You are on page 1of 31

Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

Bài tập nhóm:

Phân tích khả năng thanh toán của


công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Thành viên nhóm:

1. Trần Thị Phương Thảo: CQ533519


2. Hà Thị Vân: CQ534483
3. Lê Thị Ngọc: CQ532741
4. Phạm Hoài Thu: CQ533696
5. Nguyễn Thị Thương: CQ533874
6. Lê Thị Hoa: CQ531385

Link download Báo cáo tài chính hợp nhất của Vinamilk:

http://vinamilk.com.vn/vi/bao-cao-thuong-nien

1
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

MỤC LỤC
I. Giới thiệu chung về công ty sữa cổ phần Việt Nam (VNM) ....................................... 1
1. Tổng quan chung về VNM .......................................................................................... 1
2. Lịch sử hình thành ...................................................................................................... 2
3. Ngành nghề kinh doanh .............................................................................................. 4
4. Chiến lược phát triển.................................................................................................. 5
II. Vị thế của Vinamilk trong thị trường sữa ................................................................ 6
1. Thị trường sữa bột ...................................................................................................... 6
2. Thị trường sữa nước ................................................................................................... 9
3. Phân tích SWOT ....................................................................................................... 12
III. Phân tích khả năng thanh toán của công ty .......................................................... 14
1. Phân tích khả năng thanh toán với người bán ......................................................... 14
2. Phân tích khả năng thanh toán với người mua ........................................................ 17
3. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ........................................................... 20
4. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn ................................................................... 25
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................................... 28

2
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

3
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

I. Giới thiệu chung về công ty sữa cổ phần Việt Nam (VNM)


1. Tổng quan chung về VNM

Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên giao dịch Quốc tế là : Vietnam dairy Products
Joint – Stock Company. Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy
Sữa của chế độ cũ để lại . Công ty có trụ sở chính tại Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú,
Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn phòng.
Tổng số CBCNV 4.500 người. Nhiều năm qua, với những nỗ lực phấn đấu vượt bậc, Công
ty trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các mặt.
Thành tựu của Công ty đã đóng góp tích cực vào sự phát triển sự nghiệp CNH-HĐH đất
nước. Với những thành tích nổi bật đó, Công ty đã vinh dự nhận được các phần thưởng cao
quý từ các tổ chức trong và ngoài nước.

Mới đây nhất, ngành sữa Việt Nam cũng tự hào khi Vinamilk đoạt giải thưởng công
nghiệp Thực phẩm toàn cầu IUFoST 2014 tại Canada. Điều đáng ghi nhận là trong tất cả
đề cử tranh giải từ các nước trên thế giới, chỉ duy nhất Vinamilk đến từ Việt Nam là doanh
nghiệp thuộc ngành sữa đoạt giải.

Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị, bà Mai Kiều Liên đã giúp Vinamilk phát
triển mạnh mẽ trong suốt thời gian qua. Những thành tựu to lớn và vị trí đặc biệt cùng
thương hiệu nổi bật Vinamilk trong nước và trên trường quốc tế như ngày nay, đã thể hiện
đầy đủ bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn cùng những kiến thức được kiểm nghiệm
trên thương trường của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn công ty, cũng chính là
những đặc điểm tạo nên giá trị của một thương hiệu nổi tiếng suốt 38 năm qua.

1
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

2. Lịch sử hình thành


1976
Vinamilk được thành lập vào ngày 20/08/1976,
dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy do chế độ cũ
để lại:
- Nhà máy sữa Thống nhấ (tiền thân là nhà
mãy Foremost)
- Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là
nhà máy Cosuvina)
- Nhà máy sữa bột Dielac

1978
Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp
thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên
thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và
Bánh Kẹo I

1988

Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và


bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam.

1992

Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I


được chính thức đổi tên thành Công ty Sữa
Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của
Bộ Công Nghiệp Nhẹ

1994

Khánh thành nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội

1996

Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh


Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh
Sữa Bình Định

Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu
2001 Công Nghiệp Trà Nóc
2
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

2001

- Khánh thành nhà máy sữa Bình Định


và Sài Gòn.
- Chính thức chuyển đổi thành Công ty
cổ phần vào 12/2003 và đổi tên thành
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

2005

Xây dựng nhà máy sữa Tiên Sơn và


Nghệ An.

2006

Vinamilk niêm yết trên sàn HOSE


vào19/01/2006

2010

- Mở rộng thị trường ra thế giới với


bước khởi đầu là NewZealand.
- Tiếp tục xây dựng các trang trại mới
tại Thanh Hóa và Bình Định.

2013

Khánh thành siêu nhà máy sữa Bình


Dương.

2014
Sau 38 năm, Vinamilk đã trở nên quen
thuộc với người tiêu dùng trong và
ngoài nước.

3
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

3. Ngành nghề kinh doanh

Những hoạt động chính tạo ra doanh thu và lợi nhuận của VNM trong năm 2013, như sau:

o Chế biến, sản xuất, kinh doanh bánh, sữa đậu nành, sữa tươi, nước giải
khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm khác từ sữa.
o Chăn nuôi: chăn nuôi bò sữa, cung cấp giống, vật nuôi và kỹ thuật nuôi,
các hoạt động trồng trọt.
o Cho thuê bất động sản
o Cung cấp các dịch vụ phòng khám đa khoa.

Các sản phẩm chủ yếu của công ty:

o Sản phẩm sữa: chiếm trên 95% tổng doanh số của công ty, bao gồm các
mặt hàng:
 Sữa bột và bột dinh dưỡng.
 Sữa đặc.
 Sữa nước: sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng, sữa chua uống.
 Sữa chua ăn.
 Các sản phẩm từ sữa khác
o Sản phẩm nước giải khát: đóng góp dưới 5% tổng doanh thu của Công ty.
Các sản phẩm chính gồm:
 Sữa đậu nành
 Nước ép trái cây các loại
 Trà các loại
 Nước giải khát

4
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

4. Chiến lược phát triển

Vinamilk là công ty sữa lớn nhất Việt Nam liên tục trong hơn 38 năm qua kể từ khi
thành lập vào năm 1976. Thị phần hiện tại của công ty là hơn 50% trong ngành sữa Việt
Nam. Tốc độ tăng trưởng tổng doanh số, lợi nhuận trước thuế và vốn chủ sở hữu bình quân
trong 5 năm gần nhất lần lượt là 31%, 31% và 28%.

Vinamilk được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vào năm
2006 và có giá trị vốn hóa trên thị trường vào thời điểm 31/12/2013 khoảng 5,3 tỷ Đô la
Mỹ - đứng thứ 2 về giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Vốn điều lệ 8.339.557.960.000 đồng


Cơ cấu cổ đông của
Vinamilk 2013
Mệnh giá 1 cổ phiếu 10.000 đồng
6%
Khối lượng cổ phiếu niêm yết 833.955.796 cổ phiếu 45%
49%

Khối lượng cổ phiếu lưu hành 833.467.061 cổ phiếu

Cổ phiếu quỹ 488.735 cổ phiếu SCIC


Cổ đông nước ngoài

Giá vốn hóa trên thị trường 112.518 tỷ đồng Cổ đông trong nước (trừ SCIC)

Sau khi đưa vào hoạt động 2 nhà máy sản xuất sữa bột và sữa nước hiện đại tại Bình
Dương, Vinamilk tiếp tục tăng vốn đầu tư từ 121 triệu NZD (tiền New Zealand) lên gần
148 triệu NZD để đảm bảo tỷ lệ sở hữu 19,33% vốn tại Nhà máy sữa Miraka ở New Zealand.
Ngoài ra, Vinamilk cũng nhận được giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho khoản góp
vốn trị giá 7 triệu USD vào Công ty Driftwood tại Mỹ, tương đương 70% vốn chủ sở hữu
tại công ty sữa này. Năm 2014, Vinamilk dự kiến sẽ mở thêm một nhà máy ở thủ đô Phnom
Penh (Campuchia) chuyên sản xuất sữa đặc, sữa chua, sữa tiệt trùng. Với chiến lược mở
rộng kinh doanh toàn cầu, Vinamilk kỳ vọng đạt doanh thu 3 tỷ USD vào năm 2017 và trở
thành một trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới.
5
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

II. Vị thế của Vinamilk trong thị trường sữa


1. Thị trường sữa bột

Hiện nay, xu hướng tiêu dùng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa ngày càng tăng
lên làm cho ngành công nghiệp chế biến sữa ngày càng phát triển. Thực tế, theo số liệu của
Bộ Công Thương, nhu cầu sữa tại Việt Nam trong những năm gần đây tăng khoảng
20%/năm; sản lượng sữa tiêu dùng khoảng 1,6 tỷ lít/năm, tương đương 18 lít/người/năm.

Về mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người, theo số liệu của Bộ Công Thương, năm
1990 đạt 0,47kg/người/năm. Trong vòng 20 năm sau, con số này tăng hơn 30 lần, đạt
14,4kg/người/năm vào năm 2010, và năm 2014 hiện khoảng 16 kg. Đến năm 2020, con số
tiêu thụ sữa dự kiến sẽ đạt 27-28kg/người/năm.

Biểu đồ 1. Số lượng tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam
(kg/người/năm) qua các năm.
Theo Bộ Công Thương

6
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

Doanh thu thị trường này năm 2012 khoảng 2.359 tỷ đồng (chiếm 1/4 doanh thu
toàn thị trường sữa), và tăng lên 2.800 tỷ đồng năm 2013, dự kiến đạt 4.800 tỷ đồng vào
năm 2017.

Biểu đồ 2. Doanh thu thị trường sữa bột tại Việt Nam qua các năm

Theo Bộ Công Thương

Mỗi năm, kim ngạch nhập khẩu sữa của Việt Nam đạt xấp xỉ 1 tỷ USD, trong đó
riêng sản phẩm sữa bột phải nhập tới 70%. Hiện trên thị trường Việt Nam có gần 30 công
ty sữa với khoảng 80 thương hiệu sữa khác nhau, trong đó chủ yếu là hãng sữa ngoại. Theo
thống kê của Bộ Công thương, về chủng loại sữa bột, sữa ngoại chiếm khoảng 75% thị
phần. Trong đó đứng đầu là Abbott, Mead Johnson, Dutch Lady (Freisland Campina),
Dumex, Nestlé… Với tỷ lệ này, các hãng sữa ngoại hoàn toàn dẫn dắt thị trường và quyết
định giá bán.

7
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

Hiện các doanh nghiệp nội đang ra sức tăng thị phần trong bối cảnh nguồn nguyên
liệu sản xuất vẫn phụ thuộc lớn từ bên ngoài. Do đó, việc đầu tư và đưa vào hoạt động “siêu
nhà máy sữa bột” tại Bình Dương của Vinamilk đã thật sự tạo một bước ngoặt mới cho
ngành công nghiệp sữa Việt Nam, đặc biệt là phân khúc sữa bột trẻ em. Vinamilk hiện nắm
thị phần tương đối và một số mặt hàng ở thế áp đảo như sữa chua, sữa đặc có đường, nhưng
ở một số phân khúc như sữa tươi và sữa bột cũng còn hạn chế.

Cụ thể, Vinamilk chiếm 75% thị phần sữa đặc có đường, 90% thị phần sữa chua,
50% thị phần sữa tươi và khoảng 25 - 30% thị phần sữa bột của Việt Nam. Với công suất
thiết kế khá lớn của 2 nhà máy mới này, Vinamilk đặt kế hoạch sẽ chiếm lĩnh 50% thị 60%
thị phần sữa nước trong những năm tới. Hiện tại, Vinamilk mới chỉ đáp ứng được 30%
nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước, 70% nguồn nguyên liệu còn lại phải nhập khẩu sữa
bột từ New Zealand, Mỹ và các nước EU.

Biểu đồ 3. Thị phần sữa bộ Việt Nam năm 2013

Theo EuroMonitor

8
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

Về tính cạnh tranh, giá cả có thể coi là điểm mạnh của Vinamilk so với các sản phẩm
của các đối thủ trong nước và ngoại nhập. Mặc dù giá sữa nguyên liệu đầu vào tăng khá
mạnh trong năm 2013 khoảng 25%, giá bán sản phẩm chỉ tăng có 7%, nhưng tỷ lệ giá
vốn/DTT năm 2013 sụt giảm so với năm 2012. Nguyên nhân là do Vinamilk bên cạnh tăng
giá bán để bù đắp chi phí thì sản lượng hàng bán cũng tăng 10% giúp tận dụng nguồn lực
sẳn có về con người và máy móc hoạt động hết công suất.

Tuy nhiên, báo Đầu tư Chứng khoán dẫn nhận định của CTCK Bảo Việt (BVSC)
cho rằng quy định về việc áp dụng trần giá bán đối với sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi
chính thức có hiệu lực hôm 21/6 vừa qua và giá sữa nguyên liệu tăng sẽ khiến doanh thu và
lợi nhuận trong mảng kinh doanh của Vinamilk bị ảnh hưởng đáng kể. Cụ thể, so với giá
bán buôn trước đây, giá trần theo quy định mới đối với các sản phẩm sữa bột của Vinamilk
sẽ thấp hơn từ 10-15%. Với doanh thu sữa bột hiện chiếm khoảng 19% tổng doanh thu, quy
định này sẽ khiến doanh thu của Vinamilk bị ảnh hưởng khá nhiều. Trong khi đó, nguyên
liệu sữa bột hiện chiếm khoảng 60% tổng giá vốn đã tăng mạnh trong quý I/2014 và dù
đang có xu hướng giảm, nhưng ước tính giá nguyên liệu sữa bột trung bình năm 2014 sẽ
cao hơn mức năm ngoái. Tương lai thị trường sữa bột không chỉ trông chờ vào Vinamilk,
trong khi bức tranh thị phần dường như chưa thay đổi trong năm nay.

2. Thị trường sữa nước

Cuộc cạnh tranh của các hãng sữa là cuộc chiến trên các dòng sản phẩm sữa tươi
thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng và sữa hoàn nguyên (sữa được pha ra từ bột). Hơn 70% số
lượng sữa nước trên thị trường ở Việt Nam là sữa hoàn nguyên, phần còn lại là sữa tươi từ
các vùng nguyên liệu của các công ty trong nước.Trong khi thị trường sữa bột chủ yếu do
các hãng nước ngoài như Abbot, Mead Johnson, Nestle, FrieslandCampina nắm thị phần
thì thị trường sữa nước có thể coi là phân khúc tạo cơ hội cho doanh nghiệp nội, trong đó
phải kể đến Vinamilk, TH True Milk.Theo đánh giá của Công ty nghiên cứu thị trường
Nielsen Vietnam, tính đến tháng 7/2013, thị phần sữa nước hiện nay chủ yếu nằm trong tay
các doanh nghiệp sữa nội, trong đó, Vinamilk nắm giữ 48,7% thị phần, kế đến là

9
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

FrieslandCampina Việt Nam với 25,7% và TH True Milk là 7,7% thị phần. Vinamilk hiện
có 5 thương hiệu sữa nước. FrieslandCampina Việt Nam hiện có 4 dòng sản phẩm sữa nước
trong đó Dutch Lady (Sữa Cô gái Hà Lan) chiếm vị trí chủ lực.

Biểu đồ 5. Thị trường sữa nước Việt Nam tính đến tháng 7/2013

Theo EuroMonitor

Nếu cách đây vài năm chỉ một vài tên tuổi như Vinamilk hay Dutch Lady chiếm lĩnh
hầu hết thị trường thì nay hàng chục thương hiệu sữa nước cũng gia nhập thị trường với các
mức giá chênh lệch nhau không nhiều. Hàng chục thương hiệu từ Vinamilk, Dutch Lady,
TH True Milk, Mộc Châu, Ba Vì, Dalatmilk, Lothamilk, Vixumilk, Nutifood, Hanoi Milk
cùng cạnh tranh nhau trên một thị trường sữa nước có giá trị khoảng 1 tỷ USD. Ngày càng
nhiều tay chơi lớn.

10
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

Tháng 6/2013, Nhà máy sữa bột NutiFood được khởi công xây dựng với tổng công
suất 50.000 tấn sữa bột/năm, nhà máy sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng sữa đạt chuẩn quốc tế
cho khoảng 600.000 trẻ em Việt Nam mỗi năm, từ đầu năm 2014. Năm 2014 TH Milk dự
kiến sẽ đưa vào vận hành toàn bộ siêu Nhà máy Mega Plant, với tổng công suất dự kiến
1.700 tấn/ngày (tương đương 500 triệu lít/năm) để thực hiện mục tiêu đạt doanh thu năm
2015 là 15.000 tỉ đồng, năm 2017 là 23.000 tỉ đồng. Ngày 9/6/2014, Tập đoàn Hoàng Anh
Gia Lai (HAGL) của ông Đoàn Nguyên Đức chính thức ký kết hợp tác với Nutifood để mở
rộng thị phần trong lĩnh vực sản phẩm sữa tươi. Theo đó, Nutifood sẽ là đối tác bao tiêu
toàn bộ sản phẩm sữa từ trang trại rộng trên 4.000 ha với 20.000 con bò của HAGL.

Năm 2013, thị trường sữa nước Việt Nam ước đạt 670.000 tấn, tương đương 18.000
tỷ đồng và dự tính đạt hơn 1.000 tấn, tương đương 34.000 tỷ đồng vào năm 2017. Thị
trường sữa bột năm 2013 cũng đạt 70.000 tấn, tương đương 28.000 tỷ đồng và sẽ tăng lên
mức 90.000 tấn (tương đương 48.000 tỷ đồng) vào năm 2017. Trong khi đó, Việt Nam có
khoảng 54 công ty sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sữa, chưa kể có hàng trăm tổng đại lí
phân phối sữa, trong đó, 70% thị trường vẫn phụ thuộc vào nguồn sữa ngoại. Số liệu của
Tổng cục thống kê cho thấy nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam năm 2013
là xấp xỉ 1,1 tỷ USD, tăng hơn 130% so với năm 2012. Theo số liệu mới nhất, 4 tháng đầu
năm nay, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam là hơn 362,2 triệu
USD. Dự báo năm 2017 thị trường sữa nước sẽ đạt đến quy mô 34.000 tỷ đồng, thị trường
sữa bột là 48.000 tỷ đồng. Với những dự báo khả quan này, không chỉ có Vinamilk mà hàng
loạt doanh nghiệp sữa đã đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng công suất để đáp ứng nhu cầu
thị trường.

11
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

3. Phân tích SWOT

Vinamilk là thương hiệu sữa lớn nhất và có mặt trên thị trường hơn 37
năm.
Công nghệ và máy móc thiết bị sản xuất sữa hiện đại bậc nhất thế giới.
Sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc tế. Có năng lực sản xuất nhiều
Điểm mạnh
loại sản phẩm. Danh mục sản phẩm đa dạng và phong phú đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Hệ thống phân phối mạnh và rộng khắp cả nước: Công ty có 266 nhà
phân phối độc quyền, bao phủ hơn 224.000 điểm bán lẻ và bán trực tiếp
cho hơn 600 siêu thị trên toàn quốc. Ngoài ra, Công ty còn xuất khẩu đi
nhiều nước trong khu vực và thế giới.
Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm có kinh nghiệm và năng lực.
Hợp tác với các Công ty nghiên cứu hàng đầu thế giới để đưa ra thị
trường các sản phẩm có chất lượng tốt nhất và phù hợp với tiêu chuẩn
quốc tế, đồng thời đáp ứng được sở thích của từng nhóm đối tượng sử
dụng.
Áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý doanh nghiệp (ERP)
từ khâu sản xuất, quản lý chất lượng cho đến khâu lưu thông phân phối.
Ban Điều hành có năng lực và nhiều kinh nghiệm trong ngành công
nghiệp sữa, gắn bó với Công ty qua nhiều năm, am hiểu thị trường sữa
Việt Nam và xu hướng tiêu dùng nhằm đưa ra chiến lược phát triển bền
vững cho Công ty.
Điểm yếu

Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sữa nhập khẩu. Nguồn
nguyên liệu sữa trong nước chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu
cầu sản xuất. Do đó, sự ổn định của nguồn cung cấp và giá
cả nguyên liệu sữa đầu vào phụ thuộc chính vào quan hệ
cung – cầu sữa của thế giới.
Sự tăng trưởng lớn và liên tục trong những năm vừa qua
tạo áp lực lên hệ thống quản lý và nhân sự của công ty.
Đội ngũ kế thừa có đầy đủ năng lực còn hạn chế.
Nhiều sản phẩm mới đã nghiên cứu nhưng chưa tung được
ra thị trường.
Năng suất chăn nuôi thấp hơn thế giới và giá thành sữa
tươi nguyên liệu nội địa cao ảnh hưởng đến lợi nhuận

12
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

Tiềm năng thị trường sữa tại Việt Nam còn rất lớn: mức tiêu thụ
sữa bình quân đầu người tại Việt Nam còn rất thấp so với các nước
trong khu vực và thế giới. Các sản phẩm sữa cho các mục đích đặc
biệt chưa được sản xuất nhiều bởi các nhà sản xuất trong nước,
trong khi sản phẩm nhập khẩu có giá thành quá cao. Do đó, Công
Cơ hội

ty còn nhiều cơ hội tăng trưởng tốt và dài hạn.


Mở rộng và đa dạng hóa hệ thống phân phối nội địa: mở thêm
điểm bán lẻ, phát triển chuỗi cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Vinamilk.
Hiện nay, Công ty đã xuất khẩu đi nhiều nước và đóng góp cho
tổng doanh thu khoảng 14%. Tuy nhiên, Công ty vẫn còn nhiều cơ
hội để mở rộng thị trường xuất khẩu và phạm vi hoạt động ra nước
ngoài.

Thị trường sữa ngày càng cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là với các
hãng sữa nổi tiếng thế giới.
Cam kết của Việt Nam về việc cắt giảm thuế quan trong tương lai
sẽ làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng mạnh hơn. Nhiều tập
Thách thức

đoàn lớn mạnh có cơ hội tham gia vào thị trường sữa tại Việt Nam.
Sự tăng trưởng ngành sữa nội địa phụ thuộc vào sự ổn định của
kinh tế vĩ mô Việt Nam. Năm 2013 cho thấy có sự giảm sút về
ngành hàng tiêu dùng và có thể vẫn còn nhiều thách thức trong các
năm tới.
Thu nhập dân cư thấp ảnh hưởng đến mức tiêu thụ sữa.
Sữa thuộc nhóm hàng trong nhóm sản phẩm đăng ký giá , bình ổn
giá của nhà nước gây khó khăn trong điều hành giá bán.
Kinh tế thế giới sẽ có ảnh hưởng lớn đến tính ổn định về giá cả và
nguồn cung nguyên liệu sữa đầu vào cho Vinamilk trong tương lai
và nó nằm ngoài tầm kiểm soát của Vinamilk.
Khả năng duy trì mức độ tăng trưởng cao và hiệu quả tài chính
vượt bậc trong tương lai

13
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

III. Phân tích khả năng thanh toán của công ty


1. Phân tích khả năng thanh toán với người bán

Chỉ tiêu Cuối năm 2013 Cuối năm 2012 Ý nghĩa


Số vòng quay nợ 9,38 8,57 Cho biết trong
phải trả người một năm số vòng
bán(vòng) quay nợ phải trả
người bán là bao
nhiêu vòng
Số ngày của 1 vòng 38,93 42,57 Cho biết quãng
quay nợ phải trả thời gian từ lúc
người bán(ngày) bán hàng đến lúc
trả tiền cho nhà
cung cấp

Từ bảng số liệu trên cho ta thấy trong hai, ba năm gần đấy, khả năng thanh toán nợ
với người bán của Vinamilk có nhiều biến động nhưng doanh nghiệp vẫn đang kiểm soát
được tình hình . Cụ thể là giá vốn hàng bán của Vinamilk tăng từ hơn 15 nghìn tỷ năm 2011
lên hơn 19 nghìn tỷ năm 2013, nhưng tương ứng thì số phải trả người bán lại biến động khi
tăng từ hơn 1.830 tỷ năm 2011 lên gần 2.248 tỷ rồi giảm xuống còn hơn 1.968 tỷ, kéo theo
số ngày của 1 vòng quay nợ phải trả người bán của doanh nghiệp giảm từ 42,57 ngày cuối
năm 2012 xuống còn 38,93 ngày vào cuối năm 2013. Điều đó cho thấy doanh nghiệp có
khả năng xoay vòng vốn để thanh toán cho người bán nhanh hơn. Tuy nhiên điều này làm
giảm đi lợi ích của Vinamilk từ việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp.

Lý giải cho điều này có thể rút ra từ nhiều nguyên nhân:

- Thứ nhất, giá vốn hàng bán tăng, nguyên nhân là do doanh nghiệp tăng quy mô
tiêu thụ ( doanh thu thuần từ cung cấp hàng hóa dịch vụ tăng từ hơn 21.627 tỷ
năm 2011 lên 31.568 tỷ năm 2013, tương ứng tăng 45%). Đây là điều hoàn toàn
14
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

hợp lý, cho thấy doanh nghiệp vẫn đang kiểm soát được chi phí và có xu hướng
tốt lên khi mà tỷ lệ giá vốn trên doanh thu có xu hướng giảm( năm 2011 khoảng
69,54%, năm 2013 là 62,61%). Một trong các nguyên nhân giúp Vinamilk kiểm
soát được chi phí đầu vào là do Vinamilk tăng cường đầu tư mở rộng các trang
trại chăn nuôi bò sữa góp phần giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong nguồn
nguyên liệu sữa tươi. Hiện nay, Vinamilk đã xây dựng và đi vào hoạt động các
trang trại bò sữa hiện đại hàng đầu Việt Nam tại Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ
An, Bình Định và Lâm Đồng, với quy mô thiết kế là mỗi trang trại từ 2.000 –
3.000 con, với tổng vốn đầu vốn đầu tư khoảng hơn 700 tỷ đồng (hơn 140 tỷ
đồng cho mỗi trang trại). Theo kế hoạch phát triển giai đoạn 2012 – 2016, tổng
đàn bò của các trang trại Vinamilk đến cuối năm 2012 đạt 9.500 con, đến năm
2015 sẽ đạt 25.500 con và năm 2016 sẽ tăng lên 28.000 con.Trong giai đoạn từ
năm 2012 – 2016, công ty Vinamilk tiếp tục làm việc với các địa phương để đầu
tư xây dựng tiếp bốn trang trại tại Thanh Hóa, Tây Ninh, Đắc Nông, Hà Tĩnh,
với tổng mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng. Các trang trại này đều có hệ thống trang
thiết bị chuồng trại hiện đại. Một số trang trại bò sữa còn đạt tiêu chuẩn quốc tế
Global G.A.P. Dự kiến đến năm 2016, các trang trại của Vinamilk có thể cung
cấp trên 80.000 tấn sữa tươi, đáp ứng 25% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu phục vụ
cho sản xuất của công ty chưa kể đến việc gần 50% nguyên liệu đầu vào của
Vinamilk là thu mua từ các hộ dân. Trong khi đó ngành công nghiệp sữa Việt
Nam vẫn đang phải nhập khẩu gần 70% nguyên liệu sữa bột từ bên ngoài. Việc
đi đầu trong chủ động phát triển nguồn nhiên liệu và ngày càng có xu hướng gia
tăng tỷ lệ nội địa hóa nguồn nguyên liệu đầu vào giúp cho Vinamilk giảm chi phí
đáng kể so với việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ bên ngoài. Tuy nhiên thì
Vinamilk cũng cần phải tích cực thêm trong việc gia tăng nguồn nguyên liệu đầu
vào cả về chất lượng và số lượng. Bởi hiện nay, các công ty sữa Việt Nam ngày
càng đầu tư mạnh hơn trong khía cạnh này và cụ thể là TH TrueMilk. Cuối năm
2013, TH TrueMilk đã đưa vào sử dụng nhà máy TH True Milk - nhà máy có

15
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

quy mô nhất Đông Nam Á có diện tích cỏ nuôi bò lên tới 8.000 ha, đáp ứng được
đầy đủ những nhu cầu nuôi 30.000 con bò cung cấp nguồn nguyên liệu đảm bảo
mọi tiêu chuẩn quốc tế với giá thành Việt Nam.
- Thứ hai, khoản phải trả người bán của doanh nghiệp giảm có thể là do xuất phát
từ đối tượng nhà cung cấp nguyên liệu cho Vinamilk. Cụ thể thì Vinamilk có
nguồn nguyên liệu sữa tươi chủ yếu là thu mua từ các hộ dân. Theo kế hoạch thì
đến năm 2016, Vinamilk sẽ thu mua từ các hộ dân gần 600 tấn sữa tươi nguyên
liệu mỗi ngày, tương ứng dáp ứng khoảng 50% nhu cầu nguyên liệu sữa. Và với
đối tượng nhà cung cấp là các hộ dân thì khá khó cho Vinamilk để có thể kéo dài
được khoảng thời gian trả nợ. Ngoài ra thì việc Vinamilk tăng cường đầu tư mở
rộng các trang trại chăn nuôi bò sữa đã giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn
trong nguồn nguyên liệu sữa tươi tại chỗ, làm giảm tỷ lệ mua nguồn nguyên liệu
bên ngoài, tương ứng cũng giảm tương đối các khoản phải trả nhà cung cấp. Dự
kiến theo kế hoạch thì đến năm 2016, các trang trại chăn nuôi của Vinamilk sẽ
cung cấp hơn 80.000 tấn sữa, đáp ứng khoảng 25% sữa tươi nguyên liệu phục vụ
cho sản xuất.
- Thứ ba, khoản phải trả người bán của doanh nghiệp giảm cũng có thể là do chính
sách của doanh nghiệp nhằm tăng uy tín về khả năng thanh toán với nhà cung
cấp. Tuy nhiên thì doanh nghiệp cần cân nhắc giữa lợi ích và chi phí từ việc
chiếm dụng vốn của nhà cung cấp để đưa ra các chính sách phù hợp, tránh tình
trạng đẩy mình đến tình huống khó khăn trong việc xoay vòng vốn thanh toán.

16
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

2. Phân tích khả năng thanh toán với người mua

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch


+/- %
1.Doanh thu thuần 30.948.602.127.306 26.561.574.179.964 4.387.027.947.342 16,5

2.Số dư phải thu 1.582.281.393.398 1.211.236.896.406 371.044.496.992 30,6


khách hàng bình
quân
3.Số vòng quay nợ 19,56 21,93 (2,37) -10,8
phải thu khách
hàng
4.Số ngày của 1 18,66 16,64 2,02 12,1
vòng quay nợ phải
thu khách hàng

 Phân tích vòng luân chuyển các khoản phải thu

Số vòng quay nợ phải thu khách hàng năm 2013 là 19,56, năm 2012 là 21,93. Số
vòng quay nợ phải thu khách hàng năm 2013 thấp hơn năm 2012 là 2,37 vòng, chứng tỏ
tốc độ thu hồi các khoản nợ phải thu khách hàng của công ty trong năm chậm đi so với năm
2012, điều này được đánh giá khái quát là không tốt.

Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu (16,5%) thấp hơn tốc độ tăng của số
dư nợ phải thu khách hàng bình quân (30,6%) năm 2013 so với năm 2012. Khoản phải
thu bình quân của công ty năm 2013 tăng 371.044.496.992 đồng so với năm 2012. Điều
này có thể do khả năng thu hồi nợ của công ty kém đi, công ty quản lý nợ phải thu khách
hàng không tốt,doanh nghiệp chưa có các biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình thu
hồi nợ từ khách hàng. Tuy nhiên, có thể do công ty có chính sách mở rộng hơn để
khuyến khích khách hàng , nâng cao khả năng cạnh tranh để đạt được một khả năng sinh

17
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

lời tốt thì sự thay đổi này có thể chấp nhận được. Vì vậy, khi phân tích chỉ tiêu này, chúng
ta cần đối chiếu với chính sách bán hàng mà công ty đang áp dụng. Nhưng nếu công ty có
sự giảm số vòng quay nợ phải thu khách hàng là quá lớn thì đó lại là điều rất đáng quan
tâm và phải có biện pháp kịp thời khắc phục.

 Phân tích kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân của công ty không cao: năm 2013 là 18,66 ngày, năm 2012 là
16,64 ngày. Đánh giá khá quát thì khả năng thu hồi nợ phải trả khách hàng của công ty
tương đối tốt.

So với năm 2012, số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu khách hàng
năm 2013 đã tăng lên là 2,02 ngày, tương ứng tốc độ tăng 12%. Điều này cho thấy việc
chuyển hóa khoản nợ phải thu khách hàng thành tiền năm 2013 đã kém đi, công ty đang bị
khách hàng chiếm dụng vốn. Nguyên nhân là do số vòng quay của nộ phải thu khách hàng
năm 2013 thấp hơn năm 2012 nên làm chỉ tiêu thời gian của 1 vòng quay năm 2013 tăng
lên.

Khuyến cáo chung: công ty nên có các biện pháp hữu hiệu để thu hồi công nợ,
quản lý tốt các khoản nợ phải thu khách hàng. Bên cạnh các chính sách hấp dẫn để
khuyến khích khách hàng mua hàng thì cũng cần có những chính sách chiết khấu khuyến
khích khách hàng trả tiền sớm hoặc trước thời hạn tín dụng trong hợp đồng.

18
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

 Phân tích tuổi nợ

Tuổi nợ của các khoản phải thu khách hàng đã quá hạn tại thời điểm cuối năm như sau:

Số ngày quá hạn 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch


+/- %
Quá hạn từ 1-30 182.137.670.525 13.392.747.256 168.744.923.269 1260
ngày
Quá hạn từ 31-60 1.522.157.190 214.534.274 1.307.622.916 609,5
ngày
Quá hạn từ 61-90 132.616.901 574.491.413 (441.874.512) -76,9
ngày
Quá hạn trên 90 166.581.220 - - -
ngày
Tổng phải thu KH 183.959.025.836 14.181.772.943 169.777.252.893 1197,2
quá hạn
Tỷ trọng nợ phải 9,7% 1,12%
thu quá hạn so với
tổng phải thu
khách hàng

Số nợ phải thu quá hạn cuối năm 2013 tăng so với đầu năm là 169.777.252.893 đồng,
tương ứng tăng 1197,2%. Như vậy, vốn của công ty bị chiếm dụng có xu hướng tăng lên
nhanh. Đây là nhân tố không tốt ảnh hưởng đến tài chính của công ty. Trong đó, các khoản
nợ phải thu khách hàng quá hạn chủ yếu trong khoản từ 1-30 ngày (chiếm 99%), các khoản
nợ trên 90 ngày chỉ chiếm 0,09%. Điều này chứng tỏ mặc dù các khoản phải thu khách
hàng quá hạn của công ty tăng nhanh nhưng công ty đã có biện pháp quả lý hiệu quả để thu
hồi các khoản này trong thời hạn ngắn nhất, giảm thiểu các khoản nợ phải thu kéo dài quá
lâu.

19
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

Tỷ trọng phải thu khách hàng quá hạn so với tổng phải thu khách hàng tương đối
thấp (đầu năm 2013 là 1,12%, cuối năm 2013 là 9,7%). Tuy nhiên tỷ trọng này tăng nhanh
từ đầu năm đến cuối năm. Công ty cần xem xét và cân nhắc thận trọng cho từng khách hàng
cụ thể và các điều khoản trong hợp đồng để giảm bớt số thu quá hạn trong kỳ tới, tránh xuất
hiện các dấu hiệu về rủi ro tài chính.

Rủi ro tín dụng của Tập đoàn chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi đặc điểm của từng khách
hàng. Đối phó với những rủi ro này, Ban Điều hành của Tập đoàn đã thiết lập một chính
sách tín dụng mà theo đó mỗi khách hàng mới sẽ được đánh giá riêng biệt về độ tin cậy của
khả năng trả nợ trước khi Tập đoàn đưa ra các điều khoản và điều kiện giao hàng và thanh
toán chuẩn cho khách hàng đó. Hạn mức mua hàng trả chậm được thiết lập cho mỗi khách
hàng, thể hiện số dư phải thu tối đa mà không cần phê duyệt bởi Tổng Giám đốc. Hạn mức
này được soát xét khi cần. Khách hàng không thông qua xếp hạng tín nhiệm chỉ có thể giao
dịch với Tập đoàn với điều kiện trả tiền trước.

3. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn


 Các hệ số về khả năng thanh toán thời điểm

Để phân tích tình hình thanh toán ngắn hạn, các chỉ tiêu thời điểm cần được phân
tích như sau: Hệ số khả năng thanh nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số
khả năng thanh toán tức thời. Dựa vào bảng cân đối kế toán hợp nhất của công ty cổ phần
sữa Việt Nam Vinamilk tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và tại ngày 31 tháng 12 năm 2012,
các số dư liên quan đến các chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn như sau:

20
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

Chỉ tiêu Tại ngày 31/12/2013 Tại ngày 31/12/2012 Chênh lệch tỷ
trọng (%)

A. Tổng tài sản ngắn hạn 13.018.930.127.438 11.110.610.188.964 17,2

1. Tiền và các khoản tương 2.745.645.325.950 1.252.120.160.804 119,3


đương tiền

2. Các khoản đầu tư tài 4.167.317.622.318 3.909.275.954.492 6,6


chính ngắn hạn

3. Các khoản phải thu 2.728.421.414.532 2.246.362.984.001 21,5


ngắn hạn

4. Hàng tồn kho 3.217.483.048.888 3.472.845.352.518 (7,35)

5. Tài sản ngắn hạn khác 160.062.715.750 230.005.737.149 (30,4)

B. NỢ NGẮN HẠN 4.956.397.594.108 4.144.990.303.291 19,6

Đơn vị tính: đồng

Năm Năm 2012 Chênh lệch

Hệ số Công thức 2013 (lần) +/_ %


(lần)

1. Khả năng = Tài sản ngắn hạn / Nợ 2,62 2,68 (0,04) 1,49
thanh toán nợ ngắn hạn
ngắn hạn

21
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

2. Khả năng = (Tiền + Đầu tư ngắn 1,95 1,79 0,16 8,94


thanh toán hạn + Phải thu khách
nhanh hàng)/ Nợ ngắn hạn

3. Khả năng = Tiền / Nợ ngắn hạn 0,55 0,3 0,25 83,3


thanh toán tức
thời

Nhận xét:

Như vậy, nhìn vào hệ số về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tình hình thanh toán
ngắn hạn của công ty là tốt, hệ số về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số về khả năng
thanh toán nhanh đều lớn hơn 1, chứng tỏ tài sản ngắn hạn hay tổng Tiền, đầu tư ngắn hạn
và phải thu khách hàng đều có khả năng bù đắp các khoản nợ khi phát sinh.

 Về hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Năm 2013, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là 2,62 lần. Tức là, cứ 1 đồng
nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 2,62 đồng tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp đang có. So
với năm 2012, chỉ tiêu này đã giảm 0,04 lần, tương ứng giảm 1,49%. Có thể nói mức giảm
này là rất ít, không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của tài sản ngắn hạn.
Việc giảm hệ số này là do trong năm 2013 tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn( 17,2 %) thấp
hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn( 19,6 %). Trong đó, nợ ngắn hạn tăng chủ yếu do khoản
mục chi phí phải trả tăng và thuế phải nộp ngân sách tăng. Tuy khoản mục phải trả người
bán giảm cuối năm so với đầu năm, tuy nhiên tỷ trọng của khoản mục này là rất lớn trong
cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty, cuối năm 2013, tỷ trọng này là xấp xỉ 40%. Có thể thấy,
phần vốn mà công ty bị chiếm dụng là rất lớn. Mặc dù trong ngắn hạn công ty có khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nhưng trong tương lai, áp lực cạnh tranh diễn ra lớn hơn
đặc biệt với sự tăng trưởng mạnh mẽ của công ty sữa TH – Truemilk, lượng tiền chiếm
dụng thương mại của Vinamilk sẽ giảm theo vị thế cạnh tranh trên thị trường.
22
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

So với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề như công ty cổ phần sữa Hà
Nội, tại thời điểm cuối năm 2013, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là 1,25 lần thấp hơn rất
nhiều hệ số này tại công ty Vinamilk (1,37 lần). Như vậy, có thể thấy, tại thời điểm cuối
năm 2013, công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ ngắn hạn.

 Về hệ số thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 1,95 lần. Năm 2013, cứ 1 đồng nợ
ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 1,95 đồng tài sản ngắn hạn sau khi loại trừ hàng
tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Năm 2013, chỉ tiêu này đã tăng 0,16 lần tương ứng với
tốc độ tăng là 8,94 % so với năm 2012. Nguyên nhân là do tốc độ tăng chủ yếu của tiền và
các khoản tương đương tiền tăng 119,3% và các khoản phải thu tăng 21,5% làm tổng(Tiền
+ đầu tư ngắn hạn + phải thu khách hàng ) tăng nhanh với tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng
của nợ ngắn hạn( 19,6%).

 Về khả năng thanh toán tức thời

Năm 2013, hệ số thanh toán tức thời của doanh nghiệp là 0,55 lần. Hệ số này cho
biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong năm 2013 được đảm bảo thanh toán
bởi 0,55 đồng tiền và tương đương tiền. Hệ số này đã bắt đầu tăng mạnh so với năm 2012,
tăng 0,25 lần tương ứng với tốc độ tăng là 83,3 %. Việc tăng lên của hệ số này là do trong
năm 2013, tiền và tương đương tiền có sự tăng mạnh( tăng 119,6%) lớn hơn tốc độ tăng
của nợ ngắn hạn(19,6 %) dẫn đến việc hệ số này tăng cao so với năm 2012.

Công ty Vinamilk luôn được coi là doanh nghiệp có vị thế tiền mặt lớn nhất Việt
Nam. Hệ số thanh toán tức thời tăng lên là một dấu hiệu tốt, giúp công ty có thể linh hoạt
hơn trong hoạt động thanh toán ngắn hạn. Tuy nhiên, việc tỷ lệ này quá cao tức là việc giữ
tiền và các khoản tương đương tiền nhiều, vượt quá nhu cầu của các khoản nợ ngắn hạn
đến hạn trả, như vậy sẽ làm ứ đọng vốn trong doanh nghiệp và làm khả năng gian lận về
tiền có thể xảy ra nhiều hơn. Do vậy, công ty nên mở rộng đầu tư các dự án mới để giảm
bớt vốn ứ đọng trong tiền và các khoản tương đương tiền.

23
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

 Các hệ số về khả năng thanh toán thời kỳ

Do các chỉ tiêu thanh toán thời điểm chỉ phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
trong trạng thái tĩnh, tức là khả năng thanh toán tại ngày 31 tháng 12 năm 2013, như vậy,
khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cả năm 2013 sẽ không được phản ánh rõ. Do
đó, sử dụng hệ số dòng tiền /nợ ngắn hạn để phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
trong cả năm 2013.

Trong năm 2013, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh =
6.251.743.363.451 đồng (số liệu từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại công ty cổ phần sữa Việt
Nam), nợ ngắn hạn bình quân trong năm 2013 = 4.550.693.949.200 đồng. Vì vậy, hệ số
dòng tiền/ nợ ngắn hạn = 1,37 lần tức là trong năm 2013, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có thể
được bù đắp bởi 1,37 đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể thấy, hệ số này lớn
hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ dòng tiền thuần sản xuất kinh doanh là
tốt, trong năm dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể tự bù
đắp khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải tìm nguồn tài trợ khác để thanh toán nợ ngắn
hạn.

KẾT LUẬN: Như vậy, từ các chỉ tiêu thời điểm và thời kỳ về tình hình thanh toán
nợ ngắn hạn của công ty cổ phần sữa Việt Nam là rất tốt, công ty có khả năng thanh toán
kịp thời các khoản nợ trong ngắn hạn bằng việc tài trợ bằng tổng tài sản ngắn hạn hay bằng
dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong toàn năm 2013.

24
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

4. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn

Bảng 1: Số liệu ban đầu để phân tích khả năng thanh toán dài hạn
Chênh lệch 2012so 2011 Chênh lệch 2013 so 2012
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 +/- % +/- %
Nợ phải trả 3,105,466,354,267 4,204,771,824,521 5,307,060,807,329 1,099,305,470,254 35.40% 1,102,288,982,808 26.22%
Nợ dài hạn 158,929,338,768 59,781,521,230 350,663,213,221 -99,147,817,538 -62.38% 290,881,691,991 486.57%
Vốn CSH 12,477,205,196,484 15,493,096,595,858 17,545,489,315,423 3,015,891,399,374 24.17% 2,052,392,719,565 13.25%
Chi phí lãi vay 13,933,130,085 3,114,837,973 104,027,048 -10,818,292,112 -77.64% -3,010,810,925 -96.66%
Tổng tài sản dài hạn 6,114,988,554,657 8,587,258,231,415 9,856,483,929,198 2,472,269,676,758 40.43% 1,269,225,697,783 14.78%
Tổng tài sản 15,582,671,550,751 19,697,868,420,379 22,875,414,056,636 4,115,196,869,628 26.41% 3,177,545,636,257 16.13%
Lợi nhuận trước thuế 4,978,991,895,071 6,929,668,017,079 8,010,256,856,719 1,950,676,122,008 39.18% 1,080,588,839,640 15.59%

Bảng 2: Phân tích khả năng thanh toán dài hạn qua 3 năm 2011-2013
chênh lệch 2012 so 2011 chênh lệch 2013 so 2012
chỉ tiêu 2011 2012 2013 +/- % +/- %
hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 0.25 0.27 0.30 0.02 9.04% 0.03 11.45%
hệ số khả năng thanh toán tổng quát 5.02 4.68 1.86 -0.33 -6.64% -2.83 -60.35%
hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn 38.48 143.64 28.11 105.17 273.33% -115.54 -80.43%
hệ số khả năng thanh toán phí lãi vay 358.35 2225.73 77002.67 1867.38 521.11% 74776.95 3359.66%

 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:


Năm 2011: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 0,25 cho thấy cơ cấu nguồn tài
trợ tài sản của doanh nghiệp, cứ 1 đồng tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì
tương ứng với 0,25 đồng được tài trợ bằng nợ phải trả.

Năm 2012: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 0,27 cho thấy cơ cấu nguồn tài trợ
tài sản của doanh nghiệp, cứ 1 đồng tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì
tương ứng với 0,27đồng được tài trợ bằng nợ phải trả
Năm 2013: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 0,3 cho thấy cơ cấu nguồn tài trợ
tài sản của doanh nghiệp, cứ 1 đồng tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì
tương ứng với 0,3đồng được tài trợ bằng nợ phải trả.

25
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

Nhận xét: năm 2012 hệ số này tăng 0,02 lần tương ứng tăng 9,04% so với năm
2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ phải trả ( tăng 35,4%) cao hơn tốc độ
tăng của vốn chủ sở hữu (tăng 24,17%) làm hệ số này tăng lên . Tuy nhiên hệ số
này qua 2 năm luôn bé hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng nguồn vốn chủ
sở hữu nhiều hơn trong cơ cấu nguồn vốn.
So với năm 2012 thì hệ số này lại tăng lên trong năm 2013 tăng 0,03 lần tương
ứng tăng 11,45%. Sự tăng lên là do tốc độ tăng của nợ phải trả (tăng26,22%) cao hơn
tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu(13,25%)
 Trong 3 năm nghiên cứu thì hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu luôn thể
hiện sự nhỉnh hơn về vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn, điều này cho
thấy tính độc lập về tài chính của công ty tốt,thu hút được sự quan tâm của các
nhà đầu tư.

 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát


Hệ số thanh toán tổng quát của công ty năm 2011 là 5,02 lần và năm 2012 là 4,68
lần giảm không đáng kể.
Trong năm 2013 hệ số này giảm đáng kể so với năm 2011 và 2012 xuống mức
chỉ còn 1,86 lần; tức giảm tương đối 60,35% so với năm 2012 . Nguyên nhân là do
tốc độ tăng của nợ phải trả là 26,22% còn lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản
(16,13%) làm cho hệ số thanh toán tổng quát giảm xuống còn 1,86 lần . . Điều này
cho thấy năm 2013, mức độ tham gia tài trợ tài sản của doanh nghiệp từ nợ phải trả
tăng hay khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp giảm đáng kể. Tuy nhiên ,
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát bình quân chung của vinamilk trong giai đoạn
2011 – 2013 vẫn khá cao là 3,853 .Cao hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh là
Hanoimilk ( 2,557) cho thấy khả năng thanh toán của công ty vinamilk khá tốt ,cả 3
năm hệ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có đủ và thừa tài sản để thanh toán nợ
phải trả, đó là nhân tố hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay dài hạn.

 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn


Năm 2011: Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn là 38,48 lần
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2011, cứ 1đồng nợ
dài hạn của công ty được tài trợ bởi 38,48 đồng tài sản dài hạn

26
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

Năm 2012: Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát của doanh nghiệp là
143,64 lần.
Ý nghĩa: Điều này có nghĩa là trong năm 2012, cứ 1đồng nợ dài hạn của công ty
được tài trợ bởi 143,64 đồng tài sản dài hạn
Nhận xét: so với năm 2012 hệ số này đã tăng 105,17 lần tương ứng tăng
273,33%. Nguyên nhân là do trong năm 2012 nợ dài hạn của công ty giảm mạnh
(giảm hơn 99 tỷ đồng tương ứng giảm 62,38%) trong khi đó tài sản dài hạn tăng
nhanh (tăng hơn 2400 tỷ đồng với tốc độ tăng là 40,43%).
Năm 2013 hệ số thanh toán nợ dài hạn chỉ còn 28,11lần giảm mạnh so với năm
2012 Sự giảm mạnh của hệ số này là do trong năm 2013, nợ dài hạn của công ty
tăng vọt (tăng 290 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 486,57%) nhưng tổng tài sản dài
hạn của công ty chỉ tăng với tốc độ tăng là 14,78%). Công ty đã tăng chiếm dụng
vốn để kinh doanh.
Qua 3 năm phân tích, hệ số này của doanh nghiệp đều ở mức cao cho thấy khả
năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp tốt thừa khả năng thanh toán nợ dài hạn,
nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư dài hạn.
 Hệ số khả năng thanh toán phí lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty trong 3 năm liền đều rất cao:
năm 2011 là 358,35 lần, năm 2012 là 2225,73 và còn tăng đến 77002,67 gấp hơn 34
lần so với 2012. Nguyên nhân do lợi nhuân trước thuế và lãi vay trong 3 năm liên tục
tăng mà chi phí lãi vay của công ty lại giảm mạnh( năm 2012 giảm hơn 10 tỷ đồng
tương ứng giảm 77,64%; năm 2013 giảm so với năm 2012 hơn 3 tỷ đồng tương ứng
giảm 96,66%).
Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả qua 3 năm đã giảm được chi phí
lãi vay khá lớn , lợi nhuân đạt được đã thanh toán tốt các khoản lãi vay. Đây là nhân
tố quan trọng hấp dẫn công ty đưa ra quyết định đầu tư, vay thêm tiền đầu tư vào
hoạt động kinh doanh để tích lũy lợi nhuận.

27
Phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk

KẾT LUẬN CHUNG


Năm 2013 là một năm với nhiều khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và
các doanh nghiệp hàng tiêu dùng nói riêng, một chỉ số có thể dễ nhận thấy theo báo cáo của
Tổng cục thống kê là tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng
khoảng 12,6% so với năm 2012 và là mức tăng thấp nhất trong bốn năm trở lại đây.
Trong bối cảnh đó, Vinamilk vẫn hoạt động tốt và hoàn thành các kế hoạch đề ra
của công ty. Theo định hướng doanh thu – lợi nhuận giai đoạn 2012 - 2016, đến năm 2013,
Vinamilk đã đạt tổng doanh thu là 31.586 tỷ đồng (tăng 16,6% so với năm 2012), tổng lợi
nhuận là 6.534 tỷ đồng (tăng 12,3% so với năm 2012). Mặc dù mức tăng này thấp hơn mức
tăng của các năm trước nhưng nhờ những nỗ lực trong việc tối ưu hóa hiệu quả quản lý,
kiểm soát tốt chi phí, lợi nhuận của Vinamilk đã vượt 5% so với kế hoạch (tương đương
vượt 304 tỷ đồng) và nếu xét theo lũy kế, chỉ tiêu lợi nhuận cho đến năm 2013 đã đạt được
95% so với kế hoạch tới năm 2016. Điều này cho thấy rằng Vinamilk đã đạt được những
cột mốc theo kế hoạch 5 năm. Thời điểm hiện nay, giá trị vốn hóa của Vinamilk là 112.518
tỷ đồng (tương đương 5,35 tỷ USD và tăng 53,4% so với cuối năm 2012) cho thấy vị thế
và danh tiếng của Vinamilk tiếp tục được khẳng định.
Trên đây là những tìm hiểu của nhóm về khả năng thanh toán của Vinamilk và những
nhận định chủ quan của các thành viên trong nhóm. Với kiến thức chưa vững chắc và kinh
nghiệm thực tế chưa đầy đủ nên bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận
được sự góp ý từ cô và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

28

You might also like