You are on page 1of 6

Các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước

2. Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia quản lý hành chính nhà nước

Các hình thức tham gia quản lý hành chính nhà nước bao gòm

1. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước

2. Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội: Điều 9 HP: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở
chính trị của chính quyền nhân dân, Điều 10: Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị- xã hội
của giai cấp công nhân và người lao động

3. Tham gia vào hoạt động tự quản cơ sở

4. Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước: Điều
28 Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham
gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về vấn đề của cơ cở, địa phương và cả nước”

3. Nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc bao gồm 2 nội dung: tập trung và dân chủ, nghĩa là vừa bảo đảm sự lãnh đạo tập trung trên cơ
sở dân chủ, vừa bảo đảm mở rộng dân chủ dưới dưới sự lãnh đạo tập trung.

Nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện trong quản lý hành chính nhà nước như sau:

3.1 Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp

Hiến pháp ghi nhận nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về tay nhân dân “ Nhân dân thực hiện quyền
lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân và
thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”

Cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền nhất định trong việc thành lập, sáp nhập hay giải thể các cơ
quan hành chính nhà nước cùng cấp

Yếu tố dân chủ được thể hiện rõ cơ quan quyền lực nhà nước trao quyền chủ động sáng tạo cho các cơ
quan hành chính nhà nước trong việc chỉ đạo thực hiện hiến pháp, pháp luật luật và các văn bản khác của
cơ quan quyền lực nhà nước

3.2 Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương

- Sự phục tùng được thể hiện rõ phương diện tổ chức và hoạt động. Mối quan hệ qua lại: cấp trên chỉ đạo
cấp dưới thực hiện, thực hiện theo nguyên tắc pháp luật, cấp dưới có quyền nêu ý kiến được lắng nghe bởi
cấp trên.

3.3 Phân cấp quản lý

- Phân cấp quản lý là sự chuyển giao thẩm quyền từ cấp trên xuống cấp dưới nhằm đạt được một cách có
hiệu quả mục đich chung của hoạt đọng quản lý hành chính nhà nước
- Phân cấp quản lý là biểu hiện của nguyên tắc tập trun dân chủ. Nguyên tắc này chỉ được đảm bảo khi
đáp ứng được những yêu cầu sau đây:

+ Việc phân cấp quản lý phải đảm bảo cho trung ương có quyền quyết định trong những lĩnh vực then
chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối và hài hòa của toàn xã hội,
bảo đảm sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc

+ Mạnh dạn giao quyền cho địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính chủ động tích cực sáng tạo
trong quản lý, tích cực phát huy sức người, sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống, trên cơ sở đó
phục vụ được trung ương và cấp trên giao phó

+ Việc phân cấp phải thật cụ thể, hợp lý trên cơ sở những quy định của pháp luật

d.Hướng về cơ sở: hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lý tập
trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế , văn hóa – xã hội trực thuộc.

e. Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:

+ Ở địa phương , UBND các cấp trước hết phụ thuộc vào hội đồng nhân dân cùng cấp

4. Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc (p.100)

4.1. Trong công tác đào tạo và sử dụng cán bộ

4.2. Trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

5. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Điều 8 Hp 2013: Nà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội
bằng Hiến pháp và pháp luật

- Trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật:

+ Các văn bản pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước phải được ban hành đúng thẩm quyền

+ Các văn bản pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước phải có nội dung hợp pháp và thống
nhất

+ Các văn bản pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước phải ban hành đúng tên gọi và hình
thức pháp luật quy định Hiến pháp, các luật về tổ chức nhà nước có những quy định về
các loại văn bản pháp luật mà các chủ thể quản lý hành chính được phép ban hành

+Các văn bằn trong quản lý hành chính nhà nước phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định

- Trong hoạt động tổ chức và thực hiện pháp luật

Pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi:

+ Triệt để tôn trọng các văn bản pháp luật về thẩm quyền và nội dung ban hành
+ Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật trong quản lý hành chính nhà
nước, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

+ Phải xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp uật các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lí
hành chính nhà nước

B. Các nguyên tắc tắc tổ chức- kĩ thuật

1. Nguyên tắc quản lý theo ngành, chức năng kết hợp với quản lý theo địa phương

Thuật ngữ “ngành”: hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương

- Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội có cùng cơ
cấu kinh tế kĩ thuật- kĩ thuật hoặc hoạt động với mục đích giống nhau làm cho hoạt động
của các tổ chức, đơn vị phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng với nhu cầu của
xã hội.

- Quản lý theo chức năng là quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất định của quản lý hành
chính nhà nước như kế hoạch, tài chính, giá cả, khoa học, công nghệ, lao động, nội vụ,
quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế, tổ chức và công cụ.

- Bộ quản lý theo ngành cơ quan có trách nhiệm pháp lý những ngành kinh tế-kĩ thuật, văn hoá,
xã hội hay nông nghiêph, công nghiệp, giao thông vận tải

- Bộ là phạm trù thuôc vè tổ chức nhà nước để chi một loại cơ quan có thẩm quyền quản lý, lĩnh
vực chuyên môn ở trung ương, ngành là phạm trù về kinh tế-xã hội mà nội dung của nó
đã được nêu ra ở phần trên

- Quản lý theo địa phương là quản lí trên phạm vi lãnh thổ nhất định theo sự phân vạch địa giới
hành chính của Nhà nước

- Quản lý hành chính nhà nước: quản lý theo ngành và quản lý theo chức năng luôn được kết hợp
chặt chẽ với quản lý địa phương

Sự kết hợp là cần thiết bởi lẽ:

+ Mỗi đơn vị, tổ chức của một ngành đều nằm trên lãnh thổ của một địa phương nhất định

+ Ở mỗi một địa bàn lãnh thổ nhất định, do có sự khác biệt các yếu tố tự nhiên, văn hoá- xã hội
cho nên nhu cầu đặt ra cho các hoạt động ngành, lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn mang
tính riêng biệt

+ Trên lãnh thổ một địa phương có hoạt động của các đơn vị, tổ chức của các ngành khác nhau :
sự phối hợp được biểu hiện cụ thể như sau:

/ Trong hoạt động quy hoach và kế hoạch

/ Trong xây dựng cà chỉ đạo chuyên môn

/ Ban hành và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
2. Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng và phối hợp liên ngành

Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng, phối hợp quản lý liên ngành
thể hiện trong thực hiện các công việc của quản lý hành chính:

1. Các cơ quan quản lý theo chức năng có quyền ban hành các quy định, các mệnh lệnh cụ thể
liên quan đến chức năng quản lý của mình theo quy định của pháp luật

2. Cac cơ quan quản lý ngành có quyền ban hành các quyết định quản lý có tính chất bắt phải
thực hiện

3. Cơ quan quản lí theo ngành, quản lý theo chức năng có quyền phối hợp với nhau để ban hành
các quyết định quản lý có hiệu lực chung trong phạm vi hoạt động các ngành hoặc lĩnh vực
chuyên môn mà chúng được phân công quán lý.

Chương IV: Hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước

I. Hình thức quản lý hành chính nhà nước

1. Khái niệm và phân loại các hình thức quản lý hành chính nhà nươc

- Biểu hiện ra bên ngoài của hoạt động quản lý trong những hành động cụ thể cùng loại được gọi là hình
thức của hoạt động quản lý.

=> Hình thức quản lý hành chính nhà nước là hoạt động biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể quản lý nhằm
thực hiện hoạt động quản lý

Việc xác định hình thức quản lý hành chính nhà nước cần phải được tiến hành trên cơ sở những quy định
luật nhất định:

1. Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lí với chức năng quản lí

2. Quy luật sự phù hợp của hình thức quản lý với nội dung và tính chất của những vấn đề cần quản
lý cần giải quyết

3. Về hình thức quản lý với những đặc điểm của đối tượng quản lý cần giải quyết

4. Về hình thức quản lý với mục đích cụ thể

- Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, các chủ thẻ của quản lý hành chính nhà nước cần

1. Xác lập những quy tắc xử sự dứoi luật trong những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình

2. Tiến hành hoạt động điều hành mà nội dung là áp dụng quy phạm pháp luật

3. Giải quyết những trường hợp không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, đánh giá hành vi xử sự
của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính và áp dụng các biện pháp tác động có tính chất bắt
buộc trong những trường hợp pháp luật quy định

=> Chia ra làm 2 loại : quản lý hành chính nhà nước: pháp lý và không pháp lý
1. Hình thức pháp lý: đưọc luật quy định cụ thể: nội dung, trình tự, thủ tục

2. Hình thức không pháp lý: pháp luật chỉ quy định những thủ tục chung để tiến hành chung ( thủ tục tiến
hành hội nghị, hội thảo, tổng kết…)

Cách phân chia hợp lý hình thức quản lý hành chính nhà nước:

+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp lí quan trọng nhất trong hoạt động của các chủ
thể quản lý hành chính nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ cùa mình ( Bộ máy hành chính nhà
nước có chức năng chấp hành pháp luật)

Thông qua hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính, các chủ thể của quản lí hành
chính nhà nước:

+ Ấn định những quy tắc xử sự trong quản lý hành chính nhà nước

- Pháp luật hiện hành và thực tiễn quản lý khăng định khả năng lập quy độc lập của cơ quan hành chính
nhà nước

- Quy định những nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ
quản lý hành chính nhà nước

- Xác định các mối liên hệ chủ yếu giữa các bộ phận của hệ thống hành chính nhà nước.

- Quy định nhưngx hạn chế và nhuững điều ngăn cấm

- Trong trường hợp cần thiết, đặt ra những nghĩa vụ đặc biệt hoặc trao quyền hạn đặc biệt.

- Thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật và đặt ra những đặc điểm pháp lí cho trật tự quản lý hành chính
nhà nước

=> Những yêu cầu đối với lập quy:

1. Giới hạn lập quy về nguyên tắc phải được quy định bởi cơ quan quyền lực nhà nước

2. Hoạt đông lập quy trong mọi trường hợp phải có cơ sở pháp lí là những quy định tương ứng của cơ
quan quyền lực nhà nước và sự uỷ nhiệm cụ thể của cơ quan quyền lực nhà nước.

+ Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật ( hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà
nước)

+ Ban hành văn bản áp dụng pháp luật, các chủ thể hành chính nhà nước giải quyết nhưng việc cụ thể liên
quan đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân trên những yêu cầu và quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

+ Đặc trưng của văn bản áp dụng quy phạm pháp luật: tính chất quyền lực và tính chất dưới luật, chia
thành 2 nhóm lớn:

1. Những văn bản chấp hành pháp luật: quyết định bổ nhiệm
2. Những văn bản bảo vệ pháp luật: quyết định xử phạt

+ Thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý ( những hoạt động mang tính chất pháp
lý nhưng không đòi hỏi phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật : đăng ký phương tiện giao
thông, cấp bằng….)

1. Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm pháp luật như: kiểm tra giấy
phép lái xe, kiểm tra việc đăng kí tạm trú, tạm vắng

2. Đăng kí những sự kiện nhất định: đăng ký giấy khai sinh, khai tử,…

3. Lập và cấp một số giất tờ nhất định: lập biên bản về vi phạm hành chính, cấp giấy phép,…

Công chứng: công chứng viên xác định tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng
văn bản cần công chứng=> không có tác động pháp lý trực tiếp nhưng gián tiếp làm phát sinh những hậu
quả pháp lý nhất định bởi nhận được những tài liệu làm cơ sở cho việc ban hành văn bản áp dụng pháp
luật

+ Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp ( họp)

+ Thực hiện những tác động về nghiệp – kĩ thuật.

- Hoạt động: chuẩn bị tài liệu cho việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy
phạm pháp luật, cho tiến hành những biện pháp tổ chức, làm báo cáo, công tác lưu trữ hồ sơ

II. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước

1. Khái niệm và những yêu cầu đối với phương pháp quản lý hành chính nhà nước

2.

You might also like