You are on page 1of 2

Điều đặc biệt là nếu trong thơ xưa, con người chỉ xuất hiện như điểm tô cho

cảnh vật
như “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ lác đác bên sông chợ mấy nhà” thì trong thơ Bác
con người mới là trung tâm của cảnh vật, mới là tâm điểm của bức tranh.. Trong phong
cách thơ của Ngườ, con người là những người dân bình thường, những người lao
động nhỏ bé mang vẻ đẹp gần gũi của cuộc sống thường ngày. Người tả cô gái xóm
núi đang xay ngô, trong trạng thái lao động gợi sự khỏe khoắn,trẻ trung. Cô gái xóm núi
xay ngô để chuẩn bị cho bữa tối sum họp bên gia đình với bếp lửa ấm áp. Biện pháp
điệp vòng tròn “ma bao túc” – “bao túc ma hoàn” như gợi được những vòng quay nặng
nề của chiếc cối xay ngô, gợi được sự vất vả của công việc lao động cũng như thể hiện
một quá trình lao động đã hoàn tất, bữa cơm sum họp sắp diễn ra. Điều đó đem lại cho
người tù hơi ấm của sự sống, của niềm vui và hạnh phúc trước cuộc sống bình dị của
những con người tuy vất vả mà tự do.

chúng ta có thể nhận ra rằng bài thơ có nhan đề là Mộ (chiều tối) nhưng xuyên suốt bài
thơ không có bất kì một từ tả thời gian nào được sử dụng. Người đã khéo léo dùng
những hình ảnh thơ để chỉ sự vận động của thời gian từ lúc chiều tà sang buổi tối hẳn.
Bản dịch thơ không làm được điều này khi dịch “xay ngô tối” khiến cho ý thơ bị lộ. để
rồi Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh lò than rực hồng. Chính ánh sáng rực hồng đó đã
gợi được bước chuyển của thời gian từ chiều sang tối. sự vận động ấy cũng được thể
hiện qua bài thơ Giải đi sớm.
phương đông màu trắng chuyển thành hồng
bóng tối đêm tàn sớm sạch không.
Có thể nói, bao sức nặng của bài thơ được đặt cả vào chữ “hồng” cuối bài. Từ “hồng”
còn được kết hợp với một động từ mạnh “dĩ” (rực) như thể hiện sự bừng sáng, nguồn
năng lượng lan tỏa. Nó không chỉ tả màu sắc của bếp lửa mà còn mang lại sự ấm áp
xua đi cái hiu quạnh của vùng sơn cước. thêm vào đó, hình ảnh cô gái và bếp lửa hồng
gợi tả cảnh gia đình sum họp. . thấp thoáng trong những hình ảnh ấy là ước mơ thầm
kín về mái ấm gia đình của con người đang lưu lạc xa nhà, xa quê hương đất nước.
đấy là tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng đã vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để
đồng cảm với niềm vui đời thường. nó cho thấy cái nhìn tràn đầy lạc quan, yêu đời và
tình yêu thương nhân dân của một con người vĩ đại.
Điều đặc biệt là nếu trong thơ xưa, con người chỉ xuất hiện như điểm tô cho cảnh vật
như “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ lác đác bên sông chợ mấy nhà” thì trong thơ Bác
con người mới là trung tâm của cảnh vật, mới là tâm điểm của bức tranh.. Trong phong
cách thơ của Ngườ, con người là những người dân bình thường, những người lao
động nhỏ bé mang vẻ đẹp gần gũi của cuộc sống thường ngày. Người tả cô gái xóm
núi đang xay ngô, trong trạng thái lao động gợi sự khỏe khoắn,trẻ trung. Cô gái xóm núi
xay ngô để chuẩn bị cho bữa tối sum họp bên gia đình với bếp lửa ấm áp. Biện pháp
điệp vòng tròn “ma bao túc” – “bao túc ma hoàn” như gợi được những vòng quay nặng
nề của chiếc cối xay ngô, gợi được sự vất vả của công việc lao động cũng như thể hiện
một quá trình lao động đã hoàn tất, bữa cơm sum họp sắp diễn ra. Điều đó đem lại cho
người tù hơi ấm của sự sống, của niềm vui và hạnh phúc trước cuộc sống bình dị của
những con người tuy vất vả mà tự do.

You might also like