You are on page 1of 4

CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN KẾT HÓA HỌC

A. CÁC LOẠI LIÊN KẾT THEO QUAN NIỆM CỔ ĐIỂN:


I. Liên kết ion:
 Thuyết tĩnh điện của Kossel; Phân tử hợp chất hóa học được tạo ra nhờ sự chuyển dịch các electron lớp
ngoài cùng (electron hóa trị) từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. Nguyên tử mất electron hóa trị biến
thành ion dương, gọi là cation và nguyên tử nhận electron biến thành ion âm gọi là anion.
 Liên kết ion là liên kết được tạo thành nhờ lực hút tĩnh địện giữa các ion trái dấu.
 Cơ chế cấu tạo liên kết ion:

Bản chất cơ chế tạo


thành liên kết ion là sự nhường nhận electron hóa trị, có xu hướng tạo thành các ion mang cấu hình electron của
khí hiếm bền vững (quy tắt octet).
 Sự chênh lệch độ âm điện giữa các nguyên tố càng cao, tính ion của hợp chất càng cao.
 Tính chât liên kết ion: không bão hòa (một ion hút một lượng không xác định các ion trái dấu khác) và
không định hướng (có thể hút ion trái dấu theo bất kì hướng nào).
II. Liên kết cộng hóa trị:
 Theo Lewis (1916), liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi các cặp electron dùng chung
giữa 2 nguyên tử.
 Bản chất của liên kết cộng hóa trị là sự xen phủ giữa các orbital nguyên tử.
Orbital nguyên tử là vùng tồn tại các electron với xác suất tìm thấy >90%. Mỗi phân lớp trong lớp vỏ electron
đều tồn tại các orbital nguyên tử với hình dạng và mức năng lượng khác nhau.
- Orbital s: hình cầu, electron phân bố gần hạt nhân.
- Orbital p: hình số 8 nổi, gồm 3 loại: px, py, pz (tương ứng với 3 trục Ox, Oy, Oz trong hệ tọa độ không
gian Oxyz).

- -
Để tạo thành liên kết hóa học thì 2 orbital giữa 2 nguyên tử chứa các cặp e hóa trị phải có sự xen phủ với nhau.
Nói cách khác, sự xen phủ có thể hiểu là sự “dùng chung” cặp e hóa trị giữa 2 nguyên tử.
Động lực để sự xen phủ xảy ra là sự giải tỏa electron, giảm thế năng làm bền hệ. Nói dễ hiểu electron khi chỉ cư
trú trong một vùng không gian (orbital), chúng sẽ có xu hướng muốn mở rộng không gian đó ra, vì vậy sự xen
phủ với một orbital khác như một cánh cửa cho hai cặp e ở mỗi orbital có thể di chuyển tự do trong vùng không
gian mới rộng hơn, dẫn đến mật độ điện tích giảm hay nói cách khác là sự giải tỏa electron.
Các kiểu xen phủ:
- Xen phủ trục: sự xen phủ xảy ra dọc theo đường nối hai hạt nhân, tạo thành liên kết sigma σ . a) xen phủ
trục giữa orbital s và p, b) xen phủ trục giữa orbital p và p.
- Xen phủ bên: sự xen phủ xảy ra ngoài đường nối hai hạt nhân, chỉ với orbital p, các orbital phải đối trục
(tức song song với nhau), tạo thành liên kết pi π . c) sự xen phủ bên giữa hai orbital p.

 Tính chất liên kết


cộng hóa trị: là liên kết có hướng nhất định trong không gian (orbital phải định hướng đúng thì mới có
thể xen phủ tạo liên kết) nên các phân tử có hình dạng nhất định.
III. Sự phân cực của liên kết – Moment lưỡng cực của phân tử:
Sự phân cực của liên kết gây ra do sự chênh lệch về độ âm điện giữa 2 nguyên tử, cặp e liên kết sẽ bị lệch về
phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn, các liên kết đó được gọi là các liên kết cộng hóa trị phân cực. Đối với
các liên kết của hai nguyên tử giống nhau hoặc có độ chênh lệch độ âm điện không đáng kể thì cặp e sẽ nằm
chính giữa hai hạt nhân nguyên tử, được gọi là các liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Từ đó, ta có hiểu rằng đối với liên kết ion, sự chênh lệch độ âm điện này rất lớn dẫn đến liên kết cộng hóa trị bị
phá vỡ (cặp e bị hút hoàn toàn về một phía), nên dẫn đến hình thành các ion trái dấu. Đối với liên kết cộng hóa
trị thì độ chênh lệch đó đủ để tồn tại liên kết. Một liên kết hóa học trong thực tế, vừa mang tính chất ion, vừa
mang tính chất cộng hóa trị, chỉ là tính chất nào ưu thế hơn.
Để đặc trưng độ phân cực của liên kết và phân cực của phân tử, người ta sử dụng khái niệm moment lưỡng cực.
Moment lưỡng lực là đại lượng vector có chiều quy ước từ trọng tâm điện tích dương qua điện tích âm.
Các kí hiệu δ + và δ - để chỉ nguyên tử đó chỉ mang một phần điện tích dương hoặc âm tương ứng để thể hiện sự
phân cực liên kết, chứ không mang điện tích thực thụ. Chiều vector đi từ H sang F có độ âm điện lớn hơn.
Moment lưỡng cực của phân tử, kí hiệu là ⃗μ, là tổng vector của toàn bộ các vector moment lưỡng cực liên kết.
Nếu ⃗μ = 0 thì phân tử không phân cực, nếu ⃗μ > 0 thì phân tử phân cực. Độ lớn ⃗μ theo đơn vị D.
Ví dụ như phân tử CO2 có dạng thẳng, có hai liên kết phân cực C=O, nhưng moment lưỡng cực hai liên kết này
là vector có độ lớn bằng nhau và chiều ngược nhau nên chúng triệt tiêu nhau, dẫn đến vector tổng bằng 0. Vì
vậy, CO2 không phân cực.

Tuy nhiên đối với phân tử H2O, moment lưỡng cực hai liên kết O-H phân cực không
triệu tiêu nhau, khi đó vector tổng sẽ được vẽ theo các quy tắc cộng vector (ba điểm,
hình bình hành). Vì vậy, H2O phân cực.

IV. Các loại liên kết yếu – Tương tác liên phân tử:
 Giữa các phân tử với nhau cũng có thể hình thành các liên kết tương tác yếu dựa trên bản chất tĩnh điện,
được gọi là liên kết Van der Waals
 Cơ chế hình thành liên kết Van der Waals:
Trong phân tử, các electron không ngừng chuyển động. Khi các
electron di chuyển tập trung về một phía bất kì của phân tử sẽ hình
thành nên các lưỡng cực tạm thời.
Các phân tử có lưỡng cực tạm thời cũng có thể làm các phân tử lân
cận xuất hiện các lưỡng cực cảm ứng. Do đó, các phân tử có thể tập hợp thành một mạng lưới với tương tác
lưỡng cực cảm ứng, được gọi là tương tác van der Waals.
 Phân loại:
- Lực định hướng: lực phát sinh khi những phân tử
có cực lại gần nhau (momen lưỡng cực µ ≠ 0). Các
phân tử sẽ định hướng lại để các trọng tâm tích
điện ngược dấu hút nhau.
- Lực cảm ứng là lực phát sinh khi một phân tử
không phân cực (µ=0) tiến lại gần một phân tử phân cực có sẵn (hoặc ion). Dưới tác dụng điện trường
của phân tử có cực, phân tử không phân cực bị phân cực hóa, tức là xuất hiện lưỡng cực, gọi là lưỡng
cực cảm ứng.

- Lực khuếch tán được tạo bởi những lưỡng cực tạm thời hoặc cảm ứng lại hút nhau. Tại một thời điểm,
tâm tích điện âm và tâm tích điện dương của nguyên tử, phân tử lệch nhau, hình thành lưỡng cực tạm
thời. Lưỡng cực tạm thời có phương thay đổi liên tục, điện trường của nó tác động và tạo ra lưỡng cực
cảm ứng với phân tử, nguyên tử bên cạnh.

Ngoài yếu tố phân cực hóa, khối


lượng và diện tích tiếp xúc giữa phân tử cũng ảnh hưởng đến lực tương tác liên phân tử, đặc biệt là khả năng tạo
lưỡng cực tạm thời. Các chất có khối lượng phân tử càng lớn, diện tích tiếp xúc với các phân tử cùng chất càng
lớn thì tương tác Van der Waals càng mạnh.
 Liên kết hydrogen: là lực hút tĩnh điện chủ yếu giữa nguyên tử hydrogen liên kết cộng hóa trị với một
nguyên tử hoặc nhóm có độ âm điện cao hơn, đặc biệt là các nguyên tố chu kì 2 như N, O, F.
- Điều kiện cần và đủ để tạo thành liên kết hydrogen”
Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm diện lớn như F, O, N,...
Nguyên tử F, O, N,... liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hoá trị chưa liên kết.
- Liên kết hydrogen thông thường được biểu thị
bằng dấu ba chấm
- Liên kết hydrogen có thể hình thành liên phân
tử như giữa các phân tử nước hoặc nội phân tử
như o-nitrophenol.

V. Ứng dụng:
 Giải thích các tính chất vật lí của hợp chất, đặc biệt là trong hóa hữu cơ
- Nhiệt độ sôi: là sự chuyển hóa từ lỏng (các phân tử còn giữ với nhau bằng liên kết liên phân tử) sang khí
(các phân tử rời rạc, tồn tại độc lập). Dựa trên định nghĩa trên, ta có thể đánh giá, so sánh nhiệt độ sôi
giữa các chất dựa trên tương tác liên phân tử. Tương tác liên phân tử càng mạnh thì các phân tử được
giữ với nhau càng chặt, dẫn đến cần nhiệt độ sôi cao hơn để tách chúng ra.
Ví dụ như so sánh nhiệt độ sôi giữa HF và HCl. Giữa các phân tử HF tồn tại liên kết hydrogen mạnh, giữ
chặt các phân tử HF với nhau, dẫn đến nhiệt độ sôi HF cao hơn HCl. (HF: 19,5℃ , HCl: -85,05℃ )
- Nhiệt độ nóng chảy: là sự chuyển hóa từ rắn sang lỏng, các yếu tố ảnh hưởng tương tự nhiệt độ sôi.
Ngoài ra, ở trạng thái rắn, hợp chất tồn tại ở dạng mạng tinh thể. Mạng tinh thể càng chặt khít thì nhiệt
độ nóng chảy càng cao, như vậy các hợp chất càng có tính đối xứng thì nhiệt độ nóng chảy càng cao.
Ví dụ như so sánh nhiệt độ nóng chảy giữa benzene và toluene. Benzene có tính đối xứng rất lớn nên nhiệt
độ nóng chảy cao hơn toluene.
 Giải thích, so sánh tính acid-base.
Ví dụ như so sánh tính acid giữa benzoic acid và phenolic acid. Hai chất đều có nhóm –COOH thể hiện tính
acid, tuy nhiên đối với phenolic acid, do có nhóm –OH liền kề nên tạo liên kết hydrogen nội phân tử giữ cho
proton trong –COOH phân li. Vì vậy benzoic acid có tính acid mạnh hơn.

You might also like