You are on page 1of 4

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

- Nguyễn Dữ -
THÔNG TIN CHUNG
1. Tác giả: Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê Hải Dương, sống ở thế kỉ XVI. Là người học rộng tài
cao, nhân cách cao thượng. Ông ra làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: trích trong Truyền kì mạn lục (tác phẩm viết bằng chữ Hán, sáng tác khoảng đầu thế kỉ XVI gồm 20
truyện, nội dung ghi chép tản mạn những câu chuyện kì lạ được lưu truyền).
+ CNCGNX là thiên thứ 16 trong “Truyền kì mạn lục”, có nguồn gốc từ câu chuyện dân gian “Vợ chàng Trương”.
- Thể loại: Truyện truyền kì - loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc ở Trung Quốc, mô phỏng cốt truyện dân gian hoặc
dã sử, có yếu tố kì ảo, hoang đường.
NHÂN VẬT VŨ NƯƠNG
VẺ ĐẸP CỦA VŨ NƯƠNG – NGƯỜI PHỤ NỮ TOÀN VẸN, ĐẸP NGƯỜI, ĐẸP NẾT
- Vũ Nương được giới thiệu là người phụ nữ có “tư dung tốt đẹp”, “tính tình thùy mị nết na”
- Đức hạnh là nét đẹp nổi bật nhất của nàng, được bộc lộ qua các mối quan hệ của nàng với mọi người và với
chính bản thân nàng.
1. TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHỒNG: Người phụ nữ đức hạnh, thủy chung, tình nghĩa với chồng.
- Khi mới về làm dâu, nàng “giữ gìn khuôn phép”, không để gia đình thất hòa.
- KHI TIỄN CHỒNG RA TRẬN: Nàng dặn chồng những lời thiết tha, tình nghĩa (phân tích lời tiễn dặn).
+ Nàng không mong chồng ra trận để được “ấn phong hầu”, “mặc áo gấm”, coi trọng sự bình yên của chồng hơn
mọi vinh hoa phú quý, công danh.
+ nàng lo lắng, cảm thông với những vất vả, gian nan của chồng nơi chiến trận (“e việc quân khó liệu, thế giặc
khôn lường”)
+ Bày tỏ sự khắc khoải, nhớ thương (“nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ
bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú”).
- TRONG NHỮNG NGÀY CHỒNG ĐI LÍNH: Nàng gìn giữ phẩm tiết, thủy chung với chồng, đảm đang, chu đáo.
+ ngày ngày đợi chờ, ngóng trông, nỗi nhớ thương trải dài qua năm tháng (“mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn,
mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”).
+ Thủy chung, một lòng một dạ chờ chồng (“cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”), không màng đến chuyện trai gái
(“tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”).
+ Đảm đang, quán xuyến mọi việc nhà chồng. Làm tròn chữ hiếu với mẹ chồng. Một mình sinh nở, thương yêu,
nuôi nấng con trai.
- KHI BỊ CHỒNG NGHI OAN, HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH CÓ NGUY CƠ TAN VỠ: Nàng ra sức cứu vãn, hàn gắn
+ Nàng hết sức phân trần để chồng hiểu tấm lòng trinh bạch của mình:
 Một mực khẳng định tấm lòng thủy chung, tiết hạnh: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”
 Đau đớn và thất vọng vì tình nghĩa vợ chồng nay đã tan vỡ (“bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong
ao, liễu tàn trước gió”), “thú vui nghi gia nghi thất” - khát khao của cả đời nàng – đã không còn nữa.
 VN không được biết lí do nỗi oan khuất, không được thanh minh bởi chồng ghen tuông mù quáng.
+ Vũ Nương tuyệt vọng mượn dòng nước bến Hoàng Giang để cất lên lời than thống thiết với trời đất, xin
được rửa mối oan khiên. Cuối cùng, nàng trẫm mình xuống bến Hoàng Giang tự vẫn để chứng minh sự trong
sạch.
- KHI SỐNG Ở CHỐN LÀNG MÂY CUNG NƯỚC:
 Nàng không nguôi nhớ về chồng con. Ứa nước mắt xót thương khi nghe nhắc đến chồng con.
 Tìm cách trở về gặp lại chồng, gửi Phan Lang chiếc hoa vàng để làm tin cho Trương Sinh.
- KHI TRỞ VỀ TRONG PHÚT CHỐC: không oán trách mà bao dung, tha thứ cho TS, nói lời đa tạ với TS.
2. TRONG MQH VỚI MẸ CHỒNG: Người con dâu hiếu thảo.
- Thay chồng phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo.
- Khi mẹ chồng đau ốm, nàng thuốc thang lễ bái thần phật và hết lời khuyên lơn.
- Khi bà mất, nàng hết lời thương xót, lo ma chay chu toàn
- Lời của người mẹ chồng trước khi mất (“Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”) là sự
ghi nhận lòng hiếu thảo, công lao phụng dưỡng của VN.
3. TRONG MQH VỚI CON TRAI: Người mẹ hiền yêu thương con.
+ Vắng chồng, nàng một mình sinh con, nuôi dạy con khôn lớn.
+ Muốn bù đắp cho con sự thiếu vắng hơi ấm tình cha, nàng chỉ cái bóng mình trên vách nói đó là cha của con.
=> Kết luận: Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết, đức hạnh bao dung, một người vợ thủy
chung, tình nghĩa, một người con dâu hiếu thảo, một người mẹ cao cả, yêu thương con. Nàng hội tụ tất cả
những vẻ đẹp lí tưởng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nàng xứng đáng được hưởng niềm hạnh
phúc gia đình trọn vẹn, thế nhưng cuộc đời nàng lại quá đỗi bi kịch, ước mơ bình dị cũng không thể đạt đến.
4. TRONG MQH VỚI CHÍNH NÀNG: Con người giàu lòng tự trọng, phẩm giá cao đẹp.
- Sẵn sàng lựa chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch, bảo toàn danh dự. Việc trẫm mình xuống bến HG tự
vẫn không phải một hành động bột phát, dại dột mà là hành động quyết liệt để bảo vệ phẩm giá.
- Khi sống ở chốn làng mây cung nước, vẫn khát khao được trở về phục hồi danh dự.
5. TRONG MQH VỚI QUÊ HƯƠNG: Con người nặng tình nặng nghĩa
Dù sống ở chốn làng mây cung nước vẫn không nguôi nhớ về quê cũ, nặng lòng với người thân, quê hương,
luôn canh cánh khát khao đoàn tụ. Nghe Phan Lang kể chuyện gia đình, nàng ứa nước mắt, hứa sẽ tìm về có
ngày.
6. TRONG MQH VỚI LINH PHI: trọng tình nghĩa, nhớ ơn cứu mạng của Linh Phi, “thề sống chết cũng không bỏ”.

SỐ PHẬN BI KỊCH CỦA VŨ NƯƠNG


Dù hội tụ đầy đủ những phẩm chất lí tưởng của người phụ nữ thời phong kiến nhưng cuộc đời của Vũ Nương lại
quá đỗi bi kịch, hạnh phúc không mỉm cười với nàng.
- KHI MỚI VỀ NHÀ CHỒNG: Nỗi bất hạnh đầu tiên của VN bắt đầu từ khi nàng bước vào một cuộc hôn nhân
không bình đẳng. Nhưng lấy chồng chưa được bao lâu thì nàng đã phải chịu cảnh chia li vì chồng phải đi lính.
- TRONG THỜI GIAN CHỒNG ĐI LÍNH:
+ Phải gánh vác trọng trách gia đình; thay chồng phụng dưỡng mẹ già, chăm sóc con thơ.
+ Phải sống trong nỗi nhớ chồng triền miên theo năm tháng, nỗi cô đơn vò võ giữa tuổi thanh xuân.
- KHI CHỒNG TRỞ VỀ: Bi kịch lên đến đỉnh điểm với nỗi oan khôn rửa và cái chết oan khiên.
 Bị nghi ngờ là thất tiết; dù hết sức thanh minh, phân trần nhưng vô ích.
 Gia đình tan vỡ, “thú vui nghi gia nghi thất” không còn; bản thân phải tìm đến cái chết.
Nguyên nhân dẫn đến nỗi oan và cái chết của VN:
+ Trực tiếp: Do cái bóng oan khiên, do lời nói ngây thơ của bé Đản và thói ghen tuông hồ đồ của Trương Sinh. Chi
tiết cái bóng xuất phát từ tình yêu thương của VN cho chồng con, cuối cùng lại thành nguyên nhân cho bi kịch. (*)
+ Gián tiếp: Do tư tưởng nam quyền, lễ giáo hà khắc của xã hội phong kiến ràng buộc người phụ nữ, không cho
họ cất lên tiếng nói của mình; xã hội ấy dung túng cho sự gia trưởng của người đàn ông, coi rẻ phụ nữ.
+ Sâu xa: Chiến tranh phong kiến khiến vợ chồng, con cái phải li tán.
(*) Lưu ý: khi gặp câu hỏi về nguyên nhân dẫn đến nỗi oan và cái chết của VN, cần kết hợp phân tích chi tiết cái
bóng (được nêu ở phần đặc sắc nghệ thuật phía dưới).
- KHI SỐNG Ở CHỐN LÀNG MÂY CUNG NƯỚC: Bi kịch vẫn đeo bám Vũ Nương.
+ Ở dưới thủy cung, VN vẫn nặng lòng với gia đình, quê hương; vẫn đau đáu nỗi oan chưa được giải.
+ Cuối truyện, VN được giải oan nhưng bi kịch thân phận của nàng chẳng hề mất đi.
Phân tích cái kết: Được TS lập đàn giải oan, VN trở về trong thoáng chốc nói lời cảm tạ rồi lại ra đi: “Đa tạ tình
chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.
 Cái kết phần nào có hậu: VN trở về trong không gian lung linh, rực rỡ, được gặp lại chồng con, được minh oan,
phục hồi danh dự. => Cái kết phần nào có hậu, thể hiện ước mơ về sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp, thể
hiện khát khao về cuộc sống công bằng cho người phụ nữ.
 Cái kết không làm mất đi tính bi kịch của tác phẩm: hạnh phúc tan vỡ không thể hàn gắn, VN và chồng con âm
dương chia lìa đôi ngả, ước mơ hạnh phúc trần gian của nàng mãi mãi không thành. Trần gian với xã hội phong
kiến nam quyền đầy bất công không có chỗ dung thân cho người phụ nữ đức hạnh như nàng.
=> Cuộc đời VN đầy đắng cay, oan nghiệt. Nghịch lí giữa vẻ đẹp và số phận của VN là lời tố cáo với xã hội
phong kiến nam quyền chà đạp lên số phận người phụ nữ, đồng thời thể hiện niềm cảm thông sâu sắc của tác
giả với số phân bất hạnh của người phụ nữ.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT


- PHÂN TÍCH CHI TIẾT CÁI BÓNG
 Khi chồng xa nhà, Vũ Nương chỉ vào chiếc bóng mình trên vách để dỗ con, nhưng bé Đản lại ngộ nhận đó là cha
mình. Qua lời Đản, chiếc bóng trở thành người đàn ông bí ẩn “đêm nào cũng đến”, “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản
ngồi cũng ngồi”. Lời nói ngây thơ ấy đã làm TS hiểu lầm, gieo nỗi oan cho VN, khiến VN phải lựa chọn cái chết để
rửa nỗi oan khiên.
 Chi tiết chiếc bóng xuất hiện lần thứ hai để hóa giải nút thắt. Khi bé Đản chỉ vào chiếc bóng của chính TS in trên
vách và nói đó là cha mình, TS hiểu ra mình nghi oan vợ nhưng tất cả đã quá muộn.
Ý nghĩa của chi tiết cái bóng
+ Đối với cốt truyện: Sự xuất hiện hai lần của chi tiết cái bóng vừa là chi tiết thắt nút (gieo nỗi oan cho VN), vừa là
chi tiết mở nút (khiến TS hiểu ra mình đã nghi oan cho VN) => tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho câu chuyện.
+ Đối với việc thể hiện tính cách nhân vật
 Vũ Nương: qua chi tiết này, ta thấy được lòng thương nhớ chồng, nỗi cô đơn vò võ của nàng khi chồng đi lính.
Đồng thời, ta cũng thấy Vũ Nương là người mẹ thương con, muốn bù đắp cho con sự thiếu vắng tình cha
 Bé Đản: Ngây thơ, hồn nhiên, lời nói ngây ngô của em vô tình gây ra nỗi oan khiên cho mẹ.
 Trương Sinh: Đa nghi, hồ đồ, xử sự độc đoán. Anh ta không suy xét đến sự vô lí trong lời nói của đứa con, cũng
không đếm xỉa tới lời thanh minh cũng như công lao của vợ. Với vợ, anh ta cạn kiệt cả niềm tin và tình thương.
+ Đối với việc thể hiện tư tưởng của truyện: Chi tiết cái bóng tố cáo xã hội nam quyền và lễ giáo hà khắc đã đẩy
người phụ nữ vào cảnh oan trái. Số phận của họ mỏng manh như chiếc bóng trên tường. Đồng thời, chi tiết còn
bộc lộ niềm cảm thương đối với số phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội cũ.

- CÁC CHI TIẾT KÌ ẢO


+ Những chi tiết kì ảo trong truyện
 Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
 Phan Lang chết đuối nhưng được cứu sống, được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế.
 Vũ Nương được các nàng tiên rẽ nước cho nàng thoát chết. Nàng gặp Phan Lang ở thủy cung, dặn dò Phan Lang
gửi lời đến TS.
 Khi Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng hiện về giữa dòng, nói lời từ biệt rồi biến đi mất.
+ Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo
 Tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
 Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương  một người dù đã ở thế giới khác vẫn quan tâm đến
chồng con, nhà cửa, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
 Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng: người tốt dù
có phải trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan.
 Thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DỮ SO VỚI BẢN GỐC TRUYỆN DÂN GIAN
- Sáng tạo về cách dựng truyện: Ẩn đi chi tiết Vũ Nương trỏ bóng mình trên vách mà bảo là cha Đản để tạo kịch
tính, tăng sức hấp dẫn cho truyện.
- Bổ sung chi tiết Vũ Nương chuẩn bị cho cái chết: nàng “tắm gội chay sạch”, đứng bên bến Hoàng Giang “ngửa
mặt lên trời mà than”. Những chi tiết này chứng tỏ hành động tìm đến cái chết của VN không phải bột phát mà là
một sự lựa chọn của nàng để chứng minh phẩm giá trong sạch.
 Kết thúc truyện: thêm vào phần Vũ Nương ở dưới thủy cung và sự trở về của Vũ Nương. Phần kết này tô đậm
tinh thần nhân đạo khi tác giả tạo cơ hội để VN được trả lại danh dự, đồng thời không làm mất tính bi kịch của
tác phẩm. Đồng thời, các chi tiết kì ảo được xây dựng ở phần kết thể hiện rõ tài năng nghệ thuật của Nguyễn Dữ
cũng như đặc trưng của truyện kì ảo.

GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA TRUYỆN
a. Giá trị hiện thực
- Lên án xã hội phong kiến bất công, trọng nam khinh nữ, cho người đàn ông quyền chà đạp lên thân phận
người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh không thể bảo vệ chính nhân phẩm của mình.
- Phản ánh số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật VN.
- Phê phán những cuộc chiến tranh phi nghĩa trong thời kì phong kiến khiến người dân rơi vào cảnh sống bế tắc.
b. Giá trị nhân đạo
- Trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.
- Cảm thông với số phận bất hạnh của người phụ nữ, tố cáo xã hội chà đạp, bức tử người phụ nữ đức hạnh.
- Cái kết phần nào có hậu, thể hiện sự tin tưởng của tác giả vào quy luật “ở hiền gặp lành”, người tốt sẽ được
báo đáp (VN đã được Linh Phi cứu mạng, được trả lại danh dự).

You might also like