You are on page 1of 26

CHƯƠNG 1

VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

 MỤC TIÊU
1.Trình bày và giải thích khái niệm văn hóa, đặc trưng, chức năng của văn hóa
2. Định vị được văn hóa Việt Nam
3. Xác định được chủ nhân, thời gian, không gian văn hóa Việt Nam
4. Phân biệt được các vùng văn hóa và đặc trưng về chủ nhân, thời gian, không
gian văn hóa của từng vùng.
5. Trình bày được về lớp văn hoá bản địa, lớp văn hoá giao lưu với Trung Hoa và
lớp văn hoá giao lưu với phương Tây.

 NỘI DUNG
1.1.VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC
1.1.1. Định nghĩa văn hóa
“Văn hóa” là một từ Hán – Việt. Trong ngôn ngữ cổ Trung quốc “văn” để chỉ
cái vẻ ngoài đẹp đẽ. Chẳng hạn mặt trăng, mặt trời, mây, mưa, sấm chớp … là văn của
trời. Văn của người là lời nói hay, ý đẹp…Văn của xã hội là phong tục, đạo
đức…”hóa” là dạy dỗ, sửa đổi (giáo hóa). Như vậy có thể hiểu văn hóa là từ để chỉ
cái vẻ bên ngoài, không phải tự nhiên mà có cần có sự sửa sang, thay đổi, dạy dỗ để
trở nên tốt đẹp hơn, hữu ích hơn.
Trong Chu dịch, Quẻ Bí có nói: “Quan hồ thiên văn dĩ sát thời biến, quan hồ
nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ” 1. Có nghĩa là: Quan sát trời đất hiểu được sự thay đổi
của thiên nhiên, con người có lòng nhân có thể có được thên hạ. Văn hóa ở đây được
dùng với nghĩa đề cao đạo đức, cốt cách con người. Về sau giáo hóa cũng hiểu với
nghĩa dùng văn chương, lễ nhạc để cảm hóa con người.
Ở Phương Tây, văn hóa là một từ gốc La tinh: Colere sau trở thành Cultura
amini (sự trồng trọt tinh thần).
Hiện nay, người ta đã thống kê có khoảng vài trăm định nghĩa về văn hóa với các cách
tiếp cận khác nhau theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng, theo chiều rộng, chiều sâu…
Theo Đào Duy Anh: Văn hóa là văn vật và giáo hóa , dùng văn tự để giáo hóa
con người2.
Năm 2002, UNESCO định nghĩa về văn hóa: Văn hóa nên được đề cập đến
như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức, xúc cảm của
một xã hội hay một nhóm người trong xã hội; nó chứa đựng ngoài văn học và nghệ
1
Phan Thị Tố Oanh (Chủ biên), 2019, Giáo trình Kỹ năng giao tiếp ( Tái bản lần 2), NXB Đại học Công nghiệp
TP HCM, trang 228

2
Đào Duy Anh, 1995, Việt Nam Văn hóa sử cương, Nxb Thế giới, trang 536

1
thuật là cả cách sống và phương thức chung sống, nó chứa đựng trong hệ thống giá trị
truyền thống và cả đức tin.
Năm 1940, Hồ Chí Minh viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hoá. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện
của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi
hỏi của sự sinh tồn.3
Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” 4.
Tất cả các định nghĩa khác nhau trên đây đều đề cập đến vấn đề chung là con
người, đều khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa văn hóa và con người, khẳng định con
người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa chứ không do lực lượng siêu nhiên nào tạo nên.
Bởi vậy, khái niệm văn hóa rất rộng, trong đó có những giá trị vật chất và tinh thần
được sử dụng làm nền tẳng định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn và hành động của
mỗi dân tộc và các thành viên để vươn tới cái đúng, cái tốt, cái chân, cái thiện, cái mỹ
trong mối quan hệ giữa người và người, giữa người với môi trường tự nhiên và xã hội.
Cấu trúc của hệ thống Văn hóa
Văn hóa chỉ có thể thực hiện được các chức năng của nó khi nó vận hành với tính cách
là một hệ thống. Vì vậy, văn hóa cần được xem xét như là một hệ thống
Văn hóa được chia thành hai thành tố: Văn hóa vât chất và Văn hóa tinh thần.
Cũng có quan điểm chia ba:
 Văn hóa vật chất – Văn hóa xã hội – Văn hóa tinh thần.
 Văn hóa vật chất – Văn hóa tinh thần – Văn hóa nghệ thuật.
 Sinh hoạt kinh tế – sinh hoạt xã hội – sinh hoạt trí thức…
Một số tác giả khác nói đến bốn thành tố như.
- Văn hóa sản xuất, Văn hóa xã hội, Văn hóa tư tưởng, Văn hóa nghệ thuật.
- Hoặc hoạt động sinh tồn, hoạt động xã hội, hoạt động tinh thần, hoạt đông nghệ thuật
Từ cách tiếp cận hệ thống, có thể xem văn hóa như một hệ thống gồm 4 thành tố (tiểu
hệ) cơ bản với các vi hệ như sau.
3
Chủ tịch Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội 1995.

4
Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2012

2
Mỗi nền văn hóa là tài sản của một cộng đồng người (chủ thể văn hóa) nhất định.
Trong quá trình tồn tại và phát triển. Chủ thể văn hóa đó đã tích lũy được một kho tàng
kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và về con người. Đó là 2 vi hệ của tiểu hệ
Văn hóa nhận thức.
Tiểu hệ thứ hai liên quan đến những giá trị nội tại của chủ thể văn hóa: đó là Văn hóa
tổ chức cộng đồng. Nó bao gồm hai vi hệ là Văn hóa tổ chức đời sống tập thể (ở tầm
vĩ mô như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị), và Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
(liên quan đến đời sống riêng mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, giao tiếp, nghệ
thuật…).
Cộng đồng chủ thể văn hóa tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường – môi trường
tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu…) và môi trường xã hội (các dân tộc, quốc gia khác).
Cho nên, cấu trúc văn hóa còn chứa hai tiểu hệ liên quan đến thái độ của cộng đồng
với hai loại môi trường đó là Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và Văn hóa
ứng xử với mỗi trường xã hội.
Với mỗi loại môi trường, đều có thể có hai cách xử thế phù hợp với hai loại tác động
của chúng (tạo nên hai vi hệ): tận dụng môi trường (tác động tích cực) và ứng phó với
môi trường (tác động tiêu cực). Với môi trường tự nhiên, có thể tận dụng để ăn uống,
tạo ra các vật dụng hàng ngày…; đồng thời phải ứng phó với thiên tai (trị thủy), với
khoảng cách (giao thông), với khí hậu và thời tiết (quần áo, nhà cửa…). Với môi
trường xã hôi bằng các quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, mỗi dân tộc đều cô
gắng tận dụng những thành tựu của các dân tộc lân bang để làm giàu thêm cho nền văn
hóa của mình; đồng thời lại phải lo ứng phó với họ trên các mặt trận quân sự, ngoại
giao…
Dưới góc độ đồng đại, hệ thống văn hóa còn có thể có nhiều cách phân chia khác.
Chẳng hạn, trong quan hệ với cộng đồng, có thể phân biệt văn hóa dân gian và văn hóa
chính thống Trong quan hệ với địa bàn cư trú, có thể phân biêt văn hóa biển, văn hóa
đồng bằng và văn hóa núi.  Cũng vậy có sự khác biệt giũa văn hóa Việt với văn hóa
các dân tộc ít người. Những cách phân chia này cần được vận dụng kết hợp với cách
phân chia chính.
1.1.2. Các chức năng và đặc trưng của Văn hóa.
1.1.2.1. Văn hóa có tính hệ thống.
Tính hệ thống, thể hiện ở những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện
thuộc một nền văn hóa. Phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát
triển của nó.
Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt động
của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Chính vãn hóa thường xuyên
làm tăng độ ổn định của xã hội. Cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng
phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Nó là nền tảng của xã hội. Có lẽ

3
chính vì vậy mà người Việt Nam ta dùng từ chỉ loại “nền” để xác định khái niệm văn
hóa (nền văn hóa).
1.1.2.2. Văn hóa có tính giá trị.
Các giá trị có thể được định nghĩa là những gì học được, tương đối lâu dài, cảm tính,
có cơ sở tri thức luận, và thể hiện các quá trình khái niệm hóa về đạo đức, hỗ trợ chúng
ta trong việc đưa ra các đánh giá và chuẩn bị cho chúng ta hành động. Nói cách
khác, khi đưa ra các ưu tiên và lựa chọn, để thực hiện, hầu hết chúng ta đều dựa
vào các giá trị mà ta tin tưởng và duy trì. Quan niệm và cách sử dụng khái niệm
này cũng bao gồm các giá trị cá nhân của một con người cũng như các giá trị tập thể
của một cộng đồng. Tất cả mọi giá trị đều xứng đáng để con người học tập. Các giá trị
không nhất thiết phải được biết đến một cách có ý thức bởi cả cá nhân, hoặc xã
hội. Không giống như ngữ pháp ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta, các giá
trị hiếm được khớp nối công khai, mặc dù chúng ta phụ thuộc vào cả hai trong việc
lĩnh hội hành động của người khác và trong việc tạo sinh hành động của mỗi chúng
ta. Việc tìm kiếm các giá trị của riêng bạn và các giá trị của người khác chỉ có thể
được thực hiện với nỗ lực rất lớn.
Các giá trị xác lập một khuynh hướng để hành động. Giá trị ảnh hưởng đến các hành vi
của cong người bằng cách chuẩn bị cho con người hành động theo một số cách thức
định hướng đạo đức Các giá trị đều tồn tại tương đối lâu dài: Văn hóa là thước đo mức
độ nhân bản của xã hội, của con người làm động lực cho sự phát triển xã hội. Thực
hiện nhiệm vụ này Văn hóa có chức năng điều chỉnh xã hội.
1.1.2.3. Văn hóa mang tính nhân sinh.
Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (do con người
sáng tạo – nhân tạo), với các giá trị tư nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự nhiên được
biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật
chất (như việc luyện quặng, đẽo gỗ…) hoặc tinh thần (như việc đặt tôn. truyền thuyết
cho các cảnh quan thiên nhiên)
Như vậy, văn hóa học không đồng nhất với đất nước học. Nhiệm vụ của đất nước học
là giới thiệu thiên nhiên – đất nước -con người. Đôi tượng của nó bao gồm cả các giá
trị tự nhiên. Và không nhất thiết chỉ bao gồm các giá trị. Về mặt này thì nó rộng hơn
văn hóa học. Mặt khác, đất nước học chủ yếu quan tâm đến các vấn đế đương đại, về
mặt này thì nó hẹp hơn văn hóa học
Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người,
nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau. Nếu ngôn
ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó.
1.1.2.4. Văn hóa còn có tính lịch sử.

4
Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình và được tích lũy qua
nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng
giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn hóa tính bề dày một chiều sâu, nó buộc văn hóa
thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị.
Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thông văn hóa là những
giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiêm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong
cộng đồng người qua không gian và thời gian. Được đúc kết thành những khuôn mẫu
xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư
luận…
Truyền thông văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức năng quan
trọng thứ tư của văn hóa. Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng
những giá trị đã ổn định (truyền thống). Mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành.
Hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ
nó mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách (trồng người).
Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức năng phái sinh là đảm bảo tính kế tục của lịch
sử. Nó là một thứ “gien” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai
sau
1.1.3. Phân biệt: Văn hóa, Văn minh, Văn hiến, Văn vật.
Điểm chung: Đều để chỉ cái vẻ ngoài đẹp đẽ trong nghĩa của từ “Văn”
Điểm riêng: Văn hiến, Văn vật được hiểu theo nghĩa truyền thống văn hóa của
một dân tộc, một cộng đồng chủ yếu xuất hiện ở phương Đông nông nghiệp. Văn hiến
chủ yếu nói đến giá trị tinh thần (Văn chương, học thuật, nghi lễ ). Văn vật chủ yếu nói
đến giá trị vật chất (Di tích, công trinh, kiến trúc, hiện vật).
Khái niệm Văn minh mang nét nghĩa chủ yếu chỉ trình độ phát triển, hơn nữa trình độ
phát triển này trước hết có liên quan đến giá trị vật chất. Nói đến cuộc sống văn minh
là nói tới sự hợp lý, sự sắp đặt cuộc sống sao cho tiện lợi, nói tới các tiện nghi vật chất.
Văn minh liên quan chủ yếu tới kỹ thuật làm chủ tự nhiên, những phát minh kỹ thuật là
cơ sở là nguồn gốc phát sinh của các nền văn minh khác nhau trong lịch sử phát triển
nhân loại: nền văn minh nông nghiệp, nền văn minh công nghiệp …Như vậy nói đên
Văn minh là nói đến trình độ phát triển không ngừng, trình độ sau thay thế trình độ
trước trong cả tự nhiên và xã hội.
Văn hóa là khái niệm để chỉ những gì gắn với đời sống tinh thần của một cộng đồng và
tương đối ổn định, có gốc rễ sâu xa trong lịch sử. Tức là cái mà người ta vẫn gọi là bản
sắc dân tộc. Do sự khác nhau đó mà cộng đồng khác nhau tuy có cùng trình độ văn
minh nhưng có những nền văn hóa khác nhau. Tương tự, mỗi cộng đồng tuy có trải

5
qua trình độ văn minh khác nhau nhưng giữ được truyền thống văn hóa mang bản sắc
riêng.
1.1.4. “Văn hóa học” và “Bộ môn cơ sở văn hóa”
Theo TS Trần Ngọc Thêm5
- Văn hóa học (culturology) là khoa học nghiên cứu về văn hóa.
- Bộ môn Cơ sở văn hóa là môn học trình bày những đặc trưng cơ bản cùng các
quy luật hình thành và phát triển của một nền văn hóa cụ thể.
1.1.5. Cấu trúc của hệ thống Văn hóa
Văn hóa chỉ có thể thực hiện được các chức năng của nó khi nó vận hành với tính cách
là một hệ thống. Vì vậy, văn hóa cần được xem xét như là một hệ thống
Văn hóa được chia thành hai thành tố: Văn hóa vât chất và Văn hóa tinh thần.
Cũng có quan điểm chia ba:
 Văn hóa vật chất – Văn hóa xã hội – Văn hóa tinh thần.
 Văn hóa vật chất – Văn hóa tinh thần – Văn hóa nghệ thuật.
 Sinh hoạt kinh tế – sinh hoạt xã hội – sinh hoạt trí thức…
Một số tác giả khác nói đến bốn thành tố như.
- Văn hóa sản xuất, Văn hóa xã hội, Văn hóa tư tưởng, Văn hóa nghệ thuật.
- Hoặc hoạt động sinh tồn, hoạt động xã hội, hoạt động tinh thần, hoạt đông nghệ thuật
Từ cách tiếp cận hệ thống, có thể xem văn hóa như một hệ thống gồm 4 thành tố (tiểu
hệ) cơ bản với các vi hệ như sau.
Mỗi nền văn hóa là tài sản của một cộng đồng người (chủ thể văn hóa) nhất định.
Trong quá trình tồn tại và phát triển. Chủ thể văn hóa đó đã tích lũy được một kho tàng
kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và về con người. Đó là 2 vi hệ của tiểu hệ
Văn hóa nhận thức.
Tiểu hệ thứ hai liên quan đến những giá trị nội tại của chủ thể văn hóa: đó là Văn hóa
tổ chức cộng đồng. Nó bao gồm hai vi hệ là Văn hóa tổ chức đời sống tập thể (ở tầm
vĩ mô như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị), và Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
(liên quan đến đời sống riêng mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, giao tiếp, nghệ
thuật…).
Cộng đồng chủ thể văn hóa tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường – môi trường
tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu…) và môi trường xã hội (các dân tộc, quốc gia khác).
Cho nên, cấu trúc văn hóa còn chứa hai tiểu hệ liên quan đến thái độ của cộng đồng
5
Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2012

6
với hai loại môi trường đó là Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và Văn hóa
ứng xử với mỗi trường xã hội.
Với mỗi loại môi trường, đều có thể có hai cách xử thế phù hợp với hai loại tác động
của chúng (tạo nên hai vi hệ): tận dụng môi trường (tác động tích cực) và ứng phó với
môi trường (tác động tiêu cực). Với môi trường tự nhiên, có thể tận dụng để ăn uống,
tạo ra các vật dụng hàng ngày…; đồng thời phải ứng phó với thiên tai (trị thủy), với
khoảng cách (giao thông), với khí hậu và thời tiết (quần áo, nhà cửa…). Với môi
trường xã hôi bằng các quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, mỗi dân tộc đều cô
gắng tận dụng những thành tựu của các dân tộc lân bang để làm giàu thêm cho nền văn
hóa của mình; đồng thời lại phải lo ứng phó với họ trên các mặt trận quân sự, ngoại
giao…
Dưới góc độ đồng đại, hệ thống văn hóa còn có thể có nhiều cách phân chia khác.
Chẳng hạn, trong quan hệ với cộng đồng, có thể phân biệt văn hóa dân gian và văn hóa
chính thống Trong quan hệ với địa bàn cư trú, có thể phân biêt văn hóa biển, văn hóa
đồng bằng và văn hóa núi.  Cũng vậy có sự khác biệt giũa văn hóa Việt với văn hóa
các dân tộc ít người. Những cách phân chia này cần được vận dụng kết hợp với cách
phân chia chính.
1.2. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
1.2.1. Hai loại hình văn hóa.
Dựa theo địa bàn cư trú, môi trường sống, dựa theo đặc điểm sinh hoạt, theo nếp sống,
thói quen…Người ta chia thành hai loại hình văn hóa
- VH gốc nông nghiệp (phương Đông)
- VH gốc du mục (Phương Tây)
Phương Tây là khu vực tây bắc bao gồm toàn bộ châu Âu đến dãy UranPhương Đông
gồm Châu Á và Châu Phi.
 Nếu trừ ra một vùng đệm như một dải đường chéo chạy dài ở giữa từ tây nam lên
đông bắc thì phương Đông điển hình sẽ là khu vực đông nam còn lại. Hai vùng này có
sự khác biệt rõ rệt về mọi mặt: Ngôn ngữ phương Tây biến hình thì các ngôn ngữ
phương Đông chủ yếu là đơn lập. Người phương Tây coi trọng cá nhân còn người
phương Đông coi trọng cộng đồng. Người phương Tây chìa tay ra bắt lúc gặp nhau thì
người phương Đông khoanh tay cúi đầu. Môi trường sống của cư dân phương Đông là
xứ nóng sinh ra mưa nhiều ( ẩm) tạo nên các con sông lớn với những vùng đồng bằng
trú phú còn phương Tây là xứ lạnh với khí hậu khô, không thích hợp cho thực vật sinh
trưởng, có chăng chỉ là những vùng đồng cỏ mênh mông. Hai loại địa hình này khiến
cho cư dân hai khu vức phải sinh sống bằng hai nghề khác nhau:trồng trọt và chăn
nuôi. Nghề chăn nuôi ở phương Tây phổ biến đến mức trong Kinh Thánh từ cừu được
nhắc tới 5.000 lần, tín đồ được gọi là con chiên, Chúa là người chăn chiên. Lịch sử cho
biết người phương Tây xưa chủ yếu nuôi bò, cừu, dê, ăn thịt và uống sữa bò, áo quần

7
dệt bằng lông cừu hoặc làm bằng da thú vật. Như vậy, mặc dù sau này các dân tộc
phương Tây di chuyển sang thương nghiệp, rồi phát triển công nghiệp và đô thị, nhưng
cái gốc du mục đã để lại dấu ấn quan trọng trong đời sống văn hóa của họ.
1.2.2. Những đặc trưng chủ yểu của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp.
Việt Nam do ở góc tận cùng phía Đông - Nam nên thuộc loại văn hóa gốc nông
nghiệp điển hình
- Dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ươc vọng sống hòa hợp với thiên nhiên.
Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc ngươi dân phải sống
định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kêt trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều
vào thiên nhiên cộng với việc yếu về thế giớI quan khoa học nên người Việt Nam mở
miệng là nói “lạy trời”, “nhờ trời”, “ơn trời”…
Về mặt nhận thức, hình thành lối tư duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo biện chứng.
Vì nghề nông, nhât là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả
mọi hiện tượng thiên nhiên (Trông trời trong đất, trông mây; Trông mưa, trông gió,
trông ngày, trông đêm). Cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là các yếu tố
riêng rẽ, mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi
yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến các mối quan hệ giữa chúng. Người Việt tích
lũy được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này. Đặc biệt
trong sản xuất nông nghiệp và kinh nghiệm sống: Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời
mưa; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm; Bao giờ đom
đóm bay ra, hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng; Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen ….
Về mặt tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng
tình. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận
trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: Bán anh em xa, mua láng giềng gần. Một bồ cái lý
không bằng một tý cái tình. Tình làng nghĩa xóm…
Trong truyền thống Việt Nam, tinh thần coi trọng ngôi nhà là coi trọng cái bếp là coi
trọng người phụ nữ hoàn toàn nhất quán và rõ nét: Phụ nữ Việt Nam là người quản lí
kinh tế, tài chính trong gia đình – người nắm tay hòm chìa khóa. Chính bởi vậy mà
người Việt Nam coi Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà…; còn theo kinh
nghiệm dân gian thì: Ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng. Phụ nữ Việt
Nam cũng chính là người có vai trò quyết định trong việc giáo dục con cái: Phúc đức
tại mẫu, Con dại cái mang. Vì tầm quan trọng của người mẹ cho nên trong tiếng Việt,
từ cái với nghĩa là “mẹ” đã mang thêm nghĩa “chính, quan trọng”: sông cái, đường
cái, đũa cái, cột cái, trống cái, ngón tay cái, máy cái…
Không phải ngẫu nhiên mà vùng nông nghiệp Đông Nam Á này được nhiều học giả
phương Tây gọi là “xứ sở Mẫu hệ” (le Pays du Matriarcat). Cho đến tận bây giờ, ở các
dân tộc ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Chàm hoặc hoàn toàn không
chịu ảnh hưởng như nhiều dân tộc Tây Nguyên (Êđê, Giarai…), vai trò của người phụ
nữ vẫn rất lớn: phụ nữ chủ động trong hôn nhân, chồng về ở đằng nhà vợ, con cái đặt
tên theo họ mẹ… Cũng không phải ngẫu nhiên mà cho đến nay, người Khmer vẫn gọi

8
người đứng đầu phum, sóc của họ là Mê phum, Mê sóc (mê = mẹ), bất kể đó là đàn
ông hay đàn bà.
Tư tưởng coi thường phụ nữ là từ Trung Hoa truyền vào sau này: Nhất nam viết hữu,
thập nữ viết vô; Nam tôn nữ ti; Tam tòng; tứ đức… đến khi ảnh hưởng này trở nên
đậm nét (từ lúc nhà Lê tôn Nho giáo làm quốc giáo).
Lối tư duy tổng hợp và biện chứng: luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp
cộng với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích
hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, dẫn đến triết lí sống: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi
với Bụt mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy…
Sống theo tình cảm, con người còn phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với
nhau. Đó là nền dân chủ làng mạc, nó có trước nền quân chủ phong kiến phương Đông
và nền dân chủ tư sản phương Tây. Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến
tâm lí coi trọng cộng đồng, tập thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập
thể, luôn có tập thể đứng sau.
Mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc (giờ cao su),
sự thiếu tôn trọng pháp luật… Lối sống trọng tình làm cho thói tùy tiện càng trở nên
trầm trọng hơn: Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình… Nó dẫn đến tệ “đi cửa sau”
trong giải quyết công việc: Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế… Trọng tình và linh
hoạt làm cho tính tổ chức của người nông nghiệp kém hơn so với cư dân các nền văn
hóa gốc du mục.
Bảng mô tả các đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp

1.2.3. Chủ thể và thời gian văn hóa Việt nam.

9
Vị trí của một nền văn hóa trong xã hội phải được xác định bởi một hệ tọa độ ba chiều:
thời gian văn hóa, không gian văn hóa và chủ thể văn hóa.
Thời gian văn hoá được xác định từ lúc một nền văn hóa hình thành đến khi tàn lụi.
Thời điểm khởi đầu của một nền văn hóa là do thời điểm hình thành dân tộc (chủ thể
văn hóa) quy định.
Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam – chủ thể văn hóa, từng có khá nhiều giả thuyết khác
nhau. Gần đây, căn cứ vào những kết quả nghiên cứu về sự hình thành và phân bố các
chủng người trên trái đất, có thể nói rằng chủ thể của văn hóa Việt Nam ra đời trong
phạm vi của trung tâm hình thành loài người phía Đông và trong khu vực hình thành
của đại chủng phương Nam (Australoid).
Trên nền của những sự kiện trên, quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể
được hình dung theo ba giai đoạn:
a) Vào thời đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm về trước). Có một dòng người thuộc đại
chủng Mongoloid từ phía dãy Himalaya thiên di về hướng đông nam. Tới vùng Đông
Nam Á cổ đại thì dừng lại và hợp chủng với cư dân Melanésien bản địa (thuộc đại
chủng Australoid). Dẫn đến sự hình thành chủng Indonésien (cổ Mã Lai, Đông Nam Á
tiền sử) với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, tầm vóc thấp… Từ đây lan tỏa ra,
người Indonésien cư trú trên toàn bộ địa bàn Đông Nam Á cổ đại. Phía bắc tới sông
Dương Tử. Phía tây tới bang Assam của Ấn Độ. Phía đông tới vùng quần đảo
Philippin và phía nam tới các hải đảo Inđônêxia.
b) Từ cuối thời đá mới, đầu thời đại đồ đồng (khoảng 5.000 năm về trước). Tại khu
vực mà nay là nam Trung Hoa và bắc Đông Dương. Trên cơ sở sự chuyển biến từ loại
hình lndonésien bản địa dưới tác động của sự tiếp xúc thường xuyên với chủng
Mongoloid từ phía bắc, đã hình thành một chủng mới là chủng Nam-Á. Với chủng
Nam-Á, các nét Mongoloid lại càng nổi trội, do vậy nó được xếp vào ngành
Mongoloid phương Nam. Dần dần, chủng Nam-Á này đã được chia tách thành một
loạt dân tộc. Trong cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi bằng danh từ Bách Việt. Tuy
“một trăm” (bách) chỉ là cách nói biểu trưng, nhưng đó thật sự là một cộng đồng cư
dân hùng hậu, bao gồm nhiều tộc người Việt như Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt,
Đông Việt, Nam Việt, Lạc Việt… sinh sống khắp khu vực phía nam sông Dương Tử
cho tới bắc Trung Bộ ngày nay, họp thành những khối cư dân lớn (mà ban đầu mỗi
khối có một tiếng nói riêng) như Môn-Khmer, Việt-Mường, Tày-Thái, Mèo-Dao.
c) Quá trình chia tách này tiếp tục diễn tiến, dần dần đã dẫn đến sự hình thành các tộc
người cụ thể (cùng với sự chia tách ngôn ngữ trong đó người Việt (Kinh) – tộc người
chiếm gần 90% dân số cả nước – đã tách ra từ khối Việt-Mường chung vào khoảng
cuối thời Bắc thuộc (thế kỉ VII-VIII).

10
Trong khi đó, ở phía Nam, dọc theo dải Trường Sơn, vẫn là địa bàn cư trú của người
Indonésien. Cuộc sống biệt lập khiến cho khối người này lưu giữ được nhiều hơn
những đặc điểm của truyền thống văn hóa cổ gần gũi với cư dân các hải đảo. Đó là tổ
tiên của người Chăm, Giarai, Raglai, Êđê, Chru, Hroi… gọi chung là Nam Đảo
(Austronésien).
Như vậy, người Việt cùng tuyệt đại bộ phận các tộc người trong thành phần dân tộc
Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc chung là nhóm loại hình Indonésien, chính điều
đó đã tạo nên tính thống nhất cao – một tính thống nhất trong sự đa dạng – của con
người và văn hóa Việt Nam, và rộng hơn là toàn vùng Đông Nam Á. Trong sự đa dạng
chung đó lại luôn có tính thống nhất bộ phận: của người Việt và Mường, của người
Việt-Mường và các dân tộc cùng gốc Nam-Á- Bách Việt…
Hoàn cảnh địa lí – khí hậu Việt Nam có ba đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến văn hóa.
Thứ nhất: đây là xứ nóng, nóng lắm sinh ra mưa nhiều. Việt Nam là nơi có lượng mưa
trung bình trong năm khoảng trên 2.000 mm.
Thứ hai: đây là một vùng sông nước. sông nước đã để lại dấu ấn rất quan trọng trong
tinh thần văn hóa khu vực này. Đây là một hằng số địa lí quan trọng, chính nó tạo nên
nét độc đáo của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước.
Thứ ba: Nơi đây là giao điểm “ngã tư đường” của các nền văn hóa, văn minh.
1.2.4. Hoàn cảnh địa lý, không gian văn hóa.
Khí hậu Việt nam có ba Đặc điểm cơ bản: Nóng ẩm, mưa nhiều dẫn đến đây là vùng
sông nước dầy đặc. Sông nước đã để lại nhiều dấu ấn trong văn hóa khu vực này. Đặc
điểm thứ ba, nơi đây là giao điểm (ngã tư đường) của nền văn minh khu vực Đông
Nam Á.
Văn hóa có tính lịch sử (yếu tố thời gian), cho nên không gian văn hóa liên quan đến
lãnh thổ nhưng không đồng nhất với không gian lãnh thổ. Nó bao quát tất thảy những
vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộc đã tồn tại qua các thời đại. Do vậy, không gian văn hóa
bao giờ cũng rộng hơn không gian lãnh thổ. Trong phạm vi hẹp, không gian gốc của
văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Bách Việt. Có thể hình dung
nó như một hình tam giác với cạnh đáy ở sông Dương Tử và đỉnh là vùng bắc Trung
bộ Việt Nam. Đây là cái nôi của nghề nông nghiệp lúa nước, của nghệ thuật đúc đồng
với những trống đồng Đông Sơn nổi tiếng. Đây cũng là bờ cõi đất nước của họ Hồng
Bàng theo truyền.
Ở một phạm vi rộng hơn, không gian văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của
người Indonésien lục địa. Có thể hình dung nó như một hình tam giác với cạnh đáy
vẫn là sông Dương Tử ở phía Bắc, còn đỉnh là vùng đồng bằng sông Mê Kông ở phía

11
Nam. Đây là khu vực được tạo nên bởi hai con sông lớn cùng bắt nguồn từ cao nguyên
Tây Tạng: Dương Tử Giang và Mê Kông.
Xét từ trong cội nguồn, không gian văn hoá Việt Nam vốn được định hình trên nền của
không gian văn hoá khu vực Đông Nam Á. Có thể hình dung không gian văn hóa khu
vực Đông Nam Á này như một hình tròn bao quát toàn bộ Đông Nam Á lục địa và
Đông Nam Á hải đảo. Từ sau công nguyên, khu vực Đông Nam Á có phần thu hẹp lại
do vùng phía Nam sông Dương Tử đã bị chính sách bành trướng và đồng hóa của
Trung Hoa dần dần thâu tóm. Tuy vậy, ngày nay, các vùng này cũng hãy còn giữ được
không ít nét trong số hàng loạt những đặc điểm chung của khu vực văn hóa Đông Nam
Á. Đó là: Về phương diện vật chất: làm ruộng cấy lúa, nuôi trâu bò, dùng đồ kim khí
thô sơ, giỏi bơi thuyền. Về phương diện xã hội: địa vị quan trọng của phụ nữ, huyết
tộc mẫu hệ, tổ chức xã hội theo nhu cầu tưới nước ruộng. Về phương diện tôn giáo:
thuyết vạn vật hữu linh, thờ phụng tổ tiên và thờ thần đất, đặt đền thờ ở những chỗ
cao, chôn người chết trong các chum vại hay các trác thạch. Về phương diện thần
thoại: đối lập vũ trụ luận giữa núi và biển. Giữa loài phi cầm với loài thủy tộc, giữa
người thượng du với người hạ bạn. Về phương diện ngôn ngữ: dùng những ngôn ngữ
đơn âm với năng lực dồi dào về phát triển từ… Đây là địa bàn cư trú của người
Indonésien cổ đại nói chung. Chính mối liên hệ này đã tạo nên sự thống nhất cao độ
của vùng văn hóa Đông Nam Á mà ở trên đã nói. Do vị trí đặc biệt của mình, Việt
Nam là nơi hội tụ ở mức độ đầy đủ nhất mọi đặc trưng của văn hóa khu vực (Có người
nói Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ).
1.2.5. Các vùng Văn hóa Việt Nam.
Vùng Văn hóa là một vùng địa lý và dân cư mà ở đó có những đặc điểm tương đồng
về mặt địa lý tự nhiên và các dân tộc cùng chung sống lâu dài, lâu đời với nhau trong
lịch sử. Do cùng chung vận mệnh lịch sử, ở các dân tộc này đã diễn ra quá trình giao
lưu, tiếp xúc Văn hóa lâu dài trong lịch sử để dẫn tới hình thành những đặc điểm Văn
hóa riêng của từng vùng để phân biệt Văn hóa vùng này với Văn hóa của vùng khác.
Có nhiều ý kiến về phân biệt các vùng Văn hóa dựa trên các tiêu chí khác nhau.
Trong đó, để có cái nhìn tổng quát thì cách phân thành sáu vùng của PGS Trần Ngọc
Thêm có thể xem là hợp lí.6
Vùng văn hóa Tây Bắc: Là vùng miền núi phía tây của miền bắc Việt Nam, có chung
đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Đây là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ
Việt Nam, bao gồm các tỉnh: Mường Lay, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Yên
Báí. Ở đây có trên 20 tộc người cư trú, trong đó, các tộc Thái, Mường có thể xem là
đại diện. Biểu tượng cho vùng văn hóa này là hệ thống mương phai ngăn suối dẫn
nước vào đồng; là nghệ thuật trang trí tinh tế trên chiếc khăn piêu Thái, chiếc cạp váy
6
Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2012, trang 32

12
Mường, bộ trang phục nữ H’mông; là âm nhạc với các loại nhạc cụ bộ hơi (khèn,
sáo…) và những điệu múa xòe…

Tây Bắc là cái nôi của các dân tộc thiểu số như Thái, Tày, Mường, Dao, Mông, Lô Lô,
Hà Nhì... Một trong những sắc thái văn hoá dân tộc độc đáo của họ là những món ăn
truyền thống nổi tiếng chỉ có ở vùng này. Người dân Tây Bắc thường thưởng thức
những món ăn truyền thống của mình trong không gian và không khí cộng đồng như
tại các lễ hội, tại các chợ và đặc biệt là vào ngày Tết nhân dịp năm mới xuân về. 

Phần lớn khẩu vị của người tây bắc là thích những gì đậm đà vì vậy phần lớn các món
ăn nổi bật của người vùng Tây Bắc đểu mang lại cho người thưởng thức những ấn
tượng rất khó quên.

Bộ trang phục nữ Thái – khăn Piêu Hoa ban Tây Bắc

Vùng văn hóa Việt Bắc


 Nói tới Việt Bắc là nới tới địa bàn của 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang… Cư dân chủ yếu của vùng Việt Bắc là người Tày,
người Nùng. Ngoài ra còn có một số dân tộc ít người khác như Dao, H’mông, LôLô,
Sán chay. Trong diễn trình lịch sử, cư dân Việt Bắc và chủ yếu là cư dân Tày- Nùng
cùng gắn bó số phận với các dân tộc ở vùng xuôi trong thời kỳ đánh giặc cứu nước. Dù
hiện tại là 2 dân tộc, nhưng người Tày và người Nùng có những nét gần gũi tương đối.
Trong quan hệ với văn hoá Hán, người Nùng chịu ảnh hưởng của Hán tộc nhiều hơn
người Tày, người Tày chịu ảnh hưởng văn hoá Việt nhiều hơn. Trang phục người Việt
Bắc tương đối giản dị. Lễ hội lồng tồng (xuống đồng) nổi tiếng.
Hát Then - Người Nùng Lễ hôị lồng tồng người Tày

13
Vùng văn hóa Bắc Bộ
Vùng đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động sinh sống và sản xuất của người
dân trồng lúa nước, đồng thời cũng là không gian sinh hoạt, gìn giữ và phát huy các
giá trị văn hóa. Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ được hình thành và phát triển
trong trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc với nhiều đặc trưng, trong đó nổi bật là
tính cộng đồng, tính tự trị, tính dung hợp trong tư duy. Văn hóa làng vùng đồng bằng
Bắc Bộ có vai trò to lớn đối với việc hun đúc nên tâm hồn Việt, các giá trị đạo đức,
nhân văn. Tuy nhiên, văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng có những hạn chế,
không phù hợp với yêu cầu của việc xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
Địa bàn Vùng Văn hóa Bắc Bộ hình một tam giác bao gồm vùng đồng bằng châu thổ
sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã với cư dân Việt (Kinh) sống quần tụ thành
làng xã.

Hát quan họ Bắc Ninh Cây đa, bến nước, đình làng

Vùng văn hóa Trung Bộ nằm trên một dải đất hẹp chạy dài theo ven biển từ Quảng
Bình tới Bình Thuận. Do khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn, con người ở đây đặc
biệt cần cù, hiếu học. Họ thạo nghề đi biển, bữa ăn của con người cũng giàu chất biển;

14
dân vùng này thích ăn cay (để bù cho cái lạnh). Trước khi người Việt tới sinh sống,
trong một thời gian dài nơi đây từng là địa bàn cư trú của người Chăm với một nền văn
hóa đặc sắc. Đến nay còn để lại sừng sững những tháp Chăm. Đặc biệt Huế được mệnh
danh là mảnh đất thần kinh với cái nghĩa đất Địa linh, nhân kiệt. Di sản văn hóa là hệ
thống lăng tẩm nguy nga lộng lẫy. Dòng sông Hương thơ mộng chảy ôm lấy kinh
thành với hai bên bờ là những vườn cây trái trù phú càng làm tăng thêm vẻ diễm lệ cho
mảnh đất vốn mang nhiều huyền tích.

Tháp Chàm – Ninh Thuận Cầu Tràng Tiền Huế

Vùng văn hóa Tây Nguyên nằm trên sườn đông của dải Trường Sơn. Bắt đầu từ vùng
núi Bình-Trị-Thiên với trung tâm là bốn tỉnh Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Ở
đây có trên 20 tộc người nói các ngôn ngữ Môn-Khmer và Nam Đảo cư trú. Đây là
vùng văn hóa đặc sắc với những trường ca (Đăm San, Khan của người Êđê ở DăkLăk,
Hri của người Jrai ở tỉnh Gia Lai). Những lễ hội đâm trâu, với loại nhạc cụ không thể
thiếu được là những dàn cồng chiêng phát ra những phức hợp âm thanh hung vĩ đặc
thù cho núi rừng Tây Nguyên…

Lễ hội đua voi Lễ hội Cồng chiêng

15
Vùng văn hóa Nam Bộ
Trong nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc, mỗi vùng
miền lại có nét văn hóa riêng rất độc đáo, đa dạng và phong phú. Nam bộ tuy là vùng
đất tổ tiên ta mới khai phá lập nghiệp hơn 300 năm nhưng văn hóa của nông thôn Nam
bộ bắt nguồn từ nền văn hóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam có hơn 4000 năm
lịch sử. 
Nam bộ từ miền đất hoang vu, rừng thẳm, nhiều sông rạch, đầm lầy, muỗi kêu như sáo
thổi, đỉa lội như bánh canh. Trên rừng nhiều thú dữ, rắn độc và động vật quý. Dưới
nước tôm cá bạt ngàn còn có cá sấu, cá mập. Người nông dân Nam bộ lao động cần cù,
dũng cảm. Thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước cải tạo tự nhiên, phòng chống thú dữ trên
rừng, dưới nước để sản xuất và bảo vệ sản xuất.  Các cư dân Việt, Chăm, Hoa tới khai
phá đã nhanh chóng hòa nhập với thiên nhiên và cuộc sống của cư dân bản địa
(Khmer, Mạ, Xtiêng, Chơro, Mnông). Nhà ở có khuynh hướng trải dài ven kênh, ven
lộ; bữa ăn giàu thủy sản; tính cách con người ưa phóng khoáng; tín ngưỡng tôn giáo
hết sức phong phú và đa dạng, sớm tiếp cận và đi đầu trong quá trình giao lưu hội nhập
với văn hóa phương Tây…

Chợ nổi Dừa nươc và cầu khỉ

16
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội. Nền văn hóa Việt Nam đã hình thành và không ngừng
phát triển qua hàng ngàn năm, trải qua nhiều biến cố nhưng nó ấy vẫn luôn được giữ
vững và trau dồi bởi năm mươi tư dân tộc anh em với lòng yêu nước và tinh thần đoàn
kết nhất trí.
Nếu như sự thống nhất do cùng cội nguồn đã tạo ra bản sắc chung của văn hóa Việt
Nam thì tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những đặc trưng bản sắc riêng của
từng vùng văn hóa.

1.3. Tiến trình Văn hóa Việt Nam


Tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành 3 lớp, 6 giai đoạn:
- Văn hóa tiền sử, Văn hóa Văn Lang – Âu Lạc (Lớp Văn hóa bản địa).
- Văn hóa thời chống Bắc thuộc, Văn hóa Đại Việt (Lớp Văn hóa giao lưu với
Trung Hoa).
- Văn hóa Đại Nam và Văn hóa hiện đại (Lớp văn hóa giao lưu với Phương
Tây).
1.3.1. Lớp văn hóa bản địa.
Giai đoạn bản địa của văn hoá Việt Nam có thể tính từ khi con người bắt đầu có mặt
trên lãnh thổ Việt Nam cho tới khoảng thế kỉ I TCN. Đây là một giai đoạn dài và có

17
tính chất quyết định; là giai đoạn hình thành; phát triển và định vị của văn hoá Việt
Nam.
Giai đoạn này có thể được chia làm hai thời kì:
- Thời tiền sử từ buổi đầu đầu đến cuối thời đại đá mới
- Thời sơ sử cách đây khoảng trên dưới 4000 năm – Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc
1.3.1.1. Văn hóa giai đoạn tiền sử.
Đây là thời kỳ hình thành nền tảng cơ tầng văn hoá Việt Nam, được tính từ khi người
nguyên thủy đến cuối thời kì đồ đá mới.
Mở đầu cho giai đoạn tiền sử là Văn hoá núi Đọ (tên di chỉ khảo cổ học thuộc sơ kì
thời đại đồ đá cũ phát hiện được ở núi Đọ; thuộc huyện Triệu Hoá; tỉnh Thanh Hoá).
Trên bề mặt Núi Đọ; các nhà khảo cổ học thu nhặt được hàng vạn mảnh ghè có bàn tay
gia công của người nguyên thuỷ. Những công cụ đá này rất thô sơ chứng tỏ “tay nghề”
ghè đẽo còn rất vụng về. Người ta tìm thấy ở đây 8 chiếc rìu tay - loại công cụ được
chế tác cẩn thận nhất của người vượn.
Sau văn hoá Núi Đọ; các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra di chỉ khảo cổ thuộc hậu kì
đá cũ ở Việt Nam. Đó là văn hoá Sơn Vi (xã Sơn Vi; huyện Lâm Thao; tỉnh Phú Thọ).
Người Sơn Vi sống chủ yếu trên các gò đồi của vùng trung du Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ. Ngoài ra, người Sơn Vi còn sống cả trong các hang động núi đá vôi. Đây là các bộ
lạc săn bắt (bắn), hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ. Công cụ còn rất thô sơ,
song đã có những bước tiến lớn trong kĩ thuật chế tác, đã có nhiều hình loại ổn định.
Tiêu biểu cho công cụ của các cư dân Sơn Vi là những hòn đá cuội được ghè đẽo ở hai
cạnh. Đa số là công cụ chặt, nạo hay cắt, có loại cắt ngang ở một đầu; có loại có lưỡi
dọc ở rìa cạnh; có loại công cụ có lưỡi chạy xung quanh theo rìa tròn của viên cuội;
hoặc có lưỡi ở hai đầu.
Văn hoá Hoà Bình (Hoà Bình) - văn hoá thuộc thời kỳ đá giữa, kéo dài khoảng từ
12.000 đến 7.000 năm cách ngày nay. Đã có một nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện
trong lòng văn hoá Hoà Bình. Cư dân văn hoá Hoà Bình sống chủ yếu trong các hang
động núi đá vôi. Họ thích cư trú trong các khu vực gần cửa hang thoáng đãng có ánh
sáng. Người Hoà Bình sống chủ yếu bằng săn bắt (bắn) và hái lượm.
Văn hoá Bắc Sơn (Lạng Sơn) - văn hoá thuộc thời kỳ đá mới, kéo dài khoảng từ
11.000 năm đến 7.000 năm cách ngày nay. Không gian của Văn hóa Bắc Sơn là các
miền đất thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh
Hóa, Nghệ An...
Người nguyên thủy trong nền văn hóa Bắc Sơn trú trong hang động, mái đá gần sông,
suối. Họ sống bằng săn bắn, hái lượm. Họ cũng bắt đầu canh tác nông nghiệp ở mức
độ rất sơ khai. Công cụ lao động của họ làm bằng đá đẽo hoặc mài và từ tre, gỗ. Các

18
công cụ này tỏ ra tinh vi hơn so với công cụ của người nguyên thủy thời văn hóa Hòa
Bình. Đặc biệt, người nguyên thủy thời văn hóa Bắc Sơn đã biết làm đồ gốm. Họ thích
trang sức hơn so với người thời văn hóa Hòa Bình và có nơi cư trú tương đối ổn định
hơn.
1.3.1.2. Văn hóa thời kì Văn Lang – Âu lạc.
Cách đây khoảng 4000 năm, cư dân Việt Nam từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông
Đồng Nai đã bước vào thời đại kim khí. Thời kỳ này trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay
đã tồn tại ba trung tâm văn hoá lớn của ba quốc gia cổ nhất Đông Nam Á : - Văn hoá
Đông Sơn (miền Bắc) gắn với sự ra đời của nhà nước Văn Lang của các vua Hùng và
tiếp đó là nước Âu Lạc của vua An Dương Vương. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc
tồn tại chủ yếu trên châu thổ các con sông lớn: Sông Hồng, sông Mã, sông Cả được
gọi chung là cư dân Việt Cổ, đã phát huy sức lao động và óc phát minh sáng tạo của
mình để đẩy nhanh sự phát triển của xã hội, vượt qua những hạn chế của thời nguyên
thuỷ, đạt đến thời đại văn minh vào các thế kỉ VII – VI TCN. Tồn tại trong khoảng
hơn 5 thế kỉ, nền văn minh đó được mệnh danh là văn minh Văn Lang - Âu Lạc, tương
ứng với 2 quốc gia nối tiếp nhau tồn tại trên đất bắc Việt Nam đương thời.
Theo Truyền thuyết, ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ
lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang ... Truyền
được 18 đời đều gọi là Hùng Vương. Nhà nước của các Vua Hùng và quốc gia Văn
Lang đã đưa toàn bộ xã hội của các thị tộc, bộ lạc Việt cổ sang một thời đại mới. Đứng
đầu nhà nước là các Vua Hùng hay đúng hơn là các chức Hùng, cha truyền con nối.
Giúp việc Vua Hùng có một số chức viên gọi là Lạc hầu, Lạc tướng. Con trai Vua gọi
là Quan Lang, con gái Vua gọi là Mị Nương.

Cơ sở kinh tế của văn minh Văn Lang - Âu Lạc là nông nghiệp lúa nước. Trên cơ sở
phát triển nghề luyện kim đồng thau, lưỡi cày đồng ngày càng được sản xuất nhiều
hơn và có nhiều hình dạng hơn. Ngành luyện kim đồng thau phát triển đến trình độ
cao. Người ta không chỉ sản xuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau mà còn dần dần
công thức hoá tỉ lệ các chất kim loại trong hợp kim đồng thau tuỳ theo công dụng
của sản phẩm. Trên cơ sở phát triển kĩ thuật kim đồng thau, người Việt cổ đã sáng tạo
ra nghề nấu sắt bằng phương pháp hoàn nguyên. Từ việc nung quặng để có được sắt
xốp, người ta tiếp tục nung đỏ lên, rèn dập nhiều lần để có được sắt chín cần cho việc
làm công cụ. Chiếc rìu sắt đúc tìm được trong một ngôi mộ thuộc di chỉ Đông Sơn
(Thanh Hoá) chứng tỏ rằng người Việt cổ đã biết đúc gang. Nuôi tằm, kéo tơ, dệt lua
cũng thể hiện một trình độ phát triển kinh tế của người Việt cổ, phục vụ yêu cầu trang
phục. Nhà ở phần lớn là nhà sàn mái cong lợp lá cọ hay rơm rạ, có cầu thang ở cửa.
Tường vách tre, nứa, trát đất sét hoặc để nguyên. Trong nhà có chỗ cất giữ thóc lúa.
Dưới sàn là chỗ nuôi trâu bò gà lợn.

19
Thời kì Văn Lang - Âu Lạc hôn nhân đã chuyển sang chế độ phụ quyền. Người cha
trong gia đình nắm mọi quyền hành, đặc biệt là ở các gia đình lạc hậu, lạc tướng. Tuy
nhiên vai trò của người phụ nữ còn rất quan trọng. Những câu chuyện cổ tích, những
nữ tướng của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đầu thế kỉ I đã chứng tỏ điều đó. Nhuộm
răng đen, một hình thức chống sâu răng của người Việt cổ, đã trở thành tục lệ chung.
Cùng với nó tục, ăn trầu, cũng phổ biến và được truyền từ đời này sang đời khác.

Hiện vật tiêu biểu cho thời kì Văn Lang Âu Lạc là trống đồng và thành Cổ Loa. Trống
đồng là sản phẩm của nghệ thuật trang trí và kĩ thuật đúc đồng đương thời. Kiểu dáng
và các hình trang trí trên mặt trống thể hiện một trình độ nghệ thuật cao. Tang trống in
nổi hình những chiếc thuyền có người chèo, người cầm cung tên. Các thuyền này vừa
thuộc loại thuyền đua, vừa thuộc loại thuyền chiến, thể hiện óc thẩm mĩ tinh tế, một
quan niệm nhất định về quan hệ giữa người và thế giới xung quanh. Cấu tạo của trống
hài hoà, cân đối. Chẳng hạn quan sát các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, ta có thể
thấy: Mặt trống tròn, giữa có ngôi sao nhiều cánh xung quanh có hàng chục vành, mỗi
vành có một loại hoa văn khác nhau: hươu nai, chim cò, người hoá trang lông chim,
tháp canh, hoa văn hình chữ S, hình tròn có tiếp tuyến v.v... Tất cả đều được khắc một
cách tinh tế, có cùng kiểu dáng, đều đặn và đẹp. Đỉnh cao là nghệ thuật đúc đồng của
người Đông Sơn.

Thành Cổ Loa được xây dựng vào thời An Dương Vương, ở trên bờ sông Hoàng (nay
đã bị lấp gần hết) thuộc châu thổ sông Hồng. Theo kết qủa nghiên cứu hiện nay, thành
có hai vòng hình bầu dục, cao khoảng 12m, chân được kè đá vững chãi. ở mạn đông,
giữa thành ngoài và thành trong, có một cái hồ lớn xưa gọi là Đầm Cả. Đầm Cả thông
với các hào chạy quanh chân thành, do đó thuyền có thể từ đây mà đi ra các cửa hoặc
kiểm soát các mặt thành. Chu vi của thành ngoài khoảng 8km, cửa thành trong (trước
đây gọi là thành giữa hay thành trung) là 6,5km, tất cả đều bằng đất. Việc đắp thành
diễn ra rất khó khăn, phức tạp vì đây là một vùng đất khá lầy, trơn. Ở giữa thành trong
là một vùng đất rộng, nơi đặt dinh thự của An Dương Vương và các lạc tướng, lạc hầu.

Sơ đồ thành cổ loa Trống đồng Đông Sơn

20
Tóm lại: Thời kì Văn Lang - Âu Lạc là một nền văn hóa có nguồn gốc lâu đời ở những
nền văn hoá hình thành trước đó, trong các niên kỉ III - II TCN và là sự hợp nhất, nâng
cao của những nền văn hoá đó.

Những thành tựu chính của nền văn hóa Văn lang - Âu Lạc được thể hiện ở tất cả các
mặt hoặc động của người Việt cổ, từ chính trị, xã hội đến kinh tế, kĩ thuật sản xuất,
đạo đức, tín ngưỡng, nghệ thuật. Nó cũng tạo ra được những công trình nghệ thuật
mang tính biểu tượng và lưu truyền lâu dài, làm nên cái gốc của các nền Văn hóa ở
giai đoạn sau này.

1.3.2. Lớp văn hóa giao lưu với Trung hoa và khu vực.
Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực còn lại được hình thành qua 2 giai
đoạn: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt. Đặc trưng
chung của lớp văn hóa này là sự song song tồn tại của hai xu hướng trái ngược nhau:
Một bên là xu hướng Hán hóa về mặt văn hóa và bên kia là xu hướng chống Hán hóa
và Việt Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa.
 1.3.2.1. Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc khởi đầu từ trước công nguyên và
kéo dài đến khi Ngô Quyền giành lại được đất nước.  Năm 179 trước công nguyên,
nước Âu Lạc của An Dương Vương bị nước Nam Việt của Triệu Đà (đóng đô ở Phiên
Ngung thuộc Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay) thôn tính. Năm 111 trước công
nguyên, nước Nam Việt bị thôn tính vào đế quốc Hán, nước Âu Lạc lúc ấy thuộc nước
Nam Việt cũng bị thôn tính theo. Từ đó, đất nước ta trải qua hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc,
tức là chịu sự đô hộ, áp đặt văn hoá của phong kiến phương Bắc và có sự chống phong
kiến phương Bắc đô hộ để bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Lịch sử các cộng đồng dân
tộc Việt Nam trong suốt thời kỳ Bắc thuộc là lịch sử của một cuộc đấu tranh đề kháng
dai dẳng, bền bỉ để bảo tồn giống nòi, bảo vệ nền văn hoá dân tộc và giải phóng đất
nước. Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc thành công nên
mới tồn tại nền văn hoá Việt Nam hiện nay. Trong hơn mười thế kỷ Bắc thuộc, các
triều vua Trung Quốc từ Hán đến Đường, thông qua chính quyền đô hộ nước ta khi ấy,
đã kế tiếp nhau thi hành chính sách cai trị tàn bạo, chính sách đồng hoá, Hán hoá đối
với ngườiViệt và văn hoá Việt trên mọi phương diện, nhằm vĩnh viễn thôn tính nước ta
vào đế quốc phong kiến phương Bắc.
Ngay từ đầu Công nguyên, các thái thú Tích Quang, Nhâm Diên ra sức truyền bá điển
lễ hôn nhân và gia đình theo lối Trung Hoa. Sĩ Nhiếp vào thế kỉ II ra sức mở trường
dạy học để truyền bá văn hóa Trung Hoa và thủ tiêu văn tự ngôn ngữ Việt. Tô Định,
Mã Viện ra sức thiết lập nền pháp chế hà khắc bằng gươm giáo. Suốt các thế kỷ này
văn hóa Trung Hoa nói chung và Nho giáo nói riêng vẫn không thể nào bắt rễ sâu
được vào làng xã Việt Nam. Trong sử sách Trung Hoa thời kì này, những đoạn viết về
Phật giáo Giao Châu thì nhiều mà nói về Nho giáo thì rất ít. Dân Mã lưu do Mã Viện

21
đưa sang không những không thực hiện được nhiệm vụ đồng hóa người Việt và làm
chỗ dựa cho chính quyền mà, trái lại, còn bị Việt hóa hoàn toàn.
Bên cạnh đó, tinh thần đối kháng trực diện mong giành lại độc lập dân tộc đã bộc lộ
mạnh mẽ qua các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43); Triệu Thị Trinh (246);
Lí Bôn với nước Vạn Xuân (544-548); Triệu Quang Phục (548-571); Mai Thúc Loan
(722); Phùng Hưng (791); Cha con họ Khúc (906- 923); Dương Diên Nghệ (931- 937)
và đạt đến đỉnh cao ở cuộc khởi nghĩa thắng lợi của Ngô Quyền (938).
1.3.2.2. Giai đoạn Văn hóa Đại Việt.
 Văn hóa Đại Việt từ nhà Ngô đến Lý – Trần (938 – 1400)
Khoảng năm 938, Ngô Quyền đã đánh đuổi quân Nam Hán trên Sông Bạch Đằng, dân
tộc Việt đã chuyển sang một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập. Ngô Quyền xưng
Vương lấy tên nước là Đại Việt đóng đô ở Cổ loa. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong
loạn 12 sứ quân lên ngôi xưng là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt quốc hiệu
là Đại Cồ Việt. Năm 980, kế tục nhà Đinh, Lê Hoàn xưng đế lập nhà Tiền Lê, ông có
công đánh Tống, bình Chiêm. Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi vua lấy hiệu là Lý
Thái Tổ, lập ra nhà Lý, đóng đô ở Thăng Long. Từ 1225 – 1400, do biến cố lịch sử,
ngôi vua thuộc về nhà Trần.
Nhờ đã có được nền móng vững vàng tạo nên từ đỉnh cao rực rỡ trong lớp văn hóa bản
địa. Tinh thần Văn Lang – Âu Lạc vẫn tồn tại như một mạch ngầm trong suốt thời kì
chống Bắc thuộc. Để khi bước sang giai đoạn văn hóa Đại Việt. Chỉ sau ba triều đại
(Ngô – Đinh – Tiền Lê) lo việc gây dựng lại, văn hóa Việt Nam đã khôi phục và thăng
hoa nhanh chóng. Giai đoạn Đại Việt trở thành đỉnh cao thứ hai trong lịch sử văn hóa
Việt Nam với hai cột mốc: Lí-Trần và Lê. (Đại Việt là quốc hiệu chủ yếu của nước ta
trong thời kì này).
Truyền thống tổng hợp bao dung của văn hóa dân tộc (lớp văn hóa bản địa). Được tiếp
sức bởi văn hóa Phật giáo giàu lòng bác ái (giai đoạn chống Bắc thuộc). Đã làm nên
linh hồn của thời đại Lí-Trần. Văn hóa Lí-Trần chứng kiến thời kì hưng thịnh nhất của
Phật giáo và cùng với nhu cầu xây dựng và củng cố nhà nước trung ương tập quyền,
đánh dấu thời điểm Việt Nam chính thức tiếp nhận Nho giáo. Đồng thời, với tinh thần
tổng hợp bao dung, nó cũng mở rộng cửa cho việc tiếp thu cả Đạo giáo “Tam giáo
đồng quy”, trên cơ sở truyền thống dân tộc đã khiến cho văn hóa Việt Nam thời Lí -
Trần phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện. Nho giáo và cùng với nó là văn hóa
Trung Hoa giờ đây đã thâm nhập mỗi ngày một mạnh. Đến giữa thời Trần, Nho giáo
Việt Nam đã trở thành một lực lượng đáng kể trong triều đình. Các Nho sĩ tự khẳng
định bằng cách quay lại công kích Phật giáo và các triều vua trước. Đến thời Lê, Nho
giáo đạt đến độ thịnh vượng nhất và nắm trong tay toàn bộ guồng máy xã hội.

22
Xu hướng tiếp nhận văn hóa Trung Hoa (Hán hóa) trở thành chủ đạo. Tính cách trọng
động (cứng rắn, độc tôn…) đã thâm nhập dần vào xã hội Việt Nam; nhà nước tuyên bố
lấy Nho giáo làm quốc giáo, pháp luật phỏng theo Trung Hoa; phụ nữ, con hát ngày
một bị khinh rẻ… Văn hóa Việt Nam thời kì này chuyển sang một đỉnh cao kiểu khác:
Văn hóa Nho giáo. Việc giao lưu với Trung Hoa dẫn đến việc dùng chữ Hán làm văn
tự
Văn hóa Đại Việt từ nhà Lê – Nguyễn đến khi thực dân Pháp xâm lược. (1400 -
1858)

Năm 1400, nhà Hồ thay thế nhà Trần, Đại Việt rơi vào tay quân xâm lược nhà Minh.
Năm 1428, Lê Lợi giành lại độc lập cho đất nước, lên ngôi vua lập ra nhà Lê. Năm
1527, nhà Mạc giành ngôi của nhà Lê. Sau đó là thời kì Nam Bắc triều và xung đột Lê
– Mạc.

Từ năm 1570 đến năm 1786, Đàng Trong và Đàng Ngoài xung đột giữa một bên là nhà
Lê – Trịnh và một bên là chúa Nguyễn. Năm 1771, anh em Tây Sơn khởi nghĩa lập lại
nền thống nhất đất nước vào năm 1786. Năm 1802, nhà Nguyễn thắng thế đặt nền cai
trị của mình trên toàn bộ đất nước. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt
Nam.

Như vậy, diễn trình lịch sử của Việt Nam từ năm 1400 đến năm 1858 diễn ra với
những đặc điểm sau:

  Các vương triều liên tục thay thế nhau xây dựng một quốc gia tự chủ. Sự thay thế các
vương triều không làm đứt đoạn lịch sử mà vẫn khiến cho lịch sử là một dòng chảy
liên tục. Đất nước được mở rộng dần về phương Nam, đến giữa thế kỉ XVIII, việc khai
phá miền Nam Bộ đã cơ bản hoàn thành. Sau năm 1786 và năm 1802; đất nước Việt
Nam đã có một lãnh thổ thống nhất từ Mục Nam Quan đến mũi cà Mau.
Văn hóa Việt vẫn tiếp nối dòng chảy từ trước tồn tại và phát triển dưới các triều đại.
Bên cạnh nền Văn hóa nho gia với hệ thống chữ Hán của Trung Hoa có hệ thống văn
tự của người Việt: Chữ Nôm 字喃 (gồm bộ khẩu và chữ “nam”). Một trong những sản
phẩm của cuộc giao lưu này. Manh nha từ cuối giai đoạn chống Bắc thuộc và hình
thành vào đầu giai đoạn Đại Việt, được dùng trong sáng tác văn chương. Và đặc biệt
được đề cao dưới triều đại nhà Hồ và Tây Sơn. Vua Quang Trung đã sử dụng chữ Nôm
làm văn tự chính thức trong các chiếu chỉ của mình.
1.3.3. Lớp văn hóa giao lưu với Phương tây.
1.3.3.1 Giai đoạn văn hóa Đại Nam.
Được chuẩn bị từ thời các chúa Nguyễn và kéo dài hết thời chống Pháp thuộc. Tên gọi
Đại Nam xuất hiện từ thời Minh Mạng, đó là Quốc hiệu của nước ta giai đoạn này.
Văn hóa giai đoạn Đại nam có đặc điểm:

23
Đất nước Việt Nam đã có một lãnh thổ thống nhất từ Mục Nam Quan đến mũi cà
Mau.
Nho giáo được phục hồi làm quốc giáo nhưng ngày càng suy tàn.
Khởi đầu quá trình thâm nhập của văn hóa Phương Tây, cũng là thời kỳ mở đầu của
văn hóa Việt nam vào văn hóa nhân loại.
Bắt đầu từ thế kỉ XVI; một tôn giáo mới được du nhập vào nước ta - Kitô giáo.   Sự
phát triển của Kitô giáo ở Việt Nam có phần khác biệt với Phật giáo; Nho giáo. Thái
độ của các vương triều đối với tôn giáo này qua các thời kì lịch sử có khác nhau.
“Trong thế kỉ XVII; chính quyền Trịnh- Nguyễn nhiều lần ra lệnh cấm đạo; trục xuất
giáo sĩ. Tuy vậy; nhiều giáo sĩ vẫn lén lút hoạt động để chuẩn bị cơ sở cho những hành
động can thiệp và xâm lược sau này” 7 Nhà Nguyễn giai đoạn này đối xử với Kitô giáo
trong từng thời kì có khác nhau; lúc thì cho phép hoạt động; lúc thì cấm đoán ngặt
nghèo. Nhưng dù sao; Kitô giáo cũng đã xuất hiện ở Việt Nam với tư cách một tôn
giáo trong đời sống tư tưởng - văn hoá của người dân.
   Sự xuất hiện của chữ quốc ngữ:
Sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là công trình của nhiều giáo sĩ phương Tây và trong công
trình này có nhiều đóng góp của nhiều người Việt Nam. Sự xuất hiện của chữ Quốc
ngữ đã đưa văn hoá lên một bước mới. Tuy nhiên, giai cấp thống trị thời ấy đã không
nhận ra lợi ích của việc dùng chữ quốc ngữ. Mãi sau này, các thức giả của thời đại mới
nhận thấy và sử dụng nó. Ngày 28/12/1918, vua Khải Định ra đạo dụ bãi bỏ khoa cử
nho học mà khoa thi năm 1919 là khoa thi chữ Hán cuối cùng của nước ta, mở ra thời
kỳ chữ Quốc Ngữ lên ngôi trong phạm vi toàn quốc.
- Năm 2018 đánh dấu 100 năm chữ quốc ngữ chính thức được công nhận.
1.3.3.2. Giai đoạn văn hóa hiện đại.
Được chuẩn bị từ văn hóa Đại Nam, cùng với việc sử dụng chữ Quốc ngữ và việc tiếp
thu nhiều luồng tư tưởng văn hóa Phương Tây tiến bộ, từ những năm 1930 – 1945 trở
lại đây, Văn hóa Việt Nam bước sang giai doạn mới, giai đoạn hiện đại. Từ ăn mặc ở
đến các phương tiện giao thông; từ điêu khắc đình làng đến tượng đài ngoài trời. Từ
thơ Đường sang thơ mới; từ văn vần sang văn xuôi; từ chữ Hán; chữ Nôm đến chữ
Quốc ngữ, tất cả đều đi tới hoà nhập với thế giới hiện đại. Đặc biệt, từ sau Cách mạng
Tháng Tám 1945, dân tộc ta mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, thống nhất
và chủ nghĩa xã hội, Đân tộc ta đã thực sự hiện đaị không chỉ trên mặt trận Văn hóa
mà trên mọi mặt như đời sống, kinh tế, giáo dục, chính trị, ngoại giao...

7
Lịch sử Việt Nam; Nxb Khoa học xã hội; Hà Nội; 1971

24
Tóm lại: Tiến trình Văn hóa Việt Nam là một dòng chảy lâu dài bền bỉ qua ba lớp văn
hóa: Lớp văn hóa bản địa, Lớp Văn hóa giao lưu với Trung hoa và khu vực, Lớp Văn
hóa giao lưu với Phương Tây. Và đã tạo ra sáu giai đoạn Văn hóa luôn kế tiếp nhau
phát triền không ngừng làm cho nền Văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú và giàu
có.
TÓM TẮT CHƯƠNG:
Với nhiệm vụ chuẩn bị tiền đề cho những kiến thức chuyên sâu về Văn hóa Việt Nam,
chương 1 giới thiệu những khái niệm văn hóa, đặc trưng cơ bản của văn hóa, phân biệt
văn hóa với văn minh, văn vật. Định vị văn hóa Việt Nam với đặc điểm của loại hình
văn hóa gốc nông nghiệp, chủ thể và thời gian, không gian văn hóa Việt Nam. Ở phần
tiến trình văn hóa Việt Nam, nghiên cứu ba lớp văn hóa trong sáu giai đoạn văn hóa.
Tất cả, là cơ sở, nền tảng cho mọi diễn biến phát triển của nền văn hóa vô cùng sinh
động và phong phú của Dân tộc Việt Nam ở những chương sau.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1. Trình bày cấu trúc của văn hóa và các bộ phận của nó.
2. Nêu những đặc trưng cơ bản trong các lĩnh vực của loại hình văn hóa nông nghiệp
và mối liên hệ của chúng.
3. Tại sao khi nói về việt nam và đông nam á, người ta thường nhắc đến “tính thống
nhất trong sự đa dạng”?
4. Nêu những giai đoạn cơ bản trong quá trình hình thành dân tộc việt nam
5. Văn hóa việt nam hình thành và phát triển trong hoàn cảnh địa lí.-.khí hậu và lịch
sử-xã hội như thế nào?
6. Nêu tiến trình văn hóa việt nam và những đặc điểm cơ bản của từng giai đoạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đào Duy Anh, Việt Nam Văn hóa sử cương, Nxb Thế giới, 1995.
2. Toan Ánh, Văn hóa Việt nam, những nét đại cương, Nxb Văn học, Hà Nội, 2003
3. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003
4. Chu Xuân Diên , Cơ sở văn hóa Việt nam, Nxb Đại học quốc gia tp Hồ Chí
Minh, 2002
5. Nguyễn Đăng Duy, (2002), Văn hóa học Việt nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
Nội, 2002

25
6. Phan Cự Đệ, Văn học Việt nam, Nxb Văn học, Hà nội, 2003.

7. Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, 2004

8. Hà Minh Đức, “Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ”,
Tạp chí Văn học, số 5, 2001
9. Chủ tịch Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1995
10. Nguyễn Quang Ngọc, Tiến trình Lịch sử Việt nam, Nxb Giáo dục, 2009.

11. Phan Thị Tố Oanh (Chủ biên), Giáo trình Kỹ năng giao tiếp ( Tái bản lần 2),
NXB Đại học Công nghiệp TP HCM, 2019

12. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2012
13. Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001
14. Ủy ban khoa học xã hội Việt nam, Lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội; Hà
Nội, 1971. 

26

You might also like