You are on page 1of 16

Tổng quan về Âm giai.........................................................................................................

1
Âm giai là gì................................................................................................................1
Làm cách nào để có thể phân biệt các loại âm giai?....................................................2
Tổng kết.......................................................................................................................3
Âm giai trưởng / thứ............................................................................................................3
Âm giai trưởng.............................................................................................................3
Âm giai thứ..................................................................................................................4
Âm giai tương tiếp...............................................................................................................5
Âm giai tương tiếp mang dấu thăng............................................................................5
Âm giai tương tiếp mang dấu giáng............................................................................6
Tổng kết.......................................................................................................................7
Vòng tròn quyền năng – The circle of fifth.........................................................................7
The circle of fifth.........................................................................................................7
So sánh giữa âm giai trưởng và thứ.....................................................................................9
Mode trong âm nhạc..........................................................................................................10
Giới thiệu 7 mode âm nhạc................................................................................................11
7 Mode cơ bản...........................................................................................................11
Tổng hợp....................................................................................................................13
Tương quan giữa các âm giai.............................................................................................13
Tên các bậc trong âm giai..........................................................................................13
Âm giai tương đối......................................................................................................14
Âm giai đồng nguyên / Đồng âm...............................................................................14
Tổng kết về âm giai...........................................................................................................14
Âm giai......................................................................................................................14
Sự tương liên giữa các âm giai..................................................................................15
Chuẩn bị cho phần tiếp theo......................................................................................15

Tổng quan về Âm giai

Âm giai, một từ mà rất nhiều tài liệu Việt Nam giải thích mỗi kiểu khác
nhau. Có lẽ người ta nhắm đến đối tượng là những người học ở các cấp độ
khác nhau khi viết sách, nhưng sự thật là mình chưa bao giờ thỏa mãn với
cách trình bày ấy. Trong chương này, chúng ta hãy cùng nhau khám phá âm
giai và những nét hết sức thú vị và độc đáo của âm giai. Để bạn sẽ không
còn phải lo lắng khi nghe về âm giai/thang âm/scale hay bất cứ gì đi nữa.
Âm giai là gì
Theo định nghĩa, âm giai là một bộ các nốt nhạc được viết theo quy luật. Các bạn
hãy lưu ý 2 từ được in đậm.
- Một bộ, có nghĩa là khi nhắc đến âm giai, người ta sẽ không nói đến một hoặc hai
nốt nhạc trong âm giai đó, mà nói đến tất cả các nốt nhạc nằm trong âm giai.
- Theo quy luật, nghĩa là các nốt nhạc được sắp xếp theo một quy luật nhất định.
Lưu ý: Một số giáo trình Việt Nam ghi rằng âm giai chỉ gồm 8 nốt nhạc, số khác lại
bảo là 13 nốt ….. Thật ra, có rất nhiều kiểu âm giai. 8 hay 12, 13, 15…. là tùy thuộc
vào cách người ta muốn diễn đạt âm giai như thế nào. Ví dụ như âm giai các nốt tự
nhiên thì chỉ gồm 8 nốt, nhưng âm giai bao gồm các nốt thăng và giáng thì có thể có
13 nốt. Âm giai của blues có thể có nhiều nốt hơn âm giai nhạc thông thường… Nên
bạn không cần quá bó buộc vào điều này.

Hãy quan sát một ví dụ:

Âm giai Đô trưởng chromatic (nửa cung) theo chiều tăng và giảm.

Âm giai dùng để làm gì?

Hmm, trong website, chúng ta đã có một bài viết về Khóa nhạc ( key signature) rồi,
không biết bạn đã xem chưa? Có khi nào bạn thắc mắc, làm sao nhạc sĩ khi viết nhạc
lại quyết định dùng key này mà không dùng key khác không? Và tại sao key này lại có
chừng này dấu thăng, key kia lại có chừng ấy dấu giáng?
Âm giai, là cái sườnđể xây dựng bản nhạc. Bất kỳ bản nhạc nào cũng được tạo ra dựa
trên một nền âm giai nào đấy. Giống như các ký tự của chữ viết. Mỗi đoạn văn bất kỳ
đều có số lượng chữ viết, ý nghĩa, sắp xếp khác nhau. Nhưng cỡ nào thì nó cũng chỉ
có 24 chữ cái. Dựa trên 24 chữ cái, sắp xếp như thế nào là tùy ý bạn để viết đoạn văn
thế nào, thì người nhạc sĩ dựa trên các nốt của âm giai để viết bản nhạc cũng y như
vậy
Làm cách nào để có thể phân biệt các loại âm giai?
Well, như các bạn đã biết thì có rất nhiều loại scale khác nhau. Tuy nhiên cũng như
cách gọi tên quãng, người ta có thể phân loại âm giai dựa trên loại âm giai và nốt gốc
(tonic) của âm giai đó
Loại âm giai

Tuy nhiên, thông thường bạn sẽ làm quen với 5 loại âm giai chính thường được sử
dụng nhiều trong âm nhạc hiện đại (Western music).
- Diatonic scale : Âm giai có 7 nốt trong đó có chứa âm giai trưởng và thứ.
- Chromatic scale: Âm giai gồm các nốt cách nhau nửa cung (chromatic)
- Major scale: Âm giai trưởng có 7 nốt, theo công thức một – một-nửa-một-môt-một-
nửa
- Minor scale: Âm giai thứ có 7 nốt, theo công thức một- nửa - một- một- nửa -một –
môt
- Pentatonic scale: Âm giai ngũ cung chỉ có 5 nốt, theo công thức một-một-một rưỡi-
một- một rưỡi
Nốt gốc của âm giai

Là nốt nhạc đầu tiên của một âm giai (rất quan trọng, vì sẽ quyết định vị trí của tất
cả các nốt nhạc còn lại).
Ví dụ: Âm giai trưởng bắt đầu bằng nốt Do sẽ là âm giai Do trưởng/ C major.
Rất đơn giản phải không nào.
Tổng kết
Như vậy là bạn đã hiểu được sơ lược âm giai là gì. Trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ tìm
hiểu tiếp tục về cấu tạo của từng loại âm giai riêng biệt cũng như tính chất của
chúng.
Để thực hiện phương châm “Nhạc lý dễ hiểu nhất có thể”, xin các bạn hãy cùng góp
sức xây dựng trang web bằng cách để lại câu hỏi vào bất kỳ chỗ nào bạn cảm thấy
lời giải thích không thoả mãn được bạn.
Sự đóng góp của bạn sẽ là sức mạnh lan toả tri thức và đam mê âm nhạc của chúng
ta.
Cảm ơn bạn rất nhiều
Incoming search terms:
 giai thich ve cac quan am thu cua dan guitar de hieu
 trong am giai đô co nhung not nao
 các nốt nhạc viết như thế nào

Âm giai trưởng / thứ

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 2 hình thức âm giai
được sử dụng nhiều nhất, âm giai trưởng/thứ . Các loại âm giai này không
hề khó, bạn chỉ cần mất ít phút để có thể nắm được cấu trúc và ghi nhớ
chúng.
Nhắc lại bài trước một chút để bạn có thể dễ theo dõi. Một âm giai được xác định
bằng 2 yếu tố:
- Nốt gốc (tonic)
- Quy luật sắp xếp các nốt trong âm giai.
Cách trình bày của những âm giai dưới đây đều sẽ giúp bạn nhấn vào quy luật này.
Âm giai trưởng
Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu âm giai trưởng. Đây là âm giai dễ nhất và cũng đã rất
quen thuộc với bạn rồi. Tạm thời, bạn chưa cần quan tâm đến tên gọi trưởng hay thứ
ở đây, phần trưởng và thứ sẽ được trình bày sau. Trong phần này, bạn vẫn nhớ thứ tự
của 7 nốt nhạc tự nhiên chứ?
Cách thành lập âm giai trưởng:

Chúng ta hãy viết 7 nốt nhạc ra và cùng đếm số cung của từng nốt, bắt đầu từ nốt
Do.

Âm giai trưởng
Bạn để ý thấy công thức của chúng ta chứ? Một- một – nửa- một- một-môt- nửa
=> Khẩu quyết số một của bạn đấy.
Như vậy là bạn đã có cấu tạo của âm giai trưởng rồi.
Chỉ còn nốt gốc, thì bạn hoàn toàn tùy ý lắp nốt gốc vào, sau đó thay đổi các vị trí
bên trong sao cho hợp với công thức là bạn sẽ có âm giai bạn muốn.
Ví dụ: Âm giai trong hình bên trên là âm giai Do trưởng (C major). Vậy nếu bạn muốn
có Sol trưởng (G major) thì sao?
Hãy lấy Sol làm nốt gốc. G
Sau đó lắp vào công thức Một- một – nửa- một- một-môt- nửa

Âm giai sol trưởng


Bạn sẽ thấy rằng trong trường hợp này, các nốt sẽ không còn tự nhiên nữa mà xuất
hiện các giấu thăng giáng. Ví dụ như nốt Fa#, đơn giản là vì Mi -> Fa chỉ có nửa
cung, nhưng yêu cầu công thức lại là 1 cung, do đó ta phải thêm nửa cung vào vị trí
này.
Tương tự như vậy cho tất cả các nốt gốc khác . Bạn sẽ có 12 âm giai trưởng khác
nhau với cùng công thức.

Âm giai thứ
Tương tự như âm giai trưởng, lần này chúng ta sẽ cũng viết các nốt ra và lắp công
thức vào. Tuy nhiên, công thức sẽ hơi khác một tí. Chúng ta sẽ không bắt đầu từ nốt
Do mà là từ nốt La. Đây cũng chính là âm giai la thứ.
Âm giai la thứ
Các bạn hãy chú ý công thức lần này của chúng ta. Đó là : Một – nửa – một – một –
nửa – một – một=> Khẩu quyết số 2 mà bạn phải học thuộc lòng.
Và cách sử dụng cũng hoàn toàn giống như vậy. Bạn muốn thay một nốt gốc khác ư?
Chỉ cần đưa vào và điều chỉnh các nốt sao cho đúng với công thức là xong

Để thực hiện phương châm “Nhạc lý dễ hiểu nhất có thể”, xin các bạn hãy cùng góp
sức xây dựng trang web bằng cách để lại câu hỏi vào bất kỳ chỗ nào bạn cảm thấy
lời giải thích không thoả mãn được bạn.
Sự đóng góp của bạn sẽ là sức mạnh lan toả tri thức và đam mê âm nhạc của chúng
ta.
Cảm ơn bạn rất nhiều
Incoming search terms:
 âm giai
 âm giai thứ
 cach xac dinh scale d truong
 tac dung cua am giai
 scale am giai thu minor
 nhac co ban
 giới thiệu âm giai
 cách xác đinh âm giai trương và giai thứ của đàn piano
 cách xác đinh âm giai trương và giai thứ
 cac not nhac trong am giai do truong

Âm giai tương tiếp

Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về cấu trúc của một 2 âm giai cơ bản là trưởng và
thứ.
Tuy nhiên, bài viết chỉ trình bày cho các bạn về “công thức” của âm giai, giống như
mỗi âm giai đều là một phần riêng lẻ, không liên quan gì đến nhau. Chỉ cần lấy công
thức , lắp vào các nốt gốc là sẽ có âm giai mong muốn.
Thật ra, âm nhạc không tùy tiện như bạn nghĩ đâu. Các âm giai có một mối liên hệ
quy luật đặc biệt, mà theo đó thì trình tự sắp xếp của các âm giai là không hề ngẫu
nhiên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách hình thành quy luật ấy. Nghe
phiền phức quá, chắc là chẳng thú vị nhỉ. Điều này có quan trọng không ấy à? Chỉ
muốn đảm bảo với bạn rằng, bạn không nên bỏ qua bài viết này đâu.
Âm giai tương tiếp mang dấu thăng.
Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn lại công thức của âm giai Đô trưởng

Bạn hãy để ý rằng, khoảng cách từ nốt Do đến nốt Fa và từ nốt Sol đến nốt Do là
hoàn toàn giống nhau và bằng đúng 2,5 cung. Như vậy ta hãy chia âm giai này ra
làm hai phần:
- Bán âm giai hạ: Từ Do- Fa
- Bán âm giai thượng : Từ Sol- Do
Bây giờ, ta sẽ cắt bỏ phần bán âm giai hạ đi, chỉ giữ lại bán âm giai thượng. Sau đó
điền tiếp các nốt nhạc còn thiếu vào.
Cuối cùng, bạn điều chỉnh lại khoảng cách của các nốt nhạc cho hợp với công thức
theo như hình bên dưới

Âm giai sol trưởng


Như vậy bạn đã có âm giai tương tiếp của âm giai Do trưởng là âm giai Sol
trưởng. Và chúng cách nhau một dấu thăng.
Tương tự như vậy, bạn hãy lấy phần sau của âm giai Sol trưởng, lặp lại quá trình, bạn
sẽ thấy chúng ta có âm giai Re trưởng, trong đó có 2 dấu thăng v.v…. Điều thú vị là,
mỗi lần điều chỉnh, bạn sẽ tăng thêm một dấu thăng so với âm giai trước đó.
Sau khi làm như vậy 7 lần, thì bạn sẽ có bộ âm giai tương tiếp mang dấu thăng bao
gồm:

Âm giai tương tiếp mang dấu giáng


Công việc cần làm hoàn toàn tương tự như trên. Tuy nhiên lần này, chúng ta sẽ làm
theo chiều ngược lại, lấy bán âm giai hạ của âm giai này làm bán âm giai thượng của
âm giai kia, điền tiếp các nốt còn thiếu vào và điều chỉnh khoảng cách. Mỗi lần điều
chỉnh, bạn sẽ cần thêm vào một giấu giáng duy nhất mà thôi.
Bạn sẽ có âm giai tiếp theo với nốt gốc là Fa và có một dấu giáng ở vị trí Si♭

Hoàn toàn tương tự, bạn cứ hạ cho đến khi đủ 7 dấu giáng. Bạn sẽ có một bảng tổng
hợp như sau:

Tổng kết
Bạn có nhận ra không nhỉ. Những dấu thăng và giáng bên trên chính là ký hiệu xuất
hiện ở dấu khóa (key signature) ngay đầu bản nhạc của chúng ta. Ghi nhận rằng dấu
hóa kia là tên gọi cho âm giai mà bản nhạc dựa vào để viết đấy
Như vậy là bạn đã nắm được về âm giai tương tiếp. Ở bài sau, chúng ta sẽ trình bày
một chút về cách để nhớ thứ tự của những âm giai rắc rối này.
Để thực hiện phương châm “Nhạc lý dễ hiểu nhất có thể”, xin các bạn hãy cùng góp
sức xây dựng trang web bằng cách để lại câu hỏi vào bất kỳ chỗ nào bạn cảm thấy
lời giải thích không thoả mãn được bạn.
Sự đóng góp của bạn sẽ là sức mạnh lan toả tri thức và đam mê âm nhạc của chúng
ta.
Cảm ơn bạn rất nhiều
Incoming search terms:
 bản nhạc lí
 cách di âm giai
 can biet nhung am giai nao

Vòng tròn quyền năng – The circle of fifth


Thật ra thì đây không phải là vòng tròn quyền năng gì cả :)), chỉ là một cách để tổng
hợp tất cả những công thức lằng nhằng mà chúng ta tìm hiểu trong bài trước lại
thành một bảng thật dễ hiểu thôi. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn về vòng tròn
này và cách sử dụng nó.
The circle of fifth
Vòng tròn này đã được các tu sĩ Gregorian vẽ ra từ 10 thế kỷ trước, cho thấy sự liên
hệ giữa các âm giai với nhau theo trình tự của âm giai tương tiếp mà chúng ta đã tìm
hiểu trong bài trước. Thật ra thì nó cũng đơn giản thôi, chỉ có 1 điều duy nhất bạn cần
nhớ khi sử dụng vòng tròn này, cũng là khẩu quyết số 3 mà bạn cần phải nắm được
khi học nhạc. (2 cái đầu là gì, bạn còn nhớ ko? ^_^)
Khẩu quyết đó là: Fa Do Sol Re La Mi Si (Bạn nào có ý kiến về cách nhớ cái này
thì chia sẻ để mình giúp các bạn khác nhé )
tại sao lại là thứ tự này? Bạn hãy quan sát vòng tròn của chúng ta nhé:

Để quan sát vòng tròn, bạn hãy chú ý là có 3 tầng chồng lên nhau.
Tầng thứ nhất, đại diện cho số lượng các dấu thăng và giáng.
Tầng thứ 2, là âm chủ của âm giai trưởng.
Tầng thứ 3, là âm chủ của âm giai thứ.
Nếu bạn nhìn vào một âm giai mà thấy có 3 dấu thăng. Bạn sẽ biết ngay đó là âm
giai La trưởng / hoặc Fa# thứ. Rất đơn giản phải không nào.
Tuy nhiên, mục tiêu của chúng ta không phải là in vòng tròn này ra giấy, mà là in vào
trí nhớ để chúng ta có thể sử dụng bất cứ lúc nào chứ.
Cách nhớ thì đơn giản thôi. Bạn hãy để ý đến khẩu quyết của chúng ta và bắt đầu
nhìn vào vị trí nốt Fa trưởng (một dấu giáng). Bạn có thấy là thứ tự của chúng thay
đổi theo Fa Do Sol Re La Mi Si không? Và theo chiều ngược lại, Fa sẽ đến
Si♭,Mi♭,La♭,Re….
Thật ra, điều này không có gì đặc biệt cả. bạn đã biết về quãng đúng không? Và bài
trước, chúng ta đã hiểu về âm giai tương tiếp. Bạn sẽ thấy rằng mỗi âm giai tương
tiếp luôn cách nhau một quãng 5 đúng (Khoảng cách từ Do lên Sol là một quãng 5).
Và cứ tuần tự như vậy, chúng ta sẽ có một Circle of fith, vòng tròn quãng 5
Để thực hiện phương châm “Nhạc lý dễ hiểu nhất có thể”, xin các bạn hãy cùng góp
sức xây dựng trang web bằng cách để lại câu hỏi vào bất kỳ chỗ nào bạn cảm thấy
lời giải thích không thoả mãn được bạn.
Sự đóng góp của bạn sẽ là sức mạnh lan toả tri thức và đam mê âm nhạc của chúng
ta.
Cảm ơn bạn rất nhiều
Incoming search terms:
 cách nhớ âm giai đơn giản nhất

So sánh giữa âm giai trưởng và thứ

Đến đây, chúng ta hãy tạm ngừng một chút để nhìn lại về những gì ta đã tìm hiểu về
âm giai. Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu thể nào là âm giai trưởng/thứ, cả cấu trúc,
tên gọi của âm giai một cách rất rõ ràng. Nhưng, tại sao lại là trưởng hay thứ? Tại sao
lại là công thức ấy mà không phải là một công thức khác? Người ta sử dụng trưởng
hay thứ thì có gì khác nhau?
Cảm giác của âm giai.
Khi sử dụng âm giai, người ta chú tâm đến một điểm cực kỳ đặc biệt của âm nhạc. Đó
là “cảm xúc” của âm thanh.
hư đã trình bày rất nhiều lần trong những bài viết trước, điều quan trọng nhất của sự
sắp xếp các nốt nhạc đó là khả năng truyền “cảm xúc” một cách trực tiếp đến người
nghe mà không cần dùng ngôn ngữ.
Ở đây, chúng ta hãy thử làm một phép so sánh hai âm giai trưởng và thứ.

Âm giai trưởng

Âm giai thứ
Các bạn sẽ thấy rằng khoảng cách giữa âm gốc đến các âm bậc 2,4,5 là giống nhau.
Còn các bậc 3,6,7 là khác nhau. Sự khác nhau này dù chỉ là nửa cũng nhưng khi kết
hợp với nhau vẫn tạo ra “cảm xúc âm thanh” rất riêng biệt giữa âm giai thứ và
trưởng.
Thật vậy, âm giai trưởng mang lại cảm giác tròn đầy, tươi sáng và hạnh phúc. Còn
âm giai thứ mang cảm giác trầm buồn, man mác và có phần u ám hơn.
Chúng ta không thể giải thích được vì sao âm nhạc có thể làm được điều ấy. Nhưng
chúng ta biết chắc rằng ai cũng có thể cảm nhận được cảm giác đó như nhau.
Vậy, chỉ có hai kiểu âm giai như thế này thôi sao? Còn những cảm xúc sợ hãi, lo lắng,
những phong cách âm nhạc sôi động kiểu flamenco, dân gian thì dựa trên âm giai
nào?
Chúng ta sẽ dành một ít thời gian để tìm hiểu rộng hơn về những cảm xúc này trong
bài viết sau.
Để thực hiện phương châm “Nhạc lý dễ hiểu nhất có thể”, xin các bạn hãy cùng góp
sức xây dựng trang web bằng cách để lại câu hỏi vào bất kỳ chỗ nào bạn cảm thấy
lời giải thích không thoả mãn được bạn.
Sự đóng góp của bạn sẽ là sức mạnh lan toả tri thức và đam mê âm nhạc của chúng
ta.
Cảm ơn bạn rất nhiều

Incoming search terms:


 âm giai trưởng và âm giai thứ coing thức
 cac bac am giai nhac l
 cach tim thu tu cac loai giong truong thu trong am nhac
 điệu trưởng và điệu thứ giống nhau khác nhau chỗ nào

Mode trong âm nhạc


Âm nhạc không chỉ có trưởng và thứ.
Thật vậy, khi tiếp cận âm nhạc, hầu hết chúng ta chỉ được giới thiệu 2 âm thể “quá
quen thuộc” này, đến nỗi ta có thể hiểu lầm rằng chỉ có trưởng và thứ mà thôi. Nhưng
thực ra, có nhiều hơn.
Các mode trong âm nhạc
Để tìm hiểu các mode này, chúng ta phải quay ngượi lại lịch sử một chút. Vào thời
gian mà âm nhạc chủ yếu được sử dụng, không phải ở những buổi trình diễn như hiện
nay. Nhưng mục đích chủ yếu là dùng trong các nghi lễ mang tính tôn giáo bắt nguồn
từ Hy Lạp và được mở rộng từ thời Trung Cổ cho đến Phục Hưng. Người ta đã nghiên
cứu và chỉ ra rằng, mỗi loại kết hợp các nốt nhạc theo một nguyên tắc nào đó ( một
khái niệm của scale) Sẽ tạo ra cho người nghe những cảm xúc và trải nghiệm khác
nhau.
Những trải nghiệm này liên tục được khám phá cải tiến và không ngừng hoàn thiện,
đi đến đỉnh cao là thời khai sáng với các tác phẩm giao hưởng đồ sộ và vĩ đại.
Ngày nay, bạn vẫn đang được hằng ngày tiếp cận với những hình thức đó đấy. Có lẽ
bạn không để ý, nhưng điều này làm tôi nhớ đến một mẩu chuyện trong bộ
Doraemon, ở tập ấy, chú bé Nobita có một món bảo bối gọi là dàn nhạc cảm xúc
thăng hoa. Dàn nhạc ấy sẽ đi theo và đệm vào các tình huống trong cuộc sống để
làm cho những tình huống ấy thêm phần kịch tính. Từ rùng rợn, sợ hãi, đến hào hùng,
bi tráng và phấn khích. Có thể chúng ta phì cười khi nghĩ về điều đó, nhưng tất cả các
tác phẩm điện ảnh đều sử dụng kỹ thuật đó đấy bạn. ( Chắc hẳn bạn sẽ cảm nhận
ngay điều này, cứ thử xem một bộ phim kinh dị mà tắt tiếng đi :)) bạn sẽ thấycảm
giác giảm ngay 2/3)
Các mode trong âm nhạc hiện đại.
Ngày nay, âm nhạc vẫn còn sử dụng chúng, và gọi tên là mode. Dĩ nhiên, đã có
những biến thể và điều chỉnh cũng như không ít đơn giản hóa. Chúng ta sẽ tìm hiểu
các mode này trong bài viết sau.
Để thực hiện phương châm “Nhạc lý dễ hiểu nhất có thể”, xin các bạn hãy cùng góp
sức xây dựng trang web bằng cách để lại câu hỏi vào bất kỳ chỗ nào bạn cảm thấy
lời giải thích không thoả mãn được bạn.
Sự đóng góp của bạn sẽ là sức mạnh lan toả tri thức và đam mê âm nhạc của chúng
ta.
Cảm ơn bạn rất nhiều

Incoming search terms:


 cach de hieu biet va tiep thu duoc ve nhac ly
 chu am at am nhac ly can ban
 Kien thưc not nhac
 Lam the n
 mode trong âm nhạc
 nhac ly gi ban
 Nhac@ly
 xuong am cac not nhac

Giới thiệu 7 mode âm nhạc

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về 7 mode được sử dụng.
7 Mode cơ bản
Có thể gọi đây là âm giai cũng đúng, vì chúng cũng bao gồm nốt gốc và bộ công thức
đi kèm. Nói là có 7 mode khác nhau, nhưng thực ra chúng ta đã làm quen với 2 trong
số 7 mode đó rồi. Chính xác hơn thì trưởng và thứ cũng chỉ là 2 trong số 7 mode đó
mà thôi. Và xuyên suốt quá trình làm việc với mode, chúng ta sẽ tập trung hoàn toàn
vào khẩu quyết số 1 của chúng ta: Một một nửa một một một nửa, hay viết lại
thành T T S T T T S (T là tone, và S là semitone)
OK, trước hết, chúng ta phải làm quen với tên gọi của 7 mode này. Hơi khó vì chúng
không được ký hiệu bằng tiếng Anh. Mỗi mode sẽ được trình bày theo thứ tự. Các
bạn chú ý rằng mode đầu tiên sẽ có nốt gốc là Do, lần lượt các mode sau sẽ có nốt
gốc là Re, Mi, Fa, Sol, La,Si
Ionian (I)

Dẫn đầu và cũng là anh cả của các mode khác. Đây chính là âm giai trưởng của
chúng ta. Bạn hãy chú ý giá trị quãng của các bậc trong âm giai này nhé. Chúng ta sẽ
căn cứ vào đó để so sánh những mode khác.
Công thức: T T S T T T S (T là tone và S là Semitone)
Quãng
Các nốt nhạc C D E F G A B C

Quãng P1 M2 M3 P4 P5 M6 M7 P8

Dorian (II)

Mode thứ 2, mode này có cấu trúc rất gần với âm giai thứ của chúng ta, chỉ khác ở
bậc số 6, không phải là quãng 6 thứ mà là quãng 6 trưởng.
Công thức : T S T T T S T
Quãng:
Các nốt nhạc D E F G A B C D

Quãng P1 M2 m3 P4 P5 M6 m7 P8

Phyrgian (III)

Mode thứ 3 cũng có cấu trúc gần với âm giai thứ, chỉ khác ở bậc 2 là quãng 2 thứ.
Công Thức: S T T T S T T
Quãng:
Các nốt nhạc E F G A B C D E

Quãng P1 m2 m3 P4 P5 m6 m7 P8

Lydian (IV)

Mode thứ 4, gần tương tự như âm giai trưởng, chỉ khác nhau ở bậc 4 là quãng 4 tăng
chứ không phải là 4 đúng.
Công Thức: T T T S T T S
Quãng:
Các nốt nhạc F G A B C D E F

Quãng P1 M2 M3 A4 P5 M6 M7 P8

Mixolodian(V)

Mode thứ 5, gần tương tự như âm giai trưởng, chỉ khác nhau ở bậc 7 là quãng 7 thứ
chứ không phải quãng 7 trưởng.
Công thức: T T S T T S T
Quãng:
Các nốt nhạc G A B C D E F G

Quãng P1 M2 M3 P4 P5 M6 m7 P8

Aeolian (VI)

Mode thứ 6.Nốt gốc là La, và cũng chính là âm giai thứ tự nhiên của chúng ta.
Công thức: T S T T S T T
Quãng:
Các nốt nhạc A B C D E F G A

Quãng P1 M2 m3 P4 P5 m6 m7 P8

Locrian (VII)

Locrian là mode cuối cùng, cũng là mode có cấu trúc khác lạ so với những mode khác
nhất. Tất cả các mode khác đều có bậc 5 là một quãng 5 đúng, tuy nhiên mode này
thì bậc 5 lại là quãng 5 giảm. Trong một âm giai thì bậc 5 giữ một vị trí rất quan
trọng, nên việc giảm bậc 5 sẽ làm cho âm thanh của mode này có cảm giác rất khác
biệt, có thể nói là bị lệch cân bằng so với những mode khác rất nhiều.
Công thức: S T T S T T T
Quãng:
Các nốt nhạc B C D E F G A B

Quãng P1 m2 m3 P4 d5 m6 m7 P8

Tổng hợp
Điểm lưu ý số 1: cấu trúc và công thức của các mode này có thể rất lung tung với
bạn. Nhưng nếu bạn để ý sẽ thấy rằng mỗi mode cũng chỉ bao gồm khẩu quyết : T T
S T T T S, cứ lên một mode thì ta sẽ xoay vòng vị trí. Từ bậc 2 sẽ trở thành bậc 1, và
bậc 1 chuyển xuống thành bậc 7.
Điểm lưu ý số 2: Có thể chia các mode này thành 3 nhóm.
- Nhóm I,IV,V có cấu trúc và âm hưởng thiên về âm giai trưởng.
- Nhóm II,III,VI sẽ có cấu trúc và âm hưởng thiên về âm giai thứ.
- Nhóm VII có cấu trúc và âm hưởng rất khác, không trưởng cũng không thứ ( được sử
dụng trong nhạc Jazz vì cảm giác âm rất đặc trưng của nó)

Để thực hiện phương châm “Nhạc lý dễ hiểu nhất có thể”, xin các bạn hãy cùng góp
sức xây dựng trang web bằng cách để lại câu hỏi vào bất kỳ chỗ nào bạn cảm thấy
lời giải thích không thoả mãn được bạn.
Sự đóng góp của bạn sẽ là sức mạnh lan toả tri thức và đam mê âm nhạc của chúng
ta.
Cảm ơn bạn rất nhiều
Incoming search terms:
 Mode trong am nhac la gi

Tương quan giữa các âm giai

Như vậy là các bạn đã nắm được khái niệm về âm giai và sử dụng âm giai
một cách tương đối qua những bài viết trước. Trong bài viết này, website sẽ
mở rộng cho các bạn những khái niệm nhạc lý về âm giai để bổ trợ cho kiến
thức của các bạn. Phần này không quan trọng lắm, tuy nhiên các bạn cũng
không nên bỏ qua.
Tên các bậc trong âm giai
Nếu một âm giai có 7 nốt nhạc, thì mỗi nốt nhạc đều có tên và vị trí cũng như vai trò
của chúng trong âm giai.Mỗi âm trong âm giai sẽ quyết định “sắc thái” của âm giai
đó, đặc biệt là những vị trí trụ cột của âm giai. Bạn đừng lo, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ
về vấn đề này hơn trong loạt bài về hợp âm.
Bậc I: Chủ âm (Tonic) cũng là tên của âm giai, đây là nốt gốc mà âm giai đó được xây
dựng.
Bậc II: Thượng chủ âm (Supertonic)
Bậc III: Trung âm (Mediant). Nằm giữa chủ âm và Áp âm
Bậc IV: Hạ áp âm (Subdominant)
Bậc V: Áp âm (Dominant), có tính chất lấn áp và giữ vị trí khá quan trọng trong âm
giai.
Bậc VI: Thượng áp âm, (Submediant)
Bậc VII: Cảm âm.(Subtonic/Leading tone). Đây là âm có xu hướng ngả về phía chủ âm
(tonic). Thường được sử dụng như một bước chuyển để dẫn dắt dòng chảy của bản
nhạc trở về với chủ âm.
Âm giai tương đối
Trong bài viết trước, chúng ta đã đề cập đến vòng tròn quãng 5. Hẳn bạn còn nhớ
những vị trí mà trong đó âm giai trưởng và thứ có cùng số dấu khóa chứ?
Những âm giai mà có chung số dấu thăng giáng/ tuy nhiên loại của chúng (trưởng
hay thứ) là khác nhau, thì được gọi là âm giai tương đối.
Ví dụ: Âm giai Do trưởng và La thứ.
- 2 Âm giai này không có dấu thăng giáng.
- La thứ nhỏ hơn đô trưởng 1,5 cung (quãng 3 thứ)
Từ đây bạn có thể suy ra công thức là: với 2 âm giai tương đối thì âm giai thứ
luôn nhỏ hơn âm giai trưởng 1,5 cung.
Âm giai đồng nguyên / Đồng âm
Lại một mớ những ký tự khó hiểu nữa :D.
Để nhớ 2 khái niệm này, chẳng có gì khó khăn cả, bạn chỉ cần lưu ý những điểm sau:
Đồng nguyên => có thể dịch ra là giống nhau về nguồn gốc. Mà gốc của một âm giai
thì chỉ có thể là nốt gốc mà thôi. Như vậy, âm giai đồng nguyên có thể gọi là âm giai
khác nhau về loại, nhưng giống nhau ở nốt gốc.
VD: Do trưởng và Do thứ.
Âm giai đồng âm => Dịch ra là có âm thanh giống nhau => Nghĩa là những âm giai
tên thì nghe có vẻ khác nhau, nhưng thực ra thì âm thanh của chúng hoàn toàn giống
nhau.
Ví dụ: Âm giai Re# trưởng ó Mi♭Trưởng
Để thực hiện phương châm “Nhạc lý dễ hiểu nhất có thể”, xin các bạn hãy cùng góp
sức xây dựng trang web bằng cách để lại câu hỏi vào bất kỳ chỗ nào bạn cảm thấy
lời giải thích không thoả mãn được bạn.
Sự đóng góp của bạn sẽ là sức mạnh lan toả tri thức và đam mê âm nhạc của chúng
ta.
Cảm ơn bạn rất nhiều

Tổng kết về âm giai

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành một chương nữa của nhạc lý căn bản. Hãy dành ít
thời gian hệ thống lại những gì bạn cần nắm chắc trước khi qua chương tiếp theo.
Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu tất cả những câu tóm gọn dưới đây và bạn đã đọc tất cả
các bài viết một cách cẩn thận.
Âm giai
- Âm giai là một Bộ các nốt nhạc được sằp xếp theo một quy luật nhất định. Khi
nói về âm giai, người ta không nói đến tính ứng dụng của nó theo kiểu trong bài hát
này có âm giai A, Âm giai B …. Nhưng âm giai được xem như một bộ thước đo, quy
chuẩn mà người nhạc sĩ dựa theo để viết tác phẩm của mình.
- Có rất nhiều kiểu âm giai khác nhau, phát triển trong suốt dòng lịch của âm nhạc.
Tuy nhiên, âm nhạc hiện đại và phổ thông chủ yếu sử dụng âm giai có 7 nốt nhạc,
chia thành 2 dạng chính là âm giai trưởng và thứ.
- Ngoài trưởng và thứ thì còn 5 mode khác của âm giai 7 nốt nhạc. Dựa vào sự khác
biệt giữa các quãng trong những mode này mà mỗi mode mang một âm hưởng rất
đặc trưng. Người nhạc sĩ sẽ sử dụng tính chất đó để tạo ra “cảm xúc” của bản nhạc
theo ý mình.
- Trong các dạng này thì công thức một một nửa một một một nửa vẫn luôn
chiếm vị trí quan trọng. Những dạng khác chỉ là thay đổi vị trí bậc gốc của công thức
này.
Sự tương liên giữa các âm giai
- Ngoài công thức, các âm giai còn được phân biệt dựa trên nốt gốc (tonic).
- Mỗi âm giai được xác định dựa trên số dấu thăng giáng được chứa trong đó.
- Quy luật để phát triển các dấu thăng giáng là quy luật sử dụng bán âm giai thượng
và bán âm giai hạ.
- Quy luật về trình tự các dấu thăng giáng có thể được dễ dàng tóm gọn trong vòng
tròn quãng 5.
- Các tên gọi của những hình thức trong âm giai cần nhớ: Âm giai đồng nguyên, âm
giai đồng âm, âm giai tương đối.
Chuẩn bị cho phần tiếp theo
Chúng ta đã dành nhiều thời gian cho phần lý thuyết thông qua 2 chương về
Cung/Quãng và Âm giai. Tất cả những sự chuẩn bị này là để chúng ta bước vào
chương về Hợp âm tiếp theo đây. Nếu bạn đã trang bị vững chắc, bạn sẽ nắm được
vấn đề về hợp âm một cách rất nhanh chóng.
Tiếp tục thôi.

You might also like