You are on page 1of 3

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KỲ THI SINH VIÊN GIỎI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NĂM 2018


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TIẾNG ANH (CHUYÊN NGỮ)

CÁC KỸ NĂNG THI:


- Nghe hiểu
- Nói
- Đọc hiểu
- Viết

MÔ TẢ:
1. Phần Nghe hiểu:
* Cấu trúc:
- Bài thi Nghe dài khoảng 30 phút, gồm 40 câu hỏi nằm trong 4 phần.
+ Phần 1: thí sinh sẽ nghe một cuộc đối thoại giữa hai người có chủ đề liên quan đến các
nhu cầu xã hội như việc sắp xếp đi du lịch, quyết định về một buổi tối đi chơi, dịch vụ du
lịch, dịch vụ sinh viên trong khuôn viên trường đại học …
+ Phần 2: thí sinh sẽ nghe một độc thoại cũng có chủ đề liên quan đến các nhu cầu xã hội.
+ Phần 3: thí sinh sẽ nghe một cuộc đối thoại giữa đối đa là bốn người về các tình huống
có liên hệ chặt chẽ với ngữ cảnh giáo dục hay đào tạo như cuộc đối thoại giữa một giáo
sư và sinh viên về một bài tập, hay giữa một nhóm sinh viên về một dự án nghiên cứu…
+ Phần 4: thí sinh sẽ nghe một độc thoại có chủ đề liên quan đến giáo dục, đào tạo như
một bài giảng hay bài phát biểu có chủ đề học thuật …
- Thí sinh chỉ nghe MỘT LẦN và làm bài trược tiếp trên đề thi khi nghe.
- Sau khi nghe xong, thí sinh có 10 phút để chuyển câu trả lời từ đề thi vào phiếu trả lời.
* Dạng bài thường gặp trong bài thi Nghe hiểu:
+ trắc nghiệm
+ câu hỏi và trả lời ngắn
+ điền từ vào ô trống
+ phân loại
+ nối tương ứng
+ điền tên/thông tin vào những chỗ được đánh số trên biểu đồ/bản đồ
2. Phần Nói:
* Cấu trúc:
Phần thi Nói dài từ 11-14 phút bao gồm 3 phần nhằm đánh giá khả năng giao tiếp hiệu
quả bằng tiếng Anh của thí sinh.
+ Phần 1 (3-4 phút): thí sinh trả lời các câu hỏi thông thường về bản thân, gia đình, sở
thích và những đề tài quen thuộc khác.
+ Phần 2 (2-3 phút): thí sinh đọc gợi ý in trên một tờ phiếu và được yêu cầu nói về một
chủ đề cụ thể. Thí sinh có 1 phút chuẩn bị và 1-2 phút trình bày.
Ví dụ:

Describe an area of your country you know and like.


You should say:
- Where it is
- What its special features are
- What you and other people do in this area
And explain why you like it.

+ Phần 3 (4-5 phút): thí sinh trả lời các câu hỏi về các vấn đề và khái niệm trừu tượng
hơn, có liên hệ trực tiếp với chủ đề trình bày ở phần 2.
* Các kỹ năng thường được đánh giá trong bài thi Nói:
- cung cấp thông tin cá nhân và ngoài cá nhân
- bày tỏ ý kiến
- chứng minh ý kiến
- giải thích
- gợi ý
- suy xét, phân tích, lập luận
- so sánh, đối chiếu
- tự sửa lỗi trong khi đối thoại
- kể chuyện và diễn giải
- giải quyết vấn đề
- tương tác với giám khảo

3. Phần Đọc hiểu:


* Cấu trúc:
- Bài thi Đọc dài 60 phút gồm 40- 42 câu hỏi được thiết kế dựa trên 3 bài đọc hiểu nhằm
đánh giá khả năng nắm bắt thông tin học thuật hiệu quả trong khoảng thời gian giới hạn.
- Các bài đọc có độ dài khoảng 600-700 từ, có chủ đề về các lĩnh vực khoa học tự nhiên
và xã hội, trình bày quan điểm về một chủ đề, cung cấp lời giải thích và chứng cứ cho
một chủ đề, hoặc kể về một sự kiện hay cuộc đời của một người nào đó.
- Dạng câu hỏi: Trắc nghiệm khách quan
* Các kỹ năng thường được đánh giá trong bài thi Đọc hiểu:
- Phân biệt ý chính, luận điểm quan trọng và thông tin chi tiết.
- Đoán nghĩa từ vựng từ văn cảnh
- Suy luận về những vấn đề được gợi ý trong bài văn và cách liên kết ý tưởng trong toàn
bộ bài văn
- Nhận biết kết cấu và mục đích của bài văn
- Tóm tắt bài văn và phân loại thông tin
- Hiểu mối quan hệ giữa các ý tưởng (ví dụ: so sánh-đối chiếu, nguyên nhân-kết quả, các
bước trong một tiến trình …)

4. Phần Viết:
* Cấu trúc:
- Bài thi Viết kéo dài 60 phút gồm 2 phần.
+ Phần 1 (20 phút): thí sinh được yêu cầu viết thư có độ dài tối thiểu 150 từ dựa vào một
tình huống cho sẵn (với văn phong trang trọng hoặc không trang trọng).
+ Phần 2 (40 phút): thí sinh được giới thiệu một quan điểm, lập luận hay vấn đề và được
yêu cầu viết một bài luận có độ dài ít nhất là 250 từ.
* Tiêu chí đánh giá:
Phần 1:
 Cách trình bày thư phù hợp -lời chào, mở đầu, kết thúc thư...( trang trọng hoặc
không trang trọng)
 Sử dụng văn phong phù hợp (trang trọng/không trang trọng)
 Trả lời đầy đủ các ý/câu hỏi trong đề
 Sử dụng cấu trúc câu, từ vựng đa dạng và phù hợp

Phần 2:
 Bố cục bài luận rõ ràng, phù hợp
 Bài luận mạch lạc, dùng các biện pháp liên kết
 Trả lời các câu hỏi trong đề ( trình bày ý kiến, phân tích vấn đề, phản biện, nêu
giải pháp...)
 Dùng các biện pháp dẫn chứng để minh hoạ luận điểm
 Sử dụng cấu trúc câu, từ vựng đa dạng và phù hợp

You might also like