You are on page 1of 3

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

Nam Cao từng nói: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không cần là
ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ nhửng kiếp lầm than,
vang dội lên mạnh mẽ trong lòng…” đúng thật vậy vì qua các tác phẩm chúng ta đã được
học để có được sức hút và cảm xúc chân thật nhất thì chính các thi sĩ phải bước chân ra từ
trong bom đạn khói lửa. Trong một rừng kháng chiến văn học như vậy lại nổi lên một cây
bút nữ mang tên Lê Minh Khuê đã gan dạ, xung phong ra chiến trường với giọng văn mới
lạ và hấp dẫn của mình, bà như một ngôi sáng như cái tên của bà vậy. Ngôi sao ấy đã
khẳng định được tài năng của mình qua tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” với nhân vật
chính là Phương Định đã đưa tên tuổi của Khuê vụt sáng vào những năm 1971 của thời
kháng chiến chống Mĩ khóc liệt truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên
xung phong trong thời kháng chiến chống Mĩ.

Tuổi trẻ là tuổi thanh xuân với đầy ắp những khác khao cháy bỏng, với bâng khuâng
những mối tình trong veo, vậy mà lại có cô gái Hà Thành kiều mị mang tên Phương Định
bất chấp hi sinh mà lên đường nhập ngũ vì tương lai đất nước trên tuyến đường. “Xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai.” Trước khi lên đường nhập
ngũ chị có một tuổi thơ êm đềm ở bên bố mẹ và các em của mình. Vẻ đẹp của chị còn
được phác thảo rõ nét khi vào nơi chiến trường tàn khốc. Chị xinh xắn với bím tóc dày hai
bên, cái cổ cao kêu hãnh như đài hoa loa kèn và đặc biệt là đôi mắt xa xăm đầy mơ mộng
trong đó ẩn chứa một tâm hồn nhạy cảm, mềm yếu. Tuy vẻ đẹp của chị không thiên tiên
như Thuý Kiều của Nguyễn Du nhưng chị là một bông hồng vàng trong kháng chiến. Vốn
rất thông minh, nàng rất tự tin về bản thân. Đặc biệt, chị rất yêu bản thân, rất thích làm
đẹp cho mình, chị yêu bằng cách nguyên thuỷ nhất, thích ngắm mình trong gương, ngắm
cái đôi mắt hồn nhiên trong veo mà các bộ đội vẫn thường hay trêu ghẹo chị. Rồi chị cũng
làm bộ “chảnh choẹ” trước những bức thư tay mà các anh bộ đội viết cho mình và chị
thường đứng ngồi đối đáp tếu táo với các anh. Đó là sự kiêu hãnh của một cô gá khá dù
trong lòng chị “ những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những
người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.” Tâm hồn Phương Định hồn nhiên trong sáng
đầy những mơ mộng như những cô thiếu nữ mới lớn khác. Cô thích nằm dài trên nền ẩm,
thích hát, thích bịa lời bài hát: “ Những bài bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận,
dân ca quan họ mềm mại dịu dàng, Ca chiu sa của Hồng Quân Liên Xô,…” , thích ngồi
bó gối mơ màng: “ Về đây khi mái tóc còn xanh xanh….” , thích ngồi dựa vào thành đá.
Vẻ đẹp của nàng kiểu nữ mơ mộng còn được thể hiện rõ nhất khi cơn mưa đá bất ngờ ập
đến. Cô hồn nhiên đưa tay hứng lấy những viên đá nhỏ, reo lên sung sướng: “Mưa đá!
Cha mẹ ơi mưa đá!”. Chỉ một cơn mưa đá vụt thoáng qua cũng đủ làm cho cô nhớ lại
những kỉ niệm về thành phố, quê hương, gia đình, tuổi thơ. Cô nhớ mẹ, nhớ cửa sổ ngôi
nhà, nhớ những ngôi sao to trên bầu trời rộng lớn. Những thứ đấy càng làm cho cô thêm
vững tin về một ngày đất nước thống nhất. Từ những chi tiết nhỏ ấy càng cho chúng ta
thấy được Phương Định là cô gái yêu cách mạng, hào hùng nhưng cũng rất đỗi truyền
thống xen lẫn cái vẻ khí khái, lãng mạn của một người con gái.

Đấy là trong cuộc sống hằng ngày. Vẻ đẹp phẩm chất của chị càng được tô đậm trong
hoàn cảnh sống và chiến đấu gian khổ của mình. Ở chị có chút ngổ ngáo nhưng lại rất
đáng iu mang tính chất sử thi của một vị anh hùng đích thực. Cách chị kể chuyện cứ như
đó là một bộ phim đẫm máu và nước mắt chứ khồng hề có chút sợ hãi nào. Một cô gái với
dáng người dong dỏng phải đối mặt với “thần chết”, với trận địa mỗi ngày bằng lòng tự
hào và tinh thần trách nhiệm cao của “tổ trinh sát mặt đường”, phong thái tự tin của chị
khiến tôi phải nể phục chị nhiều phần. Một vết thương ở đùi với một cô gái tuổi đôi mươi
là khá ghê gớm đấy sẽ la toán lên vì đau và sợ nhưng với chị thì cũng chỉ như chuyện vặt
vãnh mà thôi, cũng chẵng cần phải vào viện QuânY, vì nó không đáng, còn bao nhiêu
chiến sĩ còn phải giành lấy từng giây từng phút để sống mà! Chị nghĩ về hoàn cảnh chiến
đấu của mình như một cái thú vui vậy: “ Có ở đâu như thế này không, đất bốc khói, không
khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ĩ xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả
nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây
giờ, có thể chốc nữa, nhưng nhất định sẽ nổ,…” Nhưng như thế không có nghĩa là Định
không sợ, “khi lưỡi xẻng chạm vào quả bom một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào
da thịt”. Những thứ đó như động lực giúp chị làm nhanh hơn, để càng lâu sẽ càng nguy
hiểm. Đấy cũng là công việc thường ngày của chị : “ Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá
bom đến 5 lần”. Thật khó mà tưởng tượng được làm sao mà một ngày chị có thể đối mặt
với cái chết 5 lần. Bên cạnh sự dũng cảm đó chị cũng là một người sống nội tâm, khác
hẳn với vẻ bề ngoài của mình luôn quan tâm chăm sóc cho đồng đội của mình. Cảnh Nho
bị bom vùi, người ta lại thấy chị bình tĩnh đến lạ thường nhưng đâu ai biết được sâu trong
đôi mắt chị đã quạnh quẽ từ lâu, nhưng Định biết chị Thao sợ máu nếu mình không làm
thì Nho phải chịu chết.

Hình ảnh Phương Định dưới ngòi bút của Lê Minh Khuê dường như đang nói lên thực tại
của bà, cũng như bao thanh niên xung phong Việt Nam. Họ ra đi với niềm tin chiến thắng
mãnh liệt nhưng khi về lại bao trùm trong nỗi tan thương. “Con tôi ra đi với hình hài con
người, khi về lại còn nắm tro tàn”…

Đúng quá khứ đã khép lại nhưng chúng ta không được quên lịch sử. Trong bao cơn du
miên, những người lính vẫn nằm mơ thấy cảnh giết chốc đầy đau thương, chúng ta những
thế hệ mai sau lại bị gò bó trước bốn bức tường chật hẹp, trong thế giới game ảo. Hoa hậu
Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên từng nói: “Lịch sử thì có thể bị tàn phá bởi rất nhiều cuộc chiến
tranh, nhưng Việt Nam vẫn là một quốc gia mạnh mẽ và đoàn kết và yêu chuộng hoà
bình, bởi vì trong mỗi chúng ta đều là một chiến binh và tôi cũng vậy.” Chúng ta hãy
đứng lên vì một tương lai tươi sáng

You might also like