You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI CẤP QUỐC GIA

GIA LAI LỚP 12 THPT, NĂM HỌC 2017 – 2018


Môn: TIN HỌC - BẢNG A
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 27/10/2017
(Đề thi gồm 03 trang, 03 bài)

Hãy lập trình giải các bài toán sau đây và đặt tên tệp chương trình lần lượt là BAI1.*,
BAI2.*, BAI3.*.
Bài 1. Xâu ngoặc (6 điểm)
Qui ước : C(A) gọi là cấp của xâu ngoặc A;
L(A) gọi là độ dài xâu ngoặc A;
Xâu rỗng là xâu không chứa ký nào.
Xâu ngoặc được tạo đệ qui như sau:
+ Xâu rỗng A là một xâu ngoặc có L(A) =0, C(A)=0;
+ Nếu A là xâu ngoặc thì tạo ra được xâu ngoặc X = (A) có L(X) = L(A) +1 và
C(X) = C(A)+1;
+ Nếu A, B là xâu ngoặc thì tạo ra được xâu ngoặc X=AB có L(X) =L(A)+L(B) và
C(X) = max (C(A), C(B)).
Ví dụ : Xâu ngoặc A = () khi đó L(A) =1 và C(A) =1;
Từ A tạo ra xâu B = (A) = (()) có L(B)= 2 và C(B)=2;
Từ A tạo ra xâu D = AA = ()() có L(D)=2 và C(D)=1;
Từ A và B tạo xâu X = AB = ()(()) có L(X)=3 và C(X)=2.
Gọi S là tập các xâu ngoặc khác nhau được tạo ra theo qui tắc đệ qui trên. Cho trước
2 số nguyên dương N và k. Hãy cho biết trong tập S có bao nhiêu xâu ngoặc có độ dài bằng
N và có cấp bằng k.
Dữ liệu vào: Đọc từ tệp văn bản XN.INP có qui cách như sau:
+ Dòng đầu tiên chứa 1 số nguyên dương M ( M≤10) ứng với M bộ dữ liệu;
+ Trong M dòng tiếp theo, dòng thứ i (bộ dữ liệu thứ i) chứa 2 số nguyên dương N và
k (N≤30, k≤ N), hai số cách nhau ít nhất một dấu phân cách.
Dữ liệu ra: Ghi ra tệp văn bản XN.OUT gồm M dòng, dòng thứ i ghi một số nguyên duy
nhất là số lượng xâu ngoặc có độ dài N và có cấp bằng k trong S. Trong đó N, k tương ứng
với bộ dữ liệu thứ i trong tệp văn bản XN.INP.

Trang 1/4
Ví dụ:
XN.INP XN.OUT Giải thích các xâu được tạo ra
2 3 (())(); ()(()); (()())
32 5 ((()())); ((())()); ((()))(); (()(())); ()((()))
43

Bài 2. Đỉnh đặc biệt của đồ thị (7 điểm)


Cho G là đồ thị vô hướng, liên thông, không có chu trình. Đồ thị G có N đỉnh, các
đỉnh đánh số từ 1 đến N. Đỉnh I gọi là đỉnh đặc biệt của G nếu ta bỏ đỉnh I và các cạnh nối
đến nó thì đồ thị tách thành hai thành phần liên thông và số đỉnh của mỗi thành phần liên
thông đó là bằng hoặc chênh nhau một đỉnh.
Dữ liệu vào: Đọc từ tệp văn bản DB.INP có quy cách như sau:
+ Dòng 1: chứa số N (0<N≤200);
+ Trong N dòng tiếp theo, dòng thứ i chứa K số, số j trong K số đó thể hiện có cạnh
nối từ đỉnh j đến đỉnh i.
Dữ liệu ra: Ghi ra tệp văn bản DB.OUT
+ Nếu không có đỉnh đặc biệt thì đưa ra số 0;
+ Nếu có đỉnh đặc biệt thì đưa ra tất cả các đỉnh đặc biệt đó theo thứ tự tăng.
Ví dụ: DB.INP DB.OUT 1 6
6 3
2 3
2
1 3 4
4 5
2 5
2
3 6
5

Bài 3. Qua suối (7 điểm)


Thời gian gần đây mưa bão, lũ lụt xảy ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Gia Lai gây thiệt
hại lớn. Nhiều cây cầu bị hư hỏng mà chưa kịp khắc phục. Người ta đã tìm được cách vượt
qua các con suối khi chưa có cầu.
Giả sử một con suối có độ rộng là R, bờ bên trái có hoành độ là 0, bờ bên phải có
hoành độ là R. Giữa dòng suối có N tảng đá, tảng đá i ở vị trí có hoành độ X i và tung độ Yi.
Khoảng cách từ tảng đá a đến tảng đá b là d (d = ). Lúc đầu bạn ở
bên bờ trái, bạn cần sang bên bờ phải của suối, khi qua suối phải dựa vào các tảng đá có sẵn
Trang 2/4
để nhảy qua hoặc nhảy trực tiếp sang bờ phải. Khả năng nhảy xa của bạn không quá L. Để
nhảy được từ a sang b cần đảm bảo các yêu cầu:
+ Sức khoẻ tại vị trí trước khi nhảy phải không nhỏ hơn d2;
+ Sau khi nhảy sức khoẻ bị giảm đi d2;
+ L không nhỏ hơn d.
Lúc đầu bạn có lượng sức khoẻ là S. Hãy tìm cách qua suối để S1 là lớn nhất có thể
(S1 là lượng sức khoẻ còn lại khi đến được bờ suối bên phải). Nếu bạn không đủ sức khoẻ
thì không qua được suối.
Dữ liệu vào: Đọc từ tệp văn bản SUOI.INP có quy cách như sau:
+ Dòng 1: Chứa 4 số nguyên lần lượt là N, R, S, L;
+ Trong N dòng tiếp theo, dòng i chứa 2 số nguyên dương Xi và Yi
( Xi≤200; Yi≤200; 0≤N≤1000; 1<R≤200; 1<L≤200; S≤20000);
Dữ liệu ra: Ghi ra tệp văn bản SUOI.OUT, chứa duy nhất một số nguyên S 1 theo yêu cầu
trên, nếu không qua được suối thì ghi -1.
Ví dụ: SUOI.INP SUOI.OUT (mô tả)

xxxx

4 8 25 52

Chú ý: Các số trên cùng một dòng trong tệp dữ liệu vào/ ra cách nhau ít nhất một dấu cách.
----------------Hết----------------

 Thí sinh không được sử dụng tài liệu.


 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

4 2

6 2

5 3

Trang 3/4
7 3

Trang 4/4

You might also like