You are on page 1of 48

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC


QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
TÊN ĐỀ TÀI: DỰ ÁN SẢN XUẤT SỮA CHUA NATURAL

GVHD: TS. TRẦN ĐÌNH AN


LỚP: 19DQT1A
NHÓM: 01

Danh sách các thành viên trong nhóm


Đóng góp
STT MSSV Họ và tên Lớp Kí tên
(%)
1 1900001778 ĐINH NGỌC PHƯƠNG NHI 19DQT1A 100%

2 1900006231 DƯƠNG TUYẾT NHI 19DQT1A 100%

3 1900001764 HÀ QUANG MINH 19DQT1A 100%

TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 10 năm 2021

1
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Tổng điểm:………………..

TP.HCM, ngày 04 tháng 10 năm 2021


GIẢNG VIÊN

2
MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH .......................................... 5


1. Tại sao chọn ý tưởng kinh doanh ......................................................................... 5
2. Giới thiệu chung về dự án: .................................................................................. 6
3. Ý tưởng về dự án .................................................................................................. 6
QUY TRÌNH............................................................................................................... 8
1. Quy trình công nghệ của dự án sản xuất sữa chua matcha và nho đen của công
ty Natural: ................................................................................................................. 8
II. DỰ BÁO ................................................................................................................. 11
1. Xác định mục tiêu dự báo: ................................................................................. 11
2. Xác định thời đoạn dự báo................................................................................. 11
3. Lựa chọn phương pháp dự báo .......................................................................... 11
4. Chọn đối tượng để dự báo: ................................................................................ 11
5. Thu thập thông tin dự báo: ................................................................................ 12
6. Xử lí thông tin dự báo: ....................................................................................... 12
8. Phân tích, tính toán ............................................................................................ 14
III. HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ ................................ 17
1. Dự báo nhu cầu công suất ................................................................................. 17
2. Quyết định công suất: ........................................................................................ 20
3. Dự báo điểm hòa vốn: ......................................................................................... 22
IV. ĐỊNH VỊ CÔNG TY ............................................................................................. 23
V. BỐ TRÍ MẶT BẰNG ............................................................................................. 27
1. Sơ đồ dây chuyền sản xuất toàn nhà máy:......................................................... 27
VI. HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP ................................................................................ 28
1. Kế hoạch trung hạn ............................................................................................. 28
2. Các chiến lược hoạch định tổng hợp .................................................................. 30
3. Phương pháp hoạch định tổng hợp ..................................................................... 31
VII. QUẢN TRỊ TỒN KHO VÀ HOẠC ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ (MRP) .......... 35
1. Vai trò của tồn kho: ........................................................................................... 35
2. Phân tích chi phí tồn kho ................................................................................... 35
3
3. Các phương pháp quản trị hàng dự trữ: ........................................................... 36
VIII. QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG TRONG HOẠT ĐỘNG ......................................... 41
1. Quy trình kiểm soát chất lượng sản xuất của công ty : ..................................... 41
2. Phương pháp lấy mẫu kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm: ................. 42
3. Các tiêu chuẩn hệ thống hoặc kỹ thuật để áp dụng quản lí hoạt động doanh
nghiệp: ..................................................................................................................... 43
IX. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 46
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 47

4
I. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Tại sao chọn ý tưởng kinh doanh

- Mô hình kinh doanh sữa chua được tái khởi động qua nhiều năm. Từ những túi sữa chua
truyền thống cho đến các loại sữa chua hiện đại luôn được thực khách đón nhận tích cực.
Khách ngày càng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Không chỉ là sản
phẩm tiêu dùng hằng ngày mà các món đồ uống, ăn vặt cũng đang được khách hàng chú ý.

- Gần đây, người tiêu dùng đã phổ biến lựa chọn xu hướng sống xanh, lành mạnh. Ngoài sự
hấp dẫn của món ăn/thức uống, họ còn chú trọng đến chất lượng và dinh dưỡng của chúng.
Hơn nữa, mọi người đã nhận thức được tác hại với những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo,
đường… Thay vào đó thức ăn chay, đồ uống rau củ quả dần được lên ngôi.

- Sữa chua là một trong những món ăn tráng miệng phù hợp với mọi lứa tuổi. Đặc biệt sữa
chua có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ. Chính vì thế, khi nhắc đến sữa chua thì chúng ta
đều cảm thấy thích thú và dễ dàng tiếp cận chúng.

• Vấn đề của thị trường


- Với nền kinh tế đang phát triển, thu nhập tăng cùng với việc hiểu biết hơn về lợ ích của sữa
khiến nhu cầu tiêu dùng sữa ngày 1 tăng cao ở Việt Nam. Vì vậy, thị trường sữa của Việt
Nam là một trong những thị trường có tốc độ phát triển rất nhanh với nhiều doanh nghiệp lớn
trong nước và các công ty đa quốc gia.
-Trên thị trường có rất nhiều các loại sản phẩm sản xuất từ sữa như sữa uống, sữa chua uống,
sữa chua ăn liền, váng sữa, phomai,….
- Theo thời gian, sữa chua ngày nay trở thành món ăn bổ dưỡng được sử dụng rộng khắp trên
thế giới. Do nhu cầu ngày một tăng cao, cũng như điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, Sữa
chua cũng theo đó dần được công nghiệp hóa, từ nguồn nguyên liệu cho đến quá trình lên
men.
- Ngày nay, với khoa học và công nghệ phát triển, sữa chua được biến tấu thành nhiều loại,
mùi vị và công dụng khác nhau để đáp ứng đầy đủ nhu cầu, sở thích đa dạng của người tiêu
dùng. Trào lưu sử dụng sữa chua như một món ăn cần thiết hằng ngày cũng đang được khẳng
định, nhưng, không phải ai cũng biết làm thế nào để chọn đúng loại sữa chua tốt nhất.
• Vấn đề của khách hàng
- Sữa chua là một loại thức ăn có nhiều lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn
dịch, điều hòa nhu động ruột nhất là trẻ em vì sức đề kháng của chúng yếu. Bên cạnh đó, sữa
chua giúp giảm huyết áp và các bệnh về tim mạch cho những ngời có xu hướng ăn mặn và
tiêu thụ nhiều muối và đặc biệt còn giúp giảm cân hiệu quả. Đặc biệt là sữa chua vốn là một
sản phẩm chứa rất nhiều lợi khuẩn, được các chuyên gia khuyến khích dùng hàng ngày để
giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn và cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể.
- Với lợi ích mà sữa chua mang lại, thì mọi người luôn luôn tích trữ sữa chua ở tủ lạnh nhà
mình để phục vụ nhu cầu sử dụng.
5
2. Giới thiệu chung về dự án:

Tên dự án: Sản xuất sữa chua mứt nho đen.


Tên công ty: NATURAL YOGURT
Sản phẩm chính: SỮA CHUA VỊ NHO ĐEN

Hình 1: Sữa chua minh họa

3. Ý tưởng về dự án

• Sự khác biệt:
- Thị trường ngày nay các sản phẩm sữa chua chưa có mẫu mã đa dạng nhiều, chủ yếu là sữa
chua lên men truyền thống, sữa chua không đường, có các vị phổ biến khác như nha đam,
dâu, lựu và gần đây thì thị trường cho ra mắt them 1 loại mới là sữa chua nếp cẩm. Tuy nhiên,
do nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng luôn luôn thay đổi và đòi hỏi thị trường cho
ra đời những dòng sữa chua với những hương vị mới.
- Do đó, bộ phận Marketing cho ra chiến lược sản phẩm là sản xuất ra những loại mặt hàng
sữa chua với những hương vị độc lạ và mong muốn sản phẩm có thể được người tiêu dùng
lựa chọn trong thời gian tới.
• Thị trường thị phần sữa chua:
- Nếu trước đây, khi mua sữa cho con, các gia đình và các bà nội trợ thường ưu tiên các sản
phẩ từ sữa nước nhưng trong những năm trở lại đây, sữa chua ăn luôn là lựa chọn cho các bà
mẹ có con nhỏ vì sữa chua ăn thường dễ ăn, phù hợp với nhiều người và mọi lứa tuổi cũng
như những lợi ích mà sữa chua mang lại.
- Từ nhu cầu trên, thị trường sữa chua ngày càng đa dạng với nhiều mẫu mã, chủng loại. Nếu
trước đây trong các cửa hang tạp hóa, siêu thị chỉ có 2-3 loại sữa chua với mẫu mã đơn giản,
thì giờ đây số lượng này lên tới 20-30 loại.

6
- Cùng với thiết kế mẫu mã bắt mắt, giá sản phẩm sữa chua cũng hấp dẫn hơn so với trước
kia. Không chỉ tấn công mạnh vào hệ thống siêu thị, tại các cửa hàng, hàng quán gần trường
học , một số nhãn hàng sữa còn nhiệt tình cung cấp tủ mát bảo quản sữa cho chủ cửa hàng với
mong muốn sản phẩm của mình được bán nhiều hơn đến người tiêu dùng.
- Mặc dù thị trường sữa chua đã xuất hiện nhiều nhãn hiệu mới, nhưng với vị thế của người
đi tiên phong là Vinamilk thì là một thách thức đối với các doanh nghiệp có các bước đi sau
này.
• Đội tượng và nhu cầu của khách hàng:
- Nhóm khách hàng của thị phần sữa chua Natural là người lớn và trẻ em không phân biệt đối
tượng ở bất cứ độ tuổi nào.
- Với nhóm khách hàng người lớn đặc biệt là với những bà nội trợ thì việc hàng dự trữ về cho
gia đình sử dụng là một yếu tố quan trọng, đây được xem là nhóm khách hàng trung thành
của thị phần sữa chua và cần có những chiến lược ưu đãi dành cho nhóm khách hàng này như
chế độ chăm sóc khách hàng, chính sách khuyến mãi, giảm giá để tăng sức cạnh tranh giữa
các nhà cung cấp.
➢ Những đặc tính mới về dòng sản phẩm sữa chua nhiều vị:
- Sản phẩm có hương vị mới là nho đen
- Kích thích được vị giác và sự tò mò của nhóm khách hàng trung thành do nhu cầu
muốn thưởng thức những hương vị mới lạ.
- Kết hợp một số loại thạch nho cùng với sữa chua, tạo cảm giác ăn giòn tan, thú vị khác
với vị truyền thống chỉ có sữa chua.
Tính cạnh tranh trên thị trường:
• Đối thủ cạnh tranh:
- Hiện nay trên trường có rất nhiều loại sữa chua của các công ty lớn như Vinamilk, TH
Truemilk, Ba Vì, Nutifood, … Đó là những đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường đầy khốc
liệt hiện nay vì trên cơ sở lâu đời, có nguồn khách hàng ổn định, có sự tin tưởng của khách
hàng, có thị phần ở trong và ngoài nước. Hơn thế nữa, các loại sữa chua nhà làm cũng đang
trôi nổi trên thị trường với giá thành rẻ và mẫu mã bắt mắt người tiêu dùng.
- Do đó, để có thể đứng vững trên thi trường ngày nay với các đối thủ mạnh thì những công
ty, doanh nghiệp mới cần phải chuẩn bị hết mọi rủi ro có thể gặp phải trên con đường kinh
doanh.

7
QUY TRÌNH
1. Quy trình công nghệ của dự án sản xuất sữa chua matcha và nho đen của công ty
Natural:

Loại bỏ

Không đạt

Nguyên liệu Kiểm tra đạt


Làm sạch
chờ kiểm tra chất lượng

Làm lạnh

Cấy men Phối trộn

Bổ sung mứt nho

Thanh trùng

Lên men

Ủ chín

Bảo quản lạnh Rót sản phẩm

Thành phẩm
8
❖ Bước 1: Kiểm tra chất lượng sữa lấy từ kho nguyên liệu

- Khi nguyên vật liệu có mặt ở công ty sẽ chuyển vào ở kho nhận hàng chờ kiểm định đánh
giá mẫu và kiểm tra theo phương pháp lấy mẫu test chất lượng đầu vào để bơm vào nhà máy.
Khi mẫu đạt tiêu chuẩn đầu vào thì sẽ nhập vào kho nguyên vật liệu đã đạt yêu cầu để tiến
hành qui trình sản xuất.
- Sữa phải có độ vệ sinh cao, tổng số vi khuẩn thấp.
- Không chưa kháng sinh (penicilin, strepyomycin,…), bacteriophage (thực khuẩn thể).
- Không chứa các chất tẩy rửa, chất sát khuẩn.
- Cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm của nhà máy sẽ tiến hành các thử nghiệm phân tích độ
tủa (bằng cồn chuẩn 75o), cảm quan mùi vị, chỉ tiêu vi sinh (theo dõi bằng thời gian mất màu
xanh metylen), lên men lactic (để phát hiện dư lượng kháng sinh).

❖ Bước 2: Làm sạch


- Tại nhà máy phải kiểm tra và loại bỏ những tạp chất ngăn cản quá trình lên men của sữa.
- Mứt nho đạt chuẩn vệ sinh.
- Tại nhà máy phải kiểm tra và loại bỏ những tạp chất ngăn cản quá trình lên men của sữa.
- Mứt nho đạt chuẩn vệ sinh.
❖ Bước 3: Làm lạnh
- Dòng sữa sẽ cho được qua thiết bị trao đổi nhiệt dạng vĩ có nước lạnh bên ngoài để nhiệt độ
còn 5oC.
- Sau đó sẽ làm lạnh từ nhiệt độ 15-22 độ C. Tổng thời gian hạ nhiệt độ cho toàn bộ khối sản
phẩm là 20-30 phút. Tiếp theo được đưa vào bồn chứa.
❖ Bước 4: Phối trộn
- Chất ổn định được đưa vào để tạo trạng thái bền vững cho sữa, tạo dạng gel bền vững, sản
phẩm không bị tách lớp trong quá trình bảo quản. Bột sữa, đường, bơ, chất ổn định phối ở
nhiệt độ 45oC để quá trình hoà tan đồng đều. Trong quá trình trộn nhiên liệu, cách khuấy
trong bồn trộn được hoạt động để khuấy đều dịch sữa trong bồn, sau khi trộn xong thì dừng
cánh khuấy trong khoảng 20 phút để tách bọt và hydrat hoá.
❖ Bước 5: Cấy men
- Men được sử dụng là giống vi khuẩn lactic.
- Sữa sau khi được hạ nhiệt xuống còn 43oC (pH lúc này phải đạt khoảng 4,4 – 4,5) cùng lúc
cấy giống vi khuẩn lactic vào sữa để chuẩn bị cho quá trình lên men tiếp theo.
- Lượng men bơm vào chiếm 5% tổng khối lượng sản phẩm.
❖ Bước 6: Bổ sung hoa quả
9
- Bổ sung mứt nho hoặc nguyên liệu hoa quả khác.
❖ Bước 7: Thanh trùng
- Nâng nhiệt lên 95oC trong 1 phút.
- Quá trình xử lý nhiệt sẽ ức chế nhiều vi sinh vật và enzyme trong sữa tươi, nhờ đó vị khuẩn
lactic sẽ phát triển tốt hơn trong quá trình lên men, làm biến tính một số protein trong sữa,
nhờ đó mà sự đông tụ protein trong quá trình lên men sẽ diễn ra nhanh hơn và cấu trúc gel
của sữa chua sẽ ổn định.
- Mục đích tiêu diệt các vi sinh vật không cần thiết hiện diện trong sữa, làm cho sữa có môi
trường dinh dưỡng tinh khiết thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật yêu cầu.
❖ Bước 8: Lên men
- Qúa trình lên men làm thay đổi thành phần hoá học và giá trị cảm quan của sữa tươi, chuyển
hoá sữa tươi thành sữa chua. Trong quá trình lên men, acid lactic được sinh tổng hợp và làm
giảm giá trị pH của sữa. Sản phẩm yogurt không có giá trị pH lớn hơn 4,6. Giá trị pH thấp có
tác dụng ức chế vi sinh vật (thể cả thành phần lactic giống), góp phần kéo dài thời gian bảo
quản sản phẩm.
- Nhằm mục đích tạo đủ thời gian, tạo điều kiện thích hợp cho quá trình lên men chuyển hoá
đường lactose thành acid lactic.
❖ Bước 9: Ủ chín
- Sau khi đông tụ, sữa chua được ủ chín ở 4-6°c ít nhất là 6h sau khi kết thúc quá trình này
mới gần như có được sữa chua thành phẩm.
❖ Bước 10: Bảo quản lạnh
- Bảo quản ở 2-5°C ít nhất 6 giờ để hạn chế quá trình lên men. Đây là giai đoạn rất quan trọng
tạo cho sản phẩm có mùi, vị và trang thái cần thiết.
❖ Bước 11: Rót sản phẩm
- Sữa được đưa đến máy rót để chuẩn bị rót vào hộp đựng có dung tích 100ml và tạo ra thành
phẩm cuối cùng.

10
II. DỰ BÁO
1. Xác định mục tiêu dự báo:
- Dự báo là một công cụ quan trọng cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Dùng để dự báo các mức
độ tương lai của hiện tượng, qua đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp chủ động trong việc
đề ra các kế hoạch và các quyết định cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, đầu
tư, quảng bá, quy mô sản xuất, kênh phân phối sản phẩm, nguồn cung cấp tài chính… và
chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự phát triển trong thời gian tới (kế
hoạch cung cấp các yếu tố đầu vào như: lao động, nguyên vật liệu, tư liệu lao động… cũng
như các yếu tố đầu ra dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ).
- Những lợi ích của dự báo nhu cầu chính xác
- Đặc biệt là ở Việt Nam, nơi mà thị trường tăng trưởng nhanh và có nhiều biến động, dự báo
chính xác trở nên khó khăn hơn, và cũng cần thiết hơn để doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi
phí cũng như tăng khả năng cạnh tranh. Các doanh nghiệp đang dần nhận ra rằng năng lực dự
báo nhu cầu chính sác sẽ là một trong những thế mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong dài
hạn.

- Theo ông Julien, dự báo nhu cầu chính xác có những ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp
như:

• Tăng doanh thu - Giảm nguy cơ thiếu hàng để bán và mất doanh số. Tăng mức độ phục
vụ cho khách hàng mà không đội chi phí lên quá cao.
• Giảm chi phí - Giảm tồn kho, giải phóng vốn và giảm những phát sinh từ hoạt động
khuyến mãi ngoài kế hoạch. Cung cấp thông tin chính xác để đàm phán giá cả với nhà
cung cấp.
• Kim chỉ nam cho kế hoạch kinh doanh dài hạn - Dự báo chính xác trong dài hạn cho
phép đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn và hiệu quả hơn. Ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong dài hạn.
• Nhờ có dự báo thường xuyên và kịp thời, các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng
kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh các hoạt động kinh tế của đơn vị mình
nhằm thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.

2. Xác định thời đoạn dự báo

• Dự báo dài hạn: Dự báo cho năm 2025

3. Lựa chọn phương pháp dự báo

• Phương pháp hoạch định: Theo xu hướng

4. Chọn đối tượng để dự báo:

• Đối tượng:

11
- Số đơn vị sản xuất của sản phẩm sữa chua
- Dự báo theo năm
• Phạm vi:
- Một sản phẩm
- Thị trường trong nước
- Khu vực miền Nam

5. Thu thập thông tin dự báo:

• Thu thập các dữ liệu sẵn có bên trong và bên ngoài công ty, tức là dữ liệu thứ cấp.
• Bằng các phương tiện viễn thông hiện đại như web, e-mail, điện thoại, máy ghi hình
nối mạng..., người nghiên cứu có thể tiếp cận gián tiếp với đối tượng cần nghiên cứu
để thu thập cả dữ liệu sơ cấp.

➢ Dự báo dài hạn: dự báo cho năm 2024 (gồm: các năm trước, sản lượng sản xuất
trung bình 1 năm (khối).

6. Xử lí thông tin dự báo:

• Nguồn dữ liệu: NGUỒN THỨ CẤP


• Bên trong: nội bộ công ty, sổ sách kế toán (Chọn các thông số liên quan cho quá trình
dự báo). Trao đổi dữ liệu trực tiếp với người sử dụng và người làm dự báo.
• Loại dữ liệu: Số đơn vị sản xuất
• Thởi gian: 8 năm (2013 - 2020)

Số liệu cụ thể:

Sản lượng sản xuất Sản lượng sản xuất


Năm Giai đoạn trung bình một ngày trung bình một năm
(khối) (khối)

2013 1 62.5 22,500


2014 2 87.5 31,500
2015 3 98.75 35,550
2016 4 102.5 36,900
2017 5 103.75 37,350
2018 6 100 36,000
2019 7 107.5 38,700
2020 8 113.75 40,950
Tổng 36 790 284,400

Hình 3: Bảng số liệu từ năm 2013 - 2020


12
7. Xu hướng dự báo

• Xu hướng dùng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên

- Người tiêu dùng trên khắp thế giới đang quen thuộc với các loại thực phẩm làm từ nguyên
liệu công nghiệp hay thành phần hóa học.

- Các sản phẩm này nhanh chóng giành ưu thế trên thị trường do có giá thành sản xuất rẻ,
màu sắc công nghiệp rực rỡ bắt mắt và hương vị tổng hợp dễ làm hài lòng người mua. Tuy
nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm này về lâu dài
chưa phải là chọn lựa tốt cho sức khỏe của mỗi người.
- Ở các nước Âu Mỹ, người dân đã bắt đầu nói không với xu hướng tiêu dùng công nghiệp
để quay về với những gì tươi sạch, gần gũi với tự nhiên và thân thiện với môi trường. Trong
đó, nổi bật là nhu cầu sử dụng thực phẩm có nguồn gốc và thành phần hoàn toàn tự nhiên,
có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe.

- Không nằm ngoài xu hướng này, người tiêu dùng Việt cũng bắt đầu tìm mua những sản
phẩm tươi sạch, bổ dưỡng để bồi bổ sức khỏe, phòng tránh bệnh tật và giữ gìn sắc vóc.

• Nhãn hiệu sạch, uy tín thương hiệu

Nhãn hiệu sạch:


- Là khái niệm để chỉ những sản phẩm không chứa chất phụ gia, chất bảo quản, hoặc các loại
hóa chất gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Uy tín thương hiệu:
- Không còn dễ dàng tin quảng cáo như trước đây, càng ngày người tiêu dùng càng khắt khe
với những thông tin về sản phẩm và thương hiệu sữa họ đang tiêu thụ. Cũng theo báo cáo của
Nielsen tháng 4/2018, có tới 88% người tiêu dùng Việt Nam đọc rất kỹ thông tin trên bao bì
sản phẩm sữa trước khi mua, 76% đòi hỏi được biết mọi thứ về sản phẩm: thông tin thành
phần dinh dưỡng, các chất phụ gia, hạn sử dụng, công nghệ sản xuất… Xu hướng này tương
tự với Nhãn hiệu sạch và Minh bạch thông tin trên thế giới.
Minh bạch thông minh

- Đi kèm với sự phát triển của công nghệ thông tin, người tiêu dùng ngày càng có khả năng
và có quyền đòi hỏi được biết tất cả về sản phẩm họ tiêu thụ: nguồn nguyên liệu, nguồn nhân
công, thông tin dinh dưỡng, quyền lợi của người tiêu dùng… Và càng có nhiều thông tin, họ
càng trở nên nhạy cảm. Khảo sát trên truyền thông mạng xã hội (Social media survey) của
Deloitte năm 2014 cho biết: đối với tin xấu (hay scandal) trong ngành thực phẩm, người tiêu
dùng sẽ phản ứng tiêu cực hơn khoảng 3,4 lần so với các ngành khác.
Hương vị mới độc đáo, lành mạnh

13
- Ngoài hương vị truyền thống, nha đam, dâu, nếp cẩm, … hiện có mặt trên thị trường thì đối
với người tiêu dùng, họ lại muốn trên các kệ bán sữa chua có thể có nhiều hương vị mới có
thể thu hút họ.
- Do đó, với thành phần là sữa chua lên men tự nhiên, kết hợp với bột trà xanh và mứt nho
đen sẽ đáp ứng được tiêu chí là sản phẩm có nhiều hương vị mới lạ.

- Bên cạnh đó, ngon và mới lạ không chưa đủ, các sản phẩm còn được đòi hỏi là phải tốt cho
sức khỏe trong cả ngắn và dài hạn. Tới 80% người dùng Việt Nam quan tâm đến tác động lâu
dài của những thành phần “nhân tạo” có trong sữa, người Việt Nam hiện nay cũng nhạy cảm
không kém với những cụm từ “hữu cơ”, “tự nhiên”, “không biến đổi gen”, “không GMO”…
Bên cạnh đó, xu hướng “Giảm – Tăng” góp phần tác động tới nhận định Hương vị lành mạnh:
giảm đường, giảm béo, hoặc bổ sung omega-3, canxi, vitamin…

8. Phân tích, tính toán

- Từ một khối sữa nguyên liệu sản xuất được một lô hàng 8000 sản phẩm sữa chua
- Hàng thành phẩm = Sản lượng trung bình/năm x 8000
Ta có bảng số liệu sau

Năm Sản lượng trung bình/năm Hàng thành phẩm


(khối)
2013 22,500 180,000,000
2014 31,500 252,000,000
2015 35,550 284,400,000
2016 36,900 295,200,000
2017 37,350 298,800,000
2018 36,000 288,000,000
2019 38,700 309,600,000
2020 40,950 327,600,000
14
Tổng 284,400 2,235,600,000

Sản Phẩm Sữa Chua Natural, đơn vị : triệu hộp

Năm Giai đoạn Sản lượng sản xuất trug X2 X.Y


(X) bình 1 năm (Y)

2013 1 180 1 180


2014 2 252 4 504
2015 3 284.4 9 853.2
2016 4 295.2 16 1,180.8
2017 5 298.8 25 1,494
2018 6 288 36 1,728
2019 7 309.6 49 2,167.2
2020 8 327.6 64 2,620.8
Tổng ∑X=36 ∑Y= 2,235.6 ∑X2 = 204 ∑XY= 10,728

∑ 𝑿𝒊 36
X= = = 4,5
𝒏 8
∑ 𝒀𝒊 2235,6
Y= = = 279,45
𝒏 8
∑ 𝑿𝒀−𝒏𝑿𝒀 10728 − 8 x 4,5 x 279,45
b=
∑ 𝑿𝟐 −𝒏 𝑿𝟐
= = 15,9
204 − 8 x 20,25

a = Y – bX = 279,45 – 15,9 x 4,5 = 207,9

Ta có phương trình
y= a+bx = 199,665 + 24,43x
Dự báo năm thứ 9 ( 2021):
y= a+bx = 207,9 + 15,9 x 9 = 351 (triệu hộp)
Dự báo năm thứ 10 ( 2022):
y= a+bx = 207,9 + 15,9 x 10 = 366,9 (triệu hộp)
Dự báo năm thứ 11 ( 2023):
15
y= a+bx = 207,9 + 15,9 x 11 = 382,8 (triệu hộp)
Dự báo năm thứ 12 ( 2024):
y= a+bx = 207,9 + 15,9 x 12 = 398,7 (triệu hộp)
Biểu đồ đường xu hướng:

Sản lượng trung bình năm (triệu hộp) y= 207,9 + 15,9x


350

300

250

200

150

100

50

0
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Sản lượng trung bình năm (triệu hộp)

16
III. HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ
1. Dự báo nhu cầu công suất

- Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa chua tại Việt Nam tăng lên đáng kể. Theo
thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu sữa tươi nguyên liệu tăng khoảng
61%, từ 500 triệu lít (2010) lên đến 805 triệu lít (2015). Các nhà chuyên môn đánh giá rằng
tiểm năng phát triển của thị trường sữa, đặc biệt là sữa chua tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.
- Qua đó nhu cầu sử dụng sữa chua tại Việt Nam trong nhiều năm tới sẽ phát triển rộng trên
thị trường và công ty sẽ phải dự đoán nhu cầu công suất sản xuất sản phẩm trong nhiều năm
nửa để xác định có thể mở thêm phân xưởng đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm.

➢ Khái niệm về dự báo nhu cầu sản phẩm


Dự báo những vấn đề xảy ra trong tương lai để biết thị trường cần bao hiêu sản phẩm của
doanh nghiệp dựa vào những dấu hiệu hiện tại, xu hướng.
Do đó việc dự báo nhu cầu rất quan trọng, từ việc dự báo nhu cầu sản phẩm của doanh
nghiệp có thể xây dựng kế hạch một cách hợp lý để tiết kiệm được chi phí cũng như đạt
hiệu quả như mong muốn.
Dự báo công suất sử dụng kỹ thuật bình phương nhỏ nhất;

Y = ax + b

Trong đó:
∑ 𝑿𝒊 ∑ 𝒀𝒊
X= Y=
𝒏 𝒏
∑ 𝑿𝒀−𝒏𝑿𝒀
b= (Độ dốc) a = Y – Bx
∑ 𝑿𝟐 −𝒏 𝑿𝟐

➢ Quản trị công suất


- Tính đến năm 2020 thì sản lựợnng của năm là 327,6 triệu hộp
- Sản lượng dự báo của năm 2022: y= a+bx = 207,9 + 15,9 x 10 = 366,9 (triệu hộp)
=> Sản lượng chênh lệch giữa 2022 và 2020 là 366,9 – 327,6 = 39,3 triệu hộp. So với năm
2020 thì năm 2022 dự báo tăng khoảng 39,3 triệu hộp, có thể nói là mức tăng trưởng theo xu
hướng đều qua các năm.
- Trong năm 2020 nhà máy đã sản xuất được 327,6 triệu sản phẩm, mức công suất được ghi
nhận như sau:

17
- Nhà máy gồm 2 dây chuyền hoạt động trong 2 ca, mỗi ca 8 tiếng, 7 ngày/tuần. Tổng công
suất thiết kế của 2 dây chuyền là 71000 sản phẩm mỗi giờ. Nhưng trong năm 2020, sản phẩm
bình quân mỗi giờ là 56800 sản phẩm. Để đạt mức hiệu quả tối đa, dây chuyền cần phải sản
xuất 63900 sản phẩm mỗi giờ.
56800
+ Mức độ sử dụng = x 100% = 80%
71000
56800
+ Mức độ hiệu quả = x 100% = 88,89%
63900
• Thời gian vận hành:

2 (ca/ngày) x 7 (ngày/tuần) x 8 (giờ/ca) = 112 giờ/tuần


• Công suất ước tính:

(56800 (sp/giờ) x 112 (giờ/tuần) ) x 80% x 88.89% = 4,524,369.92 sản phẩm/tuần

Dữ liệu nhu cầu công suất 6 tháng cuối năm 2020:

Tháng Công suất ước tính (giờ/tuần)

7 110
8 112
9 109
10 111
11 113
12 115

- Dự báo nhu cầu công suất 6 tháng đầu năm 2021 sử dụng kỹ thuật bình phương nhỏ
nhất:

Giai đoạn X Y X2 X.Y

Tháng 1 1 110 1 110


Tháng 2 2 112 4 224
Tháng 3 3 109 9 327
Tháng 4 4 111 16 444
Tháng 5 5 113 25 565
Tháng 6 6 115 36 690

18
Tổng ∑X= 21 ∑Y= 670 ∑X2 = 91 ∑XY= 2360

∑ 𝑿𝒊 21
X = = = 3, 5
𝒏 6
∑ 𝒀𝒊 670
Y= = = 111, 67
𝒏 6
∑ 𝑿𝒀−𝒏𝑿𝒀 2360 − 6 𝑥 3,5 𝑥 111,67
b= = = 0,8571
∑ 𝑿𝟐 −𝒏 𝑿𝟐 91 − 6 𝑥 12,25
a = Y – bX = 111,67 – 0,8571 x 3,5 = 108,67
Ta có phương trình:
Y = a + bx = 108.67 + 0.8571x

Dự báo nhu cầu công suất năm 2021(giờ/tuần)


180
157.52
160 147.23
137.81
140 129.24
121.52
114.66
120
Nhu cầu

100
80
60
40
20
0
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
Axis Title

Công suất

SỐ LIỆU TĂNG TRƯỞNG GẦN NHẤT


Chi phí mỗi sản phẩm bao gồm:
 Vận chuyển: 6% = 360 VND
 Quản lý doanh nghiệp: 14% = 840 VND
 Lương: 28% = 1,680 VND
 Khấu hao tài sản: 5% = 300 VND
19
 Nguyên vật liệu: 47% = 2,820 VND
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tổng chi phí mỗi sản phẩm: 6,000 VND
Giá bán thị trường mỗi sản phẩm: 9,000 VND
Ghi nhận năm 2019
Doanh số: 309,600,000 hộp
Doanh thu năm 2019: 9,000 x 309,600,000 = 2,786,400,000 VND
Chi phí sản xuất năm 2019: 6000 x 309,600,000 = 1,857,600,000 VND
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lợi nhuận: 928,800,000 VND

Ghi nhận năm 2020


Doanh số: 327,600,000 hộp
Doanh thu năm 2020: 9,000 x 327,600,000 = 2,948,400,000 VND
Chi phí sản xuất năm 2020: 6,000 x 327,600,000 = 1,965,600,000 VND
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lợi nhuận: 982,800,000 VND

So với năm 2019, năm 2020 ghi nhận mức tăng trưởng 5.81%

2. Quyết định công suất:

a. Lý thuyết quyết định:


- Lý thuyết quyết định là phương pháp phân tích để lựa chọn hành động có lợi nhuận.
- Người ta phân lý thuyết quyết định ra làm 3 loại mô hình, phụ thuộc vào mức độ chắc chắn
của kết quả. Gồm 3 loại mô hình phụ thuộc mức độ chắc chắn của kết quả:
• Ra quyết định trong điều kiện (môi trường) chắc chắn: người ra quyết định biết
chắc chắn hậu quả hay kết quả của bất kì quyết định được lựa chọn nào. Thí dụ như
người ra quyết định hoàn toàn biết chắc chắn là sau khi gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng
sẽ nhận được số tiền lớn hơn trong tương lai.
• Ra quyết định trong điều kiện rủi ro: không thể biết chắc điều gì có thể sẽ xảy ra
trong tương lai nhưng có thể dự đoán được xác suất xảy ra đối với từng tình huống

20
quyết định. Thí dụ ta không biết chắc chắn tay vợt nào sẽ vô địch trong trận chung kết
tuần tới nhưng có thể dự đoán được xác suất 70% tay vợt A sẽ dành chiến thắng.
• Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn: người ra quyết định không biết
điều gì sẽ xảy ra đối với kết quả của mỗi cách lựa chọn của mình. Thí dụ không thể
biết chắc chắn tuần tới mưa hay nắng; thị trường chứng khoán ngày mai tăng hay giảm;
đội bóng đá nào vô địch trong mùa giải tới...

b.Lựa chọn phương án: BẢNG QUYẾT ĐỊNH

Trạng thái tự nhiên


May rủi
Phương án Thị trường Maximax Maximin ngang
Thị trường
không thuận nhau
thuận lợi
lợi

Xây dựng nhà 1,474,200,000 -1,326,780,000 -


1,474,200,000 73,710,000
xưởng lớn (+50%) (-35%) 1,326,780,000

Xây dựng nhà 1,130,220,000 -884,520,000 122,850,00


1,130,220,000 -884,520,000
xưởng nhỏ (+15%) (-10%) 0

Giữ nguyên 0 0 0 0 0

CÂY QUYẾT ĐỊNH


Thị trường thuận lợi 70%
1,474,200,000

1 Thị trường không thuận lợi 30%


-1,326,780,000

Nút QĐ
Thị trường thuận lợi 80%
1,130,220,000
2
Thị trường không thuận lợi 20%
-884,520,000

Không làm gì

Lựa chọn phương án công suất trong điều kiện rủi ro


EMV (A1) = 70% x 1,474,200,000 + 30% x (-1,326,780,000) = 633,906,000 đồng

21
EMV (A2) = 85% x 1,130,220,000 + 20% x (-884,520,000) = 783,783,000 đồng
EMV (A3) = 50% x 0 + 50% x 0 = 0 đồng
Căn cứ vào chỉ số EMV trên, doanh nghiệp quyết định chọn phương án xây dựng phân xưởng
nhỏ (A2). Bởi vì giá trị kỳ vọng là lớn nhất với EMV 783,783,000 đồng.

3. Dự báo điểm hòa vốn:

A. Mục đích của phân tích hòa vốn:


- Tìm ra một điểm biểu hiện bằng đồng hoặc số đơn vị mà ở đó chi phí bằng thu nhập. Điểm
này gọi là điểm hòa vốn ( Break Even Point).
+ Phí cố định: Chi phí tiếp tục hiện hữu ngay cả khi không có đơn vị sản phẩm nào được làm
ra (khấu hao , lãi xuất , thuế).
+ Phí biến đổi: Chi phí thay đổi theo số lượng sản phẩm được làm ra (Nhân công, nguyên
liệu, đồ giá biến thiên theo số lượng,…).
+ Tại điểm hoà vốn có doanh thu bằng chi phí.
❖ Cụ thể: Trường hợp sản phẩm sản xuất liên tục

- Công ty sữa chua Natural có chi phí cố định cho cả năm là 923,832,000đ (47% tổng chi phí).
Phí nguyên liệu 2,820đ/hộp, phí công nhân 1,680đ/hộp, phí vận chuyển 360đ/hộp. Giá bán
9,000đ/hộp
Ta có :
+ Điểm hòa vốn bằng sản phẩm:
𝐹 923,832,000
BEP (x) = = = 223,147 (hộp)
𝑃−𝑉 9,000−(2,820+1,680+360)

+ Điểm hòa vốn bằng đồng:


𝐹 923,832,000
BEP (đ) = 𝑉 = (2,820+1,680+360) = 2,008,330,435(đ)
1−𝑃 1−
9,000

22
IV. ĐỊNH VỊ CÔNG TY
Công ty Natural đang xem xét lựa chọn 1 trong 3 địa điểm để đặt nhà máy:
A: TP.HCM
B: Đà Lạt
C: Mộc Châu
1. Các tiêu chí định vị để định vị doanh nghiệp
a. Các tiêu chí
- Địa điểm có tính chiến lược lâu dài
- Nâng cao khả năng và chiếm lĩnh thị trường
- Đảm bảo sự cân đối giữa chi phí lao động xã hội cần thiết thỏa mãn nhu cầu
- Tối thiểu chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm;
- Thuận tiện cho việc tiếp nhận , vận chuyển nguyên vật liệu, đóng gói, dự trữ
và giao hàng;
- Sử dụng không gian hợp lý, tiết kiệm diện tích.
b. Qui trình tổ chức xác định địa điểm:

• xác định mục tiêu, tiêu chí để đánh giá


1
• xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa
2 điểm công ty

• xây dựng phương án định vị khác nhau


3

• tính toán các chỉ tiêu về mặt kinh tế


4

2. Những lý do chọn những địa điểm trên làm nhà máy sản xuất sữa chua:

❖ TP HCM

- Thành Phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, nơi có tốc độ phát
triển nhanh nhất thế giới và thị trường của hơn 600 triệu người. Ngoài ra, vị trí thuận lợi nằm
lân cận các nước trong ASEAN chỉ cách Phnom Pênh, Campuchia, Thái Lan tạo nên cơ hội

23
việc làm rộng mở đối với người lao động và giúp dễ dàng giao thương với các nước láng
giềng.
- Ở TP HCM có nguồn lực kinh tế và nguồn nhân lực có trình độ cao đảm bảo cho nhà máy
vận hành và đi vào hoạt động tốt và hiệu quả hơn.
- Đảm bảo lưu thông hàng hóa có thể di chuyển dễ dàng từ nơi này sang nơi khác nhờ vào
tuyến đường QL1A chạy dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau, hơn nữa trên tuyến đường này có rất
nhiều cửa khẩu đảm bảo cho các mặt hàng có thể xuất khẩu sang nước ngoài dễ dàng.
- Bò sữa được lựa chọn là một trong những cây - con chủ lực của ngành nông nghiệp
TP.HCM, bên cạnh những tiềm năng phát triển lớn trong xu hướng nông nghiệp đô thị, ngành
bò sữa đứng trước không ít thách thức.
- Ở đây còn có hệ thống an ninh xã hội được đảm bảo cao, có các phúc lợi xã hội tốt nhằm
thúc đẩy tạo sự tin tưởng và gắn bó lâu dài của các nhân viên làm việc với nhà máy.
❖ ĐÀ LẠT

- Đà Lạt ngày nay là một thành phố khá đông dân, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò
trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng của tỉnh Lâm Đồng
- Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm; với những đồng cỏ
tự nhiên trải dài tươi tốt, có độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng
quần hệ thực vật rừng bao quanh.
- Sự ý thức của người dân về an toàn giao thông và nơi đây được xem là nơi được rất nhiều
những doanh nghiệp lớn đặt nhà máy tại đây vì Đà Lạt trong những năm sắp tới đây sẽ đạt
chỉ tiêu là Thành phố trực thuộc Trung Ương,
❖ MỘC CHÂU

- Đô thị Mộc Châu là trung tâm thương mại quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Tây Bắc
qua cửa khẩu quốc tế Lóng Sập, kết nối hiệu quả với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

- Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu cũng là nơi tập trung của hơn 600 hộ gia đình, với
hơn 20 nghìn con bò sữa, ước tính mỗi ngày sản xuất trên 200 tấn sữa, cung cấp lượng sữa
khổng lồ cho cả nước. Khi đến Mộc Châu du khách có thể thăm quan các trang trại bò.

- Bò sữa ở Mộc Châu không chỉ nổi tiếng là được thả tự nhiên mà mô hình chăn nuôi trang
trại nơi đây cũng có quy mô lớn và chất lượng chăm sóc tốt. Tới đây, du khách sẽ được chứng
kiến những trang trại rộng lớn với hàng ngàn chú bò khỏe mạnh xếp thành từng hàng đẹp đẽ
trong chuồng.

- Đô thị Mộc Châu định hướng trở thành trung tâm chế biến hàng hóa nông sản chất lượng
cao, động lực là phát triển cục tương hỗ nông sản chất lượng cao và sản phẩm công nghiệp
chế biến như sữa và các sản phẩm từ sữa. Huyện Mộc Châu cũng chú trọng xây dựng thương
hiệu sản phẩm và chỉ dẫn địa lý đối với nông sản Mộc Châu.

24
Điểm số các địa điểm Điểm số trọng số
Trọng
Nhân tố số
ĐÀ MỘC ĐÀ MỘC
TPHCM TPHCM
LẠT CHÂU LẠT CHÂU

Chi phí thuê địa điểm 0,3 80 85 90 24 25,5 27

Chi phí thuê nhân công 0,1 75 75 80 7,5 7,5 8

Thị trường tiêu thụ 0,1 90 80 65 9 8 6.5

Nguồn nhân lực 0,025 90 85 70 2,25 2,125 1,75

Nguồn nguyên liệu 0,2 90 75 85 18 15 17

Điều kiện giao thông (vận


0,05 90 70 80 4,5 3,5 4
chuyển, đi lại,vv…)

Thu nhập của khách hàng 0,025 90 80 70 2,25 2 1,75

Điều kiện an toàn 0,035 85 75 70 2,975 2,625 2,45

Khoảng cách đến trang trại


0,065 85 75 90 5,525 4,875 5,85
(NVL sữa)

Hướng phát triển khu vực 0,1 80 75 85 8 7,5 8,5

Tổng 1 - - - 83,725 78,625 82,8

Theo kết quả tính toán trên ta thấy:


- Địa điểm Đà Lạt có tổng số điểm nhỏ nhất là 78, 625 ➔ Loại
- Địa điểm Mộc Châu có tổng số điểm nhỏ hơn địa điểm TP.HCM là 82,8 ➔ Loại
➔ Nên chọn địa điểm TPHCM có tổng số điểm cao nhất là 83,725 (Chọn)

25
26
V. BỐ TRÍ MẶT BẰNG
1. Sơ đồ dây chuyền sản xuất toàn nhà máy:

Hình 4: Sơ đồ bố trí mặt bằng

27
VI. HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP
1. Kế hoạch trung hạn

- Xác định lượng sản phẩm sản xuất và dự trữ đápứng đầy đủ kịp thời nhu cầu của khách
hàng với lượng tồn kho và chi phí sản xuất thấp nhất, đảm bảo sử dụng công suất theo
đúng chiến lược của công ty, tuân thủ đúng chính sách phát triển nguồn nhân lực của công
ty.
- Kế hoạch sản xuất sản phẩm sẽ từ 6 -12 tháng
- Số lượng sản phẩm cần sản xuất của mỗi tháng trong năm 2022 là 366,9 triệu hộp.
- Theo chiến lược kinh doanh đã đươc thiết lập dựa trên kết quả nghiên cứu của công ty
ty vấn độc lập, sau 5 năm nhãn hiệu sữa chua có thể đạt doanh số ổn định – trong đó doanh
số của sản phẩm sữa chua vẫn là nhiều nhất. Trong ngành sản xuất, công suất sản xuất của
nhà máy phụ thuộcchính vào 3 yếu tố : nguồn nguyên liệu, nguồn lao động và công suất
thiết bị máymóc.Với mức độ sản xuất 113.75 khối/ngày thành phẩm đã nêu trên thì việc
cung cấp đủ nguyên liệu sữa (gồm nhiều thành phần) không phải là vấn đề lớn và hoàn
toàn nằm trong khả năng của công ty.
- Với số lượng nói trên thì nhu cầu lao động của công ty là khoảng 500 – 600 người. Hiện
công ty đã có khoảng 300 lao động làm việc thuờng xuyên tại xưởng, lúc cao điểm đang
huy động lên đến 200 lao động. Do việc sản xuất thuộc nhóm nhu cầu thiết yếu mang lại
giá trị gia tăng cao, chi phí lao động chỉ chiếm khoảng 10% trong cơ cấu giá, nên một khi
có nhu cầu và có kế hoạch sản xuất trung hạn thì hoàn toàn có thể tuyển dụng lao động
mới để làm việc. Trường hợp cần thiết vẫn có thể tăng giá lương nhân công lên thêm đến
20% để thu hút, bổ sung nguồn lao động một cách kịp thời.
- Ðể sản xuất sữa chua mứt nho đen theo nhu cầu sử dụng, công ty đã lựa chọn công nghệ
“làm sạch và làm lạnh cực nhanh”. Những thiết bị đáp ứng công nghệ này trên thị trường
có công suất tối thiểu là 2 KW/h. Như vậy, để sản xuất đủ số lượng cần thiết thì sẽ cần
7200 giờ để máy hoạt động hết công suất – tương đương với 700 ca sản xuất với cường
độ làm việc 8-10h/ca (đây là cường độ sản xuất bình thường để có hiệu quả về mặt chi phí
nhân công và điện). Như vậy, nếu làm việc trải dài trong 1 năm (300 ngày làm việc/năm)
thì sử dụng thiết bị 2 KW/h là vừa đủ. Trong thực tế, do tính chất không đều, nên sẽ có
khoảng 60 ngày phải làm việc 2 ca (8-10h/ca) và 30 ngày làm việc 1 ca (8-10h/ca). Phương
án làm việc tăng ca rất cần được quan tâm vì có thể giúp giảm chi phí sản xuất đáng kể
(giá điện ca đêm rẻ, máy chạy liên tục 2 ca cũng giúp giảm chi phí tiêu hao điện năng,
trong khi chi phí nhân công gần như không thay đổi – thậm chí có thể giảm các chi phí
phụ trợ cho công nhân khi tổ chức. Tuy nhiên, tãng ca liên tục sẽ làm công nhân mỏi mệt
và hiện đang là lý do chính yếu khiến các doanh nghiệp khó thu hút lao động mới vào làm.
Chính vì vậy, công ty chủ trương chỉ sử dụng phương án tăng ca khi thật cần thiết.
- Công ty đã bố trí sẵn vị trí để khi cần có thể bố trí ngay thêm một dây chuyền sản xuất
song song với dây chuyền hiện tại. Trường hợp nhu cầu tăng nhanh hơn dự kiến thì công
ty sẽ tổ chức hoạt động tăng ca trong thời gian chờ lắp đặt dâychuyền mới. Công ty cũng
có thể sử dụng phương án tích trữ nguyên liệu để kéo dãn mức huy động công suất thiết
28
bị cấp đông thông qua việc sản xuất trái vụ và chấp nhận dự trữ hàng thành phẩm tồn kho
gần nhất.
- Nguyên liệu cho mặt hàng này được thu mua từ nhiều trang trại bò sữa tại nhiều địa
phương trong cả nước. Mặc dù đã có hệ thống thu mua và mối quan hệ bạn hàng lâu năm
cũng như lợi thế về giá mua do sự vượt trội trong cạnh tranh trên thị trường, nhưng thực
sự, nguyên liệu đang là điểm yếu nhất có thể dẫn tới tình huống “khủng hoảng” của kế
hoạch này. Dù rằng nguyên liệu mua đang khá tốt, nhưng vì nguyên liệu mặt hàng có thể
thiếu đột xuất nên đơi lúc vẫn hoàn toàn bị lệ thuộc. Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu dự
trữ vẫn đang được coi là một giải pháp dự phòng.
- Kế hoạch mà công ty sẽ lựa chọn:

❖ Kế hoạch thay đổi mức dự trữ


- Theo kế hoạch này, Công ty có thểtăng mức dự trữ trong giai đoạn nhu cầu thấp để cung
cấp trong giai đoạn có nhucầu cao hơn khả năng sản xuất của đơn vị.
- Ưu điểm: Quá trình sản xuất được ổn định, không có những biến đổi bất thường; Đáp
ứng thoả mãn nhu cầu khách hàng; Dễ dàng cho việc điều hàngsản xuất.
- Nhược điểm: Chi phí cho việc tồn trữ lớn như: chi phí thuê hoặc khấu hao kho, chi phí
bảo hiểm,chi phí hao hụt mất mát, chi phí cho các thiết bị kho hoạt động trong suốt thời
gian dự trữ,vv…

❖ Kế hoạch làm thêm giờ


- Theo kế hoạch này, công ty có thể bổ sung nhu cầu thiếu hụt trong các giai đoạn có nhu
cầu tăng cao bằng cách yêu cầucông nhân làm thêm giờ, nhưng không thuê thêm công
nhân. Đồng thời cũngcó thể cho công nhân tạm nghỉ ngơi trong các giai đoạn có nhu cầu
thấp mà không phải cho thôi việc.
- Tuy nhiên, khi nhu cầu tăng quá cao, việc huyđộng công nhân làm thêm giờ là rất khó
khăn và phải gánh chịu các khoản chi phí làm thêm giờ tăng cao, đồng thời khả năng làm
thêm bị giới hạn về độ dài của ngày lao động. Ngược lại khi nhu cầu xuống quá thấp, đơn
vị cho công nhân tạm nghỉ đó là một gánh nặng.

❖ Kế hoạch sử dụng công nhân làm bán thời gian.


- Ưu điểm: Giảm bớt thủ tục, trách nhiệm hành chính trong sử dụng lao động, tăng được
sự linh hoạt trong điều hành để thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, giảm được những
khoản chi phí liên quan đến sử dụng lao động chính thức như: bảo hiểm, phụ cấp,...
- Nhược điểm: Chịu sự biến động lao động rất cao, có thể lao động bỏ dở công việc giữa
chừng khi có đơn vị khác mời chào hấp dẫn hơn, vì họ không có sự ràng buộc về trách
nhiệm. Năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm có thể giảm hoặc không cao như
mong muốn, điều hành sản xuất khó khăn.
❖ Kế hoạch điều độ để tiến hành sản xuất
- Điều độ sản xuất là khâu tiếp tục ngay sau khi hoàn thành thiết kế hệ thống sản xuất và
xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là khâu tổ chức, chỉ đạo
29
triển khai hệ thống tổ chức sản xuất đã được thiết kế, nhằm biến các mục tiêu dự kiến và
kế hoạch sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ thành hiện thực.Vì vậy, kết quả của điều độ sản
xuất phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của hoạt động thiết kế và hoạch định hệ thống sản
xuất, đặc biệt là các khâu như dự báo, thiết kế sản phẩm, lựa chọn và thiết kế quá trình,
đào tạo.
- Các sản phẩm sữa chua của công ty được sản suất hàng loạt liên tục - theo qui trình riêng
kế hoạch đặt ra riêng.

2. Các chiến lược hoạch định tổng hợp

- Công ty áp dụng chiến lược hỗn hợp để hoạch định tổng hợp. Chiến lược hỗn hợp kết
hợp các chiến lược sau để lập kế hoạch sản xuất khả thi:
+ Thay đổi mức tồn kho: tăng mức tồn kho trong giai đoạn có nhu cầu thấp, dành để
tăng mức cung cấp khi có nhu cầu cao ở các giai đoạn tới trong tương lai.
- Ưu: không cần thay đổi hoặc thay đổi lực lượng lao động từ từ nhưng nhược điểm phải
chịu chi phí tồn kho, chi phí quản lý => Áp dụng đa số với sản xuất.
+ Thay đổi tốc độ sản xuất: bằng cách làm phụ trội hoặc có thời gian nhàn rỗi. Cũng
có thể giữ nhân lực cố định nhưng thay đổi số giờ làm việc.
- Ưu: đối phó với những biến đổi trong giai đoạn giao thời mà không tốn chi phí thuê mướn,
đào tạo nhưng nhược thì tốn chi phí trả phụ trội, hạ thấp năng suất biến tế, nhân công sẽ bị
mệt mỏi không tập trung công việc.
+ Thay đổi nhân lực theo mức cầu: thuê thêm hoặc sa thải nhân viên phù hợp với 1
mức độ sản xuất theo thời điểm.

30
- Ưu: tránh được chi phí của các cách được lựa chọn khác và nhược là thêm chi phí đào
tạo cho công nhân mới, sa thải công nhân có thể mất uy tín công ty, năng suất lao động
thấp => Thích hợp với nơi có lao động không cần chuyên môn.
+ Hợp đồng phụ: áp dụng cho những giai đoạn có nhu cầu cao vọt phải đặt ở ngoài
để đảm bảo công suất tạm thời.
+ Dùng nhân công làm việc bán thời gian: để bổ sung nguồn lao động.
- Ưu là giảm chi phí bảo hiểm, tăng độ linh hoạt và nhược là biến động lao động cao, tốn
phí đào tạo,vv… => Thích hợp nhân công không đòi hỏi tay nghề, có thể là học sinh, sinh
viên bán thời gian.
=> Phối hợp các chiến lược thuần túy như kết hợp làm thêm giờ, hợp đồng phụ và chịu
tồn kho để xây dựng kế hoạch.

3. Phương pháp hoạch định tổng hợp

- Công ty sử dụng phương pháp tính toán bằng đồ thị.


- Nhà máy sản xuất sữa chua natural đã lập dự báo cho nhu cầu hàng tháng cho sản phẩm
sữa chua của mình cho giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2022 theo bảng sau (đơn vị
:triệu hũ)
Đơn vị: triệu hủ

Tháng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12

Nhu cầu
35 29 34 28 30 38 40 42 45 40 38 32
mong đợi

Số ngày sản
31 26 30 24 30 31 32 34 30 35 33 30
xuất

Nhu cầu
1,13 1,12 1,13 1,16 1 1,23 1,25 1,24 1,5 1,14 1,15 1,07
mỗi ngày

Hình 5: Bảng nhu cầu sản xuất hàng tháng năm 2022

Nhu cầu Nhu cầu trung bình


Ngày SX
(triệu hũ) ngày (triệu hủ)

Tổng 431 366 1,17

Hình 6: Bảng tổng dự báo nhu cầu sản xuất cho năm 2022

31
- Theo chiến lược này nhà máy sẽ bố trí sản xuất ổn định theo mức nhu cầu trung bình
mỗi ngày
- Mức nhu cầu trung bình mỗi ngày được tính như sau:
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒖 𝒄ầ𝒖 𝒎𝒐𝒏𝒈 đợ𝒊 𝟒𝟑𝟏
Nhu cầu trung bình = = = 1,17 triệu hủ
𝑺ố 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒏𝒈à𝒚 𝒔ả𝒏 𝒙𝒖ấ𝒕 𝟑𝟔𝟔
- Bộ phận sản xuất của nhà máy cung cấp những thông tin sau:
+ Số nhân viên hiện có tại nhà máy: 20 người
+ Có 10 dây chuyền sản xuất – mỗi dây chuyền khoảng 8 -10 người
+ Chi phí lưu kho : khoảng 3000đ/sản phẩm/tháng = 300.000đ/ngày (mỗi ngày lưu kho
khoảng 100 sản phẩm, một tháng thì tốn 9.000.000đ)
+ Thời gian sản xuất 1 sản phẩm: 5 phút/ sản phẩm
+ Chi phí thuê và đào tạo một nhân viên: 500.000 đồng
+ Chi phí lao động : 300.000 đồng (10h/người x 30.000đ)
+ Chi phí sa thải 1 công nhân: 600.000 đồng. Sa thải sẽ tốn một người trong 1 dây
chuyền. Một người tương đương với 120 sản phẩm/ 1ca làm việc, 1 sản phẩm = 5000đ)

1.6 Thiếu hàng


Mức sản xuất TB
1.4
Tồn kho

1.2
Nhu cầu mỗi ngày

0.8

0.6

0.4

0.2

0
tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng 7 tháng 8 tháng 9 tháng tháng tháng
10 11 12
= Tháng = số ngày làm việc

Hình 7: Biểu đồ thể hiện mức độ sản xuất và dự báo nhu cầu sữa chua (ngày)

32
Nhận xét:
- Biểu đồ cho thấy có mức dộ khác biệt giữa dự báo nhu cầu và mức sản xuất ổn định trung
bình của nhà máy. Trong tháng 1, 2, 3, 5, 10, 11 và 12 thì nhu cầu thị trường thấp hơn mức
sản xuất. Vì thế nhà máy sẽ đưa hàng dư thừa tồn kho vào dự trữ trong kho. Lượng dự trữ
trên sẽ được đem ra bán dần dần vào những thời điểm nhu cầu thị trường vượt mức sản xuất
ra sản phẩm của công ty ở tháng 4, 6, 7, 8 và 9.
- Ngoài ra công ty có thể sắp xếp lại lao động để mức sản xuất đáp ứng nhu cầu trung bình.
Giữ mức sản xuất cố định và số còn lại có thể sẽ đặt hợp đồng bên ngoài. Hoặc có thể kết hợp
giữalàm thêm giờ với hợp đồng bên ngoài.
- Theo chiến lược này thì mức tồn kho sẽ được thể hiện qua các tháng như sau:

Tháng Nhu cầu sản phẩm Mức sản xuất trong giờ Tăng giảm tồn kho Tồn kho cuối kì
(triệu hủ)

1 35 1.17 x 31 = 36,27 1,27 1,27

2 29 1.17 x 26 = 30,42 1,42 2,69

3 34 1.17 x 30 = 35,1 1,1 3,79

4 28 1.17 x 24 = 28,08 0,08 3,87

5 30 1.17 x 30 = 35,1 5,1 8,97

6 38 1.17 x 31 = 36,27 1 9,97

7 40 1.17 x 32 = 37,44 -1,73 8,24

8 42 1.17 x 34 = 39,78 -2,2 6,04

9 45 1.17 x 30 = 35,1 -9,9 -3,86

10 40 1.17 x 35 = 40,95 0,95 -2,91

11 38 1.17 x 33 = 38,61 0,61 -2,3

12 32 1.17 x 30 = 35,1 3,1 0,8

Tổng 431 428,22 30,57

+ Tổng số sản phẩm tồn kho qua các tháng là 30,57 triệu hũ

+ Tổng số công nhân cần có để đảm bảo mức sản xuất ổn định 1,17 triệu hũ/ngày là 10
người . Như vậy các loại chi phí sẽ được tính như sau:

33
+ Tổng chi phí cho công nha 1 tháng: 20 x 3.000.000 = 60.000.000 đồng

+ Tổng chi phí cho công nhân 1 năm: C = 60. 000.000 x 12 = 720.000.000 đồng

+ Chi phí đào tạo công nhân 500.000đ/người: C = 500.000 x 12 = 6.000.000 đồng

+ Chí phí lưu kho khoảng 2000đ/sản phẩm/tháng = 400.000đ/ngày (mỗi ngày lưu kho
khoảng 200 sản phẩm, một tháng thì tốn 18.600.000đ)

C = 400.000 x 366 = 146.400.000 đồng

- Trong đó có tháng 7 và 9 không lưu khó: 400.000 x (366 – 60) = 122.400.000 đồng

+Tổng chi phí sản xuất theo chiến lược sản xuất ổn định trong năm 2020

C = 720.000.000+ 6.000.000 + 122.400.000 = 848.400.000 đồng

34
VII. QUẢN TRỊ TỒN KHO VÀ HOẠC ĐỊNH NHU
CẦU VẬT TƯ (MRP)
1. Vai trò của tồn kho:

+ Tồn kho là hàng hóa được tự tạo trong kinh doanh nhầm đáp ứng cho nhu cầu trong tương
lai. Nó có thể là:
❖ Sản phẩm của công ty.
❖ Hàng cung cấp nằm trong quá trình gia
công.
Tồn kho nhiều ➔ Giá thành cao, khó cạnh
tranh với đối thủ.
Tồn kho không đủ ➔ mất doanh số bán hàng
(sản phẩm), đình trệ sản xuất (nguyên vật
liệu).
+ Phân loại tồn kho
1) Tồn kho nguyên liệu, bộ phận cấu thành.
2) Tồn kho sản phẩm dở dang.
3) Tồn kho sản phẩm hoàn chỉnh.
4) Tồn kho các mặt hàng linh tinh phục vụ sản xuất và dịch vụ.

2. Phân tích chi phí tồn kho

- Trong điều kiện nhất định, tồn kho quá cao sẽ làm tăng chi phí đầu tư vào tồn kho, tồn kho
thấp sẽ tốn kém chi phí trong việc đặt hàng, chuyển đổi lô sản xuất, bỏ lỡ có hội thu lợi nhuận.
- Khi gia tăng tồn kho sẽ có hai khuynh hướng chi phí trái ngược nhau: một số chi phí này thì
tăng, còn một số khoản chi phí khác thì giảm. Do đó cần phân tích kỹ lưỡng chi phí trước khi
đến một phương thức hợp lý nhằm cực tiểu chi phí liên quan đến hàng tồn kho.Trong quản trị
dự trữ thường đề cập đến các loại chi phí có liên quan sau:

+ Chi phí mua hàng: Là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá mua một
đơn vị. Chi phí này có thể được hưởng giảm giá nếu mua cùng một lúc với số lượng lớn.

+ Chi phí đặt hàng: Là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc thiết lập các đơn hàng. Nó
bao gồm các chi phí tìm nguồn hàng, chi phí chuẩn bị, chi phí vận chuyển, chi phí giao nhận
hàng, kiểm tra sai sót, nhập kho, các chi phí hành chính khác...

+ Chi phí lưu kho: Là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động dự trữ. Nó
bao gồm các chi phí:

• Chi phí cơ hội: Khi món hàng được dự trữ thì vốn đầu tư không dùng vào mục đích
khác được hoặc lãi suất trả ngân hàng khi tồn đọng hàng.

35
• Chi phí cất giữ: Chi phí thuê địa điểm lưu giữ hàng hoá, chi phí hao mòn cơ sở hạ
tầng kho bãi, bảo hiểm, chi phí bảo quản.

• Chi phí do lỗi thời, hư hỏng và mất mát: Chi phí do lỗi thời sẽ được phân bổ cho các
món hàng có nhiều rủi ro bị lỗi thời, mà rủi ro càng cao thì chi phí càng lớn. Sản phẩm
có thể bị hư hỏng, thối do để lâu như lương thực, hoa quả, sản phẩm tươi sống... Chi
phí mất mát là chi phí có thể do hàng hóa bị lấy cắp, thất thoát hoặc đổ vỡ... Tổn thất
khi phải bán sản phẩm mua về mà không sử dụng nữa (do chuyển hướng sản xuất kinh
doanh, chất lượng sản phẩm giảm sút).

+ Chi phí thiếu hàng: Là những tổn thất do thiếu hàng gây nên. Từ góc độ bán hàng, nếu
thiếu hàng cung cấp, khách hàng sẽ chuyển sang đặt hàng của doanh nghiệp khác. Từ góc độ
sản xuất, trong quá trình sản xuất, thiếu hàng dẫn đến việc ngừng sản xuất đợi nguyên liệu, ứ
đọng bán thành phẩm, kéo dài thời gian giao hàng và dẫn đến ngưng ca…
Khi nghiên cứu quản trị hàng dự trữ, chúng ta phải giải quyết hai vấn đề cơ bản là:
+ Lượng đặt hàng bao nhiêu là tối ưu
+ Thời điểm đặt hàng vào lúc nào là thích hợp

3. Các phương pháp quản trị hàng dự trữ:

Hạng Số lượng món hàng Giá trị

A Khoảng 20% Khoảng 80%

B Khoảng 30% Khoảng 15%

C Khoảng 50% Khoảng 5%

Kỹ thuật phân tích ABC trong phân loại hàng tồn kho:
Kỹ thuật phân tích ABC thường được sử dụng trong phân loại hàng hóa tồn kho, nhằm xác
định mức độ quan trọng của hàng hóa tồn kho khác nhau. Từ đó xây dựng các phương pháp
dự báo, chuẩn bị nguồn lực và kiểm soát tồn kho cho từng nhóm hàng khác nhau.
Trong kỹ thuật phân tích ABC phân loại toàn bộ hàng hóa dự trữ của đơn vị thành 3 nhóm
hàng: Nhóm A, nhóm B và nhóm C. Căn cứ vào mối quan hệ giá trị hàng năm với số lượng
chủng loại hàng.
Giá trị hàng hoá dự trữ hàng năm được xác định bằng tích số giữa giá bán một đơn vị hàng
hoá với lượng dự trữ hàng hoá đó trong năm. Số lượng chủng loại hàng là số lượng từng loại
hàng hoá dự trữ trong năm.
- Nhóm A: Bao gồm những hàng hóa dự trữ có giá trị hàng năm cao nhất, chiếm từ 70-
80% so với tổng giá trị hàng hoá sự trữ, nhưng về mặt số lượng, chủng loại thì chỉ chiếm
khoảng 10-15% lượng hàng dự trữ.

36
- Nhóm B: Bao gồm những loại hàng hoá dự trữ có giá trị hàng năm ở mức trung bình,
chiếm từ 15-25% so với tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng về số lượng, chủng loại chúng chỉ
chiếm khoảng 30% tổng số hàng dự trữ.
- Nhóm C: Gồm những loại hàng có giá trị thấp, giá trị dự trữ chỉ chiếm khoảng 5% so với
tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng số lượng chiếm khoảng 50-55% tổng số lượng hàng dự trữ.

Hình 8: Kỹ thuật phân tích ABC theo đồ thị

Nhu cầu Giá của đơn Tổng giá trị Số % tổng Sắp xếp thứ
Mặt hàng ĐVT
hàng năm vị (VNĐ) mặt hàng giá trị năm tự ưu tiên

Hũ 1.000.000 Hũ 400 400.000.000 1,76 5


Sữa Bò Tươi 300 Tấn 33.150.000 9.945.000.000 43,99 1

Sữa bò đặc 200 Tấn 10.185.900 2.037.180.000 9,02 4


Trái cây 350 Tấn 20.550.000 7.192.500.000 31,81 2
Men 100 Tấn 23.120.456 2.312.045.600 10,22 3
Nhãn dán 1.000.000 Nhãn 500 100.000.000 0,44 8
Thùng 105.000 Cái 3.200 335.000.000 1,48 6
Muỗng 150.000 Cái 1.600 240.000.000 1,06 7
Keo 50 Tấn 1.000.050 50.002.500 0,22 9
Tổng cộng 22.611.721.000 100

Hình 9: Bảng phân tích ABC

37
Số % chiếm Số % chiếm
STT Mặt hàng Giá trị hàng năm trong tổng trong tổng số Xếp loại
giá trị năm loại mặt hàng

1 Sữa bò tươi 9.945.000.000 43,99


20% A
2 Trái cây 7.192.500.000 31,81
3 Men 2.312.045.600 10,22
30% B
4 Sữa bò đặc 2.037.180.000 9,02
5 Hũ 400.000.000 1,76
6 Thùng 335.000.000 1,48
7 Muỗng 240.000.000 1,06 50% C
8 Nhãn dán 100.000.000 0,44
9 Keo 50.002.500 0,22
Tổng cộng 22.611.721.000 100 100

Hình 10: Kỹ thuật ABC


Mô hình đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ)
Với những giả thiết dưới đây, sơ đồ biểu diễn mô hình EOQ có dạng:

Các giả thiết để áp dụng mô hình:


- Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu hàng năm (D) được xác định và ở mức đều.
- Chi phí đặt hàng (S) và nhận một đơn hàng không phụ thuộc vào số lượng hàng.
- Chi phí tồn trữ (H) là tuyến tính theo số lượng hàng tồn kho.
- Không có chiết khấu theo số lượng hàng hoá: điều này cho phép chúng ta loại chi phí mua
hàng hoá ra khỏi tổng chi phí.

38
- Toàn bộ khối lượng hàng hoá của đơn hàng giao cùng thời điểm.
- Thời gian kể từ khi đặt hàng cho đến khi nhận hàng được xác định.

Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất (POQ-Prodution Order Quantity).
Giả thiết của mô hình:
- Nhu cầu hàng năm, chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng của một loại vật liệu có thể ước
lượng được.
- Không sử dụng tồn kho an toàn, vật liệu được cung cấp theo mức đồng nhất (p), vật liệu
được sử dụng ở mức đồng nhất (d) và tất cả vật liệu được dùng hết toàn bộ khi đơn hàng kế
tiếp về đến.
- Nếu hết tồn kho thì sự đáp ứng khách hàng và các chi phí khác không đáng kể.
- Không có chiết khấu theo số lượng.
- Mức cung cấp (p) lớn hơn mức sử dụng (d).
Gọi: p là mức sản xuất (mức cung ứng) hàng ngày
d là nhu cầu sử dụng hàng ngày (d < p)
t là thời gian cung ứng
Q là sản lượng của đơn hàng
H là chi phí dự trữ cho 1 đơn vị mỗi năm
Mô hình POQ có dạng như sau:

Hình 11 : Mô hình POQ

Mô hình khấu trừ theo số lượng (DQM)


- Mô hình khấu trừ theo số lượng là mô hình dự trữ có tính đến sự thay đổi của giá cả phụ
thuộc vào khối lượng hàng trong mỗi lần đật hàng. Việc khấu trừ theo số lượng thực chất là
giảm giá hàng hóa khi khách hàng mua loại hàng nào đó với một số lượng lớn.

39
- Để tăng doanh số bán hàng, nhiều công ty thường đưa ra chính sách giảm giá khi số lượng
mua cao lên. Chính sách bán hàng như vậy được gọi là bán hàng khấu trừ theo lượng mua.
Nếu chúng ta mua với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp. Nhưng lượng dự trữ sẽ tăng lên
và do đó, chi phí lưu kho sẽ tăng.

- Xét về mức chi phí đặt hàng thì lượng đặt hàng tăng lên, sẽ dẫn đến chi phí đặt hàng giảm
đi. Mục tiêu đặt ra là chọn mức đặt hàng sao cho tổng chi phí về hàng dự trữ hàng năm là bé
nhất. Trường hợp này ta áp dụng mô hình khấu trừ theo số lượng QDM. Tổng chi phí về hàng
dự trữ được tính như sau:

Tổng chi phí của hàng dự trữ = CP mua hàng + CP đặt hàng + CP dự trữ

Để xác định được lượng hàng tối ưu trong 1 đơn hàng, ta tiến hành các bước sau đây:

▪ Bước 1. Xác định mức sản lượng tối ưu ở từng mức khấu trừ

▪ Bước 2. Điều chỉnh sản lượng những đơn hàng không đủ điều kiện lên mức sản lượng
phù hợp. Ở mỗi mức khấu trừ, nếu lượng hàng đã tính ở bước một thấp không đủ điều
kiện để hưởng mức giá khấu trừ, chúng ta điều chỉnh lượng hàng lên đến mức tối thiểu
để được hưởng giá khấu trừ. Ngược lại, nếu lượng hàng cao hơn thì điều chỉnh xuống
bằng mức tối đa.

▪ Bước 3. Tính tổng chi phí theo mức sản lượng đã điều chỉnh Sử dụng công thức tính
tổng chi phí nêu trên để tính toán tổng chi phí cho các mức sản lượng đã được xác
định ở bước 1 và bước 2

▪ Bước 4. Chọn Q* có TC của hàng dự trữ thấp nhất đã xác định ở bước 3.

40
VIII. QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG TRONG HOẠT ĐỘNG
1. Quy trình kiểm soát chất lượng sản xuất của công ty :

➢ Để thực hiện một chương trình kiểm soát chất lượng hiệu quả, đầu tiên hãy tạo và ghi lại
cách tiếp cận để kiểm soát chất lượng. Bao gồm:

• Xác định tiêu chuẩn chất lượng cho từng sản phẩm.
• Chọn phương pháp kiểm soát chất lượng
• Xác định số lượng sản phẩm / lô hàng sẽ được kiểm tra
• Xây dựng và đào tạo nhân viên để kiểm soát chất lượng
• Tạo ra một hệ thống thông tin báo cáo các khuyết tật hoặc các vấn đề tiềm ẩn.

➢ Tiếp theo, bạn sẽ cần phải tạo ra các tiến trình để xử lý lỗi. Xem xét những điều sau đây:

• Sẽ loại bỏ hàng loạt các sản phẩm bị lỗi hay không?


• Sẽ có nhiều thử nghiệm và sửa chữa những vấn đề tiềm tàng không?
• Liệu sản xuất có bị dừng lại để đảm bảo rằng không có sản phẩm bị lỗi nào được tạo ra?
• Các phiên bản sản phẩm mới sẽ được xử lý như thế nào?

❖ Công ty sử dụng quy trình QLCL của ISO 22000:2018 :


Bước 1: Thực hiện trao đổi thông tin với khách hàng

• Bước 2: Tiến hành đánh giá sơ bộ


• Bước 3: Kiểm tra các tài liệu cần thiết
• Bước 4: Đánh giá tài liệu chính thức

41
B1. Đăng ký
B2. Xem xét tài liệu
B3. Đánh giá sơ bộ
B4. Kiểm toán
B5. Tiến hành đánh giá chính thức
B6. Ra quyết định
B7. Cấp giấy chứng nhận và công khai đăng ký của bạn
B8. Duy trì và giảm sát hoạt động.

• Bước 5: Tiến hành đánh giá chính thức


• Bước 6: Cấp giấy chứng nhận ISO 22000

2. Phương pháp lấy mẫu kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm:

a) Địa điểm lấy mẫu

Lấy mẫu tại nơi bảo quản, bóc dỡ hay vận chuyển, tại từng điểm (hoặc sâu từng thiết
bị) trong quá trình sản xuất, tại điểm nhập nguyên liệu và xuất thành phẩm.

b) Kiểm tra sơ bộ lô sản phẩm

Trước khi lấy mẩu phải kiểm tra sơ bộ tính đồng nhất của lô hàng dựa theo các quy
định chung và đối chiếu với hồ sơ lô hàng kèm theo và kiểm tra đầy đủ tình trạng bao
bì trong lô hàng đó. Nếu lô hàng đang bảo quản trong kho thì cần kiểm tra tình trạng
kho. Trong trường hợp sản phẩm không đồng nhất (như hư hỏng từng phần hay ẩm ướt
, nhiều quy trình sản xuất khác nhau…) thì phải chia lô hàng ra nhiều phần nhỏ, mỗi
phần có tính chất gần như nhau làm một lô hàng riêng biệt. Trước khi lấy mẫu cần xem
xét bao gói của sản phẩm và chừng mực có thể cần xem xét bao gói của từng đơn vị
sản phẩm. Sản phẩm trong bao gói bị hư hỏng phải được loại bỏ và ghi chú trong biên
bản lấy mẫu.

c) Vị trí lấy mẫu

Vị trí lấy mẫu được xác định theo vị trí ngẫu nhiên nhưng cần làm sạch sản phẩm lấy
ra không bị dấy bẩn.

d) Trường hợp dấy bẩn ngẫu nhiên

42
Nếu như ngẫu nhiên trên bề mặt sản phẩm bị dấy bẩn thì phải nhẹ nhàng bỏ đi. Trường
hợp khi sự dấy bẩn lại ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm hoặc làm thay đổi tính
chất của sản phẩm thì không được loại bỏ mà phải xem đó như một thành phần của sản
phẩm.

3. Các tiêu chuẩn hệ thống hoặc kỹ thuật để áp dụng quản lí hoạt động doanh
nghiệp:

- Bởi vì đối với những tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong ngành thực phẩm. Việc sở
hữu Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000. Sẽ không chỉ đảm
bảo cho doanh nghiệp đó đã nhận biết và thực hiện quy trình quản lý. Theo những yêu
cầu pháp lý quy định của pháp luật. Mà đó còn là nền tảng quan trọng, để phát triển những
quy trình nâng cao an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Công ty áp dụng các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO 22000:2008. ISO 22000 là tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn
cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ
ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực
phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu
dùng. Hiện tại có rất nhiều tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong số đó, tiêu
chuẩn TC ISO 22000 là tiêu chuẩn TC được áp dụng phổ biến tại Việt Nam.
- Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ISO 22000; được xây dựng dạ trên nguyên lý HACCP
– Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn; kết hợp cùng những yêu cầu về hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho việc; chế
biến, sản xuất, cung ứng thực phẩm từ việc trồng trọt, chăn nuôi.

- Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được phát hành


là phiên bản mới nhất đã được sửa đổi kỹ
lưỡng từ phiên bản tiêu chuẩn đầu tiên được
phát hành năm 2005. Tiêu chuẩn này đã được
cập nhật mới với cấu trúc cấp cao của ISO và
đã được sửa đổi để đáp ứng mọi thách thức về
vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.
Những tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp
chứng nhận cũ sẽ phải thực hiện chuyển sang
phiên bản 2018 của tiêu chuẩn này trước ngày
19 tháng 6 năm 2021. Kể từ ngày 19/6/2021,
phiên bản ISO 22000:2005 sẽ không còn giá
trị.

Công ty áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 dựa trên nguyên lí HACCP:

43
- Đặc biệt là tiêu chuẩn này giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát
được các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi
người tiêu dùng.
- Tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập thị trường thế giới nhờ đạt được tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu
chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu.
- Tổ chức sản xuất tốt hơn, kiểm soát hiệu quả các quy trình nội bộ;
- Chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000 giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực
phẩm kiểm soát được các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được
sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm.
- Giảm tối đa nguy cơ sai lỗi và chi phí rủi ro liên quan tới an toàn thực phẩm và thỏa mãn
nhu cầu chất lượng và an toàn ngày càng cao của khách hàng;

Bước 1: Đào tạo cho cán bộ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000
- Tổ chức, doanh nghiệp phải thiết lập cho mình một chính sách về vấn đề an toàn thực
phẩm. Đưa ra mục tiêu an toàn thực phẩm cho mỗi năm. Đồng thời cần đảm bảo rằng những
mục tiêu, chính sách được đề ra đó phải được áp dụng vào thực tế, vào cơ chế sản xuất kinh
doanh. Phải được phổ biến đến toàn thể nhân viên trong tổ chức.

Bước 2: Chỉ định trưởng nhóm An toàn thực phẩm và các thành viên
- Tổ chức, doanh nghiệp cần phải thành lập ban An toàn thực phẩm. Đồng thời bổ nhiệm
người có kiến thức và có kinh nghiệm về vấn đề an toàn thực phẩm. Mục đích có thể xây
dựng được những chương trình tiên quyết; xác định và phân tích được các mối nguy về việc
mất an toàn thực phẩm. Lên kế hoạch biện pháp phòng ngừa, áp dụng. Vận hành hệ thống
quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 trong tổ chức, doanh nghiệp.

44
Bước 3: Tiến hành thực hiện phân tích mối nguy mất an toàn thực phẩm; xác định các
biện pháp phòng ngừa

- Khi những mục tiêu, chính sách, quy trình, kế hoạch HACCP và hướng dẫn đã được thiết
lập. Tổ chức muốn nhận được; chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý
an toàn thực phẩm. Thì phải đánh giá nội bộ định kỳ để giám sát và đảm bảo thực hiện theo
những hướng dẫn, quy trình đã thiết lập trước đó. Sau đó sẽ phải báo cáo kết quả đến ban
lãnh đạo; để đưa ra quyết định cải tiến. Điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm,
dịch vụ mà tổ chức cung cấp.

- Nhóm an toàn thực phẩm của doanh nghiệp sẽ thực hiện phân tích mối nguy mất an toàn
thực phẩm đối với sản phẩm. Sau khi phân tích xác định được các mối nguy bước tiếp theo
đó là xác định các biện pháp – công đoạn cần phòng ngừa và các chỉ tiêu/thông số cần kiểm
soát để phòng ngừa mối nguy phát sinh.

Bước 4: Xây dựng các Quy trình và hướng dẫn thực hiện công việc để kiểm soát mối
nguy

- Từ các phân tích ở bước 3 cần, nhóm an toàn thực phẩm của doanh nghiệp cần xây dựng
các Quy trình và hướng dẫn thực hiện công việc để kiểm soát mối nguy gây mất an toàn
thực phẩm.

- Quy trình cần tập trung vào các thông số/chỉ tiêu chính cần phải kiểm soát trong từng công
đoạn để phòng ngừa mối nguy phát sinh tại công đoạn đó một cách hiệu quả nhất.

Bước 5: Vận hành theo các Quy trình và hướng dẫn đã thiết lập

- Các Quy trình/hướng dẫn chuẩn đã được thiết lập thì phải được tuân thủ và lưu trữ bằng
chứng thực hiện, đặc biệt tại các công đoạn kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm

- Thời gian vận hành phải đảm bảo phù hợp với đặc thù sản xuất sản phẩm và thời gian sản
xuất ra thành phẩm

Bước 6: Đánh giá nội bộ để giám sát và tuân thủ

- Các phòng ban/bộ phận trong doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện đánh giá chéo lẫn nhau
để đánh giá việc tuân thủ thực hiện theo các quy trình/hướng dẫn đã thiết lập một cách
nghiêm ngặt. Việc đánh giá này cần được thực hiện ít nhất 1 năm/lần
45
Bước 7: Lãnh đạo xem xét, đánh giá tổng thể

- Kết quả của cuộc đánh giá nội bộ được báo cáo tới lãnh đạo cao nhất để quyết định các cải
tiến và đưa ra những điều chỉnh cần thiết để chính thức phê duyệt vận hành hệ thống và nâng
cao hiệu quả kiểm soát an toàn thực phẩm.

Bước 8: Đăng ký chứng nhận tới Tổ chức chứng nhận có năng lực

• Để đảm bảo việc tuân thủ và đáp ứng đầy đủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO
22000 doanh nghiệp cần phải đăng ký và được chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận
được Bộ Khoa học – Công nghệ có năng lực đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế.

• Đối với chứng nhận ISO 22000 thì việc đánh giá trải qua 02 lần đánh giá; bao gồm
đánh giá sơ bộ và đánh giá chính thức.

❖ Các nguyên tắc của HACCP bao gồm các điều sau đây:

+ Phân tích các mối nguy và những biện pháp để phòng ngừa. Tổ chức cần phải phân tích mối
nguy về vệ sinh thực phẩm. Chuẩn bị sơ đồ của quy trình sản xuất bao gồm đầy đủ các bước
diễn ra trong quy trình. Lập danh mục những mối nguy hại và đưa ra những biện pháp phòng
ngừa cho những mối nguy hại đó.

+ Xác định CCPs. Những điểm kiểm soát trọng yếu trong quy trình bằng cách phân tích.
Những mối nguy hại về vệ sinh thực phẩm theo cây quyết định.

+ Xây dựng các ngưỡng tới hạn. Việc thiết lập này sẽ đưa ra những mức độ đã đặt ra và mức
sai biệt có thể chấp nhận. Nhằm đảm bảo cho những điểm kiểm soát trọng yếu CCPs; nằm
trong vòng có thể kiểm soát được.+ Giám sát các điểm kiểm soát trọng yếu. Tổ chức cần thiết
lập hệ thống theo dõi giám sát. Đảm bảo kiểm soát được các điểm kiểm soát trọng yếu CCPs
bằng những thủ tục; trắc nghiệm, xét nghiệm.

46
IX. KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao mà người
tiêu dùng nhận thức được việc sử dụng những loại sản phẩm mang lại chất lượng tốt và bảo
vệ sức khỏe của mình. Do đó, nhu cầu sữa chua ngày càng tăng nhanh do những lợi ích tốt
mà nó đem lại cho sức khỏe của con người.
Tuy nhiên trên thị trường lại có rất nhiều những sản phẩm cùng loại đến từ những thương
hiệu nổi tiếng lớn, nên chắc chắn sẽ gặp được những khó khan thử thách trên những bước đầu
khẳng định vị thế cũng như chất lượng của mình.
Để là được điều đó thì xây dựng chiến lược kinh doanh là tạo nền móng vững chắc, hiệu
quả cho nền tảng sau này nó quyết định hiệu quả và chịu sự chi phối cho toàn doanh nghiệp
hay nói cách khác Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo một hướng đi tốt cho doanh nghiệp,
chiếnlược kinh doanh có hể coi như kim chỉ nam dẫn đường cho doanh nghiệp đi đúng hướng.
Trong thực tế, có rất nhiều nhà kinh doanh nhờ có chiến lược kinh doanh đúng đắn mà đạt
được nhiều thành công, vượt qua đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế cho mình trên thương trường.
Và để có thể thành công trên con đường phát triển đưa sữa chua Việt Nam ra toàn thế giới thì
cũng nhờ một phần đóng góp lớn lao của những khách hàng đã lựa chọn sữa chua Natural là
một phần không thể thiếu trong món tráng miệng của người dân Việt Nam.

47
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Trần Đình An: Bài giảng Quản Trị Sản Xuất & Chất Lượng
2. TS. Nguyễn Thanh Liêm: Quản trị Sản xuất. NXB Tài chính. 2006
3. TS.Nguyễn Văn Nghiến: Quản lý Sản xuất. NXB Thống kê, 2001
4. Lê Anh Cường, Bùi Minh Nguyệt: Tổ chức và Quản lý Sản xuất. NXB Lao động – Xã
hội. 2004

48

You might also like