HSGS Olympic-2019 Day-2 Physics Final

You might also like

You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỀ THI OLYMPIC CHUYÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 2019


Môn thi: VẬT LÝ
Ngày thi thứ hai: 12/05/2019

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi gồm 03 câu, in trên 04 trang)

Câu 1: Chuyển động của con lăn có dạng cuộn chỉ.


Cho một hệ cơ học được bố trí như hình vẽ.

Trong hệ này, con lăn khối lượng M có hình dạng như một cuộn chỉ gồm hai tấm hình vành
khăn (giới hạn giữa hai hình tròn có bán kính là r và R) được nối với nhau nhờ lõi dạng mặt trụ
mỏng bán kính r. Trục của các hình vành khăn và trục của lõi trụ là trùng nhau. Các tấm hình
vành khăn có khối lượng phân bố đều theo diện tích, lõi trụ nhẹ có khối lượng không đáng kể.
Lõi trụ được cuốn một sợi dây mảnh nối với vật nặng khối lượng m và vắt qua một ròng rọc nhỏ,
nhẹ, ma sát ở ổ trục ròng rọc không đáng kể. Ma sát giữa con lăn và mặt sàn thì đáng kể với hệ
số ma sát là .

Biết rằng, hệ này đang nằm cân bằng và ở giữa ranh giới cân bằng và chuyển động (tức chỉ
cần một tác động nhỏ cũng đủ để hệ chuyển động).

1. Ký hiệu  là góc hợp giữa hai phần sợi dây vắt qua ròng rọc. Tìm biểu thức của  theo các
đại lượng  , r , R, m, M .
2. Xác định m theo các đại lượng  , M , r , R.
r m
3. Cho   0.75. Tỉ số được chọn sao cho tỉ số có giá trị nhỏ nhất. Tính giá trị của các tỉ
R M
số này.
1
4. Hệ đang nằm cân bằng với tất cả các đặc tính và thông tin đã nêu từ các phần trên. Bỗng nhiên
có một vật khối lượng m  m được đặt nhẹ lên trên vật m khiến hệ bắt đầu chuyển động. Hỏi
con lăn sẽ chuyển động như thế nào? Tính gia tốc tịnh tiến của khối tâm con lăn và gia tốc
góc trong chuyển động quay của nó vào thời điểm khi hệ bắt đầu chuyển động.

Câu 2: Quầng hào quang Elmo.


Bài toán này xem xét hiện tượng quầng hào quang, đó là sự phát quang của một cọc nhọn khi
đưa lên cao, xảy ra trong một số điều kiện nhất định trong giông bão. Hiện tượng này được đặt
tên theo tên Elmo - vị thần của những người đi biển. Hiện tượng này thường xuất hiện trong
giông bão trên các con tàu biển, và được những người đi biển coi như là một điềm lành.
Để xảy ra quầng hào quang, cần có một vật dẫn có đầu nhọn hoặc có bán kính cong rất nhỏ
đặt trong điện áp cao sao cho điện trường vượt quá một giá trị cần thiết để gây ra đánh thủng
không khí. Sự đánh thủng không khí xảy ra khi điện trường gia tốc cho electron và các ion không
khí tới mức mà chúng đủ năng lượng để ion hóa một phân tử trung hòa khác trong lần va chạm
tiếp theo. Như vậy cần thiết để điện trường gần đầu nhọn có giá trị vượt quá một giá trị ngưỡng
Ecr . Giá trị số của Ecr phụ thuộc chủ yếu vào áp suất không khí và phụ thuộc yếu vào bán kính
cong của đầu nhọn. Tuy nhiên sự khác biệt này không quan trọng trong bài toán này và ở phần
dưới đây ta sẽ lấy Ecr  3 MV  m1. Độ điện thẩm chân không  0  8.85 1012 C2  N1  m2 .

1. Xét một trụ đỡ bằng điện môi có độ cao h  2 m, trên đỉnh trụ có đặt một quả cầu kim loại nhỏ
bán kính r 10 cm. Quả cầu này được nối đất qua một dây dẫn mảnh đi dọc theo trục của trụ
đỡ. Tìm điện tích Q tích trên quả cầu. Dây đủ mảnh để có thể bỏ qua điện tích trên nó. Hằng
số điện môi của trụ đỡ  1. Điện trường gần mặt đất trong điều kiện giông bão có thể coi là
đều và có cường độ E0  30 kV m 1.

r
E0

2
2. Bây giờ ta giả thiết có cơn giông xảy ra trên biển và con tàu đi vào vùng điện trường gây bởi
một đám mây dông có phân bố điện tích hiệu dụng như ở hình vẽ. Tìm cường độ điện trường
tại sát mặt biển. Bỏ qua ảnh hưởng của các điện tích khối trong khí quyển bên ngoài đám
mây.

Mây dông

 QP =40C

 QN =  40C
H P =12 km
 QLP = 3C
H N =7 km
H LP =2 km

Nước biển

3. Tính cường độ điện trường ở gần đầu nhọn nối đất rất phức tạp. Thay vì đó ta có thể xem xét
một gần đúng đủ tốt là mô hình quả cầu nối đất đặt vào vị trí của đầu nhọn với bán kính bằng
bán kính cong của đầu nhọn (các mặt đẳng thế tương ứng được vẽ trên hình cho thấy phân bố
các mặt đẳng thế tại vùng đang xét trong hai trường hợp là giống nhau). Ta đi tính toán điện
trường xung quanh quả cầu. Liệu quầng hào quang có tạo thành quanh đầu nhọn của cột buồm
ở độ cao h 20 m tính từ mặt nước biển hay không. Giả thiết thân thuyền tiếp nước là một
vật dẫn tốt. Có thể bỏ qua ảnh hưởng của vỏ tàu và các cột buồm khác tới điện trường. Bán
kính của cột buồm r  5 cm. Nếu câu trả lời là có, đánh giá bán kính vùng không gian mà
quầng hào quang xảy ra.
Phân bố các mặt
đẳng thế giống nhau

r r
0 =0
1  2
3
3 Quả cầu nối đất
0 =0 1 
2

Nối đất

Câu 3: Gió Phơn


Gió phơn (tiếng Đức Föhn — gió thổi từ vùng núi Föhn trên dãy Alps) — gió ấm và khô thổi
rất mạnh một cách bất thình lình từ đồi núi xuống thung lũng. Không khí lạnh từ đồi núi cao hạ
xuống rất nhanh theo các thung lũng hẹp dẫn tới sự nóng lên của khí. Bài toán này xem xét mô
hình đơn giản của hiện tượng này.
3
Ta sử dụng các số liệu sau:
Gia tốc trọng trường lấy bằng g  9.81 m  s 2 .
Hằng số khí lý tưởng R  8.31J  mol1  K 1 .

1. Biết rằng không khí là hỗn hợp của nhiều chất khí với tỷ lệ khối lượng của các khí thành phần
như sau: N 2 – 75.5%, O2 – 23.2%, Ar – 1.3%, các khí khác dưới 0.1%. Tính chỉ số đoạn
nhiệt của không khí   СP /CV . Giá trị này sai lệch bao nhiêu khỏi giá trị   7 / 5 cho khí lý
tưởng lưỡng nguyên tử? (Khối lượng mol của các khí lần lượt bằng µN2  28.02 g  mol1 ,

µO2  32.00 g  mol1 , µAr  39.94 g  mol 1 ).

2. Khối lượng mol trung bình của không khí là µ  29 g  mol1. Áp suất tiêu chuẩn tại mực nước
biển Р0  101kPa . Biết rằng, nhiệt độ của không khí khô ở gần mặt đất giảm tuyến tính theo
độ cao T = T0 - .h với hệ số   0.6 С /100 m. Giả thiết điều kiện này không thay đổi cho
các độ cao đang xem xét, tìm sự phụ thuộc của áp suất vào độ cao. Nhiệt độ của khí quyển tại
sát mực nước biển Т 0  293 K. Tính áp suất và nhiệt độ khí ở độ cao H  3km.

3. Giả thiết nhiệt độ không khí ở chân núi ( h  0 ) là Т 0  293 K. Từ một hang núi ở độ cao
H  3 km có một khối không khí lạnh ở nhiệt độ Т1  268 K , tụt rất nhanh xuống chân núi
mà chưa kịp trao đổi nhiệt với khí quyển xung quanh. Khối khí này nóng lên bao nhiêu độ?
4. Giả thiết khối khí đề cập ở trên có khối lượng m. Lực đẩy Archimedes mà khí quyển xung
quanh tác dụng lên khối khí này phụ thuộc như thế nào vào độ cao. Ở độ cao nào thì lực này
cân bằng với trọng lượng của khối khí?

5. Nhiệt độ cực đại ban đầu Т1max mà khối khí này có thể có được là bao nhiêu để nó có thể tụt
tới chân núi? Trong trường hợp nhiệt độ ban đầu là Т1  268 K , tìm vận tốc của khí tại chân
núi. Bỏ qua sức cản.

--------------- HẾT ---------------

You might also like