You are on page 1of 8

GỢI Ý ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ TỰ LUẬN CUỐI KÌ II LỊCH SỬ 12

BÀI 21. VIỆT NAM (1954 - 1965)


VẬN DỤNG:
Câu 1. Phân tích được ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
(9/1960).
- Là sự kiện trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta.
- Đại hội đã vạch ra đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo nhằm đẩy mạnh cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam tiến tới
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Câu 2. Phân tích được ý nghĩa của các thắng lợi trong chiến đấu chống chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt”: Chiến thắng Ấp Bắc và chiến dịch tiến công địch ở miền
Đông Nam Bộ trong đông – xuân 1964 – 1965.
- Ấp Bắc (2/1/1963): Đánh sụp lòng tin của quân đội Sài Gòn dựa vào trang bị vũ khí, kỹ
thuật hiện đại của Mĩ, chứng tỏ quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng
“Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ về quân sự.
- Bình Giã (2/12/1964): Đánh thắng các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của
địch; chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản.
- An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài: Gây cho quân đội Sài Gòn những thiệt hại nặng, có nguy
cơ tan rã, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
VẬN DỤNG CAO:
Câu 3. Nhận xét được nhiệm vụ của cách mạng cả nước, của mỗi miền và mối quan
hệ gắn bó của cách mạng hai miền Nam – Bắc.
* Mỗi chiến lược cách mạng nhằm giải quyết những yêu cầu cụ thể riêng của từng miền,
nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Trong
đó:
- Miền Bắc: Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Miền Nam: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước.
* Mối quan hệ hai miền là mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến. Đây là đặc điểm
lớn nhất cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta trong thời kì chống Mĩ.
BÀI 22. VIỆT NAM (1965 - 1973)
VẬN DỤNG:
Câu 4. Phân tích được ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” và sự ra đời của Mặt
trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
* Ý nghĩa phong trào “Đồng khởi”:
- Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
- Làm lung lay tận gốc chính quyền Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế
tiến công.
* Ý nghĩa mặt trận:
Đoàn kết, cổ vũ các tầng lớp nhân dân cùng đứng dậy chống lại Mĩ. Thể hiện quyết tâm
giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 5. Phân tích được nguyên nhân Mĩ phải thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh”.
- Sau 4 năm tiến hành “Chiến tranh cục bộ”, Nhà Trắng bị thất bại nặng nề về chính trị và
quân sự. Đặc biệt cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã đẩy Mĩ và
chính quyền Sài Gòn vào thế bị động.
- Phong trào phản đối chiến tranh của của nhân dân Mĩ và thế giới buộc Mĩ phải tìm ra
giải pháp chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam trong danh dự.
- Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh thu được nhiều thắng lợi. Sự phát
triển của Liên Xô, Trung Quốc có lợi cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa
xã hội.
- Nhật Bản, Tây Âu lợi dụng việc Mĩ sa lầy trong chiến tranh ở Việt Nam nhanh chóng
vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh với Mĩ về kinh tế, quân sự.
Câu 6. Rút ra được đặc điểm chính của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của
Mĩ (1969-1973).
- Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu nhằm tận dụng xương máu
của người Việt Nam.
- Điểm nổi bật nhất là chương trình “bình định”. Phát hiện cán bộ và cơ sở cách mạng,
tiêu diệt những người yêu nước. Chính sách “bình định” nâng lên hàng “quốc sách” và
được Nichxơn và Thiệu xem như là xương sống của “Việt Nam hóa chiến tranh”, gồm
các kế hoạch “bình định cấp tốc”, “bình định đặc biệt”…
VẬN DỤNG CAO:
Câu 7. Nhận xét được mối quan hệ, tác động qua lại, ảnh hưởng của cách mạng hai
miền Nam – Bắc.
* Cách mạng 2 miền có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít, giúp đỡ, tạo điều kiện cho
nhau cùng phát triển:
- Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và thứ hai của Mĩ, vừa
sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương. Trách nhiệm cao cả đặt trên vai của miền Bắc, vừa
chiến đấu chống Mĩ vừa đảm bảo vượt qua khó khăn thử thách chi viện sức người, sức
của cho chiến trường miền Nam.
- Miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ.
Nhờ chi viện, miền Nam đã giành thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân
Mậu Thân 1968, Tiến công chiến lược 1972, “Điện Biên Phủ trên không” buộc Mĩ ngừng
hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc, kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại
hòa bình ở Việt Nam.
* Mối quan hệ hai miền là mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến. Trong giai đoạn
này, miền Bắc đóng cả 2 vai trò (vừa hậu phương và tiền tuyến).
Câu 8. Rút ra được vai trò của hậu phương miền Bắc đối với cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975).
Dạng 1: Đưa ra nhận định:
- “Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đến thắng lợi của
cách mạng cả nước”. Nhận định trên là đúng.
+ Hậu phương miền Bắc chính là nơi cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến, là nơi
đứng chân của Bộ Chính trị, Chính phủ, lực lượng vũ trang, là nơi tiếp nhận nguồn viện
trợ về vũ khí… để chi viện cho miền Nam qua đó đã góp phần quan trọng và quyết định
cùng quân dân miền Nam đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ.
+ Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước miền Bắc có lúc cũng chính là tiền tuyến khi
trực tiếp chiến đấu và chiến thắng hai lần chiến tranh phá hoại của Mĩ ra miền Bắc.
+ Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước miền Bắc còn làm nghĩa vụ quốc tế đối với
cách mạng Lào và Campuchia.
Dạng 2: Chỉ rõ 4 vai trò:
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội, 2 lần trực tiếp chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ.
- Làm nghĩa vụ hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam.
- Làm nghĩa vụ hậu phương quốc tế với Lào và Campuchia.
- Làm cầu nối giữa hậu phương quốc tế với chiến trường miền Nam.
BÀI 23: VIỆT NAM (1973 - 1975)
VẬN DỤNG:
Câu 9. Phân tích được ý nghĩa của các chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Xuân 1975.
- Chiến dịch Tây Nguyên: Cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta từ đây chuyển
sang một giai đoạn mới, từ tiến công có ý nghĩa chiến lược phát triển thành tổng tiến
công chiến lược trên toàn miền Nam.
- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng: Góp phần làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng về mặt chiến
lược, đẩy quân địch nhanh chóng đi tới chỗ sụp đổ hoàn toàn, tạo điều kiện và thời cơ
thuận lợi cho ta tập trung lực lượng áp đảo quân địch trong trận quyết chiến cuối cùng.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh: Bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn đã bị đập tan. Toàn
bộ cơ đồ của Mĩ dốc sức xây dựng bị sụp đổ hoàn toàn.
=> Miền Nam nước ta hoàn toàn giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của
nhân dân ta toàn thắng.
Câu 10. Phân tích được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối
chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn sáng tạo. Đóng vai trò quan trọng nhất vì:
Đảng đã đề ra đường lối tiến hành đồng thời chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam… Đảng đã có chính sách
đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, kết hợp được sức mạnh của dân tộc và sức mạnh thời
đại, kết hợp đấu tranh trên cả 3 mặt trận là quân sự - chính trị - ngoại giao tạo nên sức
mạnh tổng hợp để đánh bại kẻ thù xâm lược.
+ Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết chiến đấu dũng cảm. Vai trò quan trọng của
hậu phương miền Bắc.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Có sự phối hợp đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
+ Sự đồng tình và ủng hộ to lớn của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế
giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với dân tộc ta:
+ Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo
vệ Tổ quốc.
+ Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân – đế quốc trên đất nước ta. Hoàn thành
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
+ Mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc: Độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Đối với thế giới:
+ Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới.
+ Cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân
tộc.
VẬN DỤNG CAO:
Câu 11. Nhận xét được/ đánh giá được vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
Đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng. Đó là đường lối tiến
hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc. Với đường lối đó, cách mạng nước ta cùng 1 lúc đã kết hợp được
sức mạnh chiến đấu của tiền tuyến lớn với tiềm lực của hậu phương lớn; đã động viên
đến mức cao nhất lực lượng của toàn dân, toàn quân vào cuộc chiến đấu cứu nước; đã kết
tinh, tổng hợp và phát triển lên một trình độ mới những truyền thống cách mạng và sáng
tạo của Đảng và của dân tộc. Đường lối giương cao và kết hợp độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Đó là cơ sở nảy sinh những phương pháp cách mạng vừa kiên quyết, triệt
để, vừa uyển chuyển, linh hoạt những hình thức đấu tranh…
BÀI 24: VIỆT NAM SAU 1975
VẬN DỤNG:
Câu 12. Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của nước ta sau Đại thắng
Xuân 1975.
* Thuận lợi:
- Miền Bắc đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ
sở vật chất – kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
- Miền Nam hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền
sụp đổ; nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
* Khó khăn:
- Miền Bắc bị chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ tàn phá nặng nề.
- Miền Nam:
+ Còn tồn tại các cơ sở địa phương của chính quyền Sài Gòn và các di hại của xã hội cũ.
+ Hậu quả chiến tranh quá nặng nề: Làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá, ruộng đất bị bỏ
hoang…
+ Nền kinh tế vẫn mang tính chất nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển
không cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài.
Câu 13. Phân tích được ý nghĩa của kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI (tháng 6,7
- 1976).
- Việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước đã hoàn thành. Từ đây, nhiệm vụ tiếp tục
hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã
hội sẽ gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong
phạm vi cả nước.
- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí thống nhất Tổ quốc, quyết tâm
xây dựng một nước Việt Nam độc lập và thống nhất của toàn thể nhân dân ta.
- Phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, mở ra những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ
quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
BÀI 26: ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VẬN DỤNG:
Câu 14. Phân tích được sự đúng đắn trong nội dung đường lối đổi mới của Đảng.
Khẳng định tính đúng đắn của tư duy mới (chủ yếu là tư duy kinh tế), đường lối đổi mới
toàn diện. Đổi mới ở Việt Nam không phải là phá bỏ cái cũ, xây dựng cái mới một cách
giản đơn theo một mô hình có sẵn ở một nước xã hội chủ nghĩa nào đó mà là một quá
trình vừa tìm tòi vừa thử nghiệm vừa đấu tranh tư tưởng hết sức gay go, phức tạp. Cái
nào đúng, tích cực, hiệu quả thì tiếp tục duy trì, phát huy; cái nào tỏ ra lỗi thời, lạc hậu,
không còn phù hợp, cản trở sự phát triển thì mạnh dạn xóa bỏ.
VẬN DỤNG CAO:
Câu 15. Rút ra được bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới đất nước.
- Nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc.
- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Giải quyết triệt để tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái
đạo đức, lối sống… Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân.
Câu 16. Vì sao ngay sau đại thắng mùa Xuân 1975, Đảng ta đề ra nhiệm vụ hoàn
thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước? Phân tích ý nghĩa của việc hoàn
thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Vì sao….
- Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình
thức tổ chức nhà nước khác nhau.
- Nguyện vọng thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc - Nam là mong muốn có một
chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước. Hội
nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 - 1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành
thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Ý nghĩa:
- Đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất
nước.
- Điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, tạo nên những khả năng to lớn
để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
CHÚC CÁC EM 12 THI TỐT!

You might also like