You are on page 1of 6

III, Phân tích kỹ thuật

1. Đường trung bình động (MA)


a. Đường trung bình động giản đơn (SMA)
Đường SMA là dạng đơn giản nhất của đường MA, được tính bằng trung bình
cộng của một tổ hợp giá nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Chỉ báo
SMA được dùng để xác định xu hướng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục hay đảo chiều
ngược lại, từ đó tạo ra các tín hiệu giúp nhà đầu tư nhận biết được thời điểm thích
hợp để đưa ra quyết định mua vào và bán ra.

Đường giá tính từ đầu năm 2023 trùng với đường SMA100 cho thấy xu hướng
biến động giá không lớn, tuy nhiên nếu xét theo SMA10 hoặc SMA20 thì xu
hướng giá đã tăng hoặc giảm nhẹ trong một thời gian ngắn.
b. Đường trung bình động mũ (EMA)
Đường EMA là một dạng khác của đường MA dùng để tạo tín hiệu mua, bán dựa
trên giao thoa và phân kỳ so với mức giá trung bình ở quá khứ. EMA được tính
bằng công thức hàm mũ, thường dùng trong khoảng thời gian nhất định như 20
ngày, 30 ngày, 90 ngày và 200 ngày. Khác với SMA là phản ánh sự tác động của tất
cả các giá trị của giá kéo dài từ quá khứ đến hiện tại, thì EMA sẽ đặt trọng tâm vào
các biến động giá tại thời điểm gần nhất. Do đó, chỉ báo EMA khá nhạy cảm với
các biến động ngắn hạn, nhận biết nhạy với các tín hiệu bất thường hơn so với
SMA. Nhờ vậy mà nhà đầu tư cũng sẽ có được các dự báo để phản ứng nhanh và
kịp thời hơn với các biến động này.

Đường giá tính từ đầu năm 2023 trùng với đường EMA90 cho thấy xu hướng biến
động giá không lớn, tuy nhiên nếu xét theo EMA20 thì xu hướng giá đang lọt
xuống phía dưới dự báo giá sẽ có xu hướng giảm trong thời gian ngắn hạn. (DPM)
Đường giá tính từ đầu năm 2023 của PVD khá nhộn nhịp khi đã có 2 đợt vọt giá
trên đường EMA90 cho thấy xu hướng biến động giá khá nhiều, tuy nhiên nếu xét
theo EMA20 thì xu hướng giá đang trùng với đường EMA20 dự báo giá sẽ ổn định
trong thời gian ngắn hạn. (PVD).
2. Đường trung bình động hội tụ/phân kỳ (MACD)
MACD chuẩn là trung bình động mũ EMA 26 ngày và 12 ngày. Để nhận biết dấu
hiệu biến động giá người ta sử dụng đường tín hiệu EMA 9 ngày. Khi MACD
chuẩn bị cắt lên trên hoặc xuống dưới đường EMA9 => dấu hiệu giá tăng hoặc
giảm. Đường MACD giao với đường tín hiệu từ dưới lên sẽ báo hiệu giá sẽ tăng
hơn mức hiện tại.
MACD > 0 và tăng => tốc độ thay đổi của EMA12 nhanh hơn EMA26 => giá sẽ
tăng

Đường tín hiệu (màu vàng); đường MACD (màu xanh); biểu đồ tần suất (màu đỏ)

Ở bảng giá của DPM cho thấy đường đường MACD đã cắt xuống dưới đường tín
hiệu và chưa có dấu hiệu sẽ cắt được đường tín hiệu => giá đã giảm xuống và chưa
có dấu hiệu tăng trở lại
Ở bảng giá của PVD thì đường MACD đang có dấu hiệu cắt lên trên đường tín
hiệu cho thấy rằng giá sẽ tăng lên trong thời gian tới.
3. Chỉ số biến động giá Bollinger (Bollinger Band – BB)
Bollinger Band là một công cụ phân tích kỹ thuật xác định bởi đường trung bình
đơn giản (Simple Moving Average – SMA) ở giữa, dải trên và dải dưới. Bollinger
bands được phát triển và sở hữu bản quyền bởi một nhà phân tích kỹ thuật nổi
tiếng tên là John Bollinger. Dải Bollinger bands sẽ tự điều chỉnh mở rộng trong các
giai đoạn thị trường biến động và thu hẹp trong các giai đoạn thị trường ít biến
động hơn. Nhiều trader tin rằng giá càng di chuyển đến dải trên của dải Bollinger
bands, thị trường càng quá mua và giá càng di chuyển đến dải thấp hơn, thị trường
càng bán quá mức.

Ở biểu đồ của PVD từ đầu năm 2023 đến nay dải trên và dải dưới nằm ở khoảng
cách khá rộng so với đường trung tuyến có nghĩa rằng giá cp từ đầu năm đến nay
giá biến động khá nhiều, tuy nhiên đang có dấu hiệu thu hẹp giữa 2 dải với đường
trung tuyến => Báo hiệu trong giai đoạn tới đây giá sẽ có biến động thấp.
Ở biểu đồ của DPM, sau 3 lần siết chặt và 2 lần bứt phá của chỉ số BB cho thấy
rằng cp này khá nhộn nhịp trong khoảng nửa đầu năm nay. Tuy nhiên sau lần thu
hẹp thứ 3 chỉ số BB thì 2 dải đang có dấu hiệu nới rộng khoảng cách với đường
trung tuyến dự báo trong thời gian sắp tới giá sẽ biến động rất nhiều, NĐT nên cẩn
trọng trong việc mua bán của mình.
4. Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
RSI là viết tắt của cụm từ Relative Strength Index (Chỉ số sức mạnh tương đối).
Đây là chỉ báo được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Chỉ số sức mạnh tương đối
RSI đo lường mức độ thay đổi giá cổ phiếu so với biến động giá trong quá khứ
bằng cách so sánh số ngày tăng điểm với số ngày giảm điểm. Chỉ số RSI là phát
minh của J.Welles Wilder năm 1978 và được mô tả trong cuốn sách “New
Concepts in Technical Trading Systems”. Dựa vào chỉ số RSI mỗi nhà đầu tư sẽ
cân nhắc điều chỉnh ngưỡng quá mua và ngưỡng quá bán đó dựa trên xu thế hiện
tại của thị trường.

Ngưỡng quá mua: nghĩa là đã mua lỗ quá nhiều so với mức cân bằng của thị
trường. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra để trở về mức cân bằng làm cho giá giảm
xuống.
Ngưỡng 50 ở giữa: là một dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp tăng giá hay giảm
giá. Nếu đường RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng
khoán đó có kỳ vọng tăng giá (Bullish). Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống
dưới đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng giảm giá
(Bearish)
Ngưỡng quá bán: nghĩa là lượng bán ra quá nhiều làm giá giảm xuống thấp hơn
so với giá cân bằng. Nhà đầu tư sẽ mua thêm để đẩy giá lên.
Giả sử một NĐT A chọn ngưỡng quá mua là 70 và 30 là ngưỡng quá bán trong
ngày:
Ở biểu đồ của DPM, đường RSI đang giảm xuống quá ngưỡng 50 tuy nhiên chưa
qua ngưỡng quá bán 30 nên khi đó NĐT sẽ có 2 lựa chọn:
+ LC1: NĐT sẽ ko mua vào cp và xem xét tình hình nếu vượt quá ngưỡng quá
bán NĐT sẽ mua vào cp để đẩy giá lên.
+ LC2: NĐT sẽ mua vào cp luôn để thúc đẩy giá tăng lên.
Ở biểu đồ của VPD, đường RSI đang tăng lên tuy nhiên chưa qua ngưỡng 50 nên
khi đó NĐT sẽ thường chọn không mua-bán cp mà sẽ tiếp tục kỳ vọng tăng quá
ngưỡng 50 và sẽ không để tăng quá ngưỡng 70.

You might also like