You are on page 1of 20

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM


QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

CHỦ ĐỀ:
“Phân tích tình hình “hồi phục” hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam sang một thị trường nhất định sau đại dịch Covid mà nhóm
lựa chọn (Phân tích thông qua giá trị xuất khẩu sang thị trường
này trước đại dịch, và sau đại dịch Covid)”

NHÓM: 04
LỚP: 4725 (N07 – TL2)

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2023


BÀI TẬP NHÓM
QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

Khoa: Luật Thương Mại Quốc Tế.


Lớp: 4725 (N07 – TL2) – Nhóm: 04.

Chủ đề: “Phân tích tình hình “hồi phục” hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
sang một thị trường nhất định sau đại dịch Covid mà nhóm lựa chọn (phân tích
thông qua giá trị xuất khẩu sang thị trường này trước đại dịch, và sau đại dịch
Covid).”

Sinh viên thực hiện: 


Ngô Tuyết Anh  472531

Bùi Minh Anh  472532

Đỗ Hồng Hạnh  472533

Vũ Thị Thu Hương  472534

Nguyễn Phượng Anh  472535

Phạm Thị Tuyết Mai  472536

Nguyễn Thị Quỳnh Hương  472537

Lê Minh Tiên  472538

Nguyễn Thị Thùy Mai  472539

Trần Ngọc Lan  472540


BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

Chủ đề: “Phân tích tình hình “hồi phục” hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
sang một thị trường nhất định sau đại dịch Covid mà nhóm lựa chọn (phân tích
thông qua giá trị xuất khẩu sang thị trường này trước đại dịch, và sau đại dịch
Covid).”

Khoa: Luật Thương Mại Quốc Tế.


Lớp: 4725 (N07 – TL2) – Nhóm: 04.

1. Kế hoạch làm việc của nhóm: Nhóm trưởng phân chia nội dung công việc
cho các thành viên theo các yêu cầu của đề bài tập nhóm và tập hợp bài làm của
các thành viên thành một bài hoàn chỉnh, từ đó triển khai làm slide và thuyết
trình.

2. Phân chia công việc và họp nhóm:


Tiến độ thực
hiện
Mức độ hoàn thành Họp nhóm Kết
(đúng hạn)
luận
MSSV

Chữ
Họ và tên /
Đóng ký
Tham Tích Xếp
Không Trung góp
Có Không Tốt gia cực sôi loại1
tốt Bình nhiều ý
đầy đủ nổi
tưởng
472531 Ngô Tuyết Anh X X X A

472532 Bùi Minh Anh X X X A

472533 Đỗ Hồng Hạnh X X X A

472534 Vũ Thị Thu Hương X X X A

472535 Nguyễn Phượng Anh X X X A

472536 Phạm Thị Tuyết Mai X X X A

1
Có ba mức xếp loại: A: Tốt; B: Khá; C: Trung bình
Nguyễn Thị Quỳnh X X X A
472537
Hương
472538 Lê Minh Tiên X X X A

472539 Nguyền Thị Thùy Mai X X X A

472540 Trần Ngọc Lan X X X A

Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2023


Nhóm trưởng
MỤC LỤC
NỘI DUNG...............................................................................................................................1
I. Tổng quan về tình hình xuất khẩu của thế giới và của Việt Nam.......................................1
1. Tổng quan về xuất khẩu..................................................................................................1
a. Khái niệm.......................................................................................................................1
b. Hình thức........................................................................................................................1
c. Vai trò.............................................................................................................................2
2. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trước và sau đại dịch tại thị trường
Trung Quốc.........................................................................................................................2
II. Tình hình “hồi phục” hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc sau
đại dịch Covid........................................................................................................................4
1. Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc trước đại dịch..........................4
2. Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc trong đại dịch..........................5
3. Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc sau đại dịch và sự phục hồi
đáng kể...............................................................................................................................6
III. Cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai................9
1. Thách thức......................................................................................................................9
2. Cơ hội.............................................................................................................................9
3. Bài học kinh nghiệm.....................................................................................................10
KẾT LUẬN.............................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................12
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KHCN : Khoa học công nghệ


XK - NK : Xuất khẩu – Nhập khẩu
MỞ ĐẦU

Năm 1986 đánh dấu thời điểm Việt Nam tiến hành mở cửa kinh tế và
trong những ngày đầu của chính sách mới, Trung Quốc là một trong những đối
tác đầu tiên của Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn, mối quan hệ Việt Nam-
Trung Quốc ngày càng bền chặt và tiến triển sâu rộng. Đến nay, Trung Quốc là
đối tác xuất khẩu hành đầu của Việt Nam tại Châu Á với nhiều mặt hàng như
nông sản, hàng dệt may, điện thoại các loại và linh kiện,… Trong số đó, gạo
Việt Nam truyền thống là mặt hàng đạt sản lượng xuất khẩu lớn sang "quốc gia
tỷ dân". Tuy có sự sụt giảm trong thời kỳ Covid-19, nhưng với vị thế là người
bạn hàng lớn, thân thiết, uy tín và hợp tác lâu dài, hoạt động xuất khẩu nói
chung và xuất khẩu gạo qua thị trường Trung Quốc nói riêng đang có sự "phục
hồi" trở lại. Đây là dấu hiệu đáng mừng để Việt Nam quay trở lại đường đua,
thực hiện các mục tiêu kinh tế đang còn dang dở. Sự “hồi phục” trong hoạt
động xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc sẽ chúng tôi được
trình bày trong tiểu luận sau đây.
NỘI DUNG

I. Tổng quan về tình hình xuất khẩu của thế giới và của Việt Nam

1. Tổng quan về xuất khẩu

a. Khái niệm

Khoản 1, Điều 28 Bộ Luật Thương mại 2005 đưa ra định nghĩa về xuất
khẩu nhẩu như sau: “1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, xuất khẩu được hiểu theo một cách đơn giản chính là hoạt động
bán hàng hóa, dịch vụ của quốc gia này cho một quốc gia khác và dựa trên cơ sở
sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán.

b. Hình thức

 Tại Việt Nam, xuất khẩu được thể hiện qua bốn hình thức chính: 

Xuất khẩu trực tiếp: Đây là hình thức xuất khẩu phổ biến, hình thức mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà bên bán và bên mua dựa trên giao dịch trực
tiếp, thỏa thuận, thương lượng về quyền lợi của mỗi bên theo đúng pháp luật
của từng nước tham gia giao dịch và tiến hành ký kết hợp đồng sau cùng. 
Xuất khẩu gián tiếp: Việc cung ứng hàng hoá ra thị trường nước ngoài
thông qua các trung gian xuất khẩu như đại lý, các văn phòng đại diện, các công
ty uỷ thác xuất nhập khẩu,…
Gia công quốc tế: Hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên
(bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên
khác (bên đặt gia công) để chế biến thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và
nhận thù lao (phí gia công).

1
Xuất khẩu tại chỗ: Là hình thức chủ hàng hóa trong nước bán hàng hóa
của mình cho thương nhân nước ngoài và giao hàng cho họ ngay trên lãnh thổ
Việt Nam. Đây là hình thức xuất khẩu mới và đang phổ biến rộng rãi.

c. Vai trò

 Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng nền kinh tế quốc dân của Việt Nam

Thứ nhất, xuất khẩu là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế: Hoạt
động xuất khẩu thu về một lượng ngoại tệ lớn cho các chủ thể kinh doanh, tạo
điều kiện cho đổi mới KHCN,… Đồng thời, việc mở cửa nền kinh tế cũng giúp
Việt Nam rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về vận hành nền kinh tế.
Thứ hai, xuất khẩu tạo động lực giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng
cao chất lượng sản phẩm: Các thị trường quốc tế luôn đặt ra các yêu cầu khắt
khe về chất lượng sản phẩm. Từ đó, đặt ra bài toán cho các doanh nghiệp cần
đầu tư chỉn chu, áp dụng các cách thức sản xuất kinh doanh hiệu quả sáng tạo,
đổi mới trang thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng
sức cạnh tranh. Song song với đó, nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của các
mặt hàng tiềm năng, chủ lực, các chủ thể kinh tế sẽ chú trọng tiếp cận đến các
phương thức sản xuất hiện đại. Những tác động trên sẽ tạo lực đẩy cho sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tự động hoá, hiện đại hoá.
Thứ ba, xuất khẩu trở thành tiền đề mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế
đối ngoại. Việc xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ tạo cho Việt Nam nhiều mối quan
hệ thương mại, tạo cơ hội quảng bá thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế.

2. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trước và sau đại dịch tại thị
trường Trung Quốc

Hiện nay, Trung Quốc giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất và là thị
trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Mỹ). Do vậy, sự tăng, giảm kim
ngạch xuất khẩu các mặt hàng vào Trung Quốc sẽ tác động lớn đối với tổng kim

2
ngạch xuất khẩu của cả nước. Theo Tổng cục Hải quan, đến nay có 11 nhóm
hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD2.
Tổng cục Hải quan đã thống kê như sau: trong năm 2018 và 2019, kim
ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc lần lượt đạt 41,3 tỷ USD và
41,414 tỷ USD3. Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm
2018 và năm 2019 lần lượt đạt 243,5 tỷ USD và 263,45 tỷ USD. Có thể thấy
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và Trung Quốc chiếm đến 16%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra các thị trường trên thế giới4.
Tuy nhiên, do gặp trở ngại từ các hoạt động phòng chống dịch Covid-19
hàng hoá từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc cũng trở nên trì trệ. Cụ thể
là, với chính sách “Zero COVID”, Trung Quốc đã nhiều lần siết chặt quản lý
hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới với Việt Nam. Việc này đã
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang nước
này, trong đó có mặt hàng nông sản. Theo Tổng cục Hải quan, hết tháng
01/2020, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 2,75 tỷ USD, giảm 35,3%
so với tháng 12/20195.
Ngược lại, kể từ năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung
Quốc đã có sự hồi phục đáng kể, theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan,
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm
2022 đạt hơn 57,7 tỷ USD. Điều này cho thấy tín hiệu tích cực trong tình hình
xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc6.

2
Đỗ Văn Huân, 02/11/2022, Tạp chí điện tử VnEconomy: “Trung Quốc: Thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt
Nam”. Xem thêm: https://vneconomy.vn/trung-quoc-thi-truong-xuat-nhap-khau-lon-nhat-cua-viet-nam.htm.
3
Lê Thị Tuyết Nga, tháng 3/2020, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 7: ”Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc
bị tác động thế nào bởi Covid-19”. Xem thêm: https://kinhtevadubao.vn/kim-ngach-thuong-mai-giua-viet-nam-va-trung-
quoc-bi-tac-dong-the-nao-boi-covid-19-3613.html.
4
Bộ Công Thương Việt Nam, 11/04/2019. “Công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018”. Xem thêm:
https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/cong-bo-bao-cao-xuat-nhap-khau-viet-nam-20182.html#:~:text=%C3%94ng
%20%C4%91%C3%A3%20nh%E1%BA%A5n%20m%E1%BA%A1nh%20n%C4%83m,v%C3%A0%20Ch%C3%ADnh
%20ph%E1%BB%A7%20giao%2C%20v%C3%A0.
5
“NÔNG SẢN VIỆT NAM GẶP KHÓ KHI XUẤT KHẨU SANG TRUNG QUỐC”, Doanh nghiệp và tự do hóa thương mại,
tr.17. Xem thêm: https://trungtamwto.vn/file/21518/6-nong-san-gap-kho-tq.pdf.
6
Tuấn Anh, 15/01/2023, Tạp chí điện tử Thương hiệu & Sản phẩm: “Xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2022 đạt hơn 57,7 tỷ
USD”. Xem thêm: https://thuonghieusanpham.vn/xuat-khau-sang-trung-quoc-nam-2022-dat-hon-577-ty-usd-48134.html.

3
II. Tình hình “hồi phục” hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang
Trung Quốc sau đại dịch Covid
Tương tự các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam cũng ghi nhận nhiều biến
chuyển do ảnh hưởng của các chính sách phòng chống dịch. Trong thời kỳ dịch
Covid-19 sản lượng gạo có sự sụt giảm đáng kể so với thời kỳ trước đó. Điều
đáng mừng là ngay sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, Việt Nam đã ghi nhận
sự “phục hồi” trong hoạt động xuất khẩu gạo sang “quốc gia tỷ dân”.

1. Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc trước đại dịch

Dựa trên thống kê của Tổng cục Hải quan, các năm 2016, 2018 tổng kim
ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc lần lượt là
782,3 triệu USD và 1026,7 triệu USD. Tuy nhiên, ngay sau đó Việt Nam ghi
nhận hai năm liên tiếp sụt giảm sản lượng xuất khẩu gạo sang thị trường Trung
Quốc. Theo đó, năm 2018 xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đạt 1,33
triệu tấn, trị giá 640 triệu USD, giảm mạnh 41,8% về lượng và giảm 33,4% về
kim ngạch so với năm 2017, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất
về thị trường NK gạo của Việt Nam với 22,4% thị phần 7. Đến năm 2019 kim

7
“Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc năm 2018 sụt giảm mạnh”, 20/01/2019, LÚA GẠO VIỆT. Xem thêm:
https://luagaoviet.com/ban-tin-tren-mang/xuat-khau-gao-sang-trung-quoc-nam-2018-sut-giam-manh.

4
ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm còn 240,3 triệu USD (giảm gần 450
triệu USD so với năm 2018)8.
Sự sụt giảm trên là hệ quả của sự thiếu biết của doanh nghiệp và nông
dân nước ta về thị trường Trung Quốc, về các quy định, chính sách xuất, nhập
khẩu gạo của Trung Quốc.Thị trường Trung Quốc không chỉ nâng cao tiêu
chuẩn về chất lượng nông sản nhập khẩu, mà còn tăng cường quản lý, kiểm dịch
an toàn thực phẩm và siết chặt thương mại biên giới đối với nông sản nhập
khẩu. Bên cạnh đó, xuất khẩu nông sản nói chung và sản phẩm gạo nói riêng
của Việt Nam còn thiếu chuyên nghiệp và phụ thuộc nhiều vào tiểu ngạch.

2. Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc trong đại dịch

Trong ba năm 2020, 2021,2022, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
đều chịu tác động của các chính sách phòng chống dịch Covid từ cả hai phía
Việt Nam và Trung Quốc. Cụ thể, phía Trung Quốc tạm thời đóng các cửa khẩu
biên giới đất liền, nền kinh tế Trung Quốc suy giảm dịch bùng trong dịp tết
Nguyên Đán khi nhu cầu mua hàng của người dân còn hạn chế ( chỉ ưu tiên mặt
hàng thiết yếu). Ngoài ra, Việc Trung Quốc thay đổi quy định mới về chuyển
giao hàng hóa tại cửa khẩu cũng gây ra tốn kém thêm chi phí và bị động trong
kinh doanh. Đồng thời, hệ thống dịch vụ công chưa đáp ứng được yêu cầu (công
tác kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng còn hạn chế ảnh hưởng tới chất
lượng hàng xuất khẩu). Công nghiệp hỗ trợ (dịch vụ logistics) còn yếu, đặc biệt
trong khâu vận chuyển và bảo quản. 
Hệ quả là, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2020 thị trường
Trung Quốc nhập khẩu 810,1 nghìn tấn gạo truyền thống Việt Nam, chiếm
13,25% tổng sản lượng xuất khẩu gạo9. Năm 2021, thị trường Trung Quốc xếp

8
DOÃN CÔNG KHÁNH(*), PHẠM VĨNH THẮNG(**)((*) TS, (**) ThS), Bộ Công Thương, 17/09/2019, Tạp chí cộng
sản: “Thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc nhìn từ con số thống kê: Thực tiễn, vấn đề và giải pháp”. Xem thêm:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/812107/thuong-mai-nong-san-viet-nam---trung-quoc-nhin-tu-
con-so-thong-ke--thuc-tien%2C-van-de-va-giai-phap.aspx.

9
Bộ Công Thương Việt Nam, “Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020”. Xem thêm:
https://trungtamwto.vn/file/20715/sach_xnk_2020.pdf.

5
thứ 2 trong các nước nhập khẩu gạo từ Việt Nam nhiều nhất, đạt 1,06 triệu tấn,
chiếm 16,9% trong tổng lượng xuất khẩu10. Đến năm 2022, thị trường Trung
Quốc vẫn  đứng thứ 2, chiếm trên 11,8% trong tổng lượng và 12,5% tổng kim
ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam (tương đương 834,2 nghìn tấn với trị giá
432,3 triệu USD), giảm 21,3% về lượng và giảm 17,3% về kim ngạch so với
năm 202111.

3. Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc sau đại dịch và sự
phục hồi đáng kể

Trong bối cảnh đại dịch covid – 19 đã và đang được kiểm soát tại Trung
Quốc, các thị trường đang dần phục hồi và các hoạt động thương mại đã quay
trở lại. Đồng thời Trung Quốc gỡ bỏ “Zero COVID” , đây chính là giai đoạn để
đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là nông sản sang thị trường Trung Quốc nói chung
và mặt hàng gạo nói riêng. Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 2.2023, xuất
khẩu gạo của Việt Nam vào thị Trung Quốc lên tới trên 105.000 tấn, đạt giá trị
gần 62 triệu USD tăng 134% về lượng và 182% về giá trị so với cùng kỳ năm
2022. Điểm đáng chú ý là giá gạo xuất khẩu bình quân ba tháng đầu năm 2023
ước đạt 531 USD/tấn - mức cao nhất trong vòng 10 năm qua. Đặc biệt, giá gạo
xuất khẩu bình quân sang Trung Quốc đạt 589 USD/tấn, tăng hơn 18% so với
cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng là thị trường có mức giá
bình quân của mặt hàng này cao nhất trong 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam12.

10
Bộ Công Thương Việt Nam, “Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2021”. Xem thêm:
https://trungtamwto.vn/file/21599/baocaoxnk2021.pdf.
11
Bộ Công Thương Việt Nam, “Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2022”. Xem thêm:
https://trungtamwto.vn/file/22356/bao-cao-xuat-nhap-khau-viet-nam-nam-2022.pdf.
12
“Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng đột biến trong quý 1/2023”, VietOne Data&Analysis, 11/04/2023. Xem thêm:
https://vietone.vn/vi/xuat-khau-gao-sang-trung-quoc-tang-dot-bien-trong-quy-12023-3587.htm.

6
Trong 3 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc
cao gần bằng kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2019 (quý 1 năm 2023 đạt 109 triệu
USD cao gần bằng cả năm 2019 đạt 240,3 triệu USD). Năm 2023 cũng cho thấy
sự tăng trưởng rõ rệt so với năm 2020 về sản lượng xuất khẩu gạo sang Trung
Quốc. Năm 2023 là sự biểu hiện rõ rệt cho quá trình khôi phục sản xuất, phát
triển kinh tế đồng đều của Việt Nam hậu đại dịch Covid – 19.

Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm nay nước
này đã nhập khẩu gạo từ Việt Nam với 445.237 tấn, trị giá 260 triệu USD, tăng
mạnh 93,2% về lượng và 116% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả
này, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Trung

7
Quốc trong 4 tháng đầu năm 2023, bỏ xa các thị trường khác như Myanmar, Ấn
Độ hay Thái Lan13.
Có thể thấy, hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đang
từng bước lấy lại vị thế của mình. Sự chuyển biến tích cực đó, trước hết là từ
những nỗ lực từ các ban ngành, cấp quản lý nhà nước, các cá nhân và doanh
nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh. Theo đó, Việt Nam đã đẩy mạnh xúc tiến
thương mại với thị trường Trung Quốc, thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch các mặt
hàng Việt Nam có lợi thế: Tăng cường các hoạt động đàm phán thương mại
song phương, đa phương nhằm đạt được các thỏa thuận mở cửa thị trường đối
với mặt hàng nông sản, gỡ bỏ các rào cản thương mại; thường xuyên tổ chức
các hội nghị giao thương hàng hóa nông sản. Đồng thời, Việt Nam hội nhập
ngày càng sâu vào kinh tế khu vực và thế giới, thực hiện cam kết mở cửa thị
trường, hiệp định thương mại khu vực (RCEP) được ký kết tạo ra nhiều cơ hội
đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc14.
Nước ta đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến
nông sản nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Điển hình là công
nghệ máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật (Drone), việc cấp mã
số vùng nuôi– trồng,  ứng dụng công nghệ GIS để quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ
công tác dự tính, dự báo dịch hại hay triển khai ứng dụng phần mềm PPDMS
2.0 vào việc báo cáo và tổng hợp số liệu tình hình sâu bệnh hại cây trồng15.
Ngoài ra, Trung Quốc gỡ bỏ “Zero COVID” đã giúp xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng. Các doanh nghiệp biết chớp thời cơ vàng,
tích cực tìm hiểu thông tin về thị trường, nhu cầu thị hiếu, những thay đổi trong
chính sách thương mại, chính sách nhập khẩu của Trung Quốc.

13
Hoàng Hiệp, 08/06/2023, Vietnambiz: “Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Trung Quốc”. Xem thêm:
https://vietnambiz.vn/viet-nam-tro-thanh-nuoc-xuat-khau-gao-lon-nhat-vao-trung-quoc-2023670314317.htm.
14
Chính phủ Việt Nam, 2022, “RCEP: HIỆP ĐỊNH MỞ RA LỢI THẾ VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ CHO HÀNG HOÁ CỦA
VIỆT NAM”. Xem thêm: https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-khac/2022/11/rcep-hiep-dinh-mo-ra-loi-the-ve-quy-tac-xuat-xu-
cho-hang-hoa-cua-viet-nam/.
15
Bích Hà, 27/10/2022, Tạp chí điện tử Thiên nhiên & Môi trường: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nâng cao giá trị sản
xuất lúa gạo”. Xem thêm: https://thiennhienmoitruong.vn/day-manh-ung-dung-cong-nghe-nang-cao-gia-tri-san-xuat-lua-
gao.html.

8
III. Cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong
tương lai 

1. Thách thức 

Trung Quốc là bạn hàng truyền thống và đặc biệt quan trọng với Việt
Nam. Chính vì thế, xuất khẩu nông sản Việt Nam nói chung và gạo nói riêng,
còn phụ thuộc rất nhiều vào thị trường rộng lớn này. Tuy nhiên, thị trường này
đang càng ngày càng trở nên khó khăn hơn với những quy định khắt khe. Bộ
Nông nghiệp Trung Quốc đưa ra mức giới hạn sử dụng cho phép và giám sát
mức độ sử dụng các nguyên liệu đầu vào bao gồm phân bón, thuốc trừ sâu, các
loại thuốc cấm sử dụng trong nông nghiệp; giám sát quá trình chế biến nông sản
và quá trình lưu trữ sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, hạt gạo nước ta rất dễ tồn dư
nhiều các loại phân bón, thuốc kháng sinh hoặc thuốc trừ sâu làm giảm chất
lượng cũng như giá trị hạt gạo. Việt Nam cũng cần phải đối diện với những vấn
đề về cạnh tranh giá gạo với các nước xuất khẩu gạo khác trên thế giới như Thái
Lan, Ấn Độ và những đối thủ mới: Pakistan, Campuchia. Những biến đổi về khí
hậu, nóng lên toàn cầu gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng
lớn đến chất lượng gạo của Việt Nam. Sự biến động trong tỷ giá hối đoái của
đồng Nhân dân tệ, khiến cho các chính sách xuất - nhập khẩu gạo bị thay đổi,
gây ảnh hưởng bất lợi đến các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam16.

2. Cơ hội

Tuy vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng không
thể phủ nhận xuất khẩu gạo Việt Nam - Trung Quốc có rất nhiều tiềm năng phát
triển. Nước ta đã thành công xây dựng được hình ảnh một nước xuất khẩu gạo
mạnh, và có thương hiệu gạo được đánh giá “ngon nhất thế giới” - ST25. Điều
này góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu gạo toàn
cầu. Nhu cầu của thị trường TQ ngày càng tăng cao. Những số liệu của kim
16
Mai Hương, 10-03-2014, “Gạo Việt Nam tìm đường sang Trung Quốc”: Nhiều tiềm năng, nhưng khó khai thác”. Xem
thêm: https://cafef.vn/nong-thuy-san/gao-viet-nam-tim-duong-sang-trung-quoc-nhieu-tiem-nang-nhung-kho-khai-thac-
201403100848379504.chn.

9
ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam - Trung Quốc trong những năm gần đây, đều
cho thấy sự phát triển vượt bậc về số lượng và giá trị. Cùng với đó, xu hướng sử
dụng gạo để thay thế các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi do lợi thế về giá đang
tăng lên. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc thông báo mở cửa trở lại là một tín hiệu
tích cực cho những nhà xuất khẩu gạo. Đặc biệt, cùng với cửa khẩu Hữu Nghị
(Lạng Sơn) Trung Quốc vừa công bố cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) chính
thức là cửa khẩu đủ điều kiện nhập khẩu lương thực vào Trung Quốc với lượng
tối đa 200 nghìn tấn/năm17.

3. Bài học kinh nghiệm


Từ sự “phục hồi” của xuất khẩu gạo Việt Nam - Trung Quốc, ta có thể rút
ra những bài học kinh nghiệm về thích ứng nhanh để gia tăng xuất khẩu: 
Trước tiên, bài học lớn nhất là sự điều hành kịp thời của Chính phủ, sự
phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, doanh nghiệp cùng sự hợp tác của các đối tác
để giữ chuỗi cung ứng không bị đứt gãy. Đứng trước các đại dịch lớn như Covid
- 19, các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương cần kết nối chặt chẽ với các
đơn vị ngoại giao và cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để theo dõi,
cập nhật sự chuyển hướng trong chính sách kinh tế, thương mại của các nước và
theo dõi sát biến động cung cầu các mặt hàng chiến lược, kịp thời có biện pháp
điều hành phù hợp, tận dụng được cơ hội về giá để sản xuất, xuất khẩu, đẩy
mạnh khai thác các hiệp định thương mại tự do đã ký.
Bên cạnh đó, các bộ, ban, ngành cần phối hợp linh hoạt và bám sát biến
động của kinh tế thế giới và trong nước, đánh giá các tác động đến sản xuất,
xuất khẩu của Việt Nam để chủ động ứng phó. Ngoài ra Việt Nam cũng cần đưa
ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa qua con đường chính ngạch,  khai
thác các lợi thế của hiệp định thương mại tự do và ứng dụng chuyển đổi số
trong hoạt động truyền thông, xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu…

17
Hà Duyên, 10/05/2023, Công Thương: “Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng vọt, doanh nghiệp ồ ạt thu gom”. Xem
thêm: https://congthuong.vn/xuat-khau-gao-sang-trung-quoc-tang-vot-doanh-nghiep-o-at-thu-gom-253531.html.

10
KẾT LUẬN
Từ những số liệu, so sánh và đánh giá trên, có thể thấy, kể từ sau khi đại
dịch kết thúc, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam ra thế giới nói chung và
Trung Quốc nói riêng đã có những bước tiến vượt bậc. Đây là những số liệu
đáng mừng, chứng minh được sự “phục hồi: tích cực của gạo cũng như các mặt
hàng nông sản Việt Nam sau đại dịch Covid 19. Tuy vậy, Việt Nam cần biết tận
dụng những cơ hội, tiềm năng cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm khi
đối diện với rất nhiều thách thức, khó khăn để có thể có nhiều bước tiến xa hơn
và ngày càng khẳng định vị thế nước nhà trên thương trường xuất khẩu gạo.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Giáo trình: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Quan hệ kinh tế
quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, năm 2022.

 Luật: Luật Thương mại 2005, Số: 36/2005/QH11 của Quốc hội.

 Bài báo, tạp chí: 

1. Hà Duyên, 10/05/2023, Công Thương: “Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc
tăng vọt, doanh nghiệp ồ ạt thu gom”.
2. Mai Hương, 10-03-2014, “Gạo Việt Nam tìm đường sang Trung Quốc”:
Nhiều tiềm năng, nhưng khó khai thác”.
3. Chính phủ Việt Nam, 2022, “RCEP: HIỆP ĐỊNH MỞ RA LỢI THẾ VỀ
QUY TẮC XUẤT XỨ CHO HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM”.
4. Bích Hà, 27/10/2022, Tạp chí điện tử Thiên nhiên & Môi trường: “Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo”.
5. Hoàng Hiệp, 08/06/2023, Vietnambiz: “Việt Nam trở thành nước xuất
khẩu gạo lớn nhất vào Trung Quốc”.
6. “Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng đột biến trong quý 1/2023”,
VietOne Data&Analysis, 11/04/2023.
7. Bộ Công Thương Việt Nam, “Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020”.
8. Bộ Công Thương Việt Nam, “Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2021”.
9. Bộ Công Thương Việt Nam, “Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2022”.
10.DOÃN CÔNG KHÁNH(*), PHẠM VĨNH THẮNG(**)((*) TS, (**)
ThS), Bộ Công Thương, 17/09/2019, Tạp chí cộng sản: “Thương mại
nông sản Việt Nam - Trung Quốc nhìn từ con số thống kê: Thực tiễn, vấn
đề và giải pháp”.
11.“Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc năm 2018 sụt giảm mạnh”,
20/01/2019, LÚA GẠO VIỆT.
12.“NÔNG SẢN VIỆT NAM GẶP KHÓ KHI XUẤT KHẨU SANG TRUNG
QUỐC”, Doanh nghiệp và tự do hóa thương mại, tr.17.
12
13.Tuấn Anh, 15/01/2023, Tạp chí điện tử Thương hiệu & Sản phẩm: “Xuất
khẩu sang Trung Quốc năm 2022 đạt hơn 57,7 tỷ USD”.
14.Đỗ Văn Huân, 02/11/2022, Tạp chí điện tử VnEconomy: “Trung Quốc:
Thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam”.
15.Lê Thị Tuyết Nga, tháng 3/2020, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 7: ”Kim
ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc bị tác động thế nào bởi
Covid-19”.
16.Bộ Công Thương Việt Nam, 11/04/2019. “Công bố Báo cáo Xuất nhập
khẩu Việt Nam 2018”.

13

You might also like