You are on page 1of 1

BÀI TẬP

HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA


NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?

(Xem Điều 2 – 4, Điều 150-157 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật năm 2015) và nội dung lý thuyết ở Giáo trình, tài liệu

1. Mọi văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đều là văn bản
quy phạm pháp luật.

2. Chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật.

3. Quốc hội có thẩm quyền ban hành tất cả các loại văn bản quy phạm pháp
luật

4. Chỉ có các cơ quan nhà nước ở trung ương mới có quyền ban hành văn
bản quy phạm pháp luật.

5. Tất cả các cơ quan nhà nước đều có quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luât.

6. Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc
ký ban hành.

7. Mọi văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam đều có hiệu lực hồi tố.

8. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ hết hiệu lực khi bị bãi bỏ bằng một văn
bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

9. Mọi văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban
hành đều có hiệu lực trên phạm vi cả nước.

10. Mọi văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban
hành đều được áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân.

11. Văn bản dưới luật là văn bản áp dụng pháp luật.

12. Thông tư là văn bản do Chánh án TAND tối cao ban hành.

You might also like