You are on page 1of 6

ĐỀ HỆ NỘI LẦN 1 – Y2014

(17/09/2020)
Leon3010 (Khoa Do)
Đề THLS dài, nên t ghi ý chính thôi! Được 13x thôi nên không dám ghi đáp án =)))
NHIỄM
A. NTH/Sốc NT. (Số liệu không nhớ chính xác, nhưng đại loại vậy)
BN nam, 50 tuổi, nhập viện vì vàng da + bụng to dần.
Tiền căn: Cách NV 1 tháng, tại BVBNĐ, BN được chẩn đoán và điều trị SBP/xơ gan/HBV. Giấy xuất viện ghi nhận:
Creatinine 90 μmol/L, Bilirubin 40 μmol/L, CTM: BC 9,000/mm3 (N 70%, L 25%), TC 102,000/mm3.
Khám: Tỉnh, đừ. HA 100/70 mmHg, Thở 24 lần/phút. …
1- Chẩn đoán phù hợp nhất ở thời điểm NV?
A. Nhiễm trùng dịch báng/xơ gan.
B. Nhiễm trùng huyết nghĩ từ SBP/xơ gan.
C. Viêm gan siêu vi B cấp.
D. Viêm gan siêu vi B mạn bùng phát.
2- Các CLS cần làm, TRỪ: ⇨ CTscan bụng-chậu.
3- Tính qSOFA? ⇨ A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
4- Cho CLS: Dịch báng rõ SBP. Creatinine 102 μmol/L, Bilirubin 60 μmol/L, TC 80,000/mm3. KMĐM: PaO2 90 mmHg
(FiO2 32%). Tính SOFA: A. 6 B. 7 C. 8 D. 9

5- Chẩn đoán hiện tại? ⇨ NTH nghĩ từ SBP/xơ gan.


6- Vi trùng trường hợp này thường là gì? ⇨ E. Coli.
7- Lựa chọn kháng sinh điều trị? ⇨ Ceftriaxone.
B. SỐT RÉT: Bệnh 5N.
1- Cần hỏi gì đầu tiên ⇨ 6 tháng nay có đi đâu không?
2- Chẩn đoán ban đầu: A. Sốt rét B. Sốt mò C. SXH D. All
3- Test đặc hiệu hay nhạy nhất gì đó cho Falci:
A. Xét nghiệm khuếch đại gene 18S ribosomal RNA.
B. pLDH gì gì đó.
C. pLDH gì gì đó.
D. HRP – II.
4- Điều trị Falci ⇨ Dihydroartesiminin + Piperaquin.
5- Trường hợp nào sau đây cần tiêm Artesunate cho BN, TRỪ? ⇨ Chọn Mật độ KSTSR 64,000/μL.
6- Primaquin trường hợp này có vai trò gì? A. Diệt thể ngủ B. Diệt giao bào
C. Chống kháng thuốc
C. VIÊM GAN
SP bị VG, HbsAg (+), HbeAg (+), HBV DNA 105, AST, ALT bình thường.
1- Giai đoạn dung nạp miễn dịch.
2- Chưa cần điều trị gì, theo dõi AST, ALT.
3- Phòng ngừa tốt nhất cho bé: Chích HBIG & vaccine trong vòng 12 giờ sau sanh.
4- Chồng sợ bị nhiễm, cần đi xét nghiệm HbsAg và …?
A. IgM anti HBc B. anti-HBs C. HbeAg D. Total anti HBc.
5- Kết quả chồng bị: VGSVB mạn, dòng đột biến.
6- Lựa chọn điều trị cho chồng? A. Entecavir 0.5 mg (1v/ngày) B. Tenofovir 300 mg (1v/ngày)
C. Entecavir 0.5 mg (2v/ngày) D. Lamivudin 100 mg (1v/ngày)
7- Cần điều trị cho đến khi ⇨ HbsAg âm.
D. UỐN VÁN
BN nam, 38 tuổi, nhập viện vì cứng hàm.
Cách 4 ngày đạp đinh, tự bôi thuốc, không chích ngừa. Bệnh 3 ngày: N1-2: cứng hàm … N3: sau đó, nuốt sặc.
1- Chẩn đoán: Uốn ván giai đoạn toàn phát, ủ bệnh 4 ngày.
2- Thuốc cần sử dụng ngay: SAT (14A – 21,000 đơn vị), an thần, Metrodinazole.
3- Chọn câu sai: Hôn mê ngay sau cơn co giật đầu tiên.
4- Dự phòng sau xuất viện: Chích ngừa đầy đủ VAT theo lịch.
5- Để tiêu diệt bào nang uốn ván, biện pháp khử trùng đơn giản hiệu quả: Đun sôi trong nhiều giờ.
E. THỦY ĐẬU

Figure 1-Có 4 mũi tên (đánh số 1-2-3-4) vô các loại sang thương. Slide đầu tiên của thầy Trường mà tìm không ra. Cái mũi tên chĩa ra y
chang trong slide của thầy

1- Sang thương xuất hiện đầu tiên là sang thương nào? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4


2- Sang thương điển hình nhất cho thủy đậu? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
3- Diễn tiến các sang thương lần lượt là:
A. 132
B. 312
C. 321
D. 123
4- Hình ảnh viêm phổi mô kẽ, chẩn đoán:
A. Thủy đậu biến chứng viêm phổi.
B. SGMD.
C. Thủy đậu, viêm phổi do nguyên nhân khác (SAR-COV2 …)
F. HIV
Sinh viên nam, 22 tuổi, trường ĐH PNT, muốn đến khám tư vấn được làm XN HIV.
1- Cần hỏi gì đầu tiên? ⇨ Lý do đến muốn làm XN này?
2- Lựa chọn các XN cho SV nam, chọn câu đúng: ⇨ Tùy thuộc vào thời điểm thực hiện hành vi nguy cơ.
3- Theo BYT VN, xét nghiệm: ELISA.
4- BN được xác định nhiễm HIV, chọn câu ĐÚNG: Điều trị ARV đến suốt đời.
5- Các XN cần làm sau khi XĐ BN nhiễm HIV, TRỪ: A. CD4 B. Tải lượng virus
C. AST, ALT D.
6- XN bạn tình đồng giới, 23 tuổi, xác định không nhiễm HIV: Cách dự phòng tốt nhất: Uống PrEP trước chịch.
7- Vài tháng sau, BN quay lại, ghi nhận nhiễm P. Marneffei ⇨ Nghi ngờ kháng thuốc.
CÚM
Khủng khiếp lắm. Một số Keyword: Cúm mùa có vaccine, loại XN nào dành cho type/subtype, PCR giúp phân lập
được acid nucleic hay là gì …
SỐT XUẤT HUYẾT
Khủng khiếp không kém. BN nam, 22 tuổi, đau họng, sốt vài ngày. N5
Yếu tố dịch tế cần hỏi trừ: A. Daknong có người bị bạch hầu B. Xung quanh có ao hồ nước đọng.
C. Tiền căn bị sốt xuất huyết 1 lần D. Gần nhà có vài người bị SXH.
XN cần làm, trừ: Widal, NS1, KSTSR, BC đúng.
Sau đóm tràn dịch đa màng ⇨ Thoát huyết tương. Chống sốc bằng CPT.

Bài cô Vân Anh khó cực kỳ, dạng câu hỏi giống đề cũ chắc được 1-2 câu là cùng.

NHI
Học kỹ Nuôi con bằng sữa mẹ. (Hỏi rất chi tiết về vú người mẹ)
Dấu hiệu bé bú mẹ có hiệu quả:
A. Quầng vú phía trên ít hơn phía dưới
B. Môi dưới hướng vô trong
C. Miệng bé mở rộng
D. Ngậm núm vú.
Cấp cứu NTNT xào nấu mấy cái cũ.
Ngưng tim ngưng thở phòng cc, bóp bóng qua mask túi dự trữ, FiO2 %?:
A. 40 %
B. 60 %
C. 80 %
D. 100 %
XHGTC có vài câu hơi lạ, nhưng cũng dễ đoán, có câu H/c Ure tán huyết. Câu U máu thì cho làm đếm TC.
Tiêu chảy: Bé 8 tuổi, 25 kg. Tiêu chảy 3 ngày, 10 lần/ngày, không đàm máu. Hiện tại, 23 kg, lừ đừ, mắt trũng nhẹ,
dấu véo da mất chậm (dữ liệu chính xác luôn đó, ngồi phân vân không biết là có mất nước hay mất nước nặng). Bù
dịch trong tiêu chảy ưa chọn đường tĩnh mạch do bồi hoàn thể tích nhanh hơn.
Nguyên nhân tiêu chảy xuất tiết: Phẩy khuẩn tả.
Zn xài 10-14 ngày.
VCTC, triệu chứng thường gặp nhất: (không có đáp án tiểu máu vi thể đâu)
A. Tiểu máu đại thể.
B. THA.
C. Phù.
D. Thiểu niệu.
Time theo dõi VCTC hậu nhiễm liên cầu trung bình: 6 months.
VCTC, không dùng được thuốc nào:
A. Lợi tiểu.
B. CCB.
C. ACEI.
D. ARB.
Chỉ định sinh thiết thận: Bổ thể C3 giảm > 2 tháng.
Bé điển hình của VCTC, không cần làm XN nào: ANA, C3, VS.
Yếu tố tăng nguy cơ bị hen cho trẻ: Hút thuốc lá thụ động.
Sùi bọt cua: Teo thực quản.
Bệnh nào cần phải hút rửa phế quản: Hít ối phân su.
TCM: tổn thương thân não.
Giật mình chỉ là triệu chứng thần kinh, không cần điều trị.
TCM độ III:
A. Sốt cao > 390 và > 2 ngày.
B. Run chi.
C. Mạch > 150 lần/phút.
D. Giật mình lúc khám.
E. Thở nhanh theo tuổi, cơn ngưng thở.
Hấp thu dịch ở phổi:
A. Giảm khi catecholamin giảm.
B. Chỉ trong thai kỳ.
C. Trong 4 ngày đầu sau sanh là ít nhất.
Apgar nặng, khi điểm dưới:
A. 9
B. 7
C. 6
D. 4
Case XHTGC đề cũ, TC 37,000/mm3 ⇨ Theo dõi.
Bé hen, co kéo “cơ liên sườn” ⇨ auto nặng không nói nhiều.

NỘI
1-Nhồi máu vùng nào gây Block nhánh A-V (nhĩ-thất) vĩnh viễn: [không phải LBBB giống đề cũ]
A. Thành sau.
B. Thành bên.
C. Thành dưới.
D. Trước vách.
2-Thuốc mà JNC 8 (2014) không còn khuyến cáo dùng đầu tay trong điều trị THA: BB.
3-Thuốc làm giảm hậu tải, TRỪ:
A. Noradrenaline.
B. Nitropusside.
C. Dobutamine.
D. Captopril.
4-Thuốc aspirin dùng trong nhồi máu cơ tim có liều
A. 81mg
B. 500mg
C. 150-300mg viên tan trong ruột
D. 150-300mg viên không tan trong ruột, nhai
5-Thuốc dùng kèm với aspirin trên BN nhồi máu cơ tim
A. Clopidogrel
B. Ticlodipine
C. Dabigatran
D. Acenocoumarol
6-Thoái hóa khớp theo nghiên cứu của Mỹ:
A. 40% dân số chung, 60% > 18 tuổi.
B. 30% dân số chung, 50% > 18 tuổi.
C. 33.2% dân số chung, 54% > 18 tuổi.
D. 30% dân số chung, 40% > 18 tuổi.
7-Nuốt khó, chọn câu sai: H/c Mallory-Weiss.
8-Yếu tố nào làm giảm áp lực CVDTQ trong GERD:
A. Theophyline
B. pH acid < 2
C. Bữa ăn nhiều mỡ
D. Metoclopamide
9-GERD-Q:
A. Tổng điểm 14.
B. Đau bụng 5 ngày 3 điểm.
C. Nóng rát sau xương ức 5 ngày 2 điểm.
D. Câu này đúng.
10-Triệu chứng điển hình của GERD: Ợ nóng, Ợ trớ, tăng tiết.
11-Học thật thật kỹ xét nghiệm chẩn đoán Hp xâm lấn và không xâm lấn (4-5 câu). Test nào phải ngưng kháng sinh
trước 4 ngày mới được làm. Cái này dễ ráng học, đừng như tui 
12-Thuốc gây tăng đường huyết, TRỪ:
A. Phenytoin.
B. NSAID.
C. Glucocorticoid.
D. Lợi tiểu.
13-THA, soi đáy mắt có phù gai thị là giai đoạn mấy (theo Keith-Wagner)?
A. I.
B. II.
C. III.
D. IV.
14-Cơn hen nặng nhận biết:
A. PaO2 < 60 mmHg, PaCO2 >45 mmHg, pH < 7.35.
B. Gallop T3.
C. M nhanh nhẹ, khó bắt.
D. Kích thích, vật vã.
15-Điều trị cơn hen nặng, chọn câu sai:
A. Corticoid PKD.
B. Dãn phế quản & kháng cholinergic tác dụng ngắn.
C. Dùng kháng sinh nếu nhiễm trùng
D. Duy trì SpO2 93-95%
16-Case: COPD ho, khạc đạm, sốt. NV vì khó thở, có PaO2 50mmHg PaCO2 78 mmHg, pH < 7.28, FEV1 41%. Điều trị
nào sau đây giảm tỷ lệ tử vong nhiều nhất cho BN này?
A. Kháng sinh phủ Pseudomonas sớm
B. Corticoid toàn thân
C. Đặt NKQ Thở máy xâm lấn
D. Thở áp lực dương liên tục
17-Yếu tố nào không có trong đánh giá kiểm soát hen
A. Hạn chế vận động
B. Triệu chứng đêm < 2 lần/tuần
C. Triệu chứng ngày ≤ 2 lần/ tuần
D. Sử dụng SABA ≤ 2 lần/tuần
18-Cơ chế phù phổi cấp …, TRỪ:
A. Tổn thương tim.
B. Tổn thương thận.
C. Mất máu cấp.
19-Bệnh nào sau dây gây ra HC tắc nghẽn, trừ
A. COPD
B. Hen
C. Giãn PQ
D. Asbestosis
20-Chẩn đoán THA tại nhà (ESC 2013): SBP ≥ 135 và/hoặc DBP ≥ 85.
21-Thuốc BB nên được dùng trên BN suy tim cấp khi:
A. Càng sớm càng tốt.
B. Ngay khi huyết động ổn định.
C. Dùng cùng với LT & vận mạch.
D. Sử dụng sau khi BN xuất viện.
22-Mục tiêu điều trị trong CKD: Hb 11 – 12 g/dL.
23-YTNC CKD, trừ: Tuôi.
24-Không phải YTNC tiến triển CKD: PCOS.
25-Dấu hiệu tiên lượng nặng của STEMI, trừ:
A. Tốc độ máu lắng.
B. CRP siêu nhạy.
C. Glucose.
D. BNP.
26-Case: FBG lần 1 và lần 2: 8 mmol/L và 6.5 mmol/L ⇨ RL ĐH đói.
27-Mục tiêu ĐH tốt nhất theo ADA 2019: FBG = 80-130, HbA1c ≤ 6.5% (hay 7 gì đó).
28-Tiêu chuẩn truyền Albumin trong điều trị SBP:
A. Creatinine ≥ 1 mg/dL.
B. Bilirubin ≥ 3 mg/dL.
C. Na+ < 125 mmol/L.
D. BUN ≥ 20 mg/dL.
29-Yếu tố thúc đẩy thường gặp nhất của bệnh não gan: XHTH.
30-AST tăng cao hơn ALT, chọn câu sai: VGSV B mạn bùng phát. (Lúc này không nhớ là VG rượu hay cái siêu vi, nên
bèn lươn lẹo kéo lên mấy tình huống viêm gan của cô suy đoán =)))
31-Case: BN xơ gan, có nhiễm HBV, chỉ định điều trị HBV khi: Không cần thêm điều kiện gì, điều trị luôn.
32-Case: ĐTĐ, antii GAD (+) (Đề này đề cũ thầy Hoành chắc luôn =))):
A. LAZADA. B. MODY. C. SHOPEE.
33-BN nữ, béo phì, gần đây thấy ngứa vùng âm hộ, ăn nhiều nhưng sụt cân nhiều, đêm hay thức dậy đi tiểu. Chẩn
đoán?
A. Nhiễm trùng tiểu dưới
B. DTĐ
C. Nhiễm trùng phần phụ
D. Viêm bàng quang niệu đạo
34-Suy tim tâm trương, ST PSTM bảo tồn:
A. Bệnh cơ tim dãn nở, tâm phế mạn.
B. Bệnh cơ tim dãn nở không thiếu máu cục bộ.
C. THA, Hẹp van ĐMC, BMV.
35-ST chênh lên ở DII, DIII, aVF ⇨ Nhồi máu thành dưới.
36-Đo điện tâm đồ trong chẩn đoán NMCT
A. Chỉ cần đo 12 chuyển đạo
B. Đo 12 chuyển đạo và V7 V8 V9
C. Đo 12 chuyển đạo V3R, V4R nếu nghi ngờ nhồi máu cơ tim vùng hoành
D. Đo 12 chuyển đạo + V7 - V9 + V3R V4R
37-BN nguyên là VK gram âm tiết Betalatamase, mức độ viêm phổi nhẹ - TB, không có bệnh đồng mắc và không có
nguy cơ kháng thuốc. Chọn kháng sinh điều trị
A. Amox/Clavu 1 g x 3, 7 ngày
B. Amox 0.5 g x 3, 7 ngày
C. Amox 1 g x 3, 7 ngày
D. Levofloxacin 750mg
38-BN viêm phổi mức độ trung bình nặng, có yếu tố nhiễm Pseudomonas. Chọn thuốc KS nào sau:
A. Anti pseudomonas + Ciprofloxacine
B. Anti pseudomonas + Macrolide
C. Anti pseudomonas + Doxycilin
39-Nhờ sự tiến bố của thế giới, sự ra đời của thuốc giảm đau ức chế có chọn lọc ưu thế hơn những thuốc không có
nhân steroid trong điều trị giảm đau. Thuốc này có đặc điểm:
A. Giảm tác dụng phụ trên tim, thân và tiêu hoá.
B. Hoàn toàn không có tác dụng phụ trên tim, thận, tiêu hoá.
C. Giảm tác dụng trên tiêu hoá, tăng trên tim và thận
D. Giảm tác dụng phụ trên tim thận và tăng trên tiêu hoá.
40-Thời gian điều trị KS dự phòng VPM nguyên phát ở BN XHTH/XG:
A. 5 ngày
B. 7 ngày
C. 10 ngày
D. 14 ngày
41-VKDT không có ảnh hưởng lên những bệnh lý nào:
A. Tim mạch
B. Nhiễm trùng
C. Loãng xương
D. Đường mật
Ngoài ra, còn nhiều câu phổ biến trong đề cũ, nên t không ghi lại. Nhớ học kỹ sinh lý bệnh/bệnh học của Hen, thoái
hóa khớp và VKDT. Chỉ cần dừng lại ở mức độ chẩn đoán, CLS. Không hỏi điều trị deep đâu.

You might also like