You are on page 1of 3

1 Tập đoàn Walmart

1.1 Giới thiệu chung.

Walmart là tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới hiện nay được thành lập vào năm 1962 .
Chỉ sau 17 năm thành lập, đến năm 1979, Wal-Mart lần đầu đạt doanh thu một tỉ
USD/năm. Ðến thời điểm 1993 thì Wal-Mart đã có mức doanh thu một tỷ tỉ USD mỗi
tuần. Năm 2001, doanh thu mỗi ngày của Wal-Mart đã gần bằng con số kể trên.
Walmart  đã trở thành nhà bán lẻ tạp hóa lớn nhất Mỹ, với khoảng 20% doanh thu
hàng tiêu dùng và tạp phẩm. Ngoài ra, đây cũng là công ty bán đồ chơi lớn nhất nước
Mỹ với khoảng 45% doanh số tiêu thụ đồ chơi.

Wal-Mart luôn tìm cách mở rộng thị trường của mình sang nhiều quốc gia khác trên
thế giới và đạt được những thành tựu khá ấn tượng. Walmart đã tạo thành một đế chế
bán lẻ tại nhiều nước như: Nhật Bản, Mexico, Nam Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, Đức,
Anh…  Chỉ tính đến năm 2011, Walmart đã có hơn 10.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn
thế giới.

Có thể thấy Walmart đã có những bước tiến vượt bậc với phương châm kinh doanh
độc đáo từ trước đến nay đó là cắt giảm chi phí, giảm giá, dịch vụ tối ưu, khai thác
hiệu quả công nghệ thông tin, đảm bảo cuộc sống nhân viên… Tính đến thời điểm này
Walmart đã có 2,2 triệu nhân sự trên toàn thế giới, phục vụ 200 triệu khách hàng mỗi
tuần tại hơn 10.000 cửa hàng ở 27 quốc gia bên ngoài nước Mỹ.

1.2 Sự tương tác giữa chiến lược doanh nghiệp và HTTT của Walmart

Năm 1975, Wal-mart ngày càng lớn mạnh, việc quản lí giám sát cũng như đưa ra
những quyết định cho cả một hệ thống lớn là không đủ chính xác hiệu quả. Một trong
những chiến lược Wal-mart áp dụng trong giai đoạn này là đầu tư mạnh vào công
nghệ. Đó là lần đầu tiên WalMart áp dụng Công nghệ thông tin vào hệ thống quản lí
của mình, công ty thuê một hệ thống máy chủ của IBM để theo dõi các trung tâm kho
bãi nhằm quản lí hàng tồn kho và hệ thống phân phối.

 Tạo ra một lợi thế cạnh tranh về việc quản lí tốt về chi phí cho hàng tồn kho và
hệ thống phân phối.

Trong thời gian này, hầu như tất cả các tập đoàn bán lẻ khác đều chưa chú ý đến việc
quản lý bằng công nghệ và Wal-mart đã tiến xa hơn khi nhìn ra điều ấy.

1
Năm 1980: Wal-mart là cửa hàng bán lẻ giảm giá đầu tiên thử nghiệm hệ thống mã
vạch vào việc bán hàng và quản lí hàng tồn kho.
 Wal-mart áp dụng công nghệ RFID để nhận dạng hàng hóa bằng chíp gắn vào
các sản phẩm và tần số radio. Đây là kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa,
bộ nhớ của chíp có thể chứa từ 96 đến 512 bit giữ liệu, gấp 64 lần so với một
mã vạch. Giúp cung cấp thông tin về thời gian lưu trữ, ngày bán, cho biết chính
xác sản phẩm đó là gì, đang ở đâu. Từ đó nâng cao sản lượng, khả năng hoạch
định cho các nhà sản xuất, tính chính xác được thời gian thực không ghép nối
để chất hàng trong kho hay quá canh và sự xoay vòng của thông tin đi cùng với
người chuyên chở cơ sở. Đẩy mạnh quá trình trung chuyên sản phẩm đến trung
tâm phân phối giảm từ 20 giây điều khiển bằng tay khi đếm mã vạch xuống còn
5 giây với công nghệ RFID.
 Bằng cách sử dụng công nghệ này Wal-mart đã đi trước một bước so với nhiều
đối thủ cạnh tranh và có thể kiểm tra kịp thời hàng tồn kho của mình. Bước tiến
đổi mới khoa học này giúp nhân viên cắt giảm các bước công việc gây mất
nhiều thời gian nhưng hiệu suất không cao, công việc bây giờ được rút ngắn chỉ
còn là quét mã vạch và máy tính sẽ làm tất cả những bước còn lại, giúp thu
ngân tăng năng suất làm việc lên 50%. Wal-mart có thể cải thiện các dịch vụ
hậu cần giúp tăng hiệu quả cho việc lưu kho hàng hóa, hạn chế nhằm lẫn đơn
hàng, nâng cao khả năng hoặc định sản lượng cho các nhà sản xuất và tăng khả
năng kiểm soát nguồn gốc và hạn sử dụng của sản phẩm. Walmart đã cho áp
dụng kỹ thuật này trên toàn hệ thống.

30-7-1996, Giám Đốc điều hành của Wal-mart áp dụng giải pháp CPFR vào việc dự
báo nhu cầu khách hàng để từ đó tối ưu hoạt động cung ứng thông qua việc cải thiện
hoạt động dự báo cho tất cả đối tác trong chuỗi cung ứng, và điều phối các hoạt động
logistics có liên quan giữa Wal-mart và các nhà cung cấp. Trong đó phần mềm CRM
là giải pháp phần mềm giúp Wal-mart quản lí mối quan hệ khác hàng hiệu quả hơn
thông qua những kênh trực tiếp và gián tiếp mà khách hàng lựa chọn sử dụng, quan
tâm đến nhu cầu của khách hàng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Hệ thống
ERP(Enterprise resources Planning) là hệ thống hoạch định các nguồn lực của doanh
nghiệp, bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ các ứng dụng
quản lý sản xuất kinh doanh ào một hệ thống duy nhất nhằm tự đống hóa các quy trình
quản lý. Mọi hoạt động của công ty từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý cung ứng, trao
đổi với đôi tác, khách hàng…đều được thực hiện trên một hệ thống duy nhất. Phần
mềm ASP (Advanced planning and scheduling) là chương trình dùng thuật toán để tìm
ra giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp của kế hoạch

2
 Tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và thêm cơ hội để phát triển vững
mạnh cho Wal-mart

1.3 Kết luận.

Wal-mart ngày càng chú trọng vào các chiến lược phát triển hệ thống thông tin và tích
hợp nó vào các chiến lược phát triển mục tiêu chung của công ty. Chiến lược phát triển
hệ thống thông tin góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty về việc hiệu quả vượt
trội và chất lượng vượt trội trong hoạt động.

You might also like