You are on page 1of 6

Ôn thi ĐH

VỢ CHỒNG A PHỦ
-Tô Hoài-
Đề Phân tích Nhân vật A Phủ
MB
- Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng trên văn đàn từ trước năm 1945 ; sau cách mạng ông sáng tác thành
công ở mảng văn xuôi viết về đề tài miền núi. Đặc biệt ông được coi là cây bút tiên phong trong
việc khai hoang một mảng hiện thực bị bỏ quên trong văn xuôi giai đoạn trước cách mạngơ; đó là
hiện thực cuộc sống, số phận con người ở miền Tây Bắc. Truyện “Vợ chồng A Phủ” in trong tập
“Truyện Tây Bắc” là kết quả của chuyến nhà văn đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc trong suốt tám
tháng. Tác phẩm được coi là dấu mốc đánh dấu độ chín của phong cách nghệ thuật tác giả.
– Nhân vật A Phủ hiện lên trong trang viết của Tô Hoài là một chàng trai nghèo khổ bất hạnh
nhưng có phẩm chất cao đẹp.
TB
1- Khái quát chung:
- Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ tác phẩm
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” được sáng tác năm 1952 ; là một trong ba tác phẩm thuộc
tập “Truyện Tây Bắc”. Đây là kết quả cña chuyÕn ®i thực tế víi bé ®éi vµo g.i¶i phãng T©y B¾c,
g¾n bã víi cuéc sèng cña ®ång bµo c¸c d©n téc thiÓu sè trong thời gian dài 8 tháng của nhà văn.
Tập truyện ngắn đoạt giải nhất giải thưởng Hội nhà văn VN 1954-1955 và cũng là tác phẩm tiêu
biểu của nền văn học thời chống Pháp.
- Vị trí và đặc điểm khái quát của nhân vật A Phủ trong tác phẩm:
+ A Phủ là một trong hai nhân vật chính của truyện, đây là kiểu nhân vật hành động chứ không phải
nhân vật tâm lí. Câu chuyện về A Phủ, người ở trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra đã song hành, bổ
sung cho câu chuyện về Mị - người con dâu gạt nợ cho nhà thống lí – để làm trọn vẹn thêm hình
tượng người nô lệ vùng cao trong xã hội cũ.
+ A Phủ là người có số phận chịu nhiều đau khổ bất hạnh, bị bóc lột áp bức. Nhưng A Phủ cũng là
hiện thân cho những phẩm chất cao đẹp của con người lao động Tây Bắc, giỏi lao động, yêu đời,
yêu cuộc sống, lạc quan, dũng cảm chống lại bất công ngang trái.
- Giới thiệu khái quát sự xuất hiện của nhân vật:
- Phải đến nửa cuối đoạn trích, A Phủ mới xuất hiện, và sự xuất hiện đột ngột này đã để lại
ấn tượng đặc biệt đối với người đọc: Trong cuộc vui xuân của trai gái các bản, A Sử cậy quyền cậy

1
Ôn thi ĐH
thế đến phá đám. Và thế là A Phủ đã dũng cảm xông ra đánh lại thằng con quan hống hách đáng
ghét đó. Vì vậy, A Phủ bị bắt, bị đánh đập, bị phạt vạ rồi trở thành người ở gạt nợ trong nhà thống
lý.
-> Cũng giống như cách giới thiệu Mị ở đầu truyện, ở đây Tô Hoài đã sử dụng thủ pháp
nghệ thuật đảo tình tiết khi giới thiệu về nhân vật, góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật và tạo nên
sức hấp dẫn lôi cuốn cho tác phẩm. Sau đó nhà văn mới ngược dòng thời gian kể về lai lịch và số
phận của A Phủ. Có thể nói, cách giới thiệu nhân vật của nhà văn rất tự nhiên và cũng đầy bất ngờ,
gây được sự chú ý đối với người đọc.
2- Phân tích cụ thể:
a. A Phủ là người phải chịu số phận đau khổ bất hạnh:
* A Phủ có một tuổi thơ cay đắng
A Phủ là một chàng trai tốt mà sớm chịu nhiều đau khổ. Bằng giọng văn tự sự trầm
lắng, cùng những chi tiết chân thực, nhà văn giúp người đọc hình dung rõ nét về hoàn cảnh xuất
thân của A Phủ. Vốn quê ở Háng bla, A Phủ phải sống một tuổi thơ đầy nước mắt và tuổi xuân vất
vả, bất hạnh. A Phủ mồ côi cả cha mẹ, mất cả anh em từ nhỏ sau một trận dịch đậu mùa hãi hùng.
A Phủ sống một mình, không người thân thích không nơi nương tựa. Nỗi khổ đau của A Phủ gợi
người đọc liên tưởng đến những thân phận mồ côi trong truyện cổ tích hoặc nhân vật Chí Phèo
trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao hay Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Song hòan cảnh đáng thương của mỗi nhân vật lại có sự khác biệt: Nếu Chí Phèo bị cha mẹ từ chối
ngay từ khi sinh ra, được người ta nhặt về đem cho, đem bán; Tnú tuy cảnh ngộ mồ côi nhưng được
dân làng Xô man cưu mang đùm bọc thì A Phủ không chỉ mồ côi mà có lúc còn bị coi như một món
hàng. Sau khi trận đậu mùa đã cướp đi cả gia đình, A Phủ không có ruộng nương, phải tự lập nuôi
thân. Có lúc, A Phủ còn bị người làng đói bắt đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới
vùng đất thấp. Như vậy, ngay từ nhỏ, A Phủ đã phải chịu cảnh lưu lạc, trôi dạt, bất hạnh.
* Tuổi xuân vất vả:
Lớn lên, A Phủ vẫn phải sống cuộc đời làm thuê làm mướn, nghèo khổ. Tuy mới 10
tuổi nhưng A Phủ đã trốn thoát lên núi rồi lưu lạc đến Hồng Ngài làm thuê kiếm sống, thiếu thốn
cực nhọc cả về vật chất lẫn tinh thần. Những năm tháng tuổi trẻ của A Phủ thật vất vả, vì nghèo
không có ruộng, không có bạc, A Phủ không thể lấy được vợ. Chính hoàn cảnh sống khắc nghiệt đã
góp phần tạo nên cho A Phủ tính cách gan góc, táo bạo và sức sống mạnh mẽ.
* A Phủ phải sống cuộc đời một nô lệ bị hành hạ về thể xác, chà đạp về tinh thần

2
Ôn thi ĐH
- Số phận đặc biệt của A Phủ còn được Tô Hoài phản ánh qua đoạn kể về việc A Phủ đánh con trai
nhà thống lí Pá Tra. Cuộc đời A Phủ bước sang một trang mới còn tối tăm hơn trước khi A Phủ
dám đánh A Sử, con quan, nên bị bắt đem về nhà thống lí Pá Tra, bị đánh đập dã man và bị xử phạt
bất công. Cảnh phạt vạ vô lí ở nhà thống lí Pá Tra khiến người đọc rất ám ảnh. Chúng bắt A Phủ
quỳ ra giữa nhà rồi tha hồ hành hạ. Bọn chức việc trong làng xử kiện A Phủ theo những tập tục tàn
bạo. Cảnh xử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể,
chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút, cứ thế suốt từ trưa cho đến hết đêm. Cha con thống
lí là kẻ kiện, đồng thời là quan tòa, và bản án dường như được định trước. Chỉ cần nhìn vào cảnh xử
kiện, người đọc cũng thấy được sự độc ác của giai cấp thống trị; chúng đã hành hạ thể xác con
người một cách vô nhân đạo và còn rất thủ đoạn trước việc bóc lột sức lao động của con người. Bọn
thống trị đã dùng cường quyền và thần quyền cùng với hình thức cho vay nặng lãi để cột chặt người
lao động vào kiếp sống nô lệ, phụ thuộc. Đánh A Sử, A Phủ phải trả giá bằng đòn roi và sau đó là
phạt vạ một món tiền lớn. Với món tiền ấy, A Phủ trở thành người đi ở trừ nợ cho nhà thống lí, và
tất nhiên, với chế độ cho vay nặng lãi của nhà Pá Tra, món nợ ấy sẽ giam cầm A Phủ suốt cả cuộc
đời, thậm chí đến đời con đời cháu A Phủ, bao giờ hết nợ thì thôi.
- A Phủ không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị chà đạp về nhân phẩm. Do sơ ý để hổ ăn thịt mất
nửa con bò, A Phủ đã bị thống lí trói đứng trong đói rét. Giai cấp thống trị đã dùng cường quyền
để cướp đoạt mọi sự sống. A Phủ bị trói đã mấy ngày đêm, bị đau đớn, hai má đã xám đen lại...
giọt nước mắt “bò xuống hai hõm má" của A Phủ mới xúc động làm sao khi vừa chất chứa nỗi hận,
nỗi đau vừa thể hiện sự gan góc, quyết liệt. Nếu Mị không cứu thoát, A Phủ sẽ chết đau, chết đói,
chết rét. A Phủ đã trở thành vật thế mạng cho con bò bị hổ vồ, điều đó đủ chứng tỏ người lao động
đã bị xúc phạm về nhân phẩm; tính mạng họ vô cùng rẻ mạt.
=> Với những chi tiết chân thực, Tô Hoài đã phản ánh cuộc sống khổ cực bất hạnh của A
Phủ từ nhỏ đến lớn dưới ách áp bức của thế lực cường quyền, thần quyền trong xã hội miền núi
trước Cách mạng. Cuộc đời của A Phủ là những bất hạnh tiếp nối nhau; A Phủ tiêu biểu cho số
phận những con người dưới đáy cùng của xã hội, đói nghèo như một định mệnh không thể thoát ra.
Ngòi bút của Tô Hoài thật nồng hậu và yêu thương khi nói về tuổi thơ, tuổi trẻ của A Phủ; qua đó
nhà văn cũng gián tiếp tố cáo giai cấp thống trị bạo tàn.
b/ Phẩm chất tốt đẹp: A Phủ là hiện thân của vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động miền
núi:

3
Ôn thi ĐH
Chuyển ý: Nếu nhân vật Mị được miêu tả đậm nét nữ tính: sống bằng tâm tư tình cảm hơn là
hành động, luôn chập chờn giữa tiềm thức và ý thức, có nhiều dằn vặt đau khổ… thì trái lại, A Phủ
lại được nhà văn tô đậm chất nam tính. Ngay từ nhỏ, A Phủ đã gan góc, thích sống ngang tàng, tự
do, phóng khoáng, sẵn sàng trừng trị kẻ ác. Mị chủ yếu là con người có đời sống nội tâm phong phú
thì A Phủ chủ yếu là con người hành động, nhiều khi mạnh mẽ đến táo tợn. Tô Hoài có lẽ rất có
dụng ý khi miêu tả sự khác nhau giữa hai nhân vật; điều đó thể hiện sự tinh tế trong quan sát và tài
năng của nhà văn trên phương diện xây dựng nhân vật.
-Phẩm chất 1: Một người lao động khỏe mạnh, chăm chỉ, giỏi giang
A Phủ vượt lên hoàn cảnh cơ cực để trở thành một chàng trai khỏe mạnh, tháo vát, chăm
chỉ, giỏi giang. Lớn lên giữa núi rừng, A Phủ chạy nhanh như ngựa, lao động giỏi “biết đúc lưỡi
cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”. Vì thế A Phủ trở thành niềm mơ ước của
bao cô gái. Dân bản vẫn bảo nhau: Đứa nào được A Phủ bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng
mấy lúc mà giàu.
- Phẩm chất 2: Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống
Tuy vậy, cái nghèo vẫn bám riết lấy A Phủ. A Phủ suốt đời làm thuê, làm mướn, nghèo đến
nỗi không đủ tiền để lo phép làng, tục lệ cưới xin. Hoàn cảnh đau khổ bất hạnh không làm A Phủ
chán nản, anh vẫn yêu cuộc sống, vẫn lạc quan và khát khao hạnh phúc, tình yêu . Khi Tết đến
xuân về, không có quần áo mới “chỉ có độc một cái vòng vía lằn trên cổ”, A Phủ vẫn cùng trai bản
đem sáo đem khèn, đem con quay, quả pao…đi chơi, đi tìm người yêu ở các bản trong vùng.
-Phẩm chất 3: Người ngang tàng mạnh mẽ. yêu tự do, dũng cảm chống lại bất công
Điều đáng quý nhất ở A Phủ là tính cách gan góc, tinh thần chuộng nghĩa khí, dám sống
mạnh mẽ, dũng cảm ngang tàng chống lại áp bức bất công.
+ Ngay từ khi còn nhỏ, sức sống mạnh mẽ của A Phủ đã bộ lộ rõ, A Phủ là người duy nhất còn sống
trong gia đình sau bệnh dịch đậu mùa. A Phủ đã thể hiện cá tính, sức sống, tinh thần chống chọi với
hòan cảnh, không chịu đầu hàng số phận. Năm lên 10, cha mẹ đều mất cả, A Phủ bị người làng đói
bắt đem bán đổi lấy thóc của người Thái, A Phủ đã “gan bướng không chịu ở dưới cánh đồng
thấp”, trốn lên núi lưu lạc đến Hồng Ngài và làm thuê làm mướn nuôi thân.
+ Lớn lên, A Phủ đã gan góc, ngang tàng, sống mạnh mẽ, dám vùng lên chống lại bất công ngang
trái. Giữa xã hội đầy những tập tục vậy mà A Phủ dám đối mặt và đánh lại con quan một cách
hùng dũng, tự tin. A Phủ sẵn sàng trừng trị kẻ đã phá cuộc vui của bạn bè mình. Con quan, A Phủ
cũng chẳng sợ! Rất ngang tàng và dũng mãnh. Trước sự bạo ngược của A Sử, A Phủ vẫn hiên ngang

4
Ôn thi ĐH
đối đầu trừng trị hắn trong một trận đánh nhau áp đảo. A Phủ đã ném con quay rất to vào mặt A Sử,
xốc tới nắm lấy cái vòng cổ, kéo dập đầu hắn xuống, xé vai áo, đánh tới tấp. A Sử bị A Phủ đánh vỡ
đầu, cái khăn xéo trắng loang lổ đầy máu. Đoạn văn Tô Hoài tả cảnh A Phủ đánh A Sử vừa cụ thể,
vừa sinh động và rất có không khí. Những động từ mạnh “chạy vụt ra… ném… xộc tới… đánh tới
tấp…” cho thấy A Phủ là một con người ngang tàng, sẵn sàng đánh lại A Sử - con của thống lí,
chống lại những người có chức quyền to khi thấy A Sử phá rối, gây phiền hà cho mọi người. Dù là
sự nông nổi của tuổi trẻ nhưng A Phủ đã dạy cho A Sử, dạy cho bọn con quan một bài học, cảnh cáo
chúng đừng ỷ thế mà hách dịch. Hành động này tuy phải trả giá khi bóng tối vẫn còn bao phủ Hồng
Ngài nhưng nó đã thể hiện A Phủ là chàng trai ngang tàng, gan góc, không sợ hãi trước cường
quyền, dũng cảm chống lại cái ác, cái xấu.
+Trước cảnh phạt vạ, A Phủ bị đánh đập dã man, thô bạo nhưng không một lời khóc lóc van xin tha
tội, anh gan góc quỳ xuống chịu đánh: “A Phủ quỳ chịu đòn chỉ im như cái tượng đá”. Chi tiết này
làm toát lên sức chịu đựng kiên cường và bản lĩnh mạnh mẽ của A Phủ trước bọn thống trị bạo tàn.
- Phẩm chất 4: Sức sống mãnh liệt và biết cảm thông, trân trọng nghĩa tình:.
-Ở nhân vật A Phủ, Tô Hòai còn làm nổi bật sức sống mãnh liệt. Điều đó thể hiện trong đêm
đông, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ. Tô Hòai đã nhận ra trong A Phủ có hai con người: một A Phủ
cường tráng bất khuất, một A Phủ cam chịu nô lệ. Tuy vậy, A Phủ gan góc bất khuất luôn nổi trội.
Khi bị thống lí trói đứng mấy ngày, dù thể trạng rất yếu nhưng đến lúc Mị cởi trói, A Phủ đã quật
sức vùng dậy chạy. Đây không phải là sức mạnh của thể chất mà là sức mạnh của lòng khát khao tự
do, sức mạnh đó đã giúp A Phủ cứu mình thoát khỏi cái chết. Rõ ràng lòng yêu đời, khát vọng sống
và sức sống mãnh liệt đã tiếp sức giúp A Phủ có thể vùng bỏ chạy ra khỏi chốn địa ngục trần gian
ấy để đến với tự do, để giải phóng cho mình.
-Sau khi được Mị cứu, A Phủ chạy và trước tiếng kêu trong hơi gió thốc lạnh buốt của Mị: A
Phủ cho tôi đi.. ở đây thì chết mất. A Phủ nói: Đi với tôi. Chi tiết này cho thấy A Phủ biết trân trọng
tình nghĩa, anh đã không bỏ rơi người đàn bà đã cứu sống mình. Câu nói giản dị của A Phủ vừa đầy
tình cảm, lại vừa thể hiện sức mạnh, sự che chở, cưu mang giữa những con người cùng cảnh ngộ. A
Phủ hiểu rằng cả mình và Mị đều là những nạn nhân của cường quyền, cách giải thoát duy nhất
khỏi cái địa ngục trần gian ấy chính là trốn đi cùng nhau, cho nhau sự nương tựa và thấu hiểu, đồng
cảm. Hình ảnh hai người lẳng lặng đỡ nhau lao xuống dốc núi làm người đọc rất xúc động: hai con
người bị áp bức đã biết dựa vào nhau để cùng tháo cũi sổ lồng, vươn tới bầu trời tự do, hình ảnh này
gieo vào lòng người đọc âm hưởng lạc quan và tương lai tươi sáng của hai nhân vật.

5
Ôn thi ĐH
=>Giữa Mị và A Phủ, có lẽ ban đầu do đồng cảnh dẫn đến đồng cảm và cuối cùng dồn đẩy
thành đồng tình. Đồng cảnh vì cả hai đều là người ở gạt nợ ở nhà thống lí Pá Tra. Đồng cảm do
cùng số phận nô lệ nên biết chia sẻ và cảm thông cho số phận của nhau. Và cao trào là đồng tình:
sau khi Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ, cả hai cùng chạy ra khỏi nhà thống lí, cùng tìm đến Phiếng
Sa và nên vợ nên chồng, cùng trở thành du kích chiến đấu cho tự do của quê hương.
3- Nhận xét đánh giá nhân vật:
- A Phủ là một chàng thanh niên nghèo. Chính cuộc đời và tuổi trẻ đầy khó khăn, đau khổ
đã hình thành nên trong anh sự rắn rỏi, trải đời, mạnh mẽ và ngay thẳng. A Phủ tiêu biểu cho
những người lao động nghèo, phải đi làm kẻ ở cho người khác, là một công cụ cho giai cấp thống
trị.
- Nhân vật A Phủ được Tô Hoài khắc họa rất thành công , vô cùng sinh động, hợp lý. Nếu miêu tả
nhân vật Mị thiên về nội tâm, thì A Phủ thiên về hành động . Nghệ thuật xây dựng nhân vật như
vậy đã tạo được điểm nhấn về tính cách ở hành động, giúp ta thấy rõ vẻ đẹp của A Phủ qua sự gan
góc táo bạo, mạnh mẽ.
- Xây dựng nhân vật A Phủ, nhà văn thể hiện rõ tấm lòng nhân đạo của mình: Tô Hoài đồng
cảm sâu sắc với số phận bất hạnh của người lao động nghèo , phát hiện, ngợi ca những phẩm chất
cao đẹp của họ; đồng thời bày tỏ niềm tin vào khả năng người lao động có thể tự đứng lên giải
phóng mình, đấu tranh chống lại giai cấp thống trị để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

You might also like