You are on page 1of 121

BÀI 1 ĐẠI CƯƠNG

I. Một số khái niệm cơ bản


1. Vi sinh vật ( Microorganisms):
Là tên gọi chung chỉ tất cả các SV có hình dạng, kích thước nhỏ bé, phải quan sát bằng
kính hiển vi.
2. Vi sinh học (Microbiology):
Là khoa học nghiên cứu cấu tạo, hoạt động sống của các vi sinh vật và những dạng
sống vô bào.
3. Vi sinh y học ( Medical microbiology):
Là ngành VSV học chuyên nghiên cứu các VSV trong mối quan hệ với sức khỏe của
con người ( gây bệnh, có hại và có lợi ).
4. Vi sinh dược học ( Pharmaceutical microbiology)
Ngành VSV học chuyên nghiên cứu các VSV trong mối quan hệ với thuốc, các dược
chất liên quan đến lên men sản xuất, bảo quản và định lượng.
II. Lịch sử phát triển:
1. Giai đoạn sơ khai:
- A.V. Leeuvenhoek (1632- 1723):
+ Người tự nhiên học người Hà Lan.
+ Với chiếc kính hiển vi tự chế tạo có độ phóng đại 270 lần, lần đầu tiên đã phát hiện ra
thế giới VSV.
2. Giai đoạn Louis Pasteur:
- Louis Pasteur (27/12/1822):
+ Tiến sĩ hóa học, nhưng các công trình của ông lại nổi bật trong lĩnh vực VSH.
+ Là người thắng cuộc trong 3 cuộc tranh luận:
 Cuộc tranh luận về men
Năm 1857: CT đầu tiên của Pasteur về quá trình lên men => Phương pháp thanh
trùng rượu Pasteur.

 Cuộc tranh luận về thuyết tự sinh


Năm 1862: Pasteur được nhận giải thưởng Viện hàn lâm khoa học Pháp về việc phủ
nhận thuyết tự sinh.
 Cuộc tranh luận về nguyên nhân và khả năng chống với bệnh tật.
1881, tìm ra phương pháp tiêm phòng bệnh than.
1885: sản xuất thành công vaccin phòng bệnh dại. Đây là cống hiến to lớn nhất của
ông dành cho nhân loại
3. Giai đoạn Louis Pasteur:
- A.J.E. Yersin (1863- 1943):
+ Là học trò của L.Pasteur.
+ Là người phát hiện ra vi khuẩn và dây chuyền dịch tễ của bệnh dịch hạch
- Robert Koch (1843- 1910):
+ Nhà bác học người Đức
+Thành tựu:
 1876: phát hiện ra vi khuẩn than (B.anthracis)
 1878: phát hiện ra các vi khuẩn gây nghiễm vết thương
 1882: phân lập được vi khuẩn lao (M.tuberculosis)
 1884: phân lập được vi khuẩn tả (V.cholerae)
- I.R.Petri: người sáng lập ra hộp lồng dùng để nuôi cấy và phân lập vi khuẩn
- Dimitri Ivanopxki (1864- 1920):
+ Nhà thực vật học người Nga.
+ Là người có công đầu trong việc phát hiện ra virus (virus đốm thuốc lá)
Chứng minh sự tồn tại của một loại mầm bệnh nhỏ hơn vi khuẩn, có thể chui qua nến lọc
vi khuẩn mà ông gọi chúng là “độc tố vi khuẩn”
- A.Flemming (1881- 1955) :
+ Phát hiện tác dụng của chất kháng sinh
+ 1928: KS Penicillin từ nấm mốc Penicilium notatum
- 1983- 1984 thế kỉ XX: nhà khoa học Pháp Luc Montagnie và bác sĩ người Mỹ Robert
Roll, phát hiện virus HIV gây bệnh AIDS – hội chứng uy giảm miễn dịch ở người.
*Vì sao virus HIV khó chữa?
- Có gai (thành phần glycoprotein): bám đặc hiệu vào TB miễn dịch lympho T.
=> suy giảm miễn dịch ở người bệnh => mắc nhiều bệnh cơ hội.
- Có tính biến dị kháng nguyên.
4. Giai đoạn hiện nay:
- Có những nghiên cứu mang ý nghĩa lớn, sâu sắc trong thực tiễn.
- Tạo ra vaccin thế hệ mới nhờ công nghệ gen. Chuẩn đoán chính xác được bệnh nhiễm
trùng, truyền nhiễm.
- Công nghệ VSH còn sản xuất được các chế phẩm chữa bệnh khác như: kháng sinh,
hormon sinh trưởng,...
- VSH ngày nay là ngành khoa học có tốc độ phát triển nhanh chóng.
III. Một số đặc điểm chung của VSV:
1. Một số nhóm VSV chủ yếu:

Vô bào VSV nhân sơ VSV nhân thực

Virus Vi khuẩn Nấm men, nấm


Xạ khuẩn mốc
VK nguyên thủy Vi tảo, ĐV
VK lam nguyên sinh
VSV cổ

2. Một số đặc điểm chung:


Đặc điểm chung
của VSV

Hấp thụ nhiều, Thích ứng mạnh,


Phân bố rộng, đa Là SV xuất hiện
Kích thước nhỏ chuyển hóa dễ phát sinh
chủng loại đầu tiên trên TĐ
nhanh biến dị
2.1 Kích thước nhỏ:
- VK: đơn vị micromet (um).
- VR: đơn vị nanomet (nm).
*Angstrong (A0): 1A⁰ = 10 ֿ ⁷ mm
- Kích thước càng bé => diện tích bề mặt trong đơn vị thể tích càng lớn.
2.2. Hấp thu nhiều, chuyển hoá nhanh:
2.3. Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh:
2.4. Có năng lực thích ứng mạnh và dễ dàng phát sinh biến dị:
- Có VSV sống được ở môi trường nóng đến 100⁰C hoặc hơn. Lạnh đến nhiệt độ của
nitơ lỏng (- 196⁰C) => ứng dụng để tiêu diệt hoặc bảo tồn.
- Mặn đến nồng độ 32% muối ăn, ngọt đến nồng độ mật ong, pH thấp đến 0,5 hoặc cao
đến 10,7.
- Có loài nấm sợi có thể phát triển trong bể ngâm tử thi.
2.5. Phân bố rộng, chủng loại nhiều:
- VSV có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái đất, trong không khí, trong đất, trên núi cao, dưới
biển sâu.
- Trên cơ thể người, động vật, thực vật, trong thực phẩm, trên mọi đồ vật.

2.6. Là sinh vật xuất hiện đầu tiên trên TĐ:


- Trái đất hình thành cách đây 4,6 tỷ năm nhưng cho đến nay mới chỉ tìm thấy dấu vết
của sự sống từ cách đây 3,5 tỷ năm, đó là các VSV hoá thạch còn để lại vết tích trong các
tầng đá cổ.
IV. Vị trí của VSV trong sinh giới:
1. Hệ thống phân loại sinh giới của nhà sinh thái học người Mỹ R.H.Whittaker (1969):
- Được nhiều nhà khoa học ủng hộ.
- Đề xuất hệ thống phân loại sinh giới gồm 5 giới:
+ Giới khởi sinh (Monera)
+ Giới nguyên sinh (Protista)
+ Giới nấm (Fungi)
+ Giới động vật (Animalia)
+ Giới thực vật (Plantae)
- Các VSV chiếm hoàn toàn giới Monera và một phần giới nguyên sinh, giới nấm,..
2. Hệ thống phân loại sinh giới của C.Woese (1981); Thomas DB. và cộng sự (1995):
- Đưa ra hệ thống sinh giới gồm 3 siêu giới với nhiều giới:
+ Siêu giới cơ thể vô bào: protovira và euvira.
+ Siêu giới cơ thể nhân sơ: VK, VK lam, VSV cổ.
+ Siêu giới cơ thể nhân chuẩn: nấm, TV, ĐV.
* Ngoài ra còn có nhiều hệ thống phân loại sinh giới của nhiều nhà khoa học khác như:
hệ thống 6 giới; hệ thống 8 giới,...
V. Phân bố:
1. Trong đất:
- Đất là MT thích hợp nhất đối với VSV, nơi cư trú rộng rãi nhất của VSV cả về thành
phần cũng như số lượng so với các MT khác.
- Trong 1gam đất ở tầng đất canh tác có:1- 22 tỷ VK, 0,5- 14 triệu xạ khuẩn, 3- 50 triệu
vi nấm…
- Vi sinh vật trong đất có thể gặp:
+ VK họ đường ruột: E.coli, Shigella, Samonella, Proteus,...
+ Tụ cầu vàng, TK mủ xanh, TK than
+ Clostridium tetani: bệnh uốn ván
+ Clostridium botulinum: bệnh ngộ độc thịt, ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng vết thương.
2. Trong nước:
- VSV có mặt khắp nơi trong các nguồn nước, tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng loại môi
trường là : hàm lượng muối, pH, chất hữu cơ, nhiệt độ ,ánh sáng và nguồn nhiễm
VSV……
- Các VSV gây bệnh hay gặp trong nước:
+ Phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae)
+ E. coli, Salmonella, Shigella,...
+ Legionella pneumophila: bệnh lý viêm phổi cấp và sốt  Pontiac.
+ Clostridium perfringens: gây ngộ độc thực phẩm.
3. Trong không khí:
- Không khí là MT tự nhiên không thích hợp cho sự phát triển của VSV.
- VSV xâm nhập vào không khí nhờ bụi, hơi nước, sự hô hấp của người và ĐV.
- Trong không khí tồn tại nhiều loại VK và nấm gây bệnh cho người, cho gia súc và cây
trồng.
- Một số VK gây bệnh có thể gặp trong không khí:
+ Mycobacterium tuberculosis (Trực khuẩn lao).
+ Streptococcus pyogenes (Liên cầu A)
+ Bạch hầu, VR cúm, sởi,...

4. Trên cơ thể người:


- Trên bề mặt da và trong các khoang của cơ thể có nhiều loại VSV ký sinh, phần lớn là
VSV thường vi, không gây hại cho con người, có khả năng ngăn chặn các VSV gây bệnh
thâm nhập và chiếm chỗ trong các bộ phận của cơ thể.
- Bên cạnh loại có lợi, có loại có hại có khả năng gây bệnh:
+ Ký sinh trên da và niêm mạc:
 Tụ cầu vàng, liên cầu (Streptococci)
 Trực khuẩn giả bạch hầu (Corynebacterium hoffmani, Corynebacterium xerosis)
…..
+ Ký sinh ở đường hô hấp:
 Ký sinh ở mũi - họng
 Mũi: tụ cầu, trực khuẩn giả bạch hầu, liên cầu.
 Hầu họng: Haemophilus influenza, liên cầu, phế cầu, cầu khuẩn màng não,…
+ Ký sinh ở khí quản và phế quản:
Thường không có các vi sinh vật tồn tại và phát triển.
+ Ký sinh ở đường tiêu hóa:
 Ở miệng:
Trẻ em sau khi sinh vài giờ trong miệng đã có các vi sinh vật phát triển là do mẹ truyền
cho như: liên cầu…
 Ở dạ dày:
 Trực khuẩn lao, phẩy khuẩn tả.
 Đặc biệt có vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): gây viêm loét dạ dày tá tràng.
 Ký sinh ở ruột:
 Ruột non ít VSV do có các enzyme ly giải VSV.
 Ruột già có rất nhiều VSV tồn tại và phát triển như: Proteus, Klebsiella,
Enterobacter và một số vi khuẩn kỵ khí khác.
+ Ký sinh ở đường sinh dục, tiết niệu:
 Bình thường chỉ có bên ngoài bộ máy sinh dục, tiết niệu mới cóVSV.
 Đối với nam giới, ở lỗ niệu đạo có các vi khuẩn Gram (- ) và tụ cầu.
 Còn ở nữ giới, ngoài niệu đạo có TK E.coli, TK giả bạch hầu, tụ cầu.
Khi trưởng thành, trong âm đạo phụ nữ có một số VSV gây bệnh như tụ cầu, liên
cầu, trực khuẩn Gram (- ).
+ Ký sinh ở niêm mạc mắt:
 Thường có các trực khuẩn hoặc tụ cầu không gây bệnh do niêm mạc mắt thường
tiếp xúc với không khí.
+Trong máu và các phủ tạng
 Bình thường không có vi sinh vật túc trực.
VI. Đường xâm nhập vào cơ thể người:
- Qua tiêu hóa
- Qua hô hấp
- Qua da
- Qua tiết túc
- Qua động vật
- Qua máu
VII. Lợi ích – Tác hại của VSV:
1. Lợi ích:
* Trong thiên nhiên
- Tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất
- Cân bằng sinh thái môi trường
* Công nghiệp
- Công nghệ lên men, bảo quản và chế biến thực phẩm
- Công nghệ xử lý môi trường
* Nông nghiệp
- Phân bón, thuốc trừ sâu sinh học
- Tạo giống mới
* Cung cấp thực phẩm: cho côn trùng
* Cơ thể người:
- Tham gia quá trình tiêu hóa, tổng hợp VTM
- Diệt vi khuẩn khác
* Y học: sản xuất kháng sinh, hocmon,…
2. Tác hại:
- Gây bệnh
- Truyền bệnh
- Ô nhiễm môi trường
- Phân hủy thức ăn, phá hủy lương thực, phá hủy vật dụng
- Vũ khí sinh học
- Kháng kháng sinh
VIII. Sản phẩm dược dụng có nguồn gốc từ VSV:
- Các chất kháng sinh
- Các chất thay thế huyết tương
- Các acid hữu cơ, các acid amin, các Vitamin
- Các sản phẩm miễn dịch
- Các sản phẩm công nghệ tái tổ hợp AND:

BÀI 2: HÌNH THÁI – CẤU TẠO TẾ BÀO VSV


I. Hình thái – Kích thước:
*VK có 3 dạng chính:
- Cầu khuẩn
- Trực khuẩn
- Xoắn khuẩn
1. Cầu khuẩn:
- Là VK hình cầu, d=0,5 – 1um.
- Tùy theo mặt phẳng phân chia và đặc điểm liên hệ giữa các tế bào sau khi phân, cầu
khuẩn được chia thành các chi như sau:
1.1 Micrococcus (đơn cầu khuẩn):
- Các tế bào phân chia theo một mặt phẳng, sau khi phân chia các tế bào con đứng riêng
lẻ.
- Đặc điểm: một số có khả năng sinh sắc tố làm hỏng thực phẩm, sống hoại sinh trong
đất,nước, bụi, không khí……
- Đại diện: M.flavus sinh sắc tố màu vàng. M. roceus sinh sắc tố màu hồng.
1.2 Diplococcus (song cầu khuẩn):
- Sau khi phân chia,các tế bào con đứng với nhau thành từng đôi một.
- Đặc điểm: một số loài có khả năng gây bệnh như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai
giữa,...
- Đại diện: Neisseria gonorrhoeae gây bệnh lậu do Neisser phân lập 1879.
1.3 Streptococcus (liên cầu khuẩn):
- Sau phân chia, các tế bào đứng dính với nhau thành chuỗi.
- Đặc điểm: phân bố rông trong tự nhiên, một số loài có khả năng gây viêm họng,...
- Đại diện: Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumoniae gây bệnh viêm họng.
1.4 Tetracoccus (tứ cầu khuẩn):
- Sau phân chia, đứng dính với nhau thành cụm 4 tế bào. Loài này ít gặp.
1.5 Sarcina (bát cầu khuẩn):
- Phân chia theo 3 mặt phẳng.
- Sau phân chia, đứng dính với nhau thành từng cụm 8 hoặc 16 tế bào.
- Đại diện: Sarcina ventriculi có khả năng lên men rượu.
1.6 Staphylococcus (tụ cầu khuẩn):
- TB phân chia theo nhiều mặt phẳng bất kì, sau phân chia caïc TB con đứng với nhau
thành cụm như chùm nho.
- Đại diện: hay gặp trong niêm mạc và da của người và động vật , một số có khả năng
gây bệnh nhiễm trùng, bệnh ngộ độc thịt.
2. Trực khuẩn:
- Là những vi khuẩn hình que, đầu tròn hay vuông.
- Kích thước trung bình: 0,5 - 1 x 2 - 3 um
- Chia làm ba loại:
2.1 Bacteria:
- Hiếu khí không sinh nha bào.
*Nha bào: trạng thái mất nước tự nhiên của VK. VK có nha bào thường chịu đuọc khô
hạn lâu dài hơn.
- Điển hình là nhóm trực khuẩn đường ruột.
2.2 Bacillus:
- Hiếu khí sinh nha bào.
- Đặc điểm: VK Gram (+) có khả năng hình thành bào tử, bề ngang bào tử nhỏ hơn TB
dinh dưỡng, khi mang bào tử tế bào không bị biến dạng.
*Bào tử:
Sức sống mãnh liệt
Chịu đựng tốt với những điều kiện bất lợi: t⁰, hóa chất độc, bức xạ tốt hơn TB bình
thường.
- Vd: : B.cereus: ngộ độc thức ăn
B.anthracis: bệnh than
2.3 Clostridia:
- Kỵ khí sinh nha bào.
- Đặc điểm: VK Gram (+) có khả năng hình thành bào tử, bề ngang bào tử lớn hơn TB
dinh dưỡng, khi mang bào tử tế bào dinh dưỡng bị biến dạng.
- Sống trong đất, ruột người, ĐV. Một số có khả năng gây bệnh: trúng độc ruột, hoại tử
gan, uốn ván,...

- Đại diện: Cl.botulinum gây bệnh ngộ độc thức ăn


Cl.tetani gây bệnh uốn ván.
2.4 Escherichia:
- Đặc điểm: VK Gram(- ), không sinh bào tử, thường có tiên mao mọc xung quanh cơ
thể (chu mao).
- Sống hoại sinh trong thực phẩm, làm hỏng thực phẩm. Có trong ruột người và động
vật, gây bệnh viêm ruột, dạ dày, ỉa chảy ở trẻ em, có khi cả người lớn.
- Đại diện: E.coli gây bệnh viêm ruột, ỉa chảy ở trẻ em.
2.5 Pseudomonas:
- Đặc điểm: TK Gram(- ), kháng sinh bào tử, có 1 chùm tiên mao ở một cực, sinh sắc tố
vàng nâu, đỏ, trắng.
- Đại diện: Ps. aeruginosa
Ps.fluorescen .....
+ Ps. aeruginosa: Là trực khuẩn mủ xanh, gây bệnh nung mủ ở người và động vật,
nhiễm khuẩn tiết niệu, đường hô hấp dưới, viêm màng não, viêm màng trong tim, viêm
tai giữa.Trong đó có nhiễm trùng máu, có tỷ lệ tử vong rất cao.
+ Ps.fluorescen: làm hỏng thực phẩm.
3. Xoắn khuẩn:
3.1 Phẩy khuẩn (Vibrio):
- Đặc điểm:
+ VK có hình que uốn congneen có hình giống dấu phẩy.
+ Sống hoại sinh, có tiên mao mọc ở đỉnh rất di động nhỏ nhờ tiêm mao này
- Đại diện: một số gây bệnh có hại như phẩy khuẩn tả gây ỉa chảy: Vibrio cholerae;
Vibrio comma.
3.2 Xoắn khuẩn (Spirillum):
- Có hình xoắn thua.
- Đặc điểm:
+ VK có từ 2 vòng xoắn trở lên, VK Gram (+) có kích thước (0,5- 3) x (5- 40) um.
+ Có 1 hay nhiều tiên mao, có khả năng di chuyển nhờ tiên mao này.
+ Sống hoại sinh, một số có khả năng gây bệnh..
- Đại diện: Spirillum volutans: di động nhanh
3.3 Xoắn khít (Spirochaeta - Spirochaetales):
- Vi khuẩn có hình xoắn khít
- Đặc điểm: kích thước thay đổi tùy thuộc vào từng giống, từng loài: 1 x 5- 500 um
- Đại diện: Leptospira gây bệnh sốt sưng gan , thận
Triponema palidum gây bệnh giang mai
II. Vi khuẩn:
1. Cấu tạo:
- Cấu tạo bắt buộc:
+ Thành
+ Màng TB chất
+ Tế bào chất
+ Vật chất nhân
+ Polysome
+ Ribosomes
+ Lớp màng ngoài
- Cấu tạo không bắt buộc:
+ Plasmid
+ Màng nhầy
+ Sắc tố
+ Nhung mao
+ Không bào
+ Thể mang màu
+ Tiêm mao
+ Hạt dự trữ
2. Các lớp màng:
- Tế bào vi khuẩn được bao bọc ba lớp màng:
+ Màng nhày (Capsule)
+ Thành tế bào(Cell wall - CW)
+ Màng tế bào chất (Cytoplasmic membrane - CM)
2.1 Màng nhày (vỏ nhầy):
- Kích thước: có 2 loại
+ Màng nhầy nhỏ: < 0.2um, các loại thuộc họ Enterobacteriaceae.
+ Màng nhầy lớn: > 0,2 um, gặp ở VK Leuconostoc mesenteroides.
- Thành phần:
+ 90- 98% H2O
+ 2 % là polysaccarit gồm 2 loại: Homopolysaccarit hay Heteropolysaccarit.
+ Ở một số loại VK còn có polypeptid và protein.
- Chức năng:
+ Dự trữ chất dinh dưỡng
+ Bảo vệ TB tránh tác dụng thực bào của bạch cầu.
* Trong MT thạch:
Các vi khuẩn khác nhau, có khuẩn lạc khác nhau về kích thước, độ đục, hình dạng. Có ba
dạng khuẩn lạc chính:
 Dạng S ( từ tiếng Anh: smooth = nhẵn nhụi) khuẩn lạc xám nhạt, hoặc trong, bờ
đều, mặt lồi đều và bóng.
 Dạng M ( từ tiếng Anh: mucus = nhầy) khuẩn lạc đục, tròn lồi hơn khuẩn lạc S,
quánh hoặc dính.
 Dạng R ( từ tiếng Anh : rough = xu xì ) khuẩn lạc thường dẹt, bờ đều hoặc nhăn
nheo, mặt xù xì, khô ( dễ tách mảng hay cả khối).
* Khuẩn lạc: Là một đám tế bào phát triển từ một tế bào bào ban đầu bằng phương pháp
sinh sản vô tính.
* Đơn vị hình thành khuẩn lạc: CFU ( Colony Forming Unit)
1 CFU là một khuẩn lạc phát triển từ một tế bào ( hay bào tử) lúc đầu của một loại
VSV trên MT dinh dưỡng thạch, nhìn thấy bằng mắt thường.
2.2 Thành TB (Cell wall - CW ):
- Trọng lượng : Chiếm 20- 30% trọng lượng khô của TB
- Kích thước:
+ VK Gram(+): chiều dày15- 80nm.
+ VK Gram(- ): chiều dày 5- 18nm.
- Phương pháp nhuộm Gram:
+ Sản xuất năm 1884 bởi nhà VK học người Đan Mạch Christian Gram.
+ Gồm các bước:
 Chuẩn bị tiêu bản.
 Nhuộm bằng tím gatian trong 1 phút, rửa nước.
 Nhuộm lugol trong 1 phút, rửa.
 Tẩy bằng cồn đến khi hết màu tím.
 Nhuộm bằng đỏ safranin trong 1 phút, rửa nước.
 Thấm khô, soi.
+ Sự sai khác trong tính chất bắt màu là do sự sai biệt trong cấu tạo phân tử của thành tế
bào VK Gr(+) và VK Gr(- ) , ngoài ra còn do tế bào chất.
+ VK Gram (+), khi bị tẩy cồn, phức chất tím Gentian bị giữ lại trong thành tế
bào và vi khuẩn chỉ bắt màu tím Gentian.
+ VK Gram(- ), khi bị tẩy cồn, rửa trôi phức chất tím Gentian, vi khuẩn trở lại không
màu. Nhuộm bổ xung đỏ fuchsin, tế bào bắt màu với thuốc nhuộm này nên có màu đỏ
hồng..
- Thành tế bào là bộ khung vững chắc bao ngoài màng sinh chất của các vi khuẩn ( ngoại
trừ Mycoplasma chưa có thành tế bào)
- Trong thành TB có hai hợp chất cơ bản:
+Peptidoglycan (glycopeptid – glucopeptid – mucopeptid – murein )
+Axit teichoic
+ Trong thành tế bào vi khuẩn còn có các hợp chất khác: protein, lipid, polysacharide
 Vi khuẩn Gram (+):
 Phân tử peptidoglycan nối với nhau thành mạng lưới phức tạp bao ngoài MSC,
được tổng hợp liên tục.
 Hàm lượng peptidoglycan chiếm 30 - 95%, là thành phần chủ yếu của thành tế
bào, có nhiều lớp peptidoglycan.
 Hệ thống mạng lưới peptidoglycan lập thể ba chiều, là polyme gắn kết đa chiều
vững chắc.
 Thêm vào lớp peptidoglycan ở VK Gram ( +) có acid teichoic cao ( 50 % TLK).
Acid teichoic được coi là thụ thể hấp phụ đặc biệt đối với một số thực khuẩn thể
( Bacteriophage )
 Vi khuẩn Gram (- ):
 Hàm lượng peptidoglycan (glucopeptid) chiếm 5 - 20%, chỉ có 1 lớp
peptidoglycan.
 Không có acid teichoic
- Chức năng thành tế bào:
+ Giúp duy trì hình dạng ổn định
+ Tham gia duy trì áp suất thẩm thấu trong TB.
+ Bảo vệ TB khỏi các tác nhân lý hóa
+ Quy định tính chất nhuộm Gram
+ Vách vi khuẩn Gram âm chứa nội độc tố, quyết định độc lực, khả năng gây bệnh của
VK.
+ Vách vi khuẩn quyết định tính chất kháng nguyên thân của VK. KN quan trọng nhất để
xác định, phân loại VK.
+ Vách tế bào là nơi tác động của nhóm kháng sinh quan trọng là beta lactam, nơi tác
động của lyzosome.
+ Vách tế bào vi khuẩn là nơi mang điểm tiếp nhận đặc hiệu cho thực khuẩn thể.
2.3 Màng tế bào chất:
- Nằm dưới thành TB, tiếp xúc với TB chất.
- Kích thước: dày 4- 5nm
- Cấu tạo: 3 loại phân tử:
+ Lipit: 40% chủ yếu ở dạng phospholipit.
+ Protein: 60%, gồm nhiều enzyme trong đó có pecmeaza (vận chuyển các chất qua
màng).
+ Một số hợp chất glucid.
- Chức năng:
+ Đảm bảo chức năng vận chuyển có chọn lọc các chất dinh dưỡng vào trong TB và thải
các sản phẩm trao đổi chất ra khỏi TB.
+ Sự vận chuyển các chất qua màng CM có thể theo cơ chế thụ động hay chủ động nhờ
các pecmeaza.
+ Chứa các enzyme kiểm soát tổng hợp lipid của màng.
+ Nơi định vị của các enzim tham gia tổng hợp ATP.
+ Gấp nếp thành mezosome thì nó là nơi định vị của ADN tế bào nhân sơ khi nhân đôi.
3. Tế bào chất:
- Chứa 80 % nước dạng gel, còn lại là các chất hòa tan như: protein, peptid,
hydratcarbon, lipid.
- Protein và polypeptid chiếm 50% khối lượng khô của VK.
3.1 Nhân:
- 1- 2% trọng lượng khô của TB VK là ADN; ADN là chất đặc trưng của nhân
=> VK có nhân nhưng nhân chưa hoàn chỉnh (thể nhân hay chất nhân)
- Thể nhân không có màng, đa dạng.
- Chứa ADN vòng gồm 2 mạch, chiều dài 0,25- 3,0 mm .
- NST của vi khuẩn đảm nhiệm mọi chức năng như nhân của sinh vật nhân chuẩn.
3.2 Plasmid:
- Trong TB VK có chứa yếu tố di truyền ngoài NST đó là các plasmid, yếu tố giới tính.
Có nhiều ở Gram(- ) như:E.coli; Gram(+) như: Staph. Aureus...
- Không phải là yếu tố phải có nhưng khi có mặt thì đem lại cho TB nhiều đặt tính chọn
lọc quý giá như:
+ Khả năng phân giải một số hợp chất.
+ Khả năng chống chịu với nhiều yếu tố bất lợi hay các chất kháng sinh.
3.3 Ribosome:
- Ở VK, ribosome là các hạt 70S có trong TBC.
* 70S là hằng số lắng của ribosome trong siêu li tâm
S là chữ đầu của đơn vị Svedberg = 10^- 13cm/s trong siêu li tâm.
- Một ribosome có hằng số lắng 70S có 2 tiểu phần:
+ Tiểu phần lớn có hằng số lắng 50S có 1 rARN 23S, và rARN 5S và 34 phân tử
protein.
+ Tiểu phần nhỏ có hằng số lắng 30S ,có 1 rARN 16S và 21 phân tử Protein .
- Hai riboxom dính nhau có hằng số lắng 100S gồm 4 tiểu phần.
- Thành phần cấu tạo của ribosome:
+ ARN 63% và protein 37%.
+ Ngoài ra còn có một lượng nhỏ lipid, E.ribonucleaza, một số còn có chất khoáng giàu
Mg, nghèo Ca.
- Chức năng: là trung tâm tổng hợp protein, nhưng chỉ có khoảng 5- 10% ribosome có
trong TB tham gia tổng hợp protein.
3.4 Mezosome:
- Là cấu trúc màng đặc biệt, phần màng sinh chất lõm vào khối TBC tạo thành.
- Là thể hình cầu nằm trong nguyên sinh chất, gần vách ngăn chỉ xuất hiện khi tế bào
phân chia, d=K 2.500 A⁰ và nhiều lớp màng
- Chức năng:
+ Tương tự ty thể, vì có chứa một số enzyme và nhân tố của quá trình phosphoryl hóa,
oxy hóa hình thành ATP.
+ Là nơi định vị của ADN tế bào VK điểm khởi đầu của quá trình nhân đôi phân tử
ADN, hình thành vách ngăn trong sự phân bào trực phân hình thành 2 TB con.
3.5 Các hạt vùi:
- Hạt hydrocacbon (vd: tinh bột, glycogen,...)
- Hạt voluntin
- Giọt máu, hạt lưu huỳnh,...
- Không bào khí: Gặp ở VK màu lục tía, VK lam
- Các thể mang màu và sắc tố: có tính di truyền, được sử dụng làm 1 trong các yếu tố
nhằm phân loại VSV.
4. Các thành phần khác của TB:
4.1 Lông (roi, tiên mao):
- Là những sợi protein dài và xoắn tạo thành từ các a.a dạng D.
- Nhưng protein này có kháng nguyên H. Số lượng 1- 30 sợi.
- Chức năng:
+ Là cơ quam vận động của VK, tuy nhiên không có ở mọi VK.
=> Mất lông = không di động được.
+ Cơ chế: lông quay quanh trục dài của nó => di động.
- Vị trí lông của các vi khuẩn có thể khác nhau:
+ Mọc ở một đầu như phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae)
+ Một chùm lông ở đầu như: TK Whitmore, Pseudomonas
+ Mọc xung quanh thân như: VK E.coli, Salmonella
4.2 Pili (khuẩn mao, nhung mao):
- Cơ quan phụ của vi khuẩn như lông, mất đi không ảnh hưởng sự tồn tại của VK. Có
nhiều ở VK Gram (- ), một số Gram (+).
- Có cấu trúc như lông nhưng ngắn và mỏng hơn.
- Chức năng có hai loại:
+ Pili giới tính (Pili F( fertility)): có ở vi khuẩn đực, dùng để vận chuyển chất liệu di
truyền sang VK cái, mỗi VK đực có một pili.
+ Pili chung là cơ quan bám của VK, bám vào bề mặt MT lỏng hoặc tế bào. Mỗi tế bào
VK có hàng trăm pili này.
*Khả năng gây bệnh của VK lậu liên quan sự có mặt của pili này.
4.3 Bào tử:
- Bào tử hay nội bào tử của vi khuẩn hay gặp ở các giống sau: Bacillus, Clostridium,
Desulfotomaculum
- Kích thước: trung bình 0,2 - 2,5um.
- Một số VK vào cuối thời kỳ sinh trưởng, điều kiện phát triển không thuận lợi hình
thành bào tử ở bên trong tế bào .
- Bào tử của VK không có chức năng sinh sản như xạ khuẩn, nấm, vì từ 1 TB dinh
dưỡng hình thành một bào tử.
- Đặc điểm:
+ Sức sống mãnh liệt
+ Chịu được điều kiện bất lợi:
 Nhiệt độ
 Hóa chất đọc
 Các bức xạ
- Sở dĩ như vậy vì một số thay đổi về thành phần hóa học của nha bào quy định:
+ Acid dipicolinic: chiếm 20% nha bào , Ca2+ , cystein, tỷ lệ nước thấp (10- 20 %).
Nước trong bào tử dạng nước liên kết, nước này không làm biến tính protein khi tăng
nhiệt độ.
+ Sự tổng hợp AND dừng lại và phiên mã bị ức chế.
+ Sự tồn tại lâu ( có thể 150.000 năm)
- Cấu trúc của bào tử :
+ ADN và các thành phần khác của nguyên sinh chất với tỷ lệ nước thấp.
+ Màng nha bào bao bên ngoài thể nguyên sinh.
+ Vách bao ngoài màng
+ Lớp vỏ( trong và ngoài ) bao bên ngoài màng nha bào.
+ Hai lớp áo ngoài và trong bao hai lớp vách…..
- Gặp điều kiện thuần lợi: độ ẩm, nhiệt độ, độ pH, chất dinh dưỡng, BT có hàng loạt thay
đổi, phát triển tạo thành TB VK mới. Quá trình này kéo dài 4 - 5 giờ.
5. Sinh sản của VK:
- Có 2 hình thức:
+ Vô tính:
 Phân đôi TB.
 Nảy chồi giống nấm men.
+ Hữu tính: hình thành hợp tử không hoàn toàn hay lưỡng bội một phần.
Vì ở đây hợp tử được hình thành do sự tiếp hợp không hoàn toàn của hai tế bào vi
khuẩn.
Thường chỉ chuyển giao một phần thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác nên
hình thành hợp tử không hoàn toàn.
6. Phân loại:
6.1 Các phân nhóm phân loại:
- Nằm trong hệ thống phân loại của thế giới sinh vật nói chung bao gồm:
Giới – Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Tộc - Chi ( Genus)
+ Loài (species):
 Là đơn vị phân loại cơ bản nhất, thường gọi kép, tên chi trước, tên loài sau.
 VD: Mycobacterium tuberculosis
+ Thứ ( variety):
 Chỉ một nhóm nhất định trong loài
 Mycobacterium tuberculosis var . hominis – trực khuẩn lao ở người.
+ Dạng ( Týp hoặc forma):
 Nhóm nhỏ dưới thứ
 VD: Streptococcus pneumoniae typ 14
+ Chủng ( strain)
 Chỉ một tập đoàn VSV đồng nhất về hình thái và sinh lý của một loài mới được
phân lập, mang ký hiệu của chi, loài, chủng
 VD: Staphylococcus aureus ATTC 1529
- Trong VSV học chủ yếu sử dụng các phân nhóm phân loại: lớp, bộ, họ, chi, loài, thứ,
týp và chủng…
6.2 Các phương pháp phân loại
- Theo số lượng các tính chất sinh học ( phương pháp kinh điển)
- Theo phương pháp phân tử: so sánh thông tin di truyền trong AND của các VSV khác
nhau: như xác định trình tự AND.
III. Xạ khuẩn:
1. Hình dáng – Kích thước:
1.1 Hệ khuẩn ty:
- Đặc điểm nổi bật của xạ khuẩn: có hệ khuẩn ty phát triển, không có vách ngăn.
- Hệ khuẩn ty gồm nhiều khuẩn ty kết hợp lại với nhau tạo thành từng búi. Đường kính
một số khuẩn ty là d= 0,5- 1,0um – 2um – 3um). Trong MT đặc có thạch, từ 1 mầm XK
phát triển từng đám gọi là khuẩn lạc.
- Một khuẩn lạc gồm có 2 laoij hệ khuẩn ty phát triển.
- Hệ khuẩn ty gồm:
+ HKT khí sinh: gồm những KT phát triển trên bề mặt MT hay ngoài mặt MT.
+ HKT cơ chất hay dinh dưỡng: KT cơ chất là KT cơ bản, gồm các KT phát triển trong
MT có nhiệm vụ lấy nước và chất dinh dưỡng.
- Nhiều loại XK HKT khí sinh phát triển tạo thành nhiều vòng tròn đồng tâm làm cho
khuẩn lạc có dạng phóng xạ hay đồng tâm. Vì thế nhóm VSV này có tên xạ khuẩn.
- Trên đỉnh của khuẩn ty khí sinh sẽ hình thành các chuỗi bào tử, chuỗi bào tử có thể mọc
đơn,vòng,uốn cong.
2.2 Khuẩn lạc:
- Hình dạng đa dạng.
- Tùy thuộc loài xạ khuẩn tỵ khí sinh có phát triển hay không làm cho bề mặt khuẩn lạc
có thể nhẵn, lồi, nhăn, nếp gấp tỏa ra theo hình phóng xạ v.v...
- Kích thước thường thay đổi tùy loại, tùy điều kiện nuôi cấy, ngoại cảnh.
+ Nhỏ: D = 0,5 - 2mm
+ Lớn: D = 1cm
- Thường có màu sắc khác nhau.
- Có cấu tạo giống TB VK Gram (+), gồm có:
+ Thành tế bào: dày khoảng 10- 2nm, căn cứ vào thành phần hóa học chia làm4 4 nhóm:
CW I, CW II, CW III, CW IV.
+ Màng tế bào: dày 7,5- 10 nm, cấu tạo và chức năng giống màng tế bào của vi khuẩn.
+ Tế bào chất: giống TB chất Gram (+).
2. Sinh sản:
- Vô tính:
+ Bằng bào tử.
+ Có hai phương pháp: kết đoạn và cắt khúc.
- Hữu tính: Hình thành hợp tử không hoàn toàn qua cầu nối của hai sợi xạ khuẩn.

IV. VK nguyên thủy:


* Nhóm VK này có kích thước rất nhỏ bé:
1. Chlamydia:
1.1 Hình dạng – Kích thước:
- Nhỏ, có loài lọt qua được cả màng lọc VK.
- Dạng nguyên thủy có hình cầu, d=0,2 - 0.5 um
- Có khả năng chuyển động, xâm nhập vào các tế bào khác.
1.2 Cấu tạo:
- Nhuộm Gram (- )
- Có cấu tạo tế bào
- Chứa 2 loại acid nucleid: ADN, ARN
- Thành TB chứa peptidoglycan
- Có ribosome, hệ thống enzyme tham gia quá trình trao đổi năng lượng
1.3 Khả năng gây bệnh:
- Nhiều loài gây bệnh nguy hiểm cho người và động vật. Trong đó:
+ Chlamydozoo oculogiennitalis: viêm niệu đạo, cổ tử cung và kết mạc thể vùi
+ Chlamydia trachomatis: bệnh đau mắt hột ở người và chuột nhắt.
1.4 Sinh sản:
Phân cắt ngang
2. Mycoplasma:
- Mycoplasma được phân lập:
+ Năm 1961,1962 đã chứng minh là tác nhân gây bệnh viêm phổi ở người đặt tên là
Mycoplasma pneumoniae.
+ Hiện nay nhiều Mycoplasma gây bệnh sinh dục tiết niệu được phân lập
2.1 Hình dạng và kích thước:
- VSV nhỏ nhất có khả năng sống độc lập.
- Kích thước bé hơn VK < 10 lần, dạng nhỏ nhất nhỏ hơn cả nhiều loại virus.
2.2 Cấu tạo:
- Chưa có thành TB, khó bắt màu => nhuộm Giemsa.
- Bắt màu Gram (- ), màng nguyên sinh chất dày khoảng 75- 100A⁰.
- Có ribossome và thể nhân.
- Thuộc laoij hiếu khí và kỵ khí không bắt buộc. Trong MT thạch tạo khuẩn lạc nhỏ.
- Nhiệt độ tối thích: 35 - 37⁰C, pH = 7,0 - 7,8.
2.3 Khả năng gây bệnh:
- M.pneumoniae: viêm phổi,
- M. Orale: viêm đường sinh dục tiết niệu đàn ông,
- M. Urealticum: viêm niệu đạo không do lậu
- M. Hominis: bệnh nhiễm trùng phụ khoa
- Có thể sử dụng các kháng sinh: Tetracylin, Cloramphenicol, Spiramycin, Doxycyclin,
Cefalexin, Cefotaxim,..để điều trị bệnh do Mycoplasma có hiệu quả tốt.
2.4 Sinh sản:
Phân đôi kết hợp nảy chồi
3. Rickettsia:
- Là những VSV kí sinh bắt buộc trong tế bào sinh vật nhân thực, ký sinh và gây bệnh
cho cơ thể người và ĐV, không sống độc lập trong môi trường nhân tạo.
- Nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban ở người.
3.1 Hình dạng - Kích thước:
- Kích thước khoảng 0,5 - 1,0um
- Hay gặp dạng trực khuẩn ( hình que ngắn, que dài), hình cầu, hình sợi....
- Là vi khuẩn không di động.
3.2 Cấu tạo:
- Nhuộm màu Gram (- )
- Thành Tb giống VK chứa acid muramic.
- TB chất gần giống VK, chứa 30% protein, nhiều lipid trung tính, phospholipid và
hydrocacbon.
- Mắc bệnh do Rickettsia có biểu hiện sốt kèm theo phát ban điển hình ở da, tổn thương
mạch máu bị viêm hoặc tắc mao mạch, sau khi mắc bệnh có khả năng miễn dịch lâu dài..
3.3 Sinh sản:
Phân đôi
V. VK lam:
- VK tự dưỡng quang năng. Trong QT quang hợp có giải phóng ra oxy như cây xanh.
- VK phân bố rộng trong tự nhiên, sống trong nước ngọt, nước mặn giàu chất hữu cơ
hoặc nước lợ.
- Một số sống cộng sinh trong bèo hoa dầu và có khả năng cố định đạm.
- VK lam có sức đề kháng cao với các điều kiện bất lợi => có thể tồn tại ở sa mạc, suối
nước nóng 87⁰C, vùng biển có nồng độ muối cao,...
1.Hình dạng và kích thước:
- VK lam hình dạng, kích thước đa dạng.
- Đơn bào có hình cầu, elip, hình thoi,... d=1um.
- Dạng sợi đa bào, do nhiều TB liên kết với nhau tạo thành, có các tế bào dị hình lớn
hơn, tham gia cố định đạm, VD: chi Anabaena, Nodularia, Clothrix.....
2. Cấu tạo
- Tế bào vi khuẩn lam gần với vi khuẩn Gram(- )
- Cónhaan nguyên thủy, ribosome 70S.
- Thành tế bào chứa peptidoglycan.
- Cơ quan thực hiện QT quang hợp là tilacoit dạng bản xếp song song hay uốn cong có
chứa clorophil a, caroten.....
- Ở VK lam chưa phát hiện thấy hình thức sinh sản hữu tính.

BÀI 3: DINH DƯỠNG CỦA VK


I. Các chất dinh dưỡng:
- VSV kích thước nhỏ bé, cơ thể sống độc lập đòi hỏi đa dạng các chất dinh dưỡng cho
hoạt động sống của mình.
- Chất dinh dưỡng là chất được VSV hấp thụ, có tham gia vào các QT trao đổi chất nội
bào của VSV.
- Nhu cầu dinh dưỡng của VSV rất lớn, cần chất dinh dưỡng bằng chính khối lượng của
chúng.
- Chất sinh trưởng – Chất khoáng – Nguồn nỉto – Nguồn cacbon.
1. Nguồn dinh dưỡng carbon của vi sinh vật
*Dựa vào nguồn dinh dưỡng carbon chia VSV gồm 2 nhóm sinh lý :
1.1. Các VSV tự dưỡng carbon:
- Sử dụng nguồn carbon vô cơ là CO2 gồm 2 loại:
1.1.1 Tự dưỡng quang năng:
- Nguồn carbon là CO2.
- Nguồn năng lượng là ánh sáng mặt trời.
- Các VSV này có khả năng tiến hành quá trình quang hợp như cây xanh:
+ Có sinh oxy : VK lam.
+ Không sinh oxy: các VK chi Chromatium, Chlorobium, Rhodopseudomonas
1.1.2 Tự dưỡng hóa năng:
- Nguồn carbon là CO2.
- Nguồn năng lượng là một số hợp chất vô cơ đơn giản.
- Đa số là các VK hiếu khí, một số VK kỵ khí sử dụng nitrat hoặc carbonat.
1.2 Các VSV dị dưỡng carbon:
*Sử dụng nguồn carbon hữu cơ:
1.2.1 Dị dưỡng quang năng:
- Nguồn carbon là chất hữu cơ.
- Nguồn năng lượng là ánh sáng
- VD: VK không lưu huỳnh màu tía.
1.2.2 Dị dưỡng hóa năng:
- Nguồn carbon là chất hữu cơ
- Nguồn năng lượng thu được từ chuyển hóa TĐC nguyên sinh của một số cơ thể khác.
- VD nấm, một số VK.
1.2.3 Hoại sinh:
- Nguồn carbon là chất hữu cơ
- Nguồn năng lượng thu được từ sự TĐC nguyên sinh của các xác hữu cơ
- VD: nhiều loại nấm và VK.
1.2.4 Ký sinh:
- Nguồn carbon là chất hữu cơ.
- Nguồn năng lượng lấy từ các tổ chức hoặc dịch thể của một cơ thể sống,
- Là các VSV gây bệnh cho người, động vật, thực vật.
=> Tùy nhóm VSV:
- Nguồn carbon cần được cung cấp là chất vô cơ (CO2, NaHCO3, CaCO3.) hoặc chất
hữu cơ.
- Giá trị của chất dinh dưỡng có ý nghĩa khi phù hợp với khả năng hấp thụ các nguồn
carbon khác nhau VSV được cung cấp.
- Phụ thuộc vào thành phần hóa học và tính chất sinh lý của chất dinh dưỡng, cũng như
đặc điểm sinh lý của loài VSV quan tâm.
- Polyme hữu cơ có phân tử lượng lớn (vd: đường đơn, đường đôi) VSV không hấp thụ
được, nên VSV phải tiết ra các enzym thủy phân ngoại bào để phân giải thành các hợp
chất phân tử lượng nhỏ dễ hấp thụ.
- Các loại sản phẩm bột ngô, bột gạo, tinh bột các loại có thể sử dụng làm nguồn carbon
cho VSV.
- Khi sử dụng các loại bột chưa tinh chế hàm lượng chính xác của MT không xác định
được.
- Với VSV dị dưỡng, nguồn dinh dưỡng carbon được sử dụng vào cả hai mục đích:
nguồn dinh dưỡng và nguồn năng lượng
2. Nguồn dinh dưỡng nito:
- Dễ hấp thu nhất đối với VSV là ion NH+4 và NH3.
- Các muối amin của axit hữu cơ thích hợp với dinh dưỡng của VSV hơn các muối amin
vô cơ.
- Các muối nitrat là nguồn thức ăn thích hợp đối với tảo, nấm mốc, xạ khuẩn, ít thích hợp
với nấm men, vi khuẩn
- Nguồn N trong các thức ăn hữu cơ, VSV cũng có khả năng đồng hoá tốt.
- Nguồn N khó hấp thụ nhất đối với VSV là N2 có trong không khí, chỉ có VSV có khả
năng cố định đạm có hệ thống men nitrogenaza mới có khả năng đồng hóa nguồn N2
này…..
3. Nguồn dinh dưỡng khoáng:
- P: Là nguyên tố khoáng quan trọng nhất đối với VSV. Được bổ sung dưới dạng PO43-
- S: Có mặt trong một số acid amin và vitamin
- Mg: Là nguyên tố quan trọng tham gia vào QT hoạt hóa nhiều enzyme của VSV
- Ca: Là cầu nối trung gian giữa DNA và protein, RNA và protein.
- Zn: Là đồng tác nhân trong các phản ứng enzyme xúc tác, có tác dụng đáng kể trong
hoạt hóa một số enzym như phosphatase…
- Mn: là thành phần của một số enzyme thuộc chuỗi hô hấp.
- K: có nhiều trong tế bào VSV.
- Na và Cl cũng là nguyên tố mà nhiều VSV cầm.
4. Các chất sinh trưởng:
- Là những chất hữu cơ cần thiết đối với vài hoạt động sống của VSV mà VSV không tự
tổng hợp được từ các chất khác.
- Các chất sinh trưởng cho VSV thường là những loại sau:
+ Các acid béo mạch carbon dài bão hòa hay chưa bão hòa
+ Purin, pirinmidin va các dẫn xuất của chúng.
+ A.a, vitamin.
* Các hợp chất trên với một lượng nhỏ nhưng có tác dụng quyết định đến sự phát triển
của VSV....
II. Thành phần tế bào và dinh dưỡng của VSV:
*Trong tế bào VSV, vật chất được phân thành 2 nhóm lớn
1. Thành phần nước và muối khoáng:
- Nước:
+ Chiếm đến 70 - 90% khối lượng tế bào VSV. Các phản ứng sinh hoá xảy ra trong tế
bào VSV đều diễn ra trong dung dịch nước. Ở vi khuẩn, hàm lượng nước thường là 70 -
80%, còn ở nấm sợi thường là 85 - 90%.
+ Lấy mất nước hay sấy khô thực phẩm là ngăn cản sự phát triển của VSV
=> Bảo quản thực phẩm, thuốc men.
+ Mặt khác ướp muối hoặc tẩm đường nằm tạo ra sự khô cạn sinh lý để bảo quản thực
phẩm.
- Muối khoáng chiếm 2 - 5%, khối lượng khô của tế bào, ở dạng ion: dạng cation như
Mg2+, Ca2+, K+, Na+... hay dạng anion như , HCO3, Cl. Các ion trong tế bào VSV tồn
tại ở tỷ lệ nhất định nhằm duy trì độ pH thích hợp cho từng loại VSV.
2. Các chất hữu cơ
- Trong TB vi khuẩn các polyme - chất đại phân tử chiếm 95,5 - 96% trọng lượng khô,
3,5% là các chất đơn phân tử và chỉ 0,5 - 1,05 là các ion vô cơ.
- Các polyme chủ yếu trong TB là các protein, acid nucleic, lipoid, hydratcarbon,...
- Các chất hữu cơ trong tế bào VSV tạo nên chủ yếu bởi các nguyên tố C, H, O, N, P, S...
* Nước chiếm tỷ lệ cao nhất trong số tất cả các thành phần, Protein chiếm tỷ lệ cao nhất
trong số các chất hữu cơ…
III. Cơ chế vận chuyển chất dinh dưỡng vào TB:
- Để sinh trưởng và phát triển, tế bào VSV phải thường xuyên trao đổi chất và năng
lượng với MT xung quanh.
- Một mặt chúng nhận các chất dinh dưỡng cần thiết từ MT, mặt khác thì thải ra MT bên
ngoài sản phẩm trao đổi chất.
- Giữa MT xung quanh và TBC trong tế bào tồn tại hàng rào thấm thấu, chính là màng tế
bào chất lipoprotein.
- Các hợp chất ưa lipid xâm nhập vào tế bào nhanh hơn các hợp chất kỵ lipid…
- Các chất qua lại màng TBC là một QT động học phức tạp, theo những cơ chế sau
3.1. Cơ chế vận chuyển khuyếch tán thụ động (cơ chế ngấm)
- Không tiêu tốn ATP (năng lượng) của tế bào.
- Các phân tử qua lại màng TBC nhờ sự chênh lệch về nồng độ hay chênh lệch điện thế.
- Rất ít chất được vận chuyển theo cơ chế này chỉ có :
+ Nước , một số chất khí CO2, O2,
+ Axit béo, một số chất tan trong lipit...
=>Cơ chế vận chuyển KTTĐ nhờ sự chênh lệch về gradien nồng độ
2. Cơ chế vận chuyển đặc biệt
- Sự vận chuyển các chất nhờ những phân tử vận chuyển đặc biệt là pecmeaza có bản
chất là protein có thể là:
+ Thụ động không cần tiêu tốn ATP của tế bào
 Chất hoà tan liên kết thuận nghịch vào một vị trí đặc biệt trên phân tử pecmeaza có
trên màng TBC tạo thành phức chất chất hoà tan - pecmeaza
 Phức chất này được vận chuyển qua màng do sự chênh lệch nồng độ giữa hai phía
của màng TBC.
+ Chủ động cần tiêu tốn ATP của tế bào
 Cơ chế này thực hiện trong trường hợp VSV có khả năng hấp thụ một số chất vào
tế bào.
 Mặc dù trong TB nồng độ các chất đó cao hơn nhiều so với MT ngoài tế bào.
 Sự VC theo cơ chế này đòi hỏi tiêu tốn năng lượng của tế bào do ATP cung cấp,
ATP được hình thành trong mezoxom hoặc màng tế bào chất.
 Các permease có tính đặc hiệu cơ chất.

BÀI 4: TRAO ĐỔI VÀ NĂNG LƯỢNG


I. Khái niệm chung:
- Trao đổi chất và TĐ năng lượng là bản chất của hoạt động sống của cơ thể sinh vật,
biểu hiện tồn tại sự sống.
- Trao đổi chất bao gồm hai QT đồng hóa và dị hóa bổ sung cho nhau.
1. QT đồng hóa(Anabolism):
- Là QT tiêu hóa chất dinh dưỡng, chuyển dổi thành chất riêng của cơ thể từng loài VSV,
xảy ra mạnh ở TB non.
- Là QT tổng hợp các thành phần cơ thể từ các chất trung gian và tiêu tốn năng lượng.
2. QT dị hóa (catabolism)
- Là QT phân hủy các thành phần của cơ thể, sản phẩm của dị hóa đượcthair ra MT xugn
quanh hoặc sử dụng lại một phần trong TDC, xảy ra mạnh ở TB già.
- Là QT phân giải các chất dinh dưỡng thành các chất trung gian, đồng thời giải phóng ra
các phân tử có chứa năng lượng cao.
3. QT trao đổi năng lượng:
- Là QT oxy hóa phân hủy các chấ dinh dưỡng, kèm theo việc giải phóng năng lượng
còn thừa.
- Ở cơ thể bậc cao dị hóa và trao đổi năng lượng là một.
- Ở VSV hai khái niệm dị hóa và trao đổi năng lượng là hai hiện tượng khác nhau.
- VSV trong QT sinh trưởng, phát triển hay ở trạng thái nghỉ cần có một nguồn NL cung
cấp cho chúng. Nó lấy NL này nhờ các QT TDC
- ATP là hợp chất giàu năng lượng bền vững, quan trọng nhất, được coi là “kho chứa”
của năng lượng trong tế bào, được sử dụng trong tất cả các phản ứng cần năng lượng.
- ATP chứa 2 liên kết năng lượng cao, mỗi liên kết cao năng chứa 11.500 cal. 
- Trong tế bào sự tổng hợp ATP được thực hiện chủ yếu thông qua 3 quá trình.
1.Photphoryl hoá ở mức độ cơ chất liên quan đến hiện tượng lên men.
2.Photphoryl hoá oxy hoá trong chuỗi hô hấp, liên quan đến hiện tượng hô hấp( hô hấp
hiếu khí và hô hấp kị khí).
3.Phosphoryl hoá quang tổng hợp liên quan đến quá trình quang hợp.
*Sơ đồ:
Các chất dinh dưỡng được VSV hấp thu:
+ QT đồng hòa: Tăng sinh khối và chất dự trữ
+ QT dị hóa: các SP của dị hóa
+ QT trao đổi NL: các sản phẩm của trao đổi NL
=> QT dinh dưỡng là quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng từ MT xung quanh vào TB.
II. Các con đường oxy hóa sinh học phân giải hydratcacbon ở VSV dị dưỡng:
- Oxy hóa sinh học là các phản ứng oxy hóa hydratcarbon trong tế bào sống, có xúc tác
là enzym. Năng lượng phần lớn tích lũy trong ATP, hiệu xuất sử dụng năng lượng cao.
1. Phân giải glucose
- Glucose là nguồn vật chất, năng lượng cho tế bào VSV. Khi được hấp thụ vào tế bào
glucose được chuyển hóa theo ba con đường đến acid pyruvic (pyruvat)- sản phẩm cuối
chung của các con đường đường phân
1.1 Con đường đường phân (glycolysis)
- Con đường đường phân glycolysis còn được gọi là con đường EMP , có ở VSV, tách
được các men tham gia con đường này từ một số VSV.
1.2 Con đường Pentose- phosphate ( PP) hay con đường Hexose – mono - phosphat -
HMP)
- Con đường HMP giúp cho vi khuẩn chuyển hóa glucose thành pyruvat không qua
EMP.
1.3 Con đường 2- keto- 3- dezoxy- 6- P- gluconat
- Con đường 2- keto- 3- dezoxy- 6- P- gluconat còn được gọi là con đường ED
- ED chủ yếu được thực hiện ở một số vi khuẩn, chỉ có ở VSV hay gặp ở vi khuẩn thuộc
giống Pseudomonas :
=> Các đôi H2 và điện tử được giải phóng ra trong chu trình Crep được vận chuyển qua
chuỗi hô hấp chuyển đến chất nhận điện tử cuối cùng là O2 tạo thành H2O => Hô hấp
hiếu khí.
III. Hô hấp:
Là quá trình trao đổi chất tạo ra năng lượng cần thiết để tổng hợp nên các chất mới của tế
bào cần cho sự sống vi khuẩn
1. Hô hấp hiếu khí:
- Nhiều loại vi khuẩn dùng oxy của khí trời để oxy hóa lại coenzym khử
- Ở sinh vật nhân chuẩn, chu trình Krebs xảy ra ở ty thể, còn sinh vật nhân sơ xảy ra ở
trong tế bào chất, ngay sát lớp màng sinh chất hay mezoxom.
- Chu trình Krebs gồm 8 giai đoạn
2. Chuỗi hô hấp và phosphoryl hóa oxy hóa khử
Chuỗi hô hấp là hệ thống phức hợp enzyme nhiều bước có nhiệm vụ giúp các VSV hiếu
khí oxy hóa hydro và vận chuyển các điện tử giải phóng ra trong quá trình chuyển hóa để
tổng hợp ATP.
Tóm lại : Từ 1 glucose tạo 38 ATP hay 36 ATP.
* E.coli có thể là 26 ATP (do hạn chế vị trí chuyển 2[H] ).
3. Hô hấp kỵ khí
- Một số vi khuẩn trong điều kiện thiếu oxy, có thể tiến hành hô hấp kỵ khí, không sử
dụng oxy tự do làm chất nhận điện tử cuối cùng, sử dụng oxy dạng hợp chất làm chất
nhận hydro cuối cùng.
- Không phát triển được hoặc phát triển rất kém khi MT có oxy tự do vì oxy độc đối với
chúng. Những VK này là VK kỵ khí tuyệt đối, chúng không có cytocrom oxydaza, không
có toàn bộ hay một phần chuỗi cytocrom.
- Các kiểu hô hấp kỵ khí
+ Hô hấp nitrat ( kỵ khí không bắt buộc)
+ Hô hấp sulfat ( kỵ khí bắt buộc)
+ Hô hấp kỵ khí đặc biệt (khử CO2 với cơ chất là H2)
+ Lên men kỵ khí
IV. Lên men:
- Lên men là quá trình phân giải hydratcacbon trong điều kiện kị khí, trong lên men,
hydro được tách ra từ một cơ chất được chuyển đến chất nhân cuối cùng là hợp chất hữu
cơ.
- Năng lượng sinh ra sinh ra trong quá trình lên men không nhiều như trong quá trình hô
hấp hiếu khí và kị khí.
- Tuỳ thuộc vào sản phẩm chủ yếu, đặc trưng được tiết ra MT người ta chia ra các hình
thức lên men:
+ Lên men rượu + Lên men lactic
+ Lên men Propionic + Lên men butyric
1. Lên men rượu
- Trong QT lên men rượu, sản phẩm được SX là rượu, bia, cồn, glyceryl, có giải phóng
năng lượng.
- VSV tham gia vào lên men rượu: .Nấm men Sac.cerevisiae, Sac.uvarum, nấm mốc, vi
khuẩn.....
- Nguyên liệu: rỉ đường, củ cải đường, nước ép trái cây; gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ,
rơm rạ, gỗ vụn, mùn cưa...
- Ứng dụng:
+ Sản xuất cồn, rượu cao độ, rượu màu, rượu vang, sâm banh, rượu dân gian, bia, bánh
mì…
+ Bảo quản nông sản sau thu hoạch.
2. Lên men Lactic:
- Gồm lên men lactic đồng hình và dị hình.
- Ứng dụng: sản xuất sữa chua, nem chua, muối dưa cà, ủ chua thức ăn cho gia súc…
- Lên men lactic ở người và động vật: Gây ra sự mệt mỏi, nếu lượng axit lactic nhiều sẽ
gây ra hiện tượng chuột rút.
3. Lên men propionic
- Lên men propionic laì QT chuyển hóa đường trong MT kỵ khí thành acid propionic,
acid axetic, CO2.
- Ứng dụng:
+ SX acid propionic trong CN hóa học.
+ SX phomai trong công nghiệp thựuc phẩm.
=> Tùy thuộc vào chất nhận hydro hoặc điện tử cuối cùng chia thành 3 QT: QT hô hấp
hiếu khí QT hô hấp kỵ khí và lên men.
V. Lên men ái khí:
- Là quá trình ở một số VSV hiếu khí có khả năng oxy hoá các chất dinh dưỡng hữu cơ
trong điều kiện hiếu khí nhưng cho ra những sản phẩm chưa được oxy hoá hoàn toàn.
- QT oxy hoá không HT có tích luỹ các sản phẩm giống các QT lên men kị khí nên
người ta còn gọi QT này là lên men oxy hoá, tuy nhiên, QT này không phải là lên men
mà là QT oxy hoá hiếu khí.
- Các quá trình lên men ái khí hay oxy hóa không hoàn toàn sản xuất ra các chất sau:
+ Các chất kháng sinh + Vitamin
+ Mì chính + Dấm ăn..
+ Axit acetic + Axit fumaric......
- Là những sản phẩm có ứng dụng trong Y Dược học và đời sống con người.
VI. Phân giải protein:
- Protein cũng như các polyme sinh học khác là dạng VSV không sử dụng trực tiếp,
muốn phân giải VSV phải tiết enzym ngoại bào protease……
- VSV phân giải protein:
+ Vi khuẩn: Bac. mycoides; Bac. Subtilis…..
+ Xạ khuẩn: Streptomyces rimorsus
+ Nấm mốc: Aspergillus, Penicillicum, Mucor...
- Gồm 3 giai đoạn:
=> việc dùng các a.a làm nguồn thức ăn cacbon và năng lượng chính là bản chất bên
trong của quá trình thối rữa.
VII. Phân giải lipid và acid béo:
- Lipit và các chất sáp là nguồn dinh dưỡng C và năng lượng cho một số VSV. Các chất
này được đồng hóa với tốc độ chậm.

BÀI 5: SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA VSV


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG
- Sinh trưởng và phát triển là thuộc tính cơ sở của VSV, VSV cũng sinh trưởng và phát
triển.
- Sinh trưởng là sự tăng trưởng về kích thước và khối lượng của tế bào VSV.
- Phát triển là sự tăng về số lượng của tế bào VSV.
- Ngoài các chất dinh dưỡng, VSV còn cần những điều kiện lý hóa cần thiết và chịu ảnh
hưởng từ môi trường.
1. Sinh sản của VK:
- Đa số: con đường vô tính, phân đôi theo chiều ngang. Từ một TB mẹ phân đôi thành 2
TB con có cùng kích thước.
- R.acidohia, M.tuberculosis sinh sản bằng phương thức nảy chồi giống nấm men.
2. Sinh trưởng và phát triển của quần thể VK:
- Sinh trưởng và phát triển của VSV đã được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều.
- Một số mô hình toán học được thiết lập nhằm áp dụng cho các VSV đơn bào.
2.1 Thế hệ sinh trưởng của VSV:
- Thời gian thế hệ:
+Thời gian để VSV tăng số lượng TB lên gấp đôi.
+Được xác định bằng cách:
Nếu số lần phân chia là: n
=> Số lượng TB sẽ là: 2ⁿ
+Thực tế, số lượng TB khi cấy luôn >1000 TB (kí hiệu No), do đó số lượng TB sau một
thời gian nuôi cấy và sau n lần phân chia, số TB tổng cộng là N:
N = No 2ⁿ (1)
 Giá trị N và No: có thể xác định nhờ phỏng đếm hồng cầu, hoặc tính số lượng
khuẩn lạc mọc trên MT đặc.
 Giá trị n (số thế hệ/số lần phân chia): chỉ có thể tính nhờ logarit thập phân.
Logarit thỏa 2 vế của pt (1) ta có:
LgN = Lg (No2ⁿ)
LgN = LgNo + nLg2 (2)

 Biết được n sau khoảng t, ta tính được hằng số tốc độ phân chia – hay n trong 1h
(kí hiệu V)

 T và To là thời gian đầu – cuối T- To = t. Khi biết được n trong t - > tính được thời
gian cần cho một chu kì phân kia - > Thời gian một lứa, thời gian thế hệ kí hiệu g:

=> Hằng số tốc độ phân chia V tỉ lệ nghịch với thời gian thế hệ g.
Thời gian thế hệ càng ngắn thì VK sinh trưởng, sinh sản càng nhanh và ngược lại.
- Thời gian bội đôi (hay thời gian một lứa): thời gian cần cho một chu kì phân chia.
- Thời gian thế hệ (Tg), hay thời gian bội đôi (Tđ): đặc trưng cho VSV trong điều kiện
nhất định.
2.2 Các pha sinh trưởng và phát triển của VSV:
2.2.1 Trong điều kiện nuôi cấy tĩnh – MT dịch thể:
- Nuôi cấy tĩnh: trong suốt thời gian nuôi cấy không thêm chất dinh dưỡng mới vào và
không loại bỏ đi SP cuối cùng của sự trao đổi chất.
- Nuôi cấy tĩnh trong MT dịch thể (hay lên men chìm) trong máy lắc sinh học hay bình
lên men (bình phản ứng sinh học)
- Sự sinh trưởng phát triển của VSV trong điều kiện nuôi cấy tĩnh có thể biểu diễn trên đồ
thị.
Đồ thị biễu diễn phụ thuộc logarit của số lượng TV vi khuẩn theo t gọi là đường cong
sinh trưởng của quần thể VK.
Đường cong sinh trưởng đặc trưng có dạng chữ S, phân biệt được pha sinh trưởng chủ
yếu nối tiếp nhau.
- Sự sinh trưởng phát triển của VSV trong điều kiện nuôi cấy tĩnh phổ biến với 4 pha đặc
thù:
+Pha Lag (pha thích ứng):
 Gồm khoảng thời gian từ khi bắt đầu nuôi cấy đến khi VK có tốc độ sinh trưởng
cực đại.
 Khoảng thời gian cần thiết để VSV thích nghi với MT dinh dưỡng mới.
 Kích thước TB tăng mạnh do việc tổng hợp các chất nhất là các cao phân tử như
ADN, ARN, protein,... diễn ra mạnh.
 Số lượng TB không đổi
 Thời gian pha Lag thay đổi tùy vào trạng thái sinh lý của TB VSV giống
+Pha Log (pha lũy thừa):
 VK sinh trưởng và phát triển theo lũy thừa.
 Là giai đoạn số lượng TB tăng theo hàm logarit.
 Pha này phát triển năng động nhất.
 Sinh khối và số lượng TB VK tăng theo phương trình:
 Tốc độ phân chia, tốc độ sinh trưởng đạt cực đại, tưởng đối ổn định. Tốc độ này
phụ thuộc vào loài và MT nuôi cấy.
 Thời gian pha log thay đổi tùy vào hàm lượng các chất dinh dưỡng có mặt trong
MT.
 Cuối pha: hàm lượng chất dinh dưỡng giảm, SP trao đổi chất tăng, quần thể VK
không sinh trưởng phát triển theo lũy thừa,...bắt đầu bước sang pha ổn định.
+Pha ổn định (pha cân bằng động):
 Bắt đầu từ lúc số lượng TB trong quần thể không tăng nữa. Quần thể TB ở trạng
thái cân bằng động học, số TB mới sinh ra bằng số TB cũ chết đi.
 Kết quả: số lượng TB của quần thể và cả sinh khối không tăng, không giảm - > sự
cân bằng động của quần thể TB vi khuẩn.
 Ở pha này: số lượng và khối lượng TB vi khuẩn là cao nhất với điều kiện nuôi cấy
cụ thể.
 Rất nhiều SP trao đổi chất có giá trị (kháng sinh, vit, hợp chất trao đổi) được tổng
hợp tạo thành ở pha này. Cuối pha, chất dinh dưỡng bị cạn, sản phẩm trao đổi chất
tăng - > quần thể VK bước sang pha suy tàn.
+Pha suy vong (pha suy tàn):
 TB có khả năng sống trong quần thể giảm theo lũy thừa.
 Đặc trưng pha này phụ thuộc vào từng loại VSV và phương pháp nuôi cấy
được ứng dụng.
 Nguyên nhân gây chết TB vi khuẩn:
 Chất dinh dưỡng cạn kiệt.
 Chất độc tích lũy nhiều.
 Năng lượng của TB giảm đến tối thiểu - > tự phân bởi chính men của mình.
2.2.2 Nuôi cấy trong MT liên tục:
- MT được đổi mới liên tục: liên tục đưa chất dinh dưỡng mới vào, đồng thời loại bỏ một
lượng tương ứng dịch đã nuôi cấy ra => Điều kiện MT không thay đổi theo thời gian.
=>Quần thể VSV có thể sinh trưởng, phát triển ở pha Log trong một thời gian dài - >
sinh khối TB cao hơn so với nuôi cấy tĩnh.
- Trong MT nuôi cấy liên tục, VSV được nuôi cấy trong các hệ thống nồi lên men nuôi
cấy liên tục theo kiểu:
+Chemostat
+Turbidotat
2.3 Sinh trưởng và phát triển của VSV trong MT đặc:
- Cấu tạo hóa học giống MT dịch thể nhưng được cho thêm chất để rắn lại (dùng thạch).
- Ria cấy trên MT đặc để VK nọ cách VK kia => mỗi MK là một khuẩn lạc riêng lẽ.
- Mỗi khuẩn lạc là một clon thuần khiết, gồm những TB từ một TB mẹ sinh ra.
2.3.1 Trong MT đặc (MT thạch):
- Các VK khác nhau có khuẩn lạc khác nhau về kính thước, độ đục, hình dạng:
+Dạng S (trơn, nhẵn, bóng): màu nhạt hoặc trong, bờ đều, lồi đều và bóng.
+Dạng M (nhầy, ướt, dính): màu đục, tròn lồi hơn S, quánh hoặc dính.
+Dạng R (khô, xù xì): dẹt, bờ đều hoặc nhăn nheo, khô, xù xì (dễ tách thành mảng hay cả
khối).
3. Sản phẩm trao đổi chất của VSV:
3.1 Các chất được tạo thành trong quá trình đồng hóa:
- Ngoài những SP chuyển hóa trong quá trình sinh trưởng, phát triển, chất từ thành phần
bản thân VSV thì còn có một số chất khác được tạo thành.
- Các chất sản phẩm do VSV tạo ra có thể có hại hoặc có lợi cho con người. Ứng dụng
trong y dược, hay những ngành kinh tế kĩ thuật khác.
3.2 Phân loại:
3.2.1 Độc tố:
- SP được tạo ra trong quá trình đồng hóa của nhiều VSV gây bệnh.
- Gồm 2 loại:
+Ngoại độc tố:
 Chất độc do VK sống tiết ra MT ngoại bào.
 Bản chất: protein => không chịu được nhiệt độ sôi và protease.
 Có tính kháng nguyên tốt => có thể chế thành giải độc tố và SX vacxin.
 Có độc lực rất cao.
 Có tể do cả VK Gram (+) (vd: bạch hầu, uốn ván, hoại thư,...) hay VK Gram (- )
(vd: ho gà, tả, E.coli,...) tạo ra.
 Có thụ thể => Gây bệnh đặc hiệu.
+Nội độc tố:
 Chất độc gắn ở vách của VK Gram (- ).
Vd: VK đường ruột như Salmonella, Shygella,...
 Bản chất: lypopolysaccharid => chịu được nhiệt độ sôi, không bị phân hủy bởi
protease
 Tính kháng nguyên yếu => không thể chế giải độc tố, không SX được vacxin.
 Tồn tại bên trong TB, độc lực thấp hơn ngoại độc tố, chỉ giải phóng ra ngoài khi
các TB bị tan vỡ.
 Không có thụ thể => không lây bệnh đặc hiệu.
3.2.2 Kháng sinh:
- Một số VK tổng hợp được bchất kháng sinh có tác dụng ức chế hay tiêu diệt các loại
VK khác loại.
- Kháng sinh: chất ngay ở nồng độ thấp (nồng độ sử dụng để điều trị thấp hơn nhiều so
với liều độc với cơ thể người) đã có khả năng ức chế hay tiêu diệt VK một cách đặc hiệu
(chỉ tác dụng trên một loại hay một nhóm VK nhất định) bằng các gây rối loạn phản ứng
sinh học ở tầm phân tử.
3.2.3 Chất gây sốt:
- Một số VK có khả năng tạo ra hợp chất gây sốt (pyrogen) => khi tiêm cho người hay
ĐV thì gây phản ứng sốt, chất này không bị nhiệt độ phá hủy => loại bỏ qua phễu thủy
tinh G5 hay màng lọc amilang.
- Nước dùng để tiêm không được chứa chất gây sốt.
3.2.4 Sắc tố:
- Một số VK có khả năng sinh ra các sắc tố như: tụ cầu vàng (vàng), trực khuẩn mủ xanh
(xanh),...
3.2.5 Vitamin:
- Nhiều VSV có khả năng tổng hợp được vit (B, C, D,...)
+Vit B1 (thiamin): trong nấm men Torulopsis utilis,...
+Vit B6 (pyridoxin): trong VK Aerobacter aerogene, Cl.Butyricum,...
+Vit D (egrocalcirol): trong nấm men Sac.carlsbergensis, nấm mốc Asp.niger,
Penicillium,...
- Tuy nhiên chỉ có hai vit được SX trên quy mô công nghiệp bằng lên men VSV là B2
(riboflavin) nhờ nấm Eremothecium ashbyii và B12 nhờ VK Pseudomonas
denitrificans,...
4. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh:
4.1 Nhân tố vật lý:
4.1.1 Độ ẩm:
- Nước rất cần cho sự sinh trưởng của đa số VSV, một số ít có thể chịu đựng khô hạn như
các VSV thuộc chi Mycobacterium.
- Một số xạ khuẩn thuộc nhóm ưa khô, sử dụng được nước gắn trên hạt đất.
- Thiếu nước, một số VSV sẽ chết.
- Nha bào: trạng thái mất nước tự nhiên của VSV, nha bào chịu được hanh khô lâu dài (từ
vài năm đến vài chục năm)
4.1.2 Nhiệt độ:
- VSV có thể tồn tại và phát triển trong dải nhiệt độ từ 2- 100 độ C.
- VSV gây bệnh thích hợp phát triển ở 37 độ C.
- Đa số VSV không nha bào bị chết ở 58 độ sau 30- 60 phút, 100 độ sau 1- 2 phút. Nha
bào bị chết ở nhiệt độ cao hơn (vì nó chịu được hanh khô lâu hơn).
- Có 3 mức nhiệt độ VSV sinh trưởng được:

- Nhiệt độ thấp: VSV không phát triển được do thay đổi cấu hình lập thể của permease
=> bất hoạt các vận động vận chuyển chất qua màng => phản ứng chuyển hóa của VSV
giảm.
- Nhiệt độ cao: VSV bị chết do biến tính protein, enzyme, protein màng, ARD cũng bị
biến tính.
4.1.3 Áp suất, thẩm áp, áp suất thủy tĩnh:
- Màng TBC của VSV là màng bán thấm => áp suất thẩm thấu và áp xuất thủy tĩnh cũng
ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV.
+Áp xuất thẩm thấu:
 Trong MT ưu trương, TB mất khả năng rút nước và các chất dinh dưỡng hòa tan
xung quanh => bị khô sinh lý => co nguyên sinh chất => chết nếu kéo dài.
 Trong MT nhược trương, TB bị nước xâm nhập, nếu thành không chắc sẽ bị vỡ.
- VSV phát triển tốt trong MT có nồng độ muối < 2% . Dung dịch muối 10- 15%, đường
50- 80% làm co sinh chất của VSV. Tuy nhiên VSV ưa muối phát triển ở nồng độ muối
đến 30%.
- Ở nhiệt độ thường các vi khuẩn ưa áp (balophylic) dưới đáy biển chịu được áp xuất
200- 300 atm hoặc hơn 400 atm, nơi sâu nhất của đại dương có thể tới 1.000 atm.
4.1.4 Khí quyển:
- Phụ thuộc vào nhu cầu oxy chia thành các nhóm:
+Hiếu khí bắt buộc:
 Oxy phân tử ( O2 ) rất cần cho sự sinh trưởng của VSV
 Đa số vi nấm và vi khuẩn thuộc nhóm này.
+Hiếu khí không bắt buộc:
 Sinh trưởng được cả trong điều kiện có oxy cũng như không có oxy.
 Đa số nấm men, vi khuẩn thuộc nhóm này như: S.cerevisiae, E.coli, P. vulgaris…..
+Vi hiếu khí:
 Chỉ phát triển được trong điều kiện áp suất oxy rất thấp (0,01- 0,03ba).
 VD: Vibrio cholerae, Bacteriodes ssp….
+Kỵ khí chịu dưỡng:
 Kỵ khí, nhưng tồn tại khi có oxy, không có chuỗi hô hấp, có SOD ( superoxid
dismustase), peroxydase, thiếu enzyme hydrogenperoxydase.
 Gồm: Streptococcus lactis, lactobacillus lactis…..
+Kị khí:
 Sự có mặt của oxy phân tử là có hại. Trong TB không có SOD,
cytochromoxydase, phần lớn không có hydrogenperoxydase.
 Hay gặp các loài trong chi Clostridium .….
4.1.5 pH môi trường:
- Mỗi loài VSV có một độ pH tối thích riêng
- Để sinh trưởng được trong MT acid hoặc kiềm, VSV phải duy trì được pH nội bào là
7,5, bất kể pH MT ngoại bào là bao nhiêu.
- Mỗi loại vi khuẩn chỉ thích hợp trong một giới hạn pH nhất định (5,5 – 8,5).
- Đa số vi khuẩn sinh trưởng tốt nhất ở pH = 6,0- 8,0. Nấm men, nấm mốc pH tối thích
là 5,0- 6,0…..
- Tuy nhiên một số vi khuẩn sinh trưởng được ở pH = 9- 11
(Vd: Vibrio cholera, Bacillus,...).
- VK lactic trong dưa muối chịu được pH = 3,0- 4,0
4.1.6 Vận động cơ giới:
- VSV chịu ảnh hưởng của các tần số rung động của môi trường => có thể kích thích hay
ức chế sự phát triển của vi sinh vật và tiêu diêt vi sinh vật.
- Khi lắc canh khuẩn với tần số vừa kích thích sự phát triển của vi khuẩn.
- Khi lắc canh khuẩn với tần số mạnh ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
4.1.7 Tia bức xạ:
- Đa số VSV sinh trưởng không cần ánh sáng( trừ VSV quang hợp).
- Các tia bức xạ có chiều dài bước sóng khoảng 10.000 A0 gây hại VSV đó là AS mặt
trời ( có tia tử ngoại và tia hồng ngoại)
- Bức xạ không ion hóa: hay dùng nhất là tia cực tím (UV),hay tia tử ngoại để tiệt khuẩn
buồng bệnh, phòng mổ, tủ môi trường, buồng cấy VS, nước sạch...
- Bức xạ ion hóa: sử dụng tia gamma, tia Rơnghen để diệt khuẩn, gây đột biến
VSV...nhất là tia gamma tiệt trùng chỉ katgút, dụng cụ bông băng trong túi đóng sẵn.
4.1.8 Siêu âm:
- Là tần số của âm thanh vượt quá 20000/1 phút.
- Siêu âm có khả năng giết chết vi khuẩn.
4.1.9 Hấp phụ - Lọc:
4.2 Nhân tố hóa học:
4.2.1 Chất tẩy uế, chất khử khuẩn:
- Chất tẩy uế: hóa chất được sử dụng để phá hủy VSV trên bề mặt các đồ dùng, các dụng
cụ y tế, chất thải bệnh viện...
- Chất khử khuẩn: hóa chất có tác dụng ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn.
- Acid phân ly ra H+, bazo phân ly ra OH- => pH môi trường thay đổi có thể diệt khuẩn
hoặc ức chế sự phát triển của VK.
*Yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng:
- Nồng độ của hóa chất
- Thời gian tiếp xúc
- Nhiệt độ
- Thành phần của môi trường xung quanh
- Mật độ VSV tại nơi khử trùng
- Khả năng đề kháng của VSV
=> Tác động đến sự khử khuẩn, diệt khuẩn của hóa chất…..
4.2.2 Muối kim loại:
- Khi hòa tan vào nước thì muối của nhiều kim loại nặng có khả năng phân li thành ion và
có tác dụng diệt khuẩn.
- Hoạt tính diệt khuẩn theo thứ tự Hg, Ag, Cu, Zn.
- Muối Hg tẩy uế như HgCl2.
- Muối Ag sát khuẩn như nitrat bạc.
- Muối đồng sunphat đồng dùng chữa bệnh nấm ngoài da.
- Muối vàng điều trị các bệnh do vi khuẩn kháng axit – cồn.
4.2.3 Nhóm Halogen:
- Tác dụng diệt khuẩn do phản ứng oxy hóa và halogen hóa các chất hữu cơ.
- Cồn iot ( 7%I, 3% KI...) thường được sử dụng để sát trùng da, có chỉ số phenol cao.
- Clo: thường dùng ở dạng khí nguyên chất và dạng hợp chất hữu cơ hay vô cơ. Clo dùng
khử khuẩn nước sinh hoạt, nước bể bơi.
4.2.4 Phenol:
- Là một chất tẩy uế tốt được sử dụng từ rất sớm.
- Độc với da và thần kinh.
4.2.5 Cồn:
- Rượu ethylic có tác dụng sát trùng da
- Tác dụng diệt khuẩn tùy theo nồng độ.
4.2.6 Các chất khác:
- Andehyde.
- Chất oxi hóa khác và thuốc nhuộm.
- Tác nhân có hoạt tính bề mặt.
4.2.7 Cơ chế tác động của hóa chất:
- Phá hủy màng tế bào: do ion hóa, thay đổi sức căng bề mặt, làm tan màng lipit...
- Biến đổi chức năng của protein và các axit nucleic...
- Tác động hóa học làm giải phóng oxy phân tử, clo...Có tác dụng giết chết vi khuẩn.
4.3 Nhân tố VSV:
- VSV có thể sản sinh ra các chất có tác dụng:
+Ức chế - Tiêu diệt VSV khác.
+Gây bệnh cho VSV khác.
+Cộng sinh.

BÀI 6: DI TRUYỀN CỦA VI KHUẨN


1. Đại cương:
1.1 Di truyền:
- Di truyền là việc bảo tồn đặc tính qua nhiều thế hệ.
- Cơ sở của di truyền là sự sao chép ADN dựa trên nguyên tắc bán bảo tồn.
- Gen là một đoạn AND đảm nhiệm việc mã hóa một tính trạng di truyền, các đặc điểm
của gen được di truyền cho đời sau qua sao chép.
- Phần lớn gen nằm trong nhân tế bào, phần nhỏ nằm trong yếu tố di truyền ngoài NST
như plasmid và các yếu tố di truyền di động…
- Kiểu gen (genotype- bộ máy di truyền của một tế bào) : Là tập hợp toàn bộ các gen bên
trong tế bào của cơ thể sinh vật.
- Kiểu hình (phenotype – biểu hiện bên ngoài của bộ máy di truyền của tế bào) của VSV.
- Kiểu hình của VSV (fenotype) là tập hợp cụ thể của tất cả các tính trạng của VSV trong
những điều kiện xác định của môi trường.
- Các tính trạng của VSV gồm 4 nhóm chính sau:
+Hình thái: như hình dạng, kích thước tế bào,..
+Sinh hóa: là thành phần tế bào, các loại sắc tố,..
 +Nuôi cấy: như dạng hô hấp, cách dinh dưỡng.
+Miễn dịch: như tính chất kháng nguyên, đặc điểm huyết thanh, khả năng gây
bệnh.v.v…
- Kiểu hình của 1 cơ thể lại được quy định bởi mối quan hệ tương hỗ giữa cơ sở di truyền
của cơ thể ấy (kiểu di truyền) và điều kiện MT ngoài.
1.2 Sao chép DNA, phiên mã, dịch mã:
1.2.1 Sao chép DNA:
- Theo nguyên tắc bổ sung.
- Theo cơ chế bán bảo toàn (mỗi ADN mới sẽ rồi 1 mạch khuôn cũ và 1 mạch mới tổng
hợp).
1.2.2 Phiên mã:
- Là quá trình tổng hợp các phân tử RNA từ khuôn DNA
1.2.3 Dịch mã:
- Là quá trình tổng hợp các phân tử protein từ sợi khuôn mRNA.
- Các yếu tố tham gia dịch mã: sợi khuôn mRNA, ribosome, tRNA, axit amin.
- Dịch mã có 3 giai đoạn: mở đầu, kéo dài và kết thúc ( xem sách)..…
2. Các dạng biến dị VSV:
- Cũng giống các SV khác. ở VSV cũng có trường hợp con cái xuất hiện những đặc tính
mới:
+Biến dị không di truyền: Thường biến.
+Biến dị di truyền: Đột biến.
2.1 Thường biến:
- Sự thay đổi kiểu hình khi thay đổi điều kiện môi trường sống.
- Mức độ phản ứng: cùng một kiểu di truyền nhưng ở điều kiện khác nhau thì sự phát
triển của các tính trạng là khác nhau.
- Vd: Nuôi tảo Cholorella có cùng kiểu gan nhất định
+Ngoài sáng: tảo có màu xanh
+Trong tối: tảo có màu vàng. Mang ra ánh sáng => màu xanh.
=>Ở cả hai trường hợp trên, tất cả các tảo Chlorella đều có khả năng hình thành diệp
lục nhưng muốn thực hiện được khả năng ấy thì cần phải có ánh sáng.
=> Biến dị thường biến có ý nghĩa trong thích nghi của đời sống SV. Nó di truyền cho
đời sau không phải tính trạng mà là mức độ phản ứng tức là khả năng hình thành tính
trạng trong những điều kiện tương ứng. Biến dị thường biến xáy ra hàng loạt với các cá
thể trong quần thể.
2.2 Đột biến – Các kiểu đột biến:
- Là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (DNA, RNA)
hoặc cấp độ TB (NST)
=> Biến đổi đột ngột một hay một số tính trạng.
- Đột biến là sự thay đổi kiểu gen của VSV, tuy nhiên có thể đạt được điều này nhờ tái tổ
hợp.
- Đột biến là sự biến đổi sai lệch một cách ngẫu nhiên hoặc cảm ứng phân tử acid nucleic
của nhân =>biến đổi kiểu gen của tế bào VSV.
Acid nucleic: thành phần chủ yếu của gen => đột biến là sự biến đổi của một gen hay
một nhóm gen riêng biệt có thể di truyền cho thế hệ sau.
- ĐB có thể có hại, lợi, trung tính hoặc không ảnh hưởng.
2.2.1 Đột biến ngẫu nhiên:
- Tần số thấp: : 10 - 10 - 10 - 5
-
Nguyên nhân: tác động của MT không kiểm soát được (nguồn phóng xạ tự nhiên, nhiệt
độ,...) và do chuyển hóa tautomer (hỗ biến) của các bazo khi sao chép. Không có sự tác
động của cong người.
- ĐB tự phát ngẫu nhiên hay cảm ứng xảy ra đều có tính chất không định hướng.
- Chỉ ảnh hưởng đến những TB riêng biệt trong quần thể.
2.2.2 Đột biến gây tạo:
- Xử lý TB VSV với các tác nhân ĐB, đa số VSV bị chết. Số VSV còn sống xuất hiện các
cá thể mang đột biến.
=> ĐB gây tạo.
- Tác nhân gây ĐB: lý- hóa- sinh. Có thể nâng cao tần số đột biến lên 100 000 lần.
- Về tổng thể có 2 dạng:
+ĐB tổng gen:
 Làm thay đổi số genom của SV.
 Vd: từ đơn bội - > đa bội
 Có ý nghĩa trong cải tạo giống
+ĐB gen:
 Thay đổi cấu trúc của gen.
 Gồm 2 kiểu: ĐB điểm và ĐB
2.2.3 Các kiểu đột biến hay gặp ở VK:
- ĐB hình thái:
+Làm thay đổi hình thái VK như tiên mao, tiêm mao, bào tử, thành TB, kích thước TB,...
- ĐB dinh dưỡng:
+Làm xuất hiện hay mất đi một vài loại chất dinh dưỡng.
+Thu nhận hay mất đi một vài đặc tính sinh hóa (lên men 1 loại đường, phân giải 1 loại
aa,...).
- ĐB kháng lại tác nhân diệt khuẩn:
+Ví dụ điển hình: đột biến kháng lại chất kháng sinh.
3. Tái tổ hợp di truyền và sự truyền các tính trạng:
3.1 Tái tổ hợp di truyền:
- VK có hiện tượng tái tổ hợp di truyền nhưng hợp tử không phải là SP kết hợp hoàn toàn
của 2 TB.
- Thể cho:
+TB cho nguyên liệu di truyền.
+Không cho hết mà chỉ cho một phần.
- Thể nhận:
+TB nhận nguyên liệu di truyền.
+Thể nhận gồm 1 hệ gen đầy đủ của mình và một phần hệ gen của thể cho.
=>Hợp tử từng phần (hợp tử không hoàn toàn).
- Tùy theo cách vận chuyển DNA => phân biệt 3 kiểu chuyển tính trạng ở VK:
+Tiếp hợp.
+Tải nạp.
+Biến nạp.
3.1.1 Tái tổ hợp phổ biến:
- Quá trình mà trong đó DNA lạ mới xâm nhập vào trong TB được liên kết với DNA của
TB chủ qua việc ghép đôi đoạn tương đồng, bẻ vỡ và trao đổi chéo 2 đoạn DNA có trình
tự giống nhau.
3.1.2 Tái tổ hợp đặc hiệu vị trí:
- Cần thêm một đoạn DNA tương đồng nhỏ để nhận biết và các enzyme dặc hiệu cho
phân tử DNA tái tổ hợp.
3.2 Biến nạp:
- Sự vận chuyển một đoạn DNA của VK cho nạp vào VK nhận.
- Có 2 giai đoạn:
+Nhận mảnh DNA.
+Tích hợp mảnh DNA đã nhận vào NST qua tái tổ hợp kinh điển.
- Điều kiện:
+VK cho phải bị phá vỡ.
+NST của VK cho được giải phóng, cắt thành những đoạn DNA nhỏ.
+VK nhận phải ở trạng thái sinh lý đặc biệt, cho phép nhận những mảnh DNA xâm nhập
vào TB.
- Đối với VK trong điều kiện bình thường không có kháng nguyên biến nạp, tính khả nạp
có thể cảm ứng được nhờ xử lý TB với dung dịch CaCl2 hoặc ủ ở nhiệt độ lạnh.
- Vd:Thí nghiệm Griffith (1928) khám ohas sự biến nạp ở phế cầu khẩu bằng thí nghiệm
ở chuột nhắt.
+Đối tượng nhiên cứu: VK gây bệnh viêm màng phổi Diplococus pneumoniae.
+Dùng 2 nòi của VK. Khả năng gây bệnh phụ thuộc vỏ nhày.
+Nòi 1 không bị đột biến do có KN hình thành màng nhầy có khả năng gây bệnh là TB ở
dạng S.
+Nòi 2 bị đột biến không có KN hình thành màng nhầy => không có khả năng lây bệnh,
dạng R.
- Ý nghĩa:
+Chứng mình vai trò của DNA là chất mahg thông tin di truyền.
+Xác định bản đồ di truyền của VK.
- Ứng dụng: áp dụng trong công nghệ SH, biến nạp gen tổng hợp insulin vào TB E.coli ,
hoặc nấm men để sản xuất insulin…..
3.3 Tải nạp:
- Là sự vận chuyển DNA từ VK cho sang VK nhận nhờ phage.
- Ý nghĩa:
+Lập bản đồ di truyền.
+Có ý nghĩa trong lây lan các plasmid kháng thuốc ở vi khuẩn gram (+) như plasmid
penicillinase ở tụ cầu.
3.3.1 Tải nạp đặc hiệu:
- Chỉ một số đoạn DNA xác định được tải nạp.
- Vd: phage lamda thường chỉ tải nạp gen gal và bio.
3.3.2 Tải nạp chung:
- Phage có thể mang bất kỳ một đoạn gen nào của VK cho nạp sang VK nhận
- Vd: Phage 22 có thể chuyển những gen khác nhau của Salmonella.
- Gồm 2 loại:
+Tải nạp hoàn chỉnh:
 Đoạn gen mang sang được tích hợp vào NST qua tái tổ hợp => có mặt ở thế hệ
sau.
+Tải nạp không hoàn chỉnh:
 Đoạn gen mang sang không được nạp vào NST - - => đặc tính của gen vẫn được
biểu hiện ra kiểu hình nhưng chỉ ở một tế bào duy nhất.
 Trường hợp này phổ biến hơn.
3.4 Tiếp hợp:
- Là sự vận chuyển DNA của VK đực sang VK cái khi hai VK tiếp xúc với nhau.
- Gồm 3 giai đoạn:
+Tiếp hợp 2 TB qua cầu giao phối.
+Chuyển gen.
+Tích hợp đoạn gen chuyển vào NST của VK nhận qua tái tổ hợp kinh điển.
- Điều kiện:
+Một VK phải có yếu tố giới tính F (có pili giới tính làm cầu giao phối).
+VK có yếu tố F => đực F+ (trong nguyên tương)
+VK không có yếu tố F => cái F- (trong nguyên tương nhưng mang theo một đoạn
DNA)
+Hfr: (F tích hợp vào NST)
- Có thể xảy ra ở VK cùng loại hay khác loại những với tần số thấp.
Vd: E.coli với Shigella hay Salmonella
- Ý nghĩa:
+Thiết lập bản đồ NST của vi khuẩn
 +Giữ vai trò quan trọng trong lây lan tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn.
3.5 Do plasmid:
- Plasmid: những phân tử ADN dạng vòng nằm ngoài NST, có khả năng tái bản độc lập
so với NST.
- Là yếu tố dùng trong việc nhân dòng và biểu hiện gen ngoại lai hữu hiệu => sử dụng
làm vecto truyền gen trong kỹ thuật di truyền.
- Có thể có 1- n bản sao trong một TB.
- Sự nhân lên của plasmid phối hợp nhịp nhàng với sự nhân lên của NST => số lượng
plasmid/ NST ở tế bào con luôn ổn định và giống tế bào mẹ.
- Độ lớn của plasmid nhỏ hơn NST thường 10- 3 – 10- 2.
- Các tính trạng được mã hóa bởi plasmid thường cung cấp cho TB chủ ưu thế sinh
trưởng => TB thu được ưu thế chọn lọc.
+Plasmid kháng thuốc: là nguyên nhân kháng thuốc ngoài NST, giúp VK tiếp nhận đề
kháng kháng sinh và hóa trị liệu, kháng KL nặng,...
+Plasmid mã hóa bacteriocin: nhiều VK tạo ra protein độc có khả năng giết chết hoặc
kìm hãm sự sinh trưởng của các loại có quan hệ họ hàng gần gũi.
+Mã hóa yếu tố gây bệnh: giúp VSV xâm nhiễm, yếu tố gây bệnh, yếu tố độc tính,...
+Mã hóa trao đổi chất phức tạp: một số plasmid mang gen chịu trách nhiệm các phản ứng
trao đổi chất phức tạp (cố định đạm, tổng hợp E có khả năng phân giải các chất hữu cơ
phức tạp,...)
- Các thế hệ plasmid:
+Thế hệ I: tìm thấy trong tự nhiên, góp phần tạo dòng đầu tiên các gen Eucaryota.
+Thế hệ II: được tạo ra bằng cách tập trung các đặc tính quý của nhiều plasmid tự nhiên
vào một plasmid.
+Thế hệ III: là plasmid mạnh nhất với 2 đặc tính cơ bản
 Kích thước nhỏ => sao chép nhanh.
 Mang một đoạn polynucleotid => tổng hợp tương ứng với một dãy các vị trí nhận
biết.
- Ý nghĩa:
Chất liệu di truyền trên plasmid không chỉ được di truyền theo chiều dọc qua các thế hệ
mà còn có thể được lan truyền ngang từ VK nọ sang VK kia qua các hình thức tiếp hợp,
biến nạp hoặc tải nạp.
3.6 Do transposon:
- Transposon (gen nhảy): là những đoạn ADN, chứa 1- n gen có 2 đầu tận cùng là những
chuỗi nucleotid lặp lại ngược chiều nhau, có thể chuyển vị trí từ phân tử AND này sang
phân tử AND khác.
- Transposon có mang gen đề kháng.
- Do khả năng lan truyền đặc biệt => sự đề kháng KS của VK càng phức tạp, nguy hiểm
hơn…..
- Cơ chế hoạt động: thực chất là quá trình hoán chuyển gen từ ADN cho sang AND nhận
gồm hai kiểu:
+Cơ chế cắt dán: Transposon được chuyển hoàn toàn từ AND này sang ADN khác.
+Sao chép bán bảo tồn:Transposon được chuyển từ AND này sang phân tử AND kia
bằng cách sao chép theo NT bảo tồn, từ 1 TB tạo 2 TB giống hệt nhau về cấu trúc.
4. Di truyền tính kháng thuốc:
Qua 4 cơ chế:
4.1 Đột biến:
- Phát sinh do đột biến, có tính di truyền.
- Tần suất 10- 5 – 10- 9
- Trong kháng thuốc, kháng sinh giữ vai trò chọn lọc chứ không phải là nguyên nhân chủ
đạo
4.2 Tái tổ hợp:
- Xuất hiện thông qua vận chuyển gen do: biến nạp, tải nạp, tiếp hợp.
- Tạo nên sự đa kháng thuốc.
- Tần suất: 10- 10
4.3 Thu hoạch plasmid kháng thuốc:
- Mang một hay nhiều gen đề kháng kháng sinh.
- Resistant transfer factor (RTF) giúp chuyển gen đề kháng từ VK cho sang VK nhận
nhờ sự tiếp hợp.
4.4 Thu hoạch transposon:
- Đề kháng do tiếp nhận gen đề kháng:
+Chiếm tỉ lệ cao: 80- 90%
+Tần số đề kháng cao 10- 6
+Có thể gây đề kháng chéo, đề kháng đa kháng sinh
- Những transposon chỉ đạo sự kháng kim loại nặng, sự tạo thành độc tố và khả năng sử
dụng một số chất chuyển hóa.
- Những transposon kháng kháng sinh quan trọng như Tn3 (kháng ampicillin), Tn5
(kháng kanamycin), Tn10 (kháng tetrecylin)...

BÀI 7: KHÁNG SINH – SỰ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN


1. Kháng sinh:
- Kháng sinh( antibiotics) là những chất ở nồng độ thấp (nồng độ sử dụng để điều trị nhỏ
hơn nhiều lần so với liều độc đối với cơ thể người ),có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt vi
khuẩn một cách đặc hiệu (mỗi kháng sinh chỉ có tác dụng trên một loại VK hay một
nhóm vi khuẩn),bằng cách gây rối loạn phản ứng sinh học ở tầm phân tử.
2. Phân loại:
2.1 Theo phổ tác dụng:
2.1.1 Nhóm có hoạt phổ rộng:
- Một kháng sinh có thể tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn (cả Gram dương và Gram âm)
- Bao gồm:
+Nhóm aminoglycosid (aminozit): streptomycin, kanamycin, gentamicin, amikacin…..
+Nhóm tetracyclin: tetracyclin, doxycyclin….
+Nhóm chloramphenicol
+Nhóm sulfamid, và trimethoprim
+Nhóm quinilon mới (flouroquinolon): gồm có ciprofloxacin, norfloxacin…..
2.1.2 Hoạt phổ chọn lọc:
- Chỉ có tác dụng trên một hoặc một số loại vi khuẩn nhất định
- Các dẫn xuất của acid isonicotinic, như INH chỉ dùng để chữa lao
- Nhóm macrolid như erythromycin có tác dụng lên vi khuẩn Gram dương và một số vi
khuẩn Gram âm
- Nhóm polymyxin chỉ có tác dụng trên trực khuẩn Gram (- ).
2.1.3 Nhóm beta- lactam:
- Nhóm kháng sinh gồm nhiều dẫn xuất khác nhau nên phổ tác dụng cũng khác nhau,
trong đó:
+Có hoạt phổ chọn lọc, tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn Gram dương gồm:
 Penicillin (penicillin G, penicilin V)
 Methicilin, oxacillin, eloxacillin
+Có hoạt phổ rộng gồm:
 Ampicillin, amoxicillin
 Piperacillin, ticarcillin
 Imipenem: phổ rất rộng, không bị phân hủy bởi beta – lactamase
 Cephalosporin gồm các thế hệ I, II, III và IV
2.2 Theo nguồn gốc:
2.2.1 Từ VSV:
- Do VSV như VK, nấm, xạ khuẩn tiết ra có tác dụng ngăn cản hay giết chết vi sinh vật
khác.
2.2.2 Tổng hợp:
- Tổng hợp nên từ những chất hóa học.
2.2.3 Bán tổng hợp:
- Tổng hợp từ một nhân cơ bản có nguồn gốc VSV.
2.3 Theo tác dụng:
Chia thành 2 type:
2.3.1 Diệt khuẩn:
- Là sự phá hủy không hồi phục các chức năng của tế bào vi khuẩn dẫn tới chết.
- Các kháng sinh diệt khuẩn gồm:
+Polymyxin: diệt khuẩn tuyệt đối diệt được cả tế bào ở trạng thái nghỉ.
+Nhóm beta - lactam và các kháng sinh còn lại chỉ diệt được vi khuẩn đang nhân lên.
2.3.2 Chế khuẩn:
- Là ức chế sự nhân lên của tế bào vi khuẩn.
- Các kháng sinh có tác dụng chế khuẩn bao gồm: chloramphenicol, erythromycin,
tetracyclin.
3. Cơ chế tác động:
3.1 Ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào: nhóm beta- lactam, penicillins, vancomycin,
bacitracin…..
3.2 Gây rối loạn chức năng màng sinh chất:
- Làm cho các thành phần trong bào tương của VK thoát ra ngoài, nước bên ngoài vào
trong => dẫn đến TB chết.
- Ví dụ, polymicin, gramicidin,...
3.3 Ức chế quá trình tổng hợp protein:
- Nơi tác động là riboxom 70S trên polyxom của VK :
+KS streptomycin gắn vào tiểu phần 30S ngăn cản hoạt động của tARN. +KS tetracyclin
ức chế chức năng của rARN.
+KS erythromycin, chloramphenicon gắn vào tiểu phần 50S cản trở liên kết hình thành
các chuỗi acid amin tạo phân tử protein cho tế bào.
3.4 Ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic (DNA, RNA):
- KS nhóm quinolon ngăn cản sự sao chép của ADN mẹ tạo ADN con.
- Flouroquinolone ức chế enzyme DNA gyrase khiến cho hai mạch đơn của phân tử DNA
không thể tách rời trong QT nhân đôi DNA.
- Rifampicin ức chế enzyme RNA polymerase ngăn cản QT dịch mã, tổng hợp ARN.
3.5 Ức chế con đường trao đổi chất (QT chuyển hóa acid folic - tổng hợp folat)
- Sulfamid
- Folat là vitamin nhóm B (B9) có tác dụng kích thích quá trình tổng hợp DNA và tái tạo
tế bào
=> Mỗi kháng sinh chỉ tác dụng lên một điểm nhất định trong thành phần cấu tạo, ảnh
hưởng đến một khâu nhất định trong các phản ứng sinh học khác nhau của tế bào VK,
dẫn đến ngừng trệ sự sinh trưởng và phát triển của tế bào.
4. Sự đề kháng kháng sinh:
Trong MT có kháng sinh nhưng VK vẫn phát triển được.
4.1 Đề kháng giả:
- Chỉ có biểu hiện bên ngoài
- Mà bản chất không phải là sự đề kháng
- Không do nguồn gốc di truyền quyết định.
- Ví dụ biểu hiện đề kháng giả của VK:
+ Khi VK gây bệnh nằm trong các ổ áp xe nung mủ lớn hoặc có tổ chức hoại tử bao
bọc;người bệnh có dùng KS nhưng do bị các tổ chức viêm, hoại tử ngăn cản, KS không
thấm tới ổ viêm và VK gây bệnh nên không phát huy tác dụng.
=>Phải giải phóng được tổ chức viêm hay TB hoại tử, KS thấm được tới ổ VK thì mới
phát huy tác dụng.
+ Hoặc VK ở trạng thái nghỉ, không chịu tác dụng của thuốc ức chế , ví dụ khi VK lao
nằm trong hang lao.
=>Khi VK trở lại hoạt động thì sẽ chịu tác dụng của kháng sinh.
4.2 Đề kháng thật:
4.2.1 Đề kháng tự nhiên:
- Một số VK không chịu tác động của một số KS nhất định.
- Ví dụ:
.Tụ cầu không chịu tác dụng của colistin
.Pseudomonas không chịu tác dụng của penicillin.
.Các VK không có vách như Mycoplasma không chịu tác dụng của KS ức chế sinh
tổng hợp vách như beta – lactam.
4.2.2 Đề kháng thu được:
- Do một biến cố di truyền là đột biến hoặc nhận được gen đề kháng mà VK đang từ
không trở nên có gen đề kháng.
- Các gen đề kháng có thể nằm trên NST hay plasmid hoặc transposon.
- Các gen đề kháng có thể lan truyền được từ VK này sang VK khác qua các hình thức
như: biến nạp , tải nạp , tiếp hợp.
=> Khi kháng sinh được dùng rộng rãi và không đủ liều lượng thì chính KS lại là yếu tố
kích thích VK, gây ra những thay đổi (đột biến cảm ứng) để thích ứng với môi trường.
=> Điều này có thể lý giải: vì sao vi khuẩn gây bệnh phân lập được trong bệnh viện có
khả năng đề kháng kháng sinh cao hơn vi khuẩn phân lập được ở ngoài cộng đồng.
4.3 Gen đề kháng tạo ra sự đề kháng:
- Làm giảm tính thấm của màng nguyên tương
Ví dụ: tetracyclin, oxacillin: gen đề kháng tạo ra một protein đưa ra màng, ngăn cản KS
thấm vào tế bào.
- Làm thay đổi đích tác động: do một protein cấu trúc hoặc do một nucleotid trên tiểu
phần 30S hoặc 50S của ribosom bị thay đổi nên KS không bám được vào đích không phát
huy được tác dụng.
- Tạo ra các isoenzym không có ái lực với kháng sinh vì vậy không phát huy được tác
dụng
- Tạo ra enzym: làm biến đổi hay phá hủy cấu trúc hóa học của phân tử KS
Ví dụ: beta - lactamase làm cho các KS nhóm beta - lactam mất tác dụng
- Một vi khuẩn kháng kháng sinh thường là do phối hợp các cơ chế riêng rẽ kể trên.
4.4 Cơ chế lan truyền gen đề kháng và VK đề kháng:
- Trong tế bào: Thông qua tái tổ hợp, gen đề kháng có thể truyền từ phân tử ADN này
sang phân tử ADN khác ngay trong một tế bào.
- Giữa các tế bào: qua hệ thống vận chuyển như tiếp hợp, biến nạp, tải nạp, dẫn truyền,
gen đề kháng có thể được truyền từ tế bào này sang tế bào khác.
- Trong quần thể: Thông qua chọn lọc dưới tác dụng của KS, các dòng VK đề kháng
được giữ lại, thay thế các dòng VK nhạy cảm bị KS tiêu diệt.
- Trong quần thể đại sinh vật: qua sự truyền nhiễm ( không khí, bụi, thức ăn, nước, dụng
cụ) VK đề kháng truyền từ người này sang người khác hoặc từ súc vật sang người.
4.5 Biện pháp hạn chế gia tăng VK kháng kháng sinh:
- Chỉ dùng KS để điều trị những bệnh nhiễm khuẩn (những KS kháng khuẩn không có tác
dụng trên virus)
- Chọn KS theo kết quả kháng sinh đồ; nên ưu tiên kháng sinh có hoạt phổ hẹp, tác dụng
đặc hiệu trên VK gây bệnh và khuếch tán tốt nhất đến ổ vi khuẩn.
- Dùng KS đủ liều lượng và thời gian (cho một đợt điều trị)
- Đề cao các biện pháp khử trùng và tiệt trùng, ngăn ngừa sự lan truyền VK đề kháng
- Liên tục giám sát sự đề kháng KS của vi khuẩn để có chiến lược sử dụng kháng sinh
hợp lý
4.6 Phối hợp kháng sinh:
- Trong một số trường hợp nhất định thầy thuốc phải phối hợp kháng sinh để điều trị một
bệnh nhiễm khuẩn.
- Việc phối hợp KS dựa trên cơ sở lý thuyết:
+Điều trị nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn gây ra, cả vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí: ví
dụ viêm phúc mạc, áp xe não, viêm phổi,...
+Tăng khả năng diệt khuẩn, thường áp dụng cho những người bệnh nặng hoặc suy giảm
sức đề kháng, ví dụ phối hợp một beta lactam với một aminoglycosid, sulfamid với
trimethoprim...
+Giảm khả năng xuất hiện một biến chủng đề kháng nhiều kháng sinh; ví dụ trong điều
trị bệnh lao.
4.7 Kháng sinh đồ:
- Mục đích: chọn được kháng sinh thích hợp nhất cho từng người bệnh cụ thể.
- Kháng sinh đồ là kỹ thuật xác định độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn. Mục đích
của kháng sinh đồ nhằm giúp thầy thuốc chọn được kháng sinh và liều lượng thích hợp
dùng trong điều trị.
- Có hai kỹ thuật kháng sinh đồ là:
+Kỹ thuật kháng sinh khuếch tán
+Kháng sinh pha loãng trong môi trường.
+Phổ biến nhất là kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh khuếch tán.
4.8 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh:
- Phân lập chủng VSV gây bệnh và thử độ nhạy của chủng với các kháng sinh (lập kháng
sinh đồ) bằng phương pháp khoanh giấy lọc.
- Chọn kháng sinh có hoạt tính mạnh nhất
- Quyết định liều dùng, cách đưa kháng sinh vào cơ thể và điều trị\
- Phối hợp kháng sinh với chế phẩm khác làm tăng tác dụng, giảm phản ứng phụ
BÀI 8: NHIỄM TRÙNG _ TRUYỀN NHIỄM
1. Nhiễm trùng:
- Nhiễm trùng là sự xâm nhập và sinh sản trong mô của các vi sinh vật gây bệnh dẫn tới
sự xuất hiện hoặc không xuất hiện bệnh nhiễm trùng.
- Chỉ có sự xâm nhập và sinh sản của VSV trong mô cơ thể mới được coi là bị nhiễm
trùng.
=> Khái niệm này đã phân biệt được sự nhiễm trùng và ký sinh của VSV ở cở thể.
=>Những VSV ký sinh trong cơ thể, nhưng không xâm nhập vào mô thì không gọi là
nhiễm trùng.
- Trong số những VSV ký sinh này , phần lớn là không gây bệnh, nhưng khi gặp điều
kiện sống thuận lợi (như sự đề kháng của cơ thể suy giảm, VD bệnh AIDS) chúng có thể
gây bệnh, chúng được gọi là VSV gây bệnh cơ hội.
- NT cơ hội gặp không ít trong bệnh viện( bệnh nhân, nhân viên y tế).
- Một số VSV ký sinh này cần thiết cho cơ thể, gọi chúng là các VSV cộng sinh.
2. Hình thái nhiễm trùng:
2.1 Bệnh nhiễm trùng:
- VSV xâm nhiễm gây rối loạn cơ chế điều hoà của cơ thể, mất cân bằng nội môi, dẫn
đến những biểu hiện lâm sàng như: sốt, ho, đau, sưng tấy,nổi mẩn, được gọi là triệu
chứng.
- Tìm thấy VSV gây bệnh trong các bệnh phẩm.
- Bệnh nhiễm trùng chia thành 2 loại:
+ Bệnh nhiễm trùng cấp tính: các triệu chứng bệnh rõ rệt, bệnh tồn tại trong khoảng thời
gian ngắn, sau đó bệnh nhân khỏi hẳn hoặc là bị tử vong.
+ Bệnh nhiễm trùng mãn tính: một số trường hợp cấp tính có thể chuyển thành bệnh mãn
tính, biểu hiện bằng các triệu chứng không dữ dội nhưng lại kéo dài, do VSV ký sinh nội
bào gây ra ( bệnh lao, phong, giang kháng mai)….
2.2 Nhiễm trùng thể ẩn:
- Không có biểu hiện lâm sàng,nhưng có thay đổi công thức máu, và tìm thấy các kháng
thể dịch thể.
- Không nguy hiểm cho bệnh nhân, nhưng có thể là nguồn lây bệnh.
2.3 Nhiễm trùng tiềm tàng:
- VSV cư trú tại một cơ quan, bộ phận của cơ thể rồi đến một lúc nào đó có thể gây ra
nhiễm trùng rõ rệt.
- Tuy thủy đậu đã khỏi, nhưng virus này vẫn cư trú ở hạch thần kinh giao cảm, khi bị suy
giảm miễn dịch => từ thủy đậu –> chuyển sang bệnh zona.
2.4 Nhiễm trùng chậm :
- Do một số virus.
- Thời gian ủ bệnh dài.
* Các hình thái nhiễm trùng trong thực tế phụ thuộc vào:
+Tương quan giữa cơ thể và VSV, khả năng gây bệnh của VSV cũng như sức đề kháng
của cơ thể.
+ Yếu tố môi trường ngoài.
+ Bản thân VSV còn phụ thuộc mối quan hệ giữa VSV gây bệnh với các VSV vật khác
cùng tồn tại trong cơ thể.
3. Độc lực của VSV:
- Khả năng gây bệnh của VSV phụ thuộc:
3.1 Độc lực:
3.1.1 Khái niệm:
- Độc lực( virulence) là mức độ của khả năng gây bệnh của VSV.
- VSV gây bệnh được là vì chúng có độc lực.
- Đa số VSV gây bệnh cho người không gây bệnh cho động vật và ngược lại, cũng có
VSV gây bệnh cho cả hai (ví dụ: vi khuẩn dịch hạch, than, Brucella….)
- Đa số VSV chỉ gây bệnh cho một loài vật cụ thể, tuy nhiên cũng có một số VSV có thể
gây bệnh cho nhiều loài.
3.1.2 Phụ thuộc:
- Độc lực của VSV thay đổi theo hoàn cảnh sống của nó, tính độc có thể tăng, giảm và
mất đi.
- Độc lực của VSV phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là độc tố và chất tiếp lực cho độc tố.
- Độc lực của VSV còn phụ thuộc vào tính chất của độc tố tiết ra trong QT sống của VSV
và khả năng ST, phát triển của VSV trong cơ thể chủ.
3.1.3 Đơn vị đo độc lực:
- Liều gây chết tối thiểu (MLD): Liều lượng nhỏ nhất của độc tố hoặc VSV sinh ra độc tố
đó làm chết động vật thí nghiệm trong một thời gian nhất định.
- Liều gây chết 50% (LD50): Liều lượng nhỏ nhất của độc tố hoặc VSV sinh ra độc tố
làm chết 50% động vật thí nghiệm trong một thời gian nhất định.
- Có thể tăng hoặc giảm độc lực VSV gây bệnh trong những trường hợp cần thiết.
3.1.4 Các yếu tố độc lực:
- Sự bám vào TB:
+ Điều kiện đầu tiên để VSV xâm nhập được vào TB chủ và gây ra nhiễm trùng.
+ Tính bám đặc hiệu được ghi nhận đầu tiên ở các VK ruột già:
 VK S. salivarius: chủ yếu ở lưỡi
 VK S. Mutant: bám vào bề mặt răng gây nên sâu răng..
 VK S. Pyogenes: chủ yếu ở họng miệng, tác nhân chính gây viêm họng
- Các thành phần cấu trúc giúp tăng cường khả năng bám dính:
+ Pili: thường có ở VK Gram (-)
+ Fimbriae: hình dạng như pili nhưng nhỏ hơn, chủ yếu có ở VK Gram (+)
- Sự xâm nhập và sinh sản:
+ Yếu tố quyết định đối với nhiễm trùng.
+ Nhiễm trùng bao gồm cả sự định cư trên bề mặt niêm mạc (Vd: VK tả, VK ho gà)
+ Nhiễm trùng bao gồm cả sự xâm nhập vào bên trong tế bào ( Vd: VK lỵ, E. coli, các
virus,...), vào các mô của cơ thê (Vd: phế cầu, tụ cầu vàng).
+ Virus và một số VK ký sinh nội bào bắt buộc thì gây bệnh được khi xâm nhập và sinh
sản trong nội bào.
- Độc tố:
+ Là sản phẩm chuyển hoá của tế bào vi khuẩn, những chất độc của VSV để gây bệnh.
+ Gồm:
 Ngoại độc tố:
 Chất độc do vi khuẩn sống tiết ra môi trường ngoại bào
 Bản chất hóa học là protein => không chịu nhiệt độ sôi và protease.
 Có tính kháng nguyên tốt và có thể chế thành giải độc tố và sản xuất được vacxin
 Độc lực cao
 Có ở cả VK Gram (+) và Gram (-).
 Có thụ thể => gây bệnh đặc hiệu
 Nội độc tố:
 Chất độc gắn ở vách của vi khuẩn Gram (-)
 Có bản chất hóa học là lypopolysaccharid => chịu được nhiệt độ sôi và proteaza
 Có tính kháng nguyên yếu, không thể chế thành giải độc tố, không sản xuất được
vacxin.
 Độc lực thấp.
 Tồn tại bên trong tế bào => chỉ được giải phóng ra ngoài MT khi các tế bào bị tan
vỡ, bị phân hủy…..
 Không có thụ thể => không gây bệnh đặc hiệu.
* Những bệnh nhân bị bệnh do VK sinh nội độc tố dễ bị choáng, gây chết đột ngột khi nội
độc tố được giải phóng ồ ạt vào lúc vi khuẩn chết hàng loạt => cẩn thận khi dùng kháng
sinh liều cao.
- Một số E ngoại bào:
+ Trong QT sống, tế bào VK tiết ra bên ngoài MT nhiều loại enzym ngoại bào, tăng KN
gây bệnh của các VK đó.
+ Vd:
 Hyaluronidase: có KN phân huỷ acid. Nhiều Gram (+) tiết ra E này.
 Coagulase: làm đông huyết tương. Do tụ cầu vàng và một số vi khuẩn khác tiết
ra.
 Fibrinolysin: làm tan sợi huyết.
 Hemolysin: làm tan hồng cầu
- Một số kháng nguyên bề mặt có tác dụng chống thực bào:
+ Kháng nguyên vỏ của một số vi khuẩn như phế cầu, liên cầu…có tác dụng chống thực
bào bằng cách bão hòa sự opsonin hóa, giúp vi khuẩn tồn tại, gây bệnh
+ Kháng nguyên bề mặt vi khuẩn thương hàn là yếu tố chống thực bào.
- Phản ứng quá mẫn:
+ Là phản ứng miễn dịch có hại cho cơ thể, quá mẫn trong nhiễm trùng được cho là do
một số lymphokin gây nên shock nhiễm trùng, điển hình là shock do nội độc tố.
- Độc lực của VR:
+ Tập hợp của nhiều yếu tố giúp chúng nhân lên và gây tổn hại cho tế bào bị xâm nhiễm.
+ Ngoài yếu tố bám và xâm nhập, độc lực của virus còn bao gồm các yếu tố sau:
 Ngăn cản sự tổng hợp các polyme (đại phân tử) của tế bào chủ.
 Làm thay đổi tính thấm của lyzosom.
 Gắn vỏ peplon haowjc kháng nguyên vào màng tế bào, làm tổn hại các màng này.
 Phá huỷ cấu trúc và chức năng tế bào, gây chết tế bào.
 Gây biến dạng nhiễm sắc thể.
 Làm mất kiểm soát kháng nguyên bề mặt tế bào, gây chuyển dạng và loạn sản tế
bào.
- Sự né tránh đáp ứng miễn dịch:
+ Sự phát triển có tính tiến hoá của VSV => khả năng chống lại các cơ chế bảo vệ của cơ
thể
+ Ẩn náu trong TB =>tránh được các tác dụng của nhiều loại kháng sinh.
+ Gắn ADN vào nhiễm sắc thể của tế bào chủ rồi phát triển nhân lên.
+ Tiết ra các yếu tố ngăn cản kháng thể.
+ Một số VK như phế cầu, màng não cầu, tiết protease thuỷ phân các kháng thể.
+ Khả năng biến dị kháng nguyên (tụ cầu, vi khuẩn dịch hạch, virus cúm, HIV)
=> Hạn chế tác dụng của miễn dịch đặc hiệu, gây khó khăn cho việc nghiên cứu vaccin
phòng bệnh.
4. Nguồn gốc truyền nhiễm:
*VSV gây ra các bệnh NT ở ngưòi có nguồn gốc từ 3 nguồn truyền nhiễm:
4.1 Người truyền cho ngưòi:
- Đây là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất.
- Người đang trong thời kỳ ủ bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng là nguồn lây truyền rất
nguy hiểm.
- Các bệnh nhân trong thời kỳ phát bệnh là những người luôn đào thải ra môi trường
ngoài lượng mầm bệnh rất lớn.
- Các bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi, đôi khi cũng là nguồn truyền nhiễm.
4.2 Động vật truyền cho ngưòi:
- Nguồn truyền nhiễm này ngày càng quan trọng hơn.
- Trong sữa của bò bị viêm tuyến vú có chứa một số mầm bệnh có thể lây sang người.
- Chó mắc bệnh dại khi cắn người sẽ lây truyền virus dại sang người
- Chuột mắc bệnh dịch hạch có thể lây truyền sang người qua trung gian là bọ chét.
- Cúm gia cầm
4.3 Các vật thể tự nhiên:
+Tương đối không quan trọng.
+ VSV sống trong đất, sống hội sinh trong đường ruột người, ĐV và trở lại MT đất qua
phân.
+ VD:
 P. aeruginosa, Proteus: nhiễm trùng vết thương, vết bỏng và nhiễm trùng đường
tiết niệu
 Cl. tetani và Cl. perfringens gây bệnh uốn ván và hoại thư sinh hơi
 Đồ hộp nhiễm khuẩn Cl. botulinum gây ngộ độc thực phẩm…..
5. Phương thức truyền nhiễm:
- Trực tiếp:
- Gián tiếp:
+ Con đường chủ yếu.
 Qua vật dụng, dụng cụ, MT truyền nhiễm trung gian (hay vật mang thích hợp).
 Qua côn trùng hút máu
6. Con đường truyền nhiễm:
-Tiêu hóa
- Hô hấp
- Da và niêm mạc
- Đường nhau thai
- Đa số các loài VSV đều xâm nhập vào cơ thể và gây ra NT khi chúng vào theo con
đường thích hợp đặc trưng.
- Một số loài VSV gây bệnh có khả năng xâm nhập vào cơ thể theo nhiều con đường.
VK lao có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, ăn uống và qua tiêm truyền.
6.1 Đường tiêu hóa:
6.1.1 Lây nhiễm trực tiếp:
- Vật dụng sinh hoạt hay bị lây nhiễm bởi phân và qua bàn tay.
- Những người bị bệnh tiêu chảy thì khả năng nhiễm bẩn bàn tay lại càng nhiều hơn.
- VK E. coli và Shigella là những loại VK hay lây nhiễm theo cách này nhất.
6.1.2 Lây nhiễm gián tiếp:
- Qua thực phẩm:
+ Thực phẩm là nguồn lây nhiễm quan trọng trong các nhiễm trùng đường tiêu hóa.
- Qua nước:
+ Các nguồn nước sinh hoạt dễ bị ô nhiễm bởi nhiều loại VSV khác nhau như: các loài
VK như tả, lỵ, thương hàn là những mầm bệnh nguy hiểm gây ra nhiều vụ dịch lớn ở Việt
Nam.
6.2 Các nhiễm trùng đường hô hấp
6.2.1 Lây nhiễm trực tiếp:
- Qua: nụ hôn, qua các dụng cụ như cốc, đũa, thìa
- Qua không khí:
- Qua nước bọt ở các bệnh nhân mắc bệnh như lao, quai bị, cúm, sởi,..
- Trong không khí thường xuyên có những hạt bụi bị gió cuốn từ đất lên và có thể mang
theo một số VK gây bệnh như: VK khuẩn tan máu, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và bào
tử của nhiều loại nấm mốc…..
6.3 Lây truyền qua nhau thai:
- Nhau thai là hàng rào sinh học cho việc bảo vệ bào thai khỏi các VSV có trong cơ thể
ngưòi mẹ.
- Tuy nhiên, một số VSV có thể xâm nhập xuyên qua hàng rào này và nhiễm vào cơ thể
thai nhi. (Vd: giang mai).
- Khi có thai 3 tháng đầu, thai phụ mắc bệnh cúm hay bệnh Rubella thì có khả năng bào
thai sẽ bị mắc các dị tật bẩm sinh.
- HIV cũng là loài virus có khả năng truyền từ các bà mẹ sang sang cho con trong thời kỳ
mang thai
6.4 Truyền qua da và niêm mạc:
- Da và niêm mạc đóng vai trò là bức tường thành sinh học ngăn cách giữa cơ thể (nội
môi) và ngoại cảnh.
- Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác nhau, VSV vẫn có thể qua đường da và niêm
mạc mà xâm nhập vào cơ thể.
6.4.1 Do tiếp xúc trực tiếp:
- Một số VK, nấm mốc, ký sinh trùng có thể gây ra các nhiễm trùng ngoài da ngay cả khi
da ở trạng thái bình thường thông qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.
- Tiếp xúc quần áo, chăn màn, khăn tắm,...: trốc đầu, mụn nhọt, ghẻ cóc, một sô loại nấm
gây bệnh ngoài da, ấu trùng giun móc,...
- Bệnh hủi: lây lan đường niêm mạc mũi do sử dụng chung chậu rửa, khăn mặt và các vật
dụng khác với bệnh nhân.
- Bệnh mắt hột, viêm kết giác mạc cũng đều lây truyền theo phương cách này.
- Lây lan qua đường tình dục, tiếp xúc trực tiếp qua niêm mạc đường sinh dục như lậu,
giang mai, hạ cam, HIV……
6.4.2 Lây lan qua các vết thương:
- Các vết thương ngoài da và niêm mạc chính là những cửa ngõ làm thông thương nội
môi và ngoại môi => tạo điều kiện cho rất nhiều căn bệnh lây lan theo con đường này.
- Do tai nạn, bỏng, sinh đẻ hay do phẫu thuật,...
6.4.3 Lây lan qua con đường tiêm chích:
- Nhiều loài VSV có cơ hội xâm nhập vào cơ thể qua con đường tiêm chích hoặc qua các
vết đốt của nhiều loại côn trùng hút máu.
- Bệnh viêm gan (HBV): lây nhiễmqua đường tiêm chích, qua dụng cụ y tế như kìm nhổ
răng, các ông thông, các dụng cụ nội soi…
- Giang mai, ký sinh trùng sốt rét lây lan qua đường truyền máu.
- Các loại kim tiêm ở môi trưòng bệnh viện nếu tiệt trùng không kỹ => nguồn lây nhiễm
HIV, trực khuẩn mủ xanh, vi khuẩn...
- Muỗi là côn trùng có khả năng truyền nhiều loại bệnh như bệnh sôt xuất huyêt, viêm
não Nhật Bản B, bệnh giun chỉ.
* Bọ chét: bệnh dịch hạch
Rickettsia, ve: sốt phát ban
Chấy rận: sốt hồi quy
Ruồi Tse: bệnh ngủ
7. Nhiễm trùng do thuốc:
- Thuốc là chế phẩm dược dụng, sử dụng với mục đích điều trị, phòng bệnh và chẩn
đoán.
- Trong thành phần của thuốc gồm có các hoạt chất chính có tác dụng dược lý, ngoài ra
còn có nhiều tá dược có thành phần khác nhau => nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật
phát triển và gây ra nhiễm trùng tại các cơ sở y tế và cộng đồng.
- Cần tuân thủ quy trình sản xuất thuốc, đóng gói bảo quản, phân phối theo tiêu chuẩn
GMP.
7.1 Nguy cơ:
- Thuốc bị nhiễm VSV => hỏng thuốc và nguy cơ cho sức khoẻ người dùng thuốc.
- Thuốc hỏng nhận biết được qua thay đổi về cảm quan, vật lý, hoá học, sinh học.
- Thành phần hoạt tính bị VSV chuyển hoá => giảm sút hiệu lực, hoặc mất tác dụng dược
lý.
- Nếu vẫn sử dụng để điều trị => hậu quả đáng tiếc cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến uy tín ,
gây tổn thất về kinh tế cho nhà sản xuất.
7.2 Nguồn lây nhiễm:
7.2.1 Lây nhiễm trong khâu sản xuất:
- Nguyên liệu.
- Nước
- Máy móc, trang thiết bị, thùng chứa
- Không khí trong nhà xưởng
- Vật liệu, bao bì dùng đóng gói
- Người lao động tham gia dây truyền sản xuất
7.2.2 Lây nhiễm trong khâu sử dụng:
- Thuốc đóng gói lớn dùng cho nhiều bệnh nhân: dung môi, dịch truyền
- Thuốc nhỏ mắt
- Do bệnh nhân
7.3 Tác hại:
7.3.1 Mầm bệnh thực sự:
- Thực tế xảy ra nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị chết do bệnh uốn ván vì xoa phải phấn
rôm bị nhiễm Clostridium tetani gây bệnh uốn ván
- Các rối loạn tiêu hóa do ngộ độc vi khuẩn Salmonella khi uống các nội tiết tố tuyến giáp
hoặc men tiêu hóa được điều chế từ tuyến tụy .
7.3.2 Mầm bệnh cơ hội.
- P.aeruginosa, Klebsiella, Serratia và các loại vi khuẩn sống tự do khác được xem là các
mầm bệnh cơ hội.
- Đối với người cao tuổi, bệnh nhân bị bỏng, bị chấn thương, bị suy giảm miễn dịch có
thể gây ra các trạng thái bệnh lý nghiêm trọng.
- Đối với người khỏe mạnh không gây tác hại gì.
7.4 Biện pháp phòng ngừa – Kiểm tra:
- Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm tốt hơn là xử lý lây nhiễm.
- Trong khâu sản xuất, phải chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên lý SX thuốc tốt.
- Thuốc sau khi sản xuất phải được bảo quản và đóng gói trong thùng chứa thích hợp để
giảm thiểu lây nhiễm.
- Khâu kiểm nghiệm độ nhiễm khuẩn là yêu cầu bắt buộc đối với hầu hết các loại thuốc,
nhất là thuốc tiêm.
- Việc phòng tránh nhiễm VSV vào thuốc trong khâu sử dụng có nhiều khó khăn và hạn
chế, đặc biệt là dối với thuốc dạng pha hoặc tiêm.
- Dễ thực hiện hơn là các loại thuốc viên dùng để uống.
- Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh lây nhiễm thuốc trong bệnh viện là huấn luyện
và giáo dục cho người bệnh và các y tá sử dụng một cách tối ưu nhất và phòng ngừa tích
cực.
* Các nguyên tắc của thực hành sản xuất thuốc tốt GMP:
- GMP bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn điều kiện cho các
cơ quan SX đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng an toàn.
- GMP quan tâm đến các yếu tố con người, vật liệu, máy móc, thiết bị, thao tác, MT nơi
sản xuất, thu hồi sản phẩm lỗi,...
8. Nhiễm trùng bệnh viện:
8.1 Khái niệm:
- Nhiễm trùng bệnh viện: là bệnh mắc thêm sau khi vào viện 48 giờ hoặc là bệnh nhiễm
trùng mắc phải do khám, chữa, chăm sóc người bệnh đang nằm điều trị tại bệnh viện.
- Tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện phụ thuộc vào: VSV gây bệnh, môi trường bệnh viện, vào
mức độ an toàn của các thiết bị, dụng cụ y tế, thao tác của nhân viên y tế,…
Những đối tượng có nguy cơ nhiễm trùngbệnh viện
8.2 Những đối tượng có nguy cơ:
- Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch => giảm KN đề kháng của cơ thể do:
+ Bị các bệnh của cơ quan miễn dịch.
+ Dùng thuốc giảm miễn dịch.
+ Sau phẫu thuật hoặc sau mắc một bệnh nặng hoặc đang mắc một bệnh mãn tính.
- Người có tuổi nằm điều trị ở bệnh viện lâu ngày, trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, bị
bệnh ỉa chảy kéo dài.
- Nhân viên bệnh viện thường xuyên tiếp xúc với VSV gây bệnh kèm sức đề kháng kém,
tình trạng vệ sinh và trang thiết bị y tế không đạt yêu cầu.
8.3 Một số VSV thường gặp trong nhiễm trùng bệnh viện:
8.3.1 Vi khuẩn:
- Mọi loài VK đều có thể gây NTBV với tỷ lệ khác nhau, hay gặp nhất là các loài sau
đây:
+ Họ vi khuẩn đường ruột: hay gặp nhất là E.coli và nhóm KES( Klebsiella – Entrobacter
– Serratia).
+ Họ cầu khuẩn: thường gặp tụ cầu (tụ cầu vàng>tụ cầu da>tụ cầu hoại sinh)
+ Họ Pseudomonadaceae: loài P.aeruginosa chiếm tỷ lệ cao nhất trong NTBV.
8.3.2 Virus:
- VR cũng gây nên NTBV, điển hình nhất là VR HIV; viêm gan ( A,B,C), VR cúm, sởi,
thủy đậu……
8.3.3 Tác nhân khác:
- Bệnh nhân, thầy thuốc, người chăm sóc bệnh nhân là những đối tượng mang ký sinh
trùng và bị mắc bệnh ký sinh trùng trong thời gian khám, chữa bệnh, chăm sóc bệnh
nhân, nằm điều trị tại bệnh viện.
- Ký sinh trùng đường ruột hay gặp bệnh kiết lỵ ( lỵ amip) ký sinh ở ruột dưới dạng bào
nang, khi sức đề kháng cơ thể giảm sút sẽ biến thành dạng hoạt động và gây bệnh.
8.4 Phân loại:
- Nguồn VSV để dẫn đến NT bệnh viện phong phú, do nhiều nguyên nhân khác nhau
- Ngoại sinh và nội sinh:
+ Nhiễm trùng ngoại sinh: do các VSV xâm nhập vào bệnh nhân từ môi trường bên ngoài
hoặc cả VSV do thầy thuốc đem lại.
+ Nhiễm trùng nội sinh: do các VSV đã ký sinh sẵn ở người bệnh gây ra. Chúng là VSV
gây bệnh cơ hội hoặc VSV có từ vùng nhiễm trùng trên cơ thể bệnh nhân mắc từ trước.
8.5 Các dạng lâm sàng thường gặp:
- Nhiễm trùng ngoại khoa
- Nhiễm trùng bỏng
- Nhiễm trùng cơ quan tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp…..
8.6 Đường xâm nhập:
Tùy thuộc rất nhiều yếu tố liên quan:
- Đối với NT nội sinh: do VSV sống trên da và niêm mạc cơ thể, NT vết mổ, bệnh nhân
suy giảm miễn dịch,...
- Đối với NT ngoại sinh: dotiêm truyền, phẫu thuật, đường truyền trực tiếp qua không
khí, bàn tay,...
9. Tiệt trùng – Khử trùng:
9.1 Khái niệm:
- Tiệt trùng ( Sterilization) : là tiêu diệt tất cả các VSV( kể cả nha bào) và bất hoạt virus
hoặc tách bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi vật cần tiệt trùng.
- Khử trùng (disinfection): là làm cho vật được khử trùng không còn khả năng gây nhiễm
trùng (chỉ tiêu diệt mầm bệnh mà không phải tất cả các vi sinh vật).
- Khử trùng phải đạt yêu cầu bất hoạt không hồi phục lại các mầm bệnh, do vậy tác dụng
chế khuẩn (VD: kháng sinh) không đáp ứng yêu cầu này.
9.2 Nguyên tắc:
- Sau khi khử trùng, tiệt trùng, cần đảm bảo:
+ Sự vô trùng tuyệt đối.
+ Không làm thay đổi chất lượng mẫu vật.
+ Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người
+ Đem lại kết quả chẩn đoán chính xác.
+ Tránh được sự lây nhiễm cho người tiếp xúc và môi trường xung quanh.
9.3 Các biện pháp kỹ thuật tiệt trùng, khử trùng:
9.3.1 Phương pháp vật lý :
- Bằng nhiệt khô, sức nóng khô:
+ Bằng tủ sấy: khử trùng dụng cụ thủy tinh hay kim loại
+ Bằng cách đốt qua lửa nung đỏ: KT que cấy, đầu ống nghiệm,...
- Tiệt trùng bằng nhiệt ẩm:
+ Đun sôi trong nước: khử trùng nhanh dụng cụ kẹp, dao, cốc thủy tinh,...
+ Phương pháp khử trùng Pasteur: KT SP dễ bị biến tính ở nhiệt độ cao (sữa, bia, rượu,..)
+ Hấp gián đoạn ở 100⁰C: KT MT nuôi cấy men, mốc
+ Khử trùng bằng hơi nước bão hòa ở áp suất cao:
- Tia cực tím: diệt VK, dùng khử trùng không khí phòng mổ, phòng thí nghiệm.
- Tia gammar: khử trùng chỉ katgút, dụng cụ và bông băng trong những túi đóng sẵn, tủ
vô trùng hay nước sạch,...
9.3.2 Phương pháp dùng hóa chất:
- Nồng độ thuốc khử trùng và thời gian ngâm phải đúng mới có hiệu quả.
- Các dung dịch khử trùng thông dụng
+ Iod trong cồn 70%: Sát trùng da.
+ Cloramin 5% khử trùng phòng và dụng cụ. Cloramin 0,5% khử trùng da.
+ Phenol 1% khử trùng phòng và trang thiết bị, 2% để khử trùng dụng cụ.
+ Nhóm hợp chất halogen, muối kim loại, ammonium bậc 4….
- Hóa chất có tác dụng tiệt trùng có hiệu quả nhất hiện nay đang dùng là Cidex:
- Ethanol: Ethanol 70% có tác dụng sát trùng mạnh nhất
- Halogen và các chất chứa clo hoạt động
- Các kim loại nặng: HgCl2, AgNO3, 1% kẽm sulfate
- Các chất tẩy rửa, xà phòng
- Formaldehyde rất độc, kích thích mạnh niêm mạc dùng để khử trùng dụng cụ. Dung
dịch forrmaldehyde 10% trong cồn được dùng để vô trùng phòng thí nghiệm rất có hiệu
quả.
* Sử dụng hóa chất để tiệt trùng khá tốn kém nhưng hiệu quả cũng không cao.

BÀI 9: MIỄN DỊCH


I. Khái niệm:
- Miễn dịch là khả năng cơ thể nhận ra và loại bỏ các vật lạ.
-Dù các VSV có đủ các điều kiện gây bệnh (độc lực,số lượng cần thiết và đường xâm
nhập thích hợp), nhưng bệnh nhiễm trùng có xảy ra không còn phụ thuộc vào sự đề kháng
của cơ thể.
- Sự đề kháng của cơ thể là tập hợp của nhiều hệ thống và yếu tố, chúng hỗ trợ nhau để
tạo nên sự bảo vệ.
- Chia thành hai hệ thống lớn:
+ Hệ thống phòng ngự tự nhiên
+ Hệ thống phòng ngự đặc hiệu
1. Miễn dịch không đặc hiệu:
- Gồm nhiều hàng rào vốn có của cơ thể.
- Chống đối với sự xâm nhập của VSV mà không cần có sự tiếp xúc trước với VSV.
- Là tuyến phòng thủ đầu tiên ngăn chặn sự xâm nhập và tiêu diệt VSV trước khi
chúng kịp nhân lên trong cơ thể, nhờ đó mà hệ miễn dịch đặc hiệu có đủ thời gian hình
thành.
- Gọi là miễn dịch không đặc hiệu là do nó đáp ứng miễn dịch với tất cả các loại kháng
nguyên là như nhau.
1.1 Hàng rào da – niêm mạc:
* Đây là hàng rào đầu tiên chống lại sự xâm nhập của các VSV
* Theo cơ chế lý, hóa, cơ chế cạnh tranh
- Mắt:
+ Nước mắt
+ Lysozyme
- Đường thở:
+ Màng nhầy
+ Nhung mao
- Da:
+ Hàng rào cơ học
+ Hàng rào hóa học
+ Vi hệ da
- Đường tiêu hóa:
+ Acid dạ dày
+ Vi hệ đường ruột
- Đường tiết niệu:
+ Nước tiểu
+ Acid trong nước tiêu
+ Acid của âm đạo
1.2 Hàng rào tế bào:
* Gồm:
 BC có nhân đa hình
 Thực bào, đại thực bào
 TB diệt tự nhiên
- BC đa nhân:
+ Chỉ bắt và tiêu diệt được những vật lá có kích thước nhỏ => tiểu thực bào.
+ Có sẵn trong máu và hệ bạch huyết.
+ Tiêu diệt vật lạ nhờ enzyme trong lyzosome
- Thực bào, đại thực bào:
+ Vai trò đại thực bào:
 Bắt và tiêu hóa các VSV
 Trình diện kháng nguyên.
 Tham gia vào MD tế bào.
 Bài tiết các yếu tố bảo vệ: bổ thể, interferon, lysozym và một số yếu tố kích thích
phân bào khác.
+ Quá trình thực bào:
 Giai đoạn gắn: VSV gặp các tế bào thực bào s-=> bị dính vào màng tế bào nhờ các
receptor bề mặt.
 Giai đoạn nuốt: Màng tế bào lõm vào, chất nguyên sinh tạo các chân giả bao lấy
VSV, đóng kín lại tạo thành Phagosom.
 Giai đoạn tiêu: lyzosom ( lysosom) + hốc thực bào, xảy ra hiện tượng hòa màng,
màng => lysosom nhập vào màng phagosom => phagolysosom. Các VSV trong
phagolysosom sẽ bị tiêu diệt bởi enzym thủy phân có trong lysosom.
-TB tiêu diệt tự nhiên:
+ Là tế bào dạng lympho có hạt lớn trong sinh chất, có ở máu ngoại vi.
+ Chúng khác với tế bào lympho B,T, đại thực bào và bạch cầu trung tính.
+ Có chức năng diệt các tế bào đích bằng chất tiết perforin.
+ Hoạt tính tăng lên khi được kích thích bởi interferon.
+ NK còn có KN tiêu diệt VSV theo kiểu ADCC ( xem phần kháng thể)
* Tế bào K (Killer cell)
+ Là tế bào dạng lympho, còn gọi là tế bào "null"
+ Trên bề mặt tế bào có thụ thể, gây độc tế bào đích nhờ hiệu quả ADCC.
1.3 Hàng rào thể dịch:
1.3.1 Bổ thể:
- Một nhóm protein huyết thanh thuộc hệ miễn dịch tự nhiên.
- Tính chất
+ BT là một hệ thống protein gồm 11 thành phần, sẵn có trong huyết thanh.
+ Bị hoạt hóa bởi phức hợp miễn dịch, một số TH hoạt hóa theo con đường tắt, không
cần phức hợp miễn dịch.
- Tác dụng sinh học
+ BT khi được hoạt hóa có thể làm tan VK Gram (-), VR, Ricketttsia , tiêu diệt VK Gram
dương. BT khi chưa hoạt hóa cũng có thể làm tan các virus.
+ BT làm tăng sự kết dính miễn dịch và sự thực bào vì bổ thể có receptor trên các tế bào
thực bào.
+ BT có hoạt tính phản vệ do giãn mạch.
+ BT có tác dụng thu hút bạch cầu.
1.3.2 Propecdin:
- Propecdin là một hệ thống protein có trong huyết thanh
- Propecdin có các tác dụng sau:
+ Kết hợp với zymozan.
+ Hoạt hóa bổ thể theo con đường tắt.
1.3.3 Interferon (IFN):
- Là nhóm glycoprotein cảm ứng, được sản xuất bởi nhiều loại tế bào như:
+ Tế bào bạch cầu
+ Đại thực bào
+ Tế bào biểu mô, tế bào sơ non khi được cảm ứng bởi virus hoặc acid nucleic.
- IFN có hoạt tính kháng virus không đặc hiệu như ngăn cản sự nhân lên của virus, hoạt
hóa các tế bào diệt tự nhiên.
- Tính chất
+ Là những polypeptid có trọng lượng phân tử thấp không bị phân hủy bởi pH từ 2 đến
10.
+ Nó không có tác dụng đặc hiệu kháng nguyên, nhưng lại có tính đặc hiệu loài IFN tạo
ra do virus có tác dụng trên virus khác trong cùng mà IFN đã tạo ra.
+ IFN xuất hiện rất nhanh, sau 1 giờ tiêm chất kích thích
+ Trong cơ thể, IFN của tế bào này tiết ra có tác dụng với các tế bào xung quanh và qua
đường máu tác dụng với các tế bào xa hơn.
+ Có thể dùng IFN nội sinh và IFN ngoại sinh để phòng và chữa một số bệnh do vius.
- Các loại IFN, nguồn gốc và tác dụng:
+ IFN alpha: do các tế bào xơ non và biểu mô sản xuất, có TD ngăn nhân lên của VR.
+ IFN beta: tế bào lympho và đại thực bào sản xuất, ngăn sự nhân lên của VR. Hoạt hóa
tế bào diệt tự nhiên(NK), chống nhiễm trùng và ung thư.
+ IFN gama- IFN miễn dịch: do TB lympho Tcd4 sản xuất, tác dụng như một
lymphokin, có tác dụng điều hòa MD. Hoạt hóa tế bào diệt tự nhiên, đại thực bào, chống
nhiễm trùng và chống ung thư.
- Cơ chế tác dụng của IFN:
+ Không tác dụng trực tiếp vàp VR như trường hợp KN và KT, không trực tiếp gây hiệu
quả kháng VR.
+ IFN tác dụng thông qua các enzyme của TB.
1.3.4 Kháng thể tự nhiên:
- Kháng thể tự nhiên là những kháng thể có sẵn trong máu mà không rõ đã có sự tiếp xúc
với kháng nguyên tương ứng.
- Tuy với số lượng rất ít, nhưng kháng thể này làm tăng sự đề kháng đáng kể với kháng
nguyên tương ứng hoặc kháng nguyên chéo
=> Kháng thể này có sẵn và nó làm tăng khả năng miễn dịch.
1.4 Miễn dịch chủng loại:
- Các loài ĐV khác nhau có khả năng đề kháng không giống nhau với các VSV.
- Ngay trong cùng một loài động vật, sự đề kháng cũng có sự khác biệt.
- Thực chất của miễn dịch chủng loại là phụ thuộc vào di truyền chủng loại ĐV.
* Tổng: Khi một VSV lạ xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ gặp phải hàng loạt các cơ chế
bảo vệ không đặc hiệu trong đáp ứng miễn dịch tự nhiên với mục đích tiêu diệt và loại
trừ chúng ra khỏi cơ thể.
2. Miễn dịch đặc hiệu:
2.1 Khái niệm:
- Với VSV có độc lực cao, cơ thể cần có hệ thống phòng ngự đặc hiệu, để loại trừ các
VSV gây bệnh nguy hiểm hơn ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể hồi phục nhanh và duy trì miễn
dịch.
- Hệ thống phòng ngự đặc hiệu có được khi cơ thể đã tiếp xúc với một VSV gây bệnh
nào đó, sau đó có được sự đề kháng với VSV đó. Vậy sự tiếp xúc của cơ thể với VSV hay
đúng hơn là với các kháng nguyên của VSV sẽ dẫn tới có được miễn dịch chống lại VSV
đó. Vì thế nên gọi chúng là miễn dịch thu được hay MD đặc hiệu.
- Miễn dịch đặc hiệu cũng có thể có được khi truyền kháng thể hoặc các tế bào miễn dịch.
2.2 Hình thức:
+ Miễn dịch dịch thể.
+ Miễn dịch qua trung gian tế bào
2.3 Đặc điểm cơ bản của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
- Tính đặc hiệu
- Phân biệt lạ - quen
- Tính đa dạng
- Trí nhớ miễn dịch
- Điều hòa miễn dịch
2.4 Phân loại:
2.4.1 Miễn dịch chủ động:
- Cơ thể tự sinh miễn dịch đặc hiệu khi có kháng nguyên kích thích.
( Là miễn dịch ở cơ thể người và động vật nhận được trong quá trình sống của mình, thu
được sau khi cơ thể bị mắc bệnh hoặc sau khi tiêm vacxin)
- Gồm:
+ Miễn dịch chủ động tự nhiên:
 Là trạng thái miễn dịch có được khi cơ thể vô tình tiếp xúc với kháng nguyên.
 Miễn dịch có được sau khi cơ thể đã bị nhiễm tác nhân gây bệnh và khỏi bệnh
 Loại miễn dịch này có thể kéo dài rất lâu, có khi suốt đời.
+ Miễn dịch chủ động thu được
 Là trạng thái miễn dịch có được khi kháng nguyên được chủ động đưa vào cơ thể,
như tiêm vaccin
 Vaccin được chế từ các vi khuẩn, virus đã bị giảm độc lực. Sau khi tiêm vaccin
trong cơ thể sẽ xuất hiện kháng thể đặc hiệu chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh
ấy .
2.4.2 Miễn dịch thụ động:
- Là trạng thái miễn dịch có được nhờ kháng thể được truyền từ ngoài vào.
- Có được khi cơ thể chiến thắng bệnh tật bằng tác dụng từ bên ngoài đưa vào.
- Gồm:
+ Miễn dịch thụ động tự nhiên:
 Là trạng thái miễn dịch có được do kháng thể được truyền từ mẹ sang con.
 Là MD có ở trẻ em sơ sinh tiếp thu được tính MD từ cơ thể mẹ thông qua nhau
hay sữa, do đó có sức đề kháng đối với các tác nhân gây bệnh
 Miễn dịch này tương đối ngắn.
+ Miễn dịch thụ động thu được:
 Là trạng thái miễn dịch có được khi kháng thể được đưa vào cơ thể, như dùng liệu
pháp huyết thanh .
 Miễn dịch này có được sau khi tiêm vài giờ, chỉ tồn tại thời gian ngắn 2-3 ngày.
 Đây là hình thức chi viện kịp thời để giúp cho cơ thể chống lại sự xâm nhập mãnh
liệt của các tác nhân gây bệnh, chống lại nạn dịch đang hoành hành
* Tóm lại
- Sự đề kháng của cơ thể gồm 2 hình thức: đáp ứng miễn dịch tự nhiên và đáp ứng miễn
dịch đặc hiệu.
- Hai hình thức này luôn bổ sung, hỗ trợ và không thể tách rời nhau.
- Miễn dịch tự nhiên có trước ngăn cản VSV trước khi chúng kịp nhân lên trong cơ thể,
nhờ đó mà hệ thống miễn dịch đặc hiệu có đủ thời gian hình thành và đóng vai trò chủ
chốt.
II. Các cơ quan tham gia:
1. Cơ quan lympho:
- Là nơi sản sinh, huấn luyện và tàng trữ các tế bào lympho, được chia thành:
1.1 Cơ quan lympho trung ương:
- Nơi biệt hóa tế bào nguồn thành tế bào lympho chín không cần sự kích thích của kháng
nguyên
- Cơ quan limpho trung ương:
+ Tuyến ức:
 Là một khối dẹt gồm 2 thùy nằm sát ngay sau xương ức.
 Đây là cơ quan lympho xuất hiện sớm nhất trong thời kỳ bào thai.
 Đến tuổi dậy thì là phát triển tối đa (30 - 50g) và giảm dần và chỉ còn dưới 15g ở
người già.
 Tuyến ức là nơi huấn luyện, phân chia, biệt hóa các tế bào lympho T.
+ Túi Fabricius
1.2 Cơ quan lympho ngoại vi:
- Nơi cư trú của các tế bào lympho đã được biệt hóa
- Lách: là cơ quan lympho lớn có chức năng:
+ Lọc, dự trữ máu cho cơ thể
+ Tập trung kháng nguyên xâm nhập bằng đường tĩnh mạch rồi tạo đáp ứng miễn dịch
chống lại.
- Hạch lympho
+ Hạch bạch huyết có hình hạt đậu được bọc trong một vỏ liên kết.
+ Hạch hoạt động như một cái lọc với các phân tử lạ, nơi các tế bào miễn dịch tiếp xúc
với kháng nguyên…..
- Các cơ quan lympho khác
+ Các mô lympho ở ruột: gồm mảng Peyer và các nang lympho nằm rải rác ở niêm mạc
ruột.
+ Các tế bào lympho tiếp xúc với kháng nguyên xâm nhập qua đường tiêu hóa, có vai trò
quan trọng trong cơ chế bảo vệ tại chỗ.
+ Hạch hạnh nhân là những mô lympho ở họng.
+ Ở một số nơi khác như: phế nang, phế quản, đường niệu, đường sinh dục cũng chứa mô
lympho dưới lớp niêm mạc.
2. TB tham gia đáp ứng miễn dịch:
- Đều được sinh ra từ các tế bào nguồn ở tủy xương.
- Trong quá trình biệt hóa đã tạo ra dòng tủy, dòng hồng cầu và dòng lympho.
- Các tế bào dòng tủy lại biệt hóa thành hai nhánh:
+ Một nhánh tạo tế bào đơn nhân để thành đại thực bào...
+ Một nhánh tạo tế bào đa nhân phân hóa thành bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa kiềm,
bạch cầu ưa acid.
- Dòng tế bào lympho vào cơ quan lympho trung tâm để biệt hóa thành các tế bào chín.
- Tế bào NK (Natural killer), tế bào K (killer) là những lympho bào không biệt hóa trong
cơ quan lympho trung tâm.
2.1 TB lympho:
- Có trong tuần hoàn máu và bạch huyết..
- Có hai loại tế bào lympho:
+ Lympho T:
 Đáp ứng miễn địch qua trung gian tế bào.
 Chiếm 70% tổng số lympho bào máu ngoại vi và chiếm đa số ở các mô lympho.
 Từ tế bào nguồn ở tủy xương, được biệt hóa và trưởng thành ở tuyến ức
 Ly Tc có khả năng tiêu diệt các tế bào đích, khi nó tiếp xúc trực tiếp các tế bào
đích (vd: TB ung thư, TB bị nhiễm VR,...)
 TCD4 : Phản ứng quá mẫn muộn chống lại các mầm bệnh nội tế bào
+ Lympho B:
 Đáp ứng miễn dịch dịch thể.
 Quá trình biệt hóa ở tủy xương không cần sự kích thích kháng nguyên.
 Lympho B chín đặc trưng bởi sự hiện diện của thụ thể globulin bề mặt.
 Các lympho bào B với các SIg bề mặt đến các mô lympho ngoại vi, khi có sự kích
thích của kháng nguyên thì lại biệt hóa, tăng sinh thành các tương bào sản xuất
kháng thể.
- TB NK:
+ Là những tế bào lympho trong máu ngoại vi không phân loại được là TB T hay B.
+ Tế bào NK có khả năng diệt các tế bào đích như: tế bào u, tế bào chủ nhiễm virus
- Đại thực bào:
+ Thực bào kháng nguyên lạ xâm nhập.
+ Trình diện thông tin về kháng nguyên lạ cho các tế bào lympho.
+ Có thụ thể với Fc kháng thể và bổ thể C3b.
+ Tiết một số chất có hoạt tính sinh học như: lysozym, interferon,...
- BC trung tính:
+ Tiểu thực bào, có chức năng bắt, tiêu diệt vi khuẩn,
+ Chiếm 60 - 70% tổng số bạch cầu máu ngoại vi.
- BC ưa bazo:
+ Chỉ chiếm 0,5% tổng số bạch cầu ngoại vi..
+ Có vai trò trong phản ứng phản vệ và dị ứng
- BC ưa acid:
+ Chiếm 1 - 5% tổng số bạch cầu ngoại vi.
+ BCAT tăng trong các trường hợp nhiễm ký sinh trùng, cơ chế của hiện tượng này thì
chưa rõ.
III. Kháng nguyên:
1 Định nghĩa:
Là những chất khi xuất hiện trong cơ thể thì tạo ra kích thích đáp ứng miễn dịch và kết
hợp đặc hiệu với những sản phẩm của sự kích thích đó.
2 Tính chất:
2.1 Tính sinh miễn dịch:
- Là khả năng kích thích cơ thể tạo ra đáp ứng miễn dịch
- Tính sinh miễn dịch của một kháng nguyên phụ thuộc vào:
+ Tính “lạ” của kháng nguyên :
 Là sự khác biệt chủng loại giữa cơ thể chủ và kháng nguyên
 Chất càng lạ thì khả năng kích thích miễn dịch càng mạnh.
+ Khối lượng phân tử:
 Những chất có phân tử lượng lớn hơn 1.000 dalton mới có khả năng sinh miễn
dịch
+ Cấu trúc phân tử phức tạp:
 Protein: Phần lớn các protein đều có khả năng sinh miễn dịch, có tính kháng
nguyên mạnh.
 Lipid không có tính kháng nguyên nhưng khi gắn với protein thì trở thành kháng
nguyên.
 Polysaccharid: tính kháng nguyên yếu
 Acid nucleic là kháng nguyên yếu nhưng nếu gắn với protein thì tính kháng
nguyên tăng.
2.2 Tính đặc hiệu:
- Là khả năng kết hợp đặc hiệu của kháng nguyên với kháng thể mà nó kích thích tạo ra.
- Mỗi kháng nguyên có một cấu trúc đặc hiệu riêng được gọi là quyết định kháng nguyên
(epitop), đây là phần quan trọng của kháng nguyên nơi các tế bào miễn dịch và kháng thể
nhận dạng và gắn đặc hiệu.
- Phần kết hợp với một epitop kháng nguyên trên mỗi phân tử kháng thể - gọi là vị trí kết
hợp kháng nguyên (paratop), còn trên tế bào lympho là thụ thể (receptor).
- Mỗi epitop chỉ gắn đặc hiệu với một paratop hoặc một thụ thể tế bào lympho và chỉ sinh
một dòng kháng thể đặc hiệu.
3 Phân loại:
- Kháng nguyên đơn giá có một epitop
- Kháng nguyên đa giá có nhiều epitop khác nhau
- Hai kháng nguyên chéo là hai kháng nguyên khác nhau nhưng có một hoặc nhiều epitop
giống nhau.
* KN hoàn toàn và bán kháng nguyên:
+ Kháng nguyên hoàn toàn ( complete antigen) là những KN có Khả năng kích thích đáp
ứng MD, kết hợp đặc hiệu với kháng thể. Kháng nguyên này là polypeptid hoặc phức hợp
protid.
+ Bán kháng nguyên ( hapten) là những KN không có Khả năng kích thích tạo ra kháng
thể, nhưng kết hợp đặc hiệu với háng thể. Bản chất hóa học là acid nucleic hoặc lipid,
chuỗi ngắn polysaccharid.
4 Kháng nguyên VK:
4.1 Ngoại độc tố:
-Xử lý để khử tính độc của VSV gây bệnh trong 1 thời gian nhất định, nhưng vẫn giữ
được tính kháng nguyên và được ứng dụng để điều chế vacxin phòng bệnh.
4.2 KN enzyme:
- Một số vi khuẩn có enzym ngoại bào độc lực. Các enzym này là kháng nguyên tốt kích
thích cơ thể tạo kháng thể đặc hiệu.
- Các kháng thể này có thể sử dụng để trung hòa tác dụng gây bệnh của enzym.
4.3 KN vách (KN O):
+ Ở Gram (+), các chất như polysaccharid, protein ở vách có tính kháng nguyên.
+ Ở Gram (-) có các lớp kháng nguyên vách gần như nhau là lipopolysaccharid, tính đặc
hiệu của kháng nguyên O được quyết định bởi lớp polysaccharid ngoài cùng.
4.4 KN vỏ ( KN K):
- Có ở VK có màng nhầy.
- Bản chất hóa học là polypeptid hoặc polysaccharid => khả năng sinh miễn dịch không
cao.
4.5 KN lông (KN H):
- Sợi lông của vi khuẩn tạo thành bởi các protein sợi (Flagellin)
- Kháng nguyên lông được dùng để phân loại một số vi khuẩn.
5 Thành phần KN:
5.1 KN Nucleoprotein:-
Là kháng nguyên hoàn toàn
5.2 KN capsid:
Là những kháng nguyên quan trọng. KN được dùng trong phân loại và vaccin của nhiều
virus.
5.3 KN vỏ envolop:
- Thường là lipoprotein hoặc glycoprotein.
- Trên vỏ thường có những kháng nguyên đặc hiệu như:
+ Kháng nguyên H: gây ngưng kết hồng cầu
+ Kháng nguyên N: enzym phá hủy điểm tiếp nhận trên bề mặt tế bào cảm thụ.
+ Ngoài ra, trên vỏ của một số virus.
- Đây là những kháng nguyên quan trọng trong chẩn đoán HIV
6 Trình diện KN:
- Phân tử MHC: có vai trò quan trọng trong trình diện kháng nguyên.
- Phân tử MHC lớp I có trên bề mặt tất cả tế bào có nhân của động vật có xương sống…..
- Phân tử MHC lớp II có trên bề mặt tế bào lympho B, đại thực bào, tế bào tua Deudritic,
TB Langerhans…..
- Sự trình diện kháng nguyên ngoại bào kết hợp với phân tử MHC lớp II.
- Sự trình diện kháng nguyên nội bào kết hợp với phân tử MHC lớp I.
IV. Cơ chế bảo vệ đặc hiệu:
- Là hệ thống đáp ứng đặc hiệu của cơ thể khi có vật lạ mang tính kháng nguyên xâm
nhập.
- Kết quả của quá trình đáp ứng đặc hiệu là hình thành nên những chất chống lại kháng
nguyên, gọi là kháng thể.
- Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập bao gồm 2 loại
1. Miễn dịch dịch thể:
1.1 Lympho B:
- Tế bào lympho B là tế bào sinh kháng thể dịch thể. Ở người được biệt hóa ở tủy xương.
- Sau đó, các tế bào B chín vào máu rồi đến cư trú tại lách và hạch ngoại vi.
1.2 Kháng thể dịch thể:
1.2.1 Khái niệm:
- Kháng thể: là những chất do cơ thể tổng hợp ra dưới sự kích thích của kháng nguyên.
Mỗi kháng thể chỉ kết hợp đặc hiệu được với một kháng nguyên tương ứng
- Kháng thể dịch thể (là các globulin miễn dịch có trong huyết thanh hoặc các dịch sinh
học của cơ thể ( nước tiểu, sữa) có khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên đã kích
thích sinh ra nó.
- Kháng thể miễn dịch -Immunoglobulin ký hiệu là Ig
1.2.2 Đặc tính sinh học:
- Hai đặc tính sinh học quan trọng của kháng thể là:
+ Khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên => KT đặc hiệu
+ Khả năng biểu hiện như một kháng nguyên, tức là kích thích sinh kháng thể chống lại
chính nó( kháng kháng thể)
1.2.3 Kháng thể đặc hiệu
- Là những chất thuộc loại globulin miễn dịch, đặc biệt được tạo thành trong máu khi có
kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.
- Kháng thể đặc hiệu liên kết với kháng nguyên đã sinh ra nó làm cho nó mất tác dụng.
- Kháng thể đặc hiệu được gọi là globulin miễn dịch vì có bản chất là globulin.
1.2.4 Cấu trúc
- Phân tử globulin miễn dịch gồm một hay nhiều đơn vị hình thành.
- Mỗi đơn vị là một phân tử protein gồm 4 chuỗi polypeptit giống nhau từng đôi một:
+ 2 chuỗi nhẹ
+ 2 chuỗi nặng nối với nhau bằng cầu disulfua
1.2.5 Các lớp kháng thể:
- Có 5 lớp globulin miễn dịch: IgG, IgM, IgA, IgD, IgE
- IgG:
+ Chiếm 80% tổng số Ig huyết thanh
+ Vai trò chính bảo vệ cơ thể, xuất hiện sau và thay thế IgM trong chống nhiễm trùng.
+ Là kháng thể duy nhất truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.
 Chức năng của IgG:
 Hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển
 Gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể, tạo điều kiện cho tế bào giải phóng chất độc
diệt tế bào đích.
 Trung hoà ngoại độc tố
 Gây ngưng kết tế bào vi khuẩn, trung hòa virus.
- IgM:
+ Chiếm 5 - 10% tổng số Ig huyết thanh, là kháng thể xuất hiện sớm nhất trong nhiễm
trùng.
+ IgM có 2 phân lớp là: IgM1 và IgM2.
+ Chức năng của IgM:
 Hoạt hóa bổ thể
 Ngưng kết vi khuẩn
- IgA:
+ Có 2 loại IgA:
 IgA trong huyết thanh
 IgA tiết.
+ IgA huyết thanh chiếm 15 - 20% tổng Ig huyết thanh chủ yếu ở dạng monome, đời
sống ngắn. Chức năng: hoạt hóa bổ thể theo đường nhánh.
+ IgA tiết có trong sữa, nước bọt, nước mắt, dịch mũi, dịch tiết ở phế quản, đường tiêu
hóa, đường sinh dục, tiết niệu. Chức năng: chống VSV trên bề mặt niêm mạc, ngăn chúng
xâm nhập sâu vào các cơ quan
- IgD
+ Chiếm 0,2 - 1% tổng số Ig huyết thanh.
+Chức năng còn biết rất ít.
- IgE
+ Nồng độ trong huyết thanh thấp, tăng lên khi dị ứng, nhiễm ký sinh trùng.
+ Chức năng: gây quá mẫn tức thì.
* Cơ chế bảo vệ của kháng thể trong chống nhiễm trùng
- Xuất phát từ chức năng cơ bản của kháng thể là kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên của
các VSV.
+ Ngăn cản sự bám của các VSV vào các niêm mạc. (A)
+ Trung hòa độc lực của virus, Rickettsia, ngoại độc tố và enzym. (G,A,M)
+ Làm tan các VSV có các IgG và IgM khi kết hợp với kháng nguyên là VSV, đã hoạt
hóa bổ thể dẫn tới làm tan VK Gr (+), Gr(-), virus…..
+ Ngưng kết các VSV, kết tủa các sản phẩm hòa tan của các VSV (G, A, M)
+ Làm tăng sự thực bào (G, M)
+ Độc sát tế bào phụ thuộc vào kháng thể
2. Miễn dịch qua trung gian TB:
2.1 Khái niệm:
- Muốn gây miễn dịch thụ động thì phải dùng hỗn dịch tế bào mà không thể dùng huyết
thanh (dịch thể).
- Tầm quan trọng của đáp ứng miễn dịch tế bào được thể hiện rõ rệt trong các trường hợp:
+ Các bệnh nhiễm trùng do VSV ký sinh trong tế bào.
+ Mẫn cảm do tiếp xúc.
+ Các phản ứng của cơ thể chống ung thư và loại trừ mảnh ghép
+ Một số bệnh tự miễn.
+ Vì kháng thể có vai trò rất quyết định trong chống nhiễm trùng, nhưng kháng thể chỉ có
tác dụng ở giai đoạn VSV chưa chui vào tế bào
+ Các mầm bệnh nội bào chia 2 loại :
 Ký sinh nội bào bắt buộc: virus, Rickettsia,chlamydia
 Ký sinh nội bào không bắt buộc: VK lao,phong,Brucella, Listeria, Salmonella,
Candida albicans…..
2.2 Lympho T:
2.2.1 Khái niệm:
- Là tế bào phụ trách đáp ứng miễn dịch tế bào, có nguồn gốc từ tủy xương di chuyển đến
tuyến ức để chín và biệt hóa.
2.2.2 Chức năng:
- Nhận biết kháng nguyên do lympho T có CD4 và CD8 phụ trách
+ Lympho T nhận biết kháng nguyên cho toàn hệ miễn dịch.
+ Còn lympho B chỉ nhận biết kháng nguyên cho đáp ứng miễn dịch dịch thể.
*CD4 + MCH II; CD8 + MDC I => tiếp cận KN
- Điều hòa, kiểm soát mức độ đáp ứng miễn dịch do TH và Ts ( TS) phụ trách
- Loại trừ kháng nguyên do Tc ( TC) , TDTH ( TDTH) và các tế bào "diệt" phụ trách.
- Ghi nhớ miễn dịch.
=> Cơ thể có bị bệnh nhiễm trùng hay không là phụ thuộc vào sự tương quan giữa VSV
gây bệnh và sự đề kháng của cơ thể.
- Sự đề kháng của cơ thể gồm hai hệ thống không đặc hiệu và đặc hiệu( tự nhiên và thu
được).
- Hai hệ thống này bổ xung hỗ trợ cho nhau, không thể tách rời nhau. Nhưng sự đề kháng
đặc hiệu đóng vai trò quyết định.
- Sự đề kháng của cơ thể còn phụ thuộc tịnh trạng sinh lý ( tuổi tác…), điều kiện sống và
làm việc.
V. Quá trình hình thành CMI:
- Quá trình hình thành miễn dịch qua trung gian tế bào bao giờ cũng có sự tương tác giữa
quần thể tế bào lympho và đại thực bào
+ Đại thực bào trình diện kháng nguyên cho lympho T
+ Mẫn cảm để gây hoạt hóa lympho T
 Mẫn cảm lần đầu ( viêm không đặc hiệu )
 Mẫn cảm lần sau ( viêm đặc hiệu )
VI. Miễn dịch chống nhiễm VSV:
- Để tự bảo vệ, cơ thể đã sử dụng các hình thức đáp ứng MD tự nhiên và MD đặc hiệu.
- Để tồn tại và phát triển, VSV cũng sử dụng nhiều hình thức né tránh miễn dịch.
1. Miễn dịch chống VK:
1.1 Miễn dịch chống vi khuẩn ngoại bào
- Vi khuẩn ngoại bào sống và nhân lên bên ngoài tế bào chủ.
- Gây bệnh bằng độc tố và tạo ra phản ứng viêm dẫn đến hủy hoại tổ chức.
- Đáp ứng MD của cơ thể là trung hòa độc tố, loại trừ vi khuẩn.
1.1.1 Thực bào
- Hiện tượng thực bào được thực hiện bởi bạch cầu trung tính, đại thực bào
- Khả năng thực bào bị giảm sút khi độc lực của vi khuẩn mạnh.
1.1.2 Hoạt hóa bổ thể
Nội độc tố của vi khuẩn Gram (-) là tác nhân gây hoạt hóa bổ thể, opsonin hóa giúp tăng
cường thực bào, làm tăng cường phản ứng viêm nhằm loại trừ vi khuẩn.
1.1.3 Giải phóng cytokin
Nội độc tố của vi khuẩn Gram (-) có khả năng kích thích đại thực bào, các tế bào nội
mạc mạch => sản xuất cytokin và các chất gây viêm để hoạt hóa các tế bào miễn dịch,
giúp bạch cầu bám dính, xuyên mạch làm nhiệm vụ thực bào.
1.1.4 Cơ chế bảo vệ đặc hiệu:
- MD dịch thể là đáp ứng bảo vệ chính chống vi khuẩn ngoại bào:
+ Kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức trực tiếp kích thích lympho B hoạt hóa để sản
xuất kháng thể đặc hiệu.
+ Các tế bào này hoạt hóa và tiết lymphokin, giúp lympho B sản xuất kháng thể đặc hiệu.
1.1.5 Vai trò KT:
- Trung hòa độc tố, ngăn không cho độc tố bám vào tế bào.
- IgA tiết ngăn cản vi khuẩn bám vào niêm mạc ngăn không cho chúng xâm nhập cơ thể.
- Tăng cường thực bào nhờ opsonin hóa và vi khuẩn nhanh chóng bị tiêu diệt và đào thải.
1.1.6 Sự né tránh miễn dịch:
- Thay đổi các protein bề mặt
- Tạo vỏ bọc chống thực bào, ức chế hoạt động bổ thể.
- Ngoại độc tố gây độc các tế bào thực bào.
- Biến đổi kháng nguyên bề mặt
1.2 Miễn dịch chống VK nội bào:
- Vi khuẩn nội bào sống và nhân lên trong TB chủ (ví dụ: trực khuẩn lao, phong...)
1.2.1 Cơ chế bảo vệ tự nhiên:
- Thực bào là hình thức bảo vệ tự nhiên chủ yếu.
- Nhiều TH vi khuẩn khi bị tế bào thực bào nuốt nhưng không bị tiêu diệt mà vẫn sống và
tăng sinh ngay trong các TB này

1.2.2 Cơ chế bảo vệ đặc hiệu:


- Đáp ứng MD qua trung gian tế bào là hình thức bảo vệ chính.
- Đại thực bào bắt, nuốt vi khuẩn trình diện quyết định kháng nguyên của vi khuẩn cho tế
bào lympho TCD4.
- Các tế bào lympho này sẽ tăng cường sản xuất lymphokin kích thích đại thực bào tiêu
diệt vi khuẩn.
1.2.3 Sự né tránh miễn dịch:
- Vi khuẩn nội bào lẩn tránh đáp ứng miễn dịch của cơ thể bằng biện pháp chống lại hiện
tượng thực bào
- VD trực khuẩn lao sau khi bị đại thực bào bắt, nuốt vào phagosom thì chúng đã phản
ứng bằng cách:
+ Ức chế hòa nhập của phagosom và lysosom
+ Kháng lại các enzym tiêu trong phagolysosom
+ Đục thủng màng phagosom thoát vào bào tương trước khi có sự hòa nhập của
phagosom và lysosom.
VII. Miễn dịch chống VR:
1. Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu
- Tăng sản xuất interferon từ tế bào nhiễm
- Hạn chế sự xâm nhập của virus vào các tế bào lân cận.
- Tế bào NK tăng hoạt động diệt tế bào nhiễm virus.
- Ngoài ra các TB thực bào, bổ thể cũng tham gia vào hoạt động nhằm tiêu diệt virus .
2. Cơ chế bảo vệ đặc hiệu
- MD đặc hiệu chống virus bao gồm cả MD dịch thể và MD tế bào.
- Kháng thể dịch thể có vai trò trong giai đoạn sớm khi virus chưa xâm nhập vào TB.
- Các IgA tiết ngăn virus tấn công theo đường niêm mạc
- IgM và IgG ngăn virus bám vào bề mặt TBchủ.
- Các kháng thể dịch thể, tế bào NK được tăng cường hoạt động nhằm diệt tế bào nhiễm
virus (hiện tượng ADCC).
- Kháng thể dịch thể không loại trừ được virus khi nó đã xâm nhập vào tế bào.
- Vậy, cơ chế chính của miễn dịch đặc hiệu chống virus là miễn dịch tế bào với vai trò
của T độc, tức TC.
3. Sự né tránh đáp ứng miễn dịch của virus
- Thay đổi kháng nguyên bề mặt
- Làm tổn thương các tế bào có thẩm quyền miễn dịch

Bài 10: Vacxin – Huyết thanh miễn dịch


I. Vacxin:
1. Nguyên lý:
-Đưa vào cơ thể kháng nguyên của VSV gây bệnh hoặc VSV có cấu trúc kháng nguyên
tương tự VSV gây bệnh đã được bào chế để đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể
tự tạo ra khả năng miễn dịch với VSV gây bệnh.
-Cơ thể có được miễn dịch sau khi dùng vacxin là kết quả của sự đáp ứng miễn dịch đối
với thành phần kháng nguyên có trong vacxin.
-3 loại miễn dịch:
+Miễn dịch dịch tễ
+Miễn dịch qua trung gian tế bào
+Phối hợp cả 2
#Lưu ý: chỉ có bệnh truyền nhiễm, sau khi người nhiễm khỏi bệnh, cơ thể thu được miễn
dịch bảo vệ mới có khả năng sản xuất vacxin.
2. Nguyên tắc:
2.1 Phạm vi – Tỷ lệ:
-Phạm vi: tùy theo tình hình dịch tễ của từng bệnh. Phân bố càng rộng càng tốt, phải chú
ý khả năng kinh phí, khu vực đông dân, vùng tâm điểm dịch.
-Tỷ lệ:
+Đối với khu vực có bệnh truyền nhiễm thì phải đạt trên 80% dân số chưa có miễn dịch
mới có khả năng ngăn ngừa được dịch
+Từ 50-80%: vẫn có khả năng bùng phát dịch
+Dưới 50%: không có khả năng ngăn ngừa được dịch
2.2 Đối tượng:
-Đối tượng: tất cả những người có nguy cơ mắc VSV gây bệnh mà chưa có miễn dịch
-Với trẻ em: cần được tiêm chủng rộng rãi vì trẻ em sau khi hết miễn dịch thụ động được
mẹ truyền cho thì khả năng mắc VSV gây bệnh rất cao, trẻ càng nhỏ thì nhiễm càng nặng
và tỷ lệ tử vong càng cao.
-Với người lớn: ưu tiên nhóm người có nguy cơ cao
-Vacxin phải đủ điều kiện gây được miễn dịch, nên dùng cho người khỏe mạnh.
-Mỗi loại vacxin sẽ có một chống chỉ định riêng. Nói chung không được sử dụng vacxin
trong những trường hợp sau:
+Người đang phát sốt cao
+Người có biểu hiện dị ứng. Nếu dùng thì phải theo dõi cẩn thận.
+Vacxin sống giảm độc lực học không được dùng cho người có hệ miễn dịch yếu, người
đang dùng thuốc đàn áp miễn dịch hay những người mắc bệnh ác tính.
+Vacxin virus sống giảm độc học không được dùng cho phụ nữ đang mang thai.
2.3 Thời gian tiêm chủng
-Đón trước mùa dịch từ 7-10 ngày để cơ thể có thời gian hình thành miễn dịch.
-Tùy theo từng loại vaccin mà có thể dùng 1 hay nhiều lần.
+Đối với loại vaccin hình thành miễn dịch cơ bản thì phải dùng nhiều lần. Khoảng cách
tốt nhất giữa các lần là 1 tháng.
+Thời gian tiêm nhắc lại tùy thuộc vào thời gian duy trì tình trạng miễn dịch còn đủ hiệu
lực bảo vệ của từng loại vacxin.
2.4 Liều lượng và đường đưa vacxin vào cơ thể:
2.4.1 Liều lượng:
-Liều lượng tùy thuộc từng loại vacxin và con đường đưa vacxin vào cơ thể.
-Quá thấp: không đủ khả năng kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch.
-Quá cao: tình trạng tê liệt miễn dịch đặc hiệu (hay tình trạng dung nạp đặc hiệu).
2.4.2 Đường đưa vacxin vào cơ thể:
-3 đường chính:
+Chủng: rạch da để đưa vacxin vào cơ thể. Đây là phương pháp cổ điển, hiện nay vẫn
còn dùng cho một số ts loại vacxin.
+Tiêm: Tùy vào từng loại vacxxin mà sẽ tiến hành tiêm trong da, dưới da, tiêm bắp.
+Uống: Áp dụng cho một số loại vacxin không bị đường tiêu hóa phá hủy. Con đường
này kích thích tiết miễn dịch tại đường ruột mạnh hơn nhiều so với đường tiêm.
-Ngoài ra còn một số con đường khác nhưg ít được sử dụng.
2.5 Một số phản ứng sau khi dùng vacxin:
Tất cả vacxin đều có thể gây ra tác dụng phụ sau tiêm:
-Tại chỗ: hơi đau, sưng, mẩn đỏ,...Những triệu chứng này sẽ mất đi sau vài ngày mà
không cần can thiệp. Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô trùng thì vết tiêm có thể bị
nhiễm trùng.
-Toàn thân:
+Thường gặp: sốt (hết sau vài ngày)
+Ít gặp: co giật (hầu hết không để lại di chứng)
+Hiếm gặp: Sốc phản vệ
2.6 Bảo quản vacxin:
-Điều kiện bảo quản: khô, tối, lạnh (từ 2-8 độ)
-Nhiệt độ và ánh sáng có thể phá hủy tất cả các loại vacxin, đặc biệt là những loại vacxin
sống.
-Đông lạnh phá hủy những vacxin giải độc tố.
-Hóa chất sát trùng có thể phá hủy vacxin dù chỉ là một lượng nhỏ.
-Mỗi loại vacxin có một HSD riêng nên cần phải kiểm tra trước khi sử dụng.
3. Tiêu chuẩn vacxin:
3.1 An toàn:
Trước khi được đưa vào sử dụng, vacxin phải được cơ quan kiểm định, Nhà nước kiểm
tra chặt chẽ về mặt vô trùng, thuần khiết và không độc:
-Vô trùng: không lẫn các VSV khác
-Thuần khiết: Không lẫn các thành phần kháng nguyên khác có thể gây nên phản ứng phụ
-Không độc: liều sử dụng phải thấp hơn rất nhiều so với liều gây độc
3.2 Hiệu lực:
-Gây được miễn dịch ở mức cao và tồn tại lâu.
-Hiệu lực gây miễn dịch được đánh giá trên ĐV và sau đó là trên thực địa.
4. Phân loại vacxin:
4.1 Theo nguồn gốc:
4.1.1 Vacxin giải độc tố:
-Sản xuất từ ngoại độc tố của VSV đuọc làm giảm độc lực học bằng tác nhân lý, hóa, mà
vẫn giữ được tính kháng nguyên.
-Kích thích cơ thể sản sinh ra kháng độc tố có khả năng trung hòa ngoại độc tố của VSV.
-Vd: vacxin bạch hầu, uốn ván,...
4.1.2 Vacxin chết:
-Nuôi cấy VSV gây bệnh có độc lực mạnh trong môi trường thích hợp để lấy khuẩn lạc
-Dùng tác nhân lý hóa giết chết VSV mà vẫn giữ được tính kháng nguyên
-Kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể
-Vd: vacxin phòng tả, ho hà, viêm não Nhật Bản,...
4.1.3 Vacxin sống giảm độc lực học:
-Những VSV được làm giảm độc lực mà vẫn giữ được tính kháng nguyên
-Kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch gần giống như đáp ứng với nhiễm trùng tự
nhiên
-Phải đảm bảo thuân khiết về mặt di truyền (VSV không thể trở về dạng gây bệnh ban
đầu )
-Vd: vacxin BCG phòng lao, sabin phòng bại liệt, sởi,...
4.1.4 Vacxin chiết tách:
-Chứa kháng nguyên được chiết tách từ VSV.
-Kháng nguyên được chiết tách như polysaccharide của cầu khuẩn màng não, phế cầu,
VK thương hàn,...
4.1.5 Vacxin tái tổ hợp:
-Nhờ công nghệ sinh học hiện đị, ngày nay vacxin được tách và tái tổ hợp vào E.coli hay
một dòng tế bào thích hợp
-Vd: vacxin tả, thương hàn,...
4.2 Theo hiệu lực miễn dịch:
4.2.1 Vacxin đơn giá:
-Được sản xuất từ 1 chủng VSV -> chỉ có tác dụng ngừa 1 bệnh
-Vd: lao, bại liệt,...
4.2.2 Vacxin đa giá
-Sản xuất từ nhiều loại kháng nguyên cùng một lúc -> phòng được nhiều bệnh
-Điều kiện: các kháng nguyên không được ức chế lẫn nhau.
Vd: ho gà, uốn ván, bạch hầu,...
*Khi mang thai, người mẹ cần tiêm những loại vacxin:
-Phòng rubella:
+Mẹ mắc rubella có thể gây sẩy thai, chết non, mắc chứng rubella bẩm sinh dẫn đến
khuyết tật não, tim, tai, mắt,...
+Nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 3-6 tháng
-Phòng thủy đậu:
+Gây dị tật bẩm sinh cho con: viễm võng mạc, teo vỏ não, thận ué nước, khuyết tật ở
xương chân xương tay, có trường hợp bị thủy đậu bẩm sinh làm suy giảm hệ miễn dịch.
+Tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng
-Phòng viêm gan B:
+Có khả năng lây truyền virus qua thai nhi trong quá trình mang thai hoặc khi sinh nở.
+Trong 3 tháng giữa thai kì, tỷ lệ di truyền là 10-20%
+Trong 3 tháng cuối thai kì, tỷ lệ này tăng đến 90%
-Bệnh cúm:
+Mắc cúm trong 3 tháng đầu: nguy cơ dị tật thai nhi cao
+Tiêm trước mang thai ít nhất 3 tháng
-Bệnh uốn ván:
+Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính do trực khuẩn uốn ván gây ra
+Nguy cơ tử vong cao
+Trong quá trình mang thai nên tiêm vào 2 thời điểm: tháng thứ 5 và thứ 8,...
II. Huyết thanh vacxin:
1. Nguyên lý:
Đưa vào cơ thể kháng thể có nguồn gốc từ người hay ĐV, giúp cơ thể có ngay kháng thể
đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh.
2. Nguồn gốc:
2.1 Từ ĐV:
Tiêm vacxin -> đưa VSV gây bệnh vào cơ thể -> sinh kháng thể -> kháng thể có hiệu lực
mạnh nhất -> lấy máu để điều chế thành huyết thanh.
2.2 Từ người:
2.2.1 Globubin miễn dịch bình thường:
-Điều chế từ huyết thanh người khỏe mạnh hoặc máu rau thai.
-Thường không có sự khác nhau đáng kể về hiệu giá kháng thể.
2.2.2 Globulin miễn dịch đặc hiệu:
-Điều chế từ huyết thanh người nhiễm bệnh vừa khỏi hoặc người khỏe mạnh vừa được
tiêm tăng cường.
-Nồng độ kháng thể chống lại một loại VSV gây bệnh cụ thể -> hiệu giá kháng thể cao.

3. Nguyên tắc sử dụng:


3.1 Đối tượng:
-Sử dụng cho người đã bị nhiễm VSV hoặc độc tố cấp tính.
-Cần đưa ngay kháng thể vào cơ thể để trung hòa với tác nhân gây bệnh
-Chỉ có hiệu lực với những bệnh mà cơ thể bảo vệ chủ yếu nhờ miễn dịch dịch thể.
-Khi dùng phải kết hợp với kháng sinh để tiêu diệt VSV và vacxin để gây miễn dịch chủ
động bảo vệ lâu dài hơn
-Ứng dụng: chữa và dự phòng các bệnh miễn dịch, điều trị thiếu hụt dịch, dị ứng, phòng
bệnh tan máu sơ sinh.
3.2 Liều lượng:
-Tùy theo lứa tuổi và mức độ bệnh mà sử dụng liều khác nhau.
-Trung bình 0.1 – 1 ml/kg cân nặng, tùy từng loại huyết thanh và mục đích sử dụng.
-Một số tính theo đơn vị như kháng độc tố uốn ván,bạch hầu, trung bình 250 đơn vị/lần.
*Fovepta: huyết thanh kháng virus viêm gan B cho trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh từ khi được
sinh ra vì mẹ bị nhiễm bệnh. Sản xuất tại Đức.
3.3 Đường đưa vào cơ thể:
-Đa số: tiêm bắp
-Hạn chế: tiêm tĩnh mạch. Không được tiêm trong trường hợp huyết thanh điều chế từ
ĐV.
3.4 Đề phòng phản ứng:
-Hỏi bệnh nhân từng tiêm huyết thành chưa vì tiêm lần 2 thì rủi ro cao hơn lần 1 rất
nhiều.
-Tiến hành phản ứng thoát mẫn
-Theo dõi liên tục để kịp xử lý kịp những phản ứng vụ và luôn sẵn sàng cho trường hợp
sốc phản vệ.
3.5 Tiêm vacxin pối hợp:
-Kháng thể do tiêm huyết thanh sẽ phát huy hiệu lực ngay sau khi tiêm, nhưng chỉ tồn tại
một thời gian ngắn.
->Tiêm vacxin để kích thích cơ thể tạo miễn dịch chủ động thay thế cho miễn dịch thụ
động sau khi huyết thanh hết hiệu lực.
4. Phản ứng sau tiêm:
4.1 Tại chỗ:
-Đau, mẩn đỏ, hết sau vài ngày, không nguy hiểm.
4.2 Toàn thân:
-Sốt, rét run, khó thở, dau khớp, nhức đầu, nôn.
-Sốc huyết thanh
-Ngứa, nổi mề đay, đau bụng, bí đái
BÀI 11: VK THƯỜNG GẶP
I. Tụ cầu vàng:
1. Hình thể - Tính chất bắt màu:
- Hình thể: Hình cầu
- Sắp xếp: tụ cầu (đứng tụ thành tập đoàn như chùm nho)
- Bắt màu Gram (+)
- Đặc điểm:
+ Không di động
+ Không màng nhầy
+ Không sinh nha bào
2. Tính chất nuôi cấy:
- Dễ nuôi cấy (10-45⁰C)
- Cả hiếu khí lẫn kị khí
+ Trên MT thạch: tạo khuẩn lạc dạng S. Sau 24h khuẩn lạc màu vàng chanh.
+ Trên MT thạch máu: tan máu beta
+ Trên MT canh thang: làm đục MT, để lâu có lắng cặn
3. Sức đề kháng:
- Chịu đựng tốt hơn những loại VK k sinh bào tử khác
- Chết ở 80 độ trong 1h
- Có khả năng gây bệnh sau một thời gian sống ngoài MT
4. Đề kháng:
- Đề kháng tốt.
+ Đa số kháng lại penicillin G.
+ Một số kháng lại methicillin,cephalosporin các thế hệ.
+Kháng sinh được dùng trong các trường hợp này là vancomycin.
6. Tính chất hóa học:
- Hệ thống enzym phong phú:
 Coagulase: có khả năng làm đông huyết tương người và động vật khi đã chống
đông. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để chuẩn đoán và phân biệt tụ cầu vàng
với các tụ cầu khác.
 Catalase
 Desoxyribonuclease: là enzym phân giải ADN.
 Phosphatase
7. Phân loại:
- Cấu trúc KN:
+ Acid teichoic: gắn vào vách TB, thành phần của KN O => ngưng kết và tăng tác dụng
hoạt hóa bổ thể, là chất bám dính của tụ cầu vào niêm mạc mũi.
+ Protein A: bao quanh bề mặt vách tụ cầu vàng => giảm tác dụng thực bào
+ Polysaccharide: KN này ở vỏ ( màng nhày) có tác dụng chống thực bào.....
+ Kháng nguyên adherin ( yếu tố bám): Là protein bề mặt của tụ cầu, có tác dụng bám
vào các receptor ( điểm thụ thể) của tế bào.
- Phage:
8. Độc tố:
8.1 Độc tố:
- Độc tố ruột (Enterotoxin): Đa số TC vàng gây nhiễm khuẩn thức ăn và viêm ruột cấp.
- Độc tố gây hội chứng shock nhiễm độc (TSST) : ở phụ nữ trong hành kinh dùng băng
dày và bẩn. Gặp người nhiễm trùng vết thương,
- Ngoại độc tố hoại tử da: phỏng rộp và chốc lở da ở trẻ em
- Alpha toxin: tan bạch cầu đa nhân và tiểu cầu => các ổ áp xe, hoại tử da, tan máu
- Độc tố bạch cầu: làm bạch cầu mất tính di động và bị phá huỷ nhân.
- Ngoại độc tố sinh mủ: Sinh mủ vết thương, tăng nhạy cảm với nội độc tố gây sốc, hoại
tử gan, cơ tim.
8.2 Các enzym
- Coagulase: Tạo ra cục máu đông xung quanh tế bào vi khuẩn.
- Fibrinolysin: Giúp phát triển trong các cục máu đông và gây vỡ các cục máu này, tạo
nên tắc mạch.
- Hyaluronidase: Phân giải acid hyaluronic của mô liên kết
- Beta – lactamase: Làm penicillin mất tác dụng
9. Khả năng gây bệnh:
- Nhiễm khuẩn ngoài da (trong niêm mạc mũi)
- Nhiễm khuẩn huyết (thường gặp)
- Viêm phổi (ít gặp)
- Nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp
- Nhiễm khuẩn bệnh viện (rát thường gặp)
- Hội chứng da phồng rộp
- Hội chứng sock nhiễm độc
10. Miễn dịch:
- MD thu được với tụ cầu vàng thấp
+ Quan trọng nhất thực bào
+ Đáp ứng MD qua trung gian TB: k diệt được khuẩn
+ MD dịch thể: k hiệu quả vì k tiếp xúc được với VK
11. Chuẩn đoán:
- Bệnh phẩm: máu, mủ, phân
-Nuôi cấy MT thạch máu
- Tiêu chí chuẩn đoán:
+ Khuẩn lạc dạng S và màu vàng nhẹ , tan máu
+ Cầu khuẩn Gram dương, đứng thành hình chùm nho.
+ Coagulase dương tính
+ Mannitol dương tính
+ Phosphatase dương tính
+ Catalase dương tính
12. Phòng bệnh:
- Chủ yếu vệ sinh MT, cá nhân, ăn uống
13. Điều trị:
Chủ yếu dùng kháng sinh
II. Liên cầu:
1. Hình thái – Tchat bắt màu:
- Hình cầu, Gram (+), xếp thành chuỗi
- Có vỏ nhầy, không có lông, không sinh bào tử
2. Nuôi cấy:
- Hiếu khí, kị khí tùy tiện
- MT nuôi cấy cần nhiều chất dinh dưỡng
+ MT đặc: KL dạng S, màu xám
+ MT thạch máu: phtas triển tốt
3. Tchat hóa sinh:
- Liên cầu không có enzym catalase.
- Liên cầu nhóm A đặc biệt nhạy cảm với bacitracin
4. Cấu trúc kháng nguyên
- Kháng nguyên C đặc hiệu
- Kháng nguyên M: chống lại thực bào.
- Những kháng nguyên khác của liên cầu:
+ Kháng nguyên T:
+ Kháng nguyên P:
+ Kháng nguyên R:
5. Enzyme và độc tố:
- Streptokinase: làm tan tơ huyết, hoạt hóa xung quanh vùng tổn thương, tạo điều kiện
cho liên cầu lan tràn nhanh.
- Streptodornase: có khả năng thủy phân ADN.
- Hyaluronidase phân hủy acid hyaluronic, tạo điều kiện cho vi khuẩn lan truyền sâu rộng
vào các mô.
- DPNase: diệt bạch cầu.
- Proteinase thủy phân protein và kích thích cơ thể hình thành kháng thể
- Độc tố hồng cầu (erythrogennictoxin) còn được gọi là độc tố sinh đỏ, bản chất là protein
gây phát ban trong bệnh tinh hồng nhiệt.
6. Khả năng gây bệnh:
- Liên cầu có khả năng gây ra nhiều bệnh ở người, đặc biệt liên cầu nhóm A.
+ Nhiễm khuẩn tại chỗ: Viêm họng, eczema, trốc lở, nhiễm khuẩn vết thương, viêm tai
giữa, viêm phổi, nhiễm trùng tử cung sau đẻ.
+ Các nhiễm khuẩn thứ phát: Từ những ổ nhiễm khuẩn tại chỗ bệnh nhân có thể bị nhiễm
khuẩn huyết, viêm màng trong tim cấp.
+ Bệnh tinh hồng nhiệt: Bệnh thường gặp ở các nước ôn đới, trẻ em trên 2 tuổi dễ mắc
bệnh hơn. Các biểu hiện lâm sàng đáng chú ý nhất là ở thận và tim.
+ Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu nhóm A.
+ Bệnh thấp tim: bệnh thường xảy ra sau nhiễm liên cầu nhóm A ở họng 2 - 3 tuần.
- Liên cầu nhóm D:
+ Thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, đôi khi gây
viêm màng trong tim.
- Liên cầu Viridans, gây nhiễm khuẩn đường hô hấp.
7. Miễn dịch:
Chỉ có kháng thể kháng protein M có khả năng chống lại QT nhiễm trùng
8. Chuẩn đoán:
8.1 Trực tiếp:
- Bệnh phẩm: mủ vết thương, dịch họng, máu,...
- Nhuộm Gram
- Nuôi cấy:
+ Máu, dịch não tủy: MT canh thang
+ Mủ, dịch họng,...: MT thạch máu
- Tiêu chuẩn chẩn đoán liên cầu:
+ Hình thể và tính chất bắt màu
+ Hình thái khuẩn lạc và tính chất tan máu trên môi trường thạch máu
+ Liên cầu nhóm A nhạy cảm với bacitracin
+ Optochin hoặc Neufeld (-)
+ Catalase (-)
8.2 Gián tiếp: Tìm kháng thể có trong huyết thanh
9. Điều trị:
KS penicillin
III. Phế cầu:
1. Hình thể - Tchat bắt màu:
- Hình cầu, đứng với nhau thành từng đôi một
- Bắt Gram (+)
- Không di động, không sinh nha bào
2. Nuôi cấy:
- MT cần nhiều dinh dưỡng
- Hiếu khí, kỵ khí tùy tiện
+ MT thạch máu: KL dạng S, tan máu alpha
+ MT ít dinh dưỡng: KL dạng R
3 Tính chất hóa sinh học
- Có men catalase (-)
- Bị ly giải bởi mật, muối mật
- Không phát triển ở MT có ethylhydrocuprein
4. Cấu tạo kháng nguyên
Kháng nguyên thân: có 3 loại :
+ Kháng nguyên polysaccharid C -> Kháng nguyên đặc hiệu loài.
+ Kháng nguyên M
+ Kháng nguyên R
5. Đề kháng:
- Bị tiêu diệt ở 60 độ trong 30 phút
6. Độc lực:
- Phế cầu không có nội và ngoại độc tố
- Gây bệnh chủ yếu do vỏ của vi khuẩn có tác dụng vô hiệu hóa kháng thể IgG và bổ thể.
- Phế cầu còn tiết protease thủy phân IgA tiết, mất tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi
khuẩn vào niêm mạc hô hấp.
7. Gây bệnh:
- Bệnh đường hô hấp: viêm mũi họng, viêm phổi, phế quản phổi, apxe phổi, viêm màng
phổi.
- Viêm tai, viêm xoang, viêm màng não, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng
tim, viêm thận...
8. Chuẩn đoán:
- Bệnh phẩm: dịch họng, đờm, máu, dịch màng phổi, mủ,...
- Nhuộm Gram
- Nuôi cấy:
+ Nhiều VK: MT thạch máu
+ Máu, dịch não: MT canh thang
- Tiêu chuẩn chẩn đoán phế cầu:
+ Hình thể và tính chất bắt màu
+ Hình thái khuẩn lạc trên môi trường thạch máu có gentamicin
+ Bị tan bởi muối mật hoặc sắc tố mật.
+ Gây bệnh cho súc vật.
9. Điều trị:
penicillin, gentamycin, cephalosporin
IV. Não mô cầu:
1. Hình thể - Tính chất bắt màu:
- Song cầu, Gram (-),
- Không lông, không sinh bào tử
2. Tính chất nuôi cấy
- Phát triển tốt ở MT giàu chất dinh dưỡng
- Nhiệt độ thích hợp là 370C
+ Trên MT thạch máu, khuẩn lạc dạng S, không tan máu.
3. Tính chất hóa sinh
- Lên men không sinh hơi các loại đường: maltose, glucose
- Oxydase (+)
4. Cấu trúc kháng nguyên
Não mô cầu có kháng nguyên vỏ là polysaccharid
5. Độc tố
- Có nội độc tố vững bền với nhiệt độ
6. Sức đề kháng
- Sức đề kháng yếu
- Bị chết ở nhiệt độ 60 độ/10 phút và sau khi ra khỏi cơ thể 3 - 4 giờ.
7. Gây bệnh:
Khả năng gây bệnh
- Não mô cầu chỉ ký sinh ở mũi họng và gây bệnh cho người.
- Viêm họng mũi nhưng thường nhẹ, không có triệu chứng.
- Có thể vi khuẩn qua máu đến màng não gây viêm màng não mủ với các triệu chứng
xuất hiện đột ngột như: nhức đầu dữ dội, nôn, cổ cứng, sốt cao, hôn mê.
- Hiếm hơn, có thể gặp não mô cầu gây các tổn thương ở khớp và phổi.
8. Chẩn đoán vi sinh vật
- Bệnh phẩm: Dịch mũi họng, dịch não tủy, máu,...
- Nhuộm soi
- Nuôi cấy: MT thạch máu hoặc chocolat
- Tìm kháng nguyên: Lấy dịch não tủy làm phản ứng ngưng kết với kháng thể đặc hiệu.
9. Điều trị
penicilin.
V. Lậu cầu:
1. Hình thái – Tính chất bắt màu:
- Song cầu, Gram (-)
- Lậu cầu khuẩn không có vỏ nhày, không có lông, không sinh nha bào.
2. Nuôi cấy
- Nuôi cấy khó
- MT nuôi cấy giàu chất dinh dưỡng
- Nhiệt độ 35 - 37⁰C
+ Trên MT nuôi cấy là thạch chocolat: khuẩn lạc có màu trắng xám, dạng S

- Để 72 giờ nuôi cấy VK tự ly giải.  


3. Tính chất hóa sinh học
- Oxydase (+)
- Catalase (+)
- Lên men đường glucose (+)
- Maltose (-), Lactose (-), Sucrose (-), levulose (-) Nitrat (-), Nitrit (+)...
4. Đề kháng:
- Lậu cầu có sức đề kháng kém, chết nhanh khi ra khỏi cơ thể.
- Ở nhiệt độ lạnh và khô, VK chết nhanh, do vậy, không giữ bệnh phẩm ở điều kiện lạnh.
- Các chất sát khuẩn thông thường như nitrat bạc 1%, formol 1% có khả năng giết chết
VK sau 2 - 5 phút.
5. Gây bệnh:
- Lậu cầu chỉ tìm thấy ở người, không tìm thấy trong thiên nhiên.
- Bệnh lây truyền chủ yếu bằng đường hoạt động tình dục.
- Gây viêm niệu đạo (bệnh lậu) ở cả nam và nữ.
- Ở nam triệu chứng chủ yếu là đái buốt, đái khó, đái mủ, có thể gặp viêm tiền liệt tuyến,
viêm mào tinh hoàn...
- Ở phụ nữ, triệu chứng phức tạp, viêm niệu đạo, âm đạo. viêm cổ tử cung, viêm cả tử
cung, vòi trứng, buồng trứng, có khi triệu chứng không rõ và khó chuẩn đoán...
- Bằng miệng: gây viêm họng
- Viêm trực tràng do lậu thường gặp ở những người đồng tình luyến ái nam.
- Bệnh lậu gặp ở trẻ em sơ sinh là viêm mủ kết mạc mắt sau đẻ 1-7 ngày do lây từ mẹ,
không điều trị kịp thời gây mù loà.
- Ngoài ra còn gặp nhiễm lậu cầu lan toả, ở người bị lậu không điều trị, có biểu hiện:
viêm da, khớp, viêm gan, màng não ......
6. Chuẩn đoán:
6.1 . Chẩn đoán trực tiếp
- Bệnh phẩm
+ Ở nam, lấy mủ niệu đạo lúc sáng sớm trước khi đi tiểu lần đầu tiên trong ngày.
+ Ở nữ, lấy mủ niệu đạo, mủ cổ tử cung, các lỗ của tuyến âm đạo.
- Nhuộm soi: nhuộm Gram hoặc xanh methylen
6.2 Chuẩn đoán gián tiếp
- Trong một số bệnh, nhất là bệnh viêm khớp do lậu, kết quả nuôi cấy thường âm tính, có
thể làm các phản ứng huyết thanh để chuẩn đoán
- Chẩn đoán bằng PCR.
- Chẩn đoán huyết thanh
7. Phòng bệnh:
- Phát hiện và điều trị cho phụ nữ có thai bị bệnh lậu để tránh lây sang cho trẻ sơ sinh.
- Đối với trẻ sơ sinh, để phòng viêm kết mạc mắt do lậu cầu. Sau khi trẻ lọt lòng, nhỏ 1-
2 giọt nitrat bạc 1% vào mắt trẻ.
8. Điều trị:
+ Hiện nay đã xuất hiện nhiều chủng lậu cầu đề kháng với
Kháng sinh do đó phải làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp cho việc điều
trị bệnh.
+ Cần điều trị triệt để không để bệnh chuyển sang lậu mãn tính, rất khó chẩn đoán và
việc điều trị phức tạp và tốn kém.
+ Thường kết hợp điều trị nhiễm Chlamydia trachomatis đi kèm.
VI. Salmonella:
1. Hình thể - Tính chất bắt màu:
- Trực khuẩn, Gram (-)
- Nhiều tiên mao xung quanh thân => di động, không vỏ nhầy, không sinh nha bào
2. Tính chất nuôi cấy:
- Hiếu khí, kỵ khí tùy tiện
- Phát triển trên các MT nuôi cấy thông thường, nhiệt độ tối thích là 37⁰C, pH là 7,6.
3. Tính chất sinh hóa học
- Glucose (+) kèm theo sinh hơi
- Lactose (-)
- H2S (+)
- Catalase ( + ), oxidase (-)
- Indol (-), urease (-)
4. Cấu trúc kháng nguyên
- Salmonella có 3 nhóm kháng nguyên: O, H và K
- Kháng nguyên O là KN thân
- Hầu hết Salmonella có kháng nguyên H là KN lông của VK….
- Kháng nguyên K được gọi là KN Vi ( Virulence).
5. Độc tố
Nội độc tố
6. Sức đề kháng
- Bị chết ở nhiệt độ 100 0 C trong 5 phút
- Nhạy với các thuốc sát khuẩn thông thường.
- Trong nước TK sống được từ 2-3 tuần,
- Trong nước đá và trong phân sống được từ 2 - 3 tháng

BÀI 12: VIRUS


I. Sự phát hiện ra VK
- Phát hiện bởi nhà sinh lý học thực vật người Nga Dimitri Ivanopxki vào năm 1892 (VR
đốm thuốc lá).
-1898: phát hiện VR gây bệnh lở mồm long móng ở ĐV
- 1901 phát hiện VR gây bệnh sốt vàng
- 1915: Twort phát hiện VR kí sinh trùng VK làm tan cầu khuẩn
-1917: phát hiện VR làm tan VK lỵ
*Thực khuẩn thể: VR kí sinh trên VK
- 1935: kết tinh được VR khảm thuốc lá
- 1939: lần đầu tiên nhìn thấy VR
- 1970 phát hiện phiên mã ngược, trong VR chỉ có 1 sợi ARN
II. Đặc điểm sinh học quan trọng:
1. Định nghĩa:
- Virus là một đơn vị sinh học nhỏ bé ( kích thước từ 20- 300nm), có khả năng biểu hiện
những tính chất cơ bản của sự sống:
- Gây nhiễm cho tế bào.
- Duy trì được nòi giống qua các thế hệ mà vẫn giữ tính ổn định về mọi đặc điểm sinh
học của nó trong tế bào cảm thụ thích hợp.
2. Đặc điểm cơ bản phân biệt VR – VK:
- Virus chỉ chứa một trong hai loại acid nucleic ( ADN hoặc ARN).
- Virus sinh sản tăng lên theo cấp số nhân, còn vi khuẩn sinh sản theo kiểu phân đôi.
III. Hình thái – Kích thước:
- Kích thước dao động từ hơn một chục cho đến vài trăm nanomet ( nm ).
- Trong 1mm3 có thể chứa tới 10 vạn tỷ VR.
- VR kí sinh ở nhiều vật chủ khác nhau, có hình thái và kích thước khác nhau gồm các
loại chủ yếu: hình que, hình cầum hình khối, hỗn hợp
1. Hình que:
- Hay gặp ở VR gây bệnh ở TV:
+ Khảm thuốc lá
*TMV: dài: 300nm
Rộng: 15nm
+ Đốm khoai tây
+ Khảm dậu đũa
+ VR gây bệnh ở cà chua
2. Hình cầu:
- Gặp ở VR gây bệnh ở người và ĐV:
+ Quai bị
+ Cúm
+ Bạch cầu
- Kích thước: 100-150 nm
3. Hình khối:
- Gặp ở VR gây bệnh ở người và ĐV:
+ Đậu mùa
+ Adenovirus
+ Enterovirus
- Kích thước: 30-350 nm
4. Hỗn hợp:
- Gặp ở VR kí ính trong TB VK hay còn được gọi là thực khuẩn thể
- Kích thước: đầu Phage có đường kính 65 nm và dài 95nm, đuôi dài 95nm
IV. Cấu trúc:
- Cấu trúc đa dạng, chưa có cấu tạo TB
- VR không có enzym hô hấp và enzym chuyển hóa, vì vậy VR bắt buộc phải ký sinh
trong tế bào cảm thụ.
- Cấu trúc cơ bản còn được gọi là cấu trúc chung của VR:
+ Phần vỏ protein, vỏ capsid
+ Phần lõi acid nucleid, chứa bộ gen
1. Vỏ capsid:
- Capsid là cấu trúc bao quanh acid nucleic. Các capsid được tạo bởi nhiều đơn vị capsid
bao gồm các phân tử protein có cách sắp xếp đặc trưng cho từng VR.
- Các đơn vị capsid được gọi là các capsomer (đơn vị hình thái của virus)
- Vỏ capsid là tập hợp gồm các capsomer.
- Chức năng:
+ Bao quanh acid nucleic của VR => bảo vệ không cho enzym nuclease và các yếu tố
phá hủy acid nucleic khác.
+ Protein capsid tham gia vào sự bám của VR vào những vị trí đặc hiệu của tế bào cảm
thụ
+ Protein capsid mang tính kháng nguyên đặc hiệu của VR. Capsid giữ cho hình thái và
kích thước của VR luôn được ổn định.
- Cùng với phần lõi acid nucleic của VR, phần vỏ capsid của VR có thể sắp xếp theo 3
kiểu cấu trúc: đối xứng xoắn, đối xứng khối và đối xứng phức hợp (hỗn hợp hay phức
tạp).
+ Cấu trúc xoắn: VR gây bệnh ở thực vật như:
 Virus gây bệnh khảm thuốc lá (TMV- Tobaco mosaic virus)
 Virus gây bệnh đốm khoai tây, cà chua,...
 Virus gây bệnh dại
* TMV ( cấu trúc đối xứng xoắn trụ):
- Trong lòng ống có nhiều capspmer ghép đối cứng với nhau thành nhiều vòng xoắn
- Các vòng xoắn này tạo thành một hình ống dài
- Toàn bộ TMV có khoảng 130 vòng xoắn, 16,33 capsomer/vòng
- Mỗi ĐVHT là 1 chuỗi polypeptid có cấu tạo từ 158 a.a
- TMV chứa 5% ARN mạch đơn và 95% protein
- Phân tử ARN 1 mạch nằm bên trong ống của TMV, uốn theo chiều xoắn của các vòng
capsomer
- Không phải VR hình ống nào cũng có cấu trúc vỏ cápid giống TMV
+ Cấu trúc khối:
 Trong tự nhiên có thể gặ các cấu trúc hình khối 4-8-20 mặt
 Trong số cấu trúc hình khối, mỗi mặt là một tam giác đều hay gập lại dạng
icosacdre hay icosakedron
* Dạng icosacdre:
- 20 mặt tam giác đều, 5 mặt đỉnh, 5 mặt đáy, 10 mặt giữa
- Có 12 đỉnh, 1 đỉnh là góc hợp giữa 5 tam giác đều
- Có 30 cạnh
- Capsid được cấu thành từ 252 capsomer
- TRục đối xứng bậc 2: là đường xuyên tâm qua trung tâm của mỗi cạnh tam giác đều
- Trục đối xứng bậc 3: đường xuyên tâm qua trung điểm của một mặt tam giác đều
- Trục đối xứng bậc 5 là đường xuyên tâm đi qua đỉnh của các tam giác đều hay đỉnh của
icosadre
- Bên trong vỏ capsid có chứa phân tử acid nucleid (ADN hoặc ARN)
+ Cấu trúc hỗn hợp:
 1915, nhà vi khuẩn học người anh Twort phát hiện VR kí sinh VK làm tan cầu
khuẩn
 1917, nhà khoa học người Pháp đã phát hiện VR làm tan TK lỵ
 Họ gọi chứng là thực khuẩn thể (Bacteriophage hay phage)
=> Phage là những VR kí sinh trên VK
2. Acid nucleid (AN):
- Mỗi loại VR đều phải có một trong hai loại acid nucleic (ADN hoặc ARN).
- Dựa vào đặc điểm này người ta chia VR làm 2 loại:
+ VR chứa ADN
+ VR chứa ARN
=> Đây chính là điểm khác nhau cơ bản giữa VR với tất cả các thể sống khác đều có
chứa cả hai loại acid nu.
- Các acid nucleic (AN) của VR chỉ chiếm từ 1 tới 2% trọng lượng của hạt VR , nhưng
có chức năng đặc biệt quan trọng:
+ Mang Mật mã di truyền đặc trưng
+ Quyết định khả năng gây nhiễm trùng của VR
+ Quyết định chu kỳ nhân lên của VR
+ Mang tính bán kháng nguyên đặc hiệu của VR
- ADN hay ARN của VR có thể là 2 mạch xoắn kép hoặc là 1 mạch xoắn đơn => chuỗi
đơn / chuỗi kép
- Những VR có cấu trúc AND phần lớn đều mang AND sợi kép. Ngược lại, VR mang
ARN thì chủ yếu ở dạng sợi đơn.
- ADN hay ARN của VR có thể có cấu trúc thẳng hoặc vòng
- Cấu trúc của mạch ADN, ARN có thể liên tục hoặc bị ngắt quãng, có khi còn là những
đoạn riêng (Hệ gen chứa 1 thành phần, hay 2, 3 hoặc nhiều thành phần)
- VR nhỏ nhất chỉ có 4 gen, lớn nhất chứa khoảng vài trăm gen.
- Bằng thực nghiệm người ta chứng minh rằng:
+ Tất cả VR TV chỉ chứa ARN
+ Tất cả VR của VK chứa ADN
+ VR gây bệnh ở ĐV chứa ADN hoặc ARN
3. Cấu trúc riêng:
- Cấu trúc riêng còn được gọi là cấu trúc đặc biệt, chỉ có ở một số loài VR nhất định để
thực hiện những chức năng đăc trưng cho VR đó.
3.1 Cấu trúc bao ngoài (envelop)
-Một số VR bên ngoài lớp capsid còn bao phủ một lớp bao ngoài được gọi là envelop.
- Bản chất là một phức hợp: protein, lipit, carbohydrat nói chung là:
+ Lipoprotein;
+ Glycoprotein.
- Nếu chỉ có màng thì đó là lớp dilipid
- Nếu có thêm gai nhú, trên mặt vỏ envelop, bao ngoài có thể có gai thì đó là
glycoprotein.
- VR không có envelop hay vỏ ngoài => VR trần
- Trên bao ngoài của một số VR có những núm lồi lên, mang những chức năng riêng biệt.
- Chức năng envelop:
+ Giúp TB bám vào vị trí đặc hiệu trên TB thụ cảm.
+ Tham gia vào giai đoạn lắp ráp và giải phóng VR ra khỏi tế bào sau chu kỳ nhân lên.
+ Tham gia hình thành tính ổn định kích thước và hình thái của VR.
+ Tạo nên các kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt VR. Một số kháng nguyên này có khả
năng thay đổi cấu trúc.
3.2 Enzyme:
- Trong thành phần cấu trúc của VR có một số enzym, đó là những enzym cấu trúc,
chúng gắn với cấu trúc của hạt VR hoàn chỉnh.
- Các enzym cấu trúc có thể gặp : Neuraminidase, AND hoặc ARN polymerase, men sao
chép ngược
- Mỗi enzym cấu trúc có những chức năng riêng trong chu kỳ nhân lên của VR trong tế
bào cảm thụ và chúng cũng mang tính kháng nguyên riêng, đặc hiệu ở mỗi VR
V. Một số thuật ngữ:
- Virion : là một hạt VR hoàn chỉnh có cấu trúc cơ bản, một số có thêm những cấu trúc
riêng.
- Virus thiếu hụt: là những hạt VR khiếm khuyết một vài thành phần cấu trúc trong quá
trình sao chép. Có thể giao thoa với câc hạt VR bình thường ( virion) để tạo những hạt
VR hoàn chỉnh.
- Giả VR : trong QT trùng hợp các capsid của VR, đôi khi lại bao bọc acid nucleic của tế
bào chủ thay vì bao quanh AN của VR.
- Phân loại virus: Hiện nay có 2 cách phân loại sử dụng
+ Phân loại theo triệu chứng học, các loại bệnh do VR gây ra
+ Phân loại theo cấu trúc và các đặc điểm hóa sinh học
VI. Bacteriophage:
- Ngày nay người ta tìm ra hàng trăm loại phage khác nhau
- Mỗi loại phage chỉ có thể kí sinh trên 1 VK nhất định
1. Cấu trúc:
- Phage là virus có cấu trúc hỗn hợp.
- Phage có ba phần: Đầu , đuôi, lông đuôi.
1.1 Đầu:
- Đầu của phage T4 có cấu trúc đối xứng hình khối.
- Dài : 95nm
- Đường kính: 65nm
- Có 20 mặt
- Vỏ capsid của phần đầu có cấu tạo từ protein gồm các capsomer sắp xếp theo kiểu đối
xứng hình khối, nhưng chỉ có cấu trúc đối xứng cấp 2 và cấp 5, không có cấu trúc đói
xứng cấp 3 khác dạng icosacdre.
- Bên trong đầu hầu hết các phage có chứa phân tử AND sợi kép,một ít chứa ARN. Acid
nucleic chiếm tới 40% toàn bộ trọng lượng của phage.
- Đầu nối với đuôi qua một đỉnh của đầu.
1.2 Đuôi:
- Đuôi có độ dài 95nm, nối liền với một đỉnh của đầu.
- Đuôi được hợp bởi hai ống hình trụ lồng vào nhau, ống bên trong cứng có d= 8nm
thông với khoang đầu.
- Ống bên ngoài ( bao đuôi) hình xoắn, d = 20nm, co giãn được theo chiều dọc như cái lò
xo.
- Phía cuối đuôi là một tấm lông đuôi ( tấm đĩa gốc) có 6 cạnh đều nhau có đường kính
khoảng 35nm.

1.3 Lông đuôi:


- Phage có 6 lông đuôi, mỗi lông đuôi có độ dài 150nm, có thể gập lại ở chính giữa, được
gắn vào mỗi đỉnh của tấm lông đuôi.
- Lông đuôi giúp cho phage bám vào được tế bào vi khuẩn.
- Đầu mút sợi lông đuôi có các điểm thụ thể, có tác dụng hấp phụ vào vùng mẫn cảm của
tế bào vi khuẩn chủ.
- Khi sợi lông đuôi hấp phụ vào vùng mẫn cảm, đĩa gốc ( tấm lông đuôi) bị kích thích làm
co rút bao đuôi và làm cho ống đuôi đâm vào tế bào VK chủ.
- Axitnucleic từ phần đầu của phage theo ống dẫn của trụ đuôi đi vào bên trong tế bào
VK chủ, vỏ protein ở bên ngoài tế bào VK chủ.
2. Phân loại:
- Chia thành 2 loại:
+ Phage độc lực: là loại phage khi xâm nhập vào tế bào vi khuẩn thì chúng có khả năng
nhân lên và phá hủy tế bào
+ Phage ôn hòa: là pro phage, khi xâm nhập vào tế bào VK, thì acid nucleic của nó gắn
vào genom của VK, tồn tại và phân chia cùng genom của VK qua nhiều thế hệ.
VII. Sự nhân lên của VR và của phage:
- Thời gian chu kỳ nhân lên của các virus khác nhau là khác nhau.
=> Số lượng các virus "con" được tạo ra không giống nhau:
1. QT xâm nhập và nhân lên của VR gây độc trong tế bào chủ
- VR lọt vào vật chủ bằng nhiều con đường khác nhau:
- TV: qua nước, không khí và các loại côn trùng.
- ĐV bậc cao và người qua không khí, côn trùng, da, niêm mạc và thai nghén
- QT xâm nhập của VR bắt đầu từ khi có sự tiếp xúc của VR lên bề mặt TB VK và chỉ kết
thúc khi VR trưởng thành chui ra khỏi TB.

- Toàn bộ QT này chia thành 5 giai đoạn:


1.1 Hấp phụ:
- Được thực hiện nhờ sự vận chuyển của VR trong các dịch gian bào giúp VR tìm tới đc
TB cảm thụ
- Các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt TB cảm thụ sẽ cho các vị trí cấu trúc đặc hiệu trên bề
mặt hạt VR gắn vào TB
- Mỗi loại thụ thể của VR sẽ thích ứng với thụ thể của 1 loại TB riêng như chìa khóa và ổ
khóa
=> Một số hấp phụ mang tính đặc hiệu cao
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp phụ của VR:
+ Số lượng virus, cation (Ca2+, Mg2+), có tác dụng xúc tiến hấp phụ
+ Al3+, Fe3+ lại làm giảm hoạt tính hấp phụ của VR.
1.2 Nhâm nhập:
- Sự xâm nhập thành phần quan trọng nhất của virus là acid nucleic vào tế bào chủ theo
các cơ chế sau:
+ Virus xâm nhập vào tế bào bằng nhiều cách ( cởi vỏ, ẩm bào, thực bào, hòa màng và
enzyme).
 Nhờ enzyme cởi vỏ sẽ giúp virus cởi vỏ giải phóng acid nucleic nhờ enzyme
decapsidase.
 Virus qua màng tế bào theo cơ chế ẩm bào: virus làm cho màng tế bào lõm dần rồi
xâm nhập vào bên trong tế bào.
 Sau khi enzyme của virus làm thủng vách tế bào, vỏ capsid của virus co bóp bơm
acid nucleic qua vách tế bào vào nguyên sinh chất.
1.3 Tổng hợp:
- Sau khi thông tin di truyền của virus gắn vào thông tin di truyền của tế bào cảm thụ, nó
điều khiển tế bào sử dụng những vật liệu có sẵn trong tế bào tổng hợp các thành phần cấu
trúc để hình thành các hạt virus mới.
- QT tổng hợp có thể được thực hiện trong nhân hoặc trong TB chất của TB chủ.
- GĐ ẩn (tiềm tàng) của virus, có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày.
- Chỉ cần 1 hạt VR xâm nhập vào TB chủ cũng có thể nhân lên thành vô số các hạt VR
mới. VR có cấu tạo chủ yếu gồm 2 thành phần: acid nu, protein.
- Trong TB chủ, 2 thành phần này được tổng hợp riêng lẻ ở 2 nơi khác nhau, sau đó kết
hợp lại với nhau tạo thành hạt VR hoàn chỉnh.
+ Tổng hợp Acidnuc:
 Tổng hợp ADN:
 Để tổng hợp ADN của mạch, VR sẽ sử dụng năng lượng, các cơ chất có sẵn trong
TB như dATP, dTTP, dXTP, dGTP
 Mặt khác, VR còn bắt TB chủ tổng hợp các chất đặc hiệu của mạch là ADN
polymeraza, chủ yếu tham gia vào quá trình tổng hợp ADN mới của VR.
 Sự tổng hợp ADN mới của phage thấy ngay sau khi TB chủ bị nhiễm phage 6
phút.
=> Sự tổng hợp ADN hai măchj thẳng: các ADN hai mạch thẳng được tổng hợp tái tạo
theo cơ chế bán bảo tồn và dựa trên nguyên tắc bổ sung
 Sự tổng hợp ADN 1 sợi:
 Tổng hợp AD 1 sợi phải nhờ dạng trung gian là phân tử ADN tái tạo
 Từ phân tử ADN 1 sợi ban đầu hình thành phân tử ADN tái tạo dạng trung gian
gồm 2 sợi.
 Sự tổng hợp ARN 2 sợi:
 VR cũng tiến hành dùng năng lượng và các chất có sẵn trong TB chủ như GTP,
UTP, XTP, ATP
 Chỉ tổng hợp các enzyme đặc hiệu của VR là ARN polymerazs, tham gia vào sự
tổng hợp ARN của VR
 Sự tổng hợp ARN hai sợi của VR cũng tuân theo cơ chế bán bảo tồn và nguyên tắt
bổ sung
 Sự tổng hợp ARN một sợi mới của VR, phải nhờ dạng trung gian là phân tử ARN
tái tạo như tổng hợp AND một sợi mới.
 Sự tái tạo ARN của retrovirus nhờ enzyme sao chép ngược:
 Ở VR này nhờ E sao chép ngược mà có thể sao chép thông tin di truyền từ phân tử
ARN(+) thành ADN(-) theo nguyên tắc bổ sung, tạo thành phân tử dạng trung gian
là ARN (+) ADN (-)
 Sau đó phân tử dạng trung gian phân ly ra thành ARN(+) và ADN (-)
 Từ mạch ADN(-), phân ly dưới tác dụng của E.replicaza sẽ tổng hợp nên phân tử
ADN hai mạch dạng tái tạo.
 Phân tử ADN tái tạo này sẽ gắn vào hệ gen của vật chủ nhờ 1 đoạn gen tương ứng
dưới tác dụng của E.integraza
 Khi nằm trong NST của TB chủ, mạch của phân tử ADN tái tạo dàng trung gian
này sẽ là khuôn mẫu tổng hợp nên các phân tử ARN (+) mới một mạch của
retrovirus
 Ở đây không những thấy được sự sao chép ngược của ARN ở retrovirus mà còn
cho thấy các phân tử ARN(+) này chỉ được tái tạo khi phân tử ADN tái tạo được
gắn vào hệ gen của TB vật chủ
+ Tổng hợp protein:
 Sự tổng hợp protein của VR cũng tuân theo cơ chế chung của QT sinh tổng hợp
trong TB sống
 Toàn bộ QT gồm hai giai đoạn ở mọi cơ thể sống khác và cùng xảy ra tại ribosome
của TB chủ:
=> Sự tổng hợp protein của VR chứa ADN:
 Gdoan1 (Hiện tượng sao mã): Sự sao chép thông tin di truyền từ phân tử ADN VR
vào ARN virus
 Gdoan2 (Hiện tượng dịch mã): Sự phiên dịch mã của mARN , tức là dịch lại mã
sang thứ tự sắp xếp của các a.a. trong phân tử protein
 Sự tổng hợp diễn ra như sau: ARNvirus => mARNvirus => Pro VR
 Sự tổng hợp protein không diễn ra cùng 1 lúc, bằng phương pháp dùng nguyên tố
đánh dấu, người ta thấy rằng: có 3 loại protein được tổng hợp
 Protein đầu kì: tổng hợp rất sớm, ngay sau khi VR xâm nhập vào TB
 Protein giữa kì: tổng hợp muộn hơn một chút
 Protein cuối kì: tổng hợp muộn ở cuối chu trình sinh sản của VR
 Các protein này chính là E tham gia lắp ráp VR, tham gia vào sự phá hủy thành
TB VK chủ.
1.4 Lắp ráp:
- Những thành phần cấu trúc sau khi được tổng hợp sẽ nhờ enzyme của virus, hoặc của tế
bào cảm thụ lắp ráp theo khuôn mẫu tạo thành những hạt virus mới.
- QT này có thể là tự phát, không cần năng lượng, nhưng có thể bị ngăn cản bởi một số
chất có khả năng gắn vào acid nucleic của VR hoặc làm hỏng cấu trúc protein.
=> Kết quả là QT lắp ráp: tạo thành hạt VR không hoàn chỉnh: chỉ có capsid mà không có
lõi acid nucleic. Những hạt VR này không có khả năng gây nhiễm, tuy nhiên, có mang
tính kháng nguyên đặc hiệu.
1.5 Giải phóng:
- Tùy theo chu kỳ nhân lên của từng loại virus mà sau vài giờ đến vài ngày, tế bào cảm
thụ bị phá vỡ giải phóng hàng loạt virus ra khỏi tế bào và xâm nhập vào tế bào khác, tiếp
tục một chu kỳ mới.
- Virus cũng có thể được giải phóng ra khỏi tế bào theo kiểu “nẩy chồi”, từng hạt virus ra
khỏi tế bào từ vị trí nẩy chồi đó (vd: paramixoviridae)
- Đa số virus được giải phóng theo kiểu phá hủy màng tế bào
VIII. Ứng dụng của phage:
- Chuẩn đoán và phân loại vi khuẩn
- Làm mẫu để nghiên cứu về sinh học phân tử
- Phòng và điều trị bệnh do vi khuẩn
- Phát hiện phóng xạ
IX. Hậu quả của QT nhân lên của VR:
- Hủy hoại tế bào chủ
- Sự sai lạc NST tế bào
- Dị tật bẩm sinh, thai chết lưuu
- Sinh khối u và ung thư
- Tạo ra hạt virus không hoàn chỉnh
- Tạo ra các tiểu thể
- Các hậu quả của sự tích hợp genom VR vào ADN tế bào chủ
- Sản xuất interferon

You might also like