You are on page 1of 12

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH

BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN


PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG

ĐỀ BÀI:
1. Tìm hiểu về vấn đề thông tin sai sự thật và xúc phạm danh
dự trên báo chí truyền thông hiện nay.
2. Là một chuyên viên truyền thông của doanh nghiệp,
anh/chị hãy phân tích các nguyên tắc làm việc cùng báo chí
(bao gồm cả hai mặt luật và đạo đức).
.

Họ và tên : Nguyễn Hải Yến

Lớp : Quan hệ công chúng K40

Mã sinh viên : 2057080055

Giảng viên : PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi

Hà Nội – 2022
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ THÔNG TIN SAI SỰ THẬT VÀ XÚC


PHẠM DANH DỰ TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ HIỆN NAY ................. 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
1.2. Một số điều khoản về vấn đề thông tin sai sự thật và xúc phạm
danh dự theo bộ Luật Báo chí 2016 số 103/2016/QH13 ............................. 1
1.3. Nghị định số 119/2020/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản ............................ 4
1.4. Một số tình huống vi phạm thực tế ............................................................ 5

CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC CÙNG BÁO CHÍ


TRÊN CƯƠNG VỊ LÀ MỘT CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG. ................ 7
2.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 7
2.3. Nguyên tắc làm việc cùng các cơ quan báo chí .......................................... 7
2.4. Kết luận ....................................................................................................... 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 10


1

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN SAI SỰ THẬT VÀ


XÚC PHẠM DANH DỰ TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ HIỆN NAY.

1.1. Đặt vấn đề

Những năm gần đây, vấn đề thông tin sai sự thật và xúc phạm danh dự người khác
xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành vấn nạn với nhiều quốc gia, trong đó có Việt
Nam, không chỉ gây hoang mang cho người dân mà còn làm giảm uy tín, danh dự, ảnh
hưởng đến cuộc sống của cá nhân, tổ chức. Do vậy, rất cần Luật pháp của Nhà nước, sự
quyết liệt vào cuộc của cơ quan chức năng để xử lý nghiêm khắc, công tâm với hiện
tượng đưa thông tin sai sự thật và xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, cá nhân. Đồng
thời nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của đội ngũ nhà báo trong việc định
hướng dư luận xã hội, mang đến thông tin đầy đủ, chính thống để người dân bình tĩnh,
không hoang mang trước thông tin sai sự thật, phát huy vai trò của cơ quan báo chí trong
việc sàng lọc thông tin, thẩm định và phản bác lại tin giả trên truyền thông xã hội.

Bên cạnh hệ thống các quy định pháp luật hiện có, Nhà nước ta đã ban hành Luật
Báo chí với một số điều khoản về việc đưa tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm,
uy tín được trình bày trong các mục dưới đây.

1.2. Một số điều khoản về vấn đề thông tin sai sự thật và xúc phạm danh dự theo
bộ Luật Báo chí 2016 số 103/2016/QH13

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội
dung:
a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;
b) Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;
c) Gây chiến tranh tâm lý.
4. Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng
dân tộc.
6. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức,
danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án.

Điều 42. Cải chính trên báo chí


2

1. Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ
quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời cải chính,
xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Đối với báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ
ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên
máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điểm d Khoản
1 Điều 52 của Luật này (Cơ quan báo chí phải thực hiện chế độ lưu trữ nguyên
vẹn nội dung thông tin đăng, phát trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đăng, phát
để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan quản lí nhà nước).

2. Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà báo
chí đã đăng, phát là sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan,
tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát phần
nội dung kết luận đó và nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả
tác phẩm báo chí. Lời xin lỗi của cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí được
đăng, phát liền sau nội dung thông tin cải chính.
3. Việc đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác
phẩm phải thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đăng, phát tại trang hai đối với báo in, trang cuối đối với tạp chí in, chuyên
Mục riêng tại trang chủ đối với báo điện tử với cùng một kiểu chữ, cỡ chữ
mà báo chí đã đăng, phát thông tin;
b) Đăng, phát đúng chuyên Mục, giờ phát sóng, số lần phát sóng đối với báo
nói, báo hình mà báo chí đã đăng, phát thông tin.
4. Khi đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi, cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ
các nội dung sau đây:
a) Tiêu đề: “Thông tin cải chính, xin lỗi”;
b) Tên tác phẩm báo chí, tên chuyên Mục, số báo, ngày, tháng, năm đã đăng,
phát phải cải chính;
c) Những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ
quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát trong tác phẩm
báo chí và nội dung thông tin được cải chính.
5. Thời Điểm đăng, phát cải chính, xin lỗi được quy định như sau:
3

a) Việc đăng, phát cải chính, xin lỗi của báo điện tử được thực hiện ngay khi
nhận được văn bản kết luận hoặc tự phát hiện vi phạm; thông tin cải chính,
xin lỗi phải được lưu giữ trên báo ít nhất là 07 ngày kể từ ngày đăng, phát cải
chính, xin lỗi;
b) Việc đăng, phát cải chính, xin lỗi trên báo in, báo nói, báo hình phải được
thực hiện trong thời hạn 02 ngày đối với báo ngày, báo nói, báo hình; trong
số ra gần nhất đối với báo tuần, tạp chí, tính từ ngày cơ quan báo chí nhận
được văn bản kết luận hoặc tự phát hiện vi phạm. Đối với tạp chí xuất bản
trên 30 ngày một kỳ thì phải có văn bản trả lời ngay cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân và phải đăng trong số ra gần nhất;
c) Cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp đã đăng, phát thông tin của
cơ quan báo chí khác có nội dung phải cải chính, xin lỗi cũng phải thực hiện
đăng lại nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí vi phạm.

Cơ quan báo chí đã đăng, phát nội dung thông tin vi phạm, sau khi thực hiện
cải chính, xin lỗi phải có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan báo chí và
trang thông tin điện tử tổng hợp có thỏa thuận về việc sử dụng tin, bài của
báo mình để thực hiện việc đăng lại lời cải chính, xin lỗi.

Điều 43: Phản hồi thông tin

1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự
thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc
gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền
nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí,
cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.

2. Cơ quan báo chí phải đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thời Điểm đăng, phát thực hiện theo quy định về đăng, phát cải chính tại Khoản 5
Điều 42 của Luật này.

Trường hợp không nhất trí với ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ
quan báo chí vẫn phải đăng, phát ý kiến phản hồi đó và có quyền thông tin tiếp để
làm rõ quan Điểm của mình.
4

Sau ba lần đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cơ quan
báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơ quan báo chí có quyền ngừng
đăng, phát; cơ quan quản lý nhà nước có quyền yêu cầu cơ quan báo chí ngừng
đăng, phát thông tin của các bên có liên quan.

3. Cơ quan báo chí có quyền không đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức,
cá nhân nếu ý kiến đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến uy tín của cơ quan báo
chí, danh dự, nhân phẩm của tác giả tác phẩm báo chí, đồng thời thông báo bằng
văn bản và nêu rõ lý do để cơ quan, tổ chức, cá nhân biết.

4. Khi đăng, phát ý kiến phản hồi, cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ các nội dung
sau đây:
a) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân phản hồi thông tin;
b) Tên tác phẩm báo chí, tên chuyên Mục, số báo, ngày, tháng, năm đã đăng,
phát bị phản hồi thông tin.

1.3. Nghị định số 119/2020/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính Phủ đã đưa ra các điều
luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Trong đó, tại điều
8 của nghị định có ghi nhận về mức phạt đối với hành vi đăng tải thông tin sai sự thật,
xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức và cá nhân trên báo chí.

Mức phạt 5-10 triệu đồng: đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm
trọng.

Mức phạt 50-70 triệu đồng: đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm
trọng hay có nội dung xuyên tạc, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân
phẩm của cá nhân.

Mức phạt 70-100 triệu đồng: đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất
nghiêm trọng.

Mức phạt có thể lên tới từ 150-200 triệu đồng: đăng, phát thông tin xuyên tạc, bịa
đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng,
xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.
5

Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung bao gồm tước quyền sử dụng giấy phép hoặc
đình chỉ hoạt động từ 01 đến 12 tháng đối với trường hợp đăng, phát thông tin sai sự
thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Về biện pháp khắc phục hậu quả, trong tất cả trường hợp trên, cơ quan báo chí đều
phải cải chính, xin lỗi đồng thời tiến hành gỡ bỏ thông tin sai sự thật đã đăng tải.

1.4. Một số tình huống vi phạm thực tế


1.4.1. Phạt tạp chí Môi Trường Xây Dựng 100 triệu đồng vì đăng tin sai lệch
“xúc phạm chủ tịch phường”

Theo thông tin từ Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội, trong
thời gian qua, cơ quan này đã tiếp nhận đơn thư của người dân phản ánh về việc Tạp chí
Môi trường xây dựng hoạt động báo chí không đúng tôn chỉ, mục đích và đăng tải thông
tin sai sự thật khi cho rằng UBND phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà
Nội không có động thái xử lý và có dấu hiệu buông lỏng quản lý để dẫn đến những sai
phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn.

Cụ thể, Tạp chí đăng tải bài viết "Ngọc Thụy - Long Biên: Biến tướng công trình
sai phép thi công ẩu, dân bức xúc chính quyền làm ngơ (Kỳ I)" ngày 29/11/2021.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ, tài liệu có liên quan, Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội đã
tiến hành làm việc với Tạp chí Môi trường xây dựng để làm rõ nội dung phản ánh.

Tại buổi làm việc, đại diện Tạp chí không cung cấp được hồ sơ, tài liệu chứng
minh đối với những thông tin liên quan đến UBND phường Ngọc Thụy. Bên cạnh đó,
Tạp chí đã đăng tải nhiều bài viết có nội dung phản ánh sai phạm về lĩnh vực xây dựng,
an toàn thực phẩm, đất đai không đúng tôn chỉ, mục đích được Bộ TT&TT cấp tại Giấy
phép hoạt động báo chí điện tử số 641/GP-BTTTT ngày 1/10/2021.

Căn cứ kết quả buổi làm việc, Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội đã ban hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính Tạp chí Môi trường xây dựng số tiền 100 triệu đồng
đối với 2 hành vi: (1) Thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích, gây ảnh hưởng ít nghiêm
trọ và (2) Đăng tải thông tin có nội dung sai sự thật, xúc phạm uy tín của UBND phường
Ngọc Thụy
6

Ngày 23/2/2022, Tạp chí Môi trường xây dựng đã chấp hành nộp tiền phạt theo
quy định. Cũng theo Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội, trong thời gian tới, Sở này sẽ tăng
cường công tác quản lý Nhà nước về báo chí, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong
hoạt động báo chí trên địa bàn.

1.4.2. 14 báo điện tử bị xử phạt vì đưa tin sai sự thật

Trước đó, cuối tháng 8-2016, các cơ quan báo chí kể trên đã đăng tải hàng loạt bài
viết có nội dung cho rằng em học sinh lớp 6 tên là Ksor Sôn ở tỉnh Gia Lai tự tử là do
không có quần áo mới đến trường. Trong khi thực tế, nguyên nhân tự tử là do bất đồng
ý kiến với gia đình và do tâm lý của lứa tuổi dậy thì... chứ không phải do không có áo
mới đến trường.

Cuối tháng 9-2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhận được văn bản của
UBND tỉnh Gia Lai đề nghị đính chính thông tin báo chí nêu về vụ việc. Trên cơ sở đó,
Bộ đã mời các cơ quan báo chí đến làm việc, lập biên bản vi phạm và xử lý vi phạm
theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, 6 cơ quan: Báo điện tử VOV, Báo điện tử Dân Việt, Báo điện tử Phụ nữ
TP Hồ Chí Minh, Báo điện tử Đất Việt, Báo điện tử Giao thông, Báo điện tử Công an
TP Hồ Chí Minh mỗi cơ quan báo chí bị phạt 15 triệu đồng. 3 báo điện tử Dân trí, Báo
điện tử Người lao động, Tạp chí điện tử Doanh nghiệp Việt Nam mỗi báo chí bị phạt 13
triệu đồng. Các báo điện tử Tiền Phong, Báo điện tử Tuổi trẻ Thủ đô, Báo điện tử Công
lý, Báo điện tử Xây dựng và Tạp chí điện tử Saostar mỗi cơ quan bị phạt 10 triệu đồng.

14 cơ quan báo chí bị xử phạt như đã nêu vì có thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng, vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-
CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động báo chí, xuất bản. Cùng với việc bị xử phạt tiền, các cơ quan báo chí còn phải thực
hiện biện pháp khắc phục hậu quả là cải chính, xin lỗi theo quy định của pháp luật.
7

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC CÙNG CÁC
CƠ QUAN BÁO CHÍ TRÊN CƯƠNG VỊ LÀ MỘT CHUYÊN VIÊN TRUYỀN
THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP.
2.1. Đặt vấn đề

Trong một xã hội mà thông tin trở nên quan trọng và truyền tải dễ dàng hơn bao
giờ hết như hiện nay, không khó để đo lường được tầm ảnh hưởng lớn của giới truyền
thông nói chung và báo chí nói riêng với sự “sống còn” của doanh nghiệp. Nếu doanh
nghiệp biết cách ứng xử và giao tiếp với báo chí, truyền thông thì doanh nghiệp sẽ nhận
lại được những hiệu ứng tích cực và ngược lại, nếu doanh nghiệp không tuân thủ được
những nguyên tắc làm việc cùng báo giới thì khi doanh nghiệp gặp “sự cố” có khả năng
báo chí và truyền thông sẽ “tiếp tay” đẩy bạn xuống vực.

Vì lẽ đó, xây dựng mối quan hệ với giới truyền thông, báo chí là một trong những
chiến lược quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Với đặc thù nghề nghiệp của mình, chuyên
viên truyền thông – những người thay mặt cho doanh nghiệp trực tiếp tiếp xúc với các
cơ quan báo chí và truyền thông cần có phương thức ứng xử, giao tiếp một cách phù
hợp.

2.2. Nguyên tắc làm việc cùng các cơ quan báo chí

Trước hết, quan hệ với cơ quan báo chí phải thể hiện sự tôn trọng, hợp tác, vì báo
chí là diễn đàn để thực hiện quyền tự do ngôn luận của người dân. Doanh nghiệp nói
chung và người làm truyền thông nói riêng nên xác định rõ giới truyền thông như là đối
tác quan trọng – chiến lược của doanh nghiệp và cộng tác, kết hợp chặt chẽ với giới
truyền thông trên nhiều lĩnh vực. Đây là quan hệ hai chiều giữa một bên muốn có thông
tin về doanh nghiệp để cung cấp cho công chúng và một bên muốn cung cấp thông tin
nhằm giới thiệu, quảng cáo những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với khách hàng.
Đôi khi, giới truyền thông còn giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp hữu hiệu đến
khách hàng khi có những “sự cố” xảy ra ngoài mong muốn với doanh nghiệp.

Khoản 1 Điều 38 Bộ Luật Báo chí số 103/2016/QH13 quy định: “Trong phạm vi
quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm có quyền và
nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung
thông tin đã cung cấp. Việc cung cấp thông tin cho báo chí có thể bằng văn bản, trên
8

trang thông tin điện tử tổng hợp, họp báo, trả lời phỏng vấn và các hình thức khác ...”.
Căn cứ vào điều luật này, người làm truyền thông cho doanh nghiệp cần phải phối hợp
và tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên các cơ quan báo chí tìm hiểu, thu thập thông
tin và tác nghiệp hiệu quả. Thường xuyên trao đổi thông tin với giới truyền thông sẽ
mang lại nhiều lợi ích trong doanh nghiệp nhất là trong nền kinh tế cạnh tranh, bởi nó
không phải chỉ là hình thức PR cho doanh nghiệp mà doanh nghiệp còn góp sức trong
việc thúc đẩy sự tiến bộ xã hội khi có môi trường kinh doanh minh bạch về thông tin.
Tuy nhiên, người làm truyền thông cho doanh nghiệp cần đảm bảo rằng những thông tin
cung cấp với giới truyền thông là hoàn toàn xác thực về sản phẩm, dịch vụ hay trước sự
kiện nào đó và không làm phương hại đến uy tín, thương hiệu của bất cứ cá nhân hay tổ
chức nào.

Bên cạnh đó, người làm truyền thông cho doanh nghiệp cần phải cẩn trọng trong
việc phát ngôn, lưu ý phát ngôn đúng thời điểm, đúng nội dung thông tin được phép
công bố, tránh có thái độ thách thức, coi thường báo chí, trốn tránh báo chí hoặc sử dụng
báo chí như một hình thức để quảng bá, “đánh bóng” tên tuổi, hình ảnh cá nhân. Nếu
được phân công phát ngôn hoặc phải trả lời phỏng vấn, cần thực hiện đúng trình tự công
bố thông tin, báo cáo xin ý kiến người, cơ quan có thẩm quyền về nội dung phát ngôn
để đảm bảo những nội dung truyền thông đến xã hội có sự chuẩn bị và cần trọng, tránh
những phát biểu mang cảm tính cá nhân hoặc thiếu thận trọng, thiếu chừng mực.

Đối với những trường hợp phóng viên có biểu hiện quá khích hoặc có dấu hiệu
hướng câu trả lời của người được hỏi theo quan điểm của người phỏng vấn, cần cương
quyết yêu cầu được tôn trọng tính toàn vẹn của câu trả lời, không được cắt xén, tách
khỏi bối cảnh cụ thể. Trong mọi tình huống dù chủ động hay bị động, phát ngôn viên
của doanh nghiệp cần cẩn trọng trước những câu hỏi của báo giới, chủ động lưu ý với
phóng viên về tuân thủ nghĩa vụ đối với cung cấp thông tin trung thực và phù hợp với
lợi ích của đất nước, của nhân dân, có nghĩa vụ phản ảnh và hướng dẫn dư luận xã hội
để đưa tin đúng, đủ và phù hợp. Trong trường hợp nhạy cảm, chỉ phát ngôn, trả lời bằng
văn bản và yêu cầu phóng viên ký xác nhận vào nội dung trả lời, vào bản tuyên bố chính
thức của cơ quan tiến hành tố tụng để lưu lại, có cơ sở đối chiếu với nội dung được thể
hiện trên báo chí sau này.
9

2.3. Kết luận

Tóm lại, giao tiếp - ứng xử với giới truyền thông vừa là khoa học vừa là nghệ thuật
mà mỗi chuyên viên truyền thông cần đắn đo sao cho đúng. Một tinh thần luôn sẵn sàng
hợp tác với giới truyền thông bằng sự trung thực, chân thành, lòng nhiệt tình và sự “tỉnh
táo” sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thành công trước dư luận xã hội đa chiều và tạo cơ
hội cho doanh nghiệp khẳng định thương hiệu trên thị trường – mục đích cuối cùng mà
mọi chuyên viên truyền thông đều hướng tới.
10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Báo chí 2016 số 103/2016/QH13


2. Everest, Yêu cầu chung trong ứng xử và giao tiếp với báo chí, từ
https://everest.org.vn/yeu-cau-chung-trong-ung-xu-va-giao-tiep-voi-bao-chi/
3. Trần Hoàng (25/02/2022), Một tạp chí bị xử phạt 100 triệu đồng vì sai tôn chỉ, từ
https://tienphong.vn/mot-tap-chi-bi-xu-phat-100-trieu-dong-vi-sai-ton-chi-
post1418865.tpo
4. Châu Anh, 14 báo điện tử bị xử phạt vì đưa tin sai sự thật, từ
http://www.hanoimoi.com.vn/ban-in/Xa-hoi/854456/14-bao-dien-tu-bi-xu-phat-
vi-dua-tin-sai-su-that

You might also like