You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HP4

I. Giới thiệu về súng TLAK


1. Tính năng chiến đấu, tác dụng của súng TLAK
- Súng TLAK(AKM, AKMS) trang bị cho từng người để tiêu diệt sinh lực địch.
Súng có lê để đánh giáp lá cà.
- Hộp tiếp đạn chứa được 30 viên.
- Có thể bắn liên thanh (100 phát/phút) hoặc phát một (40 phát/phút).
- Tầm bắn ghi trên thước ngắm từ 1-8 tương ứng cự ly thực địa 100m – 800m,
Ak cải tiến từ 1-10, tương ứng cự ly thực địa 100m – 1000m.
- Tầm bắn thẳng của súng:
+ Mục tiêu người nằm: 350m;
+ Mục tiêu người chạy: 525m;
+ Hỏa lực tập trung mục tiêu trên mặt đất ở cự ly 800m;
- Bắn máy bay, quân nhảy dù trong vòng 500m.
- Đầu đạn có sức sát thương đến 1500m; tầm bắn xa nhất 3000m.
2. Cấu tạo của súng: Gồm 11 bộ phận
1- Nòng súng;
2- Bộ phận ngắm (gồm đầu ngắm và thước ngắm);
3- Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng;
4- Bệ khóa nòng và thoi đẩy;
5- Khóa nòng;
6- Bộ phận cò;
7- Bộ phận đẩy về;
8- Ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay;
9- Báng súng và tay cầm;
10- Hộp tiếp đạn;
11- Lê.
2. Tháo, lắp súng
* Tháo súng: Gồm 7 bước
1- Tháo hộp tiếp đạn và khám súng;
2- Tháo ống đựng phụ tùng;
3- Tháo thông nòng;
4- Tháo nắp hộp khóa nòng;
5- Tháo bộ phận đẩy về;
6- Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng;
7- Tháo ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay trên.
* Lắp súng: Làm ngược lại thứ tự động tác khi tháo.
II. Quy tắc động tác bắn súng TLAK
- Chuẩn bị bắn (lắp đạn vào súng, chuẩn bị tư thế bắn).
- Bắn (giương súng, ngắm, bóp cò).
- Thôi bắn (thôi bắn tạm thời và thôi bắn hoàn toàn)
1. Đường ngắm cơ bản
- Đối với bộ phận ngắm cơ khí: Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt
người ngắm qua chính giữa mép trên khe ngắm (hoặc tâm lỗ ngắm) đến chính giữa
mép trên đầu ngắm.
- Đối với kính ngắm quang học: Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt
người ngắm qua tâm kính nhìn đến điểm giao nhau của vạch khấc tầm và vạch khấc
hướng đã xác định.
2. Đường ngắm đúng
Là đường ngắm cơ bản được gióng vào điểm ngắm đúng đã xác định trước (mặt
súng phải thăng bằng).

3. Điểm ngắm đúng


Là điểm được xác định trước sao cho khi ngắm vào đó để bắn thì quỹ đạo của
đường đạn đi qua điểm định bắn trên mục tiêu.
4. Ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn
Muốn bắn trúng mục tiêu ta phải thực hiện đủ 3 yếu tố sau:
+ Có thước ngắm đúng
+ Có điểm ngắm đúng
+ Có đường ngắm đúng
Nếu thiếu sót hoặc thực hiện sai lệch 1 trong 3 yếu tố trên thì khả năng bắn
trúng mục tiêu sẽ thấp, thậm trí không trúng mục tiêu.
III. Tác dụng, cấu tạo, chuyển động của lựu đạn LĐ-01
1. Tác dụng
Lựu đạn LĐ-01được trang bị cho từng người trong chiến đấu, dùng để sát thương
sinh lực địch và phá huỷ các phương tiện chiến đấu của đối phương bằng các mảnh
gang vụn và áp lực khí thuốc.
2. Tính năng, số liệu kỹ thuật
- Khối lượng toàn bộ: 365 - 400g
- Khối lượng thuốc nổ: 125 - 135g
- Chiều cao lựu đạn: 88mm
- Đường kính thân lựu đạn: 57mm
- Thời gian cháy chậm: 3,2 – 4,2 giây
- Bán kính sát thương: 5-6m
3. Cấu tạo lựu đạn
- Thân lựu đạn
+ Tác dụng: Liên kết các bộ phận, khi nổ tạo
thành mảnh văng sát thương sinh lực địch.
+ Cấu tạo: Vỏ bằng thép mỏng, gồm 2 nửa khối
hình cầu ghép và hàn lại với nhau, mặt ngoài trơn nhẵn,
sơn xanh ô lưu, mặt trong có khía để khi nổ tạo nhiều mảnh văng, bên trong rỗng để
nhồi thuốc nổ. Đầu có ren để liên kết bộ phận gây nổ.
- Thuốc nhồi
+ Tác dụng: Khi nổ tạo thành sức ép khí thuốc phá vỡ vỏ lựu đạn thành những
mãnh nhỏ, tiêu diệt phá huỷ mục tiêu
+ Cấu tạo: Là hỗn hợp thuốc nổ được đúc theo tỷ lệ 40% TNT và 60% glyxeryl.
- Bộ phận gây nổ
+ Tác dụng: Để giữ an toàn và gây nổ lựu đạn
+ Cấu tạo:
* Thân bộ phận gây nổ: Để chứa đầu cần bẩy, kim hoả, lò xo kim hoả, chốt an toàn,
phía dưới có vòng ren để liên kết với thân lựu đạn.
* Kim hoả và lò xo kim hoả: Để đập vào hạt lửa phát lửa gây nổ kíp
* Kíp
* Hạt lửa
* Thuốc cháy chậm
* Cần bẩy (mỏ vịt)
* Chốt an toàn, vòng kéo chốt an toàn
4. Chuyển động của lựu đạn
- Lúc bình thường
Chốt an toàn giữ không cho cần bẩy bật lên, cần bẩy ép lò so và kim hoả ngả
về sau thành thế giương.
- Khi ném lựu đạn
Rút chốt an toàn, ném lựu đạn đi, cần bẩy bung ra, lò xo kim hoả được giải
phóng, đẩy kim hỏa chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy liều giữ chậm cháy từ
3,2 – 4,2 giây thì phụt lửa vào gây nổ kíp và làm lựu đạn nổ.
* Trường hợp vận dụng động tác đứng ném lựu đạn
Trong chiến đấu khi gặp vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực bảo đảm an
toàn, bí mật cho người ném thì vận dụng động tác đứng ném để tiêu diệt địch trong
tầm ném lựu đạn xa nhất. Trong huấn luyện ném theo điều kiện giáo trình hoặc theo khẩu
lệnh của người chỉ huy.
* Trường hợp vận dụng động tác quỳ ném lựu đạn
Trong chiến đấu khi gặp các vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm bụng để bảo đảm
an toàn, bí mật cho người ném thì vận dụng động tác quỳ ném. Trong huấn luyện ném
theo điều kiện giáo trình hoặc theo khẩu lệnh của người chỉ huy.
* Trường hợp vận dụng động tác nằm ném lựu đạn
Trong chiến đấu khi ở gần địch; địa hình, vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm
người nằm, bảo đảm an toàn, bí mật. Trong huấn luyện, ném theo điều kiện giáo trình
hoặc theo khẩu lệnh của người chỉ huy.
IV. Từng người trong chiến đấu tiến công
1. Nhiệm vụ
Trong chiến đấu tiến công, từng người hoặc cùng với tổ có thể đánh chiếm một
số mục tiêu:
- Địch trong ụ súng, lô cốt, chiến hào, giao thông hào, căn nhà.
- Xe tăng, xe bọc thép địch.
- Tên địch, tốp địch ngoài công sự.
2. Yêu cầu chiến thuật
1. Bí mật, bất ngờ, tinh khôn, mưu mẹo.
2. Dũng cảm, linh hoạt, kịp thời.
3. Biết phát hiện và lợi dụng nơi sơ hở, hiểm yếu của địch, tiếp cận đến gần tiêu
diệt địch.
4. Độc lập chiến đấu, chủ động hiệp đồng, liên tục chiến đấu.
5. Phát huy cao độ hiệu quả của vũ khí, trang bị tiêu diệt địch, tiết kiệm đạn
dược.
6. Đánh nhanh, sục sạo kỹ, vừa đánh vừa địch vận.
- Phân tích yêu cầu 1: “Bí mật, bất ngờ, tinh khôn, mưu mẹo”
+ Ý nghĩa:
Đây là yêu cầu cơ bản quan trọng của người chiến sỹ trong chiến đấu tiến công.
Bởi vì: Có bí mật, mới che dấu được hành động, có bí mật mới tạo được yếu tố bất
ngờ và đạt được hiệu suất chiến đấu cao…
+ Nội dung
* Bí mật: Là chiến sỹ phải hết sức khéo léo, bằng các động tác cá nhân vận động và
triệt để lợi dụng địa hình, địa vật để che dấu hành động của mình để đạt được mục đích.
* Bất ngờ: Đây là nội dung hết sức quan trọng trong chiến đấu tạo được yếu tố
bất ngờ sẽ đạt hiệu suất chiến đấu cao, làm địch trở tay không kịp.
* Tinh khôn, mưu mẹo: Trong chiến đấu không những bí mật, bất ngờ mà còn
phải tinh khôn, mưu mẹo, biết xử trí linh hoạt các tình huống, nghi binh, lừa địch dụ
địch để tiếp cận tiêu diệt mục tiêu.
+ Biện pháp
* Chiến sĩ nắm chắc địa hình, tình hình địch.
* Nắm chắc nhiệm vụ, thấu suốt nhiệm vụ.
* Tổ chức chuẩn bị chiến đấu phải chu đáo.
3. hành động của chiến sĩ sau khi nhận nhiệm vụ
- Hiểu rõ nhiệm vụ: Là phải nghe rõ, nhận đầy đủ, chính xác. Nếu chưa rõ phải
hỏi lại để người chỉ huy nói lại cho đầy đủ. Nội dung hiểu rõ nhiệm vụ gồm:
+ Mục tiêu phải đánh chiếm.
+ Nhiệm vụ, cách đánh.
+ Kí, tín, ám hiệu liên lạc và báo cáo.
+ Đồng đội liên quan.
- Làm công tác chuẩn bị chiến đấu: Công tác chuẩn bị của từng người là phải
thường xuyên. Trong chiến đấu tiến công, nội dung làm công tác chuẩn bị gồm: Xác
định tư tưởng, ý chí quyết tâm chiến đấu; nhận, bổ sung vũ khí, trang bị, thuốc quân y,
gói buộc lượng nổ...
+ Khi chiến đấu phải căn cứ vào nhiệm vụ, phân công của người chỉ huy, thời
gian có thể làm công tác chuẩn bị thêm cho nhanh chóng, tỉ mỉ, chính xác.
+ Cụ thể: Kiểm tra lại súng đạn, lựu đạn, thủ pháo, thuốc nổ; chuẩn bị trang bị
cần thiết cho chiến đấu và cách mang đeo cho gọn gàng.
Sau khi hoàn thành phải báo cáo với người chỉ huy. Quá trình làm công tác chuẩn
bị phải hỗ trợ, giúp đỡ đồng đội để làm công tác chuân bị.
4. Hành động của chiến sĩ thực hành đánh chiếm mục tiêu.
- Trước khi đánh: Phải quan sát nghe ngóng địch, địa hình để tìm chỗ sơ hở, chỗ
yếu của ụ súng như góc cấn (tử giác), lối ra vào; đường kín đáo bên sườn, phía sau và
căn cứ vũ khí trang bị của mình để xác định cách đánh cho thích hợp.
* Nội dung cơ bản của nguyên tắc được thể hiện là:
- Trước khi vận động tiếp cận đánh chiếm mục tiêu, phải nắm chắc địa hình, thủ
đoạn đối phó của địch trong ụ súng xung quanh, xác định đúng hướng, đường vận
động. Mặt khác phải thực hiện các biện pháp ngụy trang, nghi binh lừa địch.
- Khi vận động phải giữ vững đường, hướng tiến, luôn sẵn sàng chiến đấu, tìm
mọi cách đến sát mục tiêu.
- Khi đến đúng vị trí đã định phải nhanh chóng sử dụng vũ khí, nắm vững thời
cơ kiên quyết xung phong, tiêu diệt mục tiêu được giao.
* Cách đánh cụ thể:
Bí mật tiếp cận vào bên sườn, phía sau, đến cự ly thích hợp, dùng thủ pháo, lựu
đạn ném vào bên trong ụ súng, lợi dụng lúc khói đạn mịt mù nhanh chóng xông lên,
bắn gần, đâm lê tiêu diệt địch còn sống sót.
5. Hành động của chiến sĩ sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
a. Nêu tên VĐHL và thời gian.
b. Giảng nguyên tắc.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến sĩ phải:
- Kiểm tra súng đạn, trang bị, báo cáo lên trên, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới:
( Phát triển chiến đấu, trụ lại, hoặc lui quân).
- Sẵn sàng bắn máy bay bay thấp và bộ binh, xe tăng địch phản kích từ nơi khác đến.
- Khi có lệnh của cấp trên, tiến hành giải quyết thương binh, tử sĩ, thu chiến lợi phẩm.
* Trường hợp đánh xong phải chiếm giữ mục tiêu: Chiến sĩ phải căn cứ tình hình cụ
thể về địch, địa hình nhanh chóng chiếm và cải tạo công sự địch hoặc địa hình có lợi,
sẵn sàng nhận nhiệm vụ tiếp theo.
V. Từng người trong chiến đấu phòng ngự
1. Nhiệm vụ
Trong chiến đấu phòng ngự, chiến sĩ có nhiệm vụ cùng với tổ, tiểu đội nhận các
nhiệm vụ sau đây:
- Dựa vào công sự trận địa tiêu diệt địch tiến công ở phía trước, bên sườn, phía sau
trận địa phòng ngự trong mọi tình huống.
- Cũng có thể cùng với tổ, tiểu đội đánh địch đột nhập trận địa.
- Làm nhiệm vụ đánh địch vòng ngoài.
- Làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác trong khu vực trận địa.
2. Yêu cầu chiến thuật
- Có quyết tâm chiến đấu cao. Chuẩn bị mọi mặt chu đáo, bảo đảm đánh địch dài
ngày.
- Xây dựng công sự chiến đấu vững chắc, ngày càng kiên cố, ngụy trang bí mật.
- Thiết bị bắn chu đáo, phát huy được hỏa lực ngăn chặn và tiêu diệt được địch
trên các hướng.
- Quết tâm giữ vững trận địa đến cùng.
- Hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội tạo thành thế liên hoàn đánh địch.
- Kiên cường, mưu trí, dũng cảm, chủ động, kiên quyết giữ vững trận địa đến
cùng.
* Phân tích yêu cầu 2: Xây dựng công sự chiến đấu vững chắc, ngày càng kiên
cố, ngụy trang bí mật.
Ý nghĩa: Đây là yêu cầu quan trọng chỉ đạo việc xây dựng công sự trận địa của
từng người trong chiến đấu, thể hiện tư tưởng tích cực, vững chắc trong chiến đấu
phòng ngự, là cơ sở để hoàn thành nhiệm vụ, hạn chế sức mạnh của hỏa lực địch, bảo
vệ lực lượng, phương tiện của ta trong chiến đấu. “Công sự như là chiếc áo giáp của
người chiến sỹ trên chiến trường”.Thực hiện tốt yêu cầu này bảo đảm cho chiến sĩ
hoàn thành nhiệm vụ.
Nội dung
- Xây dựng công sự chiến đấu phải đảm bảo có chính diện, chiều sâu, có thế
đánh, thế giữ.
- Xây dựng hệ thống công sự phải đủ số lượng, đúng quy định.
- Thường xuyên, liên tục củng cố, gia cố đảm bảo tính vững chắc.
- Xây dựng đến đâu, ngụy trang đến đó, đảm bảo yếu tố bí mật, an toàn.
Biện pháp
- Chiến sĩ phải nắm chắc nhiệm vụ, trinh sát cụ thể, tỷ mỉ, đánh giá sát đúng tình hình.
- Tận dụng triệt để địa hình có lợi, nhân vật lực tại chỗ để xây dựng công sự.
- Biết tận dụng vào thế trận của trên, đơn vị bạn, địa phương để xây dựng.
- Làm tốt công tác ngụy trang, nghi binh.
- Nắm chắc thiệt hại sau mỗi lần đánh địch để củng cố, bổ sung kịp thời.
3. ĐẶC ĐIỂM TIẾN CÔNG CỦA ĐỊCH
A.ĐỐI TƯỢNG
Lực lượng BB (BBCG) địch và đồng minh.
B.THỦ ĐOẠN TIẾN CÔNG
- Trước khi tiến công: Thường sử dụng các phương tiện trinh sát trên không, kết
hợp sử dụng lực lượng biệt kích, thám báo trinh sát mặt đất, liên lạc, móc nối với bọn
phản động nội địa trên địa bàn để nắm tình hình ta. Sử dụng máy bay, pháo binh, súng
cối đánh phá vào trận địa phòng ngự của ta; bộ binh xe tăng, xe thiết giáp từng bước
cơ động vào chiếm tuyến triển khai tiến công.
- Khi tiến công: Hỏa lực không quân, pháo binh, súng cối từng bước chuyển bắn
về phía sau, sử dụng trực thăng vũ trang trực tiếp chi viện cho bộ binh, xe tăng, xe
thiết giáp hình thành các mũi thực hành tiến công vào trận địa phòng ngự của ta. Xe
tăng, xe thiết giáp có thể dẫn dắt bộ binh hoặc dừng lại chi viện cho bộ binh xung
phong. Nếu chiếm được một phần trận địa của ta, địch sẽ nhanh chóng cơ động lực
lượng phía sau lên tiếp tục phát triển mở rộng khu vực đã chiếm.
- Khi tiến công thất bại: Thường lùi ra phía sau để củng cố lực lượng, dùng hỏa
lực đánh phá vào trận địa của ta. Sau đó tổ chức lực lượng tiến công tiếp.
VĐHL1: HÀNH ĐỘNG CỦA CHIẾN SĨ SAU KHI NHẬN NHIỆM VỤ
I. NGUYÊN TẮC
A. HIỂU RÕ NHIỆM VỤ
Chiến sĩ thường nhận nhiệm vụ tại thực địa. Khi nhận nhiệm vụ phải nghe rõ,
nhớ kỹ. Nếu chưa rõ phải hỏi lại để cấp trên bổ sung cho đầy đủ.
Nội dung gồm:
- Phương hướng, vật chuẩn, đặc điểm địa hình nơi bố trí chiến đấu.
- Địch ở đâu, có thể đến từ hướng nào, đường nào, bằng phương tiện gì, thời gian
địch có thể đến, thủ đoạn tiến công)
- Nhiệm vụ chiến đấu
+ Phải nắm chắc mục đích, mục tiêu phải giữ, phạm vi đánh địch...
+ Thủ đoạn, cách đánh có thể vận dụng khi địch tiến công.
+ Mức độ công sự, ngụy trang, vật chất cần phải chuẩn bị, thời gian hoàn thành
sẵn sàng đánh địch.
Bạn có liên quan, cách liên lạc báo cáo với trên.
B. CHUẨN BỊ CHIẾN ĐẤU
- Chuẩn bị vị trí bố trí và xác định cách đánh địch.
- Bố trí vũ khí, làm công sự và vật cản.
- Chuẩn bị vật chất bảo đảm cho chiến đấu.
VĐHL2: HÀNH ĐỘNG CỦA CHIẾN SĨ TRƯỚC KHI ĐỊCH TIẾN CÔNG
- Trước khi tiến công địch thường dung máy bay, biệt kích, thám báo trinh sát
phát hiện trận địa của ta. Do đó mọi hành động phải hết sức bí mật không để địch ở
trên không, mặt đất phát hiện, chấp hành nghiêm chỉnh các qui định về đi lại, sinh
hoạt, ăn ở, sẵn sàng chiến đấu cả ngày lẫn đêm.
- Khi địch dùng máy bay, pháo binh bắn vào trận địa phải triệt để lợi dụng công
sự hầm hào ẩn nấp tránh địch sát thương. Nếu địch dùng hóa học tập kích phải nhanh
chóng dùng khí tài (ứng dụng, chế sẵn) để phòng chống, đồng thời phải luôn luôn theo
dõi phán đoán ý định hành động của địch để xử trí cho thích hợp.
- Trường hợp địch chỉ dùng máy bay, pháo binh bắn phá nhưng chưa tiến công
bằng bộ binh, thì sau mỗi đợt bắn phá hoại của địch, phải tranh thủ sửa chữa công sự,
vật cản, chông mìn, cạm bẫy, để sẵn sàng đánh địch. Khi có lệnh bắn máy bay bay
thấp (trong tầm bắn có hiệu quả) chiến sĩ phải dùng súng hiệp đồng với tiểu đội bắn trả
máy bay địch.
- Trường hợp đảm nhiệm nhiệm vụ quan sát hay trực chiến của tiểu đội, trong
quá trình địch trinh sát, bắn phá chuẩn bị, chiến sĩ phải bình tĩnh, tăng cường quan sát
phát hiện địch và kịp thời báo cáo với cấp trên. Khi cần thiết có thể dùng vũ khí để
tiêu diệt những tốp địch tiến vào gần mình nhất.
VĐHL3: HÀNH ĐỘNG CỦA CHIẾN SĨ ĐÁNH ĐỊCH XUNG PHONG
VÀO TRẬN ĐỊA
- Căn cứ vào cách đánh đã chọn và tình hình cụ thể về địch. Ta tranh thủ thời cơ
(lúc pháo địch chuyển bắn, bộ binh, xe tăng địch đang vận động khói bom đạn địch
chưa tan) nhanh chóng bí mật chiếm lĩnh vị trí chiến đấu chờ địch đến gần, bất ngờ
dùng vũ khí ( bắn súng, ném lựu đạn, nổ mìn…) để tiêu diệt địch, trước hết nhằm
những xe địch, tên địch, tốp địch gần nhất, những tên chỉ huy, thông tin điện đài,
những tên giữ súng máy, súng phóng lựu... Kiên quyết tiêu diệt và ngăn chặn không
cho địch đến gần mục tiêu phải giữ.
- Quá trình đánh địch, phải luôn bám sát nắm chắc địch, khéo nghi binh lừa địch,
linh hoạt luôn tạo thế chủ động, bất ngờ đánh địch giữ vững mục tiêu.
- Trường hợp địch không trực tiếp đánh vào mình, nhưng đánh vào đồng đội,
phải tích cực, chủ động chi viện, hỗ trợ hiệp đồng tiêu diệt địch.
VĐHL4: HÀNH ĐỘNG CỦA CHIẾN SĨ ĐÁNH ĐỊCH ĐỘT NHẬP TRẬN ĐỊA
Địch đột phá chiếm được một phần trận địa phải kiên quyết bám trụ những công
sự còn lại, dùng vũ khí đánh gần tiêu diệt, ngăn chặn không cho địch phát triển.
VĐHL5: HÀNH ĐỘNG CỦA CHIẾN SĨ SAU MỖI ĐỢT CHIẾN ĐẤU
Sau mỗi đợt đánh địch phải : Phán đoán thủ đoạn tiến công mới của chúng để bổ
sung cách đánh địch cho chính xác, sửa chữa lại công sự, vật cản, kiểm tra vũ khí
trang bị, bổ sung đạn dược, bố trí lại chông mìn, cạm bẫy. Sẵn sàng đánh địch, cùng
với đồng đội giải quyết thương binh, tử sĩ và báo cáo với người chỉ huy.

VI. Từng người làm nhiệm vụ canh gác(cảnh giới)


1. Nhiệm vụ
Trong quá trình đơn vị trú quân hoặc chiến đấu, làm chủ trận địa. Chiến sỹ có thể
được cấp trên phái ra làm nhiệm vụ canh gác. Nhiệm vụ chủ yếu khi canh gác là phải
- bảo đảm an toàn cho đơn vị và
- kịp thời phát hiện ngăn chặng quân địch để đơn vị kịp thời xử trí đồng thời
- kiểm tra những người lạ mặt, những hiện tượng làm lộ bí mật.
2. Yêu cầu
a. Phải hiểu rõ nhiệm vụ, làm đúng chức trách.
b. Nắm vững tình hình địch, địa hình, nhân dân trong khu vực canh gác.
c. Luôn cảnh gác sẵn sàng chiến đấu.
d. Phát hiện và xử lý các tình huống kịp thời.
e. luôn giữ liên lạc với cấp trên và đồng đội.
f. Không rời vị trí canh gác khi không có lệnh.
3. Hành động của chiến sĩ sau khi nhận nhiệm vụ
- Sau khi nhận nhiệm vụ phải hiểu rõ nhiệm vụ.
+ Phạm vi khu vực trú quân của đơn vị, địa hình, đường sá, đi lại.
+ Địch ở đâu, có thể đi bằng đường nào, hướng dẫn.
+ Nhiệm vụ canh gác đồng đội, đơn vị bạn liên quan
+ Vị trí canh gác, phạm vi canh gác, đường đi, đường về, thời gian mình canh
gác.
+ Khi canh gác phải phát hiện những tình hình về địch có nhiệm vụ gì với người
trong đơn vị hoặc đơn vị bạn ra vào vọng gác.
+ Những tình huống xảy ra và cách xử trí.
+ Khi có đội tuần tra đi qua hoặc khi có đồng đội đến thay gác mình phải làm gì.
+ Những quy định, dấu hiệu riêng và cách giữ vững thông tin liên lạc với người
chỉ huy trong khi canh gác.
- Chuẩn bị canh gác.
+ Chọn vị trí canh gác: phải căn cứ vào tình hình địch, địa hình, nhân dân và
nhiệm vụ của mình để chọn nơi canh gác cho thích hợp.
+ Phải chọn trong phạm vi khu vực người cấp trên chỉ định canh gác.
+ Vị trí canh gác phải nhìn thấy được xa và rộng, tiện phát hiện được địch trong toàn
bộ phạm vi mình canh gác, nhưng phải bảo đảm kín đáo địch khó phát hiện được ta.
+ Có vị trí gác dự bị trên cơ động.
+ Cấu tạo địa hình, địa vật làm công sự chiến đấu, nơi tiện liên lạc với chỉ huy và
đồng đội.
Sau khi chọn vị trí canh gác xong báo cáo lên cấp trên trước khi bắt đầu canh gác.

You might also like