You are on page 1of 1

TÍNH CHẤT CỦA OXIT – TỜ 02

I. Viết pt phản ứng


Bài 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau (nếu xảy ra):
1) K2O + H2O → 7) K2O + P2O5 →
2) CaO + H2O → 8) SO3( k) + H2O(l) →
3) Na2O + HCl → 9) P2O5( r) + H2O(l) →
4) Fe2O3 + H2SO4 → 10) SO3( k) + NaOH(dd) →
5) CaO + CO2 → 11) SO2( k) + Na2O(r) →
6) CO2( k) + Ca(OH)2(dd) → 12) CO2( k) + BaO(r) →
Bài 2: Viết phương trình phản ứng khi cho KOH lần lượt tác dụng với:
a/ Đinitopentaoxit b/ Lưu huỳnh trioxit
c/ Cacbon đioxit d/ điphotpho pentaoxit
Bài 3: Viết phương trình phản ứng (nếu có) khi cho H2O lần lượt tác dụng với:
a/ Lưu huỳnh đioxit b/ Đinitơ pentaoxit c/ kali oxit
d/ Canxi oxit e/ Magie oxit f) cacbon oxit
Bài 4: Cho các oxit sau: Fe2O3, NO, SO3, N2O5, P2O5, N2O5, SO2, CO.
Viết phương trình phản ứng (nếu có) khi cho lần lượt các oxit tác dụng với H2O, dung dịch NaOH, dung dịch Ca(OH)2?
Bài 5: Cho các oxit sau:Al2O3, CaO, CuO, Fe2O3, Na2O, CO, ZnO, Fe3O4. Viết phương trình phản ứng (nếu có) khi cho
lần lượt các oxit tác dụng với H2O, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4?
Bài 6: Hoà tan hết 5,6g vôi sống (CaO) vào 500ml nước, thu được dung dịch Y. Tính nồng độ mol của chất tan trong dung
dịch Y.
Bài 7: Hòa tan 8 gam đồng oxit và 16 gam sắt (III) oxit vào 500 ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được
dung dịch X. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch X.
Bài 8: Hoà tan hết 6,2 gam natri oxit vào 500ml nước, thu được dung dịch X. Tính nồng độ mol của chất tan trong dung
dịch Y.
Bài 9: Hòa tan 2,32 gam Fe3O4 vào 500 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Tính nồng
độ mol của các chất trong dung dịch X.
Bài 10. Cho 8 gam Fe2O3 tác dụng với 100 gam dung dịch có H2SO4 9,8%. Tính C% của chất tan trong dung dịch thu được
sau phản ứng.
Bài 11: Hoà tan hết 15,3 gam BaO vào 500ml nước, thu được dung dịch Y. Tính C% của chất tan trong dung dịch Y.
Bài 12: Hòa tan 6,2 g Na2O vào 200 ml H2O thu được dung dịch X. Tính nồng độ % của dung dịch X.
Bài 13: Cho 9,4 g K2O vào nước thu được 100 gam dung dịch X. Tính C% chất tan trong dung dịch X
Bài 14: Hòa tan hoàn toàn 24 g Fe2O3 cần vừa đủ trong 100 ml dd H2SO4 a% (d=1,12 g/ml).
a. Tính khối lượng muối (III) sunfat thu được sau phản ứng.
b. Tính C% muối sắt (III) sunfat thu trong dung dịch sau phản ứng.
c. Tính a.
Bài 15: Lập công thức oxit của một kim loại hóa tri II. Biết rằng cần 30ml dung dịch HCl 14,6% (d=1 g/ml) thì hòa tan hết
4,8 gam oxit đó.
Bài 16: Hoà tan hoàn toàn 20,4g oxit kim loại A, hoá trị III cần vừa đủ 100 ml trong dung dịch axit H2SO4 x mol/l, sau
phản ứng cô cạn dung dịch thu được 68,4g muối khan. Tìm công thức của oxit trên và tính x.
Bài 17: Để hòa tan 2,4g oxit của 1 kim loại hóa trị II cần 100 gam dung dịch HCl 2,19 %. Tìm công thức oxit kim loại đã
dùng?
Bài 18: Cho 8,1 gam oxit kim loại hóa trị II phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa V ml axit clohiđric HCl 14,6%
(d=1,2g/ml), sau phản ứng thu được 13,6 gam muối clorua. Tìm CT oxit kim loại trên và Tính V.
Bài 19: Để hòa tan hoàn toàn 8g một oxit kim loại cần dùng 300ml dd H2SO4 0,5M. Xác định công thức của oxit kim loại
và tính khối lượng muối thu được sau phản ứng?
Bài 20: Để hòa tan hoàn toàn 16,2 gam một oxit kim loại cần dùng 400ml dd HCl 1M. Xác định công thức của oxit kim
loại?

You might also like