You are on page 1of 6

KHOA KINH TẾ SỐ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

LIÊN CHI ĐOÀN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DỰ THẢO
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2021
QUY CHẾ QUY ĐỊNH
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ LỚP, CÁN BỘ
ĐOÀN THANH NIÊN KHOA KINH TẾ SỐ
1. Vai trò và nhiệm vụ của các thành viên BCH liên chi
1.1. Bí thư ban chấp hành liên chi
a) Vai trò
- Bí thư liên chi là người đứng đầu trong công tác đoàn của Khoa. Mọi hoạt
động của Ban chấp hành Khoa Kinh tế số có nhịp nhàng, khoa học và thiết thực
hay không phụ thuộc phần lớn vào sự điều hành, phân công của Bí thư trong việc
triển khai thực hiện công việc.
- Bí thư liên chi là đầu mối chính để kết nối giữa ĐTN của Học viện, Lãnh
đạo Khoa kinh tế số với toàn thể các chi đoàn trong Khoa Kinh tế số.
b) Nhiệm vụ
- Tham mưu cho Lãnh đạo Khoa Kinh tế số kế hoạch phát triển tổng thể các
hoạt động ngoại khóa, truyền thông, giao lưu văn hóa văn nghệ của Khoa.
- Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Đối ngoại.
- Phối hợp và chỉ đạo với các thành viên trong Ban chấp hành liên chi hoàn
thành tốt các kế hoạch công việc hàng tháng đã đặt ra.
- Chịu trách nhiệm trong công tác đối ngoại của Liên chi với Đoàn thanh niên
của Học viện cũng như quan hệ với các Liên chi đoàn các khoa thuộc Học viện;
- Thường trực cùng với Lãnh đạo Khoa Kinh tế số trong các quan hệ hợp tác,
giao lưu học hỏi với doanh nghiệp.
- Thường trực cùng với Lãnh đạo Khoa Kinh tế số trong việc đề xuất các
danh hiệu khen thưởng hàng năm.
- Có thể thay mặt Lãnh đạo khoa Kinh tế động viên, khuyến khích các cá
nhân làm việc tốt hoặc phê bình các cá nhân làm việc không hiệu quả trong ban
chấp hành khoa.

1.2. Phó Bí thư liên chi phụ trách công tác Học tập – Chuyên môn

1
a) Vai trò
- Là người đồng hành với Bí thư liên chi trong các hoạt động của sinh viên
Khoa Kinh tế số liên quan đến.
- Thường trực cùng với Lãnh đạo Khoa Kinh tế số trong các quan hệ hợp tác,
giao lưu học hỏi với doanh nghiệp.
- Thường trực cùng với Lãnh đạo Khoa Kinh tế số trong việc đề xuất các
danh hiệu khen thưởng hàng năm.
b) Nhiệm vụ
- Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Học tập và Ban sự kiện
- Chủ trì với các Trưởng ban chuyên môn để đưa ra phương hướng phát triển
cho các hoạt động của của Ban Học tập và Ban sự kiện.
- Làm báo cáo tổng thể về hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách để báo cáo Bí
thư liên chi khoa phê duyệt và triển khai.
- Trực tiếp cùng với trưởng Ban Học tập và Ban sự kiện tổ chức các buổi học
nhóm, các cuộc thi quy mô nhỏ dành cho sinh viên của Khoa Kinh tế số nhằm
nâng cao chất lượng học tập.
- Thay mặt Bí thư liên chi xử lý công việc khi được ủy quyền.
1.3. Phó Bí thư liên chi phụ trách công tác Truyền thông - Văn nghệ - Hậu cần
a) Vai trò
- Là người đồng hành với Bí thư liên chi trong các hoạt động của sinh viên
Khoa Kinh tế số liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách.
- Thường trực cùng với Lãnh đạo Khoa Kinh tế số trong các quan hệ hợp tác,
giao lưu học hỏi với doanh nghiệp.
- Thường trực cùng với Lãnh đạo Khoa Kinh tế số trong việc đề xuất các
danh hiệu khen thưởng hàng năm.
- Lên các phương án tài chính cho hoạt động của liên chi và viết báo cáo tình
hình tài chính theo từng học kỳ trình Ban chấp hành liên chi phê duyệt.
b) Nhiệm vụ
- Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Truyền thông, Ban Hậu cần và Ban
Văn nghệ;
- Chủ trì cuộc họp với các Trưởng ban chuyên môn để đưa ra phương hướng
phát triển cho các hoạt động của của Ban Truyền thông và Ban Văn nghệ.
- Lên phương án tài chính – hầu cần cho các hoạt động của liên chi.

2
- Làm báo cáo tổng thể về hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách để báo cáo Bí
thư liên chi khoa phê duyệt và triển khai.
- Trực tiếp cùng với trưởng Ban Truyền thông và Ban Văn nghệ lên kế hoạch
tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa văn nghệ, các sự kiện truyền thông xúc tiến
tuyển sinh hay quảng bá hình ảnh sinh viên khoa Kinh tế số.
- Thay mặt Bí thư liên chi xử lý công việc khi được ủy quyền.
1.4. Trưởng ban chuyên môn (6 ban: Học tập; Sự kiện; Đối ngoại; Truyền
Thông; Văn Nghệ và Hậu cần)
a) Vai trò
- Là người đứng đầu lĩnh vực chuyên môn được Liên chi đoàn giao.
- Trực tiếp triển khai các sự kiện chuyên môn của Ban.
b) Nhiệm vụ
- Tham mưu cho Bí thư liên chi để đưa ra phương hướng phát triển cho các
hoạt động của Ban.
- Lên danh sách các thành viên của Ban trực tiếp tham gia các sự kiện.
- Tính toán kinh phí cho các hoạt động của Ban trình Bí thư liên chi phê duyệt
trước khi báo cáo lãnh đạo Khoa Kinh tế số.
- Tính toán ngày công tác xã hội cho các thành viên tham gia sự kiện của Ban
để Bí thư liên chi xác nhận.
- Trưởng Ban Hậu cần là người thu quỹ của liên chi (từ tiền đóng góp của các
chi đoàn) và giữ tiền quỹ hoạt động của liên chi.
2. Vai trò và nhiệm vụ của các thành viên BCH chi đoàn lớp
2.1. Bí Thư chi đoàn
a) Vai trò
- Bí thư là một “Nhạc trưởng” trong công tác đối ngoại của lớp.
- Bí thư còn góp phần là sợi dây kết nghĩa giữa các bạn trong lớp tạo nên một
môi trường học tập và làm việc thoải mái và hiệu quả.
- Bên cạnh đó bí thư còn là nơi tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc về đoàn, về câu
lạc bộ lẫn các vấn đề về việc làm thêm, định hướng nghề nghiệp.
b) Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch công tác, giao nhiệm vụ từng học kỳ cho Ủy viên trưởng các
tổ trong chi đoàn lớp.

3
- Tham mưu cho Cố vấn học tập về kế hoạch đi thực tế hàng năm tại các
doanh nghiệp.
- Lên kế hoạch tổ chức giao lưu giữa các lớp trong Khoa, kế hoạch đi dã
ngoại của lớp
- Báo cáo cho lãnh đạo Khoa cũng như Bí thư liên chi về hoạt động đối ngoại
của lớp đã làm được trong mỗi Học kỳ.
- Tham gia và nhận xét đoàn viên hằng năm và đưa ra khen thưởng cho những
cá nhân ưu tú, cũng như phê bình những cá nhân chưa thực sự tốt.
- Chú ý cập nhật thông tin về các công việc lẫn các hoạt động mà đoàn trường
và thầy cô đề ra.
2.2. Phó Bí Thư chi đoàn
a) Vai trò
- Phó bí thư là người thủ lĩnh trong các vấn đề tài chính – hậu cần của chi
đoàn. Là người lên các phương án tài chính cho mỗi hoạt động của chi đoàn.
- Phó bí thư còn là người đồng hành và hỗi trợ cho Bí thư hoàn thành các
công việc của chi đoàn.
b) Nhiệm vụ:
- Trực tiếp quản lý quỹ của chi đoàn và ghi chép đầy đủ các khoản thu – chi
để báo cáo lại lớp sau mỗi hoạt động ngoại khóa của chi đoàn.
- Lên phương án tài chính tổng thể và chi tiết cho các hoạt động của chi đoàn.
- Phối hợp với các Ủy viên trưởng trong việc thực hiện mua sắm cho mỗi hoạt
động dã ngoại, giao lưu, đối ngoại của chi đoàn.
- Phối với với Ban cán sự lớp đánh giá rèn luyện và ngày công tác xã hội của
các thành viên trong lớp theo từng Học kỳ.
- Phó bí thư có thể thay thế Bí thư giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền
của Đoàn thanh niên khi được ủy quyền.
2.3. Ủy viên trưởng các tổ
a) Vai trò
- Ủy viên trưởng là người đứng đầu công tác đối ngoại trong tổ mình được
giao phụ trách, quán xuyến toàn bộ các công việc gắn với hoạt động đối ngoại của
các thành viên trong tổ.
- Ủy viên trưởng là người có uy tín với tập thể, giúp đỡ các thành viên trong
tổ để xây dựng một tập thể lớp hòa đồng và vững mạnh.

4
b) Nhiệm vụ:
- Trực tiếp là người xếp hạng đoàn viên, tính số ngày CTXH trong tổ của
mình phụ trách và báo cáo lại Bí thư chi đoàn phê duyệt.
- Là người thu quỹ đoàn và các quỹ hoạt động đối ngoại khác trong tổ nộp lại
Phó bí thư phụ trách công tác tài chính – hậu cần.
- Phối hợp với Bí thư, Phó bí thư trong các hoạt động giao lưu, học tập, văn
hóa, văn nghệ nhằm tạo ra nhiều phòng trào bổ ích cho lớp.
3. Vai trò và nhiệm vụ của các thành viên Ban cán sự lớp
3.1. Lớp trưởng
a) Vai trò
- Lớp trưởng là một “Thủ lĩnh” trong công tác đối nội của lớp, là người tổng
chi huy trong các hoạt động chăm lo đến kết quả học tập, rèn luyện và đời sống
của các thành viên trong lớp.
- Bên cạnh đó lớp trưởng còn là nơi tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc về học
bổng, học phí và các vấn đề về chế độ chính sách cho sinh viên.
b) Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch công tác học tập, rèn luyện và giao nhiệm vụ từng học kỳ cho
Tổ trưởng các tổ triển khai.
- Là đầu mối kết nối giữa các thầy/cô giảng dạy với tập thể lớp.
- Phân công nhiệm vụ trực nhật lớp cho các thành viên của lớp học đối với
các học phần học chung cũng như học riêng một cách công khai và minh bạch.
- Chuyển các giấy tờ, thông báo của Học viện, lịch học, lịch thi… cho Tổ
trưởng các tổ để phổ biến cho các thành viên của lớp.
- Chủ trì họp các tổ trưởng trong việc đánh giá điểm rèn luyện của các thành
viên trong lớp rồi báo cáo lại giáo viên chủ nhiệm phê duyệt.
3.2. Lớp phó
a) Vai trò
- Lớp phó là “bộ não” của lớp trong mảng tài chính – hậu cần, là người lên
các phương án tài chính cho mỗi hoạt động của lớp.
- Lớp phó còn là người đồng hành và hỗi trợ cho Lớp trưởng hoàn thành các
công việc của lớp.
b) Nhiệm vụ:

5
- Trực tiếp quản lý quỹ lớp và ghi chép đầy đủ các khoản thu – chi để báo cáo
lại lớp sau mỗi hoạt động liên quan đến học tập và chăm lo đời sống của các thành
viên trong lớp.
- Lên phương án tài chính tổng thể và chi tiết cho các hoạt động của lớp theo
từng Học kỳ.
- Phối hợp với các Tổ trưởng trong việc thực hiện mua sắm cho mỗi hoạt
động của lớp (photo tài liệu học tập; quà tặng chúc mừng thầy cô nhân các ngày lễ
lớn; liên hoan tổng kết học kỳ,…).
- Phối với với Ban cán sự lớp đánh giá điểm rèn luyện và ngày công tác xã
hội của các thành viên trong lớp theo từng Học kỳ.
- Lớp phó có thể thay thế Lớp trưởng giải quyết các công việc thuộc thẩm
quyền của cán bộ lớp khi được ủy quyền.
3.3. Tổ trưởng
a) Vai trò
- Tổ trưởng là người đứng đầu công tác đối nội trong tổ mình được giao phụ
trách, quán xuyến toàn bộ các công việc gắn với hoạt động học tập và đời sống của
các thành viên trong tổ.
b) Nhiệm vụ:
- Theo dõi và bao quát tình hình học tập và rèn luyện của cả tổ. Trực tiếp là
người đánh giá điểm rèn luyện của các thành viện trong tổ của mình phụ trách và
báo cáo lại Lớp trưởng tổng hợp trình Giáo viên chủ nhiệm phê duyệt.
- Là người thu quỹ lớp và các quỹ hoạt động khác trong tổ nộp lại lớp phó
phụ trách công tác tài chính – hậu cần của lớp.
- Phối hợp với Lớp trưởng, Lớp phó trong các hoạt động học tập, ôn thi, học
nhóm của lớp.
- Theo dõi các sinh viên trong tổ, sinh viên nào có khó khăn về học tập hay
đời sống và báo cáo lại Ban cán sự lớp, Giáo viên chủ nhiệm để cùng nhau giúp đỡ
theo tinh thần “Lá lành đùm lá rách”.
- Quan tâm, nắm được điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên để có thể hỗ
trợ 1 cách hiệu quả trong học tập.

You might also like