You are on page 1of 6

VỢ NHẶT – Kim Lân

MB:
B.Sô đã từng nói “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kỳ quan tuyệt diệu nhất vẫn là trái tim người
mẹ”. Quả thật vậy trái tim của người mẹ là kì quan vĩ đại, là tòa bão tháp ngự trị vĩnh hằng và sừng
sững giữa cuộc đời. Mẹ là một hình ảnh đẹp đẽ luôn in hằn trong sâu thẳm trái tim mỗi người . Một
trong những tác phẩm tạo nên niềm xúc động sâu sắc về người mẹ phải kể đến đó là “Vợ nhặt”
của Kim Lân. Dưới ngòi bút tài hoa và tinh tế của nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Vốn am
hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống lam lũ, vất vã cũng như số phận mong manh của người
nông dân nhà văn đã ngợi ca vẻ đẹp lớn lao kì vĩ của trái tim người mẹ, trong hoàn cảnh vô cùng
tăm tối, người phụ nữ ấy đã cố vượt lên những âu lo để vun vén và xây đắp hạnh phúc cho con mình.
Người mẹ ấy đã giang đôi tay che chở cho con và tình mẫu tử thắm thiết thiêng liêng cũng ngời lên
trọn vẹn và sâu sắc qua diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ.
TB:
KHÁI QUÁT: Vợ nhặt trích trong tập truyện “Con chó xấu xí” viết ngay sau Cách mạng Tháng
8 với tên gọi “Xóm ngụ cư”, nhưng do thất lạc bản thảo nên sau khi hòa bình lập lại, tác giả đã
viết lại thành “Vợ nhặt”. Thiên truyện lấy bối cảnh nạn đói năm 1945, xoay quanh những người
dân nghèo khó trong đó có bà cụ Tứ - một bà lão ngụ cư tội nghiệp hết lòng yêu thương con.
(Tóm tắt)Trước tình cảnh đói kém thảm khốc, khi Tràng “nhặt” Thị về nhà, bà đau lòng hơn khi
chưa làm tròn bổn phận đối với đứa con thương yêu. Thế nhưng sau tất cả, vượt lên những tủi hổ, bà
đã truyền động lực cho hai con cùng nhau hướng về một tương lai tươi sáng dẫu cho niềm hi vọng
này mong manh biết mấy. Niềm tin cùng tình yêu thương con của bà cụ Tứ thực sự đã trở thành
nguồn sức mạnh tinh thần tuyệt vời động viên Tràng cùng Thị vượt qua những ngày gian khó mà
xây đắp một gia đình, một tổ ấm yêu thương.
LUẬN ĐIỂM 1: Sự xuất hiện
Bà cụ Tứ là một người mẹ nghèo khổ, chồng con gái mất sớm, ở với một người con trai tên
Tràng. Bà thương con, gánh vác nhiều gian khổ, khó khăn như muôn ngàn người mẹ Việt Nam
khác. Nỗi lòng người mẹ ấy có cả trăm mối tơ vò, chuyện này, chuyện xưa đan xen lẫn lộn, niềm
vui, nỗi buồn, sự cay đắng tủi cực lẫn sự xót thương vây lấy. Bao nhiêu đau khổ, xót xa cũng với nỗi
lo toan cuộc sống bộn bề đã làm trĩu nặng thêm đôi vai bà. Và vì thế mà chưa cần trông thấy dáng
hình, bà đã xuất hiện trong tiếng ho húng hắng “...Bởi ngoài đầu ngõ có tiếng người húng hắng ho.
Từ ngoài rặng tre bà lọng khọng đi vào”. Dáng người lọng khọng và cái tiếng húng hắng ho của bà
đã khơi dậy trong lòng người đọc hình ảnh đáng thương của biết bao người mẹ, người bà ở nông
thôn Việt Nam trước cách mạng. Bà sống cùng người con trai với một “cái nhà vắng teo, đứng rúm
ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những bụi cỏ dại”. Sự xuất hiện của bà cụ Tứ được đặt trong
một tình cảnh hết sức éo le, đó là việc giữa lúc nạn đói hoành hành thì Tràng con trai xấu xí,
ngờ nghệch của bà lại tình cờ “nhặt” được vợ và lại muốn lấy vợ. Trước tình huống éo le ấy, bà
cụ Tứ đã có những cách ứng xử khéo léo và cả một dòng chảy suy nghĩ phức tạp.
LUẬN ĐIỂM 2: Tâm trạng của bà khi Tràng dẫn vợ về
Khánh Linh
Việc anh cu Tràng đưa vợ về giữa nạn đói khiến lòng bà ngổn ngang những tâm trạng phức
tạp nhưng cũng chính những trăn trở ấy lại làm sáng hơn tấm lòng người mẹ thương con vô
bờ bến. Thoạt đầu bà rất đỗi ngạc nhiên về thái độ “đon đả” của con trai, “thấy mẹ, reo lên như một
đứa trẻ”. Thái độ làm cho bà có linh cảm chẳng lành “bà phấp phỏng bước theo con vào nhà”. Rồi
bà lão đứng sững lại, ngạc nhiên vì có người lạ trong nhà. Những câu hỏi tỏ rõ sự ngạc nhiên liên
tiếp hiện ra trong bà ở một đoạn văn rất ngắn “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?
Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u?
… Ai thế nhỉ?” Những câu hỏi ấy không phải để kiếm tìm một câu trả lời mà hơn hết nó dùng để thể
hiện sự ngạc nhiên đến tột cùng của bà cụ Tứ. Nhưng không phải vì bà thực sự không hiểu chuyện gì
đang xảy ra mà bởi tất cả mọi thứ đến quá nhanh, quá đột ngột, việc Tràng có vợ đối với bà là một
điều xa vời với bà nên khiến bà không thể tin nổi đấy là sự thật. Dường như trong tâm can bà cụ Tứ
đang bối rối trong bộn bề suy nghĩ: “Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy
mắt mình nhoèn ra thì phải”. Rồi bà lại nhìn thị, “nhìn kĩ hơn lần nữa, vẫn chưa nhận ra người
nào”, để rồi cuối cùng phải quay sang nhìn Tràng “tỏ ý không hiểu”. Bà không tin khi giữa thời buổi
đói rách thế này người ta còn tranh giành nhau miếng ăn, huống chi nay lại có khách đến chơi nhà.
LUẬN ĐIỂM 3: Tâm trạng xót thương, tủi hổ, lo lắng đan xen
Phải đến khi Tràng thưa chuyện, bà mới vỡ lẽ. Lúc này trong lòng người mẹ bao suy nghĩ ào ạt ập
tới. Nhưng rốt cuộc, bà lão cũng chỉ “cúi đầu nín lặng”, để âm thanh tĩnh lặng mà tĩnh lại nỗi
lòng đang bộn bề trong suy nghĩ của mình. Trong lòng bà lão tội nghiệp ấy giờ đây đang trào lên
bao nhiêu chua chát, xót xa, “vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Sự im lặng
chứa đầy nội tâm ấy là sự hòa trộn của bao nhiêu thanh âm đang giằng xé trong lòng bà lão:có
vui, có buồn, có đau xót, có thương yêu, lại có những lắng lo sâu xa lẫn lộn. Bà không chỉ vỡ lẽ
mà còn “ngậm ngùi”, “hiểu ra bao nhiêu cơ sự”. Bà cụ Tứ đã hiểu ra mọi chuyện và dù không nói ra
thành lời, bà đã chấp nhận người dâu mới. Đây là trái tim của một người mẹ nhân hậu, hết
lòng yêu thương con và là trí tuệ của một người từng trải. Trong nội tâm của bà cụ Tứ lúc này,
nỗi ai oán, xót thương, nỗi lo lắng dành cho các con dâng trào. “Chao ôi, người ta dựng vợ gả
chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái nở mặt sau này.
Còn mình thì…”. Đằng sau mỗi lần suy tư của bà cụ luôn có dấu chấm lửng như là nõi lòng, là
những tủi hờn, là nước mắt của người mẹ tội nghiệp trước cảnh đói khát. Câu nói này đã chất chứa
bao nỗi tủi hổ, và oán trách bản thân vì đã không làm tròn trách nhiệm người mẹ của bà. Bởi
nghèo túng, bởi cuộc đời xoay vần ngoài kia, bà đã không thể cho con được một cuộc sống trọn vẹn.
Thế nên lòng bà không khỏi chua xót và thậm chí lại càng lo lắng hơn khi nhìn về tương lai:“Biết
rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”. Đó là câu hỏi bỏ ngỏ,
không một ai có thể trả lời mà chỉ có thể đợi cuộc đời này viết tiếp trong tương lai hãy còn quá đỗi
xa xăm ngoài kia. Lòng người mẹ đã thật chân tình nói lên sự yêu thương, xót xa cho số phận
ngoặt nghèo của hai con và vừa mong, vừa lo hai con có đùm bọc nhau, cưu mang nhau được
qua “cơn đói khát” này không.
LUẬN ĐIỂM 5: Sự chấp thuận nàng dâu mới

Khánh Linh
Sau khi hiểu ra những ẩn ý đằng sau lời xin phép của Tràng, bà cụ Tứ “khẽ thở dài ngững lên,
đăm nhìn người đàn bà” đang cúi mặt. Từ “tà áo rách bợt”, bà cụ hiểu rõ thị cũng chỉ là nạn nhân
tội nghiệp của nạn đói ác liệt ngoài kia. Thế nhưng:” Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này,
người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được”. Bà cụ không những không có ý nghĩ
khinh miệt mà trái lại, bà thương xót cho thị nhiều hơn. Niềm yêu thương, xót xa dâng lên trong
lòng: “ Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng..” Dẫu cho niềm
vui ấy chỉ như tia sáng le lói vụt qua cuộc đời u tối của bà, bởi liền ngay sau niềm vui bình dị ấy, bà
lại tiếp tục ngập chìm trong niềm suy nghĩ, lo lắng về tương lai mờ mịt như màn đêm của những đứa
con. Thế nhưng bà lão cố nén niềm xót xa trong lòng mà từ tốn cất tiếng”Vợ chồng chúng mày liệu
mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông trời cho khá. Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba
đời?” để truyền cho các conn thêm sức mạnh vững chãi và niềm tin. Đối với con dâu bà ôn tồn như
đối với đúa con máu mủ ruột rà: “Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”, thấp
giọng thân mật mà an ủi như sợ nàng dâu mới tủi phận: “Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải
đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này”. Có thể nói bà cụ Tứ là
một người mẹ vô cùng thương con và tâm lý khi đã bao dung và yêu thương cả người phụ nữ mới
gặp ít lâu, đến nỗi sau khi cất lên được câu: “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá.. .”.
Không chỉ là nỗi lo lắng trong đầu như ở đoạn trên mà lúc này đây, bà đã phải thể hiện nỗi lo, nỗi
xót thương đến đứt ruột và thốt lên “u thương quá”.
Bao cảm xúc như được dồn nén hết trong chữ “thương” để rồi giọt nước mắt của bà lại một lần
nữa tuôn rơi. Nhưng không còn chỉ là “rỉ xuống” nữa mà trở thành “chảy xuống ròng ròng”. Nước
mắt cứ thế chảy ra mà bà không thể kìm nén được. Hình ảnh này đã thể hiện sự xót xa dâng trào
cùng nỗi lo trong lòng người mẹ. Bà không chỉ thương mà còn thấy có lỗi với con. Thân là mẹ
nhưng lại không thể lo nổi cho con một mâm cỗ cưới, một đám cưới đàng hoàng. Trước chuyện hệ
trọng cả cuộc đời của con trai mình, bà đã không thể làm gì để giúp các con vun vén hạnh phúc.
Trong lòng bà ngập tràn niềm hờn tủi. Không còn là ngôn ngữ nửa trực tiếp mà đoạn văn này được
Kim Lân sử dụng ngôn ngữ kể, tả rất đời thực. Tuy thế, ông vẫn xây dựng được thành công dòng
chảy tâm lý cũng như nét tính cách của nhân vật này. Bà cụ Tứ hiện lên không chỉ với vẻ đẹp tâm
hồn mà còn tính cách mộc mạc chân thật của người mẹ.
LUẬN ĐIỂM 4: Giọt nước mắt
Kim Lân đã rất tinh tế khi miêu tả dòng nước mắt của bà cụ Tứ. Có thể nói, thông qua hai chi tiết
ta thấy được nổi bật lên tình yêu con vô hạn. Trước tình cảnh éo le ấy, bà đã cố nén đi nỗi xót xa, tủi
hờn để trong tình huống nên vợ nên chồng của hai con. Nhưng rốt cuộc, nỗi lo lắng, sự xót thương bị
đẩy lên đỉnh điểm và bà phải “rỉ xuống” những dòng nước mắt. Người mẹ gạt sự tủi hờn ấy và an ủi,
động viên vợ chồng Tràng. Nhưng với sự ai oán, mặc cảm, nỗi lo số phận lại quay lại khiến bà
không còn nén được nữa mà dòng nước mắt “chảy xuống ròng ròng” như một giọt nước tràn ly. Giọt
nước mắt này chính là hiện thân của tình mẫu tử thiêng liêng, lòng bao dung, sự hi sinh và tủi hổ khi
không thể làm trọn trách nhiệm với con. Bà cụ Tứ là điển hình của người phụ nữ Việt Nam truyền
thống với những phẩm chất tốt đẹp. Dù sống trong cái đói xơ xác, khi con người chỉ nghĩ đến sự đói
khái, cái chết đang đến gần, thì tình yêu thương, sẻ chia, đùm bọc, niềm khát khao hạnh phúc gia
Khánh Linh
đình, niềm hi vọng vào tương lai vẫn luôn rực cháy. Qua hai chi tiết nghệ thuật miêu tả giọt nước
mắt của bà cụ Tứ, tác giả đã khéo léo gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình dành cho nhân vật. Qua đó,
tư tưởng nhân đạo sâu sắc, sự đồng cảm, sẻ chia và niềm tin của Kim Lân với nhân vật lại càng ngời
sáng, đồng thời tố cáo hiện thực chiến tranh thảm khốc đã đẩy con người đến những tình cảnh thê
lương. Nhà văn đã xây dựng rất thành công tình huống éo le, độc đáo và những chi tiết nghệ thuật
đặc sắc, điểm sáng thẩm mỹ của tác phẩm.
LUẬN ĐIỂM 6 : Sáng hôm sau và bữa cơm ngày đói
Trước cái hạnh phúc nhỏ bé của con, cuộc sống của bà mẹ dường như cũng được đổi khác. Ngôi
nhà trước kia “đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những bụi cỏ dại” nay đang có những
thay đổi chưa từng có, trở nên sạch sẽ, gọn gàng, tràn đầy một nguồn sinh khí mới lạ dồi dào sức
sống hơn. “Tiếng chổi kêu từng nhát sàn sạt trên mặt đất” như đang xóa bỏ tất cả những tăm
tối, cũ kĩ tước kia, đón lấy một tương lai, một niềm tin, một ánh hi vọng vào ngày mai, bà lão cũng
vì vậy mà “cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ
hẳn lên. Bà lão xăm xăm thu dọn qué tước nhà cửa” vào buổi sáng đầu tiên sau khi anh cu Tràng
lấy vợ khiến người đọc vỡ òa. Dù chỉ là một hình ảnh nhỏ, rất bình dị thường ngày nhưng lại khiến
cho khung cảnh ảm đạm suốt bao ngày qua trở nên thông thoáng, nhẹ nhõm và trong lành hơn. Nói
đúng hơn, bà cũng đang vun vén và xây đắp cho hạnh phúc của con mình.
LUẬN ĐIỂM 7: Bữa cơm ngày đói
Giờ đây, niềm hạnh phúc, vui sướng và phấn khởi của bà cụ Tứ đã hiện rõ trên khuôn mặt
khắc khổ, u ám, buồn bã thường ngày của bà. Đặc biệt được thể hiện rõ nét trong bữa cơm sớm.
Dưới ngòi bút miêu tả hiện thực sắc sảo, gai góc của nhà văn Kim Lân “bữa cơm ngày đói trông thật
thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo”. Thế
nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành và vui vẻ. Tâm trạng của bà cụ Tứ trong buổi sáng hôm đó
thực sự đã tràn niềm vui, sự ấm áp sang đôi vợ chồng trẻ, làm bừng sáng lên không khí tăm tối
những ngày qua. Thêm vào đó, trong bữa cơm sớm, “bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng
về sau này”. Tất cả những điều đấy phải chăng đều xuất phát từ niềm vui, niềm hạnh phúc không
xiết ở trong bà. Bà đã gieo vào lòng con lòng lạc quan, yêu đời, khát khao sống và niềm tin về
một ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn. Không phải ngẫu nhiên mà trong ba nhân vật, Kim Lân lại
để một bà cụ gần đất xa trời nói về tương lai, nhưng điều tốt đẹp, sau đó còn ẩn chứa thông điệp: Dù
thế nào cũng phải giữ lấy niềm tin và hi vọng. Đồng thời cũng là sự ngợi ca của tác giả trước sức
sống khỏe khoắn, mãnh liệt của tâm hồn Việt. Người mẹ nghèo nhưng tính cách bao dung, nhân từ
đã gieo mầm sự sống, hạnh phúc lứa đôi. Có thể coi bà cụ Tứ là điểm kết tinh của tác phẩm, thể
hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.
 Đánh giá ý nghĩa nhân vật
Tóm lại, bà cụ Tứ là một người phụ nữ giàu lòng thương yêu và đức hi sinh. Bằng nghệ thuật
phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy, Kim Lân đã lách sâu ngòi bút của mình để thấy được vẻ đẹp tâm
hồn, tấm lòng bao dung nhân hậu của bà cụ Tứ với đôi vợ chồng trẻ. Bà cụ Tứ chính là hình ảnh
đẹp đẽ nhất, đại diện tiêu biểu cho hàng triệu bà mẹ Việt Nam. Đồng thời qua nhân vật này
Khánh Linh
cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của Kim Lân. Nhân vật bà cụ Tứ đã giúp nhà văn nói lên
chủ đề của tác phẩm. Dù cận kề cái chết, người lao động Việt Nam vẫn yêu thương đùm bọc lẫn
nhau, khát khao tổ ấm gia đình, hướng tới sự sống và tương lai tươi sáng. Như Kim Lân từng
tâm sự: Tôi muốn cho độc giả thấy dù hoàn cảnh thế nào đi nữa thì tình người vẫn vượt lên trên tất
cả. Có tình người là có cuộc sống. Có tình người là có hy vọng vào tương lai. Qua nhân vật bà cụ
Tứ, Kim Lân ca ngợi người phụ nữ Việt Nam nói chung, tuy nghèo khổ, thiệt thòi, bất hạnh nhưng
giàu đức hi sinh, giàu tình thương yêu và tinh thần lạc quan
LUẬN ĐIỂM 4( Đánh giá nội dung, nghệ thuật)
 Giá trị hiện thực, nhân đạo
Truyện ngắn “Vợ nhặt” đã để lại tinh thần nhân văn nhân đạo sâu sắc, thấm đượm tên mỗi trang sách
của nhà văn Kim Lân qua cuộc đời ba nhân vật Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Người đọc cảm
nhận được đời sống xã hội Việt Nam trước nạn đói tàn khốc khiến giá trị con người trở nên rẻ
rúng trong những ngày trước Cách Mạng tháng Tám năm 1945 được phản ánh một cách chân
thực qua ngòi bút của nhà văn Kim Lân mà tiêu biểu ở đây là 3 nhân vật Tràng, vợ nhặt, bà
cụ Tứ. Niềm cảm thông, trân trọng, thương xót của nhà văn đối với cuộc sống bi thảm của người
nông dân nghèo trong nạn đói. Không dừng lại ở đó, ngòi bút nhân đạo của nhà văn Tô Hoài còn tố
cáo gay gắt tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đối với người dân lao động. Tuy vậy nhà văn
cũng không quên phát hiện, ca ngợi, nâng niu những vẻ đẹp tâm hồn, nhân phẩm cao đẹp của
người nông dân lương thiện. Biểu hiện sau cùng của tư tưởng nhân đạo là nhà văn đã hé mở con
đường đổi đời tươi sáng, tích cực cho người dân khốn cùng là hình ảnh người Việt Minh đi phá
kho thóc của Nhật để chia cho dân nghèo. Đồng thời nhà văn cũng đặt niềm tin vào khát vọng
sống vươn lên của nhân vật dù cuộc sống có bị đày đoạ, có khổ đau tin tưởng rằng những người
nông dân nghèo khổ sẽ đấu trành dưới ngọn cờ của Đảng, đó chính là con đường duy nhất giúp họ
đổi đời, giúp họ đến với tự do.
 Giá trị nghệ thuật
Nhà văn đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, éo le, khó tin nhưng rất thật. Đó cũng
là cơ sở để nhà văn khắc hoạ tính cách nhân vật, phác hoạ được bức tranh hiện thực năm 1945.
Đề cao những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân sống bên cạnh cái chết nhưng vẫn hướng tới
hướng tới tương lai tươi sáng. Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, cách dẫn dắt giản dị và
chặt chẽ. Không những thế tác giả còn sử dụng nghệ thuật dựng cảnh hết sức chân thực qua cảnh
người đàn bà ăn bánh đúc hay cảnh Tràng dẫn người vợ về,... Và nghệ thuật miêu tả tâm lí hết sức
tinh tế kết hợp cùng ngôn ngữ mộc mạc giản dị nhưng được chắt lọc kỹ lưỡng, tạo sức gợi đáng
kể. Tất cả đã góp phần tạo nên giá trị to lớn cho tác phẩm.
KB: Nhà văn Trần Đông Minh từng có nhận xét rất tinh tế: “Nhà văn dùng Vợ Nhặt để làm cái đòn
bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó
đã lóe lên những tia sáng ấm lòng”. Và phải chăng “những tia sáng ấm lòng” ấy chính là tình yêu
thương, là sức sống mãnh liệt của các nhân vật bị đẩy tới đường cùng tuyệt lộ buộc phải đối mặt với
cái chết nhưng lại biết cách tỏa sáng để nâng tầm giá tị của con người. Bằng sự quan sát tinh tế và

Khánh Linh
tấm lòng đồng cảm sâu sắc với số phận con người, Kim Lân đã thực sự làm bạn đọc xúc động khi
xây dựng thành công hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích này.

Khánh Linh

You might also like