You are on page 1of 37

Chương 1: Tổng quan về đề tài

1.1 Lý do chọn đề tài


Trong xã hội hiện đại ngày nay, truyền thông ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với
việc gia tăng doanh số và thúc đẩy sự phát triển của các doanh ngiệp. Theo Philip Kolter
"Vai trò chính của marketing đó là phát hiện các xu hướng mới và những mong muốn của
khách hàng chưa được thoả mãn, sau đó chuyển đổi thành các sản phẩm và dịch vụ đem lại
lợi nhuận. Đây cũng là một lối suy nghĩ mới đối với vai trò của marketing ".Marketing là
cầu nối để doanh nghiệp dễ dàng đưa sản phẩm hay dịch vụ của mình đến đúng đối tượng
khách hàng cần đến và nó cũng giúp doanh nghiệp gây dựng được thương hiệu và có thêm
uy tín trong lòng khách hàng. Ở chợ, người bán hàng nào "rao càng to" sẽ càng hút sự quan
tâm của nhiều người. Tương tự với những doanh nghiệp trên thị trường thì việc quảng cáo
sản phẩm rầm rộ cũng cần phải đặc biệt chú trọng và cũng phải có kế hoạch và chiến lược
cụ thể.

Thị trường bia nội địa Việt Nam là một thị trường béo bở nên không tránh khỏi các cuộc
cạnh tranh không bao giờ dừng lại, lớp sau xô lớp trước càng dồn dập hơn đòi hỏi tất cả
những đơn vị sản xuất và phân phối bia tham gia vào thị trường này phải không ngừng
thay đổi và đưa ra các chiến lược marketing đúng đắn và hợp với xu thế. Để phát triển
thương hiệu vững mạnh và là một thương hiệu bia giúp khách hàng thể hiện được vị thế
thì các thương hiệu bia chú ý mạnh mẽ vào hoạt động truyền thông để tạo dựng hình ảnh
thương hiệu bia uy tín với người tiêu dùng. Hoạt động truyền thông có ảnh hưởng lớn đối
với thương hiệu và cũng giữ một vị trí rất lớn trong việc thúc đẩy người tiêu dùng nhận
biết về những thương hiệu bia

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


- Phục vụ cho đề tài nghiên cứu môn Thực hành nghề nghiệp 1
- Giới thiệu tổng quan về thị trường bia Việt Nam
- Tìm hiểu về sản phẩm của một số thương hiệu bia tại Việt Nam và những hoạt động
Marketing , quảng bá của công ty đối với sản phẩm của họ. Từ đó đưa ra được những ưu,
nhược điểm từ các chiến dịch qua từng năm của doanh nghiệp để có thể tiếp tục xây dựng,
đề xuất chiến lược cho hoạt động mới.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng báo cáo: Chiến lược chiêu thị của ngành bia với các thương hiệu: bia Heineken,
bia SaiGon và bia Huda
- Phạm vi báo cáo: Thị trường Việt Nam
- Thời gian: Từ 2010 – 2023
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài chủ yếu sử dụng các thông tin thứ cấp được thu thập từ sách, báo và các tài liệu liên
quan được chia sẻ trên các trang web cộng đồng
- Phân tích, so sánh các số liệu từ dữ liệu đã thu thập được
- Đánh giá: Tổng hợp thông tin, phân tích, so sánh từ đó đưa ra các đánh giá và đề xuất phù
hợp

1.5 Bố cục đề tài


Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, báo cáo kiểm tra đạo văn,… nội dung
chính đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về chiến lược chiêu thị
Chương 3: Phân tích và so sánh chiến lược chiêu thị của các thương hiệu bia Heineken, bia
Saigon và bia Huda
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược chiêu thị của bia Heineken, bia
Saigon và bia Huda
Chương 5: Kết luận

Chương 2: Cơ sở lý luận về chiến lược chiêu thị


2.1 Khái niệm chiêu thị
Chiêu thị hay truyền thông marketing là một trong bốn yếu tố của marketing mix. Chiêu
thị là quá trình xây dựng và duy trì các mối quan hệ có lợi với khách hàng thông qua việc
tạo ra, giao tiếp và cung cấp giá trị cho họ. Nó là một phạm trù rộng và đa chiều, bao gồm
các hoạt động liên quan đến nghiên cứu thị trường, phân tích, xác định đối tượng khách
hàng, phát triển sản phẩm và dịch vụ, định giá, quảng cáo, bán hàng, và hậu mãi.
Mục tiêu của chiêu thị là đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua việc
cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp nhất, trong đúng thời điểm, địa điểm và giá cả
phù hợp. Chiêu thị không chỉ giúp tạo ra doanh số bán hàng cao và lợi nhuận, mà còn làm
tăng độ hài lòng và sự trung thành của khách hàng.
Trong thời đại kỹ thuật số, chiêu thị đã trở nên phức tạp hơn với sự xuất hiện của các nền
tảng trực tuyến và xã hội, cùng với sự thay đổi trong cách mọi người tìm kiếm thông tin và
tương tác với thương hiệu. Do đó, các chuyên gia chiêu thị phải luôn cập nhật kiến thức và
áp dụng các chiến lược tiếp thị phù hợp để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng đa
dạng và khó tính.

2.2 Vai trò và chức năng của chiêu thị


2.2.1 Vai trò của chiêu thị
Đối với doanh nghiệp:
- Giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường và khách hàng của mình. Nghiên cứu thị trường cung
cấp thông tin về nhu cầu, sở thích, thị hiếu, và hành vi mua hàng của khách hàng, từ đó
giúp doanh nghiệp phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp và tạo giá trị thật sự cho
người tiêu dùng
- Giúp xây dựng và quản lý thương hiệu của doanh nghiệp. Thương hiệu mạnh mẽ giúp tạo
sự phân biệt, tin tưởng, và trung thành từ phía khách hàng
- Công cụ truyền thông giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp và hỗ trợ cho chiến lược định vị
- Giúp cải thiện doanh số bán hàng và doanh thu cho doanh nghiệp
- giúp doanh nghiệp đối đầu với đối thủ cạnh tranh bằng cách phân biệt sản phẩm và dịch vụ
của mình, xây dựng ưu thế cạnh tranh và tạo ra sự khác biệt độc đáo.
Đối với người tiêu dùng:
- Cung cấp thông tin giúp người tiêu dùng có được thông tin chi tiết về các sản phẩm và dịch
vụ có sẵn trên thị trường. Thông qua quảng cáo, truyền thông, và các hoạt động tiếp thị
khác, người tiêu dùng biết được các lựa chọn có sẵn và tính năng của chúng.
- Chiêu thị giúp khách hàng so sánh giữa các sản phẩm, tính toán giá trị và lợi ích của từng
lựa chọn trước khi quyết định mua hàng từ đó giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định mua
hàng thông minh hơn.
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Trong chiêu thị, quyền lợi và sự an toàn của người tiêu
dùng là yếu tố quan trọng. Các quy định và chính sách tiêu dùng giúp bảo vệ người tiêu
dùng khỏi những thông tin sai lệch và những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn
Đối với xã hội:
- Tạo việc làm và phát triển kinh tế: Các hoạt động chiêu thị tạo ra nhiều việc làm và đóng
góp vào phát triển kinh tế của xã hội. Các doanh nghiệp tiếp thị cần nguồn nhân lực đa
dạng, từ nhân viên bán hàng, nhân viên marketing, đến những chuyên gia nghiên cứu thị
trường và truyền thông
- Chiêu thị mang đến sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng.
Nhờ vào quảng cáo và tiếp thị, người tiêu dùng có thể biết và tiếp cận những sản phẩm
mới, độc đáo và đáp ứng các nhu cầu đa dạng của họ
- Tác động đến thói quen tiêu dùng và văn hóa: Chiêu thị có thể tác động mạnh mẽ đến thói
quen tiêu dùng và văn hóa xã hội. Các thông điệp tiếp thị và quảng cáo có thể thúc đẩy các
xu hướng tiêu dùng và tạo ra các trào lưu trong xã hội
- Là yếu tố đánh giá sự năng động, phát triển của nền kinh tế và là yếu tố thu hút đầu tư
2.2.2 Chức năng của chiêu thị
- Nghiên cứu thị trường: Chức năng này liên quan đến việc thu thập, phân tích và đánh giá
thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng tiêu dùng. Nghiên cứu
thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của khách hàng, từ đó
định hình các chiến lược tiếp thị phù hợp.
- Xây dựng thương hiệu và quảng cáo: Chiêu thị giúp xây dựng và quản lý thương hiệu của
doanh nghiệp, tạo ra nhận thức và nhớ đến thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Quảng
cáo và truyền thông được sử dụng để truyền tải thông điệp và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
của doanh nghiệp đến khách hàng.
- Tiếp cận khách hàng và bán hàng: Chiêu thị giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông
qua các kênh phân phối và quy trình bán hàng hiệu quả. Điều này bao gồm việc phân phối
sản phẩm đến các điểm bán hàng, cung cấp thông tin sản phẩm và hướng dẫn sử dụng cho
khách hàng
- Xây dựng mối quan hệ khách hàng: Chức năng này tập trung vào việc xây dựng và duy trì
mối quan hệ lâu dài và trung thành với khách hàng. Chiêu thị cung cấp các chiến lược và
hoạt động như chăm sóc khách hàng, chương trình khuyến mãi, và dịch vụ hậu mãi để tạo
lòng tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng
- Phân tích và đánh giá hiệu quả chiến dịch tiếp thị: Chiêu thị cần theo dõi và đánh giá hiệu
quả của các chiến dịch tiếp thị. Điều này giúp đo lường sự thành công và hiệu quả của các
hoạt động tiếp thị và điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết
- Đối đầu với cạnh tranh: Chiêu thị giúp doanh nghiệp đối đầu với cạnh tranh bằng cách tìm
hiểu và phân tích các hoạt động tiếp thị của đối thủ, đồng thời đưa ra những chiến lược
cạnh tranh hợp lý để tạo ưu thế trên thị trường.

2.3 Truyền thông Marketing tích hợp (IMC)


Theo Armstrong và Kotler (tác giả cuốn sách "Marketing: An Introduction"), truyền thông
marketing tích hợp (Integrated Marketing Communications - IMC) được định nghĩa là: "Truyền
thông marketing tích hợp (IMC) là việc kết hợp một loạt các công cụ truyền thông và kỹ thuật tiếp
thị, cùng với các hoạt động quan hệ công chúng và quảng cáo, trong một kế hoạch duy nhất nhằm
truyền tải thông điệp thương hiệu đồng nhất đến các đối tượng mục tiêu. Mục tiêu của IMC là tạo
ra sự nhất quán, hiệu quả và tương tác giữa các yếu tố tiếp thị để tăng cường nhận thức thương
hiệu, tạo dựng ấn tượng tích cực, và tạo nhu cầu mua hàng từ khách hàng." Định nghĩa trên nhấn
mạnh sự kết hợp và tương tác giữa các công cụ và kỹ thuật tiếp thị khác nhau để đạt được thông
điệp thương hiệu đồng nhất. Quan trọng là tất cả các yếu tố trong truyền thông marketing tích hợp
phải hoạt động hài hòa và đồng bộ, nhằm tạo ra trải nghiệm tiếp thị liền mạch và hiệu quả cho
khách hàng.

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới truyền thông Marketing


2.4.1 Loại sản phẩm kinh doanh
Bia là một loại sản phẩm kinh doanh thuộc lĩnh vực thức uống và đồ uống (beverage). Đây
là một trong những loại thức uống phổ biến và được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới. Bia
được sản xuất từ việc lên men các nguyên liệu chủ yếu như lúa mạch, lúa mạch không kén
tách, hoa bia và nước, tạo ra một loại đồ uống có cồn phổ biến và đa dạng về hương vị và
phong cách.
Kinh doanh bia là một ngành công nghiệp lớn và đa dạng, với sự góp mặt của nhiều
thương hiệu và nhà sản xuất bia trên thị trường. Các doanh nghiệp sản xuất bia cạnh tranh
trong việc cung cấp những sản phẩm chất lượng và đa dạng để thu hút và phục vụ nhu cầu
tiêu dùng của khách hàng. Bia được tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối, từ cửa hàng
tạp hóa, nhà hàng, quán bar, đến siêu thị và các điểm bán lẻ khác

2.4.2 Chiến lược đẩy và kéo


Chiến lược đẩy (Push strategy):
Chiến lược đẩy là chiến lược tiếp thị trong đó nhà sản xuất bia tập trung vào việc đẩy sản
phẩm của họ từ giai đoạn sản xuất đến giai đoạn phân phối, nhằm thúc đẩy việc tiếp cận và
mua hàng từ cấp độ bán lẻ. Nhà sản xuất bia sẽ tạo ra các chương trình khuyến mãi, chiết
khấu, quà tặng, hoặc phí vận chuyển hấp dẫn cho các nhà phân phối, nhà bán lẻ, quán bar
và nhà hàng. Những lợi ích này sẽ tạo động lực cho các đối tác kinh doanh trong chuỗi
cung ứng đẩy sản phẩm bia của nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Chiến lược kéo (Pull strategy):
Chiến lược kéo là chiến lược tiếp thị trong đó nhà sản xuất bia tập trung vào việc tạo sự
hấp dẫn và nhu cầu từ phía khách hàng cuối cùng. Nhà sản xuất bia sẽ sử dụng các chiến
dịch quảng cáo, truyền thông, sự kiện, PR (quan hệ công chúng) và kỹ thuật số để truyền
tải thông điệp và xây dựng nhận thức thương hiệu. Những chiến dịch này nhằm tạo ảnh
hưởng và kích thích người tiêu dùng tới các điểm bán lẻ, yêu cầu các nhà phân phối và nhà
bán lẻ phải cung cấp sản phẩm bia mà người tiêu dùng đang tìm kiếm.

2.4.3 Chu kì sống của sản phẩm


Chu kỳ sống của sản phẩm bia tại thị trường Việt Nam có thể được chia thành các giai
đoạn chính như sau:
- Giai đoạn khởi đầu và phát triển ban đầu: Giai đoạn này bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ
1990 sau khi đất nước mở cửa kinh tế và tiếp xúc với nhiều sản phẩm và thương hiệu bia
nước ngoài. Sản phẩm bia tại thị trường Việt Nam bắt đầu được đa dạng hóa và cạnh tranh
từ các thương hiệu nước ngoài như Heineken, Tiger, Carlsberg, Sapporo, Asahi và
Budweiser.
- Giai đoạn bùng nổ thị trường và tăng trưởng: Giai đoạn này kéo dài từ cuối những năm
1990 và đến đầu những năm 2000. Thị trường bia tại Việt Nam bắt đầu bùng nổ với tăng
trưởng nhanh chóng. Nhu cầu tiêu thụ bia gia tăng đáng kể do tăng trưởng kinh tế, đô thị
hóa, và thay đổi thói quen tiêu dùng của dân số.
- Giai đoạn cạnh tranh và đa dạng hóa: Từ khoảng giữa những năm 2000, thị trường bia tại
Việt Nam bắt đầu chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều thương hiệu bia nội địa và
quốc tế. Các công ty bia cần đa dạng hóa sản phẩm, thúc đẩy nâng cao chất lượng và triển
khai chiến lược tiếp thị hiệu quả để cạnh tranh trên thị trường ngày càng khắc nghiệt.
- Giai đoạn trưởng thành và ổn định: Đến những năm gần đây, thị trường bia tại Việt Nam
đã vào giai đoạn trưởng thành và ổn định. Sản phẩm bia vẫn duy trì sự phổ biến và là một
phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng Việt Nam.
- Khám phá tiềm năng xuất khẩu: Trong những năm gần đây, một số thương hiệu bia Việt
Nam đã bắt đầu khám phá tiềm năng xuất khẩu sang các thị trường quốc tế, tạo cơ hội mở
rộng doanh nghiệp và tăng cường thương hiệu quốc tế của bia Việt Nam.
2.4.4 Khách hàng mục tiêu
Ngành bia có nhiều nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau, bởi vì bia là một sản phẩm phổ
biến và được tiêu thụ rộng rãi. Dưới đây là một số nhóm khách hàng mục tiêu chính của
ngành bia:
- Người tiêu dùng trưởng thành: Đây là nhóm khách hàng lớn và chủ đạo trong ngành bia.
Người tiêu dùng trưởng thành, đặc biệt là nam giới, thường là nhóm tiêu dùng chính của
các loại bia khác nhau. Họ tiêu thụ bia trong các dịp như gặp gỡ bạn bè, tiệc tùng, các sự
kiện thể thao, giải trí, hoặc đơn giản là để thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.
- Người tiêu dùng trẻ tuổi: Người trẻ tuổi cũng là một nhóm khách hàng quan trọng cho
ngành bia. Các thương hiệu bia thường tập trung vào nhóm người tiêu dùng này thông
qua các chiến dịch quảng cáo sáng tạo, sự kiện thú vị và các hoạt động kỹ thuật số để thu
hút sự quan tâm của họ.
- Nhóm khách hàng nữ: Trong những năm gần đây, ngành bia đã hướng tới nhóm khách
hàng nữ với việc phát triển các loại bia có hương vị nhẹ và đa dạng hơn để thu hút sự
quan tâm của nữ giới.
- Khách du lịch: Ngành du lịch và khách sạn cũng là một nhóm khách hàng quan trọng cho
ngành bia. Bia thường được cung cấp và tiêu thụ trong các khu nghỉ dưỡng, quán bar, nhà
hàng và các sự kiện du lịch.
- Nhóm người tiêu dùng xuất khẩu: Ngành bia Việt Nam cũng đang tìm kiếm tiềm năng
xuất khẩu, do đó nhóm người tiêu dùng quốc tế cũng là một trong những khách hàng mục
tiêu quan trọng.

2.4.5 Chiến lược định vị của công ty


Định vị sản phẩm bia Heineken:
- Thương hiệu cao cấp: Heineken tập trung vào việc xây dựng thương hiệu bia cao cấp với
chất lượng đáng tin cậy. Hình ảnh cao cấp giúp Heineken được coi là một sản phẩm có giá
trị và thể hiện phong cách sống đẳng cấp.
- Phong cách sống hiện đại: Heineken định vị mình như một thương hiệu hướng tới nhóm
khách hàng trẻ tuổi, thành thị và yêu thích phong cách sống hiện đại, đầy năng động và
sáng tạo.
- Quốc tế và đa quốc gia: Heineken là một thương hiệu bia đa quốc gia, có mặt trên nhiều thị
trường trên toàn thế giới. Chiến lược quốc tế của Heineken giúp hướng tới khách hàng ở
khắp nơi, tận dụng các cơ hội thị trường đa dạng.
- Kết nối với sự kiện và giải trí: Heineken tập trung vào việc kết nối với các sự kiện và hoạt
động giải trí, như các sự kiện thể thao, âm nhạc và các hoạt động văn hóa. Điều này giúp
thương hiệu thể hiện sự năng động và tương tác với khách hàng mục tiêu.
- Cam kết với bảo vệ môi trường: Heineken chú trọng đến việc thực hiện các chương trình
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Điều này giúp Heineken xây dựng hình ảnh
thương hiệu tích cực và hấp dẫn khách hàng quan tâm đến bảo vệ môi trường.
- Kết hợp truyền thống và hiện đại: Heineken kết hợp sự truyền thống trong công nghệ sản
xuất bia với cách tiếp cận hiện đại và sáng tạo trong quảng cáo và truyền thông. Điều này
giúp Heineken thu hút cả những khách hàng truyền thống và những người yêu thích xu
hướng mới.
Định vị sản phẩm bia SaiGon
- Thương hiệu truyền thống và lịch sử: Bia Saigon xây dựng hình ảnh một thương hiệu bia
truyền thống, có lịch sử lâu đời và gắn liền với thành phố Sài Gòn - một trong những trung
tâm kinh tế và văn hóa quan trọng của Việt Nam. Thương hiệu tận dụng lịch sử của mình
để tạo sự độc đáo và sự kết nối với khách hàng.
- Gắn kết với địa phương: Bia Saigon hướng tới khách hàng trong nước, đặc biệt là nhóm
người tiêu dùng tại Sài Gòn và các vùng lân cận. Bia cố gắng thể hiện tinh thần và văn hóa
của người Sài Gòn, gắn kết với địa phương và mang đến sự tự hào cho cư dân địa phương.
- Chất lượng và uy tín: Bia Saigon cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm và tuân thủ các
tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất. Thương hiệu này tập trung vào việc xây dựng uy tín và
lòng tin của khách hàng đối với chất lượng của sản phẩm.
- Đa dạng sản phẩm: Bia Saigon cung cấp nhiều loại bia khác nhau để đáp ứng sự đa dạng
trong lựa chọn của người tiêu dùng. Các sản phẩm bia Saigon bao gồm Saigon Special,
Saigon Export và Saigon Lager.
- Tích hợp với sự kiện và văn hóa: Bia Saigon liên kết với các sự kiện thể thao, văn hóa và
giải trí để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu và tạo sự kết nối với khách hàng mục
tiêu.
- Kết hợp truyền thống và hiện đại: Bia Saigon sử dụng chiến lược kết hợp giữa truyền
thống và hiện đại trong quảng cáo và truyền thông. Thương hiệu này cố gắng giữ vững giá
trị truyền thống trong khi đồng thời đổi mới và cập nhật để hấp dẫn đối tượng khách hàng
hiện đại.
Định vị sản phẩm bia Huda
- Thương hiệu truyền thống: Chiến lược định vị của bia Huda tập trung vào việc xây dựng
hình ảnh một thương hiệu bia truyền thống, gắn liền với văn hóa và truyền thống của miền
Trung Việt Nam. Huda cũng nổi tiếng với việc chọn lọc nguyên liệu chất lượng và quy
trình sản xuất bia cổ điển.
- Gắn kết với miền Trung: Bia Huda hướng đến khách hàng tại miền Trung Việt Nam và các
vùng lân cận, trong đó có Thừa Thiên Huế - nơi có nguồn gốc thương hiệu này. Bia Huda
chú trọng vào việc tạo dựng sự tận cùng với địa phương và văn hóa miền Trung.
- Đa dạng sản phẩm và mức giá: Bia Huda có chiến lược đa dạng sản phẩm và mức giá phù
hợp với nhu cầu của khách hàng. Thương hiệu này cung cấp các loại bia khác nhau như
Huda Gold, Huda Beer, Huda Export và Huda Light để đáp ứng sự đa dạng trong lựa chọn
của người tiêu dùng.
- Cam kết chất lượng: Bia Huda cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm và tuân thủ các tiêu
chuẩn quốc tế về sản xuất bia. Điều này giúp xây dựng lòng tin và lòng trung thành của
khách hàng đối với thương hiệu.
- Kết hợp truyền thống và hiện đại: Bia Huda sử dụng chiến lược kết hợp giữa truyền thống
và hiện đại trong quảng cáo và truyền thông. Thương hiệu này cố gắng giữ vững giá trị
truyền thống trong khi đồng thời đổi mới và cập nhật để hấp dẫn đối tượng khách hàng
hiện đại.
2.5 Công cụ chiến lược chiêu thị
2.5.1 Quảng cáo
Khái niệm:
Quảng cáo là một hoạt động truyền thông và tiếp thị được sử dụng để giới thiệu và quảng
bá thông tin về sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc thương hiệu đến công chúng, nhằm tạo sự
nhận thức, thu hút sự quan tâm và thúc đẩy hành động tiêu dùng. Nó là một phương tiện
quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp và có mục tiêu đưa thông tin đến đối
tượng mục tiêu một cách hiệu quả và nhanh chóng. Về bản chất, quảng cáo có những điểm
cần lưu ý:
- Sự trình bày mang tính đại chúng (Public presentation): Quảng cáo là cách truyền đạt
thông tin công khai một cách chuẩn hóa và hợp pháp.
- Sự lan tỏa (Pervasiveness): Quảng cáo là cách làm thông tin tràn ngập.
- Diễn đạt có tính khuếch đại (Amplified Expressiveness): Quảng cáo cung cấp cơ hội tạo
kịch tính trong sự trình bày sản phẩm và công ty qua việc sử dụng khéo léo yếu tố hình
ảnh, âm thanh, màu sắc....
- Tính vô cảm (Impersionality): Quảng cáo không thúc ép mua như lực lượng bán hàng
Phương tiện quảng cáo
- Phương tiện quảng cáo truyền thống:
o Truyền hình: Quảng cáo trên các kênh truyền hình.
o Radio: Quảng cáo trên các đài phát thanh.
o Báo: Quảng cáo trên các tờ báo.
o Tạp chí: Quảng cáo trên các tạp chí định kỳ.
o Rạp chiếu phim: Quảng cáo trước các bộ phim trong rạp chiếu phim.
- Phương tiện quảng cáo kỹ thuật số:
o Trang web: Quảng cáo trên các trang web và các vị trí banner.
o Mạng xã hội: Quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,
LinkedIn, v.v.
o Email marketing: Gửi quảng cáo qua email đến khách hàng.
o Công cụ tìm kiếm: Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Ads.
- Phương tiện quảng cáo ngoài trời:
o Bảng hiệu: Quảng cáo trên các bảng hiệu lớn tại các vị trí công cộng.
o Đèn neon: Quảng cáo bằng đèn neon tại các cửa hàng và điểm bán hàng.
o Phương tiện giao thông: Quảng cáo trên xe buýt, tàu hỏa, taxi, v.v.
o Biển bảng: Quảng cáo trên các biển bảng trên tường, cửa hàng, v.v.
- Phương tiện quảng cáo đích đến:
o Quảng cáo trong cửa hàng: Quảng cáo trên các bảng hiệu, đèn neon, góc kệ trong cửa
hàng.
o Quảng cáo trên sản phẩm: In logo và thông điệp quảng cáo trên sản phẩm bán hàng.
- Phương tiện quảng cáo di động:
o Quảng cáo trên thiết bị di động: Quảng cáo trên điện thoại thông minh và máy tính bảng.
o Quảng cáo trong ứng dụng: Quảng cáo trên các ứng dụng di động.
2.5.2 Khuyến mãi, khuyến mại
- Khuyến mãi là tập hợp các kỹ thuật nhằm tạo sự khích lệ ngắn hạn để khuyến khích người
tiêu dùng mua một sản phẩm vật chất hay một dịch vụ, mua nhiều hơn và mua thường
xuyên hơn. Đối tượng của khuyến mãi là người mua hàng cuối cùng. Các hình thức
khuyến mãi: Tặng hàng mẫu, phiếu giảm giá, quà tặng, khuyến mãi bằng điểm mua hàng,
cuộc thi, trò chơi,…
- Đối tượng của khuyến mại là các trung gian phân phối. Khuyến mại là biện pháp khuyến
khích hệ thống trung gian phân phối mua một sản phẩm vật chất hay một dịch vụ, mua
nhiều hơn và mua thường xuyên hơn. Các hình thức khuyến mại: Trợ cấp thương mại, quà
tặng, quảng cáo hợp tác,…
2.5.3 Quan hệ công chúng
Khái niệm:
Quan hệ công chúng (Public Relations - PR) là một lĩnh vực trong truyền thông và tiếp thị,
nhằm xây dựng, duy trì và củng cố mối quan hệ tích cực giữa một tổ chức, doanh nghiệp
hoặc cá nhân với công chúng và các nhóm liên quan khác. Mục tiêu của quan hệ công
chúng là tạo dựng lòng tin, tạo dựng và bảo vệ hình ảnh tích cực của thương hiệu, sản
phẩm hoặc dịch vụ, và tạo lập mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp với các bên liên quan.
Một số hình thức quan hệ công chúng:
Các hình thức PR: Quan hệ báo chí, tuyên truyền sản phẩm, truyền thông công ty, vận
động hành lang, tư vấn, thông cáo báo chí, họp báo tài trợ, tổ chức sự kiện, hoạt động công
ích,…
2.5.4 Bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân (Personal Selling) là một quá trình tiếp thị và bán hàng mà trong đó
nhân viên kinh doanh (người bán hàng) tiếp cận, tư vấn và tương tác trực tiếp với khách
hàng một cách cá nhân để thúc đẩy quá trình mua hàng. Phương pháp này thường được sử
dụng trong các ngành kinh doanh và tiếp thị có yếu tố phức tạp, đòi hỏi tư vấn và giải đáp
thắc mắc chi tiết từ phía khách hàng.
2.5.5 Marketing trực tiếp
Khái niệm:
Marketing trực tiếp là việc sử dụng điện thoại, thư điện tử và những công cụ tiếp xúc khác
(không phải là người) để giao tiếp và dẫn dụ một đáp ứng từ những khách hàng riêng biệt
hoặc tiềm năng.
Một số hình thức Marketing trực tiếp:
- Marketing qua catalog.
- Marketing qua thư điện tử trực tiếp.
- Marketing từ xa qua điện thoại, thư.
- Marketing trực tiếp trên các kênh truyền hình, truyền thanh, báo chí và tạp chí.
- Internet Marketing.
Chương 3: Phân tích và so sánh chiến lược chiêu thị của các thương hiệu bia
Heineken, bia Saigon và bia Huda
3.1 Tổng quan thị trường ngành bia tại Việt Nam
Thị trường bia Việt Nam được đánh giá là thị trường rất tiềm năng. Năm 2018, Việt Nam
chính thức lọt top 2 thị trường tiêu thụ bia lớn nhất thế giới và theo báo cáo tổng hợp, được
biết mức tiêu thụ bia tính đến năm 2022 của Việt Nam đang ở 3,8 triệu lít/năm, chiếm
2,2% thị trường thế giới. Nhờ kết quả thống kê này, Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng
đầu toàn khu vực ASEAN, đứng thứ ba châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản) về mức tiêu
thụ bia. Cuối năm 2022, theo dự báo của VIRAC, ngành bia Việt Nam sẽ có mức tăng
trưởng kép CAGR là 11%/năm trong giai đoạn 2023 – 2026. Mức dự báo tăng trưởng này
được kết luận là nhờ sự hồi phục của du lịch – kinh tế sau Covid.
3.1.1 Quy mô thị trường bia
Từ những ngày đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam, ngành bia được đánh giá là lĩnh
vực vô cùng tiềm năng và có thể đem về lợi nhuận khổng lồ. Chính vì thế có vô số các
công ty bia rượu, nước giải khát được thành lập, có thể kể đến như: Sabeco, Habeco, Hue
Brewery, Sapporo, AB InBev, Masan Brewery,… Tuy nhiên, qua nhiều năm, thị trường bia
được thống trị bởi nhóm 4 hãng lớn, đó là Heineken, Sabeco, Carlsberg và Habeco. Bốn
hãng này chiếm tới 94,4% thị phần ngành bia Việt Nam năm 2021, trong đó riêng
Heineken và Sabeco có tổng thị phần là 78,3%, áp đảo hai hãng còn lại.
3.1.2 Các phân khúc trên thị trường bia
Nhìn chung thì thị trường bia hiện nay của Việt Nam được chia thành 3 phần khúc dựa vào
sự khác nhau về thị hiếu, đẳng cấp, thu nhập. Trong khi cả 3 nhân tố này đều ảnh hưởng
đến lựa chọn của người tiêu dùng thì giá là một nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự
quyết định lựa chọn của họ.
Sales

15%
Premium Segment
35% Mainstream Segment
Savings Segment

50%

- Phân khúc cao cấp (Premium Segment):


o Phân khúc này chiếm khoảng 15% thị trường và có xu hướng ngày càng phát triển do
thu nhập bình quân của xã hội đang gia tăng. Những thương hiệu chủ yếu ở sân chơi
này là Heineken, Tiger, Saigon Special, Carlsberg, San Miguel,…
o Giá cả của một sản phẩm trong phân khúc này dao động từ 10.000 đồng trở lên. Giá cả
thay đổi tùy thuộc vào mức độ sang trọng của quán ăn, nhà hàng, quán bar, vũ
trường, loại bia. Với nồng độ cồn từ 5% trở lên hầu hết các sản phẩm được sản xuất
trong các chai hoặc lon có dung tích 330ml
o Trong phân khúc này, Công ty nhà máy Bia Việt Nam (VBL) là người dẫn đầu với hai
thương hiệu chủ chốt là Tiger và Heineken. Hai thương hiệu này chiếm khoảng 90%
thị trường trong phân khúc này, trong đó Heineken với tư cách là loại bia có đẳng cấp
nhất thị trường chiếm khoảng 25% thị phần còn Tiger chiếm khoảng 65%. Các
thương hiệu bia khác chia nhau thị phần còn lại.
- Phân khúc chính (Mainstream Segment):
o Phân khúc này chiếm khoảng 50% của cả thị trường bia Việt Nam, chủ yếu là phục vụ
cho tầng lớp có thu nhập trung bình. Nồng độ cồn của sản phẩm trong phân khúc này
từ 3 đến 5%. Tất cả các nhà máy sản xuất bia trong phân khúc này đều là các công ty
trong nước.
o Giá bán của các sản phẩm trong phân khúc này dao động từ 4.000 đồng đến 9.000
đồng
o Anh cả trong phân khúc này là Sabeco với thương hiệu lâu năm bia SaiGon, kế đến là
Habeco với thương hiệu bia Hà Nội
- Phân khúc cấp thấp (Savings Segment):
o Phân khúc này bao phủ phần đáy của thị trường và chiếm 35% tổng lượng bia tiêu thụ
ở Việt Nam.
o Sản phẩm trong phân khúc này có nồng độ cồn thấp vào khoảng 1,5% đến 2%. Thị
trường mục tiêu của các sản phẩm trong phân khúc này là những người có thu nhập
thấp trong xã hội
o Các sản phẩm ở phân khúc này thường được sản xuất trong các xưởng nhỏ, thậm chí là
sản xuất tại nhà, do vậy chất lượng là vấn đề không thể kiểm soát được
3.2 Giới thiệu sơ lược về các thương hiệu bia Heneiken, bia Saigon và bia Huda
3.2.1 Thương hiệu bia Heineken

Logo công ty bia Heineken

- HEINEKEN là công ty sản xuất bia của Hà Lan, được Gerard Adriaan Heineken thành lập
vào năm 1864 tại thành phố Amsterdam. Năm 2012, HEINEKEN sở hữu khoảng 190 nhà
máy bia tại hơn 70 quốc gia khác nhau. HEINEKEN được là nhà sản xuất bia lớn thứ ba
trên thế giới.
- Heineken Việt Nam là thành viên của Tập đoàn HEINEKEN, nhà sản xuất bia hiện diện tại
nhiều quốc gia nhất trên thế giới với lịch sử hơn 150 năm sản xuất và phân phối trên 300
nhãn hiệu bia và nước táo lên men tại hơn 190 quốc gia. Từ sự khởi đầu khiêm tốn chỉ với
20 nhân viên, Heineken Việt Nam ngày nay đã trở thành nhà sản xuất bia lớn thứ hai tại
Việt Nam với hơn 3.500 nhân viên.
- Năm 2017 và 2018, HEINEKEN Việt Nam được vinh danh là Doanh nghiệp Sản xuất Bền
Vững nhất Việt Nam bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) theo
Chương trình Đánh giá và Xếp hạng các Doanh nghiệp bền vững ở Việt Nam (CSI).
- Được thành lập vào năm 1991, đến nay HEINEKEN Việt Nam vận hành 6 nhà máy bia và
9 văn phòng thương mại trên khắp Việt Nam
3.2.2 Thương hiệu bia Saigon
Logo bia Saigon

Bia Sài Gòn đã trải qua 142 năm lịch sử nguồn gốc, 40 năm xây dựng và phát triển thương
hiệu, niềm tự hào bậc nhất của người Việt.
Tiền thân của công ty là một xưởng bia nhỏ do ông Victor Larue, một người Pháp tại Đông
Dương, lập ra tại Sài Gòn vào năm 1875. Ba mươi lăm năm sau, năm 1910, xưởng phát
triển thành một nhà máy hoàn chỉnh, sản xuất bia, nước ngọt và nước đá.
Tháng 9 năm 1927, nhà máy được chính thức sáp nhập vào hệ thống hãng BGI của Pháp,
và 50 năm sau (năm 1977), được công ty Rượu Bia Miền Nam quản lý. Từ đó, Nhà máy
được đổi tên thành Nhà máy Bia Sài Gòn, chuyển sang thời kỳ mới – thời kỳ là đơn vị
quốc doanh hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung của nền kinh tế.
Năm 1992 ra mắt bia chai Sài Gòn Lager với dây chuyền chiết bia công suất 30.000 chai /
giờ. Năm 1993 nhà máy chính thức trở thành Công ty Bia Sài Gòn.
Năm 1996 ra mắt bia chai Sài Gòn Export với dung tích 355ml. Năm 1999 ra mắt bia chai
Sài Gòn Special. Năm 2008 chính thức cổ phần hoá công ty thành Tổng Công ty Cổ phần
Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn.
Từ mức sản lượng khiêm tốn 21,5 triệu lít vào năm 1977, sau 39 năm phát triển, đến năm
2016, Bia Sài Gòn đã đạt mức sản lượng tiêu thụ 1,59 tỷ lít, phấn đấu đạt mức sản lượng
1,66 tỷ lít vào năm 2017. Đến nay, dù trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều thương hiệu
bia nổi tiếng trên thế giới , nhưng Bia Sài Gòn vẫn đang là thương hiệu Việt dẫn đầu thị
trường bia Việt Nam và đang trên đường chinh phục các thị trường khó tính như Đức,
Mỹ, Nhật, Hà Lan v..v.
3.2.3 Thương hiệu bia Huda

Logo bia Huda

Ngày 20 tháng 10 năm 1990, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế kí quyết định thành lập nhà máy
bia Huế. Với mục tiêu ban đầu nhằm đáp ứng nhu cầu giải khát cho địa phương và khu
vực. Nhà máy bia Huế ra đời với số vốn đầu tư 2,4 triệu USD, công suất 3 triệu lít/năm,
theo hình thức xí nghiệp liên doanh có vốn góp từ các đơn vị quốc doanh, ngoài quốc
doanh trong tỉnh và vay vốn ngân hàng.
Ngay sau khi được thành lập, sản phẩm đầu tiên của nhà máy là bia Huda được sản xuất
theo công nghệ tiên tiến nhất của hãng DANBREW CONSULT, Đan Mạch luôn được đón
nhận nên nguồn cung ứng không đáp ứng kịp nhu cầu thị trường.
Năm 1994, nhà máy tiến hành liên doanh với hãng bia Turborg International (TIAS) và
quỹ công nghệ Đan Mạch dành cho các nước phát triển (IFU) với tỉ lệ góp vốn Việt Nam
50%, Đan Mạch 50%. Đây là một bước ngoặc vĩ đại trong sự phát triển của đơn vị.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của Việt Nam, làm ảnh hưởng đến sự phát
triển của doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có công ty bia Huế.
Công ty luôn gặp những khó khăn trong công tác mở rộng phát triển thị phần do thiếu vốn
và thiếu cả năng lực chuyên môn. Để giải quyết những khó khăn đó và mở lối đi cho doanh
nghiệp. Vào tháng 12/2011, công ty bia Huế chính thức thuộc quyền sở hữu 100% của
Carlsberg khi Tập đoàn này quyết định mua 50% phần vốn còn lại, việc chuyển nhượng
này là một bước chuyển mình, hứa hẹn sẽ tạo ra bước đột phá trong những năm đến. Trong
năm 2013, thành lập Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam, thiết lập với 3 văn phòng và
tọa lạc tại 3 tỉnh Bắc, Trung, Nam.
Là doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn Carlsberg, Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam
liên tục có những bước phát triển mạnh mẽ trên thị trường bia Việt Nam. Trong những năm
qua, Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam luôn là một trong những doanh nghiệp dẫn
đầu trong việc đóng góp ngân sách cho địa phương, chiếm khoảng 28% tổng ngân sách của
tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đến nay công ty đã có hơn 300 CBCNV trong đó chiếm phần lớn là đội ngũ công nhân
thành thạo công nghệ và đội ngũ chuyên gia kĩ thuật ở trình độ cao.
3.2.4 Phân tích chiến lược chiêu thị của bia Heineken
3.2.4.1 Phát triển kế hoạch truyền thông Marketing
Xác định đối tượng mục tiêu
Đối tượng mục tiêu mà Heineken nhắm đến là những người có thu nhập cao so với mặt
bằng chung của xã hội, chủ yếu là nam giới trong độ tuổi từ 18-35, thu nhập nhóm A (15 –
150tr VNĐ trở lên) và sinh sống chủ yếu ở thành thị và các thành phố lớn (TP.HCM và
HN) . Những người này thường thích một cuộc sống với nhiều niềm vui bên bạn bè và
người thân, được thoải mái thể hiện cảm xúc; thường tụ tập bạn bè tiệc tùng tại nhà hoặc
các quán bar, pub, câu lạc bộ để vui chơi, nhảy nhót.
Xác định mục tiêu truyền thông
Mục tiêu truyền thông mà Heineken muốn hướng đến chính là quảng bá thương hiệu bia
cao cấp. Đồng thời, những quảng cáo Heineken cũng luôn gắn liền với các vấn đề trong xã
hội nhằm thể hiện sự quan tâm và nỗ lực của chính thương hiệu trong việc góp phần xây
dựng một xã hội tốt đẹp. Mục tiêu mà Heineken hướng đến là trở thành nhà sản xuất bia
hàng đầu, đầy tự hào & có trách nhiệm tại Việt Nam, được dẫn dắt bởi những giá trị cốt
lõi: Tôn trọng Con người & Hành tinh, Tận hưởng cuộc sống, Chất lượng, Khát vọng
thành công
Lựa chọn phương tiện truyền thông
Heineken chủ yếu lựa chọn các kênh truyền thông trực tuyến như Instagram, Facebook,
Youtube, Tiktok… để tiếp cận các khách hàng của mình. Bởi lẽ, đây là những nền tảng có
mức độ tương tác cao và nhận được nhiều sự quan tâm của những bạn trẻ - nhóm khách
hàng mục tiêu của Heineken. Đồng thời, Heineken cũng đặt các banner, poster, chiếu các
video quảng cáo trên các tuyến đường đông người qua lại nhằm thu hút sự chú ý.
3.2.4.2 Quảng cáo
Về nội dung quảng cáo
Tại thời điểm những năm 1991, khi Heineken vừa mới thâm nhập vào thị trường Việt
Nam, người Việt vẫn chưa quá để tâm tới thương hiệu mới này. Tại thời điểm đó, Sabeco
là người chiếm lĩnh thị trường và là đơn vị đứng đầu khi chiếm 51,4% thị phần sản lượng
các nhà máy sản xuất bia tại Việt Nam. Tuy nhiên, Heineken dần bắt kịp được xu hướng và
thời đại. Người tiêu dùng bắt đầu dành nhiều sự quan tâm hơn tới sản phẩm, cũng như lựa
chọn sản phẩm của Heineken thường xuyên hơn.
Đặc biệt, khi quảng cáo sản phẩm, Heineken sử dụng những hình ảnh với màu sắc nổi bật
thể hiện cá tính trong sản phẩm. Heineken thường tập trung vào việc mang đến niềm vui
và trải nghiệm xã hội trong các quảng cáo của mình. Các hình ảnh về cuộc sống vui vẻ, các
buổi tiệc tùng và sự hòa nhập với bạn bè thường xuất hiện để tạo nên tinh thần phấn khích.
Ngoài ra, Heineken đặc biệt chú trọng đến thông điệp về an toàn và trách nhiệm khi tiêu
thụ sản phẩm. Quảng cáo của Heineken thường cảnh báo về nguy cơ lái xe khi say rượu và
khuyến khích tiêu dùng có trách nhiệm.
Về hình thức quảng cáo
Heineken chủ yếu sử dụng các nền tảng mạng xã hội để làm kênh truyền thông chính cho
thương hiệu với mục đích đăng tải các hình ảnh và video quảng cáo. Đặc biệt, Heineken
còn sử dụng trang Facebook chính thức để phát các video trực tiếp nhằm quảng cáo các
sản phẩm của nhãn hàng và tương tác cùng với khách hàng thông qua những phản hồi của
họ trong quá trình phát sóng trực tiếp. Bên cạnh đó, Heineken cũng thường tham gia vào
các sự kiện, triển lãm và hội chợ để trưng bày sản phẩm và tương tác trực tiếp với khách
hàng. Các hoạt động này giúp thể hiện tinh thần xã hội và tạo cơ hội gặp gỡ trực tiếp với
khách hàng.

Sự kiện Heineken Starverse Party tại Việt Nam

Chiến dịch “Trải nghiệm cùng sao” của Heineken


3.2.4.3 Khuyến mãi
Với mong muốn có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và thu về những góp ý
cho doanh nghiệp. Heineken luôn tổ chức những sự kiện trải nghiệm sản phẩm khi tung
sản phẩm mới ra thị trường từ đó giúp doanh nghiệp nhận được sự ủng hộ và yêu thích của
nhiều khách hàng trung thành.

Sản phẩm mới của Heineken ra mắt vào tháng 3/2020

Ngoài ra Heineken cũng thường xuyên có những chương trình ưu đãi dành cho nhà phân
phối của họ
3.2.4.4 Quan hệ công chúng
Có thể nói, Heineken là một trong những thương hiệu có các hoạt động quan hệ công
chúng nổi bật nhất tại thị trường Việt Nam. Các sự kiên của Heineken không chỉ được tổ
chức với quy mô lớn, thu hút sự chú ý của nhiều người mà còn mang tính nhân văn sâu sắc
và có sự đóng góp to lớn cho cộng đồng
Vào cuối năm 2011, Heineken đã ra mắt chiến dịch mới mang thông điệp: “ Bình minh chỉ
dành cho những ai biết uống chừng mực”. Chọn bình minh làm tâm điểm của chiến dịch
mới, thương hiệu Heineken đã tung ra một video clip làm xôn xao cộng đồng mạng trong
mùa lễ hội cuối năm. Chiến dịch “Bình minh dành cho những ai biết uống chừng mực”
được triển khai đầu tiên tại 4 thành phố lớn là London, Rio de Janiero, San Francisco và
Tp.HCM. Tại mỗi thành phố, thương hiệu Heineken đặt một chiếc ghế sofa tại những điểm
ngắm bình minh đẹp nhất và ở Tp.HCM là tòa nhà Vincom trên mặt đường Đồng Khởi.
Mọi người có thể đến tham quan, chụp ảnh và chia sẻ những khoảnh khắc bình minh của
mình cùng bạn bè trên trang Facebook của Heineken toàn cầu.
Chiến dịch: “Sunrise Belongs To Moderate Drinkers”
Vào ngày 19/12 và 26/12/2015, Chuỗi sự kiện đẳng cấp quốc tế “Heineken Green Room”
lần đầu tiên được tổ chức tại hai thành phố biển đẹp nhất Việt Nam – Nha Trang và Vũng
Tàu với chủ đề “Ocean’s Eye”. Heineken Green Room sẽ mang đến cho người hâm mộ
một trải nghiệm hoàn toàn độc đáo với mô hình ứng dụng công nghệ hiệu ứng hình ảnh
đặc biệt và kết hợp với âm nhạc một cách mới lạ để tạo nên trải nghiệm thị giác đầy sáng
tạo cxho người tham dự. Ngoài ra, đến với mái vòm diễn ra sự kiện, người hâm mộ còn
được khám phá đường hầm hiệu ứng đặc sắc mô phỏng mô phỏng đại dương với các sinh
vật biển sống động khiến người tham gia chìm vào những cảm xúc hân hoan nhất cùng với
những màn trình diễn đặc sắc đến từ các những nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu quốc tế cũng
như Việt Nam.

Sự kiện: “Ocean’s Eye” của Heineken


Ngày 04/05/2018, “Heineken F1 Experience” được tổ chức tại Khu đô thị Sala, Quận 2,
TP. HCM. Đây là lần đầu tiên, người hâm mộ giải đấu công thức 1 được tận mắt chứng
kiến những màn trình diễn của Huyền thoại David Coulthard cùng chiếc xe F1 thực thụ
đến từ đội đua Aston Martin Red Bull. Event đã đánh dấu thời điểm giải đua xe công thức
1 sẽ chính thức được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2020.

Event “Heineken F1 Experience”

27/06/2019, Heineken tiếp tục chuỗi sự kiện âm nhạc của mình với event “Heineken
Starclub”. Nơi hội tụ những màn so tài của những DJ nổi tiếng

Event “Heineken Starclub”


Khoảng đầu tháng 06/2022, Heineken khởi chạy ứng dụng game di động có tên Starverse
và chính thức ra mắt fan hâm mộ Henieken tại sự kiện Starverse Party. Sự kiện này chính
là bước đột phá đưa Heineken vượt lên so với các đối thủ cạnh tranh khác. Bằng việc kết
hợp công nghệ thực tế ảo vào việc giới thiệu quy trình sản xuất bia của mình, Heineken đã
để lại trong người tiêu dùng một ấn tượng sâu sắc,

3.2.4.5 Bán hàng cá nhân


Heineken áp dụng hình thức phân phối trên khắp cả nước. Heineken luôn đưa ra những ưu
đãi cũng như những mức giá hấp dẫn cho các nhà phân phối từ đó các nhà phân phối sẽ có
nhiệm vụ đưa sản phẩm của Heineken đến gần với người tiêu dùng hơn.
3.2.4.6 Marketing trực tiếp
Heineken đã ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Marketing trực tiếp của mình.
Trang Facebook chính thức của Heineken là những phương tiện giúp thương hiệu tương
tác trực tiếp với các khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Cụ thể, trang
Facebook của Heineken Việt Nam đã nhận về hơn 20.000 lượt thích và hơn 21.000 lượt
theo dõi.
Ngoài ra, Heineken cũng không quên phát triển trang website chính thức nhằm mang đến
trải nghiệm mua hàng tốt nhất cho khách hàng. Đa số các chương trình ưu đãi và thông tin
của những sự kiện sắp diễn ra đều được áp dụng tại hai nền tảng này. Thêm vào đó,
Heineken cũng cung cấp số điện thoại tư vấn và chăm sóc khách hàng trên website chính
thức nhằm hỗ trợ khách hàng kịp thời và nhanh chóng.
3.2.5 Phân tích chiến lược chiêu thị của bia Saigon
3.2.5.1 Phát triển kế hoạch truyền thông Marketing
Xác định đối tượng mục tiêu
Không như Heineken, Sabeco không gắn liền với bất kì một sản phẩm nào. Cũng vì vậy
bia Saigon có rất nhiều loại và mỗi một loại lại hướng tới một đối tượng mục tiêu khác
nhau.
Với Saigon Special, khách hàng mục tiêu là người trẻ, thành công, và có thu nhập khá và
cao trở lên trong xã hội, người làm nhãn hiệu sẽ nhắm đến những đối tượng này để truyển
tải những thông điệp. Với triết lý cốt lõi: Anh khác biệt - Anh thành công, và Saigon
Special là một phần của sự khác biệt đó.
Với Saigon Export, khách hàng thuộc phân khúc phổ thông, thu nhập từ trung bình khá trở
lên. Saigon Export rất phổ biến trong miền Nam từ Nam Trung bộ đổ vào, sông Tiền, sông
Hậu. Saigon Export có lịch sử mấy chục năm, với hương vị độc đáo, dành cho người am
hiểu về bia, nên mới có cái slogan: “Uống thì hiểu”, nghĩa là không cần phô trương, tôi am
hiểu bia, tôi là người sành bia.
Ngoài ra còn có Saigon Lager, Saigon Lager có vị nhẹ và thiên về tính giải khát nên đối
tượng mà nó hướng tới là khách hàng phổ thông
Xác định mục tiêu truyền thông
Mục tiêu truyền thông quan trọng mà Sabeco là xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu
mạnh mẽ cho bia Saigon. Thông qua các chiến dịch truyền thông, bia Saigon cố gắng thể
hiện giá trị, tính năng nổi bật và độc đáo của sản phẩm để thu hút sự chú ý và tạo sự kết
nối với khách hàng. Ngoài ra, Bia Saigon còn hướng đến việc gắn kết với văn hóa và con
người Việt Nam thông qua truyền thông. Mục tiêu là thể hiện sự liên kết sâu sắc với đất
nước và tạo một trải nghiệm tương tác cho khách hàng thông qua các hoạt động và sự kiện.
Lựa chọn phương tiện truyền thông
Giống như Heineken, bia Saigon cũng lựa chọn các nền tảng mạng xã hội như Facebook,
Instagram và Truyền hình làm phương tiện truyền thông chủ yếu của mình. Bởi lẽ, đây là
các kênh truyền thông có tốc độ truyền tải thông tin nhanh chóng, rộng rãi đến nhiều đối
tượng, giúp bia Saigon dễ dàng tiếp cận các khách hàng của mình. Gần đây, bia Saigon còn
mở rộng sang các kênh truyền thông khác như Youtube, TikTok.
3.2.5.2 Quảng cáo
Về nội dung quảng cáo
Thông điệp quảng cáo của bia Saigon thường gắn liền với văn hóa Việt Nam. Quảng cáo
tập trung vào việc thể hiện sự gắn kết của bia Saigon với văn hóa Việt, với hình ảnh đẹp
của cảnh quan, con người và các dịp lễ hội truyền thống. Điều này tạo sự tương quan và ấn
tượng mạnh mẽ với khách hàng. Ngoài ra, quảng cáo còn thể hiện các cuộc họp bạn bè,
gặp gỡ xã hội và trải nghiệm giải trí mà bia Saigon mang lại. Hình ảnh các buổi tiệc, sự vui
vẻ và niềm vui chia sẻ có thể tạo cảm hứng cho khách hàng.
Về hình thức quảng cáo
Bia Saigon chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống. Họ thường đặt các biển quảng cáo
tại những con đường đông người qua lại và chiếu quảng cáo của mình qua các kênh truyền
hình.
Banner quảng cáo của Bia Saigon ngoài trời

Bên cạnh đó, bia Saigon cũng thực hiện những hoạt động truyền thông qua các phương
tiện mạng xã hội như facebook, Youtube,…

3.2.5.3 Khuyến mãi


Bia Saigon thường sử dụng nhiều hình thức khuyễn mãi để thu hút khách hàng và tạo sự
tương tác với họ như khuyến mãi giảm giá hoặc cung cấp ưu đãi đặc biệt như mua một
tặng một ngoài ra còn tặng kèm sản phẩm như ly bia, áo thun, nón, nút chai, hoặc các sản
phẩm có thương hiệu liên quan đến bia. Một số chương trình khuyến mãi nổi tiếng như:
- Chương trình “Bật nắp Saì gòn Lager – Lên đời bất ngờ” dành cho 19 tỉnh
thànhvà khu vực Bắc – Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Chương trình “333 – Chung niềm vui lớn – Cào trúng thưởng tại mỗi thùng
bia333”. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 63 tỷ đồng.
- Chương trình “Bật nắp bia chai Saigon Lager năm 2015”
Bia Saigon cũng có những chính sách ưu đãi và mức giá hấp dẫn dành cho các nhà phân
phối của họ.
3.2.5.4 Quan hệ công chúng
Bia Saigon là một trong những thương hiệu bia lâu đời nhất tại Việt Nam. Chính vì thế
những chiến dịch quảng cáo của bia Saigon đều thu hút được một lượng lớn khách hàng
tiềm năng.
Ngày 29/12 và 30/12/2012, Bia Sài Gòn đã tổ chức chương trình “Bia Sài Gòn – tri ân
khách hàng” tại Đắk Lắk, Gia Lai. Với mục đích kết nối với các nhà phân phối và khách
hàng đặc biệt tại 2 tỉnh thành này. Ngoài ra, thu thập thông tin kinh doanh khu vực và tạo
ra các chương trình hỗ trợ thương mại.
Một sự kiện khác được tổ chức tại hội trường 10.03, Buôn Mê Thuột vào ngày 10/11/2012.
Nhằm ủng hộ chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Bia Sài Gòn
đã tổ chức chương trình Ngày hội mang tên “Tôi yêu Bia Sài Gòn” để giao lưu kết nối.
Bên cạnh đó, với khẩu hiệu “Chung sức vì cộng đồng” Bia Sài Gòn đã để lại ấn tượng sâu
sắc trong lòng khách hàng Việt Nam bởi tính thiết thực và nhân văn trong các hoạt động
của Sabeco
Ngày 6/8/2019, Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – NGK Sài Gòn (SABECO) đã chính
thức công bố tái ra mắt thương hiệu Bia Saigon với chiến dịch “Lên Như Rồng”. Đây là
một dấu mốc quan trọng trong lịch sử thương hiệu Bia Saigon, khởi động chochiến lược
làm mới hình ảnh của SABECO, hướng tới sự lạc quan cho tương lai và sẵn sàng đón đầu
những tầm cao mới.

Chiến dịch “Lên Như Rồng”

Ngày 21/8/2019 Bia Saigon vừa khai mạc chuỗi sự kiện về đêm độc đáo mang tên “Đêm
Sài Gòn” đầu tiên tại tp. Hồ Chí Minh nhằm lan tỏa nét đẹp vn hóa đường phố cho giới trẻ,
cũng như tạo nên điểm hẹn vui chơi thú.vị. Ra mắt bộ nhn diệnthương hiệu mới tới cộng
đồng Đoàn diễu hành đường phố với trang phục carnaval độc đáo, hòa theo tiếng nhạc DJ
cùng các biểu ngữ như “Uống như Rồng”, “Lên như Rồng”, “Sống chất như Rồng” khiến
cho không khí Bùi Viện càng trở nên náo nhiệt.

Sự kiện “Đêm Sài Gòn”


Ngoài ra, bia Saigon cũng tổ chức những sự kiện chào mừng ngày Quốc Khánh Việt Nam,
nêu cao tinh thần người Việt.

Sự kiện “Đi lên cùng nhau”

3.2.5.5 Bán hàng cá nhân


Sabeco triển khai hình thức phân phối phủ sóng cả nước, đồng thời sử dụng các hình thức
ưu đãi giảm giá cho người tiêu dùng cũng như nhà phân phối. Từ đó thu hút khách hàng
tương tác với doanh nghiệp cũng như tìm kiếm đối tượng khách hàng mới.
3.2.5.6 Marketing trực tiếp
Hiện nay, Sabeco đã tập trung phát triển các trang mạng xã hội nhằm tiếp cận và thu
hút khách hàng. Bên cạnh đó, Sabeco cũng tích cực xây dựng website chính thức
sabeco.com.vn, đây cũng là nơi Sabeco cập nhật các hoạt động cũng như thông tin
khuyến mãi đến các khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cung cấp số điện thoại
để khách hàng có thể được hỗ trợ kịp thời.
3.2.6 Phân tích chiến lược chiêu thị của bia Huda
3.2.6.1 Phát triển kế hoạch truyền thông Marketing
Xác định đối tượng mục tiêu
Đối tượng chiêu thị mà bia Huda nhắm đến là những người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên,
đặc biệt là những người ở trong khu vực miền Trung Việt Nam. Hiện tại công ty lựa chọn
thị trường miền Trung làm thị trường chính, đồng thời mở rộng ra các thị trường của miền
Bắc và một số tỉnh, thành phố của miền Nam. Tại thị trường chính có một ưu điểm về nhận
thức của dân cư đem lại lợi thế cho Công ty Bia Huế, đó là người dân nơi đây khá là trung
thành, họ ít thay đổi. Hiện tại công ty đã chiếm được thị phần khá là ổn định, do vậy tiếp
tục giữ vững thị trường hiện có và mở rộng ra các thị trường mới. Bên cạnh đó Bia Huda
cũng hướng đến những người thích thưởng thức bia trong các bữa ăn, cuộc họp bạn bè
hoặc các dịp lễ hội. Đối tượng này có thể là những người trưởng thành yêu thích hương vị
đặc biệt của bia Huda và ưa chuộng thực đơn địa phương.
Xác định mục tiêu truyền thông
Bia Huda hướng tới việc duy trì vị trí dẫn đầu trong toàn ngành bia miền Trung, giữ vững
trong top 3 công ty bia Việt Nam và nổ lực xây dựng công ty trở thành công ty bia hàng
đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, bia Huda còn muốn tạo cảm giác thân thiện và gần gũi với
khách hàng thông qua việc sử dụng hình ảnh, câu chuyện và nội dung giao tiếp. Nêu bật
lên phong cách thương hiệu bia của người Miền Trung.
Lựa chọn phương tiện truyền thông
Với sự phát triển của công nghệ trong những năm gần đây, Bia Huda tận dụng khá tốt
những kênh truyền thông qua Internet và chủ yếu là các nền tảng mạng xã hội thu hút
nhiều khách hàng trẻ tuổi như Facebook, Instagram, Youtube và Tiktok.
3.2.6.2 Quảng cáo
Về nội dung quảng cáo
Những quảng cáo của bia Huda thường gắn liền với con người Miền Trung. Quảng cáo tập
trung vào việc thể hiện sự gắn kết của bia Huda với cuộc sống của người Miền Trung, với
hình ảnh đẹp của cảnh quan và con người . Điều này tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách
hàng.

Quảng cáo của bia Huda

Về hình thức quảng cáo


Bia Huda sử dụng phương pháp quảng cáo truyền thống xen kẽ với hiện đại. Bên cạnh việc
dán banner tại các siêu thị, thang máy và tại những ngã tư lớn,… Họ còn sử dụng những
phương tiện truyền thông Internet để đăng tải những video quảng cáo.
Banner của Huda tại ngã tư

Poster của Huda được dán trên xe bus

3.2.6.3 Khuyến mãi


Là một thương hiệu bia có mặt lâu đời tại Việt Nam, bia Huda cũng có rất nhiều chương
trình khuyến mãi dành cho khách hàng của họ.
Chương trình “Bặt nắp Huda, mở tiệc vui ca” bắt đầu từ ngày 15/3/2015 cho tới 30/4/2015
(đối với khu vực Huế và Quảng Trị), và tới 30/5/2015 (đối khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Đà Nẵng đến Daklak)
Chương trình “Bật nắp Huda, mở tiệc vui ca”

Từ ngày 03/06/2022 đến hết ngày 30/09/2022, Huda tổ chức chương trình “Bật nắp Huda,
tận hưởng biển miền Trung” với cơ cấu giải thưởng gồm cúp vàng PNJ, xe máy exciter, và
nhiều phần quà cũng như tiền mặt.

Ngoài ra Huda cũng có những chương trình khuyến mãi cho những dịp lễ tết như “Tết khui
Huda, Tiền lộc về nhà”

Chương trình khuyến mãi dịp tết của Huda


3.2.6.4 Quan hệ công chúng
Miền Trung là một khu vực đặc thù do thường xuyên gặp khó khăn, do đó chiến dịch của
Huda chủ yếu xoay quanh những hoạt động vì lợi ích cộng đồng.
Từ giữa tháng 7 đến tháng 10-2021, Huda đã thực hiện chương trình làm đẹp biển miền
Trung, khuyến khích người dân địa phương chung tay góp phần làm đẹp cảnh biển quê
hương cùng Huda. Với thông điệp "Uống bia vàng, giữ gìn biển bạc", chương trình là sự
tiếp nối những nỗ lực và cam kết của thương hiệu bia Huda trong việc đồng hành cùng sự
phát triển bền vững của mảnh đất miền Trung, đồng thời tôn vinh nét đẹp thiên nhiên và
những giá trị của cộng đồng tại địa phương.

Hoạt động làm sạch bãi biển

Chương trình CSR dài hạn "Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương" vào năm
2021
Hoạt động trao tặng quà Tết tại 9 tỉnh miền Trung, bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi
nhân dịp tết Nhâm Dần 2022

Hoạt động trao quà tết yêu thương


Ngoài ra, Huda cũng có những hoạt động lễ hội, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tháng 12/2022, Huda tổ chức sự kiện “Huda Carnival” và lễ hội Huda “Tết lớn bất ngờ”
tại Đà Nẵng, Quảng Trị, Nghệ An và Hà Tĩnh

Chuỗi sự kiện chào đón năm mới của Huda

Tháng 07/2023, sự kiện "Huda Beach Carnival 2023" với chủ đề "Bật Huda - Bung sắc
màu lễ hội biển" đã bắt đầu diễn ra tại Đà Nẵng

Event “Huda Beach Carnival 2023”


3.2.6.5 Bán hàng cá nhân
Hiện nay, bia Huda mới chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực Miền Trung và đang cố gắng
phát triển ra những khu vực khác.
3.2.6.6 Marketing trực tiếp
Lựa chọn các nền tảng mạng xã hội là kênh truyền thông chủ yếu của mình, Carlsberg luôn
nỗ lực xây dựng trang Facebook để làm hài lòng hơn nữa các khách hàng của mình. Bên
cạnh đó, Carlsberg cũng xây dựng trang website chính thức với mong muốn cung cấp đầy
đủ thông tin về các sản phẩm đến khách hàng. Qua đó, giúp khác hàng tìm được nguồn
thông tin chính thức, uy tín và rõ ràng, giúp hạn chế tình trạng băn khoăn trước nhiều
nguồn thông tin khác nhau.
3.3 So sánh chiến lược chiêu thị của bia Heineken, bia Saigon và bia Huda
3.3.1 Về quảng cáo
Về nội dung quảng cáo
Có thể nói, nội dung quảng cáo của cả ba thương hiệu đều xoay quanh đến hương vị đặc
trưng và chất lượng lượng của các sản phẩm. Bên cạnh đó, các nhãn hàng cũng dành sự
quan tâm đặc biệt đến các vấn đề về môi trường và cộng đồng
Về hình thức quảng cáo
Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện tại, cả ba nhãn hàng đều lựa chọn
quảng cáo thông qua các bài viết, hình ảnh và video đăng tải trên các trang mạng xã hội
bởi đây là nơi họ dễ dàng tiếp cận và tương tác với các khách hàng mục tiêu cũng như nắm
bắt kịp thời các thông tin phản hồi để có hướng đi thích hợp.
3.3.2 Về khuyến mãi
Các chương trình khuyến mãi của bia Huda và bia Saigon diễn ra với tần suất thường
xuyên hơn so với Heineken. Tuy nhiên, do tệp khách hàng mục tiêu của Heineken khác
biệt so với hai nhà còn lại, họ lại dần thể hiện được đẳng cấp thương hiệu và bỏ xa so với
các đối thủ cạnh tranh khác.
3.3.3 Về quan hệ công chúng
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt rất lớn giữa ba thương hiệu đối với các sự
kiện quan hệ công chúng. Trong khi bia Huda và bia Saigon nổi bật với số lượng dự án
cộng đồng thì Heineken lại được đánh giá là hiện đại hóa, theo kịp xu thế hiện đại. Từ
những dự án cộng đồng của cả 3 doanh nghiệp, chúng ta có thể dễ dàng đánh giá được
mức độ phổ biến của họ. Heineken là doanh nghiệp nước ngoài đi vào thị trường Việt
Nam, do đó những hoạt động của Heineken luôn mang theo xu hướng của thế giới.
3.3.4 Về bán hàng cá nhân
Ở thời điểm hiện tại, bia Heineken và bia Saigon chiếm lĩnh thị phần khu vực Miền Nam
và Miền Bắc trong khi bia Huda chiếm lĩnh thị phần khu vực Miền Trung. Cả 3 đều đang
trong quá trình phát triển thương hiệu và mong muốn dẫn đầu thị phần cả nước. Tuy nhiên,
về đánh giá khách quan, Heineken vẫn vượt trội hơn so với 2 doanh nghiệp còn lại.
3.3.5 Về Marketing trực tiếp
Cả ba thương hiệu đều tận dụng các nguồn thông tin kỹ thuật số, các trang mạng xã hội để
quảng bá sản phẩm trực tiếp đến khách hàng của mình. So số lượt thích trang Facebook
giữa Heineken và 2 doanh nghiệp còn lại thì Heineken hoàn toàn vượt trội hơn. Điều này
cho thấy Heineken đã tận dụng tốt nguồn thông tin kĩ thuật số như thế nào.
Bên cạnh đó, cả ba thương hiệu cũng nỗ lực xây dựng trang website chính thức nhằm cung
cấp đầy đủ thông tin cần thiết đến khách hàng. Chưa dừng lại ở đó, Heineken còn thành
công cho ra mắt ứng dụng của riêng mình, giúp tối đa hóa sự tương tác giữa khách hàng và
thương hiệu.
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược chiêu thị của bia Heineken,
bia Saigon và bia Huda
4.1 Đánh giá chiến lược chiêu thị của bia Heineken, bia Saigon và bia Huda
4.1.1 Về chiến lược chiêu thị của bia Heineken
Những ưu điểm
Sự thành công của Heineken được thể hiện rộng khắp trên toàn thế giới, không chỉ thông
qua sự nhận diện thương hiệu mà còn được thấy qua sự thích thú của hàng triệu khán giả
ưa thích những quảng cáo độc đáo của Heineken. Khi nhắc tới Heineken, câu nói quen
thuộc mà Heineken đã tạo ra dấu ấn với khách hàng là: “Heineken không chỉ là bia,
Heineken còn là niềm đam mê, sự sảng khoái và những khoảnh khắc đáng nhớ”. Để đạt
được hiệu quả trên, cho thấy các chiến dịch quảng cáo của Heineken rất thành công và
hiệu quả. Với những quảng cáo vui nhộn mà ý nghĩa, một số cũng gây tranh cãi như chiến
dịch “Open Your World”, “Know the signs”, …
Những nhược điểm
Quảng cáo của bia Heineken chưa có tính toàn cầu hóa, trên thị trường Việt Nam,
Heineken chưa có quảng cáo khác biệt dành riêng cho thị trường này. Điều này ảnh hưởng
tới việc mở rộng thị trường của Heineken đến những vùng khác, nơi mà thói quen tiêu
dùng khó thay đổi hơn những thành phố lớn. Nhiều thương hiệu lớn như Coca Cola,
Pepsi… khi vào thị trường Việt Nam đều có những quảng cáo gần gũi với cuộc sống người
Việt nên nó dễ dàng được chấp nhận rộng rãi. Bên cạnh đó việc tài trợ cho các giải thể
thao cao cấp như quần vợt, xe đua F1,… chưa phổ biến tại Việt Nam cũng là nhược điểm
cần khắc phục của doanh nghiệp. Heineken có thể mở rộng hơn các hoạt động tài trợ thể
thao của mình, như xem xét đến tài trợ bóng đá, thậm chí quan tâm hơn nữa đến các hoạt
động thể thao mang tính chất cộng đồng
4.1.2 Về chiến lược chiêu thị của bia Saigon
Những ưu điểm
Sabeco, với chiến lược chiêu thị tinh tế và hiệu quả, đã đạt được nhiều ưu điểm đáng kể
trong ngành công nghiệp đồ uống. Sự hiện diện mạnh mẽ và lâu đời tại thị trường nội địa
đã giúp Sabeco xây dựng lòng tin và nhận diện thương hiệu vững chắc từ phía khách hàng.
Khả năng cung cấp đa dạng sản phẩm bia từ bình dân đến cao cấp đã giúp thương hiệu này
phù hợp với nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau, tạo ra sự linh hoạt và đáp ứng đa dạng
nhu cầu của thị trường. Chiến lược hợp tác và tài trợ sự kiện đã tạo cơ hội gắn kết mạnh
mẽ với khách hàng thông qua các hoạt động thể thao, văn hóa và xã hội quan trọng. Bên
cạnh đó, những chiến dịch quảng cáo sáng tạo và độc đáo thường nhấn mạnh vào giá trị
văn hóa và truyền thống Việt Nam, gắn kết thương hiệu với lòng tự hào quốc gia.
Những nhược điểm
Một trong những thách thức chính mà thương hiệu đang phải đối mặt là cạnh tranh khốc
liệt trong ngành công nghiệp bia. Sự hiện diện của nhiều thương hiệu bia nội địa và quốc tế
đang tạo ra một môi trường cạnh tranh đầy thách thức, khiến việc duy trì thị phần và tăng
trưởng trở nên khó khăn hơn. Hạn chế trong việc thúc đẩy giá trị thương hiệu cũng có thể
tạo ra nhược điểm. Đôi khi, một số sản phẩm bia của Sabeco có thể bị xem thường là sản
phẩm bình dân, gây khó khăn trong việc tạo ra sự thấu hiểu và đánh giá cao từ phía khách
hàng về giá trị thương hiệu. Ngoài ra, thách thức về việc thích nghi với sự thay đổi trong
thói quen tiêu dùng cũng có thể gây ra sự bất ổn trong chiến lược. Người tiêu dùng đang
chuyển dịch từ việc quan tâm đến số lượng tới chất lượng và trải nghiệm, điều này đòi hỏi
Sabeco phải điều chỉnh và thích nghi để đáp ứng yêu cầu này.
4.1.3 Về chiến lược chiêu thị của bia Huda
Những ưu điểm
Bia Huda đã khéo léo xây dựng chiến lược chiêu thị với những ưu điểm đặc trưng, đặc
biệt tập trung vào thị trường Đà Nẵng và Miền Trung. Sự tập trung này đã giúp thương
hiệu xây dựng được một vị thế vững chắc và gắn kết sâu sắc với cộng đồng và người dân
địa phương. Không chỉ dừng lại ở đó, Bia Huda còn kết hợp một cách tinh tế với văn hóa
và truyền thống địa phương, thể hiện cam kết với nguồn gốc và giá trị địa phương. Chất
lượng sản phẩm luôn đặt ở vị trí hàng đầu trong chiến lược của Bia Huda. Sự tập trung
vào việc cung cấp bia chất lượng, tươi mát và hương vị tốt đã giúp thương hiệu xây dựng
lòng tin từ phía khách hàng. Đồng thời, việc phát triển nhiều dòng sản phẩm khác nhau
như Huda Gold, Huda Export, Huda Special và Huda Ice cũng thể hiện sự đa dạng và phù
hợp với nhiều đối tượng tiêu dùng. Chiến dịch quảng cáo của Bia Huda không chỉ sáng
tạo mà còn tạo sự kết nối tốt với khách hàng thông qua việc nhấn mạnh giá trị địa phương
và tương tác gần gũi. Cam kết của thương hiệu với cộng đồng và môi trường cũng tạo
thêm sự tin tưởng và động viên từ phía khách hàng.
Những nhược điểm
Sự tập trung chủ yếu vào thị trường Đà Nẵng và Miền Trung có thể tạo ra hạn chế trong
việc mở rộng thị trường và định vị thương hiệu trên quy mô lớn hơn. Khả năng thích nghi
với thay đổi thị trường cũng là một thách thức, khi sở thích và thói quen tiêu dùng của
khách hàng có thể biến đổi nhanh chóng. Bia Huda cũng phải đối mặt với cạnh tranh
khốc liệt từ các thương hiệu bia khác trong ngành đồ uống. Để duy trì và tăng trưởng,
thương hiệu phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và phải tìm cách định vị
riêng mình trong lòng khách hàng để nổi bật. Một khía cạnh khác cần cân nhắc là việc
phụ thuộc lớn vào vị trí địa lý, có thể khiến thương hiệu dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố địa phương như thời tiết, sự thay đổi trong sở thích của khách hàng địa phương và
các vấn đề liên quan đến vị trí kinh doanh. Để đối phó với các thách thức này, Bia Huda
cần cân nhắc và điều chỉnh chiến lược một cách linh hoạt. Việc tăng cường chiến dịch
quảng cáo và xây dựng một hình ảnh thương hiệu sâu sắc hơn trong tâm trí khách hàng là
cần thiết. Hơn nữa, việc thích nghi nhanh chóng với sự biến đổi trong thị trường đồ uống
và khả năng mở rộng ra thị trường quốc tế cũng là những điểm cần xem xét trong việc tối
ưu hóa chiến lược chiêu thị của Bia Huda.
4.2 Đề xuất giải pháp cho các hoạt động chiêu thị của bia Heineken, bia Saigon và bia
Huda
4.2.1 Giải pháp cho các hoạt động chiêu thị của bia Heineken
4.2.1.1 Quảng cáo
Heineken cần có sự đầu tư cho các hình ảnh quảng cáo sản phẩm mang tính hòa nhập với
mỗi thị trường và đẩy mạnh thực hiện nhiều TVC quảng cáo hơn nữa nhằm mục đích tạo
cảm giác chân thật và mới mẻ cho khách hàng khi xem các quảng cáo của nhãn hàng. Bên
cạnh việc sử dụng hình ảnh của những nhân vật nổi tiếng trên thế giới, Heineken có thể
hợp tác với một số người nổi tiếng tại Việt Nam, đó có thể là các ca sĩ, diễn viên hoặc các
KOLs, influencer trẻ tuổi hoặc sử dụng những địa điểm tại Việt Nam để đưa vào quảng
cáo. Khi đó, các ấn phẩm quảng cáo của nhãn hàng có thể tăng mức độ thu hút và gây sự
chú ý lớn đến các bạn trẻ cũng như giúp cho thương hiệu Heineken trở nên gần gũi hơn
trong mắt công chúng tại Việt Nam. Ngoài ra, Heineken có thể tăng độ phủ sóng cho các
quảng cáo của mình bằng những poster, banner,… trên đường phố hoặc trong những trung
tâm thương mại lớn để tác động vào vô thức của khách hàng nhiều hơn
4.2.1.2 Khuyến mãi
Các chương trình khuyến mãi của Heineken hiện nay đang được tổ chức khá ít. Nhãn hàng
hầu như chỉ tập trung tổ chức các đợt khuyến mãi dành cho nhà phân phối chứ chưa có
nhiều khuyến mãi đối với khách hàng cá nhân. Nhãn hàng có thể tổ chức một số chương
trình khuyến mãi dành riêng cho các khách hàng mới nhằm gây ấn tượng tốt trong mắt họ
cũng như để thu hút sự chú ý của những khách hàng tiềm năng.
4.2.1.3 Quan hệ công chúng
Là một thương hiệu quốc tế, Heineken đã có nhiều sự kiện và hoạt động xã hội gây tiếng
vang lớn. Ảnh hưởng của dịch COVID – 19 đã khiến cho Heineken hạn chế tổ chức các sự
kiện và hoạt động xã hội. Tuy nhiên, nhãn hàng có thể cân nhắc việc tổ chức các sự kiện
thông qua hình thức trực tuyến trong thời gian này để duy trì phần nào mức độ nhận diện
của Heineken trong mắt công chúng. Đối với một số hoạt động xã hội, Heineken có thể tổ
chức các chương trình quyên góp hoặc trích từ số tiền trong mỗi hóa đơn thanh toán của
khách hàng để đóng góp cho các tổ chức bảo vệ môi trường và thiên nhiên hoang dã uy tín.
4.2.1.4 Bán hàng cá nhân
Có thể nói, các hoạt động tại hệ thống cửa hàng của Heineken đang được duy trì rất tốt. Do
đó, Heineken cần duy trì và phát huy điểm mạnh này. Ngoài ra, nhãn hàng có thể tăng
cường các chương trình giảm giá cũng như các hoạt động dùng thử sản phẩm mới.
4.2.1.5 Marketing trực tiếp
Heineken cần đẩy mạnh hơn nữa việc quảng bá và phát triển các tính năng trên ứng dụng
của họ để khách hàng có thể biết đến nhiều hơn. Ngoài ra, Heineken cũng có thể thông
báo các chương trình, sự kiện đến khách hàng thông qua ứng dụng này để họ có thể cập
nhật một cách nhanh chóng và tiện lợi. Bên cạnh đó, với dữ liệu của các khách hàng thân
thiết hiện tại, Heineken có thể áp dụng hình thức gửi email thông báo về các dịp khuyến
mãi hoặc những sản phẩm mới
4.2.2 Giải pháp cho các hoạt động chiêu thị của bia Saigon
4.2.2.1 Quảng cáo
Sabeco cần có sự sáng tạo và thay đổi linh hoạt trong việc thực hiện các hình ảnh quảng
cáo sản phẩm để đem lại cảm giác mới mẻ và thích thú cho khách hàng. Nhãn hàng có thể
hợp tác cùng một số người mẫu ảnh hoặc những nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng rapper
Việt Nam để xuất hiện trong các ấn phẩm quảng cáo của mình nhằm tăng cường hiệu ứng
lan tỏa đến nhiều khách hàng tiềm năng. Sabeco cũng cần đẩy mạnh thực hiện các TVC,
video ngắn nhằm tạo thêm sự sinh động và bắt mắt cho các quảng cáo sản phẩm. Ngoài ra,
nhãn hàng nên tăng cường sử dụng các phương tiện quảng cáo trực tiếp song song với việc
duy trì quảng cáo trên Internet.
4.2.2.2 Khuyến mãi
Đối với thị trường bia tại Việt Nam hiện nay, Sabeco cần gia tăng tần suất các chương trình
khuyến mãi trong năm. Đồng thời, nhãn hàng có thể tổ chức các chương trình khuyến mãi
trong những dịp lễ đặc biệt ở Việt Nam như ngày Phụ nữ Việt Nam, ngày giỗ tổ Hùng
Vương,… để khuyến khích khách hàng lựa chọn sản phẩm của Sabeco. Cùng với đó, các
hoạt động cộng đồng cũng cần được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng hơn so với các
hình thức mà nhãn hàng đang làm hiện tại
4.2.2.3 Quan hệ công chúng
Các hoạt động xã hội, chương trình và sự kiện công chúng đã và đang được Sabeco tổ
chức và thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, các hoạt động xã hội vẫn chưa gây được tiếng vang
lớn trong mắt công chúng tại Việt Nam. Sabeco có thể tổ chức các hoạt động xã hội trong
thời gian diễn ra những ngày lễ, ngày kỷ niệm đặc biệt. Chẳng hạn như nhãn hàng có thể tổ
chức các hoạt động xã hội liên quan đến phụ nữ trong khoảng thời gian các ngày lễ như
ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) hoặc Ngày của mẹ,… hay
những dịp nghỉ lễ lớn như giỗ tổ Hùng Vương, ngày quốc tế lao động,…. Ngoài ra, nhãn
hàng cũng có thể kết hợp các công cụ quảng cáo, khuyến mãi để các hoạt động quan hệ
công chúng tăng thêm sự thu hút và chú ý của khách hàng cũng như giới truyền thông
4.2.2.4 Bán hàng cá nhân
Dễ dàng nhận thấy, với số lượng nhà phân phối của nhãn hàng Sabeco hiện tại, nhãn hàng
đã áp dụng hình thức bán hàng cá nhân rất tốt. Tuy nhiên, với tham vọng vươn tầm quốc tế
và trở thành thương hiệu bia số 1 của người Việt, Sabeco cần phải cố gắng mở rộng phạm
vi phân phối. Nhãn hàng có thể tạo ra nhiều chương trình khuyến mãi đặc biệt đối với các
nhà phân phối của mình.
4.2.2.5 Marketing trực tiếp
Sabeco cần đẩy mạnh quảng bá trang website mua hàng thông qua các bài quảng cáo hoặc
các chương trình khuyến mãi để khách hàng biết đến website một cách rộng rãi. Ngoài ra,
việc tăng tương tác trên các phương tiện mạng xã hội cũng vô cùng quan trọng. Hiện nay,
số lượng lượt follow và biết đến fanpage của Sabeco vô cùng ít, chính vì thế nhãn hàng có
thể tổ chức những event online trên fanpage của mình để thu hút thêm khách hàng.
4.2.3 Giải pháp cho các hoạt động chiêu thị của bia Huda
4.2.3.1Quảng cáo
Các hình ảnh quảng cáo của Huda khá đa dạng và luôn được thay đổi sáng tạo, tuy nhiên,
TVC hay video quảng cáo của Huda hầu hết đều tập ở Miền Trung. Do đó, nhãn hàng cần
triển khai thực hiện các TVC quảng cáo với những hình ảnh từ khắp nơi trên đất nước Việt
Nam. Ngoài ra, bên cạnh việc triển khai quảng cáo trên các phương tiện trực tuyến, Huda
cũng nên đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng như
chiếu TVC quảng cáo trên sóng truyền hình hay đặt các banner, poster quảng cáo tại nhiều
tuyến đường hay trung tâm thương mại lớn. Điều này sẽ giúp một thương hiệu Việt như
Huda tăng thêm sự uy tín trong mắt khách hàng
4.2.3.2 Khuyến mãi
Các chương trình khuyến mãi hiện nay của Huda diễn ra khá nhiều quanh năm với đủ
quy mô lớn, nhỏ. Tuy nhiên, Huda cần cân nhắc tổ chức số lượng các chương trình
khuyến mãi sao cho hợp lý, hạn chế các chương trình kém hấp dẫn, ngắn hạn mà thay vào
đó nên tập trung đầu tư cho các chương trình với nội dung hấp dẫn hơn và có thời hạn dài
hơn. Bởi lẽ, việc khuyến mãi quá thường xuyên như hiện tại có thể tác động lên tâm lý
của khách hàng và sự uy tín của thương hiệu và đây có thể là mối đe dọa lớn đối với một
thương hiệu thuần Việt như Huda
4.2.3.3 Quan hệ công chúng
Để xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt đẹp trong mắt công chúng, Huda cần đầu tư cho các
hoạt động xã hội, chương trình và các sự kiện công chúng hơn nữa. Là một thương hiệu
lâu đời tại Việt Nam, Huda cần tổ chức các hoạt động xã hội hay sự kiện có quy mô lớn. Đi
kèm với những thông điệp quảng cáo, Huda cần có những hành động cụ thể để chứng minh
sự nỗ lực của họ và gây ấn tượng tốt trong mắt công chúng.
4.2.3.4 Bán hàng cá nhân
Hiện tại, Huda hầu như chỉ có mặt tại Miền Trung. Do đó, nếu muốn cạnh tranh với
những ông lớn như Heineken, Sabeco thì Huda cần phải phát triển số lượng nhà phân
phối phủ sóng cả nước.
4.2.3.5 Marketing trực tiếp
Huda cần tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động trên trang Facebook và
Instagram. Ngoài ra, Huda nên tạo trang Youtube và Tiktok chính thức nhằm tăng mức độ
phủ sóng và tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng. Website hiện tại của Huda vẫn chưa
có nhiều thông tin về các chương trình khuyến mãi cũng như cập nhật các hoạt động của
nhãn hàng. Chính vì vậy mà Huda cần đầu tư xây dựng trang website với đầy đủ thông
tin kèm theo phát triển tính năng mua hàng trực tuyến trên website và cũng không quên
quảng bá tới các khách hàng của mình.
Chương 5: Kết luận
Hoạt động chiêu thị là hoạt động vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong chiến lược
Marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nắm bắt được điều đó, ba thương hiệu bia
Heineken, bia Saigon và bia Huda đã không ngừng phát triển và đẩy mạnh thực hiện các
hoạt động chiêu thị nhằm đạt được hiệu quả truyền thông như mong muốn cũng như gây
ấn tượng tốt trong mắt khách hàng. Có thể nói, cả ba thương hiệu đã đạt được những thành
công nhất định với các chiến dịch truyền thông của mình và vẫn đang nỗ lực từng ngày
nhằm tăng khả năng cạnh tranh giữa thị trường ngành bia tại Việt Nam hiện nay.
Với Heineken, một thương hiệu bia quốc tế với phân khúc khách hàng cao cấp, đã để lại
dấu ấn trong mắt nhiều khách hàng Việt Nam. Khi có những buổi tụ họp ăn uống, nhiều
bạn trẻ nghĩ ngay đến những sản phẩm của Heineken. Có thể nói, đó là một trong những
thành tựu to lớn mà nhãn hàng này đã đạt nhờ áp dụng khéo léo chiến lược Marketing nói
chung cũng như chiến lược chiêu thị nói riêng. Một thương hiệu khác được mệnh danh là
“Bia của người Việt” – Sabeco (bia Saigon) cũng không hề kém cạnh. Việc nhãn hàng này
chiếm lĩnh 40% thị phần ngành bia tại thị trường Việt Nam chính là minh chứng rõ nét
nhất cho sự phát triển của nhãn hàng này. Đồng thời, các chiến dịch truyền thông của
Sabeco ngày càng trở nên gần gũi hơn với các bạn trẻ Việt Nam. Và có lẽ thành công lớn
nhất mà Sabeco đạt được chính là nâng cao nhận thức và mối quan tâm của các bạn trẻ về
những vấn đề trong xã hội khi thực hiện các chiến dịch truyền thông của mình. Còn đối với
Huda, tuy là một thương hiệu lâu đời nhưng Huda vẫn gặp phải nhiều khó khăn khi người
tiêu dùng không biết nhiều về thương hiệu này, thế nhưng Huda đã đạt được những thành
tựu nhất định khi trong thời gian ngắn đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều bạn trẻ. Với
những hoạt động truyền thông của mình, Huda đã tạo dựng uy tín trong lòng khách hàng
và được nhiều người lựa chọn sử dụng trong suốt thời gian qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, hoạt động chiêu thị của cả ba thương hiệu vẫn
còn tồn tại một số mặt hạn chế. Do đó, người viết đã chỉ ra và đưa ra một số giải pháp dựa
trên kiến thức và quan điểm cá nhân với mong muốn giúp cả ba nhãn hàng có thể hoàn
thiện các chiến lược chiêu thị để có thể đạt được hiệu quả truyền thông như mong đợi và
nâng cao sức cạnh tranh giữa thị trường khốc liệt như hiện nay. Riêng với Huda, mặc dù
vẫn còn khuyết điểm và chưa thể áp dụng hết các công cụ truyền thông nhưng có thể thấy
thương hiệu đã và đang cố gắng nỗ lực hết mình nâng cao vị thế của một thương hiệu bia
Việt. Khi đặt lên bàn cân so sánh, tuy vẫn còn sự chênh lệch so với hai thương hiệu còn lại
nhưng khoảng cách vẫn không phải là quá xa. Tin rằng với sự cố gắng và phát huy tốt
những điều mà Huda đang làm hiện tại cũng như có sự đầu tư nghiêm túc thì một ngày
không xa, Huda sẽ có chỗ đứng vững vàng trong thị trường bia Việt Nam và đứng ngang
với vị trí của hai thương hiệu còn lại.
Tài Liệu Tham Khảo
1. https://viracresearch.com/tong-quan-co-hoi-cua-nganh-bia-viet-nam-nam-2023/
2. https://123docz.net/document/5217771-nghien-cuu-va-phan-tich-thi-truong-bia-va-chien-
luoc-marketing-san-pham.htm
3. https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/bia-sai-gon-thuong-hieu-viet-hang-dau-
cua-nguoi-viet-1165817
4. https://brademar.com/khach-hang-muc-tieu-cua-heineken/
5. https://www.academia.edu/39227270/HEINEKEN#:~:text=3%20%C4%90%E1%BB%90I
%20TH%E1%BB%A6%20C%E1%BA%A0NH%20TRANH,bia%20S%C3%A0i%20G
%C3%B2n%20xanh%2C%20bia
6. https://vneconomy.vn/heineken-co-vu-uong-co-chung-muc.htm
7. https://heineken-vietnam.com.vn/tin-tuc-su-kien/thong-cao-bao-chi/su-kien-am-nhac-
heineken-green-room.html
8. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/bia-sai--gon--va-cau-chuyen-xay-dung--thuong-hieu--
va-cac-nhan-hieu-50575.htm
9. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-fpt/intergrated-marketing-
comunication/chien-luoc-truyen-thong-cua-sabeco/47598252
10. https://nld.com.vn/ban-doc/nhung-hoat-dong-y-nghia-vi-cong-dong-cua-huda-
20220210150759104.htm
11. https://carlsbergvietnam.vn/
12. https://www.scribd.com/document/536056096/PHAN-TICH-CHI%E1%BA%BEN-L
%C6%AF%E1%BB%A2C-MARKETING-QU%E1%BB%90C-T%E1%BA%BE-C
%E1%BB%A6A-BIA-HEINEKEN-T%E1%BA%A0I-TH%E1%BB%8A-TR%C6%AF
%E1%BB%9CNG-VI%E1%BB%86T-NAM
13. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thuong-mai/tieng-anh/chuong-3-
danh-gia-chien-luoc-thuong-hieu-cua-heineken/18733363
14.

You might also like