You are on page 1of 64

CÂU HỎI GỢI Ý ÔN TẬP

HỌC PHẦN 2 CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

LƯU Ý :
- Ngoài việc nghiên cứu câu hỏi ôn tập thì sinh viên nên tham khảo thêm giáo trình
GDQP&AN tập 2
- Đáp án đúng là câu A.

BÀI 1.
PHÒNG, CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA
CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Câu 01: "Diễn biến hoà bình" là gì?
A. Là chiến lược cơ bản nhằm phá hoại, lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước
hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự do các thế lực thù địch,
phản động tiến hành.
B. Là chiến lược cơ bản nhằm phá hoại, lật đổ chế độ của các nước tiến bộ, từ bên trong bằng
biện pháp quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành
C. Là chiến lược cơ bản nhằm phá hoại, lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, từ bên
trong bằng biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành.
D. Là chiến lược cơ bản nhằm phá hoại, lật đổ chế độ chính quyền của các nước từ bên trong
bằng biện pháp phi vũ trang.
Câu 02: Hãy tìm câu trả lời sai: Thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hòa bình”?
A. Phát động chiến tranh hạt nhân
B. Xâm nhập về văn hoá
C. Chống phá về chính trị tư tưởng
D. Vô hiệu hóa lực lượng vũ trang
Câu 03: Nội dung chính của chiến lược "Diễn biến hoà bình" là kẻ thù sử dụng thủ đoạn phá
hoại nào?
A. Kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninh.
B. Chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninh
C. Kinh tế, tư tưởng, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninh
D. Đối ngoại, an ninh , kinh tế, chính trị, quân sự
Câu 04: Mục đích của chiến lược "Diễn biến hoà bình" là gì?
A. Để phá hoại, làm suy yếu từ bên trong các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Để phá hoại từ bên trong các nước xã hội chủ nghĩa., các nước nhỏ.
C. Để làm suy yếu từ bên trong, đa nguyên, đa đảng các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Để thay đổi bộ máy, chính sách của các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 05: Đối với đối tượng sinh viên thì chiến lược "Diễn biến hoà bình" sử dụng thủ đoạn gì?
A. Khích lệ lối sống tư sản và từng bước làm phai nhạt mục tiêu, lí tưởng xã hội chủ nghĩa.
B. Tuyên truyền lối sống phương Tây, khuyến khích du nhập các văn hóa phương Tây vào
giới trẻ.
C. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, kêu gọi thay đổi hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng.
D. Xây dựng các kênh phản biện để chống phá Đảng, Nhà nước và chính quyền nhân dân.
Câu 06: Tên gọi đầu tiên của chiến lược "Diễn biến hoà bình" có tên gọi gì?
A. “Chiến lược ngăn chặn”
B. “Chiến lược vượt trên ngăn chặn”
C. “Chiến lược ngăn chặn triệt để”
D. “Chiến lược ngăn chặn từng bước”
Câu 06: Kế hoạch Marshall của chiến lược "Diễn biến hoà bình" có mục đích trọng tâm là gì?
A. Tăng viện trợ cho các nước Tây Âu, cài cắm gián điệp để phá hoại các nước cộng sản.
B. Tăng cường sự hiện diện quân sự tại các nước châu Âu và châu Á.
C. Tăng cường viện trợ cho các nước châu Á, cài cắm gián điệp tại các nước châu Á.
D. Tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á, cài cắm gián điệp tại châu Âu.
Câu 07: Chiến lược "Mũi tên và cành Ô liu" với quan điểm trọng tâm như thế nào?
A. Răn đe quân sự là chủ yếu và đối thoại hoà bình là chiến lược đi kèm.
B. Tăng cường sự hiện diện quân sự tại các nước châu Âu và châu Á.
C. Răn đe các nước nhỏ và viện trợ kinh tế đồng minh.
D. Răn đe hạt nhân và tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á.
Câu 08: Chiến lược "Mũi tên và cành Ô liu" được thực hiện dưới thời tổng thống nào?
A. J.Kennedy
B. R.Nixon
C. George H. W. Bush
D. B. Obama
Câu 09: Chiến lược "Cây gậy và củ ca rốt" với phương châm như thế nào?
A. Vừa đe dọa quân sự, vừa mua chuộc, gieo rắc sự chống phá từ bên trong và đối thoại với
các nước Đông Âu trên vị thế kẻ mạnh.
B. Vừa đe dọa hạt nhân, vừa mua chuộc, gieo rắc sự chống phá từ bên trong và đối thoại với
các nước châu Á trên vị thế kẻ mạnh.
C. Vừa đe dọa cấm vận, vừa mua chuộc, gieo rắc sự chống phá từ bên trong và đối thoại với
các nước Tây Âu trên vị thế kẻ mạnh.
D. Vừa đe dọa quân sự, vừa mua chuộc, gieo rắc sự chống phá từ bên trong và đối thoại với
các nước châu Á trên vị thế kẻ mạnh.
Câu 10: Chiến lược "Cây gậy và củ ca rốt" được thực hiện dưới thời tổng thống nào?
A. R.Nixon
B. J.Kennedy
C. George H. W. Bush
D. B. Obama
Câu 11: Bạo loạn lật đổ ở Việt Nam là gì?
A. Bạo loạn lật đổ là một thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trong
chiến lược “Diễn biến hòa bình” để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
B. Bạo loạn lật đổ là một thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân và các thế lực phản động trong
chiến lược “Diễn biến hòa bình” để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
C. Bạo loạn lật đổ là một thủ đoạn của chủ nghĩa tư sản và các thế lực phản động trong chiến
lược “Diễn biến hòa bình” để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
D. Bạo loạn lật đổ là một thủ đoạn của chủ nghĩa dân tộc cực đoan và các thế lực phản động
trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Câu 12: Bạo loạn lật đổ gồm có những hình thức nào?
A. Bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, kết hợp bạo loạn chính trị và vũ trang.
B. Bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, kết hợp chống phá trên nền tảng mạng xã hội.
C. Bạo loạn chính trị, gây rối trên các nền tảng truyền thông đa phương tiện.
D. Bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, kết hợp kêu gọi biểu tình.
Câu 13: Quan hệ giữa “Diễn biến hoà bình” và bạo loạn lật đổ như thế nào?
A. Diễn biến hoà bình là quá trình tạo nên những điều kiện, thời cơ cho bạo loạn lật đổ.
B. Diễn biến hoà bình là nguyên nhân của bạo loạn lật đổ.
C. Diễn biến hoà bình tạo thời cơ cho bạo loạn lật đổ.
D. Diễn biến hoà bình là quá trình tạo những điều kiện, thời cơ để kẻ thù tiến hành xâm lược.
Câu 14: Mục tiêu của các thế lực thù địch thực hiện “Diễn biến hoà bình” chống phá cách mạng Việt
Nam
A. Xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa.
B. Xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng và buộc ta lệ thuộc vào chúng.
C. Xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, chuyển hoá nước ta theo con đường tư bản chủ nghĩa.
D. Xoá bỏ nhà nước xã hội chủ nghĩa và buộc ta chấp nhận các điều kiện của chúng.
Câu 15: Mục đích thủ đoạn chống phá về kinh tế của các thế lực thù địch đối với nước ta là gì?
A. Chuyển hoá nền kinh tế Việt Nam theo quỹ đạo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
B. Ngăn cảm sự giúp đỡ, viện trợ, chuyển giao công nghệ của các nước để gây sức ép chính
trị.
C. Khích lệ kinh tế nhà nước phát triển trở thành thành phần kinh tế chủ đạo.
D. Chuyển hoá nền kinh tế Việt Nam, gây sức ép chính trị, cấm viện trợ, chuyển giao công
nghệ
Câu 16: Một trong những nội dung chống phá về kinh tế của chiến lược “Diễn biến hoà bình”:
A. Khích lệ thành phần kinh tế tư nhân phát triển, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của
thành phần kinh tế Nhà nước.
B. Khích lệ kinh tế 100% vốn nước ngoài phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của thành phần
kinh tế Nhà nước.
C. Khích lệ kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế
Nhà nước.
D. Khích lệ kinh tế tư bản Nhà nước phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh
tế Nhà nước.
Câu 17: Kẻ thù thực hiện thủ đoạn diễn biến hoà bình phá hoại kinh tế của ta nhằm:
A. Đặt ra các điều kiện và gây sức ép về chính trị.
B. Đặt ra các điều kiện và tạo cớ để tiến công quân sự.
C. Đặt ra các điều kiện để buộc ta phải theo quĩ đạo của chúng.
D. Đặt ra các điều kiện để lật đổ hệ thống chính trị.
Câu 18: Hành động “lợi dụng đầu tư, viện trợ về kinh tế” trong thủ đoạn kinh tế ở Việt Nam
nhằm thực hiện ý đồ gì?
A. Gây sức ép chính trị.
B. Gây sức ép và tạo cớ để tiến công quân sự.
C. Gây sức ép về xuất nhập khẩu.
D. Gây sức ép về thuế.
Câu 19: Đâu là thủ đoạn nguy hiểm nhất của chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với cách
mạng Việt Nam?
A. Thủ đoạn chính trị
B. Thủ đoạn kinh tế
C. Thủ đoạn về tư tưởng – văn hóa
D. Thủ đoạn trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo.
Câu 20: Một trong những nội dung của thủ đoạn chính trị nhằm chống phá cách mạng Việt
Nam là?
A. Đòi đa nguyên, đa đảng, xoá bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời
sống chính trị, xã hội Việt Nam.
B. Chia rẽ trong nội bộ Đảng, kích động gây biểu tình, bạo loạn trong xã hội.
C. Cô lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước XHCN với quân đội và nhân dân.
D. Phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động các vụ biểu tình, bạo loạn trong xã hội.
Câu 21: Một trong những nội dung chống phá về chính trị trong chiến lược “Diễn biến hoà
bình” với cách mạng Việt Nam là:
A. Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Phá vỡ sự thống nhất của các tổ chức, nhất là tổ chức chính trị.
C. Phá vỡ sự thống nhất của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
D. Phá vỡ hệ thống nguyên tắc tổ chức trong bộ máy Nhà nước ta.
Câu 22: Một trong những nội dung chống phá về chính trị trong chiến lược “Diễn biến hoà
bình”
A. Tận dụng những sơ hở trong đường lối của Đảng, chính sách của nhà Nước ta, sẵn sàng
can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
B. Tận dụng những sơ hở trong đường lối của Đảng, sẵn sàng can thiệp trắng trợn bằng sức
mạnh kinh tế để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
C. Tận dụng những sơ hở trong đường lối của Nhà nước, chính sách của chính phủ, sẵn sàng
can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
D. Tận dụng những sơ hở trong đường lối của Chính phủ, chính sách của các Bộ, Ngành để
sẵn sàng can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh kinh tế để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Câu 23: Chống phá ta về tư tưởng-văn hoá trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” với mục đích
gì?
A. Xoá bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
B. Phá hoại sự đoàn kết của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.
C. Phá hoại nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng và Nhà nước ta
D. Phá hoại, xuyên tạc đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
Câu 24: Thủ đoạn về tư tưởng - văn hoá của chiến lược “Diễn biến hoà bình”, kẻ thù tập
trung tấn công vào mục tiêu nào?
A. Vào nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam.
B. Vào những sản phẩm văn hoá quý báu của dân tộc Việt Nam.
C. Vào truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
D. Vào tư tưởng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam
Câu 25: Mục đích thủ đoạn chống phá trong lĩnh vực dân tộc – tôn giáo của các thế lực thù địch
đối với nước ta là gì?
A. Làm mất an ninh trật tự xã hội, gây chia rẽ đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo tạo sức ép
trong nước và quốc tế để can thiệp, ly khai và lật đổ.
B. Làm mất an ninh trật tự xã hội, gây chia rẽ đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo tạo sức ép
quốc tế để can thiệp, để can thiệp quân sự.
C. Làm mất an ninh trật tự xã hội, gây chia rẽ đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo tạo sức ép
trong nước để quấy rối, kích động biểu tình, bạo loạn và lật đổ.
D. Làm mất an ninh trật tự xã hội, gây chia rẽ đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo tạo sức ép
trong nước và quốc tế để thay đổi chế độ chính trị.
Câu 26: Các thế lực thù địch lợi dụng “vấn đề tôn giáo" để chống phá ta như thế nào?
A. Lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhà nước để truyền bá tư tưởng chống
cộng, khuyến khích phát triển tín đồ và một số đạo mới nhằm thu hút lực lượng đối trọng với Nhà
nước.
B. Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Nhà nước ta để truyền đạo trái phép.
C. Lợi dụng những sai sót, sơ hở của Đảng và nhà nước ta để vu cáo, khuyến khích phát
triển tín đồ và một số đạo mới nhằm thu hút lực lượng đối trọng với Nhà nước.
D. Triệt để lợi dụng, dân chủ, tự do của ta để tuyên truyền xuyên tạc, truyền bá tư tưởng
chống cộng.
Câu 27: Một trong những nội dung kẻ thù lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam về vấn
đề dân tộc là:
A. Lợi dụng tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc để kích động.
B. Lợi dụng các hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc để kích động.
C. Lợi dụng các mâu thuẫn của đồng bào dân tộc để kích động.
D. Lợi dụng các mâu thuẫn giữa các dân tộc do nhiều nguyên nhân gây ra.
Câu 28: Các thế lực thù địch lợi dụng xu thế mở rộng, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc
phòng và an ninh nhằm:
A. Tăng cường lực lượng cài cắm thu thập tin tức quốc phòng, an ninh.
B. Đòi phi chính trị hóa đối với lực lượng công an nhân dân Việt Nam
C. Tăng cường hoạt động diễn tập quân sự, gây sức ép về chính trị và ngoại giao.
D. Đòi đặt các căn cứ quân sự, trạm tiếp tế, đài quan sát tại các khu vực trọng yếu của ta.
Câu 29: Một trong những thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh:
A. Đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh
B. Đòi phi chính trị hóa đối với lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam
C. Đòi tách quân đội, công an với các tổ chức chính trị xã hội khác
D. Đòi quân đội và công an là lực lượng trung lập, tách rời sự lãnh đạo của đảng
Câu 30: Đối với lực lượng quân đội và công an, các thế lực thù địch chủ trương vô hiệu hoá sự
lãnh đạo của Đảng với luận điểm:
A. Đòi “phi chính trị hóa”, “tập trung hóa” đối với lực lượng quân đội, công an nhân dân Việt
Nam
B. Đòi “phi chính trị hóa”, “tập trung hóa”đối với lực lượng công an nhân dân Việt Nam
C. Đòi “phi chính trị hóa”, “tập trung hóa” đối với lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam
D. Đòi quân đội và công an là lực lượng trung lập, tách rời sự lãnh đạo của đảng
Câu 31: Mục đích thủ đoạn chống phá trong lĩnh vực đối ngoại của các thế lực thù địch đối với
nước ta là gì?
A. Ngăn cản, gây khó khăn cho ta, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
B. Ngăn cản, gây những hiểu lầm, bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
C. Ngăn cản, bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam trong các cuộc họp của ASEAN.
D. Ngăn cản, hạ thấp uy tín Việt Nam trong các cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng bảo an Liên Hợp
Quốc.
Câu 32: Một trong những thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực đối ngoại trong chiến lược “Diễn
biến hoà bình”?
A. Chia rẽ Việt Nam với Lào, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Chia rẽ Việt Nam với Lào và các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Chia rẽ Việt Nam với Campuchia và các nước tiến bộ.
D. Chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tiến bộ.
Câu 33: Trên lĩnh vực đối ngoại, các thế lực thù địch lợi dụng chủ trương Việt Nam mở rộng
hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới để:
A. Hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản
B. Giúp Việt Nam phát triển.
C. Kéo Việt Nam thụt lùi về kinh tế.
D. Khống chế Việt Nam về kinh tế.
Câu 34: Nguyên tắc xử lí khi có bạo loạn diễn ra là:
A. Chủ động, kiên quyết, khôn khéo xử lý tình huống và giải quyết hậu quả khi có bạo loạn
xảy ra
B. Chủ động, nhanh gọn, kiên quyết, triệt để đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài.
C. Nhanh gọn, khôn khéo đúng đối tượng, sử dụng lực lượng phù hợp, không để lan rộng.
D. Nhanh gọn, kiên quyết, linh hoạt, mềm dẻo đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài.
Câu 35: Một trong những mục tiêu phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình” là gì?
A. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh kinh tế, an ninh mạng,
an ninh con người, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương
B. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước tạo môi trường hoà bình để đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
C. Giữ vững an ninh chính trị - xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh mạng, an ninh
con người, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương
D. Giữ vững an ninh – quốc phòng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh kinh tế, an ninh
con người, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương
Câu 36: Nhiệm vụ phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ được xác định
là:
A. Nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh hiện nay và là
nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài.
B. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt trong các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở nước ta hiện
nay.
C. Nhiệm vụ cơ bản lâu dài trong các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở nước ta hiện nay.
D. Nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh và là nhiệm vụ
thường xuyên.
Câu 37: Phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ cần phát huy sức mạnh
tổng hợp của?
A. Khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
B. Khối đại đoàn kết toàn dân, toàn quân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Khối đại đoàn kết toàn dân, lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
D. Khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 38: Chọn câu trả lời sai: Nội dung chống phá về tôn giáo, dân tộc của chiến lược “Diễn
biến hòa bình” ?
A. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
B. Triệt để lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng để truyền bá tư tưởng phản động.
C. Tạo dựng lực lượng đối trọng với Nhà nước; tạo cơ hội nhen nhóm, cài cắm lực lượng và
xây dựng các tổ chức phản động.
D. Triệt để khai thác mâu thuẫn giữa các dân tộc để kích động, mua chuộc, xúi dục.
Câu 39. Hãy tìm câu trả lời sai. Nội dung chống phá về tư tưởng - văn hóa của chiến lược “Diễn
biến hòa bình” ?
A. Tuyên truyền tư tưởng tiến bộ.
B. Truyền bá giá trị văn hóa ngoại lai.
C. Phá hoại thuần phong mĩ tục.
D. Áp đặt các giá trị văn hóa bên ngoài.
Câu 40. Tìm câu trả lời sai. Nội dung để vô hiệu hóa chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với
các lực lượng vũ trang ?
A. Xây dựng quân đội và công an chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
B. “Phi chính trị hóa”, ‘trung lập hóa” quân đội nhân dân và công an nhân dân.
C. Làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng với quân đội nhân dân và công an nhân dân.
D. Làm phai nhạt truyền thống, bản chất và chức năng chiến đấu của quân đội và công an.
BÀI 2
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO, ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG
CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ
CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Câu 1: Dân tộc là gì?
A. Dân tộc là một cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử tạo lập một quốc gia, trên cơ
sở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ, kinh tế, ngôn ngữ, truyền thống, văn hóa, đặc điểm tâm lí, ý
thức về dân tộc và tên gọi của dân tộc.
B. Dân tộc là một cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử tạo lập một quốc gia, trên cơ
sở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ, kinh tế, ngôn ngữ, truyền thống, văn hóa, ý thức về dân tộc và
tên gọi của dân tộc.
C. Dân tộc là một cộng đồng người ổn định, trên cơ sở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ, kinh tế,
ngôn ngữ, truyền thống, văn hóa, đặc điểm tâm lí, ý thức về dân tộc và tên gọi của dân tộc.
D. Dân tộc là một cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử tạo lập một quốc gia, trên cơ
sở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ, kinh tế, ngôn ngữ, truyền thống.
Câu 2: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em?
A. 54
B. 52
C. 53
D. 55
Câu 3: Dân tộc được hiểu theo nghĩa cộng đồng quốc gia dân tộc là gì?
A. Là một cộng đồng chính trị - xã hội, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ
chung.
B. Là một cộng đồng chính trị - xã hội, được chỉ đạo bởi một lãnh tụ và thiết lập trên một vùng lãnh
thổ.
C. Là một cộng đồng được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ chung.
D. Là một cộng đồng chính trị - xã hội, được thiết lập trên một lãnh thổ chung.
Câu 4: Theo nghĩa hẹp thì dân tộc được hiểu là gì?
A. Là tộc người sử dụng một ngôn ngữ, chung những đặc điểm sinh hoạt văn hoá vật chất, văn hoá
tinh thần.
B. Là tộc người có chung lãnh thổ, có chung những đặc điểm sinh hoạt tương tự nhau.
C. Là một cộng đồng được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ chung.
D. Là cộng đồng người sử dụng một ngôn ngữ, cùng ăn, cùng ở, cùng làm.
Câu 5: Tình hình quan hệ dân tộc trên thế giới hiện nay như thế nào?
A. Quan hệ giai cấp, dân tộc trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.
B. Quan hệ giai cấp, dân tộc trên thế giới diễn biến có lợi cho sự nghiệp cách mạng của Việt Nam.
C. Quan hệ giai cấp, dân tộc trên thế giới diễn biến có lợi cho các nước đang phát triển.
D. Quan hệ giai cấp, dân tộc trên thế giới diễn biến có lợi cho các nước phát triển.
Câu 6: Vấn đề quan hệ dân tộc, sắc tộc đã gây ra những hậu quả như thế nào?
A. Hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường cho các quốc gia, đe doạ hoà
bình, an ninh khu vực và thế giới.
B. Hậu quả nặng nề về chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường cho các quốc gia, đe doạ hoà bình, an
ninh quốc gia và khu vực.
C. Hậu quả nặng nề về kinh tế, xã hội, môi trường cho các quốc gia, đe doạ hoà bình dân tộc, an
ninh khu vực và châu lục.
D. Hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, văn hoá cho các quốc gia, đe doạ hoà bình, an ninh của
quốc gia và châu lục.
Câu 7: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, không phân biệt lớn, nhỏ, trình độ phát triển cao hay
thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trên mọi lĩnh vực”. Là quan điểm của ai?
A. V.I.Lênin.
B. Mác – Lênin.
C. Ph. Ăng-ghen.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 8: Quan điểm của Mác – Angghen về vấn đề dân tộc là gì?
A. Vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược của các quốc gia có đối kháng giai cấp.
C. Vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược của các nước đang phát triển trên thế giới.
D. Vấn đề dân tộc là vấn đề cốt lõi cần phải giải quyết ngay lập tức.
Câu 9: Theo quan điểm của Mác – Angghen thì việc giải quyết các vấn đề dân tộc sẽ là?
A. Giải quyết vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Giải quyết vấn đề dân tộc vừa là nhiệm vụ vừa là chức năng của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Giải quyết vấn đề dân tộc vừa là trách nhiệm vừa là nhu cầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Giải quyết vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ của giai cấp cầm quyền.
Câu 10: Theo quan điểm của Mác – Angghen thì các vấn đề dân tộc sẽ còn tồn tại lâu dài là
vì?
A. Dân số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; sự khác biệt về lợi ích; ngôn ngữ, văn hóa, tâm lí; tàn
dư của tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc.
B. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội; sự khác biệt về tư tưởng chính trị; ngôn ngữ, văn hóa, tâm lí;
tàn dư của tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc.
C. Dân số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; ngôn ngữ, văn hóa, tâm lí; tàn dư của tư tưởng dân
tộc lớn, hẹp hòi, tự ti dân tộc.
D.Trình độ phát triển kinh tế; sự khác biệt về chủ thuyết; ngôn ngữ, văn hóa, tâm lí; tàn dư của tư
tưởng dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc.
Câu 11: Giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của V.I.Lenin là?
A. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp giai cấp công nhân
tất cả các dân tộc.
B. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, làm chủ vận mệnh của quốc
gia, dân tộc mình.
C. Các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc, đoàn kết mọi
dân tộc trong cùng một quốc gia với nhau.
D. Sự đoàn kết công nhân các dân tộc trong phạm vi quốc gia và quốc tế, và cả sự đoàn kết quốc tế
của các dân tộc, các lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Câu 12: Quyền dân tộc tự quyết theo quan điểm của V.I.Lenin là?
A. Tự quyết định chế độ chính trị, con đường phát triển dân tộc, bao gồm cả quyền tự do phân lập
và quyền tự nguyện liên hiệp dân tộc trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, phù hợp với lợi ích chính
đáng của các dân tộc.
B. Tự quyết định chế độ chính trị, bao gồm cả quyền tự do phân lập và quyền tự nguyện liên hiệp
dân tộc trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, phù hợp với lợi ích chính đáng của các dân tộc.
C. Tự quyết định con đường phát triển dân tộc, bao gồm cả quyền tự do phân lập quốc gia và quyền
tự nguyện liên hiệp dân tộc trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, phù hợp với lợi ích chính đáng của các
dân tộc.
D. Tự quyết định con đường phát triển dân tộc, bao gồm cả quyền tự do phân tách và tự nguyện sát
nhập trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, phù hợp với lợi ích chính đáng của các dân tộc.
Câu 13: Giải quyết vấn đề dân tộc khi tổ quốc được độc lập, tự do theo quan điểm của Hồ Chí
Minh là?
A. Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển đi lên con đường ấm no, hạnh
phúc.
B. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết; giúp đỡ nhau cùng phát triển
đi lên con đường ấm no, hạnh phúc.
C. Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển trên con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội.
D. Liên hiệp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc; giúp đỡ nhau cùng phát triển đi lên con đường
ấm no, hạnh phúc.
Câu 14: Đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam?
A. Các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó xây dựng quốc gia dân tộc thống nhất.
B. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.
C. Các dân tộc ở Việt Nam có quy mô dân số và trình độ phát triển không đồng đều.
D. Các dân tộc ở Việt Nam đều có sắc thái văn hóa riêng, có đời sống vật chất và tinh thần phong
phú.
Câu 15: Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay là gì?
A. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc nhằm xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm cho tất cả các dân tộc ở Việt Nam đều phát triển, ấm no, hạnh
phúc
B. Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các
dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
C. Thực hiện chính sách tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi
lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam.
D. Thực hiện chính sách đoàn kết, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam
Câu 16: Đặc điểm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là?
A. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ trên địa bàn rộng lớn.
B. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú ở nông thôn và trung du miền núi.
C. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú du canh, du cư.
D. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú ở cao nguyên.
Câu 17: Nhận định nào sau đây chính xác về đặc điểm của các dân tộc ở Việt Nam?
A. Có quy mô dân số và trình độ phát triển không đồng đều.
B. Có quy mô dân số không đồng đều và trình độ phát triển đồng đều.
C. Có quy mô dân số không đồng đều và trình độ phát triển bền vững.
D. Có quy mô dân số không đồng đều và trình độ phát triển kinh tế ở mức độ cao.
Câu 18: Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay là gì?
A. Khắc phục sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc
B. Khắc phục sự khác biệt về tư tưởng – văn hóa giữa các dân tộc
C. Khắc phục sự cách biệt về trình độ nhận thức giữa các dân tộc
D. Khắc phục sự cách biệt về trình độ phát triển khoa học – kỹ thuật giữa các dân tộc
Câu 19: Khái niệm tôn giáo là gì?
A. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, theo quan niệm hoang
đường, ảo tưởng phù hợp với tâm lý, hành vi của con người.
B. Tôn giáo là một hình thức xã hội theo quan niệm hoang đường, ảo tưởng phù hợp với tâm lý,
hành vi của con người.
C. Tôn giáo phản ánh hiện thực khách quan, ảo tưởng phù hợp với tâm lý, hành vi của con người.
D. Tôn giáo là một hình thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, theo quan niệm hoang đường.
Câu 20: Hiện nay trên thế giới có khoảng bao nhiêu tôn giáo?
A. Hiện nay trên thế giới có hơn 10.000 tôn giáo.
B. Hiện nay trên thế giới có hơn 12.000 tôn giáo.
C. Hiện nay trên thế giới có hơn 15.000 tôn giáo.
D. Hiện nay trên thế giới có hơn 20.000 tôn giáo.
Câu 21: Trong đời sống xã hội, tôn giáo là một cộng đồng xã hội với các yếu tố:
A. Hệ thống giáo lý - nghi lễ; giáo sĩ và tín đồ; cơ sở vật chất; hoạt động truyền giáo.
B. Hệ thống giáo lý - nghi lễ; tín đồ
C. Hệ thống giáo lý; cơ sở vật chất; hoạt động truyền giáo,
C. Nghi lễ; tín đồ; cơ sở vật chất.
Câu 22: Mê tín dị đoan là gì?
A. Là những hiện tượng cuồng vọng của con người đến mức mê muội, trái với lẽ phải và hành vi
đạo đức, văn hóa cộng đồng.
B. Là một hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở niềm tin vào các lực lượng
siêu nhiên, vô hình.
C. Là hệ thống những niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào cái “siêu nhiên” hay còn gọi là
“cái thiêng” để giải thích thế giới với ước muốn mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.
D. thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối làm mục đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt
đẹp và nội dung ấy được thể hiện bằng những nghi lễ, những sự kiêng kị.
Câu 23: Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan là:
A. Hậu quả xấu để lại.
B. Niềm tin vào thượng đế.
C. Nguồn gốc sự việc.
D. Nghi lễ.
Câu 24: Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?
A. Thắp hương cho bàn thờ gia tiên.
B. Yếm bùa, thư ngãi.
C. Không ăn trứng trước khi đi thi.
D. Xem bói, cầu cơ.
Câu 25: Nguồn gốc của tôn giáo bao gồm các yếu tố nào?
A. Yếu tố kinh tế - xã hội; yếu tố nhận thức; yếu tố tâm lý.
B. Yếu tố kinh tế - xã hội; yếu tố nhận thức; yếu tố tâm linh
C. Yếu tố kinh tế - xã hội; yếu tố tâm lý; yếu tố con người
D. Yếu tố nhận thức; yếu tố tâm lý; yếu tố thời đại.
Câu 26: "Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên
đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia" là câu nói của ai về nguồn gốc
tôn giáo khi xã hội có giai cấp đối kháng?
A. V.I. Lênin
B. Hồ Chí Minh
C. Khổng Tử
D. Ăng – ghen
Câu 27: Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo là gì?
A. Xuất phát từ nhận thức hạn hẹp, mơ hồ về tự nhiên, xã hội có liên quan đến đời sống, số phận
của con người.
B. Xuất phát từ nhận thức trừu tượng, siêu tưởng về tự nhiên, xã hội có liên quan đến đời sống, số
phận của con người.
C. Xuất phát từ suy nghĩ mơ mộng về tự nhiên, xã hội có liên quan đến đời sống, số phận của con
người.
D. Xuất phát từ nhận thức tâm linh về tự nhiên, xã hội có liên quan đến đời sống, số phận của con
người.
Câu 28: Tôn giáo có những tính chất gì?
A. Tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị.
B. Tính lịch sử, tính chính trị, tính xã hội.
C. Tính quần chúng, tính chính trị, tính nhân văn
D. Tính quần chúng, tính chính trị. tính khoa học
Câu 29: Thuật ngữ nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín
ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước?
A. Buôn thần bán thánh.
B. Kính Chúa yêu nước.
C. Tốt đời đẹp đạo.
D. Đạo pháp dân tộc.
Câu 30: Một trong những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về giải quyết vấn đề tôn
giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa?
A. Tôn trọng và bào đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân, kiên
quyết bài trừ mê tín dị đoan.
B. Người đã theo tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ mà theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.
C. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo này không có quyền tham gia hoạt động tín ngưỡng tôn giáo
khác.
D. Tôn trọng và bào đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.
Câu 31: Tôn giáo có những chức năng cơ bản nào?
A. Chức năng thế giới quan; chức năng điều chỉnh; chức năng liên kết
B. Chức năng thế giới quan; chức năng truyền giáo; chức năng liên kết.
C. Chức năng thế giới quan; chức năng điều chỉnh; chức năng phản biện.
D. Chức năng thế giới quan; chức năng truyền giáo; chức năng kết hợp.
Câu 32: Một trong những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết vấn đề tôn
giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa?
A. Giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - xã
hội xã hội chủ nghĩa
B. Giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, chế
độ mới.
C. Xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, cùng với đó là xây dựng hệ thống các cơ sở quản
lý tôn giáo.
D. Giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, đào tạo chức sắc tôn giáo
có tư tưởng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 33: Để giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa thì chủ nghĩa Mác –
Lê nin đã đưa ra nguyên tắc gì?
A. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân, kiên quyết bài
trừ mê tín dị đoan.
B. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, đào tạo chức sắc tôn giáo có tư tưởng định hướng
xã hội chủ nghĩa.
C. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, làm rõ mối quan hệ giữa hai mặt chính trị và tôn
giáo trong giải quyết vấn đề tôn giáo
D. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn liền với quá
trình cải tạo xã hội cũ.
Câu 34: Tính chính trị của tôn giáo ra đời khi nào?
A. Xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp.
B. Xuất hiện khi có chiến tranh xảy ra.
C. Xuất hiện khi quần chúng khát vọng tự do.
D. Xuất hiện khi giai cấp công nhân ra đời.
Câu 35: Các “Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước
…” ?
A. Bảo vệ
B. Bảo hộ
C. Bảo đảm
D. Bảo bọc
Câu 36: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là gì?
A. Là công tác vận động quần chúng sống "tốt đời, đẹp đạo", góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
B. Vận động quần chúng sống "tốt đời, đẹp đạo", gia nhập các tôn giáo chính thống.
C. Gia nhập các tôn giáo chính thống và tuân thủ theo chính sách của Đảng và pháp luật cùa Nhà
nước.
D. Không gia nhập và nghe theo sự rao giảng giáo lý của các dị giáo.
Câu 37: Các thế lực thù địch hiện nay đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa binh” chống phá
Việt Nam và coi vấn đề “dân tộc, tôn giáo” là:
A. Lấy vấn đề dân tộc, tôn giáo làm ngòi nổ
B. Lấy vấn đề dân tộc, tôn giáo làm trọng tâm
C. Lấy vấn đề dân tộc, tôn giáo làm mũi nhọn.
D. Lấy vấn đề dân tộc, tôn giáo làm ưu tiên.
Câu 38: Để thực hiện âm mưu “không đánh mà thắng” chúng lợi dụng vấn đề “dân tộc, tôn
giáo” nhằm vào các mục tiêu nào?
A. Phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; kích động chức sắc tôn giáo chống lại chính sách dân tộc;
xây dựng các tổ chức phản động trong các dân tộc, các tôn giáo.
B. Phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; kích động chức sắc tôn giáo chống lại chính sách dân tộc.
C. Xây dựng các tổ chức phản động trong các dân tộc, các tôn giáo để lôi kéo lực lượng.
D. Kích động chức sắc tôn giáo chống lại chính sách dân tộc; xây dựng các tổ chức phản động
trong các dân tộc, các tôn giáo.
Câu 39: Đâu là thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề dân tôc, tôn giáo chống
phá cách mạng Việt Nam?
A. Chúng lợi dụng những vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc
cực đoan, li khai.
B. Chúng lợi dụng những vấn đề tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan,
li khai.
C. Chúng lợi dụng những vấn đề dân tộc để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan,
li khai.
D. Chúng lợi dụng những vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi.
Câu 40: Giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nội lực, tạo nên sức đề kháng trước mọi âm
mưu thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù trong vấn đề dân tộc – tôn giáo là gì?
A. Tăng cường xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã
hội.
B. Tăng cường xây dựng củng cố chính quyền cơ sở.
C. Tăng khả năng quản lý của chính quyền với các cơ sở truyền giáo.
D. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội tại địa phương.
Câu 41. Tôn giáo nào sau đây ra đời ở Việt Nam?
A. Đạo cao đài.
B. Đạo tin lành.
C. Đạo phật.
D. Đạo thiên chúa.
Câu 42: Tại sao mê tín dị đoan bị pháp luật cấm?
A. Gây thiệt hại về tiền bạc, sức khỏe, tính mạng.
B. Vì xem bói biết trước được tương lai.
C. Vì xem bói làm người ta thêm lo lắng.
D. Vì người dân thích xem bói.
Câu 43: Việc chữa bệnh bằng “bùa phép”, đó là một hình thức của:
A. Mê tín dị đoan.
B. Tín ngưỡng.
C. Tôn giáo.
D. Phong tục tập quán.
Câu 44: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo ở Việt Nam là:
A. Vận động quần chúng sống “tốt đời, đẹp đạo”.
B. Vận động quần chúng sống “phúc âm trong lòng dân tộc”.
C. Vận động quần chúng sống “kính chúa yêu nước”.
D. Vận động quần chúng sống “từ bi, bác ái”.
Bài 3
PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Câu 1: Môi trường là gì?


A. Gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người,
có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người.
B. Gồm các yếu tố vật chất tự nhiên quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng
đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người.
C. Gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, được con người sắp xếp,
có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người.
D. Gồm các yếu tố vật chất vô cơ và hữu cơ quan hệ mật thiết với nhau, tồn tại trong xã hội, có ảnh
hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người.
Câu 2: Hoạt động bảo vệ môi trường là gì?
A. Là các hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu; ứng phó sự cố; khắc phục ô nhiễm, suy thoái
môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
B. Là các hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu; ứng phó sự cố; khắc phục ô nhiễm, suy thoái
môi trường; khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên.
C. Là các hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường;
khai thác tài nguyên thiên để tăng trưởng các hoạt động công nghiệp.
D. Là các hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu; ứng phó sự cố; giữ mức ô nhiễm, suy thoái
môi trường ở mức đảm bảo để phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp khai thác tài nguyên thiên
nhiên.
Câu 3: Trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước thì bảo vệ môi
trường có vị trí thế nào?
A. Là nội dung cơ bản không thể tách rời.
B. Là nội dung trọng tâm của chủ trương.
C. Là nội dung quyết định của chính sách.
D. Là nội dung thiết yếu của chủ trương.
Câu 4: Phương châm chủ đạo trong việc bảo vệ môi trường là gì?
A. Phòng ngừa và ngăn chặn.
B. Phòng ngừa và xử phạt.
C. Phòng ngừa và xử lý.
D. Phòng ngừa và khắc phục.
Câu 5: Ô nhiễm môi trường là gì?
A. Là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với
quy chuẩn kỹ thuật môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
B. Là sự biến đổi tính chất sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
C. Là sự biến đổi các đặc tính sinh hóa của môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi
trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, thú cưng và tự nhiên.
D. Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật sống cùng con người và tự nhiên.
Câu 6: Theo các bạn đâu là quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường?
A. Pháp luật quy định những quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các
yếu tố (thành phần) của môi trường
B. Pháp luật lấy xử lý vi phạm làm nguyên tắc chủ đạo, kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi
trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên;
C. Pháp luật hướng đến giữ gìn môi trường luôn trong lành, xử lý các đối tượng xâm phạm đến môi
trường.
D. Pháp luật về phòng ngừa và ngặn chặn làm nguyên tắc chủ đạo, kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải
thiện môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; phát
huy năng lực nội sinh, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
Câu 7: Theo các bạn thì nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức
trong công tác bảo vệ môi trường thông qua công cụ gì?
A. Pháp luật
B. Hiến pháp
C. Nghị định
D. Nghị quyết
Câu 8: Mục đích của pháp luật về bảo vệ môi trường là gì?
A. Nhằm giữ môi trường trong lành.
B. Nhằm giữ môi trường luôn không bị ô nhiễm.
C. Nhằm giữ môi trường luôn Xanh – Sạch – Đẹp.
D. Nhằm giữ môi trường luôn sạch sẽ.
Câu 9: Pháp luật có vai trò như thế nào trong công tác bảo vệ môi trường?
A. Rất quan trọng.
B. Quan trọng.
C. Cơ bản quan trọng.
D. Vô cùng quan trọng.
Câu 10: Các hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?
A. Xử lý hình sự; xử lý vi phạm hành chính; xử lý trách nhiệm dân sự.
B. Xử lý hình sự; xử lý vi phạm hành chính.
C. Xử lý vi phạm hành chính; xử lý trách nhiệm dân sự.
D. Xử lý vi phạm hành chính.
Câu 11: Khái niệm vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường?
A. Vi phạm pháp luật về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, do người có
năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến
các quan hệ xã hội trong lĩnh vực môi trường được Nhà nước xác lập và bảo vệ.
B. Vi phạm pháp luật về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các quan hệ xã
hội trong lĩnh vực môi trường được Nhà nước xác lập và bảo vệ.
C. Vi phạm pháp luật về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, do người không
có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại
đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực môi trường được Nhà nước xác lập và bảo vệ.
D. Vi phạm pháp luật về môi trường là hành vi không nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, do người
có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại
đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực môi trường được Nhà nước xác lập và bảo vệ.
Câu 12: Có mấy loại vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường?
A. Tội phạm về môi trường; vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
B. Tội phạm về môi trường; vi phạm hình sự trong lĩnh vực môi trường.
C. Tội phạm về môi trường; pháp nhân vi phạm trong lĩnh vực môi trường.
D. Tội phạm về môi trường; cá nhân vi phạm trong lĩnh vực môi trường.
Câu 13. Pháp luật về tổ chức, quản lý các hoạt động về bảo vệ môi trường?
A. Nghị định, Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
B. Xử lý hình sự
C. Xử lý vi phạm hành chính về môi trường
D. Xử lý trách nhiệm dân sự trong bảo vệ môi trường
Câu 14: Tội phạm môi trường là gì?
A. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quy
định của Nhà nước về bảo vệ môi trường mà theo quy định phải bị xử lý hình sự.
B. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về bảo vệ
môi trường mà theo quy định phải bị xử lý hình sự.
C. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do pháp nhân thương mại
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường mà
theo quy định phải bị xử lý hình sự.
D. Là hành vi làm thay đổi trạng thái, tính chất của môi trường gây ảnh hưởng xấu tới sự tồn tại, phát
triển con người và sinh vật, mà theo quy định phải bị xử lý hình sự theo Bộ luật hình sự hiện hành.
Câu 15. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là gì?
A. Là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường do các cá nhân,
tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm, theo quy định phải bị xử lý vi
phạm hành chính.
B. Là những hành động vi phạm các quy định quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường do các cá nhân,
tố chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm, theo quy định phải bị xử lý vi
phạm hành chính.
C. Là những việc làm vi phạm các quy định quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường do các cá nhân,
tố chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm, theo quy định phải bị xử lý vi
phạm hành chính.
D. Là những hành vi, hành động, việc làm vi phạm các quy định quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
do các cá nhân, tố chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm, theo quy định phải
bị xử lý vi phạm hành chính.
Câu 16: Đâu là dấu hiệu thứ nhất về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?
A. Là hành vi thực tế của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới dạng hành động và
không hành động gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội về lĩnh vực môi
trường được Nhà nước xác lập và bảo vệ.
B. Là hành vi phi thực tế của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới dạng hành động
và không hành động gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội về lĩnh vực môi
trường được Nhà nước xác lập và bảo vệ.
C. Là hành vi thực tế của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới dạng hành động gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội về lĩnh vực môi trường được Nhà nước
xác lập và bảo vệ.
D. Là hành vi phi thực tế của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới dạng hành động
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội về lĩnh vực môi trường được Nhà
nước xác lập và bảo vệ.
Câu 17: Theo dấu hiệu thứ nhất về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là gì?
A. Vi phạm pháp luật về môi trường phải là kết quả của ý thức của con người, được thể hiện ra thế
giới khách quan bằng hành vi thực tế cụ thể.
B. Vi phạm pháp luật về môi trường phải là kết quả của nhận thức và ý chí của con người, được thể
hiện ra thế giới khách quan bằng hành vi thực tế cụ thể.
C. Vi phạm pháp luật về môi trường phải là kết quả của ý thức và trách nhiệm của con người, được
thể hiện ra thế giới khách quan bằng hành vi thực tế cụ thể.
D. Vi Vi phạm pháp luật về môi trường phải là kết quả của ý thức và hành động của con người, được
thể hiện ra thế giới khách quan bằng hành vi thực tế cụ thể.
Câu 18: Đâu là dấu hiệu thứ hai về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là gì?
A. Là hành vi trái pháp luật.
B. Là hành vi trái khuôn phép.
C. Là hành vi trái quy định.
D. Là hành vi phá hoại
Câu 19: Đâu là dấu hiệu thứ ba về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là gì?
A. Vi phạm pháp luật về môi trường phải do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. Vi phạm pháp luật về môi trường phải do cá nhân có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. Vi phạm pháp luật về môi trường phải do người dân có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
D. Vi phạm pháp luật về môi trường phải do tội phạm có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Câu 20: Khi nào thì một người được coi là có năng lực trách nhiệm pháp lí?
A. Khi họ đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định đồng thời có khả năng nhận thức và điều khiển hành
vi của mình.
B. Khi họ đã lập gia đình đồng thời có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
C. Khi họ đạt 20 tuổi đồng thời có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
D. Khi họ đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định.
Câu 21: Đâu là dấu hiệu thứ tư về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là gì?
A. Vi phạm pháp luật về môi trường luôn chứa đựng lỗi của chủ thể.
B. Vi phạm pháp luật về môi trường phải do cá nhân có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. Vi phạm pháp luật về môi trường luôn chứa đựng lỗi của khách thể.
D. Vi phạm pháp luật về môi trường phải do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Câu 22: Theo các bạn, hành vi lỗi của chủ thể trong vi phạm pháp luật là gì?
A. Là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của một người đối với hành vi trái pháp luật của họ
và hậu quả hành vi đó.
B. Là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tích cực của một người đối với hành vi trái pháp luật của họ
và hậu quả hành vi đó.
C. Là trạng thái tâm lí bất ổn của một người đối với hành vi trái pháp luật của họ và hậu quả hành vi
đó.
D. Là trạng thái tâm lí phẫn nộ của một người đối với hành vi trái pháp luật của họ và hậu quả hành
vi đó.
Câu 23: Khi nào thì một người bị coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi trái pháp luật về môi
trường?
A. Đó là sự tự lựa chọn, quyết định và thực hiện của chính chủ thể trong khi có đủ điều kiện để lựa
chọn, quyết định và thực hiện một xử sự khác phù hợp với các quy định của pháp luật.
B. Đó là sự tự lựa chọn, quyết định và thực hiện của chính khách thể trong khi có đủ điều kiện để lựa
chọn, quyết định và thực hiện một xử sự khác phù hợp với các quy định của pháp luật.
C. Đó là sự bắt buộc của chính chủ thể trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn, quyết định và thực hiện
một xử sự khác phù hợp với các quy định của pháp luật.
D. Là trạng thái tâm lí bị kiểm soát của một người đối với hành vi trái pháp luật của họ.
Câu 24: Có bao nhiêu dấu hiệu vi phạm pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trường?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 25: Các yếu tố để cấu thành vi phạm pháp luật về môi trường?
A. Mặt chủ quan, khách quan, chủ thể và khách thể vi phạm pháp luật về môi trường.
B. Mặt chủ quan, pháp nhân, chủ thể và khách thể vi phạm pháp luật về môi trường.
C. Mặt chủ quan, khách quan, cá thể và khách thể vi phạm pháp luật về môi trường.
D. Mặt chủ quan, pháp nhân, cá thể và khách thể vi phạm pháp luật về môi trường.
Câu 26: Phần lớn các tội phạm về môi trường thực hiện hành vi phạm tội dưới hình thức nào?
A. Hình thức lỗi cố ý
B. Hình thức lỗi vô ý
C. Nhận thức kém về môi trường
D. Ý thức kém về môi trường
Câu 27: Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật về môi trường gồm những nội dung gì?
A. Là toàn bộ diễn biến tâm lí của chủ thể khi vi phạm pháp luật bao gồm lỗi, động cơ, mục đích
B. Là toàn bộ diễn biến tâm lí của khách thể khi vi phạm pháp luật bao gồm lỗi, động cơ, mục đích
C. Là toàn bộ những hành động vi phạm của chủ thể khi vi phạm pháp luật
D. Là toàn bộ những hành động vi phạm và ý thức kém về môi trường
Câu 28: Chủ thể của vi phạm pháp luật về môi trường là những ai?
A. Cá nhân hay tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lí
B. Cá nhân hay công ty có năng lực trách nhiệm pháp lí
C. Cá nhân hay nhóm người có năng lực trách nhiệm pháp lí
D. Cá nhân hay tập thể có năng lực trách nhiệm pháp lí
Câu 29: Động lực nào thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về môi trường?
A. Động cơ vi phạm
B. Ham muốn vi phạm
C. Dã tâm vi phạm
D. Mục đích vi phạm
Câu 30: Theo các bạn thì vi phạm pháp luật về môi trường có các nguyên nhân nào?
A. Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
B. Nguyên nhân của chủ thể và nguyên nhân chủ quan.
C. Nguyên nhân khách thể và nguyên nhân chủ quan.
D. Nguyên nhân từ khách thể vi phạm và nguyên nhân chủ quan.
Câu 31: Đâu là nguyên nhân, điều kiện khách quan của vi phạm pháp luật về môi trường?
A. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách ưu đãi để phát triển kinh tế mà
không quan tâm đến bảo vệ môi trường.
B. Áp lực tăng trưởng kinh tế, các cá nhân, tổ chức mới chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, chưa
chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường.
C. Công tác quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế. Hệ thống văn bản pháp luật về môi trường
hiện nay đang trong giai đoạn bổ sung.
D. Áp lực tăng trưởng kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, chưa
chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường
Câu 32: Đâu là nguyên nhân khách quan của vi phạm pháp luật về môi trường?
A. Sự phát triển “quá nhanh” và “nóng” của kinh tế - xã hội không tính đến yếu tố bảo vệ môi trường
B. Áp lực tăng trưởng kinh tế, các cá nhân, tổ chức mới chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, chưa
chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường.
C. Công tác quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế. Hệ thống văn bản pháp luật về môi trường
hiện nay đang trong giai đoạn bổ sung.
D. Áp lực tăng trưởng kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, chưa
chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường
Câu 33: Đâu là nguyên nhân, điều kiện chủ quan của vi phạm pháp luật về môi trường?
A. Nhận thức của một số bộ phận các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chưa cao, ý
thức bảo vệ môi trường của các cơ quan, doanh nghiệp và công dân còn kém, chưa tự giác, vấn đề
bảo vệ môi trường chưa được quan tâm chú trọng đúng mức.
B. Nhận thức của một số bộ phận các cơ quan quản lý nhà nước chỉ chú trọng phát triển kinh tế chưa
coi trọng công tác bảo vệ môi trường; chưa thực hiện các biện pháp thu hút đầu tư, các cam kết bảo
vệ môi trường, đầu tư hệ thống hạ tầng đảm bảo cho công tác xử lý chất thải, rác thải.
C. Các cơ quan chức năng phát huy vai trò, trách nhiệm trong phòng, chống vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường.
D. Chính quyền các cấp, các ngành phải thực hiện các biện pháp thu hút đầu tư, cấp phép dự án chưa
quan tâm chỉ đạo thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường, đầu tư hệ thống hạ tầng đảm bảo cho
công tác xử lý chất thải, rác thải.
Câu 35: Đâu là nguyên nhân thuộc về phía đối tượng vi phạm pháp luật về môi trường?
A. Ý thức coi thường pháp luật, có lối sống thiếu kỷ cương.
B. Chấp hành nghiêm pháp luật và tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực xã hội.
C. Ý thức sai lệch về cách thỏa mãn nhu cầu cá nhân là yếu tố chủ quan dẫn đến các hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường của các đối tượng.
D.Ý thức bảo vệ môi trường kém, chưa tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực xã hội.
Câu 36: Phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là gì?
A. Là hoạt động các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng việc sử dụng tống hợp
các biện pháp, phương tiện nhằm ngăn chặn, hạn chế tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường; phát hiện, loại trừ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
khi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra thì hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tác hại,
kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
B. Là hoạt động ngăn chặn, hạn chế tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; phát hiện, loại
trừ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
C. Là hoạt động phát hiện, loại trừ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường; khi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra thì hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả
tác hại, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
D. Là hoạt động hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tác hại, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Câu 37: Hãy chỉ ra đâu là đặc điểm của phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường?
A. Chủ thể tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường rất đa dạng.
B. Lực lượng công an là chủ thể tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
C. Lực lượng cảnh sát môi trường là chủ thể tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường.
D. Các doanh nghiệp là đối tượng trong phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Câu 38: Hãy chỉ ra đâu là nội dung của phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường?
A. Xây dựng các kế hoạch, biện pháp, các giải pháp chủ động hạn chế các nguyên nhân, khắc phục
các điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
B. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các chủ
thể tham gia trên cơ sở chức năng, quyền hạn được phân công.
C. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các chủ
thể tham gia trên cơ sở chức năng, quyền hạn được phân công
D. Lực lượng cảnh sát môi trường là chủ thể tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường.
Câu 39: Trong phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đâu là biện pháp phòng,
chống chung?
A. Biện pháp tổ chức – hành chính; kinh tế; khoa học – công nghệ; Biện pháp tuyên truyền, giáo dục;
Biện pháp pháp luật.
B. Biện pháp tuyên truyền; khoa học – công nghệ; nhắc nhở các cá nhân tổ chức chấp hành pháp luật.
C. Biện pháp pháp ngăn ngừa các hành vi, vi phạm luật khoa học và công nghệ môi trường.
D. Biện pháp tuyên truyền qua internet để người dân không vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Câu 40: Tham gia phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường gồm những chủ thể
nào?
A. Đảng lãnh đạo Nhà nước, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân
tham gia vào phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thông qua việc hoạch định các
chủ trương, chính sách, ban hành các văn bản hướng dẫn, nghị quyết, chỉ thị.
B. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; các tổ chức xã hội, đoàn thể
quần chúng và công dân.
C. Hộ gia đình và công dân; các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, hội cụ
chiến binh, hội phụ nữ, khu phố ….).
D. Chính phủ và Ủy bân nhân dân các cấp; Bộ Tài nguyên môi trường; Bộ Xây dựng; Bộ Y tế; Bộ
Thông tin truyền thông; các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và công dân.
Câu 41: Sinh viên có trách nhiệm như thế nào trong tham gia phòng chống vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường?
A. Nắm vững các quy định của pháp luật phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Xây
dựng ý thức trách nhiệm trong các hoạt động bảo vệ môi trường như sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả
các nguồn tài nguyên (nước, năng lượng,.);
B. Tham gia các phong trào về bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông cá
nhân để bảo vệ môi trường không khí;
C. ý thức thức trách nhiệm với môi trường như sống thân thiện với môi trường xung quanh; tích cực
trồng cây xanh; tham gia thu gom rác thải tại nơi sinh sống và học tập.
D. Xây dựng ý thức trách nhiệm trong các hoạt động bảo vệ môi trường như sử dụng tiết kiệm, có
hiệu quả các nguồn tài nguyên.
Câu 42: Nhà trường có trách nhiệm như thế nào trong tham gia phòng chống vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường?
A. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các buổi tuyên truyền, tọa đàm trao đổi, các cuộc
thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường và phòng, chống vi phạm pháp luật khác về môi trường.
B. Tham gia các phong trào về bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông cá
nhân để bảo vệ môi trường không khí;
C. Xây dựng ý thức thức trách nhiệm với môi trường như sống thân thiện với môi trường xung quanh;
tích cực trồng cây xanh; tham gia thu gom rác thải tại nơi sinh sống và học tập.
D. Xây dựng ý thức trách nhiệm trong các hoạt động bảo vệ môi trường như sử dụng tiết kiệm, có
hiệu quả các nguồn tài nguyên.
Câu 43: Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi vi phạm hành chính về môi trường?
A. Hành vi hủy hoại rừng
B. Hành vi vi phạm về bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên
C. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước
D. Hành vi vi phạm các quy định về khắc phục sự cố môi trường
BÀI 4
PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

Câu 1: Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong nhà
trường là trách nhiệm của?
A. Nhà trường và sinh viên.
B. Sinh viên.
C. Nhà trường.
D. Không phải trách nhiệm của Nhà trường và sinh viên.
Câu 2: Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông:
A. Chủ thể; Khách thể; Mặt khách quan, mặt chủ quan của các tội phạm.
B. Mặt khách quan, mặt chủ quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông.
C. Chủ thể của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông.
D. Chủ thể; Mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông.
Câu 3: Bị xử phạt vi phạm vì vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông thuộc loại vi phạm nào dưới
đây?
A. Vi phạm hành chính
B. Vi phạm hình sự
C. Vi phạm dân sự
D. Vi phạm an toàn giao thông.
Câu 4: Theo các bạn vai trò của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông là gì?
A. Là cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông.
B. Là cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện chức năng xử phạt về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông.
C. Là cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện chức năng tố tụng về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông.
D. Là cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện chức năng kiểm soát về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông.
Câu 5: Vai trò của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhằm mục đích thể hiện điều
gì?
A. Là ý chí của Nhà nước để chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
B. Là ý chí của Chính phủ để chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
C. Là cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện chức năng tố tụng về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông.
D. Là cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện chức năng kiểm soát về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông.
Câu 6: Hãy chỉ ra một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?
A. Các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội; Trung ương, địa phương; các bộ, ngành ban hành
có liên quan đến bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
B. Các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội; Nhà nước, các bộ, ngành ban hành có liên quan
đến bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
C. Các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội; Chính phủ, địa phương; các bộ, ngành ban hành có
liên quan đến bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
D. Các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước; Chính phủ, địa phương; các bộ, ngành ban hành
có liên quan đến bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Câu 7: Hãy trình bày khái niệm vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?
A. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được Nhà nước xác lập và bảo vệ.
B. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách
cố ý xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông được Nhà nước xác lập và bảo vệ.
C. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, do người không có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện một cách cố ý xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông được Nhà nước xác lập và bảo vệ.
D. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông được Nhà nước xác lập và bảo vệ.
Câu 8: Có mấy loại vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?
A. Tội phạm về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông.
B. Tội phạm về đảm trật tự, an toàn giao thông; vi phạm hình sự trong lĩnh vực đảm trật tự, an toàn
giao thông
C. Tội phạm về đảm trật tự, an toàn giao thông; pháp nhân vi phạm trong lĩnh vực đảm trật tự, an
toàn giao thông
D. Tội phạm về đảm trật tự, an toàn giao thông; cá nhân vi phạm trong lĩnh vực đảm trật tự, an toàn
giao thông.
Câu 9: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải có điều kiện nào sau đây?
A. Có sức khỏe, đủ tuổi, có giấy phép lái xe theo qui định của Luật giao thông đường bộ, bảo đảm
điều khiển xe an toàn.
B. Đủ tuổi theo qui định của pháp luật.
C. Đã học lái xe.
D. Có giấy chứng minh nhân dân/ căn cước công dân.
Câu 10: Có mấy dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?
A. Có 4 dấu hiệu.
B. Có 5 dấu hiệu.
C. Có 6 dấu hiệu.
D. Có 7 dấu hiệu.
Câu 11: Đâu là dấu hiệu thứ nhất về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông?
A. Là hành vi thực tế của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới dạng hành động và
không hành động gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội về lĩnh vực bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông được Nhà nước bảo vệ.
B. Là hành vi phi thực tế của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới dạng hành động
và không hành động gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội về lĩnh vực bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông được Nhà nước bảo vệ.
C. Là hành vi thực tế của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới dạng hành động gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội về lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông được Nhà nước bảo vệ.
D. Là hành vi phi thực tế của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới dạng hành động
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội về lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông được Nhà nước xác lập và bảo vệ.
Câu 12: Theo dấu hiệu thứ nhất về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông?
A. Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải là kết quả của ý thức của con người,
được thể hiện ra thế giới khách quan bằng hành vi thực tế cụ thể.
B. Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải là kết quả của nhận thức và ý chí
của con người, được thể hiện ra thế giới khách quan bằng hành vi thực tế cụ thể.
C. Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải là kết quả của ý thức và trách nhiệm
của con người, được thể hiện ra thế giới khách quan bằng hành vi thực tế cụ thể.
D. Vi Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải là kết quả của ý thức và hành
động của con người, được thể hiện ra thế giới khách quan bằng hành vi thực tế cụ thể.
Câu 13: Đâu là dấu hiệu thứ hai về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông?
A. Là hành vi trái pháp luật.
B. Là hành vi trái chống phá.
C. Là hành vi trái quy định.
D. Là hành vi phá hoại
Câu 14: Cơ sở pháp lí để xác định tính trái pháp luật trong một hành vi cụ thể về vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?
A. Là sự quy định trước của pháp luật.
B. Là sự quy định trước của Nghị định.
C. Là hành vi trái quy định.
D. Là hành vi phá hoại
Câu 15: Đâu là dấu hiệu thứ ba về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông?
A. Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải do chủ thể có năng lực trách nhiệm
pháp lí thực hiện.
B. Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải do cá nhân có năng lực trách nhiệm
pháp lí thực hiện.
C. Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải do người dân có năng lực trách
nhiệm pháp lí thực hiện.
D. Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải do tội phạm có năng lực trách nhiệm
pháp lí thực hiện.
Câu 16: Khi nào thì một người được coi là có năng lực trách nhiệm pháp lí?
A. Khi họ đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định đồng thời có khả năng nhận thức và điều khiển hành
vi của mình.
B. Khi họ đã có gia đình đồng thời có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
C. Khi họ đạt 20 tuổi đồng thời có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
D. Khi họ đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định.
Câu 17: Đâu là dấu hiệu thứ tư về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông?
A. Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông luôn chứa đựng lỗi của chủ thể.
B. Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải do cá nhân có năng lực trách nhiệm
pháp lí thực hiện.
C. Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông luôn chứa đựng lỗi của khách thể.
D. Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải do chủ thể có năng lực trách nhiệm
pháp lí thực hiện.
Câu 18: Theo các bạn, hành vi lỗi của chủ thể trong vi phạm pháp luật là gì?
A. Là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của một người đối với hành vi trái pháp luật của họ
và hậu quả hành vi đó.
B. Là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tích cực của một người đối với hành vi trái pháp luật của họ
và hậu quả hành vi đó.
C. Là trạng thái tâm lí bất ổn của một người đối với hành vi trái pháp luật của họ và hậu quả hành vi
đó.
D. Là trạng thái tâm lí phẫn nộ của một người đối với hành vi trái pháp luật của họ và hậu quả hành
vi đó.
Câu 19: Chủ thể không bị coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi trái pháp luật trong bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông khi?
A. Chủ thể không có sự lựa chọn hoặc trong trường hợp chủ thể bị mất tự do ý chí.
B. Chủ thể không có sự lựa chọn hoặc trong trường hợp chủ thể không bị mất tự do.
C. Chủ thể không có sự lựa chọn hoặc trong trường hợp chủ thể cố tình thực hiện.
D. Chủ thể có sự lựa chọn hoặc trong trường hợp chủ thể bị mất tự do ý chí.
Câu 20: Khi nào thì một người bị coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi trái pháp luật về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông?
A. Đó là sự tự lựa chọn, quyết định và thực hiện của chính chủ thể trong khi có đủ điều kiện để lựa
chọn, quyết định và thực hiện một xử sự khác phù hợp với các quy định của pháp luật.
B. Đó là sự tự lựa chọn, quyết định và thực hiện của chính khách thể trong khi có đủ điều kiện để lựa
chọn, quyết định và thực hiện một xử sự khác phù hợp với các quy định của pháp luật.
C. Đó là sự bắt buộc của chính chủ thể trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn, quyết định và thực hiện
một xử sự khác phù hợp với các quy định của pháp luật.
D. Là trạng thái tâm lí bị kiểm soát của một người đối với hành vi trái pháp luật của họ.
Câu 21: Có bao nhiêu dấu hiệu vi phạm pháp luật về lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 22: Các yếu tố để cấu thành vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?
A. Mặt chủ quan, khách quan, chủ thể và khách thể vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông.
B. Mặt chủ quan, pháp nhân, chủ thể và khách thể vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông.
C. Mặt chủ quan, khách quan, cá thể và khách thể vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông.
D. Mặt chủ quan, pháp nhân, cá thể và khách thể vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông.
Câu 23 : Nghị định 100 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông nào:
A. Giao thông đường bộ và đường sắt.
B. Giao thông đường thủy.
C. Giao thông đường bộ.
D. Đường hàng không.
Câu 24 : Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt quá quy
định cho phép sẽ bị xử phạt vi phạm nào sau đây:
A. Vi phạm hành chính.
B. Vi phạm hình sự
C. Vi phạm dân sự.
D. Chống người thi hành công vụ.
Câu 25: Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gồm những
nội dung gì?
A. Là toàn bộ diễn biến tâm lí của chủ thể khi vi phạm pháp luật bao gồm lỗi, động cơ, mục đích
B. Là toàn bộ diễn biến tâm lí của khách thể khi vi phạm pháp luật bao gồm lỗi, động cơ, mục đích
C. Là toàn bộ những hành động vi phạm của chủ thể khi vi phạm pháp luật
D. Là toàn bộ những hành động vi phạm và ý thức kém về môi trường
Câu 26: Chủ thể của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là những ai?
A. Cá nhân hay tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lí
B. Cá nhân hay công ty có năng lực trách nhiệm pháp lí
C. Cá nhân hay nhóm người có năng lực trách nhiệm pháp lí
D. Cá nhân hay tập thể có năng lực trách nhiệm pháp lí
Câu 27: Động lực nào thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông?
A. Động cơ vi phạm
B. Lối sống thích thể hiện.
C. Kém hiểu biết pháp luật
D. Mục đích vi phạm
Câu 28: Theo các bạn thì vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có các
nguyên nhân nào?
A. Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
B. Nguyên nhân của chủ thể và nguyên nhân chủ quan.
C. Nguyên nhân khách thể và nguyên nhân chủ quan.
D. Nguyên nhân từ khách thể vi phạm và nguyên nhân chủ quan.
Câu 29: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các
hành vi vi phạm về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thì lực lượng nào sau đây được phép
xử phạt vi phạm?
A. Cảnh sát giao thông; cảnh sát trật tự; cảnh sát cơ động.
B. Cảnh sát giao thông; cảnh sát hình sự; cảnh sát cơ động.
C. Cảnh sát giao thông; cảnh sát môi trường; cảnh sát cơ động.
D. Cảnh sát giao thông; cảnh sát kinh tế; cảnh sát cơ động.
Câu 30: Đâu là nguyên nhân, điều kiện khách quan của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông?
A. Sự phát triển “quá nhanh” và “nóng” của kinh tế - xã hội làm gia tăng quá mức các phương tiện
giao thông.
B. Các cá nhân, tổ chức mới chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, chưa chú trọng đến công tác bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông.
C. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hiện nay đang trong giai đoạn
bổ sung.
D. Áp lực tăng trưởng kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt,
chưa chú trọng đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Câu 31: Đâu là nguyên nhân khách quan của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông?
A. Sự không tương thích giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hoạt động giao thông vận tải quốc gia.
B. Các cá nhân mới chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, chưa chú trọng đến công tác bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông.
C. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hiện nay đang trong giai đoạn
bổ sung.
D. Các doanh nghiệp kinh doanh chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, chưa chú trọng đến công tác
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Câu 32: Đâu là nguyên nhân chủ quan của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông?
A. Các cơ quan chức năng chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong phòng, chống vi phạm pháp
luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
B. Các cá nhân mới chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, chưa chú trọng đến công tác bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông.
C. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hiện nay đang trong giai đoạn
bổ sung.
D. Các doanh nghiệp kinh doanh chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, chưa chú trọng đến công tác
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Câu 33. Luật Giao thông đường bộ hiện hành do ai ký ban hành:
A. Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
B. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
C. Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam
D. Chủ Tịch nước CHXHCN Việt Nam
Câu 34: Đâu là nguyênnhân thuộcvềphía đối tượng vi phạm pháp luậtvềbảo đảm trật tự, an toàn giao thông?
A. Ý thức coi thường pháp luật, có lối sống thiếu kỷ cương.
B. Chấp hành nghiêm pháp luật và tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực xã hội.
C. Ý thức sai lệch về cách thỏa mãn nhu cầu cá nhân là yếu tố chủ quan dẫn đến các hành vi vi phạm.
D.Ý thức bảo vệ môi trường kém, chưa tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực xã hội.
Câu 35: Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một bộ phận của?
A. Hệ thống pháp luật hành chính Nhà nước.
B. Hệ thống pháp luật hành chính của Đảng.
C. Hệ thống pháp luật hành chính của Bộ GTVT.
D. Hệ thống pháp luật của Bộ Công An
Câu 36: Người từ đủ bao nhiêu tuổi thì được điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có dung tích
xilanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự, xe có trọng tải dưới 3.500kg và xe
ô tô chở người đến 9 chỗ?
A. Người từ đủ 18 tuổi.
B. Người từ đủ 17 tuổi.
C. Người từ đủ 16 tuổi.
D. Người từ đủ 15 tuổi.
Câu 37: Tổ chức nào là chủ thể trong thực hiện phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp và Ủy ban nhân
dân các cấp.
B. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, cơ quan An toàn giao thông các cấp, cơ quan cảnh sát
giao thông.
C. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan An toàn giao thông các cấp, cơ quan thanh tra
giao thông.
D. Nhà nước, Chính phủ, cơ quan quản lý kinh tế, giao thông, văn hóa các cấp.
Câu 38: Theo các bạn đâu là nội dung thể hiện quan hệ phối hợp giữa các chủ thể trong phòng,
chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?
A. Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật, các nội quy, quy định, thiết chế trong từng
giai đoạn, từng thời kỳ
B. Đề xuất trong hoạch định các nghị định phát triển kinh tế - xã hội gắn với công tác bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông
C. Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản Nghị định, các nghị quyết, quy chuẩn, thiết chế trong
từng giai đoạn, từng thời kỳ
D. Phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra, xét xử vi phạm của lực lượng công an, Viện
kiểm sát, thanh tra giao thông, ủy ban ATGT các cấp.
Câu 39: Theo các bạn đâu là nội dung biện pháp trong phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông?
A. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho người dân.
B. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Nghị định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho người dân.
C. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Nghị quyết về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để nâng cao
ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho người dân.
D. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho người dân.
Câu 40: Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong nhà
trường có bao nhiêu nội dung?
A. Trách nhiệm của nhà trường; giáo viên; học sinh, sinh viên.
B. Trách nhiệm của nhà trường; ủy ban ATGT; học sinh, sinh viên.
C. Trách nhiệm của nhà trường; công an; học sinh, sinh viên.
D. Trách nhiệm của nhà trường; thanh tra giao thông; học sinh, sinh viên.
Câu 41: Trách nhiệm của Nhà trường trong phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông là gì?
A. Thường xuyên tuyên truyền, vận động giáo viên và học sinh, sinh viên chấp hành nghiêm pháp
luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông bằng các nội dung, hình thức phong phú đa dạng
B. Thường xuyên tuyên truyền, vận động học sinh, sinh viên chấp hành nghiêm pháp luật bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông bằng các nội dung, hình thức phong phú đa dạng
C. Thường xuyên tuyên truyền, vận động giáo viên chấp hành nghiêm pháp luật bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông bằng các nội dung, hình thức phong phú đa dạng
D. Thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ công chức chấp hành nghiêm pháp luật bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông bằng các nội dung, hình thức phong phú đa dạng
Câu 42: Trách nhiệm của giáo viên trong phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông là gì?
A. Gương mẫu mực trong việc thực hiện nghiêm pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
B. Tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nơi nhà trường chọn làm địa điểm đào
tạo, chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức năng.
C. Tham mưu cho các cấp ủy Đảng, cơ quan công an nơi nhà trường chọn làm địa điểm đào tạo, chỉ
đạo các cơ quan, lực lượng chức năng.
D. Tham mưu cho các cấp, ủy ban ATGT địa phương nơi nhà trường chọn làm địa điểm đào tạo, chỉ
đạo các cơ quan, lực lượng chức năng.
Câu 43: Dấu hiệu của vi phạm hành chính trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?
A. Hành vi đó theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
B. Hành vi đó là hành vi có lỗi nhưng do nguyên nhân khách quan
C. Hành vi đó là hành vi có lỗi nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng
D. Hành vi đó là hành vi có lỗi nhưng chưa đến mức phải bị xử phạt vi phạm hành sự.
BÀI 5
PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ LOẠI TỘI PHẠM XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA
NGƯỜI KHÁC
Câu 1: Một trong những công cụ hữu hiệu để ghi nhận, củng cố, bảo vệ quyền con người là gì?
A. Pháp luật
B. Sức khỏe
C. Tự do
D. Tính ngưỡng
Câu 2: Bảo vệ con người trước hết là phải bảo vệ
A. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tự do của họ, trong đó bảo vệ danh dự, nhân
phẩm của con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
B. Bảo vệ tính mạng và tự do của họ, trong đó con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
C. Bảo vệ con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
D. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Câu 3: Nhân phẩm là gì?
A. Là phẩm giá con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tính cách là một con người
B. Là phẩm giá con người, là giá trị vật chất của một cá nhân với tính cách là một con người
C. Là phẩm giá con người, là giá trị tư tưởng của một cá nhân với tính cách là một con người
D. Là phẩm giá con người, là giá trị tâm hồn của một cá nhân với tính cách là một con người
Câu 4: Chúng ta có thể hiểu về nhân phẩm thế nào?
A. Mỗi con người luôn có những phẩm chất nhất định, những phẩm chất này sẽ làm nên giá trị của
cá nhân.
B. Mỗi con người luôn có những phẩm chất nhất định, những phẩm chất này sẽ làm nên tính cách
của cá nhân.
C. Là phẩm giá con người, là giá trị tư tưởng của một cá nhân với tính cách là một con người
D. Là phẩm giá con người, là giá trị tâm hồn của một cá nhân với tính cách là một con người
Câu 5: Danh dự của con người được hình thành như thế nào?
A. Đó là quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm của cá nhân
B. Đó là quá trình xây dựng và bảo vệ nhân cách của cá nhân
C. Đó là quá trình xây dựng và bảo vệ hình ảnh của cá nhân
D. Đó là quá trình xây dựng và bảo vệ tư tưởng của cá nhân
Câu 6: Mối quan hệ của danh dự và nhân phẩm như thế nào?
A. Đó là mối quan hệ quy định lẫn nhau
B. Đó là mối quan hệ bài xích lẫn nhau
C. Đó là mối quan hệ khách quan
D. Đó là mối quan hệ tương hỗ
Câu 7: Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người là gì?
A. Là hành vi làm cho người bị xúc phạm, tổn thương về tinh thần và xấu hổ đối với những người
xung quanh, người trong gia đình, tập thể, trong nhân dân, trong xã hội.
B. Là hành vi làm cho người bị xúc phạm, tổn thương về vật chất và xấu hổ đối với những người
xung quanh, người trong gia đình, tập thể, trong nhân dân, trong xã hội.
C. Là hành vi làm cho người bị xúc phạm, tổn thương về tình cảm, về vật chất dẫn đến phá sản.
D. Là hành vi làm cho người bị xúc phạm, tổn thương về hình ảnh và xấu hổ đối với những người
xung quanh, làm mất các hình tượng trên các nền tảng mạng xã hội.
Câu 8: Hành vi nào là xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác?
A. Dùng hành động làm tổn hại đến đến thể chất và tinh thần của người khác
B. Dùng hành động làm tổn hại đến đến tinh thần của người khác
C. Dùng hành động làm tổn hại đến đến tình cảm và tinh thần của người khác
D. Dùng hành động làm tổn hại đến đến thể chất của người khác
Câu 9: “Dùng những lời lẽ hoặc hành động có tính chất thóa mạ, khinh bỉ để làm nhục người
khác” ?
A. Là hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
B. Là hành vi làm tổn hại đến đến tinh thần của người khác
C. Là hành vi tổn hại đến đến tình cảm của người khác
D. Là hành vi làm tổn hại đến thể chất của người khác
Câu 10: Một hành vi hay xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội để xâm phạm danh dự, nhân
phẩm?
A. Gán một sự kiện xấu xa cho người khác làm cho xã hội đánh giá sai hoặc hình dung sai về người
đó
B. Tag tên vào bài viết trên các nền tảng mạng xã hội.
C. Chụp ảnh các hoạt động của người khác rồi đăng lên các nền tảng mạng xã hội.
D. Quay video các hoạt động của người khác rồi đăng lên các nền tảng mạng xã hội.
Câu 11: Các tội xâm phạm danh dự và nhân phẩm của con người là gì?
A. Là những hành vi có lỗi xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về danh dự và nhân phẩm của
người khác.
B. Là những hành vi có lỗi xâm phạm quyền được bảo vệ về danh dự và nhân phẩm của người khác.
C. Là những hành vi có lỗi xâm phạm quyền được tôn trọng về danh dự và nhân phẩm của người
khác.
D. Là những hành vi có lỗi xâm phạm quyền riêng tư và bảo vệ về danh dự và nhân phẩm của người
khác.
Câu 12: Các tội xâm phạm danh dự và nhân phẩm của con người là những hành vi nguy hiểm
được quy định trong?
A. Bộ luật hình sự
B. Bộ luật dân sự
C. Bộ luật lao động
D. Bộ luật tố tụng dân sự.
Câu 13: Dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác
A. Khách thể, khách quan, chủ thể và chủ quan của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con
người.
B. Chủ thể và chủ quan của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người.
C. Khách thể, khách quan của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người.
D. Cá thể, khách quan, chủ thể và chủ quan của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người.
Câu 14: Các em hãy chỉ rõ đâu là khách thể của các tội xâm hại nhân phẩm, danh dự của con
người?
A. Các tội phạm xâm phạm đến quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của con người.
B. Các tội phạm xâm phạm đến quyền cá nhân về nhân phẩm, danh dự của con người.
C. Các tội phạm xâm phạm đến quyền dân sự về nhân phẩm, danh dự của con người.
D. Các tội phạm xâm phạm đến quyền chia sẽ về các giá trị nhân phẩm, danh dự của con người.
Câu 15: Các em hãy chỉ rõ đâu là mặt khách quan của các tội xâm hại nhân phẩm, danh dự
của con người?
A. Thể hiện ở những hành vi nguy hiểm cho xã hội (hành động hoặc không hành động) xâm phạm
trực tiếp tới nhân phẩm, danh dự của con người.
B. Thể hiện ở những hành vi không nguy hiểm cho xã hội (hành động hoặc không hành động) xâm
phạm trực tiếp tới nhân phẩm, danh dự của con người.
C. Thể hiện ở những hành vi nguy hiểm cho xã hội (hành động hoặc không hành động) xâm phạm
gián tiếp tới nhân phẩm, danh dự của con người.
D. Thể hiện ở những hành vi không nguy hiểm cho xã hội (hành động hoặc không hành động) xâm
phạm gián tiếp tới nhân phẩm, danh dự của con người.
Câu 16: Để truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội xâm hại nhân phẩm, danh dự của con
người?
A. Phải làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra.
B. Phải làm rõ giữa hành động bôi nhọ danh sự nhân phẩm và hậu quả do hành vi đó gây ra.
C. Phải chỉ rõ giữa biểu hiện bôi nhọ danh sự nhân phẩm và hậu quả do hành vi đó gây ra.
D. Phải giải thích rõ giữa biểu hiện bôi nhọ danh sự nhân phẩm và hậu quả do hành vi đó gây ra.
Câu 17: Chủ thể của các tội xâm hại danh dự, nhân phẩm của con người là ai?
A. Là người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.
B. Là người có năng lực trách nhiệm dân sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.
C. Là pháp nhân có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.
D. Là pháp nhân năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.
Câu 18: Mặt chủ quan của các tội xâm hại danh dự, nhân phẩm của con người là gì?
A. Thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp
B. Thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp
C. Thực hiện với lỗi vô ý trực tiếp
D. Thực hiện với lỗi vô ý gián tiếp
Câu 19: Các tội xâm hại danh dự, nhân phẩm gồm những nhóm tội gì?
A. Các tội xâm phạm tình dục, các tội mua bán người, các tội làm nhục người khác, nhóm tội khác.
B. Các tội xâm phạm tình dục, các tội mua bán người, các tội bôi nhọ người khác, nhóm tội khác.
C. Các tội xâm phạm danh dự, các tội mua bán người, các tội vu khống người khác, nhóm tội khác.
D.Các tội xâm phạm danh dự, các tội vu khống người, các tội làm nhục người khác, nhóm tội khác.
Câu 20: Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi thuộc nhóm tội phạm gì?
A. Các tội xâm phạm tình dục.
B. Các tội mua bán người.
C. Các tội xâm phạm dân sự.
D. Các tội hiếp dâm.
Câu 21: Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thuộc nhóm tội phạm gì?
A. Các tội mua bán người.
B. Các tội xâm phạm tình dục.
C. Các tội xâm phạm dân sự.
D. Các tội chiếm đoạt nội tạng.
Câu 22: Hành vi đánh tráo người dưới 01 tuổi thuộc nhóm tội phạm gì?
A. Các tội mua bán người.
B. Các tội xâm phạm tình dục.
C. Các tội xâm phạm dân sự.
D. Các tội khác.
Câu 23: Các tội làm nhục người khác gồm các tội gì?
A. Tội làm nhục người khác; Tội vu khống; Tội hành hạ người khác
B. Tội làm nhục người khác; Tội cưỡng hiếp; Tội hành hạ người khác
C. Tội làm nhục người khác; Tội vu khống; Tội tra tấn người khác
D. Tội làm nhục người khác; Tội cưỡng hiếp; Tội dâm ô.
Câu 24: Các tội thuộc nhóm tội khác bao gồm các tội gì?
A. Tội lây truyền HIV cho người khác; Tội cố ý truyền HIV cho người khác; Tội chống người thi
hành công vụ.
B. Tội lây truyền HIV cho người khác; Tội cố ý truyền HIV cho người khác; Tội mua bán, chiếm
đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
C. Tội lây truyền HIV cho người khác; Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người; Tội
chống người thi hành công vụ.
D. Tội lây truyền HIV cho người khác; Tội hành hạ người khác; Tội chống người thi hành công vụ.
Câu 25: Theo các bạn nguyên nhân của tình trạng tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người
khác là gì?
A. Sự tác động bởi những mặt trái của nền kinh tế thị trường
B. Trình độ dân trí thấp, thích thể hiện của một phận người dân.
C. Sự hỗn loạn của xã hội và sự cám dỗ đồng tiền
D. Sự cám dỗ của đồng tiền và tâm lý của con người.
Câu 26: Theo các bạn thì “sự tác động bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường” gây ra những
hậu quả gì?
A. Hình thành lối sống hưởng thụ, xa hoa, trụy lạc; làm xuống cấp nhiều mặt về văn hoá, đạo đức,
lối sống; tạo ra sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc.
B. Hình thành lối sống hưởng thụ, trụy lạc; Phong cách thích thể hiện của một phận người dân.
C. Hình thành lối sống hưởng thụ, trụy lạc; làm xuống cấp về thuần phong mỹ tục; tạo ra sự phân hoá
giàu nghèo sâu sắc.
D. Làm xuống cấp nhiều mặt về văn hoá, đạo đức, lối sống; tạo ra sự phân hoá giàu nghèo; Sự cám
dỗ của đồng tiền và tâm lý của con người.
Câu 27: Theo các bạn thì “Tác động trực tiếp, toàn diện của những hiện tượng xã hội tiêu cực
do chế độ cũ để lại” gây ra những hậu quả gì?
A. Hình thành lối sống hưởng thụ, tư tưởng tham lam, sa đọa; Tư tưởng trọng nam, khinh nữ.
B. Hình thành lối sống hưởng thụ, trụy lạc; làm xuống cấp về thuần phong mỹ tục.
C. Hình thành lối sống hưởng thụ, trụy lạc; tạo ra sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc.
D. Làm xuống cấp nhiều mặt về văn hoá, đạo đức, lối sống; tạo ra sự phân hoá giàu nghèo.
Câu 28: Phòng ngừa tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác mang lại ý nghĩa gì?
A. Phòng ngừa mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, làm tốt công tác phòng ngừa giúp giữ vững an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, phẩm giá của
người dân.
B. Phòng ngừa mang ý nghĩa chính trị cao, làm tốt công tác phòng ngừa giúp giữ vững trật tự an toàn
xã hội, bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân.
C. Phòng ngừa mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, làm tốt công tác phòng ngừa giúp giữ vững trật tự an
toàn xã hội, bảo vệ khối đại đoàn kết của toàn dân tộc.
D. Phòng ngừa mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, làm tốt công tác phòng ngừa giúp giữ vững an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội, giúp cho kinh tế của nước nhà ngày càng khởi sắc.
Câu 29: Làm tốt cộng tác phòng ngừa tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác mang
lại ý nghĩa gì cho đất nước?
A. Mang ý nghĩa kinh tế, tiết kiệm ngân sách và sức lao động nhân viên nhà nước trong các hoạt
động điều tra truy tố xét xử và giáo dục cải tạo người phạm tội.
B. Phòng ngừa mang ý nghĩa chính trị, làm tốt công tác phòng ngừa giúp giữ vững trật tự an toàn xã
hội, bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân.
C. Mang ý nghĩa kinh tế, tiết kiệm ngân sách vào các hoạt động điều tra truy tố xét xử và giáo dục
cải tạo người phạm tội.
D. Phòng ngừa mang ý nghĩa an ninh, làm tốt công tác phòng ngừa giúp giữ vững an ninh quốc gia,
trật tự an toàn xã hội, giúp cho kinh tế của nước nhà ngày càng khởi sắc.
Câu 30: Mục đích của công tác phòng ngừa tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác
là gì?
A. Là khắc phục, thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn
chế, làm giảm từng bước tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội.
B. Phòng ngừa mang ý nghĩa văn hóa – xã hội, làm tốt công tác phòng ngừa giúp giữ vững trật tự an
toàn xã hội, bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân.
C. Nhằm động viên, huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia hoạt động phòng chống tội phạm:
khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến.
D. Là khắc phục các nguyên nhân, điều kiện phạm tội nhằm hạn chế, làm giảm từng bước tiến tới
loại trừ tội phạm này ra khỏi đất nước.
Câu 31: Theo các bạn thì Các cơ quan bảo vệ pháp luật là cơ quan nào?
A. Công an nhân dân; Viện Kiểm sát nhân dân; Tòa án nhân dân
B. Công an nhân dân; Viện Kiểm sát nhân dân; Cục thi hành án.
C. Công an nhân dân; Ủy ban nhân dân; Tòa án nhân dân
D. Công an nhân dân; Hội đồng nhân dân; Tòa án nhân dân
Câu 32: Chủ thể hoạt động phòng chống tội phạm là những đơn vị nào?
A. Quốc hội, Chính phủ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân các cấp; Các cơ quan bảo vệ pháp luật;
nhân dân.
B. Quốc hội, Nhà nước, hội đồng nhân dân các cấp; uỷ ban nhân dân các cấp; Công an, viện kiểm
sát; nhân dân.
C. Quốc hội, Nhà nước, hội đồng nhân dân các cấp; uỷ ban nhân dân các cấp; Công an, quân đội,
viện kiểm sát quân dự; nhân dân.
D. Quốc hội, Chính phủ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân các cấp; Cảnh sát, quân đội, viện kiểm
sát quân dự; nhân dân.
Câu 33: Nguyên tắc pháp chế trong tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm xâm hại danh dự,
nhân phẩm người khác là gì?
A. Mọi hoạt động phòng ngừa tội phạm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, các công dân phải hợp
hiến và hợp pháp.
B. Mọi hoạt động phòng ngừa tội phạm của các cơ quan Công an, quân đội, các công dân phải phù
hợp pháp luật.
C. Mọi hoạt động phòng ngừa tội phạm của các cơ quan Cảnh sát, an ninh, viện kiểm sát phải phù
hợp quy định.
D. Mọi hoạt động phòng ngừa tội phạm của các cơ quan Chính phủ, công an, viện kiểm sát phải phù
hợp pháp luật.
Câu 34: Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể trong công tác phòng ngừa tội phạm
xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác là gì?
A. Mỗi chủ thể khi tham gia phòng ngừa tội phạm trong phạm vi và nhiệm vụ ở từng địa phương,
từng ngành mà mình quản lý đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với các chủ thể khác để có thể thực
hiện một cách tốt nhất họat động phòng ngừa tội phạm.
B. Biện pháp phòng ngừa tội phạm luôn được nhận thức rõ ràng, chứa đựng các giải pháp khả thi và
phù hợp với điều kiện đặc thù về phòng chống tội phạm ở mỗi địa phương mỗi ngành mỗi lĩnh vực.
C. Luôn phải đảm bảo cho mọi người có cơ hội phát triển bình đẳng, không được phân biệt chủng
tộc, tôn giáo, giới tính, thái độ chính trị.
D. Mọi hoạt động phòng ngừa tội phạm của các cơ quan Chính phủ, công an, viện kiểm sát phải phù
hợp pháp luật.
Câu 35: Nguyên tắc nhân đạo trong công tác phòng ngừa tội phạm xâm hại danh dự, nhân
phẩm người khác là gì?
A. Không được hạ thấp danh dự nhân phẩm con người mà phải nhằm khôi phục con người và tạo
điều kiện để con người phát triển
B. Biện pháp phòng ngừa tội phạm luôn được nhận thức rõ ràng, chứa đựng các giải pháp khả thi và
phù hợp với điều kiện đặc thù về phòng chống tội phạm ở mỗi địa phương mỗi lĩnh vực.
C. Luôn phải đảm bảo cho mọi người có cơ hội phát triển bình đẳng, không được phân biệt chủng
tộc, tôn giáo, giới tính, thái độ chính trị.
D. Mọi hoạt động phòng ngừa tội phạm của các cơ quan Chính phủ, công an, viện kiểm sát phải phù
hợp pháp luật.
Câu 36: Câu hỏi tình huống: “Bà MX có lời lẽ xúc phạm danh dự nhân phẩm của ông TA”.
Xác định chủ thể của tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩm của tội phạm.
A. Bà MX là chủ thể của vi phạm.
B. Ông TA là chủ thể của vi phạm.
C. Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm
D. Không xác định được chủ thể của tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩm của tội phạm
Câu 37: Câu hỏi tình huống: “Bà HM có lời lẽ xúc phạm danh dự nhân phẩm của ông AT”.
Xác định khách thể của tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩm của tội phạm.
A. Khách thể là danh dự, nhân phẩm của ông AT
B. Khách thể là bà HM
C. Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm
D. Không xác định được khách thể của tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩm của tội phạm

Câu 38: Hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người
khác được xác định ở hai mức độ khác nhau thế nào?
A. Phòng ngừa chung (phòng ngừa xã hội) và phòng chống riêng (chuyên môn).
B. Phòng ngừa chung (phòng ngừa chuyên môn) và phòng chống riêng (phòng ngùa xã hội).
C. Phòng ngừa chung (phòng ngừa xã hội) và phòng chống tổng hợp (chuyên môn).
D. Phòng ngừa tổng hợp (phòng ngừa xã hội) và phòng chống riêng (chuyên môn).
Câu 39: Phòng ngừa chung tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác gồm các biện
pháp nào?
A. Chính trị, kinh tế, văn hoá, pháp luật, giáo dục.
B. Đặc trưng, chuyên môn của từng ngành, từng lực lượng.
C. Kinh tế, chính trị, các lĩnh vực trọng điểm.
D. Tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước.
Câu 40: Phòng chống riêng (phòng và chống của lĩnh vực chuyên môn) tội phạm xâm hại
danh dự, nhân phẩm người khác gồm các biện pháp nào?
A. Việc áp dụng các biện pháp mang tính đặc trưng, chuyên môn của từng ngành, từng lực lượng,
trong đó có hoạt động của cơ quan công an với vai trò nòng cốt, xung kích.
B. Đặc trưng, chuyên môn của từng ngành, từng lực lượng, trong đó có hoạt động của cơ quan công
an với vai trò nòng cốt, xung kích.
C. Kinh tế, chính trị, các lĩnh vực trọng điểm, trong đó có hoạt động của cơ quan an ninh với vai trò
nòng cốt, xung kích.
D. Lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, trong đó có hoạt động của cơ quan kiểm sát với vai trò nòng
cốt, xung kích.
Câu 41: Vai trò của Viện kiểm sát trong phòng, chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân
phẩm là gì?
A. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án, giam giữ,
giáo dục, cải tạo phạm nhân, giữ quyền công tố.
B. Phối hợp tham gia, giúp đỡ các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện tốt “Chiến lược quốc
gia phòng chống tội phạm”.
C. Thông qua hoạt động xét xử các vụ án đảm bảo công minh, đúng pháp luật.
D. Trực tiếp tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh,
phòng chống tội phạm, khắc phục những sơ hở thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.
Câu 42: Vai trò của Toà án các cấp trong phòng, chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân
phẩm là gì?
A. Thông qua hoạt động xét xử đảm bảo công minh, đúng pháp luật; phát hiện những nguyên nhân,
điều kiện của tội phạm để Chính phủ, các ngành, các cấp kịp thời có biện pháp ngăn chặn, loại trừ.
B. Tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh, phòng
chống tội phạm, khắc phục những sơ hở thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.
C. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án, giam giữ,
giáo dục, cải tạo phạm nhân, giữ quyền công tố.
D. Tham gia nhiệt tình vào công tác giáo dục, cảm hoá các đối tượng có liên quan đến hoạt động
phạm tội tại cộng đồng dân cư.
Câu 43: Trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội, lực lượng nòng cốt được xác định là?
A. Công an nhân dân.
B. Bộ đội biên phòng.
C. Cảnh sát biển.
D. Lực lượng dân quân tự vệ.
Câu 44: Tội nào sau đây thuộc nhóm tội làm nhục người khác.
A. Tội hành hạ người khác
B. Tội buôn bán nội tạng
C. Tội giao cấu với trẻ em dưới 16 tuổi
D. Tội buôn bán phụ nữ và trẻ em.
Câu 45: Vì sao tội cố ý truyền HIV cho người khác bị coi là xúc phạm danh dự, nhân phẩm
cho người khác
A. Vì nạn nhân bị gia đình, xã hội nghi ngờ tham gia các tệ nạn xã hội dẫn đến nạn nhân buồn tủi
có thể dẫn đến tự sát.
B. Vì ảnh hưởng đến sức khỏe nạn nhân, gây tổn hại danh dự nạn nhân.
C. Vì nạn nhân không biết mình bị HIV lúc nào để điều trị.
D. Vì đối tượng sử dụng hành vi đó là đê hèn.
Câu 46: Biện pháp được coi là hiệu quả nhất trong giáo dục sinh viên phòng, chống tội phạm
xâm hại danh dự nhân phẩm của người khác
A. Tự bản thân sinh viên phải ý thức nghiên cứu và chấp hành quy định của pháp luật; có lối sống
văn minh, lành mạnh.
B. Nhà trường thường xuyên tổ chức giáo dục quy định pháp luật cho sinh viên.
C. Tăng cường các biện pháp xử lý các đối tượng vi phạm
D. Gia đình phải giáo dục tốt quy định của pháp luật
Câu 47: Mặt trái của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng như thế nào đến xã hội Việt Nam?
A. Làm đạo đức con người xuống cấp, là cơ sở hình thành tội phạm.
B. Làm đi xuống sự phát triển kinh tế xã hội.
C. Làm cho văn hóa, đạo đức, lối sống của con người tốt hơn.
D. Làm cho đất nước chậm đổi mới.
Câu 48: Sự phối hợp thiếu đồng bộ của các cơ quan chức năng trong phòng chống tội phạm
xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác có ảnh hưởng gì?
A. Là nguyên nhân, điều kiện hình thành xuất hiện và tồn tại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm
của người khác.
B. Là yếu tố quyết định hình thành xuất hiện và tồn tại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của
người khác.
C. Là nguyên nhân quyết định không xử lý hiệu quả phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người
khác.
D. Làm cho công tác giáo dục, cải tạo tội phạm gặp nhiều thuận lợi.
Câu 49: Tội nào sau đây thuộc nhóm tội xâm hại tình dục
A. Tội cưỡng dâm
B. Tội mua bán người
C. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi
D. Tội mua bán, chiếm đoạt bộ bận của cơ thể
Câu 50: Hành vi biết rõ là sai sự thật nhưng đối tượng vẫn cố ý tung tin đồn làm cho nạn
nhân bị tổn thương thuộc nhóm tội phạm nào
A. Tội làm nhục người khác
B. Tội mua bán người
C. Tội xâm hại tình dục
D. Nhóm tội khác
BÀI 6
AN TOÀN THÔNG TIN VÀ PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Câu 1: Thông tin là gì?

A. Thông tin là kết quả, là một dạng thức liên kết trong xã hội loài người bao gồm tất cả sự kiện, sự
việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người, hình thành trong quá trình giao
tiếp

B. Thông tin là chỉ số, là một dạng hình thức liên kết trong xã hội loài người bao gồm tất cả sự kiện,
sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người, hình thành trong quá trình
giao tiếp

C. Thông tin là kiến thức, là một dạng thức liên kết trong xã hội loài người bao gồm tất cả sự kiện,
sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người, hình thành trong quá trình
giao tiếp

D. Thông tin là một dạng mã hóa, là một dạng thức liên kết trong xã hội loài người bao gồm tất cả sự
kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người, hình thành trong quá
trình giao tiếp

Câu 2: Con người có thể tiếp nhận thông tin như thế nào?

A. Một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác, từ phương tiện truyền thông đại chúng,
từ các ngân hàng dữ liệu hoặc qua quan sát các hiện tượng tự nhiên, xã hội...

B. Một người có thể nhận thông tin gián tiếp từ người khác, từ phương tiện truyền thông đại chúng,
từ các ngân hàng dữ liệu hoặc qua quan sát các hiện tượng tự nhiên, xã hội...

C. Một người có thể nhận thông tin gián tiếp từ từ phương tiện truyền thông đại chúng, từ các ngân
hàng dữ liệu, xã hội...

D. Một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác, từ phương tiện truyền thông đại chúng,
hoặc qua quan sát các hiện tượng tự nhiên, xã hội...

Câu 3: Thông tin được thể hiện dưới các hình thức thế nào?

A. Nói, viết, dưới dạng điện tử... có ảnh hưởng đến đời sống xã hội, tác động đến nhận thức, tâm tư,
tình cảm của con người.
B. Nói, viết, dưới dạng hình ảnh... có ảnh hưởng đến đời sống xã hội, tác động đến nhận thức, tâm
tư, tình cảm của con người.

C. Viết, văn bản, dưới dạng điện tử... có ảnh hưởng đến đời sống xã hội, tác động đến nhận thức, tâm
tư, tình cảm của con người.

D. Viết, văn bản, dưới dạng hình ảnh... có ảnh hưởng đến đời sống xã hội, tác động đến nhận thức,
tâm tư, tình cảm của con người.

Câu 4: An toàn thông tin là gì?

A. Là sự bảo vệ thông tin và các hệ thống thông tin tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn,
sửa đổi hoặc phá hoại trái phép.

B. Là sự chia sẽ thông tin và các hệ thống thông tin tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn,
sửa đổi hoặc phá hoại trái phép.

C. Là sự bảo vệ thông tin và các máy chủ tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc
phá hoại trái phép.

D. Là sự hỗ trợ thông tin và các hệ thống thông tin tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa
đổi hoặc phá hoại trái phép.

Câu 5: Tính bảo mật là gì?

A. Là đảm bảo thông tin chỉ có thể được truy cập bởi những người được cấp quyền truy cập.

B. Là đảm bảo thông tin không thể được truy cập.

C. Là sự bảo vệ thông tin và các máy chủ tránh bị truy nhập.

D. Là sự phong tỏa thông tin và các hệ thống thông tin tránh bị truy nhập.

Câu 6: Tính bảo mật trong an ninh mạng là gì?

A. Là việc bảo vệ các dữ liệu được truyền qua mạng trước nguy cơ dữ liệu đó bị những người không
được cấp quyền truy cập chiếm đoạt.

B. Là sự phong tỏa thông tin và các hệ thống thông tin tránh bị truy nhập bởi các hacker.

C. Là sự bảo vệ thông tin và các máy chủ tránh bị truy nhập.

D. Là việc phong tỏa dữ liệu được truyền qua mạng trước nguy cơ dữ liệu đó bị chiếm đoạt.

Câu 7: Tính toàn vẹn thông tin là gì?


A. Là đảm bảo thông tin đáng tin cậy, không bị thay đổi hoặc hủy hoại một cách trái phép.

B. Là đảm bảo dữ liệu đáng tin cậy, không bị thay đổi hoặc hủy hoại qua đường truyền.

C. Là sự mã hóa thông tin và các máy chủ tránh bị truy nhập.

D. Là việc phong tỏa dữ liệu được truyền qua mạng trước nguy cơ dữ liệu đó bị chiếm đoạt.

Câu 8: Tính khả dụng của thông tin là gì?

A. Là khả năng đảm bảo cho hệ thống truyền tin vận hành hiệu quả, liên tục trong khoảng thời gian
đã định.

B. Là đảm bảo dữ liệu đáng tin cậy, không bị thay đổi hoặc hủy hoại qua đường truyền.

C. Là sự mã hóa thông tin và các máy chủ tránh bị truy nhập.

D. Là việc phong là khả năng đảm bảo cho hệ thống truyền tin vận hành hiệu quả, liên tục trong
khoảng thời gian đã định.

Câu 9: An toàn thông tin mạng là gì?

A. An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập,
sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo
mật và tính khả dụng của thông tin.

B. An toàn thông tin mạng là sự phong tỏa thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập,
sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo
mật và tính khả dụng của thông tin.

C. An toàn thông tin mạng là sự mã hóa thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập,
sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo
mật và tính khả dụng của thông tin.

D. An toàn thông tin mạng là sự quản lý thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập,
sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo
mật và tính khả dụng của thông tin.

Câu 10: Tội phạm sử dụng công nghệ cao là gì?

A. Là tội phạm sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao
tác động trái pháp luật đến thông tin số được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống máy tính, xâm
phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp
của các tổ chức, cá nhân.
B. Là tội phạm sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao
tác động trái pháp luật đến các thư mục hình ảnh được lưu trữ, truyền tải trong các nền tảng mạng xã
hội, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích
hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

C. Là tội phạm sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao
tác động trái pháp luật đến các phần mềm được lưu trữ, truyền tải trong hệ thống máy tính, xâm phạm
đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước.

D. Là tội phạm sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao
tác động trái pháp luật đến thông tin cá nhân được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống máy tính,
gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Câu 11: Luật an toàn thông tin mạng được ban hành vào năm nào?

A. 2015.

B. 2014.

C. 2013.

D. 2012.

Câu 12: Trên thực tế thì thực trạng an toàn thông tin khu vực và thế giới thế nào?

A. An ninh mạng đang trở thành vấn đề nóng, đặt ra nhiều thách thức đối với tất cả các quốc gia trên
toàn thế giới

B. An ninh mạng đang trở nên dễ dàng quản lý, đặt ra nhiều cơ hội với tất cả các quốc gia trên toàn
thế giới

C. An ninh mạng đang trở thành một thử thách, đặt ra nhiều cơ hội với tất cả các quốc gia trên toàn
thế giới

D. An ninh mạng đang trở nên phức tạp, đặt ra nhiều cơ hội với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới

Câu 13: Mục tiêu lớn nhất thúc đẩy tin tặc hành động trên không gian mạng là gì?

A. Tài chính

B. Thông tin mật của các ngôi sao.

C. Thông tin mật của các chính phủ.

D. Dữ liệu ngân hàng.


Câu 14: Trên thực tế thì thực trạng an toàn thông tin tại Việt Nam thế nào?

A. Diễn biến phức tạp, tồn tại nhiều cơ sở nguy cơ bị tấn công, phá hoại hạ tầng mạng thông tin, ảnh
hưởng tới an ninh quốc gia.

B. Diễn biến dễ kiểm soát, hạn chế nguy cơ bị tấn công, phá hoại hạ tầng mạng thông tin, ảnh hưởng
tới an ninh quốc gia.

C. Lực lượng an ninh đã kiểm soát, hạn chế nguy cơ bị tấn công, phá hoại hạ tầng mạng thông tin,
ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.

D. Diễn biến rất hỗn loạn, tồn tại nhiều cơ sở nguy cơ bị tấn công, lực lượng chức năng ra sức bảo
vệ hạ tầng mạng thông tin, và an ninh quốc gia.

Câu 15: Luật An ninh mạng được ban hành vào năm nào?

A. 01/01/2019.

B. 01/01/2018.

C. 01/01/2017.

D. 01/01/2016.

Câu 16: Một trong những cuộc tấn công mạng nổi bật ở Việt Nam năm 2016?

A. Là cuộc tấn công mạng vào một số màn hình hiển thị thông tin chuyến bay tại khu vực làm thủ
tục chuyến bay của các sân bay quốc tế.

B. Mã độc tống tiền (ransomware)

C. Tấn công vào trung tâm dữ liệu của VCCorp

D. Mã độc và Internet of Things (IoT)

Câu 17: Không gian mạng theo quy định của Luật An ninh mạng là gì?

A. Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn
thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ
sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời
gian

B. Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng cáp quang, bao gồm mạng viễn thông,
mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người
thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian
C. Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn
thông quân đội, mạng viễn thông của công an, mạng máy tính, hệ thống thông tin cơ yếu, hệ thống
xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi Nhà nước thực hiện các hành vi xã hội không bị
giới hạn bởi không gian và thời gian

D. Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn
thông quân đội, mạng viễn thông của công an, mạng máy tính của nhà nước, hệ thống xử lý và điều
khiển thông tin, cơ sở dữ liệu tình báo; là nơi cơ quan thực thi pháp luật thực hiện các hành vi xã hội
không bị giới hạn bởi không gian và thời gian

Câu 18: Vi phạm pháp luật trên không gian mạng là gì?

A. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các
hoạt động, các quan hệ trên không gian mạng được pháp luật bảo vệ.

B. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do khách thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại
các hoạt động, các quan hệ trên không gian mạng được pháp luật bảo vệ.

C. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do bị ép buộc và có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm
hại các hoạt động, các quan hệ trên không gian mạng được pháp luật bảo vệ.

D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do bị thao túng và họ có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện,
xâm hại các hoạt động, các quan hệ trên không gian mạng được pháp luật bảo vệ.

Câu 19: Vi phạm pháp luật trên không gian mạng có các hình thức nào?

A. Tội phạm mạng; Tấn công mạng; Khủng bố mạng; Gián điệp mạng

B. Tội phạm mạng; Tấn công mạng; Gián điệp mạng; Mã độc tống tiền

C. Tội phạm mạng; Khủng bố mạng; Gián điệp mạng; Mã độc tống tiền

D. Tội phạm mạng; Tấn công mạng; Khủng bố mạng; Mã độc tống tiền

Câu 20: Tội phạm mạng có hành vi như thế nào?

A. Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện
tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.

B. Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện
tội phạm được quy định tại Bộ luật Dân sự.

C. Là hành vi sử dụng không gian mạng, phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định
tại Bộ luật Dân sự.
D. Là hành vi sử dụng công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy
định tại Bộ luật Hình sự.

Câu 21: Tấn công mạng là hành vi như thế nào?

A. Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại,
gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử,…

B. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do bị ép buộc và có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm
hại các hoạt động, các quan hệ trên không gian mạng được pháp luật bảo vệ.

C. Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện
tội phạm được quy định tại Bộ luật Dân sự.

D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do khách thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại
các hoạt động, các quan hệ trên không gian mạng được pháp luật bảo vệ.

Câu 22: Khủng bố mạng là hành vi như thế nào?

A. Là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện
hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.

B. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do bị ép buộc và có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm
hại các hoạt động, các quan hệ trên không gian mạng để tài trợ khủng bố.

C. Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện
tội phạm được quy định tại Bộ luật Dân sự để khủng bố người khác.

D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do khách thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại
các hoạt động, các quan hệ trên không gian mạng được pháp luật bảo vệ

Câu 23: Gián điệp mạng là hành vi như thế nào?

A. Là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của
người khác hoặc bằng phương thức khác để chiếm đoạt, thu thập trái phép thông tin, tài nguyên thông
tin trên mạng của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

B. Là hành vi trái pháp luật cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, có lỗi do bị ép buộc và có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các hoạt động, các quan hệ trên không gian mạng để làm gián
điệp.

C. Là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập trái pháp luật, có lỗi do bị ép buộc và có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các hoạt động, các quan hệ trên không gian mạng được pháp
luật bảo vệ.
D. Là hành vi sử dụng công nghệ thông tin cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập hoặc phương tiện
điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.

Câu 24: Đâu là hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng?

A. Đăng tải các thông tin độc hại vi phạm an ninh quốc gia

B. Đăng tải các thông tin bán hàng trên nền tảng Facebook; Zalo; Intagram,…

C. Đăng tải các thông tin quảng cáo trên nền tảng Facebook; Zalo; Intagram,…

D. Chia sẻ thông tin của chính phủ, cơ quan ban ngành về các vấn đề Kinh tế - Xã hội.

Câu 25: Hình thức, thủ đoạn chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội?

A. Hình thức Phishing

B. Kết bạn trên mạng xã hội

C. Chia sẻ bài viết

D. Xin tương tác

Câu 26: Những thông điệp, tin nhắn vô nghĩa, gây phiền toái cho người nhận và được gửi đến
nhiều người củng nội dung được gọi là gì?

A. Spam

B. Thư ngỏ.

C. Thư khuyến mãi

D. Xin tương tác

Câu 27: Tin giả là gì?

A. Là những thông tin sai sự thật, thường là tin giật gân, được phát tán dưới vỏ bọc tin tức.

B. Là thông tin đăng trên các báo, tạp chí lá cải.

C. Là những thông tin có một phần sự thật, đăng trên các báo, tạp chí lá cải.

D. Là những thông tin của các tổ chức phản động, lôi kéo vào các nhóm tôn giáo.

Câu 28: Các hình thức tồn tại phổ biến của tin giả là gì?
A. Giả hình, giải tiếng, giả video

B. Giả hình đăng trên các báo, tạp chí lá cải.

C. Giả hình, giả video, giả tài khoản Zalo để chụp ảnh đăng trên các báo, tạp chí lá cải.

D. Giả hình, giả tài khoản facebook, giả tin nhắn Zalo

Câu 29: Hành động tạo và lan truyền tin giả nhằm vào các mục đích gì?

A. Mục đích xã hội; chính trị; thương mại.

B. Giả hình đăng trên các báo, tạp chí lá cải để tống tiền.

C. Giả tài khoản Zalo để chụp ảnh đăng trên Facebook để uy hiếp, tống tiền.

D. Giả hình, giả tài khoản facebook, giả tin nhắn Zalo để làm hoang mang dư luận và xã hội.

Câu 30: Mục đích chính trị của hành động tạo và lan truyền tin giả là gì?

A. Lợi dụng thực hiện các âm mưu chính trị, làm mất niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước.

B. Lợi dụng thực hiện các âm mưu chính trị, làm mất niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của
Nhà nước, Chính phủ.

C. Bôi nhọ Đảng, Nhà nước và Bác Hồ nhằm thực hiện các mưu đồ chống phá.

D. Bôi nhọ Đảng, Nhà nước và Bác Hồ nhằm thực hiện các mưu đồ lật sử, bạo loạn, lật đổ.

Câu 31: Mục đích của hành động tạo và lan truyền tin giả của các trang bán hàng Online để
làm gì?

A. Cạnh tranh không lành mạnh gây bức xúc, tâm lý "tăng tương tác, tăng bán hàng"

B. Hạ thấp uy tín, bôi nhọ đối thủ cạnh tranh.

C. Tăng tương tác, tăng bán hàng

D. Lên xu hướng, tăng tương tác.

Câu 32: Thủ đoạn chiếm quyền giám sát camera IP như thế nào?

A. Tấn công trực tiếp vào thiết bị camera bằng cách quét (Scan) IP và Port của camera, sau đó hacker
tìm cách xâm nhập vào hệ thống để xem hình ảnh, video trái phép.
B. Phishing và Port của camera, sau đó hacker tìm cách xâm nhập vào hệ thống để xem hình ảnh,
video trái phép.

C. Spam và Port của camera, sau đó hacker tìm cách xâm nhập vào hệ thống để xem hình ảnh, video
trái phép.

C. Tấn công trực tiếp vào thiết bị camera bằng cách quét (Scan) QR và Port của camera, sau đó hacker
tìm cách xâm nhập vào hệ thống để xem hình ảnh, video trái phép.

Câu 33: Deep web là gì?

A. Là web ẩn (invisible web, undernet hay hidden web) là từ dùng để chỉ các trang hoặc nội dung
trên thế giới mạng không thuộc về Web nổi (surface Web).

B. Là web ẩn (invisible web, undernet hay hidden web) là từ dùng để chỉ các trang hoặc nội dung
trên thế giới mạng và thuộc về Web nổi (surface Web).

C. Là web ẩn danh (hidden web) dùng để chỉ các trang hoặc nội dung trên thế giới mạng và do các
cơ quan tình báo quản lý.

D. Là web ẩn danh (hidden web) dùng để chỉ các trang hoặc nội dung trên thế giới mạng và thuộc về
chính phủ quản lý.

Câu 34: Các hoạt động có thể tìm thấy ở Dark web là gì?

A. Chợ đen; Khủng bố; Khiêu dâm; Lừa đảo

B. Chợ đen; Khủng bố; Khiêu dâm; Buôn bán hàng cấm.

C. Chợ đen; Khủng bố; Buôn bán ma túy; thí nghiệm khoa học; Lừa đảo

D. Chợ đen; Buôn lậu; Khiêu dâm; Lừa đảo

Câu 35: Một trong những biện pháp bảo vệ không gian mạng là gì?

A. Phát huy vai trò nòng cốt của các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh mạng

B. Nghiêm cấm xuyên tạc chủ trương của Đảng, Nhà nước

C. Chủ động phát hiện, phòng ngừa các hoạt động vi phạm pháp luật

D. Thực hiện tốt các qui định của Nhà nước

Câu 36: Một trong các biện pháp, phòng chống trên không gian mạng là:
A. Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền quốc gia, các lợi ích và sự nguy hại đến từ
không gian mạng.

B. Giáo dục nâng cao cảnh giác về đảm bảo an toàn thông tin, các lợi ích và sự nguy hại đến từ không
gian mạng.

C. Giáo dục ý thức cho mọi người trong việc bảo mật các thông tin của Đảng, Nhà nước và các tổ
chức chính trị-xã hội.

D. Giáo dục nâng cao cảnh giác cách mạng chống mọi thủ đoạn vi phạm an toàn thông tin và sự nguy
hại đến từ không gian mạng.

Câu 37: Bảo vệ không gian mạng của quốc gia là:

A. Bảo vệ các hệ thống thông tin

B. Bảo vệ các lợi ích quốc gia và dân tộc

C. Bảo vệ các thông tin của Đảng, Nhà nước

D. Bảo vệ an toàn thông tin

Câu 38: Một trong các biện pháp, phòng chống trên không gian mạng là:

A. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về quản lý không gian mạng.

B. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về quản lý không gian mạng.

C. Tuyên truyền, giáo dục các quy định của Đảng, Nhà nước về quản lý không gian mạng.

D. Tuyên truyền các quy định của pháp luật cho mọi người về quản lý không gian mạng.

Câu 39: Thông tin trên không gian mạng có nội dung:” Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy,
quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc”. Là nội dung vi phạm:

A. Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam

B. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối
TTCC

C. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống

D. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Câu 40: Hành vi không vi phạm pháp luật trên không gian mạng là?

A. Xem thông tin của người khác trên Facebook

B. Đăng tải thông tin trên không gian mạng có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân.

C. Tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng internet.

D. Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp
luật.

Câu 41: Người có hành vi vi phạm được quy định trong Luật An ninh mạng thì bị xử lý như
thế nào?

A. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

B. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị khiển trách, xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

C. Nhẹ thì bị xử lý vi phạm hành chính, nặng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại
thì phải bồi thường

D. Có thể bị buộc thôi việc, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây
thiệt hại thì phải bồi thường

Câu 42. Hành vi nào trên không gian mạng là hành vi vi phạm pháp luật?

A. Chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội

B. Sử dụng cùng lúc nhiều tài khoản mạng xã hội

C. Sử dụng tài khoản chưa xác thực

D. Xem thông tin cá nhân của người khác.

Câu 43. Cơ quan nào của Quân đội Nhân dân Việt Nam chuyên trách vấn đề an ninh mạng?

A. Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng

B. Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

C. Bộ Tổng tham mưu

D. Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Câu 44. Đâu là biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng?

A. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về quản lý không gian mạng

B. Tăng cường hướng dẫn sử dụng các trang mạng xã hội

C. Hạn chế sử dụng các trang mạng xã hội, xây dựng trang mạng xã hội riêng ở Việt Nam

D. Tăng nặng các hình phạt khi có hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng

Câu 45. Trang nào thường xuyên đang tải các thông tin xấu, độc, chia sẽ đoàn kết giữa Đảng
và nhân dân?

A. Việt Tân, Dân Luận, Người buôn gió.

B. Đại Đoàn Kết

C. Thông tấn xã Việt Nam

D. Nhịp cầu tri thức

Câu 46: Web gồm những trang không được đánh dấu, chỉ mục và không thể tìm kiếm được khi
dùng các công cụ tìm kiếm thông thường, được gọi là:

A. Deep web

B. Dark web

C. World Wide Web

D. Dark web và Deep web


BÀI 7
AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC MỐI ĐE DỌA
AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM
Câu 1: An ninh quốc gia là gì ?
A. An ninh quốc gia là sự an toàn, ổn định của lợi ích chung sống còn của một chế độ, một xã hội.
B. An ninh quốc gia là sự ổn định, cân bằng của lợi ích chung sống còn của một chế độ, một xã hội.
C. An ninh quốc gia là sự an toàn, ổn định của lợi ích chung sống còn của một Chính phủ.
D. An ninh quốc gia là sự an toàn, ổn định của lợi ích chung sống còn của một Nhà nước.
Câu 2: Với vai trò của những nước lớn (như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản…) thì An ninh
quốc gia có gì khác biệt ?
A. Không chỉ dừng lại ở phạm vi bảo vệ lợi ích quốc gia ở bên trong lãnh thổ, mà còn vươn đến tầm
khu vực và quốc tế, thậm chí một số quốc gia còn xác định biên giới mềm.
B. Không chỉ dừng lại ở phạm vi bảo vệ quốc gia ở bên trong lãnh thổ, mà còn vươn đến tầm khu
vực, thậm chí một số quốc gia còn đưa quân tới hỗ trợ các nước nhỏ.
C. Không chỉ dừng lại ở phạm vi bảo vệ biên giới ở trên biển, mà còn vươn đến tầm khu vực, thậm
chí một số quốc gia còn đưa tàu chiến hỗ trợ các nước nhỏ.
D. Không chỉ dừng lại ở phạm vi bảo vệ quốc gia ở bên trong lãnh thổ, mà còn vươn đến tầm châu
lục.
Câu 3: Với vai trò của những nước tiềm lực kinh tế, an ninh quốc phòng còn hạn chế thì quan
niệm vể An ninh quốc gia có gì khác biệt ?
A. Chủ yếu hướng vào bảo vệ các lợi ích bên trong của quốc gia.
B. Chủ yếu hướng vào bảo vệ các lợi ích bên ngoài của quốc gia.
C. Chủ yếu hướng vào bảo vệ các căn cứ quân sự và cơ sở kinh tế bên ngoài của quốc gia.
D. Chủ yếu hướng vào bảo vệ các cơ sở kinh tế bên ngoài của quốc gia.
Câu 4: An ninh truyền thống là gì ?
A. Là an toàn, ổn định của đất nước trước các mối đe dọa hoặc tấn công quân sự từ bên ngoài và bên
trong.
B. Chủ yếu hướng vào bảo vệ các lợi ích bên ngoài của quốc gia.
C. Chủ yếu hướng vào bảo vệ các căn cứ quân sự và cơ sở kinh tế bên trong của quốc gia.
D. Là ổn định của đất nước trước các mối đe dọa hoặc tấn công kinh tế từ bên ngoài và bên trong.
Câu 5: An ninh truyền thống gắn liền với những nội dung là gì ?
A. Lợi ích về chính trị, kinh tế, xã hội bên trong của mỗi quốc gia.
B. Chủ yếu hướng vào bảo vệ các lợi ích bên ngoài của quốc gia.
C. Chủ yếu hướng vào bảo vệ các căn cứ quân sự và cơ sở kinh tế bên trong của quốc gia.
D. Lợi ích về chính trị, văn hóa - xã hội bên trong của mỗi quốc gia.
Câu 6: “Các âm mưu, hoạt động của các cơ quan đặc biệt nước ngoài, của các thế lực thù địch,
chống phá từ bên trong và cả bên ngoài quốc gia” được gắn liền với?
A. An ninh truyền thống.
B. An ninh phi truyền thống.
C. An ninh chính trị.
D. An ninh đối ngoại
Câu 7: An ninh phi truyền thống là gì ?
A. An ninh phi truyền thống là sự an toàn, ổn định của đất nước trước các mối đe dọa mới xuất hiện,
hoặc mới trở thành xu hướng phổ biến trong những thập niên gần đây.
B. An ninh phi truyền thống là sự cân bằng của đất nước trước các mối đe dọa mới xuất hiện, hoặc
mới trở thành xu hướng phổ biến trong những thập niên gần đây.
C. An ninh phi truyền thống là sự hài hòa của đất nước trước các mối đe dọa mới xuất hiện, hoặc mới
trở thành xu hướng phổ biến trong những thập niên gần đây.
D. An ninh phi truyền thống là sự bất ổn của đất nước trước các mối đe dọa mới xuất hiện, hoặc mới
trở thành xu hướng phổ biến trong những thập niên gần đây.
Câu 8: Một trong các đặc điểm của an ninh phi truyền thống?
A. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống gồm hai loại là có bạo lực và phi bạo lực.
B. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống chỉ có bạo lực.
C. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống chỉ có phi bạo lực.
D. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống không hình thành bạo lực và phi bạo lực.
Câu 9: An ninh phi truyền thống có đặc điểm gì?
A. Mối đe dọa an ninh phi truyền thống đe dọa an ninh khu vực, an ninh quốc tế.
B. Mối đe dọa an ninh phi truyền thống đe dọa an ninh khu vực Đông Nam Á.
C. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống chỉ có phi bạo lực.
D. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống không hình thành bạo lực và phi bạo lực.
Câu 10: Một trong các đặc điểm của an ninh phi truyền thống?
A. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có xu hướng vận động, mở rộng, lan tràn xuyên quốc
gia.
B. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có xu hướng vận động, mở rộng, lan tràn trong mỗi quốc
gia.
C. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có xu hướng vận động, mở rộng, lan tràn trong phạm vi
một châu lục.
D. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có xu hướng vận động, mở rộng, lan tràn xuyên khu vực.
Câu 11: Bối cảnh nảy sinh của an ninh phi truyền thống?
A. Sự biến đổi của cục diện quốc tế sau chiến tranh lạnh.
B. Sự biến đổi của cục diện trong khu vực sau chiến tranh lạnh.
C. Sự biến đổi của cục diện quốc tế trước chiến tranh lạnh.
D. Sự biến đổi của cục diện quốc tế trong chiến tranh lạnh
Câu 12: Một trong các bối cảnh nảy sinh của an ninh phi truyền thống?
A. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra trên phạm vi rộng, tốc độ nhanh.
B. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra tốc độ nhanh.
C. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra trên phạm vi rộng.
D. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra trên phạm vi rộng, tốc độ nhanh và mạnh mẽ.
Câu 13: Bối cảnh về kinh tế nảy sinh của an ninh phi truyền thống?
A. Các quốc gia tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
B. Các quốc gia tập trung nguồn lực phát triển kinh tế.
C. Các quốc gia chưa tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
D. Các quốc gia tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh.
Câu 14: Bối cảnh về khoa học và công nghệ nảy sinh của an ninh phi truyền thống?
A. Khi khoa học và công nghệ phát triển.
B. Khi khoa học và công nghệ chưa phát triển.
C. Khi khoa học và công nghệ phát triển ở một số quốc gia phát triển.
D. Khi khoa học và công nghệ phát triển ở các nước tư bản.
Câu 15: Các thành tựu khoa học và công nghệ đã tạo ra những đột phá, được áp dụng nhanh
chóng vào công tác bảo vệ an ninh của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các ngành nào?
A. Vũ trụ và không gian, năng lượng, hóa học và sinh học, điện tử và phần mềm...
B. Vũ trụ và không gian, năng lượng hạt nhân, năng lượng tái tạo...
C. Vũ trụ , hóa học và sinh học, năng lượng gió, năng lượng mặt trời...
D. Vũ trụ, năng lượng tái tạo, hóa học và vật lý, trí tuệ nhân tạo...
Câu 16: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, an ninh kinh tế có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với an ninh quốc gia ở Việt Nam đang đối mặt với vấn đề gì?
A. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, khả năng tự chủ kém, nội lực chưa cao, còn phụ thuộc vào nguồn
vốn của nước ngoài.
B. Quy mô nền kinh tế đã phát triển, khả năng tự chủ tốt, nội lực cao, nhưng còn phụ thuộc vào nguồn
vốn của nước ngoài.
C. Quy mô nền kinh tế đang phát triển, khả năng tự chủ khá tốt, nội lực khá cao, nhưng còn phụ thuộc
vào nguồn vốn ODA.
D. Quy mô nền kinh tế đang phát triển, khả năng tự chủ khá, nội lực còn chưa cao, còn phụ thuộc
vào nguồn vốn FDI.
Câu 17: Một vấn đề về an ninh kinh tế ở Việt Nam hiện nay là gì?
A. Năng lực điều hành, quản lý vĩ mô của chúng ta đối với nền kinh tế còn nhiều yếu kém, bất cập.
B. Năng lực vận hành, quản lý vi mô của chúng ta đối với nền kinh tế thị trường còn nhiều yếu kém,
bất cập.
C. Quy mô nền kinh tế đang phát triển, khả năng tự chủ khá tốt, nội lực khá cao, nhưng còn phụ thuộc
vào nguồn vốn ODA.
D. Quy mô nền kinh tế đang phát triển, khả năng tự chủ khá, nội lực còn chưa cao, còn phụ thuộc
vào nguồn vốn nước ngoài
Câu 18: Mối đe dọa về an ninh kinh tế trong hợp tác quốc tế ở Việt Nam hiện nay là gì?
A. Trong hợp tác quốc tế về kinh tế, chúng ta cũng còn nhiều yếu kém, tạo sơ hở để các đối tác nước
ngoài lợi dụng gây ra các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia…
B. Trong hợp tác quốc tế về kinh tế, chúng ta có nhiều điểm sáng, nhưng vẫn còn tạo cơ hội để các
đối tác nước ngoài lợi dụng gây ra các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia…
C. Quy mô nền kinh tế đang phát triển, khả năng tự chủ khá tốt, nội lực khá cao, nhưng còn phụ thuộc
vào nguồn vốn ODA.
D. Quy mô nền kinh tế đang phát triển, khả năng tự chủ khá, nội lực còn chưa cao, còn phụ thuộc
vào nguồn vốn nước ngoài
Câu 19: Các mối đe dọa an ninh xã hội của an ninh phi tryền thống?
A. Chưa giải quyết được ổn thoả các vấn đề phức tạp trong tôn giáo, dân tộc, nhất là tại các vùng
chiến lược...
B. Chưa giải quyết được ổn thoả các vấn đề phức tạp trong định canh, định cư nhất là tại các vùng
chiến lược...
C. Chưa giải quyết được ổn thoả các vấn đề phức tạp của các dân tộc thiểu số nhất là tại các vùng
chiến lược...
D. Chưa giải quyết được ổn thoả các vấn đề phức tạp về dân số nhất là tại các vùng chiến lược...
Câu 20: Tìm câu trả lời sai: Định dạng các mối đe dọa an ninh phi truyền thống bao gồm ?
A. An ninh Tổ quốc.
B. An ninh con người.
C. An ninh tài chính.
D. An ninh năng lượng.
Câu 21: Tìm câu trả lời sai: Định dạng các mối đe dọa an ninh phi truyền thống bao gồm ?
A. An ninh quốc gia.
B. An ninh lương thực.
C. Biến đổi khí hậu.
D. Thiên tai.
Câu 22: Vụ xả thải ra môi trường của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Fosmusa Hà Tình dẫn đến
kích động nhân dân biểu tình chống lại chính quyền là mối đe dọa về?
A. Mối đe dọa từ an ninh xã hội.
B. Mối đe dọa an ninh dân tộc.
C. Mối đe dọa về biến đổi khí hậu.
D. Mối đe dọa về thiên tai.
Câu 23: Xu hướng treo băng rôn, khẩu hiệu, tụ tập đông người kéo lên trụ sở chính quyền phản
đối, biểu tình đang thực sự trở thành một mối đe dọa đối với nội dung gì?
A. Mối đe dọa đối với an ninh xã hội.
B. Mối đe dọa đối với an ninh dân tộc.
C. Mối đe dọa đối với an ninh kinh tế.
D. Mối đe dọa đối với an ninh chính trị.
Câu 24: Internet đang được coi là gì?

A. Là “chiến trường thứ 5” trong cuộc tranh đấu vì lợi ích của con người ngoài bầu trời, mặt đất,
không gian, biển.
B. Là “chiến trường thứ 4” trong cuộc tranh đấu vì lợi ích của con người ngoài bầu trời, mặt đất,
không gian.
C. Là “chiến trường thứ 5” trong cuộc tranh đấu vì lợi ích của con người ngoài bầu trời, mặt đất, lòng
đất, biển.
D. Là “chiến trường thứ 5” trong cuộc tranh đấu vì lợi ích của con người ngoài vũ trụ, mặt đất, lòng
đất, biển.
Câu 25: Các thế lực thù địch lợi dụng triệt để công cụ Internet để làm gì?
A. Để tuyên truyền phá hoại tư tưởng, móc nối cơ sở, thu thập tin tức tình báo.
B. Để tuyên truyền phá hoại xã hội, móc nối tình báo, thu thập tin tức tình báo.
C. Để tuyên truyền phá hoại nhận thức, móc nối cơ sở, thu thập tin tức kinh tế.
D. Để tuyên truyền phá hoại pháp luật, móc nối gián điệp, thu thập tin tức an ninh.

Câu 26: Đối với Việt Nam, hiện các hoạt động khủng bố quốc tế như đã diễn ra trên thế giới
chưa xảy ra, bởi vì sao?

A. Việt Nam không phải là mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố (không có xung đột lợi ích).
B. Việt Nam có lực lượng an ninh mạnh.
C. Công tác chống khủng bố ở Việt Nam đang thực hiện tốt.
D. Nhập cảnh vào Việt Nam rất khó.
Câu 27: Một trong các giải pháp ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt
Nam?
A. Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và của toàn dân về các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống.
B. Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị về các mối đe dọa an ninh phi truyền thống và an
ninh truyền thống.
C. Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị về các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
D. Nâng cao nhận thức của toàn quân về các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
Câu 28. Giải pháp ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam?
A. Tăng cường tiềm lực quốc gia, xây dựng nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc, tập trung giải quyết
các mâu thuẫn, xung đột xã hội.
B. Tăng cường tiềm lực quốc gia, xây dựng nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc.
C. Tăng cường tiềm lực quốc gia, tập trung giải quyết các mâu thuẫn, xung đột xã hội.
D. Tăng cường, đẩy mạnh tiềm lực quốc gia, xây dựng nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc, tập trung
giải quyết các mâu thuẫn, xung đột xã hội
Câu 29: Một trong các giải pháp ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt
Nam?
A. Tăng cường công tác nghiên cứu, đánh giá tình hình, dự báo kịp thời các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống.
B. Tăng cường công tác nghiên cứu, đánh giá tình hình, dự báo kịp thời các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống và an ninh truyền thống.
C. Tăng cường công tác nghiên cứu, đánh giá tình hình, dự báo kịp thời các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống trên thế giới.
D. Tăng cường công tác nghiên cứu, đánh giá tình hình, dự báo kịp thời các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống trong khu vực.
Câu 30: “ Lượng mưa có xu hướng biến động thất thường” là mối đe dọa an ninh phi truyền
thống nào?
A. Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu toàn cầu
B. Mối đe dọa từ an ninh kinh tế
C. Mối đe dọa từ an ninh xã hội
D. Mối đe dọa từ an ninh thông tin
Câu 31: “ Năm 2016, mùa khô nhiều nơi ở miền Nam và miền Trung lượng nước thiếu 30 -
40%” là mối đe dọa an ninh phi truyền thống nào?
A. Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu toàn cầu
B. Mối đe dọa từ an ninh kinh tế
C. Mối đe dọa từ an ninh xã hội
D. Mối đe dọa từ an ninh thông tin
Câu 32: “ Từ sau năm 2007, kinh tế Viêt Nam có sự bất ổn trong các biến số kinh tế vĩ mô” là
mối đe dọa an ninh phi truyền thống nào?
A. Mối đe dọa từ an ninh kinh tế
B. Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu toàn cầu
C. Mối đe dọa từ an ninh xã hội
D. Mối đe dọa từ an ninh thông tin
Câu 33: Đâu không phải là vấn đề được đề cập an ninh phi truyền?
A. Chiến tranh công nghệ cao
B. Biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai
C. Cạn kiệt tài nguyên
D. Ô nhiễm môi trường, dịch bệnh

Câu 34: “ Nạn khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép” là mối đe dọa an ninh phi truyền
thống nào?
A. Mối đe dọa từ an ninh môi trường
B. Mối đe dọa từ an ninh kinh tế
C. Mối đe dọa từ an ninh xã hội
D. Mối đe dọa từ an ninh thông tin

Câu 35: “ Săn bắt, buôn bán, vận chuyển trái phép động, thực vật hoang dã, quý hiếm” là mối
đe dọa an ninh phi truyền thống nào?
A. Mối đe dọa từ an ninh môi trường
B. Mối đe dọa từ an ninh kinh tế
C. Mối đe dọa từ an ninh xã hội
D. Mối đe dọa từ an ninh biến đổi khí hậu

Câu 36: “Tàn phá rừng diễn ra ở nhiều địa phương” là mối đe dọa an ninh phi truyền thống
nào?
A. Mối đe dọa từ an ninh môi trường
B. Mối đe dọa từ an ninh kinh tế
C. Mối đe dọa từ an ninh xã hội
D. Mối đe dọa từ an ninh biến đổi khí hậu
Câu 37: Hiện nay, việc ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xung đột và chiến tranh với nhiều quốc gia
thực chất là …?
A. Ngăn chặn, đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
B. Tranh giành quyền lực
C. Ngăn chặn, đối phó với chạy đua vũ trang
D. Lợi ích kinh tế
Câu 38: Đối với Việt Nam, nguy cơ xung đột và chiến tranh từ tác động của an ninh phi truyền
thống có thể …
A. Ít xảy ra
B. Sẽ xảy ra
C. Không xảy ra
D. Luôn xảy ra
Câu 39: “ Với âm mưu lật đổ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý xã hội của Nhà nước, các thế
lực thù địch gia tăng các hoạt động kích động, các hoạt động khủng bố, tạo bất ổn trong đời
sống xã hội” là mối đe dọa an ninh phi truyền thống nào?
A. Mối đe dọa chủ nghĩa khủng bố
B. Mối đe dọa vấn đề dân tộc
C. Mối đe dọa vấn đề tôn giáo
D. Mối đe dọa an toàn thông tin
Câu 40: “Dịch bệnh covid 19 bắt nguồn từ Vũ Hán năm 2019 và bùng phát ra toàn thế giới” là
loại hình an ninh phi truyền thống nào?
A. Mối đe dọa an ninh môi trường
B. Mối đe dọa biến đổi khí hậu
C. Mối đe dọa an ninh tài chính tiền tệ
D. Mối đe dọa an ninh năng lượng

Câu 41: Sự khác nhau giữa an ninh phi truyền thống với an ninh truyền thống?
A. An ninh phi truyền thống không có dấu hiệu đấu tranh quân sự.
B. An ninh phi truyền thống có dấu hiệu đấu tranh quân sự.
C. An ninh phi truyền thống có dấu hiệu của tội phạm.
D. An ninh phi truyền thống không có dấu hiệu tội phạm.
Câu 42: Sự khác nhau giữa an ninh phi truyền thống với an ninh truyền thống?
A. An ninh phi truyền thống ra đời sau.
B. An ninh truyền thống ra đời sau.
C. An ninh phi truyền thống chỉ xuất hiện ở các nước xã hội chủ nghĩa.
D. An ninh phi truyền thống chỉ xuất hiện ở các nước tư bản.
Câu 43: Chỉ ra mối đe dọa an ninh phi truyền thống có bạo lực.
A. Buôn bán phụ nữ, trẻ em
B. Biến đổi khí hậu
C. Ô nhiễm môi trường
D. An ninh kinh tế
Câu 44: Chỉ ra mối đe dọa an ninh phi truyền thống phi bạo lực
A. Ô nhiễm môi trường
B. Buôn bán trẻ em
C. Buôn lậu vũ khí
D. Buôn bán phụ nữ.
Câu 45: An ninh truyền thống đồng nghĩa với…
A. An ninh quốc gia
B. An ninh quốc phòng
C. An ninh chính trị
D. An ninh văn hóa
Câu 46: Nội dung nào không phải là một vấn đề an ninh phi truyền thống?
A. Đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
B. Tội phạm công nghệ cao.
C. Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
D. An ninh năng lượng.
Câu 47: Đại dịch Covid 19 là một vấn đề an ninh phi truyền thống ở quy mô nào?
A. Quy mô toàn cầu.
B. Quy mô khu vực.
C. Quy mô châu lục.
D. Quy mô quốc gia.

You might also like