You are on page 1of 2

I-Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

Hãy nêu căn cứ pháp lý nếu có


(1,5 điểm/ 1 câu)
Câu 3/ Theo pháp luật trọng tài thương mại hiện hành, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp thương mại giữa các bên nếu như thỏa thuận trọng tài do các bên xác lập bị vô hiệu hoặc
không thể thực hiện được.
Đúng,
CCPL: Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010, Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.
Giải thích:
Điều 6: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án
thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không
thể thực hiện được”.Theo đó, các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà
án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài
không thể thực hiện được.Tại Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP quy định thỏa thuận trọng tài không
thể thực hiện.
Câu 4/ Trong mọi trường hợp, khi bị đơn không chọn được trọng tài viên và các bên không có thỏa
thuận khác về việc chỉ định trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án chỉ định trọng
tài viên cho bị đơn.
Sai,
CCPL: Khoản 2 Điều 41 Luật Trọng tài thương mại 2010,
Giải thích: Tại khoản 2 điều 41: “Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, thì các bị đơn phải thống
nhất chọn Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và
các tài liệu kèm theo. Hết thời hạn này, nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên và nếu các bên
không có thỏa thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án
có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn”, nên trong trường hợp này thì phải do Tòa án chỉ
định.
II- Giải quyết tình huống (4 điểm)
Công ty TNHH A (có trụ sở tại huyện G, tỉnh M) và công ty cổ phần B (có trụ sở tại quận H, tỉnh
N) ký hợp đồng mua bán hàng hóa vào tháng 01 năm 2013 trong đó có điều khoản giải quyết tranh
chấp với nội dung như sau “Mọi tranh chấp xảy ra từ hợp đồng này các bên sẽ cùng thương lượng,
giải quyết. Nếu thương lượng không thành, một trong các bên có quyền yêu cầu trung tâm trọng tài
X, tỉnh Y giải quyết theo quy định của pháp luật”.
Sau khi công ty A giao hàng, vì cho rằng bên A đã vi phạm một số điều khoản trong hợp đồng đã
thỏa thuận nên công ty B không thanh toán đủ tiền mua hàng cho công ty A, số tiền công ty B chưa
thanh toán công ty A là 1 tỷ đồng. Công ty A đã nhiều lần yêu cầu nhưng công ty B không đồng ý
trả công ty A số tiền này với lý do trên.
2/Giả sử công ty A muốn khởi kiện công ty B vào cuối năm 2014 thì phải gửi đơn kiện đến đâu? Vì
sao? (1,54)
Căn cứ theo khoản 1 điều 30 của LTTTM 2010, “Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng
tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài.Trường hợp vụ tranh chấp được giải
quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.”
Do trong thỏa thuận của 2 bên có ghi ”có quyền yêu cầu trung tâm trọng tài X” nên trường hợp này thuộc
về trường hợp được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc, nên Công ty A phải làm đơn khởi kiện
và gửi cho công ty B.
3/Giả sử Hội đồng trọng tài đã giải quyết và ra phán quyết. Nếu một bên muốn yêu cầu tòa án hủy
phán quyết trên, anh/ chị hãy nêu tên Tòa án có thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài trong tình
huống nêu trên và căn cứ pháp lý?(1,5 đ)
Căn cứ theo điều 69, “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có
đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu
huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ
chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.” do đó nếu đáp ứng đủ các
điều kiện đã nêu ở điều này thì nguyên đơn có quyền yêu cầu tòa án hủy phán quyết và Tòa án căn cứ
theo điều

You might also like