You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

BÀI LUẬN GIỮA KỲ


Đề tài : Anh (chị) có suy nghĩ như thế nào về việc thực hiện
chức năng giáo dục của gia đình ở vn hiện nay ?. Những hành
trang cần chuẩn bị cho bản thân để xây dựng gia đình nhỏ của
mình trong tương lai.

Sinh viên thực hiện: HUỲNH THANH THIÊN PHÚC


Mã số sinh viên: 20510101405
Lớp KT20A5
Giáo viên hướng dẫn: Cô Trần Thị Lợi
BÀI LÀM

Mỗi con người cũng đều sẽ có cho mình ba môi trường giáo dục chính đó là : gia
đình của mình, ngôi trường mà mình đi học và cuối cùng là ngoài xã hội. Trong đó ta có
thể thấy được gia đình là nền tảng cơ sở quan trọng quyết định tính cách của trẻ khi còn
nhỏ , và sau khi vào trường học, tiếp xúc với bạn bè, thầy cô và sau khi ra trường đi làm
tiếp xúc với xã hội bên ngoài thì tính cách của mỗi người sẽ từ từ tích góp được các mảnh
ghép quan trọng hình thành nên tính cách nhân cách con người.

Khi nhắc đến chức năng giáo dục trong gia đình thì mọi người chắc chắn sẽ nghĩ
tới những bài học, những lời dặn dò, những kinh nghiệm, kỹ năng, có khi là cách ứng xử
khi gặp người lớn mà ba mẹ, hoặc ông bà đã chỉ dạy ,căn dặn trong suốt quảng đời của
mình. Đối với em thì từ nhỏ đến lớn được sống trong một gia đình gia giáo, có mẹ làm
nhà báo, phóng viên và ba làm bác sĩ, nên đã có không ít lần được ba mẹ dặn dò, chỉ dạy
từ những thứ nhỏ nhặt như là: “Khi gặp người lớn phải chào, miệng phải luôn dạ vâng.”;
“ Ăn phải ăn cho hết không được bỏ thừa vì còn nhiều người khó khăn hơn mình nên
mình phải biết trân trọng những thứ mình đang có.”…, cho tới những việc lớn hơn sau
khi em bước lên con đường đại học như : “Con ở một mình xa nhà không có ba mẹ ở bên
thì phải cẩn thận khi làm quen với người lạ vì trên đời này có nhiều loại ngườ”, “Con
phải chọn bạn cho thật tốt không được chơi với
những bạn hay chửi tục, xăm mình, giang hồ nha
con.”…. Tuy cũng có những lúc bất đồng với những
lời dặn của ba mẹ cụ thể như việc nói tục, xăm mình
chưa chắc đã nói lên hết về nhân cách, con người
bên trong của họ, đôi khi đó lại là những kỷ niệm
hoặc những cột móc trong cuộc đời mà họ muốn lưu
giữ lại mãi mãi bên mình, nhưng vẫn phải hiểu là vì
ba mẹ cũng chỉ muốn những thứ tốt đẹp nhất cho
Hình ảnh gia đình thân yêu của
con mình. Có thể theo nhiều người đó chỉ là những lời dạy thường ngày nhưng thật sự nó
đóng góp rất nhiều trong quá trình phát triển nhận thức, cũng như hình thành con người.

Theo những thông tin trên mạng thì chức năng giáo dục của gia đình có khái niệm
là chức năng xã hội quan trọng của gia đình nhằm tạo ra những người con hiếu thảo,
những công dân có ích cho xã hội, vì gia đình là trường học đầu tiên và cha mẹ là thầy cô
giáo. Do đó, nội dung giáo dục gia đình cũng phải mang tính toàn diện, bao gồm tri thức,
kinh nghiệm, đạo đức, lối sống, ý thức cộng đồng, phong tục tập quán, ... Khái niệm chức
năng giáo dục của gia đình có thể được hiểu là nhiệm vụ và vai trò của gia đình thông qua
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các thành viên nhằm hoàn thiện nhân cách và năng
lực của mỗi cá nhân với tư cách là thành viên của gia đình.

Từ khái niệm chức năng giáo dục của gia đình ở trên, ta thấy những đặc điểm về
mặt chủ thể, cách thức, mục tiêu hướng tới việc thực hiện chức năng này là bao gồm:

- Trước tiên là về mặt chủ thể thực hiện chức năng giáo dục của gia đình (ông
bà,ba mẹ ,…) là các cá nhân có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng, đó
thường là những người sống chung một mái nhà và việc tạo dựng gia đình dựa trên các
căn cứ pháp lý.

- Tiếp theo ta có mục tiêu của việc thực hiện chức năng giáo dục trong gia đình là
để định hướng và nâng cao nhận thức về mặt đạo đức, lối sống mà không nhấn mạnh tới
các kiến thức văn hóa như các em được giảng dạy tại nhà trường.

- Cuối cùng, chức năng giáo dục của gia đình không chỉ giới hạn trong việc ba mẹ
bảo ban, dạy dỗ các con về hành vi ứng xử, đạo đức mà còn được thể hiện qua sự chỉ bảo,
hướng dẫn học tập và đặc biệt là tạo điều kiện cho các con thực hiện quyền học tập của
mình. Do đó, con cái cũng phải làm tốt nghĩa vụ góp phần thực hiện, hoàn thiện chức
năng giáo dục của gia đình.
Các yếu tố tác động tới thực hiện chức năng giáo dục của gia đình

Gia đình có thể được xem như là một xã hội thu nhỏ, bởi vậy nó cũng phải chịu
các tác động từ các yếu tốt bên ngoài như là: kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật,...,
giống như một xã hội thật.

Sự phát triển của nền kinh tế qua từng giai đoạn lịch sử cũng dẫn đến sự thay đổi
rõ rệt giữa việc thực hiện chức năng giáo dục gia đình hiện nay với thời đại phong kiến.
Nền kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình có điều kiện tích lũy,
làm giàu và tự do đầu tư vào các hoạt động theo nhu cầu. Nhờ đó chức năng giáo dục của
gia đình được cải thiện đáng kể. Trong gia đình con trai và con gái đều được tới trường
học tập và được chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho việc thực hiện giáo dục tại gia đình.

Sự phát triển của khoa học, công nghệ tạo điều kiện để con người có cơ hội tiếp
xúc với các ứng dụng mới. Sự phổ biển internet, điện thoại di động… đã có những tác
động không nhỏ tới việc giáo dục nói chung và giáo dục tại gia đình nói riêng. Tuy nhiên,
việc lạm dụng các ứng dụng công nghệ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của cá nhân. Điều
này gây những khó khăn không nhỏ cho việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình
bởi thời gian các thành viên bên nhau ngày càng thu hẹp, sự gắn bó giữa các cá nhân bị
suy giảm đáng kể.

Về mặt chính trị, sự ổn định của môi trường chính trị là một yếu tố góp phần phát
triển mọi mặt của xã hội. Khi môi trường sống có trật tự, ổn định thì việc thực hiện các
chức năng của gia đình, trong đó có chức năng giáo dục sẽ được đầu tư hơn về mặt thời
gian, công sức, qua đó sẽ thu được những hiệu quả như mong đợi. Ngược lại, khi tình
hình chính trị bất ổn, môi trường sinh hoạt không ổn định thì tâm lý, thời gian đều bị chi
phối và việc tập trung cho bất cứ một hoạt động cụ thể nào là điều không dễ dàng.

Về ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, sự tác động của phong tục, tập quán có những
ảnh hưởng nhất định đối với đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội cũng như của mỗi
thành viên trong gia đình. Trong thời kỳ phong kiến, do ảnh hưởng sâu đậm của tư tưởng
Nho giáo nên trong gia đình, sự giáo dục thường được thực hiện bởi người đàn ông –
người giữ vai trò gia trưởng. Điều này đã hạn chế sự hiểu biết của mỗi cá nhân đối với
các vấn đề xã hội bên ngoài gia đình. Ngày nay, với việc tăng cường quyền bình đẳng
giới, trong gia đình và ngoài xã hội người phụ nữ được tôn trọng và được trao quyền
nhiều hơn, cả trong giáo dục con cái. Nội dung giáo dục đối với các con không chỉ dừng
ở các quy tắc, chuẩn mực trong quan hệ gia đình mà còn bao gồm cả cách ứng xử ngoài
xã hội, các kiến thức chung về xã hội, khoa học…

Việc pháp luật ghi nhận trách nhiệm giáo dục con cái là của cha mẹ và quyền lợi
của trẻ em trong gia đình là cơ sở pháp lý đảm bảo việc thực hiện chức năng giáo dục của
gia đình. Các quy định trong Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ chăm
sóc và giáo dục trẻ em, Luật Giáo dục…cho thấy mối quan hệ giữa gia đình và pháp luật
về việc giáo dục mỗi cá nhân – công dân. Nói cách khác, việc thực hiện các quy định của
pháp luật về giáo dục trong gia đình cũng chính là một trong các cách nhằm thực hiện
chức năng giáo dục của gia đình.

Những hành trang cần chuẩn bị cho bản thân để xây dựng gia đình
nhỏ của mình trong tương lai

Trong một xã hội hiện đại, khi đất nước đang hội nhập, các thiết bị công nghệ,
mạng xã hội phát triển mạnh mẽ thì lối sống, văn hóa nước ngoài dễ dàng được các em
nhỏ tiếp cận và làm theo dẫn đến nhiều hiện tượng xã hội liên quan đến việc trái thuần
phong mỹ tục, nghiện chất kích thích, nghiện trò chơi điện tử, tàn trữ văn hóa phẩm đồi
trụy,…Gây ra rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát hành vi và giáo dục
nhân cách của các em. Mà mỗi người trong tương lai đều sẽ có cho mình một gia đình
nhỏ cho riêng mình. Để có thể bảo vệ, gìn giữ cũng như phát triển gia đình của mình
thì chúng ta phải biết cần chuẩn bị những gì cho tương lai.
Trước hết ta phải biết rằng ta phải là một tấm gương cho các con. Nhỏ nhặt
nhưng quan trọng nhất đó chính là cách cư xử với nhau giữa ba mẹ, với ông bà, với
những người xung quanh và thái độ trách nhiệm với xã hội. Nếu các con học cách cư
xử thiếu văn hóa từ ba mẹ thì khi lớn lên chúng cũng sẽ cư sử giống ba mẹ. Khi cha mẹ
là tấm gương tốt, mẫu mực sẽ tạo điều kiện quan trọng để con cái  trở thành những người
có nhân cách tốt.

Sau đó là phải xây dựng được một cơ sở bình đăng và tôn trọng lẫn nhau. Được
thể hiện rõ nhất khi mọi người trong gia đình đều có thể có tiếng nói về nguyện vọng và
tâm tư, ý kiến của mình. Có nhiều vị phụ huynh không tôn trọng ý kiến của con cái mình
vì cho rằng các con còn quá nhỏ để hiểu chuyện và khi đó các con lớn lên trong sự thiếu
tự tin, không đề cao ý kiến của bản thân. Không có sự phân biệt giới tính, các con dù là
trai hay gái đều được hưởng các quyền lợi, nghĩa vụ giống nhau. Nhiều gia đình hiện nay
còn bị tâm lý cổ hủ ngày xưa là người vợ phải nấu ăn, quét dọn việc nhà, không phải việc
của đàn ông. Trong xã hội hiện đại, chúng ta cần phải quán triệt tư tưởng phong kiến sai
lệch đấy thì mới có thể tiếp tục phát triển gia đình cũng như toàn xã hội

Là ba mẹ cần phải có kiến thức và hiểu biết nếu muốn nuôi dậy con thật tốt.
Những kiến thức mà cha mẹ tích lũy được từ việc trải nghiệm, những kinh nghiệm
sống ngoài xã hội, cũng có thể là những kiến thức trong sách vở qua việc học tập và
nghiên cứu. Nhưng cũng cần phải đủ hiểu biết để sàn lọc, lựa chọn những kiến thức
cần thiết, phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tâm lý cũng như sinh lý của lứa tuổi các
con. Như em đã nói khi nảy thì sự phát triển của mạng xã hội, internet thì các con có
thể dễ dàng tiếp cận được nhiều thông tin hay và bổ ích cũng như những điều xấu có
hại, vì vậy cha mẹ cần phải cập nhật thông tin thường xuyên, nắm bắt được nhu cầu,
thị hiếu của các con để có phương pháp tác động hiệu quả, thích hợp.

Trong việc dạy dỗ các con , phải làm thế nào để con cái tin bản thân chúng là
người tốt, là người có năng lực, người tràn đầy hi vọng và luôn vui vẻ hạnh phúc đó
chính là cách để xây dựng cho trẻ quan niệm cá nhân tích cực. Phải cho trẻ nhận thấy bản
thân trẻ là người tốt, luôn làm việc thiện, tâm hồn tràn ngập niềm kỳ vọng chính đáng.
Một tâm lý sống lành mạnh phải hội đủ các yếu tố cơ bản như trí lực bình thường;
tinh thần, tình cảm phải ổn định và lạc quan; có ý chí kiên định, tự kiềm chế được bản
thân; có khả năng đánh giá khách quan về mọi sự vật, hiện tượng và người khác xung
quanh; phản ứng chính xác cảm xúc của bản thân; biết vui vẻ chấp nhận thực tế của bản
thân và hanh vi tâm lý phải phù hợp với đặc trưng của lứa tuổi.

Cha, mẹ hay những người thân trong gia đình phải hướng dẫn và giúp con cái tự
tin và khả năng của chúng và xây dựng cho chúng quan niệm cá nhân và lối sống tích
cực. Khi còn nhỏ, tinh thần của những đứa trẻ rất yếu đuối, non nớt và rất hoài nghi vào
bản thân vì vậy với sứ mệnh thiên liêng của người là cha, làm mẹ bằng mọi cách phải
giúp con cái tin tưởng vào chính bản thân của chúng để hoàn thành mọi công việc và khi
làm việc cần phải cố gắng thì mới có sự thành công.

Tóm lại, giáo dục gia đình là nền tảng để nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ, định hình và
phát triển nhân cách, cung cấp tri thức và rèn luyện con người... Cần phải chú trọng xây
dựng gia đình và phát huy vai trò của giáo dục gia đình trong quá trình hình thành và phát
triển nhân cách mỗi con người.

You might also like