You are on page 1of 155

MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC........................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ .......................................................... 5
1. Tên chủ cơ sở: Công ty cổ phần Môi Trường Xanh Minh Phúc .................................. 5
2. Tên cơ sở: Nhà máy xử lý chất thải – Công ty cổ phần Môi Trường Xanh Minh Phúc .... 5
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở: .................................................. 6
3.1. Công suất hoạt động, sản phẩm của cơ sở:............................................................................... 6
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:.................................................................................................. 7
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện,
nước của cơ sở: .............................................................................................................. 7
CHƯƠNG II:SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI
CỦA MÔI TRƯỜNG..................................................................................................... 9
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân
vùng môi trường: ........................................................................................................... 9
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường ............................... 10
CHƯƠNG III:KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ...................................................................................... 11
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: ................. 11
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:...................................................................................................... 11
1.2. Thu gom, thoát nước thải: ....................................................................................................... 12
1.3. Xử lý nước thải: hệ thống xử lý nước thải, chất thải lỏng 50 m3/ngày đêm ......................... 16
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: ............................................................ 27
2.1 Hệ thống xử lý bụi, khí thải lò đốt chất thải công nghiệp LCN-1.000A ................................ 27
2.2 Hệ thống xử lý bụi, khí thải lò đốt chất thải công nghiệp, sinh hoạt công suất 50 tấn/ngày
đêm.................................................................................................................................................. 32
2.3 Hệ thống xử lý bụi, khí thải của hệ thống xử lý bóng đèn chứa thủy ngân............................ 39
2.4. Hệ thống xử lý bụi, hơi axit, dung môi từ khu vực phá dỡ linh kiện điện tử, khu vực phá dỡ
ắc quy, tẩy rửa bao bì, tẩy rửa kim loại dính dầu........................................................................... 40
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: ...................... 41
3.1. Các công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường:................................................................ 41
1
3.2. Các biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường: .................................................... 43
3.3. Công trình xử lý chất thải rắn thông thường: Lò đốt chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt
công suất 50 tấn/ngày đêm............................................................................................................. 44
3.4. Thống kê về chất thải rắn thông thường phát sinh tại cơ sở .................................................. 61
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: ..................................... 61
4.1 Các công trình lưu giữ chất thải nguy hại:............................................................................... 61
4.2 Các nhóm bao bì lưu giữ chất thải nguy hại:........................................................................... 64
4.3 Các công trình xử lý chất thải nguy hại: .................................................................................. 65
4.4. Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở ............................................... 95
4.5. Biện pháp quản lý chất thải nguy hại phát sinh tại công ty.................................................... 96
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có) .............................. 96
5.1 Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở......................................... 96
5.2 Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở...................................... 97
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: ............................................ 97
6.1. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:................................................................ 97
6.2 Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải:................................ 107
6.3 Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi và khí thải:........................ 108
6.4 Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu:..................................................... 110
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác tại cơ sở ................................... 112
7.1. Hồ sơ kỹ thuật hệ thống ổn định – hóa rắn.......................................................................... 112
7.2. Hồ sơ kỹ thuật khu vực vệ sinh xe........................................................................................ 113
7.3. Hồ sơ kỹ thuật của biện pháp bảo vệ môi trường khác tại công ty...................................... 113
8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết: .......................... 114
CHƯƠNG IV:NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ............... 118
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: ........................................................ 118
1.1. Nguồn phát sinh nước thải: ............................................................................................... 118
1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa: 45m3/ngàyđêm (Khi Công ty hoạt động hết công
suất).............................................................................................................................................. 118
1.3. Dòng nước thải: ................................................................................................................. 118
1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước thải: ...... 118
1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: .......................... 120
2
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: ....................................................... 120
2.1. Nguồn phát sinh khí thải:................................................................................................ 120
2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa: ......................................................................................... 121
2.3. Dòng khí thải: .................................................................................................................... 121
2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong khí thải: ......... 121
2.5. Vị trí, phương thức xả khí thải: ..................................................................................... 122
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: ............................................ 122
3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung: .............................................................................. 122
3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:................................................................................ 123
3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: ................................................................... 123
4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại: ... 123
4.1. Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải............................................................... 123
4.2. Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý: ........................................... 125
4.3. Số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại:không đăng ký ............................. 135
4.4. Địa bàn hoạt động đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế:..................................................... 135
5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm
nguyên liệu sản xuất: không đăng ký ....................................................................... 136
CHƯƠNG V:KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ..................... 137
1................................................. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải137
2............................................ Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải140
CHƯƠNG VI............................................................................................................. 145
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ .............................. 145
1.Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của
pháp luật: ................................................................................................................. 145
1.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ: ........................................................... 145
1.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:................................................. 146
1.3 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ chất thải theo quy định của pháp luật
có liên quan: ................................................................................................................................ 146
1.4 Giám sát vận hành xử lý CTNH ........................................................................................ 148
2. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm ......................................... 151

3
CHƯƠNG VII:KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI CƠ SỞ ....................................................................................................... 152
CHƯƠNG VIII:CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ ......................................................... 153

4
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở: Công ty cổ phần Môi Trường Xanh Minh Phúc
- Địa chỉ văn phòng: Khu 1, thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Lưu Văn Sửu
- Điện thoại: 02206281919; E-mail: moitruongxanhminhphuc@gmail.com
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0800533462 ngày 04 tháng 02 năm
2020 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp lần 9.
2. Tên cơ sở: Nhà máy xử lý chất thải – Công ty cổ phần Môi Trường Xanh Minh Phúc
-Địa điểm cơ sở: Khu 1, thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Quyết định số 427/QĐ –UBND của UBND huyện Bình Giang về việc phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, nhà máy xử lý chất thải rắn thành nhiên
liệu theo công nghệ MBT – CD.08- Bổ sung các hạng mục xử lý chất thải nguy hại -
của công ty Cổ phần Môi trường Tình Thương, ngày cấp 06/03/2017;
- Quyết định số 1640/QĐ-BTNMT ngày 06/08/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy xử lý chất thải
rắn thành nhiên liệu theo công nghệ MBT-CD.08-Bổ sung các hạng mục xử lý chất
thải nguy hại”;
- Quyết định số 1640/QĐ-BTNMT ngày 06/08/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy xử lý chất thải
rắn thành nhiên liệu theo công nghệ MBT-CD.08-Bổ sung các hạng mục xử lý chất
thải nguy hại”;
- Quyết định số 1982/QĐ-BTNMT ngày 14/06/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiếp của “Lò đốt chất thải rắn công nghiệp, sinh
hoạt công suất 50 tấn/ngày.đêm”;
- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 2564/GP-UBND do UBND tỉnh Hải
Dương cấp ngày 21/08/2017;
- Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, mã số QLCTNH 1-2-3.052.VX cấp lần 2 ngày
28/08/2019;
- Quyết định chủ trương đầu tư dự án “Nhà máy xử lý chất thải của Công ty cổ phần
Môi Trường Xanh Minh Phúc” số 3491/QĐ-UBND do UBND tỉnh Hải Dương cấp
ngày 24/09/2018;
- Quy mô của cơ sở:Dự án bao gồm các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại. Nhà xưởng được xây dựng
trên khuôn viên lô đất có tổng diện tích là 23.309 m2.

5
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1. Công suất hoạt động, sản phẩm của cơ sở:
1) Lò đốt chất thải công nghiệp LCN-1000A
- Công suất thực tế/Công suất thiết kế: 1.000 kg/h.
- Hiệu suất xử lý: 55,9%
- Sản phẩm: tro xỉ sau thiêu hủy đưa đi hóa rắn
2) Lò đốt chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt
- Công suất thực tế/Công suất thiết kế: 50 tấn/ngày.đêm.
- Hiệu suất xử lý: 81,9 %
- Sản phẩm: tro xỉ sau thiêu hủy đưa đi hóa rắn
3) Hệ thống phá dỡ ắc quy
- Công suất thực tế/Công suất thiết kế: 300 kg/h.
- Hiệu suất xử lý: 8,5 %
- Sản phẩm: Nhựa, sắt tận thu; cực chì, axit thải, nước thải đưa đi xử lý.
4) Hệ thống nghiền bóng đèn chứa thủy ngân
- Công suất thực tế/Công suất thiết kế: 20 kg/h.
- Hiệu suất xử lý: 13 %
- Sản phẩm: Chuôi nhôm tận thu; bột huỳnh quang, thủy tinh vụn đưa đi hóa rắn.
5) Hệ thống ngâm tẩy bao bì
- Công suất thực tế/Công suất thiết kế: 1000 kg/h.
- Hiệu suất xử lý: 6,1%
- Sản phẩm: bao bì sạch tận thu tái chế; nước thải phát sinh đưa đi xử lý.
6) Hệ thống hóa rắn
- Công suất thực tế/Công suất thiết kế: 1.250 kg/h.
- Hiệu suất xử lý: 36,2%
- Sản phẩm: gạch block .
7) Hệ thống tẩy rửa kim loại dính dầu
- Công suất thực tế/Công suất thiết kế: 2.000 kg/h.
- Hiệu suất xử lý: 2,6%
- Sản phẩm: kim loại sau tẩy rửa tận thu, tái chế; nước thải phát sinh đưa đi xử lý
8) Hệ thống súc rửa thùng phuy
- Công suất thực tế/Công suất thiết kế: 500 kg/h.
- Hiệu suất xử lý: 14,7%
- Sản phẩm: Thùng phuy sạch tận thu, tái chế; nước thải phát sinh đưa đi xử lý
9) Hệ thống phá dỡ chất thải điện tử
- Công suất thực tế/Công suất thiết kế: 1.000 kg/h.
- Hiệu suất xử lý: 1,4%
- Sản phẩm: chip điện tử, sắt thu hồi; nhựa, thủy tinh đưa đi nghiền sau đó hóa rắn,
chất thải không tái chế đưa vào lò đốt.
10) Hệ thống xử lý nước thải 50m3/ngày đêm

6
- Công suất thực tế/Công suất thiết kế: 50m3/ngày đêm
- Hiệu suất xử lý: 57,7%
- Sản phẩm: nước sau xử lý tuần hoàn hoặc xả thải; cặn bùn phát sinh đưa đi xử lý
(Nguồn: Theo báo cáo công tác BVMT năm 2021 của cơ sở)
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:
Công nghệ xử lý chính của cơ sở gồm:
+ Công nghệ thiêu đốt gồm: lò đốt chất thải sinh hoạt, công nghiệp công suất 50
tấn/ngày đêm (công nghệ được bày chi tiết ở mục 3.3 Công trình xử lý chất thải rắn thông
thường – Chương III – trang 33); lò đốt chất thải công nghiệp LCN-1.000A, công suất 1
tấn/giờ (công nghệ được bày chi tiết ở mục 4.3.1 Công trình xử lý chất thải nguy hại –
Chương III – trang 52)
+ Công nghệ xử lý nước thải: lý hóa, sinh học (công nghệ được trình bày chi tiết ở
mục 1.3. Xử lý nước thải: Hệ thống xử lý nước thải, chất thải lỏng công suất 50 m3/ngày
đêm – chương III – trang 6)
Các hệ thống sơ chế chất thải nguy hại gồm:
+ Hệ thống ngâm tẩy bao bì, công suất 1.000kg/h (công nghệ được trình bày chi tiết
ở mục 4.3.3. Công trình xử lý chất thải nguy hại – Chương III – trang 68)
+ Hệ thống tẩy rửa kim loại dính dầu, công suất 2.000 kg/h (công nghệ được trình
bày chi tiết ở mục 4.3.4. Công trình xử lý chất thải nguy hại – Chương III – trang 70)
+ Hệ thống nghiền bóng đèn chứa thủy ngân, công suất 20 kg/h (công nghệ được
trình bày chi tiết ở mục 4.3.5. Công trình xử lý chất thải nguy hại – Chương III – trang
72)
+ Hệ thống phá dỡ chât thải điện tử, công suất 1.000 kg/h (công nghệ được trình
bày chi tiết ở mục 4.3.6. Công trình xử lý chất thải nguy hại – Chương III – trang 74)
+ Hệ thống phá dỡ ắc quy, công suất 300 kg/h (công nghệ được trình bày chi tiết ở
mục 4.3.7. Công trình xử lý chất thải nguy hại – Chương III – trang 76)
+ Hệ thống súc rửa thùng phuy, công suất 500 kg/h (công nghệ được trình bày chi
tiết ở mục 4.3.8. Công trình xử lý chất thải nguy hại – Chương III – trang 78)
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp
điện, nước của cơ sở:
Trong quá trình sản xuất, Công ty sử dụng nhiên liệu là dầu diezen trung bình
116.361 lít/tháng. Trong đóLò đốt chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp LCN-1.000A,
công suất 1.000kg/h: 47.102lít/tháng; Lò đốt chất thải sinh hoạt, công nghiệp, công suất
50 tấn/ngày đêm: 60.962 lít/tháng;Xe ô tô, máy xúc, xe nâng: 8.298lít/tháng.
Lượng điện năng tiêu thụ trung bình: 92.480 Kwh/tháng.
Lượng nước sử dụng trung bình: 15,8 m3/ngày. Nguồn nước sử dụng cho hoạt động của
Cơ sở toàn bộ là nước máy mua của công ty cổ phần Kinh Doanh Nước Sạch Hải Dương.

7
Hóa chất sử dụng: 59.320 kg/tháng, chủ yếu sử dụng cho xử lý nước thải, gồm các
loại sau:

STT Tên hóa chất Số lượng trung bình (Kg/tháng)


1 Sodium hydroxide (NaOH) 160
2 Sunlfuaric acid (H2SO4) 88
3 Chất trợ lắng Polime (A1O1) 2
4 Chất keo tụ (PAC) 83
5 Iron (II) Sunfate (FeSO4) 118
6 Hydrogen Peroxide (H2O2) 247
7 Oxit Canxi (CaO) 58.559
8 Than hoạt tính 63
Tổng cộng 59.320

8
CHƯƠNG II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU
TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh,
phân vùng môi trường:
Nhà máy được xây dựng trên khu đất đã được UBND Tỉnh Hải Dương quy hoạch
để xử lý chất thải, trước kia là bãi rác của huyện Bình Giang, không nằm gần khu di tích
lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và không gần rừng hoặc các khu vực nhạy cảm về
môi trường. Diện tích khu đất thực hiện dự án là 23.304 m2.
Nhà máy đã nằm trong Quyết định số 958/QĐ-UBND ngày 27 tháng 03 năm 2018
V/v: phê duyệt Quy hoạch quản lý chât thải rắn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030. Tại điều 1, mục 3.4 – Quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn, phần
d – Khu xử lý Bình Giang xã Tráng Liệt và Thị trấn Kẻ Sặt – huyện Bình Giang (trang 7
của tờ Quyết định – Đính kèm theo báo cáo này).
Ngoài ra,dự án đã được UBND huyện Bình Giang ký Quyết định số 427/QĐ-
UBND ngày 06 tháng 03 năm 2017 V/v: Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây
dựng tỷ lệ 1/500, nhà máy xử lý chất thải rắn thành nhiên liệu theo công nghệ MBT-
CD.08 – Bổ sung các hạng mục xư xử lý chất thải nguy hại – Công ty CP Môi Trường
Tình Thương (tiền thân của công ty Công ty CP Môi Trường Xanh Minh Phúc). Có file
đính kèm báo cáo này.
Khoảng cách từ nhà máy xử lý chất thải tới khu dân cư gần nhất: cách khu dân cư số 1
– thị trấn Kẻ Sặt (ấp Thanh Bình) khoảng 600m về phía Đông Bắc và cách cụm công nghiệp
xã Tân Hồng khoảng 800m về phía Đông Nam.Các vị trí tiếp giáp nhà máy như sau:
- Phía Đông Nam: giáp Thôn My Cầu - xã Tân Hồng
- Phía Bắc: giáp khu canh tác (ấp Thanh Bình - khu 1 - thị trấn Kẻ Sặt)
- Phía Đông: giáp khu canh tác (ấp Thanh Bình - khu 1 - thị trấn Kẻ Sặt và thôn My
Cầu - xã Tân Hồng)
- Phía Tây Nam: giáp thôn Châu Khê - xã Thúc Kháng
Tọa độ địa lý trung tâm của dự án như sau:
Bảng 1.1: Vị trí địa lý của Dự án

Tọa độ VN 2000 – múi chiếu 6o


Vị trí
X (m) Y (m)
Điểm 1 – Phía Đông Bắc
2311114 0620326
khu đất
Điểm 2 – Phía Tây Bắc
2311079 0620196
khu đất
Điểm 3 – Phía Đông Nam
2311036 0620338
khu đất
Điểm 4 – Phía Tây Nam
2310490 0620260
khu đất

Sơ đồ vị trí Dự án với các đối tượng xung quanh được trình trong hình 1.1.

9
Hình 1.1: Vị trí công ty Cổ phần Môi trường Xanh Minh Phúc
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
Trong quá trình hoạt động của cơ sở, các tác động có thể ảnh hưởng tới môi trường
xung quanh gồm: Khí thải phát sinh từ lò đốt, hệ thống phá dỡ bóng đèn chứa thủy ngân
và nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng xả ra mương nội
đồng thị trấn Kẻ Sặt. Trong đó lượng nước thải chủ yếu được sử dụng vào mục đích tuần
hoàn để làm mát các hệ thống và xử lý nước thải nên lượng xả thải rất nhỏ chỉ
<1m3/ngày. Lượng khí thải phát sinh trung bình 5.000 -7.000 m3/giờ đối với mỗi lò đốt.
Qua kết quả quan trắc môi trường định kỳ các năm, kết quả phân tích môi trường đối với
chất lượng khí thải và nước thải luôn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN hiện hành.

Như vậy, việc cơ sở thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường không khí, đất, nước nhất là các biện pháp giảm thiệu tác động của việc xả thải từ
lò đốt, nước thải là phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường khu vực và sức chịu tải của
môi trường.

10
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
Toàn bộ nước mưa từ các mái nhà xưởng và trên mặt bằng nhà máy được thu gom
bằng hệ thống thoát nước riêng và được tách cặn, rác tại các hố ga, song chắn rác rồi đưa
về hệ thống xử lý nước thải trước khi đổ ra mương nội đồng thị trấn kẻ Sặt.
Hệ thống rãnh thu gom, thoát nước mưa xây chìm, có đậy nắp bằng tấm đan bê
tông được xây dựng xung quanh nhà xưởng, khu chức năng. Rãnh thoát nước mưa có
kích thước rộng x sâu = 0,3m x 0,45m. Cách khoảng 50m đều có bố trí hố ga thu gom có
đậy nắp đan bê tông có đục lỗ nhằm thu gom các cặn lắng, kích thước hố ga: dài x rộng x
sâu = 0,5m x 0,5m x 0,6m. Tổng chiều dài rãnh thoát nước mưa là 1.600m. Nhà máy có 1
điểm xả thải duy nhất sau xử lý có tọa độ (hệ tọa độ và cao độ nhà nước VN 2000, kinh
tuyến trục 105000’, múi chiếu 60): X(m): 2311073; Y(m): 620187; phương thức xả: tự
chảy vào nguồn tiếp nhận.
Định kỳ khoảng 1 tháng/lần, nhà máy tiến hành nạo vét và vệ sinh hệ thống
mương thu gom, thoát nước mưa. Các bùn nạo vét được chuyển về lò đốt chất thải nguy
hại để xử lý.

Hình 1.1. Hệ thống rãnh thu gom, thoát nước mưa tại nhà máy
Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa(có file đính kèm)
11
1.2. Thu gom, thoát nước thải:
1.2.1. Công trình thu gom và thoát nước thải sinh hoạt:
Ø Chức năng:
Công trình này phục vụ cho việc thu gom, xử lý nước thải phát sinh trong sinh hoạt
hàng ngày của CBCNV.
Ø Thiết kế, các thông số kỹ thuật:
Toàn bộ nước thải sinh hoạt tại nhà vệ sinh và nhà ăn được thu gom dẫn qua 04 bể
tự hoại được đặt ngầm gồm: 1 bể tự hoại tại khu văn phòng , 02 bể tự hoại tại khu vực
xưởng sản xuất và 01 bể tự hoại tại nhà ăn được dẫn vào bể chứa 2 ngăn đặt ngầm sau đó
dẫn về xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy để xử lý.
Bể được tự hoại kiểu 3 ngăn, giữa các ngăn có lỗ thông, được xây bằng gạch chỉ và vữa
xi măng cát, đáy và nắp bằng bê tông.
Tổng dung tích chứa các bể tự hoại: 20 m3
Bể thu 2 ngăn, giữa các ngăn có lỗ thông, được xây bằng gạch chỉ và vữa xi măng cát,
đáy bằng bê tông
Kích thước bể thu 2 ngăn: dài 4,4 m , rộng, 3,1 m, sâu 1,8 m, dung tích chứa: 19 m3
Ống dẫn thoát nước thải từ nhà vệ sinh ra bể tự hoại và từ bể tự hoại ra bể thu 2 ngăn
được sử dụng là loại ống nhựa cứng có đường kính D 90 – 160 mm
Khối lượng nước thải trung bình 5 m3/ ngày đêm
Ø Sơ đồ quy trình công nghệ:

Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể tự hoại 3 ngăn, có vai trò làm ngăn lắng,
tiếp tục đi vào ngăn lắng thứ 2 và 3, các cặn bẩn được giữ lại, sau đó nước thải đi theo đường
ống vào bể thu gom 2 ngăn và được bơm hút đưa về hệ thống xử lý nước thải sản tập trung
của nhà máy để xử lý trước khi xả thải ra mương nội đồng thị trấn Kẻ Sặt.

2800
Cấu tạo bể tự hoại

12
2200 2200

3100

4400
Cấu tạo bể thu 2 ngăn
1.2.2: Công trình thu gom và thoát nước thải sản xuất:
Ø Chức năng:
Công trình này nhằm thu gom, tách riêng các loại nước khác nhau để đưa đến hệ
thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
Ø Thiết kế, các thông số kỹ thuật:
- Hệ thống thu gom nước thải sản xuất: bố trí hệ thống thu gom nước thải xung quanh
phân xưởng kho lưu giữ chất thải nguy hại, xưởng lò đốt chất thải, xưởng sơ chế CTNH,
khu vực rửa xe... thu về các hố ga sau đó được bơm vào hệ thống thoát nước thải tập
trung của nhà máy, xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B.
- Hệ thống thu gom, thoát nước thải được đặt chìm, dùng cống tròn D300. Cách
khoảng 25m đều có bố trí hố ga thu gom có đậy nắp đan bê tông (kích thước: 0,5m x
0,5m) kín đảm bảo thoát nhanh, thoát hết không gây úng ngập cục bộ. Kích thước hố ga:
dài x rộng x sâu = 0,6m x 0,4m x 0,5m. Tổng chiều dài cống thoát nước thải là 1.600m
+ Nước thải phát sinh từ khu vực rửa xe được thu gom vào hố ga sau đó được bơm
lên bể nước thải tổng hợp của hệ thống xử lý nước thải của nhà máy để xử lý.

13
Hình 1.2 Hố ga thu gom nước thải phát sinh tại khu vực rửa xe
+ Nước thải sau xử lý khí thải cho 2 lò đốt: 50 tấn/ngày đêm đối với CTRTT và lò
đốt 1 tấn/giờ đối với CTRCNTT, CTNH được xử lý hệ thống bể chứa- bể trung hòa – bể
lắng sau đó sử dụng tuần hoàn trở lại cho hệ thống xử lý khí, định kỳ khoảng 2-3 tuần
đưa về hệ thống xử lý nước thải nhà máy.

Hình 1.3Hệ bể tuần hoàn xử lý khí thải 2 lò đốt


+ Nước thải đối các nhà kho, xuởng nuớc thải vệ sinh nhà xuởng được thu gom dẫn
ra hệ thống xử lý nước thải của nhà máy.
+ Toàn bộ nước thải phát sinh từ kho lưu giữ chất thải 03 - khu vực các hệ thống sơ chế
CTNH (từ hệ thống ngâm tẩy bao bì, tẩy rửa, thu hồi kim loại dính dầu, hệ thống súc rửa
thùng phuy, phá dỡ ắc quy) được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải của nhà máy.

14
Hình.1.4Hệ thống thu gom nước thải kho lưu giữ chất thải 03 - khu vực các hệ thống sơ
chế CTNH
+ Nước thải phát sinh tại khu vực lưu giữ chất thải công nghiệp được thu gom bởi
hệ thống đường rãnh có nắp đan, kích thước rộng x sâu = 0,3m x 0,3m sau đó đổ dồn về
hố ga xây âm đất có kích thước dài x rộng x sâu = 0,8m x 0,8m x 1,4m và được bơm
cưỡng bức về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 50m3/ngày đêm để xử lý.

Hình 1.5 Rãnh thu gom nước thải phát sinh tại khu vực lưu giữ chất thải rắn
+ Ngoài ra, nước thải còn phát sinh tại khu vực tập kết chất thải rắn công nghiệp,
sinh hoạt chờ xử lý hay còn gọi là nước rỉ rác với lượng phát sinh là 0,5 m3/ngày đêm có
các thành phần ô nhiễm như: BOD, COD cao, tổng nitơ, amoniac rất cao. Ngoài ra nước

15
rỉ rác còn chứa nhiều chất hòa tan, kim loại nặng Ca2+, Zn2+, Ni2+, Cr3+, Cu2+, Pb2+,
Hg2+ và một số chất hữu cơ độc hại (thuốc bảo vệ thực vật, PCBs,…). Nước rỉ rác phát
sinh tại khu vực lưu giữ sẽ được gom vào hệ thống rãnh có nắp đan xung quanh khu vực
lưu giữ chất thải và được dẫn về hố ga, thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung có
công suất 50 m3/ngày đêm để xử lý.

Hình 1.6 Hố ga thu gom nước rỉ rác tại khu vực tập kết chất thải chờ xử lý
+ Toàn bộ nước thải sau hệ thống xử lý nước thải chung của Nhà máy được đưa vào
bể chứa nước làm mát, bù lượng nước bị bay hơi do quá trình làm mát.
1.2.3 Điểm xả nước thải sau xử lý:
Toàn bộ nước thải phát sinh tại nhà máy được thu gom về hệ thống xử lý nước thải
có công suất 50 m3/ngày đêm để xử lý. Nước thải sau khi xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT cột B với Kq = 0,9; Kf = 1,2
(kênh nội đồng có lưu lượng dòng chảy trung bình khoảng 1 – 3 m/s và lưu lượng nguồn
thải lớn nhất là 50 m3/ngày đêm) sau đó sẽ được xả thải ra mương nội đồng (hệ tọa độ và
cao độ nhà nước VN 2000, kinh tuyến trục 105000’, múi chiếu 60): X(m): 2311073;
Y(m): 620187; phương thức xả: tự chảy vào nguồn tiếp nhận. Mương nội đồng tại khu
vực được xem là mương chính cung cấp phần lớn nước tưới phục vụ cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp của người dân địa phương thuộc thị trấn Kẻ Sặt, không những vậy với
hệ thống mương nội đồng được kết nối với nhau có thể cấp nước tưới tiêu cho rất nhiều
các vùng khác trong huyện Bình Giang. Mương nội đồng bắt nguồn từ sông Sặt, nước từ
sông Sặt được phân phối vào mương nội đồng thị trấn Kẻ Sặt. Mương nội đồng thuộc
loại kênh N3 với tổng chiều dài 820 m. Đây là kênh tưới tiêu cho địa phương, nguồn
nước cấp được nối liền với trạm bơm cầu sộp A (trạm bơm 12 vòi).
1.2.4 Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên (có file
đính kèm)
1.3. Xử lý nước thải: hệ thống xử lý nước thải, chất thải lỏng 50 m3/ngày đêm
1.3.1. Chức năng
Xử lý chất thải lỏng do công ty thu gom về và nước thải phát sinh từ hoạt động của
nhà máy, đảm bảo đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

16
(QCVN 40:2011, cột B) trước khi thải ra mương nội đồng thị trấn Kẻ Sặt.
1.3.2. Công suất, quy mô, kích thước
· Công suất: 50 m3/ngày.đêm, trong đó chất thải lỏng được thu gom theo hợp đồng
từ các cơ sở phát thải là 30 m3/ngày. Nước phát sinh từ hoạt động sản xuất là 10,4
m3/ngày.đêm, công suất dự phòng 9,6 m3 ngày/đêm.
· Diện tích mặt bằng trạm xử lý nước thải: 280 m2
1.3.3. Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ và tính chất các loại CTNH có khả năng
xử lý
Bảng 1.3: Các hạng mục chính của hệ thống xử lý chất thải lỏng
Kích thước
TT Hạng mục Cấu trúc, chức năng
(Dài x rộng x cao, mét)
A Các bể Nền bê tông cốt thép,
tường gạch láng vữa có
sơn phủ các lớp chống
thấm và chịu hoá chất
Lưu chứa các loại nước 3,3 x 3,5 x 2
1 Bể NT chứa hoá chất thải nhiễm hóa chất từ các
chủ nguồn thải
Lưu chứa nước thải chứa 3,3 x 3,5 x 2
2 Bể chứa NT có kim loại
kim loại nặng.
Lưu chứa nước thải nhiễm 1,7 x 1,75 x 2
3 Bể nhiễm dầu
dầu mỡ
Lưu chứa nước thải phát 4,8 x 4 x 2
4 Bể tổng hợp
sinh tại nhà máy
Điều hòa lưu lượng, pH, 7 x 4,2 x 2
5 Bể điều hòa
nồng độ các chất ô nhiễm.
6 Bể sinh học 1 Bể sinh học hiếu khí (bể 4,8 x 4 x2

7 Bể sinh học 2 Aeroten) 5,6 x 2 x 2


Lắng bùn sau khi xử lý 2,8 x 1,9 x 2
8 Bể lắng
sinh học
Bể chứa nước sau xử lý từ 2,8 x 1,9 x 2
9 Bể trung gian
bể lắng.
Chứa bùn thải phát sinh từ 3 x 2 x 3
10 Bể chứa bùn
quá trình xử lý.
Xử lý theo mẻ các loại Các bể có hình trụ tròn
nước thải bằng phương và có kích thước bằng
2 bể phản ứng, 1 bể pha
11 pháp hóa lý (keo tụ, tạo nhau, mỗi bể có đường
vôi có hộp điều tốc
bông) kính 2,4m, chiều cao
3m
12 Sân phơi bùn Nền bê tông có phủ đá lọc, 10 x 2,5 x 0,8
cát lọc
17
Kích thước
TT Hạng mục Cấu trúc, chức năng
(Dài x rộng x cao, mét)
B Thiết bị xử lý
Hệ thiết bị phản ứng hóa Đường kính 1,4m.
lý kết hợp với lắng chuyên Cao 3,7m
13 Thùng phản ứng
dùng xử lý dòng nước thải Đáy dốc, cao 1m
chứa kim loại nặng.
Gồm 01 tháp hấp thụ 2 tháp
cation và 01 tháp hấp phụ Đường kính 0,56m
chứa than hoạt tính có tác Cao 1,2m
14 Thiết bị lọc áp lực dụng loại bỏ kim loại nặng
và cặn bẩn còn sót lại
trong nước trước khi thải
ra ngoài môi trường
Ép bùn thải
Loại 1 pít tông: 01 cái
5,48 x 1,06 x 1,06
+ 60 khung bản. công suất
bơm bùn: 15-20m3/h
15 Máy ép bùn Ép bùn thải
Loại 1 bơm màng: 2cái
+ 62 khung bản, máy nén 5x1x1
khí chạy động cơ 5,5 kw,
công suất bơm bùn:
22m3/h
Đặc tính nước thải:
Nước thải phát sinh do hoạt động sản xuất và thu gom về xử lý được phân ra 02
dòng chính, trong đó công suất trạm xử lý tổng là 50 m3/ngày đêm:
- Dòng 1 : Dòng nước thải tổng hợp: Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của
nhà máy với lưu lượng xử lý khoảng 10,4 m3/ngày đêm, bao gồm :
+ Nước thải vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh phương tiện vận chuyển.
+ Nước từ phân xưởng tái chế (nước tẩy rửa thùng phuy, ngâm tẩy kim loại, nhựa,
ắc quy)
+ Nước thải sinh hoạt
- Dòng 2: Nước thải thu gom từ các chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Tổng công
suất xử lý của các dòng thải này là: 30 m3/ngày.đêm, trong đó:
+ Nước thải có chứa hóa chất và kim loại nặng (15 m3/ngày/đêm)
+ Các loại chất thải lẫn dầu, mỡ khác (15 m3/ngày/đêm)
Các tiêu chí của hệ thống xử lý nước thải:
- Có thể vận hành liên tục 24h/ngày;
- Có các công đoạn xử lý theo mẻ, xử lý riêng theo đặc thù của từng loại nước thải
khác nhau;
- Lưu lượng trung bình đạt 50 m3/ngày.đêm;
18
- Nước thải đầu ra đáp ứng QCVN 40:2011/BTNMT cột B.
· Quy trình xử lý:
Toàn bộ nước thải phát sinh do hoạt động tái chế CTNH và vệ sinh xe, kho xưởng,
nước thải sinh hoạt sẽ được đưa về bể nước thải tổng hợp. Hệ thống xử lý nước thải sẽ
vận hành liên tục xử lý lượng nước thải tổng hợp này bằng phương pháp hoá lý kết hợp
sinh học trong suốt thời gian hoạt động của nhà máy.
Lượng chất thải lỏng thu gom về được cho vào 1 trong các bể: bể nhiễm dầu, bể
nước thải hoá chất và kim loại, được xử lý sơ bộ theo mẻ. Nước thải sau khi xử lý các
thành phần nguy hại được tiếp tục xử lý như nước thải tổng hợp phát sinh tại nhà máy.
Sơ đồ công nghệ xử lý chung được thể hiện như sau:

19
Nước thải chứa hóa Nước thải tổng Nước thải
chất và kim loại nặng hợp chứa dầu mỡ

NaOH/H2SO4
H2O2, FeSO4, PAC,
Polyme

Thùng trung hòa + Phản ứng Bể điều hòa Thiết bị phân


ly dầu nước

NaOH/H2SO4, H2O2,
FeSO4, PAC, Polime

Simuteck (keo tụ tạo


bông)

Bể sinh học 1

Bể sinh học 2

Sân phơi bùn Bể lắng

Trung gian

Tháp lọc (cát+than


Nước đạt TC cột B Bể sau xử lý hoạt tính)
QCVN
40:2011/BTNMT

Đường nước Đường bùn

Hình 1.3.1. Quy trình công nghệ chung xử lý nước thải


Quy trình công nghệ xử lý của từng dòng nước thải
1. Dòng nước thải 1: Nước thải tổng hợp (lưu lượng 10,4 m3/ngày)
Tính chất: Nước thải tổng hợp: phát sinh từ quá trình vệ sinh phân xưởng, thiết bị,
nước thải sau khi xử lý sơ bộ theo quy trình dòng 2, 3 còn hàm lượng nhỏ chất hữu cơ,
chất lơ lửng và độ màu. Hàm lượng các chất ô nhiễm được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.5: Bảng thông số nước thải đầu vào
Stt Thông số Đơn vị Đặc tính nước thải

20
1 pH - 4–9
2 BOD mg/l 100 – 250
3 COD mg/l 300 – 500
4 SS mg/l 80 – 240
5 Dầu mỡ mg/l 10 – 50
6 Cr+6 mg/l 1–5
7 Zn mg/l 5 – 20
8 Fe mg/l 5 – 40
9 Ni mg/l 0,5–5
10 Độ màu Pt/Co 100 – 200
Quy trình xử lý nước thải tổng
hợp:
Nước thải tổng hợp
Nước
thải
hồi Bể điều hòa
sau
xử lý NaOH/H2SO4,
H2O2, FeSO4, Simuteck (keo tụ tạo
bùn PAC, Polime bông)

Bể sinh học 1

Bể sinh học 2

Sân phơi bùn Bể lắng

Trung gian

Nước đạt TC cột B Tháp lọc (cát+than


Bể sau xử lý
hoạt tính)
QCVN
40:2011/BTNMT
Hình 1.3.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tổng hợp
Phương pháp xử lý:
Nước thải được kiểm tra trước khi bơm sang bể điều hòa. Tại bể điều hòa có hệ
thống sục khí để khuấy trộn đồng đều nồng độ nước thải. Sau khi nước thải được ổn định
tại bể điều hòa, nước thải được bơm lên thiết bị Simuteck. Tại thiết bị Simuteck nước thải
được châm hóa chất NaOH, H2SO4, FeSO4, PAC, Polymer, H2O2. Nước thải ra khỏi thiết
21
bị Simuteck sẽ được dẫn về bể sinh học 1 và bể sinh học 2 để làm giảm nồng độ N, P,
COD và BOD. Tiếp theo nước thải sẽ được dẫn vào bể trung gian và đưa đi xử lý tiếp.
Nước từ bể trung gian sẽ được bơm lên tháp lọc áp lực để than hoạt tính hấp thụ các
hóa chất độc hại còn lại trong nước trước khi nước được thải vào hồ sau xử lý.
Đối với bùn sinh ra trong quá trình xử lý thiết bị Simuteck được tháo sang sân phơi
bùn để lọc. Nước thải được lọc ra từ sân phơi bùn được tuần hoàn lại bể tổng hợp để xử lý.
2. Dòng nước thải 2: Nước thải nhiễm dầu (lưu lượng 15 m3/ngày)
Nước thải nhiễm dầu phát sinh chủ yếu từ hoạt động tái chế dầu thải, gia công cơ
khí, súc rửa bồn chứa dầu, vệ sinh thiết bị máy móc.
Đặc tính của nước thải nhiễm dầu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.5: Đặc tính của nước thải nhiễm dầu
Stt Thông số Đơn vị Đặc tính nước thải
1 pH - 5,8 – 7.3
2 BOD mg/l 72-150
3 COD mg/l 300-400
4 SS mg/l 57-168
5 Dầu mỡ mg/l 50-100
Phương pháp xử lý
Phương pháp xử lý nước thải nhiễm dầu chủ yếu tách dầu bằng thiết bị phân ly dầu
nước, sau đó được xử lý tiếp bằng phương pháp keo tụ. Cần kiểm tra đầu vào nước thải
nhiễm dầu tùy thuộc vào nguồn thu gom về để được định hướng xử lý theo từng phương
án. Nước thải nhiễm dầu sau khi được tách dầu bằng thiết bị phân ly dầu nước sẽ được
bơm về điều hòa. Tại bể điều hòa nước thải nhiễm dầu sẽ được trộn đều nhờ hệ thống
phân phối khí. Sau đó nước thải được bơm lên thiết bị simuteck và được xử lý hóa lý bậc
2 bằng phương pháp keo tụ tạo bông. Sau khi xử lý hóa lý tốt nước thải được chảy về bể
sinh học. Tại bể sinh học nhờ có vi sinh vật hiếu khí sẽ làm giảm nồng độ N, P, COD,
BOD. Sau đó nước thải chảy sang bể lắng và bể trung gian. Nước tại bể trung gian sẽ
được bơm lên thiết bị lọc than hoạt tính để hấp thụ hết những chất cặn bẩn và độc hại còn
lại và được xả ra môi trường.
Quy trình xử lý được tóm tắt trong hình sau:

22
Nước thải
Nước chứa dầu mỡ
thải
hồi về
bể
tổng Thiết bị phân
hợp ly dầu nước

Bể điều hòa

Sân phơi bùn Simuteck

Nước đạt TC cột B


Quy trình xử lý tiếp
Bể sau xử lý theo như xử lý nước
QCVN thải tổng hợp
40:2011/BTNMT

Hình 1.3.4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhiễm dầu


3. Dòng nước thải 3: Nước thải có chứa hóa chất và kim loại nặng (lưu lượng
3
15 m /ngày)
Tính chất:Nước thải chứa hàm lượng kim loại nặng cao và chứa hóa chất
Nguồn thải: Nước thải từ công nghệ xi mạ, luyện kim, nước thải xử lý khí thải lò
đốt CTNH,...
Đặc tính nước thải chứa kim loại nặng: được thể hiện bảng sau:
Bảng 1.4: Bảng thông số nước thải đầu vào
STT Thông số Đơn vị Đặc tính nước thải
1 pH - 3 - 11
2 Cr+6 mg/l 12 – 50
3 Zn mg/l 20 – 150
4 Fe mg/l 5 – 40
5 Ni mg/l 15 - 55
Phương pháp xử lý
Đối với các kim loại nặng trong nước thải được xử lý bằng phương pháp kết tủa hóa
học, phương pháp này dựa trên phản ứng hóa học giữa chất đưa vào nước thải với kim
loại cần tách, ở độ pH thích hợp đối với từng loại hóa chất thích hợp sẽ tạo thành hợp
chất kết tủa và được tách ra bằng phương pháp lắng. Dòng nước thải đưa vào có nhiều
nguồn và tính chất khác nhau nên cần kiểm tra nguồn và phân tích để định hướng xử lý
như sau:
Nước thải ô nhiễm được bơm chuyên dụng bơm lên các bồn phản ứng, tại đây nước
23
thải được châm hóa chất NaOH/H2SO4, H2O2, FeSO4, PAC, Polyme. Nước thải được trộn
đều và phản ứng với hóa chất nhờ vào hệ thống cánh khuấy trộn. Sau khi xử lý sơ bộ
nước thải tự chảy tràn qua các bồn phản ứng và về bể điều hòa. Tại bể điều hòa có hệ
thống sục khí để khuấy trộn đồng đều nồng độ nước thải và được bơm lên thiết bị
simuteck. Nước thải sau khi bơm lên simuteck sẽ được châm các loại hóa chất để keo tụ
các chất cặn cũng như trung hòa nồng độ pH. Sau đó nước thải tự chảy tràn về bể sinh
học. Các hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý như sau:
Sử dụng hóa chất khử (NaHSO3, hoặc FeSO4) để khử Cr6+à Cr3+ theo phản ứng sau:
Cr6+ + 3Fe2+ = Cr3+ + 3Fe3+
Cr3+ và Fe3+ dễ dàng kết tủa trong môi trường kiềm theo phản ứng:
Cr3+ + OH- = Cr (OH)3
Fe3+ + OH- = Fe (OH)3
Sử dụng hóa chất Fenton để xử lý nguồn nước thải có độ hữu cơ, độ màu và mùi và
kim loại nặng trong nước thải (nước thải từ quá trình xử lý khí thải lò đốt CTNH). Phản
ứng Fenton với hỗn hợp gồm ion sắt II (muối FeSO4) và Hydro peroxit (H2O2) , chúng có
phản ứng sinh ra gốc tự do OH, còn Fe2+ oxy hóa thành Fe3+ theo phản ứng (trong môi
trường pH< 4):
Fe2+ + H2O2 Fe3+ + 0OH + OH-
Các chất hữu cơ khó phân hủy trong nước tham gia phản ứng oxy hóa, chuyển các
chất hữu cơ dạng cao thành các chất hữu cơ khối lượng phân tử thấp.
CHC (cao phân tử) + 0OH CHC (thấp phân tử) + CO2 + H2O + OH-
Sau quá trình oxy hóa nâng pH >7 để kết tủa Fe3+ mới hình thành và Kim loại trong
nước thải sẽ kết tủa theo phản ứng:
Mn+ + nOH- = M(OH)n
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn dùng phương pháp keo tụ sử dụng hóa chất keo
tụ PAC và chất trợ lắng Polyme để tách bùn cặn. Các bông keo sau hình thành sẽ lắng
xuống làm giảm COD, màu, mùi trong nước thải. Nước thải sau khi ra khỏi thiết bị
Simuteck sẽ được đưa trực tiếp về bể sinh học, bể lắng và bể trung gian sau đó được bơm
lên tháp lọc tháp lọc áp lực để than hoạt tính hấp thụ các hóa chất độc hại còn lại trong
nước trước khi thải vào bể sau xử lý.
Công nghệ xử lý nước thải nhiễm hóa chất, kim loại được thể hiện trong sơ đồ sau:

24
Nước thải chứa hóa
chất và kim loại nặng
Nước
thải
hồi
về bể
tổng NaOH/H2SO4
hợp Thùng trung hòa +
phản ứng H2O2, FeSO4
PAC, Polime

Bể điều hòa

NaOH, H2SO4,
Simuteck PAC, Polyme,
H2O2, FeSO4

Bể sinh học 1

Bể sinh học 2

Sân phơi bùn Bể lắng

Bể trung gian

Nước đạt TC cột B


Tháp lọc (cát +
QCVN Bể sau xử lý than hoạt tính)
40:2011/BTNMT

Hình 1.3.3. Sơ đồ công nghệ nước thải chứa hóa chất và kim loại nặng
1.3.4. Định mức tiêu hao điện năng của các thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải:
Bảng 1.6: Định mức tiêu thụ điện năng hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng
Điện tiêu Tổng lượng
Số lượng
STT Tên thiết bị thụ/động cơ điện tiêu thụ
động cơ
(KWh) (Kwh)
1 Bể pha vôi tiền xử lý chất thải 6 7,5 45
2 Máy ép bùn 3 10 30
3 Bể nước sau ép 2 1,5 3
4 Bể điều hòa 5 1,5 7,5

25
Điện tiêu Tổng lượng
Số lượng
STT Tên thiết bị thụ/động cơ điện tiêu thụ
động cơ
(KWh) (Kwh)
5 Bồn đựng hóa chất 6 1,5 9

6 Bể chứa nước thải nhiễm dầu 2 1,5 3


Bể chứa nước thải nhiễm kim
7 loại nặng 2 1,5 3
Bể chứa nước thải nhiễm hóa
8 chất 2 1,5 3
9 Bồn phản ứng 6 1,5 9
10 Bồn lắng 2 1,5 3
11 Máy nén khí 2 7,5 15
12 Bơm cứu hỏa 1 15 15
13 Máy thổi khí 2 7,5 15
14 Bể trung gian 2 1 2
15 Bể lắng 1 1 1
Tổng cộng 163,5
1.3.5 Lượng hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành
Lượng hóa chất được sử dụng tại khu vực hệ thống xử lý nước thải và chất thải
lỏng công suất 50 m3/ngày được trình bày theo bảng dưới đây.
Bảng 1.7: Nhu cầu sử dụng hóa chất được tại khu vực hệ thống xử lý nước thải và chất
thải lỏng công suất 50 m3/ngày đêm.
STT Nhiên liệu, hóa chất Đơn vị Số lượng Mục đích
1. Sodium hydroxide (NaOH) Kg/tháng 91,7 Xử lý nước thải
2. Sunlfuaric acid (H2SO4) Kg/tháng 88,3 Xử lý nước thải
3. Chất trợ lắng Polime (A1O1) Kg/tháng 2,0 Xử lý nước thải
4. Chất keo tụ (PAC) Kg/tháng 82,9 Xử lý nước thải
5. Iron (II) Sunfate (FeSO4) Kg/tháng 117,5 Xử lý nước thải
6. Hydrogen Peroxide (H2O2) Kg/tháng 246,7 Xử lý nước thải
7. Calcium oxide (CaO) Kg/tháng 40.245,0 Xử lý nước thải
8. Than hoạt tính Kg/năm 152 Xử lý nước thải
(Nguồn: Công ty CP Môi Trường Xanh Minh Phúc - 2021)
1.3.5 Hệ thống Quan trắc tự động liên tục đối với nước thải
- Công ty đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục cho hệ thống xử lý nước
thải, chất thải lỏng công suất 50 m3/ngày.đêm. Các thông số quan trắc gồm: TSS, COD,
pH, Nhiệt độ, Amoni, lưu lượng đầu ra, lưu lượng đầu vào. Các thiết bị quan trắc tự
động, liên tục đã được kiểm định, hiệu chuẩn, có CO/CQ (được đính kèm trong phụ lục
2.4 – Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị, công trình bảo vệ môi trường). Chúng tôi đã hoàn thành
việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và
26
Môi Trường tỉnh Hải Dương để kiểm tra, giám sát.

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:


2.1 Hệ thống xử lý bụi, khí thải lò đốt chất thải công nghiệp LCN-1.000A
2.1.1 Chức năng
Bụi, khí thải trong quá trình đốt chất thải công nghiệp, CTNH phát sinh từ hệ thống
lò đốt chất thải công nghiệp LCN-1.000A được thu triệt để và xử lý bằng hệ thống xử lý
khí thải đảm bảo đạt QCVN 30:2012/BTNMT đối với khí thải công nghiệp.
2.1.2 Thiết kế, cấu tạo và quy trình công nghệ

HỆ XỬ LÝ KHÍ CƠ HỌC KHÍ

Khí sạch
(QCVN
30:2012/BTNMT)
10
WTE

1 2 3 4 5 6 7 9

KHÍ
GIẢI 8 CẶN
NHIỆT

Hình 2.1:Hệ thống xử lý khí thải Lò đốt rác công nghiệp LCN-1000A

1. Buồng đốt thứ cấp nối dài 6. Tháp tách ẩm


2. Tháp giải nhiệt đứng 7. Tháp lọc bụi túi vải và POT Carbon hoạt tính
3. Tháp lọc bụi 8. Bể dung dịch tuần hoàn
4. Tháp hấp thụ 1 9. Quạt hút tổng
5. Tháp hấp thụ 2 10. Ống khói chính

Thuyết minh quy trình:


1) Tháp giải nhiệt đứng: Khí thải từ buồng đốt thứ cấp nối dài được dẫn về tháp giải
nhiệt đứng. Thiết bị này được chế tạo bằng thép CT3, dạng hình hộp chữ nhật kích thước
đáy (1,85 x 1,76m), kích thước cạnh bên (2,1 x 2,1m), bên trong có hệ thống ống trùm
với tiết diện truyền nhiệt cao. Ống giải nhiệt có đường kính 110mm với tổng chiều dài
27
180m. Khí lò đi bên ngoài đường ống trao đổi nhiệt gián tiếp với nước làm mát đi bên
trong ống, kết hợp với hệ thống quạt gió có lưu lượng lớn, vận tốc cao qua các bề mặt
trao đổi nhiệt. Khí sau khi qua tháp giải nhiệt đứng được đưa qua tháp lọc bụi.
2) Tháp lọc bụi thô: thiết bị có dạng hình hộp đứng có đáy là hình vuông, vật liệu
chế tạo bằng vỏ thép CT3 (kích thước dài x rộng x cao: 1,4 x 1,4 x 8m), bên trong được
xây gạch chịu nhiệt cao nhôm có vách ngăn. Quá trình của lọc bụi được chuyển hóa bằng
Momen xoắn của các vách ngăn trong hệ thống lọc bụi, dòng khí trong quá trình chuyển
động sẽ va đập vào các vách ngăn theo lực quán tính làm mất động năng và rơi xuống
đáy, ở đây bụi được thu hồi vào xe để dưới đáy tháp lọc bụi, sau đó khí thải sẽ tiếp tục đi
qua giai đoạn hấp thụ.
3) Tháp hấp thụ 1: tháp có cấu tạo dạng hộp vuông rỗng bên trong, đáy hình côn.
Kích thước (dài x rộng x cao: 4,5 x 2 x 6m). Vỏ được chế tạo bằng thép CT3; bên trong
là lớp lưới Inox và bê tông chịu nhiệt. Tháp này hấp thụ sơ bộ các loại bụi, khí axit và các
loại nặng.... bằng dung dịch kiềm được phun dưới dạng sương mù lên bề mặt vật liệu
đệm có pH được duy trì trong khoảng pH=10-12 với lưu lượng phun trên 1m2 tiết diện
ngang của tháp là 10m3/h.
4) Tháp hấp thụ 2: có cấu tạo dạng khối trụ đứng, rỗng bên trong, đáy hình côn.
Kích thước: đường kính 2m, chiều cao 5,7m. Tháp hấp thụ này hấp thụ triệt để các loại
khí trên cũng bằng dung dịch kiểm. Tháp có ô đệm hoạt động dựa trên nguyên lý hấp thụ
khí – lỏng diễn ra chủ yếu trên bề mặt các tấm sứ đệm (có diện tích tiếp xúc pha lớn) và
cả trong không gian bên trong tháp. Khí thải axit và dung dịch kiềm chuyển động ngược
dòng nhau trong đó, khí đi từ dưới lên còn dung dịch kiềm được phun, biến bụi mịn từ
trên xuống nhằm tăng cường hiệu quả tiếp xúc pha, hấp thụ, xử lý.Khác với quá trình hấp
phụ các phân tử chỉ bám trên bề mặt phân cách pha; thì quá trình hấp thụ các phân tử,
nguyên tử hay các ion bị hút khuếch tán và đi qua mặt phân cách vào trong toàn bộ vật
lỏng hoặc rắn.
Dung dịch kiềm (NaOH, hỗn hợp C + NaHCO3, Ca(OH)2) có pH = 7 ÷ 9, từ bể tuần
hoàn được hệ thống bơmcấp và phun vào buồng tháp hấp thụ với hệ số phun lớn, có thể
điều chỉnh được lưu lượng (từ 10 m3/h) bằng hệ thống van sao cho phù hợp theo yêu cầu.
Các chất khí axít (SO2, HCl, HF…) sẽ bị dung dịch kiềm hấp thụ, trung hòa trong dung
dịch. Dung dịch hấp thụ sau khi bơm vào tháp hấp thụ sẽ tuần hoàn ra bể điều hòa để
lắng cặn, làm mát hạ nhiệt độ, bổ sung hóa chất, kiểm soát PH sau đó quay lại tháp hấp
thụ tham gia vào quá trình xử lý tiếp theo.
Quá trình này đồng thời làm lắng hết phần bụi có kích thước nhỏ(dưới 5mm) còn lại
trong khí thải. Bộ tách giọt nước trong tháp hấp thụ được thiết kế phù hợp nhằm tách pha
lỏng ra khỏi pha khí, thu hồi lại các giọt nước nhỏ khỏi bị dòng khí chuyển động kéo theo.
28
5) Tháp tách ẩm: Có cấu tạo dạng hình hộp chữ nhật (kích thước dài x rộng x cao:
1,5 x 1,5 x 6m) có kích thước. Vỏ được chế tạo bằng thép CT3, bên trong là lớp lưới Inox
và bê tông chịu nhiệt , chống ăn mòn.
Dòng khí thải sau khi được lọc tách bụi ở tháp hấp thụ, còn chứa các thành phần hơi
nước và dung dịch được phun sương bị cuốn theo khói thải, chúng sẽ được tách triệt để ra
khỏi dòng khí thải bằng hai tầng tách ẩm:
- Tấm chắn lá sách phía trên tháp hấp thụ: theo nguyên lý va đập, lắng đọng và
trọng lực
- Tháp tách ẩm : theo nguyên lý trọng lực và quán tính kết hợp.
Phía dưới thân tháp còn có phần thể tích cần thiết để tích, lưu khí nhằm điều áp
dòng khí thải.
6) Tháp lọc bụi túi vải và POT carbon
v Tháp lọc bụi túi vải
Dòng khí thải sau khi được tách ẩm sẽ tiếp tục đưa qua tháp lọc bụi túi vải. Thiết bị lọc
bụi túi vải là thiết bị lọc hình trụ được lắp vào một thiết bị hoàn chỉnh có kèm theo bộ
phận rung, giũ bụi. Đây là thiết bị được sử dụng rất phổ biến cho các loại bụi mịn, khô
khó tách khỏi không khí nhờ lực quán tính và ly tâm
Thiết bị gồm nhiều ống tay áo có đường kính 125 – 300 mm, chiều cao 2- 3,5 m (
hoặc hơn) đầu dưới liên kết vào bản đáy đục lỗ tròn bằng đường kính của ống tay áo hoặc
lồng khung và cố định trên đầu trên vào bàn đục lỗ. Lọc bụi túi vải chịu nhiệt độ Max
2400C, Min 2200C
Dòng khí lẫn bụi được nạp vào cửa vào của thiết bị lọc bụi nhờ quạt hút, do tốc độ
của dòng khí giảm đột ngột (diện tích mở rộng) nên phần lớn hạt bụi mất vận tốc và rơi
trực tiếp xuống phễu. Khí với bụi còn lại đi vào từng buồng riêng biệt chứa đựng túi lọc
và đi lên giữa các túi. Bụi được giữ lại trên bề mặt bên ngoài của túi lọc do lực hút tĩnh
điện giữa các hạt bụi; chỉ khí sạch được xuyên qua lớp vải lọc và đi ra phần đỉnh (top
section) ở bên trên tấm dạng ống (tube sheet), sau đó vào đường ống đầu ra và đi vào khí
quyển (ống xả). Khi bụi đã bám nhiều trên mặt ngoài của túi vải làm cho sức cản của
màng lọc quá lớn ảnh hưởng đến năng suất lọc, người ta tiến hành hoàn nguyên khả năng
lọc bằng cách rung rủ bằng khí nén. Rung rũ bằng khí nén với áp lực mạnh, bụi bám bên
ngoài đẩy bung ra, rơi xuống dưới phểu thu, đưa đi hóa rắn hoặc chôn lấp an toàn.
Hiệu quả lọc đạt tới 99,8% và lọc được cả các hạt rất nhỏ là nhờ có lớp trợ lọc.
Thiết bị lọc bụi túi vải thường đặt phía sau thiết bị lọc bụi cơ học để giữ lại những hạt bụi
nhỏ mà quá trình lọc cơ học không giữ lại được. Khi các hạt bụi thô hoàn toàn đã được
tách ra thì lượng bụi giữ trong túi sẽ giảm đi. Lượng khí thoát ra ngoài sẽ sạch bụi bẩn,
29
đảm bảo an toàn để bước sang giai đọan tiếp theo.
v POT Carbon than hoạt tính
Để xử lý triệt để khí độc còn sót lại trong tháp lọc bụi trước khi thoát ra môi
trường,trong hệ thống có lắp đặt thiết bị hấp phụ bằng than hoạt tính (activated carbon)
gọi là POT Carbon. Hấp phụ là kỹ thuật làm sạch khí bằng cách tập trung các khí và hơi
độc lên bề mặt chất rắn (chất hấp phụ là than hoạt tính).
Than hoạt tính sử dụng ở POT Carbon có diện tích bề mặt ngoài rất lớn để tăng khả
năng hấp phụ tạp chất, nhờ cấu trúc đặc biệt, diện tích bề mặt của tất cả các lỗ rỗng có thể
đạt tới 800-2.500 m2/g trong 1g than hoạt tính, phần lớn các vết rỗng – nứt vi mạch được
tạo ra do quá trình hoạt hóa đều có tính hấp thụ rất mạnh, than hoạt tính thường tự nâng
cấp để giữ lại những thuộc tính lọc hút và khả năng chịu nhiệt rất tốt nên với cấu trúc đó
than hoạt tính có thể chắt lọc khí độc hại trong hốn hợp khí thải và giữ lại trên bề mặt
chất hấp phụ, nên chúng có thể hấp phụ được các khí độc hại ở trong khi thải như Dioxin,
Furans, và kim loại nặng …v.v…
Than hoạt tính có nguồn gốc từ thiên nhiên nên không độc và rất an toàn, chất thải
từ quá trình chế tạo than hoạt tính cũng dễ dàng được tiêu hủy bằng phương pháp đốt,
không ảnh hưởng hay gây ô nhiễm môi trường. Vì thế dòng khí thải sau khi đi qua POT
carbon sẽ được than hoạt tính hấp thụ triệt để các khí độc hại để chuyển qua các bộ phận
xử lý phía sau.
7) Hệ bể tuần hoàn:
Hệ bể tuần hoàn gồm 2 cụm: bể nước sạchdùng làm mát các cơ cấu kim loại và
phục vụ quá trình điều khiển sự cháy của rác trong lò và các bể chứa dung dịch hấp thụ
tuần hoàn.
Nguyên lý hoạt động: Nước thải từ tháp hấp thụ 1 và 2 được thu hồi về bể chứa
dung dịch tuần hoàn để làm nguội, điều hòa, lắng – tách cặn và bổ sung hóa chất kiềm để
đảm bảo pH = 7÷9 trước khi được tái tuần hoàn sử dụng trong tháp hấp thụ. Tại bể dung
dịch tuần hoàn có bố trí bồn chứa dung dịch kiềm trung gian và hệ thống thiết bị kiểm tra
liên tục giá trị pH bằng các điện cực đo pH tiếp xúc trực tiếp dung dịch trong bể, và kích
hoạt van điện (solenoid) xả bổ sung dung dịch kiềm vào bể tuần hoàn khi pH dưới giá trị
cài đặt. Người vận hành lò cần kiểm tra và bổ sung lượng kiềm vào bồn trung gian theo
định kỳ và theo điều kiện, loại rác đốt thực tế để bổ sung lượng hóa chất cho phù hợp (từ
10 kg hóa chất/ giờ).
Theo định kỳ hàng tháng bảo dưỡng, cặn xả lấy ra từ bể dung dịch tuần hoàn chủ
yếu chứa bụi vô cơ không nguy hại, carbon và các muối trung hòa được đem đi phơi khô,

30
phối trộn để đóng gạch block hay phối trộn với các thành phần rác khác để đưa vào đốt
tiếp trong lò đảm bảo quá trình xử lý triệt để các chất nguy hại.
Bể nước sạch (tiêu chuẩn nước sinh hoạt) cách ly với bể dung dịch tuần hoàn có
nhiệm vụ cung cấp nước làm mát cho các cơ cấu thép trong hệ thống lò để đảm bảo điều
kiện vận hành, tăng tuổi thọ thiết bị và cấp cho hệ thống điều khiển, điều hòa quá trình
cháy rác trong buồng sơ cấp, hạ nhanh nhiệt độ buồng lò khi có sự cố rác cháy mạnh
(nhiệt độ vượt trên 900°C), phì khói, lửa... do trong rác cấp có lẫn các thành phần rác
nhiệt trị cao không kiểm soát được để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người vận hành và
các thiết bị trong hệ thống.
8) Quạt hút tổng:
Quạt hút tổng có tác dụng khắc phục trở lực của khí thải trên đường ống dẫn khói từ
lò đến ống khói và tạo áp suất âm (áp suất trong lò đốt nhỏ hơn áp suất bên ngoài) ở
buồng đốt sơ cấp và buồng đốt thứ cấp để hạn chế khói thoát ra ngoài môi trường qua cửa
nạp chất thải trong quá trình thiêu đốt chất thải.Ở đây có van điều tiết để điều khiển chế
độ áp suất của hệ thống lò.
9) Ống khói thải:
Khí sạch sau khi ra khỏi tháp tách ẩm đã được xử lý triệt để qua lọc bụi túi vải đạt
tiêu chuẩn môi trường cho phép có nhiệt độ dưới 200○C được quạt hút tổng đưa vào ống
khói thải cao trên 20m để phát tán ra ngoài môi trường. Trên thân ống khói có thiết kế
cửa để lấy mẫu khí thải với đường kính hoặc độ rộng mỗi chiều tối thiểu 10cm, có nắp
đậy để điều chỉnh độ mở rộng, kèm theo sàn thao tác đảm bảo an toàn, thuận lợi khi tiếp
cận và lấy mẫu. Khí thải đi qua ống khói tổng đạt quy chuẩn QCVN 30:2012/BTNMT.
- Công ty đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục cho hệ thống xử lý khí
thải lò đốt chất thải công nghiệp LCN-1.000A. Các thông số quan trắc gồm: NOx, CO,
SO2, O2, lưu lượng , nhiệt độ, áp suất, bụi tổng. Các thiết bị quan trắc tự động, liên tục đã
được kiểm định, hiệu chuẩn, có CO/CQ (được đính kèm trong phụ lục 2.4 – Hồ sơ kỹ
thuật của thiết bị, công trình bảo vệ môi trường). Chúng tôi đã hoàn thành việc kết nối và
truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh
Hải Dương để kiểm tra, giám sát.
2.1.3 Nhu cầu về nhiên liệu và hóa chất sử dụng
Nhiên liệu, hóa chất được sử dụng tại khu vực Lò đốt chất thải công nghiệp LCN-
1.000, công suất 1.000kg/giờ đêm chủ yếu là dầu DO được sử dụng đốt lò, hóa chất dùng
trong xử lý khí thải. Nhu cầu nhiên liệu, hóa chất được sử dụng tại khu vực Lò đốt LCN-
1.000A được trình bày theo bảng dưới đây.

31
Bảng 2.1: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu, hóa chất được sử dụng tại khu vực Lò đốt chất
thải công nghiệp LCN-1.000A, công suất 1.000kg/giờ

STT Nhiên liệu, hóa chất Đơn vị Số lượng Mục đích

1 Dầu DO cho lò đốt Lít/tháng 47.100 Xử lý khí thải

Bể tuần hoàn xử
2 Vôi cục (CaO) Kg/tháng 2.000 lý khí thải 2 lò
đốt

3 Than hoạt tính Kg/năm 285 Xử lý khí thải

(Nguồn: Báo cáo an toàn hóa chất năm 2021 – Công ty CP Môi Trường Xanh Minh Phúc)
2.1.4 Nhu cầu về điện nước và các vật liệu khác
Nhu cầu sử dụng điện
Theo số liệu thống kê của nhà máy (trung bình năm 2021-2022) thì toàn khu vực
nhà máy có lượng sử dụng điện là 84.864 kW/tháng. Trong đó tổng công suất tiêu thụ
điện năng của các thiết bị tại khu vực Lò đốt LCN-1.000A trung bình khoảng 29.600 -
34.200 kWh/tháng.
Nhu cầu sử dụng nước
Nước được sử dụng cho hoạt động sản xuất của khu vực Lò đốt LCN-1.000A
được lấy từ hệ thống cấp nước của huyện Bình Giang do Công ty TNHH MTV nước sạch
Hải Dương cung cấp. Thực tế hiện tại tính riêng cho lượng nước được sử dụng tại Lò đốt
LCN-1.000A khoảng 3,5 m3/ngày đêm, trong đó:
Nước dùng cho mục đích xử lý khí thải với lưu lượng: 0,5 m3/ngày đêm;
Nước dùng cho hoạt động sinh hoạt: 1,5 m3/ngày đêm;
Nước cấp cho hoạt động vệ sinh thiết bị: 1,5 m3/ngày đêm.

2.2 Hệ thống xử lý bụi, khí thải lò đốt chất thải công nghiệp, sinh hoạt công suất 50
tấn/ngày đêm
2.2.1 Chức năng
Bụi, khí thải trong quá trình đốt chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt phát sinh từ hệ
thống lò đốt chất thải công nghiệp, sinh hoạt công suất 50tấn/ngày đêm được thu triệt để
và xử lý bằng hệ thống xử lý khí thải đảm bảo đạt QCVN 30:2012/BTNMT đối với khí
thải công nghiệp.
2.2.2 Thiết kế, cấu tạo và quy trình công nghệ

32
Hình 2.2: Sơ đồ nguyên lý hệ thồng lò đốt rác công nghiệp 50 tấn / ngày đêm

Khói lò đốt

TB Giải nhiệt
khói

Xử lý nước thải Dung dịch TB Tách bụi

Tháp hấp thụ


Bể dung dịch
kiềm

Tháp hấp phụ


Hệ thống XLNT

Tháp than hoạt


tính

Ống khói

Khí thải đạt QCVN


30:2012/BTNMT

Hình 2.3:Hệ thống xử lý khí thải Lò đốt chất thải công nghiệp, sinh hoạt công suất 50
tấn/ngày đêm
33
2.2.2.1 Thuyết minh quy trình công nghệ
Tháp giải nhiệt khói:
Khí thải từ buồng đốt thứ cấp có nhiệt độ cao được đưa qua thiết bị trao đổi nhiệt
gián tiếp bằng nước để làm nguội khí thải. Thiết bị này có tác dụng giải nhiệt trong khí
thải từ nhiệt độ cao đến nhiệt độ thấp hơn để giảm thiểu khả năng phá hủy thiết bị và quá
trình xử lý phía sau. Thiết bị giải nhiệt gồm 2 tháp: tháp giải nhiệt bằng nước và tháp giải
nhiệt bằng không khí tươi. Tại tháp giải nhiệt bằng nước, khí thải đi trong 49 ống Æ90,
chiều dài mỗi ống 3m. Các ống này được đặt toàm bộ trong tháp nước làm mát. Do vậy
khí thải được trao đổi nhiệt gián tiếp với nước,hiệu quả giải nhiệt của thiết bị này khoảng
60%, nhiệt độ khí khải sau khi qua thiết bị giải nhiệt bằng nước khoảng 4400C tiếp tục
được làm mát tại tháp giải nhiệt bằng khí. Khói thải đi trong 49 ống Æ90, chiều dài mỗi
ống 2m. Phía bên ngoài tháp được bố trí 02 quạt thổi khí cao áp để sử dụng không khí
ngoài trời có nhiệt độ thấp làm mát các ống chứa khí thải. Như vậy khí thải sẽ trao đổi
nhiệt gián tiếp với không khí ngoài trời và hạ thấp nhiệt độ tới dưới 3000C trước khi vào
tháp hấp thụ.
Để tăng cường hiệu quả trao đổi nhiệt, thiết bị giải nhiệt có cấu tạo đặc biệt với hệ
thống giải nhiệt liên hoàn, bề mặt trao đổi nhiệt lớn và cường độ đối lưu cao nhờ hệ thống
quạt gió có lưu lượng lớn, chuyển động với vận tốc cao qua các bề mặt trao đổi nhiệt.
Tháp tách bụi ướt:
Khí thải sau khi được làm mát ở thiết bị giải nhiệt vẫn còn chứa bụi có kích thước
nhỏ (kích thước dưới 5µm) vì vậy cần đưa qua thiết bị tách bụi ướt
Trong quá trình nhiệt phân của lò đốt lượng khí thải ra môi trường kéo theo 1 lượng
bụi khá lớn. Dòng khí được bố trí chuyển động từ dưới lên ngược chiều với dòng nước được
phun dạng sương từ trên xuống. Quá trình tiếp xúc các hạt bụi sẽ bị dính ướt, tăng trọng
lượng, tách khỏi pha khí và bị kéo theo dòng nước đi ra ngoài dưới đáy tháp lọc bụi, sau đó
khí thải đi qua các bộ phận phía sau sẽ hiệu quả tuyệt đối để thải ra môi trường.
Tháp hấp thụ:
Khí thải sau khi được lọc bụi trong thiết bị tách bụi ướt sẽ được đưa tiếp sang tháp
hấp thụ là loại tháp rửa có ô đệm nhờ áp suất âm tạo bởi quạt hút.
Tại đây, dung dịch hấp thụ tính kiềm NaOH từ bể tuần hoàn có nồng độ 0,5 – 1%
được máy bơm phun từ trên đỉnh tháp với hệ số phun lớn. Các khí thải (SO2, HCl, HF…)
sẽ bị dung dịch hấp thụ và trung hòa. Quá trình này đồng thời làm lắng hết phần bụi có
kích thước nhỏ còn lại trong khí thải. Bộ tách giọt nước trong tháp hấp thụ sẽ được thu
hồi lại các giọt nước nhỏ bị dòng khí chuyển động kéo theo. Dung dịch sau khi tiếp xúc
với khí thải có nhiệt độ cao và chứa ít bụi một phần được xả tràn dẫn ra bể làm mát và
34
lắng tách trong bể nước tuần hoàn phần còn lại được bổ sung dung dịch hấp thụ tái tuần
hoàn để sử dụng lại tiếp tục cho quá trình.
Phía trên cùng tháp hấp thụ được bố trí bộ phận tách ẩm nhằm loại bỏ phần lớn
lượng hơi nước kéo theo dòng khí trước khi đi sang tháp hấp phụ.
Tháp hấp phụ:
Có cấu tạo hình trụ, bên trong có sàng đỡ lớp than hoạt đính dày 50cm nhằm hấp
phụ các chất khí độc hại. Lớp than hoạt tính được thay mới theo định kỳ 3 tháng/lần.
Bể dung dịch tuần hoàn:
Nước thải ra từ tháp hấp thụ được thu hồi về bể chứa dung dịch tuần hoàn nhiều
ngăn để làm nguội, lắng tách cặn và bổ sung hóa chất để đảm bảo độ pH (8,0-9,0) trước
khi được tái tuần hoàn sử dụng trong tháp hấp thụ. Ngoài ra bể tuần hoàn có có riêng 2
ngăn chứa nước giải nhiệt khí thải.
Theo định kỳ 3 tháng thì nước được bơm hút về hệ thống xử lý nước thải tập trung
có công suất 50 m3/ngày đêm để xử lý.
Cặn bùn thải từ bể chứa nước tuần hoàn được đưa vào hệ thống Lò đốt chất thải
nguy hại của nhà máy để xử lý.
Quạt hút tổng:
Quạt hút tổng có tác dụng khắc phục trở lực của khí thải trên đường dẫn khói từ lò
đến ống khói và tạo áp suất âm ở buồng đốt sơ cấp.
Môtơ quạt hút có lắp bộ biến tần điều chỉnh tốc độ quay của quạt nhằm điều khiển
chế độ áp suất của toàn hệ thống lò.
Ống khói chính:
Khí sạch sau khi ra khỏi hệ thống xử lý khí thải đã đạt tiêu chuẩn môi trường cho
phép và có nhiệt độ dưới 1000C (khoảng 600C) được quạt hút đưa qua ống khói thải có
đường kính D = 800mm, cao 30 m để phát tán ra ngoài môi trường.
Bộ điều khiển tự động:
Bộ điều khiển được thể hiện trên tủ điện: thông qua thiết bị cài đặt của đồng hồ đo
nhiệt độ, người vận hành dễ dàng điều khiển nhiệt độ buồng đốt sơ cấp và thứ cấp theo
yêu cầu công nghệ của quá trình thiêu đốt, điều khiển tự động hay bằng tay toàn bộ các
thiết bị động lực của cả hệ thống lò đốt như: các bơm cấp dung dịch hấp thụ, các quạt
oxy, quạt hút khói thải, đầu đốt cấp sơ cấp và thứ cấp...
Công dụng của bộ điều khiển tự động đối với Lò đốt 50 tấn/ngày đêm: điều khiển
tự động quá trình đốt cháy nhiên liệu của các đầu đốt nhiên liệu theo quy trình công nghệ
đề ra; điều khiển tự động các thông số kỹ thuật cơ bản của buồng đốt thứ cấp; tiến hành
35
các thao tác điều khiển quá trình chạy lò, đảm bảo an toàn cho hệ thống khi làm việc.
Điều khiển tự động theo vị trí với các bước cơ bản sau: nhận tín hiệu đo tức thời
của thông số cần điều khiển nhờ các cảm biến. Bộ phận điều khiển so sánh với giá trị đặt
trước của đại lượng cần điều khiển với giá trị tức thời. Sau đó tác động lên cơ quan điều
chỉnh để đưa đại lượng cần điều khiển về giá trị đặt trước.
Khí thải ra ngoài môi trường đạt quy chuẩn QCVN 30:2012/BTNMT – Quy chuẩn lò đốt
chất thải công nghiệp và QCVN 61-MT/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò
đốt chất thải rắn sinh hoạt.
2.2.2.2 Hạng mục công trình và đặc tính kỹ thuật của công trình hệ thống xử lý khí thải
Đặt tính kỹ thuật các hạng mục của từng công trình hệ thống xử lý khí thải Lò đốt
50 tấn/ngày đêm được mô tả theo bảng dưới đây.

Số
TT Hạng mục Cấu tạo và đặc tính kỹ thuật Chức năng
lượng

- Vật liệu: Thép không gỉ.


- Chiều cao: 2,6 m; đường kính 1,5 m.
Tháp giải - Có cấu tạo đặt biệt với hai hệ thống Giải nhiệt khí
1 01
nhiệt đứng liên hoàn, bề mặt trao đổi nhiệt lớn với thải lò đốt
cường độ đối lưu cao nhờ quạt giải
nhiệt loại hướng trục 10 HP.

- Vật liệu: Thép không gỉ.


- Chiều cao: 5,6 m; đường kính 1,5 m.
- Thân làm bằng Inox SUS-304 dày
Tháp lọc bụi 3,5 mm.
2 03 Thu bụi
thô - Khung đỡ bằng thép hình U120, thép
tấm dày 6 mm, CT3.
- Hệ thống ống dẫn khói Inox SUS-
304, dày 3mm.

- Vật liệu: Thép không gỉ. Hấp thụ các


Tháp hấp - Chiều cao: 5,6 m; đường kính 2 m. khí thải độc
3 thụ khí 2 01 - Thân tháp làm bằng Inox SUS-304 hại trong khói
cấp dày 4 mm. thải bằng dung
dịch kiềm
- Khung đỡ bằng thép hình U120, thép

36
Số
TT Hạng mục Cấu tạo và đặc tính kỹ thuật Chức năng
lượng
tấm dày 6 mm, CT3.

- Vật liệu: thép không gỉ. Hấp thụ các


Thiết bị Pot - Thân Pot - carbon có đường kính 1,2 chất ô nhiễm
4 – carbon 01 m và chiều cao 1,5 m, dày 2,5 mm. còn lại trong
hoạt tính - Giá đỡ dày 2,5 mm và đường kính khí thải bằng
1,2 m. than hoạt tính

- Thân ống khói Inox SUS-304, chiều


cao ống khói 30 m, đường kính 0,8 m
vày dày 3 mm.
- Khung đỡ ống khói, cầu thang, sàn
thao tác làm bằng thép CT3 định hình: Phát thải khí
5 Ống khói 01 V50, U120, ống Ø60. thải sau khi xử
- Cầu thang, lồng bảo vệ, sàn thao tác lý
làm bằng thép CT3
- Bích đế: thép CT3, dày 14 mm.
- Hệ thống thu lôi (đồng thau), dây
cáp dẫn bằng cáp đồng Ø20 mm.

Có bộ biến tần điều chỉnh tốc độ quạt Tạo áp suất


và van điều tiết để điều chỉnh lưu âm và hút khí
6 Quạt hút 01
lượng hút phù hợp với thực tế. ở buồng đốt sơ
Công suất: 75Kw cấp và thứ cấp

- 04 bể thông nhau.
- Vật liệu: BTCT, sơn Epoxy.
Xử lý nước
Hệ thống bể - Bể 01 – tiếp nhận và lắng cặn; Bể 02 sau quá trình
7 01
tuần hoàn – điều hòa và làm nguội; Bể 03 – châm xử lý khí thải
hóa chất và bổ sung dung dịch; Bể 04
– dung dịch chuẩn đưa đi sử dụng.

Bảng 2.2: Danh sách hạng mục, thiết bị của hệ thống xử lý khí thải Lò đốt chất thải rắn
công nghiệp, sinh hoạt công suất 50 tấn/ngày đêm

37
2.2.3 Nhu cầu về nhiên liệu và hóa chất sử dụng
Nhiên liệu, hóa chất được sử dụng tại khu vực Lò đốt 50 tấn/ngày đêm chủ yếu là
dầu được sử dụng đốt lò, các hóa chất dùng trong xử lý khí thải. Nhu cầu nhiên liệu, hóa
chất được sử dụng tại khu vực Lò đốt 50 tấn/ngày đêm được trình bày theo bảng dưới đây.

STT Nhiên liệu, hóa chất Đơn vị Số lượng Mục đích

Dùng cho lò đốt


1 Dầu DO cho lò đốt Lít/tháng 60.962
50 tấn/ngày đêm

Bể tuần hoàn xử
2 Vôi cục (CaO) Kg/tháng 2.000 lý khí thải 2 lò
đốt

3 Than hoạt tính Kg/năm 300 Xử lý khí thải

Diệt côn trùng


Hóa chất diệt côn trùng
4 Lít/tháng 2 khu vực sản rác
Hantox-200
thải sinh hoạt

Xử lý rác thải
5 Chế phẩm vi sinh Bio-mix Lít/tháng 33
sinh hoạt

(Nguồn: Công ty CP Môi Trường Xanh Minh Phúc, 2021)


2.2.4 Nhu cầu về điện nước và các vật liệu khác
2.2.4.1 Nhu cầu sử dụng điện
Theo số liệu thống kê của nhà máy (trung bình năm 2021-2022) thì toàn khu vực
nhà máy có lượng sử dụng điện là 84.864 kW/tháng. Trong đó tại khu vực Lò đốt 50
tấn/ngày đêm tiêu thụ trung bình khoảng 26.800 – 33.600 kWh/tháng.
2.2.4.2 Nhu cầu sử dụng nước
Nước được sử dụng cho hoạt động sản xuất của khu vực Lò đốt 50 tấn/ngày đêm
được lấy từ hệ thống cấp nước của huyện Bình Giang do Công ty TNHH MTV nước sạch
Hải Dương cung cấp. Thực tế hiện tại tính riêng cho lượng nước được sử dụng tại Lò đốt
50 tấn/ngày đêm khoảng 3,5 m3/ngày đêm, trong đó:
Nước dùng cho mục đích xử lý khí thải với lưu lượng: 0,5 m3/ngày đêm;
Nước dùng cho hoạt động sinh hoạt: 1,5 m3/ngày đêm;
Nước cấp cho hoạt động vệ sinh thiết bị: 1,5 m3/ngày đêm.

38
2.3 Hệ thống xử lý bụi, khí thải của hệ thống xử lý bóng đèn chứa thủy ngân
a/ Chức năng
Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình xử lý bóng đèn chứa thủy ngân thải ra ngoài
bằng ống khói cao 2m.
b/ Thiết kế, cấu tạo
Bảng 2.3 Danh mục thiết bị, vật tư cho hệ thống xử lý khí bóng đèn chứa thủy ngân

Số
TT Thiết bị, vật tư Chức năng Thông số kỹ thuật
lượng

Chứa bóng đèn, chất thải


1 Thùng phuy 200 L loại nắp trên rời 04
phát sinh

Phá vỡ cấu trúc của bóng KT: 300 x500 mm


đèn thành dạng bột có kích
Thiết bị nghiền Công suất 100
2 thước 3 – 5 mm để phân 01
điện một chiều bóng/giờ
tách thủy tinh, bột huỳnh
quang, hơi thủy ngân Vật liệu: CT3

KT: DxH: 800


Thiết bị lọc bụi Lọc bụi thủy tinh sinh ra
3 x500mm 01
túi vải trong quá trình nghiền
Đường kính: 150mm

KT: 300 X500(mm)


Chất hấp phụ: than hoạt
Thiết bị hấp phụ Hấp phụ hơi thủy ngân khi
4 tính biến tính (bằng lưu 01
hơi thủy ngân phá bóng đèn
huỳnh hóa, tỷ lệ lưu
hùnh chiếm 15-20%)

Cao 2m
5 Ống khói Phát tán khí thải Chế tạo bằng thép CT3 01
dày 2 ly

Công suất 0.4 KW,


6 Máy nén khí nguồn điện 01
1phase/220V/40Hz

7 Quạt hút Công suất 0,37 kw, 01

39
nguồn điện
1phase/220V/40Hz

c/ Thiết kế, cấu tạo và quy trình công nghệ

Hệ thống nghiền bóng đèn

Thiết bị lọc bụi túi vải

Thiết bị hấp phụ than hoạt tính

Khí thải ra môi trường

Hình 2.3. Hệ thống xử lý khí thải hệ thống xử lý bóng đèn chứa thủy ngân
Thuyết minh quy trình:
Trong quá trình xử lý nghiền nhỏ bóng đèn phát sinh khí thải bao gồm: bụi, hơi thủy
ngân. Khí thải được quạt hút đưa qua thiết bị lọc bụi túi vải để giữ lại bụi thủy tinh và
qua thiết bị hấp phụ hơi thủy ngân bằng than hoạt tính biến tính tẩm lưu huỳnh, sau đó
thải ra ống khói cao 2m và ống khói được nối dẫn khí thải ra ngoài nhà xưởng khu vực
xử lý bóng đèn.Lượng than hoạt tính trong thiết bị có thể hấp phụ hơi thủy ngân của 4000
bóng đèn thì sẽ bão hòa,được chuyển cho đơn vị có chức năng để xử lý.

2.4. Hệ thống xử lý bụi, hơi axit, dung môi từ khu vực phá dỡ linh kiện điện tử, khu
vực phá dỡ ắc quy, tẩy rửa bao bì, tẩy rửa kim loại dính dầu
a/ Chức năng
Khí thải và hơi độc phát sinh khu vực phá dỡ ắc quy, phá dỡ linh kiện điện tử, tẩy
rửa bao bì và tẩy rửa kim loại dính dầu được các quạt hút đưa vào thiết bị có hấp phụ
bằng than hoạt tính, thải ra ngoài nhà xưởng đảm bảo vệ sinh môi trường lao động.
b/Quy trình công nghệ
- Tại các khu vực xử lý ắc quy, phá dỡ linh kiện điện tử, súc rửa bao bì và tẩy rửa
kim loại dính dầu sẽ phát sinh khí độc (dung môi, hơi axit...) và bụi. Tại mỗi khu vực sẽ
bố trí các quạt hút, chụp hút và ống dẫn khí riêng nhằm hút các hơi khí thải ra ngoài nhà
xưởng để tạo môi trường làm việc thông thoáng. Riêng khu vực phá dỡ ắc quy, ngâm tẩy
bao bì và khu vực tẩy rửa kim loại dính dầu khí độc hại được dẫn qua cột hấp thụ bằng
40
than hoạt tính trước khi thải ra môi trường nhằm đảm bảo môi trường lao động đạt tiêu
chuẩn QCVN 03:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho
phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc; QCVN 02:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về bụi – giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc và QĐ
3733/2002/QĐ-BYT về vệ sinh lao động của Bộ y tế. Để đảm bảo hiệu quả hấp thụ,
định kỳ 6 tháng/lần.
Thải ra ngoài nhà Thải ra ngoài nhà xưởng
xưởng

Than hoạt tính

Quạt hút

Quạt hút

Chụp hút bụi

Chụp hút

Khu vực phá dỡ thiết bị,


linh kiện điện tử
Khu vực xử lý ắc quy, khu vực
ngâm tẩy bao bì, tẩy rửa kim loại
dính dầu
Hình 2.4: Sơ đồ hệ thống xử lý hơi độc, bụi khu vực sản xuất
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
3.1. Các công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường:
3.1.1. Khu vực tập kết chất thải công nghiệp chờ thiêu hủy
ü Chức năng: là khu tập kết, tạm chứa chất thải công nghiệp không nguy hại chờ
đưa vào tiêu hủy trong lò đốt chất thải rắn.
ü Diện tích: 144 m2 (dài x rộng) 12m x 12 m. Vị trí đặt trong kho lưu chứa chất thải
nguy hại 01.
ü Diện tích: 72 m2 (dài x rộng) 6m x 12 m. Vị trí đặt gần khu vực lò đốt chất thải
rắn công nghiệp LCN-1.000A .
ü Thiết kế:
+Nhà 1 tầng có mái lợp tôn, cột thép, tường gạch xây, nền bê tông, máng thu nước
xung quanh và ống dẫn nước mưa nối xuống dưới.
+ Chiều cao nhà 8m.
+ Sàn: kết cấu bằng bê tông kiên cố. Có rãnh thu gom nước rỉ rác phát sinh tại khu
41
vực lưu giữ chất thải và được dẫn về hố gas sau đó thu gom về hệ thống xử lý nước thải
tập trung có công suất 50 m3/ngày đêm để xử lý.

3.1.2. Khu vực tập kết chất thải sinh hoạt chờ thiêu hủy
ü Chức năng: là khu tập kết, tạm chứa chất thải sinh hoạt chờ đưa vào thiêu hủy
trong lò đốt CTSH.
ü Diện tích: 12 m2 (dài x rộng) 6m x 6 m. Vị trí đặt gần khu vực lò đốt CTSH.
ü Diện tích: 144 m2 (dài x rộng) 12m x 12 m. Vị trí cạnh khu vực lò đốt CTCN –
LCN 1.000A.
ü Thiết kế:
+Nhà 1 tầng có mái lợp tôn, cột thép, tường gạch xây, nền bê tông, máng thu nước
xung quanh và ống dẫn nước mưa nối xuống dưới.
+Chiều cao nhà 08m.
+Có hệ thống chiếu sáng đạt tiêu chuẩn, thiết kế thoáng mát, thông gió tự nhiên.
Nền bê tông dày 150 mm trên cát nền đầm chặt, mặt nền phủ bạt chống thấm HDPE dày
1mm. Độ dốc nền 5%, rãnh thu chất thải xung quanh kho chứa có chiều rộng 15 cm, sâu
10-25 cm và có độ dốc về phía hố thu hố gas sau đó thu gom về hệ thống xử lý nước thải
tập trung có công suất 50 m3/ngày đêm để xử lý.
3.1.3. Kho chứa CTCN
- Chức năng: là khu tập kết, tạm chứa chất thải công nghiệp chờ đưa đi xử lý
- Diện tích: 864 m2 . Trong đó có 5 ngăn lô gồm: 4 ngăn có kích thước như nhau (dài x
rộng) 24m x 6m; 01 ngăn có kích thước (dài x rộng) 24m x 12m. Vị trí đặt gần kho chứa
CTNH 02.
- Thiết kế:
ü Nhà 1 tầng có mái lợp tôn được chia làm 6 ngăn tách biệt, cột thép, tường gạch
xây 2,5m, bên trên bắn vách tôn cao 1,2m, nền bê tông, máng thu nước xung
quanh và ống dẫn nước mưa nối xuống dưới.
ü Chiều cao nhà 10m.
ü Cửa thông gió: Chế tạo theo kiểu chớp lật bao quanh nhà xưởng, bố trí cách mặt
đất 2,5m.
ü Cửa chính: thiết kế kiểu cửa sắt, xếp trượt. Kích thước khung cửa (rộng x cao) 4m
x 5m.
ü Sàn: kết cấu bằng bê tông kiên cố. Có rãnh thu nước xung quanh nhà xưởng
3.1.4. Nhà vòm giữa kho lưu giữ chất thải 03, 04 – lưu chứa CTCN thông thường
- Chức năng: là khu tập kết, tạm chứa chất thải công nghiệp thông thường chờ đưa
đi xử lý
- Diện tích: 391 m2 (9,3 m x 42m)
- Thiết kế:
ü Mái bắn tôn vòm nối liền giữa kho lưu giữ chất thải 03 và 04. Sàn nền bê tông,
42
rãnh thu gom nước mưa được đưa về các hố ga qua ống dẫn.
ü Chiều cao nhà 10m.
ü Cửa chính: thiết kế kiểu cửa sắt, xếp trượt. Kích thước khung cửa (rộng x cao)
9,3m x 7,5m.
ü Cửa thoát hiểm thiết kế kiểu cửa sắt, cánh đẩy. Kích thước khung cửa (rộng x cao)
1m x 2,3 m.
3.1.5. Khu vực tập kết tro xỉ
- Chức năng: là khu tập kết, tạm chứa chất thải công nghiệp chờ đưa đi xử lý
- Diện tích: 432 m2 . kích thước (dài x rộng) 24m x 18m. Vị trí đặt cạnh kho lưu chứa
CTCN.
- Thiết kế:
+Nhà 1 tầng có mái lợp tôn, cột thép, tường gạch xây, nền bê tông, máng thu nước
xung quanh và ống dẫn nước mưa nối xuống dưới.
+ Chiều cao nhà 8m.
ü Cửa thông gió: Chế tạo theo kiểu chớp lật bao quanh nhà xưởng, bố trí cách mặt
đất 2,5m.
ü Sàn: kết cấu bằng bê tông kiên cố. Có rãnh thu nước xung quanh nhà xưởng
3.2. Các biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường:
3.2.1 Chất thải rắn sinh hoạt
3.2.1.1 Biện pháp thu gom và lưu giữ
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của 85 cán bộ công nhân
viên được thu gom tập trung tại các thùng đựng rác có dung tích 240 lít được đặt tại các
khu vực sản xuất, khu vực nhà ăn ca, nhà văn phòng, sau đó hàng ngày được vận chuyển
về khu vực tập kết chất thải rắn sinh hoạt chờ xử lý.

Hình 3.1. Thùng chứa rác thải sinh hoạt Hình 3.2. Khu vực tập kết chất thải rắn
sinh hoạt chờ xử lý

43
3.2.1.2 Biện pháp xử lý
Toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nhà máy được xử lý đốt ngay
tại Lò đốt 50 tấn/ngày đêm.
3.2.1.3 Chất thải rắn công nghiệp
3.2.1.3.1 Biện pháp thu gom và lưu giữ
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh tại khu các khu vực sản xuất
được thu gom tập trung vào các thùng đựng rác có dung tích 240 lít được đặt tại các khu
vực sản xuất sau đó hàng ngày được vận chuyển về khu vực tập kết chất thải rắn công
nghiệp chờ xử lý.

Hình 3.3. Kho lưu giữ chất thải rắn công nghiệp
3.2.1.3.2 Biện pháp xử lý
Các chất thải công nghiệp không có khả năng tái chế như: nilon, bìa bẩn, quần áo
bảo hộ lao động không dính nhiễm TPNH được xử lý đốt tại lò đốt chất thải công nghiệp,
sinh hoạt công suất 50 tấn/ngày đêm.
Các kim loại được tách riêng, nhựa phát sinh trong quá trình phân loại được bán
cho các đơn vị tái chế tại địa phương.
Lượng tro xỉ phát sinh từ quá trình thiêu đốt của 2 lò đốt được qua dây chuyền
sàng lọc. Chất thải vô cơ gạch, đá,… phát sinh được chuyển tới thiết bị nghiền nhỏ sau
đó phối trộn với phụ gia để ép thành gạch không nung (gạch Block) được sử dụng vào
mục đích xây dựng tường, nhà xưởng của đơn vị.
3.3. Công trình xử lý chất thải rắn thông thường: Lò đốt chất thải rắn công nghiệp,
sinh hoạt công suất 50 tấn/ngày đêm
3.3.1.Chức năng
Đốt cháy chất thải sinh hoạt, công nghiệp thành tro được tách ra từ giai đoạn phân
loại của chất thải sinh hoạt trong lò đốt chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt 50 tấn/ngày
đêm và chất thải từ quá trình thu gom, vận chuyển chất thải từ các chủ nguồn thải trong
và ngoài tỉnh.
44
3.3.2. Công suất, quy mô, kích thước
-Các thông số cơ bản của lò đốt được thể hiện ở bảng sau:

TT Thông số kỹ thuật Giá trị


1. Công suất 2.200kg/ giờ
2. Thể tích buồng sơ cấp 48.5 m3
3. Thể tích buồng thứ cấp 35.2m3
4. Chiều dài buồng lưu nhiệt 3m
5. Nhiệt độ buồng sơ cấp 850 – 9500 C
6. Nhiệt độ buồng thứ cấp 1.050 – 1.2000C
7. Thời gian lưu cháy 2s
8. Lưu lượng Ô xy trong lò duy trì 15%
9. Chiều cao ồng khói 25m
10. Ống khói Đường kính 800mm
11. Điện trở tiếp đất vỏ lò 2.5Ω
12. Vật liệu chế tạo buồng đốt Gạch chịu nhiệt 1.6000C
13. Chiều dày xây thành lò 620mm
14. Vỏ lò ngoài,trong, gia công kết cấu Thép tấm 6ly, 10ly,25ly, 12ly,30ly.Sơn
cách nhiệt 2500C. Khung lò chịu lực
thép I200, I250.
15. Lớp vỏ cách nhiệt ngoài Lớp bông cách nhiệt,dày 40mm
16. Ghi lò Đúc gang chịu nhiệt, thiết kế có hộp
dẫn khí trong làm mát ghi, chống bết
ghi. Dẫn ô xy trong lò tăng, duy trì
nhiệt cháy, khói không bị đen. Tiết
kiệm nhiên liệu bép đốt.
17. Bép đốt thứ cấp 2 cấp, hãng Riello, Italy.
18. Tiêu hao nhiên liệu 0,4- 0,5kg dầu/kg rác
19. Công suất tiêu thụ điện KW/h 45÷70
20. Nhiệt độ khói thải ra ngoài môi <180oC
trường
21. Nhiệt độ ngoài vỏ lò <60oC
22. Cường độ rối Re 7.000
23. Khả năng hoạt động liên tục (mà vẫn >72 Giờ
đảm bảo độ bền cơ khí và các thông
số kỹ thuật)
24. Hệ thống tháo tro tự động Xilanh đảo rác, đẩy tro về cuối nhờ cơ
cấu ghi bậc thang tự động. Vật liệu
45
TT Thông số kỹ thuật Giá trị
gang chịu nhiệt
25. Hệ thống van sự cố Cơ cấu mở van thủ công, được lắp đặt
trên lóc lò vùng giải nhiệt nước.
26. Chất lượng khí thải Đạt chuẩn: QCVN 30:2012/BTNMT
- Thời gian lưu cháy trong buồng đốt thứ cấp 2s đảm bảo ≥ 2 s theo Quy chuẩn
QCVN 30 :2012/BTNMT.
3.3.3. Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ và tính chất các loại chất thải có khả
năng quản lý
Cấu tạo lò đốt chất thải hoạt động theo nguyên lý nhiệt phân hai cấp, gồm buồng
đốt sơ cấp và thứ cấp, sử dụng pép đốt bằng dầu DO. Chế độ nhiệt phân rác trong lò được
thực hiện ở nhiệt độ khoảng 650÷800○C trong điều kiện thiếu oxy để lưu giữ khí cháy
cung cấp cho buồng đốt thứ cấp và tiết kiệm nhiên liệu. Đồng thời hạn chế phát sinh khí
ô nhiễm NOx do khống chế nhiệt độ đốt cháy ở buồng sơ cấp thấp và chế độ đốt cháy
trong môi trường thiếu ôxy.
Kết cấu lò đốt gồm lớp vỏ thép, hai lớp gạch sa mốt chịu nhiệt và lớp cách nhiệt
bằng sa mốt xốp, tấm Ceramic và bong cách nhiệt ngoại nhập. Thành lò được xây bằng
gạch samot A dày 230 mm, chịu được 1650oC, tiếp theo được lót lớp gạch cách nhiệt dày
50-70 mm, nên nhiệt không truyền ra ngoài vỏ lò, không bị tổn thất nhiệt, đảm bảo an
toàn lao động. Vỏ ngoài làm bằng thép CT3, dày 6ly, phủ sơn chịu nhiệt.
Bảng 3.3 : Một số thông số kỹ thuật lò đốt 50 tấn/ngày đêm
TT Thiết bị Đặc tính kỹ thuật Số lượng
1 Buồng đốt sơ cấp : -Thép CT3, dày 6mm, khung lò 01
- Vỏ lò I200mm (chịu nhiệt)
- Gạch chịu lửa -Sa mốt A
- Gạch cách nhiệt -Sa mốt xốp
- Bông cách nhiệt -30mm
2 Buồng đốt thứ cấp : -Thép CT3, dày 6mm, sàn thứ cấp 01
- Vỏ lò thép kéo dài 25mm (chịu nhiêt)
- Gạch chịu lửa -Sa mốt A
- Gạch cách nhiệt -Sa mốt xốp
- Tấm cách nhiệt -Ceramic
3 Buồng lưu nhiệt : -Vỏ buồng lưu nhiệt tôn tấm, vật 01
liệu CT3, dầy 10mm
-Lớp bông khoáng dầy 40mm
-Lớp gạch chịu lửa dầy 230mm
4 Bộ ghi lò : -Gang đúc chịu nhiệt 01
- Tấm ghi -Gang đúc chịu nhiệt
- Chân đỡ ghi -U200 ghép đóng hộp
5 Cửa lò : -Gang chịu nhiệt 01
- Vỏ cửa -Sa mốt A
- Gạch chịu lửa -Sa mốt xốp
- Gạch cách nhiệt
46
6 Ống khói khẩn cấp -Vật liệu Inox 304, dầy 5mm
-Đường kính 600mm
7 Ống khói : -Chiều cao 30 m 01
- Thân ống -Vật liệu Inox 304, đường kính
- Chân, găng giá 0,8m
- Hệ thống thu lôi -Đồng thanh, sứ cách điện
- Van điều chỉnh
Ø Nguyên lý công nghệ của lò đốt rác công nghiệp , sinh hoạt 50 tấn/ngày đêm
Hệ thống Lò đốt rác công nghiệp sinh hoạt 50 tấn/ngày đêm bao gồm các bộ phận
chức năng chính được thể hiện trên sơ đồ nguyên lý nhưa sau:
Tập kết Bắt đầu

Phân loại/
đóng bao
TB Giải
Khí thải nhiệt khói Tháp làm mát
Đốt 2 cấp nước

Bê tông hóa Bể
tro còn lại chứa
TB tách bụi nước
sạch
Dung dịch
kiềm
Tháp đệm
Lưu giữ Bể
chứa
dung
Tháp tách dịch
Kết thúc hơi nước kiềm

Tháp than
hoạt tính
Đưa về hệ
thống xử lý

Ống khói
Tách bùn

Cặn

Phơi bùn
47
Hình 3.4 : Sơ đồ công nghệ lò đốt 50 tấn /ngày đêm
3.3.3.1. Quy trình hoạt đông cẩu trục:
1.Thay đổi hệ thống đầu nạp liệu và công tác chuẩn bị.
-Trước đây khi nạp liệu vào lò bằng gầu gắp đưa lên băng chuyền vào buồng sấy của lò.
Cơ cấu này trong quá trình hoạt động nhận thấy không hiệu quả,vì thường xuyên ùn tắc
rác trên băng chuyền, độ hư hỏng cao, chi phí sửa chữa giá thành lại cao làm ảnh hưởng
đến quá trình sản xuất. Nên công ty đã thay đổi bằng cẩu trục gắp rác, lên xuống bằng cơ
cấu dẫn hướng Zíc zắc, di chuyển theo 4 hướng rất thuận tiện cho sự phối trộn rác ngay
đầu vào. Cơ cấu này có ưu việt bền, nhanh khi đưa rác vào lò.
Chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp sau khi phân loại đưa đến vị trí tập kết của
lò đốt, lúc này người công nhân vận hành lò sẽ điều khiển cẩu trục chạy về vị trí đống
giác, thả mỏ gắp xuống để gắp rác rồi đưa lên độ cao 6m50, thả rác vào thùng. Cẩu trục
này điều khiển không dây bằng tay bấm, sau khi nạp đủ rác vào thùng sẽ di chuyển ra
ngoài, thùng sẽ đóng nắp lại thì cơ cấu piston mới đẩy rác vào lò.
Thời gian nạp rác giữa sinh hoạt và công nghiệp, 2.2 tấn/giờ, công suất lò đốt đạt 50
tấn/ngày đêm.

Hình 3.5; cẩu trục gắp rác


3.3.3.2.Quy trình hoạt động nạp rác .
- Sau khi rác được phối trộn đưa vào thùng, lúc này nguời vận hành sẽ điều khiển đóng
nắp lại (tránh mất khí âm và an toàn cho người lao động). Sau đó rút cửa lò chính và đẩy
rác vào bằng cơ cấu thuỷ lực dẫn động bánh xe, đến khi hành trình giới hạn được mặc
định thì điều khiển hệ thống đẩy quay chở lại vị trí ban đầu, lúc này đóng cửa lò chính lại
rồi mới được mở nắp thùng rác lên . Quy trình được lập lại sau mỗi lần đầy rác vào lò. (
rất ưu việt hỗ trợ sức lao động)
3.3.3.3 Quy trình hoạt động buồng đốt sơ cấp:

48
-Buồng đốt sơ cấp có kích thước D=10m x R=2,2m x H= 4.5m.sau khi rác đẩy vào buồng
sơ cấp tại đây sẽ sinh ra sự bức xạ nhiệt (nhiệt tự nuôi nhiệt)chính là nhiệt phân,oxy hóa
phần nào các chất cháy làm cho rác nhanh khô tiếp lửa nhanh. trong quá trình đốt rác sẽ
được luân chuyển nhờ cơ cấu đẩy ghi theo bậc thang từ trên xuống dọc theo chiều dài
10m của lò,như vậy quá trình luân chuyển chính là quãng thời gian rác từ đầu vào cho
đến điểm cuối cùng hố tro, rác đã được xử lí xong ( tro ,xỉ đốt cháy kiệt).
-Về ưu việt của cơ cấu đẩy ghi theo bậc thang:Thông qua hệ thống điện được lập trình
PNC được truyền tải tới bộ nhận van điện của hệ thống bơm thủy lực từ đó thủy lực tác
động lên giàn ghi( động) dịch chuyển giàn ghi theo thời gian đã lập trình,đồng thời kết
hợp sự tạo oxi lấy từ buồng hâm gió(gió sạch)được thổi từ đáy ghi lên mặt ghi trên trong
lò đảm bảo cho ngọn lửa cháy ở vùng sơ cấp xử lí quá trình đốt rác nhanh,không phải
nhờ đến sự trợ giúp của bép đốt dầu Diesel, rác được đảo liên tục theo bậc.
-Thời gian ra xỉ dựa trên đầu vào, theo thực tế của lò đốt hiện tại của Công ty 8.5 tấn rác
đầu vào phối trộn sẽ ra được thùng xỉ cốc, ngoài những vật liệu không cháy, sau đó xỉ
được đưa về nơi tập kết rồi phân loại trên dây truyền tuyển.
-Như vậy ta có thể so sánh với dây truyền cũ trước đây, dây truyền cũ cơ cấu hoạt động
phức tạp ở chỗ truyền tải rác vào lò và đẩy xỉ bằng cơ cấu con lăn. Nếu xét trong môi
trường làm việc ở nhiệt độ cao là không phù hợp thường hay sẩy ra sự cố phải dừng lò,
hệ thống điện thông minh giúp sức cho công nhân vận hành không,thường xuyên sử dụng
bép đốt dầu Diesel chi phi cao, (nếu như ta sử dụng bép đốt trong 1h sẽ phải tiêu hao
khoảng 100l giầu). Chính vì thế mà lượng xỉ ra vẫn còn sống ,sửa chữa phức tạp giá
thành cao. Thì dây truyền được cải tiến ưu việt hơn hẳn như đã nêu ở trên, độ bền, sự cố
hỏng ít hơn, thời gian làm việc hiệu quả, giảm chi phí giá thành sửa chữa.
-Nhờ thiết kế đặc biệt và cấp oxy hợp lý rác sẽ duy trì quá trình tự cháy đồng thời được
gia nhiệt bằng chính nhiệt lượng tỏa ra từ sự đốt cháy rác trong điều kiện caaso bán khí
(thiếu khí) sẽ duy trì nhiệt độ nhiệt phân và cháy rác trong buồng đốt sơ cấp trên 850°C -
950°C . Dưới tác dụng của nhiệt, diễn ra các quá trình phân hủy nhiệt các chất thải rắn và
lỏng thành thể khí, trải qua các giai đoạn: bốc hơi nước – nhiệt phân – oxy hóa một phần
các chất cháy.
-Không khí cấp cho quá trình cháy sơ cấp chủ yếu là đốt cháy một phần chất bốc và than
cốc tạo thành trong buồng đốt sơ cấp. Lượng không khí dư bởi ở buồng đốt sơ cấp chủ
yếu quá trình cháy tạo thành bán khí, nó được điều chỉnh nhằm đáp ứng chế độ nhiệt
phân của mẻ rác đốt.
-Dòng khí cấp vào buồng đốt sơ cấp được bố trí thuận lợi cho sự chuyển động của ngọn
lửa, dòng khí trao đổi nhiệt với rác thải, đồng thời đảm bảo đốt cháy kiệt phần tro còn lại
sau chu kỳ đốt.
-Kiểm soát quá trình đốt cháy và nhiệt độ trong buồng đốt sơ cấp bằng cặp nhiệt điện XA
(Cromen-Alumen) có nối và hệ thống điều chỉnh tự động nhiệt độ.Chỉ còn một lượng nhỏ
tro (≤ 3+5%), chủ yếu là carbon, muối, các oxyt kim loại hay thủy tinh, gồm sành sứ còn
49
lại trong rác nằm trên mặt ghi, phía dưới đáy buồng sơ cấp có đặt xe thùng chứa tro thải
và tháo tro theo định kỳ bằng cơ cấu thủy lực. Không khí cung cấp cho quá trình cháy sơ
cấp được cấp từ phía dưới ghi lò. Lượng không khí này vừa giải nhiệt ghi lò không bị quá
nhiệt vừa sấy sơ bộ rác tạo điều kiện cho quá trình cháy được tốt hơn, tiết kiệm được
nhiên liệu cho quá trình thiêu đốt.
- Quá trình cháy trong buồng sơ cấp chủ yếu quá trình cháy tạo thành bán khí (khói đen)
và các khí độc chưa phân hủy ở nhiệt độ thấp. Nên khói từ buồng đốt sơ cấp được đưa
sang buồng thứ cấp qua một miệng phân khối khí nằm phía đuôi buồng sơ cấp.

Hình 3.6 Buồng đốt sơ cấp


3.3.3.4 .Buồng đốt thứ cấp
-Vùng đốt thứ cấp là vùng đốt các thành phần của dòng khí thoát ra từ vùng đốt sơ cấp.
Vùng đốt thứ cấp bao gồm buồng đốt hình vòm có kích thước H=1,5m x R=2,2m x
D=9m20cm và buồng đốt thứ cấp nối dài tới giải nhiệt nhanh.
- Khí nhiệt phân từ buồng đốt sơ cấp chuyển lên buồng đốt thứ cấp chứa các chất cháy có
nhiệt tăng cao (CO, , CH), tại đây chúng được đốt cháy hoàn toàn tạo thành khí và nhờ
lượng oxy trong không khí cấp và nhiệt độ cao. Nhiệt độ của buồng đốt thứ cấp được duy
trì trên(1.050°C - 1.200°C ). bởi các béc đốt nhiên liệu dầu Diesel được bố trí ngay tại vị
trí giao nhau giữa buồng đốt sơ cấp và buồng đốt thứ cấp.
- Nhờ nhiệt độ cao và thời gian lưu khí trong buồng đốt (trên 2 giây) đảm bảo thiêu hủy
hoàn toàn các chất thải độc hại.
- Hiệu suất sử lý của lò đốt rác phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả thiêu đốt và phản ứng
diễn ra trong buồng đốt thứ cấp, có tính quyết định đối với toàn bộ quá trình xử lý bằng
phương pháp thiêu hủy. Vì vậy sự bố trí hợp lý của các Mỏ đốt tạo nên sự đồng đều
nhiệt độ trong lò, tăng hiệu quả thiêu đốt và tạo dòng khí chuyển động xoáy rất có lợi cho
việc hòa trộn, tiếp xúc của các quá trình phản ứng.

50
- Kiểm soát quá trính đốt cháy và nhiệt độ trong buồng đốt thứ cấp bằng cặp nhiệ điện
XA (Cromen-Alumen) vỏ bạc bằng Ceramic có nối với hệ thống điều chỉnh tự động
nhiệt độ.
- Buồng đốt thứ cấp nối dài đóng vai trò đốt bổ sung trong trường hợp lò đốt phải đốt rác
chứa nhiều chất hữu cơ khó phân hủy (nhựa, cao su,…), ngoài yêu cầu nhiệt độ thứ cấp
phải cao hơn 1.000°C, cần thiết phải kéo dài thêm quá trình phân hủy và đốt cháy để tăng
thời gian lưu cháy ở nhiệt độ cao đảm bảo bẻ gãy mạch vòng và đốt kiệt các khí
carburhydro độc hại.

Hình 3.7 Buồng đốt thứ cấp kéo dài


3.3.3.5: Buồng lưu nhiệt hay buồng đốt bổ sung
Đây là một trong những bí quyết công nghệ quan trọng của lò đốt . Buồng đốt bổ
sung này vừa đảm bảo đốt kiệt khí độc hại ở nhiệt độ cao mà vẫn đáp ứng yêu cầu tiết
kiệm tối đa nhiên liệu sử dụng: khí thải sau khi ra khỏi buồng đốt thứ cấp được đốt cháy
tiếp một thời gian ở nhiệt độ cao trong buồng đốt bổ sung nhằm đốt cháy triệt để thành
phần khí và chất hữu cơ còn sót lại, tăng thời gian lưu khí ở nhiệt độ cao.
Ngoài ra, buồng đốt bổ sung còn có tác dụng lắng tách theo nguyên lý trọng lực và
quán tính đối với các hạt bụi trong dòng khí thải nhờ cấu tạo đặc biệt của thiết bị.
3.3.3.6. Hố xả xỉ
- Gồm hố tro, xe đẩy thùng xỉ, hệ thống thủy lực rút cửa tro khi cần xả.
-Tro thải của Lò đốt xả ra từ buồng đốt sơ cấp chiếm khoảng ≤10 % tổng khối
lượng rác đốt, sau khi đốt cháy kiệt ở nhiệt độ cao đã hoàn toàn triệt tiêu các chất hữu cơ,
các ion kim loại nặng…Phần còn lại sẽ thải ra ngoài thông qua hố tro nằm dưới buồng
đốt sơ cấp,số lượng tro thải nhiều hay ít phụ thuộc rác đầu vào đã được xử lý ở buồng đốt
sơ cấp. Chu kì được lặp đi lặp lại.

51
Hình 3.8
Hố xả xỉ

3.3.3.7 Tháp giải nhiệt nhanh bằng nước


- Vùng giải nhiệt nhanh bao gồm những ống thép dầy có đường kính 140mm, loại
thép phải chịu nhiệt độ cao không cong vênh biến dạng khi tác dụng nhiệt. Đã được ghép
thành nhiều ống sau đó bao bọc sung quanh là những tấm thép thành hình chữ nhật, mục
đích tạo bể nước bao bọc ngoài thành ống có kết nối với máy bơm nước có công suất
16m3nước/giờ chạy tuần hoàn.Như vậy dòng khí, nhiệt,khói ở buồng thứ cấp lúc này là
1.000°C -1.200°C đi qua trong ống vùng nhiệt lạnh nhờ vào nước tuần hoàn,sẽ giảm
nhiệt độ cao xuống nhiệt độ thấp hơn (520°C ) để giảm thiểu khả năng phá hủy thiết bị và
quá trình xử lý khí thải phía sau,hiệu quả của thiết bị giải nhiệt giảm khoảng 55% nhờ đó
mà khí thải được làm mát và hạ thấp nhiệt độ tới giá trị cho phép.

52
Hình 3.9 Tháp giải nhiệt
3.3.3.8 Tháp lọc bụi thô
Khí thải sau khi được làm mát ở thiết bị giải nhiệt vẫn còn chứa bụi có kích thước
nhỏ (kích thước dưới 5µm) vì vậy cần đưa qua thiết bị tách bụi ướt
Trong quá trình nhiệt phân của lò đốt lượng khí thải ra môi trường kéo theo 1 lượng
bụi khá lớn. Dòng khí được bố trí chuyển động từ dưới lên ngược chiều với dòng nước
được phun dạng sương từ trên xuống. Quá trình tiếp xúc các hạt bụi sẽ bị dính ướt, tăng
trọng lượng, tách khỏi pha khí và bị kéo theo dòng nước đi ra ngoài dưới đáy tháp lọc bụi,
sau đó khí thải đi qua các bộ phận phía sau sẽ hiệu quả tuyệt đối để thải ra môi trường.

53
Hình 3.10 Tháp lọc bụi
3.3.3.9 Tháp lọc bụi túi vải và POT Carbon
3.3.3.9.1.Tháp lọc bụi túi vải
- Dòng khí thải sau khi qua hệ thống lắng tro thô sẽ tiếp tục đưa qua tháp lọc bụi túi
vải. Thiết bị lọc bụi túi vải là thiết bị lọc hình trụ được lắp vào một thiết bị hoàn chỉnh
trong rọ sắt có kèm theo bộ phận van nổ điện, dùng áp suất hơi tạo rung, giũ bụi. Đây là
thiết bị được sử dụng rất phổ biến cho các loại bụi mịn, khô khó tách khỏi không khí nhờ
lực quán tính và ly tâm.
-Thiết bị gồm nhiều ống tay áo có đường kính 150 mm, chiều cao 3.2m ( hoặc hơn)
đầu dưới liên kết vào bản đáy đục lỗ tròn bằng đường kính của ống tay áo hoặc lồng
khung và cố định trên đầu trên vào bàn đục lỗ. Lọc bụi túi vải chịu nhiệt độ Max 2400C,
Min 2200C
- Dòng khí lẫn bụi được nạp vào cửa của thiết bị lọc bụi nhờ quạt hút, do tốc độ của
dòng khí giảm đột ngột (diện tích mở rộng) nên phần lớn hạt bụi mất vận tốc và rơi trực
tiếp xuống phễu. Khí với bụi còn lại đi vào từng buồng riêng biệt chứa đựng túi lọc và đi
lên giữa các túi. Bụi được giữ lại trên bề mặt bên ngoài của túi lọc do lực quạt hút; Chỉ
khí và lượng tạp chất nhỏ được xuyên qua lớp vải lọc và đi lên phần đỉnh (top section)

54
dạng ống (tube sheet), sau đó vào đường kênh dẫn tiếp theo. Khi bụi đã bám nhiều trên
mặt ngoài của túi vải làm cho sức cản của màng lọc quá lớn ảnh hưởng đến năng suất lọc,
người ta tiến hành hoàn nguyên khả năng lọc bằng cách rung rủ bằng khí nén. Rung rũ
bằng khí nén với áp lực mạnh, bụi bám bên ngoài đẩy bung ra, rơi xuống dưới phểu thu,
đưa đi hóa rắn.
- Hiệu quả lọc đạt tới 99,8% và lọc được cả các hạt rất nhỏ là nhờ có lớp trợ lọc.
Thiết bị lọc bụi túi vải thường đặt phía sau thiết bị lọc bụi cơ học để giữ lại những hạt bụi
nhỏ mà quá trình lọc cơ học không giữ lại được. Khi các hạt bụi thô hoàn toàn đã được
tách ra thì lượng bụi giữ trong túi sẽ giảm đi. Lượng khí thoát ra ngoài sẽ sạch bụi bẩn,
đảm bảo an toàn để bước sang giai đọan tiếp theo.
3.3.3.9.2 POT Carbon than hoạt tính
- Để xử lý triệt để khí độc còn sót lại trong tháp lọc bụi trước khi thoát ra môi
trường,trong hệ thống có lắp đặt thiết bị hấp phụ bằng than hoạt tính (activated carbon)
gọi là POT Carbon. Hấp phụ là kỹ thuật làm sạch khí bằng cách tập trung các khí và hơi
độc lên bề mặt chất rắn (chất hấp phụ là than hoạt tính).
-Than hoạt tính sử dụng ở POT Carbon có diện tích bề mặt ngoài rất lớn để tăng
khả năng hấp thụ tạp chất, nhờ cấu trúc đặc biệt, diện tích bề mặt của tất cả các lỗ rỗng có
thể đạt tới 800-2.500 m2/g trong 1g than hoạt tính phần lớn các vết rỗng – nứt vi mạch
được tạo ra do quá trình hoạt hóa đều có tính hấp thụ rất mạnh, than hoạt tính thường tự
nâng cấp để giữ lại những thuộc tính lọc hút và khả năng chịu nhiệt rất tốt nên với cấu
trúc đó than hoạt tính có thể chắt lọc khí độc hại trong hỗn hợp khí thải và giữ lại trên bề
mặt chất hấp phụ, nên chúng có thể hấp phụ được các khí độc hại ở trong khí thải như
Dioxin, Furans, và kim loại nặng.
-Than hoạt tính có nguồn gốc từ thiên nhiên nên không độc và rất an toàn, chất
thải từ quá trình chế tạo than hoạt tính cũng dễ dàng được tiêu hủy bằng phương pháp
đốt, không ảnh hưởng hay gây ô nhiễm môi trường. Vì thế dòng khí thải sau khi đi qua
POT carbon sẽ được than hoạt tính hấp thụ triệt để các khí độc hại để chuyển qua các bộ
phận xử lý phía sau.
3.3.3.10 Tháphấp thụ
- Khí thải đi qua hệ thống túi lọc bụi và POT (than hoạt tính). Nhờ áp suất hút tạo
bởi quạt hút tổng sẽ được đưa tiếp sang tháp hấp thụ loại tháp rửa có ô đệm hoạt động
dựa trên nguyên lý hấp thụ khí lỏng diễn ra chủ yếu trên bề mặt các tấm sứ đệm (có diện
tích tiếp xúc pha lớn) và cả trong không gian bên trong tháp. Khí thải axit và dung dịch
kiềm chuyển động ngược dòng nhau. Trong đó khí đi từ dưới lên còn dung dịch kiềm
được phun từ trên xuống, biến bụi mịn từ trên xuống nhằm tăng cường hiệu quả tiếp xúc
pha, hấp thụ, xử lý.Khác với quá trình hấp phụ các phân tử chỉ bám trên bề mặt phân

55
cách pha; thì quá trình hấp thụ các phân tử, nguyên tử hay các ion bị hút khuếch tán và đi
qua mặt phân cách vào trong toàn bộ vật lỏng hoặc rắn.
- Dung dịch kiềm (NaOH, hỗn hợp C + NaHCO3, Ca(OH)2) có pH = 8 ÷ 9. Từ bể
tuần hoàn được hệ thống bơm cấp và phun vào buồng tháp hấp thụ với hệ số phun lớn,
có thể điều chỉnh được lưu lượng (từ 15 m3/h) bằng hệ thống van sao cho phù hợp theo
yêu cầu. Các chất khí axít (SO2, HCl, HF…) sẽ bị dung dịch kiềm hấp thụ, trung hòa
trong dung dịch. Dung dịch hấp thụ sau khi bơm vào tháp hấp thụ sẽ tuần hòan ra bể điều
hòa để lắng cặn, làm mát hạ nhiệt độ, bổ sung hóa chất, kiểm soát PH sau đó quay lại
tháp hấp thụ tham gia vào quá trình xử lý tiếp theo.
- Quá trình này đồng thời làm lắng hết phần bụi có kích thước nhỏ(dưới 5mm) còn lại
trong khí thải. Bộ tách giọt nước trong tháp hấp thụ được thiết kế phù hợp nhằm tách pha
lỏng ra khỏi pha khí, thu hồi lại các giọt nước nhỏ khỏi bị dòng khí chuyển động kéo theo.

Hình 3.11 Tháp hấp thụ


3.3.3.11 Tháp tách ẩm
- Dòng khí thải sau khi được lọc tách bụi ở tháp hấp thụ, còn chứa các thành phần
hơi nước và dung dịch được phun sương bị cuốn theo khí thải, chúng sẽ được tách triệt để
ra khỏi dòng khí thải bằng 5 tầng tách ẩm:
- Tấm chắn lá phía trên tháp hấp thụ: theo nguyên lý va đập, lắng đọng và trọng lực.

56
- Tháp tách ẩm : theo nguyên lý trọng lực và quán tính kết hợp.
- Phía dưới thân tháp còn có phần thể tích cần thiết, lưu khí nhằm điều áp dòng khí thải.
3.3.3. 12 Bể hấp thụ
-Bể có kích thước 3500mmx2500mmx2000mm. Xây gạch và chát lớp vữa chịu
nhiệt. phần đáy của bể đước bố trí ống xả, phần trên có nắp thêm ống tràn, bên cạch ống
tràn còn bố trí ống phun nước dung dịch kiềm quá trình diễn ra theo hệ tuần hoàn.
- Khí thải sau khi tách ẩm, sẽ còn phần nhỏ hòa lẫn tro bụi hạt nhỏ có độ ẩm cao vì
sự tác động lực hút của quạt đã kéo theo.Nhưng dòng khí lại đi theo phương thẳng vào bể
hấp thụ, nó sẽ va đập vào mặt nước của bể vì vậy những hạt bụi có độ ẩm cao sẽ đọng lại
theo ống xả đáy ra ngoài bể lắng.Còn dòng khí thải sạch theo lực hút của Quạt hút rồi thải
ra môi trường.đạt chuẩn.
3.3.3.13 Hệ thống quạt
- Quạt hút tổng có kết lối giữa biến tần và Moto quạt thông qua bộ xử lý PLC, có
tác dụng khắc phục trở lực của khí thải trên đường ống dẫn khói từ lò đến ống khói và tạo
áp suất âm (áp suất trong lò đốt nhỏ hơn áp suất bên ngoài) ở buồng đốt sơ cấp và buồng
đốt thứ cấp để hạn chế khói thoát ra ngoài môi trường qua cửa nạp chất thải trong quá
trình thiêu đốt chất thải.Ở đây còn nắp thêm van điều tiết để điều khiển chế độ áp suất
của hệ thống lò.

57
Hình 3.12 Quạt hút
3.3.3.14 Ống khói
- Khí sạch sau khi ra khỏi tháp tách ẩm, bể hấp thụ đã được xử lý triệt để qua lọc
bụi túi vải đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép có nhiệt độ dưới 120○C được quạt hút đưa
vào ống khói thải cao trên 30m để phát tán ra ngoài môi trường.Trong phạm vi 40 m tính
từ chân ống khói có vật cản lớn như: nhà, rặng cây, đồi….thì ống khói sẽ được lắp đặt
cao hơn 3m so với điểm cao nhất của vật cản. Trên thân ống khói có thiết kế cửa để lấy
mẫu khí thải với đường kính hoặc độ rộng mỗi chiều tối thiểu 10cm, có nắp đậy để điều
chỉnh độ mở rộng, kèm theo sàn thao tác đảm bảo an toàn, thuận lợi khi tiếp cận và lấy
mẫu. Khí thải đi qua ống khói tổng. Đạt quy chuẩn QCVN 30:2012/BTNMT.
Hiện tại toàn bộ khu vực nhà máy có 3 hệ thống ống khói trong đó: 01 ống khói từ
hệ thống lò đốt chất thải nguy hại công suất 200kg/h, 01 ống khói chính của Lò đốt 50
tấn/ngày đêm và 01 ống khói xả sự cố của Lò đốt chất thải công suất 50 tấn/ngày đêm.

58
Hình 3.13 Ống khói
3.3.3.15 Ống khói khẩn cấp
Là ống khói có chiều cao 12m, đường kính 600mm làm bằng vật liệu inox 304, dầy
5mm, ống khói này tách biệt với ống khói thoát khí thải lò đốt sau khi xử lý, là ống thoát
khói khi lò đốt gặp sự cố. Cửa xả sự cố phía dưới ống khói có cần gạt luôn được niêm
phong, đặt tại vị trí thuận tiện, dễ dàng thao tác khi có sự cố xảy ra.

3.3.16 Hệ thống điện của lò.


- Nhà điều hành của lò đốt 50 tấn/ngày đêm, được bố trí trên cao xong xong với
đầu vào của lò vì như vậy rất thuận tiện cho người vận hành rễ quan sát. Hệ thống điều
hành tủ điện của lò được chia làm 3 tủ có kích thước 1.200mmx2.300mm.
- Tủ số 1 được bố trí nguồn điện vào 380V, ở đây còn bố trí thêm 2 biến tần dùng
cho 2 quạt, hút và đẩy.
- Tủ số 2 làm nhiệm vụ cấp cho van lổ túi lọc bụi, van xoay có gắn động cơ, hệ
thống bơm nước của lò đốt .
- Tủ số 3 là tủ quan trọng nhất của lò vì tủ này có nắp PNC hệ thống lập trình đã được
nhóm kỹ sư cài đặt, tất cả mọi sự hoạt của lò, từ đầu nạp rác cho đến khi ra xỉ đạt chuẩn.

59
Hình 3.14 Tủ điều khiển

60
3.4. Thống kê về chất thải rắn thông thường phát sinh tại cơ sở
Số lượng Phương Tổ chức, cá
Tên chất thải trung bình pháp xử lý nhân tiếp Ghi chú
(i)
(Kg/năm) nhận

Chất thải rắn sinh Xử lý trong lò


3.700 TĐ, HR đốt chất thải rắn
hoạt
công nghiệp,
Tự xử lý
sinh hoạt công
Chất thải rắn công
3.900 TĐ, HR suất 50 tấn/ngày
nghiệp thông thường
đêm

Tổng số lượng 7.600

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
4.1 Các công trình lưu giữ chất thải nguy hại:
4.1.1. Kho lưu giữ CTNH 01
- Chức năng: là khu tập kết, tạm chứa chất thải nguy hại chờ xử lý.
- Diện tích: 400 m2 (20 x 20 m).
- Thiết kế:
+Nhà 1 tầng có mái lợp tôn, cột thép, tường gạch xây, nền bê tông, máng thu nước
xung quanh và ống dẫn nước mưa nối xuống dưới.
+Chiều cao nhà 10m.
+Cửa chính: Thiết kế nhà xưởng nối liền với xưởng lò đốt chất thải công nghiệp
LCN-1.000A nên không thiết kế cánh cửa để thuận tiện cho việc xử lý chất thải.
+Sàn: kết cấu bằng bê tông kiên cố. Có rãnh thu nước xung quanh nhà xưởng
+Kho lưu giữ CTNH được phân thành 09 phân khu để lưu giữ các loại CTNH khác
nhau. Tại mỗi phân khu có gắn biển tên loại chất thải lưu giữ và các dấu hiệu cảnh báo,
phòng ngừa đối với mỗi loại chất thải.
4.1.2 .Kho lưu giữ CTNH 02
- Chức năng: là khu tập kết, tạm chứa chất thải nguy hại chờ xử lý.
- Diện tích: 400 m2 (16,7 x 24 m). Vị trí đặt gần khu vực kho lưu giữ CTCN.
- Thiết kế:
+Nhà 1 tầng có mái lợp tôn, cột thép, tường gạch xây, nền bê tông, máng thu nước
xung quanh và ống dẫn nước mưa nối xuống dưới.
+Chiều cao nhà 10m.
+Cửa chính: thiết kế kiểu cửa sắt, xếp trượt. Kích thước khung cửa (rộng x cao)
16,7m x 5m.
+Sàn: kết cấu bằng bê tông kiên cố. Có rãnh thu nước xung quanh nhà xưởng
61
+Kho lưu giữ CTNH được chia thành các phân khu để lưu giữ các loại CTNH khác
nhau. Tại mỗi phân khu có gắn biển tên loại chất thải lưu giữ và các dấu hiệu cảnh báo,
phòng ngừa đối với mỗi loại chất thải.
4.1.3 . Kho lưu chứa chất thải 03
- Chức năng: là nơi lắp đặt các thiết bị xử lý chuyên dụng và lưu chứa các chất thải
nguy hại sau khi phân loại đến chờ xử lý.
- Diện tích: 1008 m2 (24 x 42 m). Vị trí đặt gần xưởng tái chế chất thải công nghiệp.
- Thiết kế:
+Nhà 1 tầng: Móng bê tông cốt thép, có mái lợp tôn, cột, kèo thép, tường gạch xây
220 mm, nền bê tông, rãnh thu gom nước xung quanh bên trong và bên ngoài nhà xưởng.
Nước thải bên trong nhà xưởng và nước mưa được đưa về các hố ga qua ống dẫn.
+Chiều cao nhà 10,75m, có ô cửa trời mái thông gió.
+Cửa chính 02 cửa: thiết kế kiểu cửa sắt 2 cánh đẩy. Kích thước khung cửa (rộng x
cao) 5,83m x 4,88m.
+02 cửa phụ (cửa thoát hiểm): đặt tại hai hồi, thiết kế kiểu cửa bằng tôn phẳng 1
cánh mở. Kích thước khung cửa (rộng x cao) 1,25 m x 2,2m, tại mỗi cửa có biển hướng
dẫn thoát hiểm khi có sự cố.
+Sàn: kết cấu bằng bê tông kiên cố. Có rãnh thu nước xung quanh nhà xưởng.
+Kho lưu giữ CTNH được chia thành các phân khu để lưu giữ các loại CTNH khác
nhau và lắp đặt thiết bị xử lý chuyên dụng. Tại mỗi phân khu có gắn biển tên hệ thống xử
lý hoặc tên, loại chất thải lưu giữ và các dấu hiệu phòng ngừa đối với mỗi loại chất thải.
4.1.4. Kho lưu giữ chất thải 04
- Chức năng: là nơi lưu chứa các chất thải nguy hại sau khi phân loại đến chờ xử lý.
- Diện tích: 1008 m2 (24 x 42 m). Vị trí đặt cạnh kho lưu chứa 03.
- Thiết kế:
+Nhà 1 tầng: Móng bê tông cốt thép, có mái lợp tôn, cột, kèo thép, tường gạch xây
220 mm, nền bê tông, rãnh thu gom nước xung quanh bên trong và bên ngoài nhà xưởng.
Nước thải bên trong nhà xưởng và nước mưa được đưa về các hố ga qua ống dẫn.
+Chiều cao nhà 10,75m, có ô cửa trời mái thông gió.
+Cửa chính 02 cửa: thiết kế kiểu cửa sắt 2 cánh đẩy. Kích thước khung cửa (rộng x
cao) 5,83m x 4,88m.
+02 cửa phụ (cửa thoát hiểm): đặt tại hai hồi, thiết kế kiểu cửa bằng tôn phẳng 1
cánh mở. Kích thước khung cửa (rộng x cao) 1,25 m x 2,2m, tại mỗi cửa có biển hướng
dẫn thoát hiểm khi có sự cố.
+Sàn: kết cấu bằng bê tông kiên cố. Có rãnh thu nước xung quanh nhà xưởng.
+Kho lưu giữ CTNH được chia thành các phân khu để lưu giữ các loại CTNH khác
nhau và lắp đặt thiết bị xử lý chuyên dụng. Tại mỗi phân khu có gắn biển tên hệ thống xử

62
lý hoặc tên, loại chất thải lưu giữ và các dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa đối với mỗi loại
chất thải.
4.1.5 Tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý tại các kho lưu chứa 01,02,03,04
+ Các kho lưu giữ được phân làm các phân khu để lưu giữ các loại CTNH khác
nhau. Tại mỗi phân khu có gắn biển tên loại chất thải lưu giữ và các dấu hiệu phòng ngừa
đối với mỗi loại chất thải. Các loại CTNH hoặc nhóm CTNH có cùng tính chất cách ly
với các loại CTNH khác có khả năng phản ứng hóa học với nhau bằng vách xây bằng
tường gạch (không cháy) cao hơn chiều cao xếp CTNH.
+ CTNH dạng lỏng được lưu chứa trong các thùng phuy 200 lít, khu vực lưu chứa
có để biển báo và tên CTNH, xung quanh có thiết kế rãnh thu gom chất thải lỏng trong
trường hợp có sự cố rò rỉ chảy tràn và phương tiện ứng phó sự cố.
+ CTNH dạng rắn được lưu chứa trong các bao PP, PE bố trí để ở các khu vực riêng
tránh tiếp xúc, phản ứng giữa các loại CTNH, có lắp đặt biển báo và các phương tiện
PCCC.
+ Các chất thải lưu giữ trong kho chứa là những chất thải rắn và lỏng có thể cháy
khả năng bay hơi thấp, không có tính chất ăn mòn hay phản ứng do vậy lưu giữ trong nhà
kho có mái che là hoàn toàn phù hợp.
4.1.6. Thiết bị phụ trợ của các kho lưu chứa 01,02,03,04
Trong nhà kho có hệ thống thông gió, gắn các biển hướng dẫn vận hành an toàn kho
chứa, các dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa theo QCVN 6707-2009, biển hướng dẫn thoát
hiểm phòng cháy chữa cháy và được trang bị hệ thống cứu hỏa, bình chữa cháy, bao cát.
Hộp sơ cứu vết thương; bình soda gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axit
trong trường hợp vận chuyển chất thải có tính axit.
Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu Exit) đặt tại điểm đầu mối
của lối đi.
4.1.7 Kho lạnh lưu giữ tạm thời chất thải y tế
- Chức năng: là khu lưu giữ tạm thời chất thải y tế chờ xử lý. Chứa đựng các loại chất
thải rắn, lỏng, các chất thải phát sinh từ hoạt động của ngành y tế, các hoạt động khám
chữa bệnh, thú y…
- Diện tích: 10 m2. Kích thước kho: Dài x Rộng x Cao = 3,2 m x 3,140 m x 3,56 m).
Kho lạnh được xây dựng bên trong kho lưu giữ CTNH 01.
- Thiết kế:
+Toàn bộ tường, cửa, trần làm bằng thép tấm 2 lớp (d = 40mm), giữa 2 lớp thép có
cách nhiệt bằng bông cách nhiệt. Kho lạnh không có cửa sổ, cửa ra vào gồm 2 cánh, có
kích thước là: chiều rộng x cao: 3,14 m x 3 m. Nền kho được đổ bê tông có chiều dầy là
15mm. Trong kho có rãnh gom nước dẫn đến hố thu chung của cả xưởng. Tại cửa kho có
gắn các dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa.
+Thiết bị làm lạnh: Kho được làm lạnh nhờ máy điều hòa nhiệt độ (Panasonics),
loại 1 chiều – 2 cục, công suất làm lạnh 18.000 BTU
63
- Thiết bị phụ trợ:
+ Các thùng đựng chất thải y tế màu vàng chuyên dụng
+ Bên ngoài thùng chứa có các dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN 6707:
2009 được in rõ ràng.
4.2 Các nhóm bao bì lưu giữ chất thải nguy hại:
4.2.1 Thùng phuy bằng sắt/nhựa nắp kín 200 lít
- Chức năng: Lưu giữ chất thải dạng lỏng.
- Thiết kế:
+ Vật liệu cấu tạo bằng sắt/nhựa, có kích thước tiêu chuẩn: hình trụ, Ø 58 mm,
chiều cao là 890mm, nắp đậy có gioăng cao su đảm bảo độ kín khi sử dụng.
+ Các loại chất thải bao bì có khả năng quản lý: được sử dụng chứa các CTNH dạng
lỏng, trừ các loại CTNH có nồng độ axit cao thì không sử dụng phuy sắt để tránh bị ăn
mòn.
+Thiết bị phụ trợ: Trên bao bì có các dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN
6707:2009.
4.2.2 Tank nhựa có đai bọc thép chịu lực 1m3 (1000 lít)
- Chức năng: Lưu giữ chất thải dạng lỏng.
- Thiết kế:
+ Dạng hình hộp làm từ nhựa HDPE, có đai thép chịu lực xung quanh. Kích thước
tiêu chuẩn: 1,2 x 1 x 1,15m (dung tích 1.000 lít), có nắp vặn và (hoặc) van xả đáy.
+Các loại chất thải bao bì có khả năng quản lý: được sử dụng chứa các CTNH dạng
lỏng. Các loại CTNH có nồng độ axit cao được chứa trong tank không có van xả đáy để
tránh bị ăn mòn, rò rỉ trong quá trình vận chuyển.
+Thiết bị phụ trợ: Trên bao bì có các dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN
6707:2009.
4.2.3 Bao bì PP hai lớp có tráng PE chống thấm
- Chức năng: Lưu giữ chất thải dạng bùn, rắn.
- Thiết kế:
+Loại bao PP 2 lớp chứa 50 kg: Loại bao đan bằng sợi PP dạng dẹt, dày, có tay
xách, miệng bao có dây cột, có kích thước 1m x 1m. Bao bì thiết kế 2 lớp đảm bảo chất
thải dạng bùn, không thể thấm nước ra bên ngoài.
+Loại bao PP 2 lớp chứa 20 kg: Loại bao đàn bằng sợi PP dạng dẹt, có kích thước
0,5 x 0,8m. Bao bì thiết kế 02 lớp đảm bảo chất lượng dạng bùn, không thể thấm nước ra
bên ngoài.
+Trên bao bì có các dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN 6707:2009 được in
rõ ràng.

64
4.3 Các công trình xử lý chất thải nguy hại:
4.3.1 Hồ sơ kỹ thuật của hệ thống lò đốt chất thải công nghiệp LCN-1.000A
4.3.1.1.Chức năng
Xử lý triệt để bằng phương pháp nhiệt phân, khí hóa và thiêu đốt các loại chất thải
công nghiệp (bao gồm chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải công nghiệp thông
thường) ở trạng thái rắn, lỏng, bùn. Sản phẩm tạo thành là tro xỉ và khí thải được tiếp tục
xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khi thải bỏ.
4.3.1.2. Công suất, quy mô, kích thước
Các thông số cơ bản của lò đốt chất thải LCN-1000A được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.2: Bảng thông số kỹ thuật chính của lò đốt LCN – 1000A
STT Thông số kỹ thuật Giá trị
1 Công suất 1.000 kg/giờ
2 Nhiên liệu Dầu DO
3 Thể tích buồng sơ cấp 40 m3
4 Thể tích buồng thứ cấp 35 m3
5 Chiều dài buồng lưu nhiệt 6m
6 Nhiệt độ buồng sơ cấp 700 – 850 oC
7 Nhiệt độ buồng thứ cấp 1050 – 1200oC
8 Nhiệt độ khí thải ra ngoài môi trường <1800C
9 Thời gian lưu cháy 2s
10 Lượng oxy dư (đo tại điểm lấy mẫu) 10-15 %
11 Cường độ rối Re 7.000
12 Chiều cao đỉnh ống khói 30 m
13 Ống khói Đuờng kính 1,05 m
14 Điện trở tiếp đất vỏ lò 2,5 Ω
15 Vật liệu chế tạo buồng đốt Gạch chịu nhiệt 1600 oC
16 Chiều dày thành lò 700 mm
Thép tấm 8 ly, sơn cách nhiệt, chịu
17 Vỏ lò được 300 oC, khung chịu lực thép
U100.
Lớp bong khoáng cách nhiệt, dầy
18 Lớp vỏ cách nhiệt ngoài
40mm
Bằng gang đúc, thiết kế đặc biệt nên
khi đốt rác không bị bết, khí phân bố
19 Ghi lò
đều để sự cháy xảy ra hoàn toàn, khói
không bị đen, tiết kiệm nhiên liệu.

65
STT Thông số kỹ thuật Giá trị
20 Vòi đốt buồng sơ cấp (đốt rác) 2 cấp, hãng Riello, Italy
21 Vòi đốt buồng thứ cấp (đốt khói) 2 cấp, hãng Riello, Italy
22 Tiêu hao nhiên liệu 0,4 – 0,5 kg dầu/kg rác
23 Công suất điện tiêu thụ KW.h 45 ÷ 70
Xilanh đảo rác, đẩy tro, cơ cấu tháp tro
24 Hệ thống tháo tro tự động tự động, hệ thống làm mát. Vật liệu
thép chịu nhiệt
25 Hệ thống van xả sự cố Cơ cấu mở van cơ giới
26 Chất lượng khí thải Đạt: QCVN 30 :2012/BTNMT
4.3.1.3. Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ và tính chất các loại CTNH có khả năng
quản lý
Lò đốt rác công nghiệp LCN-1.000A gồm có 2 buồng đốt chính: Sơ cấp và Thứ
cấp. Ngoài ra hệ thống lò còn có buồng đốt thứ cấp nối dài có tác dụng duy trì vùng nhiệt
độ cao trên 1050○C và tăng thời gian lưu khí để đốt bổ sung cho buồng đốt thứ cấp chính,
nhằm đốt kiệt chất khí ô nhiễm trước khi qua hệ thống xử lý khí thải. Sơ đồ nguyên lý
công nghệ của hệ thống lò như trên hình 4.3.1

Hình 4.3.1: Sơ đồ nguyên lý hệ thống lò đốt rác công nghiệp LCN-1000A


Quá trình nhiệt phân và khí hóa được tiến hành đồng thời trong buồng đốt sơ cấp
của lò nhằm chuyển hóa các chất thải rắn và lỏng thành thể khí nhờ nhiệt năng cung cấp
từ mỏ đốt nhiên liệu dùng dầu DO. Chế độ nhiệt phân rác trong lò được thực hiện ở nhiệt
độ khoảng 650÷800○C trong điều kiện thiếu oxy để lưu giữ khí cháy cung cấp cho buồng
đốt thứ cấp và tiết kiệm nhiên liệu. Đồng thời hạn chế phát sinh khí ô nhiễm NOx do
khống chế nhiệt độ đốt cháy ở buồng sơ cấp thấp và chế độ đốt cháy trong môi trường
thiếu ôxy.
Kết cấu lò đốt gồm lớp vỏ thép CT3 có độ dày 4-12mm, lớp gạch sa mốt chịu nhiệt
và lớp cách nhiệt bằng sa mốt xốp, tấm Ceramic và bông cách nhiệt ngoại nhập có tổng
chiều dày 600-700mm.
Ø Nguyên lý công nghệ của lò đốt rác công nghiệp LCN-1000A

66
Hệ thống Lò đốt rác công nghiệp LCN-1000A bao gồm các bộ phận chức năng
chính được thể hiện trên sơ đồ nguyên lý Hình 4.3.2:
LÒ ĐỐT RÁC CÔNG NGHIỆP HỆ XỬ LÝ KHÍ CƠ HỌC KHÍ

Khí sạch
16 15 (QCVN
30:2012/BTNMT) 14
B1 B2 WTE
1
R
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 13

KHÍ
CẤP GIẢI CẶN
16 KHÍ 12
NHIỆT

Hình 4.3.2: Sơ đồ nguyên lý công nghệ hệ thống Lò đốt rác công nghiệp LCN-1000A
1. Xe xúc lật cấp rác 9. Tháp hấp thụ 2
2. Băng tải rác tự động 10. Tháp tách ẩm
3. Buồng đốt sơ cấp 11. Tháp lọc bụi túi vải và POT Carbon hoạt tính
4. Buồng đốt thứ cấp 12. Bể dung dịch tuần hoàn
5. Buồng đốt thứ cấp nối dài 13. Quạt hút tổng
6. Tháp giải nhiệt đứng 14. Ống khói chính
7. Tháp lọc bụi 15. Bộ điều khiển tự động
8. Tháp hấp thụ 1 16. Hố tro
Lò đốt công nghiệp hoạt động dựa vào chính nguồn nhiệt toả ra trong quá trình đốt
cháy nhiên liệu. Hoặc là nhiệt tạo ra từ các vật liệu được gia công nhiệt hoặc điện năng
biến đổi thành nhiệt năng.

1. Xe xúc lật 1 và phễu chứa rác R


Rác công nghiệp đã được phân loại sơ bộ và giảm độ ẩm để cấp vào lò đốt LCN-
1000 bằng xe xúc lật chuyên dụng 1 hoạt động liên tục. Xe xúc lật đưa rác vào phễu chứa
rác R ở dưới đất, sau đó phễu thu đổ rác vào băng tải rác tự động vận chuyển liên tục cấp
vào buồng đốt theo công suất định mức là cứ 5 phút cấp 1 lần , ở hai bên băng tải mỗi lần
80 – 100 kg, cấp đều vào cửa rác để đạt công suất là 1.000 kg rác/h.
2. Băng tải rác tự động 2
Rác thải được xe xúc lật đưa vào phễu chứa rác sau đó băng tải đưa rác lên đổ vào
phễu cấp rác tự động. Phễu cấp rác làm nhiệm vụ chuyển rác từ ngoài vào trong lò và
phân phối rác có nhiệt trị khác nhau đã được phối trộn bằng các ben thuỷ lực vận hành
67
theo chu kì làm việc được lập trình tự động theo thời gian cài đặt. Hệ thống tự động hóa ở
chỗ các Ben thủy lực sẽ làm nhiệm vụ đẩy rác vào lò liên tục bằng cách kết hợp với các
công tắc đụng cộng với Timer thời gian được cài đặt sẵn trong tủ điều khiển. Quá trình
này phụ thuộc vào công suất của lò đốt trong quá trình nhiệt phân. Trong quá trình đưa
rác vào lò thì rác đã được phối trộn với nhau thông qua các phễu cấp rác: rác được cào
lên trên phễu cấp rồi liên tục rơi xuống, làm cho rác có nhiệt trị thấp sẽ được phối trộn
với chất thải có nhiệt trị cao khiến cho quá trình cháy trở nên dễ dàng và đảm bảo hơn.
Sau đó rác được đưa vào buồng đốt sơ cấp để nhiệt phân.

Hình 4.3.3: Hệ thống băng tải rác


3. Buồng đốt sơ cấp 3:
Buồng đốt sơ cấp là nơi tiếp nhận rác công nghiệp nguy hại liên tục từ các cửa cấp
rác theo mẻ - sấy khô - tiến hành nhiệt phân (quá trình thu nhiệt) rác thành thể khí - đốt
cháy kiệt cốc (carbon rắn) còn lại sau quá trình nhiệt phân và các chất hữu cơ còn sót lại
trong tro.
Buồng đốt sơ cấp 3 có thể tích 40m3 với diện tích bề mặt đốt 20m3. Buồng đốt
được gia nhiệt bằng 01 mỏ đốt dầu Diesel gắn giữa lò đốt nhằm bổ sung và duy trì nhiệt
độ nhiệt phân của rác trong buồng đốt sơ cấp từ 650¸800○C. Dưới tác dụng của nhiệt
năng, các quá trình phân hủy nhiệt chất thải rắn và lỏng thành thể khí xảy ra qua các giai
đoạn: bốc hơi nước–nhiệt phân–oxy hóa một phần các chất cháy. Sau khi rác đã cháy và
nhiệt độ của buồng lò được duy trì bằng chính nhiệt cháy của rác thì hệ thống đốt được
tắt đi để tiết kiệm nhiên liệu và duy trì chế độ nhiệt phân theo nguyên lý thiết kế ban đầu.

68
Không khí cấp cho quá trình cháy ở sơ cấp chủ yếu dùng để đốt cháy nhiên liệu
trong buồng đốt sơ cấp và hòa trộn một phần với khí nhiệt phân trước khi chuyển sang
buồng đốt thứ cấp. Lượng không khí cấp rất nhỏ (8 ÷ 15%) so với yêu cầu để quá trình
cháy ở buồng đốt sơ cấp 3 chủ yếu là tạo thành bán khí, lượng khí cấp điều chỉnh phù
hợp với chế độ nhiệt phân của rác đốt bằng hệ thống van gió bố trí trên lò.

Hình 4.3.4: Buồng đốt sơ cấp


Mỏ đốt nhiên liệu được bố trí ở giữa lò và ở trên ghi đảo rác cuối cùng thuận lợi cho
sự chuyển động của ngọn lửa và trao đổi nhiệt với rác thải, đồng thời đảm bảo đốt cháy
kiệt phần tro còn lại sau chu kỳ đốt. Mỏ đốt có khả năng điều chỉnh lượng nhiên liệu tiêu
hao là dầu Diesel tùy theo từng loại rác thải thiêu đốt nhằm đạt được hiệu quả của quá
trình cháy tối ưu về nhiệt độ và kinh tế. Lượng nhiên liệu tiêu hao tối đa của mỏ đốt là 60
lít/h. Kiểm soát quá trình đốt cháy và nhiệt độ trong buồng đốt sơ cấp 3 bằng 01 cảm biến
nhiệt độ loại K có cấu tạo là cặp nhiệt điện XA (Cromen-Alumen) vỏ bọc bằng ceramic
có nối với đồng hồ hiển thị nhiệt độ tự động. Can nhiệt được lắp đặt ở vị trí cuối buồng
đốt sơ cấp để hiển thị ổn định, chính xác nhiệt độ thiêu đốt chất thải.
Buồng đốt sơ cấp được khống chế ở nhiệt độ nhất định từ 650oC ÷800oC. Để khống
chế nhiệt độ, buồng đốt được bố trí hệ thống hạ nhiệt nhanh bằng cách lắp trên nóc lò hệ
thống thiết bị phun nước sạch, phun vào vùng nhiệt độ cao cần hạ theo cài đặt, đóng ngắt
bằng van điện.
Lượng tro sau khi đốt kiệt rác chỉ từ ~5 ÷10% KL chủ yếu là các ôxít kim loại, thủy
tinh, gốm sành sứ lẫn trong rác, chúng sẽ được đưa xuống hố tro theo chu kỳ và có thể
đem đi đóng rắn làm vật liệu xây dựng (gạch Block) hay chôn lấp an toàn do đã đốt kiệt
các chất hữu cơ.
69
4. Buồng đốt thứ cấp 4:
Khí nhiệt phân từ buồng đốt sơ cấp 3 chứa các chất cháy có nhiệt năng cao (CO, H2,
CnHm…) được chuyển thẳng lên buồng đốt thứ cấp 4 . Buồng đốt có thể tích 35m3, tại
đây toàn bộ khí thải được đốt cháy hoàn toàn tạo thành khí CO2 và H2O nhờ lượng oxy
trong không khí cấp và nhiệt độ cao. Nhiệt độ của buồng đốt thứ cấp được duy trì từ
1.000 ¸ 1.200○C bởi 02 mỏ đốt nhiên liệu dầu diesel. Mỏ đốt có chế độ điều chỉnh lượng
nhiên liệu tiêu hao theo từng chế độ đốt khác nhau (tối đa 40 lít/h). Lượng oxy cấp vào
buồng đốt bằng quạt cấp khí công suất 2HP, tốc độ vòng quay 1.400V/phút, lưu lượng có
thể tùy chỉnh trong khoảng 1.000-1.600m3/giờ. Nhờ nhiệt độ cao và thời gian lưu khí
trong buồng đốt đủ lâu (trên 2 giây) đảm bảo thiêu hủy hoàn toàn các chất thải độc hại,
đặc biệt là Dioxin, Furans và mùi.
Hiệu suất xử lý của lò đốt rác phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả thiêu đốt và phản ứng
diễn ra trong buồng đốt thứ cấp 4 có tính quyết định đối với toàn bộ quá trình xử lý bằng
phương pháp thiêu hủy. Vì vậy sự bố trí hợp lý của mỏ đốt tạo nên sự đồng đều nhiệt độ
trong lò, tăng hiệu quả thiêu đốt và tạo dòng khí chuyển động xoáy rất có lợi cho việc hòa
trộn, tiếp xúc của các quá trình phản ứng.
Nhiệt độ trong buồng đốt thứ cấp 4 được đo bằng cặp nhiệt điện XA (Cromen-
Alumen) vỏ bọc bằng ceramic có nối với đồng hồ hiển thị nhiệt độ tự động. Cặp nhiệt
điện được lắp ở vị trí cuối cùng của buồng đốt nhằm đảm bảo hiển thị chính xác, ổn định
nhiệt độ trong buồng đốt.

Hình 4.3.5: Buồng đốt thứ cấp và thứ cấp nối dài
5. Buồng đốt thứ cấp nối dài 5:
Buồng đốt thứ cấp được kéo dài nối với cụm thiết bị giải nhiệt của hệ thống lò.
Buồng đốt có thể tích 32,4m3 kích thước 6 x 1.8 x 3m. Đây là một trong những bí quyết
công nghệ quan trọng để lò đốt rác vừa đảm bảo bẻ gãy mạch vòng và đốt kiệt các khí

70
carburhydro độc hại ở nhiệt độ cao trong thời gian dài vừa đáp ứng yêu cầu tiết kiệm tối
đa nhiên liệu sử dụng. Với kết cấu kéo dài và vật liệu chịu lửa đặc biệt (gạch cao nhôm
1700oC, vữa samot A 1600oC, bông ceramic cách nhiệt 12500C, gạch xốp cách nhiệt
1400oC…), luồng khí thải và chất hữu cơ còn sót lại sẽ được đốt cháy 1 cách triệt để và
tăng thời gian lưu cháy ở nhiệt độ cao.
6. Tháp giải nhiệt đứng 6
Khí thải từ buồng đốt thứ cấp có nhiệt độ cao (khoảng 1.000oC - 1.200oC) được đưa
qua thiết bị giải nhiệt 6 để tiến hành làm nguội bằng môi chất không khí với cường độ
mạnh. Hiệu quả của thiết bị giải nhiệt khoảng 60-70%, nhờ đó mà khí thải được làm mát
và hạ thấp nhiệt độ tới giá trị dưới 4000C trước khi vào thiết bị xử lý bằng phương pháp
hấp thụ.
Để tăng cường hiệu quả trao đổi nhiệt, thiết bị giải nhiệt 6 có cấu tạo đặc biệt với bề
mặt trao đổi nhiệt lớn và cường độ đối lưu cao nhờ hệ thống quạt gió với lưu lượng lớn,
vận tốc cao qua các bề mặt trao đổi nhiệt.

Tháp giải nhiệt được kiểm tra định kỳ mỗi khi lò dừng để vệ sinh và bảo trì. Chu kỳ
kiểm tra khoảng 72h. Nếu phát hiện sự cố bất thường thì tùy vào tình hình thực tế để khắc
phục, sửa chữa. Trong trường hợp cá biệt, nếu ống dẫn khí thải bị bục/thủng khí lò thoát
ra ngoài thì sẽ được phát hiện thông quả việc giảm áp suất âm của buồng đốt. Khi đó lò
được dừng đốt và sửa chữa thay thế ngay.

Hình 4.3.6: Tháp giải nhiệt

7. Tháp lọc bụi thô 7:

71
Khí thải sau khi được làm mát ở thiết bị giải nhiệt 6 còn chứa bụi có kích thước
phân tán rộng từ 5¸30mm vì vậy cần đưa qua thiết bị lọc bụi thô 7
Quá trình của lọc bụi được chuyển hoá bằng dạng Momen xoắn của các vách ngăn
trong hệ thống lọc bụi, dòng khí trong quá trình chuyển động sẽ va đập vào các vách
ngăn theo lực quán tính làm mất động năng và rơi xuống đáy, ở đây bụi được thu hồi vào
xe để dưới đáy tháp lọc bụi, sau đó khí thải sẽ tiếp tục đi đến giai đoạn xử lý tiếp ở các bộ
phận phía sau.

Hình 4.3.7: Tháp lọc bụi thô

8. Tháp hấp thụ 8 và 9:


Khí thải sau khi được lọc bụi trong tháp lọc bụi thô, nhờ áp suất hút tạo bởi quạt hút
tổng13 sẽ được đưa tiếp sang tháp hấp thụ8 và 9 là loại tháp rửa có ô đệm hoạt động dựa
trên nguyên lý hấp thụ khí – lỏng diễn ra chủ yếu trên bề mặt các tấm sứ đệm (có diện
tích tiếp xúc pha lớn) và cả trong không gian bên trong tháp. Khí thải axit và dung dịch
kiềm chuyển động ngược dòng nhau trong đó, khí đi từ dưới lên còn dung dịch kiềm
được phun, biến bụi mịn từ trên xuống nhằm tăng cường hiệu quả tiếp xúc pha, hấp thụ,
xử lý.
72
Hình 4.3.8: Tháp hấp thụ 8 và 9
Dung dịch kiềm (hỗn hợp NaOH + NaHCO3, Ca(OH)2) có pH = 8 ÷ 9, từ bể tuần
hoàn 12 được hệ thống bơm cấp và phun vào buồng tháp hấp thụ với hệ số phun lớn, có
thể điều chỉnh được lưu lượng (từ 10 m3/h) bằng hệ thống van sao cho phù hợp theo yêu
cầu. Các chất khí axít (SO2, HCl, HF…) sẽ bị dung dịch kiềm hấp thụ, trung hòa trong
dung dịch. Dung dịch hấp thụ sau khi bơm vào tháp hấp thụ sẽchảy bể điều hòa để lắng
cặn, làm mát hạ nhiệt độ, bổ sung hóa chất, kiểm soát PH sau đó quay lại tháp hấp thụ
tham gia vào quá trình xử lý tiếp theo.
Quá trình này đồng thời làm lắng hết phần bụi có kích thước nhỏ (dưới 5 mm) còn
lại trong khí thải. Bộ tách giọt nước trong tháp hấp thụ 8 và 9được thiết kế phù hợp nhằm
tách pha lỏng ra khỏi pha khí, thu hồi lại các giọt nước nhỏ khỏi bị dòng khí chuyển động
kéo theo.
9. Tháp tách ẩm 10

Dòng khí thải sau khi được lọc tách bụi ở tháp hấp thụ, còn chứa các thành phần hơi
nước và dung dịch dạng sương bị cuốn theo khói thải, chúng sẽ được tách triệt để ra khỏi
dòng khí thải bằng hai tầng tách ẩm:

73
- Tấm chắn lá sách phía trên tháp hấp thụ: Các tấm chắn có cấu tạo bằng inox 304
đực xếp song song, nghiêng một góc 450 so với mặt phẳng ngang. Các giọt nước/hạt
sương mù được tách ra khỏi dòng khí thải khi qua tấm chắn lá sách theo nguyên lý va
đập, lắng đọng và trọng lực
Phía dưới thân tháp còn có phần khoang trống cần thiết để tích, lưu khí nhằm điều
áp dòng khí thải.

10. Tháp lọc bụi túi vải và POT Carbon.


a) Tháp lọc bụi túi vải.
Dòng khí thải sau khi được tách ẩm có nhiệt độ dưới 1800C sẽ tiếp tục đưa qua tháp
lọc bụi túi vải. Đây là thiết bị được sử dụng rất phổ biến cho các loại bụi mịn, khô khó
tách khỏi không khí nhờ lực quán tính và ly tâm.
Thiết bị gồm 50 ống tay áo có đường kính 125 – 300 mm, chiều cao 2- 3,5 m. Lọc
bụi túi vải chịu nhiệt độ Max 2400C, Min 2200C. Bụi được giữ lại trên bề mặt bên ngoài
của túi lọc, khí sạch được xuyên qua lớp vải lọc và đi ra phần đỉnh (top section) ở bên
trên tấm dạng ống (tube sheet), sau đó vào đường ống đầu ra và đi vào thiết bị tiếp theo.
Khi bụi đã bám nhiều trên mặt ngoài của túi vải làm cho sức cản của màng lọc quá lớn
ảnh hưởng đến năng suất lọc, ta tiến hành hoàn nguyên khả năng lọc bằng cách rung rũ
bụi bằng khí nén. Hiệu quả lọc đạt tới 99,8% và lọc được cả các hạt rất nhỏ là nhờ có lớp
trợ lọc.
b) POT Carbon than hoạt tính
POT Carbon có tác dụng xử lý nốt các khí độc hại như các hợp chất hữu cơ, Dioxin
– Furans, các khí, hơi axit chưa được xử lý triệt để hoàn toàn trong các thiết bị trước đó
trước khi thoát ra môi trường bằng phương pháp hấp phụ.Hấp phụ là kỹ thuật làm sạch
khí bằng cách tập trung các khí và hơi độc lên bề mặt chất rắn (chất hấp phụ là than hoạt
tính).

POT Carbon có kích thước L3.500 x B1.300 x D300mm. Trong POT Carbon được
bố trí nhiều khay chứa than hoạt tính với chiều dày lớp than tại mỗi khay là 25cm. Các
khay này được bố trí sole nhau nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình hấp phụ cũng
như dễ dàng kiểm tra, thay thế, bổ sung lớp than mới.

Than hoạt tính sử dụng ở POT Carbon có diện tích bề mặt ngoài rất lớn để tăng khả
năng hấp phụ tạp chất, nhờ cấu trúc đặc biệt, diện tích bề mặt của tất cả các lỗ rỗng có thể
đạt tới 800-2.500 m2/g trong 1g than hoạt tính, phần lớn các vết rỗng – nứt vi mạch được
tạo ra do quá trình hoạt hóa đều có tính hấp thụ rất mạnh, than hoạt tính thường tự nâng
cấp để giữ lại những thuộc tính lọc hút và khả năng chịu nhiệt rất tốt nên với cấu trúc đó
than hoạt tính có thể chắt lọc khí độc hại trong hốn hợp khí thải và giữ lại trên bề mặt

74
chất hấp phụ, nên chúng có thể hấp phụ được các khí độc hại ở trong khi thải như Dioxin,
Furans, và kim loại nặng …v.v…

Than hoạt tính sau một thời gian sử dụng được thu gom lại và chuyển cho các đơn
vị tái chế, hoàn nguyên tái sử dụng lại hoặc được quản lý, xử lý như chất thải nguy hại.

Hình 4.3.9: Tháp lọc bụi túi vải và POT Carbon

11. Hệ bể tuần hoàn 12:


Hệ bể tuần hoàn gồm 2 cụm: bể nước sạchdùng làm mát các cơ cấu kim loại và
phục vụ quá trình điều khiển sự cháy của rác trong lò và các bể chứa dung dịch hấp thụ
tuần hoàn.
Nguyên lý hoạt động: Nước thải từ tháp hấp thụ 8 và 9 được thu hồi về bể chứa
dung dịch tuần hoàn 12 để làm nguội, điều hòa, lắng – tách cặn và bổ sung hóa chất kiềm
để đảm bảo pH = 8÷9 trước khi được tái tuần hoàn sử dụng trong tháp hấp thụ. Tại bể
dung dịch tuần hoàn có bố trí bồn chứa dung dịch kiềm trung gian và hệ thống thiết bị
75
kiểm tra liên tục giá trị pH bằng các điện cực đo pH tiếp xúc trực tiếp dung dịch trong bể,
và kích hoạt van điện (solenoid) xả bổ sung dung dịch kiềm vào bể tuần hoàn khi pH
dưới giá trị cài đặt.
Theo định kỳ hàng tháng bảo dưỡng, cặn xả lấy ra từ bể dung dịch tuần hoàn
12chủ yếu chứa bụi vô cơ không nguy hại, carbon và các muối trung hòa được đem đi
phơi khô, phối trộn để đóng gạch block hay phối trộn với các thành phần rác khác để đưa
vào đốt tiếp trong lò đảm bảo quá trình xử lý triệt để các chất nguy hại.

Bể nước sạch (tiêu chuẩn nước sinh hoạt) cách ly với bể dung dịch tuần hoàn có
nhiệm vụ cung cấp nước làm mát cho các cơ cấu thép trong hệ thống lò để đảm bảo điều
kiện vận hành, tăng tuổi thọ thiết bị và cấp cho hệ thống điều khiển, điều hòa quá trình
cháy rác trong buồng sơ cấp, hạ nhanh nhiệt độ buồng lò khi có sự cố rác cháy mạnh
(nhiệt độ vượt trên 900°C), phì khói, lửa... do trong rác cấp có lẫn các thành phần rác
nhiệt trị cao không kiểm soát được để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người vận hành và
các thiết bị trong hệ thống.
12. Quạt hút tổng 13:
Quạt hút tổng 13 có tác dụng khắc phục trở lực của khí thải trên đường ống dẫn
khói từ lò đến ống khói và tạo áp suất âm (áp suất trong lò đốt nhỏ hơn áp suất bên ngoài)
ở buồng đốt sơ cấp và buồng đốt thứ cấp để hạn chế khói thoát ra ngoài môi trường qua
cửa nạp chất thải trong quá trình thiêu đốt chất thải. Quạt hút có thông số kỹ thuật: P=
200-400mmH2O; Q= 20.000-30.000 M3/h, có biến tần điều chỉnh tốc độ và lưu lượng phù
hợp với từng chế độ đốt từng loại rác thải khác nhau.

Hình 4.3.10: Quạt hút tổng


13. Ống khói thải 14:

76
Khí sạch sau khi ra khỏi tháp tách ẩm đã được xử lý triệt để qua lọc bụi túi vải đạt
tiêu chuẩn môi trường cho phép có nhiệt độ dưới 200○C được quạt hút 13 đưa vào ống
khói thải 14 cao 30m để phát tán ra ngoài môi trường. Trên thân ống khói có thiết kế cửa
để lấy mẫu khí thải với đường kính hoặc độ rộng mỗi chiều tối thiểu 10cm, có nắp đậy để
điều chỉnh độ mở rộng, kèm theo sàn thao tác đảm bảo an toàn, thuận lợi khi tiếp cận và
lấy mẫu. Khí thải đi qua ống khói tổng đạt quy chuẩn QCVN 30:2012/BTNMT.
14. Bộ điều khiển tự động 15:
Bộ điều khiển được thể hiện trên tủ điện: thông qua thiết bị cài đặt của đồng hồ
đo nhiệt độ, người vận hành dễ dàng điều khiển nhiệt độ buồng đốt sơ cấp và thứ cấp
theo yêu cầu công nghệ của quá trình thiêu đốt, điều khiển tự động hay bằng tay toàn
bộ các thiết bị động lực của cả hệ thống lò đốt.

Hình 4.3.11: Tủ điện điều khiển


15. Hố tro
Tro thải của Lò đốt xả ra từ buồng đốt sơ cấp chiếm khoảng ≤10 % tổng khối lượng
rác đốt, sau khi đốt cháy kiệt ở nhiệt độ cao đã hoàn toàn triệt tiêu các chất hữu cơ, các ion
kim loại nặng… Phần còn lại sẽ thải ra ngoài thông qua hố tro nằm dưới buồng đốt sơ cấp,
số lượng tro thải nhiều hay ít phụ thuộc vào công suất rác thải đã được xử lý ở buồng đốt
sơ cấp. Chu kì được lặp đi lặp lại đảm bảo xả hết lượng tro dư thừa ở buồng đốt sơ cấp.

77
Hình 4.3.12: Hố tro
16. Xử lý tro bùn và nước thải sau khi xử lý:
- Tro thải sau khi được xử lý ở nhiệt độ cao đã hoàn toàn triệt tiêu các chất hữu cơ
cùng vi trùng, vi khuẩn sẽ tiếp tục được đưa đi xử lý đóng rắn hay bê tông hóa…
- Tro xỉ, tro bụi và bùn thải phát sinh từ lò đốt rác thải rắn nguy hại được phân loại,
đánh giá theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT.
- Trên Hình 4.3.13 trình bày sơ đồ công nghệ xử lý tro bụi từ xe tháo tro và cặn lắng
từ bể dung dịch tuần hoàn 12:

XI MĂNG PHỤ GIA CÁT

TRO
PHỐI TRỘN GẠCH BLOCK
(5% KL RÁC ĐỐT)

LÒ ĐỐT RÁC KHÍ THẢI PHƠI KHÔ


LCN-1000
Cặn, bùn

XỬ LÝ BỂ LẮNG NƯỚC SANG HỆ THỐNG


KHÍ SẠCH XỬ LÝ NƯỚC CHUNG
KHÍ THẢI TRUNG GIAN

Hình 4.3.13: Sơ đồ quy trình xử lý tro và cặn bùn của Lò đốt rác LCN-1000A

- Dung dịch đã qua sử dụng nhiều lần được tháo qua bể xử lý nước chung của hệ
thống xử lý nước thải của nhà máy; cặn xả ra từ bể dung dịch được đốt lại trong lò ở dạng
lỏng, dạng rắn hoặc đem đi xử lý như ổn định - hóa rắn.

78
- Váng hay bọt bẩn trong bể dung dịch tuần hoàn 12 được hớt lên cùng với nước
chứa cặn có thể được pha trộn với rác khô để đem đi đốt lại trong lò vừa nhằm xử lý triệt
để vừa làm tăng độ ẩm để khống chế tốc độ nhiệt phân ban đầu của rác.
- Phần nước thải phát sinh từ quá trình vận hành lò đốt, định kỳ được đưa qua hệ
thống xử lý nước chung của nhà máy để xử lý đạt chuẩn theo quy định tại QCVN
40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Ø Mô tả về tính chất các loại CTNH có khả năng xử lý trong lò đốt


a) Bùn thải nguy hại
- Chủ yếu phát sinh từ các ngành khai thác chế biến dầu khí và than, quá trình gia
công và từ các công trình xử lý khí thải, nước thải.
- Trạng thái: bùn lỏng, rắn
- Tính chất: độc
b) Các loại chất thải dính dầu
- Chất thải dính dầu bao gồm các loại giẻ lau, các thùng và bao bì dính dầu nhớt, các
chất thải từ ngành sản xuất giầy dép, công nghiệp dầu khí, chất thải lẫn dầu từ quá trình
xử lý nước làm mát, bộ lọc dầu đã qua sử dụng, chất thải nhiễm dầu khác,...
- Trạng thái: rắn
- Tính chất: dễ gây cháy nổ.
c) Các loại cặn thải có chứa thành phần nguy hại
- Chủ yếu cặn phát sinh từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng hóa chất
hữu cơ, sử dụng nhựa, cao su tổng hợp, chế biến quặng
- Tính chất: độc với người và hệ sinh thái
- Trạng thái: rắn/bùn
d) Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và
dung môi hữu cơ thải khác.
- Tính chất: độc với người và hệ sinh thái
- Trạng thái: rắn/bùn
e) Váng bọt dễ cháy hoặc bốc hơi khi tiếp xúc với nước
- Tính chất: độc với người và hệ sinh thái
- Trạng thái: lỏng/bùn
f) Chất thải từ quá trình sản xuất điều chế, cung ứng, sử dụng chất kết dính và chất bịt
kín (kể cả sản phẩm chống dính), sơn và vecni
- Tính chất: độc với hệ sinh thái và dễ cháy
- Trạng thái: Rắn/lỏng
g) Chất thải phát sinh từ quá trình chế biến và sản xuất gỗ, gỗ thải từ hộ gia đình và
các nguồn khác

79
- Phát sinh từ quá trình chế biến gỗ và các loại sản phẩm gỗ, quá trình chế biến và
chất thải từ quá trình xử lý cơ học chất thải (phân loại, nghiền, nén ép, tạo hạt)
- Trạng thái: rắn/ lỏng
- Tính chất: độc với hệ sinh thái và dễ cháy
h) Hóa chất và hỗn hợp hóa chất từ phòng thí nghiệm, hóa chất nguy hại, chất phụ gia
- Phát sinh từ quá trình loại bỏ các hóa chất từ phòng thí nghiệm, các hoạt động thú y,
từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng hóa chất vô cơ
- Trạng thái: rắn/ lỏng
- Tính chất: độc với người và hệ sinh thái
i) Chất thải nhựa ( plastic )
- Phát sinh từ quá trình sản xuất, điều chế, sử dụng silicon, cao su tổng hợp, sợi nhân
tạo, xử lý hóa học, che phủ bề mặt kim loại và các vật liệu khác
- Trạng thái: rắn
- Tính chất: ăn mòn, độc, độc với hệ sinh thái
j) Bụi than tro
- Phát sinh từ quá trình chế biến, sử dụng các loại hóa chất vô cơ (than hoạt tính, bồ
hóng) quá trình xử lý khí thải.
- Trạng thái: rắn
- Tính chất: độc, dễ cháy
k) Trường hợp đốt chất thải y tế và các chất thải cần có sự bảo quản lạnh
- Chất thải y tế thu gom về được đựng trong thùng chuyên dụng màu vàng chứa chất
thải y tế, sau đó được đưa vào lưu giữ tạm thời trong kho lạnh.
- Quy trình đốt rác thải y tế phải tuân thủ theo trình tự sau:
+ Khi nhiệt độ buồng đốt sơ cấp đạt trên 800 oC, nhiệt độ lò thứ cấp đạt 1050 oC thì
bắt đầu đốt rác thải y tế.
+ Rác thải y tế sẽ được đốt riêng biệt không phối trộn hay đốt chung các loại rác
thải khác.
l) Các thiết bị, bộ phận đã qua sử dụng có khả năng nổ (ví dụ túi khí):
- Đối với các thiết bị bộ phận có khả năng nổ: trước khi đưa vào lò đốt phải qua bước
tiền xử lý (bóc, tách) sau đó thiêu hủy trong lò đốt, tro xỉ hóa rắn.
4.3.1.4. Thiết bị phụ trợ của hệ thống
- Bơm giải nhiệt: Do tính chất quan trọng của hệ thống giải nhiệt nên bố trí sử dụng 2
bơm lắp song song (Một bơm dùng và một bơm dự phòng). Dùng loại bơm nước chịu
nhiệt độ cao (Nhiệt độ làm việc: 90 – 110 oC), ống dùng trong hệ thống này là ống chịu
nhiệt và chịu áp lực PPR. Bơm dùng loại 3 pha, 380V, 3 KW.
- Bơm rửa khí: Cũng như hệ thống giải nhiệt, dùng 2 bơm song song, đây là loại bơm
hóa chất có thể làm việc trong môi trường nhiệt độ cao và pH = 2 - 12, thân bơm làm
bằng I-nox SUS 304 còn gioăng/phớt làm bằng vật liệu Tephlon.
80
- Bơm dầu: Bơm dầu từ bể ngầm dưới đất lên bể trên cao, đây là loại bơm đặc chủng,
chuyên sử dụng để bơm dầu DO. Lựa chọn loại bơm: 3 pha, 380V và 2,2KW.
- Hệ thống xả tắt khi có sự cố: được đặt tại vị trí sau hệ thống giải nhiệt. Do khi xảy
ra sự cố (mất điện hoặc chập cháy) phải cắt toàn bộ điện nhà xưởng nên hệ thống van xả
tắt được thiết kế và vận hành hoàn toàn bằng tay, thuận tiện cho công nhân có thể dứng từ
dưới đất đóng ngắt van khi có sự cố. Van xả tắt sẽ được cơ quan quản lý niên phong và
phải được báo cáo mỗi khi sử dụng.
- Hệ thống đường ống nước để dập tắt lửa (hạ nhiệt) khi nhiệt độ trong lò tăng đột ngột.
- Can nhiệt: trong buồng đốt sơ cấp và thứ cấp đều được đặt cặp nhiệt điện XA (Cromen
- Alumen) vỏ bọc bằng Ceramic có nối với hệ thống điều chỉnh tự động nhiệt độ.
- Cửa quan sát buồng đốt sơ cấp: được thiết kế hợp lý để có thể quan sát các quá trình
cháy.

81
4.3.2. Hồ sơ kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải, chất thải lỏng 50 m3/ngày đêm
(trình bày ở mục 1.3 trang 6)
4.3.3. Hệ thống ngâm tẩy bao bì
4.3.3.1.Chức năng
Chức năng: Dùng để tẩy rửa nhựa, kim loại dính các thành phần nguy hại như:
mực in, sơn, các loại can, chai lọ nhựa dính thành phần nguy hại,...
4.3.3.2. Công suất, quy mô, kích thước
- Công suất: 1000 kg/giờ
- Hệ thống gồm 02 bể kích thước giống nhau: 2m x 1,4m x 1m:
+ Bể chứa dung môi. Trong lòng bể có đặt thanh điện trở để duy trì nhiệt độ của bể
khoảng 70-80 oC. Ngoài ra còn có bơm sục khí, bơm nước.
+ Bể rửa chứa nước sạch
- Các bơm:
+ 01 bơm tuần hoàn, công suất 1,5 Hp.
+ 01 bơm sục khí, công suất 2 Hp.
+ 01 bơm nước áp lực, công suất 2 Hp.
Palăng nâng hạ tải trọng 2tấn có hệ thống điều khiển khung chuyển động lên
xuống thuận lợi cho việc nâng hạ chất thải, sử dụng 01 động cơ không đồng bộ 3 pha
220V – 2 Kw, 01 hộp số, 01 tủ điều khiển, hệ thống ròng rọc và cáp. Palăng nâng hạ của
hệ thống ngâm tẩy bao bì được sử dụng chung cho hệ thống tẩy rửa, thu hồi kim loại
dính dầu và hệ thống phá dỡ ắc quy.
- Rọ/thùng đựng chất thải làm bằng thép, thành rọ đan lưới có mắt lưới phù hợp. Đáy
rọ có thiết kế dạng nắp mở giúp dỡ bỏ chất thải dễ dàng. Trên bề mặt rọ có hệ thống dây
cáp nối với hệ thống máy nâng chất thải.
- Phễu chụp hút của bể chứa dung môi và quạt hút để thu hồi hơi dung môi, hơi dung
môi sau đó được hấp phụ bằng than hoạt tính trước khi thải ra ngoài môi trường.
4.3.3.3. Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ
- Các chất thải có khả năng xử lý: Dùng tẩy rửa phế liệu kim loại, nhựa chứa và bám
dính các thành phần nguy hại (sơn, mực in, hóa chất, …)
- Quy trình tẩy rửa được trình bày như sau:

82
Kim loại, nhựa phế liệu nhiễm TPNH

Đặt vào rọ/thùng để palang đưa vào Chụp hút, ống


bể dẫn hơi hóa
chất

Dung môi tẩy rửa

Bể ngâm tẩy 1
Sục (Bằng hóa chất)

Hệ thống xử lý nước
Nước thải
Bể tẩy rửa 2
Sục khí (Bằng nước sạch)

Sau khi khô ráo, nhập kho lưu giữ


tạm thời

Hình 4.3.3: Sơ đồ quy trình ngâm tẩy bao bì


Thuyết minh quy trình:
Thùng chứa sơn, mực in… được sơ chế bằng cách cắt miệng dập phẳng bằng thiết
bị cắt nắp thủ công. Bao bì sau cắt nắp và dập phẳng đặt trong khung chứa. Với loại bao
bì nhiễm dung môi, mực in nhiều sẽ được đốt trong lò đốt trước khi đưa vào hệ thống tẩy
rửa.
Kim loại, nhựa phế liệu nhiễm thành phần nguy hại (sơn, mực in, hóa chất,…) được
tẩy rửa theo mẻ. Sau khi cho vào các rọ/thùng sẽ dùng palang nâng hạ để đưa vào các bể
tẩy rửa theo các bước sau:
+Tẩy rửa tại bể ngâm tẩy bằng hóa chất: Dùng palang móc vào rọ/thùng, cẩu từ từ
đưa vào bể chứa dung dịch tẩy rửa CTNH (dung môi/hóa chất) đảm bảo sục khí của bể
ngâm tẩy phải luôn mở. Bể ngâm tẩy 1 được gia nhiệt bằng các điện trở đạt nhiệt độ đến
70 -80 oC và có máy sục khí làm tăng khả năng tẩy rửa, làm sạch kim loại. Tuần tự cho
vào bể ngâm tẩy các thùng khác, tối đa 02 thùng. Đảm bảo mỗi rọ/thùng phải được ngâm
trong bể ngâm tẩy ít nhất 20 -30 phút. Trước khi lấy rọ/thùng ra, phải nâng lên hạ xuống
ít nhất 3 lần để CTNH được tách ra hẳn khỏi kim loại. Lưu ý: Định kỳ phải thêm dung
dịch tẩy rửa cho đủ vào bể.
+Tẩy rửa bằng bể chứa nước sạch:Sau khi cho rọ/thùng vào bể ngâm tẩy bằng hóa
chất, dùng Palang cho từ từ vào bể chứa nước đảm bảo sục khí của bể nước phải luôn
mở. Bể tẩy rửa 2 cũng được gia nhiệt bằng các điện trở đạt nhiệt độ đến 70 -80 oC. Tuần
tự cho vào bể nước các thùng khác từ bể ngâm tẩy, tối đa 02 thùng. Phải đảm bảo mỗi
thùng phải được ngâm trong bể nước ít nhất 10-20 phút. Trước khi lấy rọ/thùng ra phải
83
nâng lên hạ xuống ít nhất 3 lần để phế liệu sạch hẳn.
+Để ráo: Cẩu rọ/thùng vào vị trí để khô ráo rồi tập kết phế liệu sạch vào kho
+Nước tẩy rửa được châm thêm hóa chất để sử dụng tuần hoàn và định kỳ 02 tuần
phải thu gom về hệ thống xử lý nước thải công suất 50 m3/ngày đêm để xử lý.
+Kim loại, nhựa sau rửa đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07: 2009/BTNMT
về Ngưỡng chất thải nguy hại sẽ được lưu kho bán lại cho đơn vị tái chế.
4.3.3.4. Thiết bị phụ trợ
- Thiết bị bảo hộ lao động: khẩu trang, găng tay, giày ủng, mắt kính bảo hộ, hộp sơ
cứu.
- Hộp cứu thương, bình chứa dung dịch sođa gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết
bỏng axit trong trường hợp vận chuyển chất thải có tính axit.

4.3.4. Hệ thống tẩy rửa, thu hồi kim loại dính dầu
4.3.4.1. Chức năng
Chức năng: Dùng để tẩy rửa kim loại dính dầu
4.3.4.2. Công suất, quy mô, kích thước
- Công suất: 2.000 kg/giờ
- Hệ thống gồm 02 bể kích thước giống nhau: 2m x 1,4m x 1m:
+ Bể ngâm tẩy hóa chất có pH = 10,5-11. Trong lòng bể có đặt thanh điện trở để
duy trì nhiệt độ của bể khoảng 70-80 oC. Ngoài ra còn có bơm sục khí, bơm nước.
+ Bể rửa chứa nước sạch
- Các bơm:
+ 01 bơm tuần hoàn, công suất 1,5 Hp.
+ 01 bơm sục khí, công suất 2 Hp.
+ 01 bơm nước áp lực, công suất 2 Hp.
- Máy nâng tải trọng 2tấn có hệ thống điều khiển khung chuyển động lên xuống thuận
lợi cho việc nâng hạ chất thải, sử dụng 01 động cơ không đồng bộ 3 pha 220V – 2 Kw,
01 hộp số, 01 tủ điều khiển, hệ thống ròng rọc và cáp. Palăng nâng hạ của hệ thống ngâm
tẩy bao bì được sử dụng chung cho hệ thống tẩy rửa, thu hồi kim loại dính dầu và hệ
thống phá dỡ ắc quy.
- Rọ/thùng đựng chất thải làm bằng thép, thành rọ đan lưới có mắt lưới phù hợp. Đáy
rọ có thiết kế dạng nắp mở giúp dỡ bỏ chất thải dễ dàng. Trên bề mặt rọ có hệ thống dây
cáp nối với hệ thống máy nâng chất thải.
- Phễu chụp hút của bể chứa hóa chất và quạt hút để thu hồi hơi dung môi, hơi dung
môi sau đó được hấp phụ bằng than hoạt tính trước khi thải ra ngoài môi trường.
4.3.4.3. Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ
- Các chất thải có khả năng xử lý: Dùng tẩy rửa phế liệu kim loại dính dầu,…

84
- Quy trình tẩy rửa được trình bày như sau:

Kim loại dính dầu

Đặt vào rọ/thùng để palang đưa vào Chụp hút, ống


bể dẫn hơi hóa
chất

Dung dịch kiềm


Bể ngâm tẩy 1
Sục (Bằng dung dịch kiềm) Hệ thống xử lý nước
thải
Nước
Bể tẩy rửa 2
Sục khí (Bằng nước sạch)

Sau khi khô ráo, nhập kho lưu giữ


tạm thời

Hình 4.3.4: Sơ đồ quy trình tẩy rửa thu hồi kim loại dính dầu
Thuyết minh quy trình:
Kim loại phế liệu nhiễm dầu được tẩy rửa theo mẻ. Sau khi cho vào các rọ/thùng sẽ
dùng palang nâng hạ để đưa vào các bể tẩy rửa theo các bước sau:
+Tẩy rửa tại bể ngâm tẩy bằng hóa chất: Dùng palang móc vào rọ/thùng, cẩu từ từ
đưa vào bể chứa dung dịch tẩy dầu (dùng dung dịch kiềm) đảm bảo sục khí của bể ngâm
tẩy phải luôn mở. Bể ngâm tẩy 1 được gia nhiệt bằng các điện trở đạt nhiệt độ đến 70 -80
o
C và có máy sục khí làm tăng khả năng tẩy rửa, làm sạch kim loại. Tuần tự cho vào bể
ngâm tẩy các thùng khác, tối đa 02 thùng. Đảm bảo mỗi rọ/thùng phải được ngâm trong
bể ngâm tẩy ít nhất 20 -30 phút. Trước khi lấy rọ/thùng ra, phải nâng lên hạ xuống ít nhất
3 lần để CTNH được tách ra hẳn khỏi kim loại. Lưu ý: Định kỳ phải thêm dung dịch tẩy
rửa cho đủ vào bể.
+Tẩy rửa bằng bể chứa nước sạch: Sau khi cho rọ/thùng vào bể ngâm tẩy bằng hóa
chất, dùng Palang cho từ từ vào bể chứa nước đảm bảo sục khí của bể nước phải luôn
mở. Bể tẩy rửa 2 cũng được gia nhiệt bằng các điện trở đạt nhiệt độ đến 70 -80 oC. Tuần
tự cho vào bể nước các thùng khác từ bể ngâm tẩy, tối đa 02 thùng. Phải đảm bảo mỗi
thùng phải được ngâm trong bể nước ít nhất 10 -20 phút. Trước khi lấy rọ/thùng ra phải
nâng lên hạ xuống ít nhất 3 lần để phế liệu sạch hẳn.
+Để ráo:Cẩu rọ/thùng vào vị trí để khô ráo rồi tập kết phế liệu sạch vào kho
+Nước tẩy rửa được châm thêm hóa chất để sử dụng tuần hoàn và định kỳ 02 tuần
85
phải thu gom về hệ thống xử lý nước thải công suất 50 m3/ngày đêm để xử lý.
+ Kim loại sau rửa đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07: 2009/BTNMT về
Ngưỡng chất thải nguy hại sẽ được lưu kho bán lại cho đơn vị tái chế.
4.3.4.4. Thiết bị phụ trợ
- Thiết bị bảo hộ lao động: khẩu trang, găng tay, giày ủng, mắt kính bảo hộ, hộp sơ
cứu.
- Hộp cứu thương, bình chứa dung dịch sođa gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết
bỏng axit trong trường hợp vận chuyển chất thải có tính axit.
4.3.5. Hồ sơ kỹ thuật hệ thống nghiền bóng đèn chứa thủy ngân
4.3.5.1. Chức năng
Nghiền các loại bóng đèn huỳnh quang dạng ống (đèn dài 1,2m hay 0,6m) và bóng
dạng tròn, đèn compact tiết kiệm điện, đèn huỳnh quang để bàn, đèn huỳnh quang dạng
tròn ..... thành các mảnh thủy tinh có kích thước nhỏ, bột huỳnh quang và hấp phụ hơi thu
hồi thủy ngân. Các loại bột huỳnh quang thu hồi đem hóa rắn..
4.3.5.2. Công suất, quy mô, kích thước
- Công suất là 20 kg/h (tương đương 100 bóng/h)
- Quy mô, kích thước:
+ Thiết bị nghiền: đường kính x chiều cao = 300 x 500mm
+ Thiết bị hấp phụ hơi thủy ngân: đường kính x chiều cao = 300 x 500mm
4.3.5.3. Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ
- Thiết kế, cấu tạo của hệ thống gồm:
+ Thiết bị nghiền, phá dỡ bóng đèn: công suất nghiền 100 bóng/h. Vật liệu làm
bằng thép CT3. Kích thước thiết bị (đường kính x chiều cao) = 300 x 500mm. Thiết bị
nghiền có mục đích phá vỡ cấu trúc của bóng đèn thành dạng bột có kích thước 3 – 5mm
để phân tách thủy tinh, bột huỳnh quang, hơi thủy ngân,
+ Thiết bị hấp phụ hơi thủy ngân: Vật liệu làm bằng thép CT3. Kích thước thiết bị
(đường kính x chiều cao) = 300 x 500mm. Bộ phận hấp phụ hơi thủy ngân có mục đích
làm hơi thủy ngân trong bóng đèn sẽ được hấp phụ vào trong các chất hấp phụ phù hợp.
+ Thiết bị lọc bụi túi vải: Kích thước thiết bị (cao x rộng) 800 x 500 mm; đường
kính túi vải ø150mm. Hệ thống lọc bụi túi vải có nhiệm vụ lọc bụi thủy tinh sinh ra trong
quá trình nghiền.
+ Thùng phuy: 200 lít, 100 lít loại có nắp trên tháo rời.
+ Tủ điều khiển
ü Sơ đồ công nghệ

86
Bóng đèn

Hệ thống nghiền

Thùng chứa vụn thủy tinh,


chuôi nhôm Hơi thủy ngân, bột
huỳnh quang

Thùng chứa bột huỳnh Thiết bị lọc bụi túi vải


quang

Hơi thủy ngân

Thiết bị hấp phụ than


hoạt tính

Khí thải ra môi


trường

Hình 4.3.5:Sơ đồ hệ thống nghiền bóng đèn chứa thủy ngân


ü Thuyết minh công nghệ
Nguyên tắc của thiết bị bóng đèn huỳnh quang là: các bóng đèn huỳnh quang thải
được nghiền trên một hệ thống thiết bị khép kín.
Trong quá trình nghiền nhỏ bóng đèn, khi đó sẽ phát sinh 03 loại chất thải bao gồm:
thuỷ tinh, bột huỳnh quang và hơi thuỷ ngân, do đó để xử lý được cần phải tách riêng các
loại nguồn thải này để thu gom xử lý bằng các phương pháp phù hợp và đảm bảo về mặt
môi trường, cụ thể như sau:
a) Thu hồi phần kim loại của chuôi bóng đèn, dây tóc, bột thủy tinh
Hỗn hợp bột sau khi nghiền bao gồm phần kim loại của chuôi bóng đèn, dây tóc,
bột thủy tinh còn lẫn bột huỳnh quang và một lượng rất nhỏ thủy ngân còn lẫn trong bột
huỳnh quang sẽ được chứa vào thùng phuy 200 lít chuyên biệt – và được đưa đi hóa rắn
tại hệ thống hóa rắn chất thải tại nhà máy. Mỗi một thùng 200l có thể chứa được từ 1200
– 1300 bóng đèn huỳnh quang 1,2m đã nghiền.
b) Thu hồi và xử lý bột huỳnh quang
Khi nghiền, bột huỳnh quang bị bong ra khỏi ống thuỷ tinh và hơi thuỷ ngân được
quạt hút hút ra ngoài từ thùng nghiền lên phía trên đỉnh của thiết bị lọc túi vải vào thiết bị
hấp phụ hơi thủy ngân bằng than hoạt tính.
Để xử lý hỗn hợp này cần phải tách riêng từng chất thải. Do tính chất của chúng
87
khác nhau nên đầu tiên thực hiện thu hồi và tách bột huỳnh quang trước, để tách bột
huỳnh quang cho hỗn hợp này qua tháp lọc bụi túi vải, khi đó bột huỳnh quang sẽ bị giữ
lại và định kỳ 30 phút mở van điện từ dũ túi vải một lần và thu hồi bột huỳnh quang.Bột
huỳnh quang xả xuống thùng phuy và được đem đi hoá rắn.
c) Thu hồi và xử lý hơi thuỷ ngân
Hỗn hợp ban đầu sau khi đã tách thuỷ tinh và bột huỳnh quang thì chỉ còn lại hơi
thuỷ ngân, hơi thuỷ ngân sau khi đi ra khỏi tháp lọc bụi sẽ tiếp tục cho qua tháp hấp phụ
bằng than hoạt tính. Khí thải ra ngoài không còn chứa thuỷ ngân hoặc có chứa hàm lượng
rất thấp đạt TC 3733-BYT.
Khi hệ thống hấp phụ hơi thuỷ ngân đã bão hoà thì phải dừng thiết bị nghiền bóng
để thay thế các cột than hoạt tính hấp phụ thủy ngân.Hỗn hợp ban đầu sau khi đã tách
thuỷ tinh và bột huỳnh quang thì chỉ còn lại hơi thuỷ ngân, hơi thuỷ ngân sau khi đi ra
khỏi tháp lọc bụi sẽ tiếp tục cho qua tháp hấp phụ hơi thuỷ ngân bằng than hoạt tính, toàn
bộ hơi thuỷ ngân sẽ bị hấp phụ và khí thải ra ngoài không còn chứa thuỷ ngân hoặc có
chứa hàm lượng rất thấp, nằm trong giới hạn cho phép của các văn bản quy định hiện
hành (đã thực hiện đo kiểm và được cơ quan nhà nước chấp nhận).
Lượng than hoạt tính trong thiết bị có thể hấp phụ hơi thủy ngân của 4000 bóng đèn
thì bão hòa. Than hoạt tính sau khi bão hòa sẽ được chuyển giao cho đơn vị chức năng
đưa đi xử lý.
4.3.5.4. Thiết bị phụ trợ
Tủ điện và hệ thống điều khiển.
4.3.6. Hồ sơ kỹ thuật hệ thống phá dỡ chất thải điện tử
4.3.6.1. Chức năng
Chức năng phá dỡ các chất thải điện tử như: tivi, máy tính, các bản mạch… trên cơ
sở đó phân loại để thu hồi kim loại, nhựa. Các chất thải không có khả năng tái chế tùy
theo tính chất sẽ được phân loại và có biện pháp xử lý thích hợp như tiêu hủy trong lò
đốt, hóa rắn.
4.3.6.2. Công suất, quy mô, kích thước
- Công suất: 1.000 kg/h
- Danh mục thiết bị, máy móc của hệ thống phá dỡ linh kiện điện tử được trình bày
trong bảng sau:
Bảng 4.8: Danh mục thiết bị, vật tư cho hệ thống phá dỡ chất thải điện tử
TT Thiết bị, vật tư Thông số kỹ thuật Số lượng
1 Bàn tháo dỡ Kích thước: 5m x 1m, cao 0,8m 01
2 Máy nghiền Công suất 30Kw
Kích thước cấp liệu tối đa 250 mm 01
Kích thước: 1,15m×1,275m×1,24m
4.3.6.3. Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ
ü Sơ đồ công nghệ

88
89
Bụi, nhựa, bản mạch, màn Khu tập kết
hình, thủy tinh … CTNH

Vụn nhựa, nhôm, kim Máy cắt, máy


loại khác, bụi….. khoan

Bụi, nhựa, nhôm các kim


loại khác Phân loại bằng thủ
công

Nhóm 1: Nhóm 2: Nhựa vỏ Nhóm 3: Thủy Nhóm 4: các chất


Mạch điện tử màn hình, vỏ dây tinh thải khác không
tái chế được

Phân tách thủ Thu hồi và bán Phân loại kích Thiêu hủy trong
công các chíp lại cho đợn vị có thước nhỏ nghiền lò đốt CTNH
trên bản mạch, chức năng tái trong hệ thống xử
phần nhựa thải chếnhựa lý bóng đèn, kích
bỏ thước lớn bán lại
cho đơn vị tái chế

Hình 4.3.6: Sơ đồ quy trình hệ thống phá dỡ chất thải điện tử


ü Thuyết minh công nghệ
Chất thải điện tử được thu gom, vận chuyển và đưa về khu xử lý chất thải nguy hại
của Công ty. Tại đây các chất thải điện tử như máy tính, màn hình ti vi, bản mạch điện
tử… sẽ được các công nhân phá dỡ bằng máy cắt, khoan,…sau đó phân loại thành các
nhóm sau:
- Nhóm 1: Bo mạch điện tử phân tách thủ công thu hồi toàn bộ chip, còn phần nhựa
là chất thải công nghiệp thông thường đem nghiền tới kích thước 2-3mm sau đó đem đi
hóa rắn. Máy nghiền có công suất 30 Kw, kích thước 1,15m x 1,275m x 1,24m và kích
thước cấp liệu tối đa 250mm.
- Nhóm 2: nhựa (vỏ màn hình, vỏ dây điện) chuyển sang bộ phận thu hồi và bán lại
cho đơn vị tái chế nhựa;
- Nhóm 3: thủy tinh bán lại cho đơn vị tái chế hoặc tái sử dụng;
- Nhóm 4: các chất thải khác không tái chế được sẽ được tiêu hủy trong lò đốt.
Đối với ti vi và màn hình máy tính CRT: ti vi, màn hình máy tính thu gom về được
90
tháo dỡ bằng tay và phân tách riêng bóng đèn hình CRTs, bo mạch in, nhựa, sắt vụn.
Nhựa chủ yếu là polystyrene chịu nén (HIP) và một phần nhỏ acrylonitrile butadiene
styrene (ABS).
4.3.6.4. Thiết bị phụ trợ
- Thùng chứa bo mạch.
- Thùng chứa nhựa.
- Thùng chứa thủy tinh.
- Trang bị bảo hộ lao động: mũ bảo hộ, khẩu trang, găng tay, giày ủng, kính.
- Hộp cứu thương, bình chứa dung dịch sođa.
4.3.7. Hệ thống phá dỡ ắc quy
4.3.7.1. Chức năng
- Phá dỡ ắc quy thải các loại, tận thu chì thải (bản cực, vụn chì), vỏ nhựa nghiền đem
hóa rắn.
4.3.7.2. Công suất, quy mô, kích thước
Công suất: 300 kg/h
4.3.7.3. Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ
Bảng 4.3.7: Danh mục vật tư thiết bị đầu tư cho dây chuyền xử lý ắc quy thải
TT Thiết bị, vật tư Chức năng Công suất, thiết kế Số lượng
1 Máy cắt Cắt và phá dỡ ắc quy - Công suất : 500W
để phân tách bản cực - Phần lưỡi cắt chế tạo
và nhựa, thu axit bên bằng thép, được lập trình 01
trong ắc quy nâng hạ tự động theo
phương thẳng đứng.
2 Bàn thao tác phá Phá dỡ và phân loại - Kích thước: 2,15m x
dỡ và phân loại chất thải. 1,2m x 0,9m
các chất thải có 01
- Mặt bàn được ốp lớp
trong ắc quy Inox chống thấm.
3 Bể ngâm ắc quy Vệ sinh bản cực và dung tích 1,3 m3, (dài x
vỏ bình bằng các bể rộng x cao): 1,2m x 1,2m
01
xút loãng và bể nước x 0,88m
sạch
4 Bể thu hồi axit Chứa axit thu được từ Dung tích 1,3m3, (dài x
ắc quy rộng x cao): 1,2m x 1,2m 01
x 0,88m
5 Phễu chụp hút Thu hồi hơi axitsau Chế tạo bằng inox, kích
hơi axit đó được hấp phụ thước 2,15m x 1,2m x
bằng than hoạt tính 0,9m 01
trước khi thải ra
ngoài môi trường.
91
6 Palăng nâng hạ Nâng, hạ đưa chất Trọng tải 2 tấn có sử dụng
thải vào bể ngâm tẩ 01 động cơ không đồng
Palăng nâng hạ được bộ 3 pha 220V – 2 Kw,
sử dụng chung cho hệ 01 hộp số, 01 tủ điều
thống ngâm tẩy bao khiển, hệ thống ròng rọc 01
bì, tẩy rửa, thu hồi và cáp.
kim loại dính dầu và
hệ thống phá dỡ ắc
quy.

ü Sơ đồ công nghệ

Tháo nắp thủ công


Bể thu gom axit thải

Bể ngâm rửa

Máy cắt

Vỏ bình, nắp bình Bản cực

Bể chứa nước
thải Súc rửa nhựa Vệ sinh các bản
cực

Bán lại cho đơn vị


có chức năng xử lý
Hệ thống XLNT Bán lại cho đơn vị
tái chế nhựa

Hình 4.3.7: Quy trình phá dỡ ắc quy


ü Thuyết minh công nghệ
Thành phần các chất có trong ắc quy:
+ Dung dịch axit sulfuric có độ pH nhỏ hơn 1, nồng độ axit dao động trong khoảng
10-25%, chiếm khoảng 0-25% khối lượng chất thải ắc quy (tùy thuộc vào quy cách bảo
quản ắc quy tại nơi sử dụng trước khi thải) (đối với ắc quy ướt).

92
+ Tấm cực chì và các trụ cực bằng chì, chiếm khoảng 15-18% khối lượng chất thải
ắc quy.
+ Cao chì (các hợp chất dưới dạng chì sulfat, chì oxyt...), chiếm khoảng 50% khối
lượng chất thải ắc quy.
+ Nhựa phế thải (bao gồm vỏ bình và 1 phần vỏ bọc dây dẫn điện), chiếm khoảng
5-8% khối lượng ắc quy thải tùy thuộc chủng loại nhựa.
Đối với ắc quy ướt, ắc quy được tháo phần dung dịch axit từ các nút trên b́ ình ắc
quy trước khi thực hiện công đoạn cắt. Riêng đối với ắc quy khô, thực hiện ngay công
đoạn cắt ắc quy và tách các thành phần. Ắc quy chì được cắt đôi bằng máy cắt tốc độ cao
trong khu vực riêng biệt có thiết kế hệ thống chụp hút thu bụi và hơi axit. Sau đó, ắc quy
được phân loại thành các phần gồm nhựa, dung dịch axit, và thành phần chứa chì.
Vỏ nhựa: được palăng đưa vào bể rửa chứa kiềm để khử phần axit còn lại. Sau khi ở
trong bể ngâm khoảng 10 phút kiểm tra xem nếu axit đã được trung hòa thì chuyển nhựa
sang bể rửa bằng nước nóng (bể nước nóng của hệ thống ngâm tẩy bao bì). Nhựa sạch
được vớt ra để ráo, sau đó lưu kho và bán tái chế. Nước từ các bể rửa và bể chứa axit
định kỳ 02 tuần sẽ bơm sang hệ thống xử lý nước thải 50 m3/ngày đêm.
Phần chứa chì: lưu kho và bán tái chế
4.3.7.4. Thiết bị phụ trợ
- Bộ dụng cụ cắt, phá dỡ: kìm, búa
- 01 thùng chứa tấm cực chì
- 01 thùng chứa vỏ nhựa
- Hệ thống thu gom nước thải gồm đường ống thu gom nước dẫn về bể chứa nước thu
gom phía sau kho có thể tích 3,5 m3

4.3.8. Hồ sơ kỹ thuật hệ thống súc rửa thùng phuy


4.3.8.1.Chức năng
Hệ thống rửa sạch các loại hóa chất bám trên thành thùng phuy sau đó tái sử dụng.
4.3.8.2.Công suất, quy mô, kích thước.
Công suất là 500 kg/h
4.3.8.3. Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ
Bảng 4.3.8. Danh mục thiết bị, vật tư cho hệ thống súc rửa thùng phuy
TT Thiết bị, vật tư Cấu tạo Số lượng
- Kích thước: 1500 x 2.000mm
- Công suất động cơ: 12Kw/máy
Máy súc rửa thùng - Cấu tạo:
1 01
phuy loại 03 phuy/mẻ
+ Phần thân máy thiết kế bằng loại thép
CT3 định hình
+ Hệ thống chuyển động: bánh xe cao su
93
được gắn liền trong thân máy giúp sự
chuyển động phuy lăn, chống tiếng ồn.
+ Bánh xe sắt được thiết kế hình tròn dạng
phổ biến Ø100 có chít rãnh để chống ma
sát và mài mòn, tính bền cao
+ Bộ phận chuyển động: môtơ 3 pha công
suất 3 hp- 5 hp
Sơ đồ quy trình công nghệ tảy rửa thùng phuy của Công tyđược thể hiện ở hình sau:

Thùng phuy (đã được phân loại)

Nghiêng phuy để thu sạch nước Cặn sơn, nhớt, hoá


và các hoá chất còn lại chất dư thừa

Hệ thống quay xúc Dùng H2SO4 10%


Dùng toluen xúc rửa rửa phuy xúc rửa

Vải lau Rửa sạch bên ngoài phuy bằng


nước, dùng vải lau khô

Thùng phuy Thùng Chất thải rắn


tốt có thể tái chế lại phuy xấu

Hình 4.3.8. Quy trình làm sạch súc rửa thùng phuy
Thùng phuy nhiễm các thành phần nguy hại sẽ được phân loại để lựa chọn sử dụng
chất tẩy rửa cho phù hợp, cụ thể như sau:
- Xúc rửa bằng dung dịch Axit H2SO4 10%: được dùng để làm sạch phuy chứa các
chất tẩy rửa
- Đối với các thùng phuy chứa (dính) keo, màng sơn,... sẽ sử dụng dung môi toluen
để tẩy rửa;
- Các thùng phuy chứa (dính) dung môi có khả năng hòa tan trong nước thì sẽ sử
dụng nước để tẩy rửa.
Quy trình tẩy rửa thùng phuy được trình bày như sau:
Sau khi thùng phuy nhiễm chất thải nguy hại được phân loại và sử dụng chất tẩy rửa
phù hợp, có thể kết hợp cho các vật liệu cứng (bi sắt..) vào cùng dung dịch tẩy rửa nhằm
mục đích tăng ma sát để loại bỏ các chất thải bám trên bề mặt trong của thùng phuy, các
94
thùng phuy sẽ được đưa lên máy để thực hiện tẩy rửa.
Nguyên lý tẩy rửa: cơ cấu kẹp thùng phuy của máy súc rửa có khả năng quay, do đó
chất tẩy rửa trong thùng phuy sẽ liên tục di chuyển theo chiều quay của thùng phuy, trong
quá trình di chuyển đó dung dịch tẩy rửa sẽ tiếp xúc với các chất thải bám vào thành
thùng phuy, khi tiếp xúc nó sẽ bị hòa tan trong dung dịch chất tẩy rửa và tách ra khỏi
thành thùng, quá trình liên tục tiếp diễn và lặp đi lặp lại cho đến khi các chất thải được
tách hết ra khỏi thành thùng . Theo kinh nghiệm thực tế để làm sạch một thùng phuy cần
thời gian là 10-15 phút.
Sau quá trình tẩy rửa, dung dịch chất tẩy rửa sẽ được tháo ra và tái sử dụng, tùy vào
từng loại thùng phuy chứa chất thải là dầu hay keo,...thì tần suất tái sử dụng dung dịch
tẩy rửa khác nhau, thông thường dung dịch chất tẩy rửa được tái sử dụng để súc rửa
khoảng 10 – 15 thùng phuy. Dung dịch sau tẩy rửa thải ra được đưa đến hệ thống xử lý
nước thải để xử lý. Riêng đối với dung môi toluen sau khi thải ra sẽ đưa đến lò đốt để tiêu
hủy.
Thùng phuy sau khi súc rửa sẽ được tráng bằng nước sạch để đảm bảo vệ sinh sạch
sẽ dung dịch tẩy rửa bám trong thùng phuy.
4.3.8.4. Thiết bị phụ trợ
- Vòi xịt nước áp lực
- Tủ điện
4.4. Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở
Số lượng Số lượng Phương
Mã Phương
Tên chất thải CTNH CTNH pháp xử lý Ghi chú
CTNH (i) án xử lý
(kg/năm) (kg/tháng)
Than hoạt tính đã
qua sử dụng 02 11 02 152 12,7
Chuyển
Than hoạt tính đã giao cho
qua sử dụng từ quá 50,3 công ty Mã số
trình xử lý khí thải 12 01 04 603 ĐX CP Tập QLCTN
Bùn thải có các Đoàn H:1-2-3-
thành phần nguy Thành 4-5-
hại từ các quá trình Công 6.034.VX
217.320,8
xử lý nước thải
công nghiệp 12 06 06 2.607.850
Xử lý tại
hệ thống
nghiền
5,3 bóng đèn
Bóng đèn huỳnh Nghiền ép, chứa thủy
quang thải 16 01 06 63 HR ngân
Dầu động cơ, hộp Tự xử lý
Xử lý
số bôi trơn tổng Tách nước, trong lò
41,7
hợp thải 17 02 03 500 TC,TĐ,HR đốt chất
Bao bì dính nhiễm thải công
TPNH 18 01 01 340 28,3 TĐ, HR nghiệp
Chất hấp thụ, vật 18 02 01 740 61,7 TĐ, HR LCN-
95
liệu lọc dính nhiễm 1.000A
TPNH
Xử lý tại
hệ thống
Bao bì cứng thải 7,9 ngâm tẩy
bằng nhựa 18 01 03 95 Tẩy rửa, TC bao bì
Xử lý tại
hệ thống
súc rửa
2,5
Bao bì cứng thải thùng
bằng kim loại 18 01 02 30 Tẩy rửa, TC phuy
Chuyển
7,6 TC giao cho
Cực chì thải 16 01 12 91 công ty
TNHH 1-2-3-4-
43,6 Ngọc 5-
Cực chì thải 19 06 01 523 TC Thiên 6.026.VX
217.582,3
Tổng số lượng 2.610.988

(i): TC (Tận thu/tái chế); ĐX (Đồng xử lý); TĐ (Thiêu đốt); HR (Hoá rắn)
4.5. Biện pháp quản lý chất thải nguy hại phát sinh tại công ty
Để quản lý tốt CTNH phát sinh tại nhà máy, công ty đã tiến hành thu gom và đưa ra
phương án xử lý phù hợp. Cụ thể như sau:
+ Bố trí các thùng rác composite tại cá khu vực sản xuất để thu gom CTNH như: giẻ
lau, găng tay, bao bì nhiễm TPNH.. được thiêu hủy trong lò đốt CTNH của nhà máy.
+ Bùn thải từ các bể giải nhiệt khí thải và từ hệ thống xử lý nước thải… được đưa xử
lý tại lò đốt CTNH 1 phần và được chuyển cho công ty cổ phần Tập Đoàn Thành Công
để xử lý.
+ Cực chì thải từ quá trình phá dỡ ắc quy thải được thu gom, lưu giữ đúng quy cách
và chuyển cho đơn vị có chức năng.
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có)
5.1 Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở
- Thường xuyên kiểm tra và bôi trơn dầu mỡ cho máy móc, thiết bị vận hành và
thay bi trục quay cho máy móc luôn vận hành êm.
- Định kỳ bảo trì, bảo dưỡng các loại phương tiện vận chuyển. Không sử dụng
phương tiện vận chuyển quá hạn sử dụng để giảm ồn.
- Xe ra vào nhà máy phải giảm tốc độ, không bóp còi và không nổ máy lúc lên,
xuống hàng.
- Sử dụng đệm chống ồn được lắp đặt tại chân thiết bị.
- Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung với các thiết bị có công suất lớn.
- Đúc móng máy đủ khối lượng (bê tông mác cao), tăng chiều sâu móng.
- Thường xuyên kiểm tra độ cân bằng của máy, kiểm tra độ mài mòn của các chi tiết
máy để kịp thời thay thế và sửa chữa.
- Xây dựng nhà xưởng thông thoáng.
96
- Trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên hành xưởng
- Trang bị nút tai chống ồn cho người lao động làm việc trong môi trường ồn như:
Tổ đốt, tổ cơ khí, tổ xử lý nước thải.
- Không phân công người bị tổn thương thính giác, suy nhược thần kinh làm việc
trong môi trường có phát sinh tiếng ồn cao.
- Giảm thời gian làm việc tiếp xúc với tiếng ồn, bố trí khu vực nghỉ giải lao giữa ca
cho lao động ở khu vực yên tĩnh.
- Định kỳ 6 tháng/lần giám sát môi trường lao động.
5.2 Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở
- QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc
cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
6.1. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
6.1.1 Mục đích
Trong quá trình hoạt động của cơ sở không tránh khỏi những sự cố rủi ro xảy ra
ngoài ý muốn như cháy nổ, rò rỉ, đổ tràn chất thải hoặc tai nạn lao động, …chính vì vậy
công ty cần nâng cao tinh thần cảnh giác việc phòng ngừa và ứng phó sự cố là hết sức
quan trọng, cần thiết. Vì vậy kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình hoạt
động xử lý CTNH của công ty là bắt buộc phải có.
Mục đích của kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình hoạt động xử
lý CTNH của công ty nhằm đảm bảo an toàn ở mức độ cao nhất cho con người, giảm
thiểu tối đa các thiệt hại về vật chất, tài sản và các tác động tiêu cực đến môi trường.
6.1.2 Bảng xác định, đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố, các kịch bản sự cố đối với từng
loại nguy cơ
Bảng 6.1.2: Kịch bản sự cố có thể xảy ra tại cơ sở xử lý
Khu vực, Thiết
TT Sự cố Nguyên Nhân Các tác động
bị
1 Cháy nổ Khu vực tái chế
- Mất điện - Ảnh hưởng trực
CTNH, lưu giữ
tiếp đến con người
CTNH - Chập điện
- Hư hỏng máy móc
Khu vực chứa - Rò rỉ đường ống
nhiên liệu, hóa thiết bị.
khí
chất - Gây hỏa hoạn
2 Tai nạn lao Khu vực XLNT - Thiết bị phụ trợ
- Ảnh hưởng trực
động dây chuyền bị hỏng
Khu vực tái chế tiếp đến con người
CTNH - Các máy móc
- Hư hỏng máy móc
Khu vực bốc dỡ thiết bị hư hỏng:
thiết bị.
hàng hóa chập điện, hư hỏng
các cơ cấu thiết bị
- Bảo hộ lao động
97
Khu vực, Thiết
TT Sự cố Nguyên Nhân Các tác động
bị
không phù hợp
- Rơi hàng hóa khi
bốc dỡ
3 Đổ vỡ, rò rỉ Lưu giữ chất thải Bồn chứa không
- Ảnh hưởng trực
chất thải đảm bảo
tiếp đến con người
- Hư hỏng máy móc
thiết bị.

4 Cháy nổ, rò Vận chuyển


- Bao bì, thùng - Ảnh hưởng trực
rỉ chất thải CTNH
chứa không đảm bảo tiếp đến con người
- Phương tiện vận - Hư hỏng phương
chuyển bị hư hỏng tiện vận chuyển
- Rơi hàng hóa khi
vận chuyển
5 Sự cố vận Mất điện
- Sự cố máy móc - Phát tán khí độc,
hành máy Mất nước thiết bị nước thải ra môi
móc
trường
- Sự cố đường dẫn
- Ảnh hưởng trực
- Mất điện, mất
tiếp đến con người
nước
- Hư hỏng máy móc
thiết bị.

Bảng 6.1.3: Kịch bản sự cố có thể xảy ra trên đường vận chuyển CTNH
TT Nơi xảy ra sự
Sự cố Nguyên nhân Tác động có thể
cố
1 Tai nạn Trên đường Vi phạm luật giao Ảnh hưởng trực tiếp đến
giao thông vận chuyển thông con người
(đường bộ) Phương tiện vận Hư hỏng máy móc, thiết
chuyển hư hỏng. bị

2 Tràn đổ, rò Trên đường Bao bì chứa đựng hư Ảnh hưởng trực tiếp đến
rỉ vận chuyển hỏng con người
Tai nạn giao thông Ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh

98
3 Cháy nổ Trên đường Va chạm trên đường Ảnh hưởng trực tiếp đến
vận chuyển, vận chuyển con người
kho chứa tạm Ý thức công nhân Ảnh hưởng đến môi
thời trường xung quanh

6.1.3 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường


6.1.3.1 Biện pháp về quy trình về quản lý
Những biện pháp và quy trình về quản lý, kiểm soát nhằm hạn chế khả năng xảy ra
các nguy cơ trên bao gồm:
Đối cơ sở xử lý
- Xây dựng nội quy an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy được phổ biến trong
toàn Công ty;
- Tổ chức, tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động;
- Định kỳ tổ chức lớp tập huấn ứng cứu sự cố cháy nổ, công tác an toàn lao động;
- Công ty trang bị đầy đủ các bảo hộ lao động, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Đối với tuyến vận chuyển
- Đối với đội ngũ lái xe luôn luôn tuân thủ luật giao thông
- Phương tiện chuyên chở phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn quy định vận chuyển CTNH
- Trang bị các trang thiết bị có thể
- Kết hợp với chủ nguồn thải đóng bao các loại chất thải vào bao bì chứa phù hợp
tránh gây phát tán rò rỉ trong quá trình vận chuyển.
- Tổ chức các khóa học an toàn, nhận diện, đánh giá rủi ro, và các tai nạn và thiệt hại
có thể xảy ra
- Xây dựng các quy trình ứng phó khẩn cấp tại tất cả các bộ phận
- Các bộ phận thực hiện nghiêm túc các quy trình, hướng dẫn và tham gia tập huấn
các trường hợp khẩn cấp (nếu có)
6.1.3.2. Biện pháp kỹ thuật và trang thiết bị
- Đảm bảo các đường ống, van khí kín, an toàn
- Cách ly khu vực chứa nhiên liệu với các hoạt động khác
- Lắp đặt đầy đủ các phương tiện chữa cháy tại cơ sở: thiết bị báo cháy tự động, quạt
hút khói tự động, bình chữa cháy tại các khu vực nhà xưởng sản xuất; thiết bị chuyên
dụng cho xử lý và vận chuyển
- Bố trí hệ thống ống cấp nước chữa cháy quanh xưởng.
- Bố trí các dụng cụ, phương tiện chữa cháy thô sơ: phuy cát, phuy nước, vôi bột,
chăn, xô, xẻng, câu liêm, thang tre...tại các phân xưởng sản xuất, khu vực kho.
- Bố trí dụng cụ phá dỡ gồm: kìm cộng lực, búa, xà beng, rìu
- Bố trí hệ thống thôn tin liên lạc gồm: điện thoại, bộ đàm
- Bố trí hệ thống nhân sự hợp lý.
99
Bảng 6.1.4: Trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố
Trang
TT Số lượng Đặc điểm, chức năng Vị trí
thiết bị
Bình chữa cháy CO2, bên Khu vực lò đốt chất thải
trong chứa khí CO2 -79oC công nghiệp LCN-1.000A
được nén vào bình chịu áp (06 bình ABC, 04 bình
lực cao, dùng để dập cháy, CO2), Khu vực lò đốt
có độ tin cậy cao, sử dụng, Chất thải sinh hoạt, công
thao tác đơn giản thuận nghiệp (04 bình ABC, 04
tiện, hiệu quả. bình CO2), kho lưu giữ
Bình CO2 đạt hiệu rất cao CTNH 01 (04 bình ABC,
khi chữa các đám cháy ở 02 bình CO2), kho lưu giữ
22bình những nơi kín gió, trong chất thải y tế (01 bình
loại khí phòng kín, buồng, hầm… ABC, 01 bình CO2), kho
Bình CO2 sau khi dập tắt đám cháy lưu giữ CTNH 02 (04
1 chữa (MT3) không để lại dấu vết, không bình ABC, 02 bình CO2),
cháy 54 bình làm hư hỏng chất cháy. kho lưu giữ CTNH 03 (04
loại MFZ4 bình ABC, 02 bình CO2),
(ABC) Bình chữa cháy ABC bên kho lưu giữ CTNH 04 (08
trongcó chất chữa cháy bình ABC, 04 bình CO2),
bằng bột ABC với khả năng kho lưu giữ chất thải công
chữa các đám cháy chất nghiệp (02 bình ABC, 04
lỏng, chất khí, chất rắn bình CO2), Khu nhà bảo
vệ (01 bình ABC), Khu
xử lý nước thải (01 bình
ABC, 01 bình CO2), trên
10 xe vận chuyển mỗi xe
02 bình (20bình ABC)
Bơm chữa cháy để cấp Đặt gần khu vực hệ bể
nước chữa cháy cho các tuần hoàn của lò đốt chất
họng nước chữa cháy vách thải công nghiệp LCN-
tường và trụ cấp nước chữa 1.000A
Trạm cháy bên ngoài trời gồm:
bơm cấp 03 máy 01 máy bơm động cơ điện
2 nước bơm chữa có lưu lượng Q = 54-
chữa cháy 144m3/h, H = 79,5-48,5
cháy m.cn
01 máy bơm động cơ Diesel
có lưu lượng Q = 54-
156m3/h, H = 89,5-54 m.cn

100
Trang
TT Số lượng Đặc điểm, chức năng Vị trí
thiết bị
01 máy bơm động cơ điện
có lưu lượng Q = 2,4-
10,2m3/h, H = 71,5-26,7
m.cn
3 Họng và 12 họng Mỗi họng nước chữa cháy Họng tiếp nước chữa
trụ nước 03 trụ vách tường gồm 01 lăng và cháy đặt tại các cửa thoát
chữa nước vòi chữa cháy hiểm: khu vực lò đốt chất
cháy Vòi chữa cháy được sử thải LCN-1.000A, Khu
dụng cho mục đích chữa vực lò đốt chất thải sinh
cháy khi đám cháy mới hoạt công nghiệp, khu
bùng phát, trước khi sử vực xử lý nước thải, kho
dụng đến trụ nước cứu hoả, lưu giữ CTNH 01, kho
vòi phun có nhiều loại với lưu giữ CTNH 02, kho
đường kính, màu sắc khác lưu giữ chất thải 03, kho
nhau. lưu giữ chất thải 04, kho
lưu giữ chất thải công
nghiệp, nhà ăn ca, nhà
văn phòng, nhà bảo vệ,
nhà xe
Trụ cấp nước chữa cháy
bố trí tại: gần khu vực lưu
giữ chất thải nguy hại 02,
trước khu vực kho lưu giữ
03,04; gần khu vực 2 lò
đốt.
3 Hệ 1 trung Báo cháy tự động khi có Tủ điều khiển trung tâm
thống tâm báo hỏa hoạn, Những đầu báo đặt trong phòng bảo vệ
báo cháy tự cháy được nối kết với tủ đảm bảo thường trực
cháy tự động điều khiển bằng những 24/24. Các đầu báo báo
động 57 đầu mạch dây, mỗi mạch dây khói bảo vệ tại các khu
báo cháy bảo vệ một khu vực của vực kho lưu giữ chất thải
khói hiện trường. 03,04, khu vực 2 lò đốt
3 cặp đầu Đầu báo cháy hiển thị 2 chất thải.
báo cháy trạng thái: trạng thái bình
tia chiếu thường và trạng thái báo
12 tổ hợp động.
chuông
đèn
4 Thiết bị Số lượng Bảo hộ lao động, bảo vệ Đặt trong kho lưu giữ
bảo hộ giống con người trong trường hợp CTNH, khu vực lò đốt,
lao động bảng 6.1.5 sự cố môi trường gồm quần xưởng tái chế CTNH, nhà
áo bảo hộ, kính mũ, găng bảo vệ, trên xe vận
tay, mặt nạ phòng độc, chuyển
kính…
5 Thùng 22bộ Dùng trong các trường hợp Trong kho chứa CTNH
101
Trang
TT Số lượng Đặc điểm, chức năng Vị trí
thiết bị
cát, vôi khẩn cấp để khắc phục, 01 (01 bộ), kho lưu giữ
bột, giảm thiểu các sự cố như CTNH 02 (01 bộ), kho
chăn, hỏa hoạn, rò rỉ CTNH, đổ lưu giữ chất thải 03 (01
xô, tràn hóa chất… bộ), kho lưu giữ chất thải
xẻng, 04 (03 bộ) khu vực lò đốt
câu (02 bộ), kho lưu giữ chất
liêm.. thải công nghiệp (2 bộ)
khu vực xử lý nước thải
(02 bộ), trên xe vận
chuyển (10bộ).
Tất cả công nhân, người lao động đều phải tuân thủ các quy định về bảo hộ lao động do
Công ty quy định và cấp phát để đảm bảo an toànvà khi ứng phó sự cố bao gồm:
Bảng 6.1.5.: Các trang thiết bị bảo hộ lao động của công ty
Tính năng/trường hợp,
TT Trang bị Xuất xứ Số lượng
điều kiện cần sử dụng
Trong mọi
1 Quần, áo Mua 4 bộ/ năm/ người Bảo hộ thân thể
trường hợp
Bảo hộ cơ quan Trong mọi
2 Khẩu trang Mua 10 cái/năm/người
hô hấp trường hợp
Trong mọi
2 Kính bảo hộ Mua 2 cặp/ năm/người Bảo hộ mắt
trường hợp
Giày bảo hộ Bảo hộ vùng Trong mọi
3 Mua 4 đôi/ năm/ người
lao động bàn chân trường hợp
Bảo hộ vùng Tùy vào
4 Mặt nạ Mua 2 cái/năm/ người mặt và cơ quan trường hợp
hô hấp cần thiết
Tùy vào
5 Găng tay Mua 6 đôi/ năm/ người Bảo hộ da tay trường hợp
cần thiết
Trong mọi
6 Mũ bảo hộ Mua 2 cái/ năm/ người Bảo hộ đầu
trường hợp
6.1.4. Quy trình ứng phó khẩn cấp
6.1.4.1. Đối với sự cố cháy, nổ
Phạm vi áp dụng: Áp dụng trong khuôn khổ nhà máy và tuyến vận chuyển
a) Nội dung quy trình và hành động ứng phó:
Khi xảy ra hỏa hoạn hay phát nổ phải nhanh chóng thực hiện các bước:
- Đối với cơ sở xử lý
+Thông báo cho ban lãnh đạo Công ty và bộ phận trực xử lý;
+Ngắt các thiết bị điện, mở các lối thoát hiểm;
+Xác định vị trí hỏa hoạn;
+Gọi đội cứu hỏa;
102
+Cô lập khu vực bị ảnh hưởng, kiểm tra khu vực bị ảnh hưởng;
+Tiến hành chữa cháy;
+Dùng bình bọt, khí CO2, cát, chăn bông thấm nước dập tắt đám cháy.
- Đối với tuyến vận chuyển
Khi phát hiện ra sự cố thì tất cả các cán bộ công nhân viên hay là khách hàng đều
phải thông báo:
+Báo động qua hệ thống điện thoại, bộ đàm
+Báo động qua kẻng báo động.
+Trực tiếp báo cho Công an PCCC Tỉnh Hải Dương
+Tiến hành chữa cháy;
+Dùng bình bọt, khí CO2, cát, chăn bông thấm nước dập tắt đám cháy
b) Thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố
Khi sự cố cháy nổ xảy ra, hệ thống cảm ứng khói và nhiệt, hệ thống báo cháy sẽ
phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và
xử lý kịp thời.
Các thao tác ứng phó kịp thời:
+Tắt cầu dao điện, huy động lực lượng, dùng các phương tiện và dụng cụ sẵn có
(bình cứu hỏa, cát..) dập lửa. Chuyển các nguồn dễ gây bắt lửa ra khỏi khu vực.
+Sơ tán mọi người theo lối thoát hiểm. Tìm biện pháp không cho lửa lan rộng.
+Thông báo cho ban giám đốc Công ty
Người chịu trách nhiệm điều hành:
Tổng giám đốc: Ông Lưu Quang Vũ
Điện thoại: 0869.228.282
+Các cơ quan phối hợp giải quyết
· Gọi cơ quan PCCC: 114
· Gọi cấp cứu: 115
· Gọi cảnh sát: 113 (nếu cần)
· Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương
· Các cơ quan, đơn vị khác có liên quan
6.1.4.2. Đối với sự cố rò rỉ, đổ tràn
a) Phạm vi áp dụng: trên đường vận chuyển và trong nhà máy.
b) Nội dung quy trình và hành động ứng phó:
- Tràn đổ xút/axit, dung môi, dầu nhớt và chất thải lỏng trong cơ sở xử lý và trên
tuyến vận chuyển:
+Khi phát hiện ra sự cố tất cả các cán bộ công nhân viên và khách hàng đều phải

103
thông báo ngay cho cán bộ phụ trách an toàn của Công ty.
+Rải cát, khoanh vùng xung quanh không cho hóa chất tràn sang nơi khác. Rải các
loại vật liệu thấm hút như giẻ lau, mùn cưa,… lên hóa chất, chú ý khi tiếp xúc với hóa
chất phải có bảo hộ lao động đầy đủ như bao tay cao su, khẩu trang, mặt nạ phòng độc,
giày, ủng bảo hộ,…sau đó vệ sinh sạch sẽ bằng cát và các vật liệu thấm hút.
c) Thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố
- Rò rỉ ít: huy động lực lượng nhanh chóng thu gom, ưu tiên chất thải nguy hại trước.
Sau khi thu gom có biện pháp xử lý triệt để (quét dọn,…)
- Rò rỉ lớn: dùng các biện pháp không cho lan rộng, chảy vào đất. Báo với Chính
quyền địa phương nhờ trợ giúp. Huy động lực lượng tại chỗ nhanh chóng thu gom, ưu
tiên chất thải nguy hại trước. Sau khi thu gom có biện pháp xử lý triệt để (quét dọn,…),
Huy động lực lượng bên ngoài giúp đỡ. Đối với cơ sở xử lý liên hệ với ban quản lý khu công
nghiệp, đối với tuyến vận chuyển liên hệ với địa phương sở tại (Công An, UBND xã,
huyện…) nhờ trợ giúp. Thông báo về Công ty báo cáo sự cố. Sau khi thu gom, xử lý tiêu hủy
có các biện pháp xử lý triệt để
- Các thao tác ứng phó kịp thời:
+Gọi điện báo:
· Số điện thoại của Giám đốc Công ty
Tổng giám đốc: Ông Lưu Quang Vũ
Điện thoại: 0869.228.282
· Gọi cơ quan PCCC: 114
· Gọi cấp cứu: 115
· Gọi cảnh sát: 113 (nếu cần)
· Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương
· Các cơ quan, đơn vị khác có liên quan
6.1.4.3.Đối với tai nạn lao động
a) Phạm vi áp dụng: trong nhà máy và khi làm việc trong nhà máy của khách hàng.
b) Nội dung quy trình và hành động ứng phó
Trong sản xuất bất cứ vị trí công tác nào cũng có khả năng gặp phải tai nạn lao
động, tai nạn trong quá trình sản xuất có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến con người, do
đó người sử dụng lao động và người lao động cần tuân thủ đúng các nội quy về an toàn
lao động. Nếu tuân thủ đúng, có thể tránh được tác động trực tiếp của các điều kiện hoạt
động, sản xuất.
Tai nạn lao động gặp phải có thể ở các dạng: chấn thương, bỏng, nhiễm độc,… tuỳ
vào trường hợp cụ thể cần có các biện pháp ứng phó tức thời, hạn chế tối đa các tác hại
có thể gây ra cho người lao động.
Trong mọi trường hợp cần thực hiện đúng các quy trình sơ cấp cứu đã được huấn luyện:

104
- Sơ cứu tại chỗ trong điều kiện cho phép.
- Nhân viên y tế tại chỗ phối hợp với nhân viên khác chuyển nhân viên bị nạn tới trạm y
tế gần nhất
- Báo cáo lãnh đạo Công ty và các cơ quan chức năng có liên quan.
- Ghi nhận lại tai nạn rõ ràng, chính xác trên biên bản và sổ thống kê.
c) Thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố
- Thông báo cho người phụ trách an toàn -sức khoẻ - lao động của Công ty.
- Báo cho trạm y tế gần nhất
- Gọi cấp cứu tỉnh/thành phố khi xảy ra sự cố nghiêm trọng theo số (115)
6.1.4.4. Sự cố với tan nạn giao thông
a) Phạm vi áp dụng:
Trên đường vận chuyển CTNH và hoạt động của xe vận chuyển CTNH.
b) Nội dung quy trình và hành động ứng phó
Trong sản xuất bất cứ hoạt động nào của xe vận chuyển cũng có khả năng gặp phải
tai nạn giao thông, tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển có thể gây ảnh hưởng
trực tiếp đến con người, tài sản, làm rò rỉ phát tán CTNH ra môi trường do đó người vận
chuyển động cần tuân thủ đúng các nội quy về an toàn giao thông. Nếu tuân thủ đúng, có
thể tránh được tác động trực tiếp của các điều kiện hoạt động, sản xuất.
Trong mọi trường hợp cần thực hiện đúng các quy trình sơ cấp cứu đã được huấn luyện:
- Sơ cứu và đưa người đi cấp cứu tại chỗ trong điều kiện cho phép.
- Thu gom, xử lý CTNH tránh để phát tán ra môi trường.
- Báo cáo lãnh đạo Công ty và các cơ quan chức năng có liên quan.
- Ghi nhận lại tai nạn rõ ràng, chính xác trên biên bản và sổ thống kê.
c) Thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố
- Sơ cứu tại chỗ. Nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
- Khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng: Sơ cứu tại chỗ. Gọi cấp cứu 115 và làm theo hướng
dẫn của y tế. Nếu huy động được phương tiện, nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế cấp cứu.
Thông báo về Công ty báo cáo tai nạn.
- Giữ nguyên hiện trường, thông báo cho công an giao thông khu vực đến giải quyết.
Nếu phương tiện bị hỏng nặng cần thông báo cho lực lượng cứu hộ giao thông địa bàn xảy ra
tai nạn trợ giúp.
- Nếu chất thải bị rò rỉ phải thu hồi không để phát tán vào môi trường. Nếu không tự giải
quyết được phải liên hệ, nhờ trợ giúp của các lực lượng bên ngoài để thu gom và xử lý triệt
để không cho chất thải làm ảnh hưởng đến môi trường.
- Bản hướng dẫn dạng rút gọn hoặc sơ đồ dán tại phuơng tiện vận chuyển (phụ lục 2.6).
6.1.4.5. Sự cố khi vận hành máy móc có ảnh hưởng đến môi trường

105
a) Phạm vi ứng dụng: Trong nhà máy xử lý, tái chế chất thải.
b) Nội dung quy trình và hành động ứng phó
- Trong sản xuất vận hành máy móc thiết bị đôi khi gặp các sự cố : Mất điện, mất nước...
- Phải lắp bình cứu hỏa phòng sự cố
- Trong mọi trường hợp cần thực hiện đúng các quy trình xử lý sự cố đã được huấn luyện:
+Nếu mất điện do nguồn cung cấp, máy phát điện dự phòng sẽ tự khởi động và
cung cấp lại sau 1 phút.
+Khi các điều kiện kỹ thuật đạt mức cho phép khởi động lại
+Báo cáo lãnh đạo công ty .
+Viết báo cáo vào sổ nhật ký vận hành
c) Thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố
- Thông báo cho phụ trách xưởng, tổ cơ điện hỗ trợ khắc phục sự cố.
- Thông báo cho người phụ trách kỹ thật – an toàn – sức khỏe – lao động của công ty.
6.1.5. Tình huống và kế hoạch sơ tán người tại cơ sở và khu vực lân cận
6.1.5.1. Tình huống sơ tán người tại cơ sở và khu vực lân cận
Việc sơ tán người tại cơ sở và khu vực lân cận là việc làm cần thiết trong các trường
hợp sau:
- Xảy ra sự cố cháy nổ, hỏa hoạn tại nhà máy làm rò rỉ phát tán CTNH ra môi trường
- Xảy ra các sự cố tại các hệ thống xử lý CTNH làm rò rỉ, phát tán lượng lớn CTNH ra
môi trường, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, khí trong khu vực nhà máy hay cả khu vực
lân cận
6.1.5.2. Kế hoạch sơ tán
Tùy thuộc vào sự cố và mức độ tác động của CTNH mà có kế hoạch sơ tán người
tại nhà máy hay sơ tán cả người dân khu vực lân cận. Khi xảy ra sự cố, các bước sơ tán
được thực hiện như sau:
- Xác định mức độ tác động của sự cố và lên kế hoạch sơ tán như phạm vi cần sơ tán,
điểm đến cho người sơ tán, thời gian thực hiện kế hoạch. Việc này cần thực hiện trong thời
gian ngắn;
- Thông báo cho cán bộ công nhân viên, người dân khu vực lân cận sự cố, nguy cơ rủi ro
và kế hoạch sơ tán;
- Báo cáo lãnh đạo Công ty và các cơ quan chức năng có liên quan;
- Nhanh chóng huy động lực lượng chức năng giúp đỡ công nhân, người dân trong quá
trình sơ tán;
- Sơ cứu và đưa người đi cấp cứu tại chỗ trong điều kiện cho phép;
- Gọi cấp cứu thành phố (phòng cháy, chữa cháy, y tế...) khi xảy ra sự cố nghiêm trọng;
- Báo cho trạm y tế gần nhất ;

106
- Báo cho cơ quan quản lý môi trường gần nhất;
- Ghi nhận lại tai nạn rõ ràng, chính xác trên biên bản và sổ thống kê;
- Theo dõi diễn biến sự cố và khắc phục sự cố khi sự cố kết thúc.
6.1.6. Biện pháp ứng phó sự cố môi trường sau khi kết thúc sự cố

6.1.6.1. Xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nước mặt:


Dọn dẹp vệ sinh bề mặt sạch sẽ, phá dỡ các công trình bị hư hỏng, hoặc không còn
phù hợp.
6.1.6.2. Xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ngầm
Kiểm tra lớp đất mặt trong khu vực sự cố, nếu thấy cần thiết, tiến hành bóc dỡ lớp
đất mặt chuyển cho đơn vị xử lý nhằm hạn chế sự thẩm thấu vào nước ngầm.
6.1.6.3. Xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đất
Kiểm tra lớp đất mặt trong khu vực sự cố nếu thấy cần thiết tiến hành bóc dỡ lớp
đất mặt chuyển cho đơn vị xử lý
6.1.6.4. Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường không khí
Dọn dẹp vệ sinh bề mặt triệt để, hạn chế hơi hóa chất phát tán vào không khí
6.1.6.5. Quản lý chất thải phát sinh do sự cố
Có kế hoạch dự phòng trong việc quản lý CTNH khi sự cố xảy ra (Căn cứ vào từng
trường hợp cụ thể để đưa ra phương án quản lý (thu gom, xử lý, tiêu hủy,...) thích hợp,
đảm bảo môi trường, Công ty có trách nhiệm triển khai các biện pháp kỹ thuật trong việc
phòng chống, cô lập và hạn chế tối đa việc rò rỉ, phát tán chất thải vào môi trường. Các
loại chất thải sau khi được cô lập sẽ thu gom, vận chuyển đến nơi chôn lấp (nếu có bãi
chôn lấp đảm bảo tiêu chuẩn) hoặc nếu có điều kiện kỹ thuật phải đem tiêu hủy như đối
với CTNH.
6.2 Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải: Hồ sự cố
Ø Chức năng:
Công trình này phục vụ cho việc ứng phó khi có sự cố đối với hệ thống xử lý nước
thải, chất thải lỏng công suất 50 m3/ngày đêm.
Ø Thiết kế, các thông số kỹ thuật:
Khi xảy ra sự cố tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy, nước thải được
hút bằng xe xitec, dung tích 5m3 vận chuyển ra lưu chứa tại hồ sự cố nằm trong khuôn
viên của nhà máy
Tổng dung tích lưu chứa của hồ sự cố: 379,7 m3. Kích thước (dài x rộng x sâu: 15,28 x
8,87 x 2,8 m)
Hồ sự cố được kè đá, đổ bê tông chống thấm xung quanh, thành hồ được kè đá.

107
Ø Sơ đồ quy trình vận hành:

Phát hiện sự cố rò rỉ
lớn và báo động

Dùng biện pháp


không cho lan rộng,
dùng xe xitec hút
nước thải về hồ sự cố

Khắc phục sự cố

Hút nước thải về


hệ thống xử lý

Ø Thuyết minh quy trình công nghệ:


Khi xảy ra sự cố rò rỉ lớn đối với hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng, dùng
các biện pháp không cho chất thải lan rộng, chảy vào đất. Sau đó dùng máy bơm hút chất
thải vào các tank chứa nếu số lượng nước thải ít, lượng nước thải lớn dùng xitec hút về
hồ sự cố để lưu chứa. Sự cố được khắc phục xong thì đưa nước thải về hệ thống xử lý
nước thải để xử lý.
6.3 Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi và khí thải: Van
xả tắt (By-pass) của 2 lò đốt (được thiết kế như nhau)
Ø Chức năng:
Van xả tắt (By-pass) để xả khí thải trực tiếp ra ống khói mà không qua hệ thống xử
lý khí thải khi có sự cố. Van xả tắt phải có niêm phong của cơ quan quản lý nhà nước về
môi trường (việc niêm phong này được thực hiện khi tiến hành xác nhận việc hoàn thành
các yêu cầu về bảo vệ môi trường) để tránh sử dụng tùy tiện. Sau khi phá niêm phong để
xử lý sự cố phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường địa phương để
tiến hành niêm phong lại.
Ø Thiết kế, các thông số kỹ thuật:
Vật liệu Inox 304, dầy 5mm
Đường kính 600mm
Chiều cao: 10m tính từ điểm đấu nối lò đốt đến miệng ống khói

108
Ø Sơ đồ quy trình vận hành:

Phát hiện Sự cố mất điện


hoặc thiết bị hư hỏng

Mở van xả By-pass

Đóng kín các phễu cấp cấp


rác

Khắc phục sự cố

Chạy lại toàn bộ hệ thống


sau đó đóng van Bypass

Báo cáo cơ quan chức năng


dán lại niêm phong

Ø Thuyết minh quy trình công nghệ:


· Khi mất điện lưới hay máy phát không cung cấp điện kịp thời, hoặc hệ thống
xử lý khí thải của lò đốt gặp sự cố, hư hỏng một trong các thiết bị (như mỏ đốt nhiên liệu,
quạt hút, quạt giải nhiệt, các bơm dung dịch, bơm nước làm mát…), cần thực hiện ngay
các thao tác sau:
- MỞ ngay van xả By-pass: để tránh hiện tượng tăng áp suất đột ngột do rác đang
nhiệt phân trong buồng lò, có thể làm xì ra khói độc, hỏng các thiết bị và nhiều sự cố
khác…
- ĐÓNG kín các phễu cấp rác, không cấp thêm rác buồng đốt
· Khi có điện trở lại hay các sự cố đã được khắc phục,
- Chạy lại toàn bộ hệ thống quạt hút tổng xử lý khí thải và giải nhiệt cho đến khi
đạt chế độ ổn định rồi mới ĐÓNG van xả By-pass
- Vận hành hệ thống Lò đốt rác như thường lệ
- Lập BIÊN BẢN: ghi lại toàn bộ nguyên nhân của sự cố phải mở van xả By-pass,
109
thời gian và trình tự thực hiện sau đó đến khi đóng lại van By-pass. Gửi báo cáo có đủ
xác nhận của Phụ trách vận hành lò, Giám đốc nhà máy, xác nhận của địa phương về sự
cố mất điện (nếu có) và gửi cho các cơ quan chức năng để được dán lại niêm phong trên
van By-pass.
6.4 Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu:
Ø Chức năng:
Công trình, thiết bị này phục vụ cho việc ứng phó khi có sự cố tràn đổ dầu trong
quá trình lưu giữ.
Ø Thiết kế, các thông số kỹ thuật:
Các vật tư, thiết bị dùng cho việc ứng phó sự cố khi tràn dầu gồm các vật tư trong
Bảng 6.1.4 và bảng 6.1.5
Công trình, trang thiết
STT Số lượng Đơn vị Vị trí
bị
1 Ủng 15 Đôi Kho lưu chứa dầu
2 Tạp dề 15 Cái Kho lưu chứa dầu
3 Găng tay 15 Đôi Kho lưu chứa dầu
4 Mặt nạ 15 Cái Kho lưu chứa dầu
5 Cát, mùn cưa 15 Bao Kho lưu chứa dầu
6 Xẻng 15 Cái Kho lưu chứa dầu
7 Chổi 15 Cái Kho lưu chứa dầu
8 Gối thấm dầu 20 Chiếc Kho lưu chứa dầu
Ø Sơ đồ quy trình vận hành:

110
111
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác tại cơ sở
7.1. Hồ sơ kỹ thuật hệ thống ổn định – hóa rắn
7.1.1. Chức năng
Tro xỉ lò đốtvà các chất thải trơ khác có thể tái chế bằng cách hóa rắn thành gạch
không nung sử dụng vào mục đích khác. Để đảm bảo cho quá trình chôn lấp và tái sử
dụng được an toàn, không gây phát tán chất thải vào khí quyển, không có sự thẩm thấu
chất thải vào nguồn nước, công ty chúng tôi dùng phương pháp hóa rắn - ổn định tính
chất hóa học của chất thải.
7.1.2. Quy mô, kích thước, công suất
- Công suất: 1,25 tấn /h
- Kích thước máy (dài x rộng): 2.000 x 4.000 mm
7.1.3. Thiết kế, cấu tạo, công nghệ và tính chất loại CTNH có khả năng quản lý
- Thiết kế: Máy trộn vữa tro dạng bồn xoay có các thanh gạt trộn đều vữa khô.
- Công suất động cơ khuấy 15 kW/máy.
- Máy ép bằng thủy lực, khuôn ép bằng thép định
- Thiết bị cấu tạo bằng thép
- Khung định hình bằng thép
Ø Sơ đồ công nghệ hệ thống hóa rắn:

Kho lưu trữ gạch

2
3 4

1 5 6

1. Bãi tập kết 4. Máy ép


2. Lò đốt đốt hai cấp 5. Khuôn ép gạch
3. Hệ thống trộn vữa, tro xỉ 6. Khu vực phơi gạch

Hình 7.1: Sơ đồ quy trình hệ thống hóa rắn


Ø Mô tả quy trình :
- Tro, xỉ thu gom từ quá trình thiêu hủy chất thải nguy hại và các chất trơ (amiăng,
khuôn đúc thải), được chuyển qua bộ phận bê tông hóa. Tại đây tro, xỉ và chất trơ (60-
70%) được trộn với xi măng, cát, đá nhờ máy trộn vữa tro (3).

112
- Sau đó được chuyển sang bộ phận ép nước gạch (4) bằng khuôn định hình (5) đúc
thành gạch có kích thước 10 x 15 x 25 cm. Gạch sau khi đúc được tập kết phơi khô (6) và
nhập kho chờ tái sử dụng vào mục đích cần thiết.
Ø Mô tả về tính chất các loại chất thải đưa vào hệ thống đúc gạch
- Tro, xỉ thu gom từ quá trình đốt tiêu hủy chất thải: Trạng thái: Rắn
- Vụn thủy tinh, bột huỳnh quang phát sinh từ hệ thống bóng đèn. Trạng thái: Rắn
- Chất thải xây dựng. Trạng thái: rắn
- Vụn thủy tinh phát sinh từ hệ thống phá dỡ chất thải điện tử. Trạng thái: rắn
- Kính thải. Trạng thái: rắn
7.1.4. Thiết bị phụ trợ
Các thiết bị phụ trợ: các tấm lót, máy nén thủy lực các mô tơ rung khuấy lấy gạch,
hệ thống điều khiển.
7.2. Hồ sơ kỹ thuật khu vực vệ sinh xe
7.2.1. Chức năng
Vệ sinh xe vận chuyển CTNH sau mỗi đợt vận chuyển.
7.2.2. Quy mô, kích thước
- Quy mô: diện tích khu rửa 50 m2, trong đó chiều rộng 5m và chiều dài 10m
7.2.3 Thiết kế, cấu tạo
- Khu rửa xe vận chuyển là sân nền bêtông
- Kết cấu: xây lát bằng vữa, phủ lớp bêtông chống thấm
- Thiết kế: cao nền 20 cm, hơi dốc thoải ra rãnh thoát nước rửa. Xung quanh xây rãnh
sâu để thu gom tập trung nước rửa về hệ thống xử lý nước thải sản xuất.
7.2.4 Thiết bị phụ trợ
Hệ thống vòi phun xịt rửa áp suất cao
7.3. Hồ sơ kỹ thuật của biện pháp bảo vệ môi trường khác tại công ty
7.3.1. Biện pháp giảm thiểu nước thải
- Nước hệ thống làm mát khí thải lò đốt CTNH được dẫn tới bể làm lạnh tự nhiên.
Lượng nước làm nguội một phần bay hơi và được xử lý, tuần hoàn lại trong hệ thống theo
một chu trình khép kín nên không làm phát sinh nước thải, trung bình 3 tháng sẽ xả phần
cặn trong bể chứa nước làm mát. Cặn chứa mụn kim loại, cát, … ước tính lưu lượng 1 lần
xả khoảng 12 m3. Lượng cặn này sẽ được thu gom và xử lý trong lò đốt CTNH.
- Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải được đưa vào bể chứa, qua bể trung hòa, sau đó
qua bể lắng tuần hoàn sử dụng nên giảm thiểu phát sinh nước thải, cặn bùn định kỳ thu
gom vào lò đốt CTNH.
7.3.2. Giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình lưu giữ nguyên liệu
- Chất thải nguy hại được lưu giữ trong kho có mái che và được xếp chồng, dưới sàn
bê tông có bố trí các rãnh thoát nước, được xếp đúng quy cách, đảm bảo an toàn, ngăn
nắp và có thể dễ dàng nhìn thấy biển cảnh báo, xếp không sát trần nhà kho, cách tường ít
nhất 0,5 m, cách mặt đất từ 0,2 - 0,3m.

113
Toàn bộ quy trình trên đảm bảo rằng các ảnh hưởng và tác động môi trường, sức
khoẻ công nhân đối với các hoạt động lưu giữ nguyên liệu và đưa vào sản xuất là hoàn
toàn đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, an toàn sức khoẻ công nhân và các điều kiện cần
thiết về mặt môi trường.
7.3.3. Hệ thống thông gió
Nhà xưởng sản xuất được thiết kế nhiều cửa sổ thông gió tự nhiên, ở độ cao cách
mặt đất 4,5 m đảm bảo độ thông thoáng môi trường làm việc.
8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết:
Công ty đã đầu tư bổ sung một số thiết bị xử lý, tái chế CTNH cũng như phương
pháp xử lý chất thải phát sinh từ các thiết bị này vì vậy có một số thay đổi so với báo cáo
đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quyết định số 1640/QĐ – BTNMT
ngày 06 tháng 08 năm 2014 và đề án bảo vệ môi trường chi tiết của ”Lò đốt chất thải rắn
công nghiệp, sinh hoạt công suất 50 tấn/ngày.đêm theo quyết định số 1892/QĐ-BTNMT
ngày 14 tháng 06 năm 2018 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cụ thể được trình bày
như sau:
Các hạng mục, công
Hiện trạng các
trình trong báo cáo Dự kiến
TT hạng mục, công Nguyên nhân
ĐTM, đề án BVMT hoàn thành
trình
chi tiết
Hệ thống xử lý – tái Do thẩm định công Bỏ ra khỏi
chế - tái tạo năng nghệ hoạt động hạng mục đầu
lượng từ hỗn hợp chất không hiệu quả tư
1. Chưa đầu tư
thải rắn (công nghệ
MBT-GRE) công suất
150 tấn/ngày
Hệ thống lò đốt chất Đã đầu tư, loại bỏ Do công suất nhỏ, Đã loại bỏ ra
thải nguy hại ST-200 ra khỏi giấy phép hiệu quả kinh tế khỏi giấy
2.
không cao phép xử lý
CTNH đã cấp
Nguồn thu gom dầu
thải còn ít, khi nguồn
Hệ thống tái chế dầu
thu gom tăng lên Đầu tư trong
3. nhớt thải, công suất Chưa đầu tư
Công ty tiếp tục đầu giai đoạn sau
1000 kg/h
tư thêm hệ thống tái
chế dầu thải
Nguồn thu gom dung
môi thải còn ít, khi
Hệ thống tái chế dung
nguồn thu gom tăng Đầu tư trong
4. môi, công suất 1000 Chưa đầu tư
lên Công ty tiếp tục giai đoạn sau
kg/h
đầu tư thêm hệ thống
tái chế dung môi

114
Các hạng mục, công
Hiện trạng các
trình trong báo cáo Dự kiến
TT hạng mục, công Nguyên nhân
ĐTM, đề án BVMT hoàn thành
trình
chi tiết
Số lượng xe hiện Hiện tại số lượng xe
tại của nhà máy là đã đáp ứng nhu cầu
10 xe gồm: vận chuyển của nhà
- 06 xe tải thùng máy, khi đầu tư mở
Đầu tư 31 xe vận Đầu tư trong
5. hở phủ bạt kín rộng, nâng công suất
chuyển CTNH giai đoạn sau
- 01 xe bồn nhà máy, công ty sẽ
tiếp tục bổ sung
- 01 xe ép rác thêm xe vận chuyển.
- 02 xe hooklift
Hệ thống xử lý nước - Công đoạn xử
thải, chất thải lỏng lý sinh học chỉ có
công suất 50 m3/ngày sinh học hiếu khí
đêm: - Phân tách nước
- Công đoạn xử lý thải lẫn dầu bằng - Đáp ứng được
sinh học kỵ khí và máy phân ly thời gian xử lý cũng
Đã hoàn
6. sinh học hiếu khí - Tách nước bùn như tốc độ xử lý
thành
- Xử lý nước thải lẫn thải bằng máy ép nhanh, mang lại hiệu
dầu: phân tách dầu bùn quả kinh tế
bằng phương pháp
tuyển nổi
- Tách nước bùn thải
bằng sân phơi
- Lò đốt LCN-
1000A có nhiều ưu
điểm về cơ giới hóa
- Lò đốt chất khâu nạp liệu, xả xỉ;
Lò đốt chất thải công
thải công nghiệp tiêu hao nhiên liệu ít; Đã hoàn
LCN-1000A, công hệ thống giải nhiệt thành
7. nghiệp FB-1000, công
suất 1 tấn/giờ nhanh khí thải; sử
suất 1 tấn/giờ
dụng túi vải lọc bụi,
POT than hoạt tính để
xử lý khí thải...

115
Các hạng mục, công
Hiện trạng các
trình trong báo cáo Dự kiến
TT hạng mục, công Nguyên nhân
ĐTM, đề án BVMT hoàn thành
trình
chi tiết
- Bổ sung 01 kho
lưu giữ CTNH số
02, diện tích 400
m2
- Bổ sung 01 kho
lưu giữ CTNH số
03 và kho 04 lưu
giữ CTNH, đặt
các thiết bị sơ chế
CTNH; diện tích
1.008 m2/kho
- Kho lưu giữ
Kho lưu giữ chất thải: CTCN, diện tích
Đầu tư kho lưu giữ 864 m2 Mục đích: đáp ứng
2 Đã hoàn
8. CTNH 400 m và bổ - Kho lưu giữ nhu cầu lưu giữ Chất
thành
sung thêm 01 kho lưu CTCN, diện tích thải của nhà máy
2
giữ CTCN 300 m
391 m2 (nhà vòm)
- Kho lưu giữ
CTSH chờ thiêu
hủy, diện tích 144
m2 và 12 m2
- Kho lưu giữ
CTCN chờ thiêu
hủy, diện tích 144
m2 và 72 m2
- Khu vực tập kết
tro xỉ diện tích
432 m2
- Giám sát khí thải 05 - Giám sát khí - Chưa đầu tư hệ Hoàn thành
mẫu thải: 03 mẫu thống tái chế dầu nên trong giai
số lượng mẫu khí thải đoạn sau
giảm so với ĐTM.
9. - Thay đổi phân khu
chức năng, bổ sung
thêm nhà xưởng, kho
lưu giữ CTNH,
CTCN.

116
Các hạng mục, công
Hiện trạng các
trình trong báo cáo Dự kiến
TT hạng mục, công Nguyên nhân
ĐTM, đề án BVMT hoàn thành
trình
chi tiết
Lò đốt chất thải công Di dời vị trí để cải - Hiện đại hóa công Đã hoàn
nghiệp, sinh hoạt; tạo, cơ giới hóa đoạn nạp rác thành
công suất 50 tấn/ngày khâu nạp liệu, cải - Duy trì hoạt động
10. đêm tạo hệ thống xử lý của lò đốt và nâng
khí thải cao hiệu quả xử lý
khí thải
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, nhà máy đã có một số điều chỉnh như sau:
- Điều chỉnh chương trình giám sát môi trường tại nhà máy:
+ Không phải thực hiện giám sát môi trường không khí xung quanh đã được Tổng
cục Môi trường chấp thuận tại Công văn số 82/TCMT-TĐ ngày 18/1/2016;
+ Không quan trắc các chỉ tiêu đã quan trắc tự động liên tục đối với khí thải - Ống
khói lò đốt LCN-1.000A (các thông số: Lưu lượng, áp suất, nhiệt độ, bụi, SO2,
NOx (tính theo NO2), CO và O2 dư) và nước thải (các thông số: Lưu lượng, nhiệt
độ, pH, TSS, COD, Amonia) thuộc trạm nước thải, chất thải lỏng công suất
50m3/ngày đêm.
- Bổ sung 3 kho lưu giữ CTNH đã được cấp phép theo giấy phép xử lý CTNH mã
số: 1-2-3.052.VX được Bộ TNMT cấp lần 2 ngày 28/08/2019.
- Hệ thống xử lý nước thải 50m3/ngày đêm: bổ sung thêm 2 máy ép bùn để tách bùn
trước khi xử lý nước; 2 bể phản ứng, 1 bể pha vôi.
- Bản vẽ tổng thể nhà máy, mặt bằng cấp, thoát nước: nhà máy đã xây dựng thêm 02
kho mới, nhà văn phòng mới, hồ điều hòa, nhà văn phòng cũ đổi thành nhà ăn ca
và nhà ở công nhân.
- Điều chỉnh thông số kỹ thuật của lò đốt chất thải công nghiệp, công suất 1.000
kg/giờ của dự án đã được phê duyệt và được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường chấp
thuận tại công văn số 6121/BTNMT-TCMT ngày 06 tháng 11 năm 2018.

117
CHƯƠNG IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải:
1.1. Nguồn phát sinh nước thải:
1.1.1. Nước thải sinh hoạt:
a) Nguồn số 1: Nước thải sinh hoạt (bao gồm nước xám - nước từ bồn rửa, vệ sinh
sàn, tắm giặt; nước đen - nước từ bồn cầu, bồn tiểu) từ nhà vệ sinh của văn phòng Công
ty, lưu lượng lớn nhất là 1,5 m3/ngày.
b) Nguồn số 2: Nước thải sinh hoạt (bao gồm nước xám - nước từ bồn rửa, vệ sinh
sàn, tắm giặt; nước đen - nước từ bồn cầu, bồn tiểu) từ nhà vệ sinh của nhà máy, lưu
lượng lớn nhất là 1,5 m3/ngày.
c) Nguồn số 3: Nước thải sinh hoạt (bao gồm nước xám - nước từ bồn rửa, vệ sinh
sàn; nước đen - nước từ nhà bếp) từ nhà ăn ca của công ty, lưu lượng lớn nhất là 1,5
m3/ngày.
1.1.2. Nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất của nhà máy:
a) Nguồn số 1: Nước thải phát sinh từ hệ thống ngâm tẩy bao bì dính hóa
chất(thùng, can), lưu lượng lớn nhất là 1,2 m3/ngày.
b) Nguồn số 2: Nước thải phát sinh từ hệ thống phân tách kim loại lẫn dầu, lưu
lượng lớn nhất là 1,2 m3/ngày.
c) Nguồn số 3: Nước thải phát sinh từ hệ thống phá dỡ ắc quy (bể súc rửa nhựa),
lưu lượng lớn nhất là 1,5 m3/ngày.
d) Nguồn số 4: Nước thải phát sinh từ hệ thống súc rửa thùng phuy, lưu lượng lớn
nhất là 2 m3/ngày.
đ) Nguồn số 5: Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý dung dịch hấp thụ của 02 lò
đốt chất thải, lưu lượng lớn nhất là 30,0 m3/ngày.
e) Nguồn số 6: Nước thải phát sinh từ khu vực rửa xe, lưu lượng lớn nhất là 2
m3/ngày.
g) Nguồn số 7: Nước thải phát sinh từ vệ sinh nhà xưởng, lưu lượng lớn nhất là 2,0
3
m /ngày.
h) Nguồn số 8: Nước thải phát sinh từ quá trình rửa máy trộn bê tông, máy ép gạch
block, lưu lượng lớn nhất là 0,3 m3/ngày.
k) Nguồn số 9: Nước rỉ rác, lưu lượng lớn nhất là 1,5 m3/ngày.
1.1.3. Nguồn số 10:Nước thải, chất thải lỏng thu gom từ các chủ nguồn thải bên ngoài,
lưu lượng lớn nhất là 30 m3/ngày, được đưa về hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng
công suất 50 m3/ngày đêm của nhà máy để xử lý.
1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa: 45m3/ngàyđêm (Khi Công ty hoạt động hết công suất).
1.3. Dòng nước thải: Công ty có 1 dòng nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải,
chất thải lỏng công suất 50m3/ngày đêm được xả thải vào mương nội đồng của thị trấn
Kẻ Sặt, giáp Công ty về phía Tây.
1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước thải:

118
Chất lượng nước thải trước khi xả vào mương nội đồng thị trấn Kẻ Sặt đảm bảo đáp
ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và quy chuẩn Quychuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT, Cột B, Kq = 0,9, Kf = 1,2 ) cụ thể
như sau:
Giá trị giới hạn (theo QCVN
Đơn vị 40:2011/BTNMT, Cột B, Kq = 0,9,
TT Tên thông số ô nhiễm Kf = 1,2)
tính
C Cmax
1 pH - 5,5 đến 9 5,5 đến 9
o
2 Nhiệt độ C 40 40
3 Màu Pt/Co 150 150
4 SS (Chất rắn lơ lửng) mg/L 100 108
5 BOD5 (20oC) mg/L 50 54
6 COD mg/L 150 162
7 As (Asen) mg/L 0,1 0,108
8 Hg (Thuỷ ngân) mg/L 0,01 0,0108
9 Pb (Chì) mg/L 0,5 0,54
10 Cd (Cadimi) mg/L 0,1 0,108
6+
11 Cr (Crom VI) mg/L 0,1 0,108
3+
12 Cr (Crom III) mg/L 1 1,08
13 Cu (Đồng) mg/L 2 2,16
14 Zn (Kẽm) mg/L 3 3,24
15 Ni (Niken) mg/L 0,5 0,54
16 Mn (Mangan) mg/L 1 1,08
17 Fe (Sắt) mg/L 5 5,4
-
18 CN (Xianua) mg/L 0,1 0,108
19 Tổng phenol mg/L 0,5 0,54
20 Tổng dầu mỡ khoáng mg/L 10 10,8
21 Sunfua mg/L 0,5 0,54
22 F- (Florua) mg/L 10 10,8
NH4+ -N (Amoni tính
23 mg/L 10 10,8
theo N)
24 N (Tổng nitơ) mg/L 40 43,2
25 P (Tổng phốt pho) mg/L 6 6,48
-
26 Cl (Clorua) mg/L 1000 1.080

119
Giá trị giới hạn (theo QCVN
Đơn vị 40:2011/BTNMT, Cột B, Kq = 0,9,
TT Tên thông số ô nhiễm Kf = 1,2)
tính
C Cmax
27 Clo dư mg/L 2 2,16
Tổng hoá chất bảo vệ thực
28 mg/L 0,1 0,108
vật clo hữu cơ
Tổng hoá chất bảo vệ thực
29 mg/L 1 1,08
vật phốt pho hữu cơ
30 Tổng PCBs mg/L 0,01 0,0108
31 Coliform MPN/100mL 5000 5000
32 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/L 0,1 0,1
33 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/L 1,0 1,0
Ghi chú:
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quychuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công
nghiệp (Bộ Tài nguyên môi trường).
- Cột B_Áp dụng khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh
hoạt
- Giá trị nồng độ tối đa cho phép Cmax = C x Kq x Kf
- Giá trị hệ số Kq = 0,9 khi nguồn tiếp nhận nước thải không có số liệu về lưu lượng
dòng chảy
- Giá trị hệ số Kf = 1,2 ứng với lưu lượng nguồn thải F ≤ 50 m3/24h
1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải:
- Vị trí nơi xả nước thải:
+ Địa danh hành chính: Khu 1, thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
+ Toạ độ vị trí xả nước thải: (theo hệ tọa độ và cao độ nhà nước VN 2000, kinh
tuyến trục 1050, múi chiếu 60).
X(m) = 2311465 Y(m) = 568207
- Phương thức xả nước thải:
+ Mô tả phương thức xả nước thải: Tự chảy
+ Mô tả chế độ xả nước thải: Không theo chu kỳ.
+ Lưu lượng xả trung bình: 1m3/ngàyđêm.
+ Lưu lượng xả lớn nhất: 45m3/ngàyđêm (Khi Công ty hoạt động hết công suất).
- Nguồn tiếp nhận nước thải: mương nội đồng thị trấn Kẻ Sặt, giáp công ty về phía Tây
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải:
2.1. Nguồn phát sinh khí thải:
- Nguồn khí thải số 01: Khí thải phát sinh từ ống khói lò đốt chất thải công nghiệp LCN-
1.000A, công suất 1tấn/giờ.
- Nguồn khí thải số 02: Khí thải phát sinh từ ống khói lò đốt chất thải sinh hoạt, công
nghiệp, công suất 50 tấn/ngày đêm.
120
- Nguồn khí thải số 03: Khí thải phát sinh từ ống khói hệ thống phá dỡ bóng đèn chứa
thủy ngân, công suất 20kg/giờ.
2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa:
- Nguồn khí thải số 01: 30.000 N.m3/h
- Nguồn khí thải số 02: 28.000 N.m3/h
- Nguồn khí thải số 03: 280 N.m3/h
2.3. Dòng khí thải:
Công ty có 3 dòng khí thải phát sinh sau xử lý được xả thải ra môi trường gồm có:
+01 dòng khí thải sau xử lý của lò đốt chất thải công nghiệp LCN-1.000A, công
suất 1 tấn/giờ.
+01 dòng khí thải sau xử lý của lò đốt chất thải công nghiệp, sinh hoạt, công suất 50
tấn/ngày đêm.
+ 01 dòng khí thải sau xử lý của hệ thống phá dỡ bóng đèn chứa thủy ngân, công
suất 20kg/giờ.
2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong khí thải:
- Đối với dòng khí thải phát sinh từ 2 lò đốt: Chất lượng khí thải trước khi xả vào
môi trường không khí đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn
Quychuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp (QCVN 30:2012/BTNMT,
Cột B, Kv=1,0, Kp=1,0)cụ thể như sau:
Giá trị giới hạn (theo
TT Tên thông số ô nhiễm Đơn vị tính QCVN 30:2012/BTNMT,
Cột B, Kv=1,0, Kp=1,0)
0
1 Nhiệt độ C ≤180
3
2 Bụi tổng mg/Nm 100
3 Vận tốc m/s -
3
4 Lưu lượng m /h -
5 Khối lượng mol phân tử khí khô g/g.mol -
6 Hàm ẩm % -
7 Áp suất khí thải mBar -
3
8 SO2 mg/Nm 250
3
9 NOx mg/Nm 500
3
10 CO mg/Nm 250
3
11 HCl mg/Nm 50
12 HC mg/Nm3 50
13 Hg mg/Nm3 0,2
14 Pb mg/Nm3 1,2
15 Cd mg/Nm3 0,16
16 Tổng các KLN khác mg/Nm3 1,2

121
Ghi chú:
§ Cột B áp dụng đối với tất cả các lò đốt CTCN kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015
§ Cmax = C x Kp x Kv. Với Kp = 1 và Kv = 1
§ Dấu “-”: Không có trong quy chuẩn.
- Đối với dòng khí thải phát sinh từ hệ thống phá dỡ bóng đèn chứa thủy ngân: Chất
lượng khí thải trước khi xả vào môi trường không khí đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo
vệ môi trường và Quy chuẩn Quychuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với
bụi và các chất vô cơ (QCVN 19:2009/BTNMT, Cột B, Kv=1,0, Kp=1,0)cụ thể như sau:
Giá trị giới hạn (theo
TT Tên thông số ô nhiễm Đơn vị tính QCVN 19:2009/BTNMT,
Cột B, Kv=1,0, Kp=1,0)
1 Bụi tổng mg/Nm3 200
2 Hg mg/Nm3 -

Ghi chú:
§ Cột B: áp dụng cho Tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công
nghiệp với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015,
§ Cmax = C x Kp x Kv. Với Kp = 1 và Kv = 1.
§ Dấu “-”: Không có trong quy chuẩn.
2.5. Vị trí, phương thức xả khí thải:
2.5.1. Vị trí nơi xả khí thải:
- Địa danh hành chính: Khu 1, thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Toạ độ vị trí xả khí thải (theo hệ tọa độ và cao độ nhà nước VN 2000, kinh tuyến trục
1050, múi chiếu 60).
Ø Vị trí xả khí thải số 01: Tại miệng ống khói lò đốt chất thải công nghiệp LCN-
1.000A cách 30m so với nền nhà xưởng (Tọa độ: X(m) = 2311471 và Y(m) =
568293)
Ø Vị trí xả khí thải số 02: Tại miệng ống khói lò đốt chất thải công nghiệp, sinh hoạt
cách 30m so với nền nhà xưởng ( Tọa độ: X(m) = 2311470 và Y(m) = 568265)
Ø Vị trí xả khí thải số 03: Tại miệng ống xả khí thải hệ thống phá dỡ bóng đèn chứa
thủy ngân cách 06m so với nền nhà xưởng (Tọa độ: X(m) = 2311470 và Y(m) =
568293)
2.5.2 Phương thức xả khí thải:
- Đối với dòng khí thải phát sinh từ 2 lò đốt, phương thức xả khí thải là xả liên tục
qua quạt hút khí khi hoạt động.
- Đối với dòng khí thải phát sinh từ hệ thống phát dỡ bóng đèn chứa thủy ngân,
phương thức xả khí thải là gián đoạn, thời gian xả thải theo từng mẻ chất thải xử lý.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung:
3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung:
- Nguồn số 01: Khu vực trạm cân điện tử.
- Nguồn số 02: Khu vực quạt hút chính lò đốt chất thải công nghiệp LCN-1.000A,
công suất 1 tấn/h.
- Nguồn số 03: Khu vực quạt hút chính lò đốt chất thải sinh hoạt, công nghiệp
122
công suất 50 tấn/ngày đêm.
- Nguồn số 04: Khu vực máy nén khí hệ thống xử lý nước thải, chất thải lỏng công
suất 50m3/ngày đêm.
- Nguồn số 05: Khu vực máy nén khí của lò đốt công nghiệp LCN-1.000A, công
suất 1 tấn/h.
- Nguồn số 06: Khu vực máy nén khí của lò đốt chất thải sinh hoạt, công nghiệp
công suất 50 tấn/ngày đêm.
- Nguồn số 07: Khu vực máy cắt ăcquy.
- Nguồn số 08: Khu vực hệ thống nghiền bóng đèn huỳnh quang.
- Nguồn số 09: Khu vực máy nghiền
- Nguồn số 10: Khu vực hệ thống ép gạch block
3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:
- Nguồn số 01: Tọa độ: X=2311459; Y=568338
- Nguồn số 02: Tọa độ: X=2311386; Y=568257
- Nguồn số 03: Tọa độ: X=2311389; Y=568272
- Nguồn số 04: Tọa độ: X=2311453; Y=568244
- Nguồn số 05: Tọa độ: X=2311392; Y=568251
- Nguồn số 06: Tọa độ: X=2311427; Y=568265
- Nguồn số 07: Tọa độ: X=2311432; Y=568283
- Nguồn số 08: Tọa độ: X=2311430; Y=568277
- Nguồn số 09: Tọa độ X=2311445; Y=568326
- Nguồn số 10: Tọa độ: X=2311476; Y=568216
(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 105o’ múi chiếu 6o)
3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung:
Tiếng ồn, độ rung đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc (QCVN
24:2016/BYT), QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung cụ thể
như sau:
3.3.1. Tiếng ồn:

TT Từ 6 giờ đến 21 giờ (dBA) Từ 21 giờ đến 6giờ (dBA) Ghi chú
1 70 55 Khu vực thông
thường
3.3.2. Độ rung:
Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho
TT phép (dB) Ghi chú
Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ
1 70 60 Khu vực thông
thường
4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:
4.1. Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải

123
Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý Công suất xử Phương án xử
TT Ghi chú
chất thải lý (kg/năm) lý
Nhóm thiết bị xử lý chuyên dụng và
1
sơ chế CTNH
Lò đốt chất thải công nghiệpLCN-
1.1 7.600.000 Thiêu hủy
1.000A, công suất 1 tấn/h (24 tấn/ngày)
Hệ thống xử lý nước thải, công suất 50 Xử lý: Lý hóa,
1.2 14.400.000
m3/ngày sinh học
Hệ thống ngâm tẩy bao bì, công suất
1.3 7.600.000
1tấn/h (24 tấn/ngày)
Hệ thống tẩy rửa, thu hồi kim loại dính
1.4 15.000.000
dầu, công suất 2 tấn/h (48 tấn/ngày)
Đã cấp phép
Hệ thống nghiền bóng đèn chứa thủy
1.5 152.000
ngân, công suất 20kg/h (0,48tấn/ngày)
Sơ chế
Hệ thống phá dỡ chất thải điện tử, công
1.6 7.600.000
suất 1tấn/h (24 tấn/ngày)
Hệ thống phá dỡ ắc quy, công suất 0,3
1.7 2.280.000
tấn/h (7,2 tấn/ngày)
Hệ thống súc rửa thùng phuy, công suất
1.8 2.505.000
0,5 tấn/h (12 tấn/ngày)
Nhóm thiết bị xử lý chất thải sinh
2
hoạt, công nghiệp thông thường
Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, công
2.1 15.840.000 Thiêu hủy Đã cấp phép
nghiệp, công suất 50 tấn/ngày
Hóa rắn tro
Hệ thống ổn định, hóa rắn công suất
2.2 9.504.000 Hóa rắn xỉ lò đốt, đã
1,25 tấn/giờ (30 tấn/ngày)
cấp phép
Nhóm công trình, thiết bị lưu giữ và
3
bao bì chuyên dụng
Nhóm bao bì:
- Thùng phuy nhựa 200 lít nắp vặn
- Thùng phuy sắt 200 lít nắp vặn Tùy theo nhu
3.1 Lưu chứa
- Bồn chứa chất thải, thể tích 1.000 lít cầu thực tế
có van xả đáy/không van xả đáy
- Bao bì mềm PE, PP hai lớp
Đã cấp phép
Kho lạnh lưu giữ chất thải y tế, diện tích Lưu chứa
3.2 01 kho
10 m2
Kho lưu giữ CTNH diện tích 400 m2 Lưu chứa
3.3 3 02 kho
(công suất lưu giữ tối đa 900 m )
Kho lưu giữ CTNH diện tích 1008 m2 Lưu chứa
3.4 3 02 kho
(công suất lưu giữ tối đa 2.394 m )
Nhóm phương tiện vận chuyển
4
chuyên dụng
4.1 Nhóm xe tải thùng hở có phủ bạt: 06 xe Vận chuyển Đã cấp phép

124
Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý Công suất xử Phương án xử
TT Ghi chú
chất thải lý (kg/năm) lý
- Xe Dongfeng biển số 34C-157.18,
trọng tải 13,05 tấn
- Xe Thaco biển số 34C-224.92, trọng
tải 7,9 tấn
- Xe Foton biển số 34C-225.08, trọng tải
7 tấn
- Xe Trường Giang biển số 34C-068.33,
trọng tải 8 tấn
- Xe Trường Giang biển số 34C-085.74,
trọng tải 8 tấn
- Xe Thaco biển số 34C-284.16, trọng
tải 13,6 tấn
Xe TMT biển số 34C-292.12, trọng tải Đăng ký bổ
4.2 01 xe Vận chuyển
0,99 tấn sung
Vận chuyển
Xe cuốn ép JAC biển số 34C-233.52,
4.3 01 xe chất thải đồng Đã cấp phép
trọng tải 4,52 tấn
nhất dạng rắn
- Xe hooklift Hino biển số 34C-220.31,
trọng tải 5,92 tấn
4.4 02 xe Vận chuyển Đã cấp phép
- Xe hooklift Howo biển số 34C-260.12,
trọng tải 6,25 tấn
Xe bồn Hino biển số 34C-059.79, trọng
4.5 01 xe Vận chuyển Đã cấp phép
tải 5,06 tấn
4.2. Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý:
Trạng
Số lượng Mã Phương án xử Mức độ
TT Tên chất thải thái tồn
(kg/năm) CTNH lý xử lý
tại
Chất thải đưa vào lò đốt
I LCN-1.000A, công suất
7.600.000
1.000 kg/h
1 Nhóm bùn thải
Bùn thải có các thành phần
nguy hại từ quá trình xử lý Bùn 12 06 05
nước thải Tách nước, phối QCVN 30:
07 01 04 trộn sau đó thiêu 2012/BTN
Bùn thải từ quá trình xử 07 01 05 hủy trong lò đốt, MT
lý, che phủ bề mặt, gia Bùn 07 01 08 tro xỉ hóa rắn QCVN 07:
công kim loại 07 02 02 (nước thải phát 2009/BTN
07 03 07 sinh thu gom về MT
05 01 03 hệ thống xử lý QCVN 40:
05 02 09 nước thải để xử 2011/BTN
Bùn thải và bã lọc từ quá 05 03 06 lý) MT
Bùn/rắn
trình xử lý khí thải 05 04 03
05 05 03
05 07 05

125
Trạng
Số lượng Mã Phương án xử Mức độ
TT Tên chất thải thái tồn
(kg/năm) CTNH lý xử lý
tại
06 01 05
01 03 02
01 04 01
01 04 02
01 03 01
Bùn thải lẫn dầu Bùn 01 04 05
07 03 09
15 02 13
17 05 02
17 05 03
Bùn thải từ quá trình xử lý
Bùn/rắn
hóa lý 12 02 02
Tách nước, phối
Bùn thải từ quá trình xử lý 12 09 01
Rắn/bùn trộn sau đó thiêu
đất 12 09 02
hủy trong lò đốt,
08 01 02 tro xỉ hóa rắn
Bùn thải lẫn sơn, mực in, 08 02 02 (nước thải phát
Bùn QCVN 30:
chất kết dính, dung môi 08 03 02 sinh thu gom về
17 08 05 hệ thống xử lý 2012/BTN
01 04 03 nước thải để xử MT
04 02 05 QCVN 07:
lý) 2009/BTN
05 10 01
Bùn thải có chứa các thành 05 11 02 MT
Bùn QCVN 40:
phần nguy hại khác 06 01 03
11 05 02 2011/BTN
12 09 03 MT
17 07 01
01 04 06
01 05 01
2 Các loại hắc ín thải Rắn/bùn 05 02 05
05 07 03
12 07 02
Phối trộn, sau đó
Giẻ lau, chất hấp thụ, vật thiêu hủy trong
3 liệu lọc bị nhiễm các thành Rắn 18 02 01 lò đốt để thu hồi
phần nguy hại kim loại, tro xỉ
hóa rắn
14 01 05 Cắt nhỏ, phối
14 01 06 trộn, sau đó
Bao bì thải không có khả 18 01 01 thiêu hủy trong
4 Rắn
năng tái chế 18 01 02 lò đốt để thu hồi
18 01 03 kim loại, tro xỉ
18 01 04 hóa rắn
Phối trộn, sau đó
Bồ hóng, muội từ quá trình thiêu hủy trong
5 sản xuất, điều chế hóa chất Rắn 02 11 04 lò đốt để thu hồi
vô cơ kim loại, tro xỉ
hóa rắn

126
Trạng
Số lượng Mã Phương án xử Mức độ
TT Tên chất thải thái tồn
(kg/năm) CTNH lý xử lý
tại
6 Các loại cặn thải
03 01 05
Các loại cặn phản ứng và 03 02 05
cặn đáy tháp chưng cất từ 03 03 05
Rắn/bùn/
quá trình sản xuất, điều 03 04 05
lỏng
chế và sử dụng hóa chất 03 05 05
hữu cơ 03 06 05
03 07 05

01 01 01
Các loại cặn/bùn thải chứa
Rắn/bùn/ 01 01 02
các thành phần nguy hại
lỏng 06 01 06
khác 12 06 02
19 10 02
Tro bay và bụi lò hơi nhiệt 04 01 01
Rắn
điện 04 01 03
7
03 01 07
Các loại chất hấp thụ đã 03 02 07
qua sử dụng và bã lọc khác 03 03 07 Tách nước, phối
từ quá trình sản xuất, điều Rắn 03 04 07 trộn, sau đó
QCVN 30:
chế, sử dụng hóa chất hữu 03 05 07 thiêu hủy trong
2012/BTN
cơ 03 06 07 lò đốt, tro xỉ hóa
MT
03 07 07 rắn (nước thải
QCVN 07:
phát sinh thu
Xỉ, váng bọt dễ cháy hoặc 05 02 04 gom về hệ thống 2009/BTN
Rắn/lỏng/ MT
8 bốc hơi khi tiếp xúc với 05 03 02 xử lý nước thải
bùn QCVN 40:
nước 05 04 05 để xử lý)
05 07 02 2011/BTN
MT
Chất thải từ quá trình điều 08 02 01
chế, cung ứng, sử dụng 08 02 04
9 Rắn/lỏng
sơn, véc ni, mực in và vụn 15 02 09
sơn thải 16 01 09
08 01 01
Chất thải từ quá trình sản
08 01 03
xuất, điều chế, cung ứng,
08 01 04
10 sử dụng các sản phẩm che Rắn/lỏng
08 01 05
phủ, chất kết dính, chất bịt
08 03 01
kín
08 03 03

Các chất bảo quản gỗ 09 02 01


11 không có hợp chất halogen Rắn 09 02 03
hữu cơ 09 02 04
09 02 05
19 08 01
Chất xúc tác đã qua sử 19 08 02
12 Rắn/lỏng
dụng 19 08 03
19 08 04

127
Trạng
Số lượng Mã Phương án xử Mức độ
TT Tên chất thải thái tồn
(kg/năm) CTNH lý xử lý
tại
13 Hóa chất thải
Hóa chất thải có các thành
phần nguy hại (trừ các loại 19 05 02
Rắn/lỏng/
nêu tại nhóm mã 02,,03, 19 05 03
bùn
13, 14 và 15) và hóa chất 19 05 04
từ phòng thí nghiệm thải 19 12 01

Các chất thải từ việc sử 02 11 01


dụng các hóa chất nông 14 01 01
Rắn/lỏng/ 14 01 02
nghiệp (hóa chất bảo vệ
bùn 14 01 03
thực vật và diệt trừ các
loại gây hại) 14 01 04
16 01 05
02 09 01
07 01 10
Các loại hóa chất khác Rắn/lỏng
13 02 02
16 01 04
Chất thải từ quá trình sản 02 10 01
xuất, điều chế, cung ứng, Rắn/lỏng 03 04 09
sử dụng hóa chất 03 05 09
QCVN 30:
Chất thải có silic hữu cơ Rắn/lỏng 02 08 01 Tách nước, phối
2012/BTN
14 03 02 10 trộn, sau đó
MT
Các hợp chất isoxyanat thiêu hủy trong
Rắn/lỏng QCVN 07:
15
thải lò đốt, tro xỉ hóa
08 04 01 2009/BTN
rắn (nước thải
19 09 01 MT
phát sinh thu
19 09 02 QCVN 40:
16 Các chất oxi hoá thải Rắn/lỏng gom về hệ thống
19 09 03 2011/BTN
xử lý nước thải
19 09 04 MT
để xử lý)
17 Bitum, nhựa than đá thải Rắn/bùn 11 03 01
11 03 02
09 01 01
Gỗ thải có các thành phần 11 02 01
18 Rắn
nguy hại 12 08 01
16 01 14
Chất thải dễ cháy có các 12 02 04
19 Rắn/lỏng
thành phần nguy hại 12 02 05

20 Bộ lọc dầu đã qua sử dụng Rắn 15 01 02


15 02 02
Chất thải từ buồng lọc cát
21 sỏi và các bộ phận khác Rắn/lỏng 17 05 01
của thiết bị tách dầu nước 17 05 06
19 03 01
Các loại chất thải có các
Rắn/ 19 03 02
22 thành phần nguy hại vô cơ
lỏng/bùn 19 12 02
và hữu cơ
19 12 03

128
Trạng
Số lượng Mã Phương án xử Mức độ
TT Tên chất thải thái tồn
(kg/năm) CTNH lý xử lý
tại
Than hoạt tính đã qua sử 02 11 02
23 Rắn
dụng 12 01 04
07 03 06
Vật liệu lọc, sáp mỡ thải
24 Rắn 12 07 01
đã qua sử dụng
17 07 04
Nhựa trao đổi ion đã bão 07 01 09
25 Rắn
hòa hoặc đã qua sử dụng 12 06 01
Chất thải từ quá trình tẩy
26 Rắn/bùn
mỡ nhờn 10 01 01
05 01 02
05 02 10
05 03 07
05 04 04
27 Chất thải lẫn dầu Rắn/lỏng
05 05 04
07 01 07
12 02 03
19 07 01
Muối và dung dịch muối
28 thải có xyanua/kim loại Rắn/lỏng 02 03 01 QCVN 30:
nặng Tách nước, phối
02 03 02 2012/BTN
trộn, sau đó
Chất thải có thành phần MT
Rắn/lỏng/ thiêu hủy trong
QCVN 07:
29 nguy hại từ quá trình chế 01 01 03 lò đốt, tro xỉ hóa
bùn 2009/BTN
biến quặng 01 02 01 rắn (nước thải
MT
Phụ gia thải có các thành phát sinh thu
30 Rắn/lỏng QCVN 40:
phần nguy hại 03 02 09 gom về hệ thống 2011/BTN
05 10 02 xử lý nước thải MT
Các loại chất thải nguy hại để xử lý)
Rắn/lỏng/ 05 10 03
31 khác từ quá trình thủy
bùn 19 07 02
luyện, vệ sinh bồn bể
19 12 05
32 Chất thải có xyanua Bùn/rắn 05 11 01
Chất thải từ ngành chế 10 01 02
33 Rắn/lỏng
biến da lông và dệt nhuộm 10 02 02
12 01 01
Bã lọc, chất thải từ quá
34 Rắn/lỏng 12 01 03
trình xử lý khí thải
12 07 06
Chất thải từ quá trình xử lý 12 02 01
35 Rắn/lỏng
hoá lý chất thải 12 02 06
Chất thải từ quá trình xử lý
36 Rắn
cơ học chất thải 12 08 02
Chất thải từ chăn nuôi gia Rắn/lỏng/ 14 02 01
37
súc, gia cầm bùn 14 02 02
Các thiết bị, bộ phận thải
38 có các thành phần nguy Rắn 15 02 07
hại 15 01 05

129
Trạng
Số lượng Mã Phương án xử Mức độ
TT Tên chất thải thái tồn
(kg/năm) CTNH lý xử lý
tại
03 01 01
03 01 03
03 02 01
03 02 03
03 03 01
03 03 03
Các loại dịch cái thải
03 04 01
39 không chứa gốc halogen Lỏng
03 04 03
hữu cơ
03 05 01
03 05 03
03 06 01
03 06 03
03 07 01
03 07 03
Hỗn hợp dầu mỡ thải và
40 chất béo độc hại từ quá Lỏng
trình phân tách dầu/nước 12 06 04
Nhũ tương và dung dịch
thải không có hợp chất QCVN 30:
41 Lỏng Tách nước, phối
2012/BTN
halogen hữu cơ từ quá trộn, sau đó
trình gia công tạo hình 07 03 04 MT
thiêu hủy trong
10 02 01 QCVN 07:
lò đốt, tro xỉ hóa
Dung môi hữu cơ và các 16 01 01 2009/BTN
42 Lỏng rắn (nước thải
chất thải chứa dung môi 17 08 03 MT
phát sinh thu
19 01 03 QCVN 40:
gom về hệ thống
2011/BTN
Dung dịch thải từ quá trình xử lý nước thải
43 Lỏng MT
nhuộm 10 02 04 để xử lý)
Hóa chất chống đông thải
44
có các thành phần nguy Lỏng 15 01 08
hại 15 02 06
13 01 01
13 01 02
13 01 03
Chất thải từ ngành y tế và
45 13 01 04
thú y có chứa thành phần Rắn/lỏng
13 02 01
nguy hại
13 02 02
13 02 03
16 01 11
05 07 01
05 08 01
46 Xỉ, lõi khuôn đúc có chứa 05 09 01
Rắn
thành phần nguy hại 05 08 04
05 09 04
05 08 06

130
Trạng
Số lượng Mã Phương án xử Mức độ
TT Tên chất thải thái tồn
(kg/năm) CTNH lý xử lý
tại
05 09 06
07 04 02
05 02 01
05 02 02
05 02 03
05 03 01
05 02 11
07 04 01
05 09 03
05 02 06
05 02 07
05 02 08
05 03 03
05 03 04
05 03 05
47 Bụi và chất thải rắn từ quá
05 04 02
trình xử lý khí thải có chứa Rắn
05 05 01
thành phần nguy hại
05 05 02 Tách nước, cặn,
QCVN 30:
05 07 04 tận dụng làm
05 08 02 nhiên liệu lò đốt, 2012/BTN
05 08 03 nước thải phát MT
05 04 01 sinh thu gom về QCVN 07:
04 02 03 hệ thống xử lý 2009/BTN
MT
06 01 01 nước thải sản
QCVN 40:
06 01 04 xuất để xử lý,
2011/BTN
06 02 01 cặn rắn phối
Vật thể mài có chứa thành 06 03 02 MT
48 Rắn trộn thiêu hủy
phần nguy hại 15 02 08 trong lò đốt
07 03 08
07 03 10
04 02 02
12 01 06
12 01 05
49 Tro, bụi có chứa dầu Rắn
12 01 07
12 01 08
12 04 01
Chất thải rắn chưa được
50 Rắn
thủy tinh hóa 12 04 02
02 03 03
02 04 03
Chất thải có chứa kim loại 12 06 03
51 Rắn/Bùn
nặng 02 06 01
06 02 02
07 04 01

131
Trạng
Số lượng Mã Phương án xử Mức độ
TT Tên chất thải thái tồn
(kg/năm) CTNH lý xử lý
tại

01 01 01
02 11 04
06 01 02
52 Chất thải khác Rắn 07 02 01
11 05 01
12 07 01
19 03 01
17 06 01
53 Nhiên liệu lỏng thải Lỏng 17 06 02
17 06 03
Dầu tổng hợp thải từ quá
54 Lỏng 07 03 02
trình gia công tạo hình
07 03 05 Tách nước, cặn,
Dầu thải từ phương tiện 15 01 07 tận dụng làm QCVN 30:
55 Lỏng
giao thông vận tải 15 02 05 nhiên liệu lò đốt, 2012/BTN
17 01 03 nước thải phát MT
Dầu thủy lực thải không 17 01 05 sinh thu gom về QCVN 07:
56 Lỏng hệ thống xử lý 2009/BTN
chứa clo 17 01 06
17 01 07 nước thải sản MT
xuất để xử lý, QCVN 40:
Dầu động cơ, hộp số và 17 02 02 cặn rắn phối 2011/BTN
57 bôi trơn gốc khoáng thải Lỏng 17 02 03 trộn thiêu hủy MT
không chứa clo 17 02 04 trong lò đốt
17 03 03
Dầu truyền nhiệt và cách
58 Lỏng 17 03 04
điện thải không chứa clo
17 03 05

17 04 01
59 Dầu đáy tàu thải Lỏng
17 04 02
17 04 03
01 04 04
08 02 05
60 Các loại dầu thải khác Lỏng 16 01 08
17 05 04
17 07 02
17 07 03
Chất thải đưa vào hệ
II thống tẩy rửa, thu hồi 15.000.000
kim loại dính dầu
QCVN 30:
07 03 11 Tẩy rửa, thu hồi 2012/BTN
11 04 01 phế liệu, nước MT
1 Phoi, phế liệu kim loại thải Rắn
11 04 02 thải phát sinh QCVN 07:
đưa về hệ thống 2009/BTN
xử lý nước thải MT

132
Trạng
Số lượng Mã Phương án xử Mức độ
TT Tên chất thải thái tồn
(kg/năm) CTNH lý xử lý
tại
Tẩy rửa, thu hồi
Thiết bị, bộ phận thải của 15 01 01 kim loại, nước
2 các phương tiện giao thải phát sinh
15 02 01
thông đưa về hệ thống
xử lý nước thải
Chất thải đưa vào hệ
III 7.600.000
thống ngâm tẩy bao bì

Kim loại dính các thành 11 04 01


1 Rắn
phần nguy hại 15 02 07
QCVN 07:
Tẩy rửa, thu hồi
Bình chứa áp suất thải 13 03 01 2009/BTN
phế liệu, nước
2 chưa đảm bảo rỗng hoàn Rắn MT
19 05 01 thải phát sinh
toàn QCVN 40:
đưa về hệ thống
2011/BTN
14 01 06 xử lý nước thải
MT
18 01 02
3 Bao bì cứng thải Rắn
18 01 03
18 01 04
Chất thải đưa vào hệ
IV 2.205.000
thống súc rửa thùng phuy
Tẩy rửa, thu hồi QCVN 07:
phế liệu, nước 2009/BTN
Bao bì cứng thải bằng kim thải phát sinh MT
1 Rắn 18 01 02
loại được đưa về hệ QCVN 40:
thống xử lý 2011/BTN
nước thải MT
Chất thải đưa vào hệ
V 2.280.000
thống phá dỡ ắc quy
QCVN 07:
Súc rửa, tháo dỡ 2009/BTN
16 01 12 thu hồi phế liệu, MT
19 06 01 nước thải phát QCVN 40:
1 Các loại ắc quy thải Rắn sinh đưa về hệ 2011/BTN
19 06 02
thống XLNT, MT
19 06 05 chất thải rắn đốt QCVN 30:
trong lò đốt 2012/BTN
MT
Chất thải đưa vào hệ
VI thống phá dỡ chất thải 7.600.000
điện tử

133
Trạng
Số lượng Mã Phương án xử Mức độ
TT Tên chất thải thái tồn
(kg/năm) CTNH lý xử lý
tại
15 01 09
15 02 14
Phá dỡ linh kiện
16 01 13
điện tử, thu hồi
19 01 07 QCVN 07:
Các loại thiết bị, linh kiện phế liệu, chất
1 Rắn 19 02 04 2009/BTN
điện tử thải thải phát sinh
19 02 05 MT
đem đốt, tro xỉ
19 02 06
hóa rắn
19 02 01
19 02 03
Chất thải đưa vào hệ
VII thống nghiền bóng đèn 152.000
chứa thủy ngân
QCVN 07:
Xử lý bằng hệ 2009/BTN
Bóng đèn huỳnh quang và
thống phá dỡ MT
1 các loại thuỷ tinh hoạt tính Rắn 16 01 06
bóng đèn, phế QCVN 19:
thải
thải hóa rắn 2009/BTN
MT
Chất thải xử lý bằng hệ
VIII 14.400.000
thống xử lý nước thải
02 01 01
02 01 02
02 01 03
02 01 04
02 01 05
Axit thải và chất thải tính Rắn/lỏng/ 02 01 06
1
axit bùn 02 07 04
04 01 02
07 01 01 QCVN 40:
07 01 02 Phần lỏng xử lý 2011/BTN
08 02 03 trong hệ thống MT
16 01 02 xử lý nước thải, QCVN 07:
phần bùn và cặn 2009/BTN
01 04 08
rắn đem nung MT
02 02 01
đốt trong lò đốt QCVN30:
Bazơ thải và chất thải có 02 02 02
2 Rắn/lỏng CTNH, tro xỉ 2012/BTN
tính bazơ 07 01 03
hóa rắn MT
12 07 04
16 01 03
Chất thải lẫn dầu từ quá 05 06 01
trình xử lý nước làm mát 05 07 06
3 Lỏng
từ quá trình luyện kim, 15 02 12
nước thải lẫn dầu 17 05 05
Dung dịch nước tẩy rửa.
chất thải từ quá trình tráng Rắn/lỏng/ 07 01 06
4
rửa. làm sạch bề mặt. quá bùn 07 02 03
trình mạ điện 16 01 10

134
Trạng
Số lượng Mã Phương án xử Mức độ
TT Tên chất thải thái tồn
(kg/năm) CTNH lý xử lý
tại
Nước thải từ quá trình xử
lý khí và các loại nước thải
5 Lỏng
khác từ quá trình thiêu đốt
chất thải 12 01 02
Nước thải chưa xử lý từ quá
6 Lỏng
trình tái chế. tận thu dầu 12 07 03
Các loại chất thải khác có
7 Lỏng
tính ăn mòn 19 12 04
Chất điện phân từ pin và
8 Lỏng
ăcquy thải 19 06 04
Phần lỏng xử lý
Chất tách khuôn thải có 05 08 05 trong hệ thống
9 Lỏng
thành phần nguy hại 05 09 05 xử lý nước thải, QCVN 40:
Chất thải có thành phần phần bùn và cặn 2011/BTN
10 nguy hại từ quá trình tẩy Lỏng rắn đem nung MT
mỡ nhờn 07 01 07 đốt trong lò đốt QCVN 07:
Nước thải có thành phần CTNH, tro xỉ 2009/BTN
11 nguy hại từ quá trình xử lý Lỏng hóa rắn MT
nước cấp 12 09 04 QCVN30:
19 01 02 2012/BTN
19 01 04 MT
Dung dịch thải từ ngành
12 Lỏng 19 01 05
phim ảnh
19 01 06
19 01 08
13 Dầu thải chứa axit Lỏng 01 04 09
Các loại chất thải lỏng
14 Lỏng
khác 19 10 01
Tổng cộng 57.137.000

Hiện nay các hệ thống xử lý chất thải nguy hại của cơ sở chỉ hoạt động được từ
1,4% - 55,9% công suất thiết kế. Nguyên nhân do trước đây chúng tôi ký được hợp đồng
xử lý chất thải với khối lượng ít nên một số hệ thống xử lý chất thải nguy hại chúng tôi
đăng ký hoạt động 1ca (8 tiếng/ngày). Hiện nay, chúng tôi đang có nhu cầu ký nhiều hợp
đồng xử lý chất thải khối lượng lớn hơn nhưng với số lượng như đã được cấp phép sẽ
không đáp ứng được yêu cầu của hợp đồng. Vì vậy, chúng tôi tôi đăng ký khối lượng
chất thải của các hệ thống tăng lên 3 ca (24 tiếng/ngày) so với giấy phép xử lý chất thải
nguy hại đã được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cấp trước đó. Việc đăng ký bổ sung số
lượng CTNH của các hệ thống không làm thay đổi quy mô, công suất thiết kế và vẫn đảm
bảo sự hoạt động bình thường của hệ thống thiết bị đã được cấp phép. Chúng tôi kính
mong Bộ Tài Nguyên và Môi trường xem xét, chấp thuận cho chúng tôi.
4.3. Số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại:không đăng ký
4.4. Địa bàn hoạt động đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo

135
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế:

Vùng Tỉnh Ghi chú
vùng
1 Trung du và miền núi phía Bắc Toàn bộ vùng Đã cấp phép
2 Đồng bằng sông Hồng Toàn bộ vùng Đã cấp phép
3 Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền trung Toàn bộ vùng Đã cấp phép
4 Tây Nguyên Toàn bộ vùng
5 Đông Nam Bộ Toàn bộ vùng Đăng ký bổ sung
6 Đồng bằng sông Cửu Long Toàn bộ vùng
5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm
nguyên liệu sản xuất: không đăng ký

136
CHƯƠNG V
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải
+ Theo định kỳ nhà máy luôn thực hiện công tác lấy mẫu kiểm định nước thải đầu
ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 50 m3/ngày đêm do Trung tâm kỹ
thuật môi trường và an toàn hóa chất – Viện Hóa Học và Công Nghiệp Việt Nam
(Vimcerts 195) thực hiện 3 tháng/lần.
+ Kể từ tháng 01/2022 công ty thực hiện quan trắc tự động, liên tục đối với nước
thải các chỉ tiêu: Lưu lượng, nhiệt độ, PH, TSS, COD, Amoni (NH4)
+ Chất lượng môi trường nước thải: Các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn
cho phép QCVN 40:2011/BTNMT, cột B
+ Tọa độ lấy mẫu nước thải: X(m) = 2311465; Y(m) = 568207Kết quả phân tích
nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 50 m3/ngày đêm trong
hai năm vừa qua được trình bày theo bảng dưới đây.

Bảng 1.1: Kết quả phân tích nước thải sau xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung
công suất 50 m3/ngày đêm qua 2 năm như sau:

137
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Kết quả thử nghiệm
TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng C Cmax
09/2020 12/2020 03/2021 06/2021 09/2021 12/2021 03/2022
5,5 5,5 đến
1 pH - TCVN 6492 : 2011 7,2 7,5 7,3 7,1 7,8 6,9
đến 9 9
2 Nhiệt độ o
C SMEWW 2550 B: 2017 29,5 20,5 27,1 27,7 29,5 25,4 40 40
3 Màu Pt/Co TCVN 6185:2015 8 5 6 12 7 <5 5 150 40
SS (Chất rắn lơ
4
lửng)
mg/L TCVN 6625:2000 5 4 9 2 5 2 100 99
o
5 BOD5 (20 C) mg/L TCVN 6001:2008 8 6 3 10 11 10,3 7,4 50 49,5
6 COD mg/L SMEWW 5220C:2017 16 10 7 12 19 18,7 150 148,5
7 As (Asen) mg/L SMEWW 3113B:2017 0,0007 <0,0005 0,002 0,0005 <0,0005 0,0009 <0,0005 0,1 0,099
Hg (Thuỷ
8
ngân)
mg/L TCVN 7877:2008 <0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,0002 0,01 0,0099

9 Pb (Chì) mg/L SMEWW 3113B: 2017 0,001 <0,0002 <0,0002 0,003 0,003 0,004 <0,0002 0,5 0,495
10 Cd (Cadimi) mg/L SMEWW 3113B: 2017 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,0005 0,0002 <0,0002 <0,0001 0,1 0,099
11 Cr6+ (Crom VI) mg/L TCVN 6658:2000 <0,007 <0,007 <0,007 <0,007 <0,007 <0,007 <0,007 0,1 0,099
TCVN 6658:2000+
12 Cr 3+ (Crom III) mg/L <0,007 <0,007 0,028 <0,07 <0,007 <0,007 <0,007 1 0,99
SMEWW 3113 Cr:B:2017
13 Cu (Đồng) mg/L TCVN 6193:1996 0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 2 1,98
14 Zn (Kẽm) mg/L TCVN 6193:1996 0,02 0,08 0,09 0,04 <0,02 <0,02 0,04 3 2,97
15 Ni (Niken) mg/L SMEWW 3113B: 2017 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 0,5 0,495
16 Mn (Mangan) mg/L SMEWW 3500 Mn B: 2017 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 1 0,99
17 Fe (Sắt) mg/L TCVN 6177:1996 0,04 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 5 4,95
18 CN- (Xianua) mg/L TCVN 6181:1996 <0,004 <0,004 <0,004 <0,004 <0,004 <0,004 <0,004 0,1 0,099
19 Tổng phenol mg/L TCVN 6216:1996 <0,0001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 0,5 0,495
Tổng dầu mỡ
20 mg/L SMEWW 5520B&F: 2017 <0,3 <0,3 <0,3 0,3 0,3 <0,3 <0,3 10 9,9
khoáng

138
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Kết quả thử nghiệm
TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng C Cmax
09/2020 12/2020 03/2021 06/2021 09/2021 12/2021 03/2022
21 Sunfua mg/L TCVN 6637:2000 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 0,5 0,495
- SMEWW 4500-F-.B&D:
22 F (Florua) mg/L
2017
0,9 <0,03 <0,03 0,78 0,64 0,6 0,76 10 9,9

NH4+ -N
23 (Amoni tính mg/L EPA Method 350.2 <0,2 <0,2 <0,2 <0,2 0,56 <0,2 10 9,9
theo N)
24 N (Tổng nitơ) mg/L TCVN 6638:2000 31 <2 2,5 9,8 17,9 14,84 4,48 40 39,6
P (Tổng phốt
25
pho)
mg/L TCVN 6202:2008 <0,02 <0,02 <0,02 0,21 <0,02 0,3 0,10 6 5,94

26 Cl- (Clorua) mg/L TCVN 6194:1996 45 4 14 14 20 20 71 1000 990


27 Clo dư mg/L TCVN 6225-3:2011 <0,2 <0,2 <0,2 <0,2 <0,2 <0,2 <0,2 2 1,98
Tổng hoá chất
EPA 3510C+ EPA 3630C
28 bảo vệ thực vật mg/L <0,00005 <0,00005 <0,00005 <0,00005 <0,00005 <0,0005 <0,00005 0,1 0,099
+EPA 8081B
clo hữu cơ
Tổng hoá chất
bảo vệ thực vật EPA 3510C + EPA
29
phốt pho hữu
mg/L
3620C+ EPA 8270D
<0,00006 <0,00006 <0,00006 <0,00006 <0,00006 <0,0006 <0,00006 1 0,99

US EPA Method 3510 +
30 Tổng PCBs mg/L <0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,0002 0,01 0,0099
US EPA Method 8082A
MPN 2800
31 Coliform(**1) TCVN 6187-2:1996 750 2800 2800 2300 2100 2300 5000 5000
/100mL
Tổng hoạt độ
32 phóng xạ α Bq/L TCVN 6053: 2011 <0,01 0,02 0,014 0,02 0,02 0,02 0,021 0,1 0,1
(**1)
Tổng hoạt độ
33 phóng xạ β Bq/L TCVN 8879 : 2011 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 1 1
(**1)

139
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải
+ Hiện tại theo định kỳ nhà máy luôn thực hiện công tác lấy mẫu kiểm định khí thải tại
khu vực Lò đốt 50 tấn/ngày đêm và lò đốt chất thải công nghiệp, LCN-1000A , 1 tấn/giờ do
Trung tâm kỹ thuật môi trường và an toàn hóa chất – Viện Hóa Học và Công Nghiệp Việt Nam
(Vimcerts 195) thực hiện 3 tháng/lần. Kết quả phân tích khí thải qua hai năm liền được trình
bày theo bảng dưới đây. Khí thải lò đốt chất thải công nghiệp LCN-1000A, công suất
1.000kg/h (KT01); Khí thải lò đốt chất thải sinh hoạt, công nghiệp thông thường công suất 50
tấn/ngày (KT02);
+ Kể từ tháng 01/2022 công ty thực hiện quan trắc tự động liên tục phát sinh từ lò đốt
chất thải công nghiệp LCN-1000A, công suất 1.000kg/h các chỉ tiêu: Lưu lượng, áp suất, nhiệt
độ, bụi tổng, SO2, NOx (tính theo NO2), CO, O2 dư.
+ Kết quả phân tích đối với khí thải 2 lò đốt có nồng độ các chỉ tiêu phân tích đều nằm
trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn hiện hành QCVN 30:2012/BTNMT (Cột B) và khí
thải từ hệ thống phá dỡ bóng đèn chứa thủy ngân đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN
19:2009/BTNMT (Cột B).
Bảng 2.1: Kết quả quan trắc thành phần môi trường khí thải tại ống khói Lò đốt chất
thải công nghiệp và sinh hoạt công suất 50 tấn/ngày đêm và lò đốt chất thải công
nghiệp LCN – 1000A 1 tấn/giờ qua 2 năm như sau:

140
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

QCVN
Kết quả Kết quả Kết quả Kết quả Kết quả Kết quả 30:2012
/BTNM
Phương quả
Chỉ Đơn T (Cột
TT pháp thử
tiêu vị Tháng 09/2020 Tháng 12/2020 Tháng 03/2021 Tháng 06/2021 Tháng 09/2021 Tháng 12/2021 Tháng 03/2022 B)
nghiệm

KT1 KT2 KT1 KT2 KT1 KT2 KT1 KT2 KT1 KT2 KT1 KT2 KT1 KT2

Nhiệt
1 0
C CEECS/02 78,4 89,7 87,3 93,8 110,7 87,7 108,8 89,3 109 91 109 90,1 92 - ≤180
độ

Bụi mg/ US EPA


2 82,6 78,5 67,3 55,1 78,6 75,1 43,3 50,1 67,4 58,2 55,7 44,4 75,8 - 100
tổng Nm3 Method 5

Vận US EPA
3 m/s 12,8 9,3 9,7 7,5 11,9 8,9 9,8 8,2 9,6 8 9,6 8,9 10,1 - -
tốc method 2

Lưu US EPA
4 m3/h 20.362 17.370 17.884 14.747 19.128 16.983 19.940 16.684 27.129 22.608 27.129 22.419 28.542 - -
lượng method 2

Khối
lượng
mol g/g. US EPA
5 29,8 26,7 25,3 27,7 28,6 27,2 28,1 26,5 29,9 29,3 27,8 29,8 29,6 28,7 -
phân mol Method 3
tử khí
khô

141
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

QCVN
Kết quả Kết quả Kết quả Kết quả Kết quả Kết quả 30:2012
/BTNM
Phương quả
Chỉ Đơn T (Cột
TT pháp thử
tiêu vị Tháng 09/2020 Tháng 12/2020 Tháng 03/2021 Tháng 06/2021 Tháng 09/2021 Tháng 12/2021 Tháng 03/2022 B)
nghiệm

KT1 KT2 KT1 KT2 KT1 KT2 KT1 KT2 KT1 KT2 KT1 KT2 KT1 KT2

Hàm US EPA
6 % 12,9 14,3 11 10,4 12,2 13,7 12,5 13,2 13,9 12,8 12,3 13,5 13,7 13,1 -
ẩm method 4

Áp
suất mm CEECS/0
7 766 780 5,7 4,6 798 802 800 785 1010 1012 1011 1015 1015 - -
khí H2O 3
thải

mg/
8 SO2 QTHT-40 25,8 12,2 11,8 8,9 64,63 33,19 66,4 36,7 81,2 39,3 151 94,3 60,2 - 250
Nm3

mg/
9 NOx QTHT-40 135,3 98,5 75,5 28,5 253,8 191,76 251,9 176,1 230 150,8 382,1 284 107,1 - 500
Nm3

mg/
10 CO QTHT-40 106,7 78,3 112,5 72,6 127,3 91,96 119,3 99,6 150,4 85,5 140,6 115,1 144 - 250
Nm3

mg/ TCVN
11 HCl (*) <1 <1 KPH KPH <0,4 <0,4 <0,4 <0,4 <0,4 <0,4 <0,4 <0,4 <0,4 <0,4 50
Nm3 7244:2003

142
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

QCVN
Kết quả Kết quả Kết quả Kết quả Kết quả Kết quả 30:2012
/BTNM
Phương quả
Chỉ Đơn T (Cột
TT pháp thử
tiêu vị Tháng 09/2020 Tháng 12/2020 Tháng 03/2021 Tháng 06/2021 Tháng 09/2021 Tháng 12/2021 Tháng 03/2022 B)
nghiệm

KT1 KT2 KT1 KT2 KT1 KT2 KT1 KT2 KT1 KT2 KT1 KT2 KT1 KT2

mg/ US EPA
12 HC (*) <0,067 <0,067 KPH KPH <0,04 <0,04 0,117 0,124 0,13 0,15 <0,09 <0,09 <0,09 <0,09 50
Nm3 method 18

mg/ US EPA
13 Hg <0,005 <0,005 KPH KPH <0,005 <0,005 0,0054 0,0056 <0,005 <0,005 0,0063 0,005 <0,005 <0,005 0,2
Nm3 Method 29

mg/ US EPA
14 Pb 0,0075 0,009 0,0063 0,0084 <0,005 <0,005 0,03 0,028 0,0067 0,007 0,027 0,031 0,014 0,013 1,2
Nm3 Method 29

mg/ US EPA
15 Cd 0,0062 0,009 0,0071 0,0053 <0,005 <0,005 0,0032 0,0032 <0,005 <0,005 0,0054 0,005 0,0098 0,0091 0,16
Nm3 Method 29

Tổng
các mg/ US EPA
16 0,053 0,085 0,052 0,077 0,019 0,018 0,133 0,109 0,036 0,045 0,158 0,151 0,072 0,081 1,2
KLN Nm3 Method 29
khác

Dioxin Ng/N US EPA


17 0,001 - 0,6
/Furan m3 Method 23

143
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 2.2: Kết quả quan trắc thành phần môi trường khí thải tại hệ thống phá dỡ bóng đèn qua 2 năm như sau:

Kết quả
QCVN
Chỉ Phương pháp Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng 19:2009/BTN
TT Đơn vị
tiêu thử nghiệm 09/2020 12/2020 03/2021 06/2021 09/2021 12/2021 03/2022 MT (Cột B,
Cmax)
KT3 KT3 KT3 KT3 KT3 KT3 KT3

Bụi
1 US EPA Method 5 2.1 6.1 3.2 5 3.2 4.2 5,2 200
tổng mg/Nm3

2 Hg US EPA Method 29 <0,005 <0,005 <0,005 0.0062 <0,005 0.006 <0,005 -


mg/Nm3

144
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
CHƯƠNG VI
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của
pháp luật:
1.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
1.1.1 Quan trắc nước thải:
- Vị trí giám sát:
+01 mẫu tại vị trí thải của nhà máy trước khi ra mương nội đồng thị trấn Kẻ Sặt (NT).
- Thông số giám sát: độ màu, BOD5, tổng P, tổng Nitơ, Hg, Pb, As, Cd, Mn, Fe, Zn,
Coliform, Dầu mỡ khoáng, Cr6+, Cr3+, Cu, Ni, CN-, Phenol, S2-, F-, Cl-, Clo dư, Hóa chất bảo vệ
thực vật: Clo hữa cơ, Hóa chất bảo vệ thực vật: phốt pho hữa cơ, Tổng PCB, Tổng hoạt độ
phóng xạ α, Tổng hoạt độ phóng xạ β
- Tần suất giám sát: 3 tháng /lần.
- Số mẫu giám sát : 01 mẫu
- Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp Tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn/Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn môi trường Việt Nam (QCVN
40:2011/BTNMT cột B với Kq = 0,9; Kf = 1,2);
1.1.2 Quan trắc khí thải:
v Khí thải lò đốt chất thải công nghiệp LCN-1000A, công suất 1.000kg/h.
- Vị trí giám sát : Ống khói lò đốt chất thải công nghiệp LCN-1000A(KT.01)
- Thông số giám sát: Hàm ẩm, vận tốc, HCl, Hg, Cd, Pb, Tổng kim loại nặng, HC.
- Tần suất giám sát: 3 tháng /lần.
- Số mẫu giám sát: 01 mẫu.
- Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp Tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn/Quy chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn/Quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành
(QCVN 30:2012/BTNMT)
v Khí thải lò đốt chất thải sinh hoạt, công nghiệp thông thường công suất 50
tấn/ngày
- Vị trí giám sát : Ống khói lò đốt chất thải công nghiệp, sinh hoạt. (KT.02)
- Thông số giám sát: Bụi tổng, HCl, CO, SO2, NOx,Hg, Cd, Pb, tổng các kim loại nặng,
HC, nhiệt độ, tổng dioxin/furan.
- Tần suất giám sát: 3 tháng /lần. Riêng thông số tổng dioxin/funran giám sát với tần suất:
1năm/lần.
- Số mẫu giám sát: 01 mẫu.
- Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp Tiêu chuẩn.

145
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Tiêu chuẩn/Quy chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn/Quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành
(QCVN 30:2012/BTNMT và QCVN 61:2016/BTNMT).
v Khí thải hệ thống xử lý bóng đèn chứa thủy ngân.
- Vị trí giám sát : Ống khói hệ thống xử lý bóng đèn chứa thủy ngân (KT.03).
- Thông số giám sát: Bụi, Hg
- Tần suất giám sát : 3 tháng /lần.
- Số mẫu giám sát: 01 mẫu.
- Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp Tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn/Quy chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn/Quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành
(QCVN 19:2009/BTNMT).
1.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
1.2.1 Quan trắc nước thải:
· Công ty có 1 dòng nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải, chất thải lỏng
công suất 50m3/ngày đêm được xả thải vào mương nội đồng của thị trấn Kẻ Sặt.
· Các thông số quan trắc: Lưu lượng, nhiệt độ, PH, TSS, COD, Amoni (NH4)
· Tiêu chuẩn/Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn môi trường Việt Nam (QCVN
40:2011/BTNMT cột B với Kq = 0,9; Kf = 1,2).
1.2.2 Quan trắc khí thải:
· Công ty có 1 dòng khí thải quan trắc tự động liên tục phát sinh từ lò đốt chất thải
công nghiệp LCN-1000A, công suất 1.000kg/h.
· Thông số giám sát: Lưu lượng, áp suất, nhiệt độ, bụi tổng, SO2, NOx (tính theo
NO2), CO, O2 dư.
· Tiêu chuẩn/Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn môi trường Việt Nam (QCVN
30:2012/BTNMT).
1.3 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ chất thải theo quy định của pháp luật
có liên quan:
1.3.1 Giám sát không khí môi trường lao động
- Vị trí, số lượng mẫu: 09 mẫu có vị trí cụ thể như sau:

TT Vị trí giám sát Ký hiệu

1 Kho xưởng 01 (kho lưu giữ CTNH 01 diện tích 400m2); MK.01

2 Kho xưởng 02 (kho lưu giữ CTNH 02 diện tích 400m2); MK.02

3 Kho xưởng 03 (kho lưu giữ chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, diện MK.03
tích 1.008m2);

4 Kho xưởng 04 (kho lưu giữ chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại và lắp MK.04
đặt thiết bị sơ chế CTNH chuyên dụng, diện tích 1.008m2);

146
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

5 Kho lưu chứa chất thải công nghiệp (diện tích 864m2) MK.05

1 Khu vực lò đốt chất thải công nghiệp LCN-1000A, công suất 1.000kg/h; MK.06

2 Khu vực lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường công suất MK.06
50 tấn/ngày

3 Khu vực xử lý nước thải, chất thải lỏng công suất 50m3/ngày. MK.08

4 Kho lưu chứa chất thải công nghiệp (nhà vòm, diện tích 391 m2) MK.09

- Thông số giám sát: Nhiệt độ, độ ồn, bụi, CO, SO2, NOx, VOC, Hg, HCl.
- Tần suất giám sát: 06 tháng/lần.
- Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp Tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn/Quy chuẩn so sánh
ü QCVN 03:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép
của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc.
ü QCVN 02:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – giá trị giới hạn tiếp xúc
cho phép bụi tại nơi làm việc.
ü QĐ 3733/2002/QĐ-BYT: Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động,
05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động
ü QCVN 26:2016 /BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi
khí hậu tại nơi làm việc
ü QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho
phép tiếng ồn tại nơi làm việc
1.3.2 Giám sát chất lượng nước
1.3.2.1 Môi trường nước mặt
- Vị trí lấy mẫu:
+Mẫu nước mương nội đồng thị trấn Kẻ Sặt, trước điểm xả thải 100m (NM.01)
+Mẫu nước mương nội đồng thị trấn Kẻ Sặt, sau điểm xả thải 100m (NM.02)
- Thông số giám sát: pH, SS, DO, BOD5, COD, Amoni, Nitrat, Nitrit, Sulfat, Dầu mỡ, sắt
tổng, chì, Phenol, E.Coli, tổng coliform.
- Tần suất: 06 tháng/lần.
- Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp Tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn/Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn môi trường Việt Nam (QCVN 08-
MT:2015/BTNMT áp dụng cột B1).
1.3.2.2 Môi trường nước ngầm
- Vị trí lấy mẫu:01 điểm nước ngầm khu vực dân cư xung quanh (NN).

147
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Thông số giám sát: pH, độ cứng, amoni, Clorua, NO3-, NO2-, SO42-, As, TDS, Pb, Hg,
Mn, Fe, E.coli, Coliform
- Tần suất: 06 tháng/lần
- Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích : Phương pháp Tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn/Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn môi trường Việt Nam (QCVN 09-
MT:2015/BTNMT).
1.3.3 Giám sát chất thải rắn
- Các thông số giám sát: As, Pb, Cd, Cr6+ , Hg, Zn
- Vị trí: mẫu gạch sau khi hóa rắn (CTR)
- Tần suất: 3 tháng/lần
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 07: 2009/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng
chất thải nguy hại
1.3.4 Giám sát môi trường đất
- Các thông số giám sát: As, Cu, Zn, Pb, Cd.
- Vị trí: mẫu đất khuôn viên nhà máy (MĐ)
- Tần suất: 6 tháng/lần
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 03-MT:2015/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới
hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
1.3.5 Giám sát khác:
- Giám sát việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phát sinh trong toàn bộ khuôn
viên dự án đảm bảo hợp vệ sinh.
- Chế độ kiểm tra, bảo dưỡng, thay mới theo định kỳ các phương tiện - hệ thống máy móc,
thiết bị.
- Có kế hoạch kiểm tra vệ sinh công nghiệp thường xuyên: hằng ngày, hàng tuần, hàng
tháng.
1.4 Giám sát vận hành xử lý CTNH
1.4.1 Kế hoạch giám sát vận hành các công nghệ, thiết bị chuyên dụng bổ sung cho xử lý
CTNH
Giám sát vận hành các quy trình công nghệ đã đầu tư bổ sung cho việc xử lý, tái chế các
loại chất thải nguy hại gồm các giám sát về cách vận hành, giám sát về công suất.
1.4.2 Các thiết bị cần giám sát.
ü Lò đốt chất thải công nghiệp LCN-1.000A
- Vị trí giám sát: Lò đốt LCN – 1.000A
- Thông số giám sát:
+Buồng sơ cấp: Nhiệt độ đảm bảo >650oC.
+Buồng thứ cấp: Nhiệt độ đảm bảo > 1050oC.
+Nhiệt độ khí thải thoát từ ống khói: < 180oC.

148
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
+Lượng oxy dư: 6 - 15%.
+Thời gian lưu cháy: 2s.

+Nhiệt độ ngoài vỏ lò: 60oC.

+Điện trở tiếp đất vỏ lò: 4Ω.


+pH bể hóa chất xử lý khí thải: ≥ 9
- Tần suất giám sát: Theo dõi thường xuyên trong quá trình đốt CTNH.
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 30:2012/BTNMT và tài liệu nội bộ.
ü Kho lưu giữ CTNH.
- Vị trí giám sát: Kho lưu giữ CTNH
- Thông số giám sát:
+Kiểm tra bão dưỡng các thiết bị chiếu sáng, báo phòng chữa cháy, thông gió
+Kiểm tra kết cấu, độ bền vững, thoát nước của sàn nền nhà kho
- Tần suất giám sát: Được giám sát sau mỗi đợt vận chuyển CTNH về kho lưu giữ.
- Đảm bảo các yêu cầu về kho lưu giữ theo TT36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm
2015của Bộ tài nguyên và môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
ü Hệ thống súc rửa thùng phuy.
- Thông số giám sát.
+Kiểm tra cơ cấu kẹp và quay của máy súc rửa.
+Tốc độ xử lý của máy.
- Vị trí giám sát: Hệ thống xúc rửa thùng phuy.
- Tần suất giám sát: 1 tháng/lần
ü Hệ thống phá dỡ ắc quy
- Thông số giám sát: Sức chứa của bể ngâm tẩy và bể chứa nước axit
- Vị trí giám sát: hệ thống tháo dỡ ắc quy
- Tần suất giám sát: 2 tháng/lần
ü Hệ thống nghiền bóng đèn chứa thủy ngân
- Thông số giám sát:
+Khả năng nghiền bóng đèn: kích thước bột thủy tinh sau nghiền: 3-4 mm.
+Mức độ bão hòa của bộ phận hấp phụ hơi huỳnh quang.
- Vị trí giám sát: hệ thống xử lý bóng đèn
- Tần suất giám sát: 2 tháng/lần
ü Hệ thống xử lý nước thải
- Thông số giám sát.
+Nồng độ hóa chất xử lý.
149
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
+Chất lượng nước sau xử lý.
+Hoạt động của hệ thống điều khiển, máy bơm, cấp khí…
- Vị trí giám sát: hệ thống xử lý nước thải.
- Tần suất giám sát: 2 tháng/lần.
ü Hệ thống hóa rắn
- Vị trí giám sát: Dây chuyền đúc gạch.
- Thông số giám sát:
+Nạp liệu đảm bảo công suất
+Tốc độ sản xuất
+Chất lượng gạch đúc
- Tần suất giám sát: 2 tháng/lần.
1.4.3 Đánh giá hiệu quả xử lý, tiêu huỷ CTNH
Hiệu quả của việc xử lý, tiêu huỷ CTNH tại các công đoạn, quy trình của Công ty được
đánh giá như sau:
ü Lò đốt chất thải công nghiệp LCN – 1.000A
- Đánh giá chất lượng khí thải theo định kỳ 3 tháng/ lần theo quy chuẩn: QCVN 30:
2012/BTNMT.
- Đánh giá chất lượng gạch block từ tro xỉ của lò đốt sau hóa rắn định kỳ 3 tháng/lần theo
QCVN 07:2009/BTNMT
- Đánh giá công suất xử lý chất thải.
ü Hệ thống xử lý nước thải
- Đánh giá công suất xử lý của hệ thống theo từng đợt xử lý.
- Đánh giá khối lượng và chất lượng nước thải sau khi xử lý theo QCVN
40:2011/BTNMT, loại B.
ü Hệ thống ngâm tẩy bao bì.
- Đánh giá khả năng tẩy rửa.
- Thông số đánh giá: khả năng tẩy rửa CTNH của bao bì, kim loại.
ü Hệ thống tẩy rửa, thu hồi kim loại dính dầu .
- Đánh giá khả năng tẩy rửa.
- Thông số đánh giá: khả năng tẩy rửa CTNH của bao bì, kim loại.
ü Hệ thống xử lý bóng đèn chứa thủy ngân.
- Đánh giá hiệu suất xử lý của hệ thống.
- Đánh giá chất lượng khí thải ra theo QCVN 19:2009/BTNMT.
ü Hệ thống phá dỡ chất thải điện tử.
- Đánh giá hiệu suất phá dỡ.

150
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
ü Hệ thống phá dỡ ắc quy.
- Đánh giá hiệu suất phá dỡ.
- Khả năng chống thấm, độ bền, khả năng chịu axit nền nơi xử lý ắc quy (đánh giá bằng
trực quan).
ü Hệ thống súc rửa thùng phuy
- Đánh giá hiệu suất tẩy sạch CTNH
- Đánh giá chất lượng thùng súc rửa và gia công, thẩm mĩ theo QCVN 07:2009/BTNMT
ü Hệ thống hoá rắn
- Đánh giá hiệu suất của hệ thống.
- Đánh giá chất lượng sản phẩm sau hóa rắn đạt QCVN 07:2009/BTNMT.
2. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm
Công ty dự trù kinh phí cho kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi truờng vào khoảng
200.000.000. (đồng/năm). Bằng chữ: hai trăm triệu đồng/năm.

151
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
CHƯƠNG VII
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI
VỚI CƠ SỞ

Trong 02 năm gần nhất, cơ sở có 1 đợt thanh tra của Tổng Cục Môi Trường – Bộ Tài
Nguyên và môi trường vào ngày 16 tháng 09 năm 2020 theo Quyết định số 1094/QĐ-TCMT
ngày 10 tháng 09 năm 2020 của Tổng Cục Môi Trường về việc kiểm tra việc thực hiện kết
luận thanh tra số 241/KL-TCMT ngày 02/02/2018 của Tổng Cục Môi Trường.
Theo kết luận của Đoàn kiểm tra:
- Công ty đã thực hiện nộp tiền phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm theo
Quyết định số 275/QĐ-XPHC ngày 29 tháng 12 năm 2017; kết quả khắc phục những tồn tại
trong công tác bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Kết luận thanh tra;
- Công ty đã tháo dỡ lò đốt chất thải nguy hại ST-200 ngoại trừ ống khói;
- Đã dừng lò đốt chất thải công nghiệp, sinh hoạt tại vị trí cũ và tháo dời một phần thiết
bị lò đốt; đã xây dựng xong phần nền móng, đang lắp đặt thiết bị lò đốt rác thải công nghiệp,
sinh hoạt tại vị trí mới.
Đến thời điểm lập báo cáo: Công ty đã tháo dỡ hoàn toàn lò đốt chất thải nguy hại ST-
200, kể cả phần ống khói; lò đốt chất thải công nghiệp, sinh hoạt chúng tôi đã di dời, cải tạo
xong và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01/11/2020. (có file đính kèm các quyết định, kết
luận kiểm tra, thanh tra)

152
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

CHƯƠNG VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
- Việc lập hồ sơ cấp giáy phép môi trường của Dự ándự án“Nhà máy xử lý chất thải rắn
thành nhiên liệu theo công nghệ MBT –CD.08-Bổ sung các hạng mục xử lý chất thải nguy hại”
của công ty CP Môi Trường Xanh Minh Phúc được thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ
môi trường 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Công ty CP Môi trường xanh Minh Phúc cam kết thực hiện nghiêm túc việc xử lý chất
thảicủa toàn nhà máy với các nội dung như sau:
Ø Cam kết thực hiện đầy đủ những quy định về bảo vệ môi trường của pháp luật
hiện hành. Hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc thanh kiểm tra, theo dõi và giám
sát môi trường tại nhà máy.
Ø Cam kết thực hiện đầy đủ công tác giám sát, lưu giữ, bảo quản và xử lý chất thải
theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật bảo vệ môi trường, Thông tư 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 về
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
Ø Cam kết thực hiện những nội dung về bảo vệ môi trường đã nêu trong Báo cáo
đánh tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với lò đốt chất thải sinh hoạt,
công nghiệp đã được Bộ tài nguyên và Môi Trường phê duyệt. Đặc biệt là các nội dung về kế
hoạch, tiến độ xây dựng, cải tạo và vận hành các công trình xử lý chất thải, biện pháp bảo vệ
môi trường, kế hoạch quản lý môi trường đã đề ra.
Ø Cam kết việc thu gom, xử lý, quản lý các loại chất thải phát sinh do các hoạt
động của tòa nhà đã đề xuất trong báo cáo đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi
trường trước khi xả thải ra môi trường tiếp nhận, đồng thời cam kết đảm bảo các yêu cầu về
bảo vệ môi trường khác có liên quan.
Ø Cam kết thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các biện pháp giảm thiểu các tác động
xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong suốt quá trình hoạt động của dự án và
nghiêm túc, đầy đủ chương trình quản lý môi trường chương trình giám sát môi trường trong
suốt quá trình hoạt động.
- Cam kết đền bù thiệt hại khi xảy ra sự cố môi trường do nhà máy gây ra theo quy định
của pháp luật.
- Cam kết phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật khi toàn bộ nhà máy kết
thúc vận hành.

153

You might also like