You are on page 1of 137

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


--------O0O--------

Công trình tham dự Cuộc thi


Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2014 – 2015

Tên công trình


CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH THAM GIA HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN
CỦA THANH NIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nhóm ngành: XH2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2015


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT (Tiếng Việt) ..................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT (Tiếng nước ngoài) .....................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................ix
TÓM TẮT NỘI DUNG .................................................................................................. x
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu .................... 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 4
1.5. Kết cấu đề tài nghiên cứu ............................................................................... 5
Sơ kết chương 1 ...................................................................................................... 5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 6
2.1. Tổng quan về hoạt động tình nguyện............................................................ 6
2.1.1. Khái niệm hoạt động tình nguyện ......................................................... 6
2.1.2. Các nguyên tắc của hoạt động tình nguyện ........................................... 7
2.1.3. Phân loại hoạt động tình nguyện ........................................................... 8
2.1.4. Tổng quan về các loại hình hoạt động tình nguyện chủ yếu ................. 9
2.1.5. Thực trạng hoạt động tình nguyện ở Tp.HCM .................................... 12
2.2. Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện .............................................. 16
2.3. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng ......................................................... 18
2.3.1. Khái niệm người tiêu dùng và hành vi người tiêu dùng...................... 18
ii

2.3.2. Các mô hình và lý thuyết nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng
................................................................................................................................ 19
2.4. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất........................................... 26
2.4.1. Mối quan hệ giữa các giá trị và quyết định tham gia hoạt động tình
nguyện .................................................................................................................... 26
2.4.2. Mối quan hệ giữa yếu tố hiệu quả truyền thông, thương hiệu và quyết
định tham gia hoạt động tình nguyện ..................................................................... 30
2.4.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý, đặc điểm cá nhân và quyết định
tham gia hoạt động tình nguyện ............................................................................. 31
2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu....................... 31
Sơ kết chương 2 .................................................................................................... 32
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 33
3.1. Qui trình nghiên cứu .................................................................................... 33
3.2. Phương pháp nghiên cứu sơ bộ ................................................................... 33
3.2.1. Phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung ............................................ 33
3.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi .......................................................................... 34
3.2.3. Khảo sát thử nghiệm............................................................................ 34
3.3. Phương pháp nghiên cứu chính thức .......................................................... 35
3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu và kích thước mẫu ............................... 35
3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................ 35
3.4. Xây dựng thang đo........................................................................................ 37
3.4.1. Xây dựng thang đo Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện ....... 37
3.4.2. Xây dựng thang đo Giá trị chức năng ................................................. 37
3.4.3. Xây dựng thang đo Giá trị xã hội ........................................................ 38
3.4.4. Xây dựng thang đo Giá trị cảm xúc .................................................... 38
3.4.5. Xây dựng thang đo Giá trị tri thức ...................................................... 39
3.4.6. Xây dựng thang đo Giá trị điều kiện ................................................... 39
3.4.7. Xây dựng thang đo Thương hiệu - Hiệu quả truyền thông ................. 40
iii

3.4.8. Xây dựng thang đo Yếu tố tâm lý, cá nhân ......................................... 40


Sơ kết chương 3 .................................................................................................... 41
Chương 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................... 42
4.1. Xử lý dữ liệu .................................................................................................. 42
4.1.1. Loại bỏ các bảng trả lời không phù hợp và làm sạch dữ liệu.............. 42
4.1.2. Mã hóa dữ liệu ..................................................................................... 42
4.2. Phân tích mẫu ............................................................................................... 42
4.2.1. Mô tả mẫu qua các đặc điểm ............................................................... 42
4.2.2. Sự đồng thuận chung của mẫu ............................................................ 46
4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ............................................................. 47
4.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo với nhân tố đánh giá chung quyết
định tham gia hoạt động tình nguyện ..................................................................... 47
4.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo với từng khía cạnh của nhân tố ... 47
4.4. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor analysis – EFA) ......... 50
4.5. Kiểm định sự giống nhau đối với giá trị trung bình của các tổng thể con
.................................................................................................................................... 53
4.5.1. Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên tại
Tp.HCM ................................................................................................................. 53
4.5.2. Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện ảnh hưởng bởi giới tính 54
4.5.3. Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện ảnh hưởng bởi địa bàn cư
trú ........................................................................................................................... 54
4.5.4. Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện ảnh hưởng bởi độ tuổi... 55
4.5.5. Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện ảnh hưởng bởi trình độ
học vấn ................................................................................................................... 55
4.5.6. Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện ảnh hưởng bởi thu nhập
bình quân hàng tháng ............................................................................................. 56
4.5.7. Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện ảnh hưởng bởi vai trò
trong tổ chức .......................................................................................................... 56
iv

4.5.8. Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện ảnh hưởng bởi tình trạng
hôn nhân ................................................................................................................. 56
4.5.9. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến.............................................. 57
4.6. Phân tích hồi quy tuyến tính ........................................................................ 57
4.6.1. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu .......................................................... 57
4.6.2. Điều chỉnh các giả thuyết nghiên cứu cho mô hình ............................ 58
4.6.3. Phân tích hồi quy ................................................................................. 59
4.6.4. Phương trình hồi quy tuyến tính.......................................................... 59
4.6.5. Kiểm định các giả thuyết và đánh giá sự phù hợp của mô hình ......... 60
4.6.6. Chạy lại mô hình sau khi đã loại biến ................................................. 60
4.7. Dò tìm các vi phạm giả định trong mô hình ............................................... 61
4.8. Ý nghĩa của các biến trong mô hình ........................................................... 63
Sơ kết chương 4 .................................................................................................... 65
Chương 5: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP ..................................................... 66
5.1. Ý nghĩa và kết luận của nghiên cứu ............................................................ 66
5.2. Những cơ hội và thách thức trong quản lý, tổ chức các hoạt động tình
nguyện và huy động sự tham gia của thanh niên .................................................. 67
5.2.1. Cơ hội .................................................................................................. 67
5.2.2. Thách thức ........................................................................................... 68
5.3. Một số đề xuất và giải pháp ......................................................................... 70
5.3.1. Các giải pháp và đề xuất về nội dung, hình thức tổ chức và thực hiện
chức năng của các hoạt động tình nguyện ............................................................. 70
5.3.2. Các giải pháp và đề xuất nâng cao chất lượng của các hoạt động,
chương trình tình nguyện ....................................................................................... 73
5.3.3. Các giải pháp và đề xuất nâng cao tính phù hợp của các hoạt động,
chương trình tình nguyện ....................................................................................... 75
5.3.4. Các giải pháp và đề xuất nâng cao giá trị cảm xúc của hoạt động tình
nguyện .................................................................................................................... 76
v

5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................... 77
Sơ kết chương 5 .................................................................................................... 78
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... a
PHỤ LỤC 1 .....................................................................................................................k
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................................l
PHỤ LỤC 3 .....................................................................................................................q
PHỤ LỤC 4 ..................................................................................................................... t
PHỤ LỤC 5 ..................................................................................................................... z
PHỤ LỤC 6 .................................................................................................................... ff
vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT (Tiếng Việt)


STT Từ viết tắt Nội dung
1 BCH Ban Chấp hành
2 ctg. các tác giả
3 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
4 NĐ-CP Nghị định Chính phủ
5 NQ-ĐTN Nghị quyết - Đoàn Thanh niên
6 THPT Trung học phổ thông
7 Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT (Tiếng nước ngoài)


STT Từ viết tắt Nội dung Nghĩa tiếng Việt
American Marketing
1 AMA Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ
Association
2 ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai
3 App Application Ứng dụng
Center for Child and Trung tâm tư vấn hỗ trợ phát triển
4 CCD
Community Development trẻ em và cộng đồng
Sustainable Development Trung tâm nghiên cứu phát triển
5 CSDS
Club bền vững
The German Development Tổ chức hỗ trợ phát triển Cộng
6 DED
Service hòa Liên Bang Đức
Exploratory Factor
7 EFA Phân tích nhân tố khám phá
Analysis
Governmental
8 GO Tổ chức chính phủ
Organization
The International Liên hiệp các Hội Chữ thập đỏ và
9 IFRC
Federation of Red Cross Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế
International Non-
10 INGO Governmental Tổ chức phi chính phủ quốc tế
Organization
The Japan International
11 JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
Cooperation Agency
12 KMO Kaiser - Meyer - Olkin Trị số Kaiser - Meyer - Olkin
Millennium Development Các mục tiêu phát triển thiên niên
13 MDGs
Goals kỷ
viii

Tổ chức phi lợi nhuận ở địa


14 NPO Nonprofit organization
phương
15 OLS Ordinary Least Square Phương pháp bình phương bé nhất
Statistical Package for the
16 SPSS Phần mềm hỗ trợ thống kê
Social Sciences
Centre for Sustainable Trung tâm phát triển nông thôn
17 SRD
Rural Development bền vững
The United Nations
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
18 UNESCO Educational, Scientific and
Văn hóa Liên Hiệp Quốc
Cultural Organization
The United Nations Chương trình Tình nguyện viên
19 UNV
Volunteers programme Liên Hiệp Quốc
Tổ chức Tình nguyện vì sự Phát
Volunteer for Community
20 VFCD triển của Cộng đồng và Bảo vệ
Development
Thiên nhiên và Môi trường
21 VIA Volunteers in Asia Tổ chức Tình nguyện viên châu Á
Australian Volunteers for Tổ chức tình nguyện vì sự phát
22 VIDA
International Development triển quốc tế Úc
23 VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai
Vietnam Non-
Tổ chức phi chính phủ tại Việt
24 VNGO Governmental
Nam
Organization
The Vietnam Union of
Liên hiệp các Hội Khoa học và
25 VUSTA Science and Technology
Kỹ thuật Việt Nam
Associations
World Intellectual Property
26 WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
Organization
ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 So sánh hành vi mua của người tiêu dùng với hành vi tham gia hoạt động tình
nguyện của tình nguyện viên.......................................................................................... 16
Bảng 4.1 Kết quả kiểm định thang đo đánh giá các nhân tố .......................................... 47
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định KMO, Barlett và phương sai toàn bộ lần 2 ...................... 52
Bảng 4.3 Giá trị trung bình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động
tình nguyện ..................................................................................................................... 53
Bảng 4.4 Thống kê mô tả biến phần dư chuẩn hóa ........................................................ 62
Bảng 4.5 Tóm tắt các kiểm định giả thuyết thống kê với độ tin cậy 95% ..................... 64

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 4.1 Cơ cấu độ tuổi của mẫu nghiên cứu ........................................................... 43
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu theo địa bàn cư trú của mẫu nghiên cứu......................................... 43
Biểu đồ 4.3 Độ tuổi của mẫu nghiên cứu ....................................................................... 44
Biểu đồ 4.4 Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu ....................................................... 44
Biểu đồ 4.5 Thu nhập bình quân hàng tháng của mẫu nghiên cứu ................................ 45
Biểu đồ 4.6 Vai trò trong tổ chức của mẫu nghiên cứu ................................................. 45
Biểu đồ 4.7 Tình trạng hôn nhân của mẫu nghiên cứu .................................................. 46
Biểu đồ 4.8 Phân phối của phần dư chuẩn hóa .............................................................. 63

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1 Năm giá trị tiêu dùng tác động đến hành vi mua của người tiêu dùng ........... 20
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................ 32
Hình 4.1 Mô hình hồi quy tuyến tính mới ..................................................................... 58
x

TÓM TẮT NỘI DUNG


Trong thời đại hiện nay, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
đất nước và phát triển cộng đồng ngày càng được công nhận, đề cao và tôn vinh. Theo
đó, để phát huy tối đa sức lực nội tại của thanh niên, công tác phát triển thanh niên luôn
được Đảng và Nhà nước ta chú trọng cũng như các tổ chức trong và ngoài nước hưởng
ứng, tiêu biểu là các hoạt động tình nguyện. Với vị thế là trung tâm kinh tế - văn hóa-
giáo dục của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) có hoạt động thanh niên
tình nguyện phát triển mạnh trên quy mô lớn và với sự tham gia của nhiều loại hình tổ
chức tình nguyện khác nhau. Bên cạnh thành tựu đáng khích lệ, hoạt động tình nguyện
ở Tp.HCM vẫn còn những hạn chế nhất định. Do đó, việc nâng cao chất lượng của các
hoạt động này và huy động có hiệu quả hơn sự tham gia của thanh niên là một vấn đề
quan trọng mà các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức tình nguyện trong và ngoài
nước có hoạt động tại Tp.HCM quan tâm. Nghiên cứu này tập trung phân tích những
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động của thanh niên tại Tp.HCM bằng
phương pháp nghiên cứu định lượng. Dữ liệu được thu thập từ trên 500 đáp viên là
thanh niên đang sinh sống và làm việc tại Tp.HCM thông qua bảng khảo sát trực tiếp.
Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định thông qua phương pháp phân
tích hệ số tương quan Pearson và phân tích hồi qui. Kết quả của kiểm định EFA cho
thấy ba yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tham gia của hoạt động tình nguyện của
thanh niên tại Tp.HCM, bao gồm: chức năng và nội dung, chất lượng và tính phù hợp
của chương trình tình nguyện, giá trị cảm xúc của hoạt động tình nguyện. Đồng thời
kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhóm yếu tố chức năng và nội dung của chương
trình tình nguyện có tác động mạnh nhất đến quyết định tham gia của thanh niên.
Từ khóa: hoạt động tình nguyện, thanh niên, Thành phố Hồ Chí Minh, chức
năng, chất lượng, giá trị cảm xúc.
1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng và Nhà nước ta nhận định thanh niên Việt Nam là lực lượng tiên phong
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của
công tác phát triển thanh niên thông qua việc tạo điều kiện và môi trường cho thanh
niên rèn luyện và cống hiến. Hiện nay, khi đất nước đang đẩy mạnh đổi mới và tiến lên
Chủ nghĩa xã hội, tiềm lực và khả năng đóng góp, cống hiến của thanh niên càng cần
được khai thác và phát triển. Theo Viện Dân số và Các vấn đề xã hội – Đại học kinh tế
quốc dân (2014), trong 60 triệu lao động ở nước ta, có tới gần một nửa dưới 34 tuổi,
đặc biệt trong nhóm từ 24 đến 34 tuổi có nhiều lao động trình độ cao và tay nghề vững.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, kể từ khi phong trào Thanh niên
tình nguyện được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động, nhiều thế hệ thanh niên Việt
Nam đã tích cực hưởng ứng tham gia, tuyên truyền và nhân rộng phong trào, biến hoạt
động tình nguyện thành một hoạt động xã hội thường xuyên, giàu tính nhân văn.
Xét về sự phát triển của các phong trào thanh niên tình nguyện trên cả nước,
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) là một trong những điển hình thành công nhất trên
các phương diện quy mô, chất lượng và đơn vị tổ chức. Có nhiều nguyên nhân góp
phần giải thích cho sự thành công này. Trước hết, Tp.HCM là trung tâm kinh tế – văn
hóa – giáo dục lớn nhất cả nước nên tập trung nhiều tổ chức kinh tế, đoàn thể, tổ chức
thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ, đặc biệt là khoảng 80 trường đại học công lập và
dân lập. Số lượng Đoàn viên, sinh viên lớn trở thành lực lượng xung kích trong hầu hết
các phong trào thanh niên tình nguyện. Thứ hai, trong năm 2013, Tp.HCM có trên 2.8
triệu thanh niên (từ 16 đến 30 tuổi); chiếm 37.3% dân số. Điều này khẳng định thành
phố có dân số trẻ - có xu hướng hướng ngoại, năng động, ưa thích tham gia các hoạt
động ngoại khóa, đặc biệt là hoạt động xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn một bộ
phận không nhỏ thanh niên chưa cảm thấy được ý nghĩa của các hoạt động tình nguyện
2

cũng như sau khi tham gia không cảm thấy hài lòng. Do đó, nhiệm vụ nâng cao chất
lượng, đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của các phong trào, hoạt động thanh niên tình
nguyện là một trong những chiến lược phát triển thanh niên quan trọng của Thành
Đoàn Tp.HCM. Theo đó, để góp phần phát triển và nâng cao chất lượng của các hoạt
động thanh niên tình nguyện trên địa bàn Tp.HCM trước hết cần phải xác định các
nhân tố ảnh hưởng tới quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên, qua
đó, đánh giá được và phát huy những mặt mạnh, hạn chế những mặt còn yếu kém của
hoạt động thanh niên tình nguyện.
Trên thực tế, có rất ít nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam về vấn đề này mà chủ
yếu nhìn nhận hoạt động tình nguyện dưới góc độ một vấn đề xã hội mang tính định
tính. Do đó, nhóm tác giả chọn nghiên cứu về đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên tại Thành phố Hồ Chí
Minh” với kì vọng đóng góp vào việc khuyến khích thanh niên tham gia hoạt động tình
nguyện.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, đã có một số đề tài nghiên cứu chuyên sâu về tác động của hoạt
động tình nguyện đối với đời sống kinh tế - xã hội. Đề tài “Tìm hiểu tác động của hoạt
động tình nguyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam” của Khoa Xã hội
học thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào tháng 6 năm 2013 đã nghiên cứu tổng
quan về tiềm năng và ảnh hưởng của các hoạt động tình nguyện đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam cũng như đối với các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
(MDGs) tại Việt Nam. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác đã có những đóng góp tích
cực và thu hút được sự quan tâm như:“Giáo dục đạo đức và sự hình thành phát triển
nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (Trần Sỹ Phán, 1999); “Quan
hệ kinh tế và đạo đức với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
qua thực tế ở tỉnh Kiên Giang” (Nguyễn Đình Quế, 2000).
Trên thế giới, hiện đã có một số nghiên cứu về hoạt động tình nguyện, điển hình
là nghiên cứu “Impact of extracirricular activities on students” (tạm dịch: Ảnh hưởng
3

của các hoạt động ngoại khóa đến học sinh, sinh viên) của Wilson (2009). Đề tài đã
nêu ra thực trạng của việc tham gia hoạt động ngoại khóa (trong đó có hoạt động tình
nguyện) của sinh viên, đề xuất các giải pháp cho những người tổ chức và đưa ra những
định hướng nghiên cứu trong tương lai. Bên cạnh đó là nghiên cứu “Recruiting and
retaining Human service volunteer: an empirical analysis” (tạm dịch: Tuyển dụng và
giữ chân các tình nguyện viên phục vụ con người: một nghiên cứu tiên nghiệm) của
Watts và ctg (1983) đề cập đến phương diện tuyển chọn nhân sự của hoạt động tình
nguyện hoặc nghiên cứu “A national agenda on volunteering: beyond the International
Year of volunteers” (tạm dịch: Một chương trình quốc gia về tình nguyện nằm ngoài
Năm tình nguyện quốc tế) của tổ chức Volunteering Australia (2001) đánh giá một
cách tổng quát về tình hình hoạt động tình nguyện ở Australia.
Tuy nhiên, đa số đề tài nghiên cứu về hoạt động tình nguyện hiện nay còn mang
tính tổng quan và áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu. Phương pháp
nghiên cứu định lượng chưa được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định tham gia hoạt động tình nguyện. Từ đó, có thể khẳng định, nghiên cứu “Các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên
tại Tp.HCM” của nhóm tác giả là một trong những nghiên cứu thực nghiệm mang tính
tiên phong về ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến việc tham gia hoạt động tình
nguyện của thanh niên trên cơ sở ứng dụng những lý luận và mô hình về hành vi tiêu
dùng của marketing hiện đại; từ đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao
chất lượng của các hoạt động tình nguyện và thu hút một cách có hiệu quả sự tham gia
của thanh niên trong các hoạt động tình nguyện mà cụ thể là ở địa bàn Tp.HCM.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, thông qua các lý thuyết và nghiên cứu về hành vi mua của người tiêu
dùng và trên cơ sở sự tương đồng giữa quyết định mua của người tiêu dùng và quyết
định tham gia hoạt động tình nguyện của tình nguyện viên, nhóm tác giả xây dựng mô
hình nghiên cứu và đề xuất các giải pháp;
4

Thứ hai, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động tình
nguyện của thanh niên và sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng để đo
lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này;
Thứ ba, từ kết quả phân tích, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất cho các tổ chức
tình nguyện nhằm góp phần nâng cao chất lượng và thu hút ngày càng hiệu quả sự
tham gia của thanh niên trong các hoạt động tình nguyện.
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhóm tác giả tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt
động tình nguyện của thanh niên tại Tp.HCM. Theo điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
(2012), thanh niên là công dân trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi không gian và phạm vi thời gian.
Về phạm vi không gian: nghiên cứu tập trung vào địa bàn 19 quận và 5 huyện của
Tp.HCM phân theo Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2-4-2010 của Chính phủ.
Về phạm vi thời gian: nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 2009 – 2014 vì một số
lý do nhất định. Trước hết, kể từ khi phong trào “Thanh niên tình nguyện” được phát
động trong cả nước vào năm 2000 và đặc biệt là từ năm 2009 (kỉ niệm 15 năm hình
thành và phát triển của các chiến dịch tình nguyện hè), những hoạt động thanh niên
tình nguyện tại Tp.HCM đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển vượt bậc của
phong trào thanh niên quốc gia. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài tham gia vào đời sống tình nguyện của thanh niên Việt Nam, giúp đa
dạng hóa các hoạt động thanh niên tình nguyện từ đối tượng tổ chức đến quy mô, hình
thức và nội dung hoạt động. Như vậy, có thể coi giai đoạn 2009 – 2014 là giai đoạn
phát triển mạnh mẽ của các phong trào tình nguyện tại Tp.HCM.
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước chính là khảo sát thực tế và phân
tích dữ liệu sơ cấp. Trong bước tiến hành khảo sát thực tế, phương pháp phỏng vấn
5

nhóm tập trung được sử dụng nhằm điều chỉnh thang đo cho các khái niệm và giả
thuyết nghiên cứu đề xuất; sau đó, phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi giúp thu thập
dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng. Trong bước phân tích dữ liệu, các phương
pháp thống kê toán học được thực hiện theo quy trình: (1) Mã hóa dữ liệu và mô tả
mẫu khảo sát, (2) Kiểm định sơ bộ thang đo (sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha, phân
tích nhân tố khám phá EFA), (3) Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học;
(4) Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu (sử dụng phân tích hồi quy). Công
cụ xử lý và phân tích dữ liệu là phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 21.0 và phần
mềm bảng tính Microsoft Excel 2013.
1.5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Công trình nghiên cứu gồm 79 trang, 6 bảng, 8 biểu đồ và 3 hình, cùng 6 phụ lục.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh từ mục viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài có kết cấu bao gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu;
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu;
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu;
Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu;
Chương 5: Một số đề xuất và giải pháp.

Sơ kết chương 1
Trước tiên, chương 1 trình bày tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu và xem xét
tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ đó, mục tiêu, đối tượng và
phương pháp nghiên cứu được đề xuất. Trên cơ sở này, nhóm tác giả xây dựng kết cấu
đề tài thích hợp. Như vậy, trong chương 1, một khung nghiên cứu sơ bộ được hình
thành làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu ở các chương tiếp theo.
6

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


2.1. Tổng quan về hoạt động tình nguyện
2.1.1. Khái niệm hoạt động tình nguyện
Tùy theo từng thời kỳ phát triển của lịch sử và quan điểm của các nhà nghiên cứu,
thuật ngữ “hoạt động tình nguyện” được diễn giải bằng những khái niệm khác nhau.
Theo Volunteer SA Inc. (1999), hoạt động tình nguyện là loại hoạt động mà tính
tự nguyện của người tham gia, hay nói cách khác là mức độ ra quyết định của người
tình nguyện đối với công việc mà họ sẽ tham gia là hoàn toàn tự do và không mang
tính ép buộc nào. Hoạt động tình nguyện mang lại những lợi ích, tác động tích cực đối
với cộng đồng và được tiến hành không vì bất kỳ động cơ hay lợi ích cá nhân nào.
Trong khi đó, theo định nghĩa của tổ chức UNESCO (2005), hoạt động tình
nguyện là hoạt động có tổ chức của một người hoặc một nhóm người sử dụng thời
gian, sức lực, kỹ năng, hiểu biết của mình để đóng góp cho cộng đồng. Cộng đồng ở
đây có thể được hiểu là không gian bao gồm hàng xóm láng giềng hoặc rộng hơn là
một thành phố, một đất nước hay thậm chí là cả cộng đồng thế giới. Theo đó, hoạt
động tình nguyện được hiểu là những hoạt động không vì lợi nhuận nhằm mục đích
phổ biến các giá trị tốt đẹp và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, đặc biệt là
những người có hoàn cảnh khó khăn mà không dẫn tới bất kỳ lợi ích tài chính cho bất
kỳ cá nhân hay tổ chức nào.
Ở Việt Nam, trong tờ trình chọn năm 2014 là “Năm tình nguyện” của BCH
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hoạt động thanh niên tình nguyện được nêu rõ
là những hoạt động giúp thanh niên cống hiến sức trẻ, trí tuệ và nhiệt huyết của mình
vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới,
văn minh đô thị, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường… Đây là những
hoạt động có tổ chức, phi lợi nhuận được xã hội ghi nhận, ủng hộ và đánh giá cao.
Đồng thời, các hoạt động thanh niên tình nguyện còn là môi trường tốt để thanh niên
Việt Nam rèn luyện, cống hiến, hội nhập và trưởng thành. Bên cạnh đó, BCH Trung
7

ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2013) định nghĩa hoạt động tình nguyện là bất kỳ
hoạt động nào có đồng thời 3 đặc trưng cơ bản sau: Một là, tôn trọng tuyệt đối tính tự
nguyện của người tham gia; hai là, mang lại kết quả tích cực đối với cộng đồng; ba là,
không vì mục đích kinh tế của cá nhân.
Trong nghiên cứu này, hoạt động tình nguyện được thống nhất định nghĩa là một
hoặc những hoạt động có tổ chức của một hoặc một nhóm cá nhân tự nguyện thực hiện,
mang lại những tác động tích cực cho cộng đồng, xã hội, không vì bất kỳ động cơ hay
lợi ích cá nhân nào cũng như không tạo ra lợi nhuận cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức
nào. Trong đó, hoạt động có tổ chức là những hoạt động thường xuyên của những
nhóm cá nhân tập hợp lại dưới một danh nghĩa nhất định, nhằm thực hiện một mục
đích chung trong một cấu trúc và hệ thống, có điều lệ hoặc quy tắc hoạt động cụ thể.
2.1.2. Các nguyên tắc của hoạt động tình nguyện
Năm 1996, tổ chức Tình Nguyện Australia nêu ra 11 nguyên tắc cơ bản của hoạt
động tình nguyện. Những nguyên tắc này được công nhận rộng rãi, tương đối phù hợp
với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam hiện nay và có thể được dùng để phân biệt hoạt
động tình nguyện với các hoạt động khác tương tự khác như hoạt động công ích, hoạt
động từ thiện.
Thứ nhất, hoạt động tình nguyện mang lại lợi ích cho cộng đồng và bản thân
người tình nguyện, tuy nhiên không phải lợi ích tài chính;
Thứ hai, hoạt động tình nguyện là hoạt động không được trả công, kể cả các hình
thức trợ cấp, thưởng;
Thứ ba, hoạt động tình nguyện luôn mang tính lựa chọn, nghĩa là tình nguyện
viên có đầy đủ quyền tự do đưa ra quyết định tham gia, không bị bất kỳ một ràng buộc
về nghĩa vụ nào. Nguyên tắc này phân biệt hoạt động tình nguyện với các hoạt động
lao động công ích bắt buộc trong xã hội;
Thứ tư, hoạt động tình nguyện không phải là một điều kiện tiên quyết để người
tham gia được hưởng một chế độ phúc lợi nào đó. Nguyên tắc này được đưa ra để phân
biệt hoạt động tình nguyện với một số hoạt động công ích xã hội khác;
8

Thứ năm, hoạt động tình nguyện hướng tới giải quyết các vấn đề xã hội, môi
trường hoặc nhân đạo. Do đó, hoạt động tình nguyện có thể diễn ra ở nhiều lĩnh vực
khác nhau nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và truyền bá giá trị nhân văn.;
Thứ sáu, hoạt động tình nguyện có thể được tiến hành bởi các tổ chức, công ty ở
cả khu vực lợi nhuận và phi lợi nhuận. Tuy nhiên, bản thân hoạt động tình nguyện
không tạo ra lợi ích tài chính cho công ty và động cơ chủ yếu để các công ty này tiến
hành các hoạt động tình nguyện cũng không phải là vì các lợi ích tài chính;
Thứ bảy, hoạt động tình nguyện không thay thế cho công việc được trả công;
Thứ tám, người tham gia hoạt động tình nguyện không thay thế công việc của
những người làm công ăn lương hay tạo ra áp lực đe dọa sự ổn định công việc của
những đối tượng này;
Thứ chín, hoạt động tình nguyện tuân thủ các quy định của pháp luật, các chuẩn
mực đạo đức, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người;
Thứ mười, hoạt động tình nguyện cổ súy quyền con người và sự bình đẳng;
Mười một, các công dân có thể tham gia hoạt động tình nguyện ngay trong cộng
đồng của mình.
2.1.3. Phân loại hoạt động tình nguyện
Trên thực tế, hoạt động tình nguyện có thể được phân loại bằng hai phương pháp
chủ yếu: dựa vào tiêu chí tư cách pháp nhân của tổ chức chủ quản hoặc dựa vào tính
chất của công việc tình nguyện. Trong đó vì tình chất đa đạng của các công việc tình
nguyện nên phương pháp phân loại dựa vào tư cách pháp nhân được sử dụng phổ biến
hơn.
Theo đó, hoạt động tình nguyện được chia thành hai nhóm chính: hoạt động tình
nguyện chính thức và hoạt động tình nguyện không chính thức.
Hoạt động tình nguyện chính thức là hoạt động được tổ chức và quản lý bởi các
tổ chức có đăng ký tư cách pháp nhân. Hoạt động tình nguyện chính thức bao gồm:
Hoạt động tình nguyện được tổ chức bởi các tổ chức có hoạt động tình nguyện thuộc
Chính phủ; hoạt động tình nguyện được tổ chức bởi các tổ chức phi chính phủ quốc tế
9

(INGOs) và hoạt động tình nguyện được tổ chức bởi các tổ chức phi chính phủ trong
nước (VNGOs).
Hoạt động tình nguyện không chính thức là hoạt động tình nguyện do cá nhân,
đội, nhóm tổ chức dựa trên nguyên tắc đồng thuận của cả nhóm và không đăng ký tư
cách pháp nhân. (Nguồn: Trung tâm Thông tin Nguồn lực tình nguyện Việt Nam, 2012).
2.1.4. Tổng quan về các loại hình hoạt động tình nguyện chủ yếu
2.1.4.1. Hoạt động tình nguyện được tổ chức bởi các tổ chức có hoạt động tình
nguyện thuộc Chính phủ
Những phong trào tình nguyện do các tổ chức có hoạt động tình nguyện thuộc
Chính phủ phát động diễn ra trên quy mô lớn với sự phối hợp của nhiều ban ngành,
đoàn thể. Ngoài ra, các tổ chức, đoàn thể còn hoạt động như các cơ quan đối tác hoặc
đơn vị tiếp nhận tình nguyện.
Hoạt động tình nguyện được thực hiện hoặc phối hợp thức hiện bởi các cơ quan
và tổ chức chính phủ khá phong phú và đa dang. Cụ thể, ở Việt Nam hiện nay, nhiều tổ
chức, câu lạc bộ tình nguyện được đặt dưới sự quản lý của các cơ quan, tổ chức thuộc
hệ thống chính trị, điển hình như: hội Chữ Thập Đỏ; Đoàn thanh niên; Hội phụ nữ; Hội
thanh niên Việt Nam; Hội sinh viên Việt Nam các cấp. Trong đó, các chiến dịch thanh
niên tình nguyện do Đoàn thanh niên tổ chức trong nhiều năm đã gầy dựng được uy tín
lớn và thu hút sự tham gia của nhiều thế hệ thanh niên.
Đây là một trong những điểm đặc trưng của hoạt động tình nguyện tại Việt Nam.
Các tổ chức chính trị xã hội không phải là tổ chức tình nguyện nhưng hoạt động tình
nguyện luôn được xem là một trong những hoạt động nòng cốt của các tổ chức này,
góp phần thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra như góp phần giải quyết các vấn đề
tồn đọng của cộng đồng, xã hội; đề cao và truyền bá những giá trị nhân văn và đạo đức;
xây dựng và phát triển môi trường rèn luyện tích cực cho công dân, đặc biệt là thanh
niên.
10

2.1.4.2. Các hoạt động tình nguyện thuộc các tổ chức phi chính phủ trong
nước (VNGOs)
Theo Liên Hiệp Quốc (1945), “Tổ chức phi chính phủ” (Govenmental
organization – GO) là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức, hiệp hội, ủy ban văn hóa xã
hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật
không thuộc khu vực Nhà nước và không hoạt độngvì lợi nhuận - nghĩa là các khoản
lợi nhuận nếu có, không thể phân chia theo kiểu chia lợi nhuận. Các tổ chức phi chính
phủ không bao gồm các nghiệp đoàn, đảng phái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi
nhuận hoặc các tổ chức tôn giáo.
Luật Hợp Tác Xã 1996 của Việt Nam quy định: Tổ chức phi chính phủ là tổ chức
được hình thành trên cơ sở tự nguyện của cá nhân, độc lập tương đối với Chính phủ,
nhưng vẫn phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập và công nhận, có sự
quản lý của Nhà nước và hoạt động phi lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật.
Hiện nay, theo thống kê của Trung tâm Thông tin Nguồn lực tình nguyện Việt
Nam, số lượng các tổ chức phi chính phủ có cơ quan chủ quản được ước tính là hơn
4.000, trong đó có khoảng gần 300 tổ chức trực thuộc hoặc đăng ký hoạt động thông
qua Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và nhiều tổ chức phi
chính phủ khác hoạt động mà không có cơ quan chủ quản.
Hoạt động tình nguyện được tổ chức và thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ
thường là các hoạt động độc lập hoặc kết hợp với các hoạt động khác của các tổ chức
đó. Nguồn kinh phí sử dụng thường được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế hoặc các tổ
chức phi chính phủ quốc tế hoặc huy động từ các nhà tài trợ trong nước. Để các hoạt
động tình nguyện được thực hiện tại các địa phương, VNGOs phải phối hợp với chính
quyền, đoàn thể địa phương.
Một số VNGOs tiêu biểu có thể kể đến như Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền
vững (SRD) với các hoạt động tình nguyện nhằm mục tiêu phát triển bền vững nông
nghiệp, nông thôn, chống biến đổi khí hậu; Trung tâm Tư vấn hỗ trợ phát triển trẻ em
và cộng đồng (CCD) với nhiều hoạt động tình nguyện tuyên truyền phòng chống
11

HIV/AIDS, phát triển trẻ em, chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Trung tâm hỗ trợ phát
triển cộng đồng (LIN) hoạt động trên một số lĩnh vực như xóa đói giảm nghèo, bảo vệ
và chăm sóc trẻ em, biến đổi khí hậu, phòng-chống HIV/AIDS. Đặc biệt, trung tâm
Nghiên cứu Phát triển bền vững (CSDS) đã có nhiều hoạt động tình nguyện tích cực,
gây được tiếng vang và uy tín lớn trên nhiều lĩnh vực như: bảo vệ môi trường, bình
đẳng giới, hỗ trợ trẻ em và các chương trình trao đổi quốc tế ở nhiều tỉnh thành trong
cả nước.
2.1.4.3. Hoạt động tình nguyện thuộc các tổ chức phi chính phủ quốc tế
(INGOs)
Theo Liên hiệp quốc (1945), “Tổ chức phi chính phủ quốc tế” (International
Non-Governmental Organization – INGO) có bản chất là các tổ chức phi chính phủ với
các thành viên sáng lập có nhiều hơn một quốc tịch. Hoạt động tình nguyện của các tổ
chức phi chính phủ quốc tế thường được tổ chức độc lập hoặc kết hợp với các hoạt
động khác. Nguồn kinh phí cho các hoạt động tình nguyện thường được tài trợ bởi các
tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức phi chính phủ quốc tế khác hoặc từ các quỹ tình
nguyện viên của chính phủ các quốc gia. Các tổ chức này phải kết hợp với chính
quyền, đoàn thể địa phương hoặc thông qua các NGOs như một cơ quan đối tác để tiến
hành hoạt động của mình tại địa phương.
Hiện tại, theo ước tính của Trung tâm Thông tin Nguồn lực tình nguyện Việt
Nam, gần 900 tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở hoạt động tại Việt Nam, trong
đó, có khoảng 20 tổ chức có các hoạt động tình nguyện, điển hình như Chương trình
tình nguyện viên Liên Hợp Quốc (UNV); Tổ chức hỗ trợ phát triển Cộng hoà Liên
bang Đức (DED); Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); tổ chức Tình nguyện vì
sự phát triển quốc tế Úc (VIDA); Tổ chức Tình nguyện viên Châu Á (VIA); Tổ chức
Tình nguyện vì sự Phát triển của Cộng đồng và Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường
(VFCD); Liên hiệp các Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế (IFRC).
Trong đó, chương trình Tình nguyện viên Liên Hiệp Quốc (UNV) là một tổ chức
phi chính phủ quốc tế có uy tín ở Việt Nam, đã hoạt động kể từ năm 1990 trong nhiều
12

lĩnh vực, tiêu biểu nhất là các hoạt động kỷ niệm 10 năm ngày Quốc tế người tình
nguyện và dự án “Tăng cường Năng lực Tình nguyện vì Phát triển tại Việt Nam” do
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện với mục tiêu nâng cao năng lực tình
nguyện của thanh niên.
2.1.4.4. Hoạt động tình nguyện không chính thức
Các hoạt động tình nguyện không chính thức thường được tổ chức đơn lẻ theo
quy chế, điều lệ dựa trên nguyên tắc đồng thuận, thống nhất giữa các thành viên tham
gia. Các hoạt động tình nguyện này được tổ chức thường để đáp ứng nhu cầu trong một
thời điểm của nhóm cá nhân có tinh thần tình nguyện và thực hiện các hoạt động có ý
nghĩa như thăm hỏi, hỗ trợ gia đình người có hoàn cảnh khó khăn, thương binh liệt sỹ,
bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ trẻ em mồ côi… Tuy là hình thức tự phát, tự
nguyện thành lập nhưng các tổ chức này vẫn phải thông qua hoặc phối hợp với cơ quan
hoặc tổ chức chính trị trong tổ chức các hoạt động của mình ở địa phương.
Cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của các nhóm này đơn giản và thường
không ràng buộc quá chặt chẽ về thời gian và quy chế. Hiện nay, các hoạt động tình
nguyện không chính thức ngày càng lớn mạnh và đóng góp một phần không nhỏ vào
giá trị của các hoạt động tình nguyện.
Trong số các đội, nhóm hoạt động tình nguyện theo hình thức này hiện nay, tiêu
biểu có thể kể đến Đội Sinh Viên Tình Nguyện Lam Sơn, Câu lạc bộ Tình Nguyện Trẻ
(Hà Nội), Hội thiện nguyện Trái Tim Yêu Thương (Tp.HCM), Câu lạc bộ Thủ lĩnh
Thanh niên Thừa Thiên Huế (Thành phố Huế)... Các nhóm tình nguyện không chính
thức này, sau một thời gian hoạt động, khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm và tiềm lực sẽ có
xu hướng đăng ký hoạt động với các đoàn thể, cơ quan chức năng trở thành các tổ chức
hoạt động tình nguyện chính thức có tư cách pháp nhân.
2.1.5. Thực trạng hoạt động tình nguyện ở Tp.HCM
2.1.5.1. Đặc điểm của hoạt động tình nguyện ở Tp.HCM
Tp.HCM là trung tâm kinh tế - văn hóa – giáo dục của cả nước với trụ sở của
nhiều công ty, tổ chức trong và ngoài nước, đồng thời là nơi sinh sống, làm việc và học
13

tập của hơn 10 triệu người, trong đó có sinh viên của khoảng 80 trường đại học, cao
đẳng. Ngoài ra, Tp.HCM còn có cơ cấu dân số trẻ, năng động và sớm hội nhập với
nhiều phong trào, trào lưu từ thế giới. Chính điều này đã giúp các hoạt động tình
nguyện tại đây phát triển mạnh mẽ, có sức sống lâu bền, đa dạng trên nhiều lĩnh vực
với sự tham gia của nhiều thành phần xã hội, nhất là thanh niên.
Các hoạt động tình nguyện tại Tp.HCM với sự tham gia của thanh niên và sinh
viên chủ yếu bao gồm:
Thứ nhất, những chiến dịch tình nguyện do các tổ chức chính trị - xã hội của
thanh niên và sinh viên như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (gọi tắt là Đoàn Thanh niên),
Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp phát động và
quản lý. Điển hình là hai nhóm chiến dịch lớn trong năm là: Xuân Tình Nguyện và các
chiến dịch thanh niên tình nguyện hè;
Thứ hai, các hoạt động tình nguyện thuộc các tổ chức phi chính phủ trong và
ngoài nước có trụ sở và địa bàn hoạt động tại Tp.HCM;
Thứ ba, hoạt động tình nguyện thuộc các nhóm tình nguyện không chính thức.
Đối với các hoạt động tình nguyện không chính thức này, số liệu thường không được
thống kê một cách định kỳ và chính thức nên rất khó tiếp cận những nguồn thông tin và
dữ liệu đáng tin cậy. Do đó, nghiên cứu này chỉ xét đến hoạt động tình nguyện của
những câu lạc bộ, đội, nhóm trực thuộc quản lý của các trường đại học, cao đẳng và tổ
chức hoặc đã đăng ký với cơ quan chức năng để hoạt động như một nhóm tình nguyện.
Như vậy, thực trạng hoạt động tình nguyện ở Tp.HCM có thể được xét trong
phạm vi ba nhóm trên.
2.1.5.2. Hoạt động tình nguyện do Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên các cấp tổ
chức
Những hoạt động thuộc các chiến dịch Xuân tình nguyện và Thanh niên tình
nguyện hè được tiến hành hàng năm theo từng chủ đề khác nhau dưới sự chỉ đạo từ
Đoàn thanh niên và Hội Sinh viên Tp.HCM. Đặc biệt, 5 chiến dịch trong chuỗi chiến
dịch thanh niên tình nguyện hè được xây dựng dành cho từng đối tượng cụ thể: chiến
14

dịch Mùa hè xanh dành cho sinh viên, giảng viên trẻ các trường Đại học-Cao đẳng-
Trung cấp chuyên nghiệp và thanh niên địa bàn dân cư; chương trình Tiếp sức mùa thi
dành cho sinh viên; chiến dịch Hoa phượng đỏ dành cho học sinh, giáo viên; chiến dịch
Kỳ nghỉ hồng dành cho thanh niên công nhân; chiến dịch Hành quân xanh dành cho
thanh niên lực lượng vũ trang.
Về quy mô hoạt động, trong những năm gần đây, các chiến dịch tình nguyện do
thành Đoàn Tp.HCM chỉ đạo thực hiện đã mở rộng hoạt động sang các tỉnh thành lân
cận như Đắc Nông, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Bến Tre, An Giang,... cũng như
hai nước bạn là Lào và Campuchia. Điều này chứng tỏ các chiến dịch tình nguyện ngày
càng nhận đươc sự quan tâm, hưởng ứng và ủng hộ của nhiều cơ quan, đoàn thể trong
và ngoài nước. Theo đó, số lượng tình nguyện viên tham gia các chiến dịch trong chuỗi
chiến dịch thanh niên tình nguyện hè tăng theo từng năm, từ khoảng 84.000 tình
nguyện viên (2009) lên gần 180.000 tình nguyện viên (2014). Điều này chứng minh
sức lan tỏa ngày càng sâu rộng của các chiến dịch tình nguyện, trở thành những đợt
sinh hoạt và rèn luyện lớn hàng năm cho thanh niên thành phố. Bên cạnh đó, trong
thành phần tham gia các chiến dịch tình nguyện, số lượng thanh niên Việt Nam ở nước
ngoài, thanh niên đến từ các nước như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và
Nhật Bản tăng đều hàng năm.
Về mặt nội dung và hình thức, các chiến dịch tình nguyện hè ngày càng được xây
dựng và tổ chức theo hướng đa dạng hơn; mang đến những giá trị thực tiễn và nhân
văn cao hơn cho cộng đồng, tiêu biểu như: các hoạt động chăm lo cho trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn; các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; tuyên truyền bảo vệ môi trường, xây
dựng trường học, đường giao thông nông thôn, xây nhà tình thương, tình nghĩa, tình
bạn; hoạt động tiếp sức mùa thi, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ, dạy ngoại
ngữ, tin học; tuyên truyền pháp luật và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Qua nhiều năm thực hiện và nhất là trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay, xu
hướng xã hội hóa trong việc huy động các nguồn lực phục vụ cho các chiến dịch tình
nguyện do Thành Đoàn tổ chức ngày càng được đẩy mạnh, đảm bảo tận dụng có hiệu
15

quả các nguồn lực xã hội nhằm mục tiêu phục vụ lại lợi ích chung của cộng đồng. Sự
ủng hộ mạnh mẽ của nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội đối với các chiến dịch tình
nguyện của thành phố không chỉ mang lại những sự hỗ trợ lớn về mặt tài chính mà còn
khẳng định sự quan tâm của xã hội đối với phong trào thanh niên tình nguyện. Điều
này cho thấy uy tín ngày càng được nâng cao của các hoạt động tình nguyện do thanh
niên và sinh viên thực hiện.
2.1.5.3. Hoạt động tình nguyện thuộc các tổ chức phi chính phủ trong nước và
các tổ chức phi chính phủ quốc tế
Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế được mở rộng từ
năm 1986 đồng thời với chính sách hội nhập của Đảng và Nhà nước. Với đặc thù là
trung tâm kinh tế và hội nhập quốc tế của đất nước, trên địa bàn Tp.HCM có trụ sở của
nhiều tổ chức phi chính phủ trong nước và các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động
trên các lĩnh vực khác nhau. Hoạt động tình nguyện của các tổ chức này đã đóng góp
tích cực vào sự phát triển của cộng đồng, xây dựng và phát triển môi trường rèn luyện
và hội nhập cho thanh niên thành phố. Hoạt động cụ thể của một số tổ chức phi chính
phủ trong và ngoài nước được trình bày chi tiết ở Phụ lục 1.
2.1.5.4. Hoạt động tình nguyện thuộc các câu lạc bộ, đội, nhóm
Hoạt động tình nguyện của các câu lạc bộ, đội, nhóm độc lập chủ yếu diễn ra ở
các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố với sự tham gia thường xuyên của sinh viên
trên nguyên tắc thống nhất, đồng thuận, tự nguyện giữa các thành viên. Mặc dù quy mô
tương đối nhỏ, hoạt động tình nguyện của các câu lạc bộ, đội, nhóm này đã đóng góp
tích cực vào giá trị tình nguyện hàng năm của thành phố và là những môi trường rèn
luyện và phát triển cho thanh niên, mà trước hết là sinh viên của mỗi trường đại học,
cao đẳng nơi chủ quản các câu lạc bộ, đội, nhóm này. Một số câu lạc bộ, đội, nhóm
tình nguyện tiêu biểu ở thành phố có thể kể đến như Câu lạc bộ Nét bút xanh; Hội thiện
nguyện Trái Tim Yêu Thương, nhóm tình nguyện Những ước mơ xanh, Đội Công tác
xã hội.
16

Hoạt động tình nguyện của các nhóm này khá đa dạng, phân bố trên nhiều lĩnh
vực khác nhau nhưng chủ yếu là các hoạt động mang tính chất thiện nguyện, giúp đỡ
các nhóm yếu thế và các hoạt động cải thiện cộng đồng.
2.2. Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện
Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện là việc tình nguyện viên quyết định
dành thời gian, công sức và trí tuệ tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Quyết định
này, về mặt bản chất tương đồng với quyết định mua của người tiêu dùng ở một số
điểm cơ bản.
Những điểm tương đương này được trình bày chi tiết ở Bảng 2.1
Bảng 2.1 So sánh hành vi mua của người tiêu dùng với
hành vi tham gia hoạt động tình nguyện của tình nguyện viên
Quy trình Hành vi mua Hành vi tham gia hoạt động tình
ra quyết định của người tiêu dùng nguyện của tình nguyện viên
Nhận biết Người tiêu dùng nhận thức Tình nguyện viên nhận biết nhu
nhu cầu được nhu cầu và cảm thấy bị cầu, mong muốn được tham gia
thúc đẩy phải thỏa mãn nhu hoạt động tình nguyện. Nhu cầu có
cầu này. Nhu cầu được phát thể phát sinh từ nhân tố chủ quan
sinh bởi cả yếu tố khách (năng lực, mục tiêu, sức khỏe, thời
quan lẫn yếu tố chủ quan. gian) lẫn nhân tố khách quan
(nhóm tham khảo, độ phủ sóng
truyền thông…).
Tìm kiếm Sau khi người tiêu dùng nhận Sau khi xác định được nhu cầu, tình
thông tin ra nhu cầu cần được thỏa nguyện viên sẽ tiếp cận các nguồn
mãn bằng cách mua một sản thông tin về những hoạt động tình
phẩm hay dịch vụ cụ thể, quy nguyện. Thông tin này có thể đến
trình tìm kiếm các thông tin từ trải nghiệm trong quá khứ của
cần thiết bắt đầu: tìm kiếm bản thân hoặc từ các nguồn thông
17

thông tin bên trong (từ kinh tin bên ngoài (nhóm tham khảo,
nghiệm mua hàng trước đây) thông tin từ nhà tổ chức, từ truyền
và tìm kiếm thông tin bên thông…).
ngoài (thông qua các nhóm
tham khảo, thông tin từ nhà
cung cấp, người tiếp thị,
thông tin đại chúng…).
Đánh giá Khách hàng bắt đầu đánh giá Tình nguyện viên tiến hành đánh
các phương án để chọn ra nhãn hiệu phù giá để chọn ra hoạt động tình
hợp với nhu cầu của mình. nguyện phù hợp nhất, dựa vào các
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự yếu tố sau:các thuộc tính của hoạt
đánh giá của khách hàng bao động tình nguyện, niềm tin cá nhân
gồm: Các thuộc tính của sản đối với phương châm và tôn chỉ của
phẩm mà khách hàng quan chương trình, tầm quan trọng của
tâm; Niềm tin của khách từng thuộc tính.
hàng đối với các nhãn hiệu;
Tầm quan trọng và độ hữu
dụng của các thuộc tính.
Quyết định Sau khi đánh giá các lựa Sau khi đánh giá các phương án,
mua chọn, khách hàng đi tới ý tình nguyện viên đi đến ý định
định mua. Tuy nhiên, từ ý tham gia chương trình. Các cản trở
định mua đến quyết định từ nhóm tham khảo hay các điều
mua còn bị thái độ của nhóm kiện khách quan khác có thể ảnh
ảnh hưởng (bạn bè, gia hưởng đến hành động tham gia.
đình...), điều kiện mua hàng
(địa điểm mua, thanh toán,
dịch vụ hậu mãi...) cản trở.
18

Đánh giá Sau khi sử dụng sản phẩm, Sau khi tham gia, tình nguyện viên
sau khi mua khách hàng sẽ có các đánh sẽ có những đánh giá về chương
giá về sản phẩm mua được. trình tình nguyện. Theo đó, mức độ
Mức độ hài lòng của khách hài lòng của tình nguyện viên có
hàng sẽ tác động trực tiếp ảnh hưởng lớn tới các quyết định
đến các quyết định mua tham gia hoạt động tình nguyện của
trong tương lai. Sự hài lòng họ trong tương lai.
hay không của khách hàng
sau khi mua phụ thuộc vào
mối tương quan
giữa sự mong đợi trước khi
mua và sự cảm nhận sau khi
mua và sử dụng sản phẩm.
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp, 2015)
Do đó, nhóm tác giả phân tích và đề xuất áp dụng lý thuyết hành vi người tiêu
dùng vào việc nghiên cứu quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của tình nguyện
viên. Cụ thể, nhóm tác giả xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu phù hợp từ
cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng đã được đề cập trong nhiều công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
2.3. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng
2.3.1. Khái niệm người tiêu dùng và hành vi người tiêu dùng
Trên thế giới, pháp luật mỗi quốc gia và các tổ chức ngành nghề đưa ra những
tiêu chí xác định và định nghĩa khác nhau về người tiêu dùng nhưng chủ yếu dựa vào
tư cách chủ thể và mục đích sử dụng.
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA) (1985), người tiêu dùng là người cuối
cùng sử dụng, tiêu dùng hàng hóa, ý tưởng hoặc dịch vụ. Theo đó, người tiêu dùng
cũng có thể được hiểu là người mua hoặc ra quyết định như là người tiêu dùng cuối
cùng.
19

Tại Việt Nam, theo Điều 1 Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số
13/1999/PLUBTVQH10, ban hành ngày 27/04/1999 thì người tiêu dùng được định
nghĩa là những người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh
hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.
Về khái niệm hành vi người tiêu dùng, nhiều nhà nghiên cứu đã phát biểu những
quan điểm khác nhau nhưng giữa chúng vẫn tồn tại những điểm chung nhất về mặt bản
chất. Cụ thể, Loudon và Bitta (1993) đã định nghĩa hành vi người tiêu dùng là quá trình
ra quyết định và hành động thực tế của các cá nhân khi đánh giá, mua sắm, sử dụng
hoặc loại bỏ những hàng hoá và dịch vụ. Tương tự, Schiffman và Kanuk (1997) cho
rằng hành vi người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng thực hiện trong
quá trình trao đổi sản phẩm, bao gồm: điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá và xử lý
thải bỏ sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của họ”. Cụ thể hơn, theo Kotler
(2007), hành vi người tiêu dùng là “Một tổng thể những hành động được diễn biến
trong suốt quá trình kể từ khi nhận biết nhu cầu cho tới khi mua và sau khi mua sản
phẩm”.
Như vậy, có thể hiểu hành vi người tiêu dùng là một tổng thể những hành động
thực tế của của cá nhân diễn biến trong quá trình điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá
hoặc loại bỏ những sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân.
2.3.2. Các mô hình và lý thuyết nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng
2.3.2.1. Mô hình các giá trị cảm nhận của Sheth, Newman và Gross
Mô hình các giá trị cảm nhận được giới thiệu trong nghiên cứu của Sheth,
Newman và Gross (1991) có thể được xem là một trong những mô hình hiện đại nhất
nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng. Mô hình lý thuyết này bao gồm 5 giá trị tiêu
dùng tác động đến hành vi chọn lựa của khách hàng được minh họa bởi nhiều kết luận
từ các nghiên cứu thực nghiệm khác nhau. Lý thuyết góp phần giải thích quyết định lựa
chọn mua hoặc không mua một sản phẩm cụ thể, quyết định chọn một sản phẩm trong
số nhiều loại sản phẩm và một nhãn hiệu trong số nhiều nhãn hiệu của người tiêu dùng.
20

Trong nghiên cứu của mình, các tác giả nêu lên ba vấn đề nền tảng: thứ nhất, sự
lựa chọn của khách hàng là một hàm của nhiều giá trị tiêu dùng; thứ hai, giá trị tiêu
dùng tạo ra những đóng góp khác nhau cho những tình huống lựa chọn nhất định; thứ
ba, các giá trị tiêu dùng độc lập với nhau. Các giá trị tiêu dùng được thể hiện cụ thể ở
hình 2.1.

Hình 2.1 Năm giá trị tiêu dùng tác động đến hành vi mua của người tiêu dùng

Giá trị chức năng Giá trịđiều kiện Giá trị xã hội

Hành vi lựa chọn của người tiêu dùng

Giá trị cảm xúc Giá trị tri thức

(Nguồn: Sheth, Newman và Gross, 1991)


Hành vi mua của người tiêu dùng có thể chịu tác động bởi bất kỳ một hoặc cả 5
giá trị tiêu dùng này. Các ngành khoa học khác nhau như kinh tế học, xã hội học, một
số ngành tâm lý học, marketing đã đóng góp nhiều lý luận và nghiên cứu về những giá
trị này. Mỗi giá trị tiêu dùng trong lý thuyết phù hợp với những thành phần khác nhau
của những mô hình được phát triển bởi Maslow (1943, 1954, 1970), Katona
(1953,1971), Kart (1960) và Hanna (1980).
Giá trị chức năng của một phương án lựa chọn (về hàng hóa hoặc dịch vụ) là độ
hữu dụng đạt được từ lợi ích thực dụng, thiết thực hay hiệu quả vật chất của các
phương án lựa chọn. Một phương án lựa chọn cung cấp giá trị chức năng thông qua
những thuộc tính, chức năng nổi bật và thiết thực nhất. Giá trị chức năng có thể xuất
phát từ các đặc điểm và thuộc tính (Ferbe, 1955) như độ tin cậy, độ bền và giá cả.
Chẳng hạn, quyết định mua một chiếc ô – tô có thể phụ thuộc vào mức tiết kiệm nhiên
liệu hay chế độ bảo trì xe.
21

Giá trị xã hội của một phương án lựa chọn được định nghĩa là độ hữu dụng đạt
được từ sự liên quan của các phương án lựa chọn với một hay nhiều nhóm cá nhân đặc
trưng trong xã hội. Một phương án lựa chọn đem lại giá trị xã hội qua mối liên hệ với
các nhóm nhân khẩu học, nhóm kinh tế - xã hội, nhóm đồng thuận hoặc đối nghịch.
Khái niệm giá trị xã hội chịu ảnh hưởng của nhiều lý thuyết và nghiên cứu trong các
lĩnh vực liên quan. Tiêu biểu là nghiên cứu về các tầng lớp xã hội do Warner và Lunt
thực hiện năm 1941.
Giá trị cảm xúc của một phương án lựa chọn được định nghĩa là độ hữu dụng đạt
được từ khả năng các phương án gợi nên ở người tiêu dùng những cảm giác hoặc trạng
thái xúc cảm. Một phương án lựa chọn đem lại giá trị cảm xúc khi mang lại các cảm
giác rõ rệt hoặc kéo theo và duy trì những cảm giác này. Các giá trị cảm xúc thường
gắn liền với các quyết định lựa chọn hàng hóa, dịch vụ thuộc về cảm tính hoặc đời
sống tâm linh, tinh thần; tuy nhiên nhiều sản phẩm hữu hình vẫn có giá trị cảm xúc.
Chẳng hạn, một số loại thức ăn tạo nên cảm giác thoải mái thông qua mối liên hệ của
chúng với các kỷ niệm thời thơ ấu.
Giá trị tri thức của một phương án lựa chọn được định nghĩa là độ hữu dụng đạt
được từ khả năng của các phương án mang lại sự tò mò, cung cấp tính mới lạ và thỏa
mãn một mong muốn hiểu biết. Những kinh nghiệm hoàn toàn mới rõ ràng sẽ đem lại
các giá trị tri thức. Tuy nhiên, một phương án lựa chọn hàng hóa, dịch vụ đem lại một
sự thay đổi đơn giản về nhịp độ cũng có giá tri tri thức. Khái niệm giá trị tri thức cũng
chịu ảnh hưởng của những lý thuyết trong các lĩnh vực nghiên cứu quan trọng khác.
Một trong những người đã có đóng góp lớn nhất cho việc nghiên cứu về giá trị tri thức
của hàng hóa là Berlyne (1960 và 1970). Ông phát biểu rằng các cá nhân được dẫn dắt
để duy trì kích thích ở mức trung bình hoặc tối ưu.
Giá trị điều kiện của một phương án lựa chọn được định nghĩa là độ hữu dụng
nhận từ phương án đó do tình huống đặc biệt hoặc một tập các điều kiện. Một phương
án đạt được giá trị điều kiện khi có sự xuất hiện của những sự kiện xã hội hoặc sự kiện
vật lý thúc đẩy giá trị xã hội hoặc giá trị chức năng của nó. Độ hữu dụng của một
22

phương án thường phụ thuộc vào một tình huống cụ thể. Chẳng hạn, một vài sản phẩm
có giá trị sử dụng theo mùa (thiệp Giáng sinh), một số khác được lựa chọn sử dụng chỉ
trong các tình huống đặc biệt (dịch vụ cấp cứu). Khái niệm về giá trị điều kiện cũng
xuất hiện trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Dựa trên thuyết động lực kích
thích của Hull (1963), Howard (1969) nhận thấy tầm quan trọng của sự học hỏi và kết
quả từ kinh nghiệm của một tình huống cụ thể. Howard và Sheth (1969) đã phát triển
nghiên cứu trước đó của Howard bằng việc khẳng định sự ức chế như những áp lực
không thể tiếp nhận đã cản trở ý thích tiêu dùng của người mua..
Các giá trị được nêu ra trong lý thuyết này độc lập với nhau và cùng có liên hệ,
ảnh hưởng tới quyết định mua của người tiêu dùng. Người tiêu dùng không thể cực đại
hóa cả 5 giá trị này nên thường phải chấp nhận giảm bớt một giá trị này để tăng một
giá trị khác, hay nói cách khác, luôn diễn ra sự đánh đổi những giá trị ít quan trọng và
những giá trị quan trọng hơn. Lý thuyết này đã được xây dựng và kiểm định trong hơn
200 tình huống lựa chọn của người tiêu dùng đối với nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác
nhau như: các loại thực phẩm, thuốc lá, phiên bản máy vi tính.
2.3.2.2. Lý thuyết về hiệu quả truyền thông, thương hiệu
Thương hiệu
Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), thương hiệu là một
dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay
một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Theo AMA (1985), thương hiệu là tên, khái niệm, thiết kế, biểu tượng hoặc bất
kỳ đặc trưng nào giúp phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của nhà sản xuất (người bán)
này với nhà sản xuất (người bán) khác. Theo đó, thương hiệu có thể tồn tại ở nhiều
dạng khác nhau như: tên công ty, tên sản phẩm, khẩu hiệu, đoạn nhạc và các yếu tố âm
thanh khác, hình vẽ, biểu tượng, màu sắc và các yếu tố nhận biết (bằng mắt) khác.
Theo Kotler (2011), thương hiệu được định nghĩa là tên, khái niệm hoặc biểu
tượng hoặc một sự kết hợp của ba yếu tố này giúp nhận ra sản phẩm của một cá nhân,
23

tổ chức. Ngoài ra, ông còn cho rằng, thương hiệu chính là lời hứa, lời cam kết của nhà
sản xuất đối với người tiêu dùng về một hoặc những đặc tính và lợi ích của sản phẩm.
Tác động của thương hiệu đến hành vi mua của người tiêu dùng đã được nhiều
nghiên cứu đề cập đến. Mô hình nghiên cứu của Bettman (1979) cho rằng người mua
trải qua quá trình nhận thức để xác định các thuộc tính quan trọng của sản phẩm, thu
thập thông tin và đánh giá các thương hiệu nhằm lựa chọn một thương hiệu tối ưu.
Lý thuyết quan hệ thương hiệu được xây dựng bởi nhiều nhà nghiên cứu như
Fournier (1998), Escalas và Bettman (2005), Reimann và Aron (2009). Theo đó,
thương hiệu là phương tiện cung cấp nguồn lực và ý nghĩa giúp hàng hóa hoặc dịch vụ
phát triển và đạt được các mục tiêu ở cấp độ cao hơn. Một thương hiệu được hình
thành và phát triển ngay trong tâm trí khách hàng, nghĩa là sự tồn tại của một thương
hiệu phụ thuộc phần lớn vào nhận thức về thương hiệu của khách hàng. Ngược lại, đối
với khách hàng, thương hiệu được xem là một nguồn thông tin để khách hàng đưa ra
quyết định lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ, một sự bảo vệ quyền lợi của khách hàng
và cuối cùng, một sự đảm bảo về tính thống nhất trong chất lượng sản phẩm (Stuart,
2006). Đến một mức độ nào đó mối quan hệ trở nên có ý nghĩa và khách hàng có xu
hướng xem nguồn lực, bản sắc và quan điểm của thương hiệu cũng là của chính bản
thân mình. Một cách tổng quát, khi thương hiệu đáp ứng nhu cầu người mua thì mối
quan hệ trở nên có ý nghĩa. Vì thế thương hiệu còn được xem như là nguồn lực giúp
duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, qua đó tác động đến hành vi tiêu
dùng.
Truyền thông (Marketing communication)
Theo Kotler (2007), truyền thông là những phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp
được các tổ chức sử dụng để cung cấp thông tin, thuyết phục và gợi nhắc khách hàng
đến hàng hóa và thương hiệu của họ. Truyền thông được xem là một tương tác hai
chiều giữa công ty, tổ chức và khách hàng của mình, nghĩa là một công ty không chỉ
phải quan tâm đến các phương thức họ có thể sử dụng để tiếp cận khách hàng mà còn
phải cân nhắc đến việc xây dựng các kênh và các phương thức để khách hàng tương tác
24

hoặc phản ứng với thông điệp truyền thông của mình (Kotler, 2003). Trong khi đó,
hiệu quả truyền thông được xác định bằng mức độ người tiêu dùng hoặc nhóm khách
hàng mục tiêu hiểu được thông điệp truyền thông của công ty, tổ chức và khả năng lấy
được phản ứng tích cực của khách hàng trước thông điệp truyền thông đó (Popescu,
2002). Nhà nghiên cứu Johnson cho rằng hiệu quả truyền thông có thể được xác định
thông qua một số phương diện nhất định như sự tin cậy của truyền thông (thông tin
được cung cấp, kênh truyền thông), sự thỏa mãn thị hiếu hoặc các ưu đãi cho khách
hàng và tương tác thương hiệu trên các phương tiện truyền thông.
Đồng thời, công ty Browntap đã phát triển mô hình Brand Influence để đánh giá
hiệu quả truyền thông một cách toàn diện hơn bằng công thức sau:
Intensity * Proximity * Exposure * Reach = Brand Influence
trong đó:
Intensity: mức độ tương tác với nhóm khách hàng mục tiêu;
Proximity: mức độ tin cậy của truyền thông (thông tin truyền thông, kênh truyền
thông, đại sứ truyền thông…)
Exposure: thời gian tương tác (thời gian khách hàng mục tiêu tương tác với
truyền thông)
Reach: độ phủ của truyền thông
Brand influence: hiệu quả của hoạt động truyền thông.
Với vai trò là cầu nối giữa thương hiệu và người tiêu dùng, truyền thông có ảnh
hưởng nhất định đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Hiệu quả truyền thông ảnh
hưởng trực tiếp tới chất lượng thương hiệu thông qua sự tác động tới hình ảnh về
thương hiệu trong tâm thức của khách hàng.
2.3.2.3. Lý thuyết về các yếu tố tâm lý, cá nhân của Philip Kotler
Theo Kotler (2012), yếu tố tâm lý, cá nhân bao gồm động cơ, niềm tin và thái độ,
nhận thức và sự tiếp thu.
Động cơ của người tiêu dùng được định nghĩa là cảm xúc đủ mạnh để suy nghĩ và
hành động. Động cơ là hoạt động nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người.
25

Nhu cầu là trạng thái cảm xúc đòi hỏi con người cần thỏa mãn một thứ gì đó để tồn tại
và phát triển. Nhu cầu của con người có thể do bẩm sinh hoặc do tích lũy trong quá
trình học tập, làm việc và sinh sống. Theo lý thuyết của Maslow về 5 cấp độ của nhu
cầu ở con người, nhu cầu phát sinh từ những căng thẳng về sinh lý (như đói, khát, mệt
mỏi) hoặc từ những căng thẳng tâm lí (nhu cầu được công nhận, được ngưỡng mộ hay
kính trọng). Như vậy, một nhu cầu chỉ trở thành động cơ khi được tăng lên đến một cấp
độ đủ mạnh để gây sức ép khiến con người tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó và việc thỏa
mãn nhu cầu làm giảm đi sự căng thẳng. Như vậy, rõ ràng hành vi người tiêu dùng sẽ
khác biệt tương ứng với những động cơ tiêu dùng khác nhau.
Niềm tin và thái độ được hình thành thông qua những hành động và sự tiếp thu.
Sau đó, những niềm tin và thái độ này tác động đến hành vi của con người. Trong đó,
niềm tin là ý nghĩa cụ thể mà con người có được về những sự việc nhất định, được xây
dựng dựa trên cơ sở những hiểu biết, dư luận hay sự tin tưởng và xuất phát từ những ý
thức tích lũy qua việc tư duy từ nhận thức, từ những thông tin lấy trực tiếp không qua
xử lý của tư duy, từ những suy luận logic thông qua các thông tin sơ cấp. Niềm tin góp
phần hình thành nên hình ảnh mặc định của hàng hoá và nhãn hiệu trong tâm trí người
tiêu dùng. Rõ ràng, niềm tin có ảnh hưởng nhất định đến hành vi tiêu dùng thông qua
hình ảnh thương hiệu được xây dựng trong tâm thức của người tiêu dùng. Trong khi
đó, thái độ là một tập hợp của cảm xúc và được biểu hiện qua các bộ phận của cơ thể,
mô tả những đánh giá đối với một khách thể hoặc một ý tưởng nhất định dựa trên nhận
thức, cảm giác, cảm xúc hoặc những xu hướng hành động của một người. Thái độ đối
với một sự vật, hiện tượng khiến cho người tiêu dùng sẽ xử sự một cách tương đối nhất
quán đối với những sự vật, hiện tượng tương tự. Như vậy, thái độ của người tiêu dùng
đối với một sản phẩm hoặc dịch ảnh hưởng tới hành vi mua hàng của họ.
Nhận thức là quá trình con người chọn lọc, tổ chức, và phân tích thông tin để hình
thành một hình ảnh chung nhất về cuộc sống. Nhận thức phụ thuộc vào những hoàn
cảnh, cảm giác và tri giác cụ thể. Ngược lại, nhận thức ảnh hưởng đến phản ứng của
con người trước một tình huống nhất định. Theo đó, vì cách tiếp nhận, tổ chức và phân
26

tích thông tin của mỗi cá nhân khác nhau nên trong cùng một tình huống, hành vi của
mỗi cá nhân sẽ khác nhau. Như vậy, nhận thức của người tiêu dùng về một sản phẩm
ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của họ.
Sự tiếp thu là những thay đổi trong hành vi của một cá nhân từ những kinh
nghiệm mà họ đã trải qua mà hầu hết được hình thành thông qua quá trình học hỏi và
tiếp thu. Sự tiếp thu này dẫn tới những cảm nhận khác biệt trong quá trình tiếp nhận
những tác nhân kích thích của marketing. Do đó, tùy thuộc vào mức độ hiểu biết và
cảm nhận sau khi sử dụng một sản phẩm, người tiêu dùng có những hành vi rất khác
biệt trong việc quyết định bắt đầu hoặc tiếp tục tiêu dùng sản phẩm đó.
2.4. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất
2.4.1. Mối quan hệ giữa các giá trị và quyết định tham gia hoạt động tình
nguyện
Giá trị chức năng
Giá trị chức năng đã được thực nghiệm chứng minh có quan hệ đồng biến với
quyết định sử dụng các hệ thống thông tin (Cheng, Wang, Lin, và Vivek, 2009; Tzeng,
2011), hoặc các dịch vụ trên điện thoại di động (Pura, 2005; Turel và ctg., 2007; Yang
và Jolly, 2009).
Điều này chứng tỏ giá trị chức năng có ảnh hưởng đồng biến trực tiếp đến hành vi
mua của người tiêu dùng.
Đối với hoạt động tình nguyện, giá trị chức năng thể hiện ở những lợi ích mà
thông qua các hoạt động này tình nguyện viên đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Theo
đó, hoạt động tình nguyện là cầu nối và công cụ giúp tình nguyện viên giúp đỡ các
nhóm yếu thế, góp phần giải quyết các vấn đề còn tồn đọng của xã hội và phổ biến các
giá trị tốt đẹp. Các đặc điểm và thuộc tính của giá trị chức năng như độ tin cậy và độ
bền (Ferbe, 1955) xét ở đối tượng hoạt động tình nguyện được thể hiện thông qua chất
lượng ổn định, thống nhất của các chương trình tình nguyện.
27

Như vậy, dựa vào các lập luận trên, có thể dự đoán rằng tình nguyện viên có xu
hướng đưa ra quyết định tham gia các hoạt động tình nguyện có chất lượng ổn định và
giúp họ đóng góp cho cộng đồng. Giả thuyết được đề xuất như sau:
H1: Giá trị chức năng có ảnh hưởng đồng biến đến quyết định tham gia hoạt
động tình nguyện của tình nguyện viên.
Giá trị cảm xúc
Giá trị cảm xúc đã được chứng minh là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết
định sử dụng điện thoại di động thông qua các nghiên cứu thực nghiệm của Kim và ctg
(2007); Mallat, Rossi, Tuunainen, và Oorni (2009); Turel và ctg (2010). Nghiên cứu về
động cơ do Ditch tiến hành năm 1947 đã phát triển quan điểm cho rằng sự lựa chọn của
người tiêu dùng được dẫn dắt bởi những động lực vô thức. Các nghiên cứu của Tseng
(2011), Verkasalo, Nicolás, Castillo, và Bouwman (2010) kết luận những nhân tố cảm
xúc như sự vui vẻ, thoải mái có thể giúp xúc tiến việc sử dụng các hệ thống thông tin
của người tiêu dùng. Các nghiên cứu trong lĩnh vực quảng cáo của Martineau (1958),
Zajonc (1968); Kotlet (1974); Holbrook (1983); Park và Young (1986) đã khẳng định
những phản hồi về mặt cảm xúc của khách hàng do các nhân tố marketing mang lại có
ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi tiêu dùng đối với các hàng hóa và dịch vụ được bán.
Các nghiên cứu trên chứng tỏ giá trị cảm xúc có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua
của người tiêu dùng.
Đối với hoạt động tình nguyện, giá trị cảm xúc là những cảm giác mà hoạt động
tình nguyện mang lại cho tình nguyện viên, bao gồm những cảm giác thư giãn, thoải
mái, vui vẻ, bất ngờ hoặc trạng thái tâm lý cảm thấy có ích cho cộng đồng, xã hội.
Theo đó, có thể dự đoán, tình nguyện viên có xu hướng đưa ra quyết định tham gia
hoạt động tình nguyện mang lại cho họ càng nhiều cảm xúc mà họ mong muốn. Như
vậy, từ những lập luận trên, giả thuyết được đề xuất như sau:
H2: Giá trị cảm xúc có ảnh hưởng đồng biến đến quyết định tham gia hoạt động
tình nguyện.
28

Giá trị xã hội


Giá trị xã hội đã được thực nghiệm chứng minh có quan hệ đồng biến với quyết
định sử dụng hoặc mua thiết bị công nghệ thông tin hoặc các dịch vụ trên điện thoại di
động qua các nghiên cứu của Hsu và Chen (2007); Chen, Shang, và Lin (2009), Yang
và Jolly (2009). Nghiên cứu trong lĩnh vực lãnh đạo quan điểm và truyền bá cách tân
do Roger (1962) và Robertson (1967) thực hiện cũng đã thể hiện tầm quan trọng của
các giá trị xã hội trong lựa chọn của người tiêu dùng như kết quả của sự giao tiếp giữa
các cá nhân và sự phổ biến thông tin.
Sheth và ctg (1991) thông qua các nghiên cứu thực nghiệm của mình đã khẳng
định sự lựa chọn các sản phẩm hữu hình, hàng hóa hoặc dịch vụ thường được dẫn dắt
bởi các giá trị xã hội. Các giá trị xã hội này được cho là có liên hệ với sự chấp thuận
của xã hội và sự gia tăng hình ảnh cá nhân (Sweeney và Soutar, 2001). Các nghiên cứu
trên của Sheth (1991) và Sweeney (2001) đồng thời rút ra kết luận rằng động cơ mua
hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng phụ thuộc vào việc họ mong muốn được
người khác nhìn nhận như thế nào hoặc hình ảnh mà chính bản thân họ mong muốn có
được. Kết quả của các nghiên cứu này khẳng định giá trị xã hội có ảnh hưởng đồng
biến đến quyết định mua của người tiêu dùng.
Trong nghiên cứu này, giá trị xã hội của hoạt động tình nguyện có liên quan đến
các nhóm tham khảo xã hội của tình nguyện viên cũng như quan điểm của xã hội về
các hoạt động này. Từ các nghiên cứu và lập luận trên, có thể đưa ra dự đoán rằng, tình
nguyện viên sẽ quyết định tham gia một hoạt động tình nguyện khi nhận được sự đồng
thuận, ủng hộ của các nhóm tham khảo và thông qua các hoạt động này, tạo dựng được
một hình ảnh xã hội mà họ mong muốn. Như vậy, giả thuyết được đề xuất như sau:
H3: Giá trị xã hội có ảnh hưởng đồng biến đến quyết định tham gia hoạt động
tình nguyện.
Giá trị tri thức
Những nghiên cứu thực nghiệm của Cheng và ctg (2009), Pura (2005) và Tzeng
(2011) đã chứng minh rằng giá trị tri thức có quan hệ đồng biến với quyết định sử dụng
29

hoặc mua của người dùng với hệ thống thông tin và các dịch vụ trên điện thoại di động.
Pihlstrom và Brush (2008) cho rằng đối với thiết bị điện thoại di động, khách hàng sẽ
lựa chọn những sản phẩm kích thích sự tò mò vì những nội dung hoặc kiến thực mới lạ
có được từ các dịch vụ nhắn tin mới. Các nghiên cứu trên đã chứng tỏ mối quan hệ
đồng biến giữa giá trị tri thức và quyết định mua của người tiêu dùng.
Trong nghiên cứu này, dựa vào chức năng xây dựng và phát triển môi trường rèn
luyện cho thanh niên của hoạt động tình nguyện, các giá trị tri thức được cho là thể
hiện ở các kiến thức, kinh nghiệm sống, kỹ năng cần thiết, trải nghiệm và các mối quan
hệ mới có được từ việc tham gia các hoạt động, chương trình tình nguyện. Theo đó, có
thể dự đoán tình nguyện viên sẽ quyết định tham gia các hoạt động tình nguyện mang
lại cho họ càng nhiều những kiến thức, kĩ năng và các giá trị tri thức khác mà họ mong
muốn có được. Như vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:
H4: Giá trị tri thức có ảnh hưởng đồng biến đến quyết định tham gia hoạt động
tình nguyện.
Giá trị điều kiện
Nghiên cứu của Gummerus và Pihlström (2011), Pihlstrom và Brush (2011)
khẳng định giá trị điều kiện có quan hệ đồng biến với quyết định sử dụng các dịch vụ
trên điện thoại di động. Balasubramanian và ctg (2002), thông qua nghiên cứu thực
nghiệm của mình cho rằng giá trị điều kiện của các ứng dụng di động được thể hiện ở
những giá trị lợi ích mà ứng dụng mang lại trong những tình huống không gian và thời
gian cụ thể và có ảnh hưởng đồng biến đến quyết định mua của người tiêu dùng.
Trong nghiên cứu này, giá trị điều kiện của hoạt động tình nguyện là những giá trị
có được từ những tình huống cụ thể mà tình nguyện viên đưa ra quyết định tham gia
của mình. Đối với hoạt động tình nguyện, các điều kiện xúc tiến hoặc cản trở tình
nguyện viên đưa ra quyết định của mình bao gồm 3 nhóm chính: các điều kiện về khía
cạnh xã hội, các điều kiện gián tiếp thúc đẩy giá trị chức năng và các điều kiện chủ
quan của tình nguyện viên. Có thể dự đoán rằng khi các điều kiện này càng thuận lợi
thì thanh niên càng sẵn sàng đưa ra quyết định tham gia các hoạt động tình nguyện.
30

Từ vào các nghiên cứu và lập luận trên, giả thuyết được đề ra như sau:
H5: Giá trị điều kiện có ảnh hưởng đồng biến đến quyết định tham gia hoạt động
tình nguyện.
2.4.2. Mối quan hệ giữa yếu tố hiệu quả truyền thông, thương hiệu và quyết
định tham gia hoạt động tình nguyện
Richard Brason khẳng định thương hiệu có thể được xem là một “huy hiệu” cung
cấp cho khách hàng sự nhận thức nhất định về hàng hóa hoặc dịch vụ. Swait và ctg
(1993) thông qua các nghiên cứu thực nghiệm khẳng định thương hiệu và hiệu quả
truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mua một hàng hóa, dịch vụ
nhất định thay vì hàng hóa, dịch vụ của thương hiệu khác. Erdem và ctg (2006),
Leischinig và ctg (2012) khẳng định ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố thương hiệu và
truyền thông đến quyết định mua một sản phẩm hoặc sử dụng một dịch vụ của người
tiêu dùng. Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu của Thành phố Cần Thơ (2011) trên sản
phẩm rau an toàn đồng thời khẳng định ảnh hưởng quan trọng của hiệu quả truyền
thông tới hành vi người tiêu dùng.
Trong nghiên cứu này, dựa trên đặc trưng của hoạt động truyền thông trong các tổ
chức phi lợi nhuận mà cụ thể là các tổ chức tình nguyện ở Việt Nam và các phương
diện đánh giá chủ yếu đối với hiệu quả truyền thông, ảnh hưởng của nhân tố truyền
thông – thương hiệu đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện được xét đến ở các
phương diện: chất lượng thông tin truyền thông, nội dung và hình thức truyền thông,
tần số và mức độ phủ sóng, các ưu đãi hoặc hỗ trợ và người đại diện thương hiệu. Có
thể dự đoán, một hoạt động tình nguyện có hiệu quả truyền thông càng cao thì khả
năng người tiêu dùng đưa ra quyết định tham gia hoạt động này càng lớn. Như vậy, giả
thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:
H6. Thương hiệu và truyền thông có tác động thuận chiều đến quyết định tham
gia hoạt động tình nguyện.
31

2.4.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý, đặc điểm cá nhân và quyết định tham
gia hoạt động tình nguyện
Các nghiên cứu thực nghiệm của Kotler (1965), Taybout, Calder, và Sterthal
(1981), Steenkamp (1990) khẳng định ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý tới hành vi mua
của người tiêu dùng thông qua tác động đến quá trình tiếp thu, nhận thức và tái hiện
hình ảnh thương hiệu trong tâm thức của con người. Ở Việt Nam, yếu tố tâm lý – đặc
tính cá nhân được thực nghiệm chứng minh đồng biến với hành vi người tiêu dùng qua
nghiên cứu trích từ Tuyển tập báo cáo Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần 8
Đại học Đà Nẵng 2012.
Trong nghiên cứu này, dựa trên những đặc trưng cơ bản của một hoạt động xã hội
có tổ chức như hoạt động tình nguyện, các yếu tố tâm lý – đặc tính cá nhân được xét
đến bao gồm các nội dung được nêu ra trong các nghiên cứu của Kotler: động cơ
(chẳng hạn, cá nhân muốn được công nhận và khen thưởng), niềm tin và thái độ (suy
nghĩ và đánh giá của thanh niên về hoạt động tình nguyện), nhận thức và sự tiếp thu.
Có thể dự đoán, một hoạt động tình nguyện càng phù hợp với niềm tin, thái độ, thế giới
quan và tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu khẳng định bản thân, nhu cầu được công nhận
và khen thưởng của tình nguyện viên thì càng có khả năng được lựa chọn. Từ những
kết quả nghiên cứu và lập luận trên, giả thuyết được đề xuất như sau:
H7. Yếu tố tâm lý – đặc tính cá nhân có ảnh hưởng đồng biến đến quyết định
tham gia hoạt động tình nguyện.
2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên các mô hình, lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm có liên quan và các mối
quan hệ đã phân tích ở trên, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 7 nhân tố
tác động là giá trị chức năng, giá trị cảm xúc, giá trị điều kiện, giá trị tri thức, giá trị
xã hội, hiệu quả truyền thông, đặc tính cá nhân (Hình 2.2).
32

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Giá trị chức năng H1

Giá trị cảm xúc H2

Giá trị xã hội H3


Quyết định tham gia
Giá trị tri thức H4
hoạt động tình nguyện
H5
Giá trị điều kiện
H6
Hiệu quả truyền thông
H7
Đặc tính cá nhân

(Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất, 2015)

Sơ kết chương 2
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về hoạt động tình nguyện, hành vi tiêu dùng
và phân tích sự tương đồng giữa quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của tình
nguyện viên và quyết định mua của người tiêu dùng. Đồng thời, chương 2 đã đề cập
đến mối quan hệ giữa các giá trị tiêu dùng trong mô hình của Sheth và ctg; thương hiệu
và truyền thông; yếu tố tâm lý, cá nhân và quyết định tham gia hoạt động tình nguyện
của tình nguyện viên. Trên cơ sở này, giả thuyết và mô hình nghiên cứu được nhóm tác
giả đề xuất.
33

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Qui trình nghiên cứu
Qui trình nghiên cứu bao gồm hai giai đoạn chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức. Trong nghiên cứu sơ bộ, từ đối tượng và mục đích nghiên cứu đã được
xác định (ở chương 1); cơ sở lý thuyết, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã được
đề xuất (ở chương 2), phỏng vấn nhóm (focus group) chuyên sâu được tiến hành. Từ
đó, thang đo cho các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất và bảng câu hỏi khảo
sát sơ bộ được xây dựng. Tiếp theo, khoảng 50 thanh niên được mời khảo sát thử nhằm
tiếp tục điều chỉnh thang đo và hoàn thiện bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi chính thức được
sử dụng cho việc thu thập dữ liệu phục vụ đề tài nghiên cứu (Phụ lục 5). Tiếp đó, độ tin
cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương
pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau đó, ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu
học được phân tích. Cuối cùng, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định
thông qua phương pháp phân tích hệ số tương quan Pearson và phân tích hồi qui.
3.2. Phương pháp nghiên cứu sơ bộ
3.2.1. Phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung
Theo các tác giả Churchill (1979), Stewart và Shamdasani (1990), phương pháp
phỏng vấn nhóm tập trung là một công cụ rất thích hợp để khai thác, điều chỉnh và bổ
sung thang đo cho các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất trước khi tiến hành
nghiên cứu chính thức. Kịch bản thảo luận nhóm được trình bày chi tiết ở Phụ lục 2.
3.2.1.1. Lựa chọn các thành viên cho phỏng vấn nhóm
Các thành viên trong hai nhóm được lựa chọn theo yêu cầu của phương pháp
phỏng vấn nhóm tập trung. Cụ thể:
Nhóm một có những đặc điểm như sau: (1) Quy mô nhóm gồm 8 người; (2) các
thành viên đều đã từng tham gia hoạt động tình nguyện; (3) các thành viên trong độ
tuổi từ 18 đến 22 tuổi; và (4) đang theo học đại học.
34

Nhóm hai có những đặc điểm như sau: (1) Quy mô nhóm gồm 7 người; (2) các
thành viên đã từng hoặc chưa từng tham gia hoạt động tình nguyện; (3) các thành
viên trong độ tuổi từ 22 đến 30 tuổi; và (4) đã tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp đại học
hoặc sau đại học.
Đại diện của nhóm tác giả là người dẫn chương trình của hai cuộc phỏng vấn, đảm
bảo sự thảo luận tuân theo các yêu cầu căn bản của phỏng vấn nhóm tập trung.
3.2.1.2. Kết quả của phỏng vấn nhóm tập trung
Kết quả của hai cuộc phỏng vấn nhóm cho thấy sự phù hợp của các giả thuyết về
những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh
niên tại Tp.HCM. Bên cạnh đó, các cuộc phỏng vấn nhóm này còn bổ sung một số tiêu
chí quan trọng dùng để làm rõ các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Đó là
những vấn đề mà thanh niên quan tâm khi cân nhắc quyết định tham gia một hoạt động
tình nguyện. (Phụ lục 3).
3.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi
Nội dung chính của bảng khảo sát bao gồm 44 câu hỏi (37 câu hỏi định lượng và
7 câu hỏi thông tin của đáp viên). Các câu hỏi tập trung thăm dò ý kiến đánh giá của
đáp viên về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của
họ. Thang đo được sử dụng cho 37 câu hỏi định lượng là thang đo Likert 5 điểm, thay
đổi từ 1 là Rất không đồng ý đến 5 là Rất đồng ý. 37 câu hỏi định lượng bao gồm 8
thành phần là: Giá trị chức năng (5 biến quan sát); Giá trị xã hội (4 biến quan sát); Giá
trị cảm xúc (4 biến quan sát); Giá trị tri thức (5 biến quan sát); Giá trị điều kiện (7 biến
quan sát); Thương hiệu – Hiệu quả truyền thông (5 biến quan sát); Yếu tố tâm lý, cá
nhân (4 biến quan sát) và biến phụ thuộc Quyết định tham gia (3 câu hỏi).
3.2.3. Khảo sát thử nghiệm
Sau khi bảng câu hỏi được thiết kế, nhóm tác giả tiến hành khảo sát thử nghiệm
50 đối tượng thanh niên trên địa bàn Tp.HCM vào đầu tháng 2 năm 2015. Đối tượng
khảo sát thử bao gồm 30 thanh niên hiện là học sinh, sinh viên dưới 22 tuổi và 20 thanh
niên hiện đã tốt nghiệp và đang công tác tại các công ty, tổ chức khác nhau. Từ cuộc
35

khảo sát thử nghiệm này, nhóm tác giả đã nhận được một số góp ý của đáp viên về
cách sử dụng từ ngữ, đặt và sắp xếp câu hỏi một cách khoa học, dễ hiểu. Tuy nhiên,
không có bất kỳ góp ý nào dẫn đến việc loại bỏ hay bổ sung thêm câu hỏi. Vì vậy,
nhóm tác giả quyết định chỉnh sửa một số lỗi về mặt từ ngữ, ý nghĩa; từ đó hoàn thiện
bảng câu hỏi chính thức cho nghiên cứu.
3.3. Phương pháp nghiên cứu chính thức
3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu và kích thước mẫu
Chọn mẫu: Đối tượng khảo sát là thanh niên thuộc độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi
đang sinh sống, học tập hoặc làm việc tại Tp.HCM. Khảo sát được nỗ lực thực hiện
trên địa bàn nhiều quận, huyện và hướng đến thanh niên ở các độ tuổi, vai trò, giới
tính... khác nhau nhằm đảm bảo tính khách quan và tính đại diện cho tổng thể của mẫu.
Kích thước mẫu: Theo Hair và ctg (1998), để tiến hành phân tích nhân tố khám
phá EFA, cần ít nhất năm mẫu trên một biến quan sát. Như vậy, nghiên cứu cần 37 x 5
= 185 mẫu trả lời hợp lệ. Bên cạnh đó, để tiến hành phân tích hồi qui hiệu quả, theo
Tabachnick và Fidell (1996), kích thước mẫu cần phải đảm bảo công thức 8m + 50 ≤ n
với n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập của mô hình. Theo đó, nghiên cứu cần cỡ mẫu tối
thiểu là 8x7 + 50 = 106. Theo đó, nghiên cứu này sử dụng cả phân tích hồi quy và phân
tích EFA nên số kích thước mẫu tối thiểu là 185.
Phương pháp lấy mẫu: Nhóm tác giả thu thập thông tin bằng cách gửi bảng câu
hỏi trực tiếp tại nhiều cơ sở giáo dục và tổ chức khác nhau; phỏng vấn qua mạng
Internet, gửi đường dẫn khảo sát trực tuyến qua thư điện tử và chia sẻ trên các trang
mạng xã hội.
3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
3.3.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha
Mục đích của kiểm định Cronbach’s Alpha là tìm hiểu xem các biến quan sát có
cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không, qua đó giúp đánh giá độ tin cậy
của thang đo và loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu.
36

Cụ thể, các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại
khỏi thang đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2014). Những biến có
Cronbach’s Alpha nếu biến đó bị loại bỏ (Alpha if item deleted) lớn hơn hệ số
Cronbach’s Alpha sẽ bị loại bỏ khỏi thang đo. Theo Nunnally và Burnstem (1994),
Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến 1 thì thang đo lường là tốt; từ 0,7 đến 0,8 là có thể chấp
nhận. Trong nghiên cứu, hệ số Cronbach’s Alpha được yêu cầu phải lớn hơn 0,7.
3.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)
Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để thu gọn và tóm tắt các dữ liệu,
được dùng trong trường hợp mối quan hệ giữa các biến quan sát và biến tiềm ẩn là
không rõ ràng, không chắc chắn. Theo Gerbing và Anderson (1988), dữ liệu cần phải
thỏa mãn các điều kiện sau:
(1) Trị số KMO thỏa 0,5 ≤ KMO ≤ 1;
(2) Hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0,5;
(3) Điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalue lớn hơn 1;
(4) Tổng phương sai dùng để giải thích từng nhân tố lớn hơn 50%.
Khi các điều kiện nêu trên thỏa mãn, phương pháp phân tích nhân tố Principal
Component Analysis với phép quay Varimax sẽ được sử dụng.
3.3.2.3. Phân tích hồi qui
Nhóm tác giả tiến hành phân tích hồi qui để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố
ảnh hưởng và quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên ở Tp.HCM.
Nhóm tác giả sử dụng phân tích tương quan hệ số Pearson để xem xét hiện tượng đa
cộng tuyến giữa các biến độc lập. Sau đó, nhóm tác giả xây dựng hàm hồi quy, kiểm
định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thực tế bằng hệ số R2 điều chỉnh
và tiến hành hồi quy.
3.3.2.4. Kiểm định mức ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học
Nhóm tác giả sử dụng kiểm định One-way ANOVA để kiểm định sự ảnh hưởng
của các yếu tố nhân khẩu học tới biến phụ thuộc Quyết định tham gia. Các biến nhân
khẩu học được kiểm định là độ tuổi, giới tính, thu nhập và trình độ học vấn. Từ đó,
37

kiểm định giúp xác định những sự khác biệt về quyết định tham gia hoạt động tình
nguyện giữa các nhóm đối tượng khác nhau trong cùng một thuộc tính nhân khẩu.
3.4. Xây dựng thang đo
3.4.1. Xây dựng thang đo Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện
Thang đo Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện gồm ba biến quan sát được
xây dựng dựa trên thang đo Intensions của Paul Williams (2009) có điều chỉnh, bổ
sung để phù hợp với tính chất, phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Theo kết quả phóng vấn nhóm tập trung (focus group), đa số người tham gia
phỏng vấn đồng ý điều chỉnh các biến quan sát “Go on other adventure tours in
future” và “Recommend to others” trong thang đo tham khảo để phù hợp với những
đặc trưng của hoạt động tình nguyện. Đồng thời, nhóm phỏng vấn đề xuất bổ sung biến
“Tôi sẽ bắt đầu tham gia hoạt động tình nguyện trong thời gian tới” (Q1) để tiếp cận
với những nhóm đối tượng chưa từng tham gia hoạt động tình nguyện. Thang đo tham
khảo và thang đo chính thức được trình bày chi tiết ở bảng 4.1 – Phụ lục 4.
3.4.2. Xây dựng thang đo Giá trị chức năng
Thang đo Giá trị chức năng gồm 5 biến quan sát dựa trên Mô hình giá trị tiêu
dùng của Sheth và ctg; các chức năng cơ bản của hoạt động tình nguyện, thang đo tham
khảo trong các nghiên cứu của Paul Williams (2009) và của Hsiu-Yu Wang và ctg
(2013), có điều chỉnh và bổ sung để phù hợp với tính chất, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu của nhóm.
Dựa trên lý thuyết về các chứng năng cơ bản của hoạt động tình nguyện và kết
quả thảo luận nhóm tập trung, nhóm tác giả quyết định bổ sung thêm ba biến quan
sát “Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để giúp đỡ các nhóm yếu thế”; “Tôi tham
gia hoạt động tình nguyện để góp phần phổ biến các giá trị tốt đẹp trong cộng
đồng”; “Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để góp phần giải quyết các vấn đề tồn
đọng của cộng đồng, của xã hội” vì đa phần người tham gia phỏng vấn cho đây là
những chức năng cơ bản của hoạt động tình nguyện và ảnh hưởng tới sự cân nhắc
quyết định tham gia của họ. Các biến còn lại trong các thang đo tham khảo không
38

được sử dụng vì không phù hợp với tính chất của đối tượng nghiên cứu. Thang đo
tham khảo và thang đo chính thức được trình bày chi tiết ở bảng 4.2 – Phụ lục 4.
3.4.3. Xây dựng thang đo Giá trị xã hội
Thang đo Giá trị xã hội gồm 4 biến quan sát dựa trên Mô hình giá trị tiêu dùng
của Sheth và ctg, thang đo Giá trị xã hội trong hai nghiên cứu của Williams (2009),
Candas và ctg (2013) và Nguyễn Ngọc Minh Châu (2012) có điều chỉnh, bổ sung để
phù hợp với tính chất, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của nhóm.
Các biến quan sát còn lại trong các thang đo tham khảo không được sử dụng vì
không phù hợp với tính chất của đối tượng nghiên cứu. Thang đo tham khảo và thang
đo chính thức được trình bày chi tiết ở bảng 4.3 – Phụ lục 4.
3.4.4. Xây dựng thang đo Giá trị cảm xúc
Thang đo Giá trị cảm xúc gồm 4 biến quan sát dựa trên thang đo Giá trị cảm xúc
trong nghiên cứu của Hsiu-Yu Wang và ctg (2013), có điều chỉnh và bổ sung để phù
hợp với tính chất, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của nhóm.
Dựa trên kết quả của các cuộc phỏng vấn nhóm tập trung, đa số người tham gia
phỏng vấn cho rằng cần phải bổ sung thêm biến quan sát “Tôi tham gia hoạt động tình
nguyện vì các hoạt động này mang lại cho tôi nhiều bất ngờ” vì sự bất ngờ từ các hoạt
động tình nguyện sẽ kích thích tính tò mò của tình nguyện viên, qua đó mang lại cho
họ sự thích thú. Đồng thời, loại bỏ hai biến quan sát Using mobile App is interesting
(Sử dụng ứng dụng điện thoại di động thì thú vị) và Using mobile App is an enjoyment
(Sử dụng ứng dụng điện thoại di động là một sự tận hưởng) trong thang đo tham khảo
vì nhìn chung, về mặt ngữ nghĩa, hai biến quan sát này lặp lại ý nghĩa của các biến
quan sát đã lựa chọn. Hơn nữa, trong tiếng Việt, không có nhiều sự phân biệt giữa các
khái niệm cảm xúc này với những giá trị như “vui vẻ”, “thoải mái” đã được lựa chọn.
Nhóm phỏng vấn thống nhất điều chỉnh biến quan sát Using mobile App makes me feel
good trong thang đo tham khảo thành biến “Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì khi
tham gia các hoạt động này, tôi cảm thấy bản thân có ích cho xã hội” để cụ thể và phù
39

hợp hơn với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Thang đo tham khảo và thang đo
chính thức được trình bày chi tiết ở bảng 4.4 – Phụ lục 4.
3.4.5. Xây dựng thang đo Giá trị tri thức
Thang đo Giá trị tri thức của hoạt động tình nguyện gồm 5 biến quan sát dựa trên
Mô hình Giá trị tiêu dùng của Sheth và ctg, thang đo tham khảo trong nghiên cứu của
Wang và ctg (2013), có điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với tính chất, phạm vi và đối
tượng nghiên cứu của nhóm.
Trong các cuộc phỏng vấn nhóm tập trung, đa số người tham gia cho rằng cần
phải bổ sung thêm hai biến quan sát “Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để có thêm
trải nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp và người thân” và “Tôi tham gia hoạt động tình
nguyện để kết giao và mở rộng mối quan hệ xã hội”vì những trải nghiệm và mối quan
hệ mới giúp mở rộng thế giới quan của tình nguyện viên, khơi gợi sự tò mò, hiểu biết
nên được xem là một dạng của giá trị tri thức. Nhóm tác giả quyết định loại bỏ biến
Mobile Apps arouse my curiosity trong thang đo tham khảo vì ý nghĩa của biến quan
sát này đã được hàm dẫn trong các biến được lựa chọn. Thang đo tham khảo và thang
đo chính thức được trình bày chi tiết ở bảng 4.5 – Phụ lục 4.
3.4.6. Xây dựng thang đo Giá trị điều kiện
Thang đo Giá trị điều kiện gồm 7 biến quan sát dựa trên thang đo tham khảo của
Sheth, Newman và Gross (1991), có điều chỉnh và bổ sung để phù hợp tính chất, phạm
vi và đối tượng nghiên cứu của nhóm.
Dựa theo kết quả của phỏng vấn nhóm tập trung, nhóm tác giả bổ sung các biến
quan sát về quỹ thời gian, điều kiện tài chính, cở sở vật chất và điều kiện sinh hoạt vì
theo đa số thành viên tham gia phỏng vấn, đây là những yếu tố quan trọng khi cân nhắc
tham gia một chương trình tình nguyện. Các biến quan sát khác trong thang đo tham
khảo được loại bỏ vì không phù hợp với tính chất của đối tượng nghiên cứu. Thang đo
tham khảo và thang đo chính thức được trình bày chi tiết ở bảng 4.6 – Phụ lục 4.
40

3.4.7. Xây dựng thang đo Thương hiệu - Hiệu quả truyền thông
Thang đo Thương hiệu - Hiệu quả truyền thông gồm 5 biến quan sát được xây
dựng dựa trên Lý thuyết quan hệ thương hiệu của Escalas và Bettman (2005) và nghiên
cứu của Leischnig và ctg (2012), có điều chỉnh và bổ sung để phù hợp với đối tượng
nghiên cứu.
Đồng thời, dựa trên các lý thuyết về hiệu quả truyền thông của Johnson (2009) và
mô hình đánh giá hiệu quả truyền thông của Công ty Browntap (2009), nhóm tác giả
quyết định bổ sung các biến quan sát “Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi nội
dung và hình thức truyền thông hấp dẫn, sinh động, thu hút”; “Tôi tham gia một hoạt
động tình nguyện khi chương trình có nhiều ưu đãi cho tình nguyện viên”; “Tôi tham
gia một hoạt động tình nguyện khi tần số và mức độ phủ sóng của chương trình truyền
thông rộng”; “Tôi tham gia một chương trình tình nguyện vì đại sứ thương hiệu của
chương trình”.
Nhóm phỏng vấn tập trung đã đánh giá cao thang đo có điều chỉnh bổ sung vì
phản ánh được những thành phần cơ bản của truyền thông có tác động đến sự cân nhắc
tham gia hoạt động tình nguyện của họ. Thang đo tham khảo và thang đo chính thức
được trình bày chi tiết ở bảng 4.7 – Phụ lục 4.
3.4.8. Xây dựng thang đo Yếu tố tâm lý, cá nhân
Thang đo Tâm lý cá nhân gồm 4 biến quan sát được xây dựng dựa trên lý thuyết
của Kotler về yếu tố tâm lý cá nhân; các nghiên cứu của Kotler (1965) và của Đỗ Thị
Phương Linh (2013) có điều chỉnh và bổ sung để phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
Trong buổi phỏng vấn nhóm tập trung, đa số người tham gia cho rằng cần điều
chỉnh biến “Tôi chọn tiêu dùng thức ăn nhanh vì nghĩ rằng việc đó thể hiện phong
cách sống của người hiện đại” trong thang đo tham khảo từ nghiên cứu của Đỗ Thị
Phương Linh thành biến “Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để thể hiện năng lực và
tính cách của bản thân trên cơ sở sự tương đồng về ý nghĩa”. Người tiêu dùng lựa
chọn sử dụng thức ăn nhanh vì muốn thể hiện lối sống, cá tính của một người hiện đại
mang hàm nghĩa tương đương với tình huống tình nguyện viên tham gia hoạt động tình
41

nguyện để thể hiện tính cách và năng lực cá nhân. Do đó, sự điều chỉnh này hoàn toàn
có căn cứ. Đồng thời, nhóm tác giả quyết định bổ sung hai biến “Tôi tham gia một
chương trình tình nguyện khi nội dung chương trình phù hợp với quan điểm và niềm tin
của tôi ” và “Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì tôi muốn được công nhận và khen
thưởng cho những đóng góp và thành tích của mình” dựa trên các lý thuyết của Philip
Kotler và kết quả đồng thuận từ phỏng vấn nhóm tập trung. Thang đo tham khảo và
thang đo chính thức được trình bày chi tiết ở bảng 4.8 – Phụ lục 4.

Sơ kết chương 3
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu với hai bước chính: nghiên cứu sơ
bộ (định tính) và nghiên cứu chính thức (định lượng), phương pháp thu thập và phân
tích dữ liệu, xây dựng thang đo cho các yếu tố trong mô hình nghiên cứu.
42

Chương 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Xử lý dữ liệu
4.1.1. Loại bỏ các bảng trả lời không phù hợp và làm sạch dữ liệu
Bảng câu hỏi bắt đầu được gởi đi và nhận về trả lời từ ngày 15 tháng 03 năm
2015 đến ngày 02 tháng 04 năm 2015. Sau khi thời gian khảo sát kết thúc, số liệu thu
thập được xử lý và phân tích, các câu trả lời không phù hợp bị loại bỏ.
Theo thống kê, 527 câu trả lời được hệ thống Google Docs ghi nhận. Tuy nhiên,
một số câu trả lời không đáp ứng điều kiện độ tuổi được loại bỏ bằng Excel. Cụ thể,
trong các câu trả lời nhận được, có 11 trả lời từ trên 30 tuổi và 8 trả lời dưới 16 tuổi.
Bên cạnh đó, trong bảng trả lời, trả lời thứ 229 và thứ 230 trùng nhau về kết quả nên trả
lời thứ 230 được loại bỏ. Tương tự, trả lời thứ 343 được loại bỏ vì trùng với trả lời thứ
342. Tóm lại, sau quá trình sàng lọc, lượng câu trả lời hợp lệ còn lại là 506 và được
tiến hành mã hóa.
4.1.2. Mã hóa dữ liệu
Bảng câu hỏi được chia thành hai phần, bao gồm 7 câu hỏi về thông tin cá nhân
và 37 câu hỏi đánh giá dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nên các câu trả lời được mã
hóa theo thứ tự thành các số 1, 2, 3, 4, 5 cho mỗi câu hỏi. Riêng ở câu hỏi về trình độ
học vấn, bảng trả lời không ghi nhận bất cứ câu trả lời nào ở ô “Khác” nên việc mã
hóa dữ liệu ở ô này là không cần thiết.
Như vậy, việc mã hóa dữ liệu đã hoàn thành, bảng dữ liệu sau khi mã hóa bao
gồm các câu trả lời được đánh số 1, 2... dựa vào các khảo sát đã thực hiện.
4.2. Phân tích mẫu
4.2.1. Mô tả mẫu qua các đặc điểm
Mẫu nghiên cứu được xem xét trên các đặc điểm về nhân khẩu học của người
tham gia khảo sát như trình bày dưới đây.
Về giới tính, mẫu nghiên cứu trên 506 đối tượng, trong đó có 261 đối tượng là
nam, chiếm 51,6% và có 245 đối tượng là nữ, chiếm 48,4% (Biểu đồ 4.1).
43

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu độ tuổi của mẫu nghiên cứu


(Đơn vị: %)

Nam
48.4% 51.6%
Nữ

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm tác giả, 2015)
Về địa bàn cư trú, có 191 thanh niên cư trú tại các quận/huyện trung tâm nội
thành, 185 thanh niên cư trú tại các quận/huyện nội thành và 130 thanh niên cư trú tại
các quận/huyện ngoại thành tham gia khảo sát, lần lượt chiếm các tỷ lệ 37,7%, 36,6%,
25,7% tổng số thanh niên tham gia khảo sát hợp lệ. Cơ cấu thanh niên tham gia khảo
sát theo địa bàn cư trú được thống kê tại biểu đồ 4.2.
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu theo địa bàn cư trú của mẫu nghiên cứu
(Đơn vị tính: %)

Quận/ Huyện trung tâm nội


thành
25.7%
37.7% Quận/ Huyện nội thành

Quận/ Huyện ngoại thành


36.6%

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm tác giả, 2015)
44

Về độ tuổi tham gia khảo sát, có 18 thanh niên từ 16 đến 18 tuổi (tương ứng với
3,6% tổng số mẫu), 247 thanh niên từ 18 đến 22 tuổi (tương ứng với 48,8% tổng số
mẫu), 199 thanh niên từ 22 đến 25 tuổi (tương ứng với 39.3% tổng số mẫu) và 42 thanh
niên từ 25 đến 30 tuổi (tương ứng với 8,3% tổng số mẫu). Như vậy, nhóm đối tượng
khảo sát tập trung đông nhất ở độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi như trong biểu đồ 4.3.
Biểu đồ 4.3 Độ tuổi của mẫu nghiên cứu
(Đơn vị tính: Người)
300
247
250
199
200
150
100
42
50 18
0
Từ 16 - 18 tuổi Từ 18 - 22 tuổi Từ 22 - 25 tuổi Từ 25 - 30 tuổi

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm tác giả, 2015)
Về trình độ học vấn, mẫu nghiên cứu bao gồm 25 học sinh trung học phổ thông
(4,9%), 162 sinh viên cao đẳng (32,0%), 228 sinh viên đại học (45,1%) và 91 thanh
niên trình độ sau đại học (18%). Như vậy, nghiên cứu tập trung ở đối tượng khảo sát là
các sinh viên đại học, cao đẳng trên địa bàn Tp.HCM (Biểu đồ 4.4).
Biểu đồ 4.4 Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu
(Đơn vị tính: Người)
250 228
200 162
150
91
100
50 25
0
Trung học phổ Cao đẳng Đại học Sau đại học
thông

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm tác giả, 2015)
45

Về thu nhập bình quân hàng tháng, có 209 thanh niên tham gia khảo sát có thu
nhập dưới 1 triệu mỗi tháng, chiếm tỷ lệ 41,3%; 180 thanh niên có thu nhập từ 1 – 3
triệu, chiếm 35,6%, 70 thanh niên có thu nhập từ 3 – 5 triệu, chiếm 13,8% và 47 thanh
niên có thu nhập trên 5 triệu, chiếm tỷ lệ 9,3% tổng số thanh niên tham gia khảo sát
(Biểu đồ 4.4).
Biểu đồ 4.5 Thu nhập bình quân hàng tháng của mẫu nghiên cứu
(Đơn vị tính: %)

9.3%
13.8% Dưới 1 triệu
41.3% Từ 1 - 3 triệu
Từ 3 - 5 triệu
Trên 5 triệu
35.6%

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm tác giả, 2015)
Về vai trò trong tổ chức, thống kê mô tả cho thấy, trong mẫu nghiên cứu có 98
lãnh đạo cấp cao (19,4%); 115 lãnh đạo cấp trung (22,7%), 108 lãnh đạo cấp cơ sở
(21,3%), 110 thành viên thuộc tổ chức (21,7%) và 75 thanh niên không thuộc tổ chức
nào (14,8%) (Biểu đồ 4.6).
Biểu đồ 4.6 Vai trò trong tổ chức của mẫu nghiên cứu
(Đơn vị tính: Người)

150
115 108 110
98
100 75
50

0
Lãnh đạo cấp Lãnh đạo cấp Lãnh đạo cấp Thành viên Không thuộc
cao trung cơ sở trong tổ chức tổ chức nào

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm tác giả, 2015)
46

Cuối cùng, xét về tình trạng hôn nhân, đa số các thanh niên tham gia khảo sát là
thanh niên độc thân, gồm 482 người, chiếm 95,3% tổng số mẫu. Phần còn lại gồm 24
thanh niên đã kết hôn, chiếm 4,7% tổng số mẫu. (Biểu đồ 4.7).

Biểu đồ 4.7 Tình trạng hôn nhân của mẫu nghiên cứu

(Đơn vị tính: Người)

Độc thân 482

Đã kết hôn 24

0 100 200 300 400 500 600

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm tác giả, 2015)
4.2.2. Sự đồng thuận chung của mẫu
Kết quả trung bình của các biến độc lập cho thấy biến TT1 (Tôi tham gia hoạt
động tình nguyện để có thêm kinh nghiệm sống) có mức độ đồng ý cao nhất so với các
biến còn lại (4,13). Đây là mức độ tương đối cao so với giá trị lớn nhất là 5 của quyết
định tham gia hoạt động tình nguyện trong thang đo Likert 5 mức độ. Ngược lại, biến
độc lập có mức độ đồng ý thấp nhất là biến TH5 (Tôi tham gia một chương trình tình
nguyện vì đại sứ thương hiệu của chương trình) với giá trị trung bình chỉ 2,41. Nhìn
chung, các biến độc lập biểu hiện của các khía cạnh ảnh hưởng đến quyết định tham
gia hoạt động tình nguyện của thanh niên tại Tp.HCM có giá trị cao hơn mức trung
bình của thang đo Likert là 3,00. Như vậy, có thể kết luận mẫu lựa chọn để nghiên cứu
có sự đồng thuận trong quyết định tham gia hoạt động tình nguyện khá cao, dao động
trong khoảng từ 2,41 đến 4,13 (Bảng 6.1, Phụ lục 6).
47

4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo


Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha được áp dụng để kiểm định độ tin cậy của các
thang đo. Trong nghiên cứu của mình, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
(2008) đã chứng minh rằng hệ số Cronbach’s Alpha có thể chấp nhận được trong
khoảng từ 0,7 đến gần 1,0. Trong đó, khoảng tốt nhất là từ 0,8 đến gần 1,0. Bên cạnh
đó, trong nghiên cứu này cũng xem xét mối quan hệ tương quan biến tổng, theo đó các
biến phù hợp được giữ lại phải có hệ số lớn hơn 0,3 để bảo đảm tính hoàn chỉnh của
thang đo. Các biến có hệ số này thấp hơn mức 0,3 được coi là biến rác và loại bỏ.
4.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo với nhân tố đánh giá chung quyết định
tham gia hoạt động tình nguyện
Đối với nhóm các nhân tố đánh giá chung quyết định tham gia hoạt động tình
nguyện, hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm rất cao, đạt 0,953. Điều này cho thấy sự kết
dính chặt chẽ giữa các nhân tố khi phản ánh một khái niệm là quyết định tham gia hoạt
động tình nguyện nói chung. Hệ số tương quan biến tổng của các biến độc lập nhìn
chung đều đáp ứng được điều kiện phù hợp của thang đo là cao hơn 0,3 nên việc loại
bỏ biến là không cần thiết (Bảng 6.2, Phụ lục 6).
4.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo với từng khía cạnh của nhân tố
Sử dụng phần mềm SPSS 21.0 phân tích hệ số Cronbach’s Alpha từng nhóm khía
cạnh của các nhân cho kết quả như sau:

Bảng 4.1 Kết quả kiểm định thang đo đánh giá các nhân tố

Giá trị Biến Hệ số tương Cronbach’s Alpha


Nhân tố Cronbach’s quan quan biến nếu loại biến quan
Alpha sát tổng sát
CN1 0,642 0,783
CN2 0,713 0,761
Giá trị
0,825 CN3 0,637 0,785
chức năng
CN4 0,575 0,802
CN5 0,531 0,814
Giá trị XH1 0,552 0,656
0,732
xã hội XH2 0,546 0,658
48

XH3 0,514 0,676


XH4 0,482 0,697
CX1 0,668 0,811
Giá trị CX2 0,790 0,759
0,846
cảm xúc CX3 0,659 0,817
CX4 0,624 0,829
TT1 0,805 0,861
TT2 0,836 0,853
Giá trị
0,897 TT3 0,769 0,869
tri thức
TT4 0,725 0,878
TT5 0,601 0,906
DK1 0,526 0,800
DK2 0,390 0,822
DK3 0,542 0,798
Giá trị
0,819 DK4 0,556 0,795
điều kiện
DK5 0,663 0,776
DK6 0,639 0,782
DK7 0,602 0,787
TH1 0,239 0,809
Hiệu quả TH2 0,632 0,681
truyền 0,760 TH3 0,610 0,686
thông TH4 0,684 0,659
TH5 0,508 0,724
TL1 0,538 0,538
Yếu tố TL2 0,601 0,492
0,666
tâm lý TL3 0,446 0,600
TL4 0,241 0,736
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát thông qua phần mềm SPSS 21.0, 2015)
Nhóm các chỉ số đánh giá nhân tố “Giá trị chức năng” bao gồm 5 biến quan sát có
hệ số Cronbach’s Alpha là 0,825, cho thấy các biến quan sát trong nhóm này có mức
độ kết dính cao. Trong mối quan hệ tương quan biến tổng, các biến độc lập này đều có
hệ số lớn hơn 0,3. Do đó, 5 biến độc lập của nhóm nhân tố này đều được giữ lại.
Nhóm biến “Giá trị xã hội” với 4 biến độc lập. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm
là 0,732, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều cao hơn 0,3. Điều này
khẳng định sự kết dính của các biến trong nhóm với nhau, đồng thời cho thấy sự phù
49

hợp của thang đo. Do đó, các biến quan sát trong nhóm này đều được giữ lại để tiếp tục
phân tích nhân tố ở những phần sau.
Tiếp theo là nhóm nhân tố “Giá trị cảm xúc”, gồm 4 biến quan sát. Nhóm này có
hệ số Cronbach’s Alpha ở mức tốt, đạt 0,846. Các biến trong nhóm đều có hệ số tương
quan biến tổng cao hơn 0,3 nên được giữ lại để tiếp tục phân tích trong phần phân tích
nhân tố.
Nhóm nhân tố “Giá trị tri thức” có hệ số Cronbach’s Alpha rất cao là 0,897 và là
nhóm có hệ số Cronbach’s Alpha cao nhất. Do đó, có thể nói các biến quan sát trong
nhóm này có độ kết dính cao hơn hẳn các nhóm còn lại. Ngoài ra, hệ số tương quan
biến tổng của các biến trong nhóm đều cao hơn 0,6, thể hiện sự hoàn chỉnh của thang
đo. Do đó, 5 biến quan sát của nhóm này được giữ lại.
Tiếp theo, nhân tố “Giá trị điều kiện” gồm 7 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s
Alpha của nhóm là 0,819, thuộc mức đánh giá tốt. Hệ số tương quan biến tổng giữa các
biến khá chênh lệch. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều thỏa mãn
điều kiện lớn hơn 0,3 nên tất cả 7 biến quan sát trong nhóm đều được giữ lại để tiếp tục
phân tích.
Nhóm nhân tố thứ 6 là nhóm “Hiệu quả truyền thông” gồm 5 biến quan sát. Hệ số
Cronbach’s Alpha của nhóm khá thấp, chỉ đạt 0,760 nhưng vẫn nằm trong khoảng chấp
nhận được. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong nhóm tương đối
thấp. Trong đó, biến TH1 (Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi thông tin về
chương trình được cung cấp một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác.) có hệ số tương quan
biến tổng là 0,239 thấp hơn mức chấp nhận được là 0,3. Mặt khác, hệ số Cronbach’s
Alpha của nhóm này nếu loại đi biến TH1 là 0,809, cao hơn so với hệ số ban đầu. Do
đó, việc loại biến này và không xem xét ở các phần tiếp theo đảm bảo sự hoàn hảo của
thang đo.
Nhóm “Yếu tố tâm lý, cá nhân” bao gồm 4 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s
Alpha của nhóm chỉ đạt 0,666 và là nhóm có hệ số Cronbach’s Alpha thấp nhất trong
tất cả các nhóm. Tuy nhiên nếu loại bỏ biến TL4 (Tôi tham gia hoạt động tình nguyện
50

vì tôi muốn được công nhận và khen thưởng cho những đóng góp và thành tích của
mình.) với hệ số tương quan biến tổng chỉ đạt 0,241 thì hệ số Cronbach’s Alpha của
nhóm tăng lên 0,736 nên biến này bị loại bỏ để đảm bảo thang đo hoàn hảo. Các biến
còn lại trong nhóm tiếp tục được giữ lại để phân tích sâu hơn.
Nhìn chung, kết quả trong phần phân tích thang đo từng khía cạnh của các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia đều ở mức tốt hoặc chấp nhận được. Sau khi 2
biến TH1 và TL4 được loại bỏ để đảm bảo sự hoàn hảo của thang đo, phương pháp
phân tích nhân tố khám phá EFA được tiến hành.
4.4. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor analysis – EFA)
Trước hết, phương pháp Barlett’s Test được sử dụng để kiểm định giả thiết H0:
Các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể. Trong khi đó, hệ số Kaiser –
Meyer – Olkin (KMO) được dùng để kiểm tra độ phù hợp của phân tích nhân tố với
kích thước mẫu và hệ số tải nhân tố được xem xét để chứng tỏ giá trị thực tiễn của
phân tích nhân tố.
Đầu tiên, các phương pháp kiểm định thông qua trị số KMO và Barlett’s Test
được tiến hành để bảo đảm việc phân tích nhân tố mang ý nghĩa thống kê. Trong
trường hợp này, trị số KMO đạt giá trị rất cao là 0,916. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn
Mộng Ngọc (2008) đã nghiên cứu và khẳng định, phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu
của mẫu khi 0,5 ≤ KMO ≤ 1. Như vậy, phân tích nhân tố đối với dữ liệu mẫu này là
thích hợp. Bên cạnh đó, hệ số Sig. của Barlett’s Test bằng 0,000, nhỏ hơn 1/1000,
chứng tỏ giả thiết H0 bị bác bỏ, điều này có nghĩa, các biến động lập có tương quan
mạnh với nhau và hoàn toàn phù hợp với phương pháp phân tích nhân tố. (Bảng 6.3 –
A, Phụ lục 6).
Sau khi kiểm định sự phù hợp của phương pháp phân tích nhân tố EFA đối với dữ
liệu mẫu, phương pháp phân tích thành phần chính (Principal component analysis) với
thông số Eigenvalues lớn hơn 1 được sử dụng, tức là các biến độc lập có trị số
Eigenvalues lớn hơn 1 là những nhân tố được giữ lại trong mô hình phân tích. Kết quả
cho thấy tổng phương sai trích là 62,684% đạt yêu cầu vì lớn hơn 50% (Lê Ngọc Đức,
51

2008). Đồng thời, có 6 biến độc lập có giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 được đưa ra từ kết
quả phân tích. Như vậy, mô hình phù hợp sẽ được giải thích bởi 6 nhân tố, các nhân tố
này giải thích được 62,684% sự biến thiên của dữ liệu (Hair, Anderson, Tatham và
Black; 1998). (Bảng 6.3 – B, Phụ lục 6).
Để biết được biến nào giải thích cho nhân tố nào, phép xoay Varimax Procedure
được sử dụng để phát hiện các nhóm nhân tố giải thích cho mô hình và các khía cạnh
cụ thể của các nhóm nhân tố đó. Hơn nữa, các biến có hệ số tải nhân tố (Factor
loading) sau khi xoay nhỏ hơn 0,5 được loại bỏ do không phù hợp. Phép xoay Varimax
Procedure được tiếp tục đến khi dữ liệu phân tích thỏa mãn các điều kiện nói trên
(Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Đình Mai Trang, 2009).
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, sau lần xoay đầu tiên, các biến độc lập đã tập
trung thành từng nhóm các nhân tố. Trong đó, biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 là
TL2 (hệ số tải nhân tố là 0,464) được loại khỏi mô hình. Do đó, phân tích nhân tố lần 2
được tiến hành. (Bảng 6.3 – C, Phụ lục 6).
Kết quả phân tích lần thứ 2 cho thấy giá trị hệ số KMO tuy giảm xuống 0,914
nhưng vẫn đạt rất cao; hệ số Sig. từ kiểm định Barlett vẫn là 0,000 (nhỏ hơn 1/1000) và
thông số Eigenvalues đều phù hợp (Bảng 6.4 – A, B, C, Phụ lục 6). Giá trị tổng phương
sai trích sau lần xoay thứ 2 tăng lên 63,252%. Ma trận xoay lúc này đã phân hóa thành
các nhóm nhân tố rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại biến DK6 có hệ số tải nhân tố là
0,469 (nhỏ hơn 0,5) nên biến này bị loại và phân tích nhân tố tiếp tục được tiến hành
lần thứ 3.
Kết quả phân tích nhân tố lần 3 cho thấy hệ số KMO đạt giá trị cao là 0,911, hệ số
Bartlett’s Test nhỏ hơn 1/1000 đạt yêu cầu. Giá trị tổng phương sai trích lúc này đạt
63,548%, cao hơn trước và có 6 nhân tố chính giải thích cho mô hình (Bảng 6.5, Phụ
lục 6). Ma trận xoay lúc này đã hội tụ thành những nhóm nhân tố rõ ràng. Các biến độc
lập đều đáp ứng được hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5.
52

Bảng 4.2 Kết quả kiểm định KMO, Barlett và phương sai toàn bộ lần 2
Kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) 0,911
Kiểm định Bartlett 8393,631
Df 435
Sig. 0,000
Phần trăm phương sai toàn bộ (%) 63,548
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát thông qua phần mềm SPSS 21.0, 2015)
Sau khi phân tích nhân tố lần thứ 3, các biến độc lập đã phân hóa và hình thành 6
nhóm nhân tố mới, bao gồm:
Thứ nhất, nhóm nhân tố “Chức năng và nội dung chương trình”, gồm các biến
quan sát xuất phát từ những chức năng cơ bản của hoạt động tình nguyện (giúp đỡ các
nhóm yếu thế, truyền bá các giá trị tốt đẹp và giải quyết các vấn đề tồn đọng của xã
hội) và những đặc điểm về nội dung và hình thức tổ chức chương trình mà thông qua
đó, chương trình cung cấp cho tình nguyện viên môi trường rèn luyện kỹ năng, tích lũy
kiến thức, kinh nghiệm sống, mở rộng mối quan hệ xã hội và đóng góp cho cộng đồng
Nhóm nhân tố thứ hai là “Hiệu quả truyền thông”, gồm các biến quan sát mang
tính chất truyền thông như thông tin về nơi diễn ra hoạt động tình nguyện, ưu đãi cho
tình nguyện viên, đại sứ thương hiệu...
Thứ ba, nhóm nhân tố “Chất lượng và tính phù hợp” chứa các biến quan sát thể
hiện những đặc điểm về chất lượng chương trình (sự thống nhất, ổn định; sự duy trì và
cải thiện chất lượng) và tính phù hợp của chương trình với quan điểm, niềm tin và
những giá trị của xã hội, cộng đồng.
Nhóm nhân tố thứ tư là “Giá trị xã hội” gồm toàn bộ các biến quan sát trong
nhóm “Giá trị xã hội” ở mô hình đề xuất ban đầu.
Tiếp theo, nhóm “Giá trị điều kiện” cũng được giữ lại vì nhóm này chứa hầu hết
các biến trong nhóm “Giá trị điều kiện” trong mô hình ban đầu.
53

Cuối cùng, nhóm “Giá trị cảm xúc” bao gồm 3 trong 4 biến thuộc nhóm “Giá trị
cảm xúc” ở mô hình ban đầu được giữ lại, bao gồm: sự thư giãn; sự vui vẻ, thoải mái
và tính bất ngờ của chương trình tình nguyện. Nhóm “Giá trị cảm xúc” phản ánh đời
sống tinh thần của tình nguyện viên khi tham gia các hoạt động tình nguyện.
Như vậy, sau 3 lần phân tích nhân tố, các biến độc lập còn lại là 30 biến và hội tụ
thành 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của
thanh niên tại Tp.HCM, bao gồm “Mục đích cá nhân”, “Hiệu quả truyền thông”, “Đặc
điểm chương trình”, “Giá trị xã hội”, “Giá trị điều kiện”, “Giá trị cảm xúc” (Bảng 6.6 -
Phụ lục 6).
4.5. Kiểm định sự giống nhau đối với giá trị trung bình của các tổng thể con
4.5.1. Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên tại Tp.HCM
Từ việc kiểm định thang đo và phân tích nhân tố, một số nhân tố được loại bỏ
hoặc hình thành mới. Như vậy, quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh
niên tại Tp.HCM phụ thuộc vào 6 nhóm nhân tố, bao gồm: “Chức năng và nội dung”,
“Hiệu quả truyền thông”, “Chất lượng và tính phù hợp”, “Giá trị xã hội”, “Giá trị điều
kiện”, “Giá trị cảm xúc”. Do đó, quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh
niên tại Tp.HCM sẽ được tính bằng trung bình cộng của các nhân tố này. Kết quả cho
thấy quyết định tham gia hoạt động tình nguyện có giá trị trung bình là 3,7319 (Bảng
4.3).
Bảng 4.3 Giá trị trung bình các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định tham gia hoạt động tình nguyện
Số Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch
quan sát thấp nhất cao nhất trung bình chuẩn
X1 506 1 5 3,9269 0,81340
X2 506 1 5 2,8755 0,82375
X3 506 1 5 3,5637 0,75075
X4 506 1 5 3,0464 0,81436
54

X5 506 1 5 3,0806 0,74948


X6 506 1 5 3,5474 0,90764
Y 506 1 5 3,7319 0,90002
(Quyetdinh)
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát thông qua phần mềm SPSS 21.0, 2015)
Tuy nhiên, kết quả này là kết quả được tính từ mẫu. Do đó, để xác định khả năng
suy rộng ra tổng thể có giá trị trung bình đối với quyết định tham gia hoạt động tình
nguyện của thanh niên tại Tp.HCM là 3,73, kiểm định One Sample T-Test được thực
hiện. Kết quả cho thấy giá trị Sig. là 96,2% cao hơn mức ý nghĩa đề xuất là 5%, vì vậy,
không đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0: Giá trị trung bình đối với quyết định tham gia
hoạt động tình nguyện của thanh niên tại Tp.HCM là 3,5 với mức ý nghĩa 5% (Bảng
6.7 - Phụ lục 6).
4.5.2. Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện ảnh hưởng bởi giới tính
Để so sánh sự bằng nhau về giá trị trung bình đối với quyết định tham gia hoạt
động tình nguyện của thanh niên tại Tp.HCM giữa hai nhóm giới tính nam và nữ,
phương pháp kiểm định Independent-Samples T-Test sẽ được sử dụng.
Kết quả kiểm định cho thấy giá trị Sig. trong kiểm định Levene là 57,1% lớn hơn
5%, do đó có thể kết luận giả thiết H0 về 2 phương sai của hai nhóm giới tính là không
khác nhau được chấp nhận. Tiếp tục, giá trị Sig. trong kiểm định t là 89,4%, lớn hơn
5% (Bảng 6.8 - Phụ lục 6). Như vậy có thể kết luận không có sự khác biệt ý nghĩa về
trị trung bình trong quyết định tham gia hoạt động tình nguyện giữa hai nhóm giới tính
(Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
4.5.3. Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện ảnh hưởng bởi địa bàn cư trú
Do địa bàn cư trú được mã hóa thành 3 nhóm nên việc sử dụng Independent-
Samples T-Test sẽ trở nên khó khăn trong việc so sánh trị trung bình giữa các nhóm về
quyết định tham gia hoạt động tình nguyện. Chính vì vậy, phương pháp phân tích
phương sai ANOVA (Analysis of Variance) được sử dụng để thực hiện mục đích này.
55

Trước khi thực hiện kiểm định ANOVA, Levene Test được thực hiện để kiểm
định phương sai của quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của từng nhóm địa bàn
cư trú có phân phối chuẩn hay không. Kết quả giá trị Sig. bằng 0,753 lớn hơn 0,05,
nghĩa là các phương sai này có phân phối chuẩn. Sau đó, kết quả phân tích ANOVA
cho thấy giá trị Sig. là 0,428 với độ tin cậy 95%. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn
Mộng Ngọc (2008), điều này chứng tỏ giả thiết H0: Không có sự khác nhau có ý nghĩa
giữa các nhóm địa bàn cư trú trong quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của
thanh niên tại Tp.HCM được chấp nhận, tức là không tồn tại sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê trong quyết định tham gia hoạt động tình nguyện giữa các nhóm địa bàn cư
trú. (Bảng 6.9 - Phụ lục 6).
4.5.4. Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện ảnh hưởng bởi độ tuổi
Kiểm định ANOVA tiếp tục được sử dụng vì độ tuổi được chia thành 4 nhóm sau
khi đã loại các quan sát nằm trong độ tuổi không phù hợp (Dưới 16 tuổi và trên 30
tuổi). Kết quả cho thấy giá trị Sig. của kiểm định ANOVA là 0,000, nhỏ hơn 0,05, tức
là đã có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê trong quyết định tham gia hoạt động tình
nguyện ở những độ tuổi khác nhau. (Bảng 6.10 – A – Phụ lục 6). Cụ thể, kết quả thống
kê mô tả cho thấy, độ tuổi 18 – 22 có giá trị quyết định trung bình cao nhất (3,9136) và
độ tuổi 25 – 30 có giá trị quyết định trung bình thấp nhất (2,4624). (Bảng 6.10 – B –
Phụ lục 6).
4.5.5. Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện ảnh hưởng bởi trình độ học
vấn
Nhóm tác giả sử dụng phân tích ANOVA để phân tích giá trị trung bình về quyết
định tham gia hoạt động tình nguyện ảnh hưởng bởi trình độ học vấn. Kết quả cho giá
trị Sig. của Levene Test là 0,263, nghĩa là không có sự khác nhau về phương sai giữa
các nhóm phân theo trình độ học vấn theo ý nghĩa thống kê.
Kết quả cho thấy giá trị Sig. của phân tích ANOVA bằng 0,383. Như vậy so với
độ tin cậy 95% thì có thể kết luận không có sự khác nhau giữa các nhóm phân theo
56

trình độ học vấn về quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên tại
Tp.HCM theo ý nghĩa thống kê. (Bảng 6.11 – Phụ lục 6).
4.5.6. Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện ảnh hưởng bởi thu nhập bình
quân hàng tháng
Kiểm định ANOVA tiếp tục được sử dụng. Kết quả cho thấy giá trị Sig. của kiểm
định Leneve có giá trị là 0,632, nghĩa là phương sai của các nhóm thu nhập gần như
bằng nhau theo ý nghĩa thống kê.
Bên cạnh đó, kết quả Sig. của phân tích ANOVA bằng 0,406 cho thấy so với mức
ý nghĩa 5% thì không có sự khác biệt giữa các nhóm thanh niên có thu nhập bình quân
hàng tháng khác nhau trong việc đưa ra quyết định tham gia hoạt động tình nguyện tại
Tp.HCM (Bảng 6.12 – Phụ lục 6).
4.5.7. Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện ảnh hưởng bởi vai trò trong
tổ chức
Phân tích ANOVA tiếp tục được áp dụng. Ở lần phân tích này, kiểm định Levene
có giá trị Sig. là 0,644, chứng tỏ phương sai của các nhóm vai trò gần như bằng nhau
theo ý nghĩa thống kê.
Kết quả từ phân tích ANOVA cho hệ số Sig. là 21,8%, so với mức độ tin cậy
95% thì có thể kết luận không có sự khác biệt trong việc đưa ra quyết định tham gia
hoạt động tình nguyện giữa các nhóm vai trò khác nhau trong tổ chức hoặc những
thanh niên không nằm trong tổ chức nào. (Bảng 6.13 – Phụ lục 6).
4.5.8. Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện ảnh hưởng bởi tình trạng
hôn nhân
Tương tự phân tích quyết định tham gia hoạt động tình nguyện theo giới tính,
phương pháp Independent-Samples T-Test tiếp tục được sử dụng. Tuy hệ số Sig. của
kiểm định Levene lần này chỉ đạt 0,054 nhưng điều đó cũng chứng minh được phương
sai của các nhóm tình trạng hôn nhân là bằng nhau theo ý nghĩa thông kê.
Tuy nhiên, Independent-Samples T-Test lần này cho thấy kết quả Sig. là 0,021,
tức là, so với mức ý nghĩa 5%, thì đã có sự khác biệt trong việc đưa ra quyết định tham
57

gia hoạt động tình nguyện giữa các thanh niên độc thân và đã kết hôn tại Tp.HCM.
(Bảng 6.14 – A – Phụ lục 6). Cụ thể, đối tượng thanh niên độc thân có giá trị trung
bình trong việc quyết định tham gia hoạt động tình nguyện (3,5282) cao hơn so với đối
tượng thanh niên đã kết hôn (2,9841). (Bảng 6.14 – B – Phụ lục 6).
4.5.9. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Trước khi phân tích hồi quy tuyến tính được tiến hành, hệ số tương quan r
(Pearson Correlation Coefficient) được tính toán nhằm xác định mức độ chặt chẽ giữa
các biến độc lập và các biến phụ thuộc. Kết quả phân tích cho kết quả là ma trận tương
quan giữa các biến.
Kết quả phân tích cho thấy giữa các biến độc lập có mối liên hệ chặt chẽ với biến
phụ thuộc. Biến phụ thuộc Y (“Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện”) có quan
hệ tương quan cao nhất với biến X1 (“Chức năng và nội dung”), với giá trị của r là
0,685 và thấp nhất với biến X4 (“Giá trị xã hội”), với giá trị r’ là 0,168. Tuy nhiên ma
trận tương quan giữa các biến cũng phản ánh mối liên hệ khá chặt giữa các biến độc
lập với nhau. Đây là một nghi vấn phát sinh hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình
(Bảng 6.15 – Phụ lục 6). Song, hiện tượng này có thể tạm thời không xét đến vì hiện
tượng đa cộng tuyến sẽ được kiểm tra trong phần dò tìm các vi phạm của mô hình ở
phần sau.
4.6. Phân tích hồi quy tuyến tính
4.6.1. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu
Sau khi phân tích nhân tố, các biến đã hội tụ với nhau thành những nhóm biến
mới. Chính vì thế, trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính, cần điều chỉnh lại
mô hình như Hình 4.1 bên dưới.
58

Hình 4.1 Mô hình hồi quy tuyến tính mới

Chức năng và nội dung H1

Hiệu quả truyền thông H2

Chất lượng và tính phù hợp H3 Quyết định tham gia

Giá trị xã hội


H4 hoạt động tình nguyện
H5
Giá trị điều kiện
H6
Giá trị cảm xúc

(Nguồn: Điều chỉnh dựa trên mô hình ở Hình 2.2)


Như vậy, mô hình mới được điều chỉnh để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên tại Tp.HCM bao gồm 6 nhân
tố là “Chức năng và nội dung”, “Hiệu quả truyền thông”, “Chất lượng và tính phù
hợp”, “Giá trị xã hội”, “Giá trị điều kiện”, “Giá trị cảm xúc”. Theo đó, trị trung bình
của các nhân tố này đã được tính toán lại sau khi loại bỏ một số biến độc lập không phù
hợp phản ánh từng nhân tố.
4.6.2. Điều chỉnh các giả thuyết nghiên cứu cho mô hình
Sau khi mô hình nghiên cứu được điều chỉnh, các giả thuyết nghiên cứu ban đầu
cũng được điều chỉnh cho phù hợp với mô hình mới như sau:
H1: Chức năng và nội dung ảnh hưởng đồng biến tới quyết định tham gia hoạt
động tình nguyện.
H2: Hiệu quả truyền thông ảnh hưởng đồng biến tới quyết định tham gia hoạt
động tình nguyện.
H3: Chất lượng và tính phù hợp ảnh hưởng đồng biến tới quyết định tham gia
hoạt động tình nguyện.
H4: Giá trị xã hội ảnh hưởng đồng biến tới quyết định tham gia hoạt động tình
nguyện.
59

H5: Giá trị điều kiện ảnh hưởng đồng biến tới quyết định tham gia hoạt động tình
nguyện.
H6: Giá trị cảm xúc ảnh hưởng đồng biến tới quyết định tham gia hoạt động tình
nguyện.
4.6.3. Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy giúp xác định mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với
biến phụ thuộc trong mô hình. Giá trị của các biến này được tính dựa trên giá trị trung
bình của các nhóm biến độc lập phản ánh từng nhân tố tác động. Phương pháp phân
tích hồi quy tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp bình
phương bé nhất (Ordinary Least Square – OLS). Phương trình hồi quy tuyến tính được
xây dựng như sau:
Yi = β0 + β1X1i + β2X2i +...+ βpXpi + ei (4.1)
trong đó:
- Xpi biểu hiện cho các biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i;
- βk là hệ số hồi quy riêng phần của biến độc lập thứ k;
- ei là một biến ngẫu nhiên độc lập có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và
phương sai không đổi σ2. Ở đây ei có ý nghĩa là sai số của phương trình.
4.6.4. Phương trình hồi quy tuyến tính
Phân tích hồi quy tuyến tính trong nghiên cứu này được thực hiện bằng cách đưa
tất cả các biến độc lập vào mô hình mới được xây dựng theo phương pháp đưa biến vào
(Enter) (Bảng 6.16 – Phụ lục 6).
Kết quả phương trình hồi quy tuyến tính từ phần mềm SPSS 21.0 như sau:
Y = 0,365 + 0,541 * X1 + 0,010 * X2 + 0,185 * X3 – 0,032 * X4 + (4.2)
0,051 * X5 + 0,139 * X6 + e
trong đó:
- Y là biến phụ thuộc: quyết định tham gia hoạt động tình nguyện
- X1 là chức năng và nội dung
- X2 là hiệu quả truyền thông
60

- X3 là chất lượng và tính phù hợp


- X4 là giá trị xã hội
- X5 là giá trị điều kiện
- X6 là giá trị cảm xúc
- e là sai số ước lượng
4.6.5. Kiểm định các giả thuyết và đánh giá sự phù hợp của mô hình
Để kiểm định sự phù hợp của mô hình, các công cụ như hệ số xác định bội R2 ,
kiểm định F và kiểm định t sẽ được sử dụng. Đầu tiên, kết quả chạy mô hình cho thấy
hệ số xác định R2 có giá trị 0,503, tức là 6 biến độc lập trong mô hình giải thích được
50,3% biến phụ thuộc (Bảng 6.16 – Phụ lục 6). Giá trị này là tuy không quá cao nhưng
cũng có thể chứng minh được sự phù hợp của mô hình.
Hệ số R2 cho thấy sự phù hợp của mô hình, tuy nhiên để suy ra tổng thể cần phải
tiến hành kiểm định F thông qua phân tích phương sai. Kết quả cho giá trị Sig. của F là
0,000 nhỏ hơn 1/1000 nên ta có thể bác bỏ giả thuyết hệ số xác định của tổng thể
R2pop=0, nghĩa là có ít nhất một biến độc lập trong mô hình ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc (Bảng 6.16 – Phụ lục 6). Cuối cùng, kiểm định t được sử dụng để xem xét sự ảnh
hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình. Giả thuyết H0 được đưa
ra là hệ số βk =0 với độ tin cậy là 95%. Kết quả cho thấy không thể bác bỏ giả thuyết
H0 với các hệ số β2, β4, β5 (vì biến “Hiệu quả truyền thông” có giá trị sig. là 0,821 và
“Giá trị xã hội” có giá trị sig. là 0,465, “Giá trị điều kiện” có giá trị sig. là 0,313) (Bảng
6.16 – Phụ lục 6). Điều này cho thấy không thể khẳng định các nhân tố “Hiệu quả
truyền thông”, “Giá trị xã hội” và “Giá trị điều kiện” có ảnh hưởng đến sự hài lòng
trong công việc. Do đó, các biến này sẽ bị loại khỏi mô hình. Các biến còn lại đều cho
thấy sự ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
4.6.6. Chạy lại mô hình sau khi đã loại biến
Sau khi 3 biến không phù hợp bị loại bỏ, phân tích hồi quy tuyến tính được thực
hiện lại và thu được kết quả như sau:
61

Y = 0,400 + 0,548 * X1 + 0,193 * X2 + 0,139 * X3 + e (4.3)


trong đó:
- Y là biến phụ thuộc: quyết định tham gia hoạt động tình nguyện
- X1 là chức năng và nội dung
- X3 là chất lượng và tính phù hợp
- X6 là giá trị cảm xúc
- e là sai số ước lượng
Lúc này, hệ số xác định R2 = 0,502 cho thấy mức độ giải thích của các biến độc
lập với biến phụ thuộc là 50,2%. Giá trị Sig. của F nhỏ hơn 1/1000 nên ta có thể bác bỏ
giả thuyết hệ số xác định của tổng thể R2pop=0, nghĩa là có ít nhất một biến độc lập
trong mô hình ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Như vậy mô hình tương đối phù hợp
(Bảng 6.17 – Phụ lục 6).
Trên cơ sở đó, có thể kết luận, quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của
thanh niên tại Tp.HCM bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính, bao gồm chức năng và nội
dung; chất lượng và tính phù hợp; giá trị cảm xúc. Trong đó, biến chức năng và nội
dung có tác động mạnh nhất đồng thời biến giá trị cảm xúc có tác động yếu nhất trong
3 biến.
4.7. Dò tìm các vi phạm giả định trong mô hình
Để mô hình có thể tin cậy được, các kiểm định tiếp theo sẽ được xem xét để dò
tìm các vi phạm trong mô hình.
Đầu tiên, sự vi phạm đa cộng tuyến của các biến được xem xét. Độ chấp nhận của
biến (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) được
sử dụng. Trong phần phân tích tương quan, kết quả cho thấy giữa các biến độc lập có
thể có mối quan hệ tương quan với nhau. Điều này dẫn đến khả năng xảy ra hiện tượng
đa cộng tuyến.
Kết quả cho thấy độ chấp nhận Tolerance đều khá cao, dao động từ 0,470 đến
0,597 (Bảng 6.17 – Phụ lục 6). Về nguyên tắc, khi độ chấp nhận thấp sẽ dễ dẫn đến
62

hiện tượng đa cộng tuyến. Trong trường hợp này, độ chấp nhận cao cho thấy ít có khả
năng xảy ra đa cộng tuyến.
Để khẳng định không có sự vi phạm đa cộng tuyến, hệ số phóng đại phương sai
VIF được xét đến. Trên lý thuyết, nếu giá trị VIF nhỏ hơn 10 sẽ không có dấu hiệu đa
cộng tuyến (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Kết quả chạy mô
hình cho thấy hệ số VIF của mô hình (4.3) đạt cao nhất là 2,130, tức là tất cả hệ số VIF
đều nhỏ hơn 10, đây là giá trị tốt để khẳng định hầu như không xảy ra vi phạm đa cộng
tuyến trong mô hình nghiên cứu (Bảng 6.17 – Phụ lục 6).
Tiếp theo, kiểm định đối với vi phạm phần dư có phân phối chuẩn sẽ được tiến
hành. Ở phần này, biến phần dư chuẩn hóa sẽ được tính bằng tương quan giữa trị tuyệt
đối phần dư chuẩn hóa với biến độc lập, sau đó lấy giá trị tuyệt đối. Tiếp theo đó, thống
kê mô tả biến phần dư chuẩn hóa cũng được tiến hành trên cơ sở nếu trung bình bằng
không, độ lệch chuẩn bằng 1 thì phân phối phần dư là phân phối chuẩn, giả định không
bị vi phạm (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Bên cạnh đó, biểu
đồ phân phối của phần dư chuẩn hóa cũng được vẽ để tăng tính thuyết phục cho phần
kiểm định này (Bảng 4.4 và biểu đồ 4.8).
Bảng 4.4 Thống kê mô tả biến phần dư chuẩn hóa
Mẫu Valid 506
Missing 0
Trung bình cộng 0,0000000
Độ lệch chuẩn 0,99702528
Phương sai 0,994
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát thông qua phần mềm SPSS 21.0, 2015)
63

Biểu đồ 4.8 Phân phối của phần dư chuẩn hóa

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát thông qua phần mềm SPSS 21.0, 2015)
Như vậy mô hình (4.3) không vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến
tính. Do đó, mô hình (4.3) được xem là hoàn toàn phù hợp.
4.8. Ý nghĩa của các biến trong mô hình
Mô hình (4.3) thể hiện mối quan hệ hồi quy tuyến tính về các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên tại Tp.HCM gồm: chức
năng và nội dung; chất lượng và tính phù hợp; giá trị cảm xúc. Trong đó biến chức
năng và nội dung ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định tham gia hoạt động tình
nguyện. Kế đến sự ảnh hưởng của các biến độc lập giảm dần theo thứ tự là chất lượng
và tính phù hợp; giá trị cảm xúc. Nếu ảnh hưởng của chức năng và nội dung tăng lên
một bậc quyết định tham gia hoạt động tình nguyện sẽ tăng lên trung bình 0,548 bậc.
Tương tự khi ảnh hưởng của các nhân tố chất lượng và tính phù hợp và giá trị cảm xúc
tăng lên một bậc thì quyết định tham gia hoạt động tình nguyện sẽ tăng lên tương ứng
là 0,193 và 0,139 bậc.
Như vậy, với 6 giả thuyết nghiên cứu được đưa ra, có 3 giả thuyết được chấp
nhận gồm các giả thuyết H1, H3, H6. Ba giả thuyết H2, H4, H5 không đủ độ tin cậy để
64

kết luận việc chấp nhận. Cụ thể, các nhân tố chức năng và nội dung, chất lượng và tính
phù hợp và giá trị cảm xúc ảnh hưởng đồng biến tới quyết định tham gia hoạt động tình
nguyện của thanh niên tại Tp.HCM.
Ba biến X2, X4, X5 biến được loại khỏi mô hình (4.2) do các nhân tố này không
đảm bảo độ tin cậy trong mô hình, tuy nhiên các nhân tố về “Hiệu quả truyền thông”
được đánh giá là có những ảnh hưởng gián tiếp nhất định đến quyết định tham gia hoạt
động tình nguyện thông qua biến “Chất lượng và tính phù hợp”, còn nhân tố “Giá trị xã
hội” và “Giá trị điều kiện” được xem là có ảnh hưởng gián tiếp đến “Chức năng và nội
dung”. Bởi lẽ, hiệu quả truyền thông sâu rộng cũng được đánh giá là một phần thành
công của chương trình tình nguyện và ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động
tình nguyện. Trong khi đó, “Giá trị xã hội” và “Giá trị điều kiện” về các mối quan hệ,
các vấn đề tâm sinh lý cũng sẽ chi phối mục đích của mỗi cá nhân khi tham gia hoạt
động tình nguyện.
Một cách tổng quát, các kiểm định giả thuyết thống kê được tóm tắt tại Bảng 4.5.

Bảng 4.5 Tóm tắt các kiểm định giả thuyết thống kê với độ tin cậy 95%
Giả thuyết Kiểm định
H1: Chức năng và nội dung tỷ lệ thuận với quyết định Chấp nhận
tham gia hoạt động tình nguyện.
H2: Hiệu quả truyền thông tỷ lệ thuận với quyết định tham Không chấp nhận
gia hoạt động tình nguyện.
H3: Chất lượng và tính phù hợp tỷ lệ thuận với quyết định Chấp nhận
tham gia hoạt động tình nguyện.
H4: Giá trị xã hội tỷ lệ thuận với quyết định tham gia hoạt Không chấp nhận
động tình nguyện.
H5: Giá trị điều kiện tỷ lệ thuận với quyết định tham gia Không chấp nhận
hoạt động tình nguyện.
65

H6: Giá trị cảm xúc tỷ lệ thuận với quyết định tham gia Chấp nhận
hoạt động tình nguyện.
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp, 2015)

Sơ kết chương 4
Qua phân tích thống kê, chương 4 đã chứng minh không có sự khác nhau trong
quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên tại Tp.HCM theo giới tính,
địa bàn cư trú, trình độ học vấn, thu nhập bình quân hàng tháng và vai trò trong tổ
chức. Tuy nhiên, lại có sự khác nhau về quyết định tham gia hoạt động tình nguyện
giữa các nhóm phân theo độ tuổi và tình trạng hôn nhân.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, có 3 yếu tố thật sự ảnh hưởng đến quyết định
tham gia hoạt động tình nguyện bao gồm chức năng và nội dung chương trình, chất
lượng và tính phù hợp của chương trình và những giá trị cảm xúc mà hoạt động tình
nguyện mang lại. Trong đó nhân tố có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến biến phụ
thuộc là chức năng và nội dung. Ngược lại, nhân tố giá trị cảm xúc có ít ảnh hưởng
nhất đến biến phụ thuộc là quyết định tham gia hoạt động tình nguyện.
66

Chương 5: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP


5.1. Ý nghĩa và kết luận của nghiên cứu
Đây là nghiên cứu thực nghiệm về những yếu tố tác động đến quyết định tham gia
hoạt động tình nguyện của thanh niên tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm tác giả sử
dụng những thang đo từ các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước của nhiều tác
giả trên các lĩnh vực khác nhau. Những nghiên cứu này đã ứng dụng thành công Mô
hình Giá trị tiêu dùng của Sheth & ctg, lý thuyết về yếu tố tâm lý, cá nhân của Philip
Kotler và các mô hình, lý thuyết trong lĩnh vực truyền thông để xác định các yếu tố ảnh
hưởng tới hành vi tiêu dùng của khách hàng với nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau
như: thuốc lá, thức ăn nhanh, du lịch thám hiểm, ứng dụng điện thoại…
Trong nghiên cứu này của nhóm tác giả, dựa trên những đặc thù của hoạt động
tình nguyện và kết quả của phỏng vấn nhóm tập trung, các thang đo kể trên được điều
chỉnh, bổ sung thành 37 biến quan sát nhóm thành 7 yếu tố, bao gồm: Giá trị chức
năng; Giá trị xã hội; Giá trị cảm xúc; Giá trị tri thức; Giá trị điều kiện; Thương hiệu -
Hiệu quả truyền thông và Yếu tố tâm lý, cá nhân. Như vậy, nghiên cứu đã góp phần
xây dựng và phát triển một công cụ đo lường nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới
quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên tại Tp.HCM, phù hợp với
các đặc điểm và bối cảnh của Việt Nam.
Mục đích chính của nghiên cứu này là xác định mối quan hệ giữa các yếu tố kể
trên trong thang đo và quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên tại
Tp.HCM. Kết quả hồi quy như sau:
Y = 0,4 + 0,548 X1 + 0,193 X3 + 0,139 X6
trong đó:
Y là quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên
X1: Chức năng và nội dung (của chương trình/hoạt động tình nguyện)
X3: Chất lượng và tính phù hợp (của chương trình/hoạt động tình nguyện)
X6: Giá trị cảm xúc (của hoạt động tình nguyện)
67

Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động đồng biến của các yếu tố chức năng và nội
dung; chất lượng và tính phù hợp; giá trị cảm xúc của hoạt động tình nguyện đến quyết
định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên tại Tp.HCM.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng góp phần cung cấp thông tin và luận cứ khoa
học cho các nhà quản lý, các tổ chức hoạt động tình nguyện xem xét, cân nhắc để đề ra
các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và thu hút ngày càng nhiều sự tham gia
của thanh niên trên địa bàn thành phố. Điều này có nghĩa, để huy động có hiệu quả sự
tham gia của thanh niên trong các hoạt động tình nguyện, các nhà quản lý của những tổ
chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, các câu lạc bộ,
đội nhóm cần tập trung cải tiến nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động tình
nguyện cũng như xây dựng phương châm hoạt động phù hợp và quan tâm nhiều hơn
đến đời sống tinh thần của tình nguyện viên. Trong đó, yếu tố chức năng và nội dung
chương trình cần được đặt ở vị trí hàng đầu trong các kế hoạch phát triển dài hạn của
các tổ chức tình nguyện vì đây là yếu tố có tác động mạnh nhất tới quyết định tham gia
hoạt động tình nguyện của thanh niên tại Tp.HCM.
5.2. Những cơ hội và thách thức trong quản lý, tổ chức các hoạt động tình nguyện
và huy động sự tham gia của thanh niên
5.2.1. Cơ hội
Đánh giá một cách tổng quát từ kết quả phân tích dữ liệu về các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên tại Tp.HCM đã
cho thấy một số cơ hội như sau:
Thứ nhất, trị trung bình quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh
niên tại Tp.HCM đạt khá cao, ở mức 3,73 trong thang đo Likert 5 mức độ. Nghĩa là
hầu hết thanh niên được khảo sát đều quyết định tham gia hoạt động tình nguyện, xét
trên các khía cạnh của hoạt động như chức năng và nội dung, chất lượng và tính phù
hợp và giá trị cảm xúc. Điều này cho thấy, hoạt động tình nguyện hiện nay tại Tp.HCM
được thanh niên đón nhận và hưởng ứng tích cực.
68

Thứ hai, nghiên cứu cho thấy quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của
thanh niên tại Tp.HCM không phụ thuộc vào giới tính, địa bàn cư trú, trình độ học vấn,
thu nhập bình quân hàng tháng, vai trò trong tổ chức nhưng lại có sự khác biệt trong
quyết định tham gia hoạt động tình nguyện theo độ tuổi và tình trạng hôn nhân. Trên cơ
sở này, ban tổ chức các hoạt động tình nguyện có thể đề ra các cách tiếp cận tốt hơn
trong việc huy động có hiệu quả hơn sự tham gia của thanh niên trong các hoạt động
tình nguyện.
Cuối cùng, ban tổ chức hoạt động tình nguyện ngày càng có nhiều giải pháp
nhằm thu hút có hiệu quả nhiều thanh niên trên địa bàn thành phố tham gia vào các
hoạt động này. Các tổ chức tình nguyện đã chủ động xây dựng khung chương trình phù
hợp với tình hình địa bàn thực tế, đồng thời quan tâm đến việc tuyển chọn và đào tạo
tình nguyện viên cũng như có các hoạt động gắn kết đội ngũ tình nguyện viên chặt chẽ
hơn. Từ đó giúp thu hút nhiều thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện nhằm nâng
cao số lượng và chất lượng tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện
và đem lại những giá trị tốt đẹp, quý báu cho xã hội, tổ chức và bản thân.
5.2.2. Thách thức
Về chức năng và nội dung
Trên thực tế, các hoạt động tình nguyện trong những năm gần đây chưa thực sự
tìm được hướng đi mới sáng tạo và đột phá. Nhiều chương trình chỉ xoay quanh các
chủ đề chính diễn ra hằng năm mang tính “đến hẹn lại lên”. Nhiều mô hình, giải pháp
thiết thực chưa được ứng dụng và nhân rộng. Bên cạnh đó, hàng loạt hoạt động tình
nguyện tự phát thường bị trùng lặp về nội dung và chưa bao quát được hết các đối
tượng cần được hỗ trợ, thậm chí xác định sai đối tượng thụ hưởng. Hơn nữa, thế mạnh
tri thức của đội ngũ tình nguyện viên không được ứng dụng một cách có hiệu quả vào
các chương trình tình nguyện. Sự gắn kết giữa các chương trình tình nguyện và phong
trào học đường còn rất hạn chế (Thành Ngọc, 2014).
69

Về chất lượng và tính phù hợp


Thực tế cho thấy, các hoạt động tình nguyện những năm gần đây gặp nhiều khó
khăn về chất lượng và tính phù hợp.
Trước hết¸ về số lượng cũng như chất lượng tình nguyện viên, nhiều hoạt động
thu hút được rất đông sinh viên muốn tham gia, nhưng số lượng đăng ký lại có hạn.
Một ví dụ điển hình là hằng năm Hội sinh viên các trường trung bình chỉ tuyển chọn từ
40 đến 60 sinh viên từ các khoa tham gia chiến dịch Mùa hè xanh, trong khi thực tế số
lượng các bạn sinh viên đăng ký dự tuyển rất lớn (gấp 8 đến 9 lần). Bên cạnh đó, các tổ
chức tình nguyện khu vực trường học chưa khai thác hiệu quả lực lượng học viên cao
học và giảng viên dù số lượng các đối tượng này là rất đông. Trong những năm qua,
đóng góp vào hoạt động tình nguyện của nhóm đối tượng này còn khiêm tốn so với
tiềm năng (Minh Tuấn, 2007).
Quan trọng hơn nữa, nhiều hoạt động tình nguyện còn dàn trải chưa để lại một
công trình, một đóng góp cụ thể, mang tính bền vững cho cộng đồng. Thực tế cho thấy,
nhiều hoạt động tình nguyện sau 1 hay 2 khi quay lại địa phương, các tình nguyện viên
hầu như không còn nhận ra công trình, dự án hay bất kỳ dấu ấn nào của công trình mà
chính họ đã thực hiện vài năm trước (Thành Ngọc, 2014).
Về các giá trị cảm xúc mà hoạt động tình nguyện mang lại
Nhiều tổ chức tình nguyện hầu như chỉ tập trung cải thiện nội dung, chất lượng
mà chưa chú trọng đúng mực hoạt động gắn kết đội ngũ tình nguyện viên dẫn đến
nhiều thanh niên sau khi tham gia hoạt động tình nguyện cảm thấy nhàm chán, không
có nhiều điều mới mẻ, thú vị cũng như không thể hòa đồng với các bạn tình nguyện
viên còn lại.
70

5.3. Một số đề xuất và giải pháp


5.3.1. Các giải pháp và đề xuất về nội dung, hình thức tổ chức và thực hiện
chức năng của các hoạt động tình nguyện
Thứ nhất, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức tình nguyện và các câu lạc bộ,
đội nhóm cần xây dựng nội dung chương trình thiết thực, hướng tới thực hiện các chức
năng của hoạt động tình nguyện một cách hiệu quả. Điều này giúp thanh niên cảm nhận
được ý nghĩa thực sự của các hoạt động tình nguyện, trở thành động lực khuyến khích
họ tiếp tục tham gia các hoạt động này trong tương lai. Dựa trên kết quả nghiên cứu,
nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:
Một là, đối với những hoạt động tình nguyện hướng tới giúp đỡ các nhóm yếu thế
trong xã hội như trẻ mồ côi, người già, người tàn tật…, tổ chức chủ quản cần tích cực
tìm kiếm và xây dựng quan hệ với những mái ấm, nhà mở, viện dưỡng lão, trung tâm
bảo trợ xã hội nhằm tổ chức những hoạt động hỗ trợ cho các nhóm yếu thế ở các cơ sở
này. Bên cạnh các hỗ trợ về vật chất, các chương trình tình nguyện dài hạn và định kỳ
cần được tổ chức để mang lại những tác động tích cực như: dạy học cho trẻ mồ côi,
chăm sóc trẻ tàn tật, chương trình chăm sóc y tế cho người già. Bên cạnh đó, các tổ
chức tình nguyện cần tiến hành khảo sát hệ thống các địa chỉ nhân đạo, các đối tượng
cần sự hỗ trợ; thống kê sơ lược những địa chỉ nhân đạo trên địa bàn thành phố. Những
hoạt động này yêu cầu sự đóng góp thời gian, công sức của nhiều tình nguyện viên. Do
đó, để tập hợp được đông đảo thanh niên tham gia và duy trì hoạt động xuyên suốt, cần
phải có cơ cấu tổ chức, quản lý hiệu quả và khoa học. Các tổ chức chủ quản hoạt động
tình nguyện có thể tiếp nhận thông tin từ các tình nguyện viên, các cơ quan hợp tác,
sau đó chia từng nhóm nhỏ (từ ba đến năm thanh niên) tham gia tiến hành khảo sát các
địa chỉ để nắm những thông tin sơ bộ nhất, từ đó đề ra những phương án hoạt động,
giúp đỡ tại địa chỉ nhân đạo đó theo định kỳ hàng tuần, tháng, quý.
Hai là, đối với các hoạt động nhằm tuyên truyền, phổ biến các giá trị tốt đẹp
(tuyên truyền ý thức an toàn giao thông, hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa…), các tổ chức
chủ quản cần chú ý công tác tuyên truyền, giáo dục để tình nguyện viên hiểu được ý
71

nghĩa nhân văn thiết thực của các hoạt đông này. Đồng thời, nội dung hoạt động cần
được xây dựng một cách thiết thực, bám sát thực tế, tránh tình trạng tuyên truyền sáo
rỗng, xa rời thực tế.
Ba là, đối với các hoạt động nhằm góp phần giải quyết những vấn đề tồn đọng
của xã hội, nội dung cần phải bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của từng
quận, huyện hoặc đơn vị nơi thanh niên cư trú, học tập hoặc làm việc. Chính điều này
giúp thanh niên nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc giải quyết các vấn
đề mà cộng đồng đang gặp phải. Bên cạnh các lĩnh vực, vấn đề truyền thống như: xây
dựng nông thôn mới; văn minh đô thị; bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu;
giữ gìn trật tự an toàn giao thông; chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em, các cơ quan
chủ quản hoạt động tình nguyện cần không ngừng cập nhật với diễn biến thực tế của xã
hội và trên cơ sở đó, đề ra các chương trình hoạt động mới.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu cho thấy, cảm nhận bản thân có ích cho xã hội có tác
động khá lớn đến quyết định tham gia tình nguyện của thanh niên. Theo đó, các tổ
chức tình nguyện cần tuyên truyền, vận động, nhấn mạnh tới đóng góp cho cộng đồng,
xã hội mà tình nguyện viên có thể thực hiện khi tham gia hoạt động tình nguyện. Nội
dung chương trình phải thực sự bổ ích, thiết thực cho xã hội, tránh tình trạng "làm tình
nguyện hình thức”, kém hiệu quả và lãng phí. Hơn nữa, nội dung của chương trình tình
nguyện cần được đầu tư cẩn thận, khoa học và nhân văn giúp tình nguyện viên cảm
nhận được vai trò và ý nghĩa của hoạt động mình tham gia.
Thứ ba, hiện nay khi ý thức phát triển bản thân ngày càng được nâng cao ở thanh
niên, các kinh nghiệm, kỹ năng và mối quan hệ xã hội tích lũy từ hoạt động tình
nguyện có tác động mạnh đến quyết định tham gia của họ. Điều này đã được chứng
minh thông qua kết quả nghiên cứu. Do đó, về phương diện hình thức tổ chức, các hoạt
động tình nguyện cần được xây dựng và thiết kế một cách khoa học và hợp lý nhằm
xây dựng môi trường rèn luyện các kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm, giao tiếp
hiệu quả, sinh hoạt tập thể cho tình nguyện viên. Đồng thời, tình nguyện viên cần được
tập huấn và quán triệt rõ mục đích, nội dung, phương pháp thực hiện và được chia sẻ
72

những kinh nghiệm và phương pháp xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra nhằm
đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia, đặc biệt là những chiến dịch dài hạn có hoạt
động xuất quân đi các tỉnh xa, đóng quân ở những khu vực đặc thù như nông thôn,
rừng núi hoặc biên giới. Bên cạnh đó, các tổ chức tình nguyện cần chú ý xây dựng tinh
thần đoàn kết, gắn bó, hòa đồng giữa các tình nguyện viên thông qua những hoạt động
gắn kết như trò chơi đội nhóm, sinh hoạt tập thể.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu cho thấy những kiến thức tích lũy từ các hoạt động
tình nguyện có tác động mạnh tới quyết định tham gia của thanh niên. Do đó, trên cơ
sở này và theo xu hướng phát triển chung hiện nay, bên cạnh các công trình thanh niên
truyền thống phát huy sức mạnh thể lực và kỹ năng nghề, nội dung của các hoạt động
tình nguyện cần tập trung phát huy năng lực chuyên môn, nghề nghiêp đã được đào tạo
của các tình nguyện viên, đặc biệt là với sinh viên. Tuy nhiên, quá trình chuyên môn
hóa phải được tiến hành thận trọng và phù hợp với từng đối tượng thanh niên cụ thể.
Đây cũng là định hướng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và của nhiều tổ chức tình
nguyện trong và ngoài nước khác.
Một là, đối với thanh niên thuộc các trường Trung học phổ thông: các tổ chức
tình nguyện cần phải đa dạng hóa các loại hình hoạt động phù hợp với học sinh như
công tác xã hội, phụ trách thiếu nhi, các hoạt động tình nguyện mang tính học thuật
hoặc định hướng nghề nghiệp.
Hai là, đối với thanh niên thuộc các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp
nghề: nội dung của những hoạt động tình nguyện cần hướng tới việc mở rộng và ứng
dụng kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và giáo dục lòng yêu nghề.
Ba là, đối với thanh niên thuộc các trường đại học, cao đẳng: các tổ chức chủ
quản hoạt động tình nguyện cần xây dựng nội dung hoạt động phù hợp, khoa học nhằm
cung cấp cho sinh viên môi trường rèn luyện, ứng dụng những kiến thức đã được đào
tạo từ trường lớp. Một số mô hình thành công trong quá trình chuyên môn hóa các hoạt
động tình nguyện có thể kể đến như: sinh viên Đại học Y Dược Tp.HCM tham gia các
hoạt động hỗ trợ bác sĩ khám chữa bệnh cho bệnh nhân nghèo ở một số tỉnh, thành;
73

sinh viên kiến trúc gây quỹ bằng hoạt động viết thư pháp. (Theo tham luận của Thành
Đoàn Tp.HCM tại hội thảo “Nâng cao chất lượng phong trào Thanh niên tình nguyện”
lần II 2014)
Bốn là, đối với thanh niên thuộc các tổ chức sự nghiệp, các công ty, xí nghiệp:
hoạt động tình nguyện cần gắn với phát huy chuyên môn, nghiệp vụ theo đợt cao điểm
hoặc ngoài giờ làm việc hành chính; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ kỹ năng, kiến thức
chuyên môn.
5.3.2. Các giải pháp và đề xuất nâng cao chất lượng của các hoạt động, chương
trình tình nguyện
Thứ nhất, sau mỗi hoạt động hoặc chương trình tình nguyện, những người tổ
chức cần thường xuyên ghi nhận ý kiến đóng góp và thực hiện công tác báo cáo tổng
kết định kỳ. Các đơn vị tổ chức cần khuyến khích tình nguyện viên góp ý thẳng thắng,
qua đó những người tổ chức có thể đánh giá được một cách sát thực ưu, khuyết điểm
của chương trình. Trên cơ sở này, những người tổ chức tiến hành ghi nhận, tiếp thu các
đóng góp mang tính xây dựng và thực hiện báo cáo tổng kết định kỳ. Việc thường
xuyên ghi nhận những đóng góp của tình nguyện viên về các phương diện khác nhau
của chương trình là động lực nâng cao chất lượng và thúc đẩy sự phát triển của các
hoạt động tình nguyện. Hoạt động đánh giá, kiểm soát chất lượng nếu được tiến hành
một cách hiệu quả sẽ là cơ sở để đơn vị tổ chức bổ sung, điều chỉnh kế hoạch xây dựng
nội dung và phương thức hoạt động hiệu quả hơn trong các hoạt động tình nguyện tiếp
theo. Tuy nhiên, hiện nay, ở nhiều tổ chức, công tác đánh giá, góp ý sau chương trình
còn mang nặng tính hình thức, thậm chí được tiến hành qua loa, kém hiệu quả cũng
như vẫn chưa có cơ sở để đánh giá, so sánh chất lượng của các hoạt động với nhau. Do
đó, mỗi tổ chức cần tự xây dựng và hoàn thiện văn hóa làm việc cầu thị, hệ thống các
tiêu chí đánh giá để kiểm soát chất lượng các chương trình trong dài hạn và đặc biệt là
các kênh thông tin hiệu quả để tình nguyện viên có thể đóng góp ý kiến về chương
trình như thùng thư góp ý, diễn đàn hoặc các đường dây nóng.
74

Thứ hai, để nâng cao chất lượng của các chương trình tình nguyện một cách bền
vững, tổ chức chủ quản cần chú trọng công tác thường xuyên bồi dưỡng và phát triển
nguồn nhân lực. Các tổ chức tình nguyện cần tiến hành các khóa tập huấn công tác và
kỹ năng xây dựng chương trình cho những người phụ trách và tổ chức các hoạt động
tình nguyện. Các hoạt động tập huấn nội bộ này đảm bảo tính thống nhất về chất lượng
của các chương trình tình nguyện, hạn chế tình trạng thiếu hụt nhân lực có tính kế thừa,
gây tổn hại đến chất lượng và uy tín của chương trình và của tổ chức. Đồng thời, cấp
quản lý của các đơn vị tổ chức tập huấn cần phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình
hình thực tế, theo sát sự tiến bộ của những người tham gia tập huấn và từ cơ sở đó, đề
ra các biện pháp cái tiến nội dung và hình thức tập huấn, tránh tình trạng các khóa tập
huấn trở nên nhàm chán, thiếu thực tế và không hiệu quả.
Thứ ba, các tổ chức tình nguyện cần chú trọng vấn đề đa dạng hóa phương thức
và cơ chế tổ chức. Rõ ràng, sẽ không thể huy động được đông đảo lực lượng thanh niên
tham gia vào các hoạt động tình nguyện dù nội dung của các chương trình này được cải
tiến, đổi mới nếu không có phương thức tổ chức phù hợp, đa dạng và thu hút. Đặc biệt,
trong trường hợp chưa tìm được những nội dung hay ý tưởng mới cho hoạt động tình
nguyện, các tổ chức chủ quản hoàn toàn có thể tiếp tục với những nội dung cũ nhưng
bằng những phương thức tổ chức mới quyết liệt hơn với quy mô nhân lực và thời gian
được mở rộng. Phương pháp này có thể giúp đem lại những hiệu quả khác biệt và góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tình nguyện. Bên cạnh đó, các tổ
chức tình nguyện cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với các ngành, đơn vị và
chính quyền địa phương trong tổ chức thực hiện các chương trình và công trình cộng
đồng. Công tác này nếu thực hiện tốt sẽ mang lại những sự hỗ trợ về vật lực, nhân lực
quan trọng cho các tổ chức tình nguyện vì nhìn chung, mọi hoạt động của phong trào
tình nguyện đều có mối liên hệ chặt chẽ với lĩnh vực quản lý của các ban, ngành liên
quan. Mặt khác, các hoạt động tình nguyện ở bất kỳ địa phương nào nếu nhận được sự
ủng hộ của chính quyền sở tại, đều có thể nâng cao khả năng thu hút sự tham gia của
thanh niên. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể hành chính Nhà nước
75

và những tổ chức tình nguyện trong và ngoài nước cũng là một trong những điểm chủ
yếu trong định hướng phát triển hoạt động thanh niên tình nguyện của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh trong thời kỳ 2013-2017, được nêu rõ trong Nghị quyết số 06/NQ-ĐTN của
BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, để sự hợp tác này đạt hiệu quả cao nhất, trước khi tiến hành, đơn vị tổ
chức và đơn vị tiếp nhận hoạt động tình nguyện cần có kế hoạch làm việc thống nhất
và thỏa thuận những quy tắc hợp tác cụ thể. Kế hoạch tổ chức cần được xây dựng chi
tiết, chuẩn bị chu đáo trên cơ sở khảo sát đánh giá và có sự bàn bạc, nhất trí giữa các
bên liên quan. Một công trình tình nguyện được xem là phù hợp, có giá trị bền vững
trong thời gian thực hiện phải bao hàm cả yếu tố “có khả năng kết hợp, huy động được
sức trẻ tại chỗ”, tác động đến nhận thức, tình cảm của nhân dân địa phương, nhất là
thanh niên. Đồng thời, đây cũng là phương thức hoạt động phù hợp nhất trong bối
cảnh hiện nay (Tham luận của Thành đoàn Tp.HCM tại hội thảo “Nâng cao chất lượng
phong trào Thanh niên tình nguyện” 2014).
5.3.3. Các giải pháp và đề xuất nâng cao tính phù hợp của các hoạt động,
chương trình tình nguyện
Thứ nhất, các đơn vị tổ chức cần có phương pháp và quy trình tuyển tuyển chọn
tình nguyện viên phù hợp và khoa học, đảm bảo những người được chọn có đủ khả
năng, nhiệt huyết và niềm đam mê đối với chương trình mình đăng ký tham gia; phải
thực sự có tinh thần tình nguyện, có mục đích, động cơ, thái độ đúng đắn. Theo đó, tiêu
chí tuyển chọn tình nguyện viên phải được xây dựng thật chi tiết, rõ ràng, minh bạch và
được công khai rộng rãi. Đây là cơ sở để tình nguyện viên tự đánh giá sự phù hợp của
bản thân với chương trình về phương diện tích cách, quan điểm và niềm tin. Đồng thời,
bên cạnh tuyển chọn nguồn lực “đầu vào”, các tổ chức tình nguyện nên có các biện
pháp tuyên truyền, giáo dục tình nguyện viên về mặt nhận thức, đặc biệt là tinh thần
sẵn sàng cống hiến và học hỏi của tuổi trẻ. Chương trình cần được tổ chức một cách
hợp lý, khoa học để đảm bảo sau khi hoạt động kết thúc, tình nguyện viên có thể cảm
thấy sự trưởng thành hoặc những thay đổi tích cực khác của bản thân. Nghĩa là, hoạt
76

động tình nguyện đã góp phần làm thay đổi con người theo chiều hướng tích cực. Điều
này đồng thời khẳng định quan điểm nhân văn của các hoạt động tình nguyện: không
chỉ hoàn toàn tuyển lựa người phù hợp mà còn góp phần đào tạo, rèn luyện tình
nguyện viên thành những cá nhân có đủ phẩm chất và năng lực.
Thứ hai, bất kỳ chương trình tình nguyện nào đều phải được xây dựng trên
những nền tảng đạo đực được xã hội chấp nhập. Nghĩa là các hoạt động tình nguyện
không chỉ phải tuân thủ pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà
còn phải phù hợp với những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc ta. Thực tế cho thấy,
những hoạt động tình nguyện có nội dung hướng tới bồi đắp lòng yêu nước, tự hào dân
tộc, kiến thiết nước nhà hoặc bảo vệ môi trường có khả năng nhận được sự hưởng ứng
rất lớn của người dân mà đặc biệt là thanh niên. Một số hoạt động tiêu biểu gần đây
như: Quỹ xã hội từ thiện “Tấm lòng vàng” của Báo Lao Động; các chương trình
"Xuân biên giới", "Tết hải đảo", "Tổ quốc gọi tên mình", "Ngày hội Tuổi trẻ vì biển
đảo quê hương"; chương trình hiến máu tình nguyện “Hướng về Trường Sa” đều có sự
tham gia nhiệt tình của thanh niên và sinh viên thành phố hay chiến dịch Ký tên cứu Tê
giác (2015) do Wild Aid Việt Nam bảo trợ đã thể hiện sức lan tỏa mạnh mẽ trên các
trang mạng xã hội. Có thể thấy, các tổ chức tình nguyện, đặc biệt là tổ chức phi chính
phủ quốc tế khi thực hiện, quản lý các hoạt động tình nguyện ở Việt Nam cần chú ý
nghiên cứu kỹ những đặc điểm về văn hóa, niềm tin, tôn giáo của Việt Nam để từ đó,
đề xuất các chiến lược truyền thông, xây dựng nội dung và tổ chức hoạt động một cách
phù hợp với những giá trị chung của xã hội.
5.3.4. Các giải pháp và đề xuất nâng cao giá trị cảm xúc của hoạt động tình
nguyện
Thứ nhất, bên cạnh yêu cầu về hiệu quả và chất lượng, các hoạt động tình
nguyện cần quan tâm đến việc xây dựng và làm giàu đời sống tình cảm của tình
nguyện viên thông qua tổ chức các hoạt động bên lề và hoạt động gắn kết, các trò chơi
tập thể phù hợp với thời gian, tiêu chí của chương trình. Những hoạt động này góp
phần mang lại nhiều giá trị cảm xúc cho tình nguyện viên. Một ví dụ tiêu biểu có thể kể
77

đến là hình thức phân nhóm chiến sĩ Mùa Hè Xanh thành từng gia đình (với các vai vế
nhất định như ông bà, bố mẹ, con cái…) trong các chiến dịch ở Trường Đại học Ngoại
thương cơ sở II. Chính những hình thức tổ chức như thế này đã tạo không gian cho các
chiến sĩ sinh hoạt và gắn kết không chỉ trong khuôn khổ của chương trình mà còn góp
phần gầy dựng những mối quan hệ tích cực về sau.
Thứ hai, các hoạt động tình nguyện cần không ngừng đổi mới hình thức và nội
dung qua các thời kì nhằm tạo nên nhiều bất ngờ cho tình nguyện viên nhưng lưu ý
không để mất đi ý nghĩa nhân văn và chức năng xã hội cốt lõi của hoạt động tình
nguyện. Bên cạnh đó, các hình thức tuyên dương, khích lệ tinh thần tình nguyện viên
cần được tiến hành một cách trong sáng, gần gũi, tiết kiệm, tránh khoa trưng, lãng phí
làm mất đi giá trị thực sự của các hoạt động tình nguyện.
Thứ ba, các cấp quản lý và tổ chức cần chú trọng xây dựng môi trường hoạt động
thoải mái, tự giác và gần gũi; hạn chế gây sức ép tâm lý không cần thiết cho các tình
nguyện viên. Tuy nhiên, môi trường hoạt động như thế phải được gầy dựng dựa trên
những quy định nhằm bảo chất lượng của chương trình. Theo đó, các hoạt động tình
nguyện cần thống nhất những nội quy cụ thể nhằm nâng cao ý thức của cá nhân sống
và làm việc trong tập thể. Đây là một lưu ý đối với các cấp quản lý trong việc cân đối
giữa một môi trường làm việc thoải mái cho tình nguyện viên và các yêu cầu về tuân
thủ nội quy và yêu cầu chất lượng công việc.
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh những đóng góp tích cực của đề tài cho các tổ chức tình nguyện trong
việc tìm hiểu các yếu tố có tác động đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện
của thanh niên, qua đó đề xuất những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng và thu
hút hiệu quả hơn sự tham gia của thanh niên, nghiên cứu không tránh khỏi những hạn
chế nhất định.
Thứ nhất, nghiên cứu được thực hiện chủ yếu với đối tượng khảo sát là thanh
niên đang sinh sống, làm việc hoặc học tập tại thành phố Hồ Chí Minh nên khả năng
tổng quát hóa chưa cao. Các nghiên cứu về đề tài hoạt động tình nguyện trong tương
78

lai có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu sang một số tỉnh, thành phố khác ở Việt Nam
như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai,…
Thứ hai, vì những giới hạn về thời gian và kinh phí, nghiên cứu của nhóm chọn
mẫu theo phương pháp thuận tiện phi xác suất với số lượng mẫu còn hạn chế. Tính đại
diện và hiệu quả thống kê của nghiên cứu sẽ được nâng cao nếu các nghiên cứu tiếp
theo sử dụng phương pháp chọn mẫu theo xác suất với kích thước mẫu lớn hơn.
Thứ ba, nghiên cứu này chỉ dừng ở một đề tài nghiên cứu khoa học mang tính
hàn lâm. Theo đó, nghiên cứu chỉ đưa ra một công cụ đo lường tốt, làm rõ các mối
quan hệ, đánh giá tổng quan về quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh
niên và đề xuất một số giải pháp thích hợp. Trên cơ sở đó, để ứng dụng những kết quả
nghiên cứu của đề tài này vào thực tiễn, các nhà quản lý, các tổ chức hoạt động tình
nguyện cần tiếp tục cân nhắc nhằm đưa ra những đánh giá cụ thể, chính xác và phù hợp
hơn với đặc điểm của từng tổ chức; qua đó nâng cao chất lượng và thu hút sự tham gia
của thanh niên.

Sơ kết chương 5
Chương 5 trước hết nêu ra những nhận xét chung nhất về cơ hội và thách thức
cho hoạt động tình nguyện ở Tp.HCM trên cơ sở những kết quả của nghiên cứu, từ đó
đề xuất những giải pháp cho các nhà quản lý, các tổ chức tình nguyện nhằm nâng cao
chất lượng và huy động có hiệu quả sự tham gia của thanh niên trong các hoạt động
tình nguyện tại Tp.HCM, bao gồm ba nhóm giải pháp chủ yếu: về chức năng và nội
dung chương trình, về chất lượng và tính phù hợp, về các giá trị cảm xúc của hoạt động
tình nguyện. Đồng thời, chương này cũng trình bày ngắn gọn những hạn chế của đề tài
và hướng nghiên cứu cho những nghiên cứu khác trong tương lai.
79

KẾT LUẬN
a

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Ban Chấp Hành Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 2013, Báo Cáo Tóm
Tắt đề tài “Tìm hiểu tác động của hoạt động tình nguyện đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội ở Việt Nam”.
2. Cơ quan nghiên cứu và ngôn luận khoa học – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, 2006, Tạp chí Lý luận chính trị tháng 09/2006: Thành phố Hồ Chí Minh -
Đầu tầu trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
3. Chương trình Tình nguyện Liên Hợp Quốc, 2011, Báo cáo Thực trạng Tình
nguyện toàn cầu.
4. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 2013, Tờ Trình Chọn Năm 2014 Là "Năm Thanh
niên Tình Nguyện".
5. Đỗ Thị Phương Linh, 2013, “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
tiêu dùng thức ăn nhanh của người dân tại thành phố Cần Thơ”, Đại học Cần Thơ.
6. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2013, Tìm hiểu tác động của hoạt động tình
nguyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
7. Hồ Thị Ngọc, Đặng Thị Liên & Nguyễn Văn Linh, 2012 – 2013, “Nghiên cứu
ảnh hưởng của chiến lược quảng cáo tới hành vi mua của người tiêu dung trường hợp
công ty cổ phần sữa TH True Milk”.
8. Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần 8 Đại học Đà Nẵng, 2012, Tuyển
tập báo cáo.
9. Hội thảo “Nâng cao chất lượng phong trào Thanh niên tình nguyện”, Tham
luận của các đơn vị tham gia cấp ĐH Quốc gia, ĐH Vùng.
10. Lê Quốc Phong, 2014, 20 năm chiến dịch tình nguyện hè – Sức sống và đòi
hỏi mới (2014).
11. Lê Văn Lương, 2013, Một số giải pháp nâng cao chất lượng phong trào tình
nguyện, Tỉnh Đoàn Đà Nẵng.
b

12. Liên Hiệp Quốc, 1945, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Điều 71 chương 10,
Vai trò tư vấn của của các tổ chức không thuộc các chính phủ hay nhà nước thành
viên.
13. Ngô Thái Hưng, 2013, Các yếu tố tác động đến việc người tiêu dùng chọn
mua hàng thực phẩm Việt Nam, Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 48 – 56.
14. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2009, Nghiên cứu khoa học trong
quản trị kinh doanh, NXB Thống Kê.
15. Nguyễn Minh Hiếu & Nguyễn Thị Phi Nga, 2014, Thực trạng một số yếu tố
tác động tới nhận thức, hành động của sinh viên về hiến máu tình nguyện và hiệu quả
của các loại hình thông tin tuyên truyền hiện nay, Tạp chí Y- Dựợc học quân sự số 5-
2014.
16. Nguyễn Ngọc Minh Châu, 2012, Các nhân tố quyết định đến sự lựa chọn của
khách hàng khi sử dụng dịch vụ thức ăn nhanh tại địa bàn thành phố Cần Thơ”, Đại
học Cần Thơ.
17. Nguyễn Triều Trung, 2014, Nâng cao ứng dụng chuyên môn trong các hoạt
động tình nguyện, Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
18. Nguyễn Văn Thuận & Võ Thành Danh, 2011, Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng rau an toàn tại thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học
2011:17b 113-119.
19. Phạm Thị Bé Loan, 2012, Tính vị chủng, giá trị cảm nhận, niềm tin hàng nội
và dự định hành vi của người tiêu dùng đối với thuốc bổ trẻ em sản xuất trong nước,
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà
Nẵng.
20. Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 1996, Luật Hợp tác
xã.
21. Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2009, Pháp lệnh bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng số 13/1999/PLUBTVQH10, Điều 1.
c

22. Thành Đoàn – Hội LHTN– Hội Sinh Viên Tp. HCM, 2010, Báo Cáo kết quả
thực hiện các chiến dịch tình nguyện hè năm 2009.
23. Thành Đoàn Tp.HCM, 2010, Báo cáo Tổng kết 10 năm tổ chức Chiến dịch
thanh niên tình nguyện hè tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 – 2010.
24. Thành Đoàn Tp.HCM, 2011, Báo cáo Kết quả chiến dịch thanh niên tình
nguyện hè 2011.

25. Thành đoàn Tp.HCM, 2012, Nghị quyết về đẩy mạnh công tác đoàn kết, tập
hợp thanh niên 2013 - 2017, 06/NQ-ĐTN.
26. Thành Đoàn Tp.HCM, 2014, Báo cáo Tổng kết các hoạt động tình nguyện Hè
năm 2014.
27. Ths. Nguyễn Thị Hạnh, Ths. Nguyễn Thị Hường, 2011, Phát triển nguồn
nhân lực thư viện: Từ góc độ đội ngũ tình nguyện viên, Cục Thông tin Khoa học và
Công nghệ Quốc gia Đại học Hồng Đức trên Tạp chí Thư viện Việt Nam số 1(27) –
2011 (tr.29-33).
28. Tổng cục thống kê, 2014, Dân số Tp.HCM năm 2013.
29. Trung tâm Thông tin Nguồn lực tình nguyện Việt Nam, 2012, Báo cáo hoạt
động tình nguyện.
30. Trương Đình Chiến, 2012, Ảnh hưởng của các kênh truyền thông đến quá
trình ra quyết định mua hàng điện tử của các hộ gia đình đô thị Hà Nội, KT&PT Số
180, tháng 6 năm 2012, trang 100-106.
31. Viện Kinh tế Tp.HCM, 2003, Báo cáo dân số Tp.HCM 2002.
32. Vũ Thành Dương, 2010, Một vài phân tích về tình trạng việc làm của thanh
niên Việt Nam. Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI


33. Abraham Maslow, 1943, Hierarchy of Needs.
d

34. Anderson, J., Gerbing, W., 1988, Structural equation modelling in practice: A
review and recommended two stage approach, Psychological Bulletin 27(1), 5-24.
35. Barbara G. Tabachnick, Linda S. Fidell, 1996, Using multivariate statistics.
National library of Australia.
36. Bearden et al, 1977, Situational influence on consumer purchase intentions,
North-Holland, ISBN 0444002308. - 1977, p. 167-177.
37. Bearden, W.O., Netemeyer, R.G., 1998, Handbook of Marketing Scales:
Multi-Item Measures for Marketing and Consumer Behaviour Research, Sage
Publications, Thousand Oaks, USA.
38. Birkin, Michael,1994, Assessing Brand Value in Brand Power.
39. Bolton, Ruth N. and James H. Drew, 1991, Linking Customer Satisfaction to
Service Operations and Behavioral Intentions, Pp. 173–200.
40. Camelia Mihart, 2012, Impact of Integrated Marketing Communication on
Consumer Behaviour: Effects on Consumer Decision. International Journal of
Marketing Studies.
41. Candan et al, 2013, Analysing the relationship between consumption values
and brand loyalty of young people: A study on personal care products, European
Journal of Research on Education.
42. Churchill, G. A., Jr., & Iacobucci, D., 2002, Marketing research:
Methodological foundations (8th ed.), Fort Worth, TX: Harcourt.
43. Clark, L.A., Watson, D., 1995, Constructing validity: Basic issues in scale
development, Psychological Assessment 7 (3), 309-319.
44. Clark Leonard Hull, 1963, Principles of Behavior: An Introduction to
Behavior Theory. D. Appleton-Century Company, Incorporated.
45. Cornelissen, J.P., 2001, Integrated marketing communications and the
language of marketing development. International Journal of Advertising, 20(4). 483–
498.
e

46. Cronin, J. Jr, Brady, M. and Hult, T., 2000, Assessing the effects of quality,
value, and customer satisfaction on consumer behavioral intentions in service
environments, Journal of Retailing, Vol. 76 No. 2, pp. 193-218.
47. D. E. Berlyne, 2014, Conflict, Arousal and Curiosity. Martino Fine Books.
48. D.L. Loudon, A.J. Della Bitta. McGraw-Hill, Inc, 1992, Consumer
Behaviour. Concepts and Aplications.
49. Dewhirst, T., & Davis, B., 2005, Brand strategy and integrated marketing
communication (IMC). Journal of Advertising, 34(4). 81–92.
50. Dodds, W.B., Monroe, K.B. and Grewal, D., 1991, The effect of price, brand
and store information on buyers product evaluations, Journal of Marketing Research,
Vol. 28, August, pp. 307-12.
51. Dr. Paul Williams, 2009, Customer Value, Satisfaction and Intentions: Some
Insights from Adventure Tourism, School of Business and Management.
52. Ewing, M., 2009, Integrated Marketing Communications measurement and
evaluation, Journal of marketing Communication.
53. Finne, K., & Grönroos, C., 2009, Rethinking marketing communication: From
integrated marketing communication to relationship communication, Journal of
Marketing Communications, 15: 2: 179 — 195.
54. Gregory, James, 2003, Best of Branding.
55. Hair, J.F. Jr. , Anderson, R.E., Tatham, R.L., & Black, W.C., 1998,
Multivariate Data Analysis, (5th Edition), Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.
56. Howard, J., 1977, Consumer Behavior: Application of Theory. McGraw-Hill
(Chapter 2).
57. Jerman et al, 2013, Can Marketing Communications Affect Consumer
Behavior?.
58. John A. Howard, Jagdish N. Sheth, 1969, The theory of buyer behavior.
59. Kantona, 1953, Customer expectations.
f

60. Karen S. Johnson, 2012, The Effect of Communication on Consumer


Behavior.
61. Kim, Y.-K., 2002, Consumer Value: An Application to Mall and Internet
Shopping.
62. Kitchen, P., & De Pelsmacker, P., 2004, Integrated Marketing
Communication: A Primer.
63. Kotler, Phillips, 1965, Behavioral Models for Analyzing Buyers. Journal of
Marketing.
64. Kotler, Philip, 2009, Principles of Marketing.
65. Leischnig et al, 2012, Brands You Can Rely on! An empirical investigation of
brand credibility in services.
66. Madhavaram, S., Badrinarayanan, V., & McDonald, R., 2005, Integrated
marketing communication (IMC) and brand identity as critical components of brand
equity strategy, Journal of Advertising, 34(4), 69–80.
67. Maslow, 1954, Motivation and personality.
68. Mihart, C., Stancioiu F., & Teodorescu, N., 2011, The Integrated Marketing
Communication – The Consumer Behaviour Impacts, Proceedings of the 6th
International Conference on Business Excellence, October, Brasov. 266-270.
69. Muhannad and Hesham, 1995, Consumer Behavior Models in Tourism,
Department of Tourism and Hospitality, Faculty of Tourism and Archeology King
Saud University.
70. Nikki Wilson, 2009, Impact of extracurricular activities on students,
Research Paper, pp 5-32.
71. Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H., 1994, Psychometric theory (3rd ed.).
72. Parasuraman, A., 1997, Reflections on Gaining Competitive Advantage
through Customer Value, Journal of the Academy of Marketing Science 25(2): 154–61.
73. Parisa Mahyari, 2010, The effectiveness of communication within the
Immersive environment.
g

74. Patterson, P.G., 2004, A contingency model of behavioural intentions in a


services context, European Journal of Marketing 38 (9/10), 1304-1315.
75. Per Akerlund, 2004, Marketing communications: How is the process?, Master
thesis.
76. Peter, J. P., & Churchill, G. A., 1986, Relationships among research design
choices and psychometric properties of rating scales, Journal of Marketing Research,
23, 1–10.
77. Peterson, R. A., 1994, A meta-analysis of Cronbach’s coefficient alpha,
Journal of Consumer Research, 21, 381–391.
78. Pihlström et al, 2011, Perceived values of mobile services use and its
consequences, Swedish School of Economics and Business Administration.
79. Pura, M., 2005, Linking Perceived Value and Loyalty in Location-Based
Mobile Services, Managing Service Quality 15(6): 509–38.
80. R. Meyer and E.J. Johnson, 1995, Empirical generalizations in the modeling
of consumer choice, Marketing Science 14, G180.
81. Richard Chinomona, Maxwell Sandada, 2013, The Influence Of Market
Related Mobile Activities On The Acceptance Of Mobile Marketing And Consumer
Intention To Purchase Products Promoted By SMS In South Africa. Vaal University of
Technology, South Africa.
82. Russell W. Belk, 1974, Application and Analysis of the Behavioral
Differential Inventory For Assessing Situational Effects in Buyer Behavior, Consumer
Research Volume 1, 1974.
83. Schhiffman J.B, Kanuk Lealie Lazar, 1997, Consumer Behavior, Prentice
Hall.
84. Shahrzad Jeddi et. al, 2013, Consumer behavior and Consumer buying
decision process.
85. Shail Patel and Antoine Schlijper, Models of Consumer Behaviour, Unilever
Corporate Research.
h

86. Sheth, J.N., Newman, B.I. and Gross, B.L., 1991a, Consumption Values and
Market Choices: Theory and Applications, Cincinnati, OH: South-Western Publishing
Co.
87. Sheth, J.N., Newman, B.I. and Gross, B.L., 1991, Why we buy what we buy: a
theory of consumption values, Journal of Business Research, Vol. 22, pp. 159-70.
88. Solomon, 1996, Consumer behaviour, 3rd edition Prentice Hall Englewood
Cliffs. NJ , 33.
89. Sweeney, J.C., Soutar, G.N., Whiteley, A. and Johnson, L.W., 1996,
Generating Consumption Value Items: A Parallel Interviewing Process Approach,
Asia Pacific Advances in Consumer Research 2: 108–15.
90. Trong, H. and Ngoc, CM, 2008, Analyzing data with SPSS, Hong Duc
Publisher.
91. Venkata K. Yanamandram, L. White, 2006, Exploratory and confirmatory
factor analysis of the perceived switching costs model in the business services sector,
University of Wollongong.
92. Vytautas Juscius, Agne Sneideriene, 2013, The Research Of Social Values
Influence On Consumption Decision Making In Lithuania. Klaipeda University,
Lithuania.
93. Wang, Hsiu-Yu et al, 2013, What Affects Mobile Application Use? The Roles
of Consumption Values, Academic Journal Article.
94. Wänke, M., Herrmann, A. and Schaffner, D., 2007, Brand Name Influence on
Brand Perception, Psychology & Marketing, 24 (January), 1-24.
95. Wiefels, P., 2002, The Chasm Companion. New York: Harper Business.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ INTERNET


96. What is marketing communication (MarCom).
http://www.marsdd.com/mars-library/what-is-marketing-communication-
marcom/
i

97. Marketing communications.


http://en.wikipedia.org/wiki/Marketing_communications
98. Phương pháp mới trong đo lường hiệu qảu truyền thông tiếp thị.
http://www.dna.com.vn/vi/do-luong-thuong-hieu/s/phuong-phap-moi-trong-do-
luong-hieu-qua-truyen-thong-tiep-thi/
99. Thương hiệu.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%C6%A1ng_hi%E1%BB%87u
100. Pilar Domingo, 2013, The role of branding with brands, consumers and
society
http://www.thebrandunion.com/insight/thought-piece/role-branding-brands-
consumers-and-society
101. Vietnamnet. Dân số vàng nhưng nhân lực chưa vàng.
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/214309/dan-so-vang-nhung-nhan-luc-chua-
vang.html.
102. Minh Tuấn, Báo Tiền Phong (2007), Cần nâng cao hiệu quả hoạt động tình
nguyện.
http://www.tienphong.vn/Gioi-Tre-Doan-Tuoi-Tre/can-nang-cao-hieu-qua-hoat-
dong-tinh-nguyen-87772.tpo
103. Báo Hà Nội Mới, “Hoạt động tình nguyện: Không thể nặng về hình thức”
(2013).
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/618615/hoat-dong-tinh-nguyen-khong-
the-nang-ve-hinh-thuc-bai-cuoi.
104. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, “Nâng cao hiệu quả hoạt động tình
nguyện: từ lý thuyết đến thực tiễn” (2014).
http://www.vya.edu.vn/vya/news/?114/Nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-tinh-
nguyen:-tu-ly-thuyet-den-thuc-tien.htm.
105. Vovworld.vn, Nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng Trường Sa
(2015).
j

http://vovworld.vn/vi-vn/40-nam-thong-nhat-dat-nuoc/Nhieu-hoat-dong-ky-niem-
40-nam-Ngay-giai-phong-Truong-Sa/330795.vov.
106. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Năm Thanh niên tình nguyện 2014:
Nhiều hoạt động hướng về biển, đảo quê hương (2014).
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340770&c
n_id=695793.
k

PHỤ LỤC 1
BẢNG TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ
TỔ CHỨC TÌNH NGUYỆN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Tổ chức Thời gian Hoạt động chủ yếu
hoạt động
Trung tâm 2009 - nay - Trang web phi lợi nhuận (10/2013): kênh thông tin kết
Hỗ trợ phát nối những người có nhiệt huyết và đam mê dành cho tình
triển Cộng nguyện;
đồng LIN - Chương trình “Sáng kiến vì cộng đồng”: dự án kết nối
những nhóm tình nguyện viên với các tổ chức phi lợi
nhuận ở địa phương (NPO);
Chương - Lĩnh vực hoạt động: xóa đói giảm nghèo, bảo vệ rừng và
1990 - nay
trình Tình nguồn nước, dạy tiếng Anh, chuyển giao tri thức và công
nguyện Liên nghệ do các tình nguyên viên Việt Nam và nước ngoài,
Hợp Quốc như: Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bản…
(UNV) - Các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã đưa
nhiều lượt bác sĩ từ các nước có nền y học tiên tiến đến
Việt Nam hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm; tiến hành hàng
ngàn ca ghép thận, thay van tim cho bệnh nhân nghèo, đặc
biệt là trẻ em.
Solidarités 2004 - nay Chương trình tiêu biểu từ 2009 đến nay như: Trại tình
Jeunesses nguyện ngắn hạn và các hoạt động tập huấn kỹ năng.
(SJ
Vietnam)
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tình nguyện của Trung tâm Thông tin Nguồn lực tình
nguyện Việt Nam, 2012)
l

PHỤ LỤC 2
KỊCH BẢN CHI TIẾT PHỎNG VẤN NHÓM TẬP TRUNG
Kính chào anh/chị,
Tôi tên Phạm Xuân Vinh, đại diện nhóm nghiên cứu khoa học Trường Đại học
Ngoại Thương Tp.HCM. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về những yếu tố tác
động đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên tại Tp.HCM với
mục tiêu nâng cao chất lượng của các hoạt động tình nguyện và huy động hiệu quả
hơn sự tham gia của thanh niên. Rất mong anh/chị dành chút thời gian trao đổi một số
suy nghĩ cá nhân. Xin anh/chị lưu ý, trong bài thảo luận này, không có quan điểm nào
đúng hay sai. Mọi ý kiến thẳng thắn của anh/chị đều đóng góp vào sự thành công của
nghiên cứu.
PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG
Câu 1: Theo anh/chị, hoạt động tình nguyện là gì?
Câu 2: Anh/chị đã từng hoặc đang tham gia hoạt động tình nguyện nào không?
Nếu có, anh/chị đã tham gia cách đây bao lâu?
PHẦN 2: THÔNG TIN CHÍNH
Câu 1: (Dành cho những người đã hoặc đang tham gia một hoạt động tình nguyện)
1.1 Tại sao anh/chị tham gia một hoạt động/chương trình tình nguyện?
1.2 Anh/chị có dự định tiếp tục tham gia hoạt động tình nguyện trong tương lai
không?
1.3 Những lý do khiến anh/chị tiếp tục tham gia hoạt động tình nguyện?
Câu 2: (Dành cho những người chưa từng tham gia hoạt động tình nguyện trước đây)
2.1 Tại sao anh/chị không tham gia hoạt động tình nguyện?
2.2 Anh chị có dự định bắt đầu tham gia hoạt động tình nguyện trong thời gian tới
không? Vui lòng giải thích lý do.
Câu 3: Quá trình anh/chị đưa ra quyết định tham gia hoạt động tình nguyện có thể
được tái hiện như thế nào? Gồm bao nhiêu bước, trình tự và nội dung các bước như thế
m

nào. (Giới thiệu quy trình ra quyết định mua của người tiêu dùng theo lý thuyết của
Philip Kotler).
Câu 4: Những yếu tố anh/chị thường cân nhắc đến hoặc có ảnh hưởng tới quyết định
tham gia hoạt động tình nguyện của anh/chị?
Câu 5: Ngoài những yếu tố kể trên, những yếu tố còn lại sau đây có ảnh hưởng gì đến
quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của anh/chị hay không?. Anh/chị vui lòng
cho biết chi tiết, cụ thể (Nêu ra các thành phần còn lại của thang đo).
PHẦN 3: Ý KIẾN ĐIỀU CHỈNH THANG ĐO, BẢNG HỎI
Sau đây là một số câu phát biểu chúng tôi sử dụng để đo lường các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên tại Tp.HCM. Để
xây dựng thang đo này, chúng tôi đã tiến hành điều chỉnh, bổ sung trên một số thang
đo tham khảo của nhiều nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trong và ngoài nước.
(Nhóm tác giả tiến hành trình bày các thang đo tham khảo, các điều chỉnh, bổ sung để
nhóm phỏng vấn tập trung đưa ra ý kiến, nhận xét. Kết quả đã được trình bày chi tiết,
cụ thể trong mục 3.4 chương Phương pháp nghiên cứu và được trình bày tóm tắt ở Phụ
lục tiếp theo).
Câu 1: Anh/chị có nhận xét gì về các thang đo? Anh/chị có đề xuất nào trong điều
chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào trong thang đo tham khảo hay không?.
Anh/chị vui lòng giải thích rõ ràng, cụ thể lý do.
Câu 2: Anh/chị vui lòng nhận xét các phát biểu sau đã rõ ràng, dễ hiểu chưa? Anh/chị
có đề xuất thay đổi, bổ sung để làm rõ bất kỳ phát biểu nào không? Anh/chị vui lòng
giải thích cụ thể lý do và nêu rõ đề xuất của mình.
I. GIÁ TRỊ CHỨC NĂNG
1. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để giúp đỡ các nhóm yếu thế (trẻ em, phụ nữ,
người già, người tàn tật…).
2. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để góp phần phổ biến các giá trị tốt đẹp trong
cộng đồng (lòng thương người, sự cảm thông và chia sẻ, tinh thần xung kích, tình
nguyện, lòng tri ân những người có công với Tổ quốc, tinh thần hội nhập,…).
n

3. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để góp phần giải quyết các vấn đề tồn đọng của
cộng đồng, của xã hội (ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội…).
4. Tôi tham gia một chương trình tình nguyện vì các hoạt động trong chương trình này
được tổ chức tốt.
5. Tôi tham gia một chương trình tình nguyện vì chương trình này có chất lượng ổn
định, thống nhất.
II. GIÁ TRỊ XÃ HỘI
1. Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi bạn bè, đồng nghiệp cùng tham gia.
2. Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi có sự tham gia của thành viên gia đình,
người thân.
3. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì các hoạt động này được xã hội công nhận, đề
cao và tôn vinh.
4. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để gây ấn tượng tốt đẹp với người khác (Ví dụ:
thành tích, kinh nghiệm hoạt động tình nguyện trong CV gây ấn tượng với nhà tuyển
dụng).
III. GIÁ TRỊ CẢM XÚC
1. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì các hoạt động này mang lại cho tôi sự thư
giãn.
2. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì các hoạt động này mang lại cho tôi sự vui vẻ,
thoải mái.
3. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì các hoạt động này mang lại cho tôi nhiều bất
ngờ.
4. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để gây ấn tượng tốt đẹp với người khác (Ví dụ:
thành tích, kinh nghiệm hoạt động tình nguyện trong CV gây ấn tượng với nhà tuyển
dụng).
IV. GIÁ TRỊ TRI THỨC
1. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để có thêm kinh nghiệm sống.
2. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để học tập thêm các kĩ năng cần thiết.
o

3. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để có thêm trải nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp
và người thân.
4. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để kết giao và mở rộng mối quan hệ xã hội.
5. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để học tập thêm kiến thức trong một số lĩnh vực
(Ví dụ: tôi tham gia chương trình “Ngày Trái Đất” vì tôi muốn có thêm những kiến
thức về biến đổi khí hậu).
V. GIÁ TRỊ ĐIỀU KIỆN
1. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện khi có trạng thái tâm sinh lý tốt (VD: có tâm
trạng tốt, có đủ sức khỏe…).
2. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để tận dụng quỹ thời gian của mình.
3. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện khi có đủ điều kiện tài chính.
4. Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi có sự đồng thuận, ủng hộ từ gia đình,
bạn bè hoặc chính sách của nhà trường, công ty.
5. Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi cơ sở vật chất và điều kiện di chuyển
thuận lợi.
6. Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi nơi diễn ra chương trình hoặc các hoạt
động trong chương trình được đảm bảo an toàn nhất định.
7. Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi điều kiện thời tiết, địa hình nơi diễn ra
chương trình hoặc nơi sinh sống, làm việc của tình nguyện viên thuận lợi.
VI. HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG
1. Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi thông tin về chương trình được cung
cấp một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác.
2. Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi nội dung và hình thức truyền thông hấp
dẫn, sinh động, thu hút.
3. Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi chương trình có nhiều ưu đãi cho tình
nguyện viên (Ví dụ: áo thun chương trình, huy hiệu, nón…).
p

4. Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi tần số và mức độ phủ sóng của chương
trình truyền thông lớn (Truyền thông online: fanpage, bài viết, bài báo
Truyền thông offline: poster, standee, leaflet, classtalk…).
5. Tôi tham gia một hoạt động / chương trình tình nguyện vì đại sứ thương hiệu của
chương trình.
VII. YẾU TỐ TÂM LÝ, CÁ NHÂN
1. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì tính cách của tôi phù hợp với các hoạt động
này.
2. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để thể hiện năng lực và tính cách của bản thân.
3. Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi nội dung chương trình phù hợp với
quan điểm và niềm tin của tôi.
4. Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì tôi muốn được công nhận và khen thưởng cho
những đóng góp của mình.
VIII. QUYẾT ĐỊNH THAM GIA HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN
1. Tôi sẽ tham gia hoạt động tình nguyện trong thời gian tới.
2. Tôi sẽ tiếp tục tham gia hoạt động tình nguyện.
3. Tôi sẽ khuyến khích bạn bè, người thân, đồng nghiệp tham gia hoạt động tình
nguyện.
q

PHỤ LỤC 3

TÓM TẮT KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH


(TỪ PHỎNG VẤN NHÓM TẬP TRUNG)
Vào tháng 1 năm 2015, nhóm tác giả đã tiến hành phỏng vấn nhóm tập trung hai
nhóm thanh niên hiện đang sinh sống, làm việc hoặc học tập tại Tp.HCM. Kết quả của
phỏng vấn nhóm tập trung trình bày những đóng góp của các thành viên tham gia
trong đánh giá thang đo (điều chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ) và các phát biểu trong
bảng câu hỏi trên cơ sở thảo luận, trao đổi trực tiếp với đại diện của nhóm nghiên cứu.
I. KẾT QUẢ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH
- 13/15 người tham gia phỏng vấn đã từng hoặc đang tham gia hoạt động tình
nguyện. 2/10 người chưa từng tham gia hoạt động tình nguyện
- 13/13 người đã từng hoặc đang tham gia hoạt động tình nguyện vì muốn cống
hiến nhiều hơn cho xã hội, cụ thể là giúp đỡ người yếu thế như trẻ em, phụ nữ, người
tàn tật và muốn rèn luyện kĩ năng, tích lũy thêm kinh nghiệm sống
- 10/13 những người đã từng tham gia hoạt động tình nguyện trước đây khẳng
định sẽ tiếp tục tham gia các hoạt động tình nguyện khác trong tương lai. Trong đó,
8/10 cho rằng họ tiếp tục tham gia để cống hiến nhiều hơn cho xã hội và rèn luyện,
phát triển bản thân hơn nữa, tận dụng quỹ thời gian rảnh rỗi, mở rộng quan hệ xã hội
và được gia đình, bạn bè khuyến khích.
- 2/2 người chưa từng tham gia hoạt động tình nguyện cho biết họ không tham gia
vì quỹ thời gian eo hẹp và không cảm thấy được ý nghĩa thực tiễn của các hoạt động
này. Đồng thời, 2/2 người này khẳng định sẽ bắt đầu tham gia hoạt động tình nguyện
trong thời gian tới vì muốn thử sức trong một hoạt động hoàn toàn mới, qua đó khẳng
định năng lực của bản thân.
- 12/13 người tái hiện quá trình ra quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của
họ bao gồm những bước tương tự như quy trình ra quyết định mua hàng hóa hoặc dịch
vụ của người tiêu dùng theo lý thuyết của Philip Kotler.
r

- 13/15 người tham gia phỏng vấn cho biết nội dung, chất lượng của chương
trình/hoạt động tình nguyện; quỹ thời gian; các kĩ năng, kinh nghiệm có thể tích lũy
được từ chương trình; điều kiện di chuyển; điều kiện sống của tình nguyện viên; lời
khuyên từ nhóm tham khảo là những yếu tố họ cân nhắc khi đưa ra quyết định tham gia
hoạt động tình nguyện.
- 10/15 người tham gia phỏng vấn đồng ý với các yếu tố bổ sung từ thang đo do
nhóm tác giả đưa ra.
II. NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ THANG ĐO VÀ BẢNG CÂU HỎI
- 15/15 người tham gia phỏng vấn cho rằng các phát biểu trong bảng hỏi phù hợp,
dễ hiểu, rõ ràng. Các thang đo tham khảo khoa học và phù hợp với cơ sở lý thuyết.
Tuy nhiên, trên cơ sở những đề nghị của nhóm tác giả và sự bàn luận trực tiếp,
một số đề xuất chỉnh sửa và bổ sung được đưa ra như sau:
- 15/15 người đồng ý bổ sung biến “Tôi sẽ bắt đầu tham gia hoạt động tình
nguyện trong thời gian tới”.
- 14/15 người đồng ý sự phù hợp của ba biến “Tôi tham gia hoạt động tình
nguyện để giúp đỡ các nhóm yếu thế”; “Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để góp
phần phổ biến các giá trị tốt đẹp trong cộng đồng”; “Tôi tham gia hoạt động tình
nguyện để góp phần giải quyết các vấn đề tồn đọng của cộng đồng, của xã hội” vì
thể hiện được những chức năng cơ bản của hoạt động tình nguyện.
- 10/15 người cho rằng cần phải bổ sung thêm biến quan sát “Tôi tham gia hoạt
động tình nguyện vì các hoạt động này mang lại cho tôi nhiều bất ngờ” vì sự bất ngờ từ
các hoạt động tình nguyện sẽ kích thích tính tò mò của tình nguyện viên, qua đó mang
lại cho họ sự thích thú.
- 13/15 người đồng ý bổ sung biến “Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để có
thêm trải nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp và người thân” và “Tôi tham gia hoạt động
tình nguyện để kết giao và mở rộng mối quan hệ xã hội”.
- 11/15 người tham gia cho rằng cần điều chỉnh biến “Tôi chọn tiêu dùng thức
ăn nhanh vì nghĩ rằng việc đó thể hiện phong cách sống của người hiện đại” trong
s

thang đo tham khảo từ nghiên cứu của Đỗ Thị Phương Linh thành biến “Tôi tham gia
hoạt động tình nguyện để thể hiện năng lực và tính cách của bản thân” trên cơ sở sự
tương đồng về ý nghĩa.
t

PHỤ LỤC 4
THANG ĐO THAM KHẢO VÀ THANG ĐO CHÍNH THỨC

Bảng 4.1 Thang đo Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện

Thang đo tham khảo Thang đo chính thức Biến

Nhóm bổ sung từ nghiên cứu Tôi sẽ bắt đầu tham gia hoạt động tình Q1
định tính (phỏng vấn nhóm tập nguyện trong thời gian tới
trung)
Go on other “adventure” tours in Tôi sẽ tiếp tục tham gia hoạt động tình Q2
future – Tiếp tục đi các tour nguyện trong thời gian tới
thám hiểm trong tương lai
Recommend to others – Khuyến Tôi sẽ khuyến khích bạn bè, người thân, Q3
khích người khác tham gia đồng nghiệp tham gia hoạt động tình
nguyện
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp, 2015)

Bảng 4.2 Thang đo giá trị chức năng của hoạt động tình nguyện

Thang đo tham khảo Thang đo chính thức Biến


Nhóm bổ sung từ nghiên cứu định Tôi tham gia hoạt động tình nguyện CN1
tính (phỏng vấn nhóm tập trung) để giúp đỡ các nhóm yếu thế
Nhóm bổ sung từ nghiên cứu định Tôi tham gia hoạt động tình nguyện CN2
tính (phỏng vấn nhóm tập trung) để góp phần phổ biến các giá trị tốt
đẹp trong cộng đồng
Nhóm bổ sung từ nghiên cứu định Tôi tham gia hoạt động tình nguyện CN3
tính (phỏng vấn nhóm tập trung) để góp phần giải quyết các vấn đề
tồn đọng của cộng đồng, của xã hội
u

Well organized - Được tổ chức tốt Tôi tham gia một chương trình tình CN4
(nghiên cứu 1) nguyện vì các hoạt động trong
chương trình này được tổ chức tố
Mobile Apps offers consistent quality Tôi tham gia một chương trình tình CN5
- Các ứng dụng điện thoại có chất nguyện vì chương trình này có chất
lượng thống nhất (nghiên cứu 2) lượng ổn định, thống nhất.
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp, 2015)

Bảng 4.3 Thang đo giá trị xã hội của hoạt động tình nguyện

Thang đo tham khảo Thang đo chính thức Biến


Lời khuyên (giới thiệu) của bạn bè (đồng Tôi tham gia một hoạt động tình XH1
nghiệp) ảnh hưởng đến quyết định tiêu nguyện khi bạn bè, đồng nghiệp
dùng thức ăn nhanh của tôi; cùng tham gia.
Lời khuyên (giới thiệu) của các thành Tôi tham gia một hoạt động tình XH2
viên trong gia đình ảnh hưởng đến quyết nguyện khi thành viên gia đình,
định tiêu dùng thức ăn nhanh của tôi; người thân cùng tham gia.
The familiarity and reputation of the Tôi tham gia hoạt động tình nguyện XH3
brand of personal care products I use is vì các hoạt động này được xã hội
important to me – Sự quen thuộc và công nhận, đề cao và tôn vinh.
danh tiếng của các sản phẩm chăm sóc
cá nhân thì quan trọng với tôi
Good impression on other people - Ấn Tôi tham gia hoạt động tình nguyện XH4
tượng tốt đẹp với người để gây ấn tượng tốt đẹp với người
khác.
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp, 2015)
v

Bảng 4.4 Thang đo giá trị cảm xúc của hoạt động tình nguyện

Thang đo tham khảo Thang đo chính thức Biến


Using mobile App makes me feel Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì CX1
relax – Sử dụng ứng dụng điện thoại các hoạt động này mang lại cho tôi sự
khiến tôi cảm thấy thư giãn thư giãn.
Using mobile App give me pleasure Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì CX2
– Sử dụng ứng dụng điện thoại di các hoạt động này mang lại cho tôi sự
động khiến tôi cảm thấy vui vẻ vui vẻ, thoải mái.
Nhóm bổ sung từ nghiên cứu định Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì CX3
tính (phỏng vấn nhóm tập trung) các hoạt động này mang lại cho tôi
nhiều bất ngờ.
Using mobile App makes me feel Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì CX4
good – Sử dụng ứng dụng điện thoại khi tham gia các hoạt động này, tôi
di động giúp tôi cảm thấy tốt cảm thấy bản thân có ích cho xã hội.
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp, 2015)

Bảng 4.5 Thang đo giá trị tri thức

Thang đo tham khảo Thang đo chính thức Biến


Mobile Apps make experiment Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để TT1
with new ways of doing things - có thêm kinh nghiệm sống.
Ứng dụng điện thoại tạo ra sự thử Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để TT2
nghiệm cách thức làm việc mới học tập thêm các kĩ năng cần thiết.
Nhóm bổ sung từ nghiên cứu định Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để TT3
tính (phỏng vấn nhóm tập trung) có thêm trải nghiệm với bạn bè, đồng
nghiệp và người thân.
Nhóm bổ sung từ nghiên cứu định Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để TT4
tính (phỏng vấn nhóm tập trung) kết giao và mở rộng mối quan hệ xã hội.
w

Mobile Apps enable me to test the Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để TT5
new technologies - Ứng dụng học tập, tích lũy thêm kiến thức trong
điện thoại cho phép tôi thử một số lĩnh vực
nghiệm và biết đến những kỹ
thuật mới
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp, 2015)

Bảng 4.6 Thang đo giá trị điều kiện

Thang đo tham khảo Thang đo chính thức Biến


Smoking is expecially difficult when I Tôi tham gia hoạt động tình nguyện DK1
have personal health complication – khi có trạng thái tâm sinh lý tốt
Việc hút thuốc lá gặp rất nhiều khó
khăn khi tôi có vấn đề, biến chứng về
sức khỏe
Nhóm bổ sung từ nghiên cứu định tính Tôi tham gia hoạt động tình nguyện DK2
(phỏng vấn nhóm tập trung) để tận dụng quỹ thời gian của mình.
Nhóm bổ sung từ nghiên cứu định tính Tôi tham gia hoạt động tình nguyện DK3
(phỏng vấn nhóm tập trung) khi có đủ điều kiện tài chính
Smoking is especially difficult when Tôi tham gia một hoạt động tình DK4
there is pressure from love ones – Việc nguyện khi có sự đồng thuận, ủng
hút thuốc lá gặp rất nhiều khó khăn với hộ từ gia đình, bạn bè hoặc từ chính
áp lực từ những người thân yêu sách của nhà trường, công ty
Nhóm bổ sung từ nghiên cứu định tính Tôi tham gia một hoạt động tình DK5
(phỏng vấn nhóm tập trung) nguyện khi cơ sở vật chất và điều
kiện di chuyển thuận lợi.
Nhóm bổ sung từ nghiên cứu định tính Tôi tham gia một chương trình tình DK6
(phỏng vấn nhóm tập trung) nguyện khi nơi diễn ra chương trình
x

này hoặc các hoạt động trong


chương trình được đảm bảo an toàn
nhất định
Nhóm bổ sung từ nghiên cứu định tính Tôi tham gia một hoạt động tình DK7
(phỏng vấn nhóm tập trung) nguyện khi điều kiện thời tiết, địa
hình nơi diễn ra chương trình hoặc
nơi sinh sống, làm việc của tình
nguyện viên thuận lợi.
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp, 2015)

Bảng 4.7 Thang đo thương hiệu - Hiệu quả truyền thông

Thang đo tham khảo Thang đo chính thức Biến


Knowing exactly what I am Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi TH1
going to get saves me time thông tin về chương trình được cung cấp một
shopping around – Biết được cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác
chính xác những gì tôi có thể
có được giúp tiết kiệm thời
gian mua sắm
Bổ sung (từ nghiên cứu của Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi TH2
Karen S. Johnson) nội dung và hình thức truyền thông hấp dẫn,
sinh động, thu hút.
Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi TH3
chương trình có nhiều ưu đãi cho tình nguyện
viên (Ví dụ: áo thun chương trình, huy hiệu,
nón…).
y

Nhóm bổ sung (từ mô hình Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi TH4
Browntap) tần số và mức độ phủ sóng của chương trình
truyền thông rộng (Truyền thông online:
fanpage, bài viết, bài báo. Truyền thông
offline: poster, standee, leaflet, classtalk…).
Nhóm bổ sung (từ nghiên cứu Tôi tham gia một chương trình tình nguyện vì
của Karen S. Johnson) đại sứ thương hiệu của chương trình (Đại sứ TH5
thương hiệu: người nổi tiếng đại diện cho
chương trình).
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp, 2015)

Bảng 4.8 Thang đo yếu tố tâm lý, cá nhân

Thang đo tham khảo Thang đo chính thức Biến


Tôi chọn tiêu dùng sản phẩm thức Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì TL1
ăn nhanh vì phù hợp thói quen, sở tính cách của tôi phù hợp với các hoạt
thích của bản thân; động này
Nhóm bổ sung từ nghiên cứu định Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để thể TL2
tính (phỏng vấn nhóm tập trung) hiện năng lực và tính cách của bản thân.
Nhóm bổ sung (từ nhân tố “niềm Tôi tham gia một chương trình tình TL3
tin” trong lý thuyết về Yếu tố tâm nguyện khi nội dung chương trình phù
lý, cá nhân của Philip Kotler) hợp với quan điểm và niềm tin của tôi.
Nhóm bổ sung (từ nhân tố “động Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì tôi TL4
lực” trong lý thuyết về Yếu tố tâm muốn được công nhận và khen thưởng cho
lý, cá nhân của Philip Kotler) những đóng góp và thành tích của mình.
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp, 2015)
z

PHỤ LỤC 5
BẢNG KHẢO SÁT
Về: Các nhân tố ảnh hưởng đến Quyết định tham giahoạt động tình nguyện của
thanh niên tại Tp.HCM

Kính chào Anh/Chị!


Chúng tôi là nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học thuộc trường Đại học Ngoại thương
Cơ sở II tại Tp. HCM. Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên tại Tp. HCM với
mục đích đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm thu hút ngày càng nhiều thanh niên tham gia các
hoạt động tình nguyện. Do đó, rất mong các anh/chị dành chút thời gian quý báu để hoàn
thành bảng khảo sát sau. Những trao đổi, chia sẻ của anh/chị sẽ góp phần quyết định sự thành
công của nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này, hoạt động tình nguyện được thống nhất định nghĩa là một hoặc
những hoạt động có tổ chức của một hoặc một nhóm cá nhân tự nguyện thực hiện, mang lại
những tác động tích cực cho cộng đồng, xã hội, không vì bất kỳ động cơ hay lợi ích cá nhân
nào cũng như không vì mục tiêu lợi nhuận của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.
Chúng tôi xin cam kết thông tin các anh chị cung cấp dưới đây chỉ được dùng với mục
đích nghiên cứu và sẽ được giữ bí mật. Mọi đóng góp hoặc thắc mắc, anh/chị vui lòng liên hệ
PhạmXuân Vinh qua địa chỉ email phamxuanvinh2209@gmail.com hoặc số điện thoại 0121
6886 920.
PHẦN I: THÔNG TIN CÁ NHÂN
Anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu (X) vào lựa chọn phù hợp
hoặc viết rõ câu trả lời vào khoảng trống.
Câu 1. Giới tính của anh/chị là:  Nam  Nữ
Câu 2. Địa bàn cư trú hiện nay của anh/chị là:
 Quận/Huyện Trung tâm nội thành: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 10, Quận Bình
Thạnh, Quận Phú Nhuận;
aa

 Quận/Huyện Nội thành: Quận 2, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 11, Quận 12,
Quận 9, Quận 11, Quận 12, Quận Tân Bình, Quận Thủ Đức, Quận Gò Vấp, Quận Bình
Tân, Quận Tân Phú;
 Quận/Huyện Ngoại thành: Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ, Huyện Hóc Môn, Huyện Củ
Chi, Huyện Bình Chánh.
(theo Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2-4-2010 của Chính phủ).
Câu 3. Độ tuổi của anh/chị là:
 Dưới 16 tuổi  Từ 16 – 18 tuổi  Từ 18 – 22 tuổi
 Từ 22 – 25 tuổi  Từ 25 – 30 tuổi  Trên 30 tuổi
Câu 4. Trình độ học vấn của anh/chị là:
 Phổ thông trung học  Cao đẳng/ Trung cấp  Đại học  Sau Đại học
 Khác__________________________________________________________ (ghi rõ)
Câu 5. Thu nhập bình quân hàng tháng của anh/chị là:
 Dưới 1 triệu đồng  Từ 1 – 3 triệu đồng
 Từ 3 – 5 triệu đồng  Trên 5 triệu đồng
Câu 6. Vai trò của anh/chị trong tổ chức hiện nay là:
 Lãnh đạo cấp cao: Lớp trưởng, Bí thư, Chi hội trưởng, Giám đốc...
 Lãnh đạo cấp trung: Lớp phó, Phó Bí thư, Chi hội phó, Phó Giám đốc, Trưởng phòng...
 Lãnh đạo cấp cơ sở: Tổ trưởng, Nhóm trưởng, Ủy viên BCH Đoàn/ Hội, Phó phòng...
 Thành viên trong tổ chức (Không mang chức vụ)
 Không thuộc tổ chức nào.
Câu 7. Tình trạng hôn nhân của anh/chị:
 Độc thân  Đã kết hôn

PHẦN II: QUYẾT ĐỊNH THAM GIA HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN
Dựa vào kinh nghiệm cá nhân, anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị
đối với các phát biểu sau về quyết định tham gia hoạt động tình nguyện. Xin anh/chị vui lòng
trả lời bằng cách khoanh tròn một con số ở từng dòng. Những con số này thể hiện mức độ
anh/chị đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo quy ước sau:
bb

1: Hoàn toàn không đồng ý (Rất không đồng ý)


2: Không đồng ý
3: Trung lập
4: Đồng ý
5: Hoàn toàn đồng ý (Rất đồng ý)

STT Nội dung phát biểu Đánh giá

1 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để giúp đỡ các nhóm yếu thế 1 2 3 4 5
(trẻ em, phụ nữ, người già, người tàn tật…).
2 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để góp phần phổ biến các giá 1 2 3 4 5
trị tốt đẹptrong cộng đồng (lòng thương người, sự cảm thông và
chia sẻ, tinh thần xung kích, tình nguyện, lòng tri ân những người
có công với Tổ quốc, tinh thần hội nhập,…).
3 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để góp phần giải quyết các 1 2 3 4 5
vấn đề tồn đọng của cộng đồng, của xã hội (ô nhiễm môi trường,
tệ nạn xã hội…).
4 Tôi tham gia một chương trình tình nguyện vì các hoạt động 1 2 3 4 5
trong chương trình này được tổ chức tốt.
5 Tôi tham gia một chương trình tình nguyện vì chương trình này 1 2 3 4 5
có chất lượng ổn định, thống nhất.
6 Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi bạn bè, đồng nghiệp 1 2 3 4 5
cùng tham gia.
7 Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi thành viên gia đình, 1 2 3 4 5
người thân cùng tham gia.
8 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì các hoạt động này được 1 2 3 4 5
xã hội công nhận, đề cao và tôn vinh.
9 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để gây ấn tượng tốt đẹp với 1 2 3 4 5
người khác (Ví dụ: thành tích, kinh nghiệm hoạt động tình
nguyện trong sơ yếu lý lịch gây ấn tượng với nhà tuyển dụng).
cc

10 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì các hoạt động này mang 1 2 3 4 5
lại cho tôi sự thư giãn.
11 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì các hoạt động này mang 1 2 3 4 5
lại cho tôi sự vui vẻ, thoải mái.
12 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì các hoạt động này mang 1 2 3 4 5
lại cho tôi nhiều bất ngờ.
13 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì khi tham gia các hoạt 1 2 3 4 5
động này, tôi cảm thấy bản thân có ích cho xã hội.
14 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để có thêm kinh nghiệm 1 2 3 4 5
sống.
15 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để học tập thêm các kĩ năng 1 2 3 4 5
cần thiết.
16 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để có thêm trải nghiệm với 1 2 3 4 5
bạn bè, đồng nghiệp và người thân.
17 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để kết giao và mở rộng mối 1 2 3 4 5
quan hệ xã hội.
18 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để học tập, tích lũy thêm 1 2 3 4 5
kiến thức trong một số lĩnh vực (Ví dụ: tôi tham gia chương trình
“Ngày Trái Đất” vì tôi muốn có thêm những kiến thức về biến
đổi khí hậu).
19 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện khi có trạng thái tâm sinh lý 1 2 3 4 5
tốt (VD: có tâm trạng tốt, có đủ sức khỏe…).
20 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để tận dụng quỹ thời gian 1 2 3 4 5
của mình.
21 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện khi có đủ điều kiện tài chính. 1 2 3 4 5
22 Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi có sự đồng thuận, 1 2 3 4 5
ủng hộ từ gia đình, bạn bè hoặc từ chính sách của nhà trường,
công ty.
23 Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi cơ sở vật chất và 1 2 3 4 5
dd

điều kiện di chuyển thuận lợi.


24 Tôi tham gia một chương trình tình nguyện khi nơi diễn ra 1 2 3 4 5
chương trình này hoặc các hoạt động trong chương trình được
đảm bảo an toàn nhất định.
25 Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi điều kiện thời tiết, 1 2 3 4 5
địa hình nơi diễn ra chương trình hoặc nơi sinh sống, làm việc
của tình nguyện viên thuận lợi.
26 Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi thông tin về chương 1 2 3 4 5
trình được cung cấp một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác.
27 Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi nội dung và hình 1 2 3 4 5
thức truyền thông hấp dẫn, sinh động, thu hút.
28 Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi chương trình có 1 2 3 4 5
nhiều ưu đãi cho tình nguyện viên (Ví dụ: áo thun chương trình,
huy hiệu, nón…).
29 Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi tần số và mức độ 1 2 3 4 5
phủ sóng của chương trình truyền thông rộng (Truyền thông
online: fanpage, bài viết, bài báo. Truyền thông offline: poster,
standee, leaflet, classtalk…).
30 Tôi tham gia một chương trình tình nguyện vì đại sứ thương hiệu 1 2 3 4 5
của chương trình (Đại sứ thương hiệu: người nổi tiếng đại diện
cho chương trình).
31 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì tính cách của tôi phù hợp 1 2 3 4 5
với các hoạt động này.
32 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để thể hiện năng lực và tính 1 2 3 4 5
cách của bản thân.
33 Tôi tham gia một chương trình tình nguyện khi nội dung chương 1 2 3 4 5
trình phù hợp với quan điểm và niềm tin của tôi.
34 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì tôi muốn được công nhận 1 2 3 4 5
và khen thưởng cho những đóng góp và thành tích của mình.
ee

35 Tôi sẽ bắt đầu tham gia hoạt động tình nguyện trong thời gian 1 2 3 4 5
tới.
36 Tôi sẽ tiếp tục tham gia hoạt động tình nguyện trong thời gian 1 2 3 4 5
tới.
37 Tôi sẽ khuyến khích bạn bè, người thân, đồng nghiệp tham gia 1 2 3 4 5
hoạt động tình nguyện.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Anh/ Chị!
ff

PHỤ LỤC 6
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM SPSS 21.0
1. Kết quả thống kê mô tả sự đồng thuận chung của mẫu
Bảng 6.1 Kết quả thống kê mô tả sự hài lòng chung của mẫu
Descriptive Statistics
Items N Range Min Max Mean Std.
Deviation
1. CN1 506 4 1 5 4.02 1.055
1. CN2 506 4 1 5 3.96 1.045
1. CN3 506 4 1 5 3.74 .982
1. CN4 506 4 1 5 3.40 .969
1. CN5 506 4 1 5 3.41 .969
2. XH1 506 4 1 5 3.31 1.029
2. XH2 506 4 1 5 2.92 1.080
2. XH3 506 4 1 5 3.07 1.112
2. XH4 506 4 1 5 2.89 1.151
3. CX1 506 4 1 5 3.45 1.032
3. CX2 506 4 1 5 3.78 .999
3. CX3 506 4 1 5 3.41 1.121
3. CX4 506 4 1 5 4.08 1.029
4. TT1 506 4 1 5 4.13 .999
4. TT2 506 4 1 5 4.01 1.035
4. TT3 506 4 1 5 3.89 1.027
4. TT4 506 4 1 5 3.87 .997
4. TT5 506 4 1 5 3.62 1.052
5. DK1 506 4 1 5 3.39 1.030
5. DK2 506 4 1 5 3.24 1.033
5. DK3 506 4 1 5 2.85 1.064
5. DK4 506 4 1 5 2.96 1.113
5. DK5 506 4 1 5 2.96 1.087
5. DK6 506 4 1 5 3.36 1.033
5. DK7 506 4 1 5 2.97 1.067
6. TH1 506 4 1 5 3.86 1.029
6. TH2 506 4 1 5 3.30 1.017
6. TH3 506 4 1 5 2.79 1.124
6. TH4 506 4 1 5 2.91 1.064
6. TH5 506 4 1 5 2.41 1.110
gg

7. TL1 506 4 1 5 3.65 .992


7. TL2 506 4 1 5 3.39 1.003
7. TL3 506 4 1 5 3.79 1.007
7. TL4 506 4 1 5 2.85 1.072
Valid N (Listwise) 506

2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo với các nhân tố đánh giá chung
quyết định tham gia hoạt động tình nguyện
Bảng 6.2 Kết quả đánh giá thang đo các nhân tố đánh giá chung quyết định
tham gia hoạt động tình nguyện
Item-Total Statistics
Reliability Statistics Scale Scale Cronbach's
Corrected
Cronbach’s N of Mean if Variance if Alpha if
Item-Total
alpha Items Item Item Item
Correlation
.953 3 Deleted Deleted Deleted
Q1 7.01 4.192 .949 .899
Q2 7.27 4.956 .888 .941
Q3 6.58 5.195 .881 .948

3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA


3.1. Kết quả phân tích nhân tố lần 1
Bảng 6.3 – A Kết quả hệ số KMO và kiểm định Barlett
KMO and Barlett’s Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .916
Approx. Chi-Square 9120.889
Bartlett's Test of
df 496
Sphericity
Sig. .000

Bảng 6.3 – B Kết quả các thông số Eigenvalues


Total variance explained
Rotation Sums of Squared
Initial Eigenvalues
Compo Loadings
nent % of Cummulative % of Cummulative
Total Total
Variance % Variance %
1 10.083 31.509 31.509 6.641 20.754 20.754
hh

2 4.657 14.553 46.062 3.527 11.020 31.774


3 1.595 4.984 51.045 2.808 8.777 40.551
4 1.320 4.124 55.169 2.515 7.858 48.409
5 1.273 3.978 59.147 2.405 7.514 55.923
6 1.132 3.537 62.684 2.164 6.761 62.684
7 .978 3.055 65.739
8 .932 2.912 68.651
9 .835 2.611 71.262
10 .764 2.386 73.649
11 .673 2.104 75.753
12 .641 2.003 77.756
13 .602 1.882 79.638
14 .547 1.710 81.348
15 .541 1.691 83.038
16 .491 1.534 84.572
17 .444 1.388 85.960
18 .429 1.339 87.299
19 .399 1.246 88.545
20 .391 1.223 89.768
21 .373 1.165 90.934
22 .347 1.085 92.018
23 .340 1.063 93.082
24 .330 1.031 94.112
25 .295 .922 95.035
26 .293 .916 95.951
27 .288 .901 96.852
28 .251 .786 97.637
29 .220 .688 98.325
30 .214 .670 98.995
31 .209 .652 99.647
32 .113 .353 100.000

Bảng 6.3 – C Kết quả ma trận xoay lần 1


Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6
TT1 .864
TT2 .859
CX4 .801
ii

TT3 .775
TT4 .750
CN2 .741
CN1 .658 .436
CN3 .645
TT5 .583
TH3 .790
TH4 .775
TH5 .701
TH2 .588
DK7 .539 .467
TL2 .464
DK3 .744
DK4 .610
DK1 .600
DK5 .435 .598
DK6 .510
DK2 .507 .446
CN5 .692
CN4 .671
TL3 .580
TL1 .546
XH1 .765
XH2 .724
XH4 .617
XH3 .525
CX1 .664
CX3 .450 .614
CX2 .534 .592
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 9 iterations.
jj

b. Kết quả phân tích nhân tố lần 2


Bảng 6.4 – A Kết quả hệ số KMO và kiểm định Barlett
KMO and Barlett’s Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .914
Approx. Chi-Square 8792.437
Bartlett's Test of
df 465
Sphericity
Sig. .000

Bảng 6.4 – B Kết quả các thông số Eigenvalues


Total variance explained
Rotation Sums of Squared
Initial Eigenvalues
Compo Loadings
nent % of Cummulative % of Cummulative
Total Total
Variance % Variance %
1 9.710 31.322 31.322 6.523 21.043 21.043
2 4.657 15.022 46.344 3.459 11.157 32.200
3 1.556 5.019 51.363 2.668 8.607 40.807
4 1.299 4.192 55.554 2.488 8.025 48.832
5 1.255 4.049 59.603 2.398 7.736 56.568
6 1.131 3.649 63.252 2.072 6.684 63.252
7 .976 3.148 66.400
8 .912 2.941 69.340
9 .773 2.494 71.835
10 .741 2.389 74.224
11 .672 2.167 76.390
12 .641 2.068 78.458
13 .573 1.850 80.308
14 .544 1.756 82.064
15 .505 1.628 83.692
16 .481 1.552 85.245
17 .444 1.431 86.675
18 .424 1.367 88.042
19 .391 1.263 89.305
20 .374 1.206 90.511
21 .351 1.131 91.641
22 .341 1.099 92.740
23 .330 1.065 93.805
24 .319 1.029 94.835
kk

25 .295 .952 95.787


26 .291 .938 96.725
27 .258 .831 97.556
28 .221 .712 98.269
29 .215 .692 98.961
30 .209 .674 99.634
31 .113 .366 100.000

Bảng 6.4 – C Kết quả ma trận xoay lần 2


Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6
TT1 .865
TT2 .860
CX4 .801
TT3 .777
TT4 .752
CN2 .741
CN1 .656 .441
CN3 .646
TT5 .586
TH3 .793
TH4 .791
TH5 .717
TH2 .596
DK7 .583 .421
DK3 .747
DK4 .614
DK1 .591
DK5 .469 .566
DK2 .525 .418
DK6 .438 .469
CN5 .703
CN4 .682
TL3 .573
TL1 .531
XH1 .762
XH2 .728
XH4 .624
ll

XH3 .528
CX1 .676
CX3 .452 .624
CX2 .535 .596
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 9 iterations.

c. Kết quả phân tích nhân tố lần 3


Bảng 6.5 Kết quả ma trận xoay lần 3
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6
TT2 .846
TT1 .845
CX4 .789
CN2 .767
TT3 .766
TT4 .736
CN3 .688
CN1 .679 .422
TT5 .600
TH4 .801
TH3 .797
TH5 .741
TH2 .596
DK7 .573
CN5 .714
CN4 .684
TL3 .577
TL1 .530
XH1 .750
XH2 .709
XH4 .654
XH3 .539
DK3 .756
DK4 .614
DK1 .589
mm

DK5 .457 .545


DK2 .535 .415
CX1 .752
CX2 .487 .648
CX3 .416 .648
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 8 iterations.

4. Các nhóm biến độc lập mới sau khi phân tích nhân tố khám phá lần thứ 3
Bảng 6.6 Thang đo quyết định tham gia hoạt động tình nguyện
của thanh niên tại Thành phố Hồ Chí Minh
Mục đích cá nhân (X1)
CN1 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để giúp đỡ các nhóm yếu thế (trẻ em,
phụ nữ, người già, người tàn tật…).
CN2 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để góp phần phổ biến các giá trị tốt
đẹp trong cộng đồng (lòng thương người, sự cảm thông và chia sẻ, tinh
thần xung kích, tình nguyện, lòng tri ân những người có công với Tổ
quốc, tinh thần hội nhập,…).
CN3 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để góp phần giải quyết các vấn đề tồn
đọng của cộng đồng, của xã hội (ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội…).
CX4 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì khi tham gia các hoạt động này, tôi
cảm thấy bản thân có ích cho xã hội.
TT1 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để có thêm kinh nghiệm sống.
TT2 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để học tập thêm các kĩ năng cần thiết.
TT3 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để có thêm trải nghiệm với bạn bè,
đồng nghiệp và người thân.
TT4 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để kết giao và mở rộng mối quan hệ
nn

xã hội.
TT5 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để học tập, tích lũy thêm kiến thức
trong một số lĩnh vực (Ví dụ: tôi tham gia chương trình “Ngày Trái Đất”
vì tôi muốn có thêm những kiến thức về biến đổi khí hậu).
Hiệu quả truyền thông (X2)
TH2 Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi nội dung và hình thức truyền
thông hấp dẫn, sinh động, thu hút.
TH3 Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi chương trình có nhiều ưu đãi
cho tình nguyện viên (Ví dụ: áo thun chương trình, huy hiệu, nón…).
TH4 Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi tần số và mức độ phủ sóng
của chương trình truyền thông rộng (Truyền thông online: fanpage, bài
viết, bài báo. Truyền thông offline: poster, standee, leaflet, classtalk…).
TH5 Tôi tham gia một chương trình tình nguyện vì đại sứ thương hiệu của
chương trình (Đại sứ thương hiệu: người nổi tiếng đại diện cho chương
trình).
DK7 Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi điều kiện thời tiết, địa hình
nơi diễn ra chương trình hoặc nơi sinh sống, làm việc của tình nguyện
viên thuận lợi.
Đặc điểm chương trình (X3)
CN4 Tôi tham gia một chương trình tình nguyện vì các hoạt động trong chương
trình này được tổ chức tốt.
CN5 Tôi tham gia một chương trình tình nguyện vì chương trình này có chất
lượng ổn định, thống nhất.
TL1 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì tính cách của tôi phù hợp với các
hoạt động này.
TL3 Tôi tham gia một chương trình tình nguyện khi nội dung chương trình phù
hợp với quan điểm và niềm tin của tôi.
oo

Giá trị xã hội (X4)


XH1 Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi bạn bè, đồng nghiệp cùng
tham gia.
XH2 Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi thành viên gia đình, người
thân cùng tham gia.
XH3 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì các hoạt động này được xã hội
công nhận, đề cao và tôn vinh.
XH4 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để gây ấn tượng tốt đẹp với người
khác (Ví dụ: thành tích, kinh nghiệm hoạt động tình nguyện trong sơ yếu
lý lịch gây ấn tượng với nhà tuyển dụng).
Giá trị điều kiện (X5)
DK1 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện khi có trạng thái tâm sinh lý tốt (VD:
có tâm trạng tốt, có đủ sức khỏe…).
DK2 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện để tận dụng quỹ thời gian của mình.
DK3 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện khi có đủ điều kiện tài chính.
DK4 Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi có sự đồng thuận, ủng hộ từ
gia đình, bạn bè hoặc từ chính sách của nhà trường, công ty.
DK5 Tôi tham gia một hoạt động tình nguyện khi cơ sở vật chất và điều kiện di
chuyển thuận lợi.
Giá trị cảm xúc (X6)
CX1 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì các hoạt động này mang lại cho tôi
sự thư giãn.
CX2 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì các hoạt động này mang lại cho tôi
sự vui vẻ, thoải mái.
CX3 Tôi tham gia hoạt động tình nguyện vì các hoạt động này mang lại cho tôi
nhiều bất ngờ.
pp

5. Kết quả kiểm định sự giống nhau các trị trung bình của các tổng thể con
Bảng 6.7 Kết quả kiểm định One – Sample Test về giá trị trung bình
của quyết định tham gia hoạt động tình nguyện
Test Value = 3.73
95% Confidence Interval
Sig. Mean
t df of the Difference
(2-tailed) Difference
Lower Upper
Quyetdinh .047 505 .962 .00188 - .0767 .0805

Bảng 6.8 Kết quả kiểm định Independent-samples T-Test về giới tính
Independent-Samples Test
Y (Quyetdinh)
Equal variances Equal variances not
assumed assumed
Levene’s Test
F .322
for Equality
of Variances Sig. .571
t - .134 - .134
df 504 498.731
Sig. (2-tailed) .894 .894
t-test for
Mean Difference - .01072 - .01072
Equality of
Std. Error Difference .08014 .08024
Means
95% Confidence Lower - .16817 - .16837
Interval of the
Difference Upper .14673 .14693

Bảng 6.9 Kết quả kiểm định ANOVA về địa bàn cư trú
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.284 2 503 .753
ANOVA
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Between Groups 1.380 2 .690 .851 .428
Within Groups 407.690 503 .811
Total 409.070 505
qq

Bảng 6.10 – A Kết quả kiểm định ANOVA về độ tuổi


Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic df1 df2 Sig.
6.776 3 502 .000
ANOVA
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Between Groups 81.733 3 27.244 41.782 .000
Within Groups 327.337 502 .652
Total 409.070 505

Bảng 6.10 – B Thống kê mô tả quyết định tham gia theo độ tuổi

N Mean Std. Deviation Std. Error Maximum


2 18 3.2963 .10779 .02541 3.33
3 247 3.9136 .77896 .04956 5
4 199 3.8157 .87975 .06236 5
5 42 2.4524 .77502 .11959 3.33
Total 506 3.7319 .90002 .04001 5

Bảng 6.11 Kết quả kiểm định ANOVA về trình độ học vấn
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1.333 3 502 .263
ANOVA
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Between Groups 2.483 3 .828 1.022 .383
Within Groups 406.587 502 .810
Total 409.070 505
rr

Bảng 6.12 Kết quả kiểm định ANOVA về thu nhập bình quân hàng tháng
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.574 3 502 .632
ANOVA
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Between Groups 2.363 3 .788 .972 .406
Within Groups 406.707 502 .810
Total 409.070 505

Bảng 6.13 Kết quả kiểm định ANOVA về vai trò trong tổ chức
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.627 4 401 .644
ANOVA
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Between Groups 4.665 4 1.166 1.445 .218
Within Groups 404.405 501 .807
Total 409.070 505
Bảng 6.14 – A Kết quả kiểm định Independent-samples T-Test
về tình trạng hôn nhân
Independent-Samples Test
Y (Quyetdinh)
Equal variances Equal variances not
assumed assumed
Levene’s Test
F 3.374
for Equality
of Variances Sig. .054
t 2.310 1.777
df 504 24.298
Sig. (2-tailed) .021 .088
t-test for
Mean Difference .43298 .43298
Equality of
Std. Error Difference .18743 .24366
Means
95% Confidence Lower .06473 - .06959
Interval of the
Difference Upper .80122 .93554
ss

Bảng 6.14 – B Thống kê mô tả quyết định tham gia theo tình trạng hôn nhân

N Mean Std. Deviation Std. Error


1 482 3.7524 .88049 .04011
2 24 3.3194 1.17740 .24034
Total 482 3.7524 .88049 .04011

Bảng 6.15 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến


Y X1 X2 X3 X4 X5 X6
Y Pearson Correlation 1 .685* .196* .538* .168* .288* .542*
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 506 506 506 506 506 506 506
X1 Pearson Correlation .685* 1 .202* .618* .195* .330* .647*
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 506 506 506 506 506 506 506
X2 Pearson Correlation .196* .202* 1 .337* .538* .580* .191*
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 506 506 506 506 506 506 506
X3 Pearson Correlation .538* .618* .337* 1 .321* .384* .511*
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 506 506 506 506 506 506 506
X4 Pearson Correlation .168* .195* .538* .321* 1 .515* .178*
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 506 506 506 506 506 506 506
X5 Pearson Correlation .288* .330* .580* .384* .515* 1 .244
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 506 506 506 506 506 506 506
X6 Pearson Correlation .542* .647* .191* .511* .178* .244* 1
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 506 506 506 506 506 506 506
* Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
tt

6. Kết quả phân tích hồi quy lần 1


Bảng 6.16 Kết quả phân tích hồi quy lần 1
Model Summaryb
R Adjusted R Std. Error of
Model R
Square Square the Estimate
a
1 .710 .503 .498 .63798
a. Predictors: (Constant), X6, X4, X5, X3, X2, X1
b. Dependent Variable: Y
ANOVAa
Sum of Mean
df F Sig.
Model Squares Square
1 Regression 205.965 6 34.327 84.338 .000b
Residual 203.105 499 .407
Total 409.070 505
a. Dependent Variable: Y
b. Predictors: (Constant), X6, X4, X5, X3, X2, X1

Coefficientsa
Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
(Constant) .365 .173 2.111 .035
X1 .541 .052 .489 10.497 .000 .459 2.181
X2 .010 .045 .009 .227 .821 .575 1.738
X3 .185 .051 .154 3.597 .000 .540 1.851
X4 -.032 .044 -.029 -.731 .465 .639 1.565
X5 .051 .050 .042 1.009 .313 .565 1.771
X6 .139 .042 .140 3.331 .001 .561 1.783
a. Dependent Variable: Y
uu

7. Kết quả phân tích hồi quy lần 2


Bảng 6.17 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến
Model Summaryb
R Adjusted R Std. Error of
Model R
Square Square the Estimate
a
1 .709 .502 .499 .63703
a. Predictors: (Constant), X6, X3, X1
b. Dependent Variable: Y

ANOVAa
Sum of Mean
df F Sig.
Model Squares Square
1 Regression 205.352 3 68.451 168.675 .000b
Residual 203.718 502 .406
Total 409.070 505
a. Dependent Variable: Y
b. Predictors: (Constant), X6, X3, X1

Coefficientsa
Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
(Constant) .400 .155 2.589 .010
X1 .548 .051 .496 10.784 .000 .470 2.130
X3 .193 .049 .161 3.942 .000 .597 1.676
X6 .139 .042 .140 3.325 .001 .562 1.780
a. Dependent Variable: Y

You might also like