You are on page 1of 4

Bài 9

*Phần lý thuyết
Câu 1. Dựa vào đâu Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong
thí nghiệm của ông lại phân li độc lập trong quá trình phát sinh tạo giao tử?

A. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở F1.

B. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở F2.

C. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở các thế hệ tuân theo quy luật tích xác suất.

D. Tỉ lệ phân li về kiểu hình trong các phép lai phân tích.

Câu 2. Điều kiện cần thiết nhất để nghiệm đúng quy luật phân li độc lập là

A. số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác

B. sự phân li của các nhiễm sắc thể như nhau khi tạo giao tử và sự tổ hợp ngẫu
nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh.

C. mỗi cặp gen phải nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.

D. các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau.

Câu 3. Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng
là A. các gen không hòa lẫn vào nhau.

B. mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau.

C. số lượng cá thể nghiên cứu phải đủ lớn. D. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen
lặn.

Câu 4. Điều không thuộc về bản chất của quy luật phân li độc của Menđen là

A. mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quyết định.

B. mỗi tính trạng của cơ thể do một hoặc nhiều cặp gen quy định.
C. do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một
nhân tố của cặp.

D. F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết.

Câu 5. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là

A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.

B. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân.

C. sự phân li và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm
phân và thụ tinh.

D. sự tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.

Câu 6. Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng

A. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài giao phối.

B. liên kết giữa các gen nằm trên cùng 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

C. thay đổi vị trí giữa các gen cùng nằm trên 2 nhiễm sắc thể khác nhau.

D. phân li ngẫu nhiên của các cặp gen trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ
tinh.

Câu 7. Thực chất của quy luật phân độc lập là nói về

A. sự phân li độc lập của các cặp alen trong quá trình giảm phân.

B. sự phân li độc lập của các cặp tính trạng.

C. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ (3:1)n .

D. sự tổ hợp tự do của các alen trong quá trình thụ tinh.

Câu 8. Kết quả của phép lai phân tích cơ thể ở F1 như thế nào để Menđen khẳng
định hai cặp gen quy định hai tính trạng phân li độc lập với nhau?

A. Kết quả của phép lai phân tích cho 1 loại kiểu hình đồng nhất.
B. Kết quả của phép lai phân tích cho 4 loại kiểu hình nhưng với tỉ lệ không bằng
nhau.

C. Kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 1 : 1 : 1.

D. Kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 1.

Câu 9. Không thể tìm thấy được hai người có kiểu gen giống hệt nhau trên Trái đất
trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng vì quá trình sinh sản hữu tính

A. tạo ra số lượng lớn biến dị tổ hợp.

B. có hiện tượng các gen tương tác với nhau.

C. dễ dàng phát sinh các đột biến khác nhau.

D. chịu ảnh hưởng của môi trường.

Câu 10. Từ kết quả thí nghiệm của phép lai hai (hoặc nhiều) cặp tính trạng,
Menđen đã cho rằng: Khi lai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai (hoặc nhiều)
cặp tính trạng tương phản, di truyền độc lập với nhau thì xác suất xuất hiệnmỗi
kiểu hình ở F2 bằng

A. tổng xác suất của các tính trạng hợp thành.

B. tích xác suất của các tính trạng hợp thành.

C. hiệu xác suất của các tính trạng hợp thành.

D. thương xác suất của các tính trạng hợp thành.

Câu 11. Quy luật phân li độc lập của Menđen được phát biểu như sau: "Khi lai cặp
bố mẹ …(1)… khác nhau về …(2)… cặp tính trạng thì sự di truyền của cặp tính
trạng này …(3)… vào sự di truyền của cặp tính trạng kia." Các kí hiệu (1), (2), (3)
lần lượt là

A. (1) cùng loài, (2) hai hoặc nhiều, (3) không phụ thuộc.

B. (1) thuần chủng, (2) hai, (3) không phụ thuộc.

C. (1) cùng loài, (2) hai, (3) phụ thuộc.


D. (1) thuần chủng, (2) hai hoặc nhiều, (3) không phụ thuộc

You might also like