
quay trở lại thành phố sau khi dịch bệnh diễn ra cũng chiếm số
lượng lớn. Đây là điều rất đáng mừng khi nỗ lực của Đảng và
Nhà nước đã đảm bảo được đời sống của người dân dù còn
nhiều bất cập, mặt khác cho thấy rằng, tuy gặp khó khăn về kinh
tế trong thời gian diễn ra đại dịch nhưng người dẫn vẫn mong
muốn bám trụ lại thành phố để sinh sống và làm việc. Kinh tế
gặp khó khăn đã đả kích rất nhiều đến tinh thần, sức khỏe và
mức sống của họ nhưng điều này sẽ được cải thiện khi thành
phố tiến vào trạng thái “bình thường mới”.
1.3.2. Bình luận về hiện tượng biến đổi xã hội về kinh tế giai đoạn
tháng 5/2021 đến tháng 12/2021:
Sự sụt giảm về mặt kinh tế khiến hoàn cảnh người dân rơi
vào tình trạng khó khăn trong giai đoạn tháng 5/2021 cho đến tháng
10/2021 diễn ra rất nghiêm trọng. Thời gian này chúng ta hoàn toàn
có thể thấy xuất hiện tràn lan trên những trang mạng xã hội như
Facebook, Instagram… hoặc những trang báo đưa tin trên mạng xã
hội về những khó khăn mà người dân đã và đang sống tại TP. HCM
trong giai đoạn này gặp phải. Cả nước đồng lòng vì miền Nam thân
yêu, vì TP. HCM chia sẻ gánh nặng đại dịch Covid….
Thời điểm trước khi giai đoạn dịch bệnh diễn ra khó lường
và phức tạp (trước tháng 5/2021) theo bảng khảo sát đánh giá mức
độ kinh tế và thu nhập của quy mô mẫu tham gia khảo sát dù không
ở mức cao những vẫn duy trì ổn định, có thể tự lo cho gia đình và
người thân đảm bảo các nhu cầu thiết yếu. Bảng khảo sát khoanh
vùng mức lương cơ bản rơi vào tầm tỷ lệ cao từ 5 đến 10 triệu mỗi
gia đình. Trong giai đoạn dịch mức thu nhập đã sụt giảm rất nhiều.
Sự sụt giảm về mức thu nhập tháng đã khiến cho mức sống của
người dân cũng lâm vào tình cảnh khó khăn. Sự thay đổi về mức
thu nhập hàng tháng trở nên eo hẹp hơn nên vài gia đình đã lựa
chọn không tiếp tục sinh sống tại thành phố mà đã chuyển về quê.
Nhiều người dân nêu ý kiến rằng, vật giá mùa dịch tiếp tục leo
thang, có nhiều người đã bị công ty sa thải, cắt giảm lương… các
vấn đề về việc ngày càng khó khăn, bất cập là yếu tố buộc họ phải
di chuyển khỏi thành phố khi đã không còn sức chống chọi lại với
các vấn đề về kinh tế. Một số khác khi được hỏi câu trả lời phỏng
vấn, nhiều người dự định rằng sẽ quay trở lại thành phố sau khi tình
hình dịch bệnh ổn thỏa. Đối tượng này vẫn muốn quay lại tp để làm
việc và sinh sống dù mức kinh tế trong giai đoạn dịch bệnh gặp khó
khăn. Một số khác lại không muốn quay lại. Vậy so với thời điểm
được lựa chọn khảo sát, có hai thời điểm để so sánh với phạm vi
nghiên cứu biến đổi kinh tế vi mô này. Trước thời điểm diễn ra tình
hình dịch bệnh (thời điểm so sánh từ tháng 1/2021 đến tháng
5/2021) mức kinh tế của nước ta nói chung và TP. HCM nói riêng
29
phát triển tương đối ổn định dẫn đầu cả nước. Đồng nghĩa với điều
này, mức kinh tế và thu nhập của mẫu tham gia khảo sát so với mặt
bằng chung tuy không quá cao những vẫn sẽ giữ ở mức ổn định.
Các chi phí cho nhu cầu cơ bản thiết yếu: ăn mặc, đi lại, mua sắm,
sức khỏe, vui chơi giải trí… đa phần đều được đáp ứng và diễn ra
hoàn toàn bình thường. Đời sống người dân được đáp ứng đầy đủ
về mọi mặt. “Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng
đầu năm 2021 ước tính tăng 5,46% so với cùng kỳ năm 2020, tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt khoảng 542.000 tỷ
đồng, tăng 7,3%. Thu ngân sách đạt 198.566 tỷ đồng, đạt 55,7% dự
toán, tăng 20,7%. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP)
tăng 5,9%; trong đó 4 ngành công nghiệp trọng điểm gồm chế biến
lương thực, thực phẩm và đồ uống tăng 1,2%, hóa dược tăng 2,6%,
điện tử tăng 15,6% và cơ khí tăng 10,7%...”8.
Tổng quan, nhìn chung tình hình kinh tế giai đoạn này vẫn
đang phát triển và chưa có gì đáng quan ngại. Các mức khảo sát của
các gia đình vẫn giữ mức ổn định và đảm bảo được các mặt của nhu
cầu kinh tế. Người dẫn và sinh sống và làm việc bình thường,
không có nhu cầu trở về quê hương hay cắt giảm chi tiêu… như các
đề mục diễn ra trong giai đoạn dịch bệnh. Đây là thời điểm mọi
hoạt động sinh hoạt diễn ra bình thường và không có các áp lực về
dịch bệnh, sức khỏe cùng gánh nặng tài chính như trong các đợt
phong tỏa.
Trong giai đoạn tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, đời
sống của người dân đã có nhiều sự thay đổi về sức khỏe, tinh thần
và đặc biệt về các vấn đề về kinh tế. Kinh tế giai đoạn này luôn rơi
vào mức kinh thu nhập thấp khiến đời sống người dân hết mức khó
khăn mà em đã phân tích trong các chương trước.
Sau giai đoạn dịch bệnh, theo thống kê, số lượng người dân
quay trở lại thành phố làm việc không nhiều. Điều này được cho
rằng vì các vấn đề liên quan đến việc làm và sự phá sản của nhiều
công ty khiến các nguồn nhân lực e ngại vấn đề quay trở lại làm
việc. Hơn nữa, nhiều người còn tâm lý lo sợ khi dịch bệnh vẫn còn
trong trạng thái lây nhiễm để tiến đến miễn dịch cộng đồng và sự
xuất hiện của chủng mới Omicron. Tâm lý e ngại về các vấn đề sức
khỏe và các lệnh phong tỏa, đóng cửa của thành phố sẽ khiến hoàn
cảnh người dân rơi vào tình trạng khó khăn. Sau đợt tết nguyên đán
2022 có lẽ nhiều lao động sẽ có thể trở về lại thành phố khi dịch
bệnh tương đối đã ổn định từ cuối tháng 12/2021.
8
Xuân Tình-Xuân Anh (TTXVN/Vietnam+). (2021, July 13). TP.HCM giữ đà tăng trưởng
kinh tế giữa 'vòng xoáy' dịch COVID-19 | Kinh doanh | Vietnam+ (VietnamPlus).
VietnamPlus. https://www.vietnamplus.vn/tphcm-giu-da-tang-truong-kinh-te-giua-vong-
xoay-dich-covid19/726300.vnp

30
Tuy nhiên, giai đoạn tình hình dịch bệnh diễn ra ngoài những
mặt tiêu cực mang lại cho nền kinh tế thì không thể không đề cập
đến những mặt tích cực dù nó vốn rất ít. Trước hết, đó là các gia
đình ít nhiều đều đã có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm hơn. Đời sống
tinh thần ngày càng gắn bó hơn với nhau và đã có ý thức nâng cao
sức sức khỏe bản thân hơn. Có thể khó khăn về mặt kinh tế là điều
không tránh khỏi nhưng đồng thời, sự khó khăn này đã giúp người
dân nhận ra tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “tương thân tương ái”
lẫn nhau. Mặt tình cảm, gắn bó trong gia đình phát triển và gắn kết
keo sơn hơn, đồng lòng cùng nhau vượt qua dịch bệnh. Đồng thời,
giúp người dân hiểu rõ được mặt hạn chế trong công việc, chi tiêu
của bản thân, từ đó tìm những biện pháp khắc phục và cải thiện. Sự
phá sản, đóng cửa của hàng loạt doanh nghiệp cũng tạo điều kiện
cho người dân tìm kiếm một công việc, nguồn thu nhập mới có thể
đảm bảo được đời sống cá nhân. Nhờ vào các biện pháp, chính sách
của Đảng và Nhà nước mà người dẫn cũng đã được giúp đỡ phần
nào đó về vật chất và cả tinh thần, khiến người dân an tâm sinh
sống, lao động và cống hiến.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp là điều không thể lường trước
được. 3 mốc thời điểm khác nhau đều thể hiện 3 mốc đời sống kinh
tế của người dân cũng khác nhau. Mỗi thời điểm tình hình biến đổi
kinh tế khác nhau vì các nguyên nhân, yếu tố phát triển cũng hoàn
toàn không giống nhau. Chúng ta không thể lấy bất kỳ mốc tăng
trưởng kinh tế của thời điểm nào để đặt làm kỳ vọng cho những
thời điểm khác. Tuy khác nhau, nhưng chung quy lại, nền kinh tế
thành phố hcm trong giai đoạn này vẫn phát triển dù có lúc tăng
trưởng thấp, đời sống người dân cơ bản vẫn ổn định nhờ sự quản lý
của nhà nước và các nỗ lực của các cơ quan, ban ngành dù còn gặp
nhiều khó khăn, bất cập. Hiện nay, tình hình TP. HCM đã bước
sang trạng thái “bình thường mới”, các hoạt động đời sống về cơ
bản đã phục hồi, bắt lại nhịp điệu phát triển của đất nước. Việc phát
triển và ổn định lại kinh tế của người dân TP. HCM nói chung và
từng gia đình trong quy mô mẫu ks nói riêng sẽ dần tiến vào trạng
thái ổn định.
2. Đánh giá đề tài:
Đề tài biến đổi xã hội kinh tế giai đoạn dịch bệnh từ tháng 5/2021 đến
tháng 10/2021 không phải là một đề tài mới mẻ. Tuy nhiên, giai đoạn này
đánh giá được mức độ tình hình kinh tế diễn ra trong 6 tháng (5/2021 cho
đến 10/2021) thông qua mẫu khảo sát 30 người đại diện 30 hộ gia đình
hoặc những người đang sống một mình. Đề tài hẳn còn nhiều thiếu sót và
chưa đạt đến mức hoàn thiện tuyệt đối vì nhiều bất cập trong nghiên cứu
vẫn còn tồn tại.

31
Tính mới của đề tài: Đề tài nghiên cứu này cũng có những tính mới.
Thu thập được các mẫu số liệu về kinh tế của các gia đình trong giai đoạn
dịch bệnh. Đồng thời, so sánh khái quát với thời điểm trước và sau khi
diễn ra dịch bệnh. Từ đó đưa ra những đánh giá về tình hình kinh tế thời
điểm dịch bệnh diễn ra và nêu lên những kết luận về đề tài nghiên cứu.

CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
Đời sống kinh tế phát triển ngày càng năng động không thể không kể đến
nhân tố con người - nhân tố quyết định sự tồn vong của nền kinh tế. Kinh tế cả
nước nói chung và kinh tế TP. HCM nói riêng, trong giai đoạn dịch bệnh đều bị
ảnh hưởng rất nhiều. Sự ảnh hưởng tiêu cực này cũng đã trực tiếp ảnh hưởng lên
mặt đời sống xã hội kinh tế của người dân tại TP. HCM trong giai đoạn dịch
bệnh. Nền kinh tế TP. HCM là một trong những nền kinh tế năng động hàng đầu
cả nước. 6 tháng cuối năm vừa qua như một đòn giáng mạnh vào sự tăng trưởng
kinh tế không chỉ của tp mà còn cả Việt Nam, đặc biệt, chịu ảnh hưởng sâu sắc
nhất đó chính là người dân - những người lao động tại TP. HCM - tâm điểm
dịch bệnh cả nước.
- Thứ nhất: nghiên cứu của em dựa trên những tài liệu sẵn có, chủ yếu là
những tài liệu về mặt báo chí đã làm rõ được phần nào hình ảnh thực tế biến đổi
xã hội về kinh tế của người dân tại TP. HCM diễn ra từ tháng 5/2021 đến tháng
12/2021, đồng thời vận dụng lý thuyết “lựa chọn hợp lý”. Đây chính là là nền
tảng quan trọng giúp em lý giải vấn đề nghiên cứu.
- Thứ hai: Em đã sử dụng phương pháp trưng cầu điều tra bằng bảng hỏi,
xây dựng bảng hỏi cho mục đích khảo sát, rồi tiến hành phương pháp thu thập
thông tin khảo sát thực tế dưới hình thức trực tuyến, sau đó thực hiện bước làm
sạch khảo sát, phân tích, tổng hợp khi đã thu được thông tin, cuối cùng là cho ra
các kết quả cơ bản.
- Thứ ba: Em cũng đã xây dựng hệ thống giải pháp đề xuất đến người dân
tại TP. HCM để góp phần khôi phục kinh tế đời sống của họ. Mong rằng, những
khuyến nghị của em đề ra có thể người dân vận dụng trong thời gian quay lại
TP. HCM để sinh sống và làm việc.
2. Khuyến nghị
Không thể phủ nhận kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng đến đời sống
người dân. Để khôi phục lại mặt kinh tế cần nhiều thời gian cũng như sự nỗ
lực và cố gắng không chỉ từ phía người dân mà còn nhờ sự giúp đỡ của Nhà
nước cùng các ban ngành liên quan hợp tác cùng với nhau.

32
 Về phía người dân: có thể quay lại thành phố sau khi dịch bệnh đã
ổn và sức khỏe, tinh thần đảm bảo ổn định. Dần dần làm quen lại
với cuộc sống “bình thường mới” của thành phố. Tìm kiếm thêm
việc làm phụ hoặc có thể thể tìm kiếm công việc mới phù hợp hơn.
Nâng cao tay nghề, tích lũy kinh nghiệm để có thể nhận được
những công việc tốt hơn, nắm bắt thời cơ để thăng tiến trong công
việc. Cập nhật các xu hướng mới về công việc, tìm kiếm thêm về
môi trường việc làm…
 Về các công ty, xí nghiệp, nhà máy.. : tổ chức tuyển dụng lại nhân
công lao động sau khi thất thoát nguồn nhân lực, có những đãi ngộ
phù hợp và thu hút nguồn nhân công lao động…
 Về Nhà nước và các ban ngành liên quan: đề ra các chính sách, giải
pháp để giúp đỡ, thu hút người lao động quay trở lại tp làm việc. 

“Giai đoạn 1, từ nay đến hết năm 2022: Khắc phục các hệ lụy, khôi
phục những đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng; hỗ trợ những doanh
nghiệp tạm ngưng hoạt động tái gia nhập thị trường, phục hồi sản xuất,
kinh doanh; tạo việc làm, chăm lo an sinh xã hội và các hoạt động văn
hóa-xã hội trên cơ sở thích ứng an toàn, kiểm soát có hiệu quả dịch
Covid-19.
Giai đoạn 2, từ năm 2023 đến năm 2025: Tiếp tục kiểm soát có
hiệu quả dịch Covid-19; giải quyết các điểm nghẽn đối với sự phát triển
nhanh và bền vững của thành phố. Thành phố tập trung mọi nguồn lực để
phát huy các thế mạnh: Trung tâm kinh tế, tài chính; Trung tâm thương
mại-mua sắm; Trung tâm dịch vụ logistics; Trung tâm du lịch; Trung tâm
đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ; Trung tâm dịch vụ chất lượng
cao về y tế, giáo dục; Trung tâm văn hóa của cả nước và khu vực Đông
Nam Á…”9.
Nhà nước luôn đề ra nhiều chính sách mong muốn cải thiện đời
sống của người dân và nâng cao hiệu suất kinh tế. Những chính sách này
đều có những lợi ích nhất định dù những còn nhiều bất cập chưa được
thực hiện. Nhưng không thể phủ nhận rằng những chính sách và biện
pháp đề ra này chính là “kim chỉ nam” để từng bước đưa nhịp sống trở lại
“bình thường mới” giúp kinh tế của người dân đi lại quỹ đạo bình thường
và phát triển tốt hơn. Người dân cần có ý thức hợp tác và có những thích
nghi đổi mới phù hợp để đường lối, chính sách đề ra đạt được kết quả tốt
nhất.
Nhìn chung, việc cải thiện đời sống kinh tế sau dịch vẫn còn nhiều
khó khăn, nhưng vẫn có thể cải thiện nhờ vào sự nỗ lực của chính người
dân cùng sự giúp đỡ của Nhà nước cùng các ban ngành và các cơ sở kinh

9
Dân, B. N. (2021, December 7). Đẩy mạnh các giải pháp phục hồi kinh tế ở TP Hồ Chí
Minh. Báo Nhân Dân. https://nhandan.vn/nhan-dinh/day-manh-cac-giai-phap-phuc-hoi-
kinh-te-o-tp-ho-chi-minh-677233/

33
doanh… Từ đó, sẽ có những định hướng phù hợp để cải thiện mặt kinh tế
của đời sống gia đình và thích nghi với những sự biến đổi xã hội về kinh
tế. Những biến đổi xã hội về kinh tế đều có nhiều mặt đối lập nhau. Song,
chúng không ngừng tác động qua lại với nhau, mang lại những kết quả
khác nhau, không giống bất kỳ thời điểm nào mà trong quá trình thay đổi
đó, yếu tố con người - người dân TP. HCM giai đoạn dịch diễn ra từ tháng
5/2021 đến tháng 10/2021 làm trung tâm của sự biến đổi, từ đó tạo ra
những ảnh hưởng và tác động đến yếu tố trung tâm này.

34

You might also like