You are on page 1of 56

KINH TẾ NHẬT BẢN

Chương 1: Kinh tế phát triển: lý luận và thực tiễn 1

Chương 2: Tổng quan về quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản (từ năm 1868 đến
nay) 12

Chương 3: Năng lực xã hội của Nhật Bản 32

Chương 4: Tích lũy vốn trong qúa trình phát triển kinh tế của Nhật Bản 34

Chương 5: Nội lực và ngoại lực: Vai trò của tư bản và công nghệ nước ngoài 37

Chương 6: Mở cửa, hội nhập và phát triển kinh tế 49

Chương 7: Công nghiệp Nhật Bản 51

1
Chương 1: Kinh tế phát triển - lý luận và thực tiễn

1. Phương pháp luận phân tích quá trình phát triển kinh tế.

1.1. Tiếp cận từ tổng thể.

Liên quan giữa kinh tế, thể chế và trình độ kỹ thuật, công nghệ.

Cơ cấu sử dụng, vận động của các yếu tố sản xuất (như: nguồn lực tự nhiên [tài nguyên],
sức lao động, vốn)

1.2. Tiếp cận, phân tích từ phương pháp luận của kinh tế học phát triển.

Phát triển là gì? Tăng thu nhập đầu người, chuyển dịch cơ cấu và hình thành thị trường.

- Cơ cấu chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và sau đó là dịch vụ. Trong nội
bộ công nghiệp cũng có sự chuyển dịch.

- Thị trường hình thành là sự kết hợp của 3 yếu tố:

+ Hạ tầng phần cứng (toàn bộ cơ sở hạ tầng vật chất bảo đảm phát triển kinh tế xã hội )

+ Hạ tầng phần mềm (hệ thống pháp luật, hành lang pháp lý)

+ Sự phân công lao động xã hội

* Các lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Tăng trưởng và phát triển kinh tế là hai phạm trù kinh tế dùng để chỉ những biến đổi đi
lên về lượng và chất của nền kinh tế - xã hội, qua một khoảng thời gian nhất định, thường
là so sánh năm này với năm khác hoạt một số năm này với một số năm khác.

Thuật ngữ tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có thể sử dụng thay thế lẫn nhau,
nhưng giữa chúng có sự khác nhau căn bản.

Tăng trưởng kinh tế là tăng sản lượng quốc gia và sản lượng bình quân đầu người. còn
phát triển kinh tế rộng hơn nó bao hàm cả sự tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi cơ cấu
nền kinh tế quốc dân.

Tăng trưởng kinh tế hiện đại là tăng trưởng kinh tế gắn với áp dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, phát triển mạnh mẽ công nghiệp hóa, đô thị hóa và bùng nổ dân số.

Lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế được nhiều trường phái khác nhau nghiên
cứu. Một số nhà kinh tế xem xét tăng trưởng và phát triển kinh tế trên qui mô quốc tế, so
sánh mức tăng trưởng và phát triển kinh tế giữa các loại nước khác nhau; có nhà kinh tế

2
khác chỉ nghiên cứu vấn đề đó trên phạm vi một nước; và có nhà kinh tế khác hướng sự
nghiên cứu của mình vào các nước phát triển. Sau đây là một số lý thuyết tăng trưởng
kinh tế đối với các nước đang phát triển.

Ở những nước đang phát triển, thu nhập thực tế bình quân đầu người còn rất thấp so với
các nước phát triển, tuổi thọ bình quân thấp, thành tựu giáo dục và văn hóa kém, tỷ lệ
tăng dân số cao, số người làm việc ở nông thôn chiếm tỷ trọng lớn so với thành thị.

Theo nhà kinh tế học P.A Samuelson, khoảng 50% dân số thế giới ở châu Á và châu Phi
là những nước nghèo nhất, chia nhau 5% thu nhập thế giới, trong khi đó, chỉ 6% dân số
thế giới (chủ yếu ở Mỹ) lại chiếm 25% thu nhập toàn thế giới. do đó, vấn đề tăng trưởng
và phát triển kinh tế là vấn đề cấp bách của các nước đang phát triển.

2. Mô hình tiêu biểu liên quan quá trình phát triển kinh tế

2.1. Mô hình Harrod - Domar. Về sự liên quan giữa đầu tư, tư bản và tăng trưởng.
Kết quả nghiên cứu độc lập của nhà kinh tế học Roy Forbes Harrod (1900-1978) là một
nhà kinh tế học người Anh, và Evsey David Domar (1914-1997) là nhà kinh tế học người
Ba Lan1, đã độc lập phát triển một mô hình lý thuyết kinh tế phát triển. Harrod xây dựng
mô hình này vào năm 1939 và Domar xây dựng một mô hình tương tự như vậy vào năm
1946. Cả hai mô hình này đều bàn về tăng trưởng trong mối quan hệ giữa tiết kiệm và
đầu tư. Chính vì điều mày, mô hình được thế giới công nhận và đặt tên là mô hình
Harrod- Domar.

Theo mô hình này thì mọi nền kinh tế đều phải dành một tỷ lệ thu nhập nhất định để bù
đắp những hao mòn của trữ lượng vốn và đầu tư, còn gọi là khấu hao trữ lượng vốn của
nền kinh tế (nhà cửa, thiết bị, vật liệu,…). Ngoài ra, nền kinh tế muốn thúc đẩy tăng
trưởng thì tất yếu phải có đầu tư mới, hay còn gọi là đầu tư thuần (net investement).

Giả thuyết rằng có một mối quan hệ kinh tế trực tiếp giữ qui mô trữ lượng vốn (capital)
gọi là K, lao động gọi là L và tổng sản lượng quốc gia GNP ký hiệu Y. Điều này giúp
chúng ta xây dựng một hàm sản xuất theo dạng Y = f(K,L).

a. Luận điểm.

Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chính là lượng vốn sản xuất tăng thêm (K,
Incremental Capital) hay tiết kiệm (Savings, S).

Khi vốn sản xuất (K) thay đổi, sản lượng quốc gia (Y) sẽ thay đổi. Như vậy: K -> Y

1
Sinh ở Ba Lan sau đó định cư ở Mỹ vào năm 1936
3
Mối quan hệ giữa thay đổi vốn và thay đổi sản lượng qua hệ số gia tăng vốn – đầu ra
(ICOR, Incremental Capital Output Rate).

Công thức:

K
= ICOR (1)
Y

ICOR có nghĩa là, để tăng thêm 1 đơn vị sản lượng quốc gia, cần tăng thêm bao nhiêu
đơn vị vốn. Mô hình giả định ICOR không đổi.

Từ phương trình (1) ta có: K = Y. ICOR (2)

Trong phương trình (2), vốn sản xuất tăng thêm (K) có được từ thực hiện các hoạt
động đầu tư (I, Investment) hàng năm của nền kinh tế. Như vậy:

I = K (3)

Hoặc I = K = Y. ICOR (4)

Trong phương trình (4), đầu tư có được từ tiết kiệm. Mô hình giả định trong nền kinh tế
đóng, nên đầu tư ngang bằng với tiết kiệm.

I=S

Tiết kiệm là một bộ phận để dành lại từ tổng sản lượng quốc gia. Nếu gọi s là tỷ lệ tiết
kiệm quốc gia hàng năm (tỷ lệ đầu tư), ta có:

S
(6)
s =
Y

Như vậy: S = s.Y (7)

Thế phương trình (4) và (7) vào phương trình (5), ta có:

s.Y = Y. ICOR (8)

Từ phương trình (8) viết lại:

Y s
= (9)
Y ICOR
Y : Tốc độ tăng trưởng của sản lượng quốc gia.

4
Y

Đặt gY: tốc độ tăng trưởng của sản lượng quốc gia, thế vào phương trình (9), ta có
phương trình tăng trưởng Harrod – Domar:

s
(10)
gY =
ICOR

Do ICOR không đổi, tốc độ tăng trưởng phụ thuộc cùng chiều với tỷ lệ tiết kiệm.

Từ phương trình (1) viết lại:

K I
Y = = (11)
ICOR ICOR

Thay đổi sản lượng hoặc tăng trưởng phụ thuộc vào vốn sản xuất tăng thêm hoặc đầu tư
mới hàng năm của nền kinh tế.

Vốn sản xuất với hình thái vật chất là các tài sản cố định nên bị hao mòn theo thời gian.
Gọi là tỷ lệ khấu hao vốn hàng năm, mức khấu hao vốn sẽ là K, phương trình (11), viết
lại:

K I-K
Y = = (12)
ICOR ICOR

Như vậy, thực chất của thay đổi sản lượng hoặc tăng trưởng phụ thuộc vào vốn sản xuất
tăng thêm hoặc đầu tư mới hàng năm còn lại sau khi trừ đi khấu hao.

Để đơn giản trong phân tích, (I – K) = I (đầu tư mới trong năm đã trừ đi khấu hao),
phương trình (12), viết lại:

I
Y =
ICOR

5
b. Ưng dụng vào hoạch định chính sách.

Các nguyên lý của mô hình Harrod – Domar đã được vận dụng rộng rãi trong phát triển
kinh tế của các nước đang phát triển trên các khía cạnh sau đây:

(1) Mở rộng thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.

Để tăng nhanh tăng trưởng cần tăng nhanh tỷ lệ tiết kiệm (s). Tuy nhiên, đối với các nước
đang phát triển, thu nhập đầu người thấp (GNP/người). Tiết kiệm là phần còn lại của thu
nhập khả dụng sau khi trừ đi chi tiêu dùng của các hộ gia đình, mức chi tiêu này là tối
thiểu. Do đó, khó có thể tăng tiết kiệm. Trong điều kiện như vậy, làm cách nào ở rộng tiết
kiệm quốc gia?

Trong điều kiện nền kinh tế mở, có khu vực nước ngoài, tiết kiệm quốc gia bao gồm tiết
kiệm trong nước và tiết kiệm khu vực nước ngoài. Do đó, mở rộng tiết kiệm khu vực
nước ngoài – đầu tư nước ngoài vào trong nước là chìa khóa để các nước đang phát triển
nhanh chóng mở rộng vốn, đẩy nhanh tăng trưởng nền kinh tế.

Thu nhập khả dụng (Yd): Thu nhập khả dụng (hay thu nhập cá nhân có quyền sử dụng)
là khoản thu nhập thực sự mà các hộ gia đình có toàn quyền quyết định trong việc chi
tiêu, tức là khoản thu nhập còn lại sau khi các cá nhân người tiêu dùng đã nhận các khoản
chi chuyển nhượng từ chính phủ và đã nộp các khoản thuế.

Yd = PI – Td

PI (Personal Income): Thu nhập cá nhân

Td: Thuế trực thu (đối với cá nhân).

(2) Ưng dụng trong dự báo.


Mô hình Harrod – Domar ứng dụng rộng rãi trong dự báo tăng trưởng.
- Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Dự báo đầu tư cho một giai đoạn.
- Dự báo qui mô GDP ở thời điểm t
- Dự báo qui mô GDP hàng năm
2.2. Mô hình Arthus Lewis (1955).

6
Ông là nhà kinh tế học người Mỹ gốc Jamaica trong tác phẩm “Lý thuyết về phát triển
kinh tế” đã đưa ra các mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng
trưởng.

(*) Khu vực nông nghiệp:

- Đất đai ngày càng khan hiếm, trong khi lao động ngày càng tăng. Hệ quả là có tình
trạng lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp.

- Sản phẩm biên của lao động nông nghiệp bằng không.

- Mức tiền lương ở mức tối thiểu.

- Lao động giảm đi nhưng không ảnh hưởng đến tổng sản phẩm nông nghiệp.

(*) Khu vực công nghiệp:

Lewis cho rằng mức tiền lương của khu vực công nghiệp cao hơn khu vực nông nghiệp,
khu vực này có thể thu hút lao động dư thừa khu vực nông nghiệp.

Phát triển kinh tế thường đồng nghĩa với công nghiệp hóa.

3. Tổng quan về bẫy thu nhập trung bình và mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế.

3.1. Bẫy thu nhập trung bình.

Bẫy thu nhập trung bình (middle income trap) dùng để chỉ tình trạng một quốc gia sau
khi đã thoát được ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp, trở thành một nước có
thu nhập trung bình, song dừng lại ở đó rất lâu không vươn được lên ngưỡng nước có thu
nhập cao (theo WB, 2017). Hiện nay, theo phân chia Ngân hàng thế giới (2012), thu nhập
quốc dân (GNI) được phân loại theo mức bình quân đầu người như sau:

+ Thu nhập thấp: GNI bình quân đầu người dưới 1.025 USD/người/năm.

+ Thu nhập trung bình thấp: GNI bình quân đầu người trên 1.025 USD/người/năm và
dưới 4.035 USD/người/năm.

+ Thu nhập trung bình cao: GNI bình quân đầu người trên 4.035 USD/người/năm và dưới
12.475 USD/người/năm.

+ Thu nhập cao: GNI bình quân đầu người trên 12.475 USD/người/năm.

Như vậy, những nước có thu nhập bình quân đầu người trên từ 1.025 USD/người/năm
đến 12.475 USD/người/năm đều có thể thuộc diện sập bẫy thu nhập trung bình. Bên cạnh
đó, quãng thời gian dài trong khái niệm bẫy thu nhập trung bình được xác định khoảng 28
7
năm đối với nước có thu nhập thấp, hoặc 14 năm đối với nước có thu nhập trung bình
cao.

3.2. Mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế.

Giữa bẫy thu nhập trung bình và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có mối quan hệ
mật thiết với nhau, bỡi bẫy thu nhập trung bình là một thời điểm, một giai đoạn quá trình
tăng trưởng kinh tế của một nền kinh tế. Bẫy thu nhập trung bình hình thành và xảy ra
trong qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, một quá trình mà bất
cứ quốc gia nào cũng phải trải qua kể cả khi nước đó có những ưu thế lớn về tự nhiên, khí
hậu, vị trí địa lý và tài nguyên. Quá trình công nghiệp hóa được thực hiện qua 4 giai
đoạn:

+ Giai đoạn 1: sự đầu tư ồ ạt nguồn vốn FDI, ngành sản xuất nội địa chỉ đóng vai trò gia
công, lắp ráp sản phẩm giản đơn cho các công ty nước ngoài. Lúc này nền kinh tế có tăng
trưởng tích cực nhưng giá trị nội tại nhỏ do hàm lượng giá trị đóng góp chỉ dừng lại ở
lượng nhân công giá rẻ và đất công nghiệp. Mặc dù vậy giai đoạn này cũng cải thiện đáng
kể thu nhập cho người nghèo và giải quyết một khối lượng lớn lao động hàm lượng tri
thức thấp.

+ Giai đoạn 2: luồng vốn FDI đã được tích lũy trong nền kinh tế đủ lớn để mở rộng qui
mô sản xuất cũng như tăng tỷ lệ nội địa hóa trong chuỗi giá trị cung ứng. Các công ty
nước ngoài mở rộng đầu tư chuyên sâu với yêu cầu cao hơn đối với ngành công nghiệp
hỗ trợ. Điều này tạo ra sự thúc đẩy và cạnh tranh phát triển giữa các công ty cung ứng
trong nước. Tuy nhiên, giai đoạn này giá trị nội, thu nhập và tiền lương lại tăng không
nhiều do công nghệ quản lý vẫn do người nước ngoài nắm giữ.

+ Giai đoạn 3: giai đoạn này lực lượng lao động nội địa tiên tiến, với hàm lượng tri thức
cao, các ngành sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ, thay thế hầu hết các khâu có
yếu tố nước ngoài nên giá trị nội tại tăng lên, nền sản xuất chuyển từ gia công sang sang
tạo sản xuất, với sản phẩm chất lượng cao, xuất khẩu ra thị trường thế giới và tạo ra sức
cạnh tranh với các đối thủ quốc tế trên thị trường toàn cầu, thu nhập, tiền lương tăng
nhanh chóng.

+ Giai đoạn 4: quốc gia trở thành một nước phát triển, có khả năng dẫn đầu xu hướng thị
trường, thu nhập cao, an sinh xã hội tốt, giáo dục, y tế phát triển đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của dân cư.

Các giai đoạn công nghiệp hóa được mô phỏng trong sơ đồ sau đây, trong đó bẫy thu
nhập trung bình được xác định ở giữa giai đoạn thứ 2 và thứ 3.

8
Sáng tạo

Thu hút công nghệ


Giai đoạn 4 Đi
đầu toàn cầu
Liên kết FDI
trong thiết kế
Giai đoạn 3
và sản xuất
Làm chủ công
Giai đoạn 2 sản phẩm chất
nghệ và quản
Có công lượng cao
Giai đoạn 1 lý, sản xuất
nghiệp hỗ hàng hóa chất
Chế tác đơn
trợ nhưng lượng cao
giản
vẫn dưới sự
chỉ dẫn của
nước ngoài
Bẫy thu nhập trung bình

Nguồn:
- Ohno, Kenichi (chủ biên) 2006 “Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái Lan,
Malaixia và Nhật Bản: Bài học cho các nhà hoạch định chính sách của Việt
Nam”. Diễn đàn phát triển Việt Nam.
- Ohno, Kenichi 2009. Bẫy thu nhập trung bình: Những gợi ý cho chiến lược công
nghiệp hóa ở Đông Á và châu Phi. Diễn đàn phát triển GRIPS , Tokyo.

Sự leo thang của một quốc giai từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 là một trình lâu dài và khó
khăn trong đó việc vượt qua bẫy thu nhập trung bình là nhiệm vụ bất khả thi của một số
quốc gia trên thế giới trong vài thập kỷ qua. Như vậy, bẫy thu nhập trung bình có mối
quan hệ với tăng trưởng kinh tế hay nói cách khác là mô hình tăng trưởng kinh tế. Nếu
một quốc gia không thể thay đổi năng suất lao động của chính mình thông qua việc
chuyển đổi từ nền công nghiệp có hàm lượng tri thức và công nghệ thấp, sang nền công
nghiệp trình độ cao thì quốc gia đó sẽ không thể vượt được ngưỡng thu nhập trung bình
và ngược lại. Nguyên nhân được mô tả như sau:

(1) Sự suy giảm hiệu quả vốn đầu tư sau quá trình tăng trưởng kinh tế.

(2) Sự tiếp tục của một nền kinh tế gia công do chất lượng nguồn nhân lực thấp.

(3) Sự thống trị của các tập đoàn mang thương hiệu nước ngoài.

9
(4) Khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp ngày càng tăng dẫn đến sự phân cực và chi rẽ
trong xã hội.

4. Bản đồ kinh tế thế giới hiện nay.

Nhật Bản là nước rất nghèo về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, dân số đông,
nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá trong chiến tranh, với các chính sách
phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao (1955-
1973, người ta gọi đó là "Thần kì Nhật Bản".
Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước
có nền kinh tế lớn đứng thứ ba trên thế giới (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc[năm 2011]).
Cán cân thương mại thặng dư và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn
đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất
thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới.
Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu
kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính
phủ,... Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001.
Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông là các
ngành lớn của Nhật Bản. Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở
của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, thiết
bị điện tử, máy móc, thép, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây
cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong
lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công
nghiệp lớn nhất của Nhật Bản.
Nhật Bản là trụ sở của ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tài chính Mitsubishi
UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với số vốn ước tính lên đến 1.7 nghìn tỉ đô la Mỹ.
Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới, TTCK Tokyo với
khoảng 549,7 nghìn tỉ yên vào tháng 12/2006.
Cụ thể, tập đoàn kinh doanh và công ty đa quốc gia như: Sony, Sumitomo,
Mitsubishi và Toyota sở hữu hàng nghìn tỉ đô la đang hoạt động trong lĩnh vực ngân
hàng, nhóm các nhà đầu tư hoặc dịch vụ tài chính như ngân hàng Sumitomo, Fuji,
Mitsubishi.
Giao thông phát triển, năm 2004 ở Nhật Bản có khoảng 1.177.278 km (731.683
miles) đường bộ, 173 sân bay, 23.577 km (14.653 miles) đường sắt. Phương tiện đường

10
không được hoạt động chủ yếu bởi All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL).
Đường sắt được điều khiển bởi Japan Railways.
Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%,
Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu
chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và
hóa chất.
Giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là "sự thần
kì": tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn
1970 và 4% giai đoạn 1980. Tháng 11/2007, nền kinh tế Nhật đã chấm dứt đà tăng trưởng
kéo dài liên tục 69 năm kể từ chiến tranh thế giới thứ 2 và chính thức suy thoái vào năm
2008 với mức lãi suất ngân hàng trung ương hạ đến mức 0% vào đầu năm 2009.
Không giống như ở các nước phương Tây, khu vực tài chính Nhật không chịu ảnh
hưởng mạnh từ cuộc Khủng hoảng cho vay thế chấp nhưng do đối mặt với sự sụt giảm
mạnh về khối lượng đầu tư cũng như nhu cầu trước các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của
Nhật ở nước ngoài vào cuối năm 2008, đã đẩy nước này nhanh hơn vào vòng suy thoái.
Tình trạng nợ công quá lớn (chiếm 250% GDP vào năm 2014) và tỉ lệ dân số có
tuổi quá cao là hai vấn đề đầy thách thức với Nhật Bản.
Tính đến hết năm 2016, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Nhật 4,939 nghìn tỷ USD,
tuổi thọ bình quân 83,8 tuổi (2015).

11
Chương 2:

Tổng quan về quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản (từ năm 1868 đến nay)

1. Giai đoạn quá độ sang thời đại công nghiệp hóa hiện đại (1868-1885).

Giữa thế kỷ 19, các sĩ phu, các lãnh đạo của Nhật đã biến một đất nước phong kiến bảo
thủ, phân chia giai cấp (sĩ nông công thương) và bế quan tỏa cảng, trở thành một nhà
nước tiếp thu toàn diện thế giới văn minh để tiếng lên hàng các quốc gia thượng đẳng.
bước chuyển ngoạn mục đó chỉ mất 15 năm (1853-1868).

Một số chính sách, chế độ thời Edo (1603-1868) tạo các tiền đề cho kinh tế và thị trường
phát triển trong thời Minh Trị duy tân: chế độ sankin-kotai (từ năm 1663) giúp hoàn
chỉnh hệ thống giao thông, chính sách khuyến nông giúp khai khẩn nhiều ruộng lúa mới,
nổ lực phổ cập qua hình thức terakoya. Nhưng cuối thời Edo đã để lại một bối cảnh quốc
tế bất lợi mà thời Minh Trị phải nỗ lực giải quyết trong một thời gian dài (hiệp ước bất
bình đẳng với các nước Tây phương từ năm 1858).

Trong thời kỳ mới, Nhật được lãnh đạo bởi một tầng lớp lớp sĩ phu yêu nước, cầu tiến,
ham hiểu biết cái mới, đặc biệt rất tích cực sang Âu Mỹ học hỏi các chế độ tiên tiến (nổi
tiếng nhất là phái đoàn Iwakura năm 1871-1872). Chủ trương phú quốc cường binh mà
trọng tâm là công nghiệp hóa, tích cực du nhập công nghệ phương Tây, nỗ lực hoàn thiện
cơ chế pháp lý, cơ chế thị trường.

2. Giai đoạn bắt đầu thời đại lập quốc bằng ngoại thương (1886-1914).

a. Thực trạng quá trình phát triển trong giai đoạn lập quốc.

- Thời kỳ phục hưng.

- Chính sách ngoại giao của Minh Trị.

- Các chính sách kinh tế và buổi đầu công nghiệp. Đây là quyết định quan trọng nhất của
các nhà lãnh đạo Minh Trị. Đó là:

+ Phát triển ngoại thương.

+ Đưa vào đất nước cả những công nghệ cùng với những phương pháp mới thay cho
những công nghề cũ trong nông nghiệp và dệt vải.

+ Phát triển nguồn tài nguyên khoáng sản (chủ yếu than đá) của Hokkaido, khai thác
gỗ, nghề cá và tìm cách mở rộng trồng lúa lên phía bắc.

12
+ Trong lĩnh vực truyền thông, điện thoại là sáng tạo đầu tiên được mở rộng. Vào năm
1885, chính phủ tạo nên hệ thống bao phủ toàn quốc.

+ Cải cách tài chính là thống nhất hệ thống tiền tệ ở thời phục hưng, chính phủ đúc ra
những đồng tiền tiêu chuẩn thay thế những giấy bạc phát hành thời Edo.

b. Giai đoạn bắt đầu thời đại cất cánh của Nhật Bản.

- Mở rộng ngoại thương, theo kịp các nước phương tây về công nghiệp nhẹ.

- Khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi, Nhật Bản bước vào thời kỳ phát triển kinh tế
hiện đại.

- Công nghiệp bước sang giai đoạn phát triển nhanh từ 1906. Ngành công nghiệp nhẹ
phát triển mạnh, chủ yếu ngành tơ sợi, dệt vải, sản lượng và xuất khẩu tăng mạnh (vượt
cả Anh quốc).

- Công nghiệp hiện đại phát triển vượt công nghiệp truyền thống (rượu, vải lụa, shoyu-gia
vị của Nhật). Bắt đầu thời đại lập quốc bằng ngoại thương.

- Theo sự phân kỳ các giai đoạn phát triển của Rostow (1960), Nhật Bản bước sang giai
đoạn cất cánh (take – off) từ đầu giai đoạn này.

Rostow đưa ra các giai đoạn phát triển của quá trình phát triển kinh tế hiện đại vào
năm 1961. Ông chia làm 5 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Xã hội truyền thống (The Traditional Society)

Xã hội với năng suất lao động thấp. Nông nghiệp giữ vai trò thống trị trong nền
kinh tế, tích lũy kém, ảnh hưởng đến môi trường xã hội kém linh hoạt. Ông đưa ra một số
nội dung cụ thể:

- Nông nghiệp là chính.

- Ap dụng khoa học kỹ thuật công nghệ còn hạn chế.

- Tiêu chí xã hội nông nghiệp truyền thống chiếm 75% lực lượng lao động xã hội tạo
ra lương thực, thực phẩm cho xã hội.

- Tích lũy cho nền kinh tế chủ yếu năm trong tay địa chủ, phong kiến.

- Xã hội thuần nông nghiệp, chậm thay đổi, kém linh hoạt và người dân sử dụng phần
lớn các thu nhập cho hoạt động phi sản xuất.

Giai đoạn 2: Chuẩn bị cất cánh (Precondition for the take off)
13
Trong xã hội tồn tại song song 2 khu vực
- Đối với phân công lao động xã hội, nó đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo
hướng lao động nông nghiệp chuyển dần sang khu vực công nghiệp và gắn liền với nó là
quá trình đô thị hóa.
- Đối với việc tích lũy vốn trong xã hội đã có sự chuyển dịch từ vai trò của tầng lớp
địa chủ sang vai trò của chủ doanh nghiệp. Và việc này tăng lên rất nhiều lần.
Trong nền kinh tế, thị trường trong nước ngày càng mở rộng để có sự phát triển về mặt
ngoại thương và trong nền kinh tế đã có một số lĩnh vực công nghiệp có xu hướng hướng
ngoại.

Trong xã hội bắt đầu xuất hiện các giai cấp khác nhau. Những giai cấp đó là:

+ Những người chịu đổi mới, chủ doanh nghiệp, lực lượng công nhân. Ông cho rằng
những người này đã kích hoạt những hệ thống kinh tế nhằm đẩy mạnh sản xuất công
nghiệp và tuân thủ các nguyên tắc về phân công lao động.

+ Ông cho rằng đây là giai đoạn tích lũy tiền đề để cất cánh và có thể kéo dài cả 100
năm.

+ Trong giai đoạn này tồn tại sự mất bình đẳng trong phân phối và thu nhập. Quá
trình tích lũy của nền kinh tế không ngừng tăng lên và trong nền kinh tế các quốc gia đã
có thể lựa chọn được các khu vực kinh tế mũi nhọn. Thị trường ngoại thương được mở
rộng và công nghiệp phát triển.

Giai đoạn 3: Cất cánh (Take off)

Theo ông giai đoạn này chỉ xảy ra khi hội đủ 3 điều kiện

- Tỷ lệ đầu tư mới đạt trên 10%.

- Phát triển một số ngành có tốc độ cao, có tính dẫn đầu và đây là những ngành mũi
nhọn có thể đẩy mạnh ngoại thương như: chế biến nông sản, công nghiệp khai hóa, chế
tạo…

- Xây dựng được thể chế chính trị phù hợp. Theo ông phải thay đổi được thế hệ lãnh
đạo bảo thủ bằng những tiến bộ, trên cơ sở đó mới huy động được nguồn vốn đầu tư, phát
triển và trưởng thành đội ngũ các doanh nhân.

Đây là giai đoạn diễn ra trong thời gian ngắn và tạo ra một sự chuyển biến nhanh
chóng về chất trong nền kinh tế và ông cho rằng để tiến hành cất cánh thường gắn liền
với một biến cố nào đó.

14
Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, tầng lớp chủ các doanh nghiệp có vai trò quan
trọng trong việc thực hiện đổi mới nền kinh tế.

Giai đoạn 4 : Trưởng thành (The drive to technological maturity)

- Tỷ lệ đầu tư mới yêu cầu cao hơn đạt trên 20%.

- Kỹ thuật hiện đại được áp dụng với quy mô lớn.

- Ngành công nghiệp bước sang giai đoạn trưởng thành hiện đại.

- Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm dần, dân số thành thị tăng lên. Quá trình đô
thị hóa được đẩy mạnh hơn và thị trường lao động được tổ chức có hiệu quả hơn.

- Cơ cấu xã hội có sự thay đổi lớn và ông nhấn mạnh đã xuất hiện các nhà chính trị,
những chủ doanh nhân tham gia lãnh đạo đất nước với phẩm chất mới (có tầm nhìn bao
quát và nhạy bén)

- Đời sống nhân dân được nâng cao.

Giai đoạn 5: Tiêu dùng cao (The age of high mass consumption)

- Đây là giai đoạn thỏa mãn nhu cầu ở mức độ cao trong đại đa số nhân dân.

- Năng suất lao động đạt đến mức độ cực kỳ cao, hàng hóa sản xuất dôi ra, giai đoạn
này đôi khi xảy ra khủng hoảng thừa.

- Đời sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao.

- Theo ông khi xã hội đạt được những mục tiêu cơ bản nêu trên thì các quốc gia có thể
chuyển theo 3 hướng:

+ Tăng phúc lợi xã hội, đảm bảo an sinh và thời gian nghỉ ngơi cho người lao
động.

+ Cung cấp mở rộng các hàng hóa tiêu dùng cá nhân bao gồm nhà ở, các hàng hóa
dịch vụ lâu bền.

+ Khuếch trương sức mạnh của quốc gia trưởng thành trên thị trường quốc tế.

Năm 1911, Nhật Bản hoàn toàn hồi phục chủ quyền về thuế quan đối với các nước tiên
tiến phương tây nên có thể nói Nhật thành ncông trong giai đoạn đầu của công nghiệp
hóa trong điều kiện không bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ.

15
3. Kinh tế thời chiến (1914-1945).

- Công nghiệp nặng phát triển mạnh để phục vụ chiến tranh.

- Quân đội trực tiếp khống chế nền kinh tế, hoạt động kinh tế bước vào giai đoạn kế
hoạch tập trung, nhất là từ năm 1940.

4. Kinh tế thời phục hưng hậu chiến (1946-1954)

Thực trạng nền kinh tế: Sau khi chiến tranh kết thúc, nền kinh tế bị lâm vào tình trạng
khủng hoảng nghiêm trọng: năng lượng thiếu hụt nghiêm trọng, giá cả leo thang, lạm
phát nặng nề, 13,1 triệu người không có việc làm. Đất nước Nhật Bản bị quân đội Mỹ
chiếm đóng.
Các đối sách trước năm 1949 không giải quyết được lạm phát phi mã. Chính sách Dodge
năm 1949 chỉ giải quyết vấn đề lạm phát nhưng mức sản xuất không phát triển cho đến
khi có chiến tranh Triều Tiên.

Những khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản trong thời kỳ này:

Nhật Bản đương đầu với khó khăn sau chiến tranh:

+ Vốn giảm và nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài bị gián đoạn. Vì vậy, việc sản xuất nội
địa bị phá hủy, ví dụ: ngành đường sắt 7%, tàu biển 80,6%, cảng 7,5%,…

+ Thời kỳ này chịu tình trạng siêu lạm phát. Theo bảng:

Bảng: Lạm phát sau chiến tranh của Nhật Bản

Năm lịch Chỉ số giá bán buôn Tỷ giá thị trường chợ đen
so với giá chính thức
1945 100 Không có số liệu
1946 464 7,2
1947 1.375 5,3
1948 3.651 2,9
1949 5.961 1,7
1950 7.045 1,2
Nguồn: Bộ Tài chính Nhật Bản (1978)

Ngay trong những năm đầu sau chiến tranh, dưới sự kiểm soát của quân đội Mỹ, một số
cải cách lớn về kinh tế-xã hội ở Nhật Bản được thực hiện:
- Giải thể các nhóm Zaibatsu nhằm tiêu diệt sức mạnh quân sự của Nhật Bản, xóa bỏ
quyền kiểm soát của một số công ty lớn đối với nền kinh tế Nhật Bản. Cải tổ các công ty
theo hướng phi tập trung hóa. Biện pháp này tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong tất cả

16
các ngành công nghiệp và thúc đẩy cơ chế thị trường hoạt động mạnh, tự do hóa nền kinh
tế.
- Cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được giữ lại một phần ruộng đất nhất định, tối
đa là 5 ha, sau giảm xuống còn 1 ha. Số còn lại Nhà nước sẽ mua lại và chuyển nhượng
cho những nông dân không có ruộng đất.
- Giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương cho công nhân. Để
thực hiện dân chủ hóa lao động, trong khoảng thời gian từ 1945-1947 có ba đạo luật được
ban hành: Luật công đoàn (22/12/1945), Luật tiêu chuẩn lao động (7/4/10947) và Luật
điều chỉnh các quan hệ lao động.
Những cải cách trên tạo điều kiện cho Nhật Bản khôi phục kinh tế và chuyển hướng từ
Nhà nước quân sự sang Nhà nước hướng phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, trước năm 1948, việc khôi phục kinh tế diễn ra chậm chạp và khó khăn. Một
mặt vì nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, thiếu vốn, nguyên liệu…, mặt khác, người Mỹ đã
thực thi một chính sách cứng rắn đối với Nhật Bản. Từ tháng 10/1948, lập trường của
người Mỹ đối với Nhật Bản đã có sự thay đổi. Nhật Bản đã được Mỹ nâng đỡ để trở
thành đồng minh trong chính sách của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Kể từ tháng
10/1948 trở đi, công cuộc khôi phục kinh tế của Nhật Bản diễn ra càng thuận lợi. Đặc
biệt, với đường lối kinh tế học thị trường của Joseph Dodge (chủ tịch ngân hàng Detroit
của Mỹ được cử sang Nhật Bản với tư cách Bộ trưởng), việc ký Hiệp ước an ninh Nhật -
Mỹ (1951), Hiệp ước thương mại và đầu tư (1953)… kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế
(1948-1952) của Nhật Bản đã thành công. Đến năm 1951, các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của
Nhật Bản như tổng sản phẩm quốc dân thực tế, sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất
khẩu thực tế đã bằng và vượt mức trước chiến tranh.

5. Giai đoạn phát triển thần kỳ (1953-1973)

Thế nào là phát triển thần kỳ? Kinh tế phát triển rất cao, kéo dài đến 20 năm, trung bình
phát triển 10%/năm, phân phối tương đối bình đẳng.

Bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội: thể chế năm 1955 bảo đảm ổn định chính trị (hợp
nhất các đảng bảo thủ) và kinh tế thị trường. Tâm lý, tâm tình của người Nhật trong thập
niên 1950, 1960. Kỳ vọng vào tương lai sáng lạn từ kế hoạch bội tăng lợi tức quốc gia
(1960). Nhộn nhịp; cách tân công nghệ nvà đầu tư; thu hút hết lao động dư thừa.

Bối cảnh quốc tế: kinh tế thế giới phát triển khá cao, các định chế quốc tế xúc tiến mậu
dịch tự do. Thị trường thế giới về năng lượng, nguyên liệu có lợi cho các nước nhập
khẩu.

Các đặc tính lớn của qúa trình phát triển trong thời kỳ này:

17
(1) Cách tân công nghệ, kỹ thuật: bắt đầu nhập kỹ thuật năm 1950.
(2) Phát triển hiệu suất.
(3) Đầu tư kêu gọi đầu tư: xí nghiệp tích cực đầu tư là động lực phát triển cao độ. Tư
bản chủ yếu là vốn trong nước.
(4) Xuất khẩu tăng nhanh, tỷ lệ xuất khẩu của các ngành công nghiệp có lợi thế so
sánh rất lớn. Cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch nhanh.
(5) Thu hút hết lao động dư thừa ở nông thôn.

a. Thành tựu.

Khoảng 20 năm sau chiến tranh giai đoạn (1955-1973), nền kinh tế Nhật Bản phát triển
rất nhanh chóng. Nhiều nhà kinh tế thế giới coi đây là giai đoạn phát triển “thần kỳ” của
nền kinh tế Nhật Bản.

Tốc độ phát triển công nghiệp hằng năm thời kỳ này đạt trên 12%. Giá trị tổng sản lượng
công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên 56,4 tỷ USD năm 1969.

Sau cải cách Minh Trị (1868-1968), đến năm 1969, Nhật Bản đã dẫn đầu các nước tư bản
về chế tạo: tàu biển, xe máy, máy ảnh, ti vi; đứng thứ hai về: sản lượng thép, ô tô, xi
măng, sản phẩm hóa chất, hàng dệt…

Một số ngành công nghiệp then chốt đã tăng lên rất nhanh, cụ thể: Năm 1960, công
nghiệp ô tô Nhật Bản còn đứng hàng thứ sáu trong các nước tư bản phát triển, đến năm
1967 vươn lên đứng thứ hai sau Mỹ. Năm 1968, Nhật Bản sản xuất được khoảng 2 triệu ô
tô. Công nghiệp đóng tàu những năm 70 chiếm trên 50% tổng số tàu biển và có sáu trong
mười nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới. Sự phát triển nhanh một số ngành kinh tế đã
làm thay đổi nhanh cơ cấu ngành sản xuất của Nhật Bản

Giao thông vận tải, nhất là phương tiện vận chuyển tăng nhanh. Đến đầu thập kỷ 70, Nhật
Bản đứng đầu các nước tư bản về vận tải đường biển.

Ngoại thương là lĩnh vực phát triển rất nhanh của Nhật Bản. Từ năm 1950 đến năm 1971
kim ngạch ngoại thương tăng 25 lần từ 1,7 tỷ USD lên 43,6 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu
tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần.

Ngành nông nghiệp tuy tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc dân giảm, nhưng sản lượng và
năng suất lao động lại tăng nhanh.

Bảng: tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản thời kỳ tháng 11/1954-1973
STT Giai đoạn Tỷ lệ tăng trưởng (%)
1 11/1954-1957 9,4

18
2 1958-1961 11,5
3 1962-1964 9,9
4 1965-1970 12,1
5 1971-1973 7,3
Nguồn: GS.TS Hoàng Thị Chỉnh (2005), Kinh tế các nước Châu Á – Thái Bình Dương,
tr.91, Nxb. Thống kê.
Bảng: Mức thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 1956-1965
STT Năm GNP (tỷ USD) GNP/ người (USD)
1 1956 26,4 237
… ….. … …
2 1962 58,8 493
3 1964 76,8 629
4 1965 84,6 694
Nguồn: GS.TS Hoàng Thị Chỉnh (2005), Kinh tế các nước Châu Á – Thái Bình Dương,
tr.94, Nxb. Thống kê.
Bảng: Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân đầu người năm 1965 của một số
nước tư bản phát triển
STT Nước GNP (tỷ USD) GNP/đầu người (USD)
1 Mỹ 676,3 2.850
2 CHLB Đức 112,1 1.447
3 Anh 98,6 1.451
4 Pháp 94,1 1.448
5 Ý 56,8 884
6 Canada 48,3 1.842
7 Nhật Bản 84,6 694
Nguồn: GS.TS Hoàng Thị Chỉnh (2005), Kinh tế các nước Châu Á – Thái Bình Dương,
tr.94, Nxb. Thống kê.
Tình trạng thất nghiệp giảm, người lao động có việc làm tăng lên. Mức tiêu dùng ngày
càng tăng, cơ cấu bữa ăn đã thay đổi, trọng lượng chiều cao của Nhật Bản cũng tăng theo.
Như vậy, thời gian tăng trưởng nhanh, số lượng nhà ở tăng lên và giá đất tăng theo, chính
vì vậy vấn đề nhà ở thời kỳ này hết sức nan giải.
Đây là thời kỳ tăng trưởng thần kỳ của Nhật Bản làm thay đổi nước Nhật. Từ một
nước thiệt hại trong chiến tranh, Nhật Bản đã lấy lại uy tín và trở thành một cường quốc
thế giới.
19
b. Nguyên nhân
Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1955-1973 bắt nguồn từ một số
nguyên nhân cơ bản như sau:

(1) Phát huy vai trò nhân tố con người.


Trước hết, phải nói rằng chế độ giáo dục ở Nhật Bản khá phát triển và hoàn thiện. Kế
thừa nền giáo dục của thời kỳ trước, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã phổ
cập giáo dục hệ 9 năm. Trên cơ sở trình độ văn hóa chung khá cao đó, người Nhật Bản
rất chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng
những kỹ thuật, công nghệ mới. Công nhân được đào tạo không chỉ trong các trường dạy
nghề mà có thể đào tạo ngay tại các xí nghiệp.

Đội ngũ cán bộ khoa học-kỹ thuật của Nhật Bản khá đông đảo, có chất lượng cao đã góp
phần đắc lực vào bước phát triển về kỹ thuật và công nghệ của đất nước. Giới quản lý và
kinh doanh của Nhật Bản được đánh giá là những người sắc xảo, nhạy bén trong việc
nắm bắt thị trường, đổi mới phương pháp kinh doanh, đem lại thắng lợi cho các công ty
Nhật Bản trên thị trường quốc tế.

Từ lâu, người Nhật được giáo dục theo những luân lý của đạo Khổng. Trong thời kỳ hiện
đại, những đức tính cần kiệm, kiên trì, lòng trung thành, tính phục tùng… vẫn được đề
cao. Những tinh hoa văn hóa của quá khứ được tôn trọng và kế thừa là nền tảng để người
Nhật nắm bắt những tri thức mới của thời đại. Do đó, giới quản lý đã đặc biệt thành công
trong việc củng cố kỷ luật lao động, lợi dụng và khai thác sự tận tụy và trung thành của
người lao động. Các công ty của Nhật Bản thường được bao trùm bởi một bầu không khí
thấm đậm tình “gia tộc”, “gia đình”. Không ít nhà nghiên cứu phương Tây cho rằng sự
thành công trong phát triển kinh tế của Nhật Bản là kết quả của sự kết hợp khéo léo giữa
“công nghệ phương Tây” và “tính cách Nhật Bản”.

(2) Duy trì mức tích lũy cao thường xuyên, sử dung vốn đầu tư có hiệu quả cao.
+ Tích lũy vốn:

Nhật Bản thời kỳ này được coi là một nước có tỷ lệ tích lũy vốn cao nhất trong các nước
tư bản phát triển. Tỷ lệ tích lũy vốn thường xuyên của thời kỳ này khoảng từ 30 đến 35%
thu nhập quốc dân, gấp hơn hai lần so với Mỹ, Anh. Trong đó, tỷ lệ đầu tư vào tư bản cố
định trong tổng sản phẩm xã hội của Nhật Bản cao hơn tất cả. Cụ thể: năm 1966, tổng số
vốn đầu tư vào tư bản cố định của Nhật Bản là 30,6 tỷ USD. Đây là một trong những
nhân tố quyết định nhất, bảo đảm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao.

Giải pháp duy trì mức tích lũy cao của Nhật Bản là:

20
Tận dụng triệt để nguồn lao động trong nước, áp dụng chế độ tiền lương thấp.

Tiền lương công nhân Nhật Bản những năm 50, 60 rất thấp so với các nước tư bản phát
triển. Trong các xí nghiệp lớn của ngành công nghiệp chế biến ở Nhật Bản, tiền lương
công nhân chỉ bằng 1/3 tiền lương của công nhân Anh và 1/7 tiền lương công nhân Mỹ.
Tư bản độc quyền Nhật Bản một mặt lợi dụng mức sống thấp của nhân dân và tình trạng
thất nghiệp sau chiến tranh, mặt khác tuyên truyền cho “lối sống cổ truyền”. Bằng
phương pháp quản lý tinh vi, chế độ thuê mướn suốt đời kết hợp với các hình thức khác,
các ông chủ đã buộc công nhân phải tận tâm, trung thành với xí nghiệp, vì quyền lợi của
xí nghiệp. Chế độ tiền lương thấp là nhân tố quan trọng nhất để đạt mức tích lũy vốn cao
và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.

Để tạo vốn cho phát triển kinh tế, Nhật Bản đã chú ý khai thác và sử dụng tốt nguồn tiết
kiệm cá nhân.

Từ 1961-1967, tỷ lệ gửi tiết kiệm trong thu nhập quốc dân là 18,6% cao gấp hơn hai lần
của Mỹ (6,2%) và Anh (7,7%). Từ năm 1968-1969, tổng số tiền tiết kiệm lên tới 157,5 tỷ
USD. Tính trung bình mỗi người dân Nhật có số tiền tiết kiệm là 1.550 USD.

Ngoài ra, mức tích lũy cao ở Nhật Bản còn là kết quả của việc giảm chi phí quân sự
xuống mức dưới 1% tổng sản phẩm quốc dân (ở Mỹ là 9-10%). Do nhu cầu của phát triển
kinh tế thời kỳ này Chính phủ Nhật Bản đã hạn chế các khoản chi tiêu cho phúc lợi xã
hội, y tế, nhà ở…

Bộ máy hành chính cũng được chú ý giảm tới mức tối thiểu, số người phục vụ trong các
cơ quan Nhà nước và quân đội chỉ khoảng 1,3 triệu. Trong khi đó ở Pháp, dân số chỉ
bằng một nửa Nhật Bản nhưng con số này là 3 triệu người.

Có thể khẳng định rằng người Nhật Bản đã rất thành công trong việc huy động nguồn vốn
nội bộ cho phát triển kinh tế thời kỳ sau chiến tranh.

Tuy vậy, nguồn vốn từ bên ngoài cũng đóng vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế
Nhật, nhất là nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) chủ yếu được dành cho việc cải
tạo, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp nặng. Thời kỳ từ 1944-1955,
vốn đầu tư từ nước ngoài vào Nhật Bản là 230 triệu USD, và tăng lên trong thời kỳ 1956-
1973 với 24 tỷ USD, trong đó vay trực tiếp và tiếp nhận đầu tư cổ phiếu nước ngoài
chiếm 89%. Các nguồn tín dụng của nước ngoài, tín dụng Mỹ giữ vai trò quan trọng
thông qua các tổ chức như Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Mỹ, Ngân hàng Phát triển Quốc
tế, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),…

21
Trong thời kỳ sau chiến tranh, Nhật Bản không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên
ngoài. Chính phủ giao cho Bộ Tài chính quản lý và kiểm soát rất chặt chẽ việc sử dụng
các nguồn vốn đó. Đầu tư trực tiếp chỉ được khuyến khích cho mục tiêu tìm kiếm công
nghệ và bí quyết sản xuất.

+ Sử dụng vốn

Nhật Bản được coi là một nước sử dụng vốn có hiệu quả.

Ở Nhật Bản nhiều ngân hàng thương mại chấp nhận cho vay tới 95% tổng số vốn. Biện
pháp mạo hiểm này đã tạo điều kiện tăng nhanh số vốn chuyển vào sản xuất kinh doanh.

Trong sử dụng vốn, Nhật Bản trước hết tập trung vào những ngành sản xuất lớn, hiện
đại và có hiệu quả cao. Quá trình tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra rất nhanh chóng, đạt
trình độ và quy mô quốc tế. Năm 1969, ở Nhật Bản có hơn 10 công ty độc quyền với
doanh số trên 1 tỷ USD, một số công ty như Mitsubisi, Mitsui,… có doanh số khoảng 10
tỷ USD. Do đó, Nhật Bản đã có thêm những điều kiện thuận lợi để nhanh chóng áp dụng
khoa học - kỹ thuật hiện đại, hợp lý hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả của tư bản
đầu tư.

Về đầu tư trong nước, phần lớn số vốn được tập trung vào các ngành then chốt như
luyện kim, đóng tàu, chế tạo máy, hóa chất, điện tử và vi điện tử… Vốn đầu tư cũng được
tập trung vào đổi mới thiết bị sản xuất. Sau hơn 20 năm, Nhật Bản hầu như đã đổi mới
toàn bộ tư bản cố định. Trong một số ngành như chế tạo máy, luyện kim, đóng tàu biển,
điện tử… trình độ trang bị kỹ thuật vào loại cao nhất thế giới.

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một số công ty của Nhật Bản đã chú ý
tới việc đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, trong thập kỷ 50 và nửa đầu thập kỷ 60, hoạt
động đầu tư nước ngoài còn chậm vì thiếu ngoại tệ và ít có nguồn tư bản dài hạn nước
ngoài. Ở giai đoạn đầu này, Nhật Bản chủ yếu đầu tư ở khu vực Đông Nam Á với những
kỹ nghệ sử dụng nhiều lao động, thích hợp với trình độ của các nước này. Từ nửa cuối
thập kỷ 60, Nhật Bản đã chú ý nhiều hơn vào đầu tư khai thác tài nguyên, đồng thời đa
dạng hóa khu vực đầu tư. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh qua các năm. Nếu
vào thời kỳ 1955-1957, mức bình quân là 50 triệu USD thì đến thời kỳ 1963-1965 lên
130 triệu USD và năm 1970 lên tới 900 triệu USD.

Năm 1973, tổng số vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản đạt khoảng 19,3 tỷ
USD. Mặt khác, cơ cấu đầu tư theo khu vực cũng thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng đầu
tư vào Mỹ và châu Âu, giảm tỷ trọng đầu tư vào Trung và Nam Mỹ (Mỹ: 26,4%, châu
Âu: 26,1%, châu Á: 23%, Trung và Nam Mỹ: 13%). Có thể nói đầu tư nước ngoài là một

22
yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế trong nước, tăng vị thế và sức
cạnh tranh của các công ty của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới.

Nhật Bản đã nhanh chóng xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên kỹ thuật công
nghệ hiện đại. Tới đầu thập kỷ 70, sức cạnh tranh và vị thế của các công ty của Nhật Bản
đã tăng lên nhanh chóng. Nhật Bản đã đuổi kịp trình độ phát triển kinh tế của các nước tư
bản phát triển.

(3) Tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học-kỹ thuật.
Khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Nhật Bản là một nước lạc hậu so với các nước tư
bản phát triển khác. Nhưng cũng ngay trong những năm khó khăn đó, Nhật Bản đã giành
một số vốn lớn cho việc nghiên cứu, phát triển khoa học-kỹ thuật.

Chi phí nghiên cứu phát triển của Nhật Bản năm 1955 còn ở mức 40,1 tỷ yên (0,84% thu
nhập quốc dân) đã tăng lên nhanh chóng đạt gần 1.200 tỷ yên vào năm 1970 (1,96% thu
nhập quốc dân). Năm 1955, ở Nhật Bản chỉ có 1.445 phòng thí nghiệm tham gia nghiên
cứu khoa học - kỹ thuật thì năm 1970 đã tăng lên đến 12.594, gấp 9 lần trong 15 năm.
Ngoài ra, các công ty, các trường đại học cũng tham gia tích cực vào việc nghiên cứu và
đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật. Nhật Bản đã phát huy được sức mạnh của cả khu vực
Nhà nước và khu vực tư nhân trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo khoa học - kỹ thuật.
Năm 1970, ở Nhật Bản có tới 419.000 các nhà khoa học và các chuyên gia khoa học - kỹ
thuật. Song thành công hơn cả của người Nhật Bản vẫn là lĩnh vực khoa học ứng dụng.

Nhật Bản đã chú trọng ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới nhất của Âu-
Mỹ bằng cách nhập khẩu công nghệ, kỷ thuật, mua các phát minh sáng chế. Từ năm 1950
đến năm 1971, tổng số nhập khẩu kỹ thuật của Nhật là 15.289 vụ, gần 70% là của Mỹ,
hơn 10% của Tây Đức. Nhờ đó đã cải tạo căn bản tài sản cố định và góp phần nâng cao
năng suất lao động xã hội. Tốc độ tăng năng suất lao động trung bình hằng năm của Nhật
Bản thời kỳ 1955-1965 là 9,4%. Việc mua các phát minh cho phép Nhật Bản tiếp cận với
thành tựu mới nhất của khoa học - kỹ thuật. Tính đến năm 1968, tổng giá trị những phát
minh mà Nhật Bản mua của nước ngoài vào khoảng 6 tỷ USD. Để có những phát minh
đó, các nước khác phải tốn tới khoảng 120-130 tỷ USD, như vậy Nhật Bản đã tiết kiệm
được khoảng 100 tỷ USD, bằng 1/3 tổng tài sản cố định tích lũy trong thời gian này.

Bằng cách đi khôn ngoan, chỉ hơn 20 năm sau chiến tranh, nền khoa học-kỹ thuật của
Nhật Bản có bước phát triển nhảy vọt. Đến đầu những năm 1970, Nhật Bản đã đạt trình
độ cao về tự động hóa, trình độ sử dụng máy vi tính trong một số ngành sản xuất… Đó là
những nhân tố tác động rất mạnh đến tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến
tranh.

23
(4) Chú trọng vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước.
Sau Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện hàng loạt biện
pháp để đẩy mạnh tự do hóa nền kinh tế, kích thích kinh tế phát triển theo cơ chế thị
trường kết hợp với sự điều tiết của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô.
Nhà nước đã tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi cho tăng trưởng bằng hệ thống pháp luật
và khả năng duy trì trật tự xã hội bằng pháp luật và sự đầu tư trực tiếp vào kinh tế.

Từ năm 1955 đến 1973, Nhà nước đã thông qua 7 kế hoạch, đa số là kế hoạch 5 năm,
nhưng thời gian thực hiện trung bình là hai năm rưỡi vì các dự kiến kế hoạch đều thấp
hơn mức tăng trưởng thực tế. Các kế hoạch kinh tế đều có ba nội dung cơ bản: phương
hướng kinh tế-xã hội, phương hướng chính sách của Chính phủ nhằm thực hiện các mục
tiêu trên, những chỉ dẫn hoạt động cho các cơ sở kinh doanh, các ngành công nghiệp. Bộ
Công nghiệp và Thương mại quốc tế (MITI) và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) có vị trí quan
trọng trong việc phát huy vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế. Thông qua các
hệ thống này, các chính sách về tài chính, tiền tệ, đối ngoại… của Nhà nước được thực
thi có hiệu quả.

Vai trò nổi bật của Nhà nước thời kỳ này là cải cách hệ thống thuế để thúc đẩy tích lũy
vốn, thúc đẩy nhập khẩu kỷ thuật mới và khuyến khích xuất khẩu. Để khuyến khích tích
lũy cá nhân, Chính phủ đã không đánh thuế thu nhập có tính thuế lũy tiến cao như ở một
số nước khác. Thuế công ty ở mức thấp, các loại thuế trực thu tăng nhưng thuế gián thu
lại giảm. Do vậy thuế trong thu nhập quốc dân ở Nhật Bản thời kỳ này nhìn chung thấp
hơn các nước tư bản khác.

Nhà nước còn đóng vai trò hướng dẫn và kiểm tra hoạt động đầu tư cũng như việc hỗ trợ
về tài chính cho hoạt động đó. Nhà nước nắm khoảng 1/3 tổng số đầu tư tư bản cố định
trong nước. Đầu tư của Nhà nước thường tập trung vào cơ cấu hạ tầng, xây dựng các
ngành công nghiệp mới và nghiên cứu khoa học. Những ngành này đòi hỏi vốn đầu tư
lớn, chu chuyển chậm, lợi nhuận thấp nhưng hết sức quan trọng tạo tiền đề cho sự phát
triển lực lượng sản xuất xã hội.

Sự can thiệp và tham gia trực tiếp của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế đã có tác dụng
chống đỡ khủng hoảng, tạo ra những điều kiện cần thiết cho nền kinh tế tăng trưởng cao.

(5) Mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài
+ Mở rộng thị trường trong nước

24
Nhờ cải cách ruộng đất, hình thành chủ trang trại kinh doanh nhỏ đã mở rộng sản xuất,
cải tiến kỹ thuật, sử dụng máy móc công nghệ tiên tiến. Do đó, nông nghiệp nông thôn
tạo ra thị trường rộng lớn cho sản xuất phát triển.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các công ty luôn cố gắng giữ uy tín bằng việc đưa
ra thị trường những sản phẩm đảm bảo chất lượng. Trên thực tế, khoảng 80% sản phẩm
quốc dân của Nhật Bản là phục vụ cho thị trường nội địa. Vì vậy, phương châm của các
công ty Nhật Bản là hàng hóa dù bán ở thị trường nội địa hay nước ngoài đều phải có
chất lượng cao. Mặt khác, để bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ và thị trường nội địa,
Nhật Bản đã kết hợp khéo léo giữa chiến lược phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu
với chiến lược hướng về xuất khẩu. Lộ trình tự do hóa thương mại và hội nhập được thực
hiện một cách thận trọng, được quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Mở
rộng và đứng vững trên thị trường nội địa tạo tiền đề cho các công ty Nhật Bản vươn ra
chiếm lĩnh các thị trường nước ngoài.

Thời kỳ này, thị trường trong nước còn được mở rộng do sự gia tăng dân số, sự gia tăng
nhanh số người làm công ăn lương, tốc độ tăng thu nhập thực tế của người lao động… Do
đó đã làm tăng khối lượng tiêu dùng cá nhân ở trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
của Nhật Bản.

+ Mở rộng thị trường nước ngoài

Là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản phải phụ thuộc vào thị trường cung
cấp vật tư, nguyên liệu, năng lượng và thị trường tiêu thụ hàng hóa, do đó thị trường
nước ngoài được coi là điều kiện sống còn của nền kinh tế Nhật Bản.

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản đã tìm mọi cách để xâm nhập vào thị trường thế
giới như tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa nhờ giảm chi phí sản xuất và chú trọng chất
lượng sản phẩm, xây dựng đội ngũ thương nhân có năng lực, nhiều kinh nghiệm, thực
hiện chính sách đối ngoại linh hoạt,…

Đối với các nước đang phát triển, Nhật Bản dùng cách thâm nhập kinh tế, viện trợ, tăng
cường quan hệ mậu dịch thương mại,… được sử dụng một cách rộng rãi.

Đối với các nước châu Á, Nhật Bản còn sử dụng các chính sách như bồi thường chiến
tranh, xây dựng khu vực thịnh vượng chung,… nhằm thâm nhập sâu vào thị trường các
nước này. Từ những năm 70, Nhật Bản đã dẫn đầu các nước tư bản về đầu tư và quan hệ
mậu dịch với nhiều nước và lãnh thổ Đông và Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia,
Hồng Kong, Philippines, Đài Loan,…

25
Ngoài ra hàng hóa Nhật Bản còn thâm nhập và cạnh tranh gay gắt với các nước tư bản
phát triển ngay trên thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ và các khu vực khác. Từ năm 1965 trở đi,
Nhật Bản thường xuyên là nước xuất siêu. Điều đó đã giúp cải thiện căn bản cán cân
thanh toán của Nhật Bản. Có thể thấy rằng ngoại thương nói riêng và kinh tế đối ngoại
nói chung là một nhân tố quan trọng đem lại sự thành công của người Nhật thời kỳ sau
chiến tranh. Vì vậy, có nhà nghiên cứu đã cho rằng ngoại thương chính là “nhịp thở” của
nền kinh tế Nhật Bản.

(6) Kết hợp khéo léo cấu trúc kinh tế hai tầng
Cấu trúc kinh tế hai tầng là đặc điểm nổi bật của Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai. Đó là sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực kinh tế hiện đại và khu vực
truyền thống.

+ Khu vực kinh tế hiện đại: bao gồm các công ty lớn với kỹ thuật công nghệ tiên tiến,
lượng vốn đầu tư lớn, sử dụng lao động suốt đời, tiền lương cao theo thâm niên, điều kiện
làm việc tốt.

+ Khu vực truyền thống: chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, sử dụng kỹ thuật công nghệ
lạc hậu, lao động hợp đồng hoặc theo thời vụ, tiền lương và điều kiện làm việc thấp kém.
Ở Nhật Bản thời kỳ này số doanh nghiệp sử dụng dưới 100 công nhân chiếm 99% tổng số
xí nghiệp và 76% tổng số công nhân. Các doanh nghiệp nhỏ thường là các cơ sở gia công
phụ tùng máy móc hoặc nhận thầu khoán cho các công ty lớn, đồng thời nhận sự giúp đỡ
về vốn, kỹ thuật công nghệ từ các công ty lớn. Nhiều doanh nghiệp nhỏ trở thành vệ tinh
của một công ty lớn. Khi nền kinh tế lâm vào khó khăn, khu vực truyền thống sẽ trở
thành những bước đệm cho khu vực hiện đại. Với cấu trúc kinh tế hai tầng, nguồn lao
động dư thừa và công nghệ lạc hậu thời kỳ sau chiến tranh được sự dụng hợp lý và có
hiệu quả.

(7) Đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và các nước khác
Sau 3 năm chiếm đóng và kiểm soát Nhật Bản, tháng 10/1948 Mỹ chuyển giao quyền
quản lý kinh tế - xã hội cho Chính phủ Nhật Bản. Bắt đầu từ đây mối quan hệ kinh tế Mỹ
- Nhật đã phục hồi và phát triển nhanh chóng. Việc thực hiện đường lối kinh tế của
Joseph Dodge đã giúp Nhật Bản ổn định nền tài chính tiền tệ. Sau khi hiệp ước hòa bình
San Francisco được ký kết năm 1951, Nhật Bản và Mỹ trở thành bạn hàng của nhau.
Trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam, Chính phủ Mỹ đã có hàng loạt đơn
đặt hàng với các công ty của Nhật Bản về vũ khí, khí tài và các đồ quân dụng khác.
Trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến 1969, Nhật Bản đã thu được 10,2 tỷ USD do
đơn đặt hàng của Mỹ. Trong cơ cấu ngoại thương của Nhật Bản thời kỳ này có tới 34%
tổng giá trị hàng xuất khẩu sang Mỹ và 30% giá trị hàng nhập của Nhật là từ thị trường
26
Mỹ. Có thể nói nhu cầu về hàng hóa của Mỹ cho các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và
Việt Nam gọi là hai “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản.

Ngoài ra, một số nhân tố khác cũng có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế Nhật
Bản thời kỳ này như: xu thế hội nhập quốc tế, hợp tác và nhất thể hóa kinh tế tư bản chủ
nghĩa, xu thế hòa hoãn và hợp tác của các công ty độc quyền quốc tế,… Năm 1955, Nhật
Bản xin gia nhập hiệp định chung thuế quan và mậu dịch (GATT), tháng 4/1964 trở thành
thành viên của IMF và OECD. Đó là những cơ hội để các công ty Nhật Bản mở rộng thị
trường, tăng cường tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế.

c. Hạn chế.
Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn phát triển nhanh chóng này, nền kinh tế Nhật Bản đã
phải đối mặt với những mâu thuẫn kinh tế - xã hội gay gắt. Như:

+ Sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng kinh tế, giữa khả năng sản xuất hiện đại với
cơ sở hạ tầng lạc hậu, giữa tài chính và tín dụng, giữa tiềm lực của công nghiệp và nông
nghiệp. Phần lớn công nghiệp tập trung ở vùng phía Đông nước Nhật. Riêng ba trung tâm
công nghiệp là Tokyo - Osaka - Nayoga chỉ chiếm 1,25% diện tích cả nước nhưng tập
trung tới 60 triệu dân và hơn 50% sản lượng công nghiệp. Trong khi đó các vùng phía
Tây còn trong tình trạng lạc hậu.

Nhiều nhà kinh tế phương Tây nhận xét rằng có hai nước Nhật: nước Nhật rất hiện đại và
nước Nhật cũ “khuất sau bóng núi”. Nông nghiệp lạc hậu so với công nghiệp, trong nông
nghiệp, sản xuất nhỏ vẫn chiếm ưu thế. Năm 1968, số hộ nông dân có dưới 2 ha chiếm
68% tổng số hộ. Nông nghiệp vẫn chưa đảm bảo được nhu cầu trong nước. Mặc dù nền
sản xuất công nghiệp đã đạt đến trình độ cao nhưng cơ sở hạ tầng ở Nhật Bản vẫn bị coi
là loại lạc hậu trong các nước tư bản phát triển khác.

+ Là một nền kinh tế bấp bênh, không ổn định về thị trường và nguồn nguyên liệu. Sự
phát triển của nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào bên ngoài cả về thị trường tiêu
thụ hàng hóa và nguồn cung cấp nguyên liệu. Sự biến động của thị trường quốc tế, cũng
như cạnh tranh gay gắt của Mỹ và Tây Âu có ảnh hưởng nghiêm trọng, hạn chế tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản.

+ Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt do các công ty mãi chạy theo lợi nhuận nên đã hạn
chế những chi phí cho phúc lợi xã hội, duy trì mức sống thấp hơn so với các nước tư bản
phát triển, vấn đề nhà ở, tai nạn giao thông trầm trọng…

+ Do chạy theo tốc độ tăng trưởng cao, vấn đề môi trường không được chú ý đúng mức.
Kết quả là cuối thập kỉ 60 đầu thập kỉ 70, môi trường bị xuống cấp nhanh chóng, một số

27
vùng công nghiệp bị ô nhiễm nặng nề. Đó là mặt trái, là cái giá phải trả cho sự tăng
trưởng “thần kì” của Nhật Bản thời kì 1951-1973.

d. Thành quả phát triển

(1) Mức sống người dân cao lên.


(2) Cán cân thanh toán chuyển sang xuất siêu và Nhật bước sang thời đại xuất khẩu tư
bản ròng từ năm 1967.
(3) Trở thành cường quốc kinh tế số 3 thế giới vào năm 1968. Chiếm lĩnh vị trí mạnh
trên thế giới về các ngành công nghiệp chủ yếu. Xác lập vị trí và thanh danh trong
các sản phẩm công nghiệp cao như: đồ điện, xe máy.
(4) Tổ chức Olympic tại Tokyo năm 1964, gia nhập IMF, OECD, GATT, khai trương
Shinkansen năm 1964.

6. Giai đoạn trở thành cường quốc kinh tế (1973-1991)

Đối phó thành công và trào lưu công nghiệp hóa đuổi theo từ châu Á, qua 2 cuộc khủng
hoảng năng lượng và đồng yên lên giá đột ngột. Địa vị quốc tế tăng nhanh.

a. Công nghiệp hóa đuổi theo từ châu Á

Yếu tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu. Cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chuyển từ công nghiệp
nhẹ sang công nghiệp nặng và các ngành có hàm lượng công nghệ cao. Trong giai đoạn
này Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan bắt đầu phát triển mạnh về công nghiệp. Do đó,
Nhật Bản phải phát triển cao hơn.

b. Hai cuộc khủng hoảng năng lượng và đối phó của Nhật

Cao độ hóa nền công nghiệp chuyển từ dày dài nặng to (ví dụ: thép, đóng tàu) sang mỏng
ngắn nhẹ nhỏ (ví dụ: tivi). Tiết giảm năng lượng trong ngành sản phẩm trung gian.

(cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973, và cuộc cách mạng Iran 1979 ảnh hưởng đến
năng lượng Nhật Bản)

c. Đồng yên lên giá và cuộc cạnh tranh mới.

Bối cảnh của cú shock đồng yên. Đối sách: Đầu tư nước ngoài; giảm phí tổn sản xuất
bằng việc dùng nguyên liệu và linh kiện, bộ phận nhập nhiều hơn, cao độ hóa sản phẩm,
tăng sản phẩm bán được giá cao hơn. Kết quả là Nhật đã tăng sản xuất và xuất khẩu nhiều
mặt hàng mới, có kỹ thuật cao hơn.

(Nhật Bản đã thành công trong giai đoạn phát triển thần kỳ, Mỹ và Nhật khó khăn; sau
khủng hoảng năng lượng, giới tiêu thụ của Mỹ không dùng những xe lớn mà chỉ mua xe

28
hơi nhỏ của Nhật. Nhật nhập siêu nhiều. Mỹ ép giá đồng yên -> cạnh tranh hàng hóa Mỹ
-> xuất khẩu khó khăn).

d. Địa vị quốc tế của Nhật

Tốc độ phát triển chậm lại nhưng vẫn rất cao so với thế giới. Trở thành nước xuất khẩu tư
bản bậc nhất thế giới, có tài sản ròng lớn nhất thế giới. Ảnh hưởng viện trợ lớn của Nhật
trong các hoạt động kinh tế thế giới.

7. Thời kỳ suy thoái từ 1992 và chính sách phục hồi hiện nay của Thủ tướng Abe

(1) Một số diễn tiến trong nửa sau của giai đoạn trước trở thành nguyên nhân của giai
đoạn suy thoái từ năm 1992: để đối phó với sự tăng giá nhanh của đồng yên từ cuối năm
1985, chính sách tiền tệ được áp dụng liên tục nhưng triển khai trong thời gian ngắn
(giảm lãi suất 5 lần trong năm 1986 và tăng 4 lần trong năm 1989). Lần trước làm cho giá
chứng khoán, giá đất tăng đột ngột, tạo nên nền kinh tế bong bong, lần sau làm bong
bong vỡ.

Mặt khác, trong xu thế tự do hóa trên thế giới, phạm vi hoạt động ngân hàng được mở
rộng từ năm 1984, kết quả là họ đầu tư mạnh vào nhà đất, chứng khoán và cho vay để đầu
tư vào các lĩnh vực này. Nền kinh tế bong bong vỡ gây nên vấn đề nợ xấu, không đòi lại
được, làm cho ngân hàng không có khả năng cho vay để đầu tư, làm kinh tế đình trệ.

(2) Đồng yên lên giá mạnh thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
đặc biệt là sang châu Á. Thêm vào đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc từ thập niên 1990.
Nhật mạnh về công nghiệp nhưng với tình hình này, kinh tế chuyển dịch nhanh sang dịch
vụ là ngành tương đối có sực cạnh tranh kém.

(3) Một số vấn đề có tính cơ cấu của một nền kinh tế đã phát triển như hiện tượng cơ cấu
dân số già cũng làm giảm tiềm năng phát triển. khuyến khích nữ giới phát triển nghề
nghiệp, tạo điều kiện để nữ giới được làm việc lâu hơn, khuyến khích sinh con.

(4) Chính sách kinh tế của Abe Shinzo (Abenomics) từ đầu năm 2013 (tăng lượng cung
tiền [hay nói cách khác đưa tiền ra thị trường] để điều chỉnh giá trị đồng yên, khắc phục
giảm phát [vật giám giảm xuống số âm], khuyến khích đầu tư) đang cải thiện một số mặt
của nền kinh tế (giá chứng khoán tăng, số người thất nghiệp giảm, sản xuất bắt đầu hồi
phục). Sau thắng lợi cuộc tổng tuyển cử (14/12/2014), chính sách của Abe sẽ được triển
khai mạnh mẽ trong những năm sau đó.

Chính sách Abenomics đang bước vào phiên bản 2.0 với ba mục tiêu mới song cả hai
phiên bản 1.0 và 2.0 tính đến thời điểm hiện tại đều chưa mang lại nhiều kết quả.

29
- Abenomics 1.0 hướng tới mục tiêu: chính sách tăng trưởng kinh tế sâu rộng, chính
sách tiền tệ nới lỏng và chính sách thúc đẩy chi tiêu công.

- Abenomics 2.0 tập trung vào ba mũi tên: tăng trưởng kinh tế (thêm khoảng 20%
GDP), tăng cường các biện pháp hỗ trợ nuôi và sinh con, cải thiện an sinh xã hội.

Tuy nhiên, những mũi tên này đều đang đi chệch hướng, khi nền kinh tế Nhật Bản chưa
có dấu hiệu cải thiện.

Thứ nhất, tăng trưởng GDP chỉ dao động xung quanh mốc 0-0,6% trong suốt giai đoạn
2009-2015. Mục tiêu lạm phát Nhật là 2%, nhưng năm 2016 lạm phát chưa thể vượt mức
0,5%. Cải cách trên thị trường lao động chưa hiệu quả, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn rất thấp
và các doanh nghiệp không thể tuyển dụng đủ nhân công.

Thứ hai, chính sách tài khóa linh hoạt của Nhật chỉ mang lại kết quả trong ngắn hạn. Các
gói kích thích kinh tế của Chính phủ Nhật đưa ra:

i) Ngày 01/4/2016, Quốc hội Nhật Bản phê chuẩn một khoảng ngân sách khổng lồ trị giá
852 tỷ USD trong năm 2016 nhằm giải quyết vấn đề già hóa dân số và gia tăng tỷ lệ sinh.

ii) Ngày 02/8/2016, Thủ tướng Abe tiếp tục thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 28,1
nghìn tỷ JPY (tương đương 276 tỷ USD) trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng và chấm dứt
tình trạng giảm phát, trong đó khoảng 13,6 nghìn tỷ JPY dành cho giải pháp tài chính
(chi tiêu công mới, cho vay đầu tư tài chính giá ưu đãi). Cụ thể, phân bổ 13,6 nghìn tỷ
JPY như sau:

+ Mục tiêu nhân khẩu học 3,4 nghìn tỷ JPY

+ Cơ sở hạ tầng 6,2 nghìn tỷ JPY

+ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hậu Brexit 1,3 nghìn tỷ JPY

+ Khắc phục hậu quả thiên tai 2,7 nghìn tỷ JPY

iii) Ngày 22/12/2016, Thủ tướng Abe lại tiếp tục thông qua gói ngân sách kỷ lục trị giá
97,5 nghìn tỷ JPY (tương đương 830 tỷ USD) nhằm phục hồi tăng trưởng kinh tế và củng
cố hệ thống tài chính.

Thứ ba, chính sách tiền tệ mở rộng phản tác dụng, cụ thể:

i) Chính sách giảm lãi suất: từ tháng 2/2016, Chính phủ Nhật Bản lần đầu tiên ấn định lãi
suất âm đối với một số định chế tài chính gửi tiền tại BoJ (Bank of Japan-Ngân hàng TW

30
Nhật Bản) với mục tiêu kích thích các ngân hàng thương mại cho vay và đẩy thêm tiền
vào lưu thông.

Cuộc họp ngày 16/6/2016, BoJ vẫn quyết định giữ nguyên mức lãi suất (âm) -0,1% và để
lãi suất cho vay trên thị trường tiến sát về 0% nhằm kích cầu nội địa. Tuy nhiên, chính
sách lãi suất âm của BoJ không những không kích thích cho vay và tiêu dùng trong nước
mà còn khiến chỉ số giá tiêu dung giảm mạnh, lạm phát ở mức thấp, thậm chí nền kinh tế
còn phải đối mặt với nguy cơ giảm phát.

ii) BoJ tiến hành mua trái phiếu chính phủ và các tài sản rủi ro. Việc BoJ mua trái phiếu
chính phủ đã cho thấy tín hiệu một nền kinh tế bất ổn. Ngày 21/9/2016 BoJ đã đưa ra
nhóm các chính sách tiền tệ mới nhằm mục tiêu đưa kinh tế Nhật thoát khỏi giảm phát và
tiến tới lạm phát 2%. Gói chính sách này là bước chuyển từ chính sách mở rộng tiền tệ
sang chính sách kiểm soát tiền tệ, đây coi như một công cụ chống giảm phát. Chính sách
kiểm soát này bao gồm:

+ Tiếp tục duy trì lãi suất của các định chế tài chính -0,1% và có thể cắt giảm thêm nếu
cần.

+ Giữ lãi suất đối với trái phiếu chính phủ 10 năm ở mức 0%, đồng thời tiếp tục mua
trái phiếu chính phủ dài hạn 80 nghìn tỷ JPY mỗi năm.

Bảng: Chỉ số CPI từ tháng 01-10/2016 của Nhật Bản

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tất cả các mặt hàng -0,1 0,2 0 -0,3 -0,5 -0,4 -0,4 -0,5 -0,5 0,1
Ngoại trừ thực phẩm -0,1 0 -0,3 -0,4 -0,4 -0,4 -0,5 -0,5 -0,5 -0,4
Ngoại trừ thực phẩm,
0,6 0,6 0,6 0,5 0,5 0,5 0,3 0,2 0 0,2
đồ uống, năng lượng
Nguồn: Statistics Japan, 2017

31
Chương 3:

Năng lực xã hội và phát triển kinh tế của Nhật Bản

1. Năng lực xã hội.

a. Lý thuyết về lợi ích của nước đi sau.

Vận dụng các chính sách, công nghệ,… của các nước đi trước phát triển cao hơn. Như
vậy, chỉ có Nhật Bản mới theo kịp các nước đi trước, các nước nào có điều kiện đủ mới
phát triển.

Năng lực xã hội tăng khả năng rút ngắn khoảng cách phát triển và làm thành công chiến
lược đuổi bắt công nghiệp hóa.

b. Các yếu tố cấu thành năng lực xã hội.

Tố chất cần thiết của mỗi thành tố và cơ chế nối kết các thành tố đó.

- Chính trị gia: tinh thần dân tộc, yêu nước, tất cả vì phát triển, tạo cơ hội bình đẳng để
động viên toàn dân, trọng dụng nhân tài.

- Quan chức: năng lực điều hành, quản lý, lập chính sách, phẩm chất đạo đức.

- Nhà kinh doanh: tinh thần doanh nghiệp, cống hiến hết mình cho công ty.

+ Mạo hiểm: sẵn sàn đầu tư lớn, không sợ rủi ro nhưng có tính toán đồng thời phải
nắm bắt cơ hội.

+ Đạo đức kinh doanh.

- Nguồn nhân lực (lao động, chuyên viên, trí thức,…): trình độ giáo dục, cơ chế đào tạo.

2. Năng lực xã hội của Nhật Bản.

a. Nhận xét chung.

Tinh thần dân tộc, yêu nước, ý thức trách nhiệm của mọi tầng lớp (lãnh đạo chính trị,
quan chức, lãnh đạo doanh nghiệp) quyết theo kịp phương Tây (thời Minh Trị), quyết
vươn lên sau đổ nát của chiến tranh (từ sau 1945).

b. Cơ chế làm tăng năng lực xã hội.

(1) Phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo không ngừng tăng chất lượng lao động.

32
(2) Phương thức quản lý kiểu Nhật và đào tạo trong công ty thích hợp với giai đoạn du
nhập công nghệ trong chiến lược công nghiệp hóa.

(3) Cơ chế, xã hội làm phát huy tinh thần doanh nghiệp.

(4) Thi tuyển nghiêm túc và đào tạo quan chức.

(5) Vai trò của các hội đồng tư vấn.

3. Quan chức nhà nước và phát triển kinh tế.

Đánh giá chung của thế giới và của dư luận Nhật về năng lực ưu tú của quan chức nhà
nước Nhật.

- Cơ chế tuyển chọn: nghiêm túc, cạnh tranh gay gắt.

- Cơ chế đào tạo: nâng cao năng lực và cập nhật hóa kiến thức nghiệp vụ, kiến thức về
chính trị, kinh tế trong nước và quốc tế.

- Chế độ thuyên chuyển công tác giúp quan chức có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực và
tránh gây đặc quyền tại một nhiệm sở.

- Vấn đề đạo đức của quan chức.

4. Tinh thần doanh nghiệp được phát huy như thế nào.

(a) Thế nào là tinh thần doanh nghiệp? Nỗ lực tiềm kiếm công nghệ mới, thị trường mới,
tích cực đầu tư, không sợ rủi ro. Mưu tìm lợi nhuận (profit seeking) [xã hội phát triển
mạnh thì tôn trọng chính đáng], không mưu tìm đặc lợi (rent seeking) [những doanh
nghiệp không làm gì mà có đặc lợi]. Chú trọng đạo đức trong kinh doanh.

(b) Cơ chế, chính sách, hoàn cảnh xã hội để nuôi dưỡng tinh thần doanh nghiệp: tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích, tôn vinh những nhà doanh nghiệp thành
công.

(c) Tinh thần doanh nghiệp thời Minh Trị Duy Tân: ảnh hưởng của sĩ phu yêu nước.

(d) Tinh thần doanh nghiệp thời hậu chiến Nhật: những người sang lập Sony làm thay đổi
hình ảnh Nhật Bản trên thế giới [ban đầu chỉ muốn giúp đỡ cho đất nước -> công nghiệp
hóa -> giàu có].

33
Chương 4: Tích lũy vốn trong qúa trình phát triển kinh tế

1. Phương pháp tiếp cận vấn đề.

a. Tích lũy vốn và phát triển kinh tế.

Đầu tư (I) và vốn (K)

Tiết kiệm (S) và đầu tư

Chênh lệch I – S được giải quyết bằng vốn nước ngoài

Tiết kiệm và đầu tư của 3 bộ phận: cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ

b. Vấn đề cơ bản là gì?

Tăng tiết kiệm để tránh phụ thuộc quá cao vào tư bản nước ngoài.

Hiệu suất hóa vốn đầu tư để tăng trưởng nhanh.

Trong nền kinh tế thị trường tiết kiệm cá nhân và đầu tư tư nhân đóng vai trò chính.

Nhật Bản, trong giai đoạn đầu thập niên năm 1950 đến đầu thập niên 1990 gọi là giai
đoạn phát triển thần kỳ và trở thành cường quốc kinh tế -> lý giải cho vấn đề trên.

2. Tại sao người Nhật tiết kiệm ở mức cao.

- Giả thuyết về thu nhập thường xuyên: tiền thưởng, lợi tức chia thêm (cho người có cổ
phần, người có bảo hiểm) chiếm tỷ lệ lớn trong tiền lương.

- Giả thuyết về tập quán chi tiêu :

+ Phương thức sản xuất phương Tây và tập quán chi tiêu phương Đông.

+ Triết lý tiên ưu hậu lạc. “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”


(lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Trích trong quan phụ mẫu,
Phạm Trọng Yêm.

- Giả thuyết về chế độ phúc lợi xã hội: sự bất an về cuộc sống khi già, phí tổn về giáo
dục, phí tổn mua nhà.

- Các yếu tố cơ chế và chính sách: tiết kiệm bưu điện, chính sách khuyến khích bằng thuế
và vận động tiết kiệm.

- Nỗ lực của các cơ quan tiền tệ: thái độ, nỗ lực ngân hàng,…

34
3. Chủ thể đầu tư và hiệu suất hóa vốn đầu tư.

a. Thể chế cung cấp vốn:

Sự phân công giữa các loại hình cơ quan tiền tệ.

+ Tư nhân: ngân hàng thương mại (từ năm 1876), ngân hàng vốn dài hạng (từ năm 1902),
ngân hàng cho xí nghiệp nhỏ và vừa (từ năm 1951),…

+ Chính phủ: chủ yếu cung cấp vốn cho những dự án hạ tầng, xí nghiệp nhỏ, những
ngành suy thoái cần chuyển hướng. Hệ thống tiết kiệm bưu điện, Japan Development
Bank (năm 1951), quỹ tiền tệ cho xí nghiệp nhỏ và vừa, Export Import Bank (năm 1951),

b. Đầu tư chính phủ và đầu tư tư nhân.

Đầu tư Chính phủ chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Đầu tư trực tiếp sản xuất
của chính phủ chỉ đáng kể trong thời Minh Trị duy tân.

Đầu tư của khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn gia tăng, còn đầu tư
Chính phủ đóng vai trò trong giai đoạn sụt giảm.

Trong giai đoạn đầu tư tư nhân lần đầu tiên diễn ra thời kỳ chiến tranh thế giới thứ I; lần
thứ hai cuối thập kỷ 30; và lần thứ ba vào thời kỳ tăng trưởng hậu chiến tranh, khoảng
thập kỷ 60. Mức độ đầu tư cao diễn ra trong thời gian hơn một chu kỳ kinh doanh (chẳng
hạn như chu kỳ Juglar kéo dài 7 năm [Chu kỳ Juglar là chu kỳ đầu tư cố định khoảng 7
tới 11 năm được Clément Juglar nhận dạng năm 1862. Trong chu kỳ Juglar người ta có
thể quan sát các dao động của các khoản đầu tư vào vốn cố định và không chỉ các thay
đổi trong mức sử dụng vốn cố định] gọi là “sự bùng nổ”.

Bảng: Tỷ lệ % giữa đầu tư tư nhân với đầu tư của Chính phủ

Năm Tư nhân Chính phủ Ghi chú


1887 (T) 78,6 21,4 T: điểm đáy
1894 (P) 76,6 23,4 P: điểm đỉnh
1901 (T) 64,0 36,0
1918 (P) 79,8 20,2
1932 (T) 58,8 41,2
1938 (P) 79,1 20,9
Nguồn: Kazushi Ohkawa và Hirohisa Kohama, Kinh nghiệm công nghiệp hóa của Nhật
Bản và sự thích dụng của nó đối với các nền kinh tế đang phát triển, tr.349, Nxb. Khoa
học xã hội - 2004.

35
c. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp và các hình thái huy động vốn.

- Vốn gián tiếp

- Thể chế ngân hàng.

+ Có tỷ lệ cao nhất trong các ngân hàng cho xí nghiệp đó vay.

+ Có phương châm giữ gìn quan hệ lâu dài với xí nghiệp.

+ Có cổ phần trong xí nghiệp.

+ Có quan hệ kinh doanh khác như: cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán,…

Vai trò: thu thập thông tin về xí nghiệp đi vay với phí tổn thấp và theo sát hoạt động của
xí nghiệp nên dễ tránh rủi ro, hợp tác với xí nghiệp, giúp cải cách hoạt động kinh doanh,
chia sẻ rủi ro và áp dụng lãi suất linh hoạt tùy theo tình trạng kinh doanh của doanh
nghiệp.

Trong quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản, ngân hàng là nơi qui tụ nhân tài, giỏi tri thức
nghiệp vụ để đánh giá các dự án đầu tư. Họ còn giỏi quản lý và tổ chức doanh nghiệp nói
chung để nếu cần giúp các công ty cải tiến hoạt động kinh doanh.

36
Chương 5: Nội lực và ngoại lực: Vai trò của tư bản và công nghệ nước ngoài

1. Các nguồn lực phát triển

Nguồn lực (Resouree) là toàn bộ những yếu tố trong và ngoài nước đã, đang và sẽ tham
gia vào quá trình thúc đẩy, phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.

Hay nói cách khác, nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn, thị trường,... ở cả
trong và ngoài nước có thể khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một
quốc gia.

Đối với quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản luôn dựa vào nguồn lực của mình như:
vốn (K), lao động (L), đất đai/tài nguyên (R) và khoa học công nghệ (T); nguồn lực kinh
doanh (M: nhà quản lý): tài sản, nhà máy, nhân sự,.. T theo nghĩa rộng có thể gồm cả M.

Nội lực là gì? theo nghĩa rộng có thể bao gồm cả hệ thống xã hội, gồm: thể chế, văn hóa
ở thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở kinh tế (liên quan đến chất lượng và sự kết hợp
của K, L, R, T và M), năng lực xã hội.

Ngoại lực? theo nghĩa hẹp bao gồm: K, T và M

1.1. Vị trí địa lý

Nhật Bản là một quốc đảo, diện tích 372.313 Km 2. Dân số Nhật Bản 127 triệu
người (năm 2016), GDP/người theo danh nghĩa năm 2016 là 38.895 USD. Nhật Bản nằm
trên Thái Bình Dương, phía Đông Bắc châu Á, chiều dài bắc nam 3.500 km.
Nhật Bản gồm 4 hòn đảo lớn: Hôcaiđô, Hônsu, Kiuxiu, Xicôcư và khoảng 1.000
đảo nhỏ, bờ biển dài 29.750 km, nằm trên đường giao thông quốc tế, thuận lợi cho việc
phát triển giao thông đường biển và đánh cá.
Địa hình đồi núi chiếm 80% diện tích. Nằm trong vùng không ổn định của vỏ trái
đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của sóng thần, núi lửa, động đất. Mỗi năm, trung bình
Nhật Bản phải chịu 1.000 trận động đất. Năm 1924 ở Tokyo, năm 1993 ở thành phố Kobe
và đặc biệt ngày 11/3/2011.
1.2. Vốn đầu tư

a. Vốn trong nước (theo mục 1 của chương 4: tích lũy vốn và phát triển kinh tế)

Sau chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, vào năm 1951-1952 chính phủ đề ra chính sách
sách cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình tích lũy vốn.

37
- Hướng vào việc thu hút tiền vốn quốc gia đưa vào sản xuất. Ví dụ: Ngân hàng cấp vốn
cho các ngành công nghiệp chủ chốt.

- Cải cách thuế. Như, chế độ lũy tiến đối với các công ty kinh doanh đã được thông qua,
nhấn mạnh biện pháp đánh thuế ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư vào đổi mới máy móc
thiết bị và làm hàng xuất khẩu.

- Thực hiện chế độ phân phối ngoại tệ có trọng điểm. Ví dụ như: hàng quý chính phủ đưa
ra một ngân sách nhập khẩu trong đó ngoại tệ được phân phối cho nột số vật tư cần nhập
khẩu.

- Khuyến khích nhập khẩu kỹ thuật. Nhờ chính sách này việc nhập khẩu kỹ thuật thông
qua hợp tác công ty nước ngoài đã tăng nhanh, do đó Nhật Bản đổi mới nhanh công nghệ
sản xuất của mình.

b. Nguồn vốn nước ngoài


* Thu hút vốn FDI vào Nhật Bản.
Trên thực tế, nguồn vốn FDI đầu tư vào thị trường Nhật Bản vẫn rất hạn chế. Điều
đó được lý giải bởi hai nhân tố:
- Tài nguyên của Nhật Bản nghèo trong khi đó giá nhân công lao động lại cao.
- Vốn FDI không phải là điều mà Nhật Bản khuyến khích, tuy đã tự do hóa nhưng
bản thân các công ty Nhật vẫn tìm mọi cách để hạn chế sự xâm nhập của các công ty
nước ngoài vào thị trường trong nước.
Bảng: Dòng vốn FDI nước ngoài vào thị trường Nhật Bản
Đơn vị tính: tỷ Yên
Năm Đức Hà Lan Anh Mỹ Pháp
1992 16 27 34 172 22
1993 12 33 8 109 9
1994 54 54 13 164 7
1995 17 54 11 177 11
1996 48 80 41 239 11
1997 55 146 45 152 9
1998 34 128 37 808 17
1999 47 471 90 249 146
Nguồn: Facts and Figures 2001, p.78.
Vốn đầu tư FDI vào Nhật Bản tăng lên càng mạnh. Sự gia tăng mạnh nhất là từ năm
1998 đến nay gắn liền với cải cách theo hướng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính – tiền
38
tệ, tháng 7-1997 Nhật Bản đã công bố sửa đổi luật cho phép tự do hóa hoàn toàn giao
dịch ngoại hối.
Xét về lĩnh vực đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, dược phẩm và
gần đây là lĩnh vực tài chính và bảo hiểm. Hình thức đầu tư chủ yếu là dưới dạng cổ
phần.
* Vốn đầu tư của Nhật Bản ra nước ngoài.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) của Nhật
Bản ra nước ngoài khá ổn định trong giai đoạn trước năm 1985. Sau năm 1985, đồng Yên
đã lên giá mạnh làm các doanh nghiệp Nhật Bản mất dần lợi thế cạnh tranh quốc tế vì vậy
buộc phải chuyển mạnh cơ sở sản xuất ra nước ngoài. Điều này đã làm tăng vọt vốn FDI
của Nhật Bản trên phạm vị toàn cầu.
+ Thị trường đầu tư.
Nguồn vốn FDI của Nhật Bản chủ yếu tập trung ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á.
Bắc Mỹ (đặc biệt là Mỹ) là thị trường thu hút FDI lớn nhất của Nhật Bản. Nửa đầu những
năm 1990, FDI của Nhật Bản vào thị trường Bắc Mỹ chiếm trung bình 40-45%, sau đó
giảm mạnh vào những năm 1997-1998 và tiếp tục giảm trong những năm 2000-2001, do
sự giảm sút kinh tế trong khu vực, nhất là kinh tế Mỹ, làm giảm nhu cầu đầu tư của các
công ty Nhật Bản.
Bên cạnh xu hướng giảm sút FDI vào Bắc Mỹ, FDI của Nhật Bản vào EU chia hai
giai đoạn:
- Giai đoạn 1 đầu những năm 1990 mức FDI đầu tư vào EU giảm.
- Giai đoạn 2 nửa sau những năm 1990, FDI đầu tư vào EU có xu hướng tăng trở lại.
Châu Á vẫn là một thị trường giành được sự chú ý của các công ty Nhật Bản, cuối
những năm 1980 trở lại đây, hướng tập trung đầu tư vào thị trường Châu Á, nhất là Đông
Á. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, FDI của Nhật Bản đầu tư vào
Châu Á có xu hướng giảm.
Bảng: Phân bổ FDI của Nhật Bản theo vùng
Đơn vị tính: triệu USD
Năm Châu Đại Châu Phi và
Bắc Mỹ Châu Á EU Mỹ Latinh
Dương Trung Đông
1990 27.192 7.054 14.294 3.628 4.166 578
1991 18.823 5.936 9.371 3.337 3.278 837

39
1992 14.572 6.425 7.061 2.726 2.406 947
1993 15.287 6.637 7.940 3.370 2.035 756
1994 17.823 9.699 6.230 5.231 1.423 636
1995 22.761 12.264 8.470 3.877 2.795 527
1996 23.021 11.614 7.372 4.446 897 669
1997 21.389 12.181 11.024 6.336 2.058 803
1998 10.943 6.528 14.010 6.463 2.213 590
1999 24.770 7.162 25.804 7.437 894 628
2000 11.803 5.704 23.476 5.033 641 696
Nguồn: - Facts and Figures 1997, p.49.
- Facts and Figures 2001, p.77.
- Japan almanac 2002, p.93.
Như vậy chính sách cơ cấu thị trường đầu tư FDI của Nhật Bản ra nước ngoài trong
thập kỷ 1990, một mặt đầu tư vào Bắc Mỹ và EU, mặt khác có sự dịch chuyển dòn vốn
sang các nước Châu Á, nhất là Đông Á. Đầu tư vào Châu Á hiện nay trước hết là nhằm
mở rộng thị trường, tận dụng chi phí thấp và tạo thêm khách hàng mới.
+ Ngành đầu tư.
Nhật Bản có chính sách cơ cấu ngành nguồn vốn đầu tư trên phạm vi toàn cầu cũng
như phạm vi của mỗi khu vực.
Bảng : FDI phân bố theo lĩnh vực
Đơn vị tính: tỷ yên
Số TT Năm 1990 1995 1997 1998 1999 2000
Tổng vốn 8.352,7 4.956,8 6.622,9 5.216,9 7.439,0 5.369,0
1 Chế tạo 2.271,8 1.823,6 2.373,1 1.568,6 4.719,3 1.291,1
2. Phi chế tạo 5.964,2 3.039,5 4.179,3 3.602,5 2.696,8 4.050,2
3. Tài chính bảo hiểm 1.180,2 527,2 1.468,8 2.096,4 1.102,6 929,0
a. Châu Á 1.034,3 1.192,2 0 835,7 798,8 655,5
Chế tạo 449,6 781,4 0 473,2 489,2 404,8
Phi chế tạo 570,8 357,4 0 348,4 298,3 225,7
Tài chính bảo hiểm 94,3 73,8 0 54,8 86,3 50,2
b. Bắc Mỹ 3.995,8 2.239,4 0 1.401,1 2.762,9 1.356,2
Chế tạo 991,8 726,0 0 560,7 2.183,5 440,6
Phi chế tạo 2.997,8 1.489,2 0 840,4 579,3 914,3

40
Tài chính bảo hiểm 352,7 156,7 0 253,5 104,7 107,1
c. Trung và Nam Mỹ 528,9 374,1 0 0 0 578,3
Chế tạo 95,4 30,8 0 0 0 67,1
Phi chế tạo 433,4 343,3 0 0 0 522,2
Tài chính bảo hiểm 134,8 109,2 0 0 0 347,6
d. Châu Âu 2.097,5 828,1 0 1.793,7 2.878,2 2.697,4
Chế tạo 678,9 194,7 0 367,8 1.784,3 358,0
Phi chế tạo 1.336,7 626,8 0 1.409,3 1.129,2 2.337,9
Tài chính bảo hiểm 569,3 162,2 0 1.198,7 593,1 423,8
Nguồn: Japan in Figures 2002, p.37; và Japan Almanac 2002, p.93.
Theo bảng số liệu trên, sự chuyển hướng lĩnh vực đầu tư trong chủ trương chính
sách đối ngoại của Nhật Bản cho phù hợp với sự phát triển nền kinh tế toàn cầu.
1.3. Lao động

a. Giáo dục nghề ở Nhật Bản


Đây được coi là “mô hình Nhật Bản” về sự quan hệ giữa giáo dục và phát triển kinh
tế. Sau đây là 3 điểm về mối quan hệ giữa giáo dục và sự phát triển của Nhật Bản từ sau
thời Minh Trị đến niên đại 1960.
(1). Thời kỳ đầu Minh Trị, Nhật Bản so với các nước tiên tiến vẫn còn lạc hậu. Vào
thời kỳ này, để khắc phục tình hình dân số quá lớn trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên
nghèo khó, để nâng lên nền kinh tế gần mức phát triển của các nước Âu Mỹ tiên tiến,
Nhật Bản đã áp dụng các chế độ giáo dục hiện đại, đặc biệt là sự phổ cập giáo dục phổ
thông đối với hộ nông dân, là tầng lớp chiếm đa số trong dân cư. Tức giáo dục đầu thời
kỳ Minh Trị có tác dụng nuôi dưỡng nền tảng giúp các hoạt động nền kinh tế sôi động
hơn. Thông qua phổ cập giáo dục sơ cấp, nâng cao tư chất của toàn dân, tiến tới hiện đại
hoá, sau đó cho phép tham gia vào các hoạt động kinh tế.
(2). Nhật Bản đã tạo được một vị thế nhất định khi đạt được tốc độ tăng trưởng kinh
tế thần kỳ vào thế kỷ 20. Nguyên nhân chính đem lại sự phát triển nền kinh tế là đều đánh
giá cao vai trò của giáo dục đào tạo đối với nền kinh tế. Hơn nữa, giáo dục đào tạo này là
nền giáo dục hiện đại định hướng mạnh mẽ tới phát triển kinh tế và cải cách công nghệ
kỹ thuật. Điều này có nghĩa là thời kỳ này là quá trình mà giáo dục đào tạo hỗ trợ cho nhu
cầu phát triển kinh tế trên cơ sở phát triển nền kinh tế thời kỳ đầu Minh Trị.
(3). Vai trò của giáo dục đối với sự phục hồi sau chiến tranh và tăng trưởng kinh tế
sau đó. Mặc dù Nhật Bản mất đi ¼ điều kiện vật chất để phát triển kinh tế, nhưng yếu tố

41
thực sự đem lại ánh hào quang cho nền kinh tế sau chiến tranh lại là yếu tố con người,
hay nói cách khác là kỹ năng, tri thức được đúc kết từ trước chiến tranh. Nhật Bản đã
phục hồi và phát triển ngoài dự tưởng sau chiến tranh thế giới thứ 2 là sự phá huỷ về kinh
tế và xã hội. Điều này là nhờ vai trò vô cùng to lớn mà giáo dục đào tạo đã gánh vác, tích
luỹ kế thừa phát huy thành quả đó qua nhiều năm.
b. Đào tạo nhân lực thời kỳ tăng trưởng.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, GDP năm 1950 chỉ bằng 92% so với năm 1936,
ngoài ra thiệt hại do chiến tranh lên tới 34% vào thời kỳ năm 1935. Tuy qui mô kinh tế bị
thu hẹp, nhưng nhiều cơ sở nền tảng của sản xuất trước chiến tranh vẫn còn, tạo cơ hội
cho Nhật Bản phát triển sản xuất, mở rộng xuất khẩu.
Thời kỳ phát triển kinh tế từ 1950 đến năm 1970 tỷ lệ ngành nông nghiệp giảm từ
19,2% xuống còn 5,9%, trong khi đó tỷ lệ ngành công nghiệp tăng. Công cuộc phát triển
công nghiệp không có tài nguyên, Nhật phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài, sau đó gia
công bởi lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao trong nước, thành phẩm xuất khẩu
ra nước ngoài. Thời kỳ này, bồi dưỡng nhân lực đáp ứng công nghiệp hoá là một yếu tố
quan trọng giúp nền kinh tế phát triển cao độ.
Bảng: Sự biến đổi cơ cấu ngành của Nhật Bản
Đơn vị tính: %
Ngành năm 1950 năm 1960 năm 1970
Nông nghiệp 19,2 12,6 5,9
Công nghiệp 33,8 40,8 43,2
+ Khai thác mỏ 1,9 1,5 0,8
+ Chế tạo 27,5 33,8 34,9
+ Xây dựng 4,4 5,5 7,5
Dịch vụ 47,0 46,6 50,9
Tổng cộng 100 100 100
Nguồn: Hashimoto Juro, Hasegawa Shin, Miyayama Hideaki.
Cải cách giáo dục sau chiến tranh thực hiện chế độ 6-3-3 (tiểu học, phổ thông cơ sở
và phổ thông trung học) tức là từ 6 tuổi đến 15 tuổi. Tỷ lệ đi học bậc phổ thông cơ sở
trong chế độ mới tương ứng mức tuổi giáo dục bắt buộc, vào năm 1950 (năm Chiêu Hoà
25)2 đã vượt qua 99%. Ngoài ra, tỷ lệ học lên bậc phổ thông trung học mới đạt 51,5% bị
chỉ trích có sự chênh lệch giữa tỷ lệ tại thành phố cao, còn nông thôn thấp.

2
Thời kỳ Chiêu Hoà từ 25-12-1926 đến 07-1-1989, thời gian tại vị của Thiên Hoàng Chiêu Hoà.

42
Còn đường tiếp theo của học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở mà không học tiếp lên
trung học phổ thông như thế nào? Sự thay đổi số lượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ
sở và số người đi làm trong các ngành. Theo bảng.
Bảng: Số người đi làm của học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở trong các ngành kinh
tế ở Nhật Bản
Năm Tổng Nông Công Dịch vụ Khác
nghiệp nghiệp
Chiêu Hoà năm 30 (1955) 698.007 222.341 275.847 167.593 32.226
Chiêu Hoà năm 35 (1960) 683.697 94.553 420.538 146.526 22.080
Chiêu Hoà năm 40 (1965) 624.731 45.937 414.507 146.046 18.241
Chiêu Hoà năm 45 (1970) 271.266 14.159 187.252 58.592 11.263
Chiêu Hoà năm 50 (1975) 93.984 3.522 58.794 28.214 3.545
Chiêu Hoà năm 55 (1980) 67.417 1.681 41.393 22.684 1.659
Chiêu Hoà năm 60 (1985) 70.527 1.317 39.533 28.002 1.675
Nguồn: kỷ yếu hội thảo 40 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
c. Đào tạo nhân lực thời kỳ kinh tế ổn định.
Nguyên nhân kết thúc thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao độ của Nhật Bản là:
- Do yêu cầu cần chế độ kinh tế, xã hội tăng trưởng đi vào thời kỳ chín muồi sau khi
kết thúc thời kỳ tăng trưởng đuổi kịp các nước Âu Mỹ tới thời điểm đó.
- Yêu cầu về tái cơ cấu lại hệ thống sản xuất và chế độ kinh tế phụ thuộc vào xuất
khẩu do biến động tỷ giá ngoại tệ từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá biến động
trên thị trường theo xu hướng đồng Yên lên cao.
- Do giảm dân số lao động gây ra bỡi già hóa dân số, ít trẻ em.
Sự phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân khiến tiền công lên cao. Thêm
vào đó cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1971 và đồng Yên lên giá nhanh do sự chuyển đổi
sang chế độ tỷ giá biến động theo giá thị trường vào năm 1973. Đồng Yên lên giá cao dẫn
đến chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu giảm, giá xuất khẩu tính theo đồng USD tăng dẫn
tới cạnh tranh quốc tế giảm.
Sự thay đổi này khiến các doanh nghiệp sản xuất phải di chuyển địa điểm sản xuất ra
nước ngoài. Điểm đến trước tiên là các nước công nghiệp NICs (Hàn Quốc, Đài Loan…)
và các nước ASEAN. Kết quả là hoạt động của các doanh nghiệp Nhật thúc đẩy quá trình
công nghiệp hóa của các quốc gia này. Ngược lại, dân số lao động cần thiết của Nhật có
xu hướng giảm, tỷ lệ thất nghiệp lại tăng.

43
Tuy nhiên, sau những năm 1990, để đáp ứng tình hình suy giảm dân số độ tuổi 18, tỷ lệ
học lên đại học và đại học ngắn hạn tăng lên, gần đây chiếm trên 50%.
Cơ sở đào tạo của các trường học là cơ sở chuyên môn, ứng dụng với mục tiêu dạy kỹ
thuật, kiến thức cần thiết về nghề nghiệp, tài chính gia đình và các mặt khác trong đời
sống thực tế, và nó đóng một vai trò rất quan trọng trong giáo dục ngành nghề của xã hội.
Bảng: Tỷ lệ thất nghiệp toàn diện của Nhật Bản (từ 15 tuổi đến 64 tuổi)
Tuổi Thời kỳ tăng trưởng Thời kỳ kinh tế ổn định Thời kỳ kinh tế thoái
kinh tế cao độ trào
Bình quân từ 1968-1975 Bình quân từ 1976- Bình quân từ 1994-2011
1993
15 tuổi đến 64 tuổi 1,36% 2,4% 4,49%
Nguồn: http://www.stat.go.jp/data/roudou
d. Giáo dục đào tạo giai đoạn thoái trào kinh tế.
Sau khi nền kinh tế bong bóng sụp đổ vào đầu niên độ 1990 cho tới nay, Nhật Bản bước
vào thời kỳ kinh tế suy thoái. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tình hình các ngành công nghiệp
bỏ trống trầm trọng, hình thức tuyển dụng cũng thay đổi, chuyển từ thời đại trước kia là
thời đại tuyển dụng suốt đời sang chế độ tuyển dụng nhân viên không chính thức ngày
càng tăng lên. Trong tình hình biến đổi này, xu hướng học vị cao ngày càng gia tăng.
Xã hội Nhật đã đi vào thời kỳ chín muồi, tình trạng già hóa thế hệ nghệ nhân thành thục
các kỹ thuật tôi rèn được khi còn là công nhân học việc, hay tình trạng thất nghiệp gia
tăng do các nhà máy vừa và nhỏ cấp thành phố bị đóng cửa do trình trạng bỏ trống ngành.
Xã hội Nhật đang gặp vấn đề khó để giải quyết là kỹ thuật được tôi rèn của nghệ nhân có
thể kế thừa lại cho thế hệ sau, hay tình trạng thất nghiệp gia tăng ở giới trẻ, cùng với tình
hình tuyển dụng nhân viên không chính thức như làm thêm..v…v.
Việc bồi dưỡng nhân lực trong trường học không chỉ cần thời gian để những nhân lực ra
hoạt động, mà cả về chất và lượng nhân sự này trải qua 40 năm, sau đó đem lại hiệu quả
cho sự phát triển kinh tế Nhật Bản.
1.4. Công nghệ

a. Hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai.


Giống như các nước phương Tây, Nhật Bản thực thi các giải pháp hỗ trợ cho các hoạt
động nghiên cứu và triển khai, vừa trực tiếp vừa gián tiếp và thông qua nhiền hình thức
khác nhau:

44
(1) Thực hiện các chính sách thuế ưu đãi. Sự ưu đãi này hướng tới hai lọai hình
hoạt động, đó là khuyến khích các hoạt động đầu tư cho nghiên cứu và triển khai; và
khuyến khích nhập khẩu các phát minh sáng chế từ nước ngoài là nhằm tiết kiệm chi phí.
Các chính sách ưu đãi thuế bao gồm:
- Thực hiện chính sách thuế khấu hao, đặc biệt đối với các loại thiết bị dùng cho
nghiên cứu thực nghiệm và triển khai công nghệ mới.
- Miễn giảm thuế cho các khoản đầu tư nghiên cứu ứng dụng.
- Miễn giảm thuế đối với các loại công nghệ được dịch chuyển từ nước ngoài (nhập
khẩu và sử dụng), bao gồm các quyền sở hữu công nghiệp, các bí quyết công nghệ, và
các loại phát minh, sáng chế khác, thậm chí cả một số dịch vụ tư vấn công nghệ.
- Không đánh thuế các loại công nghệ quan trọng. Đối với những loại công nghệ
quan trọng, kể cả trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho các ngành công nghiệp mà Nhật Bản
chưa sản xuất được, hoạt những công nghệ nhập khẩu có tính ưu việt hơn các sản phẩm
Nhật Bản, nhất là công nghệ vi sinh, vũ trụ, hạt nhân…
(2) Trợ cấp trực tiếp cho các dự án, chương trình nghiên cứu. Các khoản trợ cấp của
chính phủ được cấp thông qua hợp đồng nghiên cứu với các công ty để thực hiện các dự
án nghiên cứu và triển khai quan trọng, gồm:
- Trợ cấp cho nghiên cứu và triển khai trong một số ngành công nghiệp chế tạo
quan trọng.
- Trợ cấp cho nghiên cứu và triển khai đối với các dự án công nghệ ngành có qui
mô lớn.
- Trợ cấp cho các dự án vận dụng và hoàn thiện công nghệ.
- Trợ cấp cho các dự án, chương trình nghiên cứu và triển khai trong các lĩnh vực
công nghệ cơ bản có rủi ro cao, yêu cầu cao về vốn và tiêu tốn nhiều thời gian, đặc biệt
ba lĩnh vực vật liệu mới, công nghệ sinh học và bán dẫn.
b. Tài trợ và khuyến khích hoạt động nghiên cứu.
Nhật Bản tổng chi tiêu khoảng 50% cho nghiên cứu khoa học để tài trợ cho việc phát
triển các viện nghiên cứu quốc gia và các hoạt động nghiên cứu của các viện này.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của các viện này thường tập trung vào các lĩnh vực được
chính phủ bao cấp.
(1) Nghiên cứu cơ bản, liên quan trực tiếp và gián tiếp tới việc phát triển công nghệ
ngành cụ thể.
(2) Nghiên cứu ứng dụng đối với các ngành công nghệ phức tạp.
(3) Hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
45
(4) Nghiên cứu và chuyển giao các loại công nghệ chống ô nhiễm môi trường phục
vụ cho các lợi ích công cộng.
(5) Nghiên cứu và chuyển giao các loại tiêu chuẩn, định mức và các phương pháp
thử nghiệm trong các lĩnh vực khoa học công nghệ chuyên ngành.
Bên cạnh việc cấp ngân sách và tài trợ cho các dự án nghiên cứu, Chính phủ Nhật Bản
còn hỗ trợ cho các cơ sở nghiên cứu khoa học cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất, trang
thiết bị nghiên cứu phù hợp với nhu cầu nghiên cứu khoa học của các cơ sở này. Đồng
thời, chính phủ ban hành các chính sách khuyến khích liên kết và phối hợp nghiên cứu
giữa các viện nghiên cứu quốc gia, giữa các trường đại học và doanh nghiệp; khuyến
khích các cơ sở nghiên cứu chú ý đào tạo tài năng và đào tạo lại lực lượng nghiên cứu;
khuyến khích trao đổi và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, chú
trọng phát triển các hình thức hợp tác nghiên cứu khoa học với hoa Kỳ trong các lĩnh vực
khoa học,…
Chính phủ tiếp tục hỗ trợ tài chính để xây dựng hệ thống cung cấp thông tin hiện đại, cập
nhật cho các nhà nghiên cứu bằng cách hình thành một hệ thống thư viện điện tử nối
mạng toàn cầu để cung cấp thông tin một cách nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu của
người sử dụng ở mức cao nhất.
Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công
nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của
ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới.
Một vài đóng góp công nghệ quan trọng của Nhật Bản là những phát minh trong các lĩnh
vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim
loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn
nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất. Nhật Bản cũng là
nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản
xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế
giới.
Nhật Bản đang có những kế hoạch rất sáng sủa trong ngành thám hiểm không gian, trong
đó có kế hoạch xây dựng một trạm mặt trăng vào năm 2030. Cơ quan thám hiểm không
gian Nhật Bản (JAXA) là một trong những thành viên chủ chốt của trạm vũ trụ quốc tế,
đây là cơ quan chuyên nghiên cứu về không gian vũ trụ, các hành tinh, các nghiên cứu
hàng không, phát triển tên lửa và vệ tinh.
Vào ngày 1 tháng 6 năm 2008 lúc 6:02am giờ Nhật Bản, tàu con thoi Discovery đã rời bệ
phóng Trung tâm vũ trụ Kennedy, Florida mang theo Module Kibo cùng nhà du hành
46
Akihiko Hoshide và sáu đồng nghiệp khác, mục đích chính của chuyến đi là lắp đặt phần
quan trọng của phòng thí nghiệm Nhật Bản có tên Japanese Pressurised Module (JPM)
cùng cánh tay máy dài khoảng 10m phục vụ cho công tác lắp đặt về sau cho Kibo.
Các nhà nghiên cứu Nhật cũng đã phần nào khẳng định được mình qua các lần đoạt giải
Nobel:
Hideki Yukawa một trong những nhà khoa học ưu tú xuất thân từ Đại học Kyoto giành
giải Nobel về vật lý năm 1949. Sin-Itiro Tomonaga cũng nhận vinh dự tương tự năm
1965. Nhà vật lý chất rắn Leo Esaki xuất thân từ Đại học Tokyo cũng đạt được vinh
quang đó năm 1973.
Kenichi Fukui của Đại học Kyoto là một trong các nhà khoa học cùng chia giải Nobel
hóa học năm 1981. Susumu Tonegawa, cũng trưởng thành từ Đại học Kyoto trở thành
người Nhật đầu tiên từ 2007 nhận giải này với các thành tựu về sinh hóa kể từ khi lãnh
vực này được phát triển năm 1987. Các nhà khoa học nghiên cứu về hóa học cũng không
chịu kém khi lần lượt nhận giải vào năm 2000, 2001: Hideki Shirakawa (Viện khoa học
công nghệ Tokyo) và Ryoji Noyori (Đại học Kyoto). Năm 2002 là nhà vật lý Masatoshi
Koshiba (Đại học Tokyo) và hóa học Koichi Tanaka (Đại học Tohoku).
Nhật Bản là đất nước sở hữu nhiều khoa học gia đoạt giải Nobel nhất ở châu Á hiện nay.
Không những thế, Nhật Bản cũng là quốc gia giành được nhiều giải thưởng Fields nhất
Châu Á, giải thưởng được xem là Nobel Toán học với 3 lần đăng quang: Kunihiko
Kodaira (1954), Heisuke Hironaka (1970), Shigefumi Mori (1990).
1.5. Tài nguyên

Nhật Bản, ngoài đá vôi và khí sunfua, có rất ít tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, Nhật có
mỏ than, song chất lượng thấp, trữ lượng 21 tỷ tấn, tập trung nhiều trên đảo Hokkaido và
Kyushyu. Dầu lửa có trữ lượng nhỏ, nằm trên bờ biển tây bắc đảo Honsu và Hokkaido.
Quặng sắt, phi kim loại trữ lượng nhỏ. Ngành công nghiệp phát triển chủ yếu dựa vào
nguyên liệu ngoại nhập.
2. Các kênh du nhập tư bản và công nghệ

- Đặc tính của các kênh du nhập tư bản: viện trợ, vốn vay ưu đãi, vốn vay thương mại,
đầu tư gián tiếp (FII), đầu tư trực tiếp (FDI).

- Đặt tính của các kênh du nhập công nghệ: hợp đồng công nghệ, đầu tư trực tiếp (FDI),
embodied technology (thương phẩm, máy móc, sách báo, chuyên viên, kỹ sư,…). Phá
máy móc, mổ xẻ, hòa tan thương phẩm hóa học để tìm những yếu tố cấu thành và tính

47
chất của công nghệ. Hiện tượng này được gọi là: reserse engineering hoặc backward
engineering.

3. Tư bản nước ngoài và công nghiệp hóa Nhật

Chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng đầu tư, nhưng quan trọng trong một số thời kỳ và một số lĩnh
vực (chiếm 19% của tổng đầu tư giai đoạn 1901-1910, dùng vào việc xây dựng hạ tầng
kinh tế, xây dựng công ty thép Yawata và chiếm 2-5% trong tổng đầu tư phát triển các
ngành điện lực, thép, xe hơi).

Viện trợ: chỉ nhận trong thời gian ngắn sau chiến tranh (khoảng 60% trong tổng nhập
khẩu giai đoạn 1945-1949, 37% năm 1950 và 7% năm 1951).

Vốn vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ (hình thành
tư bản cho các ngành điện lực, thép,…).

FDI: hạn chế. Thời tiền chiến, mục tiêu là du nhập công nghệ, tỷ lệ góp vốn nước ngoài
thấp và giảm dần, Nhật làm chủ kinh doanh (tiền thân Toshiba, Mitsubishi Electric). Thời
hậu chiến, tự do hóa 5 lần: 7/1967; 3/1969; 9/1970, 8/1971 và 5/1973, bắt đầu những
ngành trong nước đã đủ mạnh có sức cạnh tranh thúc đẩy quá trình hội nhập.

4. Công nghệ nước ngoài

a. Đặc tính.

Hợp đồng công nghệ và công nghiệp hóa là quan trọng nhất. Nhật Bản mua công nghệ là
chủ yếu và hình thức mua theo hợp đồng là chính, hạn chế FDI. Để tiếp thu công nghệ
chính là sự nỗ lực xã hội (kỹ sư, chuyên viên, xí nghiệp, chính sách, tổ chức) đây là điều
hiếm thấy tại các nước khác.

Chính sách: điều chỉnh và can thiệp để tăng khả năng thương lượng của Nhật trong việc
du nhập công nghệ, tăng năng lực hấp thu qua giáo dục đào tạo. Hoạt động của Japan
Productivity Center (không những buôn bán còn thu thập, phổ biến thông tin, quản lý, tổ
chức đoàn tham quan điều tra) giúp xí nghiệp nhận biết sự tồn tại của công nghệ mới.

b. Làm sao để tăng năng lực hấp thu công nghệ nước ngoài.

Sự quan trọng của năng lực hấp thu: điều kiện để rút ngắn khoảng cách phát triển của
nước đi trước là năng lực hấp thu (chọn lựa, du nhập, cải tiến, sản xuất cho thị trường).
Cải tiến phù hợp với đất nước, giảm giá thành.

Yếu tố nâng cao năng lực hấp thu công nghệ: chính sách của Chính phủ (R&D, giáo dục
đào tạo) và nỗ lực của xí nghiệp (R&D, đào tạo trong xí nghiệp).

48
R&D quan trọng để cải tiến công nghệ du nhập cho thích hợp với điều kiện của mình,
hoặc biến công nghệ cơ bản thành công nghệ ứng dụng (trường hợp Mitsui Petrochemical
du nhập công nghệ polyethylene, …)

49
Chương 6: Mở cửa, hội nhập và phát triển kinh tế

1. Kinh tế Nhật và bối cảnh quốc tế vào giữa thập niên 1950

- Trình độ phát triển còn thấp, địa vị quốc tế còn yếu: GDP bình quân đầu người bằng 1/3
Tây Đức, ¼ Anh, 1/9 Mỹ. Xuất khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp có hàm lượng lao động
cao, made in Japan tượng trưng cho hàng có phẩm chất xấu.

- Bối cảnh quốc tế: các tổ chức quốc tế (IMF, GATT, OECD,…) lần lượt ra đời, ảnh
hưởng lớn trong việc xác lập trật tự kinh tế thế giới, đặt Nhật trước vấn đề phải hội nhập
hay để mất cơ hội và uy tín thế giới.

2. Vấn đề gì đặt ra

- Mở cửa thế nào để hàng nhập không cản trở phát triển các ngành công nghiệp trong
nước?

- Mở cửa phải được kết hợp như thế nào với chiến lược tăng sức cạnh tranh quốc tế của
các ngành công nghiệp?

- Làm sao để tranh thủ có hiệu quả nhất các cơ hội của thị trường thế giới do hội nhập
mang lại?

Thách thức và cơ hội của Nhật Bản -> quyết định cuối cùng là chấp nhận hội nhập và đặt
kế hoạch vượt khó khăn. Khẩn trương nghiên cứu và đưa ra các bước đi tuần tự trong
việc hội nhập.

3. Chiến lược tự do hóa ngoại thương và tự do hóa tư bản

a. Đặc tính chung của chương trình hội nhập

Nghiên cứu kỹ các qui định của các tổ chức quốc tế và đưa ra chương trình hội nhập từng
bước trong khuôn khổ các qui định cho phép (gia nhập IMF năm 1952, GATT năm
1955). Trong khuôn khổ đó, đưa ra các kế hoạch tự do hóa tỉ mỉ, kế hoạch tăng sức cạnh
tranh tương ứng theo thời khóa biểu của kế hoạch hội nhập.

b. Chương trình tự do hóa ngoại thương

Đẩy nhanh giai đoạn sau của quá trình cam kết tự do hóa (tiến triển nhanh khoảng từ
1960-1963) và bắt đầu những ngành dễ thực hiện nhất. Tỉ lệ số mặt hàng không hạn chế
nhập khẩu tăng từ 40% năm 1960 lên 80% năm 1963 và 95% năm 1972. Cải cách luật
thuế quan năm 1961. Kennedy Round (1964-1967) [1964, GATT – 6 (còn gọi là vòng

50
Kennedy) dẫn đến việc ký vào năm 1967 một hiệp định giữa 50 nước tham gia, chiếm
75% mậu dịch thế giới] diễn tiến ngoài dự tưởng.

c. Diễn tiến trong chương trình tự do hóa tư bản

Điều kiện gia nhập OECD: Nhật Bản đã đưa ra các kế hoạch để thực hiện việc gia nhập
OECD. Cụ thể, như tháng 7/1967, 3/1969, 9/1970, 8/1971 và 5/1973.

d. Chiến lược phát triển công nghiệp nhằm tăng cạnh tranh quốc tế

Tự do hóa và xây dựng, phát triển xí nghiệp là một gói các chính sách công nghiệp với
mục tiêu tăng sức cạnh tranh quốc tế.

Đặc tính của chiến lược phát triển công nghiệp: chọn các ngành có lợi thế so sánh động,
đưa ra các đạo luật có thời hạn, hoạch định kế hoạch trong sự tham gia rộng rãi của các
tầng lớp xã hội, chính phủ tích cực dàn xếp để nối kết các doanh nghiệp.

4. Đánh giá thành quả của chiến lược hội nhập và phát triển.

Công nghiệp phát triển nhanh, sức cạnh tranh tăng nhanh và mở rộng hơn dự tưởng. Các
ngành mũi nhọn phát triển nhanh như: thép từ năm 1964 vượt Pháp, Anh, Tây Đức; xe
hơi đến đầu thập niên 1970 xếp thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ.

5. Chính sách công nghiệp

Ba loại chính sách công nghiệp

+ Chính sách cơ cấu

+ Chính sách tổ chức thị trường

+ Chính sách phát triển công nghiệp (liên quan đến ngoại thương, tín dụng và tài chính)

Để thực hiện các chính sách này phải kể đến vai trò của các hội đồng tư vấn trong việc
hoạch định kế hoạch và chính sách.

51
Chương 7: Công nghiệp Nhật Bản

1. Lịch sử của quá trình công nghiệp hóa


Lịch sử của qúa trình phát triển, xác định thời điểm bùng nổ đầu tiên lần thứ I, năm 1919,
trên 3 phương diện:
(1) Về mặt lịch sử, mối quan hệ giữa khu vực hiện đại và khu vực truyền thống.
(2) Mức lương thực tế của lao động không có kỹ thuật tạo ra sự thay đổi cơ bản trong
quá trình cơ cấu lại lao động theo khu vực.
(3) Sự thay đổi trong cơ cấu thương mại dẫn tới sự phân biệt giữa nhập khẩu và xuất
khẩu “sản phẩm thô” và “sản phẩm chế tạo”.
Trong khuôn khung khổ phát triển công nghiệp, đưa ra một số lĩnh vực sau:
- Lựa chọn một số lĩnh vực tiêu biểu (công nghiệp tơ sợi, công nghiệp dệt bông và
nông nghiệp).
- Xác định sự thay đổi mối quan hệ giữa hoạt động hiện đại và truyền thống trong
mỗi lĩnh vực.
- Chú ý tới sự thay đổi công nghệ trong mỗi lĩnh vực.
Ví dụ: ngành công nghiệp tơ sợi
Ngành công nghiệp tơ sợi là trường hợp đặc trưng của một ngành công nghiệp phát
triển theo phương thức sản xuất truyền thống. Những thay đổi trong cơ cấu thương mại
mở rộng xuất khẩu truyền thống là thời kỳ đầu tiên của giai đoạn đầu tiên.
Ngành tơ sợi truyền thống được cải thiện và ngành công nghiệp tơ sợi nhân tạo
được đưa vào hoạt động. Đồng thời việc sản xuất hàng nội địa được mở rộng đến tận thời
kỳ chuyển giao giữa hai thế kỷ 19 và 20, mặc dù việc xuất khẩu hàng tơ sợi sản xuất bằng
máy mạnh hơn so với sản xuất bằng tay, khi hàng tơ sợi truyền thống ngày càng được
thay thế bằng tơ sợi nhân tạo. Đó là sự thay thế giữa sản xuất truyền thống và hiện đại
chứ không phải giữa việc nhập khẩu và sản xuất hàng nội địa.
Điều kiện làm cho ngành công nghiệp tơ sợi của Nhật Bản có sự tăng trưởng đã được các
nhà khoa học nhận định:
(1) Các hoạt động của khu vực tư nhân có tầm quan trọng khá lớn; chính phủ đóng
vai trò chủ đạo trong việc thành lập các nhà máy kiểu mẫu và tạo dựng những hệ thống
mang tính thử nghiệm và tnanh tra.
(2) Những cải tiến về mặt công nghệ đã góp phần không nhỏ trong việc làm tăng
thêm thế lực cạnh tranh quốc tế của Nhật Bản, mặc dù sự lựa chọn ban đầu của ngành
công nghiệp này được dựa trên lợi thế cạnh tranh.

52
(3) Ngành công nghiệp này là một trường hợp điển hình của một nước mới phát
triển đã đạt được những tiến bộ đáng kể về mặt công nghệ bằng cánh thu thập những kiến
thức công nghệ từ những nước tiên tiến, cải biến và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện
và quan hệ về giá cả trong nước (tiền vốn có hạn, nguồn lao động rẻ).
(4) Những cải biến về nghề nuôi tằm, nâng cao chất lượng, thay đổi kích cỡ và
thậm chí phân phối nguồn cung của sản phẩm sợi tơ tằm, là những đóng góp rất lớn trong
việc nâng cao hiệu quả sản xuất ngành tơ sợi.
2. Những chính sách đầu tiên cho quá trình công nghiệp hóa
- Các biện pháp chuyển đổi.
+ Chính phủ Nhật Bản bắt tay vào công nghiệp hóa bằng cách thực hiện những
công trình mới, không chỉ trong các ngành dịch vụ (ví dụ: xây dựng đường sắt, đường
điện tín), mà cả trong hoạt động sản xuất trực tiếp, tập trung các ngành công nghiệp nặng.
+ Ngành công nghiệp nhẹ: Chính phủ trực tiếp can thiệp vào việc nhập khẩu máy
móc và tuyển chuyên gia kỹ thuật nước ngoài để hiện đại hóa công nghệ dệt lụa tơ tằm,
se sợi.
- Kế hoạch phát triển.
(1) Đề xuất công nhận tầm quan trọng của việc xem xét chung các kế hoạch và hoạt
động của Nhà nước với các hoạt động của khu vực tư nhân trong khung khổ cơ chế thị
trường. Trong đề xuất, quan điểm này luôn được nhấn mạnh bằng cách dùng từ “lòng
quyết tâm của con người”.
(2) Khó khăn trong việc phân bổ nguồn lực tới các khu vực được giải quyết thông qua
các chính sách công nghiệp.
- Chính sách phát triển.
Trọng tâm là ngành nông nghiệp và công nghiệp (dệt, máy móc cơ khí và các ngành công
nghiệp sản xuất động cơ). Vai trò lãnh đạo của nhà nước là sự can thiệp gián tiếp mang
tính chỉ đạo, đáng chú ý là ngành sản xuất thép là một ngoại lệ. Tuy nhiên, mức độ và
đường lối can thiệp vào các khu vực không giống nhau tùy theo nguồn lực được kết hợp
thông qua các chính sách tài chính hay tín dụng (vay nợ), hay thông qua các chính sách
về tổ chức – công nghệ.
Chính sách phát triển nông nghiệp tập trung vào hỗ trợ về mặt tổ chức – công nghệ nhằm
thiết lập một hệ thống gọi là “hệ thống canh tác thời Minh Trị”, hình thức đầu tiên “Cuộc
cách mạng xanh” trong thu hoạch lúa, đồng thời hỗ trợ về mặt tài chính thông qua ngân
hàng. Các biện pháp thực hiện bao gồm việc thành lập các phòng thí nghiệm, phổ biến

53
công nghệ, thiết lập hệ thống kiểm soát thanh tra, mở rộng và nâng cao chất lượng hệ
thống cấp thoát nước trong những năm tiếp theo.
Hiện đại hóa ngành lụa tơ tằm thô là một lựa chọn được cân nhắc kỹ; nhà nước thậm chí
còn cho xây dựng xí nghiệp mẫu và mời các chuyên gia người Pháp sang. Khuyến khích
phát triển công nghệ ngành nuôi tằm – tăng lượng kén tằm. Thành công trong việc mở
rộng hoạt động của khu vực tư nhân là rất quan trọng đối với sự phát triển đáng khích lệ
trong ngành dệt và nuôi tằm.
3. Giai đoạn thay thế nhập khẩu hàng chế tạo
a. Song hành thay thế nhập khẩu và mở rộng xuất khẩu.
Ngành chế tạo máy và ngành dệt.
Giữa những năm 1930, lượng xuất khẩu và nhập khẩu sản phẩm máy móc là ngang nhau.
Điều này đánh dấu con đường đi đến giai đoạn xuất khẩu sản phẩm chế tạo.
Trong ngành dệt, giai đoạn 1927-1936 có sự tương phản rõ nét giữa tỷ lệ tăng việc làm
rất cao với tỷ lệ tăng năng suất thấp. Khi so sánh với ngành chế tạo máy việc tuyển dụng
lao động có ảnh hưởng nhiều hơn. Nguyên nhân:
- Ngành chế tạo máy có tính nhạy cảm với cầu.
- Có tính thâm dụng lao động.
Cụ thể: Ngành máy năm 1940 là 1.860.000 người so với 1.580.000 người của ngành dệt.
Cạnh tranh trên thị trường nội địa. So sánh giữa các ngành với nhau, thị trường có sự
cạnh tranh:
+ Chênh lệch về mức lương.
+ Lực lượng lao động giữa các ngành.
+ Giá đầu ra của sản phẩm.
b. Công nghiệp nặng và công nghiệp cơ khí.
Ngành kim loại và hóa chất là phân ngành chủ chốt của công nghiệp nặng, để giải
quyết chính sách của giai đoạn thay thế hàng nhập khẩu sản phẩm chế tạo, cần phải có
một số tiêu chí để chọn lựa.
Bảng: tỷ lệ phụ thuộc nhập khẩu của Nhật Bản: Kim khí, hóa chất và chế tạo máy
trong những năm lựa chọn, từ 1913 đến 1916.
(theo giá hiện hành; đơn vị tính: triệu yên)
Sản xuất trong Nhập khẩu Xuất khẩu Tỷ lệ (%)
Năm
nước (M) (X) (M/Q) (X/Q)

Chế tạo máy

54
1913 233,5 81,0 10,5 34,6 4,5
1919 1.627,5 136,2 54,2 8,4 4,8
1931 694,3 83,0 61,5 12,1 8,8
1936 2.598,9 157,6 290,3 6,1 11,2
Kim khí
1913 113,8 88,1 39,3 77,4 3,4
1919 839,5 360,9 124,2 42,9 1,4
1931 611,8 92,1 75,0 15,0 1,2
1936 2.245,0 376,4 249,4 16,7 11,0
Hóa chất
1913 309,6 115,1 49,3 37,1 15,9
1919 1.091,5 343,2 176,5 31,5 16,2
1931 997,1 192,2 115,0 19,3 11,6
1936 2.484,7 369,8 362,0 14,8 14,2
Nguồn: Kazushi Ohkawa và Hirohisa Kohama, Kinh nghiệm công nghiệp hóa của
Nhật Bản và sự thích dụng của nó đối với các nền kinh tế đang phát triển, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2004, tr.141. (người dịch PGS.TS. Bùi Tất Thắng, Đỗ Thị Thu Trang,
Trần Minh, Đinh Thanh Huyền, Ngô Thị Nghĩa).
Quá trình thay thế nhập khẩu của Nhật Bản bắt đầu ở ngành máy và tiếp tục diễn ra ở
ngành kim khí và hóa chất, mặt dù sản xuất trong nước của ngành này mở rộng cùng một
lúc. Chính sách chính phủ đóng một vai trò rất quan trọng theo thời gian .
4. Hỗ trợ các ngành công nghiệp bị suy giảm.
Cuối năm 1980, các chỉ số tăng trưởng kinh tế vĩ mô (GDP, tiêu dùng, tiết kiệm, sản xuất
công nghiệp) đang suy giảm và kéo dài đến đầu những năm 1990. Đặc biệt trong các
ngành công nghiệp suy giảm liên tục, những ngành công nghiệp quan trọng như luyện
kim, đóng tàu, hóa chất, khai khoáng, ô tô, hóa dầu… được xác định ngành công nghiệp
chiến lược, được chính phủ khuyến khích phát triển với các khoản miễn thuế đặc biệt.
Trong các ngành công nghiệp quan trọng, Chính phủ Nhật đã can thiệp vào sự phát triển
của ngành công nghiệp đóng tàu với các khía cạnh sau:
(1) Hỗ trợ tài chính gián tiếp thông qua các chính sách giảm thuế cho các doanh
nghiệp đóng tàu.
(2) Trợ cấp trực tiếp thông qua các chương trình hỗ trợ nghiên cứu, triển khai các
dự án đóng tàu vận tải lớn.

55
(3) Hỗ trợ các doanh nghiệp đóng tàu lớn thông qua các đơn đặt hàng mua tàu cho
Chính phủ phục vụ nhu cầu công cộng hoặc phục vụ nhu cầu hợp tác quốc tế.
Ngoài ra, Chính phủ còn miễn giảm thuế đặc biệt đối với thuế xuất nhập khẩu của các
doanh nghiệp đóng tàu, thi hành chế độ khấu hao lũy tiến ưu đãi… nhằm khuyến khích
các doanh nghiệp đóng tàu gia tăng xuất khẩu và hội nhập sâu hơn vào tiến trình phân
công lao động quốc tế trong vĩnh vực này.
Các ngành công nghiệp: thép, ô tô, hóa chất Chính phủ cũng thực thi một số giải pháp
nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp quan trọng này phục hồi. Trong đó cụ thể cho
ngành thép:
(1) Hỗ trợ tài chính trực tiếp thông qua các dự án vay phục hồi ngành thép từ Ngân
hàng phát triển Nhật Bản và các quỹ hỗ trợ khác.
(2) Tiếp tục cho các ngành thép hưởng chính sách khấu hao đặc biệt.
(3) Khuyến khích việc sáp nhập ngành thép nhằm tập trung các nguồn lực trong
ngành công nghiệp này, từ đó khả năng cạnh tranh của công nghiệp thép Nhật Bản sẽ gia
tăng.
(4) Khuyến khích và thúc đẩy đổi mới công nghệ và xuất khẩu thông qua chính sách
miễn giảm thuế.
Bên cạnh đó, chính phủ nước này cũng sẵn sàn sử dụng các giải pháp “bảo hộ” để hỗ trợ
ngành công nghiệp này trong trường hợp cần thiết.

56

You might also like