You are on page 1of 12

THTV

BIỆN PHÁP TU TỪ : NÓI GIẢM NÓI TRÁNH.


Ví dụ:
_ Con dạo này lười lắm. ( Thiếu tế nhị )
_ Con dạo này chưa được chăm lắm. ( Tế nhị, nhẹ nhàng, tránh nặng nề ).
Ví dụ: Ông cụ đã chết rồi.
=> Ông cụ đã quy tiên rồi.
Ví dụ: Bài thơ của anh dở lắm.
=> Bài thơ của anh chưa được hay lắm.
Ví dụ: Anh còn kém lắm.
=> Anh cần phải cố gắng hơn nữa.

I.Nói giảm, nói tránh


1. Khái niệm: Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển
chuyển.
2. Tác dụng của nói giảm nói tránh:
- Tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề.
3. Các cách nói giảm nói tránh
a. Sử dụng từ đồng nghĩa, đặc biệt là các từ Hán Việt.
b. Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa.
c. Dùng cách nói vòng:
d. Dùng cách nói trống (tỉnh lược).
4. Các trường hợp sử dụng nói giảm nói tránh:
- Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, thô tục, thiếu lịch sự.
- Khi muốn tôn trọng người đối thoại với mình ( người có quan hệ thứ bậc xã hội,
tuổi tác cao hơn)
- Khi muốn nhận xét một cách tế nhị, lịch sự, có văn hoá để người nghe dễ tiếp thu
ý kiến góp ý.
5. Cảm thụ cái hay (giá trị nghệ thuật ) của cách nói giảm nói tránh
trong tác phẩm văn học:
_ Đặt nó trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể (quan hệ thứ bậc xã hội, tuổi tác, tâm
trạng của người nói, người nghe,...).
_ Xem xét trong văn bản, tác giả đã tạo ra phép nói giảm nói tránh bằng những từ
ngữ nào, bằng cách nào.
_ Đối chiếu với những cách nói thông thường có thể dùng trong trường hợp giao
tiếp đó để thấy được tác dụng của cách diễn đạt này và dụng ý của tác giả.

B. LUYỆN TẬP: NÓI QUÁ


Bài tập 1.Thay các từ ngữ in đậm bằng các từ ngữ đồng nghĩa để thể hiện cách nói
giảm nói tránh trong các câu sau:
a. Anh cứ chuẩn bị đi, bà cụ có thể chết trong nay mai thôi.
b. Ông ta muốn anh đi khỏi nơi này.
c. Bố tôi làm người gác cổng cho nhà máy.
d. Ông giám đốc chỉ có một người đầy tớ.
e. Cậu ấy bị bệnh điếc tai, mù mắt.
g. Mẹ tôi làm nghề nấu ăn.
Bài 2: Tìm các biện pháp nói giảm nói tránh ở các câu sau và cho biết hiệu quả sử
dụng chúng.
a. Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương.
(Nguyễn Du).
b. Bác đã lên đường, theo tổ tiên.
(Tố Hữu).
c. Bỗng loè chớp đỏ.
Thôi rồi, Lượm ơi!
( Tố Hữu).
d. Ông mất năm nào? Ngày độc lập,
Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao.
Bà về năm đói làng treo lưới,
Biến động, Hòn Mê giặc bắn vào.
( Mẹ Tơm, Tố Hữu).

Bài 3: Đoạn văn về chủ đề tự chọn có sử dụng biện pháp nói quá hoặc nói giảm,
nói tránh

Bài 4: Hãy đặt câu và dùng cách nói giảm nói tránh để giải quyết bài tập sau:
1. Bạn học môn văn tệ thật.
2. Chiếc xe này trông xấu và tồi tàn quá
3. Ông cụ đã chết vì bệnh tật hôm qua
4. Mai viết chữ xấu thật
5.  Anh lính cứu hỏa đã chết khi đang làm nhiệm vụ dập lửa cứu người.

NGHĨA CỦA TỪ
I. – CỦNG CÔ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC
1. Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu
thị. 
2. Hai cách giải nghĩa của từ:
– Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Ví dụ: tập quán: thói quen của một cộng đồng đươc hình thành từ lâu đòi trong đời
sống, được mọi người làm theo.
– Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
Ví dụ: lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.
3. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
– Từ nhiều nghĩa: một từ mà có nhiều nội dung ý nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và
các nghĩa chuyển.
Ví dụ: + chăn (nghĩa gốc): một bộ phận của cơ thể người hay động vật dùng để di
chuyển.
+ chân (nghĩa chuyển): chân đê, chân tròi, chận ghế,…
– Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.
Ví dụ: + Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: cái cuốc – cuốc đất.
+ Chỉ bộ phận cây cối thành chỉ bộ phận con người: lá cây – lá phổi, quả táo – quả
tỉm,…
Lưu ý: Khi mới xuất hiện, từ chỉ được dùng với một nghĩa nhất định. Nhưng xã hội
phát triển, nhận thức con người cũng phát triển, nhiều sự vật của thực tế khách
quan được con người khám phá và vì vậy cũng nảy sinh nhiều khái niệm mới.
Chính vì vậy mới có hiện tượng tạo ra từ ngữ mới và chuyển nghĩa của từ (thêm
nghĩa mói vào cho từ đã cố sẵn).
– HS phân biệt từ nhiều nghĩa với hiện tượng đồng âm.
+ Ở từ nhiều nghĩa, giữa các nghĩa có mối quan hệ nhất định, có thể tìm ra một cơ
sở nghĩa chung.
Ví dụ: cụt (nghĩa gốc): thiếu một đoạn ở một đầu của vật (cành cụt).
cụt (nghĩa chuyển): thiếu một đoạn thông vói cái khác, ý không trọn vẹn (ngõ cụt,
câu cụt).
+ Hiện tượng đồng âm là những từ chỉ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa của
chúng khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
Ví dụ: mai (1): Cây trồng làm cảnh, hoa vàng, nở vào đầu xuân. (Miền Bắc có đào,
miền Nam có mai.)
mai (2): Dụng cụ đào đất, gồm lưỡi sắt nặng, tra cán dài. (Thấy người ta ăn khoai
cũng vác mai đi đào – Thành ngữ)
– Hiểu chính xác nghĩa của từ để sử dụng trong giao tiếp, tạo lập văn bản. Lưu ý
dùng từ đúng nghĩa, tránh lặp từ và lẫn lộn các từ gần âm.
II. – LUYỆN TẬP
Bài tập
1. Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu ở dưói:
– Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy.
(Sự tích Hồ Gươm)
– Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi
cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
– Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ
mạnh như thần.
(Con Rồng cháu Tiên)
a) Hãy giải nghĩa từ in đậm trong các câu văn trên. Cho biết các từ đó dùng với
nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
b) Đặt ba câu với các từ in đậm trên dùng với nghĩa khác vói nghĩa vừa xác định.
2. Điền các từ đề bạt, đề cử, đề xuất, đề đạt vào chỗ trống cho phù họp vói nội
đung:
…. – trình bày ý kiến hoặc nguyện vọng lên cấp trên.
…. -cử ai đó giữ chức vụ cao hơn.
…. – giới thiệu ra để lựa chọn và bầu cử.
…. – đưa vấn đề ra để xem xét và giải quyết.
3. Cho từ xanh
a) Hãy đặt câu có từ xanh dùng vói nghĩa gốc.
b) Hãy đặt câu có từ xanh dùng với nghĩa chuyển.
4. Trong các ví dụ sau, hiện tượng nào là đồng âm, hiện tượng nào là nhiều nghĩa?
a) Mũi tên, mũi tẹt
b) Chăn mây, chân trời
c) Sợi mây, đám mây
d) Sổ ba, ba mẹ
5. Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong câu:
a) Anh ấy là người rất kiên cố.
b) Hôm nay bà ngoại đã biếu em một quyển sách rất hay.
c) Chúng ta cần giữ gìn những tinh tú của dân tộc.
Bài 6: Chọn một từ thích hợp điền vào chỗ chấm, nêu nghĩa của từ đó trong mỗi
câu:
a. Anh em ……….. quân ở đảo Trường Sa.

b. Bác thợ đang ……….. đinh vào chiếc bàn.

c. Cô giáo dặn phải ……….. cửa trước khi về.

d. Cô ấy đang ……….. dấu vào những cuốn học bạ.

e. Mẹ em ……….. tiền học cho em.

g. Cô ấy ……….. kịch như thật, không chê vào đâu được.

h. Anh em mới ……….. mộ t đôi giày rất đẹp.

i. Bác ấy đang ……….. rượu vào các chai.

k. Nước ở đó ……….. băng, có thể đi lại được.


ĐÁP ÁN
Bài 1:
a. Anh cứ chuẩn bị đi, bà cụ có thể chết trong nay mai thôi.
-> Thay bằng từ “đi”, (“mất”…)
b. Ông ta muốn anh đi khỏi nơi này.
-> Thay bằng cụm từ “không muốn nhìn thấy anh nữa”.
c. Bố tôi làm người gác cổng cho nhà máy.
-> Thay bằng từ “bảo vệ”.
d. Ông giám đốc chỉ có một người đầy tớ.
-> Thay bằng từ ngữ “giúp việc” ( “thư ký”).
e. Cậu ấy bị bệnh điếc tai, mù mắt.
-> Thay bằng “khiếm thính”, “khiếm thị”.
g. Mẹ tôi làm nghề nấu ăn.
-> Thay bằng “nội trợ” (“đầu bếp”)
Bài tập 2.
a. Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương.
(Nguyễn Du).
-> Nói về cái chết khi còn quá trẻ, tuổi đang xuân, đẹp -> giảm bớt sự đau buồn,
thể hiện tình cảm xót thương cho số phận của người con gái trẻ bất hạnh.
b. Bác đã lên đường, theo tổ tiên.
(Tố Hữu).
-> Nói về cái chết -> giảm bớt sự đau buồn, cái chết nhẹ nhàng như 1 chuyến đi xa.
c. Bỗng loè chớp đỏ.
Thôi rồi, Lượm ơi!
( Tố Hữu).
-> Lượm đã hi sinh -> tránh gây cảm giác đau buồn, cái chết diễn ra đột ngột khiến
tác giả hết sức sửng sốt, bất ngờ…
d. Ông mất năm nào? Ngày độc lập,
Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao.
Bà về năm đói làng treo lưới,
Biến động, Hòn Mê giặc bắn vào.
( Mẹ Tơm, Tố Hữu).
- Nói đến cái chết -> tránh gây cảm giác đau buồn.

Bài 3:

Mẫu 1: Ngày 27/7 vừa qua, em cùng các bạn trong lớp tham gia hoạt động tri ân
những anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang. Buổi sáng hôm ấy, chúng em đã nhổ bỏ toàn
bộ cỏ dại, lau chùi các phần mộ. Từng lối đi đều được quét dọn sạch sẽ. Đến xế
chiều, mọi người tập trung tại tượng đài rồi phân công nhiệm vụ cắm hoa, thắp
hương. Ai nấy đều thực hiện với tâm thế nghiêm túc, cẩn trọng. Thông qua hoạt
động này, em càng thêm biết ơn những vị anh hùng đã hóa thân vào non sông đất
nước. Từ đây, em tự hứa với bản thân phải chăm chỉ học hành, tích cực trau dồi tri
thức để không phụ công lao to lớn của cha ông.

-> Biện pháp nói giảm nói tránh: "hóa thân vào non sông đất nước".

Mẫu 2: Năm ngoái, trong kì nghỉ hè, em được ba mẹ đưa về quê thăm ông bà nội.
Khoảng thời gian ấy, em đã làm quen và kết bạn với Minh - một cậu bé hàng xóm.
Chúng em chơi đùa rất thân thiết. Bỗng ngày nọ, Minh qua nhà và khoe với em
chuyện con chim chích bông. Hóa ra, Minh bắt được con chim ấy vào tuần trước.
Vì bản tính tò mò nên cậu đã thử nuôi như những người khác. Thế nhưng, khi bị
nhốt trong lồng, nó chẳng chịu ăn uống, cứ ủ rũ nằm một chỗ. Thỉnh thoảng, nó
còn đập cả thân mình vào chiếc lồng, hi vọng được thoát khỏi nơi tù túng này.
Cuối cùng, nó đã ra đi trong một đêm tối hiu quạnh. Sau chuyện này, Minh vô
cùng ăn năn, hối hận. Qua đây, chúng em rút ra bài học ý nghĩa về việc trân trọng
sự sống và yêu thương loài vật.

-> Biện pháp nói giảm nói tránh: "nó đã ra đi".


Bài 4:
1. Bạn học môn văn tệ thật.

=> Sử dụng nói giảm nói tránh: Bạn cần chăm chỉ và cố gắng hơn trong môn Văn

     2. Chiếc xe này trông xấu và tồi tàn quá

=> Sử dụng nói giảm nói tránh: Chiếc xe này trông không được đẹp cho lắm.

    3. Ông cụ đã chết vì bệnh tật hôm qua

=> Dùng cách nói giảm nói tránh: Ông cụ mới qua đời vì bệnh tật hôm qua

     4. Mai viết chữ xấu thật

=> Mai viết chữ không được đẹp lắm cần phải luyện nhiều hơn.

     5. Anh lính cứu hỏa đã chết khi đang làm nhiệm vụ dập lửa cứu người,

=> Anh cứu hỏa đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ dập lửa cứu người.

NGHĨA CỦA TỪ
Gợi ý
Câu 1:
a) – lưỡi (lưỡi gươm)-, dùng vói nghĩa chuyển.
– tay(vẫy tay): dùng vói nghĩa gốc.
– mặt, mũi [mặt mũi): dùng vói nghĩa gốc.
b) Đặt ba câu có các từ in đậm trên dùng vói nghĩa khác vói nghĩa vừa xác định, ví
dụ:
– Con chó thè cái lưỡi đỏ ra trông rất sợ.
– Ông ta là một tay trống cừ khôi.
– Mặt Hồ Gươm trong xanh, êm đềm.
– Cà Mau – mũi đất xanh tươi – là mảnh đất địa đầu Tổ quốc.
2. Có thể tra từ điển để hiểu nghĩa của các từ đề bạt, đề củ, đề xuất, đề đạt, sau đó
điền các từ vào chỗ trống cho phù họp với nội dung:
Đề đạt – trình bày ý kiến hoặc nguyện vọng lên cấp trên.
Đề bạt-cử ai đó giữ chức vụ cao hơn.
Đề cử – giới thiệu ra để lựa chọn và bầu cử.
Đề xuất- đưa vấn đề ra để xem xét và giải quyết.
3. a) Câu có từ xanh dùng với nghĩa gốc. Ví dụ:
Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt
hồ xanh.
(Sự tích Hồ Gươm)
b) Câu có từ xanh dùng với nghĩa chuyển. Ví dụ:
Đầu xanh đã tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
4. Phân biệt hiện tượng đồng âm, hiện tượng nhiều nghĩa trong các ví dụ.
a) Mũi tên, mũi tẹt: hiện tượng nhiều nghĩa.
b) Chân mây, chân trời: hiện tượng nhiều nghĩa.
c) Sợi mây, đám mây. hiện tượng đồng âm.
d) Sổ ba, ba mẹ: hiện tượng đồng âm.
5. Có thể tra từ điển để phát hiện từ dùng sai và chữa lỗi dùng từ trong câu:
a) Câu dùng sai từ kiên cố, thay bằng từ kiên cường.
b) Câu dùng sai từ biếu, thay bằng từ tặng, cho.
c) Câu dùng sai từ tinh tú, thay bằng từ tinh tuý.

Bài 6: Chọn một từ thích hợp điền vào chỗ chấm, nêu nghĩa của từ đó trong mỗi
câu:
Từ cần điền: đóng.
a. đóng quân: chỉ nơi các đơn vị bộ đội huấn luyện.
b. đóng đinh: chí việc dùng búa tác động vào đinh.
c. đóng cửa: chỉ việc làm cho cửa khép lại.
d. đóng dấu: chỉ việc dùng con dấu ép mạnh xuống.
e. đóng tiền: chỉ việc nộp tiền.
g đóng kịch: chỉ việc các diễn viên diễn kịch.
h. đóng giày: chỉ việc làm để tạo ra đôi giày.
i. dòng rượu: chỉ việc cho rượu vào chai.
k. đóng băng: chỉ việc đông cứng của nước.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ
hoặc năm chữ
1. Đặc điểm

- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ (bốn chữ hoặc năm chữ) thuộc kiểu văn
biểu cảm, thể hiện cảm xúc của người viết về một bài thơ.

2. Nội dung

- Biểu đạt mội nội dung tương đối trọn vẹn, gồm nhiều câu được liên kết với nhau,
bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt
đoạn.

- Trình bày cảm xúc của người viết về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

- Cấu trúc gồm ba phần:

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả

+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài
thơ; cảm xúc đó được gợi ra từ những hình ảnh, từ ngữ nào trong bài thơ.

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người
viết.

MẪU 1:

Quê hương là đề tài muôn thủa trong thi ca, Hữu Thỉnh cũng góp thêm vào đề tài

ấy bài thơ “Chiều sông Thương”. Bài thơ được làm theo thể 5 chữ, giàu vần điệu

nhạc điệu, lời thơ thanh nhẹ, hình tượng đẹp, trong sáng, cảm xúc dào dạt, bâng
khuâng, mênh mang. Dòng sông Thương quê mẹ êm đềm yên ả “nước vẫn nước

đôi dòng”, một buổi chiều mùa gặt, trăng non lấp ló chân trời, rất thơ mộng hữu

tình, “chiều uốn cong lưỡi hái”. Một câu thơ, một hình ảnh rất thơ, rất tài hoa.

Cánh buồm, dòng sông, đám mây, đều được nhân hóa, mang tình người và hồn

người, như đưa đón, như mừng vui gặp gỡ người đi xa trở về. Cảnh vật đồng quê,

từ đường nét đến sắc màu đều tiềm tàng một sức sống ấm no, chứa chan hi vọng.

Là những nương “mạ đã thò lá mới – trên lớp bùn sếnh sang”, là những ruộng lúa

“vàng hoe” trải dài, trải rộng ra bốn bên bốn phía chân trời mênh mông, bát ngát.

Là dòng sông thơ ấu chở nặng phù sa, mang theo bao kỉ niệm, bao hoài niệm “Hạt

phù sa rất quen – Sao mà như cổ tích. Chàng trai về thăm quê xúc động, khẽ cất lên

lời hát. Tình yêu quê hương dào dạt dâng lên trong tâm hồn. Câu cảm thán song

hành với những điệp từ điệp ngữ làm cho giọng thơ trở nên bồi hồi, say đắm. Bức

tranh quê nhà với bao sắc màu đáng yêu: Ôi con sông màu nâu/ ôi con sông màu

biếc”. Cảnh sắc quê hương càng hữu tình, nên thơ càng thấy được tình yêu quê

hương sâu nặng của tác giả

MẪU 2:

Đến với bài thơ “Ông đồ”, Vũ Đình Liên đã để lại cho người đọc nhiều suy tư.

Hình ảnh ông đồ vốn rất đỗi quen thuộc trong xã hội xưa, họ là những người có

học thức, tài năng. Trong quá khứ, mỗi năm Tết đến, ông đồ lại bày mực, tàu giấy

đỏ bên phố đông người để viết câu đối. Ông viết câu đối mà như người biểu diễn

thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” khiến người xem
tấm tắc khen ngợi, trân trọng: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng

bay”. Nhưng thời gian trôi qua, cùng với sự phát triển của xã hội, ông đồ vẫn ngồi

đấy, nhưng không có ai hay. Những vật dụng quen thuộc như “giấy đỏ buồn không

thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” được tác giả nhân hóa nhằm gợi ra nỗi buồn

của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Ở cuối bài thơ, câu hỏi tu từ

“Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?” giống như một lời than trách

cho số phận của ông đồ trước sự mai một của những giá trị truyền thống. Đây là

một trong tác phẩm mà em yêu thích nhất của nhà thơ Vũ Đình Liên.

MẪU 3:

Bằng tình yêu gắn bó máu thịt với quê hương xứ sở, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã
vẽ lại đất nước Việt Nam tươi đẹp muôn màu vào trong áng thơ Việt Nam quê
hương ta. Tình yêu quê hương được tác giả thể hiện ngay từ lúc lựa chọn thể thơ để
sáng tác. Thể thơ được lựa chọn là thể lục bát - thể thơ truyền thống từ bao đời nay
của dân tộc ta. Những hình ảnh đất nước, con người được tái hiện trong câu thơ vô
cùng mộc mạc và giản dị, đúng như con người Việt Nam ta. Đó là những biển lúa
trù phú rộng mênh mông, là những cánh cò lững lờ bay qua sóng lúa, là những
ngọn núi cao lập lờ sau vườn mây, là những ngày nắng chan hòa, với hoa thơm quả
ngọt suốt cả bốn mùa. Trên mảnh đất thần tiên ấy, là những con người kiên cường,
lương thiện. Khi có chiến tranh, họ dũng cảm đứng lên để bảo vệ mảnh đất chôn
nhau cắt rốn của mình. Hòa bình, họ lại trở về với hình dáng chân chất, thật thà,
làm bạn với ruộng vườn, dòng sông. Thật đáng quý, đáng tự hào biết bao. Những
tình cảm tha thiết ấy của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã hiện lên trọn vẹn qua bài
thơ. Đồng thời đã tạo nên được một nhịp ngân dài đồng điệu triệu triệu trái tim
khác trên mảnh đất Việt Nam. Đó là nhịp đập của những trái tim yêu nước.

You might also like