You are on page 1of 257

TS.

Tạ Đình Thi
Ths. Nguyễn Ngọc Sơn

VIỆT NAM HƯỚNG TỚI


PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN XANH

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


TẬP THỂ TÁC GIẢ

TS. Tạ Đình Thi

Ths. Nguyễn Ngọc Sơn

TS. Phan Thanh Tùng

Ths. Nguyễn Chí Công

Ths. Trần Quang Hải

TS. Lê Duy Anh

TS. Trần Anh Tú

TS. Nguyễn Thị Vinh Hà

|2
MỤC LỤC

CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................................6


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HỘP.......................................................................................8
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................................10
LỜI GIỚI THIỆU..................................................................................................................13
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................17
PHẦN 1: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN XANH.......18
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG KINH TẾ BIỂN XANH................................................................19
1.1. Biển và đại dương trong sự phát triển nhân loại...................................................................19
1.2. Quan niệm và các ngành, lĩnh vực kinh tế biển.....................................................................21
1.2.1. Quan niệm về kinh tế đại dương.......................................................................................21
1.2.2. Các ngành, lĩnh vực kinh tế đại dương.............................................................................24
1.3. Quan niệm về kinh tế biển xanh..............................................................................................29
1.3.1. Về thuật ngữ “Kinh tế biển xanh”....................................................................................30
1.3.2. Vốn tự nhiên của kinh tế biển xanh..................................................................................35
II. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN XANH................................................43
2.1. Chính sách của một số tổ chức quốc tế...................................................................................43
2.1.1. Liên hiệp quốc...................................................................................................................43
2.1.2. Ủy ban cấp cao về phát triển bền vững kinh tế đại dương................................................47
2.1.3. OECD và Ngân hàng thế giới............................................................................................50
2.1.4. Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF..................................................................53
2.2. Chính sách kinh tế biển xanh của một số quốc gia................................................................56
2.2.1. Trung Quốc........................................................................................................................56
2.2.2. Hoa Kỳ...............................................................................................................................57
2.2.3. Nhật Bản............................................................................................................................58
2.2.4. Liên minh Châu Âu...........................................................................................................61
2.2.5. Ấn Độ.................................................................................................................................61
2.2.6. Hàn Quốc...........................................................................................................................63
2.2.7. Úc.......................................................................................................................................64
2.2.8. In-đô-nê-xi-a......................................................................................................................65
2.2.9. Phi-lip-pin..........................................................................................................................67
III. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC KINH TẾ
BIỂN XANH...........................................................................................................................68
3.1. Xu hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển..........................................................68

|3
3.2. Chuyển đổi sang mô hình kinh tế biển xanh..........................................................................78
3.2.1. Ủy ban Châu Âu................................................................................................................78
3.2.2. Ủy ban cấp cao phát triển bền vững đại dương................................................................90
3.2.3. Ngân hàng thế giới............................................................................................................97
3.3. Kinh tế biển xanh trong bối cảnh đại dịch COVID-19........................................................102
3.4. Kinh nghiệm quốc tế đối với sự phát triển kinh tế biển xanh cho Việt Nam................107
3.4.1. Về phát triển kinh tế biển xanh và bảo tồn vốn biển tự nhiên........................................107
3.4.2. Về xây dựng chính sách phát triển kinh tế biển và chuyển đổi sang mô hình kinh tế biển
xanh trong bối cảnh đại dịch COVID-19..................................................................................109
PHẦN 2: PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở VIỆT NAM................................................114
I. BIỂN VIỆT NAM TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC................115
1.1. Tiềm năng năng lượng tái tạo................................................................................................116
1.1.1. Năng lượng gió................................................................................................................116
1.1.2. Năng lượng thủy triều.....................................................................................................119
1.1.3. Năng lượng sóng biển.....................................................................................................120
1.2. Tài nguyên sinh vật biển........................................................................................................122
1.2.1. Hệ sinh thái biển, hải đảo................................................................................................123
1.2.2. Nguồn lợi hải sản............................................................................................................134
1.3. Tài nguyên khoáng sản biển..................................................................................................136
1.3.1. Tiềm năng dầu khí...........................................................................................................136
1.3.2. Triển vọng sa khoáng ven biển........................................................................................138
1.3.3. Triển vọng khoáng sản vật liệu xây dựng.......................................................................139
1.4. Tài nguyên vị thế....................................................................................................................140
1.4.1. Phát triển cảng và vận tải biển........................................................................................140
1.4.2. Phát triển du lịch biển.....................................................................................................141
1.4.3. Phát triển kinh tế đảo......................................................................................................142
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, VÙNG KINH TẾ BIỂN..................143
2.1. Kinh tế hàng hải.....................................................................................................................143
2.2. Khai thác và nuôi trồng thủy sản..........................................................................................149
2.3. Du lịch biển.............................................................................................................................152
2.4. Khai thác dầu khí...................................................................................................................155
2.5. Điện gió ven biển....................................................................................................................157
2.6. Các vùng kinh tế biển............................................................................................................159
2.7. Một số hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế biển.......................................................161
III. HIỆN TRẠNG VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG BIỂN....................165
3.1. Hiện trạng môi trường nước biển.........................................................................................165

|4
3.1.1. Môi trường nước biển ven bờ..........................................................................................166
3.1.2. Môi trường nước biển khơi.............................................................................................174
3.2. Một số hạn chế, khó khăn trong quản lý, bảo vệ môi trường biển.....................................175
3.3. Thách thức đối với môi trường và hệ sinh thái biển............................................................176
3.3.1. Vấn đề rác thải nhựa đại dương.....................................................................................176
3.3.2. Sự cố tràn dầu trên biển..................................................................................................178
3.3.3. Vấn đề kiểm soát các nguồn thải.....................................................................................179
3.3.4. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng...............................................................................180
PHẦN 3: VIỆT NAM HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN XANH...............182
I. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN..........................................................183
1.1. Bảo vệ biển, tiến ra biển, làm giàu từ biển...........................................................................183
1.2. Phát triển kinh tế biển xanh..................................................................................................186
II. LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI HƯỚNG ĐẾN KINH TẾ BIỂN XANH.........................193
III. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN QUỐC GIA THEO QUAN ĐIỂM KINH TẾ
BIỂN XANH.........................................................................................................................238
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................244

|5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu

ĐDSH Đa dạng sinh học

ĐNN Đất ngập nước

EC Ủy ban ban Châu Âu (European Commission)

EU Liên minh Châu Âu (European Union)

EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam (Vietnam Electricity)

FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Food and
Agriculture Organization of the United Nations)

GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

HST Hệ sinh thái

IOC/UNESCO Ủy ban Hải dương học Liên Chính phủ của Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (Intergovernmental Oceanographic
Commission of United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization)

IUU Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy
định (Illegal, Unteported and Unregulated Fishing)

IMO Tổ chức hàng hải quốc tế (International Maritime Organization)

ISPONRE Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Institute of
Strategy and Policy on Natural Resources and Environment)

IUCN Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (International Union for
Conservation of Nature)

KT-XH Kinh tế - Xã hội

NOAA Cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia Hoa Kỳ (U.S National
Oceanic and Atmospheric Administration)

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic
Cooperation and Development)

PEMSEA Quan hệ đối tác trong quản lý môi trường các vùng biển Đông Á
(Partnerships in Environmental Management for the Seas of East Asia)

QHKGB Quy hoạch không gian biển

SDGs Các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc (Sustainable
Development Goals)

SIDS Các quốc gia đảo nhỏ đang phát triển (Small Island Developing States)
|6
SSF Nghề cá quy mô nhỏ (Small-Scale Fisheries)

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

UN Liên hiệp quốc (United nations)

UNCLOS Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật Biển (United Nations
Convention on the Law of the Sea)

UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hiệp quốc (World Tourism
Organization)

UNCTAD Diễn đàn thương mại và phát triển của Liên Hiệp quốc (United Nations
Conference on Trade and Development)

UNDP Chương trình phát triển của Liên Hiệp quốc (United Nations
Development Programme)

WB Ngân hàng thế giới (World Bank)

WHO Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

WWF Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (World Wide Fund for Nature)

|7
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HỘP

Trang

PHẦN 1. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN XANH

Bảng 1.1. Quan niệm về kinh tế đại dương mỗi nước

Bảng 1.2. Phân loại các ngành, lĩnh vực kinh tế biển theo mối quan hệ với đại
dương

Bảng 1.3. Phân loại các ngành kinh tế đại dương mỗi nước

Bảng 1.4. Quan niệm chung về các ngành kinh tế đại dương trên thế giới

Bảng 1.5. Khung chỉ tiêu đề xuất đánh giá việc thực hiện mục tiêu số 14 cho các
quốc gia ven biển của Liên minh Châu Âu

Bảng 1.6. Các yếu tố cấu thành và xu hướng tương lai của kinh tế đại dương

Bảng 1.7. Các nguyên tắc đại dương cơ bản

Bảng 1.8. Một số quốc gia công bố gói kích thích kinh tế biển xanh

Hộp 1.1. Điều gì làm cho đại dương khác với đất liền?

Hộp 1.2. Mục tiêu số 14 có các mục tiêu phụ

PHẦN 2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở VIỆT NAM

Bảng 2.1. Tiềm năng năng lượng gió Việt Nam ở độ cao 65m

Bảng 2.2. Tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi theo các vùng

Bảng 2.3. Các nhóm vũng – vịnh ven bờ biển Việt Nam phân chia theo diện tích

Bảng 2.4. Tổng giá trị kinh tế vùng đất ngập nước huyện Thái Thụy

Bảng 2.5. Diện tích và độ phủ rạn san hô tại các đảo ven bờ

Bảng 2.6. Phân bố loài san hô tạo rạn ở một số vùng biển Việt Nam

Bảng 2.7. Phân bố tham cỏ biển tại một số địa phương của Việt Nam

Bảng 2.8. Danh mục các đầm phá ở Việt Nam

Bảng 2.9. Giá trị dịch vụ HST tại Tam Giang - Cầu Hai

Bảng 2.10. Tổng hợp quy mô các bồn trầm tích chứa dầu của Việt Nam

|8
Trang

Bảng 2.11. Tổng hợp năng lực hiện trạng hệ thống cảng biển Việt Nam

Bảng 2.12. Tổng khối lượng hàng hóa thông quan qua cảng

Bảng 2.13. Diễn biến sản lượng khai thác hải sản giai đoạn 2010 -2018

Bảng 2.14. Diện tích và sản lượng nuôi biển phân theo đối tượng chính

Bảng 2.15. Doanh thu du Doanh thu du lịch khu vực ven biển và quốc gia

Bảng 2.16. Tổng hợp quy hoạch phát triển điện gió các tỉnh, thành phố ven biển
đã đề xuất theo văn bản số 4308/BCT-TCNL

Bảng 2.17. Giá trị hệ số rủi ro môi trường RQ tại các trạm quan trắc môi trường
biển ven bờ

Bảng 2.18. Giá trị rủi ro môi trường tại một số khu vực ven biển phía Bắc

Bảng 2.19. Giá trị rủi ro môi trường RQ tại một số khu vực ven biển miền Trung

Bảng 2.20. Giá trị rủi ro môi trường tại một số khu vực ven biển phía Nam

Hộp 2.1. Chất lượng môi trường tại các đầm, vịnh ven biển tỉnh Phú Yên

Hộp 2.2. Một số sự cố tràn dầu trên biển năm 2019

Hộp 2.3. Sự cố môi trường nghiêm trọng do Công ty TNHH gang thép Hưng
Nghiệp Formosa gây ra năm 2016

|9
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

PHẦN 1. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN XANH

Hình 1.1. Tầm quan trọng của Đại dương đối với nhân loại

Hình 1.2. Mô hình khái niệm quan hệ giữa đại dương và các ngành kinh tế đại
dương

Hình 1.3. Quan niệm của PEMSEA về kinh tế biển xanh với 04 thành phần

Hình 1.4. Quan niệm kinh tế biển xanh

Hình 1.5. Tổng sản lượng biển hàng năm của nền kinh tế đại dương

Hình 1.6. Kinh tế đại dương phụ thuộc vào sức khỏe đại dương

Hình 1.7. Mối quan hệ giữa vốn tự nhiên, các dịch vụ hệ sinh thái và hệ thống
KT-XH

Hình 1.8. Tài sản kém hiệu quả: Kinh tế đại dương toàn cầu suy giảm

Hình 1.9. WB mở rộng danh mục đầu tư vào kinh tế biển xanh

Hình 1.10. Mục tiêu số 14 ảnh hưởng sâu sắc đến các mục tiêu phát triển bền
vững trong Chương trình Nghị sự 2030

Hình 1.11. Kinh tế đại dương bền vững mang lại thắng lợi cho con người, tự
nhiên và kinh tế

Hình 1.12. 05 trụ cột và hành động để phát triển bền vững kinh tế đại dương

Hình 1.13. Khung kinh tế biển xanh

Hình 1.14. Khung chính sách kinh tế biển xanh

Hình 1.15. Quy hoạch sinh học biển của Úc năm 2012

Hình 1.16. Tỷ lệ đóng góp các ngành kinh tế biển năm 2010

Hình 1.17. Dự báo tỷ lệ đóng góp các ngành kinh tế biển vào năm 2030 theo
kịch bản thông thường

Hình 1.18. Ước tính tốc độ tăng trưởng một số lĩnh vực đến năm 2030 so với
năm 2015

Hình 1.19. Một số quốc gia công bố gói kích thích tài khóa để phục hồi kinh tế

Hình 1.20. 05 lĩnh vực ưu tiên đầu tư để bảo đảm phục hồi kinh tế biển bền
vững và công bằng trước cuộc khủng hoảng COVID-19

| 10
Trang

PHẦN 2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở VIỆT NAM

Hình 2.1. Tiềm năng lý thuyết về điện gió trên bờ và ngoài khơi

Hình 2.2. Phân bố vũng - vịnh ven biển Việt Nam

Hình 2.3. Phân vùng tiềm năng năng lượng song dọc vien biển Việt Nam

Hình 2.4. Phân bố một số hệ sinh thái đặc trưng và vị trí các khu bảo tồn biển

Hình 2.5. Diện tích rừng ngập mặn giai đoạn 2010 - 2019

Hình 2.6. Phân bố thảm cỏ biển tại Việt Nam

Hình 2.7. Phân bố các bồn trầm tích ở các vùng biển Việt Nam

Hình 2.8. Vận tải biển trên các vùng biển Việt Nam

Hình 2.9. Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giai đoạn 1995 – 2018

Hình 2.10. Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa qua các năm

Hình 2.11. Doanh thu du lịch khu vực ven biển quốc gia

Hình 2.12. Bản đồ hoạt động dầu khí ở Việt Nam

Hình 2.13. Sản lượng dầu thô khai thác hàng năm

Hình 2.14. Minh họa diễn biến chất lượng môi trường nước biển tại các trạm
quan trắc

Hình 2.15. Nguy cơ ô nhiễm môi trường theo chỉ số RQ dọc ven bờ năm 2018

Hình 2.16. Diễn biến giá trị TSS vùng biển ven bờ phía Bắc giai đoạn 2015-
2020

Hình 2.17. Diễn biến dầu mỡ khoáng khu vực ven biển phía Bắc giai đoạn 2018
-2020

Hình 2.18. Tỷ lệ % số giá trị thông số vượt QCVN 10-MT:2015/BTNMT (NT -


BT) khu vực biển ven bờ miền Trung giai đoạn 2015-2018

Hình 2.19. Giá trị NH4+ tại các khu vực cửa sông ven biển miền Trung giai
đoạn 2018 - 2020

Hình 2.20. Giá trị tổng dầu mỡ khoáng tại khu vực cảng biển miền Trung giai
đoạn 2018-2019

Hình 2.21. Tỷ lệ % số giá trị thông số vượt QCVN 10-MT:2015/BTNMT

| 11
Trang

Hình 2.22. Diễn biến giá trị TSS ven biển phía Nam giai đoạn 2015 – 2019

Hình 2.23. Giá trị NH4+ tại khu vực biển ven bờ và các đảo ven bờ tỉnh Kiên
Giang năm 2016

Hình 2.24. Diễn biến dầu mỡ khoáng trong nước biển xung quanh khu vực
khai thác dầu khí giai đoạn 2016-2020

Hình 2.25. Diễn biến hàm lượng Cu trong nước biển vùng biển Tây Nam Bộ và
Côn Sơn giai đoạn 2016-2020

Hình 2.26. Diễn biến hàm lượng Zn trong nước biển vùng biển Tây Nam Bộ
và Côn Sơn giai đoạn 2016-2020

Hình 2.27. Diễn biến hàm lượng muối dinh dưỡng vùng biển Côn Sơn giai
đoạn 2005 – 2019

Hình 2.28. Sạt lở đê biển Tây Cà Mau trong đợt triều cường cao đầu tháng
8/2019

PHẦN 3. VIỆT NAM HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN XANH

Hình 3.1. Thực trạng quy hoạch không gian biển quốc gia trên thế giới

| 12
LỜI GIỚI THIỆU

Bối cảnh và thách thức


Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang tìm kiếm sự phát triển kinh tế
nhanh, hiệu quả nhưng vẫn bảo vệ môi trường và đảm bảo sự công bằng xã hội.
Nhiều học giả tin rằng chuyển đổi mô hình kinh tế “thuận thiên” mới giải quyết
được các khủng hoảng quy mô toàn cầu, khu vực và toàn xã hội như BĐKH, sự
cạn kiệt các nguồn tài nguyên trên cạn, khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong
thế kỷ 21, nhiều quốc gia đã thấy những giá trị lớn lao mà biển và đại dương
đem lại thể hiện qua các chính sách, chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực
kinh tế biển và đại dương (OECD, 2016). Sự nhận thức ngày càng tăng về tiềm
năng kinh tế biển, đại dương song song với việc khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái, ĐDSH biển
như là những nguồn “vốn biển tự nhiên” cho thế hệ hôm nay và mai sau đang
thúc đẩy các chính phủ, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học… đưa ra các tuyên
bố, sáng kiến khu vực và các chương trình viện trợ xoay quanh chủ đề “Kinh tế
biển xanh” nhằm góp phần đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ về phát triển bền
vững. Nghiên cứu áp dụng và chuyển đổi sang mô hình kinh tế biển xanh trên cơ
sở bảo tồn và phát huy “vốn biển tự nhiên” đang được xem như là một giải pháp
căn cơ, lâu dài và bền vững đối với nhiều quốc gia biển.
Để hướng tới phát triển bền vững, Liên hợp quốc đã đề ra 17 mục tiêu
toàn cầu về phát triển bền vững, trong đó mục tiêu số 14 về bảo tồn và sử dụng
bền vững các đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững các vùng
biển và đại dương. Hội nghị Bộ trưởng Môi trường của Nhóm 07 nước công
nghiệp phát triển (G7) tại Canada trong các ngày 19 và 20/9/2018 đã khẳng định
vai trò tối quan trọng của biển, đại dương khoẻ mạnh và bền vững đối với sự
thịnh vượng của các quốc gia trên toàn thế giới, đồng thời nhấn mạnh bảo tồn tự
nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên… là các giải pháp quan trọng để
giải quyết những thách thức do BĐKH, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường
biển, góp phần bảo vệ sức khoẻ biển, đại dương và phát triển bền vững các
ngành, lĩnh vực kinh tế biển. Chính sách, chiến lược của các quốc gia, tổ chức
quốc tế hiện nay đều đề cao giá trị của biển và đại dương, khai thác lợi thế, tiềm
năng của biển phục vụ phát triển, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững số 14
của Liên hợp quốc. Mục tiêu phát triển của Liên hợp quốc về bảo tồn và sử dụng
bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển đã trở thành thước đo phát triển
của các quốc gia. Hầu hết các nước đều đặt ra yêu cầu phát triển các ngành kinh
tế biển hướng đến các vùng biển và đại dương khoẻ mạnh, ưu tiên cho việc mở
cửa hướng ra biển, hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch biển,
hàng hải… phát triển một số ngành kinh tế mới tiếp cận thành tựu cách mạng
công nghiệp lần thứ tư (4.0) như năng lượng tái tạo, công nghệ vũ trụ, công nghệ
sinh học biển... Nhiều quốc gia đã lấy khoa học, công nghệ tiên tiến và nguồn

| 13
nhân lực chất lượng cao làm hạt nhân cho phát triển bền vững biển. Tháng
12/2017, Liên hợp quốc đã tuyên bố “Thập kỷ Khoa học biển vì sự phát triển
bền vững (giai đoạn 2021-2030)”. Điều tra cơ bản các nguồn “vốn biển tự
nhiên”, quy hoạch khai thác sử dụng “vốn biển tự nhiên” và bảo tồn, bảo vệ môi
trường, hệ sinh thái và ĐDSH được coi là nền tảng quan trọng cho hoạch định
cơ chế, chính sách phát triển bền vững kinh tế biển.
Việt Nam là quốc gia nằm ven bờ Biển Đông, có đường bờ biển dài hơn
3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế biển gấp khoảng 03 lần diện tích đất liền, với
02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hơn 3.000 đảo lớn nhỏ. Việt Nam là
quốc gia biển, có lịch sử, truyền thống, văn hóa và quá trình dựng nước, giữ
nước gắn liền với biển. Truyền thuyết Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ mang
theo “50 người con ra biển” và “50 người con lên rừng” đã khẳng định biển là
không gian sinh tồn của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời xưa. Biển Đông và Vịnh
Thái Lan có vị trí đặc biệt quan trọng về địa chiến lược, kinh tế, tự nhiên đối với
nước ta. Tài nguyên thiên nhiên và lợi thế địa chiến lược do các vùng biển Việt
Nam mang lại hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn đối với sự phát triển của đất
nước. Phát triển kinh tế biển là lựa chọn ưu tiên của Việt Nam hiện nay và trong
tương lai. Thời gian qua, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi
trường biển ở nước ta chưa thực sự được gắn kết chặt chẽ, hài hòa được lợi ích
giữa các bên liên quan, thâm chí có sự xung đột lợi ích trong phát triển kinh tế
biển. Ô nhiễm môi trường biển có lúc, có nơi vẫn diễn ra nghiêm trọng (như sự
cố môi trường biển miền Trung năm 2016). Việc nghiên cứu lựa chọn, áp dụng
mô hình phát triển kinh tế biển nhanh, hiệu quả song song với bảo vệ môi
trường biển, bảo tồn và phát huy các nguồn vốn biển tự nhiên ở nước ta ngày
càng trở lên cấp thiết cho phát triển bền vững kinh tế biển.
Ngày 22/10/2018, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững
kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây viết tắt là
Chiến lược). Quan điểm xuyên xuốt của Chiến lược là “Phát triển bền vững kinh
tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn ĐDSH, các hệ sinh thái biển;
bảo đảm hài hoà giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát
triển,… phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất
nước.”. Nghị quyết là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong việc thực
hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc về phát triển bền vững, đặc
biệt là mục tiêu số 14. Có thể nói đây là Chiến lược thể hiện mong muốn phát
triển kinh tế biển xanh của Việt Nam trong giai đoạn mới.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP về Kế hoạch tổng thể và
Kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW nêu trên.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 203/QĐ-TTg ngày 06/02/2020
về Thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia1 thực hiện Chiến lược phát triển bền vững
1
Bộ TN&MT (trực tiếp là Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) là cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc
gia, có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban một số vấn đề quan trọng sau: (i) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng, sửa
đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển bền vững kinh tế biển; (ii) Kiến nghị, đề xuất phương án
| 14
kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ủy ban là tổ chức
phối hợp liên ngành có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ
đạo thống nhất, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên
quan đến phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Qua 02 năm Ủy ban chỉ
đạo quốc gia giúp Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số
26/NQ-CP, trên cơ sở các báo cáo của bộ, ngành và địa phương ven biển và ý
kiến của nhiều bên, có nhiều vấn đề phát sinh từ thực tiễn đòi hỏi phải làm rõ,
trong đó có 07 nhóm vấn đề sau:
(1) Cần làm rõ về các quan niệm, khái niệm, các yếu tố cấu thành của
kinh tế biển xanh khác biệt so với kinh tế biển truyền thống.
(2) Nghiên cứu làm rõ các nguồn vốn biển tự nhiên, các thách thức, tiềm
năng và lợi thế của các ngành, lĩnh vực kinh tế biển Việt Nam.
(3) Chính sách, kinh nghiệm của các quốc gia biển, các tổ chức quốc tế
trong phát triển kinh tế biển xanh; xu hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh
tế biển trên thế giới trong vòng 10 năm tới; phát triển kinh tế biển trong bối cảnh
đại dịch Covid-19.
(4) Thực trạng và các vấn đề phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển,
và các vùng biển, ven biển của nước ta.
(5) Tổng quan hiện trạng môi trường biển những năm qua; các thách thức
đối với môi trường và hệ sinh thái biển ở Việt Nam.
(6) Sự cần thiết phải có lộ trình chuyển đổi hướng đến kinh tế biển xanh
giai đoạn 2022 – 2025 và 2022 - 2030 cho các ngành, lĩnh vực kinh tế biển và
cho các địa phương ven biển;
(7) Những nội dung, nguyên tắc chính của kinh tế biển xanh cần được cụ
thể hóa trong Quy hoạch không gian biển, góp phần làm định hướng cho quy
hoạch ngành, quy hoạnh vùng đến năm 2030.
Phát triển bền vững tuy đã được cập nhiều ở Việt Nam nhưng lựa chọn
mô hình kinh tế biển xanh để phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam giai
đoạn 2022 – 2030 là vấn đề mới cả về nội dung và xu hướng phát triển. Để góp
phần làm rõ các nhóm vấn đề nêu trên, nghiên cứu tập trung vào 03 nhóm
chuyên đề:
Nhóm thứ nhất về Kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế biển xanh.
Mục đích là: (1) Tổng quan các quan niệm, khái niệm, yếu tố cấu thành của kinh
tế biển xanh; (2) Chính sách, chiến lược của các nước, tổ chức quốc tế về phát
triển kinh tế biển xanh; (3) Xu hướng phát triển đối với các ngành, lĩnh vực kinh
tế biển xanh trên thế giới đến năm 2030; (4) Phát triển kinh tế biển xanh trong

giải quyết các vấn đề, vướng mắc giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện Chiến lược phát triển bền
vững kinh tế biển; (iii) Tổ chức thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về Kế hoạch
tổng thể và Kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW; (iv) Huy động các nguồn lực trong nước và
quốc tế để hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển.
| 15
bối cảnh dịch bệnh Covid-19; (5) Kinh nghiệm chuyển đổi sang mô hình kinh tế
biển xanh; (6) Các bài học kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam.
Nhóm thứ hai về Phát triển kinh tế biển Việt Nam. Mục đích là: (1) Nêu
được vai trò, tiềm năng tài nguyên, môi trường (vốn biển tự nhiên) của biển Việt
Nam trong sự phát triển bền vững đất nước; (2) Nêu ra được thực trạng và vấn
đề đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế biển và các vùng kinh tế biển ở Việt Nam
hiện nay; (3) Chỉ ra được hiện trạng và thách thức đối với môi trường biển của
nước ta hiện nay.
Nhóm thứ ba về Việt Nam hướng tới phát triển kinh tế biển xanh. Mục
đích là trên cơ sở kế thừa các kết quả của 02 Nhóm chuyên đề trên và xem xét
các chính sách, quy hoạch, kế hoạch hiện có (đặc biệt là những văn bản mà các
bộ, ngành và địa phương ven biển đã và đang thể chế hóa từ Nghị quyết đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết phát triển KT-XH của
Quốc hội) để: (1) Tổng quan được chủ trương phát triển kinh tế biển xanh ở
nước ta hiện nay; và đề xuất được (2) Lộ trình chuyển đổi hướng đến kinh tế
biển xanh cho các ngành, lĩnh vực kinh tế biển và các địa phương ven biển; (3)
Những nội dung chính của kinh tế biển xanh cần được cụ thể hóa trong Quy
hoạch không gian biển Quốc gia.
Phương pháp xây dựng cuốn tài liệu
Cuốn tài liệu Việt Nam hướng tới phát triển kinh tế biển xanh được xây
dựng trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp thông tin, tài liệu của khối các cơ quan
đảng, quản lý nhà nước, các đơn vị nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, những nhận
định, đánh giá, phân tích của các học giả, chuyên gia trong nước và quốc tế đối
với sự phát triển kinh tế biển. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá và đề
xuất những việc mà các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nên quan tâm thực
hiện trong thời gian tới để phát triển bền vững kinh tế biển.

| 16
LỜI CẢM ƠN

Hướng đến Mục tiêu thiên niên kỷ số 14 về “Bảo tồn và


sử dụng bền vững các đại dương, biển và nguồn lợi biển” để
phát triển bền vững các vùng biển và đại dương, Ngân hàng
thế giới tại Việt Nam đã tích cực phối hợp, hỗ trợ cho Tổng
cục Biển và Hải đảo Việt Nam để thực hiện các nghiên cứu
về phát triển kinh tế biển xanh, góp phần hiện thực hóa
đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về Chiến lược
phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045. Cuốn tài liệu “Việt Nam hướng tới
phát triển kinh tế biển xanh” là một trong những sản phầm
đầu tiên hiện thực hóa sự phối hợp, hỗ trợ này.
Chúng tôi chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Chủ
nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê
Quang Huy, các cán bộ của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam
và nhiều học giả, chuyên gia đã có những hỗ trợ, góp ý, tư
vấn thiết thực và hiệu quả trong suốt quá trình xây dựng
Cuốn tài liệu này.

Thay mặt Nhóm tác giả

Tiến sỹ Tạ Đình Thi


Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học,
Công nghệ và Môi trường
của Quốc hội

| 17
PHẦN 1: KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VỀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ BIỂN
XANH

| 18
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG KINH TẾ BIỂN XANH
1.1. Biển và đại dương trong sự phát triển nhân loại
Biển và đại dương bao phủ hơn 2/3 bề mặt trái đất, chứa hơn 95% lượng
nước trên trái đất và chiếm đến 99% không gian sống của chúng ta (tính theo thể
tích)2 và mang những đặc điểm riêng có so với đất liền (Hộp 1.1). Các đại
dương, vùng biển, ven biển rất quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu
và sức khỏe con người, góp phần thiết yếu trong xóa đói giảm nghèo bằng cách
tạo ra sinh kế bền vững và việc làm ổn định. Hơn ba tỷ người phụ thuộc vào các
nguồn tài nguyên biển và ven biển để sinh sống. Khoảng 40% dân số thế giới
sống trong phạm vi 150 km tính từ bờ biển và mỗi năm có hàng trăm triệu khách
đi du lịch biển3.
Hộp 1.1. Điều gì làm cho đại dương khác với đất liền?
# 1: Biển lớn hơn đất liền. Hàm ý: Các quá trình của biển, hệ sinh thái và các loài sinh vật không
bị rằng buộc bởi các ranh giới hành chính pháp lý. Các chế độ pháp lý khác nhau áp dụng cho một
hoạt động kinh tế đơn lẻ tùy thuộc vào nơi nó diễn ra, ngay cả trong phạm vi quyền tài phán của
một quốc gia ven biển và còn được cộng thêm bởi lợi ích của các quốc gia khác trong các khu vực
ngoài phạm vi quyền tài phán (vùng biển quốc tế).
# 2: Nước ít trong suốt hơn không khí. Hàm ý: Công nghệ viễn thám hiện nay chưa thể xâm nhập
sâu dưới mặt biển dẫn đến sự hiểu biết của con người về những gì đang diễn ra trong khối nước
và đáy biển trở nên khó khăn và tốn kém hơn nhiều so với đất liền. Chi phí nghiên cứu, điều tra
và quan trắc rất cao, nên sự hiểu biết về biển, đại dương ít hơn nhiều so với những gì xảy ra trên
đất liền.
# 3: Biển là không gian ba chiều. Hàm ý: Sinh vật biển xuất hiện từ đới triều ra biển, xuống tận
các rãnh đại dương, trong khi trên đất liền chỉ có con người và một số loài nhất định có thể sống
trên bề mặt đất liền. Điều này khiến cho việc xây dựng, hoạch định không gian phát triển ở biển,
đại dương khó khăn hơn nhưng cơ hội, giá trị biển, đại dương mang lại cho kinh tế và đời sống
con người sẽ tiềm năng hơn.
# 4: Môi trường nước liên thông cao. Hàm ý: Những gì xảy ra ở một nơi có thể ảnh hưởng đến
những gì xảy ra ở nơi khác, vì các chất ô nhiễm và các loài ngoại lai được dòng chảy đại dương
hoặc/và các tàu mang theo đến những khoảng cách xa hơn nhiều so với trên đất liền.
# 5: Các loài sinh vật biển có khả năng di chuyển quãng đường xa hơn nhiều so với các loài trên
cạn. Hàm ý: Việc quản lý, sử dụng tài nguyên sinh vật biển trở nên đặc biệt khó khăn, vì hầu như
ai cũng có thể tiếp cận được.
# 6: Các nhóm, quần thể sinh vật có thể dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Hàm ý: Việc
xác định đường hướng, sự di chuyển của các nhóm, quần thể sinh vật khó khăn hơn, kéo theo các
biện pháp bảo vệ, quản lý chúng cần linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi liên tục theo không gian.
# 7: Các chất ô nhiễm có thể được giữ lại trong vài thập kỷ cho đến khi chúng được xử lý hoàn
toàn thông qua các quá trình tuần hoàn ở biển, đại dương. Hàm ý: Cần một thời gian thời gian
đáng kể để biển, đại dương xử lý các chất ô nhiễm thông qua các quá trình tự nhiên nhưng những
tác động của nó sẽ không chỉ gây ảnh hưởng cho các thế hiện hiện tại mà còn tạo ra gánh nặng
cho thế hệ tương lai.
# 8: Con người hiện nay không sống trong đại dương. Hàm ý: Biển không phải là môi trường
phát triển tự nhiên của con người, sự hiện diện của chúng ta ở biển phụ thuộc vào việc sử dụng và
phát triển công nghệ. Sự hiện diện thưa thớt của chúng ta trên biển cũng làm cho việc khai thác sử
dụng biển, thực thi pháp luật khó khăn hơn nhiều.
Nguồn: Crowder và Norse (2008); Douvere và cộng sự. (2007); Douvere (2008); Ehler và
Douvere (2007); Grilo (2015); Norse và Crowder (2005).

2
https://www.un.org/sustainabledevelopment/oceans/
3
http://www.oceansatlas.org/subtopic/en/c/114/.
| 19
Giá trị của biển và đại dương đem lại cho nhân loại là vô cùng to lớn, thể
hiện ở một số điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, Đại dương giữ vai trò thiết yếu trong điều hòa khí hậu hành
tinh, thúc đẩy các quá trình tuần hoàn toàn cầu giúp con người và sinh vật có thể
sinh sống được trên Trái đất. Nước mưa, thời tiết, khí hậu, vùng bờ, phần lớn
thức ăn của chúng ta và thậm chí cả oxy trong không khí đều được cung cấp và
điều hòa bởi biển, đại dương. Đại dương tạo ra một nửa lượng oxy của hành tinh
và điều hòa nhiệt độ trái đất thông qua các chu trình tuần hoàn chênh lệch nhiệt
độ giữa hai cực và xích đạo của Trái đất 4. Đại dương hấp thụ 25% lượng khí thải
cacbon (CO2) và lưu giữ 90% lượng nhiệt được tạo ra từ hiệu ứng nhà kính. Nếu
không có biển, đại dương, nhiều khí nhà kính sẽ bị giữ lại trong khí quyển, làm
trầm trọng thêm các tác động tiêu cực do BĐKH gây ra trên quy mô toàn cầu
(Hoegh-Guldberg và cộng sự, 2019).
Thứ hai, Nền kinh tế toàn cầu hiện đại không thể tồn tại nếu không có đại
dương. Khoảng 90% hàng hóa thương mại toàn cầu phụ thuộc vào vận tải biển 5.
Theo một số ước tính, kinh tế đại dương trực tiếp đóng góp hơn 2,5 nghìn tỷ
USD mỗi năm cho nền kinh tế toàn cầu6. Hàng trăm triệu người làm việc trong
các ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, vận tải biển và cảng, du lịch,
năng lượng ngoài khơi, dược phẩm và mỹ phẩm… tất cả đều dựa vào các nguồn
tài nguyên đại dương. Chỉ riêng lĩnh vực thực phẩm đại dương đã giúp tạo ra
237 triệu việc làm, bao gồm cả đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản (Teh,
L.C.L., và U.R. Sumaila, 2013).
Thứ tư, Đại dương cung cấp thực phẩm bổ dưỡng cho hàng tỷ người
nhưng để lại những tác động môi trường và sinh thái ít hơn nhiều so với sản xuất
lương thực trên đất liền. Theo FAO (2018), hơn 03 tỷ người trên trái đất dựa vào
thực phẩm từ biển như một nguồn cung cấp protein và các chất dinh dưỡng quan
trọng, như Omega, Iốt và các nguyên tố vi lượng cần thiết khác.
Thứ năm, Các hệ sinh thái ven biển như rừng ngập mặn, bảo vệ hàng trăm
triệu người, tạo ra sự ĐDSH, xử lý các chất ô nhiễm từ đất liền và là cơ sở để
phát triển nghề cá, tăng nguồn cung cấp lương thực và sinh kế cho người dân.
Ước tính các rạn san hô tạo ra giá trị 11,5 tỷ đô la mỗi năm cho du lịch toàn cầu,
mang lại lợi ích cho hơn 100 quốc gia và trực tiếp cung cấp thực phẩm, sinh kế
cho người dân địa phương (Masson-Delmotte và cộng sự, 2019).
Thứ sáu, Biển và đại dương là đời sống tâm linh, văn hóa tinh thần của
hàng tỷ cư dân ven biển (Allison, E., J. Kurien và Y. Ota, 2020), là nơi thúc đẩy
sự khám phá, chinh phục những nguồn lợi, giá trị tài nguyên của tương lai. Năm
2015, Dame Meg Taylor, Cao ủy Thái Bình Dương, đã mô tả đại dương là trung
tâm của sự sống: “Đại dương đó là văn hóa, sinh kế của chúng ta, kinh tế của
4
National Oceanic and Atmospheric Administration (NOAA). How Much Oxygen Comes from the Ocean?
https://oceanservice.noaa.gov/facts/ocean-oxygen.html
5
International Chamber of Shipping. Shipping and World Trade.
https://www.ics-shipping.org/shipping-fact/shipping-and-world-trade-driving-prosperity/
6
OECD, 2016. The Ocean Economy in 2030. Report. Paris: OECD Publishing.
| 20
chúng ta và đối với nhiều người, đại dương là mẹ của vạn vật”7.
Tổng hợp từ nhiều tác giả cho thấy những giá trị đại dương đem lại không
chỉ đơn thuần là những con số đo đếm đơn giản, mà đấy mới chỉ là phần nổi của
tảng băng chìm so với các lợi ích khác cho sự phát triển nhân loại (Hình 1.1).
Hình 1.1. Tầm quan trọng của Đại dương đối với nhân loại
(Díaz, S., J. Settele và các cộng sự, 2019)

1.2. Quan niệm và các ngành, lĩnh vực kinh tế biển


1.2.1. Quan niệm về kinh tế đại dương
Các thuật ngữ liên quan đến kinh tế đại dương được sử dụng khác nhau
trên khắp thế giới, bao gồm các thuật ngữ như “kinh tế đại dương” (Ocean
economy), “kinh tế biển” (Marine economy), “ngành biển” (Sea/Marine
Industry), “lĩnh vực biển” (Marine sector). Có 03 thuật ngữ “đại dương”, “biển”
và “vùng biển” được sử dụng phổ biến với hàm ý là “đại dương”. Thuật ngữ
“Đại dương” (Ocean) thường được sử dụng ở Hoa Kỳ và Ireland, nhưng “Biển”
(Marine) được sử dụng rộng rãi ở Anh, Pháp, Úc, Canada và New Zealand. Đối
với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, thuật ngữ “đại dương” và “biển” bị
7
M. Taylor, 2015. High Hopes for High Seas. The Blog, Huffington Post Online.
http://www.huffingtonpost.com/dame-meg-taylor/high-hopes-for-high-sea_b_7556618.html
| 21
trộn lẫn khi được dịch sang tiếng Anh (Bảng 1.1). Do vậy thuật ngữ “Kinh tế đại
dương” được sử dụng ở đây như một thuật ngữ đại diện chung.
Bảng 1.1. Quan niệm về kinh tế đại dương mỗi nước (Park và Kildow, 2015)
Nước Quan niệm
Hoa Kỳ Hoạt động kinh tế đại dương là: (a) một ngành mà định nghĩa của nó liên quan
rõ ràng hoạt động với đại dương, hoặc (b) có liên quan một phần đến đại dương
và được nằm trong khu vực vùng bờ.
Anh Những hoạt động đó liên quan đến làm việc ở biển hoặc thuần túy trên biển.
Ngoài ra, những hoạt động liên quan đến sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch
vụ sẽ trực tiếp đóng góp vào các hoạt động ở biển hoặc trên biển
Úc Hoạt động dựa vào biển (“Tài nguyên biển có phải là đầu vào chính không?
Việc tiếp cận biển có phải là yếu tố quan trọng trong hoạt động này không?”).
Ireland Hoạt động kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng đại dương làm đầu vào.
Trung Tổng thể của tất cả các loại hoạt động gắn với phát triển, sử dụng và bảo vệ
Quốc biển.
Canada Những ngành công nghiệp có trụ sở tại các khu vực biển của Canada và các
cộng đồng ven biển tiếp giáp với các khu vực này hoặc phụ thuộc vào các hoạt
động trong các khu vực này để có thu nhập.
New Hoạt động kinh tế diễn ra trong hoặc sử dụng môi trường biển, sản xuất hàng
Zealand hóa và dịch vụ cần thiết cho các hoạt động đó, hoặc đóng góp trực tiếp vào nền
kinh tế quốc gia.
Nhật Bản Ngành độc quyền chịu trách nhiệm về phát triển, sử dụng và bảo tồn đại dương.
Hàn Quốc Hoạt động kinh tế diễn ra ở đại dương, đưa hàng hóa và dịch vụ vào hoạt động
ở đại dương và sử dụng tài nguyên đại dương làm đầu vào.
Colgan (2003) đưa ra khái niệm “GDP đại dương” để xác định sự đóng
góp của đại dương vào GDP của Hoa Kỳ và định nghĩa GDP đại dương là “Các
hoạt động kinh tế và các ngành công nghiệp sử dụng tài nguyên đại dương trong
một quá trình sản xuất hoặc sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ”. Nhóm các
chuyên gia trong Chương trình kinh tế đại dương quốc gia của Hoa Kỳ (National
Ocean Economics Program – NOEP)8 cho rằng kinh tế đại dương bắt nguồn từ
đại dương hoặc các hồ lớn (Great Lakes), các nguồn lực của đại dương là đầu
vào trực tiếp hoặc gián tiếp của hàng hóa và/hoặc dịch vụ cho một hoạt động
kinh tế. Với quan niệm này, một ngành kinh tế đại dương sẽ được chấp nhận khi
có sự kết nối rõ ràng với đại dương thông qua các hoạt động của nó, hoặc liên
quan một phần đến đại dương và nằm trong vùng bờ. Quan niệm này theo quan
niệm ngành trong Hệ thống phân loại công nghiệp Bắc Mỹ (ví dụ: vận tải hàng
hóa đường biển sâu) và theo vị trí địa lý (ví dụ: khách sạn ở thị trấn ven biển).
Ireland, Anh quan niệm tương tự như Hoa Kỳ, đó là bao gồm những hoạt
động liên quan đến việc làm ở biển hoặc hoạt động liên quan đến sản xuất hàng
hóa hoặc cung cấp các dịch vụ đóng góp trực tiếp vào các hoạt động ở biển. Úc
quan niệm kinh tế biển là một “hoạt động dựa vào biển” và tập trung vào việc
liệu các tài nguyên biển có phải là đầu vào chính hay không. New Zealand cũng
quan niệm kinh tế biển là “các hoạt động kinh tế diễn ra trong đại dương, hoặc
8
National Ocean Economics Program, State of the U.S. ocean and coastal economies, 2014.
https://cbe.miis.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1000&context=noep_publications
| 22
sử dụng môi trường biển, hoặc sản xuất hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho các
hoạt động đó, đóng góp trực tiếp vào nền kinh tế quốc gia”.
Đối với một số nước Đông bắc Á, Trung Quốc quan niệm kinh tế đại
dương là “Tổng thể của tất cả các loại hoạt động gắn với phát triển, sử dụng và
bảo vệ môi trường biển”. Nhật Bản cho rằng kinh tế đại dương là bao gồm “các
ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm độc quyền về phát triển, sử dụng và bảo tồn
đại dương”. Hàn Quốc quan niệm kinh tế đại dương là “hoạt động kinh tế diễn
ra ở đại dương, đưa hàng hóa và dịch vụ vào hoạt động ở đại dương và hoạt
động sử dụng tài nguyên đại dương như là nguyên liệu đầu vào”.

Hình 1.2. Mô hình khái niệm quan hệ giữa đại dương và các ngành kinh tế đại dương (Park và
Kildow, 2014)
Park và Kildow (2015)9 cho rằng “Kinh tế đại dương” bao gồm các hoạt
động kinh tế diễn ra ở đại dương, nhận đầu ra từ đại dương và cung cấp đầu vào
cho đại dương (Hình 1.2), theo đó: “Trong đại dương” bao gồm các hoạt động
kinh tế diễn ra dưới đại dương nhằm sử dụng, bảo vệ, nghiên cứu và phát triển
đại dương; “Từ đại dương” gồm các hoạt động kinh tế tiếp nhận hàng hóa, dịch
vụ từ hoạt động đại dương để sử dụng, bảo vệ, nghiên cứu và phát triển đại
dương; “Đến đại dương” có nghĩa là hoạt động kinh tế cung cấp đầu vào cho
một hoạt động đại dương. Từ quan niệm này có thể sắp xếp các ngành, lĩnh vực
kinh tế đại dương theo 03 nhóm: “Trong đại dương”, “Từ đại dương”, “Đến đại
dương” (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Phân loại các ngành, lĩnh vực kinh tế biển theo mối quan hệ
với đại dương (theo Park và Kildow, 2015)

Phạm vi
Phân loại ngành, lĩnh vực kinh tế biển
hoạt động
Trong đại Khai thác khoáng sản, đánh bắt & nuôi trồng thủy sản, dầu & khí, giải
dương trí & nghỉ dưỡng biển, du lịch biển, du lịch du thuyền, khoáng sản,
hoạt động xây dựng, khai thác tài nguyên sinh vật biển, phát triển năng
lượng tái tạo ở đại dương, dịch vụ cung cấp ngoài khơi, giải trí, sử
9
Park, K. S., and J. T. Kildow. 2015. “Rebuilding the Classification System of the Ocean Economy.” Journal of
Ocean and Coastal Economics 2014 (4). https://cbe.miis.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1001&context=joce
| 23
dụng nước biển, vận chuyển, vận tải biển, quốc phòng, quản lý môi
trường biển, an toàn hàng hải…
Từ đại
Du lịch ven biển, sinh học biển, hóa học biển, chế biến hải sản
dương
Đến đại Đóng thuyền, cáp thông tin liên lạc, sản phẩm và dịch vụ hàng hải
dương công nghệ cao, ứng dụng hàng hải, dịch vụ kinh doanh hàng hải, sản
xuất thiết bị hàng hải, kỹ thuật hàng hải, bảo hiểm hàng hải, vật liệu
hàng hải, cảm biến hàng hải, dịch vụ kỹ thuật biển, xây dựng nhà máy
ngoài khơi, xây dựng và phát triển cảng, quản lý cảng, khai thác cảng,
cho thuê, đóng tàu, nghiên cứu và phát triển, giáo dục, giấy phép, điều
hướng, quản lý công, đào tạo
1.2.2. Các ngành, lĩnh vực kinh tế đại dương
Do các định nghĩa, quan niệm về kinh tế đại dương khác nhau nên cách
thức phân loại các ngành, lĩnh vực kinh tế đại dương giữa các quốc gia cũng có
sự khác nhau (Bảng 1.3), kéo theo đó là các tiêu chuẩn phân loại và phạm vi của
nền kinh tế đại dương cũng khác nhau giữa các quốc gia. Tuy nhiên vẫn có sự
nhất trí liên quan đến yếu tố cấu thành nên "kinh tế đại dương" là "Phần kinh tế
dựa vào đại dương như đầu vào cho quá trình sản xuất hoặc theo vị trí địa lý,
diễn ra trên hoặc dưới đại dương" (Kildow và McIlgorm, 2010)10. Ở Hoa Kỳ,
kinh tế đại dương bao gồm cả những ngành gắn liền với đại dương (Khía cạnh
ngành dựa vào đại dương) và những ngành chỉ liên quan một phần đến đại
dương và nằm trong khu vực liền kề với bờ biển (khía cạnh địa lý). Pháp chia
kinh tế đại dương thành khu vực thương mai và khu vực phi thương mại,
Canada chia kinh tế đại dương thành các hoạt động biển chính và các hoạt động
biển phụ. Trung Quốc chia kinh tế đại dương thành ba lĩnh vực nhưng tập trung
vào lĩnh vực chính. Đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, mặc dù có sự khác biệt về
thuật ngữ, tiêu chuẩn phân loại những vẫn có những điểm tương đồng nhất định.

10
Kildow, J. T., & McIlgorm, A. (2010). The importance of estimating the contribution of the oceans to national
economies. Marine Policy, 34(3), pp. 367-374. doi:http://dx.doi.org/10.1016/j.marpol.2009.08.006 Retrieved
from http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0308597X09001225
| 24
Bảng 1.3. Phân loại các ngành kinh tế đại dương mỗi nước
Tây Ban New
Hoa Kỳ Anh Pháp Úc Ireland Trung Quốc Canada Hàn Quốc
Nha Zealand
Chế biến
Công trình Tàu và vận Thực phẩm Khoáng sản
Nghề cá thực phẩm Du lịch biển Nghề cá biển Hoa tiêu Nghề cá
biển tải biển biển xa bờ
biển
Tài nguyên Dầu và khí Khai thác cát Du lịch & Dầu & khí Dầu và khí Khai thác cát Đánh bắt và Khai thác đáy
Lọc dầu
sinh vật biển đốt sỏi biển nghỉ dưỡng ngoài khơi ngoài khơi sỏi biển nuôi biển biển
Khai thác và Năng lượng
Khoáng sản Khoáng sản Ngành du Khai khoáng Hoạt động
Năng lượng chế biến hải Vận tải biển Thiết bị biển tái tạo ở đại
xa bờ biển lịch quốc tế đại dương tàu biển
sản dương
Giải trí / nghỉ
Đóng & Sửa Đóng & Sửa Đóng & Sửa Muối biển Chính quyền
Các vấn đề Dịch vụ môi dưỡng dựa Công trình
chữa tàu, chữa tàu, chữa tàu, (diêm Dịch vụ biển và quốc
ưu tiên trường khác vào đại biển
thuyền thuyền thuyền nghiệp) phòng
dương
Công trình
Du lịch & Thiết bị và Du lịch và
dân dụng Đánh bắt cá Đóng & sửa Công trình Công trình Công nghệ
Nghỉ dưỡng vật liệu hàng Đóng tàu nghỉ dưỡng
hàng hải và biển chữa tàu biển biển tàu biển
ven biển hải biển
sông
Công nghiệp Hải quân và
Năng lượng Cáp ngầm ở Sản xuất ở Vật liệu và
Vận tải biển dựa vào cảng Nuôi biển Hóa học biển bảo vệ bờ Dịch vụ biển
tái tạo ở biển biển biển thiết bị biển
biển biển
Công nghiệp Ngành đóng
Chế biến Dịch vụ liên
Công trình liên quan đến Hậu cần Nghiên cứu tàu và nhà
thực phẩm Y sinh biển quan đến
xây dựng dầu & khí ngoài khơi và giáo dục máy ngoài
biển biển
ngoài khơi khơi
Khai thác và Xây dựng
Hoạt động Du lịch ven Chính quyền Chèo thuyền Dịch vụ kỹ
sản xuất dầu công trình Sản xuất
vận tải biển biển liên bang giải trí thuật biển
& khí biển

| 25
Vận tải sông Sản xuất ở Sản xuất điện Chính quyền Công trình Nghiên cứu
Cảng biển Cảng biển
và biển biển ở biển vùng / tỉnh biển và phát triển
Sản phẩm và Các trường
Điều hướng Lĩnh vực sử
Bảo hiểm dịch vụ biển đại học và Quản lý biển
và an toàn dụng nước Đóng tàu
hàng hải công nghệ nghiên cứu và giáo dục
hàng hải biển
cao biển
Truyền thông Chế biến
Hải quân Thương mại Các tổ chức Hoạt động
Cáp biển và vận tải thực phẩm
Pháp hàng hải phi chính phủ tàu biển
biển biển
Sản phẩm
Dịch vụ kinh Sự tham gia sinh học và Du lịch ven Du lịch ven Công nghiệp
doanh cộng đồng công nghệ biển biển sinh học biển
sinh học
Bảo vệ môi
Cấp phép và Năng lượng Du lịch du
trường biển Cảng biển
cho thuê tái tạo ở biển thuyền
& ven bờ
Nghiên cứu Nghiên cứu Du lịch và
Đánh bắt cá
và phát triển biển nghỉ dưỡng
Môi trường
biển
Hải quân
Giải trí, an
dưỡng
Giáo dục và
đào tạo

| 26
Mặc dù có sự khác biệt về phân loại các ngành, lĩnh vực kinh tế biển giữa
các nước nhưng có thể nhận thấy có một số điểm chung sau (Bảng 1.4):
• Thủy sản - Thường có đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Một số
quốc gia như Hoa Kỳ, Pháp và Hàn Quốc còn thêm khâu phân phối thủy sản.
• Khai thác đáy biển - Các quốc gia nơi có các mỏ khoáng sản đáy biển
đều đặt trong kinh tế đại dương. Một số quốc gia có đưa sản xuất muối biển vào
nhưng số khác không đặt vào mục khai thác đáy biển.
• Dầu khí ngoài khơi - Tất cả các quốc gia có ngành công nghiệp dầu khí
ngoài khơi đều xếp ngành này vào nền kinh tế đại dương. Hầu hết các quốc gia
chỉ bao gồm hoạt động thăm dò và sản xuất. Một số nước có đưa thêm hoạt động
chế biến dầu khí vào mục này.
• Đóng và sửa chữa tàu, thuyền - Tất cả các quốc gia có đóng và sửa chữa
tàu, thuyền đều đặt ngành này thuộc kinh tế đại dương. Ở Hàn Quốc, xây dựng
nhà máy ngoài khơi cũng được đưa vào ngành này.
• Xây dựng công trình biển - Tất cả các quốc gia có ngành công nghiệp
xây dựng biển đều xếp ngành này vào kinh tế đại dương.
• Vận tải biển - Các quốc gia đều đưa vận tải biển vào kinh tế đại dương,
nhưng một số quốc gia phân loại các dịch vụ liên quan đến vận tải biển thành
các ngành riêng biệt.
• Cảng biển- nhiều quốc gia tích hợp công nghiệp cảng vào vận tải biển.
• Du lịch biển - mặc dù các quốc gia xếp đưa du lịch biển vào kinh tế đại
dương, nhưng phân định phạm vi ngành, lĩnh vực này khá khác nhau. Điều này
gây khó khăn cho việc thống kê sự khác biệt về phạm vi trong ngành du lịch
biển và du lịch ven biển.
• Các lĩnh vực công như giáo dục, quốc phòng, nghiên cứu & phát triển
và hành chính công - hầu hết các quốc gia đều có các nội dung này trong kinh tế
đại dương, ngoại trừ Úc.
• Năng lượng tái tạo ở đại dương - Anh, Trung Quốc và Hàn Quốc coi
việc tách biệt nó thành một ngành công nghiệp riêng.
• Công nghiệp sinh học biển - Trung Quốc và Hàn Quốc coi đây là một
ngành công nghiệp riêng.
Bảng 1.4. Quan niệm chung về các ngành kinh tế đại dương trên thế giới
(theo Park và Kildow, 2015)
Quan niêm Các hoạt động
Các hoạt động kinh tế liên quan đến 1) Đánh bắt
1. Nghề cá khai thác, nuôi trồng, chế biến và phân 2) Nuôi biển
phối sản phẩm biển 3) Chế biến hải sản
4) Phân phối và bán hải sản

| 27
Các hoạt động kinh tế liên quan đến 1) Khai thác vật liệu xây dựng
2. Khai sản xuất, khai thác và chế biến tài như đá vôi, cát, sỏi
thác đáy nguyên phi sinh vật ở đáy biển nhưng 2) Tài nguyên đáy biển
biển không bao gồm dầu & khí. 3) Muối biển (diêm nghiệp)
4) Khai thác khoáng chất trong
khối nước biển
Các hoạt động kinh tế liên quan đến 1) Thăm dò, khai thác dầu &
3. Khai khai thác và sản xuất dầu & khí ngoài khí
thác dầu & khơi, bao gồm việc vận hành và duy 2) Dịch vụ dầu khí ngoài khơi
khí ngoài trì các trang thiết bị liên quan. Không
khơi bao gồm việc xây dựng các dàn
khoan, trang thiết bị từ đất liền.
Các hoạt động kinh tế liên quan đến 1) Vận chuyển hành khách
4. Vận tải vận tải hàng hóa và hành khách trên 2) Vận tải hàng hóa
và cảng các vùng biển, đại dương (và cả sông 3) Dịch vụ kinh doanh tàu biển
biển ra biển). Các hoạt động liên quan đến 4) Phát triển cảng
hoạt động và quản lý cảng biển. 5) Dịch vụ cảng (bốc xếp, lưu
giữ, vận tải…)
Các hoạt động kinh tế liên quan đến 1) Cửa hàng ăn & uống
5. Du lịch du lịch và nghỉ dưỡng ở biển và ven 2) Khách sạn & Nhà nghỉ
và nghỉ bờ, bao gồm các vị trí ăn & uống, 3) Bến du thuyền, cửa hàng bán
dưỡng khách sạn & nhà nghỉ, bến du thuyền, đồ thể thao biển, thủy cung, bãi
biển cửa hàng bán đồ thể thao biển, thủy đỗ xe & cắm trại ven biển.
cung, bãi đỗ xe & cắm trại ven biển. 4) Các lễ hội biển,…
Các hoạt động kinh tế về xây dựng 1) Công trình đáy biển (cáp
6. Công công trình ở đại dương, biển ngầm ở biển, đường ống ở đáy
trình biển biển…)
2) Công trình xây dựng ở biển
(cảng biển, cầu bắc trên
biển…)
7. Sản xuất Các hoạt động kinh tế về sản xuất các 1) Máy móc, van, cáp, cảm
các thiết bị trang thiết bị và vật liệu cho hàng hải biến, vật liệu tàu thủy
hàng hải như 2) Thiết bị phục vụ nghiên cứu
máy móc, van, cáp, cảm biến, vật liệu 3) Các thiết bị khác
tàu thủy… (không bao gồm dịch vụ
xây dựng, sửa chữa và cung cấp).
8. Đóng & Các hoạt động kinh tế liên quan đến 1) Đóng mới tàu & thuyền
sửa chữa đóng mới, sửa chữa và bảo dưỡng tàu, 2) Sửa chữa & bảo dưỡng tàu,
tàu, thuyền thuyền, nhà giàn ngoài khơi… thuyền
3) Đóng mới nhà gian ngoài
khơi
4) Sửa chữa & bảo dưỡng nhà
giàn ngoài khơi
9. Dịch vụ Các hoạt động kinh tế liên quan đến 1) Dịch vụ tư vấn tài chính, bảo
kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ các ngành, lĩnh vực hiểm, bảo đảm hàng hải
ở biển kinh tế biển như tài chính, tư vấn, kỹ 2) Cho thuê

| 28
thuật… 3) Dịch vụ ky thuật
4) Dịch vụ điều tra, tìm kiếm
5) Dịch vụ kỹ thuật đại dương
6) Dịch vụ cung cấp người lao
động
7) Các dịch vụ khác
10. Nghiên Các hoạt động liên quan đến nghiên 1) Nghiên cứu và phát triển
cứu & phát cứu & phát triển, giáo dục, tập huấn. 2) Giáo dục và tập huấn
triển ở
biển, và
giáo dục

Các hoạt động về bảo vệ bờ biển, 1) Quốc phòng, bảo vệ bờ biển,


11. Quản quốc phòng, an ninh, an toàn hàng hải, an ninh ở biển
lý hành bảo vệ môi trường biển & ven biển 2) Bảo đảm an toàn hàng hải
chính biển của chính quyền và các tổ chức công 3) Bảo vệ môi trường ven biển
hoặc dân sự. & biển
4) Các tổ chức hoạt động ở
biển (chính quyền, tổ chức
công, tổ chức phi chính phủ)
Các hoạt động kinh tế không được 1) Năng lượng đại dương (thủy
12. Các phân loại khác liên quan đến việc phát triều, sóng, gió ngoài khơi)
hoạt động triển, khai thác & sử dụng các nguồn 2) Ngành sinh học biển
khác tài nguyên như: năng lượng tái tạo, tài 3) Khử muối nước biển
nguyên sinh vật, nước và không gian 4) Các hoạt động khác
biển nhưng ở giai đoạn đầu của quá
trình thương mại.
Các cách phân chia trên coi đại dương là nguồn vốn tự nhiên ở biển là dồi
dào để khai thác, sử dụng và ít quan tâm đến yếu tố bảo tồn, phục hồi hệ sinh
thái, bảo vệ môi trường như là của để dành cho các thế hệ tương lai. Thực tiễn
cho thấy không thể đạt được phúc lợi lâu dài của con người nếu không có sự bảo
vệ và bảo tồn của hệ sinh thái trên Trái đất. Để duy trì chất lượng cuộc sống mà
các đại dương đã cung cấp cho nhân loại, đồng thời duy trì tính toàn vẹn của các
hệ sinh thái trên các đại dương, cần có sự thay đổi trong cách con người nhìn
nhận, quản lý và sử dụng đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển; cần có
cách thức quản trị tốt đối với các trên đất liền và các hoạt động kinh tế biển và
có các biện pháp thích hợp để giám sát, phòng ngừa và giải quyết các tác động
tiêu cực đối với môi trường, hệ sinh thái biển, đại dương.
1.3. Quan niệm về kinh tế biển xanh
“Kinh tế biển xanh” (Blue economy) và “Blue growth” (Tăng trưởng biển
xanh) và vốn/tài sản tự nhiên (natural capital/assets) là những thuật ngữ ngày
càng phổ biến trong quản trị biển và đại dương hiện nay. Việc sử dụng thuật ngữ
“Kinh tế biển xanh” đã tăng lên theo cấp số nhân trong thập kỷ qua (Mulazzani
và Malorgio, 2017), nhưng chưa có sự thống nhất về cách hiểu và còn tồn tại

| 29
nhiều khái niệm khác nhau để có thể áp dụng (theo các nguồn: Biermann, Kanie,
& Kim, 2017; UNDP; FAO, 2016; OECD, 2016). Để có thể đánh giá đúng hơn
ý nghĩa và vai trò của kinh tế biển xanh thì cần hiểu được quá trình phát triển
thuật ngữ “Kinh tế biển xanh” và “Vốn biển tự nhiên” để thực sự có những giải
pháp, lộ trình phát triển kinh tế biển xanh.
1.3.1. Về thuật ngữ “Kinh tế biển xanh”
Thuật ngữ “Kinh tế biển xanh” lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1994 bởi
Giáo sư Gunter Pauli11 tại Đại học Liên hợp quốc (United Nations University)
nhằm phản ánh nhu cầu của sự tăng trưởng và thịnh vượng trong tương lai, cùng
với các mối đe dọa do hiện tượng khí hậu ấm lên trên toàn cầu gây ra. Khái
niệm này dựa trên việc phát triển các mô hình phát triển bền vững hơn bao gồm
các khái niệm về kỹ thuật theo hướng “không chất thải và không phát thải”.
Tháng 6 năm 2012, Liên Hiệp quốc đã tổ chức Hội nghị quốc tế về phát
triển bền vững tại Rio de Janerio, Braxin (Rio +20). Trong quá trình thảo luận,
nhiều đại biểu đã coi phát triển kinh tế xanh “Green Economy” là giải pháp tổng
thể quan trọng để phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo, bảo vệ và duy trì
được các hệ sinh thái trên toàn cầu. Tuy nhiên nhiều quốc gia ven biển, quốc gia
đảo đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến trọng tâm áp dụng kinh tế xanh đối với
họ, đồng thời nêu bật lên những vai trò, giá trị của các vùng biển, đại dương đối
với sự phát triển nhân loại. Với cách tiếp cận này, thuật ngữ biển xanh “Blue” đã
được xem như bộ phận cấu thành quan trọng của “Green Economy” để phát
triển bền vững12, được thể hiện trong báo cáo “Kinh tế xanh trong thế giới biển
xanh” (Green Economy in a Blue World) 13 và trong Chương trình nghị sự của
Tổng thư ký Liên hiệp quốc giai đoạn 2012 – 201614.
Silver và cộng sự (2015) đã tiến hành tổng hợp, phân tích cách thuật ngữ
kinh tế biển xanh được sử dụng Hội nghị thượng đỉnh Trái đất Rio +20 và cách
thức sử dụng thuật ngữ “kinh tế biển xanh” như là một khái niệm được các
nhóm, tổ chức khác nhau sử dụng trong quá trình thảo luận để khởi xướng các ý
tưởng và hành động cụ thể. Có 04 lăng kính (hay chủ điểm) được xem xét, đề
cập nhiều trong thảo luận:
(1) Đại dương như vốn biển tự nhiên: chủ yếu được sử dụng bởi các tổ
chức phi chính phủ về môi trường, những người đã sử dụng thuật ngữ này như
một phương tiện lập luận rằng các dịch vụ hệ sinh thái do môi trường biển cung
cấp nên được công nhận và cần được xem xét như là yếu tố đầu vào thiết yếu
của kinh tế biển.
11
https://www.gunterpauli.com/the-blue-economy.html
12
UNEP (2014). Blue Economy Concept Paper. https://www.unep.org/resources/report/blue-economy-concept-
paper
13
UNEP, FAO, IMO, UNDP, IUCN, GRID-Arendal (2012). Green Economy in a Blue World. ISBN: 978-82-
7701-097-7. https://unctad.org/system/files/non-official-document/ted-ditc-05122016-cancun-GreenEconomy-
Blue-unep.pdf
14
UN (2012). The Secretary – General’s five-year action agenda. 25 January 2012.
https://www.un.org/sg/sites/www.un.org.sg/files/atoms/files/sg_agenda_2012.pdf

| 30
(2) Đại dương là môi trường kinh doanh tốt: được thúc đẩy bởi các lĩnh
vực biển như thủy sản, vận tải biển và các cơ quan phát triển; đồng thời kêu gọi
sự công nhận nhiều hơn đối với các ngành, lĩnh vực hoạt động trên đại dương
đối với xã hội.
(3) Đại dương là một phần không thể thiếu của các quốc gia đảo nhỏ
đang phát triển (SIDS) ở Thái Bình Dương: SIDS ở Thái Bình Dương đã tích
cực nhấn mạnh sự cần thiết của kinh tế biển xanh đối với việc hoàn thành các
mục tiêu sinh kế và phát triển của họ và sau này là các mục tiêu thiên niên kỷ.
(4) Đại dương với tư cách là sinh kế từ nghề cá quy mô nhỏ (SSF): chủ đề
này tập trung vào xóa đói giảm nghèo và vai trò của Nghề cá quy mô nhỏ trong
việc cung cấp nguồn protein và sinh kế cho người nghèo trên thế giới. Nó được
thúc đẩy phần lớn bởi các tổ chức liên quan đến nghề cá và những người ủng hộ
khác như các tổ chức phát triển và SIDS.
Kể từ thời điểm 2012, ngày càng có nhiều sự quan tâm đến kinh tế biển
xanh trên khắp thế giới, nhưng vẫn chưa có định nghĩa nào được chấp nhận về
kinh tế biển xanh (Choi, 2017; Eikeset và cs, 2018; Silver và cs, 2015; Winder
và Le Heron, 2017).
Tháng 7 năm 2012, trong tuyên bố Changwon về “Hướng đến kinh tế biển
xanh dựa vào đại dương: Tiến lên phía trước với Chiến lược phát triển bền vững
cho các vùng biển Đông Á” (Toward an Ocean-based Blue Economy: Moving
Ahead with the Sustainable Development Strategy for the Seas of East Asia), Bộ
trưởng 10 nước gồm Cam-pu-chia, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Lào,
Phi-lip-pin, Hàn Quốc, Xin-ga-po, Ti-mo Let-xte và Việt Nam đã quan niệm
“Kinh tế biển xanh” là: “Một mô hình kinh tế dựa vào đại dương, sử dụng cơ sở
hạ tầng và công nghệ xanh, các cơ chế tài chính đổi mới và các sắp xếp thể chế
chủ động để đáp ứng các mục tiêu kép là vừa bảo vệ các đại dương và bờ biển,
vừa tăng cường đóng góp tiềm năng của đại dương, biển vào phát triển bền
vững, bao gồm cải thiện phúc lợi của con người, giảm thiểu rủi ro về môi
trường và sự khan hiếm sinh thái” (Whisnant và Reyes, 2015).
PEMSEA cho rằng các hoạt động làm xói mòn vốn tự nhiên dẫn đến sự
suy thoái của các dịch vụ hệ sinh thái là nguyên nhân dẫn đến sự không bền
vững các ngành kinh tế ở biển. Kinh tế biển xanh không chỉ giới hạn ở những
khu vực có nước, mà bao gồm hoạt động kinh tế ven biển gắn với đại dương.
Trên cở sơ tuyên bố Changwon, PEMSEA (2015)15 đã xác định 04 yếu tố cấu
thành để tạo ra kinh tế biển xanh (Hình 1.3), bao gồm: (1) Bảo vệ, phục hồi các
dịch vụ hệ sinh thái biển và sức khỏe đại dương; (2) Tạo ra lợi ích kinh tế công
bằng, bền vững và phát triển bao trùm; (3) Quản lý tổng hợp đa ngành; (4) Đổi
mới dựa vào khoa học & công nghệ.

15
PEMSEA (2015). Blue Economy for Business in East Asia: Towards an Integrated Understanding of Blue
Economy. Page 29. www.pemsea.org

| 31
Hình 1.3. Quan niệm của PEMSEA về kinh tế biển xanh với 04 thành phần
Trong một báo cáo về khái niệm kinh tế biển xanh được xuất bản năm
2014, Liên Hợp Quốc định nghĩa kinh tế biển xanh là kinh tế đại dương với mục
đích “cải thiện đời sống con người và công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể
rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái” (UNCTAD, 2014, trang 2)16. UNEP
(2015)17 cho rằng kinh tế biển xanh phải hướng tới cân bằng lợi ích kinh tế lâu
dài với sức khỏe đại dương, theo cách phù hợp với phát triển bền vững và cam
kết về sự công bằng giữa các thế hệ. Năm 2018, Quỹ môi trường toàn cầu và
Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)18 quan niệm: “Kinh tế biển
xanh là cách tiếp cận nhằm bảo toàn sức khỏe đại dương, biển và giữ cân bằng
ba mảng phúc lợi để phát triển bền vững: kinh tế, xã hội và môi trường”. Tạp
chí Nhà kinh tế (The Economist)19 cho rằng “Một nền kinh tế đại dương bền
vững chỉ xảy ra khi hoạt động kinh tế có sự cân bằng lâu dài với năng lực của
các hệ sinh thái đại dương để hỗ trợ hoạt động này và duy trì sức chống chịu và
sức khỏe hệ sinh thái”. Ủy ban Châu Âu (2020)20 cho rằng kinh tế xanh bền
16
UNCTAD. (2014). The oceans economy: opportunities and challenges for Small Island States. Geneva.
https://unctad.org/system/files/official-document/ditcted2014d5_en.pdf
17
UNEP (2015). Blue Economy: Sharing Success Stories to Inspire Change. UNEP Regional Seas Report and
Studies No. 185. https://www.unep.org/resources/publication/blue-economy-sharing-success-stories-inspire-
change
18
GEF & UNDP (2018). Blue Economy: Community Solution. https://www.undp.org/publications/blue-
economy-community-solutions#modal-publication-download
19
The Economist (2015). The Blue Economy: Growth, opportunity and a sustainable ocean economy.
https://eiuperspectives.economist.com/sites/default/files/images/Blue%20Economy_briefing
%20paper_WOS2015.pdf
20
European Comission (2020). Sustainability criteria for the Blue economy. https://op.europa.eu/en/publication-
detail/-/publication/893c5ae2-a63a-11eb-9585-01aa75ed71a1

| 32
vững nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hòa nhập xã hội và cải thiện sinh kế
đồng thời đảm bảo tính bền vững về môi trường của vốn tự nhiên của biển và
đại dương. Nhìn chung các quan điểm trên nhấn mạnh việc vừa thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, an sinh xã hội và cải thiện sinh kế, nhưng vẫn phải bảo đảm môi
trường biển, đại dương bền vững lâu dài cho thế hệ hiện nay và thế hệ mai sau.
WWF (2015)21 cho rằng để phát triển kinh tế bền vững chỉ có khi sự phát
triển kinh tế này tôn trọng tính toàn vẹn của hệ sinh thái, có sự tham gia của cả
khu vực công lẫn khu vực tư ở mọi quy mô và áp dụng mô hình kinh tế tuần
hoàn như là con đường an toàn duy nhất dẫn đến sự thịnh vượng lâu dài. Theo
đó, để phát triển kinh tế biển xanh bền vững cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Mang lại lợi ích xã hội và kinh tế cho các thế hệ hiện tại và tương lai,
bằng cách đóng góp vào an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, sinh kế, thu
nhập, việc làm, sức khỏe, an toàn, công bằng và tạo ra sự ổn định chính trị.
- Phục hồi, bảo vệ và duy trì sự đa dạng, năng suất, khả năng phục hồi,
các chức năng cốt lõi và giá trị nội tại của các hệ sinh thái biển - vốn tự nhiên -
mà sự thịnh vượng kinh tế biển phụ thuộc vào.
- Dựa trên các công nghệ sạch, năng lượng tái tạo và sự tuần hoàn các
dòng vật chất nhằm đảm bảo sự ổn định kinh tế và xã hội theo thời gian, trong
khi vẫn nằm trong giới hạn cho phép của trái đất.
Pawan G.Patil và cộng sự (2016) quan niệm về kinh tế biển xanh: “Kinh
tế đại dương bền vững xuất hiện khi hoạt động kinh tế cân bằng với khả năng
lâu dài của hệ sinh thái đại dương để hỗ trợ hoạt động này và duy trì khả năng
phục hồi và khỏe mạnh của đại duơng”. Nhìn chung, kinh tế biển xanh được
xem như là một “lăng kính” để xem xét các chương trình phát triển, đồng thời
vẫn bảo đảm tăng cường sức
khỏe của biển, đại dương và
tăng trưởng kinh tế theo
cách thức phù hợp với
nguyên tắc hài hòa giữa lợi
ích kinh tế và sức khỏe đại
dương (Hình 1.4). Kinh tế
biển xanh coi các hệ thống
sinh thái cung cấp rất nhiều
dịch vụ liên quan đến kinh
tế đại dương là tài sản vốn
tự nhiên cơ bản và đôi khi là
vô hình. Những tài sản này
bao gồm, ví dụ, nguồn cá, Hình 1.4. Quan niệm kinh tế biển xanh (Pawan G.
Patil và cộng sự, 2016)
hệ thống rạn san hô, bãi
21
WWF Baltic Ecoregion Programme (2015). Principles for a Sustainable Blue Economy.
https://wwfint.awsassets.panda.org/downloads/15_1471_blue_economy_6_pages_final.pdf

| 33
biển và chất lượng nước, rừng ngập mặn,...), giúp hỗ trợ vốn sản xuất hữu hình
hơn (máy móc và cấu trúc) và vốn vô hình (kỹ năng, chuyên môn,… trong đó
lao động được áp dụng). Phân tích này không nhằm loại trừ các giá trị nội tại mà
các hệ thống sinh thái này có thể có hoặc để gợi ý rằng các giá trị kinh tế của
chúng được ưu tiên nhiều hơn, mà là để nhấn mạnh mối liên hệ giữa các hệ
thống sinh thái của đại dương và hoạt động kinh tế được xác định trong kinh tế
đại dương. Một số học giả kinh tế biển xanh cho rằng ngay cả khi chỉ một số
hoạt động trong kinh tế đại dương phụ thuộc vào tình trạng của các hệ thống
sinh thái bên dưới (chẳng hạn như đánh bắt cá), tất cả đều có khả năng làm suy
giảm chúng (chẳng hạn như vận tải biển, sản xuất dầu ngoài khơi và khai thác
dưới đáy biển). Do đó, tác động của tất cả các hoạt động kinh tế đại dương đối
với các hệ sinh thái bên dưới cần được giảm thiểu, nếu không việc làm và tăng
trưởng kinh tế phụ thuộc vào nguồn sống sẽ bị đe dọa. Khi các khuôn khổ chính
sách và các ngành, lĩnh vực kinh tế biển mới tính đến các vấn đề trên thì việc
tăng cường hoặc mở rộng các ngành, lĩnh vực kinh tế đại dương sẽ bền vững
hơn, tức là chúng ta đang phát triển kinh tế biển xanh.
Các định nghĩa, quan niệm khác nhau về kinh tế biển xanh hoặc tăng
trưởng biển xanh đã được đề cập bởi Hội đồng Đại dương Thế giới, Chính phủ
Úc, Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương, Liên minh Châu Âu (Mohanty, Dash,
Gupta & Gaur, 2015; Ủy ban Khoa học Biển Quốc gia của Úc, 2015; The
Economist, 2015; Whisnant và Reyes, 2015). Hầu hết các định nghĩa đều tập
trung vào 03 vấn đề: (1) Bền vững môi trường, (2) Tăng trưởng kinh tế và (3)
Công bằng xã hội, được thúc đẩy bởi cách tiếp cận quản trị đại dương tích hợp
và đổi mới công nghệ (Keen, Schwarz, & Wini-Simeon, 2017; Smith-Godfrey,
2016).
Theo Nguyễn Chu Hồi (2014, 2020), kinh tế biển xanh là phương thức
hành động, mang lại “lợi ích kép”, vừa đóng góp cho tăng trưởng biển xanh, bảo
vệ môi trường biển, vừa thích ứng với BĐKH. Về bản chất, kinh tế biển xanh
lấy môi trường “làm chất xúc tác” cho tăng trưởng, thoát dần “kinh tế nâu” và
tăng cường phúc lợi xã hội. Còn “Tăng trưởng biển xanh” định hướng mục tiêu
cần đạt cho một phương thức phát triển kinh tế mới (kinh tế xanh) trong bối
cảnh biến đổi toàn cầu và trở thành nền tảng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên,
kinh tế biển xanh không thay thế cho phát triển bền vững, mà chỉ là cách thức
thực hiện mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển, là nền tảng cho phát triển
bền vững kinh tế biển, trong đó tập trung nhiều hơn vào khía cạnh phục hồi vốn
tự nhiên biển, bảo vệ môi trường và bảo tồn sinh thái biển. Khai thác và sử dụng
hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái là mục
tiêu hàng đầu của kinh tế biển xanh.
Sự khác biệt lớn trong cách diễn giải về “Kinh tế biển xanh” được thể
hiện trong nhiều văn liệu khác nhau (Silver và cộng sự, 2015), do vậy sự đồng
thuận đối với một định nghĩa phổ quát khó có thể xảy ra do những mâu thuẫn cố
hữu tồn tại giữa các cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này. Có lẽ khía cạnh được

| 34
nhiều bên nhất trí coi thuật ngữ “Kinh tế biển xanh” là một khái niệm linh hoạt,
được sử dụng tùy vào bối cảnh, điều kiện và bởi các bên yêu khác nhau (Choi,
2017; Eikeset và cs, 2018; Silver và cs, 2015; Winder và Le Heron, 2017) nhằm
đạt được 03 mục tiêu: (1) bền vững môi trường và hệ sinh thái biển, (2) phát
triển nhanh các ngành, lĩnh vực kinh tế biển, dựa vào biển hoặc có liên quan và
(3) tạo ra công bằng xã hội hoặc có tính bao trùm (Keen và cộng sự, 2017).
Trong quá trình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW
ngày 09/02/2007 của Hội nghị Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt
Nam đến năm 2020, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá các chiến lược biển
các nước và đưa ra nhận định “Kinh tế biển xanh là một mô hình kinh tế biển
bền vững, sáng tạo và bao quát - một mô hình kinh tế bảo vệ tài nguyên biển,
vùng bờ và đại dương và giảm thiểu rủi ro môi trường đồng thời tăng cường
đóng góp tiềm năng cho phát triển bền vững và phúc lợi con người”.
1.3.2. Vốn tự nhiên của kinh tế biển xanh
Trên toàn cầu, khoảng 3 tỷ người hiện có nguồn sinh kế dựa vào biển và
các nguồn lợi biển đóng góp cho các nền kinh tế trên 5% GDP toàn cầu 22. Dựa
trên tổng sản lượng biển hàng năm, Hoegh-Guldberg và cộng sự (2015) ho rằng
kinh tế đại dương là một trong 07 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu (Hình 1.5) và
2/3 giá trị kinh tế cơ bản của đại dương được tạo ra từ vốn biển tự nhiên trong
điều kiện đại dương khỏe mạnh.

Hình 1.5. Tổng sản lượng biển hàng năm của nền kinh tế đại dương (WWF, 2015)
Ủy ban cấp cao về kinh tế đại dương bền vững cho rằng đại dương tạo ra
2,5 nghìn tỷ đô la Mỹ hàng hóa 23. Hoegh-Guldberg và cộng sự (2015) ước tính
sơ bộ vốn tự nhiên của đại dương khoảng 24 nghìn tỷ đô la (Hình 1.6).
22
http://www.un.org/en/sustainablefuture/oceans.shtml
23
High Level Panel for A Sustainable Ocean Eonomy. Transformations for a Sustainable Ocean Economy: A
Vision for Protection, Production and Prosperity. Page 6. www.oceanpanel.org

| 35
Hình 1.6. Kinh tế đại
dương phụ thuộc vào
sức khỏe đại dương
(Hoegh-Guldberg và
cộng sự, 2015)

Theo WB (2017)24, vốn và tài sản tự nhiên của biển cung cấp nền tảng cho
phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu
phát triển bền vững (SDGs) đến năm 2030: nghề cá; nuôi trồng thủy sản nước
mặn - lợ; du lịch biển và ven bờ; công nghệ sinh học biển và thử sinh học; công
nghiệp tách chiết tài nguyên phi sinh vật (trong và ngoài vùng biển thuộc quyền
tài phán quốc gia); khử muối (kỹ thuật nước ngọt); năng lượng biển tái tạo (ven
bờ và ngoài khơi); giao thông đường biển, cảng biển và dịch vụ liên quan, hoạt
động của tàu, thuyền; quản lý và quản trị xả chất thải; các hoạt động quan trắc,
giám sát biển; quản lý dựa vào hệ sinh thái.
Thuật ngữ “Vốn tự nhiên” (natural capital) để mô tả các tài sản như các
nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật, hệ sinh thái, khoáng sản, đất, nước… mà
trên cơ sở đó con người có thể tạo ra thu nhập, hàng hóa và dịch vụ (Keen,
Schwarz và Wini-Simeon, 2017). Ủy ban Châu Âu (2020) 25 quan niệm rằng
“Vốn tự nhiên” của đại dương gồm các thành phần vật chất (như đất, nước,
không khí…) và các dịch vụ sinh học và phi sinh học đi cùng. Vốn tự nhiên dựa
của đại dương cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái tạo nền tảng cho các hoạt động
24
World Bank and UN Department of Economic and Social Affairs, 2017. The Potential of the Blue Economy:
Increasing Long-term Benefits of the Sustainable Use of Marine Resources for Small Island Developing States
and Coastal Least Developed Countries. World Bank Washington D.C.
25
European Comission, 2020. The EU Blue Economy Report 2020. Publications Office of the European Union.
Luxembourg. https://blueindicators.ec.europa.eu/sites/default/files/2020_06_BlueEconomy-2020-LD_FINAL-
corrected-web-acrobat-pro.pdf

| 36
của kinh tế biển xanh và phát triển kinh tế xã hội liên quan (Hình 1.7). Hàng hóa
và dịch vụ được cung cấp bởi các dịch vụ hệ sinh thái biển được chia thành 03
loại theo Phân loại quốc tế chung về các dịch vụ hệ sinh thái (CICES) 26: (1)
Cung cấp dịch vụ (như thực phẩm, nước và năng lượng), (2) Dịch vụ điều tiết
(chẳng hạn như điều hòa khí hậu và thời tiết) và (3) Các dịch vụ văn hóa (chẳng
hạn như các lợi ích giải trí). Vốn tự nhiên của đại dương và các dịch vụ liên
quan của nó rất mong manh trước áp lực (tích lũy) từ các hoạt động của con
người. Với những lo ngại ngày càng tăng về tác động của BĐKH và các hoạt
động của con người đối với môi trường, hệ sinh thái biển, nên kinh tế biển xanh
ngày càng được chú ý, đặc biệt là liên quan đến các dịch vụ cung cấp và điều tiết
của đại dương (Duarte C.M và cộng sự).

Hình 1.7. Mối quan hệ giữa vốn tự nhiên, các dịch vụ hệ sinh thái và hệ thống KT-XH (Ủy
ban Châu Âu, 2020)
Theo James K. Boyce (2001), tài nguyên thiên nhiên chỉ trở thành tài sản
tự nhiên khi con người có quyền tiếp cận tới các lợi ích của chúng, sở hữu chúng
như nước sạch, khí sạch, các di sản tự nhiên… Narloch, Kozluk và Lloyd (2016)
cho rằng nền tảng cho kinh tế đại dương toàn cầu là các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và hệ thống sinh thái hoạt động như “Vốn tự nhiên” của kinh tế đại
dương. Vốn tự nhiên bao gồm: (i) Tài nguyên sống (trữ lượng tái tạo) được thu
hoạch để sử dụng, chẳng hạn như thủy sản; (ii) Các nguồn tài nguyên không tái
tạo (không thể tái sinh) được khai thác để sử dụng, như khoáng sản biển; và (iii)
Các hệ sinh thái và quá trình của hệ sinh thái bao gồm sự tương tác giữa môi
trường sống và không sống như một đơn vị chức năng (hệ sinh thái rạn san hô,
hệ sinh thái rừng ngập mặn...).
Năm 2015, Viện Hàn lâm Khoa học G7 (G7 Science Academy) đã có
những cảnh báo về các hoạt động nhân sinh đang gây ra những thay đổi tiêu cực
26
Haines-Young, R. and M.B. Potschin (2018). Common International Classification of Ecosystem Services
(CICES) V5.1 and Guidance on the Application of the Revised Structure.
https://cices.eu/content/uploads/sites/8/2018/01/Guidance-V51-01012018.pdf

| 37
đối với hệ sinh thái của đại dương và sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của
con người. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc chỉ ra rằng: “Khả năng chịu tải của các
đại dương đang ở gần hoặc ở mức giới hạn của nó” và “Hành động khẩn cấp
trên quy mô toàn cầu là cần thiết để bảo vệ các đại dương trên thế giới khỏi
nhiều những áp lực mà họ phải đối mặt” (UN, 2016)27. Nhiều tổ chức, học giả
đã khẳng định sự mất mát, suy thoái của các hệ sinh thái và môi trường sống các
loài sinh vật ven biển, biển và đại dương ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của
con người và xã hội trên toàn thế giới (Hình 1.8). Trong số các vấn đề, nổi lên
04 thách thức do chính con người gây ra làm tổn hại vốn biển tự nhiên:
Hình 1.8. Tài sản kém
hiệu quả: Kinh tế đại
dương toàn cầu suy
giảm (Theo các nguồn:
FAO, 2014; Hoegh-
Guldberg và cs, 2007;
Waycott và cs, 2009;
UNEP, 2014)

- Thứ nhất, Đánh bắt quá mức, khoảng 29% thủy sản đại dương trên thế
giới đã được đánh giá là bị đánh bắt quá mức (FAO 2014). Ước tính khoảng
20% tổng sản lượng khai thác hàng năm của thế giới đến từ đánh bắt thông qua
bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU) và ở một số vùng
biển của các nước đang phát triển, con số này có thể lên đến 40% (FAO, 2021).
- Thứ hai, Thực hiện các hoạt động phát triển KT-XH ven biển (chẳng
hạn như lấp đất ngập nước hoặc làm cứng các bờ biển để xây dựng…) nhưng
không cân nhắc, tôn trọng thực sự các quá tự nhiên, đã làm thay đổi đáng kể các
hệ sinh thái và các quá trình của hệ sinh thái. Thế giới đã mất khoảng 20% cỏ
27
UN (2016). First Global Integrated Marine Assessment (World Ocean Assessment). Division for Ocean
Affairs and the Law of the Sea. New York: United Nations.

| 38
biển và sinh cảnh rừng ngập mặn kể từ năm 1970 và 1980, trong khi các rạn san
hô suy giảm tăng 38% kể từ năm 1980 (Spalding, Kainuma và Collins, 2010;
UNEP, 2012).
- Thứ ba, Ô nhiễm, phần lớn ở dạng dư thừa các chất dinh dưỡng, chất
nitrat từ các nguồn như nông nghiệp và nước thải chưa qua xử lý, đã tăng gần
gấp ba lần so với mức tiền công nghiệp (UNEP, 2012) tạo ra 'vùng chết' bao phủ
245.000 km2 trên đại dương vào năm 2010 (Doney, 2010), cùng với ước tính
khoảng 4,8 đến 12,7 triệu tấn nhựa vào đại dương mỗi năm (Jambeck và cộng
sự, 2015). Khối lượng nhựa trong đại dương được dự báo sẽ vượt quá khối
lượng cá vào năm 2050 (WEF, 2016).
- Thứ tư, BĐKH và axit hóa đại dương, bao gồm gia tăng nhiệt độ nước
bề mặt và mực nước biển dâng cao, cùng với nước có tính axit hơn do hấp thụ
carbon dioxide từ khí quyển - với độ pH trung bình trên bề mặt đại dương đã
giảm từ 8,2 xuống 8,1 và dự kiến sẽ tiếp tục đến 7,7 hoặc 7,8 vào năm 2100
(UNEP, 2012).
Để đối phó với những thay đổi gần đây đối với hệ sinh thái của đại dương,
tháng 9 năm 2015, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua Chương trình
Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu phát triển bền vững toàn
cầu (SDGs) và 169 chỉ tiêu đi đánh giá đi kèm. Thông điệp chung của Chương
trình Nghị sự 2030 là “Tư duy toàn cầu, hành động quốc gia, hướng tới cộng
đồng và người dân sở tại, không để lại ai phía sau”. Mục tiêu số 14 về bảo tồn
và sử dụng bền vững các đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền
vững gồm 10 tiêu chí cụ thể (Hộp 1.2), nhấn mạnh sự cần thiết phải quản lý thận
trọng các nguồn tài nguyên biển vì biển, đại dương đang đối mặt với các thách
thức bởi ô nhiễm, quá trình axit hóa đại dương tác động bất lợi lên hệ sinh thái,
ĐDSH và nguồn lợi thủy sản.
Hộp 1.2. Mục tiêu số 14 có các mục tiêu phụ:
14.1 Đến năm 2025, ngăn ngừa, giảm đáng kể và kiểm soát được các loại ô nhiễm biển, đặc
biệt là từ các hoạt động trên đất liền, chú ý tới các chất thải rắn, nước thải và ô nhiễm chất
hữu cơ.
14.2 Đến năm 2030, quản lý và bảo vệ bền vững các hệ sinh thái biển và ven biển để tránh
các tác động tiêu cực, bao gồm tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi của hệ sinh
thái để đảm bảo các đại dương khỏe mạnh và năng suất
14.3 Giảm thiểu và xử lý các tác động của sự axit hóa đại dương, ưu tiên tăng cường hợp
tác khoa học ở tất cả các cấp trong bối cảnh BĐKH.
14.4 Đến năm 2020, quản lý một cách có hiệu quả hoạt động khai thác, chấm dứt việc khai
thác hải sản quá mức, các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không được báo cáo
hoặc không theo quy định (IUU - Illegal, Unreported & Unregulated fishing) và hoạt động
đánh bắt mang tính hủy diệt; thực hiện các kế hoạch quản lý khoa học để phục hồi trữ
lượng hải sản trong thời gian ngắn nhất có thể, tối thiểu là ở mức có thể đạt được sản lượng
bền vững tối đa theo những đặc điểm sinh học của chúng.
14.5 Đến năm 2030, diện tích các khu bảo tồn biển và ven biển đạt đạt ít nhất 10% diện tích
tự nhiên, dựa trên cơ sở khoa học học và phù hợp với luật pháp quốc gia và quốc tế.

| 39
14.6. Đến năm 2030, nghiêm cấm các loại hình trợ cấp thủy sản dẫn đến việc đánh bắt quá
mức hoặc đánh bắt phi pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) tạo điều kiện cho
việc đàm phán trợ cấp thủy sản của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
14.7. Đến năm 2030, tăng lợi ích kinh tế cho các quốc đảo đang phát triển và các nước kém
phát triển nhất từ việc sử dụng bền vững tài nguyên biển, bao gồm việc thông qua quản lý
bền vững nghề cá, nuôi trồng thủy sản và du lịch.
14.A. Tăng cường kiến thức khoa học, phát triển năng lực nghiên cứu và chuyển giao công
nghệ biển, có tính đến Tiêu chí và Hướng dẫn của Ủy ban Hải dương học Liên Chính phủ
(IOC/UNESCO) về Chuyển giao công nghệ biển, nhằm cải thiện sức khỏe đại dương và
tăng cường đóng góp của ĐDSH biển vào sự phát triển của các quốc gia đang phát triển,
đặc biệt là các quốc đảo nhỏ đang phát triển và các quốc gia kém phát triển nhất
14.B Tạo điều kiện cho những người đánh bắt thủ công, quy mô nhỏ tiếp cận với các nguồn
lợi biển và thị trường.
14.C Tăng cường bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển bằng cách thực
hiện luật pháp quốc tế như được phản ánh trong UNCLOS, trong đoạn 158 của báo cáo
“Tương lai chúng ta muốn”.

Tại nhiều nước đang phát triển khác, người dân nông thôn, ngư dân
thường có sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào nguồn vốn tự nhiên liên quan đến
năng lượng, lương thực, biển và các nhu cầu khác; cho nên các dịch vụ hệ sinh
thái bị suy giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lượng, lương thực của bộ phận
dân cư này. Nhiều nước đã nỗ lực đầu tư vào cải cách chính sách để phục hồi và
bảo vệ tốt hơn các chức năng của hệ sinh thái biển. Theo Pawan G.Patil và cộng
sự (2016), WB đã mở rộng mục đầu tư vào các dự án trực tiếp hoặc gián tiếp
nhằm mục đích bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên ở đại dương lên khoảng 6,4 tỷ
đô la Mỹ vào năm 2015, hỗ trợ cho nghề cá và nuôi trồng thủy sản bền vững từ
gần như bằng không năm 2004 thì đã lên gần 1 tỷ đô la năm 2015 (Hình 1.9).

Hình 1.9. WB mở rộng danh mục đầu tư vào kinh tế biển xanh (Pawan G.Patil
và cộng sự, 2016)
Những thách thức lớn trong việc khai thác, sử dụng vốn biển tự nhiên

| 40
để phát triển kinh tế biển xanh:
- Suy giảm ĐDSH: Thế giới tự nhiên được tạo thành từ môi trường vật
chất, các thành phần khoáng chất và ĐDSH (ở cả 3 cấp độ: di truyền, loài, hệ
sinh thái). ĐDSH đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người về lương thực, chất
dinh dưỡng, duy trì sức khỏe, tính bền vững của môi trường và nguồn nước.
Theo Nguyễn Chu Hồi (2020), trong biển và đại dương có khoảng 180.000 loài
động vật, 20.000 loài thực vật, 500 tỷ tấn hải sản/năm. Vốn tự nhiên của nhiều
hệ sinh thái biển và ven biển đã bị suy thoái, tác động đến việc cung cấp các
dịch vụ và sinh kế. Khoảng 20% rạn san hô trên thế giới đã bị mất và 20% khác
bị suy thoái (Wilkinson, C, 2008). Ước tính rằng 29% môi trường sống của cỏ
biển đã biến mất kể trong vòng 150 năm qua (Nellemann, C và cộng sự). Một
cách tiếp cận hệ sinh thái là cần thiết để phục hồi ĐDSH và các nguồn tài
nguyên tái tạo (FAO, 2009, 2016). Việc thiết lập các khu bảo tồn biển thích hợp
có thể đóng vai trò quan trọng trong đối với việc phục hồi ĐDSH, các dịch vụ hệ
sinh thái và khả năng chống chịu chung trước các yếu tố cực đoan của BĐKH.
Hiện tại chỉ có khoảng 2% đại dương của chúng ta được bảo vệ, mặc dù mục
tiêu thiên niên kỷ đặt ra ít nhất 10% diện tích biển, đại dương được bảo vệ.
- An ninh lương thực: Để phát triển kinh tế biển xanh, an ninh lương thực
có liên quan rất chặt chẽ đến việc sử dụng bền vững ĐDSH, đặc biệt khi nó liên
quan đến việc khai thác hải sản ngoài tự nhiên. Ước tính 1 tỷ người ở các nước
đang phát triển phụ thuộc vào hải sản như là nguồn cung cấp protein chính của
họ28; nguồn tài nguyên sinh vật biển sẽ trở thành nguồn protein không bao giờ
cạn nếu biết cách kết hợp khai thác và bảo tồn hệ sinh thái, bảo tồn môi trường
sống của các loài.
- Vấn đề khai thác và nuôi trồng thủy sản không bền vững: Tỷ trọng trữ
lượng cá biển ước tính chưa được khai thác hoặc khai thác vừa phải giảm từ
40% vào giữa những năm 1970 xuống còn 15% năm 2008 và tỷ trọng khai thác
quá mức, cạn kiệt hoặc phục hồi tăng từ 10% năm 1974 lên 32% năm 2008
(FAO, 2010). Lợi ích bị mất đối với các quốc gia đánh cá do đánh bắt quá mức
ước tính vào khoảng 50 tỷ đô la mỗi năm29.
FAO (2016)30 nhận định nuôi trồng thủy sản là ngành thực phẩm tăng
trưởng nhanh nhất và cung cấp khoảng 50% mức tiêu thụ cá của con người và
tạo việc làm cho 350 triệu người trên thế giới. Ba thập kỷ qua đã chứng kiến sự
mở rộng lớn trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản làm gia tăng lo ngại về tác
hại môi trường và các mô hình phát triển không bền vững. Các địa điểm nuôi
trồng thủy sản thường bị loại bỏ khỏi các sinh cảnh tự nhiên ven biển quan trọng
với tốc độ mở rộng nhanh chóng vượt quá khả năng kiểm soát và giám sát quy

28
GPO (2013). Global Ocean Partnership. http://www.globalpartnershipforoceans.org/
29
FAO/IBRD (2009). The Sunken Billions – The economic justification for fisheries reform. ISBN: 978-0-8213-
7790-1.
30
FAO (2016). The State of the World Fisheries and Aquaculture. Rome, Italy.
http://www.fao.org/3/i5555e/i5555e.pdf

| 41
hoạch. Nuôi trồng thủy sản nếu không được quản lý thích hợp có thể ảnh hưởng
đến ĐDSH và các chức năng của hệ sinh thái thông qua việc giải phóng quá
nhiều chất dinh dưỡng, ô nhiễm hóa chất và sự thoát ra của các loài nuôi và dịch
bệnh vào môi trường tự nhiên. Điều quan trọng là các phương pháp tiếp cận hệ
sinh thái tổng hợp được sử dụng trong đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng thủy sản
dựa trên thông tin khoa học kết hợp với việc áp dụng một cách hợp lý phương
pháp phòng ngừa và loại bỏ các khoản trợ cấp khuyến khích đánh bắt quá mức.
Nuôi trồng thủy sản theo kinh tế biển xanh phải có sự kết hợp giá trị của vốn tự
nhiên vào sự phát triển của nó, tôn trọng các thông số sinh thái trong suốt chu kỳ
sản xuất, tạo ra việc làm bền vững, ổn định và cung cấp hàng hóa có giá trị cao.
- Vấn đề axit hóa đại dương: Các đại dương được ước tính đã hấp thụ
khoảng 25% CO2 do con người bắt đầu kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công
nghiệp, dẫn đến độ axit của đại dương tăng 26%. Axit hóa đại dương gây ra
nhiều tác động bất lợi đáng kể lên sinh vật, chẳng hạn như giảm khả năng hình
thành và duy trì vỏ và bộ xương, giảm khả năng sống sót, tăng trưởng, sự phong
phú và sự phát triển của ấu trùng. Quá trình axit hóa cũng sẽ ảnh hưởng đến sự
tích tụ carbon trong các sinh vật xây dựng rạn san hô, gây ra sự suy giảm mạng
lưới bao phủ rạn san hô toàn cầu và các loài liên quan.
- Bảo tồn rừng ngập mặn: Một số nghiên cứu hiện tại cho thấy rừng ngập
mặn và các vùng đất ngập nước ven biển hàng năm cô lập carbon với tốc độ lớn
hơn hai đến bốn lần so với rừng nhiệt đới trưởng thành và lưu trữ lượng carbon
trên mỗi diện tích tương đương từ ba đến năm lần so với rừng nhiệt đới (NOAA,
2013). Rừng ngập mặn đã bị giảm đến 30-50% độ che phủ lịch sử của chúng
trong 150 năm qua (Nellemann, C và cộng sự, 2009). Vai trò hấp thụ CO 2 của
rừng ngập mặn và đất ngập nước ven biển là cơ sở để thúc đẩy cơ chế mua bán
carbon.
- Du lịch biển và ven biển: Môi trường, cảnh quan, hệ sinh thái biển và
ven biển là nguồn vốn tự nhiên quý giá, động lực chính để phát triển ngành du
lịch, nghỉ dưỡng. Du lịch biển và ven biển có tầm quan trọng then chốt đối với
nhiều nước đang phát triển. Số liệu thống kê chỉ ra rằng lượng khách du lịch
quốc tế tăng 4% lên 1,035 tỷ vào năm 2012, tạo ra 1,3 nghìn tỷ đô la Mỹ thu
nhập từ xuất khẩu. Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) dự báo tăng trưởng thêm
3-4% mỗi năm31. Du lịch cũng tạo ra những thách thức về gia tăng: phát thải khí
nhà kính, tiêu thụ và phát sinh chất thải, xả thải nước vào môi trường, làm mất
hoặc suy thoái môi trường sống ven biển, ĐDSH và các dịch vụ hệ sinh thái.
- Ô nhiễm và rác thải nhựa đại dương: Dân số ngày càng tăng, nông
nghiệp thâm canh và đô thị hóa nhanh chóng ở các khu vực ven biển đều là
những yếu tố chính gây ra ô nhiễm ở vùng biển của chúng ta ở mức độ ô nhiễm
cao hơn. Các “vùng chết” trên biển được ghi nhận hiện nay lên tới hơn 400 điểm
với diện tích hơn 240.000 km 2, bao gồm một số khu vực trước đây có năng suất

31
UNWTO (2013). World Tourism Barometer. Vol 11, April 2013.

| 42
cao nhất là các cửa sông. Các chất phú dưỡng chứa nitơ và phốt pho đổ vào đại
dương đã tăng gần gấp ba lần kể từ thời kỳ tiền công nghiệp 32. Ước tính rằng
nếu tiếp tục mô hình phát triển như hiện nay, sẽ dẫn đến sự gia tăng 50% lượng
nitơ vô cơ trong đại dương vào năm 2050. Rác thải nhựa đại dương đe dọa sự
toàn vẹn của chuỗi thức ăn biển. Các vật liệu nhựa và rác thải khác phổ biến
khắp mọi nơi trên khắp các vùng biển, đại dương và được tìm thấy trong đường
tiêu hóa của sinh vật biển và chim.

II. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN XANH


2.1. Chính sách của một số tổ chức quốc tế
2.1.1. Liên hiệp quốc
Để phát triển bền vững, Liên Hợp Quốc đã đề ra Các mục tiêu Toàn cầu
về phát triển bền vững với 17 mục tiêu cụ thể. Trọng tâm của các mục tiêu này
là xóa đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái của trái
đất và đảm bảo thịnh vượng cho tất cả mọi người. Tầm quan trọng của các đại
dương cho phát triển bền vững được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi và
được thể hiện trong Chương 17 của Chương trình Nghị sự 21, Kế hoạch Thực
hiện Johannesburg và các quyết định khác của Ủy ban về Phát triển Bền vững.
Mục tiêu phát triển bền vững số 14 cho các đại dương đóng vai trò trung
tâm trong Chương trình nghị sự 2030. Các chỉ tiêu trong đó gắn kết chặt chẽ với
các Mục tiêu phát triển bền vững khác trong toàn bộ Chương trình (Hình 1.10),
như vấn đề khai thác thủy sản bền vững có quan hệ chặt chẽ với việc sử dụng
bền vững và hợp lí tài nguyên thiên nhiên trong mục tiêu số 12 (SDG 12). Bên
cạnh đó, mục tiêu số 14 cung cấp cơ hội để tạo điều kiện cho các hành động cụ
thể cho sự bền vững của đại dương và thúc đẩy hội nhập lớn hơn giữa các lĩnh
vực khác nhau của quản lý đại dương. Kinh tế biển xanh đang được xem như
một giải pháp chính để đạt được không chỉ mục tiêu số 14, mà còn góp phần
hoàn thành các mục tiêu khác của Chương trình Nghị sự 2030.
Vai trò quan trọng của đại dương và biển đối với sự phát triển của con
người còn được thể hiện rõ trong Hội nghị Đại dương do Liên hợp quốc tổ chức
tại New York (Hoa Kỳ) từ ngày 5-9/06/2017 đã thông qua tuyên bố về việc hình
thành bản “Kêu gọi Hành động” hỗ trợ triển khai thực hiện Mục tiêu Phát triển
bền vững 14 của Liên Hiệp Quốc. Hội nghị đã tập trung vào 7 chủ đề: Giải
quyết vấn đề ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt là phòng chống ô nhiễm do rác
thải nhựa trên biển và các chất thải từ đất liền; Quản lý, bảo tồn hệ sinh thái biển
và vùng ven bờ; Giải quyết vấn đề axít hóa đại dương; Đánh cá bền vững, phòng
chống đánh bắt cá bất hợp pháp và không khai báo (IUU fishing); Thúc đẩy các
lợi ích của các quốc đảo đang phát triển và kém phát triển nhất; Nâng cao
nghiên cứu khoa học và phát triển năng lực, chuyển giao công nghệ biển; Áp
32
IOC/UNESCO, IMO, FAO, UNDP. (2011). A Blueprint for Ocean Sustainability.

| 43
dụng luật pháp quốc tế được quy định tại Công ước của Liên hợp quốc về Luật
biển 1982.

Hình 1.10. Mục tiêu số 14 ảnh hưởng sâu sắc đến các mục tiêu phát triển bền vững trong
Chương trình nghị sự 2030
Các văn kiện tại Hội nghị cũng khuyến nghị một số biện pháp cần thiết và
khẩn cấp để bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và các nguồn tài

| 44
nguyên biển vì sự phát triển bền vững, trong đó có thúc đẩy xây dựng các cơ chế
hợp tác giữa các đối tác (quốc gia, tổ chức quốc tế và khu vực, tổ chức phi chính
phủ, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, người dân…) để thực hiện và hướng tới
hoàn thành 10 tiêu chí của Mục tiêu 14 vào năm 2030. Bảo tồn và sử dụng bền
vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển để phát triển bền vững
có 10 mục tiêu (14.1-14.7 và 14.a-14c), mỗi nhóm này gắn với hai chỉ tiêu theo
đề xuất của Ủy ban thống kê Liên hiệp quốc tại phiên thứ 46. Liên minh Châu
Âu đã đề xuất các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá việc thực hiện mục tiêu số 14
(Bảng 1.5)
Bảng 1.5. Khung chỉ tiêu đề xuất để đánh giá việc thực hiện mục tiêu số 14 cho các quốc gia
ven biển của Liên minh Châu Âu

Chỉ tiêu được đề xuất bởi Ủy ban thống kê Liên Chỉ tiêu được đề xuất để đánh giá trong
Hợp Quốc tại kỳ họp 46 việc thực hiện mục tiêu 14 cho các quốc gia
ven biển của Liên minh Châu Âu
Mục tiêu 14.1: Đến năm 2025, ngăn ngừa, giảm đáng kể và kiểm soát được các loại ô nhiễm biển,
đặc biệt là từ các hoạt động trên đất liền, chú ý tới các chất thải rắn, nước thải và ô nhiễm chất hữu

14.1.1. Tiêu thụ phân bón (kg/ha đất canh tác) 1. Cân bằng tổng N
14.1.2. Tấn/năm vật liệu nhựa xâm nhập vào đại 2. (a) phát sinh chất thải nhựa
dương từ tất cả các nguồn (b) Tỷ lệ thu hồi bao bì nhựa
Mục tiêu 14.2: Đến năm 2030, quản lý và bảo vệ bền vững các hệ sinh thái biển và ven biển để
tránh các tác động tiêu cực, bao gồm tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi của hệ sinh thái
để đảm bảo các đại dương khỏe mạnh và năng suất
14.2.1. Tỷ lệ phần trăm bờ biển với các kế hoạch Không có chỉ số nào được chọn
ICM / MSP đã được xây dựng và thông qua
14.2.2. Chỉ số Sức khoẻ Đại dương (OHI) Không có chỉ số nào được chọn
Mục tiêu 14.3: Giảm thiểu và xử lý tác động của a-xít hóa đại dương, ưu tiên tăng cường hợp tác
khoa học ở tất cả các cấp trong bối cảnh biến đổi khí hậu
14.3.1. Độ a-xít biển trung bình (pH) được đo tại 3. Phát thải carbon
các điểm lấy mẫu đại diện đã được thống nhất
14.3.2. Độ che phủ của san hô 4. Sản phẩm tự nhiên (từ OHI)
Mục tiêu 14.4: Đến năm 2020, quản lý một cách có hiệu quả hoạt động khai thác, chấm dứt việc
khai thác hải sản quá mức, các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không được báo cáo hoặc
không theo quy định (IUU - Illegal, Unreported & Unregulated fishing) và hoạt động đánh bắt
mang tính hủy diệt; thực hiện các kế hoạch quản lý khoa học để phục hồi trữ lượng hải sản trong
thời gian ngắn nhất có thể, tối thiểu là ở mức có thể đạt được sản lượng bền vững tối đa theo những
đặc điểm sinh học của chúng.
14.4.1. Các loài cá bị đe dọa 5. Các loài cá bị đe dọa
14.4.2. Tỉ lệ phần trăm trữ lượng cá trong giới hạn 6. Sinh khối trữ lượng cá trên Điểm tham
sinh học bền vững chiếu sinh khối (Sinh khối đẻ trứng (SSB) là
kết quả từ việc đánh bắt ở mức hủy diệt phù
hợp với việc đạt được Năng suất bền vững tối
đa trong một khoảng thời gian dài)

| 45
Chỉ tiêu được đề xuất bởi Ủy ban thống kê Liên Chỉ tiêu được đề xuất để đánh giá trong
Hợp Quốc tại kỳ họp 46 việc thực hiện mục tiêu 14 cho các quốc gia
ven biển của Liên minh Châu Âu
Mục tiêu 14.5: Đến năm 2030, diện tích các khu bảo tồn biển và ven biển đạt ít nhất 10% diện tích
tự nhiên, dựa trên cơ sở khoa học và phù hợp với luật pháp quốc gia và quốc tế
14.5.1. Tỷ lệ diện tích vùng đặc quyền kinh tế của 7. Tỷ lệ diện tích khu bảo tồn biển trong vùng
mỗi nước (EEZ) trong Khu bảo tồn biển (MPA) / đặc quyền kinh tế của mỗi nước
Phần trăm diện tích các Khu Vực trong Thẩm
quyền tài phán Quốc gia (ABJN) trong Khu bảo tồn
biển / Phần trăm diện tích đại dương toàn cầu theo
MPA
14.5.2 Phạm vi bảo vệ các khu vực được bảo vệ 8. ĐDSH (từ OHI)
Mục tiêu 14.6: Đến năm 2030, nghiêm cấm các loại hình trợ cấp thủy sản dẫn đến việc đánh bắt
quá mức hoặc đánh bắt phi pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) tạo điều kiện cho việc
đàm phán trợ cấp thủy sản của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
14.6.1. Giá trị đồng đô la của các khoản trợ cấp 9. Các khoản tài chính của chính phủ chuyển
nghề cá giảm so với cơ sở ban đầu vào năm 2015 sang Khai thác Thủy sản so với Tổng Giá trị
gia tăng
14.6.2. Khung pháp lý hoặc các cơ chế thuế / 10. Các lần đánh bắt vượt Tổng số đánh bắt
thương mại nghiêm cấm các hình thức trợ cấp thủy được cho phép (TAC)
sản nhất định.
Mục tiêu 14.7: Đến năm 2030, tăng lợi ích kinh tế cho các quốc đảo đang phát triển và các nước
kém phát triển nhất từ việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển, bao gồm thông qua quản
lý bền vững về thủy sản, nuôi trồng thuỷ sản và du lịch.
14.7.1. Nghề cá như một tỷ lệ % trong GDP 11. Kinh tế và sinh kế ven biển (từ OHI)
14.7.2. Mức độ thu được từ việc sử dụng bền vững 12. Du lịch và giải trí (từ OHI)
các nguồn tài nguyên biển
Mục tiêu 14.A: Tăng cường kiến thức khoa học, phát triển năng lực nghiên cứu và chuyển giao
công nghệ biển, có tính đến Tiêu chí và Hướng dẫn của Ủy ban Hải dương học Liên Chính phủ
(IOC) về Chuyển giao công nghệ biển, nhằm cải thiện sức khỏe đại dương và tăng cường đóng góp
của ĐDSH biển vào sự phát triển của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc đảo nhỏ
đang phát triển và các quốc gia kém phát triển nhất.
14.a.1. Số lượng các nhà nghiên cứu làm việc trong 13. Số lượng các trạm quan trắc biển liên
lĩnh vực này quan tới vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)
14.a.2. Ngân sách phân bổ cho nghiên cứu trong 14. TAC vượt quá mức tư vấn khoa học
lĩnh vực công nghệ biển
Mục tiêu 14.B: Tạo điều kiện cho những người đánh bắt thủ công, quy mô nhỏ tiếp cận với các
nguồn lợi biển và thị trường
14.b.1. Đến năm 2030, X% thủy sản quy mô nhỏ 15. Cơ hội khai thác thủ công (từ OHI)
được chứng nhận là bền vững; Tăng tỷ lệ tiếp cận
thị trường đối với nghề cá quy mô nhỏ Y%
14.b.2. Đến năm 2030, tăng X% tỷ lệ cá toàn cầu 16. Mức thu hoạch cá dưới Mức đánh bắt cá
đánh bắt từ các nghề cá quy mô nhỏ được quản lý hủy diệt phù hợp với việc đạt được Năng suất
bền vững Bền vững Tối đa (FMSY)
Mục tiêu 14.C: Tăng cường bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển bằng cách thực
hiện luật pháp quốc tế như được phản ánh trong UNCLOS, trong đoạn 158 của báo cáo “Tương lai

| 46
Chỉ tiêu được đề xuất bởi Ủy ban thống kê Liên Chỉ tiêu được đề xuất để đánh giá trong
Hợp Quốc tại kỳ họp 46 việc thực hiện mục tiêu 14 cho các quốc gia
ven biển của Liên minh Châu Âu
chúng ta muốn”.
14.c.1. Thông qua khung pháp lý và số lượng các 17. Tỷ lệ tham gia trong các hiệp định biển
vụ kiện của tòa án liên quan quốc tế
14.c.2 Số quốc gia thực thi pháp lý hoặc theo các
điều khoản quy định trong các văn bản pháp luật ký
kết về biển khu vực

2.1.2. Ủy ban cấp cao về phát triển bền vững kinh tế đại dương
Ủy ban cấp cao về phát triển bền vững kinh tế đại dương (The High Level
Panel for Sustainable Ocean Economy) 33 là một sáng kiến độc đáo của 14
nguyên thủ các quốc gia biển và quốc đảo (Bồ Đào Nha, Canada, Chi-le, Fi-ji,
Ga-na, In-đô-nê-xi-a, Ja-mai-ca, Ke-nya, Na-Uy, Nhật Bản, Na-mi-bi-a, Me-xi-
co, Pa-lau, Úc) để cùng nhau hướng tới một nền kinh tế đại dương bền vững.
Ước tính 14 quốc gia biển này chiếm gần 40% đường bờ biển, 30% vùng đặc
quyền kinh tế, 20% đội tàu vận tải biển, 20% sản lượng nghề cá trên toàn cầu.

Hình 1.11. Kinh tế đại dương bền vững mang lại thắng lợi cho con người,
tự nhiên và kinh tế
Kể từ khi thành lập tháng 9/2018, Ủy ban cấp cao đã làm việc với các
33
https://oceanpanel.org/about#panel

| 47
chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức tài chính, cộng đồng khoa học và xã hội dân
sự để thúc đẩy và mở rộng các giải pháp đột phá về chính sách, quản trị, công
nghệ và tài chính để hình thành một chương trình hành động chuyển đổi sang
nền kinh tế đại dương bền vững. Ban thư ký Ủy ban đặt tại Viện Tài nguyên Thế
giới (World Resource Institute) giữ vai trò hỗ trợ các công việc phân tích và
nghiên cứu khoa học, truyền thông và kết nối sự tham gia của các bên liên quan.
Để phát triển bền vững kinh tế đại dương, Ủy ban cấp cao cho rằng cần
phải thiết lập mối quan hệ mới với đại dương theo mô hình “Trip Win” cho con
người, tự nhiên và kinh tế, cụ thể là: (1) Bảo vệ đại dương hiệu quả, (2) Sản xuất
bền vững và (3) Thịnh vượng công bằng” (Hình 1.11). Để đạt các mục tiêu trên,
đòi hỏi quá trình chuyển đổi, phân bổ lại các ưu đãi, đầu tư và cải cách sâu rộng
thể chế đối với cách thức khai thác, sử dụng và quản lý đại dương. Ủy ban cấp
cao về phát triển bền vững kinh tế đại dương đã đưa ra 05 trụ cột để phát triển
kinh tế đại dương bền vững và các hành động chính để thực hiện (Hình 1.12).

Hình 1.12. 05 trụ cột và hành động để phát triển bền vững kinh tế đại dương
(1) Quyết định dựa trên dữ liệu. Các công nghệ cảm biến, mô phỏng, dự
báo, theo dõi, quản lý và chia sẻ dữ liệu trên các nền tảng truy cập mở có tiềm
năng thay đổi cách thức phát triển kinh tế đại dương. Các công nghệ mới có thể
được sử dụng để đăng ký các quyền và hợp đồng liên quan đến đại dương, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc quản lý biển (Leape và cộng sự). Theo dõi sản phẩm
trong toàn bộ chuỗi cung ứng có thể giúp các nhà sản xuất nhỏ kết nối với chuỗi
cung ứng toàn cầu. Các ứng dụng có thể giúp quản lý các khu vực đánh bắt và
bảo đảm hạn ngạch, điều chỉnh số lượng và tránh các loài nguy cấp bị đánh bắt.
Trong tương lai gần, mọi hành trình của con tàu sẽ bắt buộc công khai thông tin.
Các hành động chính: Các nước cần vượt qua các rào cản để cùng tạo ra

| 48
một cơ sở dữ liệu chung để cùng chia sẻ; ưu tiên các quy định bắt buộc về công
nghệ quản lý giám sát theo thời gian thực đối với các hoạt động đánh bắt, nhập
khẩu hải sản, khí thải các tàu vận tải biển.
(2) Xây dựng một quy hoạch đại dương tổng thể tích hợp nhiều mục tiêu.
Việc quản lý đại dương theo theo ngành, lĩnh vực mà không có sự gắn kết đã
góp phần đáng kể vào sự suy giảm sức khỏe đại dương hiện nay, tạo ra xung đột
mục đích sử dụng và gây suy thoái môi trường, làm giảm năng suất các hệ sinh
thái biển, như nghề cá tiếp cận theo hướng đơn ngành hầu như thất bại (Costello,
C., S.D. Gaines and J. Lynham, 2008). Quản lý dựa trên hệ sinh thái, quy hoạch
không gian biển dựa trên cơ sở khoa học là những giải pháp, công cụ có thể
được sử dụng để tạo điều kiện cho việc quản lý có hệ thống, đảm bảo việc tiếp
cận công bằng các nguồn tài nguyên và dịch vụ của đại dương. Quy hoạch khai
thác, sử dụng đại dương cần cung cấp khả năng tiếp cận toàn diện, bình đẳng và
được cộng đồng địa phương công nhận. Đại diện của các bên sử dụng đại dương
phải được tham gia vào việc xây dựng và lập kế hoạch thực hiện.
Các hành động chính: Để đảm bảo việc lập kế hoạch theo định hướng
mục tiêu trở thành hiện thực, các quốc gia nên xây dựng các quy hoạch bao phủ
toàn bộ các vùng biển thuộc thẩm quyền của mình. Việc xây dựng theo quy trình
khoa học, có tính bao trùm và có sự tham gia và điều chỉnh cho phù hợp với
điều kiện thực tiễn. Các quy hoạch phải hướng đến sự cân bằng giữa bảo vệ và
sản xuất, đồng thời đảm bảo quyền tiếp cận và quyền công bằng cho người dân
địa phương.
(3) Giảm rủi ro tài chính và áp dụng đổi mới để huy động vốn đầu tư. Để
đảm bảo bền vững, đầu tư như hiện nay vào các ngành, lĩnh vực kinh tế đại
dương, ĐDSH và bảo tồn là chưa đủ, cần tăng gấp bốn lần để khôi phục và duy
trì bền vững sức khỏe đại dương (Sumaila, U.R và cộng sự). Trong một số
trường hợp, đầu tư vào tính bền vững là một đề xuất lâu dài (như phục hồi
nguồn cá và đánh bắt bền vững có ý nghĩa kinh doanh lâu dài nhưng lại tốn kém
trong thời gian ngắn và trung hạn). Các quốc gia có thể giải quyết vấn đề này
bằng cách hợp tác, huy động các nguồn lực để giảm thiểu những thách thức
trong quá trình đầu tư.
Các hành động chính: Nhiều quốc gia coi phát triển đại dương bền vững
như một ưu tiên quốc gia và có thể thu hút đầu tư từ các quỹ và tổ chức tài
chính. Các quốc gia có thể giúp thúc đẩy các dự án bền vững bằng cách cung
cấp các khoản hỗ trợ hoặc các hình thức hỗ trợ cho sự đổi mới ở giai đoạn đầu
(như Na Uy hỗ trợ nuôi trồng thủy sản ngoài khơi, Liên minh Châu Âu hỗ trợ
điện gió ngoài khơi). Để phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi, các quốc gia
có thể hỗ trợ bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng chi phí thấp, thiết lập biểu thuế
nhập khẩu và trợ giá.
(4) Ngăn chặn ô nhiễm trên đất liền. Hầu như mọi chất ô nhiễm có mặt
trên đất liền cũng có trong đại dương và gây tác động đáng kể đối với sức khỏe

| 49
hệ sinh thái. Việc giải quyết thách thức ô nhiễm đại dương trở nên phức tạp bởi
chất ô nhiễm đến từ nhiều nguồn. Nhựa, chất dinh dưỡng (chủ yếu là nitơ và
phốt pho), thuốc trừ sâu và thuốc diệt ký sinh trùng, thuốc kháng sinh và dược
phẩm khác, hóa chất công nghiệp, dầu và khí đốt, kim loại nặng, chất độc, chất
thải y tế, chất thải điện tử,… theo các dòng sông, suối đổ vào đại dương, nguyên
do cách thức quản lý và cơ sở hạ tầng quản lý chất thải, nước thải yếu kém. Việc
thu gom rác phần lớn chưa mang lại lợi nhuận thực sự và còn rất ít sản phẩm
tiêu dùng có thể tái chế. Tuy nhiên ngày càng nhiều các nước, ngành, lĩnh vực
có những cam kết, hành động cụ thể. Các cam kết hiện tại về nhựa có khả năng
làm giảm lượng nhựa thất thoát hàng năm ra biển chỉ 7% vào năm 2040 (Lau và
cộng sự, 2020).
Các hành động chính: Để ngăn chặn sự thất thoát nhựa ra đại dương cần
có sự đồng bộ các giải pháp đa dạng và tham vọng hơn bao gồm giảm lượng
nhựa không cần thiết, thúc đẩy phát triển vật liệu tái chế và xử lý rác thải một
cách an toàn; vật liệu tái chế phải trở nên rẻ hơn nhựa nguyên sinh. Các công ty
phải chịu trách nhiệm về lượng nhựa mà họ sử dụng từ giai đoạn thiết kế sản
phẩm để có thể tái chế và các sản phẩm thay thế nhựa. Tiếp tục đầu tư vào công
nghệ và cơ sở hạ tầng thu gom, tái chế chất thải.
(5) Thay đổi cách hạch toán đại dương để có thể phản ánh đúng giá trị
của đại dương. Các thước đo truyền thống của một nền kinh tế, chẳng hạn như
GDP thường bỏ qua các yếu tố ngoại ứng, chẳng hạn như tác động của sản xuất
đối với ô nhiễm hoặc biến đổi khí hậu toàn cầu. Giá trị rộng lớn hơn của đại
dương phải được tính toán đầy đủ và sử dụng trong quá trình ra quyết định, dựa
trên một bộ chỉ số tổng thể bao gồm các phép đo về tài sản cơ sở hạ tầng (như
cảng biển), tài sản tự nhiên (như quần thể cá và rạn san hô) và các chỉ số về lợi
ích đối với người dân (như các thước đo về thu nhập và phúc lợi).
Các hành động chính: Để đo lường giá trị của đại dương một cách chính
xác hơn, các cơ quan thống kê quốc gia phối hợp với các cơ quan chuyên môn
khác để xây dựng các bộ chỉ số thống kê đại dương quốc gia.
2.1.3. OECD và Ngân hàng thế giới
OECD (2011)34 đã đưa ra một khuôn khổ kinh tế biển xanh mà khuôn khổ
này nằm trong định hướng chuyển chiến lược Tăng trưởng xanh toàn cầu ra biển
nhằm hỗ trợ Chương trình nghị sự thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
trong các không gian đại dương. Chương trình nghị sự gồm 02 nhóm chính sách:
(a) Chính sách “khung” nhằm củng cố tăng trưởng kinh tế và bảo tồn vốn tự
nhiên, chẳng hạn như chính sách thuế, cạnh tranh và đổi mới để tăng hiệu quả và
giảm lãng phí; (b) Các biện pháp cụ thể khuyến khích, hỗ trợ trực tiếp vào giá
thành, chi phí cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu ô nhiễm.

34
OECD (2011). Towards Green Growth: A Summary for Policymakers.
http://www.oecd.org/greengrowth/48012345.pdf.

| 50
OECD (2016)35 cho rằng một khuôn khổ chính sách kinh tế biển xanh của
là sự kết hợp kinh tế đại dương và các hệ thống sinh thái theo một sự tuần hoàn;
theo đó sự thay đổi chính sách phải làm sao để vốn biển tự nhiên không chỉ là
đầu vào tốt cho các ngành, lĩnh vực kinh tế biển, mà chính các ngành, lĩnh vực
này lại tạo ra những tác động tích cực, lợi ích, giá trị… làm đầu vào duy trì và
phục hồi vốn biển tự nhiên (chẳng hạn như biện pháp bảo vệ bờ biển, bảo vệ hệ
sinh thái, chặn các nguồn ô nhiễm từ đất liền….) (Hình 1.13). Khuôn khổ này
cũng nhằm mục đích nắm bắt giá trị của sự thay đổi về vốn biển tự nhiên cùng
với những thay đổi trong hoạt động kinh tế, đo lường lợi ích ròng cho xã hội từ
kinh tế biển xanh tích và cho phép xem xét lợi nhuận kinh tế có được khi chuyển
đổi sang kinh tế biển xanh. Nhìn chung, nếu được quản lý đúng cách, nhiều tài
sản vốn tự nhiên này có thể tái tạo và có khả năng mang lại dòng lợi ích lâu dài,
bền vững. Mô hình này cũng là cơ sở để các cấp chính quyền áp dụng theo
nguyên tắc: (i) Kinh tế đại dương là một bộ phận riêng biệt và đặc thù trong một
cơ cấu kinh tế lớn hơn; (ii) Cần phải đo lường và kết hợp vốn tự nhiên vào quá
trình hoạch toán để có các chính sách hỗ trợ kinh tế biển.

Hình 1.13. Khung kinh tế biển xanh (OECD,2016)


Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp sự phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế
biển của OECD, thì WB đã đề xuất một Khung chính sách kinh tế biển xanh vừa
bảo đảm sức khỏe biển và tăng trưởng kinh tế theo 03 tiêu chí: Xanh – Sạch –
Phục hồi (Green – Clean – Resilent) với các đặc điểm sau (Hình 1.14):
- Đối với các ngành, lĩnh vực đánh bắt thủy sản, nuôi biển và công nghệ
sinh học biển, thì cần đặt mục tiêu quản lý bền vững các tài nguyên tái tạo, quản
lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái. Cần xây dựng các quy định và tăng cường thực
thi quản lý nghề cá; bảo vệ các loài sinh vật ven biển/biển.

35
OECD (2016). The Ocean Economy in 2030. Paris: OECD.

| 51
- Đối với các ngành, lĩnh vực và hoạt động kinh tế biển khác (khoáng sản
biển, dầu & khí, năng lượng tái tạo, vận tải biển, cơ sở hạ tầng và dịch vụ cảng
biển, du lịch, xây dựng ven biển, cô lập cacbon xanh, bảo vệ bờ biển qua bảo vệ
& phục hồi môi trường sống, xử lý chất thải từ đất liền), cần đặt mục tiêu giảm
thiểu các tác động môi trường từ việc sử dụng tài nguyên không tái tạo và các
nguồn ô nhiễm từ đất liền thông qua quy hoạch không gian biển, ven biển và
minh bạch các ngành khai khoáng. Xây dựng các quy định cụ thể về: (1) Cấp
phép, giám sát và phòng ngừa rủi ro đối với khai khoáng, năng lượng, dầu &
khí; (2) Vận tải và dịch vụ cảng biển; (3) Thúc đẩy các bên có những cam kết về
du lịch và nghỉ dưỡng ở biển, ven biển và xây dựng ven biển; (4) Tăng cường
năng lực quản lý, có các tiêu chuẩn cụ thể và giám sát, thực thi việc xử lý chất
thải; (5) Tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, phòng ngừa tham nhũng,
tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp cho các hoạt động kinh tế ở biển.
- Tăng cường khả năng chống chịu ven biển bằng cách tăng cường khả
năng đối phó với các bất ổn từ thiên tai, thời tiết cho các lực lượng ven biển và
xây dựng kế hoạch thích ứng với BĐKH (như Chiến lược quốc gia thích ứng với
BĐKH).

Hình 1.14. Khung chính sách kinh tế biển xanh (WB, 2016)

| 52
Theo Khung chính sách của WB (Hình 1.14), thì quy hoạch không gian
biển và chiến lược, quy hoạch khai thác vùng bờ sẽ giữ vai trò chủ chốt trong
việc chuyển đổi hướng tới kinh tế biển xanh. Các yếu tố cần cho phục hồi, bảo
tồn và phát huy các giá trị của vốn biển tự nhiên được xem xét, lồng ghép trong
việc điều tiết các hoạt động kinh tế biển khác nhau, còn biển và đại dương chính
là không gian phát triển. Quy hoạch không gian biển là một quá trình công khai
phân tích và phân bổ việc sử dụng đại dương theo không gian và thời gian để đạt
được các mục tiêu kinh tế, sinh thái và xã hội (Ehler và Douvere 2007). Việc
nghiên cứu áp dụng các quy hoạch, kế hoạch liên quan đến không gian biển
không chỉ giúp giảm xung đột giữa những người sử dụng khác nhau, chẳng hạn
như các nhà phát triển điện gió và đánh bắt cá, mà còn mở rộng diện tích bảo vệ
đại dương (Blau và Green, 2015).
2.1.4. Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF
Các đại dương, biển và vùng ven biển trên thế giới là những hệ sinh thái
lớn nhất trên hành tinh và là một phần quý giá của di sản thiên nhiên trên Trái
đất. Các hệ sinh thái rất quan trọng đối với sinh kế và an ninh lương thực của
hàng tỷ người trên thế giới và sự thịnh vượng kinh tế của hầu hết các quốc gia.
Tuy nhiên, khả năng cung cấp dinh dưỡng về lâu dài của các hệ sinh thái đang bị
đe dọa bởi các phương pháp tiếp cận phát triển rời rạc, thiếu phối hợp và nhiều
lúc mâu thuẫn với những luận cứ khoa học về sinh thái, môi trường.
Để đảm bảo rằng sự phát triển kinh tế của đại dương đóng góp vào sự
thịnh vượng và khả năng phục hồi thực sự cho hôm nay và lâu dài trong tương
lai, với sự ghi nhận đặc biệt về nhu cầu của các nước đang phát triển, WWF đã
đưa ra 03 nhóm nguyên tắc phát triển bền vững kinh tế biển xanh như sau:
Nhóm thứ nhất, Kinh tế biển xanh bền vững là sự phát triển kinh tế dựa
vào biển để đảm bảo:
• Mang lại lợi ích xã hội và kinh tế cho các thế hệ hiện tại và tương lai
bằng cách đóng góp vào an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, sinh kế, thu
nhập, việc làm, sức khỏe, an toàn, công bằng và ổn định chính trị.
• Phục hồi, bảo vệ và duy trì sự đa dạng, năng suất, khả năng phục hồi,
các chức năng cốt lõi và giá trị nội tại của các hệ sinh thái biển - vốn tự nhiên
mà sự thịnh vượng của nó phụ thuộc vào.
• Dựa trên các công nghệ sạch, năng lượng tái tạo và các dòng vật chất
luân chuyển để đảm bảo sự ổn định kinh tế và xã hội theo thời gian, trong khi
vẫn nằm trong giới hạn của một hành tinh.
Nhóm thứ hai, Kinh tế biển xanh phải có sự tham gia của cả khu vực
công lẫn khu vực tư ở mọi quy mô theo các quy trình công khai và minh bạch.
• Phát triển kinh tế biển xanh bền vững phải dựa trên sự tham gia tích cực
của các bên liên quan.

| 53
• Các quyết định quản lý phải dựa trên cơ sở khoa học, hợp lý (thông tin
đầy đủ, có tính cảnh báo và thích ứng) để tránh những tác động có hại làm suy
giảm tính bền vững lâu dài. Khi thiếu thông tin và kiến thức đầy đủ, các bên
thực hiện một cách tiếp cận phòng ngừa, tích cực tìm cách phát triển kiến thức
đó và không thực hiện các hoạt động có thể dẫn đến các tác động có hại. Khi có
được kiến thức mới về rủi ro và cơ hội bền vững, các bên sẽ phải có biện pháp
thích ứng và hành động phù hợp.
• Các bên tham gia chịu trách nhiệm về các tác động do các hoạt động của
mình tạo ra thông qua việc minh bạch các hoạt động và các tác động của mình
để các bên liên quan được thông tin đầy đủ và có ý kiến.
• Để các quyết định có tính toàn diện, liên ngành và dài hạn, thì phải dựa
trên các đánh giá và tính toán các giá trị kinh tế, xã hội và môi trường, lợi ích và
chi phí đối với xã hội, cũng như tác động của chúng đối với các hoạt động khai
thác, sử dụng biển khác trong hiện tại và tương lai.
• Các chủ thể tham gia trong Kinh tế biển xanh không ngừng sáng tạo, tìm
kiếm những cách thức hợp lý và hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu của các thế
hệ hiện tại và tương lai mà không làm suy giảm khả năng của tự nhiên của biển
trong việc hỗ trợ các hoạt động kinh tế và phúc lợi.
Nhóm thứ ba, để tạo ra sự phát triển kinh tế biển xanh bền vững, khu vực
công và tư phải:
• Đặt ra các mục tiêu và chỉ tiêu rõ ràng, có thể đo lường và nhất quán
trong nội bộ thế nào là kinh tế biển xanh bền vững. Các cơ quan quản lý nhà
nước, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và các tổ chức khác đều phải đặt
ra các mục tiêu và chỉ tiêu có liên quan có thể đo lường được trong lĩnh vực hoạt
động của mình. Các mục tiêu và chỉ tiêu cho các khu vực kinh tế, xã hội và sinh
thái khác nhau cũng như các chính sách và hoạt động liên quan phải được thực
hiện tổng hợp và chặt chẽ nhất có thể, để tránh xung đột và mâu thuẫn.
• Các mục tiêu và chỉ tiêu cho kinh tế biển xanh bền vững phải được theo
dõi thường xuyên và thông báo tiến độ cho tất cả các bên liên quan, bao gồm cả
công chúng một cách minh bạch và dễ tiếp cận.
• Các công cụ kinh tế như thuế, trợ cấp và phí phải nhằm mục đích cụ thế
hóa dưới dạng các lợi ích, chi phí và rủi ro về môi trường và xã hội. Các luật,
thỏa thuận quốc tế và quốc gia, bao gồm cả các thỏa thuận giữa các bên cần sớm
được xây dựng, tạo hành lang pháp lý để triển khai thực hiện và liên tục được
sửa đổi theo những cách thức hỗ trợ kinh tế biển xanh bền vững tốt nhất.
• Tất cả các hoạt động sử dụng không gian và tài nguyên biển có liên quan
phải được tính toán, lập kế hoạch, quản lý và điều hành thông qua các quá trình
hướng tới tương lai, đề phòng, thích ứng và tổng hợp nhằm đảm bảo sức khỏe
lâu dài và sử dụng bền vững biển, đồng thời tính đến các hoạt động của con
người trên đất liền. Các quá trình này phải có sự tham gia, có trách nhiệm giải

| 54
trình, minh bạch, công bằng và bao trùm để đáp ứng nhu cầu và mục đích sử
dụng của con người hiện tại và tương lai, bao gồm nhu cầu của các nhóm thiểu
số và các nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
• Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, hướng dẫn và thực hành tốt nhất
hỗ trợ Kinh tế biển xanh bền vững. Tất cả các bên, bao gồm cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành, tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người
tiêu dùng, phải phát triển hoặc áp dụng các tiêu chuẩn, hướng dẫn, thực hành tốt
nhất về tính bền vững toàn cầu. Đối với các tổ chức, việc áp dụng các tiêu chuẩn
này không chỉ phải đảm bảo rằng các hoạt động của họ được tiến hành một cách
có trách nhiệm mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của
chính họ, hôm nay và trong tương lai.
• Nhận thức rằng kinh tế biển và đất liền có mối liên hệ với nhau và nhiều
mối đe dọa đối với môi trường biển bắt nguồn từ đất liền. Để đạt được nền kinh
tế xanh bền vững ở các vùng biển và vùng ven biển, các tác động trên đất liền
đối với hệ sinh thái biển phải được giải quyết và các bên cũng phải làm việc để
thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xanh bền vững trên đất liền.
• Tích cực hợp tác, chia sẻ thông tin, kiến thức, thực tiễn tốt nhất, bài học
kinh nghiệm, quan điểm và ý tưởng, nhằm hiện thực hóa một tương lai bền vững
và thịnh vượng cho tất cả mọi người. Tất cả các tác nhân trong kinh tế xanh bền
vững có trách nhiệm tham gia vào quá trình thực hiện để đảm bảo sự quản lý tập
thể đối với di sản biển chung.
2.2. Chính sách kinh tế biển xanh của một số quốc gia
2.2.1. Trung Quốc
Tháng 05/2003, Quốc vụ viện Trung Quốc đã đưa ra bản “Cương yếu Phát
triển Kinh tế Hải dương toàn quốc”, lần đầu tiên đặt mục tiêu cho việc “từng
bước xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc hải dương”; trong đó có các
mục tiêu như “cường quốc kinh tế biển”, “khoa học kỹ thuật biển”, và “tổng hợp
sức mạnh biển”. Phát triển kinh tế biển đã được thể hiện trong các Kế hoạch 5
năm lần thứ 11 (2006-2010), Kế hoạch 5-năm lần thứ 12 (2011-2015) và Kế
hoạch 5-năm lần thứ 13 (2016-2020). Chính phủ Trung Quốc cam kết hỗ trợ
phát triển kinh tế biển xanh thân thiện để tối ưu hóa các lĩnh vực biển truyền
thống và thúc đẩy các ngành, lĩnh vực biển mới nổi (du lịch, sinh học biển, năng
lượng, khai thác khoáng sản biển…). Trong bản “Kế hoạch phát triển kinh tế hải
dương Trung Quốc từ năm 2011 đến 2015”, do Cục Hải dương Quốc gia công
bố tháng 01/201336, Trung Quốc đã xác lập mục tiêu tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hải
dương hàng năm ở mức 8%, và tới năm 2015 thì tổng giá trị sản lượng kinh tế
hải dương đạt tỷ lệ 10% của GDP (năm 2012, GDP đạt khoảng 802,6 tỷ USD 37).

36
Từ năm 2011, Chiến lược “kinh tế biển xanh” của Trung Quốc được hình thành, bắt đầu từ dự án quy hoạch
phát triển “khu kinh tế xanh bán đảo Sơn Đông” sau đó nhân rộng ra các tỉnh, thành phố ven biển.
37
Kinh tế biển chạm mức 10% GDP vào năm 2015”, China Daily đăng tải ngày 18/01/2013;
http://www.chinadaily.com.cn/business/2013-01/18/content_1613657 3.htm

| 55
Có tác giả Trung Quốc cho rằng, một quốc gia khi có nền kinh tế hải dương
chiếm tỷ lệ 5% GDP, quốc gia này đã là nước lớn hải dương, nếu từ 10 đến 15%
GDP thì là cường quốc hải dương38. Như vậy giai đoạn từ 2015 - 2030 sẽ là
khoảng thời gian để Trung Quốc trở thành cường quốc hải dương.
Kinh tế biển xanh của Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết quản lý tổng
hợp tài nguyên biển, ven biển và quy hoạch phân vùng chức năng biển quốc gia
(2012). Tuy nhiên, theo Fabiny và các cộng sự (2021), kinh tế biển xanh của
Trung Quốc là công cụ, phương tiện quan trọng để đạt được sự hiện đại hóa
trong 03 lĩnh vực: kinh tế, địa chính trị và sinh thái.
Hiện đại hóa kinh tế biển thể hiện ở việc nâng cấp các ngành, lĩnh vực
biển truyền thống (như nghề cá), tăng trưởng cao và phân vùng chức năng. Các
nỗ lực hiện đại hóa thể hiện ở việc nâng cấp, đổi mới các công nghệ, thiết bị.
Ngoài ra cũng tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực tăng trưởng cao (như du
lịch ven biển, nuôi biển). Phân vùng chức năng đã được thực hiện để hỗ trợ phát
triển công nghiệp; phân chia, liên kết hoặc kết hợp các khu vực địa lý để tối ưu
hóa quá trình hiện đại hóa kinh tế biển. Việc này đã tạo ra hiệu quả to lớn trong
giao thông vận tải, hậu cần, công nghệ, viễn thông và du lịch.
Hiện đại hóa chính trị được thể hiện ở sáng kiến “Con đường tơ lụa trên
biển thế kỷ 21”. Sáng kiến là cơ hội để các quốc gia hợp tác với Trung Quốc để
cùng phát triển hướng đến sự thịnh vượng và an toàn chung 39. Trong số các mục
tiêu của Sáng kiến là tăng cường thương mại qua đường biển giữa Trung Quốc
và các nước khác; tăng cường an ninh lương thực và năng lượng; cho phép
Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng liên quan đến cảng biển và các ngành, lĩnh
vực kinh tế đại dương truyền thống. Việc này cũng tạo điều kiện và cho phép
Trung Quốc “mở và xác nhận quyền sở hữu” các không gian mới để khai thác
và kiểm soát (Choi, 2017).
Hiện đại hóa sinh thái, Trung Quốc xem đại dương như một nguồn tài
nguyên cần được bảo vệ, bảo tồn và cũng là nơi Trung Quốc cần phải bảo vệ các
lợi ích, quyền lợi để tạo ra sự thịnh vượng.
2.2.2. Hoa Kỳ
Hoa Kỳ đã tập trung lâu dài vào chính sách đại dương và phát triển kinh
tế tài nguyên đại dương. Trọng tâm về kinh tế đại dương được thông báo bởi
kinh nghiệm về kinh tế đại dương và việc điều hành và quản lý các hệ thống
38
Tuần báo Kinh tế Trung Quốc (2010). Vì sao tôi đề nghị xây dựng chiến lược cường quốc biển quốc gia.
39
Tháng 11/2018, khái niệm “kinh tế biển xanh” lần đầu tiên được Trung Quốc và ASEAN ghi nhận và đề cập
trong Tầm nhìn về quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Trung Quốc 2030. Tháng 7/2019, Trung Quốc đã tích
cực thúc đẩy hợp tác kinh tế biển với ASEAN và đề nghị cùng ra Tuyên bố chung về chủ đề này tại Hội nghị cấp
cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 22 tại Thái Lan vào tháng 11/2019; tuy nhiên, do nội hàm chưa rõ ràng và
phạm vi bao quát rộng nên các nước ASEAN chưa nhất trí với đề xuất của Trung Quốc. Tháng 9/2019, TQ đã
chủ động xây dựng Dự thảo Tuyên bố chung về xây dựng quan hệ đối tác ASEAN-TQ về kinh tế biển xanh
(Joint Statement on Building ASEAN - China Partnership on Blue Economy), tập trung vào các nội dung: (i)
Quy hoạch không gian biển; (ii) Bảo vệ sinh thái biển; (iii) Công nghiệp trên biển; (iv) Đổi mới, sáng tạo công
nghệ biển; (v) Du lịch biển và; (vi) Hợp tác giữa các viện nghiên cứu chính sách và khoa học.

| 56
quan sát đại dương, hệ thống giám sát và quản lý dữ liệu. Vào năm 2010, Hoa
Kỳ đã ban hành Chính sách quốc gia về quản lý đại dương, các đảo và các hồ
lớn (National Policy for the Stewardship of the Ocean, Our Coasts, and the
Great Lakes), theo đó đặt ra yêu cầu:
- Phải xem xét toàn bộ hệ sinh thái khi đưa ra các quyết định liên quan
đến quản lý đại dương.
- Quy hoạch biển dựa trên khoa học như một công cụ quản lý; các khu
vực, yếu tố có thể sử dụng để giải quyết các thách thức quản lý đại dương cụ thể
và thúc đẩy các mục tiêu phát triển kinh tế và bảo tồn.
Bản đánh giá kinh tế hoàn chỉnh đầu tiên về giá trị của kinh tế biển của
Hoa Kỳ (bao gồm hàng hóa và dịch vụ) được hoàn thành vào năm 2020 cho thấy
kinh tế biển đóng góp khoảng 373 tỷ đô la vào tổng sản phẩm quốc gia năm
2018. Hiện nay, khung chính sách quốc gia, Kế hoạch Hành động Khí hậu Đại
dương (The Ocean Climate Action Plan) được xem như một bản thỏa thuận về
biển xanh (A Blue New Deal), đang được các nhà khoa học và chuyên gia chính
sách ủng hộ với mục tiêu:
- Sử dụng tài nguyên đại dương và ven biển để giảm phát thải khí nhà
kính và hấp thụ khí CO2 trong khí quyển xuống mức an toàn hơn
- Tạo điều kiện cho các cộng đồng ven biển thích ứng hiệu quả và bình
đẳng hơn với các tác động khí hậu
Khung chính sách tập trung giải quyết 04 vấn đề:
- Thích ứng vùng ven biển và cấp vốn
- Năng lượng sạch đại dương
- Cảng biển, Vận tải biển
- Đánh bắt bền vững, nuôi trồng thủy sản và bảo tồn ĐDSH.
Trong bối cảnh phục hồi COVID-19, một cách tiếp cận biển xanh mới
đang được nghiên cứu ở Hoa Kỳ, nơi một khuôn khổ chính sách để phát triển
kinh tế biển xanh đã được định hình trong thế kỷ 2140.
2.2.3. Nhật Bản
Chính sách biển của Nhật Bản được cụ thể hóa tại Luật cơ bản về Chính
sách đại dương (Basic Act on Ocean Policy) được ban hành năm 2007 và Kế
hoạch cơ bản về chính sách đại dương (Basic Plan on Ocean Policy) được Nội
các Nhật Bản thông qua cứ 5 năm/lần41.
Luật cơ bản về Chính sách đại dương gồm 38 điều, được kết cấu làm 04

40
https://www.middlebury.edu/institute/sites/www.middlebury.edu.institute/files/2020-07/OCAP%20Final
%20Report%20July%202020.pdf?fv=jU9WiDNR
41
Nội các Chính phủ Nhật Bản phê chuẩn Kế hoạch cơ bản lần 1 vào tháng 3 năm 2008; lần 2 vào tháng 4 năm
2013; lần 3 vào tháng 5 năm 2018. https://www8.cao.go.jp/ocean/english/index_e.html

| 57
chương42 (và 02 điều khoản bổ sung về ngày có hiệu lực và yêu cầu đánh giá
việc thực thi). Luật này quy định các nguyên tắc cơ bản, trách nhiệm của chính
quyền trung ương, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và công dân; việc xây
dựng kế hoạch cơ bản liên quan đến các đại dương và các vấn đề cơ bản khác
liên quan đến các biện pháp thực thi; thiết lập Cơ quan chỉ đạo thực hiện chính
sách đại dương nhằm góp phần phát triển bền vững kinh tế, xã hội, đời sống của
công dân, thúc đẩy sự hòa hợp giữa đại dương và con người, giữa phát triển tích
cực, hòa bình với sử dụng biển một cách bền vững trên cơ sở Công ước Liên
hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS) và các điều ước quốc tế khác có liên quan.
Ngày 15/8/2018, bản Kế hoạch cơ bản lần thứ ba (giai đoạn 2018 – 2023)
được Nội các Nhật Bản thông qua trong bối cảnh tình hình an ninh hàng hải
ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng, cần phải bảo vệ lợi ích hàng hải và duy trì sự
ổn định cho phát triển và tiến ra Bắc cực. Kế hoạch lần này đặt ra khẩu hiệu
“vượt qua thách thức trở thành quốc gia đại dương mới” (The Challenge toward
a new oceanic state) và đề ra các định hướng lớn:
Thứ nhất, hướng đến các vùng biển mở và ổn định; bảo vệ quốc gia và
công dân.
Thứ hai, sử dụng các vùng biển để tạo thịnh vượng quốc gia; mang sự
thịnh vượng của biển cho hậu thế.
Thứ ba, vượt qua các thách thức ở các vùng biển chưa biết; thúc đẩy công
nghệ và tăng cường sự hiểu biết các vùng biển này.
Thứ tư, dẫn đầu trong việc bảo đảm hòa bình; tạo lập các tiêu chuẩn thế
giới trong các lĩnh vực biển.
Thứ năm, người dân sống hài hòa với biển; phát triển nguồn nhân lực am
hiểu về đại dương.
Các biện pháp chính để đạt các định hướng lớn:
- Bảo đảm an ninh biển toàn diện, trong đó lấy trọng tâm là liên kết và
hợp tác với các nước khác để thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương Tự do và Rộng mở (Free and Open Indo-Pacific Strategy); củng cố năng
lực của các lực lượng phòng vệ bờ biển và cảnh sát biển Nhật Bản, tiến hành
42
Chương I (Các điều khoản chung) (từ Điều 1 đến Điều 15) quy định mang tính nguyên tắc về: mục đích của
chính của Luật; bảo đảm sự hài hòa trong phát triển, sử dụng và bảo vệ môi trường đại dương; bảo đảm an ninh,
an toàn trên đại dương; thúc đẩy nghiên cứu khoa học các đại dương; phát triển bền vững các lĩnh vực công
nghiệp đại dương; quản trị toàn diện đại dương; hợp tác quốc tế về đại dương; trách nhiệm của chính quyền và
các chủ thể khác… Chương II (Kế hoạch cơ bản về chính sách đại dương) (Điều 16) quy định về trách nhiệm
của Nội các, nội dung chính của bản kế hoạch và thời hạn đánh giá, công bố… Chương III (Các biện pháp cơ
bản) (từ Điều 17 đến Điều 28) quy định các biện pháp về: thúc đẩy phát triển và sử dụng tài nguyên đại dương;
bảo vệ môi trường biển; thúc đẩy phát triển vùng đặc quyền kinh tế; an ninh hàng hải; bảo đảm an toàn và an
ninh các đại dương; thúc đẩy điều tra đại dương; thúc đẩy nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ biển;
thúc đẩy các ngành công nghiệp đại dương và tăng cường cạnh tranh quốc tế; quản lý tổng hợp vùng bờ; bảo tồn
các đảo xa bờ; bảo đảm an ninh và thúc đẩy hợp tác quốc tế; tăng cường sự hiểu biết của người dân về các đại
dương. Chương IV. Cơ quan chỉ đạo thực thi chính sách đại dương) (từ Điều 29 đến Điều 38) quy định về: thẩm
quyền thành lập cơ quan chỉ đạo; trách nhiệm của cơ quan chỉ đạo; cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan chỉ đạo.

| 58
bảo vệ và quản lý các đảo xa bờ.
- Thúc đẩy các ngành, lĩnh vực biển như: khai thác các tài nguyên băng
cháy, quặng sulfua đa kim, đất hiếm; phân vùng khu vực sử dụng biển cho điện
gió; tăng cường cạnh tranh quốc tế thông qua gia tăng năng suất và giá trị gia
tăng từ các dịch vụ biển; tăng cường chức năng điểm chung chuyển hàng hải
quốc tế; phát triển đánh bắt cá thương mại…
- Duy trì và bảo tồn môi trường biển, trong đó sử dung các khuôn khổ
quốc tế như: mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) để thực hiện việc bảo vệ môi
trường biển; thiết lập các khu bảo tồn biển thích hợp, giảm ô nhiễm biển, bảo
tồn các rạn san hô…; thực hiện các sáng kiến toàn diện nhằm hướng đến một
vùng biển sạch và phong phú, thúc đẩy các cuộc điều tra và nghiên cứu.
- Nâng cao kiến thức khoa học, tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát
triển khoa học và công nghệ biển; duy trì và tăng cường khảo sát đại dương,
quan sát, giám sát từ trên cao.
- Thúc đẩy chính sách Bắc Cực với các biện pháp liên quan đến nghiên
cứu và phát triển, hợp tác quốc tế và sử dụng bền vững; sử dụng tuyến hàng hải
khu vực phía Bắc và sử dụng các sáng kiến của nước ngoài nhằm phát huy thế
mạnh của Nhật Bản trong lĩnh vực quan sát, nghiên cứu và phát triển; đồng thời
thiết lập các trung tâm hợp tác quốc tế ở Bắc Cực.
- Hợp tác quốc tế theo hướng thượng tôn pháp luật và dựa trên nghiên cứu
khoa học để hiện thực hóa lợi ích quốc gia.
- Phát triển nguồn nhân lực có kiến thức về đại dương và nâng cao hiểu
biết của người dân thông qua: giáo dục về biển; đào tạo và bảo đảm nhân sự
chuyên môn hỗ trợ các quốc gia biển; áp dụng và duy trì Ngày lễ đại dương.
Về cơ quan chỉ đạo thực hiện chính sách biển của Nhật Bản
Cơ quan chỉ đạo thực hiện chính sách biển của Nhật Bản được thành lập
bởi Nội các Nhật Bản, chịu trách nhiệm trước Nội các về các vấn đề liên quan
đến: (i) việc dự thảo và đề xuất các biện pháp thực hiện Kế hoạch cơ bản chính
sách biển; (ii) việc điều phối, liên kết thực hiện chính sách giữa các cơ quan, bộ,
ngành và tổ chức trong Kế hoạch cơ bản; (iii) thực hiện các vấn đề liên quan đến
quy hoạch và dự thảo những vấn đề quan trọng đối với đại dương cũng như công
tác phối hợp.
Theo quy định của Luật cơ bản về chính sách đại dương, về mặt tổ chức,
đứng đầu cơ quan chỉ đạo là Thủ tướng nội các, chịu trách nhiệm và chỉ đạo
toàn diện các hoạt động của cơ quan. Giúp việc trực tiếp cho Trưởng cơ quan là
Chánh văn phòng của Ban thư ký chính sách đại dương quốc gia (National
Ocean Policy Secreteriat), hàm Bộ trưởng. Các thành viên còn lại của Cơ quan
chỉ đạo là tất cả các Bộ trưởng đương chức của Nội các.
Cơ quan chỉ đạo này có Ban thư ký chính sách đại dương quốc gia

| 59
(National Ocean Policy Secreteriat) và Hội đồng tư vấn quốc gia (Advisory
Council). Ban thư ký chính sách quốc gia là cơ quan tham mưu, thực hiện giúp
việc hành chính cho Cơ quan chỉ đạo. Hội đồng tư vấn quốc gia chịu trách
nhiệm đưa ra các kiến nghị, khuyến nghị chính sách, biện pháp thực thi Kế
hoạch cơ bản vừa có tính thường xuyên, vừa mang tính đột xuất. Thành viên Hội
đồng tư vấn quốc gia gồm 13 người, đến nhiều từ nhiều lĩnh vực khác nhau có
liên quan đến biển do Thủ tướng Nội các lựa chọn và quyết định.
Về vấn đề vướng mắc trong thực thi chính sách, phía Nhật cho rằng cần
phải tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quá trình quản lý nhà nước, phải
chuyển từ quản lý theo ngành dọc, thiếu tính liên kết sang tăng cường quản lý
theo chiều ngang, tăng cường tính điều phối, kết nối và nâng cao vai trò của Cơ
quan chỉ đạo, mà trực tiếp là Ban thư ký chính sách quốc gia. Trong 02 Kế
hoạch cơ bản trước đây, mỗi Bộ, ngành có cách triển khai riêng, tính liên kết,
phát huy lợi thế, sức mạnh còn yếu, nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn không
được giải quyết ngay; vai trò của cơ quan tham mưu, giúp việc trong điều phối,
tổ chức phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương còn chưa rõ.
2.2.4. Liên minh Châu Âu
Chương trình nghị sự về Tăng trưởng biển xanh của EU được khởi xướng
năm 2012 và Kế hoạch Đổi mới Kinh tế biển xanh nhằm hướng dẫn Chương
trình nghị sự Kinh tế biển xanh khu vực được ban hành vào năm 2014. Các lĩnh
vực tiềm năng cao về việc làm và tăng trưởng trong Chương trình43 là:
• Nuôi trồng thủy sản
• Du lịch hàng hải, ven biển và du lịch tàu biển
• Công nghệ sinh học biển
• Tài nguyên khoáng sản biển
• Năng lượng xanh.
Chương trình Nghị sự và Kế hoạch Đổi mới đã đề ra 03 giải pháp then
chốt trong kinh tế biển xanh:
• Cải thiện khả năng tiếp cận thông tin về biển dựa trên việc đổi mới, kiến
thức và công nghệ
• Quy hoạch không gian biển để đảm bảo quản lý hiệu quả và bền vững
các hoạt động trên biển; và xây dựng cơ chế quản lý dựa trên hệ sinh thái
• Giám sát biển tổng hợp để cung cấp cho các cơ quan chức năng một bức
tranh tốt hơn về những gì đang xảy ra trên biển; thúc đẩy hợp tác giữa các quốc
gia, khu vực.
EU có các hỗ trợ cụ thể việc thực hiện ở cấp nhà nước với hướng dẫn
43
https://webgate.ec.europa.eu/maritimeforum/system/files/Blue%20Growth%20Final%20Report
%2013092012.pdf

| 60
chiến lược và thông qua giám sát và báo cáo về tiến độ tăng trưởng biển xanh
thông qua báo cáo Tăng trưởng xanh hàng năm của EU.
2.2.5. Ấn Độ
Tháng 2/2019, Chính phủ Ấn Độ đã công bố “Tầm nhìn của Ấn Độ về
một Ấn Độ mới đến năm 2030”, trong đó đã xem Kinh tế biển xanh làm một
trong mười động lực cốt lõi của tăng trưởng và nhấn mạnh sự cần thiết phải có
một chính sách tổng thể tích hợp các ngành, lĩnh vực khác nhau để cải thiện
cuộc sống các cộng đồng ven biển, tăng tốc phát triển và tạo việc làm. Thủ
tướng Narenda Modi khi đề cập đến kinh tế biển xanh đã từng nói “Đối với tôi,
Blue Charka hay vòng tròn màu xanh nước biển trên quốc kỳ Ấn Độ là biểu
tượng cho cách mạng biển xanh hay kinh tế biển xanh. Bởi vì kinh tế đại dương
chiếm vị trí trung tâm đối với chúng ta”44. Trong bài phát biểu nhân ngày độc
lập lần thứ 74 của Ấn Độ, Thủ tướng Narenda Modi đã nhấn mạnh rằng “Trong
bối cảnh đương đại, láng giềng không chỉ là người có chung đường biên giới vật
chất mà còn là những người có quan hệ hòa hợp với nhau”. Trên tinh thần này,
một số học giả đã cho rằng không gian phát triển kinh tế biển của Ấn Độ là một
trục chiến lược và kinh tế mới nổi quan trọng trải dài từ Bờ Đông Châu Phi đến
Tây Thái Bình Dương, được gọi là trục Seychelles – Singapore – Samoa (SSS).
Chính sách của Ấn Độ với kinh tế biển xanh tập trung vào nỗ lực sử dụng
hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên đại dương cũng như tích hợp và thúc
đẩy các năng lực, năng lực và kỹ năng liên quan đến đại dương, nhằm thúc đẩy
việc làm và tổng giá trị gia tăng, đồng thời bảo vệ môi trường và hài hòa với các
mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Tháng 9/2020, Hội đồng tư vấn
kinh tế của Thủ tướng Ấn Độ đã đưa ra dự thảo Khung chính sách kinh tế biển
xanh cho Ấn Độ. Mục tiêu của Khung chính sách này sẽ là nâng cao GDP của
quốc gia bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm trong
lĩnh vực mới này đồng thời điều chỉnh chương trình phát triển của Ấn Độ với
các mục tiêu an ninh quốc gia và các cam kết quốc tế. Có 07 nhóm vấn đề ưu
tiên chính của Ấn Độ để phát triển kinh tế biển xanh:
# 1: Khung hoạch toán quốc gia cho kinh tế biển xanh và quản trị đại
dương.
# 2: Quy hoạch không gian biển ven biển và Du lịch
# 3: Thủy sản biển, Nuôi biển và Chế biến thủy sản.
# 4: Sản xuất, Các ngành mới nổi, Thương mại, Công nghệ, Dịch vụ và
Phát triển Kỹ năng
# 5: Logistics, Cơ sở hạ tầng và Vận tải biển (bao gồm cả trung chuyển)
# 6: Khai thác đáy ven bờ, biển sâu và năng lượng ngoài khơi

44
Economic Adivisory Council to the Prime Minister Government of India (2020). India’s Blue Economy: A
draft policy framework. https://incois.gov.in/documents/Blue_Economy_policy.pdf

| 61
# 7: An ninh, Không gian chiến lược và Gắn kết quốc tế.
Về tổ chức thực hiện, Ấn Độ thành lập Hội đồng kinh tế biển xanh quốc
gia (National Blue Economy Council) với thành viên là đại diện các bộ, ngành
lĩnh vực có liên quan45. Hội đồng họp ít nhất mỗi năm một lần để thảo luận các
vấn đề quan trọng, cụ thể:
- Đánh giá tổng thể và giám sát các đề án, dự án và mục tiêu của Kinh tế
biển xanh để thực hiện kịp thời.
- Đưa ra các hướng dẫn / chỉ thị để thúc đẩy các mục tiêu của Chính sách.
- Đưa ra các hướng dẫn / chỉ đạo cho các Bộ / Ban trong việc phát triển
hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực trong Kinh tế biển xanh.
- Cung cấp các hướng dẫn / chỉ thị đối với việc thiết lập thuế quan, đàm
phán trợ cấp nghề cá và các vấn đề pháp lý, bất cứ khi nào được yêu cầu.
Giúp việc cho Hội đồng là một Ủy ban điều hành chịu trách nhiệm lên kế
hoạch, điều phối và giám sát các công việc, dự án có liên quan được triển khai
thực hiện bởi các bộ, ngành và chính quyền bang. Bộ trưởng Bộ Khoa học Trái
đất làm chủ tịch Ủy ban.
2.2.6. Hàn Quốc
Hàn Quốc đã có chiến lược đại dương từ năm 2002 (Ocean Korea 21 -
OK21) với các mục tiêu gần đây là tăng tỷ trọng đóng góp của ngành đại dương
vào GDP quốc gia từ 7% (khoảng 33 tỷ USD) năm 2005 lên 10% vào năm 2016.
Kế hoạch hoạt động 10 năm cho OK21 bao gồm hầu hết các cam kết về đại
dương và bờ biển trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển
bền vững và Chiến lược phát triển bền vững các vùng biển Đông Á.
Theo PEMSEA, việc tích hợp các chương trình quản lý đất liền và biển
trong năm 2008 đã cho phép Hàn Quốc cải thiện việc thực hiện các chính sách
tổng hợp trên đất liền và biển. Điều này dẫn đến việc sửa đổi Luật Quản lý vùng
ven biển vào năm 2009 và hình thành một sơ đồ phân vùng ven biển. Hầu hết tất
cả các chính quyền địa phương ven biển đã xây dựng và hiện đang thực hiện các
kế hoạch quản lý vùng ven biển của họ.
Để ngăn chặn sự suy giảm của hệ sinh thái biển và đảm bảo rằng tốc độ
tăng trưởng biển xanh không bị đe dọa, Hàn Quốc đã và đang hướng tới xây
dựng một Quy hoạch tổng thể về không gian biển để thành một công cụ chính
sách cấp quốc gia về quản lý không gian biển tổng hợp. Kế hoạch quản lý không
gian biển được khởi xướng vào năm 2018 và dự kiến hoàn thành vào năm 2022.
Các ưu tiên và nguồn lực trong bản việc xây dựng Quy hoạch này tập trung vào
giảm xung đột trong không gian biển, tạo ra sự cân bằng trong lĩnh vực để
hướng đến sử dụng bền vững không gian biển. Các nội dung chính của dự thảo
45
Các thành viên Hội đồng kinh tế biển xanh quốc gia Ấn Độ gồm: Bộ trưởng Khoa học Trái đất, Đối ngoại,
Môi trường, Rừng & Biến đổi khí hậu, Năng lượng mới & tái tạo, Mỏ, Dầu khí và Khí tự nhiên, Thủy sản, Khoa
học & Công nghệ, Du lịch, Quốc phòng, Thương mại, Vận tải biển, Tài chính….

| 62
Quy hoạch không gian biển của Hàn Quốc gồm:
• Hệ thống phân vùng ven biển
• Đánh giá không gian biển
• Tư vấn về sự phù hợp với không gian biển
• Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ
• Nền tảng của Đại dương và Nghề cá
• Quản trị có sự tham gia và hợp tác của các bên.
Khoa học và công nghệ, và sự tham gia của khu vực tư nhân đóng vai trò
quan trọng trong thúc đẩy, hình thành các sáng kiến kinh tế đại dương. Các địa
phương không chỉ đóng góp ý kiến vào việc xây dựng bản quy hoạch mà cũng
phải chịu trách nhiệm thực hiện.
2.2.7. Úc
Quan điểm của Úc về kinh tế biển xanh là thúc đẩy sự phát triển của
ngành, lĩnh vực dựa vào biển mang lại lợi ích về mặt sinh thái, kinh tế và xã hội
và đảm bảo rằng mô hình quản lý dựa trên hệ sinh thái là cốt lõi trong quá trình
ra quyết định về phát triển cho các ngành, lĩnh vực và cho cộng đồng (Chính
phủ Australia, 2012). Để kinh tế biển xanh thành mô hình phát triển kinh tế chủ
đạo, giải quyết các rủi ro do suy thoái hệ sinh thái và BĐKH, đồng thời nắm bắt
các cơ hội phát triển, thì một loạt các chương trình và sáng kiến đang được triển
khai thực hiện ở cấp tiểu bang, cơ sở và quốc tế. Một trong những sáng kiến
quan trọng là thành lập Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Kinh tế biển xanh (năm
2019) để thúc đẩy một dự án nghiên cứu trị giá 329 triệu đô la dựa trên sự hợp
tác trong 10 năm giữa 45 đối tác quốc gia và quốc tế từ các ngành công nghiệp,
dự kiến sẽ tạo ra hơn 4 tỷ đô la cho nền kinh tế quốc gia.
Cách tiếp cận của quốc gia đối với kinh tế biển xanh được nêu rõ trong Kế
hoạch Khoa học Biển Quốc gia 2015-2025; trong đó Úc dự kiến đầu tư 100 tỷ
đô la Úc vào năm 2025 để giải quyết 07 nhóm công việc:
#1: Giữ vững chủ quyền và an ninh, an toàn biển;
#2: Đảm bảo an ninh năng lượng;
#3: Đảm bảo an ninh lương thực;
#4: Bảo tồn ĐDSH và sức khỏe hệ sinh thái;
#5: Tạo sự phát triển bền vững cho đô thị ven biển;
#6: Hiểu biết và thích ứng với sự biến đổi và thay đổi của khí hậu;
#7: Phát triển phân bổ nguồn lực công bằng và cân bằng.
Kế hoạch Khoa học biển quốc gia của Úc đưa ra các kế hoạch chi tiết và
giúp chuyển một số nguồn lực để thúc đẩy kinh tế biển xanh. Kế hoạch nêu rõ

| 63
vai trò của các hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm giải quyết từng thách
thức, nhưng chưa đề cập đến vai trò trung tâm của quy hoạch không gian biển
(Voyer và cộng sự, 2017). Theo Joanna Vince (2014), thì quản trị đại dương của
Úc đang phải đối mặt với thách thức duy trì sự cân bằng giữa sử dụng và bảo tồn
tài nguyên biển, trong khi vẫn đang phải đối phó với các mối đe dọa cấp bách do
BĐKH gây ra đối với nghề cá, axit hóa đại dương; quy hoạch không gian biển là
công cụ hữu hiệu để giải quyết các vấn đề này.
Quy hoạch sinh học biển trong vùng đặc quyền kinh tế được Chính phủ
Úc xây dựng theo Luật Bảo vệ môi trường và Bảo tồn ĐDSH (1999) để cải thiện
cách thức quản lý các vùng biển của Úc hướng tới các đại dương khỏe mạnh và
năng suất (Hình 1.15). Quy hoạch này đặt ra các mục tiêu về ĐDSH rộng lớn,
xác định các ưu tiên của khu vực và vạch ra các chiến lược và hành động để giải
quyết các ưu tiên này. Vào cuối năm 2012, Australia đã công bố mạng lưới công
viên biển lớn nhất trên thế giới với diện tích 3,2 triệu km 2 từ vùng biển ôn đới
phía Tây Nam Úc đến vùng biển nhiệt đới (vùng biển san hô).

Hình 1.15. Quy hoạch sinh học biển của Úc năm 2012
2.2.8. In-đô-nê-xi-a
In-đô-nê-xi-a coi trọng biển, lấy biển làm nền tảng trung tâm cho chính
sách phát triển quốc gia. In-đô-nê-xi-a sở hữu nhiều điệu kiện tự nhiên thuận lợi
để vươn ra biển, song để thành công, In-đô-nê-xi-a cần chú ý hơn đến thành tố
đối ngoại và xử lý hài hòa các thách thức Biển Đông.

| 64
Chiến lược “Trục biển toàn cầu” của In-đô-nê-xi-a, tháng 11/2014 tại
Hội nghị cấp cao Đông Á tại Naypidaw, Myanmar, Tổng thống Widodo công bố
tầm nhìn phát triển đất nước của In-đô-nê-xi-a với Học thuyết Trục biển toàn
cầu, trong đó biển được coi là hướng mở rộng chính. Mục tiêu trung tâm của
Học thuyết Trục biển toàn cầu là tối ưu hóa các nguồn lực và lợi thế sẵn có về
biển của In-đô-nê-xi-a để phát triển In-đô-nê-xi-a thành một "quốc gia biển"
giữa Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương (có thể hiểu là một dạng cường quốc
biển). Học thuyết xác định năm trụ cột chính gồm (i) xây dựng văn hóa biển, (ii)
quản lý tài nguyên; (iii) phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối biển; (iv) ngoại giao
biển; và (v) phát triển hải quân.
Tuy nhiên, Trục biển toàn cầu chỉ đề ra các nguyên tắc chung, không nêu
chi tiết các biện pháp triển khai cụ thể. Sau hơn hai năm từ khi Tổng thống
Widodo công bố Trục biển toàn cầu, các bộ ngành và địa phương của In-đô-nê-
xi-a có các diễn giải và triển khai khác nhau. Để tháo gỡ vấn đề này, tháng
2/2017, Tổng thống Widodo ban hành Sắc lệnh Tổng thống số 6/2017 về chính
sách biển, nêu chi tiết các mục tiêu, nguyên tắc, biện pháp và kế hoạch hành
động để triển khai Trục biển toàn cầu.
Chính sách Biển” của In-đô-nê-xi-a, Chính sách biển nêu chi tiết các mục
tiêu, nguyên tắc, biện pháp và kế hoạch hành động để triển khai Trục biển toàn
cầu. Về mục tiêu, chính sách biển xác định In-đô-nê-xi-a "phấn đấu trở thành
một quốc gia biển mạnh, phát triển, đảm bảo chủ quyền và độc lập, đóng góp
tích cực cho hòa bình và an ninh ở khu vực và trên thế giới phù hợp với lợi ích
quốc gia của In-đô-nê-xi-a". Cụ thể, Chính sách Biển của In-đô-nê-xi-a nhằm:
(i) quản lý tối ưu và phát triển bền vững tài nguyên biển; (ii) phát triển chất
lượng nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ biển; (iii) phát triển lực lượng an
ninh quốc phòng biển mạnh; (iv) tăng cường chủ quyền, luật pháp và an toàn
trên biển; (v) quản trị đại dương tốt; (vi) đảm bảo phúc lợi xã hội công bằng cho
người dân ở khu vực ven biển và các đảo nhỏ; (viii) gia tăng sức cạnh tranh và
tăng trưởng của kinh tế và các ngành công nghiệp gắn với biển; (ix) xây dựng cơ
sở hạ tầng biển chắc chắn; (x) lên kế hoạch quản lý không gian biển; (xi) bảo vệ
môi trường biển; (xii) ngoại giao biển; và (xiii) xây dựng bản sắc văn hóa biển.
Về nguyên tắc triển khai, chính sách biển tập trung (i) tăng cường nhận
thức coi In-đô-nê-xi-a là quốc gia quần đảo thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; (ii)
phát triển bền vững: khai thác tài nguyên sinh vật không vượt quá khả năng tái
tạo và phục hồi; khai thác tài nguyên phi sinh vật không vượt quá khả năng phát
triển của các tài nguyên thay thế; mức độ khai thác hiện tại không vượt quá nhu
cầu sử dụng trong tương lai; dự liệu các tác động tiêu cực có thể xảy đến trong
quá trình khai thác tài nguyên; (iii) phát triển kinh tế xanh: phát triển kinh tế
biển đi đôi với bảo vệ môi trường; (iv) quản lý thống nhất và minh bạch: quản lý
trong một hệ thống đồng nhất, xây dựng các quy định rõ ràng và minh bạch,
cung cấp đầy đủ thông tin để người dân hiểu; (v) khuyến khích sự tham gia của
các bên liên quan vào quá trình lên kế hoạch, quyết định, triển khai, giám sát,

| 65
kiểm soát, tiếp cận thông tin và sử dụng tài nguyên; (vi) tạo sự bình đẳng và
công bằng: mọi cá nhân, nhóm và tầng lớp dân cư từ các vùng miền và tôn giáo
khác nhau đều được đối xử bình đẳng, cùng có lợi; tăng cường kết nối giữa các
trung tâm kinh tế với các vùng miền, phát triển các dự án ở các đảo ngoài xa, ưu
tiên cải thiện phúc lợi cho nhóm thu nhập thấp, đặc biệt là ngư dân.
Về biện pháp triển khai, chính sách biển đề ra 76 biện pháp tập trung
trong 7 trụ cột gồm (i) quản lý tài nguyên biển và phát triển nguồn nhân lực; (ii)
tăng cường quốc phòng an ninh từ biển, chấp pháp và an toàn trên biển; (iii)
quản trị đại dương; (iv) phát triển kinh tế biển, cơ sở hạ tầng và phồn vinh cho
người dân; (v) quản lý không gian biển và bảo vệ môi trường biển; (vi) xây
dựng văn hóa biển; và (vii) xây dựng ngoại giao biển.
Chính sách biển đồng thời đề ra kế hoạch hành động 5 năm theo nhiệm kỳ
tổng thống. Kế hoạch hành động hiện tại từ 2016-2019 đề ra 425 hoạt động được
phân bổ trong 5 nhóm ưu tiên, gồm (i) biên giới biển, không gian biển và ngoại
giao biển do Bộ Ngoại giao, Quân đội, Bộ các vấn đề biển và nghề cá và Bộ
Thông tin chủ trì thực hiện; (ii) công nghiệp biển và kết nối do Bộ Công nghiệp,
Bộ Giao thông, Bộ Việc làm và nhà ở, Cơ quan tìm kiếm cứu nạn chủ trì; (iii)
dịch vụ, tài nguyên biển và quản lý môi trường biển do Bộ các vấn đề biển và
nghề cá, Bộ Năng lượng và khoáng sản, Bộ Công nghiệp, Bộ Môi trường và
rừng chủ trì; (iv) quốc phòng và an ninh biển do Quân đội, Bộ Quốc phòng, Cơ
quan an ninh biển, Bộ Các vấn đề biển và nghề cá chủ trì; và (v) văn hóa biển do
Bộ Các vấn đề biển và nghề cá, Bộ Giao thông, Bộ Nghiên cứu khoa học và
giáo dục, và Bộ Nhân lực chủ trì thực hiện.
Có thể thấy In-đô-nê-xi-a đã xây dựng từ Chiến lược đến Chính sách và
kế hoạch hành động chi tiết, cụ thể, nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành một
cường quốc biển trong khu vực.
2.2.9. Phi-lip-pin
Quản lý vùng ven biển ở Phi-lip-pin được đặc trưng bởi một cách tiếp cận
phi tập trung với mức độ trách nhiệm lớn được giao cho các cơ quan có thẩm
quyền tại địa phương. Các dự án kinh tế biển xanh cho đến nay chủ yếu liên
quan đến quan hệ đối tác giữa các cấp chính quyền với các nhà tài trợ bên ngoài
và các Tổ chức phi chính phủ (NGO), chứ không phải là các sáng kiến cấp quốc
gia (Satizábal và cộng sự, 2020).
Các tổ chức tư nhân cũng đang ngày càng đóng vai trò là nhà đầu tư vào
các cơ hội kinh doanh dựa trên đại dương và các nỗ lực của kinh tế biển xanh.
Các khoản đầu tư này tập trung nhiều vào nghề cá bền vững và du lịch biển và
ven biển (thường gắn với các khu bảo tồn biển), nguồn “vốn biển tự nhiên” tạo
nên phần lớn kinh tế đại dương của Phi-lip-pin (PEMSEA, 2018) 46. Một phân
tích của Satizábal và cộng sự (2020) nhận thấy rằng chương trình nghị sự về
46
PEMSEA (2018). State of Oceans and Coasts: Philippines. In: (PEMSEA), P. F. T. E. M. O. T. S. O. E. A.
(ed.). http://pemsea.org/sites/default/files/NSOC_Philippines_0.pdf: GEF, UNDP, PEMSEA.

| 66
Kinh tế biển xanh của Phi-lip-pin cũng tập trung nhiều vào việc định khung "các
đại dương như vốn tự nhiên", đặc biệt nhấn mạnh vào các sáng kiến Các-bon
xanh. Các sáng kiến này nhằm phát hiện và 'mở khóa' các cơ hội kinh doanh
kinh tế bằng cách chuyển đổi các phương pháp quản trị sang định giá và lập bản
đồ các dịch vụ hệ sinh thái, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ chế hỗ trợ
dựa trên thị trường như thị trường carbon và trái phiếu xanh (Satizábal và cộng
sự 2020) cũng nhấn mạnh đến gốc rễ của phát triển Kinh tế biển xanh là vấn đề
bất bình đẳng, bao gồm việc chiếm đoạt và phân phối lợi ích không đồng đều
giữa những người sử dụng ven biển.

III. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
KINH TẾ BIỂN XANH
3.1. Xu hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển
Theo OECD (2016), kinh tế biển hiện đóng góp khoảng 1,5 nghìn tỷ
USD, khoảng 2,5% vào tổng giá trị gia tăng toàn cầu. Dầu khí ngoài khơi chiếm
khoảng một phần ba tổng giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp dựa trên đại
dương, tiếp theo là du lịch hàng hải và ven biển (26%), cảng (13%) - được tính
bằng tổng giá trị gia tăng của sản lượng cảng toàn cầu - và các thiết bị phục vụ
hàng hải (11%). Các ngành khác chiếm tỷ trọng từ 5% trở xuống (Hình 1.16).
Trong khi tỷ trọng nuôi biển quy mô công nghiệp mới đạt khoảng 1% (nhưng
không bao gồm các ước tính khác về giá trị gia tăng do đánh bắt tận thu ở Châu
Phi và Châu Á).
Vận tải biển là hình thức vận tải tiết kiệm năng lượng nhất, rất quan trọng
đối với thương mại toàn cầu và kết nối quốc tế vì vận chuyển hơn 90% hàng hóa
toàn cầu (tính theo khối lượng) và hơn 70% giá trị hàng hóa được vận chuyển
bằng đường biển và được tiếp nhận bởi các cảng trên toàn thế giới. Thương mại
đường biển thế giới tăng 4% trong năm 2011, đạt 8,7 tỷ tấn 47 bất chấp những
khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra và dự báo lưu lượng container
sẽ tăng gấp 03 lần vào năm 203048. Các quốc gia ven biển và SIDS đang tiếp tục
đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và năng lực cảng biển, vận tải biển để đáp ứng
cho hoạt động thương mại đang phát triển nhằm tối ưu hóa lợi ích cho mình. Tổ
chức hàng hải quốc tế (IMO) đã đưa ra các biện pháp mới để tăng hiệu quả,
giảm phát thải và ô nhiễm khí nhà kính. Duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ là
yếu tố quan trọng để hỗ trợ phục hồi sau đại dịch COVID-19.

47
UNCTAD (2012). Review of Maritime transport 2012. ISBN 978-92-1-112860-4
48
OECD (2012). The Future of the Ocean Economy – exploring the prospects for emerging ocean industries to
2030.

| 67
Hình 1.16. Tỷ lệ đóng góp các ngành kinh tế biển năm 2010
(Nguồn: http://dx.doi.org/10.1787/888933334614)
Khai thác, chế biến thủy sản trên toàn cầu tạo ra khoảng 350 triệu việc
làm, khoảng 90% ngư dân sống ở các nước đang phát triển. Sản lượng khai thác
toàn cầu tăng từ 4 triệu tấn năm 1900, lên 16,7 triệu tấn năm 1950, 62 triệu tấn
năm 1980 và 86,7 triệu tấn năm 2000 nhưng gần như không tăng sau đó 49. Có
những nghiên cứu cho rằng, đánh bắt cá quy mô lớn đã làm giảm 75% trữ lượng
khai thác hoặc đến mức cạn kiệt50. Thực tế cho thấy hoạt động của con người đã
làm giảm trực tiếp và rõ rệt năng suất của đại dương; ngoài ra các tác hại do
BĐKH gây ra làm gia tăng sự phân tầng đại dương, giảm sự pha trộn chất dinh
dưỡng trong các vùng biển. Các đánh giá của Tổ chức Hệ thống Quan sát Đại
dương Toàn cầu cho thấy các xu hướng nóng lên đáng kể và mô hình dự báo đến
năm 2040-2060 cho thấy sự suy giảm đều năng suất đại dương 51. Việc thực hiện
các phương pháp tiếp cận tổng hợp, dựa trên hệ sinh thái và nền tảng khoa học,
cộng với việc loại bỏ các trợ cấp trong nghề cá ở một số quốc gia bước đầu
mang lại triển vọng khôi phục các nguồn cá và tăng sản lượng đánh bắt. Nuôi
trồng thủy sản là ngành thực phẩm phát triển nhanh nhất trên toàn cầu hiện cung
49
Global Oceans Conference (2008). Policy Brief on Fisheries and Aquaculture.
50
FAO (2010). The State of World Fisheries and Aquaculture. Rome: FAO.
51
IOC/UNESCO, IMO, FAO, UNDP. (2011). A Blueprint for Ocean Sustainability. Paris.

| 68
cấp 47% lượng cá cho con người52.
Du lịch biển và ven biển là một ngành công nghiệp lớn trên toàn cầu, năm
2012 lượng khách du lịch quốc tế tăng 4% bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn
cầu và chiếm 9% GDP toàn cầu, khoảng 1,3 nghìn tỷ đô la Mỹ hoặc 53. Vấn đề
già hóa dân số và hạ tầng cơ sở được liên tục cải thiện, chi phí vận tải thấp sẽ
khiến các khu vực ven biển và đại dương trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết đối
với du lịch, nghỉ dưỡng. Từ năm 2020 lại đây, du lịch là một trong những ngành
bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, du lịch biển vẫn
quan trọng đối với sự thịnh vượng cho các cộng đồng trên đảo và ven biển. Khả
năng tồn tại tiếp tục của lĩnh vực này vẫn gặp rủi ro do BĐKH, thiên tai, ô
nhiễm, đô thị hóa và suy thoái hệ sinh thái. Cách tiếp cận kinh tế biển xanh
trong đó các giá trị dịch vụ hệ sinh thái được đánh giá đúng mức và được đưa
vào quy hoạch phát triển sẽ thúc đẩy du lịch phát triển tốt hơn nữa. Du lịch sinh
thái hay du lịch dựa vào thiên nhiên, nơi vốn tự nhiên được duy trì như sẽ là một
phần không thể thiếu của việc phát triển du lịch bền vững.
Về khai thác dầu & khí và các nguồn năng lượng mới, trong năm 2009,
các mỏ khai thác ngoài khơi chiếm 32% sản lượng dầu thô trên toàn thế giới và
con số này dự kiến sẽ tăng lên 34% vào năm 202554 và cao hơn sau đó. Dầu và
khí sẽ vẫn là những nguồn năng lượng chủ đạo trong nhiều thập kỷ tới nhưng
với sự tiến bộ của công nghệ, các vùng biển, đại dương mang lại tiềm năng to
lớn cho việc tạo ra các loại hình năng lượng tái tạo (gió, sóng, thủy triều, sinh
khối, chuyển đổi nhiệt và độ mặn); trong số này, năng lượng gió ngoài khơi là
ngành phát triển nhất trong số các nguồn năng lượng dựa trên đại dương. Công
suất lắp đặt toàn cầu chỉ hơn 6 GW năm 2012 nhưng các ước tính mới cho thấy
con số này có thể tăng lên 175 GW vào năm 2035 55. Băng cháy, một nguồn
hydrocacbon khổng lồ tiềm tàng ở vùng nước biển sâu, hiện cũng đang được
điều tra, nghiên cứu để tiến tới khai thác quy mô lớn.
Công nghệ sinh học biển có tiềm năng giải quyết một loạt các thách thức
toàn cầu như nguồn cung cấp lương thực bền vững, sức khỏe con người, an ninh
năng lượng và xử lý môi trường56. Phạm vi tiềm năng là rất lớn, đến năm 2006,
hơn 14.000 hóa chất mới đã được xác định bằng điều tra sinh học biển và 300
bằng sáng chế được đăng ký trên các sản phẩm tự nhiên biển57. Trong năm 2011,
có hơn 36 loại thuốc có nguồn gốc từ biển được phát triển lâm sàng, trong đó có
15 loại để điều trị ung thư. Một lĩnh vực mà công nghệ sinh học biển có thể
đóng góp quan trọng là phát triển các loại kháng sinh mới (Hunt & Vincent,
2006).
52
FAO (2010). The State of World Fisheries and Aquaculture. Rome: FAO.
53
UNWTO (2013). Tourism highlights 2013 edition.
54
IEA (2010). World Energy Outlook 2010.
55
IEA (2012). World Energy Outlook 2012.
56
IOC/UNESCO, IMO, FAO, UNDP. (2011). A Blueprint for Ocean Sustainability, Paris.
57
Leary et al (2009). Marine genetic resources: A review of scientific and commercial interest. Mar Policy
33:183–194

| 69
Thế giới đang hướng tới việc thăm dò và khai thác các mỏ khoáng sản
trong và dưới đáy biển. Do có tính đặc thù nên một số khoáng sản sau có xu
hướng tăng cao trong thời gian tới: (1) các khoáng sản đa kim, lớp vỏ coban và
các mỏ sunfua đa kim khổng lồ; (2) các nguyên tố đất hiếm (rất quan trọng trong
các công nghệ phần cứng của lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghiệp công
nghệ cao khác). Cơ quan Quản lý Đáy biển Quốc tế đã phát triển các quy định
của Bộ luật Khai thác58 để đáp ứng thực tiễn đòi hỏi và đã cấp một số giấy phép
thăm dò đáy biển quốc tế.
Để có thể xác định được xu hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế
biển, OECD (2016) đã xem xét các yếu tố, lực lượng định hình phát triển kinh tế
đại dương đến năm 2030, bao gồm: (1) Quy mô dân số toàn cầu, (2) Nhu cầu
kinh tế và thương mại toàn cầu, (3) Nhu cầu thực phẩm biển, (4) Nhu cầu về các
nguồn năng lượng, (5) Vấn đề môi trường và BĐKH, (6) Sự phát triển công
nghệ biển, (7) Quản trị quốc tế đối biển, đại dương.
Về quy mô dân số: Gia tăng dân số, đô thị hóa và phát triển vùng ven biển
là trọng tâm của tăng trưởng kinh tế đại dương ở nhiều quốc gia. Đến năm 2050,
ít nhất sẽ có thêm 2 tỷ người cần được cung cấp thức ăn, làm tăng nhu cầu về cá,
động vật thân mềm và các loại thực phẩm biển khác từ đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản; với tư cách là người tiêu dùng, họ sẽ kích thích vận tải hàng hóa và
hành khách bằng đường biển, đóng tàu và sản xuất thiết bị hàng hải, cũng như
thăm dò để tìm trữ lượng dầu khí ngoài khơi. Dân số già sẽ tiếp tục nhắm mục
tiêu đến các địa điểm ven biển cho các kỳ nghỉ, du lịch trên tàu và nghỉ dưỡng,
đồng thời thúc đẩy cộng đồng y tế và dược phẩm trên thế giới đẩy nhanh nghiên
cứu công nghệ sinh học biển thành các loại thuốc và phương pháp điều trị mới.
Về nhu cầu kinh tế và thương mại, nhu cầu phát triển nền kinh tế quốc gia
tiếp tục là một trong những động lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế
hàng hải. Mặc dù triển vọng trong dài hạn cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn
còn chưa rõ nhưng theo nhiều nhận định thì GDP bình quân đầu người sẽ tăng
đáng kể trong vài thập kỷ tới và do vậy thương mại hàng hóa toàn cầu có thể
tăng hơn gấp ba lần vào năm 2050. Vì khoảng 90% hàng hóa quốc tế được vận
chuyển bằng đường biển, động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh vận tải biển
và các cảng sẽ rất đáng kể. Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a,... là những nền
kinh tế mới nổi với lượng sản xuất và xuất khẩu lượng hóa hóa qua đường biển
đi khắp thế giới (chiếm gần 40% vào năm 2030 và khoảng 50% vào năm 2050).
Một số nghiên cứu cho thấy các hãng tàu và công ty đóng tàu đang cân nhắc kỹ
lưỡng về những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai về thị trường, tuyến
đường, loại hàng hóa và loại tàu sẽ được yêu cầu. Thu nhập cao hơn và xu
hướng tiêu dùng đi lên cho thấy nhu cầu lớn hơn về du lịch biển và đặc biệt là
du lịch tàu biển hạng sang xuyên quốc gia.
Về thực phẩm: Với sự gia tăng dân số thế giới dự kiến đến năm 2050 và
58
Regulations on Prospecting and Exploration for Polymetallic Sulphides in the Area (adopted 7 May 2010) and
the Regulations on Prospecting and Exploration for Cobalt-Rich Crusts (adopted 27 July 2012).

| 70
nhu cầu về thực phẩm, đại dương rõ ràng đóng một vai trò quan trọng trong việc
bổ sung nguồn cung cấp lương thực do nông nghiệp tạo ra. Ở nhiều nơi trên thế
giới, các sản phẩm từ biển sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp protein và vitamin
chính cho hàng triệu người, đặc biệt là khi tầng lớp trung lưu ngày càng tăng
chuyển chi tiêu của họ sang các sản phẩm protein cao cấp. Tuy nhiên, khả năng
thực hiện vai trò đó của đại dương ngày càng bị suy giảm do đánh bắt quá mức
và cạn kiệt nguồn dự trữ ở nhiều nơi trên thế giới cũng như do tác động của ô
nhiễm trên đất liền, đặc biệt là việc thải phân bón và chất thải nông nghiệp vào
vùng ven biển và cửa sông, các khu vực đe dọa môi trường sống của sinh vật
biển, nguồn cá, động vật thân mềm,... Do đó, tăng trưởng khai thác thủy sản
toàn cầu dự kiến sẽ ít nhiều đi ngang trong vòng mười năm tới hoặc lâu hơn. Sự
gia tăng nhu cầu thủy sản trên thế giới sẽ cần được bù đắp thông qua việc mở
rộng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản ngoài khơi. Tuy nhiên,
việc mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản biển sẽ đòi hỏi phải giải quyết một
loạt thách thức, từ việc lựa chọn địa điểm, xử lý ô nhiễm đến khả năng đối phó
các tai biến, tác động của BĐKH.
Về năng lượng: Nhu cầu về sử dụng năng lượng sẽ tiếp tục gia tăng trong
tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực. Mức giá thị trường và sự biến động của thị
trường là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của hoạt
động khai thác và thăm dò dầu khí ngoài khơi. Mở rộng quy mô năng lượng tái
tạo dựa trên đại dương sẽ tạo ra việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời
cung cấp một con đường để khử cacbon. Một cuộc cách mạng năng lượng tái tạo
dựa trên đại dương đang được thực hiện và các nỗ lực phục hồi mang lại cơ hội
tăng cường đầu tư trong những năm tới. Điện gió ngoài khơi có thể sẽ tiếp tục
được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp của chính phủ trong những năm tới và khi
công suất tăng lên, kết hợp với những nỗ lực giảm chi phí sản xuất và vận hành
thì sẽ giúp điện gió ngoài khơi phát triển và tăng khả năng chống chịu tốt hơn
trước những biến động của thị trường dầu khí, đảm bảo sự ổn định cung cấp
năng lượng quốc gia. Các nguồn năng lượng tái tạo khác ở biển (thủy triều,
sóng, hải lưu,...) dự kiến sẽ không tăng quy mô đáng kể trong trung hạn, nhưng
tiềm năng dài hạn là rất lớn. Điện gió ngoài khơi và các nguồn năng lượng tái
tạo khác ở biển sẽ được hưởng lợi từ Thỏa thuận Paris - COP21.
Môi trường và BĐKH: Các dịch vụ hệ sinh thái của nó bao gồm việc điều
chỉnh nồng độ CO2 trong khí quyển và biển, cung cấp oxy, chu trình đối lưu
thủy nhiệt, chu trình thủy văn, bảo vệ bờ biển và những đóng góp quan trọng từ
ĐDSH biển. Do lượng khí thải carbon do con người tạo ra đã tăng lên theo thời
gian, đại dương đã hấp thụ phần lớn carbon, dẫn đến axit hóa đại dương, nhiệt
độ nước biển và mực nước biển tăng, sự thay đổi của các dòng chảy đại
dương,... Sau hội nghị COP21 ở Paris, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí
hậu (IPCC) đã xuất bản một báo cáo đặc biệt về đại dương, đặc biệt là tác động
của BĐKH đối với ĐDSH, hoạt động của các hệ sinh thái biển và vai trò của các
hệ sinh thái đó trong việc giúp điều hòa khí hậu của hành tinh. Các tác động của

| 71
BĐKH đối với hệ sinh thái đại dương và ĐDSH biển là rất lớn, dẫn đến ĐDSH
và môi trường sống, thay đổi thành phần đàn cá và các mô hình di cư, và tần
suất các hiện tượng thời tiết đại dương khắc nghiệt cao hơn…. Hậu quả đối với
các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, ngành dầu khí ngoài khơi và mức
độ tổn thương cho các cộng đồng dân cư ven biển ngày càng hiện hữu. Sức khỏe
đại dương càng trở nên trầm trọng do ô nhiễm từ đất liền, đặc biệt là chất ô
nhiễm có nguồn gốc nông nghiệp, hóa chất và rác thải nhựa. Các nước đang phát
triển có xu hướng bị ảnh hưởng nặng nề hơn nhiều so với các nước công nghiệp.
Về Khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo: Trong những thập kỷ tới,
các tiến bộ khoa học và công nghệ dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng trong
việc giải quyết nhiều thách thức môi trường liên quan đến đại dương nêu trên và
trong việc phát triển hơn nữa các hoạt động kinh tế dựa trên đại dương. Những
đổi mới trong vật liệu tiên tiến, kỹ thuật và công nghệ dưới biển, cảm biến và
hình ảnh, công nghệ vệ tinh, máy tính hóa và phân tích dữ liệu lớn, hệ thống tự
trị, công nghệ sinh học và công nghệ nano - mọi lĩnh vực của nền kinh tế đại
dương đều có được từ những tiến bộ công nghệ này. Các Công ty vận tải biển
thương mại dường như đang trên đà cho ra đời của các tàu tự hành và sử dụng
nhiều hơn các nhiên liệu mới; các công ty khai thác dầu khí và khai thác dưới
đáy biển đều đang phát triển robot cho các hoạt động dưới đáy biển; nuôi trồng
thủy sản biển đang được xây dựng dựa trên những tiến bộ trong công nghệ sinh
học để cải thiện sức khỏe và phúc lợi của cá và giảm sự phụ thuộc vào đánh bắt
cá tự nhiên để làm thức ăn; năng lượng tái tạo ở đại dương đang sử dụng ngày
càng nhiều các tiến bộ trong vật liệu và cảm biến mới; nghề cá, an toàn hàng hải,
quan trắc đại dương và đánh giá môi trường sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ những
bước tiến lớn đang đạt được từ công nghệ thông tin và hàng không (thông tin
liên lạc, viễn thám, hàng hải); và du lịch tàu biển đang mở rộng các cơ sở kỹ
thuật số trên tàu cho hành khách và phi hành đoàn lên mức chưa từng có.
Một số đổi mới, sáng tạo trong số này được thiết lập để tạo ra các lợi ích
gia tăng, tuy nhiên, những đổi mới khác có khả năng biến đổi và thậm chí gây
đột phá hơn, đặc biệt khi chúng liên quan đến sự kết hợp của các đổi mới từ
nhiều lĩnh vực công nghệ. Các ví dụ bao gồm: triển vọng ngắn hạn về điều
hướng điện tử được triển khai trong ngành vận tải biển; sự hội tụ của nhiều công
nghệ (công nghệ sinh học, công nghệ vệ tinh và cảm biến, ...) tạo nên cuộc cách
mạng trong cuộc chiến chống ô nhiễm dầu ngoài khơi; những bước tiến lớn
được mong đợi trong việc lập bản đồ đáy biển; dự kiến ngày càng tăng sử dụng
các giàn khoan đa năng ngoài khơi…
Về quản trị quốc tế đối với biển, đại dương: Hầu hết các nước đều đặt ra
yêu cầu phát triển một nền kinh tế biển xanh cho đại dương khoẻ mạnh, ưu tiên
cho việc mở cửa hướng ra biển, hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn như du
lịch biển, hàng hải… phát triển một số ngành kinh tế mới trên cơ sở tiếp cận
thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) như năng lượng tái tạo, công
nghệ vũ trụ, công nghệ sinh học biển... Nâng cao năng lực quản trị, phát triển

| 72
kinh tế đi đôi với giữ vững chủ quyền và bảo đảm an ninh, an toàn trên biển. Mô
hình kinh tế biển xanh, kinh tế sinh thái, xây dựng văn hoá sinh thái biển đang
được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn. Với tính chất mở, xuyên biên giới
của biển và đại dương, nhiều nước, tổ chức quốc tế cho rằng cần có sự hợp tác
chặt chẽ, toàn diện của các nước, tổ chức quốc tế trên thế giới để giải quyết các
vấn đề về biển, trong đó đặc biệt là vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, nước
biển dâng và bảo vệ môi trường biển.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các yếu tố, lực lượng định hình phát
triển kinh tế đại dương đến năm 2030 trên và tổng hợp các thông tin, số liệu tài
liệu liên quan, OECD (2016) đã đưa ra những nhận định rằng Giá trị gia tăng
toàn cầu trong nền kinh tế đại dương “kịch bản kinh doanh thông thường” được
ước tính sẽ tăng lên hơn 3 nghìn tỷ USD (so với năm 2010 là USD) vào năm
2030 (Hình 1.17) và duy trì tỷ trọng của nó trong tổng Giá trị gia tăng toàn cầu
(dự kiến đạt khoảng 120 tỷ USD vào năm 2030) vào khoảng 2,5%. Du lịch hàng
hải và ven biển, bao gồm cả ngành du lịch tàu biển, dự kiến sẽ chiếm thị phần
lớn nhất (26%), tiếp theo là thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi với 21% và
hoạt động cảng với 16%.

Hình 1.17. Dự báo tỷ lệ đóng góp các ngành kinh tế biển vào năm 2030 theo kịch bản thông
thường (Nguồn: http://dx.doi.org/10.1787/888933334632)
Tuy nhiên OECD (2016) cũng cho rằng những ước tính này vẫn chưa thể
phản ánh đúng xu hướng nguyên do thiếu thông tin, dữ liệu từ nhiều quốc gia;
“Trong vòng 15 năm tới, vận tải biển, đóng và sửa chữa tàu biển, các hoạt động

| 73
cảng biển, dịch vụ hàng hải, nuôi biển, điện gió ngoài khơi và du lịch biển sẽ
tăng trưởng mạnh mẽ. Ngành đánh bắt thủy sản và dầu khí ngoài khơi sẽ ít hơn
tăng trưởng hơn. Năng lượng tái tạo khác ở đại dương, công nghệ sinh học biển
và khai thác đáy biển tuy có tiềm năng đáng kể nhưng việc mở rộng quy mô khó
có thể xảy ra trước năm 2030”.
Tạp chí nhà kinh tế (2015) đã căn cứ vào các loại hình hoạt động ở đại
dương, các tài nguyên, dịch đại dương mang lại và xác định các yếu tố cấu thành
của kinh tế biển xanh và nhận định rằng “việc chuyển đổi từ kinh tế đại dại
dương sang kinh tế xanh là một công việc phức tạp, lâu dài” và là con đường
phát triển bền vững tất yếu trong tương lai do có rất nhiều động lực khiến cho
các ngành, lĩnh vực buộc phải thay đổi. Các học giả Patil, P.G., Virdin, J., Diez,
S.M., Roberts, J., Singh, A. (2016) đã nêu ra các yếu tố cấu thành và xu hướng
tương lai của kinh tế đại dương (Bảng 1.6).
Bảng 1.6. Các yếu tố cấu thành và xu hướng tương lai của kinh tế đại dương
(Nguồn: theo Economist Intelligence Unit 2015, OECD 2016)
Tài nguyên, Ngành,
Loại hình dịch vụ lĩnh vực
Xu hướng tương lai
hoạt động biển, đại kinh tế
dương biển
Tăng nhu cầu về cá và do đó thủy sản tiếp tục tăng,
Nghề cá đòi hỏi sản lượng nuôi trồng phải tăng gấp đôi vào
năm 2050 trong khi không được cải thiện sản lượng
Nguồn thực
khai thác thủy sản. Yêu cầu chấm dứt đánh bắt quá
phẩm biển Nuôi trồng mức ở biển và phục hồi các nguồn khai thác cạn kiệt
thủy sản để có thể làm tăng sản lượng cá biển, đại dương lên
tới 20% (Waite và cộng sự, 2014).
Khai thác Các loại thuốc đầu tiên có nguồn gốc từ sinh vật biển
các tài đã được thương mại hóa trong thập kỷ qua, cùng với
nguyên sự phát triển đáng kể trong việc sử dụng các sản
sinh vật phẩm tự nhiên biển trong lĩnh vực dinh dưỡng và phi
Công nghệ Dược y tế khác, và các công nghệ mới đang thúc đẩy mối
sinh học phẩm, hóa quan tâm mới đối với công nghệ sinh học biển. Do
biển chất đó, thị trường toàn cầu tiếp tục mang lại các sản
phẩm và quy trình công nghệ sinh học biển là một cơ
hội lớn để phát triển, dự kiến sẽ tăng từ 2,8 tỷ USD
năm 2010 lên 4,6 tỷ USD vào năm 2017 (OECD,
2016).
Mối quan tâm đến khoáng sản đáy biển sẽ tiếp tục
trong tương lai dài hạn do có những hạn chế đối với
Khai thác
một số tài nguyên khoáng sản trên đất liền, mặc dù
tài nguyên
vẫn chưa rõ liệu khai thác dưới đáy biển có sớm phát
phi sinh Khoáng sản, Khai thác
triển trên quy mô thương mại hay không (đặc biệt là
vật, các cát, sỏi đáy biển
do sự không chắc chắn về môi trường tác động)
nguồn
(OECD, 2016). Theo một dự báo, vào năm 2030,
năng
10% khoáng sản trên thế giới, bao gồm coban, đồng
lượng mới
và kẽm có thể đến từ đáy đại dương (UNEP, 2014).
Năng lượng Dầu và khí Năm 1980, sản lượng khai thác dầu khí ngoài khơi

| 74
Tài nguyên, Ngành,
Loại hình dịch vụ lĩnh vực
Xu hướng tương lai
hoạt động biển, đại kinh tế
dương biển
cung cấp 20% nhu cầu tiêu dùng. Đến năm 2014, nó
đã tăng lên 30% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng vì hầu hết
các khám phá mới trên toàn cầu chủ yếu ở ngoài khơi
ở vùng biển sâu tới 3 km, so với 1 km chỉ 20 năm
trước (Brakenhoff, 2015). 15 năm tới có thể chứng
kiến sự gia tăng đáng kể sản lượng khai thác ở vùng
nước sâu ngoài khơi, trong khi sản lượng khai thác từ
đốt các vùng nước nông có thể giảm (OECD, 2016).
Đồng thời, hoạt động khai thác khí dự kiến sẽ tăng
trưởng ở cả vùng nước nông và nước sâu, từ mức trên
17 triệu thùng dầu quy đổi /ngày vào năm 2014 lên
27 triệu thùng dầu quy đổi/ngày vào năm 2040
(OECD, 2016). Tổng lượng hydrocacbon (khí và
dầu) từ ngoài khơi dự kiến sẽ tăng khoảng 3,5% mỗi
năm cho đến năm 2030 (IAEA, 2014).
Đánh giá về các nguồn gió ngoài khơi có thể khai
thác trên thế giới ước tính khoảng 22 TWa. Công
suất gió lắp đặt ngoài khơi trên toàn cầu đã phát triển
Tái tạo từ gần như không có gì hai mươi năm trước lên hơn 7
gigawatt (GW) hiện nay, trong khi các dự báo cho
thấy đạt 40–60 GW vào năm 2020 và tăng trưởng với
mức độ rất lớn vào năm 2050 (OECD 2016).
Công suất khử muối toàn cầu đang tăng lên theo cấp
số nhân (Lattemann và cs, 2010). Quy mô của thị
Nước ngọt Khử muối trường khử muối toàn cầu vào năm 2025 ước tính lớn
hơn gấp bảy lần so với năm 2000 (Bremere và cs,
2001).
Hiện tại, khoảng 90% thương mại toàn cầu được vận
chuyển trên biển và đến năm 2050, vận tải hàng hóa
Vận tải đường biển dự kiến sẽ tăng gấp bốn lần so với năm
đường 2010 (OECD và ITF 2015). Thương mại đường biển
biển dự kiến sẽ tăng trung bình 4,0% mỗi năm trong giai
Vận tải và
đoạn 2020–29 và 3,3% trong giai đoạn 2030-2040
buôn bán
(OECD, 2016).
Dịch vụ Cơ sở hạ tầng cảng được dự báo sẽ tăng 4,7% từ năm
Thương
cảng và hạ 2015 đến năm 2020 (Lucintel 2015), với mức tăng
mại, du
tầng cảng lành mạnh trong thời gian dài hơn do dự kiến sẽ tăng
lịch và
biển vận tải hàng hóa.
buôn bán
Du lịch toàn cầu và đóng góp của du lịch vào tổng
sản phẩm quốc nội toàn cầu (đã trên 10%) dự kiến sẽ
tăng với tốc độ 3,8% mỗi năm từ năm 2015 đến năm
Du lịch và 2025, tăng trưởng diễn ra ở du lịch biển và ven biển.
Du lịch
nghỉ dưỡng Khi dân số già đi và thu nhập tăng lên ở nhiều quốc
gia, trong khi chi phí vận tải vẫn tương đối thấp, các
địa điểm ven biển và đại dương sẽ trở thành những
điểm du lịch hấp dẫn hơn nữa, và những phát triển

| 75
Tài nguyên, Ngành,
Loại hình dịch vụ lĩnh vực
Xu hướng tương lai
hoạt động biển, đại kinh tế
dương biển
gần đây cho thấy du lịch biển có khả năng phát triển
với tốc độ nhanh hơn so với du lịch quốc tế nói
chung (OECD, 2016).
Di cư và phát triển của khu vực ven biển (được định
nghĩa là vùng đất cách bờ biển <100 km) trên khắp
thế giới đã tăng nhanh hơn so với các khu vực nội địa
kể từ năm 1970, dẫn đến mật độ dân số cao hơn
nhiều ở hầu hết các 'thành phố lớn' trên thế giới như
Phát triển Tokyo, New York, Seoul, Mumbai, Thượng Hải,
vùng Jakarta,... Sự phát triển được dự báo sẽ ảnh hưởng
duyên hải đến 91% tất cả các bờ biển có người sinh sống vào
năm 2050 và sẽ góp phần gây ra hơn 80% ô nhiễm
môi trường biển khi chúng ta bước vào một thế giới
có 9,6 tỷ người. Ví dụ ở Trung Quốc, tốc độ tăng
trưởng khu vực đô thị ven biển hiện gấp hơn ba lần
tốc độ quốc gia (Neumann và cs, 2015; WB 2012).
Chi phí xã hội đầy đủ của carbon thải vào khí quyển
Đóng góp
do phát quang rừng ngập mặn được ước tính vào
gián tiếp
khoảng từ 3,6 đến 18,8 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, với
vào các
Cô lập Cacbon mức giá (nghĩa là chi phí xã hội thực sự) là 41 đô la
hoạt động
carbon xanh Mỹ cho mỗi tấn carbon dioxide (Pendleton và cộng
kinh tế và
sự, 2012). Bảo tồn carbon xanh được kỳ vọng sẽ trở
môi
thành một phần đáng kể trong việc giảm lượng khí
trường
thải từ rừng nhiệt đới.
Các hệ sinh thái ven biển (rạn san hô, rừng ngập
mặn, đầm lầy muối, cỏ biển / tảo) làm giảm chiều cao
sóng đáng kể (trung bình từ 35% đến 71% trên 69 địa
điểm được nghiên cứu) và do đó giúp giảm lũ lụt
Đóng góp (Narayan và cs, 2016). Nhu cầu phục hồi các môi
gián tiếp Bảo vệ, trường sống như vậy sẽ tăng lên. Bảo vệ bờ biển khỏi
vào các phục hồi lũ lụt và xói mòn là dịch vụ kinh tế lớn nhất được
Bảo vệ bờ
hoạt động môi cung cấp bởi các hệ thống rừng ngập mặn ở Thái Lan
biển
kinh tế và trường và là một chức năng quan trọng của rừng ngập mặn ở
môi sống nhiều nước nhiệt đới (Barbier, 2012). Với tốc độ thay
trường đổi hiện nay, nhiều khu rừng ngập mặn sẽ mất đi
trong hai thập kỷ tới (Nellemann và cs, 2009). Khi
mực nước biển dâng (<10 m), khoảng 900 triệu
người sống ở các vùng thấp ven biển dễ bị tổn
thương, chủ yếu ở châu Á (Neumann và cs, 2015).
Đóng góp Nhu cầu sử dụng các hệ sinh thái đại dương để xử lý
gián tiếp Xử lý chất Đồng hóa chất thải tiếp tục phát triển. Khối lượng dinh dưỡng
vào các thải cho chất dinh từ đất liền ra biển ước tính đã tăng gấp ba lần so với
hoạt động ngành công dưỡng, mức tiền công nghiệp (UNEP, FAO và các tổ chức
kinh tế và nghiệp trên hòa tan khác, 2012). Tương tự, ước tính có khoảng 275 triệu
môi đất liền chất thải tấn nhựa được sản xuất trong năm 2010, trong đó 4,8
trường đến 12,7 triệu tấn đi vào đại dương (Jambeck và cộng

| 76
Tài nguyên, Ngành,
Loại hình dịch vụ lĩnh vực
Xu hướng tương lai
hoạt động biển, đại kinh tế
dương biển
sự, 2015).
Nếu tốc độ tăng trưởng hàng năm 4,5% của khu vực
đại dương toàn cầu và đã xác định được một số hình
Bảo vệ các
Sự tồn tại thức bảo vệ có thể được duy trì sau năm 2020, thì
loài, sinh
của ĐDSH mục tiêu hiện tại là 10% đại dương toàn cầu được
cảnh
bảo vệ sẽ đạt được vào năm 2035 (Boonzaier và
Pauly, 2016).
Tổng hợp nhận định của một số tổ chức quốc tế, chuyên gia đối với kinh
tế đại dương toàn cầu khi áp dụng các phương thức phát triển kinh tế biển xanh
(Hình 1.18), thì đến 2030 (so với trước năm 2015), khách du lịch, dầu khí và
nuôi trồng hải sản sẽ tăng gấp 2 lần, vận tải đường biển tăng gấp 04 lần, điện gió
ngoài khởi sẽ tăng gấp 40 lần; ngoài ra sẽ giúp giải quyết 1/5 mức phát thải khí
nhà kính để giữ cho nhiệt độ toàn cầu dao động trong phạm vi 1,5 0C theo Thỏa
thuận Paris về BĐKH đặt ra đến năm 2050.

Hình 1.18. Ước tính tốc độ tăng trưởng một số lĩnh vực đến năm 2030 so với năm 2015
(Các nguồn: Strategic Transport Infrastructure Needs to 2030, OECD, 2012; Tourism Towards 2030, UNWTO,
2011, Douglas-Westwood, 2013; FAO; Blue Growth – opportunities from the marine and maritime sustainable
growth, EC, 2012; Renewable Energy Outlook 2013; EIA; Marine Biotechnology, Enabling Solutions for Ocean
Productivity and Sustainability, OECD, 2013.).

3.2. Chuyển đổi sang mô hình kinh tế biển xanh

| 77
Nhiều quốc gia, khu vực đang hướng đến phát triển mô hình kinh tế bền
vững phù hợp với Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hiệp quốc về phát triển
bền vững. Ủy ban Châu âu, Ủy ban cấp cao phát triển bền vững đại dương và
WB đang có những chính sách thể hiện sự tiên phong trong việc chuyển đổi
sang kinh tế biển xanh với những tầm nhìn, mục tiêu, giải pháp thực hiện cụ thể.
3.2.1. Ủy ban Châu Âu
Trong 15 năm qua, EU đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho một chính
sách biển tổng hợp và hiệu lực ở châu Âu bằng cách liên kết với các quốc gia
thành viên, các bên liên quan trong khu vực và kinh tế biển xanh dựa vào đất
liền. Kinh tế biển xanh không chỉ tạo ra 4,5 triệu việc làm trực tiếp ở những khu
vực có ít lựa chọn nghề thay thế mà còn là đồng minh tự nhiên và thiết yếu trong
giải quyết khủng hoảng khí hậu và ĐDSH. Việc chuyển hướng để tạo ra một nền
kinh tế biển xanh bền vững với sự tham gia chặt chẽ hơn nữa giữa các bên liên
quan, từ các doanh nghiệp lớn và nhỏ đến các nhóm địa phương, cho đến những
người trẻ đam mê đại dương và công chúng nói chung là hết sức cần thiết để tạo
lập một tương lai bền vững. Cần có sự đoàn kết tất cả các nhóm và các lĩnh vực
xung quanh theo một tầm nhìn chung.
Thỏa thuận Xanh Châu Âu59 kêu gọi chuyển đổi kinh tế EU để thành nền
kinh tế hiện đại, hiệu quả về tài nguyên và cạnh tranh, nơi loại bỏ phát thải ròng
khí nhà kính và vốn tự nhiên EU được bảo vệ. Kế hoạch Phục hồi Châu Âu thúc
đẩy quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số, đồng thời làm cho kinh tế Châu
Âu trở nên công bằng, linh hoạt hơn và bền vững hơn cho các thế hệ tương lai.
Kinh tế biển xanh của EU có thể giúp đạt được “thách thức kép” này, nếu được
đưa vào một con đường bền vững hơn, sẽ tạo ra nên một phông hành động và
những ý tưởng đổi mới, thúc đẩy phục hồi nhanh chóng, lâu dài.
Tháng 5 năm 2021, Ủy ban Châu Âu (Europe Commission) 60 đã công bố
cuốn tài liệu về cách tiếp cận chuyển đổi sang kinh tế biển xanh của EU vì một
tương lai bền vững (On a new approach for a sustainable blue economy in the
EU Transforming the EU’s Blue Economy for a Sustainable Future). Có 03
nhóm mục tiêu và các công việc, hành động cần phải thực hiện, bao gồm: (1)
Chuyển đổi chuỗi giá trị kinh tế biển xanh; (2) Tạo lập sự hỗ trợ xuyên xuốt cho
phát triển bền vững kinh tế biển xanh; (3) Thiết lập các điều kiện để quản trị bền
vững kinh tế biển xanh.
Nhóm mục tiêu thứ nhất: Chuyển đổi chuỗi giá trị kinh tế biển xanh
Nhóm mục tiêu thứ nhất gồm: (1) Đạt được các mục tiêu về khí hậu và ô
59
Thỏa thuận xanh châu Âu là một tập hợp các sáng kiến chính sách của Ủy ban châu Âu với mục tiêu bao trùm
là làm cho khí hậu châu Âu trở nên bình thường vào năm 2050 với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của EU
đến năm 2030 lên ít nhất 50% và hướng đến 55% so với mức năm 1990.
https://en.wikipedia.org/wiki/European_Green_Deal
60
Europe Commission (2021). On a new approach for a sustainable blue economy in the EU Transforming the
EU’s Blue Economy for a Sustainable Future. Brussel, May 17th 2021. COM. https://eur-lex.europa.eu/legal-
content/EN/TXT/PDF/?uri=CELEX:52021DC0240&from=EN

| 78
nhiễm bằng không (Zero); (2) Kinh tế tuần hoàn và ngăn ngừa phát thải; (3) Bảo
tồn ĐDSH và đầu tư vào vốn biển tự nhiên; (4) Tăng khả năng phục hồi vùng
ven biển; (5) Xây dựng hệ thống thực phẩm biển có trách nhiệm với môi trường.
(1) Để đạt được các mục tiêu về khí hậu và ô nhiễm bằng không (Zero),
Ủy ban Châu Âu xác định các công việc, nhiệm vụ cần phải thực hiện:
- Sửa đổi các quy định về đánh thuế các sản phẩm năng lượng và điều
chỉnh chính sách năng lượng61; xem xét các quy định về nghỉ dưỡng và sửa đổi
các quy định để giảm ô nhiễm tàu biển62; thúc đẩy sáng kiến FuelEU63 để sản
xuất và tiêu thụ các nhiên liệu tái tạo và ít cacbon (như nhiên liệu hydro, nhiên
liệu sinh học, nhiên liệu tổng hợp, điện gió…)
- Hình thành một Diễn đàn biển xanh phục vụ cho đối thoại giữa các bên
liên quan và các nhà khoa học về hoạt động đánh bắt, nuôi trồng, vận tải biển,
du lịch, năng lượng tái tạo và các hoạt động khác.
- Thúc đẩy sử dụng các quỹ của EU cho vận tải biển xanh thông qua: (i)
Tăng cường sử dụng vận chuyển đường biển ngắn thay vì sử dụng các phương
thức gây ô nhiễm hơn; (ii) Cải tạo đội tàu biển của EU (ví dụ như tàu chở khách
và tàu cung cấp cho các cơ sở lắp đặt ngoài khơi) để cải thiện hiệu quả năng
lượng; (iii) Phát triển khả năng sản xuất và công nghệ tiên tiến của EU;
- Sử dụng Quỹ Hàng hải, Nuôi trồng và Thủy sản Châu Âu để hỗ trợ các
đội tàu đánh cá áp dụng các động cơ và kỹ thuật sạch hơn, miễn là những cải tạo
này không tạo ra tình trạng thừa công suất và đánh bắt quá mức;
- Theo đuổi mục tiêu của các cảng biển không phát thải, như được nêu
trong Chiến lược di chuyển thông minh và bền vững, thông qua sự hợp tác giữa
các nhóm cảng bền vững của Diễn đàn cảng Châu Âu, để thảo luận với các bên
liên quan và chia sẻ, cũng như thúc đẩy các kinh nghiệm và sáng kiến để “xanh
hóa” dịch vụ cảng;
- Hỗ trợ các nước thành viên thông qua Cơ chế bảo vệ dân sự của Liên
minh và các biện pháp chống ô nhiễm của Cơ quan An toàn Hàng hải Châu Âu,
để chuẩn bị và ứng phó với các tai nạn ô nhiễm biển.
(2) Về mục tiêu kinh tế tuần hoàn và ngăn ngừa phát thải, Ủy ban Châu
Âu đề ra các công việc, nhiệm vụ sau:
- Thực hiện tốt các chỉ thị của EC: về Khung chiến lược biển 64, trong đó
đảm bảo rằng có ít hơn 20 mảnh rác thải cho mỗi 100 m bờ biển tại mỗi bãi

61
Council Directive 2003/96/EC of 27 October 2003 on restructuring the Community framework for the taxation
of energy products and electricity.
62
Directive 2013/53/EU of the European Parliament and of the Council of 20 November 2013 on recreational
craft and personal watercraft and repealing Directive 94/25/EC.
63
https://ec.europa.eu/info/law/better-regulation/have-your-say/initiatives/12312-FuelEU-Maritime-
64
Directive 2008/56/EC of the European Parliament and of the Council of 17 June 2008 establishing a
framework for community action in the field of marine environmental policy (Marine Strategy Framework
Directive). https://eur-lex.europa.eu/eli/dir/2008/56/oj

| 79
biển; về nhựa sử dụng một lần65, đặc biệt là các ngư cụ chiếm tới 70% lượng rác
biển của EU.
- Năm 2023, đề xuất sửa đổi Quy định tái chế tàu 66 và các yêu cầu của EU
đối với việc ngừng hoạt động các dàn khoan ngoài khơi để đảm bảo bảo vệ môi
trường biển một cách thích hợp.
- Đảm bảo rằng rác được thu gom trong các hoạt động đánh bắt được báo
cáo tại cảng, và các dụng cụ đánh cá làm từ nhựa được thu gom và tái chế sau
khi sử dụng. Xây dựng các tiêu chuẩn ngư cụ có thể tái chế. Quỹ Hàng hải,
Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản của Châu Âu 67 tiếp tục hỗ trợ tài chính cho ngư
dân để tìm kiếm và thu gom rác thải và ngư cụ đánh cá bị mất, cũng như tài trợ
cho quá trình xử lý thích hợp tại các cảng và bến bãi theo quy định của Chỉ thị
về Cơ sở Tiếp nhận Cảng68.
- Có các hành động cụ thể giảm một nửa lượng rác thải nhựa trên biển;
thực hiện hành động phù hợp để hạn chế vi nhựa được thêm vào một cách có
chủ ý và phát triển các biện pháp khuyến khích và răn đe (như ghi nhãn, tiêu
chuẩn hóa, chứng nhận và quy định về việc thải vi nhựa không chủ ý, bao gồm
các biện pháp tăng cường thu giữ vi nhựa ở tất cả các giai đoạn của vòng đời sản
phẩm nhựa).
(3) Về mục tiêu bảo tồn ĐDSH và đầu tư vào vốn biển tự nhiên, EU coi
“Bảo tồn và bảo vệ ĐDSH là nguyên tắc căn bản của hoạt động kinh tế biển.
ĐDSH biển không chỉ là tiền đề cho các hoạt động kinh tế như ngư nghiệp, công
nghệ sinh học và du lịch, mà bảo tồn và phục hồi ĐDSH cũng mang lại cơ hội
kinh tế khác” và xác định mở rộng diện tích các khu bảo tồn biển tới 30% diện
tích các vùng biển của EU, nhằm tạo lập các hàng lang sinh thái góp phần đảo
ngược tình trạng mất ĐDSH, giảm nhẹ và tăng cường chống chịu BĐKH, củng
cố các lợi ích tài chính. Để bảo tồn và phục hồi ĐDSH biển, Ủy ban Châu Âu
tập trung thực hiện một số công việc sau:
- Thực hiện cách tiếp cận quản lý dựa trên hệ sinh thái, hướng tới tương
lai theo các văn bản của EU69; đưa ra các sáng kiến, đề xuất về các mục tiêu ràng
65
Directive (EU) 2019/904 of 5 June 2019 on the reduction of the impact of certain plastic products on the
environment. http://data.europa.eu/eli/dir/2019/904/oj
66
Regulation (EU) No 1257/2013 of the European Parliament and of the Council of 20 November 2013 on ship
recycling and amending Regulation (EC) No 1013/2006 and Directive 2009/16/EC.
http://data.europa.eu/eli/reg/2013/1257/oj
67
Proposal for a Regulation of the European Parliament and of the Council on the European Maritime and
Fisheries and Aquaculture Fund and repealing Regulation (EU) No 508/2014 of the European Parliament and of
the Council (EMFF) - political agreement from 3 December 2020.
https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=CELEX%3A52018PC0390&qid=1625337556091
68
Directive (EU) 2019/883 amending Directive 2010/65/EU. http://data.europa.eu/eli/dir/2019/883/oj
69
Các văn bản của EU, gồm: Marine Strategy Framework Directive (2008/56/EC), Birds Directive
(2009/147/EC), Habitats Directives (92/43/EEC), Directive 2011/92/EU, Directive 2001/42/EC, Regulation (EU)
No 1380/2013 of the European Parliament and of the Council of 11 December 2013 on the Common Fisheries
Policy, Regulation (EU) 2019/1241 of the European Parliament and of the Council of 20 June 2019 on the
conservation of fisheries resources and the protection of marine ecosystems through technical measures, EU
biodiversity strategy (COM(2020).

| 80
buộc pháp lý nhằm khôi phục các hệ sinh thái bị suy thoái, đặc biệt là các khu
vực sinh sản và ươm dưỡng cá lớn và các khu vực có tiềm năng thu giữ và lưu
trữ carbon lớn nhất cũng như ngăn ngừa và giảm thiểu thiên tai.
- Đề xuất một kế hoạch hành động mới để bảo tồn nguồn lợi thủy sản và
bảo vệ các hệ sinh thái biển vào cuối năm 2021, đặc biệt sẽ xem xét các hành
động cần thiết để bảo vệ các loài và sinh cảnh nhạy cảm;
- Làm việc với các quốc gia thành viên, các khu vực và Cơ quan môi
trường Châu Âu để xác định các khu bảo tồn biển bổ sung và biện pháp bảo vệ
nghiêm ngặt vào cuối năm 2021;
- Thúc đẩy và hỗ trợ các sáng kiến có sự tham gia của địa phương (chẳng
hạn như các nhóm phát triển địa phương do cộng đồng lãnh đạo, các nhóm hành
động nghề cá địa phương,...) kết hợp tái tạo tài nguyên biển với bảo tồn sinh kế
địa phương.
(4) Về tăng khả năng phục hồi vùng ven biển, Ủy ban Châu Âu cho rằng
bảo vệ tài sản và cơ sở hạ tầng tự nhiên và kinh tế của EU có nghĩa là phải thích
ứng với những hậu quả do BĐKH gây ra; theo đó để thay thế cho việc xây dựng
cơ sở hạ tầng “xám” (như đập, đê hoặc rào chắn bằng bê tông), thì thích ứng với
BĐKH nên dựa vào các giải pháp thuận thiên (như các vùng đất ngập nước, đầm
lầy, cỏ biển, cồn cát…). Ở các vùng ven biển, phát triển cơ sở hạ tầng xanh giúp
bảo tồn ĐDSH, hệ sinh thái ven biển và cảnh quan, tăng cường phát triển bền
vững du lịch và kinh tế vùng ven biển. Các hoạt động thích ứng này sẽ trở thành
một lĩnh vực mới của kinh tế biển xanh. Chi tiêu công của EU để bảo vệ các bờ
biển khỏi nguy cơ xói mòn và lũ lụt ước tính khoảng hơn 5 tỷ EUR một năm
trong giai đoạn 1990-202070. Mặt khác, chi phí của việc ngừng hoạt động sẽ lên
tới 340-360 tỷ euro mỗi năm do các dịch vụ hệ sinh thái bị mất dọc theo các bờ
biển của EU. Chiến lược mới của EU về thích ứng với BĐKH đặt ra khuôn khổ
ứng phó thông qua thích ứng thông minh hơn, nhanh hơn và có hệ thống hơn và
hành động quốc tế mạnh mẽ hơn để chống chịu với khí hậu. Ủy ban Châu Âu sẽ
tập trung vào công việc sau:
- Gia tăng kiến thức và kích thích đổi mới để tăng khả năng chống chịu
với khí hậu cho các khu vực ven biển thông qua phân tích so sánh các giải pháp
truyền thống và giải pháp thuận thiên;
- Nâng cao năng lực quan sát, mô hình hóa và dự báo (của Copernicus và
EMODNet) để dự đoán tốt hơn ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan
(như lũ lụt, nước dâng do bão) và mực nước biển dâng trong khu vực;
- Thúc đẩy hợp tác giữa các vùng ven biển và hải đảo có chung nhu cầu
trong cùng vùng biển để phát triển các chiến lược thích ứng và cách tiếp cận
chung để quản lý vùng ven biển71, đầu tư vào các hoạt động bảo vệ có tính bền
70
https://www.eea.europa.eu/themes/water/europes-seas-and-coasts.
71
Council Decision 2010/631/EU of 13 September 2010 concerning the conclusion, on behalf of the European
Union, of the Protocol on Integrated Coastal Zone Management in the Mediterranean to the Convention for the

| 81
vững và thích ứng với các hoạt động kinh tế ven biển;
- Hỗ trợ các Quốc gia thành viên lập kế hoạch dài hạn theo từng giai đoạn
đầu tư với sự hỗ trợ từ các quỹ của EU.
(5) Về xây dựng hệ thống thực phẩm biển có trách nhiệm với môi trường,
EU cho rằng một trong những lĩnh vực phát thải nhiều cacbon, gây ô nhiễm và
mất ĐDSH là hệ thống sản xuất và thực phẩm biển hiện có; cần đưa Hệ thống
này đi theo con đường bền vững, bao gồm: (1) Đánh bắt có trách nhiệm để đưa
trữ lượng đến mức bền vững72, (2) Nuôi trồng thủy sản bền vững73 để bổ sung
cho các giới hạn tự nhiên của đánh bắt tự nhiên và (3) Thúc đẩy sản xuất, nuôi
trồng thủy sản hữu cơ74 (như nuôi trồng tảo là một sáng kiến, giải pháp tốt để
cung cấp nguồn thức ăn hữu cơ, nhiên liệu sinh học,… Thực phẩm từ tảo phải
tuân thủ các yêu cầu của Quy định thực phẩm mới của EU 75). Để xây dựng hệ
thống lương thực bền vững trong kinh tế biển xanh, Ủy ban Châu Âu đã đặt ra
các công việc với các mốc thời gian cụ thể:
- Đến năm 2023, đưa ra một đề xuất lập pháp về thủy sản và các sản phẩm
nuôi trồng thủy sản nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
chuyển đổi hướng tới một hệ thống lương thực bền vững;
- Năm 2022, đưa một đề xuất lập pháp cho các tiêu chuẩn tiếp thị hiện đại,
bền vững cho thủy sản để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng và các nhà
khai thác trong chuỗi cung ứng về tính bền vững môi trường và xã hội của sản
phẩm thủy sản và lượng khí thải carbon của nó;
- Năm 2022, thông qua một sáng kiến chuyên đề về tảo76 để hỗ trợ sự phát
triển của ngành công nghiệp tảo EU. Sáng kiến này tạo điều kiện xem tảo như
một loại thực phẩm mới bằng cách cắt giảm chi phí, tạo điều kiện tiếp cận thị
trường, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với các sản phẩm tảo và
tăng cường kiến thức, nghiên cứu và đổi mới;
- Hỗ trợ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số kiểm soát nghề cá và thúc đẩy
việc thực thi các quy tắc nghề cá bằng cách sửa đổi hệ thống kiểm soát nghề cá
Protection of the Marine Environment and the Coastal Region of the Mediterranean.
http://data.europa.eu/eli/dec/2010/631/oj
72
Regulation (EU) No 1380/2013 of the European Parliament and of the Council of 11 December 2013 on the
Common Fisheries Policy, amending Council Regulations (EC) No 1954/2003 and (EC) No 1224/2009 and
repealing Council Regulations (EC) No 2371/2002 and (EC) No 639/2004 and Council Decision 2004/585/EC.
73
EU hiện nhập khẩu hơn 70% sản phẩm thủy sản để tiêu dùng. Các sản phẩm nuôi trồng thủy sản mới chiếm
25% nhu cầu tiêu dùng của EU, và nuôi biển của EU mới đạt khoảng 2% sản xuất nuôi trồng thủy sản toàn cầu.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản vẫn tập trung cao đối với cả các Quốc gia Thành viên EU và các loài được nuôi,
do đó tiềm năng đa dạng hóa cao.
74
https://ec.europa.eu/info/law/better-regulation/have-your-say/initiatives/12555-Organic-farming-action-plan-
for-the-development-of-EU-org
75
Regulation (EU) 2015/2283 of the European Parliament and of the Council of 25 November 2015 on novel
foods, amending Regulation (EU) No 1169/2011 of the European Parliament and of the Council and repealing
Regulation (EC) No 258/97 of the European Parliament and of the Council and Commission Regulation (EC) No
1852/2001. http://data.europa.eu/eli/reg/2015/2283/oj
76
https://ec.europa.eu/info/law/better-regulation/have-your-say/initiatives/12780-Towards-a-strong-and-
sustainable-EU-Algae-sector

| 82
hướng tới cơ chế kiểm soát kỹ thuật số đối với nghề cá;
- Trong việc thực hiện chính sách nghề cá nói chung, tăng cường quản lý
nghề cá ở Địa Trung Hải và Biển Đen, hợp tác chặt chẽ với tất cả các bên liên
quan để triển khai nhanh chóng kế hoạch quản lý nghề cá nhiều năm ở Tây Địa
Trung Hải.
Nhóm mục tiêu thứ hai: Tạo lập sự hỗ trợ xuyên suốt cho phát triển
bền vững kinh tế biển xanh
Nhóm mục tiêu thứ hai gồm: (1) Tăng cường kiến thức đại dương; (2)
Nghiên cứu và đổi mới; (3) Đầu tư vào kinh tế biển xanh; (4) Củng cố kỹ năng
và việc làm.
(1) Về tăng cường kiến thức đại dương, EU cho rằng dữ liệu đại dương
đáng tin cậy, chất lượng cao là điều kiện tiên quyết để chuyển đổi sang kinh tế
biển xanh bền vững. Việc có một kiến thức tốt hơn về đại dương và hệ sinh thái
biển, cùng với quyền truy cập miễn phí vào cơ sở dữ liệu 77, sẽ cho phép các
ngành kinh tế biển, cơ quan công quyền và xã hội dân sự đưa ra các quyết định
sáng suốt. Kể từ năm 2018, Báo cáo Kinh tế Xanh đã lập bản đồ kinh tế biển
xanh ở EU, trong đó công cụ Chỉ số kinh tế biển xanh (Blue Economy
Indicators)78 giúp người sử dụng dễ dàng theo dõi tiến trình phát triển kinh tế
biển. Để tạo ra kiến thức cần thiết cho quá trình chuyển đổi sang kinh tế biển
xanh bền vững, Ủy ban Châu Âu tập trung vào một số công việc sau:
- Năm 2022 đưa ra một Sáng kiến Quan sát Đại dương để cấu trúc và
thống nhất việc thu thập các kiểu thông tin, dữ liệu trong các đại dương, chẳng
hạn như giám sát môi trường, quản lý nghề cá và nuôi trồng thủy sản, nghiên
cứu, điều hướng an toàn;
- Năm 2021 thực hiện Giám sát Kinh tế Xanh thông qua Trung tâm
Nghiên cứu Liên kết của EU, nơi sẽ xuất bản các báo cáo hàng năm về kinh tế
biển xanh và cung cấp thông tin cập nhật về tiến trình khử cacbon;
- Đưa ra phương pháp luận về Tích hợp khái niệm 'vốn tự nhiên' trong các
quyết định kinh tế. Điều này bao hàm việc đánh giá và định lượng cả giá trị kinh
tế của các dịch vụ hệ sinh thái biển và các chi phí và lợi ích KT-XH thu được từ
việc giữ gìn môi trường biển trong lành;
- Đầu tư xây dựng mô hình để giám sát tốt hơn các hệ sinh thái sống và
nguồn lợi thủy sản theo thời gian và không gian.
Tất cả các sáng kiến trên đều phù hợp với chiến lược dữ liệu châu Âu của
Ủy ban châu Âu trong đó cung cấp dữ liệu khu vực công để sử dụng và cho
phép dữ liệu lưu chuyển tự do trong EU và giữa các lĩnh vực, vì lợi ích của các
77
https://emodnet.eu/en EMODnet tập hợp hơn 120 tổ chức để cung cấp dữ liệu về môi trường biển ở 07 lĩnh
vực: đo độ sâu, địa chất, môi trường sống dưới đáy biển, hóa học, sinh học, vật lý và các hoạt động của con
người. Dữ liệu được xử lý để dễ tìm, dễ truy cập, dễ tập hợp lại với nhau và dễ sử dụng.
78
https://blueindicators.ec.europa.eu/

| 83
doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và cơ quan hành chính công.
(2) Nghiên cứu và đổi mới về biển là điều cần thiết để đạt được tham
vọng của EU về khí hậu vào năm 2050, phục vụ cho bảo vệ và phục hồi các hệ
sinh thái biển và để đưa kinh tế biển xanh trở thành một phông nền ý tưởng và
hành động cho sự đổi mới. Các công nghệ đổi mới như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân
tạo, mô hình tiên tiến, cảm biến tinh vi và hệ thống tự hành có khả năng biến đổi
kinh tế xanh trong tương lai gần. Các công nghệ mới có thể cho phép các lĩnh
vực truyền thống như vận tải biển, thủy sản và du lịch cải thiện tính bền vững và
tính tuần hoàn của chúng; các lĩnh vực mới nổi như công nghệ sinh học xanh,
năng lượng tái tạo ngoài khơi và an ninh hàng hải dựa vào sự đổi mới để tồn tại
và phát triển. Ủy ban Châu Âu sẽ phát triển một hệ sinh thái đổi mới toàn châu
Âu vì một nền kinh tế biển xanh bền vững thông qua các sáng kiến sau:
- Chỉ ra được Nhiệm vụ “Đại dương, biển, ven biển và vùng nước nội địa
trong lành” có mục đích giảm thiểu sự xáo trộn và tái tạo các hệ sinh thái biển,
nước ngọt, giải quyết vấn đề mất mát sinh học và ô nhiễm, thúc đẩy các giải
pháp kinh tế biển xanh trở nên hài hòa với khí hậu;
- Xây dựng “Quan hệ đối tác mới của châu Âu vì một nền kinh tế xanh hài
hòa với khí hậu, bền vững và hiệu quả”, bắt đầu vào năm 2023, sẽ dưới hình
thức của một sáng kiến công của EU. Các chính phủ quốc gia và các cơ quan tài
trợ nghiên cứu quốc gia đồng tài trợ để thực hiện.
(3) Đầu tư vào kinh tế biển xanh đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Điều quan trọng
là các vấn đề về tính bền vững phải được lồng ghép trong các quyết định đầu tư
từ bất kể nguồn vốn nào. Về vốn tư nhân, hơn 50 tổ chức tài chính đã tham gia
Sáng kiến tài chính kinh tế biển xanh bền vững 79. Nguồn vốn công của EU rất
quan trọng đối với các công nghệ và dự án mới cần thu hút các nhà đầu tư.
Chương trình InvestEU mới sẽ tập trung vào giao thông hàng hải, cảng và năng
lượng tái tạo ngoài khơi, cũng như bảo tồn và phục hồi ĐDSH, nuôi trồng thủy
sản bền vững và giám sát đại dương. Các quỹ chính sách sẽ hỗ trợ các dự án
chuyển đổi với các giải pháp xanh và không carbon trong vận tải biển, cơ sở hạ
tầng cảng khử cacbon và triển khai năng lượng tái tạo, cũng như các dự án kinh
tế tuần hoàn và các biện pháp thích ứng với khí hậu tại địa phương. Để tăng quy
mô đầu tư “công” và “tư”, Ủy ban Châu Âu tiến hành một số công việc, nhiệm
vụ sau:
- Làm việc với Ngân hàng Đầu tư Châu Âu để xác định các nỗ lực giảm
thiểu ô nhiễm ở các vùng biển Châu Âu, đặc biệt là ở Biển Địa Trung Hải. Cả
hai tổ chức sẽ xem xét các biện pháp, phương tiện để khuyến khích các nhà đầu
tư tư nhân và các ngân hàng phát triển công tham gia các nỗ lực này;
- Hợp tác với Quỹ đầu tư Châu Âu để xây dựng một khuôn khổ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc sử dụng các công cụ tài chính quản lý chung cho một nền
kinh tế biển xanh bền vững;
79
https://www.unepfi.org/blue-finance/

| 84
- Để giúp các doanh nghiệp nhỏ hơn có ý tưởng chuyển đổi nhưng gặp
khó khăn trong việc tiếp cận vốn tư nhân, nền tảng BlueInvest 80 sẽ cung cấp sự
hỗ trợ linh hoạt, khả năng tiếp cận và khuyến cao đầu tư. Trong điều kiện này,
sự bảo lãnh ngân sách của EU (theo InvestEU) kết hợp với các khoản đóng góp
tài chính từ ngân sách EU sẽ thúc đẩy vốn tư nhân tham gia tài trợ, đầu tư mạo
hiểm cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc ở giai đoạn đầu;
- Sửa đổi sắp tới các quy tắc viện trợ của Nhà nước và Chỉ thị về Năng
lượng tái tạo phải đặt ra các điều kiện để hỗ trợ việc triển khai năng lượng sạch,
bao gồm cả năng lượng tái tạo ngoài khơi theo cách thân thiện với môi trường
và tiết kiệm chi phí.
(4) Về củng cố kỹ năng và việc làm, EU cho rằng mặc dù thị trường việc
làm đang khó khăn do đại dịch Covid-19 nhưng quá trình chuyển đổi mang lại
tiềm năng việc làm rất lớn (hiện có tới 30% công ty năng lượng tái tạo đang
thiếu hụt lao động kỹ thuật cao và xu hướng này có thế tăng gấp ba vào năm
2030 nếu không có biện pháp thay đổi). Vấn đề là các doanh nghiệp làm việc
trên những nền tảng tiên tiến phải thu hút được lực lượng lao động có trình độ
và cần cải thiện nhận thức của công chứng về nghề nghiệp trong kinh tế biển
xanh. Chương trình Kỹ năng mới của Châu Âu giúp các doanh nghiệp và cá
nhân thích ứng với các quy trình số hóa và công nghệ mới thông qua nâng cao
kỹ năng81. Chương trình Công việc biển xanh (Blue Careers), từ năm 2016 đã
cung cấp các khoản hỗ trợ để đào tạo và tái đào tạo lực lượng lao động của kinh
tế biển xanh, giờ đây sẽ mở rộng để đáp ứng nhu cầu đào tạo bắt nguồn từ Thỏa
thuận Xanh Châu Âu. Quỹ Hàng hải, Nuôi trồng và Thủy sản Châu Âu đặc biệt
hỗ trợ đào tạo và nâng cao kỹ năng cho ngư dân, cũng như các sáng kiến khác
để đầu tư vào con người, nâng cao kỹ năng và đối thoại xã hội. Một số quỹ khác
của EU (như Quỹ xã hội châu Âu + và Công cụ hỗ trợ kỹ thuật) cũng đầu tư vào
con người, việc làm và kỹ năng. EU cam kết cải thiện điều kiện nghề nghiệp và
an toàn trên biển bằng cách làm việc cả về việc đào tạo người lao động trong các
công việc biển xanh và cải thiện điều kiện làm việc của thuyền viên và ngư dân.
Uỷ ban Châu Âu sẽ làm việc với các bên để đạt mục tiêu:
- Khuyến khích và tạo điều kiện để tạo ra các quan hệ đối tác về kỹ năng
theo Hiệp ước về Kỹ năng trong các hệ sinh thái công nghiệp phù hợp với kinh
tế biển xanh được xác định trong Chiến lược Công nghiệp của EU (như trong
năng lượng tái tạo ngoài khơi hoặc đóng tàu);
- Năm 2022, kêu gọi các đề xuất về việc làm biển xanh cho phụ nữ (như
là đại diện lực lượng lao động và nâng cao vị thế của phụ nữ trong quản trị kinh
tế biển xanh);
- Làm việc với Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Hàng hải Quốc tế
để cải thiện điều kiện làm việc và hài hòa các yêu cầu đào tạo cho các thuyền
80
https://webgate.ec.europa.eu/maritimeforum/en/frontpage/1451
81
https://www.projectmates.eu/

| 85
viên và do đó nâng cao hình ảnh của nghề nghiệp.
Nhóm mục tiêu thứ ba: Thiết lập các điều kiện để quản trị bền vững
kinh tế biển xanh
Nhóm mục tiêu thứ ba gồm: (1) Quy hoạch không gian biển; (2) Sự tham
gia của người dân; (3) Hợp tác vùng, khu vực biển và sự hỗ trợ đối với các vùng
duyên hải; (4) An ninh biển; (5) Thúc đẩy kinh tế biển xanh bền vững ở các
nước ngoài EU.
(1) Quy hoạch không gian biển đóng vai trò trung tâm trong việc thực
hiện các mục tiêu khử cacbon và bảo vệ ĐDSH của Châu Âu. Quy hoạch không
gian biển là một công cụ thiết yếu để ngăn ngừa xung đột giữa các ưu tiên chính
sách và dung hòa giữa bảo tồn thiên nhiên với phát triển kinh tế. Chỉ thị Quy
hoạch Không gian biển của EU82 đảm bảo rằng các tác động tiêu cực tiềm tàng
đến môi trường tự nhiên được xác định và tránh ở giai đoạn rất sớm trong quá
trình lập kế hoạch và rằng các quy hoạch không gian biển quốc gia phù hợp với
các quy hoạch năng lượng và khí hậu quốc gia, cũng như với tình trạng môi
trường được xác định trong Chỉ thị Khung Chiến lược Biển. Uỷ ban Châu Âu sẽ
chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện một số công việc sau:
- Báo cáo đánh giá việc thực hiện Chỉ thị của EU về Quy hoạch Không
gian biển vào năm 2022 và chuẩn bị các đề xuất về cách EU có thể tạo điều kiện
cho hợp tác xuyên biên giới và khuyến khích các quốc gia thành viên tích hợp
các mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi trong các quy hoạch không
gian quốc gia của họ;
- Xem xét, đánh giá Chỉ thị Khung chiến lược biển vào năm 2021 và dựa
trên kết quả, có thể sửa đổi Chỉ thị vào năm 2023;
- Chuẩn bị hướng dẫn về cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái đối với quy
hoạch không gian biển và thúc đẩy việc sử dụng đa dạng không gian biển bằng
cách kết hợp các hoạt động khác nhau ở cùng một địa điểm (ví dụ, nuôi trồng
thủy sản và các hệ thống năng lượng tái tạo ngoài khơi).
(2) Về sự tham gia của người dân, công dân châu Âu và đặc biệt là giới
trẻ quan tâm đến sức khỏe biển, đại dương và ủng hộ cách tiếp cận bền vững.
Các ứng dụng di động hiện đại cho phép công dân theo dõi, giám sát hoặc báo
cáo về các thiệt hại môi trường quan sát được. Một trong những nhiệm vụ sứ
mệnh đại dương là thu hút và trao quyền cho công dân EU. Điều này sẽ giúp
đảm bảo tính toàn vẹn về môi trường của các cam kết trong tương lai và hỗ trợ
trực tiếp cho Thỏa thuận Xanh Châu Âu.
- Liên minh EU4Ocean83, một dự án của Ủy ban Châu Âu, sẽ tạo ra mạng
lưới cho các trường học châu Âu, đưa vấn đề đại dương vào các lớp học. Nó sẽ

82
Directive 2014/89/EU of the European Parliament and of the Council of 23 July 2014 establishing a
framework for maritime spatial planning. http://data.europa.eu/eli/dir/2014/89/oj
83
https://webgate.ec.europa.eu/maritimeforum/en/node/4484

| 86
cho phép các tổ chức làm việc về bảo tồn đại dương thực hiện các dự án chung
để thu hút người dân và tăng cường tác động và tiếp cận.
- Ủy ban Châu Âu sẽ làm việc với Ủy ban Hải dương học Liên Chính phủ
của UNESCO, các Quốc gia thành viên và các đối tác quốc tế để đóng góp vào
chương trình tăng cường hiểu biết đại dương trong Thập kỷ Khoa học Đại
dương vì sự Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc 2021-2030.
(3) Các vùng duyên hải và hải đảo đóng vai trò quan trọng trong kinh tế
biển xanh vì những nơi có chung khu vực biển, thường có giá trị gia tăng rõ ràng
trong việc giải quyết các thách thức và bảo vệ hàng hóa chung thông qua hợp tác
khu vực. EU sẽ tiếp tục hỗ trợ hợp tác, phát triển các chiến lược phù hợp cho
từng khu vực biển châu Âu (gồm Kế hoạch hành động Đại Tây Dương năm
202084, chiến lược hàng hải Tây Địa Trung Hải85, Chương trình hàng hải chung
cho Biển Đen86, Chiến lược của EU cho Vùng Adriatic và Ionian87 và Chiến lược
của EU cho vùng Biển Baltic88) và mở rộng cách tiếp cận hợp tác tương tự cho
các nước láng giềng có chung khu vực với EU, tài nguyên sinh vật biển và các
đặc điểm địa kinh tế khác. Để hỗ trợ phục hồi ở các vùng ven biển, Ủy ban Châu
Âu đặt mục tiêu:
- Giúp các thành phố và khu vực quản lý quá trình chuyển đổi xanh và kỹ
thuật số, đồng thời sử dụng đầy đủ các quỹ và ưu đãi của EU. Ủy ban Châu Âu
sẽ phát triển một Gói hỗ trợ (“Kế hoạch chi tiết cho các thỏa thuận xanh địa
phương”) cũng như Hướng dẫn chiến lược (ví dụ: “Thử thách thành phố thông
minh”; thúc đẩy các quốc gia thành viên đưa các chiến lược vùng biển và vĩ mô
vào chương trình của các quỹ của EU;
- Thúc đẩy và hỗ trợ thông qua các quỹ của EU để phát triển du lịch sinh
thái biển và ven biển;
- Tiếp tục hỗ trợ các khu vực ngoài EU trong việc nắm bắt các cơ hội do
các vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn của khu vực đó mang lại; bảo vệ các hệ
sinh thái đặc biệt đa dạng; phát triển các chiến lược kinh tế xanh bền vững với
mỗi khu vực và trao đổi các phương pháp tốt nhất để giải quyết những thách
thức về thích ứng với khí hậu;
- Tiếp tục đầu tư vào mối quan hệ đặc biệt với các nước lân cận và các
nước mở rộng để phát triển chuỗi cung ứng kinh tế biển xanh nhằm tăng cường
liên kết với EU. Các công cụ hỗ trợ trước khi gia nhập và các quỹ khác của EU
sẽ cung cấp sự hỗ trợ liên tục cho các sáng kiến hợp tác, đặc biệt là để thực hiện
Tuyên bố cấp Bộ trưởng lần thứ 2 về kinh tế biển xanh bền vững của Liên minh
Địa Trung Hải89, mối quan hệ đối tác mới với các nước láng giềng phía nam và
84
http://www.atlanticstrategy.eu/en
85
https://www.westmed-initiative.eu/
86
https://blackseablueconomy.eu/206/common-maritime-agenda-black-sea
87
https://www.adriatic-ionian.eu/
88
https://www.balticsea-region-strategy.eu/about/about
89
https://ufmsecretariat.org/wp-content/uploads/2021/02/Declaration-UfM-Blue-Economy-EN-1.pdf

| 87
Kế hoạch Kinh tế và Đầu tư cho Tây Balkan.
(4) Về an ninh biển, Ủy ban Châu Âu cho rằng một không gian biển an
toàn và bảo đảm là điều kiện tiên quyết để duy trì các lợi ích chiến lược của EU
như tự do hàng hải, kiểm soát biên giới bên ngoài hoặc cung cấp các nguyên liệu
thiết yếu và để bảo vệ các hoạt động kinh tế và công dân, cả ở biển và trên bờ.
Một trong những thách thức đó là an ninh môi trường, liên quan đến việc dự
đoán và quản lý biến đổi khí hậu và xử lý trước các hành vi xả thải bất hợp
pháp, đổ chất thải, tai nạn và các rủi ro môi trường khác. Trao đổi thông tin, bao
gồm dữ liệu tại chỗ, trên không và vệ tinh, là một yếu tố quan trọng trong việc
giải quyết các thách thức an ninh, ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp trên
biển và thực thi pháp luật. Để tăng cường trao đổi thông tin, Ủy ban châu Âu đã
phát triển một Môi trường thông tin chia sẻ chung (Common Information
Sharing Environment - CISE) trong lĩnh vực biển 90. CISE cho phép các cơ quan
chức năng từ nhiều lĩnh vực dân sự và quân sự (an toàn giao thông hàng hải,
kiểm soát nghề cá, chuẩn bị và ứng phó với ô nhiễm biển, bảo vệ môi trường
biển, hải quan, kiểm soát biên giới, thực thi pháp luật nói chung và quốc phòng)
và xuyên biên giới trao đổi thông tin theo thời gian thực về bất kỳ sự kiện nào
xảy ra trên biển. Ủy ban Châu Âu sẽ Đề xuất triển khai giai đoạn hoạt động của
CISE vào năm 2024, tùy thuộc vào kết quả của giai đoạn chuyển tiếp, để tạo ra
một hệ thống chia sẻ thông tin chính thức giữa các cơ quan giám sát biển ở EU.
(5) Về thúc đẩy kinh tế biển xanh bền vững ở nước ngoài, Ủy ban Châu
Âu cho rằng “Thúc đẩy kinh tế biển xanh bền vững cho Liên minh Châu Âu
không thể dừng lại ở biên giới của chúng ta. Nhiều chuỗi giá trị của kinh tế biển
xanh mang tính toàn cầu và chịu sự cạnh tranh toàn cầu, và các nhà khai thác
EU kinh doanh trên khắp thế giới. Do đó, trách nhiệm không chỉ nằm trong việc
bảo vệ thị trường của EU khỏi các sản phẩm và thông lệ không bền vững mà
còn trong việc đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp EU trên
thị trường toàn cầu và thúc đẩy chuyên môn, hành động môi trường và pháp
quyền của EU.”. Theo quan điểm này, Ủy ban Châu Âu sẽ:
- Vận động, tại Hội nghị lần thứ 15 của các Bên tham gia Công ước
ĐDSH của Liên hợp quốc, cho một khuôn khổ ĐDSH toàn cầu tham vọng sau
năm 2020 nhằm bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái và môi trường sống ở biển
và bao gồm một thỏa thuận toàn cầu nhằm bảo vệ ít nhất 30% vùng biển trên thế
giới khu vực;
- Ủng hộ việc ký kết một thỏa thuận đầy tham vọng, ràng buộc pháp lý
về ĐDSH biển của các khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia tại Hội
nghị liên Chính phủ lần thứ 4 của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển với
mục đích thúc đẩy bảo tồn và sử dụng bền vững biển cả tài nguyên;
- Dẫn đầu các nỗ lực để đạt được một thỏa thuận toàn cầu về nhựa và
thúc đẩy việc áp dụng cách tiếp cận kinh tế vòng tròn đối với nhựa, điều này sẽ
90
http://emsa.europa.eu/cise.html

| 88
tạo cơ sở cho một phản ứng mạnh mẽ và phối hợp hơn đối với ô nhiễm nhựa ở
cấp độ toàn cầu;
- Tiếp tục nỗ lực hướng tới việc kết thúc các cuộc đàm phán đa phương về
trợ cấp thủy sản trong Tổ chức Thương mại Thế giới - thực hiện Mục tiêu Phát
triển Bền vững số 14.6 - để cấm một số hình thức trợ cấp thủy sản góp phần gây
ra tình trạng khai thác quá mức và đánh bắt quá mức, đồng thời loại bỏ các
khoản trợ cấp góp phần gây ra bất hợp pháp, không được báo cáo và đánh bắt cá
không được kiểm soát;
- Sử dụng tất cả các đòn bẩy ngoại giao và năng lực tiếp cận của mình để
giúp tạo ra một thỏa thuận về việc chỉ định ba khu bảo tồn biển rộng lớn ở Nam
Đại Dương (Đông Nam Cực, Biển Weddell và Bán đảo Nam Cực) trong khuôn
khổ của Ủy ban Bảo tồn Sinh vật Biển Nam Cực Tài nguyên;
- Hỗ trợ các nước không thuộc EU trong việc thúc đẩy và đa dạng hóa
các mô hình kinh tế biển xanh bền vững, bao trùm và bình đẳng ở những nước
đó. Đảm bảo hỗ trợ tài chính từ nhiều nguồn tài trợ hiện có để đưa phương pháp
tiếp cận kinh tế biển xanh bền vững vào hợp tác quản lý đại dương trên toàn thế
giới. Ủy ban Châu Âu sẽ xem xét thành lập một lực lượng đặc nhiệm biển xanh
EU-Châu Phi;
- Hỗ trợ các sáng kiến đa phương như Thập kỷ LHQ về Phục hồi Hệ
sinh thái và Thập kỷ LHQ về Khoa học Đại dương vì Phát triển Bền vững 2021-
2030, đặc biệt là về quan sát đại dương, mô hình đại dương và cơ sở hạ tầng
chia sẻ dữ liệu;
- Thúc đẩy quy hoạch không gian biển trên phạm vi quốc tế thông qua
hợp tác với Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ của UNESCO91;
- Cập nhật Chương trình nghị sự về quản trị đại dương quốc tế của
mình dựa trên các tham vấn và khuyến nghị gần đây của Diễn đàn quản trị đại
dương quốc tế. Chương trình nghị sự cần đảm bảo rằng kinh tế biển xanh bảo vệ
và không làm tổn hại đến hệ sinh thái biển; nó phải thúc đẩy việc ra quyết định
minh bạch và bao trùm và nâng cao các tiêu chuẩn bền vững xã hội.
3.2.2. Ủy ban cấp cao phát triển bền vững đại dương
Nguyên thủ của 14 quốc gia ven biển và quốc đảo thuộc Ủy ban cấp cao
phát triển bền vững đại dương92 đã cam kết thực hiện chuyển đổi hướng tới một
nền kinh tế đại dương bền vững, nơi bảo vệ và bảo tồn môi trường, sản xuất
kinh tế và sự thịnh vượng luôn đi đôi với nhau. Nội dung của việc chuyển đổi
này với các mục tiêu và hành động ưu tiên đến năm 2030 được nêu cụ thể trong
cuốn tài liệu “Những chuyển đổi cho một nền kinh tế đại dương bền vững: Tầm
nhìn về Bảo vệ, Sản xuất và Thịnh vượng” (Transformations for a Sustainable
91
UNESCO (2017). Joint roadmap to accelerate Maritime/Marine Spatial Planning processes worldwide.
March 2017. http://www.unesco.org/new/fileadmin/MULTIMEDIA/HQ/SC/pdf/Joint_Roadmap_MSP_v5.pdf
92
Các quốc gia biển và quốc đảo: Bồ Đào Nha, Canada, Chi-le, Fi-ji, Ga-na, In-đô-nê-xi-a, Ja-mai-ca, Ke-nya,
Na-Uy, Nhật Bản, Na-mi-bi-a, Me-xi-co, Pa-lau, Úc

| 89
Ocean Economy: A Vision for Protection, Production and Prosperity)93, cụ thể:
Về quan điểm, nguyên tắc chuyển đổi:
• Sự phù hợp: Bảo vệ và sản xuất đại dương phải phù hợp với Công ước
khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Thỏa thuận Paris, Công ước về
ĐDSH và Nguyên tắc trả tiền cho người gây ô nhiễm như được nêu trong Tuyên
bố Rio. Các hành động phải được liên kết giữa các hoạt động và hệ sinh thái dựa
trên đại dương và trên đất liền.
• Tính hòa nhập: Quyền con người, bình đẳng giới, sự tham gia của cộng
đồng và người dân bản địa phải được tôn trọng.
• Kiến thức: Quản lý đại dương phải dựa vào thông tin, kiến thức khoa
học (bao gồm cả kiến thức bản địa) và được hỗ trợ bởi sự đổi mới và công nghệ.
• Tính pháp lý: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển là cơ sở pháp lý
cho mọi hoạt động đại dương.
• Ngăn ngừa: Khi có các mối đe dọa thiệt hại nghiêm trọng hiện hữu hoặc
không thể phục hồi, nhưng do sự thiếu chắc chắn về mặt khoa học thì sẽ không
được sử dụng làm lý do để trì hoãn các biện pháp ngăn chặn sự suy thoái.
• Bảo vệ: Một đại dương khỏe mạnh là nền tảng cho kinh tế đại dương
bền vững. Phương pháp tiếp cận lợi nhuận ròng phải được áp dụng để giúp duy
trì hoặc phục hồi sức khỏe đại dương.
• Đoàn kết: Nhu cầu tiếp cận tài chính, công nghệ và nâng cao năng lực
cho các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc đảo và các quốc gia kém
phát triển nhất, phải được xem xét, có tính đến các hoàn cảnh và tình trạng dễ bị
tổn thương cụ thể của họ.
• Tính bền vững: Việc sản xuất và khai thác các nguồn tài nguyên đại
dương phải có tính bền vững và bảo đảm các hệ sinh thái có khả năng phục hồi
và đạt năng suất trong tương lai.
Về 05 nhóm vấn đề cần quan tâm chuyển đổi:
(1) Đảm bảo sự thịnh vượng của đại dương:
a) Thực phẩm đại dương
• Mục tiêu đến năm 2030: Nguồn cá tự nhiên được phục hồi và thu hoạch
ở mức bền vững, nuôi trồng thủy sản tăng trưởng bền vững để đáp ứng nhu cầu
toàn cầu, đồng thời giảm thiểu chất thải trong toàn bộ chuỗi giá trị.
• Các hành động ưu tiên: (i) Loại bỏ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp,
không báo cáo và không được kiểm soát bằng cách khuyến khích sử dụng các
sáng kiến và công nghệ mới nhất - chẳng hạn như truy xuất nguồn gốc kỹ thuật
số - để tăng tính minh bạch; (ii) Cấm trợ cấp nghề cá mà góp phần gây ra tình
trạng dư thừa công suất, đánh bắt quá mức và đánh bắt bất hợp pháp; (iii) Giảm
93
https://www.oceanpanel.org/ocean-action/files/transformations-sustainable-ocean-economy-eng.pdf

| 90
thiểu đánh bắt, loại bỏ con non trong chuỗi cung ứng thủy sản; (iv) Xây dựng,
thông qua và thực hiện có hiệu quả các kế hoạch dựa trên cơ sở khoa học để tạo
dựng lại nguồn dự trữ cạn kiệt và đảm bảo quản lý nghề cá thích ứng với BĐKH
và sự không chắc chắn của việc dịch chuyển hệ sinh thái đại dương, dựa trên
Thỏa thuận trữ lượng cá của FAO và các tổ chức quản lý nghề cá khu vực và
thực hiện Hướng dẫn Tự nguyện của FAO để đảm bảo Nghề cá Quy mô Nhỏ
Bền vững; (v) Tăng cường các tổ chức quản lý nghề cá khu vực bằng cách thúc
đẩy việc sử dụng phương pháp tiếp cận phòng ngừa, quản lý kiểm soát mức độ
thu hoạch dựa trên đánh giá khoa học, chẳng hạn như tổng sản lượng đánh bắt
cho phép, hậu quả có ý nghĩa của việc vượt quá hạn ngạch và thông qua đánh
giá hoạt động thường xuyên và minh bạch; (vi) Khám phá một cách thận trọng
tiềm năng thu hoạch bền vững các loài mới từ đại dương mà không làm suy yếu
sức khỏe hệ sinh thái; (vii) Đưa ra các chính sách và khuôn khổ quản lý để giảm
thiểu các tác động môi trường của nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả sự kém hiệu
quả trong chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi, và cho phép tăng tốc sản xuất nuôi
trồng thủy sản có cho ăn và không cho ăn phù hợp với các ưu tiên về môi
trường, quản trị và kinh tế của địa phương.
b) Năng lượng đại dương
• Mục tiêu đến năm 2030: Năng lượng tái tạo ở đại dương phát triển
nhanh và trở thành nguồn năng lượng hàng đầu cho thế giới.
• Hành động ưu tiên: (i) Đầu tư vào các dự án nghiên cứu, phát triển công
nghệ và trình diễn để giúp tạo ra tất cả các dạng năng lượng tái tạo ở đại dương -
bao gồm gió, sóng, thủy triều, dòng chảy, nhiệt và năng lượng mặt trời - cạnh
tranh về chi phí, mọi người có thể tiếp cận và bền vững với môi trường; (ii) Phối
hợp làm việc với các bên liên quan để phát triển các khuôn khổ giải quyết các
tác động môi trường của năng lượng tái tạo dựa trên đại dương và tích hợp với
các mục đích sử dụng khác của đại dương; (iii) Đưa ra các chính sách và biện
pháp quản lý phù hợp, đồng thời loại bỏ các trở ngại của thị trường để đẩy
nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo bền vững dựa trên đại dương.
c) Du lịch đại dương
• Mục tiêu đến năm 2030: Du lịch ven biển và đại dương có khả năng
phục hồi hậu COVID-19, khi giải quyết vấn đề BĐKH, giảm thiểu ô nhiễm, hỗ
trợ tái tạo hệ sinh thái và bảo tồn ĐDSH và đầu tư vào việc làm và cộng đồng
địa phương.
• Hành động ưu tiên: (i) Đầu tư tái tạo các hệ sinh thái mà du lịch phụ
thuộc vào, giải quyết vấn đề BĐKH, ô nhiễm và thúc đẩy cơ hội bình đẳng
thông qua việc phân phối công bằng lợi ích; (ii) Thực hiện các chiến lược quản
lý du lịch bền vững nhằm thúc đẩy các ưu tiên về môi trường, xã hội và kinh tế,
đồng thời cho phép giám sát và báo cáo minh bạch với sự tham gia đầy đủ của
các cộng đồng ven biển và người dân bản địa; (iii) Thực hiện các cơ chế tăng
cường tái đầu tư (từ nguồn doanh thu du lịch) vào cộng đồng địa phương và

| 91
người dân bản địa để xây dựng năng lực và tăng việc làm cho địa phương trong
lĩnh vực du lịch; (iv) Đẩy nhanh các biện pháp thuận thiên đối với cơ sở hạ tầng
du lịch; (v) Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thoát nước và nước thải cho du lịch ven
biển và biển để cải thiện sức khỏe của cộng đồng ven biển và giảm tác động đến
các hệ sinh thái biển và ven biển.
d) Vận tải biển
• Mục tiêu đến năm 2030: Các khoản đầu tư vào vận tải biển thúc đẩy sự
chuyển dịch hiệu quả sang các tàu biển không phát thải khí nhà kính hoặc tác
động thấp đến BĐKH.
• Hành động ưu tiên: (i) Thiết lập các mục tiêu và chiến lược quốc gia để
hỗ trợ việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính trên tàu thuyền; (ii) Kích thích sự
phát triển và áp dụng các công nghệ sản xuất và lưu giữ các loại nhiên liệu
không phát thải mới; (iii) Khuyến khích các cảng bền vững, phát thải ít carbon
thông qua chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo và nhiên liệu không carbon; (iv)
Thúc đẩy quá trình chuyển đổi các đội tàu toàn cầu có động cơ hiện đại và sử
dụng nhiên liệu tái tạo thông qua áp dụng các quy định Tổ chức Hàng hải Quốc
tế (IMO) và hợp tác kỹ thuật quốc tế; (v) Áp dụng chế độ toàn cầu về xử lý, tái
chế tàu an toàn và thân thiện với môi trường; (vi) Thúc đẩy các chương trình tàu
“yên tĩnh” tại các cảng ở các khu vực nhạy cảm và khuyến khích việc sử dụng
các công nghệ làm “yên tĩnh” tàu có tính đến các hướng dẫn quốc tế; (vii) Cấm
sử dụng và vận chuyển dầu nặng ở Bắc Cực theo IMO và hoan nghênh các sáng
kiến tương tự khác.
đ) Các ngành công nghiệp đại dương mới
• Mục tiêu đến năm 2030: Đổi mới và đầu tư vào các ngành công nghiệp
mới thúc đẩy phát trưởng kinh tế bao trùm gắn với trách nhiệm môi trường.
• Hành động ưu tiên: (i) Mở rộng quy mô nuôi trồng rong và tảo thương
mại gắn với trách nhiệm môi trường để cung cấp thực phẩm và tạo ra các lựa
chọn thay thế cho các sản phẩm như nhiên liệu, nguyên liệu nuôi trồng thủy sản
và nông nghiệp, công nghệ sinh học, các chất thay thế nhựa có tính khả thi; (ii)
Khuyến khích các hoạt động liên ngành, liên địa phương thông minh, chẳng hạn
như các địa điểm năng lượng tái tạo cung cấp trực tiếp năng lượng cho các trang
trại nuôi biển và vận tải biển không phát thải; (iii) Thúc đẩy chia sẻ công bằng
và bình đẳng các lợi ích từ nghiên cứu và phát triển từ các nguồn gen biển trong
vùng biển quốc gia; (iv) Nâng cao khả năng thu giữ và lưu giữ carbon dưới đáy
biển thông qua hợp tác quốc tế, các biện pháp khuyến khích thích hợp và lập bản
đồ tiềm năng lưu trữ của các thành tạo địa chất dưới đáy biển.
e) Thận trọng trong khai thác đáy biển
• Mục tiêu đến năm 2030: Có đủ kiến thức và quy định để đảm bảo rằng
bất kỳ hoạt động nào liên quan đến khai thác dưới đáy biển đều được dựa trên
thông tin khoa học và bền vững sinh thái.

| 92
• Hành động ưu tiên: (i) Xây dựng quan hệ đối tác để tăng cường nghiên
cứu, đổi mới và triển khai khai thác (thu hồi và tái chế kim loại từ các sản phẩm
đã qua sử dụng và chất thải), và các công nghệ tiên tiến sẽ giảm nhu cầu về các
nguồn kim loại và khoáng sản đất hiếm mới; (ii) Thúc đẩy một chương trình
nghiên cứu quốc tế để nâng cao hiểu biết về các tác động môi trường và rủi ro
của các hoạt động khoáng sản dưới đáy biển; (iii) Đảm bảo rằng các quy định về
khai thác khoáng sản dưới đáy biển - đang được Cơ quan đáy biển quốc tế xây
dựng – đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường biển hiệu quả bằng cách áp dụng
các phương pháp phòng ngừa dựa trên hệ sinh thái, quản lý minh bạch và trên cơ
sở khoa học, đồng thời đảm bảo tuân thủ hiệu quả cơ chế kiểm tra; (iv) Đảm bảo
rằng tất cả các hoạt động khoáng sản dưới đáy biển trong và ngoài phạm vi
quyền tài phán quốc gia tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường; (v) Thúc đẩy sự
tham gia của các nhà khoa học từ các nước đang phát triển vào nghiên cứu và
công khai kết quả nghiên cứu.
(2) Đảm bảo sức khỏe của đại dương:
a) Giảm phát thải khí nhà kính
• Mục tiêu đến năm 2030: Hành động khí hậu đầy tham vọng đã đưa thế
giới đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris và khôi phục
sức khỏe đại dương.
• Hành động ưu tiên: (i) Thiết lập và thực hiện các biện pháp cắt giảm khí
nhà kính ở các lĩnh vực, phù hợp với mục tiêu của Thỏa thuận Paris theo đuổi là
hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu lên 1,5ºC; (ii) Tăng quy mô đầu tư vào năng
lượng tái tạo ở đại dương, vận tải biển xanh, thủy sản bền vững, các giải pháp
thuận thiên và thu giữ, lưu trữ carbon trong các thành tạo địa chất dưới đáy biển;
(iii) Thực hiện các hành động khí hậu dựa vào đại dương theo Thỏa thuận Paris.
b) Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái biển, ven biển
• Mục tiêu đến năm 2030: Các hệ sinh thái biển và ven biển khỏe mạnh,
có khả năng phục hồi hiệu quả và các giải pháp dựa thuận thiên là yếu tố then
chốt để phát triển cơ sở hạ tầng ven biển.
• Hành động ưu tiên: (i) Giảm tổn thất và cải thiện điều kiện của các hệ
sinh thái biển và ven biển, đặc biệt là các hệ sinh thái quan trọng như rừng ngập
mặn, cỏ biển, đầm lầy muối, thảm tảo bẹ, cồn cát, rạn san hô và các hệ sinh thái
đại dương sâu; (ii) Sử dụng các giải pháp thuận thiên trong việc lập kế hoạch,
phát triển cơ sở hạ tầng ven biển và khuyến khích việc sử dụng chúng để cô lập
và lưu trữ carbon, cải thiện khả năng phục hồi vùng ven biển; (iii) Thiết lập,
quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển và áp dụng các biện pháp bảo tồn hiệu
quả khác nhằm bảo tồn ĐDSH đồng thời mang lại lợi ích về khí hậu, lương thực,
kinh tế xã hội và văn hóa; (iv) Hợp tác với tất cả các đối tác liên quan, đặc biệt
là cộng đồng địa phương, người dân bản địa, để thúc đẩy quản lý bền vững tất cả
các hệ sinh thái biển và ven biển; (v) Tận dụng kiến thức và các công cụ phân

| 93
tích không gian để xác định tiềm năng hấp thụ carbon và các vị trí tối ưu cho các
khu bảo tồn biển, và các biện pháp bảo tồn có hiệu quả khác trong quá trình phát
triển các quy hoạch đại dương bền vững.
c) Giảm ô nhiễm đại dương
• Mục tiêu đến năm 2030: Đại dương không còn là bể chứa ô nhiễm và
các vùng chết của đại dương được giảm thiểu.
• Hành động ưu tiên: (i) Khuyến khích phát triển, sản xuất và sử dụng các
giải pháp thay thế khả thi cho nhựa; (ii) Khuyến khích tài chính, cơ hội thương
mại và mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất để tạo ra các sản phẩm tốt cho môi
trường và hình thành các tiêu chuẩn để giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế nhựa
nhằm theo đuổi mô hình kinh tế tuần hoàn; (iii) Thực thi các quy định vận
chuyển chất thải; (iv) Thúc đẩy cách tiếp cận vòng đời toàn diện bao gồm cải
thiện quản lý chất thải và các giải pháp sáng tạo nhằm giảm lượng rác thải nhựa
trên biển xuống mức 0; (v) Loại bỏ thải rác nhựa và vi nhựa từ các nguồn ngoài
biển bao gồm tàu biển, các công trình lắp đặt ngoài khơi và từ các nguồn trên
đất liền bao gồm cảng và cầu, thông qua các quy định pháp lý nghiêm khắc, phát
triển công nghệ, chương trình đào tạo và nâng cao năng lực; (vi) Các ngư cụ
đánh bắt cá bị hỏng cần được thu hồi (hoặc tái sử dụng), thúc đẩy biện pháp
đánh dấu và báo cáo tổn thất, đồng thời hỗ trợ phát triển các thiết bị đánh bắt
mới thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí; (vii) Thúc đẩy nhận thức của
cộng đồng và tư nhân và đầu tư vào cơ sở hạ tầng quản lý nước thải và chất thải
ở các nước đang phát triển, bao gồm như một phương tiện để ngăn chặn dịch
bệnh; (viii) Thúc đẩy các phương pháp canh tác nông nghiệp giảm thiểu thuốc
trừ sâu, phân bón,… để loại bỏ hiện tượng phú dưỡng và các vùng chết đại
dương ở các vùng nước ven biển; (ix) Thực hiện các phương pháp quản lý tổng
hợp đầu nguồn; (x) Khuyến khích việc nuôi trồng thủy sản áp dụng các biện
pháp giảm lượng chất dinh dưỡng bị rò rỉ liên quan đến thức ăn và giảm thiểu
lượng kháng sinh dư thừa; (xi) Tăng cường các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm do
khai thác và các hoạt động dầu khí ngoài khơi, như sự cố tràn dầu, hóa chất độc.
(3) Tạo ra sự bình đẳng:
Thúc đẩy bình đẳng cơ hội hưởng lợi ích từ đại dương
• Mục tiêu đến năm 2030: Mọi người được tiếp cận công bằng với các
nguồn tài nguyên đại dương, các lợi ích được phân bổ công bằng và những
người dễ bị tổn thương nhất được bảo vệ khỏi nguy cơ bị tổn hại.
• Hành động ưu tiên: (i) Yêu cầu các phương thức kinh doanh minh bạch,
trách nhiệm và mang lại lợi ích cho các cộng đồng ven biển, bảo vệ quyền lợi
của tất cả người lao động trong các ngành kinh tế đại dương; (ii) Tạo điều kiện
thuận lợi cho sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động đại dương nhằm giúp
khai thác tiềm năng KT-XH của phụ nữ, đồng thời trao quyền cho phụ nữ trong
việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tăng cường cơ hội việc làm; (iii) Kết hợp

| 94
kiến thức và lợi ích của cộng đồng địa phương, đặc biệt là của phụ nữ và thanh
niên, trong các quá trình lập kế hoạch và ra quyết định; (iv) Thúc đẩy tính liêm
chính trong quản trị đại dương, sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong
dịch vụ công, tài chính công; (v) Tăng cường quản lý các nguồn thu thông qua
hệ thống thuế hiện đại, tiến bộ; (vi) Thúc đẩy hợp tác quốc tế để chống lại lao
động trẻ em và lao động cưỡng bức và xóa bỏ nạn buôn người và hàng lậu dọc
theo chuỗi cung ứng trong kinh tế đại dương.
(4) Kiến thức về đại dương
Đại dương là một hệ thống tự nhiên quan trọng và phức tạp, cần xây dựng
hệ thống kiến thức và kỹ năng, đồng thời chia sẻ kiến thức về cách hệ sinh thái
đại dương hoạt động cũng như phản ứng trước các tác động để từ đó có những
quyết định phù hợp. Thập kỷ Khoa học Đại dương vì Phát triển Bền vững của
Liên hợp quốc (2021–2030) là cơ hội để nâng cao kiến thức về đại dương.
Hoạch toán đại dương để nắm bắt toàn bộ giá trị tài sản đại dương và kinh tế đại
dương là rất quan trọng để hướng tới sự phát triển bền vững của các ngành kinh
tế đại dương. Việc phát triển và tích hợp các tài khoản đại dương vào tài khoản
quốc gia có thể cung cấp một cơ sở bằng chứng năng động vượt ra ngoài một chỉ
số sản xuất duy nhất để phản ánh toàn bộ giá trị của kinh tế đại dương.
a) Xây dựng tài liệu và kỹ năng đại dương
• Mục tiêu đến năm 2030: Thông qua Thập kỷ Khoa học Đại dương của
Liên hợp quốc, con người hiểu được giá trị của đại dương và có được các kỹ
năng, kiến thức để tham gia vào phát triển kinh tế đại dương bền vững.
• Hành động ưu tiên: (i) Cung cấp kiến thức về đại dương cho tất cả mọi
người và đầu tư vào việc xây dựng kiến thức, nhận thức về đại dương cho người
dân thông qua giáo dục chính quy; (ii) Đầu tư vào đào tạo, công nghệ và kỹ
năng để bảo tồn, quản lý đại dương và các ngành kinh tế đại dương bền vững
trong tương lai để đảm bảo sự chuyển đổi công bằng cho người lao động; (iii)
Tăng cường hợp tác, nâng cao năng lực chuyển giao tri thức và công nghệ biển
để đảm bảo rằng sự chia sẻ các lợi ích từ sự phát triển bền vững đại dương.
b) Khoa học, công nghệ và dữ liệu đại dương
• Mục tiêu đến năm 2030: Một cuộc cách mạng dữ liệu được chia sẻ toàn
cầu góp phần vào việc quản lý đại dương bền vững trên toàn thế giới.
• Hành động ưu tiên: (i) Khuyến khích việc sử dụng các cải tiến và công
nghệ mới nhất, chẳng hạn như vệ tinh, phương tiện tự hành, trí tuệ nhân tạo để
thu thập dữ liệu gần thời gian thực, nghiên cứu, giám sát, thực thi và ra quyết
định; (ii) Thúc đẩy chia sẻ minh bạch và cởi mở và khả năng tiếp cận dữ liệu đại
dương; (iii) Hỗ trợ nâng cao năng lực khoa học biển, trao đổi thông tin, hợp tác
và chuyển giao công nghệ phù hợp theo các điều kiện đã được hai bên thống
nhất và huy động vốn cho các công nghệ; (iv) Lấp đầy các khoảng trống dữ liệu
và số hóa thông tin các hệ sinh thái biển và ven biển, như rừng ngập mặn, cỏ

| 95
biển, đầm lầy muối, thảm tảo bẹ, cồn cát, rạn san hô, hệ sinh thái biển sâu.
c) Hoạch toán giá trị đại dương
• Mục tiêu đến năm 2030: Việc ra quyết định ảnh hưởng đến đại dương
phản ánh giá trị và tác động đến vốn tự nhiên của đại dương.
• Hành động ưu tiên: (i) Xây dựng một chuỗi hoàn chỉnh các tài khoản đại
dương quốc gia để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định; (ii) Phù hợp với
các tiêu chuẩn quốc tế về hoạch toán đại dương và các thông lệ tốt nhất để đảm
bảo khả năng tương tác, hài hòa và gắn kết các tài khoản đại dương; (iii) Xây
dựng một quy trình toàn cầu để theo dõi, đối sánh hoạt động quốc gia dựa trên
các tài khoản đại dương.
(5) Tài chính đại dương
Ước tính 90 nghìn tỷ đô la Mỹ dự kiến sẽ được đầu tư trong thập kỷ tới
cho cơ sở hạ tầng trên toàn cầu, mà phần lớn trong số đó là các vùng ven biển.
Cần đảm bảo rằng việc tiếp cận tài chính là công bằng và hỗ trợ tính bền vững.
Tài chính khu vực công có thể giúp mở khóa tài chính khu vực tư nhân.
• Mục tiêu đến năm 2030: Tài chính đại dương bền vững chỉ khi mọi
người có thể tiếp cận và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững về mặt sinh thái
và công bằng về mặt xã hội.
• Hành động ưu tiên: (i) Chỉ đạo tài trợ của khu vực công và hỗ trợ phát
triển cho các khoản đầu tư vào kinh tế đại dương bền vững, bao gồm cả việc
phát triển và thực hiện các Kế hoạch đại dương bền vững, để mở khóa tài chính
cho khu vực tư nhân; (ii) Hỗ trợ việc sử dụng các nguyên tắc tài chính đại dương
bền vững và các cơ chế tự nguyện khác do khu vực tư nhân và các tổ chức tài
chính đa phương dẫn đầu trong các nỗ lực phục hồi và kích thích để hướng dẫn,
giảm thiểu rủi ro, tăng tính minh bạch và nhất quán; (iii) Đầu tư giảm thiểu rủi
ro bằng cách tạo ra năng lực tài chính tổng hợp tập trung, kết hợp tài chính ưu
đãi từ khu vực công và tư nhân với các sản phẩm bảo hiểm tư nhân.
3.2.3. Ngân hàng thế giới
Tháng 9/2016, WB đã công bố cuốn sách Hướng tới nền kinh tê biển
xanh: Sự hứa hẹn cho tăng trưởng bền vững vùng Ca-ri-be 94 (Toward a Blue
Economy: A Promise for Sustainabe Growth in the Caribbean). Theo Sophie
Sirtane, Giám đốc WB Ca-ri-be, “Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách sẽ giúp các
nhà hoạch định chính sách xác định các phương pháp tiếp cận thông minh để
khai thác đại dương và tất cả các tài sản tự nhiên của đại dương. Cho phép sử
dụng bền vững các nguồn tài nguyên đại dương vì hạnh phúc của các nước
Caribe và là một mô hình cho các khu vực khác đang theo đuổi với những nỗ

94
Pawan G.Patil, John Virdin, Sylvia Michele Diez, Julian Roberts, Asha Signh (2016). Toward a Blue Eonomy:
A Promise for Sustainable Growth in the Caribbean. World Bank, Report No: AUS16344, September 2016.
https://documents1.worldbank.org/curated/en/965641473449861013/pdf/AUS16344-REVISED-v1-
BlueEconomy-FullReport-Oct3.pdf

| 96
lực tương tự.”. Cuốn sách gồm 04 chương, trong đó Chương 4 nêu ra được
những Lộ trình và Cách tiếp cận để chuyển đổi sang kinh tế biển xanh vùng Ca-
ri-be (Pathway and Approach for the transition to a Caribbean Blue Economy).
Lộ trình chuyển đổi sang kinh tế biển xanh vùng Ca-ri-be gồm 02 việc:
a) Việc thứ nhất là xây dựng các nguyên tắc đại dương cơ bản làm cơ sở
cho đầu tư vào kinh tế biển xanh vùng Ca-ri-be (Bảng 1.7)
Bảng 1.7. Các nguyên tắc đại dương cơ bản
Số Nguyên tắc Đặc điểm
1 Phát triển bền Nguyên tắc này thừa nhận tầm quan trọng của các hệ sinh thái biển trong
vững/ sinh kế bền việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tạo nền tảng cho sinh kế của
vững hàng triệu người bằng cách đóng góp vào an ninh lương thực, xóa đói
giảm nghèo, sinh kế, thu nhập, triển khai, sức khỏe, an toàn, công bằng và
ổn định chính trị. Trọng tâm của nguyên tắc này là sự cần thiết phải điều
chỉnh việc sử dụng các nguồn lực để tối ưu hóa hạnh phúc của con người
ngày nay và lâu dài.
2 Sức khỏe Hệ sinh Sự đa dạng, sức khỏe và năng suất của các hệ sinh thái biển là nền tảng
thái biển cho việc quản lý cả đại dương và đất liền. Sự đa dạng, năng suất và các
chức năng cốt lõi của các hệ sinh thái biển phải được duy trì, phục hồi và
bảo vệ với mục đích mong muốn là duy trì hoặc phục hồi mức độ tự nhiên
của vốn tự nhiên mà sự thịnh vượng của nó phụ thuộc vào.
3 Quản trị đại Quản trị tổng hợp là cam kết lập kế hoạch và quản lý các hoạt động của
dương tổng hợp con người một cách toàn diện đồng thời xem xét tất cả các yếu tố cần thiết
cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển và sử
dụng chung các không gian đại dương.
Kế thừa nguyên tắc này là các sáng kiến tạo ra sự thay đổi trong thực hành
quản lý để có thể chuyển dịch nhanh sang việc sử dụng bền vững các
nguồn tài nguyên biển và ven biển. Mục tiêu là hỗ trợ (hoặc thiết kế) các
hệ thống quản trị cải tiến hiệu quả nhằm tạo động lực cho các nhà lãnh
đạo khu vực công và tư nhân ở tất cả các cấp tham gia và hỗ trợ một đại
dương lành mạnh và phúc lợi cộng đồng.
4 Ra quyết định Các quyết định về quy hoạch và quản lý đại dương phải dựa trên thông tin
dựa trên cơ sở tốt nhất hiện có về các quá trình tự nhiên, xã hội và kinh tế có ảnh hưởng
khoa học,có tính đến môi trường đại dương và ven biển.
phòng ngừa và Khi không có đủ thông tin và kiến thức, những người đưa ra quyết định
thích ứng nên thực hiện một cách tiếp cận phòng ngừa, tích cực tìm cách phát triển
những kiến thức đó và không thực hiện các hoạt động có thể dẫn đến các
tác hại.
Quản lý thích ứng cho phép việc ra quyết định đáp ứng với sự sẵn có của
thông tin mới liên quan đến rủi ro và cơ hội bền vững.
5 Bảo vệ và chịu Tất cả những người sử dụng môi trường biển phải chịu trách nhiệm về các
trách nhiệm tác động của các hoạt động của họ, bằng cách thực hiện các hành động
thích hợp, cũng như minh bạch về các tác động của họ để các bên liên
quan được thông báo đầy đủ và có thể phát huy ảnh hưởng của họ.
6 Quyết định toàn Nhận thức và sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan góp phần tạo ra
diện và minh các quy tắc đáng tin cậy, được chấp nhận nhằm xác định và phân công
bạch trách nhiệm tương ứng một cách thích hợp. Do đó, một nền kinh tế xanh
bền vững cần dựa trên sự tham gia và tích cực của các bên liên quan.
Điều quan trọng nữa là các quá trình ra quyết định phải được tiến hành
một cách minh bạch và có trách nhiệm để giảm thiểu khả năng xảy ra

| 97
tranh chấp và thúc đẩy hợp tác quốc tế.
Để nền kinh tế xanh thành công, các mối quan hệ đối tác giữa chính phủ,
khu vực tư nhân và xã hội dân sự phải được xây dựng để đảm bảo đồng
trách nhiệm quản lý đại dương và trao quyền cho các bên liên quan tham
gia một cách hiệu quả.
7 Quản lý dựa trên Cần phải thay đổi cách tiếp cận theo ngành và dựa trên loài, đặc trưng cho
hệ sinh thái cách tiếp cận hiện tại của chúng ta trong việc quản lý môi trường biển.
Các phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cần được hoàn thiện hơn nữa và đi
vào hoạt động. QHKGB quy mô lớn và mạng lưới các KBTB, và các biện
pháp quản lý dựa trên khu vực khác nhằm mục đích bảo tồn ĐDSH, nên là
những bộ phận cấu thành của nền kinh tế xanh.
Các quá trình như vậy phải có sự tham gia, có trách nhiệm, minh bạch,
công bằng và bao trùm, đáp ứng nhu cầu và mục đích sử dụng của con
người hiện tại và tương lai, bao gồm nhu cầu của các nhóm thiểu số và các
nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Để thực hiện những đánh đổi có
hiểu biết, các quá trình như vậy cũng nên sử dụng các công cụ và phương
pháp thích hợp để nắm bắt phạm vi lợi ích mà hàng hóa và dịch vụ của hệ
sinh thái có thể mang lại cho các bên liên quan khác nhau.
8 Phát triển các giải Cung cấp năng lượng bền vững là nền tảng cho quá trình chuyển đổi sang
pháp giảm thiểu nền kinh tế các-bon thấp và là cơ sở để tiến tới phát triển bền vững trên
rủi ro và tận dụng toàn cầu. Điều quan trọng là đảm bảo tiến bộ trong các lĩnh vực như lương
các cơ hội liên thực, nước uống, y tế, bình đẳng giới và xóa đói giảm nghèo
quan đến BĐKH
9 Chia sẻ lợi ích Những lợi ích từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên đại dương chung và
thu được từ kinh các trách nhiệm đối với sức khỏe và năng suất liên tục của chúng, nên
tế biển xanh được chia sẻ bởi tất cả các cư dân. Các chính phủ nên quản lý việc sử
dụng tài nguyên biển dựa trên lợi ích của cả cộng đồng và lợi ích của công
bằng giữa các thế hệ.
Các công cụ kinh tế như thuế, trợ cấp và phí có thể giúp bằng cách nội bộ
hóa các lợi ích, chi phí và rủi ro về môi trường và xã hội đối với xã hội sử
dụng đại dương.
10 Quyền được phát Phát triển con người hài hòa với môi trường là nền tảng để đạt được phát
triển triển bền vững, nhờ đó các cá nhân và xã hội được trao quyền để đạt được
các kết quả tích cực về xã hội và môi trường.
Giá trị của các nguồn tài nguyên do đại dương cung cấp phải được công
nhận và các cơ hội phát triển kinh tế của chúng được tối ưu hóa để đáp
ứng nhu cầu của xã hội và thúc đẩy phúc lợi của các cộng đồng ven biển.

b) Việc thứ hai là giải quyết 05 vấn đề ưu tiên


(1) Xây dựng và củng cố các chính sách quốc gia và khu vực để tích hợp
tốt hơn khuôn khổ quản trị đối với biển Caribe. Khuôn khổ này đặt ra ưu tiên
chính trong việc rà soát và tăng cường các chính sách rộng rãi, mang tính tổng
hợp cho quản trị đại dương vì hầu hết khung chính sách hiện có về quản trị đại
dương ở các quốc gia đang phát triển ở Caribe nhấn mạnh cách tiếp cận truyền
thống theo ngành cụ thể và dẫn đến các xung đột lợi ích.
Một hệ thống quản trị hiệu quả hơn có thể được tóm tắt trong ba hợp
phần: (1) Hợp phần đầu tiên là một khuôn khổ chính sách rộng rãi tạo ra các cơ
chế hành chính cần thiết để quản lý tổng hợp đại dương (như thành lập Bộ hoặc
Cục có chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ điều phối) hoặc không chính thức
(như một Ủy ban điều phối cấp Chính phủ với sự đại diện rộng rãi từ các ngành

| 98
khác nhau); (2) Hợp phần thứ hai là các chính sách và quy định pháp lý để điều
chỉnh việc sử dụng và phân bổ các nguồn tài nguyên và không gian đại dương,
bao gồm cả năng lực thực thi việc tuân thủ; (3) Hợp phần thứ ba bao gồm các
công cụ quản lý để đạt được việc thực hiện và điều phối các khung chính sách
đại dương tích hợp (như Quy hoạch không gian biển và ven biển, năng lực hành
chính để giám sát thực thi,...). Một số quốc gia đã bắt đầu xây dựng và thực hiện
khung chính sách đại dương tổng hợp ở quy mô quốc gia (như Antigua và
Barbuda, The Bahamas, St. Lucia, St. Kitts và Nevis, và St. Vincent và
Grenadines).
Quy hoạch không gian biển và ven biển đặc biệt quan trọng để giúp ra
quyết định trong kinh tế biển xanh và giải quyết các xung đột về không gian đại
dương. Quy hoạch mang lại khía cạnh không gian cho việc điều tiết hoạt động ở
biển bằng cách giúp thiết lập các mô hình địa lý sử dụng biển trong một khu vực
nhất định. Một vấn đề quan trọng đối với quy hoạch không gian biển và ven biển
vùng Ca-ri-be là là quy mô không gian thích hợp để lập kế hoạch phù hợp cho
sử dụng các hệ sinh thái, các quá trình của hệ sinh thái, bao gồm cả khu bảo tồn.
Đối với vấn đề đánh bắt bất hợp pháp, không được kiểm soát và không
được báo cáo (IUU) của các quốc gia vùng Ca-ri-be, cần cải thiện quy trình
giám sát, thực thi và xác định rõ trách nhiệm quản lý các hoạt động và tài
nguyên biển giữa các bộ, ban ngành là một vấn đề cốt yếu cần phải giải quyết.
Hợp tác khu vực sẽ cho phép tối ưu hóa các nguồn lực (như sử dụng các nền
tảng viễn thám kết hợp với các công cụ theo dõi và phân tích sáng tạo 95 để giám
sát hoạt động đánh bắt cá theo thời gian thực).
(2) Thực hiện giáo dục và nâng cao nhận thức về kinh tế xanh. Việc xác
định nhu cầu kỹ năng trong tương lai, xu hướng “cung và cầu” của thị trường
lao động, đồng thời điều chỉnh và phát triển các chương trình giáo dục, dạy nghề
và đào tạo chuyên sâu sẽ là điều cần thiết nếu kinh tế biển xanh trở thành hiện
thực ở Caribe. Các nước có thể tìm thấy một “con đường tắt” và “tiết kiệm chi
phí giáo dục, đào tạo” thông qua hợp tác để chia sẻ năng lực về các vấn đề hoặc
lĩnh vực mà kinh tế đại dương theo cách thức sáng tạo, hiệu quả và phù hợp về
mặt chính trị. Sự phối hợp giữa các cơ sở nghiên cứu và giáo dục hiện có trong
vùng Ca-ri-be giúp giải quyết những khoảng trống về kỹ năng nghiên cứu và
nâng cao năng lực. Cần thiết xây dựng một chiến lược giáo dục và nâng cao
nhận thức toàn diện vùng Ca-ri-be sẽ giúp các quốc gia nhận ra đầy đủ các cơ
hội mà kinh tế biển xanh mang lại. Chiến lược này bao gồm việc hợp tác khu
vực hoặc quan hệ đối tác để xác định và định lượng một cách có hệ thống các kỹ
năng cần thiết cho phát triển kinh tế biển xanh; sau đó sẽ thu hút sự tham gia của
các trường đại học trong việc giảng dạy vấn đề phát triển kinh tế biển xanh.
(3) Cung cấp cơ sở hạ tầng cho kinh tế biển xanh. Cơ sở hạ tầng ven biển
và cảng là những tài sản quan trọng đóng vai trò là chất xúc tác cho sự tăng

95
https://globalfishingwatch.org/

| 99
trưởng và phát triển kinh tế ở các quốc đảo vùng Ca-ri-be, tuy nhiên các khu du
lịch, thị trấn ven biển và cơ sở hạ tầng đang gặp rủi ro do vị trí của chúng ở gần
mực nước biển hiện tại. Việc di dời hoặc củng cố cơ sở hạ tầng ven biển để bảo
vệ bờ biển sẽ trở thành gánh nặng tài chính cho các nước này. Một cách tiếp cận
tổng hợp hơn trong việc lập kế hoạch sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ và tối ưu
hóa các nguồn đầu tư vào cơ sở hạ tầng ven biển.
(4) Nghiên cứu và phát triển vì kinh tế biển xanh. Kiến thức về môi
trường biển là một nhu cầu thiết yếu để ra quyết định hiệu quả hướng tới một
nền kinh tế biển xanh. Nghiên cứu này sẽ đảm bảo rằng giá trị tối đa có thể đạt
được từ bất kỳ nguồn tài nguyên nào thông qua việc lập kế hoạch và quản lý hợp
lý, đảm bảo có thể đưa ra các quyết định tốt nhất liên quan đến sự cân bằng giữa
phát triển kinh tế và sử dụng tài nguyên bền vững (Greenhill và cộng sự, 2015).
Hiện có nhiều chuyến nghiên cứu quốc tế được thực hiện ở vùng biển Ca-ri-be
liên quan đến thu thập dữ liệu thủy văn / độ sâu, lấy mẫu sinh học hoặc mô tả
đặc điểm môi trường. Việc yêu cầu cung cấp bản sao của tất cả thông tin, dữ liệu
thu thập được khi nghiên cứu hoàn thành sẽ nâng cao đáng kể khả năng của các
quốc gia trong việc sử dụng những gì thu được (với chi phí đáng kể) để sử dụng
trong việc xây dựng kế hoạch quản lý biển của họ (Evans, 2015).
(5) Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Nhiều quốc gia đang phát triển và
thực hiện các kế hoạch để kích thích tăng trưởng trong không gian đại dương
của họ. Các kế hoạch này thường bao gồm đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, dịch
vụ hệ sinh thái, du lịch biển và ven biển với tiềm năng tích hợp các ngành mới
nổi quan trọng khác trong tương lai như nuôi trồng thủy sản và năng lượng tái
tạo biển. Để hiện thực hóa các cơ hội này đòi hỏi: (a) đầu tư và hỗ trợ phát triển
các lĩnh vực hiện có; (b) thúc đẩy đầu tư và đổi mới để hỗ trợ sự phát triển của
các lĩnh vực mới nổi; và (c) phát triển hơn nữa các liên kết theo chuỗi giá trị của
các ngành hiện có. Ở các quốc đảo Caribe, có lẽ tiềm năng lớn nhất để gia tăng
giá trị và tạo việc làm nằm ở sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong chuỗi giá trị của kinh tế biển xanh, do đó cần phải xem xét các cơ chế cần
thiết để khuyến khích và tài trợ cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa khởi
nghiệp, cũng như hỗ trợ phát triển năng lực và công nghệ.
Cách tiếp cận để chuyển đổi sang kinh tế biển xanh vùng Ca-ri-be
Mặc dù khuôn khổ chính sách trên để xem xét trong khu vực để cho phép
chuyển đổi sang kinh tế biển xanh vùng Ca-ri-be nhưng việc thực hiện rất phức
tạp và con đường từ ý định đến hành động chưa được làm rõ (Greenhill và cộng
sự 2015)96. Việc xác định và giải quyết một số hành động tức thì cho các ưu tiên
trên có thể giúp và thúc đẩy tiến độ chuyển đổi một cách đáng kể, đặc biệt đối
với các quốc đảo và vùng lãnh thổ. Cách tiếp cận để chuyển đổi sang kinh tế
biển xanh gồm 04 nội dung, từ Biện pháp  Quản lý  Đầu tư  Giám sát.
96
Greenhill, L., A. Hughes, J. G. Day, and M. S. Stanley (2015). Blue Knowledge: A Strategic Approach to
Developing Knowledge to Transition to a Blue Economy. Island Studies: Indian Ocean. Seychelles: University of
Seychelles.

| 100
Biện pháp:
• Cải thiện cơ sở thống kê và phương pháp luận để đo lường quy mô và
hiệu quả hoạt động của kinh tế đại dương.
• Thiết lập các tài khoản vốn tự nhiên cho Biển Ca-ri-bê ở cấp quốc gia và
khu vực.
Quản lý:
• Mở rộng các phương pháp tiếp cận tổng hợp để quản trị đại dương.
• Áp dụng quy hoạch không gian biển ở quy mô vùng đặc quyền kinh tế.
• Đầu tư vào việc khôi phục và duy trì chức năng và tính toàn vẹn của các
hệ sinh thái biển quan trọng.
• Xây dựng và củng cố năng lực hành động của thể chế và con người.
Đầu tư:
• Thúc đẩy các nguyên tắc đại dương để thúc đẩy đầu tư.
• Tập trung đầu tư vào các cơ sở hạ tầng quan trọng.
Giám sát:
• Tiếp tục nâng cao kiến thức về Biển Caribe.
• Mở rộng nhận thức về các lĩnh vực biển ở vùng Biển Ca-ri-bê.
• Theo dõi các chỉ số chính về sự chuyển đổi sang kinh tế biển xanh.
• Theo dõi chặt chẽ các hành động, tiến độ và điều chỉnh khi cần thiết.
3.3. Kinh tế biển xanh trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 đã tạo ra tác động nghiêm trọng trên toàn thế giới và
kinh tế biển cũng không phải là ngoại lệ. Việc đóng cửa cảng, hạn chế đi lại và
gián đoạn chuỗi cung ứng đã làm gián đoạn các ngành, lĩnh vực kinh tế biển như
vận tải biển, du lịch biển và nghề cá. Ước tính rằng hoạt động vận chuyển hàng
hải đã giảm tới 30% ở một số khu vực và hoạt động đánh bắt cá đã giảm tới 80%
ở Trung Quốc và Tây Phi. Tác động đến du lịch trên toàn cầu có thể dẫn đến
lượng khách du lịch giảm 20-30% và theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
(IATA) số chuyến bay trên toàn thế giới giảm 80%. Hội đồng Du lịch & Lữ
hành Thế giới (WTTC) tính toán rằng có tới 75 triệu việc làm trong lĩnh vực du
lịch và lữ hành hiện đang gặp rủi ro và hơn 2 nghìn tỷ đô la Mỹ có khả năng mất
mát từ GDP. Các quốc gia phụ thuộc vào các ngành công nghiệp biển như ngư
nghiệp, vận tải biển hoặc du lịch đang phải đối mặt với những thách thức đáng
kể, vừa phải đưa ra các biện pháp cứu trợ trong ngắn hạn, vừa tìm kiếm các giải
pháp dài hạn.
Tính đến tháng 6/2020, ở giai đoạn đầu chống dịch COVID-19, nhiều
quốc gia đã tung ra các gói tài chính ứng phó khẩn cẩn với tình hình dịch bệnh

| 101
với tổng số lên tới 10 nghìn tỷ đô la Mỹ trên khắp toàn cầu 97; hầu hết ưu tiên cứu
mạng sống và bảo vệ sinh kế với lượng tiền được chuyển trực tiếp đến người
dân, hộ gia đình và những người ở tuyến đầu chống dịch. Ưu tiên hàng đầu của
các quốc gia phát triển là tiêm phòng vacxin cho ít nhất 70% dân số và cung cấp
thuốc điều trị bệnh, đồng thời có các ưu đãi để không làm gián đoạn chuỗi sản
xuất (Hinh T.Dinh, 2021). Đối với kinh tế biển, các cộng đồng ven biển, những
người trong các ngành, nghề kinh tế biển, doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa đã ít
nhiều được hỗ trợ nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng vẫn hoạt động và cung cấp các
mặt hàng thiết yếu.

Hình 1.19. Một số quốc gia công bố gói kích thích tài khóa để phục hồi kinh tế (nguồn: Mc
Kinsey, 2020)
Ở giai đoạn thứ hai, nhiều quốc gia G20 tập trung vào các biện pháp thúc
đẩy sự phục hồi nền kinh tế trong dài hạn thông qua các biện pháp như: gỡ bỏ
phong tỏa, thực hiện các gói kích cầu, đa dạng hóa các ngành, lĩnh vực để giảm
thiểu các cú sốc tương tự trong tương lai,…. Phân tích từ McKinsey (2020) 98
cho thấy các quốc gia G20 đã công bố các biện pháp tài khóa trung bình
11%GDP, ước tính gấp 03 lần đối với cuộc khủng hoảng năm 2008 – 2009. Hoa
Kỳ đã công bố gói kích thích tài khóa lớn nhất, tiếp theo là Nhật Bản và Liên
minh Châu Âu (Hình 1.19). Một số lượng tiền nhất định đã được dành cho phát
triển kinh tế biển và chuyển đổi sang kinh tế biển xanh (Bảng 1.8).
Bảng 1.8. Một số quốc gia công bố gói kích thích kinh tế biển xanh (McKinsey, 2020)
Quốc gia Gói kích thích kinh tế biển xanh
Mỹ Theo Đạo luật Viện trợ, Cứu trợ và An ninh kinh tế đối với Coronavirus,
Chính phủ Mỹ đã tiến hành phân bổ 300 triệu USD kinh phí hỗ trợ nghề cá cho
các bang, bộ lạc và vùng lãnh thổ có những người tham gia đánh bắt cá ven biển
và biển bị ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID-19 (NOAA 2020).
Canada Khoản hỗ trợ trị giá 62,5 triệu USD sẽ được cung cấp cho lĩnh vực chế biến

97
International Monetary Fund (2020). World Economic Outlook Update, June 2020.
https://www.imf.org/en/Publications/WEO/Issues/2020/06/24/WEOUpdateJune2020
98
McKinsey (2020). A Low-Carbon Economic Stimulus after COVID-19. https://www.mckinsey.com/business-
functions/sustainability/our-insights/how-a-post-pandemic-stimulus-can-both-create-jobs-andhelp-the-climate

| 102
cá và hải sản thông qua Quỹ Bình ổn Thủy sản Canada và 75 triệu USD được
dành cho việc giảm phát thải dầu khí ngoài khơi.
Nguồn vốn 469,4 triệu đô la USD sẽ được sử dụng để thiết lập Quyền lợi
Người thu hoạch cá mới. Chương trình được thiết kế để hỗ trợ lương mang tính
thời vụ của lĩnh vực đánh bắt cá. Chương trình nhận hồ sơ từ ngày 24/8 đến ngày
21/9 năm 2020 (theo Cơ quan Thủy sản và Đại dương Canada 2020).
Anh Chính phủ đã giới thiệu Chương trình hỗ trợ chống gián đoạn thủy sản trị giá
23 triệu bảng. Ngoài ra, 100 triệu bảng được dành cho các khu vực nghề cá để
tối đa hóa các cơ hội phát sinh từ việc Anh thực hiện Chính sách nghề cá chung
của EU với tư cách là một quốc gia ven biển độc lập.
Ủy ban Đối với các mục tiêu về khí hậu, Thỏa thuận Xanh dành khoảng 225 tỷ Euro
Châu Âu cho quỹ phục hồi và 322 tỷ Euro trong ngân sách 2021 - 2027. Các mục tiêu
trong Thỏa thuận Xanh về hệ thống thực phẩm bao gồm giảm việc sử dụng phân
bón và thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường biển.
Ủy ban Châu Âu đã đưa lượng khí thải CO 2 của lĩnh vực hàng hải vào Hệ
thống Thương mại Khí thải của EU (ETS) với mục tiêu giảm 40% CO 2 vào năm
2030. Ủy ban Môi trường của Ủy ban Châu Âu kêu gọi "Quỹ Đại dương" trong
giai đoạn 2023 – 2030 hỗ trợ đối với ngành hàng hải để các con tàu sử dụng
năng lượng hiệu quả hơn và hỗ trợ cơ sở hạ tầng xanh.
Đức Sáng kiến Khí hậu Quốc tế của Đức sẽ chi 68 triệu Euro để hỗ trợ 29 dự án (ở
25 quốc gia) ứng phó với COVID tập trung vào xây dựng khả năng chống chịu
về kinh tế, xã hội và sinh thái trong tương lai và tìm cách ngăn chặn một đại dịch
mới. Sáng kiến này nhằm mục đích đầu tư vào sự phục hồi bền vững của nền
kinh tế (tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu của ngành đánh cá) để góp
phần giảm thiểu BĐKH và bảo tồn ĐDSH.
Na Uy Chính phủ dự kiến dành khoảng 3,6 tỷ NOK từ ngân sách để hỗ trợ các dự án
công nghệ xanh mang lại lợi ích cho việc phát triển điện gió ngoài khơi và vận
tải biển ít phát thải. Ngoài ra một “gói chuyển đổi kinh tế biển xanh” (384,5 triệu
đô la Mỹ) sẽ được sử dụng để hỗ trợ một loạt các sáng kiến như xây dựng cơ sở
hạ tầng gió ngoài khơi khi Na Uy mong muốn góp phần đạt được mục tiêu của
Thỏa thuận Paris về hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C vào năm
2050.
Ý Một chương trình viện trợ của nhà nước trị giá 100 triệu Euro để hỗ trợ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản. Quỹ sẽ viện trợ để duy trì hoạt động của các lĩnh vực này thông qua
bảo lãnh của nhà nước đối với các khoản vay đầu tư và vốn lưu động, cũng như
các khoản tài trợ trực tiếp để cung cấp hỗ trợ trong thời gian tạm thời ngừng các
hoạt động đánh bắt.
Phần Lan Ngân sách bổ sung trị giá 5,5 tỷ Euro bao gồm một gói các biện pháp hỗ trợ
phục hồi và phục hồi nền kinh tế với trọng tâm là bền vững, bao gồm: 13,1 triệu
Euro để phục hồi các địa điểm tự nhiên do nhà nước quản lý và phát triển du lịch
thiên nhiên. 53 triệu Ẻuo cho các dự án liên quan đến mảng xanh, dịch vụ nước
và bảo tồn rừng. Kinh phí cũng được đề xuất để phục hồi các khu vui chơi giải
trí tại địa phương. 20,75 triệu Euro hỗ trợ đổi mới đóng tàu. 05 triệu Euro cho
thiết kế tàu trong dự án thay thế ba tàu tuần tra xa bờ bằng các tàu có khả năng
ứng phó với sự cố tràn dầu và hóa chất.
Quỹ khí hậu quốc gia đã được thỏa thuận trước đó sẽ được vốn hóa 300 triệu
Euro. Quỹ sẽ tập trung vào việc chống lại BĐKH, thúc đẩy số hóa và các hoạt

| 103
động các-bon thấp trong sản xuất.
Ấn Độ Chính phủ sẽ huy động đầu tư khoảng 2,7 tỷ USD trong 5 năm tới để mang
lại cuộc cách mạng kinh tế biển xanh thông qua phát triển bền vững và có trách
nhiệm của ngành thủy sản.
Úc Ở cấp chính quyền địa phương, Chính quyền bang Victoria đã hỗ trợ 129
triệu đô la Úc để hỗ trợ, nâng cấp các cơ sở hạ tầng năng lượng mặt trời, giải
quyết nguy cơ xói mòn và lũ lụt ở các khu vực ven biển; chính quyền bang
Queensland đã cam kết cung cấp 17 triệu đô la Úc để tạo ra một cơ sở đào tạo
năng lượng tái tạo cũng như hỗ trợ 8,93 triệu đô la Úc cho các công viên quốc
gia (bao gồm các công viên ven biển và biển quan trọng) để nâng cấp và cải tiến
cơ sở hạ tầng cho du khách nhằm kích thích hoạt động du lịch dựa vào thiên
nhiên.
Thái Lan Chính phủ cung cấp các gói hỗ trợ dành cho doanh nghiệp du lịch từ Ngân
hàng Krungthai, Ngân hàng Tiết kiệm Chính phủ. Một số ngân hàng có chính
sách tạm dừng thu tiền gốc và lãi các khoản vay trong vòng 6 tháng. Bộ Tài
chính Thái Lan cũng sẽ giảm thuế nhiên liệu hàng không từ 4,726 baht/ lít xuống
0,20 baht/ lít và tạm ngừng thu thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 6 tháng
cho các doanh nghiệp du lịch. Trong khi Bộ Giao thông vận tải nước này sẽ
giảm các khoản phí hạ cánh. Uỷ ban Trợ giúp Du lịch được thành lập để tham
mưu giải quyết các vấn đề liên quan đến các thủ tục nhập cảnh và các chuyến
bay thuê chuyến (charter flight) đến các địa điểm du lịch.

Theo UNCTAD (2020)99, đại dịch COVID-19 mang lại cơ hội để phân bổ
lại các nguồn lực từ lĩnh vực như thủy sản, vận tải biển sang các biện pháp
khuyến khích phục hồi hệ sinh thái (hướng tới mục tiêu của Khu bảo tồn biển là
30% trên toàn cầu). Nghiên cứu về sự phục hồi kinh tế biển xanh bền vững trước
đại dịch COVID-19, nhóm tác giả Eliza Northrop, Manaswita Konar, Nicola
Frost and Elizabeth Hollaway100 của Ủy ban cấp cao về kinh tế đại dương bền
vững cho rằng để có thể phục hồi bền vững và chịu được các cú sốc tương tự
trong tương lai thì ngay bây giờ cần tập trung đầu tư vào 05 lĩnh vực ưu tiên
(Hình 1.20): (1) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thoát nước và nước thải cho các
cộng đồng ven biển; (2) Đầu tư phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái biển và ven
biển; (3) Đầu tư cho cộng đồng phát triển nuôi trồng thủy sản; (4) Hỗ trợ phát
triển năng lượng tái tạo bền vững ở biển; (5) Hỗ trợ phát triển vận tải biển không
phát thải.

99
UNCTAD (2020). The COVID-19 Pandemic and the Blue Economy: New challenges and prospects for
recovery and resilience. April 2020. https://unctad.org/system/files/official-document/ditctedinf2020d2_en.pdf
100
Eliza Northrop, Manaswita Konar, Nicola Frost and Elizabeth Hollaway (2020). A Sustainable and Equitable
Blue Recovery to the COVID-19 Crisis. https://oceanpanel.org/sites/default/files/2020-
09/20_HLP_Report_COVID_Blue_Recovery.pdf

| 104
Hình 1.20. 05 lĩnh vực ưu tiên đầu tư để bảo đảm phục hồi kinh tế biển bền vững và công bằng trước cuộc khủng hoảng COVID-19 (nguồn: Ủy
ban cấp cao về kinh tế đại dương bền vững)

| 105
3.4. Kinh nghiệm quốc tế đối với sự phát triển kinh tế biển xanh
cho Việt Nam
3.4.1. Về phát triển kinh tế biển xanh và bảo tồn vốn biển tự nhiên
Thuật ngữ “Kinh tế biển xanh” là một sáng kiến thế giới đang phát triển
do SIDS tiên phong nhưng có liên quan đến tất cả các quốc gia ven biển và các
quốc gia có lợi ích đối với các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.
Kinh tế biển xanh với mục đích tương tự như sáng kiến kinh tế xanh Rio +20, đó
là: “cải thiện hạnh phúc của con người và công bằng xã hội, đồng thời giảm
đáng kể rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái” (UNEP 2013) và có các mục
tiêu về carbon thấp, hiệu quả tài nguyên và hòa nhập xã hội nhưng dựa trên bối
cảnh thế giới đang phát triển và được thiết kế để phản ánh hoàn cảnh và nhu cầu
của các quốc gia lấy biển làm nền tảng cho sự phát triển trong tương lai.
Kinh tế biển xanh coi các vùng biển, đại dương là “không gian phát
triển”, nơi quy hoạch không gian đòi hỏi sự tích hợp và hài hòa các vấn đề: bảo
tồn, sử dụng bền vững, sản xuất năng lượng bền vững, vận tải biển… Kinh tế
biển xanh phá vỡ khuôn mẫu kinh doanh như mô hình phát triển “nâu” thông
thường, nơi các vùng biển, đại dương được coi là nguồn khai thác tài nguyên
“miễn phí” và nơi “đổ chất thải thoải mái”. Kinh tế biển xanh đòi hỏi sự kết hợp
các giá trị và dịch vụ của đại dương vào các quá trình ra quyết định và phát triển
kinh tế - xã hội. Kinh tế biển xanh dựa vào đại dương đóng một vai trò thiết yếu
trong việc giảm phát thải khí nhà kính, phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận
Paris (ước tính đại dương giúp giải quyết được 1/5 lượng phát thải khí nhà kính
vào năm 2050, hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,50C).
Đối với các nước đang phát triển, mô hình kinh tế biển xanh tạo ra một
khuôn khổ phát triển bền vững giải quyết được các vấn đề về công bằng trong
tiếp cận các nguồn tài nguyên, phát triển nhưng có sự chia sẻ lợi ích và giảm bớt
gánh nặng nợ quốc gia. Việc lồng ghép công bằng ở cấp độ quốc tế và quốc gia
tạo cơ hội cho các nước đang phát triển đạt được nguồn thu lớn hơn từ các
nguồn lực của họ và tái đầu tư vào dân cư, quản lý môi trường, giảm mức nợ
quốc gia và góp phần xóa đói giảm nghèo.
Cốt lõi của khái niệm Kinh tế biển xanh là sự tách biệt giữa phát triển
kinh tế - xã hội khỏi suy thoái môi trường. Để đạt được điều này, cách tiếp cận
Kinh tế biển xanh được xây dựng dựa trên việc đánh giá và kết hợp giá trị thực
của nguồn vốn biển tự nhiên vào tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh tế
(hình thành khái niệm, quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, thương mại, du lịch,
khai thác tài nguyên tái tạo, sản xuất năng lượng / tiêu dùng). Hiệu quả và tối ưu
hóa việc sử dụng tài nguyên là điều tối quan trọng trong khi vẫn tôn trọng các
thông số môi trường và sinh thái. Điều này bao gồm việc tìm nguồn cung ứng và
sử dụng nguyên liệu thô một cách hợp lý và tận dụng các lựa chọn sử dụng ít
năng lượng để đạt được hiệu quả và lợi ích thay vì kịch bản phát triển thông
thường “kịch bản nâu” về sử dụng nhiều năng lượng. Có thể định nghĩa kinh tế

| 106
biển xanh như sau: “Kinh tế biển xanh là một mô hình kinh tế biển bền vững,
sáng tạo và bao quát dựa trên việc áp dụng các thành tựu khoa học & công
nghệ - một mô hình kinh tế bảo vệ tài nguyên biển, vùng bờ và đại dương và
giảm thiểu rủi ro môi trường, đồng thời tăng cường đóng góp tiềm năng cho
phát triển bền vững xã hội và phúc lợi con người”.
Con người là trung tâm, là đích đến đến của kinh tế biển xanh, vì vậy phải
có sự phân phối công bằng, bình đẳng về mặt cơ hội phát triển, thúc đẩy các
hoạt động kinh doanh có trách nhiệm và minh bạch. Đại dịch COVID-19 đã làm
gia tăng tình trạng bất bình đẳng hiện có và khiến hàng triệu người rơi vào cảnh
nghèo cùng cực. Cần phải có một quá trình chuyển đổi công bằng và chính đáng
ra khỏi đại dịch, không bỏ lại ai phía sau, cho phép tiếp cận công bằng các
nguồn lực và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất khỏi các nguy cơ bị tổn
hại thêm.
Các ngành, lĩnh vực kinh tế biển xanh dự đoán có tăng trưởng mạnh giai
đoạn 2021 – 2030 đối với các nước đang phát triển, bao gồm: Điện gió ngoài
khơi, dịch vụ cảng và vận tải biển (gồm cả logistic), du lịch và nghỉ dưỡng biển,
nuôi biển, công nghệ sinh học biển để tạo ra dược phẩm. Ngoài ra các hoạt động
bảo tồn, bảo vệ rừng ngập mặn, cải tạo cơ sở hạ tầng ven biển sẽ góp phần tạo ra
nhiều việc làm và thúc đẩy tăng trưởng.
Nền tảng cho kinh tế biển là các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ thống
sinh thái của nó hoạt động như vốn biển tự nhiên của kinh tế biển. Vốn biển tự
nhiên bao gồm: (i) Tài nguyên có khả năng tái tạo như thủy sản, gió, mặt trời;
(ii) Các nguồn tài nguyên không tái tạo (không thể tái sinh) được khai thác để sử
dụng, như khoáng sản biển; (c) Các hệ sinh thái và quá trình của hệ sinh thái bao
gồm sự tương tác giữa môi trường sống và không sống như một đơn vị chức
năng (hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn,...); (d) Tài nguyên vị
thế là vị trí, đặc điểm của bờ biển, vùng biển trong mối quan hệ phát triển các
ngành kinh tế biển.
Những thách thức lớn đối với việc khai thác, sử dụng vốn biển tự nhiên để
phát triển kinh tế biển xanh đối với các nước đang phát triển: (1) Suy giảm
ĐDSH, (2) An ninh lương thực, (3) Khai thác và nuôi trồng thủy sản không bền
vững, (4) Axit hóa đại dương, (5) Bảo tồn và đô thị hóa, (6) Áp lực du lịch lên
môi trường và hệ sinh thái, (7) Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương, (8) Thiếu các
công cụ quản lý hữu hiệu.
Các hệ sinh thái biển và ven biển không chỉ cô lập và lưu trữ một lượng
lớn CO2 mà còn bảo vệ các bờ biển và cộng đồng khỏi các tác động của BĐKH.
Chúng cung cấp thực phẩm, cơ hội kinh tế, dược phẩm và giải trí, môi trường
sống và một loạt các chức năng của hệ sinh thái để hỗ trợ cuộc sống của con
người. Một cách tiếp cận tổng hợp thông minh với khí hậu và tập trung vào các
giải pháp thuận thiên, mở rộng và quản lý tốt các khu bảo tồn biển, cùng với
phát triển cơ sở hạ tầng ven biển hợp lý sẽ là những yếu tố quan trọng để bảo vệ

| 107
các cộng đồng ven biển và sinh cảnh biển. Điều này có thể hỗ trợ tăng sản lượng
thủy sản, cho phép phát triển công nghệ dược phẩm, tăng cường giảm thiểu và
thích ứng với BĐKH, bảo vệ và phục hồi ĐDSH và các giá trị văn hóa biển tại
địa phương. Tại Việt Nam, sinh kế của người dân, ngư dân các vùng biển phụ
thuộc trực tiếp vào nguồn vốn biển tự nhiên. Các dịch vụ HST bị suy giảm sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến năng lượng, lương thực, an toàn và sinh kế của đại bộ
phận dân cư các vùng ven biển.
Đại dương đang dần trở thành bể chứa các chất ô nhiễm như nhựa, hóa
chất, nước thải... mặc dù nhận thức và hành động toàn cầu đã có nhưng vẫn chưa
đủ để ngăn chặn sự gia tăng ô nhiễm đại dương. Phản ứng với đại dịch COVID-
19 đã gây ra sự gia tăng trong sản xuất và tiêu thụ thiết bị bảo hộ, phần lớn trong
số đó có nhựa sử dụng một lần. Các nỗ lực chống ô nhiễm từ đất liền với biển
không nên được bị cản trở với lý do phục hồi kinh tế sau đại dịch. Hành động
khẩn cấp là phải nhắm đến các nguồn và quản lý ô nhiễm. Nhiều nước đã tán
thành tầm nhìn dài hạn về việc loại bỏ việc xả rác biển và vi nhựa vào đại dương
thông qua việc áp dụng cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn đối với nhựa.
3.4.2. Về xây dựng chính sách phát triển kinh tế biển và chuyển đổi
sang mô hình kinh tế biển xanh trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Nhìn chung, chiến lược, chính sách biển, đại dương của các tổ chức quốc
tế và nhiều nước có biển hiện nay đều đề cao giá trị của biển và đại dương, khai
thác lợi thế, tiềm năng của biển phục vụ phát triển, hướng tới mục tiêu phát triển
bền vững số 14 của Liên hợp quốc, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển
dâng. Các chiến lược, chính sách được công khai và phổ biến, thể hiện đường lối
phát triển quốc gia hướng biển vì nhân loại, góp phần tạo sự thịnh vượng chung
cho nhân dân và quốc gia đó, tạo hình ảnh thân thiện, có trách nhiệm với cộng
đồng quốc tế, tuân thủ UNCLOS. Hầu hết các nước đều đặt ra yêu cầu phát triển
kinh tế biển bền vững, bảo đảm các vùng biển, đại dương khoẻ mạnh, ưu tiên
cho việc mở cửa hướng ra biển, hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn như du
lịch biển, hàng hải… phát triển một số ngành kinh tế mới trên cơ sở tận dụng
thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) như năng lượng tái tạo, công
nghệ vũ trụ, công nghệ sinh học biển... Nâng cao năng lực quản trị, phát triển
kinh tế đi đôi với giữ vững chủ quyền và bảo đảm an ninh, an toàn trên biển. Mô
hình kinh tế biển xanh, kinh tế sinh thái, xây dựng văn hoá sinh thái biển đang
được hầu hết các quốc gia trên thế giới lựa chọn. Vấn đề “công bằng” trong việc
tiếp cận các nguồn tài nguyên và chia sẻ lợi ích đối với cộng đồng địa phương
được các nước nhấn mạnh. Quá trình phát triển kinh tế biển xanh phải không để
lại ai phía sau và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất.
Nhiều quốc gia đã lấy khoa học, công nghệ tiên tiến và nguồn nhân lực
chất lượng cao làm hạt nhân cho phát triển bền vững biển. Một khuôn khổ phát
triển kinh tế biển xanh mạnh mẽ đòi hỏi dữ liệu và phân tích cập nhật và đáng
tin cậy. Nếu không có khuôn khổ này, không thể ra được quyết định đúng và có

| 108
tính khoa học dựa trên số liệu để tăng trưởng tối ưu cho kinh tế biển. Cần có dữ
liệu về “vốn biển tự nhiên” ở các vùng biển, ven biển.
Hoạch toán vốn tự nhiên là một công cụ được sử dụng để ghi nhận một
cách rõ ràng hơn một tài sản tự nhiên trong hệ thống tài khoản kinh tế và để đo
lường những thay đổi trong tài sản tự nhiên mà con người và nền kinh tế phụ
thuộc vào. UN ESCAP (2021)101 đã chỉ đạo công việc thử nghiệm phát triển Tài
khoản Đại dương theo Hệ thống hoạch toán Kinh tế-Môi trường (SEEA) phù
hợp với tiêu chuẩn thống kê quốc tế. Hoạch toán vốn tự nhiên / đại dương được
coi là một công cụ có giá trị để thiết lập bằng chứng và đo lường sự tiến bộ đối
với kinh tế biển xanh. Bằng cách sử dụng công cụ hoạch toán vốn tự nhiên,
trước mắt là hệ sinh thái và các quá trình của hệ sinh thái, một quốc gia có thể
tạo ra một bức tranh tổng thể về sự đóng góp của kinh tế đại dương đối với nền
kinh tế quốc gia.
Cần đề cao vai trò của “vốn biển tự nhiên” đối với thịnh vượng và phát
triển bền vững trong thế kỷ 21. Chú trọng bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển
bền vững ĐDSH biển. Công tác điều tra cơ bản “vốn biển tự nhiên” được coi là
nền tảng quan trọng cho hoạch định cơ chế, chính sách khai thác, bảo tồn và
phát triển tài nguyên biển. Với tính chất mở, xuyên biên giới của biển và đại
dương, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ, toàn diện của các quốc gia trên thế giới để
giải quyết các vấn đề về biển, trong đó đặc biệt là vấn đề ứng phó với BĐKH,
nước biển dâng và bảo vệ môi trường.
Phát triển kinh tế biển xanh bảo đảm hài hòa giữa phát triển và bảo tồn
biển dựa trên phương thức quản lý tổng hợp về biển, đại dương và thúc đẩy
mạnh mẽ hợp tác giữa các bên liên quan, giữa các nước. Bảo đảm hài hòa giữa
các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của
các thế hệ trên cơ sở xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch không gian biển quốc
gia, quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên vùng bờ theo.
Việc chuyển đổi từ phương thức khai thác tối đa các nguồn tài nguyên
biển trên công nghệ truyền thống để tăng trưởng nhanh kinh tế “kinh tế nâu”
sang khai thác sử dụng, hợp lý gắn với bảo tồn, phục hồi “vốn tự nhiên biển”,
ứng phó với BĐKH, hiệu quả năng lượng đòi hỏi nhiều thời gian, cần có lộ trình
và bước đi phù hợp.
Việc đầu tư lâu dài vào các lĩnh vực ưu tiên của kinh tế biển xanh không
chỉ góp phần phục hồi kinh tế biển trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến
phức tạp hiện nay, mà còn giúp chịu được các cú sốc tương tự trong tương lai.
Trên cơ sở các kinh nghiệm quốc tế nêu trên, để triển khai thực hiện tốt
Nghị quyết số 36-NQ/TW của Đảng và Nghị quyết số 26/NQ-CP, thời gian tới
Việt Nam cần quan tâm đến các vấn đề sau:
101
UN Department of Economic and Social Affairs (2021). System of Environmental Economic Accounting –
Ecosystem Accouting. Final Draft (version Feb 5 th 2021).
https://unstats.un.org/unsd/statcom/52nd-session/documents/BG-3f-SEEA-EA_Final_draft-E.pdf

| 109
(1) Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và các
cơ hội Kinh tế biển xanh mang lại
• Nâng cao nhận thức và giáo dục các bên liên quan (các cơ quan chính
phủ, khu vực tư nhân, cộng đồng và các tổ chức thanh niên) ở cấp quốc gia, khu
vực và tỉnh về các cơ hội kinh tế biển xanh, bao gồm: (i) Các lĩnh vực tiềm năng
trong các ngành kinh tế biển hiện tại và mới nổi để tạo việc làm và doanh thu,
giảm thiểu rủi ro và áp lực đối với hệ sinh thái biển và thích ứng với BĐKH; (ii)
Nêu được thực trạng tình hình sử dụng biển hiện nay, nhu cầu của các ngành,
lĩnh vực kinh tế biển trong tương lai; những công nghệ mới nào đang xuất hiện;
(iii) Nêu bật các lợi ích (thị trường và phi thị trường) và cơ hội để chuyển đổi
sang kinh tế biển xanh ở các lĩnh vực kinh tế biển hiện có và mới nổi.
• Nêu rõ tầm quan trọng của kinh tế biển xanh ở cấp vùng và cấp tỉnh
thông qua quá trình lập quy hoạch. Đây là những công cụ thiết yếu để ngăn ngừa
xung đột giữa các ngành, lĩnh vực và dung hòa giữa bảo tồn & phát huy vốn
biển tự nhiên với nhu cầu phát triển kinh tế biển. Nêu bật vai trò QHKGB là cơ
sở để thúc đẩy kêu gọi các dự án đầu tư vào các vùng biển / ven biển.
• Giáo dục, tuyên truyền thông qua phát triển một cổng thông tin điện tử
thống nhất về kinh tế biển xanh và có thể hoạt động như một kho dữ liệu chia sẻ
thông tin, kiến thức và kỹ năng.
(2) Mọi quyết định dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn
• Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số thích hợp cho kinh tế biển xanh của Việt
Nam để đo lường sự thay đổi và xu hướng. Bộ chỉ số này nên được rút ra từ
cách đánh giá về kinh tế biển xanh của quốc tế và khu vực, được thiết lập như
một bảng tổng hợp các chỉ số đo lường sự thay đổi và xu hướng; cung cấp các
thông tin, số liệu tính toán ở các ngành, lĩnh vực kinh tế biển và các địa phương
ven biển. Bộ chỉ số cũng là cơ sở để xây dựng các Quy hoạch không gian biển
quốc gia, Quy hoạch khai thác, sử dụng vùng bờ và các quy hoạch khác có liên
quan.
• Xây dựng một khuôn khổ quản lý thống nhất cho kinh tế biển xanh và
thiết lập một hệ thống thống kê các chỉ số phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế
biển và các chỉ số đánh giá về các nguồn vốn biển tự nhiên cơ bản để tạo ra mối
liên hệ giữa sản lượng kinh tế và tình trạng của các hệ sinh thái 102. Mọi quyết
định phải dựa trên các chỉ số khoa học và thực tiễn này. Điều này cũng sẽ hỗ trợ
sự phát triển của QHKGB và giúp đo lường tiến trình thực hiện Chương trình
Nghị sự 2030 của Việt Nam về phát triển bền vững.
(3) Lồng ghép và tích hợp tư duy “xanh” trong phát triển kinh tế biển
• Tăng cường khung thể chế cho việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW
102
UN Department of Economic and Social Affairs Statistics Division (2020). System of Environmental –
Economic Accounting – Ecosystem Accounting.
https://seea.un.org/sites/seea.un.org/files/documents/EEA/Revision/
1._seea_ea_complete_draft_for_global_consultation_oct_2020.pdf

| 110
bằng cách khẳng định vai trò của Chính phủ và đảm bảo sự phối hợp của các cơ
quan liên quan từ theo ngành dọc (quốc gia, vùng, tỉnh, thành phố) và cùng cấp
(Bộ, Sở) nhằm xây dựng và triển khai chính sách và kêu gọi đầu tư.
• Lồng ghép và tích hợp các chủ trương, đường lối trong Nghị quyết số
36-NQ/TW và các quan điểm, đường lối của Đại hội toàn quốc lần thứ XIII vào
các văn bản chính sách chính của Chính phủ và các cam kết quốc tế. Các nội
dung có thể lồng ghép và tích hợp như: (i) Về môi trường: diện tích các khu bảo
tồn biển và ven biển tăng trên 6%; rừng ngập mặn ven biển được phục hồi ít
nhất với diện tích từ năm 2000; (ii) Về KT-XH: các tỉnh ven biển chiếm 65-70%
GDP và thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân cả nước 1,2; các
ngành dựa vào biển sẽ đóng góp 10% GDP quốc gia.
• Xác định mức độ ưu tiên cao đối với các cơ hội kinh tế biển xanh (được
ưu tiên như là một phần trong việc thực hiện công cụ quản lý tổng hợp và xây
dựng, thực thi quy hoạch không gian biển) và theo cách tiếp cận đa tiêu chí (tài
chính, xã hội, môi trường và văn hóa). EU đã có chỉ thị cụ thể về quy hoạch
không gian biển áp dụng cho các nước thành viên 103. Các quy hoạch năng lượng
tái tạo trên cạn được khuyến khích tích hợp vào mục tiêu phát triển năng lượng
tái tạo ở biển.
(4) Kêu gọi sự tham gia đầu tư và quản lý từ khu vực tư nhân: Sự tham
gia của khu vực tư nhân (bao gồm cả đầu tư và tài chính) là rất quan trọng cho
việc định hướng, lập kế hoạch và thực hiện nền kinh tế xanh thông qua quy
hoạch không gian biển, và các chương trình về xây dựng năng lực và huy động
nguồn lực104.
(5) Tận dụng và mở rộng hỗ trợ khoa học cho kinh tế biển xanh: Thúc đẩy
hợp tác quốc tế để tham gia và hình thành các cơ chế hợp tác trong quản trị khu
vực và toàn cầu đối với các hệ sinh thái biển; quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo
vệ môi trường biển; lập, thực hiện quy hoạch không gian biển, quy hoạch tổng
thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; xây dựng cơ chế hợp tác,
chia sẻ thông tin, dữ liệu về sinh thái biển cấp độ khu vực và toàn cầu.
Thập kỷ Khoa học Đại dương của LHQ đang tạo ra một nền tảng mạnh
mẽ để phối hợp và hỗ trợ từ các quốc gia đối tác (như Úc hoặc New Zealand),
nơi khoa học tập trung vào các giải pháp và hiểu biết về kinh tế biển xanh.
Về chuyển đổi sang mô hình kinh tế biển xanh trong bối cảnh đại dịch
COVID-19 diễn biến phức tạp
Nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đang tiên phong trong việc chuyển đổi
mô hình kinh tế biển “nâu” sang kinh tế biển “xanh”. Các mô hình chuyển đổi
đều có những mục tiêu, thời gian và hành động cụ thể. Các mục tiêu đều gắn với
103
Directive 2014/89/EU of the European Parliament and of the Council of 23 July 2014 establishing a
framework for maritime spatial planning. http://data.europa.eu/eli/dir/2014/89/oj
104
Chương trình InvestEU đã quy tụ được hơn 50 tổ chức tài chính tham gia đầu tư phát triển các ngành kinh tế
biển tiềm năng tăng trưởng cao.

| 111
mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình Nghị sự 2030 với phương châm
một đại dương khỏe mạnh, vốn biển tự nhiên được bảo tồn và phát huy là nền
tảng cho kinh tế biển xanh bền vững.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường trên
khắp toàn cầu (đặc biệt với sự xuất hiện của hai biến chủng Delta và Omicron
mà tốc độ lây lan đặc biệt nhanh, tác động đến sức khỏe con người chưa được
làm sáng tỏ ngay cả khi đã tiêm đủ 2 mũi vacxin, thậm chí có nơi đã tiêm mũi
thứ 3 tăng cường) và tốc độ phục hồi kinh tế, thị trường toàn cầu còn chậm, thì
việc đầu tư phát triển kinh tế biển xanh theo các gói kích thích kinh tế cần có
trọng tâm, trọng điểm. Giai đoạn 2022 – 2025, ưu tiên vào các lĩnh vực ít bị tác
động bởi COVID-19 và tránh làm gián đoạn chuỗi cung ứng nhằm tạo nền tảng
hướng đến năm 2030, theo đó:
- Nghiên cứu thành lập Quỹ (hoặc Chương trình) kinh tế biển xanh để ưu
tiên đầu tư phục hồi các ngành, nghề và khu vực kinh tế biển.
- Tuân thủ các qui định trong phòng chống dịch lây lan; ưu tiên đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng ven biển, tăng sức chống chịu với các tác động của
BĐKH và tạo cơ sở, động lực phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường, hệ sinh
thái biển.
- Ngành du lịch phối hợp với ngành y tế nghiên cứu thí điểm đón khách
du lịch quốc tế và trong nước (đã tiêm đủ 2 mũi vacxin, thậm chí là 3 mũi
vacxin) để nhân rộng ra các khu vực khác.
- Về khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, hỗ trợ có mục tiêu nhằm
đảm bảo không làm gián đoạn chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế. Các lô
hàng thủy sản xuất khẩu được khử khuẩn, bảo quản tránh khỏi vi-rút Corona.
- Về phát triển điện gió ven bờ và ngoài khơi, ngành công thương phối
hợp với ngành y tế nghiên cứu để tiêm đủ vacxin, cấp phép các chuyên gia quốc
tế, công nhân tay nghề cao được phép vào Việt Nam làm việc. Hoàn thiện Quy
hoạch điện 8 phù hợp với các tuyên bố của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế về
BĐKH.

| 112
PHẦN 2: PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN Ở VIỆT NAM

| 113
I. BIỂN VIỆT NAM TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC
Việt Nam là quốc gia biển, có lịch sử, truyền thống, văn hóa và quá trình
dựng nước, giữ nước gắn liền với biển. Biển Đông có vị trí đặc biệt quan trọng
về địa chiến lược, chính trị, kinh tế, tự nhiên đối với nước ta. Nghị quyết số 09-
NQ/TW với mục tiêu tổng quát phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh
về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc quyền chủ quyền quốc gia trên
biển, đảo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước là chủ trương lớn, phù hợp với xu thế chung của thế giới và đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Biển Việt Nam là một bộ phận quan trọng của Biển Đông, bao gồm vùng
nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa với diện tích khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có khoảng 3000
hòn đảo, trong đó có 02 quần đảo xa bờ là Trường Sa và Hoàng Sa. Đường bờ
biển dài trên 3260 km, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia có biển và quốc đảo
trên thế giới. Khoảng một nửa dân số sinh sống và làm việc tại 28/63 tỉnh, thành
phố ven biển trong cả nước. Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trải dài theo hướng kinh
tuyến, á kinh tuyến và có phần đất liền hẹp chiều ngang nên chịu ảnh hưởng của
yếu tố biển, điều này tạo ra lợi thế “mặt tiền” hướng biển, thuận lợi cho giao
thương và hội nhập kinh tế quốc tế qua đường biển.
Đóng góp hằng năm của 28 tỉnh, thành phố ven biển vào GDP cả nước
luôn đạt trên 60%, trong đó đóng góp của các khu kinh tế, khu công nghiệp, các
cơ sở công nghiệp quan trọng ven biển (như trung tâm chế biến dầu, khí, nhiệt
điện, sản xuất thép…) ngày càng trở nên quan trọng và trở thành động lực phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thu nhập bình quân đầu người của người dân
sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển đã tăng gấp 4,84 lần trong giai đoạn từ 2006
đến 2016, cao hơn mức tăng trung bình chung của cả nước là 4,79 lần. Khả năng
tiếp cận với các dịch vụ công căn bản như y tế, giáo dục, điện lưới quốc gia,
nước sạch… của người dân ven biển cơ bản được đảm bảo, chất lượng cuộc
sống của người dân ven biển và trên các đảo được nâng lên rõ rệt.
Từ năm 2006 đến nay, Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài
nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đã được phê
duyệt và đã có 22 dự án đã hoàn thành, nghiệm thu cấp nhà nước để chuyển giao
kết quả cho các bộ, ngành và địa phương có biển, 19 dự án đang triển khai thực
hiện. Nhiều nhiệm vụ, dự án điều tra cơ bản khác được triển khai trong các
chương trình nghiên cứu KH&CN về biển đã được triển khai thực hiện 105. Kết
quả điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường như nguồn “vốn biển tự nhiên” đã
khẳng định những tiềm năng to lớn biển Việt Nam trong sự phát triển bền vững
105
Chương trình “Khoa học và công nghệ biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” thực hiện trong giai
đoạn 2006-2010; Chương trình “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển
kinh tế biển” mã số KC.09/11-15 được thực hiện trong giai đoạn 2011-2015 và Giai đoạn 2016 - 2020 “Nghiên
cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển”.

| 114
đất nước.
1.1. Tiềm năng năng lượng tái tạo
Các vùng biển Việt Nam có các nguồn năng lượng tái tạo rất đa dạng
(năng lượng gió, mặt trời, sóng, thủy triều, dòng chảy…) và đang được xem là
các nguồn tài nguyên sạch cho phát triển kinh tế biển xanh. Những năm qua, các
năng lượng gió, sóng, thủy triều đã bước đầu được điều tra, nghiên cứu và kết
quả cho thấy những tiềm năng đáng kể.
1.1.1. Năng lượng gió
Việt Nam nằm ở vị trí địa lý tương đối thuận lợi để phát triển điện gió do
có hệ thống gió mùa tương đối đa dạng. Tổng hợp các số liệu điều tra cơ bản
cho thấy tốc độ và tần suất gió mùa giữa các khu vực có sự khác nhau:
- Ở vùng biển miền Bắc (Quảng Ninh – Quảng Bình), gió Đông Bắc
chiếm ưu thế với tần suất lên tới 80% (Trạm Cô Tô) và 70% (Trạm Hòn Ngư).
Các hướng khác nằm trong khoảng từ vài % đến 20%, tần suất xuất hiện của gió
ở cấp 5 (> 8 m / s) vào khoảng 20 - 25%. Vào mùa hè, gió thổi theo hướng nam
và có tần suất cao nhất: 40% ở phía bắc (trạm Cô Tô), 35% (trạm Hòn Ngư).
Tuy nhiên, tần suất gió đông nam trong khu vực này khá cao (20-25%). Tốc độ
gió trên cấp 5 có tần suất tương đối cao (15 - 20%).
- Ở vùng biển miền Trung, vào mùa đông (tháng 11 đến tháng 4 năm sau),
tại các khu vực từ Quảng Bình đến Sơn Trà có xu hướng thổi về hướng bắc với
tần suất 70% (trạm Hòn Ngư) và phía tây bắc với tần suất 45% (trạm Đồng
Hới), 32 % (Trạm Cồn Cỏ). Tần suất đối với các hướng khác nằm trong khoảng
từ vài% đến 20%. Tần suất xuất hiện của gió trên cấp 5 (> 8 m/s) vào khoảng 20
- 25%. Tại khu vực từ Sơn Trà đến Cà Ná, chế độ gió vào mùa đông khá phức
tạp do sự hiện diện của những ngọn núi cao ở bờ biển. Ở khu vực từ Đà Nẵng
đến Nha Trang, gió có hướng đông nam với tần suất khá cao (Lý Sơn: 50% Nha
Trang: 37%) với thời gian gió lặng từ 11,4% (Lý Sơn) đến 40% (Quy Nhơn).
Các hướng gió thịnh hành còn lại là tây nam và tây với tần suất khoảng 30-40%.
- Ở vùng biển miền Nam, vào mùa mưa, hướng gió thịnh hành là đông và
đông bắc. Tại trạm Phú Quý, tần suất gió hướng Đông Bắc là 88% và tại Côn
Đảo là 67,6%. Tần suất gió Đông tại Phan Thiết là 48%, Bạc Liêu: 57%. Tốc độ
gió tối đa thường ở hướng đông bắc và đông, đạt 12 m/s (trạm Vũng Tàu), 20
m/s (trạm Phú Quý), 10 m/s (trạm Bạc Liêu) và 14 m/s (trạm Côn Đảo). Vào
mùa khô, hướng gió thịnh hành là hướng tây, tây nam, tốc độ gió trung bình
khoảng 3-4 m/s, tốc độ lớn nhất hơn 20 m/s thường xảy ra trong giông, bão.
- Khu vực tây nam và vịnh Thái Lan: gió có một số hướng chính là tây,
tây nam, đông bắc và đông, và được chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa, hướng
gió là hướng tây, tây nam. Mùa gió đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Gió đông và đông bắc có tần suất 62%, vận tốc tối đa 14 m/s. Gió mùa
tây nam chiếm ưu thế theo hướng tây nam và tây với tần suất cao (trạm Phú

| 115
Quý: 93%, trạm Phú Quốc: 80%). Tốc độ gió tối đa 16 m/s (trạm Phú Quốc).
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu đánh giá tiềm năng điện gió 106 ngoài
khơi “chính thức” nào được thực hiện bởi các bộ, ngành liên quan của Việt Nam
nhưng đã có một số nghiên cứu tổng quan ban đầu (bao gồm cả nghiên cứu
trong nước và nước ngoài) có giá trị tham khảo.
Ngân hàng thế giới (2001) đã tiến hành nghiên cứu và lập bản đồ tiềm
năng gió cho khu vực Đông Nam Á (gồm: Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, và
Thái Lan) và các kết quả cho thấy Việt Nam có tiềm năng lớn về gió với vận tốc
gió thổi trung bình quanh năm từ 6-7m/s trở lên ở độ cao 65m thì có diện tích
biển rất lớn hơn 100.000 km2, tương ứng 401.444MW. Những khu vực được
hứa hẹn có tiềm năng lớn trên toàn lãnh thổ là khu vực ven biển và cao nguyên
miền nam Trung Bộ và Nam Bộ (Hình 2.1, Bảng 2.1).

Hình 2.1. Tiềm năng lý thuyết về điện gió ven bờ và ngoài khơi (WB, 2001)
Năm 2007, EVN cũng đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tiềm năng gió,
xác định các vùng thích hợp cho phát triển điện gió trên toàn lãnh thổ với công
106
Khu vực được coi là có tiềm năng gió lý thuyết khi vận tốc gió trung bình năm tại độ cao tuabin gió xếp loại
từ khá trở lên (6,0 m/s trở lên theo Thông tư 06/2013/TT-BCT của Bộ Công thương; 4,5m/s theo thông lệ và
đánh giá tiềm năng lý thuyết quốc tế)

| 116
suất kỹ thuật 1.785 MW. Trong đó miền Trung Bộ được xem là có tiềm năng
gió lớn nhất cả nước với khoảng 880 MW tập trung ở hai tỉnh Quảng Bình và
Bình Định. Vùng có tiềm năng thứ hai là khu vực Nam Trung Bộ với công suất
khoảng 855 MW, tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Theo quy
hoạch phát triển điện gió giai đoạn đến 2020, có xét đến năm 2030, tiềm năng
công suất dự kiến hơn 22.000 MW, chi tiết của một số tỉnh như sau: Bình Thuận
1.570 MW, Ninh Thuận 1.429 MW, Cà Mau 5.894 MW, Trà Vinh 1.608 MW,
Sóc Trăng 1.155 MW, Bạc Liêu 2.507 MW, Bến Tre 1.520 MW, Quảng Trị
6.707 MW.
Bảng 2.1. Tiềm năng năng lượng gió Việt Nam ở độ cao 65m (WB, 2001)
Tốc độ gió trung Thấp <6m/s Trung bình 6- Tương đối cao Cao 8-9m/s Rất cao >9m/s
bình 7m/s 7-8m/s
Diện tích (km2) 197.242 100.367 25.679 2.178 111
Diện tích (%) 60.6 30.8 7.9 0.7 >0
Tiềm năng 401.444 MW 102.716 MW 8.748 MW 453 MW

Nhóm nghiên cứu đến từ Việt Nam, Ai-Len và Nhật Bản 107 đã dùng mô
hình số trị kiểm chứng với hai bộ số liệu đo 108, 109 ra kết quả vận tốc gió trung
bình năm ở độ cao 100m có thể đạt tới 9-10 m/s tại nhiều vùng biển Việt Nam.
Nghiên cứu này đã đưa ra nhận định rằng mật độ năng lượng đều lớn ở một số
vùng biển Nam Trung Bộ và Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, đạt trên
50GWh/km2/năm. Các vùng biển quanh đảo Phú Quý hay Bạch Long Vỹ có
tiềm năng công suất lắp đặt lên đến 38GW mỗi vùng. Tiềm năng kỹ thuật của
dài 0 – 185km từ bờ ra khơi có thể đạt tới 500 – 600 GW hoặc cao hơn nữa.
Bảng 2.2. Tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi theo các vùng (Nguồn: Vietnam Offshore
Wind Country Screening and Site Selection – C2Wind – Denmark – 2020)
TT Khu vực Diện tích (km2) Tiềm năng kỹ thuật
6-6,5 6,6-7 7,1-7,9 >8 Tổng 6-6,5 6,6-7 7,1-7,9 >8 m/s Tổng
m/s m/s m/s m/s m/s m/s m/s
I Bắc bộ 1.578 971 - - 2549 8.048 4.952 - - 13.000

II Trung 607 266 107 - 980 3.095 1.357 545 - 5.000


bộ
III Nam 4.671 2.000 4.540 11.930 23.141 23.821 10.200 23.154 60.841 118.000
trung bộ
IV Nam bộ 3.808 1.330 - - 5.138 19.419 6.783 - - 26.200

107
V.Q.Doan, V.N.Dinh, H.Kusaka, T.Cong, A.Khan, T.v.Du and N.D.Duc (2019). Usability and challenges of
offshore wind energy in Vietnam revealed by the regional climate model simulation. Scientific Online Letters on
the Atmosphere (SOLA), vol. 15.pp. 113-118, 2019.
108
Mô hình số trị Weather Research and Forecasting (WRF) và kiểm chứng với: (i) Gió cách mặt biển từ 10m từ
năm 2006 đến 2015 ở sáu trạm đo ở các đảo ngoài khơi Việt Nam: Bạch Long Vĩ, Hòn Ngư, Lý Sơn, Phú Quý,
Trường Sa và Phú Quốc; (ii) QuickSCAT (Quick Scatterometer) – một bộ số liệu đo từ vệ tinh.
109
F.Said and D.G.Long (2011). Determining selected tropical cyclone characteristics 345 using QuikSCAT's
ultra-high resolution images. IEEE Journal of Selected Topics 346 in Applied Earth Observations and Remote
Sensing, vol. 4, no. 4, pp. 857 -869, 2011.

| 117
Tổng 10.664 4.567 4.647 11.930 31.808 54.383 23.292 23.699 60.841 162.200

Một nghiên cứu khác của cơ quan năng lượng Đan Mạch cho (DEA) cho
Bộ Công thương năm 2020 cho thấy tiềm năng kỹ thuật của điện gió ngoài khơi
của Việt Nam khoảng 162GW tương ứng với diện tích bề mặt là 31.808 km 2,
trong đó điện gió ngoài khơi (độ sâu đáy biển < 50m) đối với móng cố định
khoảng 132GW và đối với móng nổi khoảng 30GW (Bảng 2.2).
1.1.2. Năng lượng thủy triều
Việt Nam có
bờ biển dài trên
3000km và ven biển
có nhiều vũng, vịnh,
cửa sông, đầm phá, là
tiền đề để khai thác
năng lượng thủy
triều. Theo Trần Đức
Thạnh và cộng sự
(2009), có tổng số 48
vũng - vịnh với diện
tích trong khoảng 2
đến 560km2 và tổng
diện tích khoảng
3997,5km2, gấp lần 9
lần tổng diện tích hệ
thống đầm phá ven
bờ miền Trung Việt
Nam (Hình 2.2).
Trong đó có 13 vũng-
vịnh ven bờ loại lớn
(chiếm 27%), điển
hình là vịnh Bái Tử
Long (diện tích,
3055.4 km2 – chiếm Hình 2.2. Phân bố vũng - vịnh ven biển Việt Nam
76.4% tổng dịch tích
vũng – vịnh), có 6 vũng - vịnh loại trung bình, 17 vũng - vịnh loại nhỏ và 12
vũng - vịnh rất nhỏ (Bảng 2.3).
Bảng 2.3. Các nhóm vũng – vịnh ven bờ biển Việt Nam phân chia theo diện tích
Diện tích Rất nhỏ Nhỏ Trung bình Lớn Tổng
Số lượng 12 17 6 13 48
Tỷ lệ (%) 25 35.4 12.5 27.1 100
Diện tích (km2) 65.8 462.3 414 3055.4 3997.5
Tỷ lệ (%) 1.65 11.56 10.36 76.43 100

| 118
Tuy nhiên, nguồn năng lượng này mới ở giai đoạn nghiên cứu sơ khai,
chưa có những ứng dụng cụ thể cho sản xuất điện. Tổng hợp kết quả điều tra
khảo sát về tiềm năng năng lượng thủy triều của Viện Năng lượng (năm 2004)
và các điều tra khác cho thấy:
- Mặc dù địa hình có khá nhiều vũng vịnh để thuận lợi cho việc lưu giữ
nước làm điện thủy triều nhưng trữ lượng lưu giữ khá nhỏ.
- Mức độ triều nước ta ở mức trung bình so với thế giới và ở chế độ nhật
triều đều. Vịnh Cam Ranh có tiềm năng xây dựng thủy điện triều công suất nhỏ.
Vùng phía nam bán đảo Cà Mau có tiềm năng khai thác điện thủy triều trên các
kênh rạch nhỏ của vùng này theo kiểu công nghệ do chảy do có liên quan đến sự
chênh lệch triều giữa vùng biển Vịnh Thái Lan và phía Nam Biển đông.
- Để có thể xây dựng được nhà máy điện thủy triều ở Việt Nam cần phải
có những khảo sát chi tiết, đánh giá hết sức cụ thể, tính toán lợi ích kinh tế - kỹ
thuật của Việt Nam.
1.1.3. Năng lượng sóng biển
Chế độ thủy triều dọc bờ biển Việt Nam rất đa dạng với bốn loại thủy
triều: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều đều và bán nhật triều
không đều; thay đổi từ nhật triều đều tại bờ biển Bắc Bộ sang nhật triều không
đều và bán nhật triều không đều tại bờ biển Trung Bộ, bán nhật triều tại bờ biển
Nam Bộ và vịnh Thái Lan.
Chế độ dòng chảy vùng biển ven bờ Việt Nam chịu ảnh hưởng của chế độ
gió mùa. Vào mùa hè, dưới ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, dòng hải lưu
mạnh ở phía Tây Nam hình thành dọc theo bờ biển Đông Nam Bộ và Nam
Trung Bộ tới phía bắc. Vào mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 3), dưới tác động
của gió mùa Đông Bắc, dòng chảy phía nam mạnh ở bờ biển Trung Bộ và Nam
Bộ, vận tốc tối đa là 60-70cm/s.
Vào mùa hè, sóng thịnh hành là nam-đông nam từ Móng Cái đến Sơn Trà,
chiều cao sóng trung bình là 0,5 - 1,2m; sóng tây-tây nam dài từ Sơn Trà đến Hà
Tiên, chiều cao sóng trung bình là từ 0,8 đến 1,1m. Đặc biệt ở vùng biển Hải
Phòng - Nga Sơn, chiều cao sóng có thể đạt 3,5 - 4,5m. Vào mùa đông, hướng
sóng thịnh hành trên toàn bộ vùng biển Việt Nam là đông đông bắc, chiều cao
sóng từ 0,7 đến 1,2m.
Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Đề tài cấp nhà nước KC.09.19/06-
10 “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng các nguồn năng lượng biển chủ yếu và đề
xuất các giải pháp khai thác” và các nghiên cứu của Lê Đức Đạt, Dư Văn Toán
và cộng sự (2017)110, thì tiềm năng lượng sóng biển111 trên các vùng biển Việt
Nam phân bổ như sau (Hình 2.3):
110
Lê Đức Đạt, Dư Văn Toán, Nguyễn Cao Văn, Đỗ Tá Hòa (2017). Năng lượng sóng biển trên thế giới và đề
xuất nghiên cứu, phát triển đối với các vùng biển Việt Nam. Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu, số 2 – Tháng
6/2017.
111
Theo từ điển Wikipedia, năng lượng sóng là việc thu năng lượng của sóng biển để tạo ra những công có ích.

| 119
- Vùng 1 (Vịnh Bắc Bộ, từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa): Tại vùng này
năng lượng sóng chiếm ưu thế vào các tháng 6, 7, 8 với giá trị ước tính 16kW/m
trở lên. Vào gió mùa Đông Bắc, trường sóng tại khu vực này bị giới hạn bởi đà
sóng ngắn nên năng lượng sóng không lớn. tại các trạm phía nam của vùng này,
năng lượng sóng khá đều quanh năm đạt từ 15kW/m trở lên. Dòng năng lượng
sóng trung bình năm của vùng đạt khoảng 15kW/m.

Hình 2.3. Phân vùng tiềm năng năng lượng sóng dọc ven biển Việt Nam (Nguồn: Đỗ Ngọc
Quỳnh, 2004)
- Vùng 2 (Nghệ An – Quảng Bình): Đây là vùng phía Nam vịnh Bắc Bộ
với đặc điểm là dòng năng lượng sóng trong gió mùa Đông Bắc chiếm ưu thế
Tại vùng này, từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau, dòng năng lượng
sóng đạt giá trị 30kW/m trở lên trong mùa gió mùa Tây Nam, vào các tháng mùa
hè, năng lượng sóng tại khu vực này nhỏ hơn 20kW/m. Dòng năng lượng sóng
trung bình của khu vực này đạt khoảng 25kW/m.
- Vùng 3 (Quảng Trị - Quảng Nam): Đây là khu vực có dòng năng lượng

| 120
khá nhỏ quanh năm vì nguồn gió mùa Đông Bắc trường sóng bị đảo Hải Nam
che chắn trong khi đó trong gió mùa Tây Nam thì gió thường thổi từ trong bờ ra.
Tuy nhiên, vào mùa đông, dòng năng lượng sóng tại vùng biển này khá mạnh.
Dòng năng lượng sóng trung bình năm của vùng đạt khoảng 10kW/m.
- Vùng 4 (Quảng Ngãi – Ninh Thuận): Đây là vùng có dòng năng lượng
sóng mạnh nhất trên toàn dải ven bờ Việt Nam là vùng tiếp xúc trực tiếp với
biển thoáng và có đà sóng gần như không bị giới hạn, trong cả hai mùa gió thịnh
hành. Trong gió mùa Đông Bắc, năng lượng sóng tại vùng này đạt khoảng
30kW/m trở lên. Đặc biệt, tại các vùng ven bờ Phú Yên, Ninh Thuận, dòng năng
lượng sóng đạt sấp xỉ 100 kW/m. Dòng năng lượng sóng trung bình năm của
vùng này đạt khoảng 18 kW/m.
- Vùng 5 (Bình Thuận – ven bờ phía đông Cà Mau): Dòng năng lượng
sóng tại vùng này không lớn vì ở đây tác động của trường sóng trong gió mùa
Đông Bắc đã bị yếu đi. Dòng năng lượng sóng trung bình năm của vùng này đạt
khoảng 18 kW/m.
- Vùng 6 (ven bờ phía Tây Cà Mau – Kiên Giang): Đây là vùng có năng
lượng sóng yếu nhất trong toàn dải ven biển Việt Nam, có những trạm quanh
năm độ cao sóng nhỏ hơn 0,5m và chu kỳ sóng nhỏ hơn 5s. Dòng năng lượng
sóng lớn nhất ở phía Tây đảo Phú Quốc khoảng 15kW/m và xảy ra vào thời gian
tháng 8, thời gian hoạt động mạnh của gió mùa Tây Nam. Dòng năng lượng
sóng trung bình của vùng này là khoảng 5-6 kW/m.
1.2. Tài nguyên sinh vật biển
Biển Việt Nam được đánh giá là có các khu hệ sinh vật phong phú và
cảnh quan sinh thái đa dạng, được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về mức độ đa
dạng của tài nguyên sinh vật. Các loài, nhóm sinh vật biển chủ yếu như: cá, giáp
xác, thân mềm, rong biển,... đều vượt trội hoặc tương đương các vùng biển kế
cận. Đến nay, đã xác định được hơn 11.000 112 loài sinh vật biển cư trú trong hơn
20 kiểu hệ sinh thái điển hình 113 (Hình 2.4), thuộc 05 vùng ĐDSH biển khác
nhau, được phân bố trên 1 triệu km 2 diện tích ở biển Đông. Ước tính nguồn lợi
thủy sản có thể khai thác là 1,8 - 2,0 triệu tấn mỗi năm. Nhiều loài cá, tôm và
mực có giá trị kinh tế cao và là sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Có 14 ngư
trường ở biển Đông là: Bạch Long Vĩ, Vịnh Bắc Bộ, Hòn Mát, Hòn Đá - Thuận
An, Đông Đà Nẵng, Đông Quy Nhơn, Đông Bắc Cù Lao Thu, Nam Cù Lao Thu,
Côn Sơn, Cửa sông Cửu Long, bờ biển Tây Nam, Tây Nam Phú Quốc, Nam
Hoàng Sa và Tây Nam Trường Sa.

112
Theo Báo cáo hiện trạng MT quốc gia năm 2016, trong số 11.000 loài sinh vật cư trú trong vùng biển nước ta
có 6.000 loài động vật đáy; 2.000 loài cá (với 130 loài cá có giá trị kinh tế); 653 loài rong biển; 657 loài động vật
phù sa; 537 loài thực vật phù du; 225 loài tôm biển...
113
bãi triều, rừng ngập mặn cửa sông, đầm phá, vũng, vịnh biển, tùng, áng, rạn san hô, thảm cỏ biển…

| 121
Hình 2.4. Phân bố một số hệ sinh thái đặc trưng và vị trí các khu bảo tồn biển (ISPONRE, 2020)
1.2.1. Hệ sinh thái biển, hải đảo
ĐDSH của các hệ sinh thái biển, hải đảo là nền tảng, là nguồn vốn tự nhiên
để phát triển bền vững một số ngành kinh tế biển như du lịch, thủy sản, y dược
biển. Đây cũng là những tiêu chí để UNESCO công nhận Việt Nam có nhiều di sản
thiên nhiên thế giới như: Vịnh Hạ Long, 06 khu dự trữ sinh quyển thế giới114, 04

114
Các khu dự trữ sinh quyển thế giới ven biển và hải đảo: Rừng ngập mặn Cần Giờ, Quần đảo Cát Bà, Châu thổ
sông Hồng, Ven biển và biển đảo Kiên Giang, Cù Lao Chàm, Mũi Cà Mau.

| 122
khu bảo tồn đất ngập nước115; 07 vườn quốc gia116, 16 khu bảo tồn biển117. Biển
Việt Nam có khoảng 20 HST bao gồm các hệ sinh thái biển, các hệ sinh thái vùng
nước quanh các đảo ven bờ, đảo xa bờ, nhất là vùng nước, vùng đáy biển sâu (vùng
biển quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), với hơn 11.000 loài sinh vật cư
trú, trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy; 2.038 loài cá (có hơn 100 loài
cá kinh tế); 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 537 loài thực vật phù
du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn
biển; 12 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước,...
Vùng biển phía Bắc đặc trưng bởi các hệ sinh thái vùng triều cửa sông với
các bãi bồi rộng lớn hàng năm tiến ra biển có khi tới hàng trăm mét. Vùng biển
miền Trung đặc trưng bởi các hệ sinh thái đầm phá, vũng vịnh ven biển, vùng
cát ven biển, các đảo san hô vùng khơi. Vùng biển phía Nam - với khí hậu nhiệt
đới điển hình, đặc trưng bởi các hệ sinh thái rừng ngập mặn rất phát triển trên
các bãi bồi cửa sông.
Ngoài ra, ở vùng ven biển Việt Nam cũng có hệ sinh thái đảo. Hầu hết
trong số hơn 3000 hòn đảo nằm trong vùng biển của tỉnh Quảng Ninh, tạo thành
Di sản Thế giới của Vịnh Hạ Long. Một số đảo lớn khác là Cù Lao Chàm
(Quảng Nam), Phú Quốc (Kiên Giang), Côn Đảo, Thổ Chu, được đặc trưng bởi
nhiều hệ sinh thái đặc hữu và các loài đặc hữu. Đặc biệt, một số khu rừng đã
được đưa vào danh sách các vườn quốc gia cần bảo vệ ĐDSH đặc biệt.
Rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển và đầm phá được xem là các hệ
sinh thái đặc trưng, quan trọng nhất ở Việt Nam do chúng có tính ĐDSH cao và
mang lại giá trị dịch vụ hệ sinh thái lớn. Theo Trần Đình Lân và cộng sự (2018),
các giá trị dịch vụ hệ sinh thái thường bao gồm: (1) Dịch vụ cung cấp (như thực
phẩm, gỗ, nhiên liệu, thuốc...); (2) Dịch vụ điều tiết (như điều tiết sinh học, lưu trữ
nước ngọt, cân bằng thủy văn, điều hòa khí hậu...); (3) Dịch vụ văn hóa – giải trí
(như văn hóa, giải trí, thẩm mỹ, giáo dục – nghiên cứu); (4) Dịch vụ hỗ trợ (như
khả năng phục hồi và sức đề kháng, môi trường sinh học, nước, các dịch vụ điều
tiết lũ lụt, hạn hán, các dịch vụ, môi trường sinh học).
Dịch vụ cung cấp Dịch vụ điều tiết Dịch vụ văn hoá – giải trí
Các sản phẩm con người thu Lợi ích mà con người thu Những lợi ích phi vật chất thu
được từ các hệ sinh thái: được từ hoạt động điều tiết được từ hệ sinh thái:
- lương thực, của hệ sinh thái: - làm giàu về tinh thần,
- nhiên liệu, - điều tiết khí hậu, - phát triển nhận thức, suy
- sợi, - chắn sóng, nghĩ, sáng tạo
- nước ngọt - kiểm soát xói lở, - trải nghiệm về mĩ học.
- nguồn gen. - lọc nước,
- hạn chế dịch bệnh v.v.

115
Các khu bảo tồn đất ngập nước ven biển và hải đảo: Xuân Thủy, Mũi Cà Mau, Côn Đảo, U Minh Thượng.
116
Các VQG ven biển, hải đảo: Cát Bà, Côn Đảo, Bái Tử Long, Phú Quốc, Xuân Thủy, Núi Chúa, Mũi Cà Mau.
117
Các khu bảo tồn biển: Đảo Trần, Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Hòn Mê, Cồn Cỏ, Hải Vân - Sơn Chà, Cù
Lao Chàm, Lý Sơn, Nam Yết, Vịnh Nha Trang, Núi Chúa, Phú Quý, Hòn Cau, Côn Đảo, Phú Quốc.

| 123
Dịch vụ hỗ trợ
Cung cấp những hoạt động cần thiết cho tất cả các loại dịch vụ khác sản xuất oxy; bồi tụ.

a) Hệ sinh thái rừng ngập mặn


Việt Nam có thảm thực vật RNM ven
biển trải dài từ Quảng Ninh (phía Bắc) đến
Hà Tiên phía Nam) và một số eo, vụng ven
các đảo lớn. Trong tổng số 621.162 ha đất
ngập nước mặn ven biển, có tới 209.741 ha
rừng ngập mặn. Đồng bằng sông Cửu Long
có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất và khu
vực Đông Nam Bộ có diện tích rừng ngập
mặn cao nhất trong cả nước.
Sống trong rừng ngập mặn Việt Nam có khoảng 37 loài thực vật, 450 loài
động vật đáy, 310 loài rong biển, 256 loài cá, 215 loài chim (bao gồm 11 loài
được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam và 7 loài được liệt kê trong IUCN Sách đỏ
và 28 loài động vật có vú (bao gồm 5 loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam và
1 loài được liệt kê trong Sách đỏ của IUCN).
Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu và phát triển mạnh ở phía Nam, chiếm
70% tổng diện tích cả nước (riêng Cà Mau chiếm 50%); khoảng 28% phân bố
tại Vịnh Bắc Bộ. Diễn biến diện tích rừng ngập mặn tại Việt Nam theo 2 xu
hướng bao gồm: suy giảm diện tích rừng nguyên sinh và tăng diện tích rừng
trồng mới118. Đến nay, các khu rừng ngập mặn nguyên sinh hầu như không
còn119. Điều này dẫn đến sự suy giảm ĐDSH biển, đặc biệt là mất bãi đẻ và nơi
cư trú của các loài thủy sinh, phá hủy các hệ sinh thái lân cận như rong và cỏ
biển.
HST rừng ngập mặn đóng góp giá trị sử dụng trực tiếp trong việc cung
cấp các loại lâm sản như gỗ để xây dựng, đun nấu, thủy sản như tôm, cua, cá…
để làm thức ăn; đây cũng là nơi lưu trú, sinh sản, kiếm ăn của các loài sinh vật
biển cũng như các loài sinh vật có giá trị khác như chim nước, chim di cư. Ngoài
ra, rừng ngập mặn còn đóng góp các giá trị sử dụng gián tiếp bảo vệ đường bờ
sông, bờ biển khỏi xói lở, bảo vệ đê điều, ruộng vườn, nhà cửa, làng mạc, đồng
118
Theo Báo cáo của Bộ NNPTNT (2016), tính đến ngày 30/11/2015, đã trồng rừng mới: 1.968 ha (rừng ngập
mặn 1.103 ha; rừng chắn gió, chắn cát 301 ha, rừng sản xuất kết hợp rừng phòng hộ: 564 ha); khoanh nuôi, xúc
tiến tái sinh và phục hồi rừng: 1.105 ha (rừng ngập mặn 763 ha; rừng chắn gió, chắn cát 343 ha); khoán bảo vệ
rừng: 12.681 ha (rừng phòng hộ đặc dụng: 12.326 ha; rừng sản xuất: 355 ha). Tại Quyết định số 120/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 01 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng
phó với BĐKH giai đoạn 2015-2020. Chính vì nhờ các đề án bảo tồn và trồng rừng ven biển mà diện tích rừng
trên ĐNN là rừng tràm và chủ yếu là RNM ven biển tăng rõ rệt từ năm 2016 đến năm 2019
119
Kể từ năm 1943 đến 2005, ít nhất 220.000 ha rừng ngập mặn biến mất một phần do chiến tranh, mặt khác do
hoạt động chặt phá và phát triển nuôi trồng thủy sản. Các khu rừng ngập mặn nguyên sinh gần như bị biến mất
nhiều tỉnh ven bờ (Bộ TNMT, 2019). Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015, thống
kê cho thấy có tới 56% tổng diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam được coi là “rừng ngập mặn trồng” với số
lượng loài rất thấp, diện tích rừng ngập mặn hiện nay chủ yếu là rừng trồng, chất lượng kém cả về quy mô, chiều
cao cây và đa dạng loài.

| 124
thời điều hóa khí hậu cho khu vực, hấp thụ và lưu trữ cacbon120.
ISPONRE (2017) thực hiện nghiên cứu lượng giá giá trị kinh tế của khu
vực RNM huyện Thái Thụy mang lại ước tính đạt 23.034 triệu đô la/năm. Trong
tổng giá trị kinh tế của vùng ĐNN thì giá trị sử dụng trực tiếp chiếm chủ yếu
(72,53%), giá trị sử dụng gián tiếp chiếm 26,32% (Bảng 2.4).
Bảng 2.4. Tổng giá trị kinh tế vùng đất ngập nước huyện Thái Thụy (ISPONRE, 2017)
STT Các giá trị kinh tế Tổng giá trị 1 năm Tỷ lệ (%)
(triệu đô la) trong tổng giá trị
GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP
1 Nuôi trồng thủy sản 11.381 49.45
Khai thác thủy sản trong
2 1.289 5.60
RNM
3 Đánh bắt thủy sản ven bờ 2.479 10.77
4 Nuôi ong 0.200 0.87
5 Dịch vụ du lịch 1.343 5.84
Tổng giá trị sử dụng trực tiếp 16.692 72.53
GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁN TIẾP
1 Giảm nhẹ thiên tai 1.787 7.68
2 Giá trị lưu trữ CO2 2.190 9.52
3 Làm sạch nước 2.100 9.12
Tổng giá trị sử dụng gián tiếp 6.077 26.32
GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG
1 Bảo tồn ĐDSH 0.265 1.15
Tổng giá trị phi sử dung 0.265 1.15
Tổng giá trị kinh tế (TEV) 23.034 100.00

Diện tích RNM đã và đang bị suy giảm lớn do các hoạt động chuyển đổi
diện tích rừng sang sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, quai đê lấn biển;
do xói lở bờ biển. Diện tích RNM ở Việt Nam đã suy giảm đáng kể từ năm 1943
đến năm 2015121. Mất RNM có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng: mất
nguồn ĐDSH phong phú của hệ sinh thái, mất nơi cư trú, sinh đẻ của nhiều loài,
gây phèn hóa, ô nhiễm môi trường, gây xói lở vùng bờ biển và cửa sông. Ví dụ ở
Tây Nam Cà Mau, sau một năm khoanh đầm nuôi tôm làm giảm khoảng 20 loài
động vật đáy, các loài chim ở sân chim Bạc Liêu, Đầm Dơi di cư đi nơi khác. Ở
Tiền Hải (Thái Bình), phá 2.500 ha RNM làm đầm nuôi tôm, gây thiệt hại lớn
cho môi trường (hàm lượng H2S, COD vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây nhiễm
120
Một khu rừng ngập mặn 15 năm tuổi có thể hấp thụ 90.24 tấn CO 2/ha/năm [Jim Enright, 2000], góp phần
đáng kể trong việc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu
121
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013

| 125
mặn diện tích lớn, xói lở các vùng xung quanh và làm mất nơi cư trú của chim di
cư); đời sống của người dân ở đây bị ảnh hưởng, nhiều dân chài nghèo không có
công ăn việc làm.
Trong những năm gần đây việc áp dụng các chính sách triệt để hơn nên
RNM đã được trồng khôi phục lại tại rất nhiều địa phương ven biển; cụ thể năm
2016 và 2017 diện tích RNM đã tăng lên đáng kể so với năm 2015 (Hình 2.5).
250000
235569
225802
Area (ha)
213142
Moving average (Area 203473
200000 (ha))
190000

150000 139046
131520
120188

100000
84502

57211
50000

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Hình 2.5. Diện tích rừng ngập mặn giai đoạn 2010-2019 (Cục bảo tồn ĐDSH, 2020)
b) Hệ sinh thái rạn san hô
Rạn san hô (RSH) là một trong
những hệ sinh thái đặc trưng của biển
Việt Nam, nơi có ĐDSH (ĐDSH) rất
cao, năng suất sơ cấp lớn, cảnh quan biển
kỳ thú. Việt Nam có hơn 200 rạn san hô,
phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam trên
trên vùng nước ven bờ với diện tích
khoảng 1.222 km2, tập trung ở các khu
vực đảo Cô Tô, Hạ Long - Cát Bà, Bạch
Long Vĩ, đảo Cù Lao Chàm, vịnh Vân Phong, Nha Trang, dọc theo bờ biển Ninh
Hai (Ninh Thuận), vịnh Ca Na, đảo Phú Quý, đảo Côn Đảo, Phú Quốc, Nam
Du) và hai quần đảo của Hoàng Sa, Trường Sa (Bảng 2.5). Đây là những khu
vực tiềm năng để bảo tồn ĐDSH, tài nguyên thủy sinh, tài nguyên biển và phát
triển du lịch sinh thái.

| 126
Bảng 2.5. Diện tích và độ phủ rạn san hô tại các đảo ven bờ (Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật, 2017)
Diện tích rạn san Độ phủ trung
Vùng biển STT Địa điểm khảo sát
hô (ha) bình (%)
1 Đảo Trần 64 17,56
2 Cô Tô 369 9,72
3 Ba Mùn 88 16,26
4 Bạch Long Vĩ 1.578 18,75
Khu vực Bắc Bộ
5 Cát Bà 74 16,90
và Bắc Trung Bộ
6 Hòn Mê 69 15,70
7 Hòn Mát * 8 16,13
8 Hòn La * 50 20,26
6 Cồn Cỏ * 274 21,98
10 Hải Vân - Sơn Chà 103 19,49
11 Sơn Trà* 46,9 23
12 Cù Lao Chàm 139 16,95
Khu vực Trung
13 Lý Sơn 1.704 7,40
Bộ
14 Vịnh Nha Trang 731 20,94
15 Nam Yết 250 11,00
16 Hòn Cau * 50 18,25

Khu vực Đông 17 Phú Quý 1.858 20,45


Nam Bộ 18 Côn Đảo 914 24,63

Khu vực Tây 19 Phú Quốc 220 24,67


Nam Bộ 19 Thổ Chu * 128 18,35
Tổng cộng: 8.671 17,65
Ghi chú: (*) Số liệu điều tra bổ sung năm 2015 - 2016, các đảo còn lại điều tra 2010 - 2011.
Các nghiên cứu về ĐDSH trong các rạn san hô ở Việt Nam cho thấy rạn
san hô có quần xã sinh vật rất đa dạng và phong phú về thành phần loài. Có thể
nói sinh cảnh rạn có số loài lớn nhất so với các sinh cảnh biển khác nhau, có đại
diện của hầu hết các ngành và lớp động vật chủ yếu sống trong biển và đại
dương. Các nghiên cứu cho thấy khu hệ động vật sống trong các rạn san hô ở
biển Việt Nam có khoảng 2.100 loài, trong đó, cá rạn san hô đa dạng nhất với
763 loài, sau đó là động vật thân mềm với gần 700 loài, giáp xác –hơn 250 loài,
giun nhiều tơ-khoảng 170 loài và da gai- gần 100 loài.
Trong vùng biển Việt Nam, có thể phân biệt 4 vùng phân bố rạn san hô

| 127
chính (Bảng 2.6): vùng san hô quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; vùng
san hô các đảo Vịnh Bắc Bộ; khu vực san hô ở ven biển miền Trung; và vùng
san hô biển Đông và Tây Nam Bộ. Trong đó phần lớn lượng san hô tập trung ở
vùng nước quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và vùng ven biển miền trung (Võ Sĩ
Tuấn và cộng sự, 2003) với hơn 200 điểm. Đây là những vùng giàu tiềm năng
trong bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn giống hải sản tự nhiên, nguồn lợi sinh vật
biển và phục vụ phát triển du lịch sinh thái.
Bảng 2.6. Phân bố loài san hô tạo rạn ở một số vùng biển Việt Nam (Võ Sĩ Tuấn và cs, 2003)
STT Vùng biển Số loài
1 Tây Vịnh Bắc Bộ 176 loài
2 Miền Trung 252 loài
3 Hoàng Sa 201 loài
4 Miền Nam 406 loài
5 Trường Sa 333 loài
6 Tây Nam Bô 251 loài

Rạn san hô là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất và cũng mang lại
nhiều dịch vụ hệ sinh thái cho con người. Các giá trị trực tiếp dịch vụ rạn san hô
mang lại có thể kể đến: hải sản và nguyên liệu chế biến dược phẩm (thuốc), và
nhiều tiềm năng dịch vụ khác thúc đẩy mạnh mẽ nền công nghiệp du lịch và giải
trí. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về giá trị kinh tế của rạn san hô tại các
khu bảo tồn biển. Khan Nam và cộng sự (2005) đã đánh giá giá trị của 128 ha rạn
san hô tại khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang; các hoạt động giải trí du lịch như lặn,
chèo thuyền…đã tạo ra lợi nhuận 4,25 triệu USD tương đương 332 USD/ha/năm,
bao gồm lượng tiêu thụ của du khách là 2,402,105 USD, trong đó, giá trị bổ sung từ
tiêu dùng trực tiếp là 589,011 USD, giá trị từ tiêu dùng gián tiếp là 642,528 USD.
Theo đánh giá của Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng, tổng
giá trị các sản phẩm dịch vụ của HST rạn san hô của nước ta ước tính vào khoảng
100 triệu USD/năm, trong đó 1 km2 rạn san hô có thể cung cấp lượng hải sản đánh
bắt lên tới 10.000 USD. Đối với ngành công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy hải
sản tại địa phương, tổng giá trị bổ sung từ chức năng hỗ trợ của rạn san hô tại Khu
bảo tồn Hòn Mu được ước tính vào khoảng 2 triệu USD.
Hệ sinh thái RSH có cấu trúc phức tạp, rất nhạy cảm với sự đe doạ từ tự
nhiên, đặc biệt là từ con người như đánh bắt cá bằng thuốc nổ, hóa chất độc;
khai thác san hô bừa bãi, hoạt động du lịch và các hoạt động phát triển KT - XH
khác. Trong giai đoạn 2000 – 2015, khoảng 15 - 20% diện tích các RSH bị mất
tập trung chủ yếu ở các vùng có dân cư sinh sống như vịnh Hạ Long, các tỉnh,
thành phố ven biển miền Trung và một số đảo có người sinh sống thuộc quần
đảo Trường Sa. Theo Viện Hải dương học (2008), độ phủ san hô sống trên rạn ở
các vùng ven bờ đang bị giảm dần theo thời gian, có nhiều nơi lên đến trên 30%
trong vòng 10 năm qua. Chỉ khoảng 1% số rạn có độ phủ cao (với độ phủ >75%)

| 128
trong khi số rạn có độ phủ thấp chiếm tới trên 31% (với độ phủ <25%), số rạn có
độ phủ trung bình và khá lần lượt là 41% và 26%. Điều này cho thấy RSH đang
bị phá hủy và có chiều hướng suy thoái. Sự suy giảm diện tích và những tổn
thương của nhiều RSH làm suy giảm ĐDSH, điều kiện sinh thái và chất lượng
môi trường biển; mất kế sinh nhai của cộng đồng vùng ven biển và thiệt hại cho
ngành du lịch và thủy sản. Mặc dù đã nghiên cứu trồng và phục hồi, tái tạo
thành công san hô ngoài tự nhiên nhưng diện tích đựợc phục hồi còn rất thấp.
Điển hình là tại Vịnh Nha Trang, các RSH tại Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Hòn
Mun thuộc Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang đã được bảo tồn nguyên vẹn và
duy trì ở trạng thái ổn định.
c) Thảm cỏ biển
Tại Việt Nam, thảm cỏ
biển tập trung chủ yếu ở khu
vực biển có độ sâu từ 0 - 20m
thuộc một số khu thủy vực ven
bờ, vũng, vịnh, đầm phá, cửa
sông và các đảo ven bờ. Các
thảm cỏ biển tiêu biểu có thể
kể đến như tại quần đảo Phú
Quốc, Côn Đảo, Thuyền Chài,,
vùng cửa sông Gianh, Cửa
Đại, các đầm phá ở khu vực
miền Trung như Tam Giang -
Cầu Hai, Thủy Triều,... Quần
xã sinh vật trong thảm cỏ biển
rất đa dạng, số lượng sinh vật
trong các thảm cỏ biển ở Việt
Nam là gần 1.500 loài, với
nhiều loài quý hiếm, có giá trị
kinh tế (Nguyễn Thị Thư và
cộng sự, 2011).
Hình 2.6. Phân bố thảm cỏ biển tại Việt Nam (UNEP-WCMT)
Đến nay, diện tích các
thảm cỏ biển tại Việt Nam đã được phát hiện và xác định sơ bộ ước tính trên
19.000 ha (Bảng 2.7). Đã xác định được 15/16 loài cỏ biển ở vùng Đông Nam
Á. Vùng biển phía Nam có thành phần loài đa dạng nhất, với 15/15 loài (Côn
Đảo: 10 loài; đảo Phú Quốc: 9 loài; Khánh Hòa: 9 loài; Bình Thuận: 8 loài; Phú
Qúy: 7 loài, sau đó là phá Tam Giang – Cầu Hai và đầm Lập An thuộc miền
Trung có 6 loài). Vùng biển phía Bắc có thành phần loài cũng như diện tích
phân bố thấp hơn, với 10/15 loài (Quảng Ninh: 8 loài, Hải Phòng: 6 loài).

| 129
Bảng 2.7. Phân bố thảm cỏ biển tại một số địa phương (Nguồn: Dự án ngăn ngừa xu hướng
suy thoái biển Đông và vịnh Thái Lan, Phân viện Hải dương học Hải Phòng, 2003)

TT Địa phương Diện tích (ha)


Hà Cối 100
Hà Dong - Đầm Hà 700
Vịnh Hạ Long 100
1 Quảng Ninh Quan Lạn 50 1600
Hoàng Tân 400
Đầm Nhà Mạc 200
Liên Vị 50
Tràng Cát 80
Đình Vũ 80
Cát Hải 280
2 Hải Phòng Đảo Bạch Long Vỹ 10 620
Gia Luận 100
Đảo Long Châu 10
Lạch Huyện 60
3 Thái Bình Đông Long 100 100
4 Nam Định Xuân Thủy 100 100
5 Ninh Bình Kim Trung 100 100
6 Thanh Hóa Thanh Long 100 100
7 Nghệ An Cửa Hội 100 100
8 Hà Tĩnh Xuân Hội 68 68
Đảo Hòn Nôm, Hòn La 50
9 Quảng Bình Cửa Gianh 200 350
Nhật Lệ 100
Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 2.037
10 Thừa Thiên Huế 2157
Đầm Lăng Cô 120
11 Đà Nẵng Cửa Hàn 300 300
12 Quảng Nam Cửa Đại 162 162
Đầm Đê Gi 50
13 Bình Định 250
Đầm Thị Nại 200
14 Phú Yên Đầm Cù Mông 250 250
15 Khánh Hòa Đầm Nha Phu 30 2820

| 130
Hòn Khói 100
Vịnh Vân Phong 200
Mỹ Giang - Mỹ Thủy 100
Bãi Tiên 100
Đầm Thủy Triều 800
Vịnh Cam Ranh 300
Quần đảo Trường Sa 1.190
16 Ninh Thuận Đầm Nại 100 250
Mỹ Hòa - Mỹ Tường 150
17 Bình Thuận Vĩnh Hảo 20 20
18 Bà Rịa – Vũng Tàu Quần đảo Côn Đảo 200 200
19 Kiên Giang Quần đảo Phú Quốc 10.063 10.063
Tổng cộng 19.610

Về giá trị sử dụng trực tiếp, cỏ biển là nơi cư trú của các loài sinh vật
biển, cung cấp bãi đánh bắt cá, chắn sóng biển, cung cấp ô xy và giúp chống xói
mòn ven biển. Mỗi m2 cỏ biển có thể tạo ra 10 lít O 2 hòa tan, góp phần cân bằng
O2 và CO2 trong nước, làm giảm hiệu ứng nhà kính khi hấp thụ CO 2 vào nước.
Trong thời gian một năm, 0,44 ha cỏ biển có thể tạo ra 10 tấn lá làm nguồn thức
ăn, sinh cảnh và nơi sinh sản của nhiều loài động vật không xương sống, có
xương sống cả ở giai đoạn con non và trưởng thành. Các loài cỏ biển cũng đóng
góp vào mạng lưới thức ăn, hoặc trực tiếp thông qua các động vật ăn cỏ biển hay
gián tiếp sau khi các loài thực vật cỏ biển chết đi và trở thành thức ăn mùn bã;
cỏ biển còn được sử dụng trực tiếp trong nhiều ngành kinh tế như làm giấy viết,
hóa chất, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ,
phân bón,… .Về giá trị sử dụng gián tiếp, vai trò của cỏ biển là rất quan trọng,
chúng tham gia trong chu trình dinh dưỡng ở biển ven bờ, ước tính khoảng 3,8
nghìn tỷ USD và giá trị trung bình đạt 212.000 USD/1 ha cỏ biển/năm
(Costansa, 2000),... Theo nghiên cứu của TS Cao Văn Lương (2019), mặc dù có
diện tích không nhiểu chỉ chiếm 0,2% diện tích đáy đại dương của thế giới, cỏ
biển lại có khả năng lưu trữ carbon cao, gấp 2-3 lần khả năng lưu trữ carbon của
rừng thường xanh.
Các thái thảm cỏ biển ở Việt Nam đang có nguy cơ bị suy thoái122. Diện
tích các thảm cỏ biển bị suy giảm do các hoạt động của con người như đánh bắt,
neo đậu thuyền, nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm môi trường, các hoạt động xây
dựng cảng, công trình phục vụ du lịch (Bộ TNMT, 2019). Sự suy giảm và mất
các thảm cỏ biển của Việt Nam vẫn đang có nguy cơ gia tăng, ảnh hưởng
122
Cao Văn Lượng và cộng sự (2012) đã chỉ ra rằng diện tích các thảm cỏ biển đã suy giảm đến 50% so với năm
1999, riêng thảm cỏ biển trong đầm Tam Giang – Cầu Hai đã giảm 60% diện tích so với năm 1999; Theo
Nguyễn Thị Thiên Hương và cs (2017), trong hai thập kỉ vừa qua, diện tích cỏ biển đã giảm 45.4% và tỉ lệ giảm
trung bình mỗi năm trên cả nước là 4.4%.

| 131
nghiêm trọng tới môi trường sinh thái biển: suy giảm chất lượng môi trường
nước và trầm tích, mất cân bằng dinh dưỡng, sinh thái và ĐDSH, giảm trữ lượng
cá và nguồn trứng cá và cá con trong hệ sinh thái này, giảm nguồn cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp và nông nghiệp, mất diện tích sa bồi các vùng cửa
sông gây ảnh hưởng tới quá trình bồi tụ và mở rộng quỹ đất,...
d) Các đầm, phá
Ở Việt Nam, các đầm phá tập trung ở miền Trung, nơi giàu nguồn bồi tích
cát ven bờ, động lực sóng mạnh và thuỷ triều không lớn. Từ Thừa Thiên -
Huế tới Ninh Thuận, có 12 đầm phá tiêu biểu với tổng diện tích khoảng
458 km2, phân bố trên khoảng 21% chiều dài bờ biển Việt Nam123 (Trần Đức
Thanh và cộng sự, 2012) (Bảng 2.8).
Bảng 2.8. Danh mục các đầm phá ở Việt Nam (Trần Đức Thạnh và cộng sự, 2012)

Diện tích Độ sâu


TT Đầm phá Địa phương
(km2) (m)
Trung bình: 1.6
1 Tam Giang-Cầu Hai 216 Sâu nhất: 6-7 Thừa Thiên-Huế
(cửa lạch)
Trung bình:1.2
2 Lăng Cô 16 Thừa Thiên-Huế
Sâu nhất: 2.0
Trung bình:1.1
3 Trường Giang 36.9 Quảng Nam
Sâu nhất: 2.0
Trung bình:1.3
4 An Khê 2.9 Quảng Ngãi
Sâu nhất: 2.0
Trung bình:1.0
5 Nước mặn (Sa Huỳnh) 2.8 Quảng Ngãi
Sâu nhất: 1.6
Trung bình:1.6
6 Trà ổ (Châu Trúc) 16 Bình Định
Sâu nhất: 2.2
Trung bình: 0.9
7 Nước ngọt (Đề Gi) 26.5 Bình Định
Sâu nhất: 1.4
Trung bình: 1.2
8 Thị Nại 50 Bình Định
Sâu nhất: 2.5
Trung bình: 1.6
9 Cù Mông 30.2 Phú Yên
Sâu nhất: 3.5
Trung bình: 1.2
10 Ô Loan 18 Phú Yên
Sâu nhất: 2.5
11 Thuỷ Triều 25.5 - Khánh Hoà

123
Vũng vinh ven bở biển Việt Nam và tiềm năng sử dụng, 2009

| 132
Trung bình: 2.8
12 Đầm Nại 8 Ninh Thuận
Sâu nhất: 9m

Trong hệ thống đầm, phá ven biển ở Việt Nam, Tam Giang - Cầu Hai
được xác định có diện tích lớn nhất (chiếm hơn 50% tổng diện tích các đầm,
phá). Nghiên cứu của ISPONRE (2017) về lượng giá giá trị của hệ sinh thái
đầm, phá tại Tam giang – Cầu Hai cho thấy Đầm phá này có giá trị tối thiểu
khoảng 77.291 triệu đô la; trong đó, giá trị sử dụng trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn
nhất (trên 99%), giá trị sử dụng gián tiếp chiếm gần 1% trong tổng giá trị kinh tế
(Bảng 2.9). Điều này cho thấy đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đóng vai trò hết
sức quan trọng đối với sinh kế của cộng đồng sinh sống bên trong và xung
quanh khu vực đầm phá. Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rất phong phú về
nguồn thức ăn và có điều kiện lý tưởng cho sự phát triển các loài thuỷ sinh.
Bảng 2.9. Giá trị dịch vụ HST tại Tam Giang - Cầu Hai (ISPONRE, 2017)
Tổng giá trị 1 năm Tỷ lệ (%)
STT Các giá trị kinh tế
(triệu đô la) trong tổng giá trị
GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP
1 Nuôi trồng thủy sản 71.777 92.87%
2 Rong biển 0.214 0.28%
3 Đánh bắt tự nhiên 3.204 4.15%
4 Các hoạt động nông nghiệp 0.697 0.90%
5 Du lịch 0.383 0.50%
Tổng giá trị sử dụng trực tiếp 76.275 98.69%
GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁN TIẾP
1 Giá trị lưu trữ CO2 0.542 0.70%
2 Làm sạch nước 0.107 0.14%
Tổng giá trị sử dụng gián tiếp 0.649 0.84%
GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG
1 Giá trị bảo tồn ĐDSH 0.367 0.47%
Tổng giá trị phi sử dụng 0.367 0.47%
Tổng giá trị kinh tế (TEV) 77.291 100%

Tất cả 12 HST đầm, phá đều đã bị suy thoái ở các mức độ khác nhau về
cấu trúc và chức năng, diện tích phân bố; trong đó HST đầm Nại bị suy thoái
nặng (nghiêm trọng), đầm Thị Nại và Tam Giang – Cầu Hai bị suy thoái mức
trung bình. Đặc biệt các hệ sinh thái vùng triều, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn
cùng các loài kinh tế, quý hiếm là các hợp phần sinh thái quan trọng trong các
đầm, phá đã bị giảm sút nhanh chóng về cả chất lượng (độ phủ, sinh lượng) và
quy mô diện tích phân bố (Bộ TN&MT, 2020).
1.2.2. Nguồn lợi hải sản

| 133
Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá
trị kinh tế; trữ lượng cá biển của toàn vùng biển khoảng 4,2 triệu tấn; sản lượng
cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn tấn cá đáy, 700
nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương. Bên cạnh nguồn lợi cá,
biển Việt Nam còn nhiều nguồn lợi hải sản khác như: khoảng 1.600 loài giáp
xác, sản lượng cho phép khai thác 50-60 nghìn tấn/năm, trong đó hải sản có giá
trị cao là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật
thân mềm, trong đó có các loài có giá trị kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc
(cho phép khai thác 60-70 nghìn tấn/năm).
Theo Nguyễn Chu Hồi (2020), các vùng biển Việt Nam có khoảng 15 bãi
cá lớn (12 bãi cá phân bố ở vùng biển ven bờ và 03 bãi cá ở các gò nổi ngoài
khơi) gắn với 09 tâm nước trồi (upwelling) cùng các bãi tôm phân bố ở vùng
biển sát bờ thuộc vịnh Bắc Bộ và biển Tây Nam Bộ; mùa cá đẻ diễn ra quanh
năm và cấu trúc đàn cá phong phú (quần đàn cá nhỏ cỡ dưới 5x20m chiếm 84%,
đàn cá lớn cỡ lớn 20x500m chiếm 0,1%). Đây là nguồn tài nguyên quan trọng
gắn chặt với sinh kế người dân ven biển và hải đảo ven bờ.
Nguồn lợi cá biển khác nhau theo từng vùng, cụ thể: vùng biển Đông
Nam Bộ cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng
khai thác cả nước, tiếp đó là vịnh Bắc Bộ (16,0%), biển Miền Trung (14,3%),
Tây Nam Bộ (11,9%), vùng khai thác cá nổi đại dương (7,1%). Tuy nhiên, thành
phần nguồn lợi hải sản có biến đổi lớn, tỷ lệ các loài cá có truyền thống, giá trị
cao, như cá hồng, cá song, cá chim, tôm he giảm mạnh, thay vào đó là những
loài cá tạp, cá kém chất lượng (như cá liệt, cá sơn sáng, cá bò gai).
Ở Vịnh Bắc Bộ, năng suất khai thác ở dải độ sâu 20-30m nước đang trong
xu hướng suy giảm. Các dải độ sâu khác không thể hiện rõ xu hướng, tuy nhiên
biến động năng suất khai thác giữa các thời điểm điều tra khá lớn. Trữ lượng
nguồn lợi hải sản ở vịnh Bắc Bộ ước tính khoảng 725 ngàn tấn, trong đó cá nổi
nhỏ chiếm 85%; cá đáy và hải sản tầng đáy chiếm 15%. Trữ lượng nguồn lợi hải
sản ở vùng bờ chiếm 27,5% (202 ngàn tấn), vùng lộng chiếm 25,1% (258 ngàn
tấn) và vùng khơi chiếm 37,4% (275 ngàn tấn). Kết quả điều tra nguồn lợi hải
sản ở vịnh Bắc Bộ đã bắt gặp 449 loài hải sản thuộc 230 giống, 106 họ khác
nhau. Mùa gió Đông Bắc bắt gặp 352 loài thuộc 191 giống nằm trong 97 họ.
Mùa gió Tây Nam bắt gặp ít loài hơn. Kết quả từ các chuyến điều tra chỉ bắng
gặp 336 loài hải sản; nhóm cá đáy phong phú nhất về thành phần loài, với 197
loài đã bắt gặp trong các chuyến điều tra. Nhóm cá nổi bắt gặp 70 loài, trong đó
có 1 loài thuộc nhóm cá nổi biển sâu, bắt gặp ở khu vực cửa vịnh. Các nhóm hải
sản có giá trị kinh tế cao như giáp xác và chân đầu bắt gặp số loài tương ứng là
47 loài giáp xác và 30 loài động vật chân đầu.
Trữ lượng nguồn lợi cá nổi nhỏ và hải sản tầng đáy ở vùng biển miền
Trung ước tính khoảng 711 ngàn tấn, với 86,7% là cá nổi nhỏ và 13,3% là hải
sản tầng đáy. Trữ lượng nguồn lợi ở vùng khơi chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó đến

| 134
vùng lộng và vùng bờ chiếm tỉ lệ thấp nhất trong tổng trữ lượng nguồn lợi. Kết
quả điều tra nguồn lợi hải sản mùa gió Đông Bắc đã xác định được 368 loài
thuộc 216 giống nằm trong 117 họ; mùa gió Tây Nam đã xác định được 306 loài
thuộc 193 giống nằm trong 115 họ. Cấu trúc thành phần loài (theo phương pháp
dùng lưới kéo đáy và lưới kéo tầm trung) như sau: cá nổi biển sâu có 4 loài,
động vật chân đầu có 22 loài, giáp xác có 42 loài, cá đáy có 197 loài, cá nổi có
78 loài, cá rạn có 111 loài.
Trữ lượng nguồn lợi hải sản ở vùng biển Đông Nam Bộ ước tính khoảng
1,02 triệu tấn trong đó nhóm cá nổi nhỏ chiếm 80,5% và hải sản tầng đáy chiếm
19,5% tổng trữ lượng nguồn lợi. Trữ lượng nguồn lợi trong mùa gió Đông Bắc
cao hơn trong mùa gió Tây Nam. Trữ lượng nguồn lợi ở vùng biển khơi chiếm
68,9%; vùng bờ chỉ chiếm 9,4% và vùng lộng chiếm 21,7%. Năng suất khai thác
hải sản tầng đáy suy giảm rất nhiều so với các giai đoạn trước, đặc biệt là ở các
dải độ sâu trên 50m nước. Vùng biển Đông Nam Bộ là nơi có nguồn lợi hải sản
phong phú hơn so với các vùng biển khác; kết quả điều tra đã thống kê được 648
loài hải sản thuộc 321 giống nằm trong 148 họ khác nhau, đã xác định được 507
loài thuộc 132 họ trong mùa gió Đông Bắc và 468 loài thuộc 131 họ đã bắt gặp
trong mùa gió Tây Nam; đã bắt gặp 257 loài cá đáy và 177 loài cá rạn. Vùng
biểng Đông Nam Bộ cũng là nơi có thành phần loài giáp xác phong phú nhất so
với các vùng biển khác ở Việt Nam với 64 loài.
Nguồn lợi hải sản ở vùng biển Tây Nam Bộ ước tính khoảng 577 ngàn tấn
với 88,4% là cá nổi nhỏ và 11,6% là hải sản tầng đáy. Trữ lượng nguồn lợi hải
sản ở vùng bờ chiếm 13,7%, vùng lộng chiếm 25,7% và vùng khơi chiếm
60,5%; trữ lượng nguồn lợi ở mùa gió Đông Bắc cao hơn so với ở mùa gió Tây
Nam. Tổng số 341 loài thuôc 192 giống nằm trong 97 họ hải sản đã thống kê
được trong các chuyến điều tra nguồn lợi hải sản ở vùng biển Tây Nam Bô. Sự
khác biệt về số lượng loài hải sản ở vùng biển Tây Nam Bô giữa hai mùa gió
không lớn, với 265 loài bắt gặp trong mùa gió Đông Bắc và 267 loài bắt gặp
trong các chuyến điều tra ở mùa gió Đông Bắc. Các chuyến điều tra ở vùng biển
Tây Nam Bộ đã bắt gặp 120 loài cá đáy, 79 loài cá rạn, 60 loài cá nổi, 40 loài
giáp xác và 23 loài động vật chân đầu.
1.3. Tài nguyên khoáng sản biển
Điều tra sơ bộ thời gian qua cho thấy trong các vùng biển Việt Nam có
khoảng 35 loại hình khoáng sản với quy mô trữ lượng khai thác từ nhỏ đến lớn,
thuộc các nhóm: nhiên liệu (nổi bật là dầu khí), kim loại, vật liệu xây dựng, đá
quý và bán quý, khoáng sản lỏng. Dọc ven biển đã phát hiện được các sa
khoáng, khoáng vật nặng của các nguyên tố hiếm quí như titan, immelit, ziecon.
1.3.1. Tiềm năng dầu khí
Công tác điều tra cơ bản dầu khí 124 ở Việt Nam đã từng bước làm sáng tỏ
124
Dầu khí bao gồm dầu thô, khí tự nhiên và hydrocacbon ở thể khí, rắn, lỏng hoặc nửa rắn trong trạng thái tự
nhiên, kể cả khí than, sluphur và các chất tương tự khác kèm theo hydrocacbon nhưng không bao gồm than, đá

| 135
cấu trúc địa chất, hệ thống dầu khí và tiềm năng dầu khí của các bể trầm tích Đệ
Tam trên thềm lục địa Việt Nam, theo đó đã xác định được các bể Cửu Long,
Nam Côn Sơn, Sông Hồng, Mã Lai – Thổ Chu… là các bể chứa dầu khí quan
trọng (Bảng 2.10, Hình 2.7); đã khảo sát đạt trên 600.000km tuyến địa chấn 2D,
khoảng 100.000 km2 tuyến địa chất 3D và gần nghìn giếng khoan thăm dò. Tập
đoàn dầu khí còn phối hợp với các công ty nước ngoài khảo sát địa chấn tại khu
vực Trường Sa và Vịnh Bắc Bộ. Khu vực ngoài khơi thềm lục địa phía Bắc Việt
Nam (phía Nam bể Sông Hồng) gần đây đã phát hiện tiềm năng khí/condesate
lớn sau giếng khoan Kèn Bầu-1X và 2X tại Lô 114 với tổng tài nguyên dầu khí
ước tính 1,86 triệu thùng dầu quy đổi. Các khu vực nước sâu, xa bờ, điều kiện
thi công phức tạp, khó khăn ít được điều tra nên mới dừng lại ở mức phát hiện
dầu khí, tài liệu xác định tiềm năng còn hạn chế. Nguồn dầu khí của Việt Nam
có trữ lượng tiềm năng khoảng 5,6 tỷ m3 dầu quy đổi.
Bảng 2.10. Tổng hợp quy mô các bồn trầm tích chứa dầu của Việt Nam
Các bồn trầm tích chứa dầu khí
Quy mô Sông Hoàng Phú Trường Tư Chính – Nam Mã Lai –
Cửu Long
Hồng Sa Khánh Sa Vũng Mây Côn Sơn Thổ Chu
Diện tích 110.000 70.000 80.000 200.000 36.000 90.000 100.000 80.000
(km2)
Bề dày Chưa 6-7km Chưa 3-5km 8km 5-7km Chưa 6-7km
trầm tích xác xác định xác định
(km) định

Trữ lượng dầu khí được


tổng hợp và tính toán theo 03
nhóm: trữ lượng dầu khí tại chỗ ở
các mỏ, trữ lượng dầu khí tại chỗ
ở các phát hiện, trữ lượng tiềm
năng của các cấu tạo triển vọng.
(đơn vị tính: m3 cho cả dầu và
khí). Kết quả điều tra, tính toán
trữ lượng dầu khí tại chỗ và tiềm
năng dầu khí như sau:
- Trữ lượng các mỏ: Tổng
trữ lượng tại chỗ là 1.886,73 triệu
m3 dầu và 705,03 tỷ m3 khí. Tổng
trữ lượng thu hồi dự kiến là 600,4
triệu m3 dầu và 356,83 tỷ m3 khí;
- Tổng trữ lượng tại chỗ của
các phát hiện: 523,7 triệu m3 dầu
và 728,92 tỷ m3 khí; tương đương
Hình 2.7. Phân bố các bồn trầm tích ở các vùng
phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết suất được dầu.
biển Việt Nam

| 136
1.252,53 triệu m3 dầu quy đổi;
- Tổng tiềm năng dầu khí của các cấu tạo triển vọng: 2.628,3 triệu m 3 dầu
và 3.052,56 tỷ m3 khí; tương đương 5.680,86 triệu m3 dầu quy đổi, được phân bố
theo các tập hợp triển vọng: móng nứt nẻ chiếm 12%; cát kết Oligocen chiếm
26%; cát kết Miocen chiếm 49%; cacbonat Miocen chiếm 12%; cát kết Pliocen
chiếm 1%.
Tuy nhiên, tổng trữ lượng dầu khí tại chỗ chủ yếu tập trung ở các mỏ,
phát hiện vừa và nhỏ có cấu trúc địa chất phức tạp nên công tác thăm dò, tận
thăm dò, thẩm định và phát triển đòi hỏi những yêu cầu cao hơn về công nghệ
cũng như tài chính. Tổng tiềm năng dầu khí của các cấu tạo triển vọng tương đối
lớn và tập trung chủ yếu ở các bể trầm tích, khu vực nước sâu, xa bờ có thể tạo
đột phá trong thăm dò dầu khí, song cũng tiềm ẩn nhiều thách thức về kỹ thuật,
kinh tế, chính trị.
Đặc biệt, ở Biển Đông còn có nguồn khí hidrat metan (băng cháy), một
dạng năng lượng mới tiềm năng. Việt Nam đã thực hiện “Chương trình nghiên
cứu, điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa
Việt Nam”. Theo đó, sau giai đoạn nghiên cứu (2007- 2015) tiếp cận, nghiên
cứu công nghệ, đến giai đoạn 2015-2020, Việt Nam bắt đầu đánh giá, thăm dò
băng cháy trên những vùng biển và thềm lục địa có triển vọng 125. Đã khoanh
vùng một số cấu trúc triển vọng tồn tại băng cháy ở phía Đông bể Phú Khánh và
Tư Chính – Vũng Mây.
1.3.2. Triển vọng sa khoáng ven biển
Có khoảng 500 mỏ với 64 loại khoáng sản đã được tìm thấy ở khu vực
ven biển, bao gồm nhiên liệu, kim loại, phi kim, đá quý và nước khoáng. Nhiều
mỏ thủy tinh chất lượng tốt có tại Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng,
Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận ... với tổng trữ lượng khai thác trên 300
triệu tấn (dự trữ hơn 700 triệu tấn). Các nguyên tố có giá trị như Titan, Ilmenite,
Monacite và Zircon cũng được tìm thấy dọc theo bờ biển.
Kết quả điều tra cơ bản ở tỉ lệ 1/100.000 và một số diện tích ở tỉ lệ
1/50.000 ở vùng biển Tuy Hòa - Vũng Tàu (0 - 30m nước) trên diện tích
9.750km2 đã xác định:
- Chín (09) vùng triển vọng khoáng sản kim loại (loại A) với tổng tài
nguyên dự báo (TNDB) là 18,6 triệu tấn quặng tổng (Ti-Zr-TR, có vàng thiếc đi
kèm). Các vùng này tập trung chủ yếu ở các khu vực biển Bình Thuận, bán đảo
Hòn Gốm.
- 14 vùng triển vọng khoáng sản kim loại (loại B) với tổng tài nguyên dự
báo là trên 18 triệu tấn quặng tổng (Ti-Zr-TR, có vàng thiếc đi kèm). Các vùng
này tập trung chủ yếu ở biển Bình Thuận.

125
https://petrotimes.vn/tiem-nang-khoang-san-bien-viet-nam-khong-chi-co-dau-khi-128169.html

| 137
Kết quả điều tra cơ bản địa chất khoáng sản biển trên hơn 3000 km 2 vùng
biển Phú Quốc - Hà Tiên ở tỷ lệ 1/100.000 đã xác định được 3 vùng triển
vọng sa khoáng loại c với tổng tài nguyên dự báo khoảng 33 nghìn tấn.
Các kết quả nghiên cứu ở tỷ lệ 1/100.000 ở vùng biển Thừa Thiên Huế -
Bình Định (0-60m nước) đã xác định được 26 vùng triển vọng sa khoáng Ti-Zr
ở các mức: A (8 vùng) B (9 vùng) và C (9 vùng), tổng tài nguyên dự báo khoảng
70,08 triệu tấn quặng Ti-Zr, trong đó cấp 334a là 16,52 triệu tấn, cấp 334b là
53,56 triệu tấn. Trong vùng nghiên cứu đã xác định được 106 mẫu có vàng với
hàm lượng một vài hạt nhỏ đến 322 hạt/10dm3 phân bố ở đới có độ sâu 0 - 20m
nước ở vùng biển cửa Tư Hiền, vùng biển Lăng Cô, vịnh Đà Nẵng, Nam cửa
Đại, phía Bắc Kỳ Hà, vụng Dung Quất, mũi Sa Huỳnh, phía Bắc Tam Quan
(Bình Định), Vịnh Quy Nhơn, ít hơn ở đới 55-60m nước khu vực ngoài khơi cửa
Cổ Lũy, ngoài khơi Phù Cát. Các mẫu có hàm lượng vàng cao tập trung ở khu
vực Bắc Kỳ Hà.
Nhìn chung, tiềm năng khoáng sản sa khoáng tại vùng biển ven các đảo,
cụm đảo: Thổ Chu, Hòn Khoai, Côn Đảo, Lý Sơn là không nhiều. Đáng lưu ý
chỉ có khu vực vùng biển Côn Đảo có 03 diện tích có tiền đề, dấu hiệu triển
vọng sa khoáng đó là các vùng: vùng A1 (Bắc Côn Đảo), vùng A2 (Đông Bắc
Côn Đảo) và vùng B1 (Bắc, Đông Bắc Côn Đảo). Tổng tài nguyên dự báo cấp
334a là 155 nghìn tấn quặng; cấp 334b: 1.422 nghìn tấn quặng.
1.3.3. Triển vọng khoáng sản vật liệu xây dựng
Các kết quả điều tra cơ bản ở ven biển Việt Nam cho thấy triển vọng cát
sỏi làm vật liệu xây dựng là khá lớn và phân bố ở nhiều nơi dọc ven biển.
Các kết quả điều tra ở tỷ lệ 1:100.000 và một số diện tích ở tỷ lệ 1:50.000
được thực hiện từ năm 2001 đến năm 2006 ở vùng biển Tuy Hòa - Vũng Tàu (0-
30m nước) đã xác định được:
- 8 vùng có triển vọng vật liệu xây dựng loại a (tập trung ở vùng biển hai tỉnh
Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu) với tổng tài nguyên dự báo là 36.225 tỷ m3.
- 10 vùng có triển vọng vật liệu xây dựng loại b với tổng tài nguyên dự
báo là 10.489 tỷ m3.
Kết quả điều tra cơ bản ở tỷ lệ 1:100.000 ở vùng biển Hải Phòng - Quảng
Ninh và tỷ lệ 1:50.000 ở vùng biển Bạch Long Vĩ ở độ sâu 0 – 30 m nước đã xác
định được 5 vùng triển vọng vật liệu xây dựng loại b, 2 vùng triển vọng vật liệu
xây dựng loại a ở vùng biển Bạch Long Vĩ với tổng tài nguyên dự báo khoảng
1,4 tỷ m3.
Kết quả điều tra cơ bản ở vùng biển Phú Quốc - Hà Tiên độ sâu 0 – 30 m
nước ở tỷ lệ 1:100.000 đã xác định được 3 vùng triển vọng vật liệu xây dựng
loại b với tổng tài nguyên dự báo khoảng 840 triệu m3.
Các kết quả nghiên cứu ở tỷ lệ 1:100.000 ở vùng biển Thừa Thiên Huế -

| 138
Bình Định ở độ sâu 0 - 60m nước đã xác định được 14 vùng triển vọng VLXD ở
mức b với tổng TNDB 26,184 tỷ m3, trong đó cấp 334a là 11,834 tỷ m 3, cấp
334b là 14,350 tỷ m3.
Kết quả điều tra khoáng sản vật liệu xây dựng ven các đảo như sau:
- Vùng biển ven đảo Thổ Chu: đã xác định được trong vùng có 02 diện tích
triển vọng vật liệu xây dựng loại b, tổng tài nguyên dự báo vật liệu xây dựng cấp
334b là 109 triệu m3.
- Vùng biển cụm đảo Côn Đảo: đã xác định được 03 diện tích triển vọng
vật liệu xây dựng loại b đó là vùng phía Tây Bắc Côn Đảo (b1), vùng phía Đông
Côn Đảo (b2) và vùng phía Đông Nam Côn Đảo (b3). Tổng tài nguyên dự báo
cấp 334a: 115 triệu m3, cấp 334b là: 2.608 triệu m3.
- Vùng biển ven đảo Lý Sơn: đã xác định được 02 diện tích có triển vọng
vật liệu xây dựng làm vật liệu san lấp, phân bố ở phía Tây Nam Cù Lao Bờ Bãi
(Tài nguyên dự báo cấp 334b: 66 triệu m3) và phía Nam đảo Lý Sơn (Tài nguyên
dự báo cấp 334b: 154 triệu m3).
1.4. Tài nguyên vị thế
Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực Đông Nam của bán đảo Đông
Dương, có đường bờ biển dài 3.260km (không kể các đảo) và có vùng nội thủy,
lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng
lớn theo Công ước Liên hiệp quốc vê Luật biển năm 1982. Các vùng biển Việt
Nam nằm trong không gian chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Bờ
biển dài thuận lợi cho giao thương quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Địa hình
bờ biển Việt Nam rất đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo, có
vịnh nước sâu… rất thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển, đặc biệt là
cảng và vận tải biển, du lịch biển.
1.4.1. Phát triển cảng và
vận tải biển
Nhờ lợi thế là quốc gia
nằm gần với tuyến hàng hải
quốc tế, nơi mật độ tàu biển
thuộc loại cao trên thế giới
(Hình 2.8), Việt Nam có nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển
cảng và vận tải biển. Hệ thống
cảng biển và bến cảng, bao gồm
các cảng biển nước sâu, phân
bố trên tất cả các vùng biển của
đất nước. Hiện nay, khối lượng
hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển chiếm 70% tổng

| 139
Hình 2.8. Vận tải biển trên các vùng biển Việt Nam
(Nguồn: Marine Traffic https://www.marinetraffic.com/)

khối lượng hàng hóa vận chuyển trong nước, trong đó vận chuyển nội địa chiếm
28%; vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu chiếm 72%.
Khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng, địa hình gồm nhiều vịnh kín, được
che chắn bởi vô số các đảo đá lớn nhỏ. Khu nước giữa các đảo khá rộng và độ
sâu lớn như tại khu vực Cẩm Phả và Hòn Gai nên thuận lợi cho xây dựng cảng
và khu neo đậu, bến phao chuyền tải hàng hóa tiếp nhận tàu trọng tải lớn đến
100.000 DWT. Khu vực Hải Phòng có thể tận dụng các cửa sông Bạch Đằng,
sông Chanh để xây dựng các cảng biển và các khu neo đậu tàu neo trú bão. Khu
vực này có lợi thế về hệ thống luồng quốc gia được nạo vét duy tu thường
xuyên, đảm bảo độ sâu đề tàu ra vào. Khu vực cảng Lạch Huyện được thiết kế
để tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 DWT, các khu vực trong sông Bạch
Đằng, sông Cấm đã tiếp nhận tàu đến 55.000 DWT.
Khu vực từ Thái Bình đến Quảng Ngãi, đây là khu vực có điều kiện tự
nhiên không thuận lợi cho phát triển cảng biển, tuy bờ biển dài nhưng ít các
vũng vịnh kín. Các cảng biển xây dựng ở đây cần xây đê chắn sóng, như Cảng
Nghi Sơn – Thanh Hóa, cảng Vũng Áng – Hà Tĩnh (tàu đến 70.000 DWT), cảng
Sơn Dương – Hà Tĩnh (tàu đến 200.000 DWT), cảng Chân Mây – Thừa Thiên
Huế, cảng Tiên Sa – Đà Nẵng (tàu đến 50.000 DWT), cảng Dung Quất - Quảng
Nam (tàu đến 70.000 DWT); Tập đoàn Hòa Phát đang xây dựng cảng nhà máy
thép tiếp nhận tàu đến 200.000 DWT.
Khu vực từ Bình Định đến Khánh Hòa có nhiều vũng vịnh kín, độ sâu
thuận lợi cho việc bố trí cảng tiếp nhận tàu trọng tải lớn và neo trú tránh bão.
Các cảng tổng hợp lớn tại khu vực này như: cảng Quy Nhơn (Bình Định), cảng
Vân Phong (Khánh Hòa) đã tiếp nhận các tàu hàng đến 70.000 DWT.
Dải bờ biển từ Ninh Thuận đến Bình Thuận, có bờ biển thẳng, không có
các vũng vịnh được che chắn tự nhiên, các cửa sông có độ sâu hạn chế nên để
phát triển cần đầu hệ thống đê chắn sóng lớn. Cảng tổng hợp lớn trong khu vực
có cảng nhà máy điện Vĩnh Tân (tiếp nhận tàu đến 70.000 DWT).
Khu vực từ Vũng Tàu đến Cà Mau và Kiên Giang, hầu hết các cảng, bến
phao chuyền tải được bố trí trong sông như: công Cái Mép - Thị Vải, sông Nhà
Bè, sông Soài Rạp, sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ, sông Gò Gia, sông Tiền, sông
Hậu…. do liên quan đến đặc điểm địa hình và dân cư của châu thổ đồng bằng
Sông Cửu Long. Nổi bật nhất là khu cảng Cái Mép – Thị Vải (tiếp nhận tàu đến
200.000 DWT), giúp giảm tải cảng khu vực TP. Hồ Chí Minh.
1.4.2. Phát triển du lịch biển
Với hơn 3.260 km bờ biển dài, khúc khủy, các vùng ven biển Việt Nam
được ban tặng những cảnh quan đẹp như bãi biển, cồn cát, vách đá, đầm lầy,
rừng ngập mặn, đầm phá, vịnh, đảo và rạn san hô, mang lại tiềm năng kinh
doanh tuyệt vời cho du lịch biển và ven biển. Có khoảng 125 bãi biển đẹp, nước
sạch, cát trắng… (trên 20 bãi biển đạt tầm quốc tế) như Thiên Cẩm (Hà Tĩnh),

| 140
Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng (Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) Mỹ
Khê (Quảng Nam), Bình Sơn, Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi),
Quy Nhơn (Bình Định), Tuy Hòa (Phú Yên), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né,
Cà Ná (Bình Thuận) và Bãi Sau (Ba Rịa-Vũng Tàu), ... 12 đầm phá và vịnh lớn,
112 cửa sông, hệ thống kênh đào phong phú và hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ nằm
rải rác dọc bờ biển đã tạo ra một tiềm năng lớn cho du lịch ven biển, đặc biệt là
du lịch nghỉ dưỡng. Các di sản thế giới của Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An,
Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Huế và các cảnh quan khác đã và đang thu hút
một lượng lớn khách du lịch nước ngoài.
Các đảo ven bờ có diện tích lớn như Phú Quốc (558km 2), Cái Bàu
(194km2), Cát Bà (160km2), Lý Sơn, Côn Đảo… có vị trí rất thuận lợi và cảnh
quan đẹp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao.
Nhiều di tích văn hóa và lịch sử nổi tiếng đã được phát hiện ở khu vực
ven biển. Giá trị văn hóa còn được thể hiện trong lối sống, triết lý và tư tưởng
của người dân Việt Nam. UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long và Phong Nha -
Kẻ Bàng là di sản thế giới; người Việt Nam xưa đã để lại một loạt các giá trị độc
đáo, như Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Hoàng thành Huế, cũng được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vịnh Hạ Long được công nhận
là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của Thế giới vào cuối năm 2011, vì nó
tôn vinh nhiều giá trị độc đáo và duy nhất của vịnh.
1.4.3. Phát triển kinh tế đảo
Việt Nam có khoảng 5.926 hòn đảo lớn nhỏ bao gồm là các đảo nổi, bãi
cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm. Trong đó, có 2.773 đảo ven bờ với tổng diện
tích là 1.720,8754 km² đã được thống kê, đặt tên; số còn lại chưa được đặt tên và
xác định diện tích cụ thể. Trong tổng số các hòn đảo kể trên, vùng biển Đông
Bắc có trên 3.000 đảo, Bắc Trung bộ trên 40 đảo, còn lại nằm ở vùng biển Nam
Trung bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Về quản lý hành chính, đã thành lập 12 huyện đảo trực thuộc 09 tỉnh và
thành phố. Tỉnh Quảng Ninh có huyện Cô Tô (46,2km 2) và Vân Đồn
(551,3km2); TP. Hải Phòng có huyện Cát Hải (323,1km2) và Bạch Long Vĩ
(4,5km2); Quảng Trị có Cồn Cỏ (4,0km 2); Quảng Ngãi có Lý Sơn (9,97km 2);
Bình Thuận có Phú Quý (16,0km2); Bà Rịa - Vũng Tàu có Côn Đảo (75,2km 2),
Kiên Giang có huyện đảo Kiên Hải (27,9km 2) và Phú Quốc (593,1km2); Đà
Nẵng có huyện đảo Hoàng Sa126 ( 305km2); Khánh Hòa có huyện đảo Trường
Sa127 (496km2). Chúng ta có 11 xã đảo, 1 phường đảo và hàng trăm đảo nhỏ khác
trực thuộc các đơn vị hành chính trên bờ.
Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội
hiện nay: là các đảo như Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn
Đảo, Phú Quốc. Các đảo ven bờ có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch kết hợp
126
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km2
127
Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa khoảng trên 200 hải lý về phía đông nam, bao gồm hơn 100
đảo nhỏ, bãi ngầm, bãi san hô nằm trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km2

| 141
bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển: gồm các đảo thuộc huyện đảo
Cát Hải - Cát Bà và huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), huyện đảo Phú Quý
(Bình Thuận), huyện đảo Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu), huyện đảo Lý Sơn
(Quảng Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang).

| 142
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, VÙNG KINH TẾ BIỂN
Qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW và hơn 02 năm thực
hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, đã hình thành hướng phát triển KT-XH dựa vào
tiềm năng, lợi thế của biển. Các vùng biển, địa phương có biển đã trở thành khu
vực phát triển năng động, thu hút nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài,
tạo động lực phát triển, mở cửa, hội nhập quốc tế, với mức đóng góp vào GDP
cả nước luôn đạt trên 60%, trong đó đóng góp của các vùng kinh tế biển biển,
ven biển với các khu kinh tế, khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp quan
trọng ven biển (như trung tâm chế biến dầu, khí, nhiệt điện, sản xuất thép…)
ngày càng trở nên quan trọng và trở thành động lực phát triển KT-XH của đất
nước. Kinh tế thuần biển, bao gồm các ngành gắn trực tiếp với biển: Hàng hải;
Khai thác và nuôi trồng thủy sản; Du lịch và dịch vụ biển; Khai thác dầu khí tiếp
tục giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế quốc gia, với mức đóng góp vào
GDP cả nước trong giai đoạn 2007-2012 đạt khoảng 10%; từ năm 2013 do nhiều
nguyên nhân mức đóng góp này có xu hướng giảm, nhưng vẫn đạt mức trung
bình khoảng 6%. Những năm gần đây điện gió ven biển đang nổi lên như một
ngành kinh tế biển mới đầy tiềm năng.
2.1. Kinh tế hàng hải
Kinh tế hàng hải bao gồm các nội dung cơ bản sau: (1) Công nghiệp đóng
và sửa chữa tàu thủy; (2) Vận tải biển, (3) Dịch vụ khai thác cảng biển và bảo
đảm an toàn hàng hải; (4) Logistic hàng hải.
2.1.1. Công nghiệp đóng, sửa chữa và phá dỡ tàu thủy
Ngành đóng tàu của Việt Nam được đầu tư mạnh từ năm 2002. Từ năng
lực ban đầu chỉ đóng tàu 3.000 DWT, đến nay, ngành đóng tàu Việt Nam đã
đóng hầu hết các loại tàu tổng hợp và tàu rời, tàu chở dầu, tàu chở ô tô; xây
dựng một số cơ sở công nghiệp hỗ trợ để hỗ trợ ngành đóng tàu; thiết kế công
nghệ cho một số gam hàng rời; hình thành cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động
trong cả nước. Bước đầu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng của ngành đóng tàu
đã được hình thành với một số nhà máy đóng tàu hoạt động với các sản phẩm
hàng hải chất lượng được thế giới chấp nhận.
Việt Nam có khoảng 97 nhà máy đóng tàu (từ 1.000 DWT trở lên) thuộc
SBIC, Vinalines, PVN, một số doanh nghiệp quân đội và doanh nghiệp tư nhân.
Có 92 nhà máy ở miền Bắc, 13 nhà máy ở miền Trung và 15 nhà máy ở miền
Nam. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy xây dựng mới là 2,6 triệu
DWT/năm, nhưng công suất thực tế chỉ đạt 0,8 triệu DWT/năm (đạt 31%). Hiện
vẫn còn khoảng 42 - 46% đội tàu Việt Nam được sửa chữa tại các nhà máy công
nghiệp đóng tàu nước ngoài. Sau một thời gian dài, chưa được đầu tư bổ sung về
vốn, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các doanh nghiệp đóng tàu nên chưa thực
hiện được chiến lược phát triển ngành đóng tàu với nhiều mục tiêu của quy
hoạch, chưa đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực ASEAN và Châu Á.

| 143
Thái Bình Dương.
Hoạt động phá dỡ tàu biển đang được triển khai thực hiện theo Nghị định
số 82/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ quy định về nhập khẩu, phá
dỡ tàu biển đã qua sử dụng có hiệu lực kể từ ngày 30/12/2019 (thay thế Nghị
định số 114/2014/NĐ-CP) nhằm tận dụng cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp
đầu tư đóng mới, sửa chữa tàu biển trong giai đoạn chưa có nhiều hợp đồng,
hàng loạt các cơ sở đóng tàu trong nước sau tái cơ cấu dư thừa năng lực sản xuất
(cơ sở hạ tầng, thiết bị, lao động,...) trong khi đã đúc rút được nhiều kinh
nghiệm trong sửa chữa, đóng mới tàu và phá dỡ tàu biển, tạo việc làm thu nhập
cho các doanh nghiệp. Hiện nay, đã xác định vị trí của 04 cơ sở phá dỡ trực
thuộc SBIC (03 tại Hải Phòng: Nam Triệu, Phà Rừng, Bạch Đằng) và 02 cơ sở
phá dỡ tại Quảng Ninh (Quang Trung, Nosco-Vinalines) thuộc Quy hoạch chi
tiết cơ sở phá dỡ. Tuy nhiên, chỉ có 02 cơ sở phá dỡ (Nam Triệu, Phà Rừng tại
Hải Phòng) đang hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường để báo cáo Bộ
GTVT công bố đưa cơ sở phá dỡ vào hoạt động.
Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đóng tàu Việt
Nam vẫn còn rất khó khăn, lợi nhuận thấp. Các nhà máy đóng tàu hầu hết trong
tình trạng thiếu đơn hàng, doanh thu liên tục sụt giảm trong các năm trở lại đây.
Nguyên nhân do hoạt động kinh doanh vận tải biển đang tiếp tục gặp khó khăn
giảm nhu cầu đóng mới tàu biển. Theo dự báo, thị trường trong nước chưa có
nhiều nhu cầu đóng mới tàu vận tải lớn trong 2-3 năm tới.
2.1.2. Vận tải biển
Vận tải biển đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế, nhất là đối với
gần 80% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, kịp thời đầu tư xây dựng, mở rộng,
nâng cấp cảng biển và nâng cao chất lượng logistics. Tổng lượng hàng hóa
thông qua cảng biển năm 2019 gấp 2,5 lần năm 2011, tăng trưởng bình quân giai
đoạn 2011 - 2019 là 9,18% / năm, trong đó hàng container tăng gấp 3,1 lần, tăng
trưởng bình quân 13,4% / năm. Hiện Việt Nam đã thiết lập được 32 tuyến vận
tải biển, trong đó 25 tuyến vận tải quốc tế và 7 tuyến vận tải nội địa:
- Tuyến vận tải nội Á: Miền Bắc chủ yếu trung chuyển qua Hồng Kông,
Cao Hùng hoặc Singapore bằng tàu Feeder (1000-2000 TEU) và một số tuyến
vận tải trực tiếp đến Hàn Quốc, Nhật Bản. Từ đầu tháng 4 năm 2019, HICT đã
đưa vào khai thác 2 tuyến vận chuyển trực tiếp từ Lạch Huyện đi miền Tây Hoa
Kỳ, Canada (không trung chuyển tại Hồng Kông và Singapore như trước đây)
của 02 liên doanh ONE, HLL, ZIM và WHL, COS , PIL, tàu lớn nhất ra vào
cảng HICT là 132.000DWT.
- Tuyến Âu Mỹ: Cái Mép - Thị Vải đã hình thành 16 tuyến vận tải đường
dài đi Mỹ, châu Âu, vượt trội so với các nước trong khu vực Đông Nam Á (đứng
sau 2 đầu mối là Malaysia và Singapore); Quy mô tàu vào Cái Mép tăng nhanh,
có 40% số tuyến khai thác tàu trên 160.000 DWT. Tàu Á - Âu chủ yếu khai thác
đội tàu từ 18.000 TEUS trở lên, tàu ra / vào cảng CMIT lớn nhất là 194.000

| 144
DWT.
Tính đến tháng 12/2019, đội tàu biển của Việt Nam có 1.507 tàu (trong đó
1.047 tàu hàng), tổng dung tích 4,65 triệu GT, tổng trọng tải khoảng 7,55 triệu
DWT. Số lượng tàu chuyên dùng: hàng rời 100 tàu, tàu dầu 156 chiếc; chở khí
đốt hóa lỏng là 19; Vận tải container là 39 tàu. Theo Diễn đàn Thương mại và
Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD), đội tàu Việt Nam đứng thứ 4 trong
ASEAN (sau Singapore, Indonesia, Malaysia) và thứ 29 trên thế giới.
Cơ cấu đội tàu của Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự cải thiện
đáng kể, đội tàu phát triển theo hướng chuyên môn hóa, đáp ứng nhu cầu vận tải
hàng hóa trong nước. Cụ thể, đội tàu container Việt Nam tăng trưởng khá, với số
lượng tàu tăng từ 19 tàu năm 2013 lên 39 tàu năm 2019. Tuổi trung bình của đội
tàu Việt Nam là 16,3 tuổi và trẻ hơn thế giới 4,5 tuổi (theo số liệu của
UNCTAD, tuổi tàu trung bình trên thế giới là 20,8 tuổi).
Năm 2019, tổng sản lượng vận chuyển do đội tàu Việt Nam thực hiện ước
đạt 154,6 triệu tấn, tăng 8% so với năm 2018. Hiện Việt Nam đã đảm nhận gần
100% lượng hàng hóa vận tải trong nước bằng đường biển. , trừ một số loại tàu
chuyên dụng như LPG, xi măng rời ... Hàng nội địa chủ yếu là hàng gia dụng,
lương thực, than đá, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, container, xăng dầu,
hàng bách hóa ... Vận chuyển quốc tế Việt Nam Đội tàu container hoạt động chủ
yếu trên các tuyến vận tải ngắn Đông Nam Á và Đông Bắc Á, một số tàu hàng
rời đã vận chuyển hàng hóa trên các tuyến châu Âu.
2.1.3. Dịch vụ khai thác cảng biển và bảo đảm an toàn hàng hải
Hệ thống cảng biển Việt Nam thời gian qua đã có bước phát triển vượt
bậc cả về chất và lượng, cơ bản đáp ứng được mục tiêu phát triển theo quy
hoạch được duyệt, tạo động lực phát triển các khu kinh tế, công nghiệp – đô thị
ven biển, đảm nhận tốt việc thông qua hàng hóa xuất nhập khẩu và vận tải hàng
hóa bằng đường biển, đảm nhận tốt việc thông qua hàng hóa xuất nhập khẩu và
vận tải hàng hóa bằng đường biển giữa các vùng miền trong cả nước, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo quốc
phòng, an ninh; đã hình thành các khu bến tổng hợp, công ten nơ, chuyên dùng
hiện đại và cảng cửa ngõ quốc tế thuộc mạng lưới hàng hải quốc tế tại hai đầu
đất nước (Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải) đủ sức cạnh tranh trong hoạt động
cảng biển với các nước trong khu vực.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam128, qua 20 năm thực hiện quy hoạch phát
triển, hệ thống cảng biển Việt Nam năm 2000 mới được đầu tư khoảng 20 km
chiều dài cầu cảng và thông qua sản lượng hàng hóa khoảng 82,4 triệu tấn/năm,
thì đến tháng 4/2021 đã có tổng cộng 96 km chiều dài cầu cảng (gấp 4,5 lần năm
2000) với tổng công suất trên 665 triệu tấn/năm (gấp 8,4 lần năm 2000). Hệ
thống cảng biển được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng: cầu bến, phao neo, trang
128
Cục Hàng hải Việt Nam. Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 –
2030, tầm nhìn đến năm 2050.

| 145
thiết bị bốc dỡ hàng hóa; cơ bản được phát triển hoàn chỉnh, đầy đủ chức năng,
quy mô và được phân bố trải rộng theo vùng miền, tận dụng tối đa được điều
kiện tự nhiên, đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa vận tải bằng đường
biển, phục vụ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển và
cả nước, tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế, công nghiệp liên quan
cùng phát triển. Hoạt động cảng container của Việt Nam tập trung cao độ, chủ
yếu ở hai trung tâm chính là Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu và Hải Phòng
- Quảng Ninh, chiếm lần lượt 70% và 25% tổng lượng hàng container cả nước,
tốc độ tăng trưởng kép từ năm 2000 đến hiện nay là hơn 15%.
Năm 2019, tổng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển Việt Nam
đạt 664,6 triệu tấn, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,7% / năm giai đoạn
2015-2019, trong đó dẫn đầu là cảng biển nhóm 5, chiếm 45,39%, đứng thứ hai
là nhóm cảng biển số 1 là 27,68%. (Bảng 2.11; Bảng 2.12).
Bảng 2.11. Tổng hợp năng lực hiện trạng hệ thống cảng biển Việt Nam
TT Thông số Đơn vị Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Tổng
1 2 3 4 5 6
1 Số lượng bến Bến 68 20 25 29 107 37 286
cảng cảng
2 Số lượng cầu Cầu 127 58 55 61 218 69 588
cảng cảng
a Tổng hợp Cầu 72 27 30 30 91 37 287
cảng
b Chuyên dùng Cầu 55 31 25 31 127 32 301
bến
Tổng chiều dài m 19.693 10.962 10.168 10.453 37.357 7.642 96.275
3 Lượng hàng Triệu 184 74,6 46,8 34,3 301,7 22,3 664,6
qua cảng tấn
năm 2019 /năm
4 Lượng hàng Triệu 196,2 84,2 54,2 36 298,8 22,9 692,3
qua cảng tấn
năm 2020 /năm

Theo Quyết định số 508/QĐ-BGTVT ngày 02/4/2021 của Bộ trưởng Bộ


Giao thông vận tải, hệ thống cảng biển Việt Nam hiện có 286 cảng và 588 cầu
cảng. Hệ thống cảng biển Việt Nam được phân chia thành 06 nhóm cảng biển
với 45 cảng biển đang hoạt động trong đó: 02 cảng biển loại IA (cảng cửa ngõ
quốc tế); 12 cảng biển loại I (cảng tổng hợp đầu mối khu vực); 18 cảng biển loại
II (cảng tổng hợp địa phương) và 13 cảng biển loại III (cảng dầu khí ngoài
khơi). Hầu hết các cảng gắn liền với các trung tâm, các vùng kinh tế lớn của cả
nước đã hình thành các cảng biển lớn với vai trò là đầu mối phục vụ xuất nhập
khẩu hàng hóa và tạo động lực phát triển toàn vùng như: Quảng Ninh, Hải
Phòng gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Nghi Sơn, Hà Tĩnh, Thừa
Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn gắn với vùng kinh tế trọng điểm

| 146
miền Trung, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai gắn
với vùng kinh tế động lực Đông Nam bộ, Cần Thơ, Long An, An Giang gắn với
vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều bến cảng đầu tư mới
với quy mô hiện đại cho phép tiếp nhận tàu trọng tải lớn đến hàng trăm ngàn tấn
như các bến cảng khu vực Cái Mép – Thị Vải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (ngày
20/02/2017, bến cảng CMIT đã tiếp nhận thành công tàu container lớn nhất thế
giới hiện nay với trọng tải 18.300 TEU, xấp xỉ 194.000 DWT, đầu năm 2019,
bến cảng này tiếp tục đón tàu CMA CGM Marco Polo sức chở gần 17.000 TEU
xấp xỉ 187.000 DWT vào khai thác hàng tuần, kết nối trực tiếp hàng xuất nhập
khẩu Việt Nam với thị trường Bắc Âu) và bến cảng Lạch Huyện – Hải Phòng
(đã tiếp nhận thành công tàu container 11.923 Teus, xấp xỉ trọng tải 132.000
DWT). Đây là cơ sở quan trọng, khẳng định năng lực cảng biển Việt Nam, tạo
tiền đề để các hãng tàu sử dụng cảng biển Việt Nam làm mắt xích trong chuỗi
hải trình toàn cầu.
Bảng 2.12. Tổng khối lượng hàng hóa thông quan qua cảng

Tốc độ
Nhóm phát triển
2015 2016 2017 2018 2019
cảng trung
bình

Nhóm 1 128,056,706 138,567,785 139,115,434 165,586,865 183,955,187 9.5%

Nhóm 2 19,065,322 22,459,796 36,774,490 60,603,867 75,646,839 41.1%

Nhóm 3 31,132,925 34,107,288 34,596,026 41,672,778 46,811,504 10.7%

Nhóm 4 34,366,173 30,698,708 27,137,065 29,679,873 34,267,274 -0.1%

Nhóm 5 147,278,431 177,215,935 255,439,346 280,289,481 301,654,994 19.6%

Nhóm 6 11,586,506 13,325,134 19.109.033 18,728,079 22,275,250 17.8%

Tổng 371,486,063 416,374,646 512,171,394 596,560,943 664,611,048 15.7%

Tính đến thời điểm hết tháng 02/2020, Việt Nam hiện có 56 tuyến luồng
hàng hải với tổng chiều dài 1.034,90km, trong đó có 45 luồng hàng hải công
cộng do Nhà nước đầu tư dài 994,46km và 11 luồng hàng hải chuyên dùng do
Doanh nghiệp đầu tư dài 40,445km.
Hệ thống đèn biển gồm 94 đèn biển tại các đảo, cửa vũng vịnh trải dài từ
Quảng Ninh đến Kiên Giang (25 đèn cấp I, 29 đèn cấp II và 40 đèn biển cấp III),
trong đó 10 đèn ở quần đảo Trường Sa, tầm hiệu lực của đèn lên đến 20 - 25 hải
lý bảo đảm hỗ trợ cho tàu thuyền hành hải an toàn.
Hệ thống đài thông tin duyên hải gồm 32 đài thông tin duyên hải trải dài
từ Móng Cái đến Hà Tiên phục vụ cung cấp thông tin về thời tiết, tình hình an
toàn, an ninh hàng hải, trực ca, xử lý các tình huống khẩn cấp. Hệ thống VTS

| 147
(hệ thống quản lý hành hải tàu): đã được đầu tư trang thiết bị hiện đại, tiên tiến
tại các cảng biển lớn như Hải Phòng, Sài Gòn - Vũng Tàu, Đã Nẵng, Quy Nhơn,
Nghệ An và một số khu vực cảng biển khác đang hoàn thiện để đưa vào khai
thác, đã hỗ trợ rất hiệu quả cho công tác giám sát, quản lý hoạt động hàng hải
trong vùng nước cảng biển, cảnh báo sớm để hạn chế các vụ đâm va, tai nạn
hàng hải và góp phần giám sát các hệ thống báo hiệu để đảm bảo thông suốt cho
các hoạt động vận tải trên luồng.
2.1.4. Logistics hàng hải
Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160
nước và thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan về
mức độ phát triển logistics. Với tốc độ phát triển hàng năm đạt từ 14-16%, đây
là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt
Nam trong thời gian qua.
Việt Nam có 08 trung tâm logistics và 21 ICD đang hoạt động. Khu vực
phía Bắc có 2 trung tâm logistics (Cái Lân - Quảng Ninh và Đình Vũ - Hải
Phòng mới thành lập năm 2012), 2 ICD tại Thành phố Hà Nội, 6 ICD tại các
tỉnh Phú Thọ, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Lào Cai với diện
tích bình quân dưới 10 ha, hầu hết không có khả năng mở rộng. Miền Trung có
2 trung tâm logistics quy mô nhỏ tại Đà Nẵng (5,2 ha) và Quy Nhơn (5,0 ha).
Khu vực miền Nam có 4 trung tâm logistics và 11 ICD, tập trung chủ yếu ở
Thành phố Hồ Chí Minh (1 trung tâm và 6 ICD), Bình Dương (2 ICD), Đồng
Nai (3 ICD). Phần lớn các trung tâm logistics và ICD đều ở vị trí thuận lợi nên
đã hỗ trợ khá hiệu quả cho việc hàng xuất, nhập khẩu qua các cảng biển đầu
mối.
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics lớn tại Việt Nam đều có
kho ngoại quan với quy mô lớn hiện đại, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong
quá trình vận chuyển, bảo quản, làm các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa; nổi
bật là các kho ngoại quan của Transimex, Sotrans, Vietrans, U&I Logistics, (có
07 kho, tổng diện tích 1,1 triệu m 2); Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (tổng diện
tích 386.000 m2); Transimex (có 04 kho, tổng diện tích 110.000 m2)...
Hiện cả nước có khoảng 1.3000 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng
hải và logistics, 70% trong đó có trụ sở tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều công ty logistics lớn trên thế giới đã tham gia thị trường logistics Việt
Nam. Phần lớn doanh nghiệp logistics của Việt Nam kinh doanh ở cấp độ 1
(logistics tự cấp) và 2 (cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai); hoạt động ở quy
mô nhỏ, lượng lao động thấp, trong đó có hơn 90% số doanh nghiệp có vốn điều
lệ đăng ký dưới 10 tỷ, 70% doanh nghiệp không có tài sản, chỉ có 16% doanh
nghiệp đầu tư trang thiết bị phương tiện, 4% doanh nghiệp đầu tư vào kho bãi,
còn lại phải thuê ngoài (số liệu do Bộ Công Thương công bố tại Diễn đàn
Logistics năm 2018). Các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng được 1/4
nhu cầu thị trường và đang dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ cho một số công

| 148
đoạn ban đầu (đóng gói, cho thuê kho bãi, làm dịch vụ hải quan...) cho chuỗi
dịch vụ logistics khép kín. Chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
logistics lớn (xét theo quy mô doanh thu và sử dụng lao động), có thể kể đến
như: Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, Gemadept, Transimex, Sotrans, U&I
Logistics, MP Logistics, Bắc Kỳ Logistics.... Một số công ty logistics nước
ngoài đang hoạt động khai thác hiệu quả và chiếm thị phần lớn ở Việt Nam như:
DHL, Nippon Express, Yusen Logistics...
Mặc dù tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng hàng hóa thông qua hệ
thống cảng biển Việt Nam tăng liên tục theo thời gian, song kinh tế cảng biển
phát triển còn chậm và chưa đạt hiệu quả mong muốn. Hệ thống cảng, biển được
đầu tư xây dựng phát triển khá nhanh về cơ sở hạ tầng, tổng công suất thiết kế
các cảng trong cả nước đã đạt 534,7 triệu tấn/năm. Nhưng mô hình quản lý cảng
chưa được đổi mới dịch vụ cảng và các dịch vụ hậu cần sau cảng phát triển
chậm, chưa đồng bộ, nhiều cảng chưa khai thác hết công suất. Khối lượng hàng
hóa hàng năm thông qua các cảng biển chủ yếu (do Trung ương quản lý) tăng
chậm, thời kỳ 2007 - 2017 bình quân chỉ đạt 5,4%/năm. Việc kết nối giữa cảng
biển với đường sắt, đường bộ còn bất cập, sự liên kết giữa các loại hình vận tải
chưa tốt. Đội tàu biển Việt Nam có cơ cấu chưa hợp lý, quy mô nhỏ, các doanh
nghiệp vận tải biển hạn chế về năng lực tài chính.
2.2. Khai thác và nuôi trồng thủy sản
Việt Nam với hệ thống sông ngòi dày đặc và đường bờ biển dài rất thuận
lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ven bờ và ngoài khơi.
Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong hơn một thập
kỷ qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm (Hình 2.9). Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Trung Quốc và Hàn Quốc là bốn thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu của
Việt Nam. Giá trị xuất khẩu thủy sản những năm gần đây có xu hướng tăng
nhưng chưa ổn định, năm 2013 là 6,6 tỷ USD, năm 2014 là 7,92 tỷ USD, năm
2015 là 6,56 tỷ USD và năm 2016 là 7,05 tỷ USD.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2019, tổng sản lượng thuỷ sản
đạt khoảng 8,15 triệu tấn, tăng 4,9%; sản lượng khai thác thuỷ sản đạt 3,77 triệu
tấn, tăng 4,5% so với năm 2018, trong đó khai thác biển đạt 3,56 triệu tấn. Kim
ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2019 đạt trên 8,6 tỷ USD, giảm 2,3% so với năm
2018. Xuất khẩu hải sản đạt trên 3,2 tỷ USD, chủ yếu tăng ở cá ngừ (đạt 728
triệu USD) và các loại cá biển khác (đạt 1,65 tỷ USD).
Tính đến hết ngày 31/12/2019, cá nước có 83 cảng cá đã đi vào hoạt động
tại 27 tỉnh, thành phố ven biển. Trong đó có 25 cảng cá loại I (20 cảng loại I kết
hợp với khu neo đậu tranh trú bão), 58 cảng cá loại II (35 cảng loại II kết hợp
với khu neo đậu tranh trú bão, trong đó có 4 khu neo đậu tránh trú bão cấp
vùng). Có 9 cảng đáp ứng cho tàu cá công suất lớn nhất là 1.000 CV và 2 cảng
đáp ứng cho tàu cá công suất lớn nhất là 2.000 CV cập cảng.
Năm 2019, GDP thủy sản theo giá thực tế đạt 205.252 tỷ đồng, chiếm 3,4%

| 149
GDP toàn quốc và chiếm 24,4% GDP toàn ngành nông nghiệp, đạt tốc độ tăng
trưởng cao nhất trong khối nông - lâm - thủy sản (Tổng Cục thống kê, 2019).

Hình 2.9. Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giai đoạn 1995 – 2018
(Nguồn: http://vasep.com.vn/1192/OneContent/tong-quan-nganh.htm)
2.2.1. Khai thác thủy sản
Khai thác hải sản ở các vùng biển Việt Nam có thể phân ra thành 2 mùa.
Đó là mùa vụ gió Đông Bắc (vụ cá Bắc) và mùa vụ gió Tây Nam (vụ cá Nam).
Vụ cá bắc diễn ra từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 4 năm sau. Vụ cá nam
kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 10. Sản lượng khai thác nói chung của vụ cá
nam (vụ chính) luôn cao hơn sản lượng khai thác của vụ cá bắc (vụ phụ).
Tổng sản lượng khai thác thủy sản toàn ngành giai đoạn 2010-2018 tăng
5,1%/năm (Bảng 2.13), trong đó, khai thác nội địa tăng 1,4%/năm; khai thác hải
sản tăng 5,4%/năm. Khai thác tại vùng biển Bắc bộ tăng 4,9%/năm; vùng biển
miền Trung tăng 6,0%/năm; vùng biển Đông Nam Bộ tăng 4,9%/năm; vùng biển
Tây Nam Bộ tăng 5,4%/năm.
Bảng 2.13. Diễn biến sản lượng khai thác hải sản giai đoạn 2010 -2018
Đơn vị: 1.000 tấn
Năm 2010 Năm 2015 Năm 2018
Sản Sản SLKT
TT Sản lượng Cơ cấu Cơ cấu Cơ cấu
lượng lượng (%/năm)
(%) (%) (%)
I Cả nước 2.414,4 100 3.049,9 100 3.590 100 5,1
1 Khai thác nội địa 194,4 8,1 183,7 6,0 218,0 6,1 1,4
2 Khai thác hải sản 2.220 91,9 2.866,2 94,0 3.372 93,9 5,4

| 150
Năm 2010 Năm 2015 Năm 2018
Sản Sản SLKT
TT Sản lượng Cơ cấu Cơ cấu Cơ cấu
lượng lượng (%/năm)
(%) (%) (%)
- Vùng ven bờ 1303,8 54 1.514,2 50,0 1.740,0 51,6 3,7
- Vùng xa bờ 916,2 37,9 1.352 44 1.632,0 48,4 7,5
II Theo vùng biển 2.220 100 2.866,2 100 3.372 100 5,4
1 Vịnh Bắc Bộ 310,8 14 469,2 16,4 455,2 13,5 4,9
2 Miền Trung 710,4 32 990 34,5 1.129,6 33,5 6,0
3 Đông Nam Bộ 643,8 29 765 26,7 944,16 28 4,9
4 Tây Nam Bộ 555 25 642 22,4 843 25 5,4

Năm 2019, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản đạt 3,77 triệu tấn, tăng 4,5%
so với năm 2018 trong đó khai thác biển đạt 3,56 triệu tấn. Xuất khẩu hải sản đạt
trên 3,2 tỷ USD, chủ yếu tăng ở cá ngừ (đạt 728 triệu USD) và các loại cá biển
khác (đạt 1,65 tỷ USD).
Số lượng tàu thuyền khai thác công suất lớn tăng nhanh là nhờ các chính
sách khuyến khích, hỗ trợ của Trung ương; các địa phương cũng đã ban hành
những cơ chế, chính sách khuyến khích vươn khơi riêng hỗ trợ ngư dân đóng
mới, cải hoán các tàu. Đặc biệt, Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của
Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó có khuyến khích
đánh bắt xa bờ, đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho bà con ngư dân đóng tàu vỏ thép, vật
liệu mới,công suất lớn; qua đó, đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất, ứng dụng mô
hình sản xuất hiện đại, tăng thu nhập, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền,
lãnh thổ biển đảo. Điều này đồng nghĩa với việc giảm những nghề khai thác ảnh
hưởng đến nguồn lợi hải sản như lưới kéo, nghề vó mành ven bờ, nghề te, xiệp...
2.2.2. Nuôi trồng thủy sản
Thời gian qua, nuôi trồng thủy sản (nuôi biển) đã phát triển rộng rãi trên
nhiều vùng của đất nước. Tuy nhiên, nghề nuôi biển ở Việt Nam mới ở trình độ
thấp, chủ yếu nuôi ở ven bờ, manh mún, nhỏ lẻ. Theo Tổng cục Thủy sản, trong
giai đoaṇ 2010 - 2017, nuôi biển đã có nhưñ g bươć phat́ triển đań g kể, diện tích
và sản lượng đã không ngừng tăng (Bảng 2.14). Tổng diêṇ tích nuôi biển năm
2010 đaṭ 38.800 ha, năm 2017 đạt 250.379 ha (trong đó 202.000 ha nuôi cua xen
ghép). Năm 2010, sản lượng nuôi biển đạt 156.681 tấn, đến năm 2017 đạt
377.040 tấn. Các đối tượng hải sản được nuôi trồng chủ yếu trên vùng biển và
hải đảo Việt Nam trong giai đoạn năm 2010-2017 là: các loài cá biển, nhuyễn
thể, tôm hùm, cua, ghẹ và rong biển,...; trong đó đối tượng chính là các loài cá
biển (cá song, cá giò, cá vược, cá hồng,...), tôm hùm và nhuyễn thể (ngao, hàu,
sò, tu hài, ốc hương,...).
Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được chú trọng. Thủ

| 151
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 về
việc phê duyệt Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm
2020. Các địa phương trên cả nước đã tiến hành tổ chức thả giống tái tạo nguồn
lợi thủy sản chủ yếu là các loài thủy sản đặc hữu, loài bản địa, loài có giá trị
kinh tế cao. Công tác nghiên cứu sản xuất giống tái tạo nguồn lợi, nuôi thương
phẩm các loài có giá trị kinh tế, quý hiếm được triển khai thực hiện.
Bảng 2.14. Diện tích và sản lượng nuôi biển phân theo đối tượng chính (Nguồn: Dự thảo
Chiến lược nuôi biển của Bộ NN & PTNT, 2018)
TT Nội dung 2010 2012 2014 2015 2017
1 Diện tích nuôi biển (ha) 38.880 39.110 39.320 40.102 250.379
2 Sản lượng nuôi biển (tấn) 168.681 200.175 282.188 308.587 377.040
2.1 Cá biển 15.651 34.413 34.026 30.550 29.770
2.2 Nhuyễn thể 133.534 158.277 139.470 29.161 287.075
2.3 Giáp xác 7.396 7.485 8.689 8.876 60.195
2.4 Rong biển 11.700 11.800 11.830 12.100 12.600

Ngoài đóng góp cho nền kinh tế, ngành thủy sản còn tạo việc làm, cải
thiện sinh kế cho cộng đồng dân cư địa phương, đóng góp cho an ninh lương
thực của Việt Nam, cũng như Thế giới. Hiện có trên 800.000 ngư dân trực tiếp
hoạt động khai thác trên biển và khoảng 4,5 triệu lao động dịch vụ hậu cần kèm
theo. Ngoài ra, hoạt động nuôi trồng thủy thúc đẩy sự phát triển của một số
ngành công nghiệp, dịch vụ, như sản xuất thức ăn cho cá, khuyến nông, cung
cấp giống,...
2.3. Du lịch biển
Du lịch toàn quốc nói chung và du lịch biển, ven biển nói riêng đóng góp
đáng kể vào GDP quốc dân; ước tính tổng doanh thu du lịch của 28 tỉnh ven
biển trên 508 nghìn tỷ đồng (bằng 67,3% cả nước). Du lịch biển có vai trò đặc
thù và vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước thể hiện
qua số liệu từ đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển đến năm
2020” là hàng năm du lịch biển đảo thu hút khoảng 48-68% lượng khách du
lịch; thu nhập từ hoạt động du lịch biển chiếm tỷ trọng cao, khoảng 70% trong
tổng thu nhập du lịch Việt Nam.
Lương khách quốc tế và nội địa đến 28 tỉnh, thành phố ven biển tăng đều
theo các năm (Hình 2.10). Lượng khách quốc tế tăng 13,6% / năm, thấp hơn
mức bình quân cả nước (14,8% / năm) từ 10,9 triệu lượt năm 2010 lên 35,7 triệu
lượt năm 2019. Lượng khách du lịch nội địa đến 28 tỉnh thành tăng từ 44,0 triệu
lượt năm 2010 lên gần 145,6 triệu lượt năm 2019, đạt tốc độ tăng bình quân
hàng năm là 12,3%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân hàng năm của thị
trường khách nội địa là 11,8%.

| 152
Hình 2.10. Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa qua các năm
- Năm 2019, các tỉnh thu hút nhiều khách quốc tế nhất là TP. Hồ Chí
Minh (8,5 triệu), Quảng Ninh (5,7 triệu), Quảng Nam (4,6 triệu), Khánh Hòa
(3,6 triệu), Đà Nẵng (3,5 triệu); các tỉnh thu hút nhiều khách du lịch nội địa nhất
là TP.Hồ Chí Minh (32,8 triệu), Bà Rịa - Vũng Tàu (15 triệu), Thanh Hóa (9,4
triệu), Quảng Ninh (8,3 triệu), Hải Phòng (8,1 triệu), Kiên Giang (8 triệu);
- Tổng số phòng khách sạn của 28 tỉnh ven biển đã tăng từ 147.725 phòng
năm 2010 lên 398.234 phòng năm 2019 và chiếm 66% tổng số phòng khách sạn
cả nước. Các tỉnh có hệ thống lưu trú lớn nhất là Khánh Hòa (49.600 phòng),
TP. Hồ Chí Minh (44.200 phòng), Đà Nẵng (40.000), Thanh Hóa (40.000),
Quảng Ninh (34.000), Bà Rịa - Vũng Tàu (25.500), Kiên Giang (23.000).
- Theo thống kê sơ bộ của ngành Du lịch Việt Nam (2019), hiện có
khoảng 1,3 triệu lao động phục vụ trực tiếp trong lĩnh vực du lịch (chiếm 2,5%
tổng số lao động trong cả nước), trong đó chỉ có 42% được đào tạo về du lịch,
38% đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo
chính quy. Mỗi năm ngành du lịch cần thêm gần 40.000 lao động. nhưng lượng
sinh viên, học viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong
đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Đây là cơ hội lớn về việc
làm mà ngành du lịch Việt Nam đã tạo ra hiện nay.
- Du lịch tàu biển phát triển nhanh trên thế giới và khu vực. Mặc dù có
tiềm năng rất lớn, nhưng phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam vẫn còn kém xa
so với kỳ vọng do thiếu cơ sở hạ tầng và sự đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
Khách du lịch tàu biển chiếm khoảng 1-1,5% tổng lượng khách du lịch quốc tế
của Việt Nam và 2-2,5% tổng lượng khách du lịch quốc tế của vùng ven biển.
Năm 2019, Việt Nam phục vụ khoảng 260.000 lượt khách tàu biển.
Du lịch biển hiện đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài
nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch phát triển mạnh, hình thành các khách
sạn, khu nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế ven biển, thúc đẩy khai thác tiềm năng,

| 153
lợi thế biển, như trung tâm du lịch biển có sức hút với khách quốc tế gồm: vịnh
Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Đà Nẵng, Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) với những
cơ sở lưu trú hiện đại 4-5 sao, có thể đón những đoàn khách đến nghỉ dưỡng và
tổ chức hội nghị, hội thảo, kết hợp thăm quan.
Các sản phẩm du lịch Việt Nam đã được thị trường nhìn nhận và đánh giá
cao như: du lịch tham quan cảnh quan, di sản di tích, nghỉ dưỡng biển, du lịch
tâm linh, lễ hội, ẩm thực, du lịch thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng sinh thái, du
lịch MICE (Du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, triển lãm), ở các tỉnh/thành có
biển được du khách trong nước và du khách quốc tế yêu thích. Nhiều tỉnh, thành
ven biển đã tận dụng lợi thế biển để phát triển các khu đô thị, khu du lịch, mở ra
thị trường mới – thị trường bất động sản hướng biển, thúc đẩy mạnh mẽ du lịch
nghỉ dưỡng biển. Bộ mặt nhiều tỉnh, thành phố đã thay đổi căn bản như Quảng
Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, trở thành trung tâm đô thị thu hút nhiều
người từ các vùng, miền của đất nước về làm ăn, sinh sống.
Giai đoạn 2010-2019, tổng thu khách du lịch của 28 tỉnh ven biển dao
động trong khoảng 66-70% tổng thu du lịch của cả nước, thể hiện vai trò rất
quan trọng của khu vực này đối với du lịch Việt Nam (Hình 2.11; Bảng 2.15).

Hình 2.11. Doanh thu du lịch khu vực ven biển quốc gia
Bảng 2.15. Doanh thu du Doanh thu du lịch khu vực ven biển và quốc gia (Đơn vị nghìn tỷ
đồng, giá danh nghĩa; Nguồn: Báo cáo các tỉnh và Tổng cục du lịch)
Doanh thu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
du lịch
86,522 108,631 196,602 211,105 233,212 277,970 366,645 448,121 508,045
Ven biển
130,000 160,000 289,840 322,860 355,550 417,270 541,000 637,000 755,000
Quốc gia

| 154
Những năm gần đây, loại hình du lịch cộng đồng tại các huyện ven biển
đã bắt đầu hình thành, có bước khởi đầu triển vọng; khu vực miền Trung (từ
Thanh Hóa vào đến Bình Thuận) được xem là những mảnh đất vàng để phát
triển loại hình du lịch cộng đồng, thu hút sự quan tâm của lượng lớn du khách
quốc tế.
Mặc dù ngành du lịch có tăng trưởng, nhưng so với mặt bằng chung các
nước, du lịch Việt Nam vẫn đi sau, gặp nhiều thách thức. Du lịch biển, ven biển
Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức như: (i) Hệ thống cơ sở hạ
tầng phục vụ du lịch chưa đảm bảo để thực hiện việc di chuyển nhanh chóng, an
toàn và thuận tiện cho khách. Những dịp cao điểm thường xảy ra ùn tắc giao
thông, chen lấn, xô đẩy, gây cảm giác khó chịu đối với du khách; (ii) Trong văn
hóa kinh doanh phục vụ du lịch, còn có hiện tượng trục lợi (nâng giá phòng
nghỉ, dịch vụ ăn uống, chèn ép khách…; còn hiện tượng đeo bám xin tiền, chèo
kéo khách mua hàng lưu niệm; (iii) Không gian danh thắng và di sản văn hóa bị
xâm hại, việc khai thác nguồn tài nguyên biển và ven biển vì mục đích kinh tế
đã phá vỡ cảnh quan, ô nhiễm môi trường, làm mất không gian thiêng của các di
tích; (iv) Sản phẩm du lịch nghèo nàn, chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ du
khách chưa có sức cạnh tranh với các quốc gia khác.
2.4. Khai thác dầu khí
Ngành dầu khí Việt Nam được hình thành ngay sau ngày thống nhất đất
nước, nhưng phải đến giữa năm 1986, những tấn dầu thô đầu tiên mới được khai
thác từ mỏ Bạch Hổ ở ngoài khơi thềm lục địa. Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam
đã thăm dò phát hiện và đưa vào khai thác nhiều mỏ dầu khí mới (Đại Hùng, Tê
giác trắng, Sư Tử Nâu, Thỏ Trắng, Diamond, Thiên Ưng,...) (Hình 2.12).
Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã hoàn thành xây dựng và vận hành an toàn
hệ thống các đường ống dẫn khí Khu vực Đông Nam Bộ (đường ống Rạng đông
- Bạch hổ - Bà rịa Vũng tàu với công suất 2 tỷ m 3/năm, đường ống Nam Côn
Sơn với công suất 7 tỷ m3/năm) gắn với khu công nghiệp khíđiện đạm Phú Mỹ;
hoàn thành xây dựng và vận hành an toàn đường ống dẫn khí Tây Nam Bộ
(PM3-Cà Mau) với công suất 2 tỷ m3/năm để cung cấp khí cho các nhà máy
điện, đạm tại khu vực Cà Mau. Hoàn thành đấu nối đường ống dẫn khí liên kết
mỏ thuộc bể Cửu Long, tiếp tục xây dựng Hệ thống thu gom khí khu vực này
nhằm tránh đốt bỏ khí. Sản lượng khí đưa vào bờ trong giai đoạn 2006-2014 đạt
trên 74 tỷ m3. PVN đã và đang nghiên cứu triển khai các dự án đường ống dẫn
khí Nam Côn Sơn 2 (vận hành giai đoạn 2); Dự án đường ống dẫn khí lô B -
Ômôn, công suất 6,4 tỷ m3/năm, dự kiến hoàn thành năm 2022; dự án kho cảng
nhập NNG- Thị Vải công suất 1 triệu tấn/năm, dự kiến hoàn thành năm 2022;
chuỗi dự án khí mỏ Cá voi xanh công suất 7-9 tỷ m 3/năm dự kiến hoàn thành
năm 2023.
Khai thác và chế biến dầu khí phát triển chưa đạt theo yêu cầu đặt ra,
đóng góp của nó cho nền kinh tế quốc gia đã giảm đáng kể trong những năm gần

| 155
đây, một phần chịu tác động của sự giảm sút giá dầu thế giới. Công nghiệp chế
biến dầu khí phát triển chậm, năng lực sản xuất về lọc hóa dầu và chế biến các
sản phẩm từ lọc hóa dầu còn rất hạn chế.

Hình 2.12. Bản đồ hoạt động dầu khí ở Việt Nam (Nguồn: PVN, 2010)
Theo Tổng cục Thống kê, đóng góp của ngành dầu khí (bao gồm cả khai
thác và chế biến dầu, khí) vào GDP khá cao và ổn định trong giai đoạn từ 2008 -
2013, với mức đóng góp trung bình trên 22%; sau đó giảm xuống mức trung
bình 8,35% trong giai đoạn 2014 - 2015, đến năm 2016 mức đóng góp này chỉ
còn 3,79% và năm 2017 là 2,76%. Bên cạnh đó, giá trị sản xuất công nghiệp
(theo giá cố định năm 2010) năm 2019 đạt 519,8 nghìn tỉ đồng, tăng 6,3% so với
năm 2018. Nộp ngân sách Nhà nước toàn PVN năm 2019 đạt 108,039 nghìn tỉ
đồng tăng so với năm 2018 là 13,23 nghìn tỉ đồng. Song, trong cả thời kỳ sản
lượng dầu thô khai thác hàng năm tăng chậm (Hình 2.13).

| 156
Hình 2.13. Sản lượng dầu thô khai thác hàng năm (đơn vị: triệu tấn; Nguồn: PVN, 2020)
Thăm dò, khai thác dầu khí cũng gây áp lực lên môi trường biển. Trung
bình mỗi năm hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí phát sinh khoảng 5.600 tấn
rác thải dầu khí, trên 15 nghìn tấn dầu mỡ trôi nổi, trong đó 23 - 30% là chất thải
rắn nguy hại chưa xử lý. Khối lượng chất thải phát sinh từ hoạt động thăm dò,
khai thác dầu khí ngoài khơi phát sinh và được vận chuyển về bờ để xử lý ghi
nhận qua các năm như sau: năm 2014 (13.371 tấn); năm 2015 (12.699 tấn); năm
2016 (8.425 tấn); năm 2017 (6.298 tấn); năm 2018 (6.879 tấn); năm 2019 (2230
tấn) (Nguồn: PVN, 2020).
2.5. Điện gió ven biển
Năng lượng gió là nguồn năng lượng tái tạo nhận được sự quan tâm của
Chính phủ Việt Nam từ rất sớm. Đế nay số lượng dự án điện gió được phát triển
tăng rất nhanh, đặc biệt là khi Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích phát
triển điện gió (Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 và Quyết định số
39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018)129. Tổng công suất điện gió đã được phê
duyệt theo Quy hoạch điện 7 điều chỉnh là khoảng 4,8 GW vào vận hành trong
giai đoạn đến năm 2021, chủ yếu ở khu vực Tây Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Mặc dù đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch nhưng điện gió khó có thể vào kịp
toàn bộ quy mô vào năm 2021 do phải thực hiện đo gió và thời gian xây dựng
lâu hơn điện mặt trời (thời gian thi công xây dựng các dự án điện mặt trời chỉ
cần 6-12 tháng). Đến thời điểm tháng 12/2020, tổng công suất đặt khoảng
600MW điện gió đã đưa vào vận hành trên toàn quốc. Nếu tính cả các dự án đã
khởi công xây dựng, thì tổng công suất nguồn điện gió đã đăng ký là khoảng
3000 MW.
Để thúc đẩy phát triển điện gió theo các mục tiêu đề ra, Bộ Công thương

129
Chính phủ đã có Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, với mức giá mua
điện 8,5 UScents/kWh cho dự án trên đất liền và 9,8 UScent/kWh cho dự án điện gió trên biển. Đây là mức giá
được nhiều nhà đầu tư đánh giá là khá hấp dẫn và có thời hạn đến 1/11/2021. Chính phủ cũng đang nghiên cứu
xây dựng chính sách về giá để thu hút mạnh hơn các nhà đầu tư vào phát triển điện gió, đặc biệt là điện gió ở
vùng biển xa bờ.

| 157
đã ban hành văn bản số 4308/BCTT-TCNL ngày 17/5/2013 đề nghị 24 tỉnh,
thành phố dự báo có tiềm năng tốt cho phát triển điện gió tổ chức lập quy hoạch
phát triển điện gió cấp tỉnh. Hiện có 11/24 tỉnh, thành phố thực hiện Quy hoạch
phát triển điện gió và đã được Bộ Công thương phê duyệt. Theo đó, tổng công
suất điện gió quy hoạch tại các tỉnh này là khoảng 13.995 MW cho giai đoạn
đến năm 2030 (Bảng 2.16).
Bảng 2.16. Tổng hợp quy hoạch phát triển điện gió các tỉnh, thành phố ven biển đã đề xuất
theo văn bản số 4308/BCT-TCNL (nguồn: Viện Năng lượng, 2021)
Công suất (MW)
TT Tỉnh, thành phố
2020 Dự kiến đến 2030
1 Thái Bình 70
2 Quảng Trị 110 110
3 Ninh Thuận 220 1.426
4 Bình Thuận 700 1.570
5 Bà Rịa – Vũng Tàu 107
6 Bến Tre 150 1.520
7 Trà Vinh 270 1.608
8 Sóc Trăng 200 1.470
9 Bạc Liêu 401,2 2.507
10 Cà Mau 350 3.607
Tổng cộng 2401,2 13.995

Thời gian qua có nhiều dự án điện gió được UBND tỉnh, thành phố trình
bổ sung riêng lẻ. Tính đến tháng 12/2020, có hơn 12.000MW đã được các cấp
có thẩm quyền phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực. Các dự án
này chủ yếu tại miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long.
Các dự án điện gió đang hấp dẫn các nhà đầu tư. Đến cuối năm 2020, tổng
công suất điện gió đi vào vận hành khoảng 600MW, tuy nhiên tổng công suất
điện gió đã được phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện 7 lên tới 12GW, dự
kiến vào hoạt động năm 2021, chủ yếu ở khu vực Tây Nam Bộ và Nam Trung
Bộ. Mặc dù đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch nhưng điện gió khó có thể
vào kịp toàn bộ quy mô và năm 2021 do phải thực hiện đo gió và thời gian xây
dựng lâu. Tổng quy mô điện gió trên bờ và gần bờ đã đăng ký đầu tư nhưng
chưa được bổ sung vào Quy hoạch điện 7 lên tới gần 30GW. Ở khu vực Tây
Nam Bộ, quy mô đăng ký các dự án điện gió gần bờ rất lớn (mặc dù cách bờ đến
20-25km).
Hiện có 9 nhà máy/trang trại điện gió đang vận hành với tổng công suất
304,6 MW, trong đó lớn nhất là trang trại điện gió Bạc Liêu với công suất gần
100 MW, nhỏ nhất là nhà máy điện gió Phú Quý, công suất 6 MW, nối lưới độc

| 158
lập (không nối lưới điện quốc gia) trên đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, còn lại là
7 nhà máy điện gió quy mô công suất nhỏ dưới 50 MW (Nguồn EVN).
Dự án lớn phải kể đến là đại dự án điện gió ngoài khơi Thanglong Wind,
tỉnh Bình Thuận, có công suất 3.400MW, với số vốn lên đến 11,9 tỷ USD. Dự
án này nếu được triển khai thành công, ngoài việc sẽ cung cấp một lượng điện
năng sạch rất lớn cho hệ thống điện Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh năng
lượng và bảo vệ môi trường trong tương lai, nó còn là một dự án tận dụng được
các nhà thầu trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa và có thể đưa Việt Nam tiến một
bước mới trong lĩnh vực điện gió.
Tiếp đến là Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu được chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 khởi công cuối năm 2010. Hiện đã có 10 turbine gió được lắp đặt
xong. Dự kiến, sau khi hoàn thành cả 2 giai đoạn, sẽ có 62 turbine điện gió với
tổng công suất là 99MW và điện năng sản xuất mỗi năm khoảng 320 triệu kWh.
Theo số liệu khảo sát năng lượng gió của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức
(GIZ), hiện có hàng chục dự án điện gió đăng ký đầu tư ở khu vực phía Nam,
đặc biệt tại các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng. Tương tự đối với một số
tỉnh miền Nam Trung Bộ; ví dụ như ở Bình Thuận, Nhà máy Phong điện
Phương Mai 1 (công suất 30 MW); Nhà máy Phong điện Phương Mai 3 (công
suất 21 MW), Nhà máy điện gió Nhơn Hội 1 (công suất 30 MW) và Nhà máy
điện gió Nhơn Hội 2 (công suất 30 MW) đang được triển khai xây dựng tại Khu
kinh tế Nhơn Hội.
Hiện tại, Việt Nam chưa có các dự án điện gió ngoài khơi. Các yếu tố liên
quan chính cần được xem xét bao gồm: tốc độ gió, đặc điểm địa vật lý ở đáy
biển và độ sâu của nước cũng như khoảng cách từ trang trại gió đến bờ biển.
Điều này phản ánh mối tương quan giữa chính sách và biểu giá điện gió ngoài
khơi và khả năng chấp nhận của các bên tham gia hợp đồng mua bán điện trong
từng thời kỳ cụ thể. Tuy nhiên với tốc độ phát triển công nghệ tuabin và tiềm
năng gió ngoài khơi được đánh giá tốt, khả năng sẽ xuất hiện điện gió ngoài
khơi từ năm 2025 và tăng trưởng nhanh chóng sau năm 2030.
2.6. Các vùng kinh tế biển
Vùng biển và ven biển phía Bắc (Quảng Ninh đến Ninh Bình): Mức đóng
góp của khu vực này đến năm 2019 vào GDP cả nước khá ổn định trong khoảng
từ 7,1-7,3%; trong đó Hải Phòng và Quảng Ninh luôn là địa phương có đóng
góp nhiều nhất, tiếp đến là Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Toàn vùng đang
phát triển 03 khu kinh tế gắn với phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc
Bộ và đường ven biển, gồm: Vân Đồn (Quảng Ninh), Đình Vũ - Cát Hải (Hải
Phòng) và khu kinh tế ven biển tỉnh Thái Bình (thành lập năm 2017). Các trung
tâm du lịch theo quy hoạch như Vân Đồn, Hạ Long (Quảng Ninh); Cát Bà, Đồ
Sơn (Hải Phòng) được đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng, đến nay đã thu hút được
một số dự án đầu tư du lịch hiện đại (khu nghỉ dưỡng, khách sạn 3 - 5 sao,...).
Trung bình hàng năm các khu du lịch Quảng Ninh thu hút được 7 - 8 triệu lượt

| 159
khách, Hải Phòng 5 - 6 triệu lượt khách.
Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã dành phần ngân sách khá lớn để
đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu vực này. Hạ tầng đường bộ ven biển đã hoàn thành
nâng cấp các tuyến QL18, QL10, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hạ Long - Móng
Cái, đang triển khai đầu tư xây dựng từng đoạn đường cao tốc ven biển kết nối
Quảng Ninh- Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình; đầu tư nâng cấp
Cảng Hải Phòng, Cảng Cái Lân, Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện; đầu tư nâng
cấp sân bay Cát Bi, kêu gọi đầu tư sân bay Vân Đồn,…
Vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ (Thanh Hóa -
Bình Thuận): Trong giai đoạn 2010-2016, đóng góp của khu vực này vào GDP
cả nước có xu hướng tăng, từ mức 13,33% năm 2010 lên 14,22% năm 2016.
Đầu tàu kinh tế của khu vực này là Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng và Khánh
Hòa. Trong vùng đã thành lập 11 khu kinh tế gắn với xây dựng cảng biển có khả
năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn, gồm: Nghi Sơn (Thanh Hóa), Đông Nam Nghệ
An (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Đông Nam Quảng
Trị (Quảng Trị), Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Chu Lai (Quảng
Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), Vân Phong (Khánh
Hòa) và Nam Phú Yên (Phú Yên). Trong đó, một số khu kinh tế đã thu hút được
nhiều dự án đầu tư như khu kinh tế Nghi Sơn thu hút được hơn 150 dự án đầu tư
trong nước và nước ngoài (tổng vốn đăng ký đạt 104.500 tỷ đồng và 12,2 tỷ
USD); khu kinh tế Dung Quất có 130 dự án đầu tư (tổng vốn đầu tư đạt mức
185.000 tỷ đồng tương đương 10,5 tỷ USD); khu kinh tế Vũng Áng có 115 dự
án đầu tư (tổng vốn đầu tư 11,5 tỷ USD và 46.400 tỷ đồng).
Nhà nước đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng đường giao thông, cảng biển,
cảng hàng không để kết nối khu vực này với các địa phương khác của đất nước
và mở đường bay quốc tế. Đường bộ ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đã
hoàn thành nâng cấp theo quy hoạch các đoạn trùng với QL1A, hoàn thành xây
dựng đưa vào khai thác hầm đường bộ Đèo Cả trong năm 2017. Các cảng biển
đầu mối khu vực và cảng biển tại các khu kinh tế trong Vùng (cảng Nghi Sơn,
Cửa Lò, Vũng Áng, Hòn La, Chân Mây, Kỳ Hà, Dung Quất, Quy Nhơn, Nhơn
Hội, Vũng Rô,...) đã được đầu tư nâng cấp, xây dựng mở rộng.
Vùng biển và ven biển Đông Nam Bộ (Bà Rịa Vũng Tàu - Thành phố Hồ
Chí Minh): Vùng này chỉ gồm 2 địa phương là Bà Rịa Vũng Tàu và thành phố
Hồ Chí Minh, nhưng đóng góp vào GDP cả nước luôn ở mức cao, khoảng 24-
29% trong giai đoạn 2010-2016. Tuy nhiên, GRDP vùng này có xu hướng giảm
thời gian gần đây, từ mức 28,57% năm 2010 xuống còn 23,41% năm 2016, chủ
yếu do giá trị khai thác dầu thô của Bà Rịa - Vũng Tàu giảm đáng kể.
Thực hiện định hướng phát triển Vũng Tàu thành trung tâm cảng biển và
công nghiệp dầu khí, Chính phủ đã tập trung đầu tư các bến cảng chuyên dùng
container, bến cảng bách hóa, tổng hợp tại khu vực Sao Mai - Bến Đình là cảng
biển cửa ngõ quốc tế phía Nam đồng thời là căn cứ trung tâm dịch vụ logistics,

| 160
hàng hải dầu khí, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 100.000 DWT. Việc nâng
cấp Quốc lộ 51 và đưa vào khai thác từ năm 2013 đã thúc đẩy lưu thông hàng
hóa xuất nhập khẩu của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam qua Cảng biển Bà
Rịa - Vũng Tàu và phát triển các khu công nghiệp từ Biên Hòa (Đồng Nai) tới
Vũng Tàu. Giai đoạn đến năm 2020, tiếp tục huy động đầu tư xây dựng tuyến
cao tốc Biên Hòa (Đồng Nai) - Phú Mỹ - TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)
theo quy hoạch.
Vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ (Tiền Giang - Kiên Giang): Đóng góp
của khu vực này vào GDP cả nước khá khiêm tốn, đạt khoảng 6-6,4% trong giai
đoạn 2010-2016. Trong vùng đã thành lập 03 khu kinh tế ven biển, gồm khu
kinh tế Định An (Trà Vinh), khu kinh tế Năm Căn (Cà Mau) và khu kinh tế đảo
Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (Kiên Giang). Xây dựng Phú Quốc thành
trung tâm kinh tế lớn của vùng, trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao và
giao thương quốc tế, bao gồm Cảng hàng không quốc tế, cảng biển du lịch quốc
tế Dương Đông; xây dựng đường điện cáp ngầm Hà Tiên - Phú Quốc.
Chính phủ đã chú trọng đầu tư tuyến hành lang kinh tế ven biển phía Tây
(Rạch Giá - Hà Tiên) và tuyến hành lang kinh tế ven biển phía Đông (Bạc Liêu -
Ghềnh Hào - Cà Mau - Năm Căn) gắn với phát triển khu công nghiệp khí - điện
- đạm Cà Mau và xây dựng tuyến trục giao thông ven biển Việt Nam -
Campuchia - Thái Lan (đoạn trên đất Việt Nam từ Cửa khẩu Xà Xía - Kiên
Giang đến Thành phố Cà Mau); nâng cấp quốc lộ 1A đoạn từ Cần Thơ đến Cà
Mau; hoàn thành xây dựng tuyến đường hành lang ven biển phía Nam giai đoạn
1 từ Cà Mau đến Rạch Giá (dài 112km); đang triển khai đầu tư đường hành lang
ven biển phía Nam giai đoạn 2 từ Rạch Giá đến Hà Tiên (dài khoảng 100 km).
2.7. Một số hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế biển
Thứ nhất, Tư duy nhận thức về phát triển bền vững biển chưa toàn diện,
chưa tạo được sự đồng thuận cần thiết của toàn xã hội đối với phát triển bền
vững kinh tế biển. Nhận thức của hệ thống chính trị có nơi, có lúc chưa đầy đủ,
toàn diện về các nghị quyết của đảng, kế hoạch, chương trình thực hiện phát
triển kinh tế biển. Nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tiềm
năng, lợi thế của biển, đảo, về chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề Biển
Đông còn hạn chế, dẫn đến chưa tạo được sự thống nhất trong hành động.
Thứ hai, Đóng góp của các ngành kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm
năng, lợi thế. Sản lượng khai thác toàn ngành dầu khí có xu hướng giảm do trữ
lượng các mỏ mới đưa vào khai thác không đủ bù đắp phần thiếu hụt. Sản lượng
cả giai đoạn 2007-2017 chỉ đạt 23-27 triệu tấn quy dầu/năm (thấp hơn mục tiêu
của ngành dầu khí là 25-38 triệu tấn quy dầu/năm); trong đó khai thác dầu đạt
15-17 triệu tấn và khai thác khí đạt 7-10 tỷ m3. Đóng góp của công nghiệp chế
biến dầu, khí vào GDP cả nước còn rất hạn chế, chỉ chiếm 0,14% vào năm 2017.
Các dự án tổ hợp lọc hóa dầu triển khai chậm so với kế hoạch đã tác động không
nhỏ đến đóng góp chung của ngành dầu khí vào tổng GDP cả nước.

| 161
Quy mô kinh tế hàng hải còn nhỏ, khoảng 88-90% thị phần vận tải biển
thuộc về doanh nghiệp nước ngoài. Hiện có hơn 80% đội tàu biển đăng ký hoạt
động tuyến quốc tế, chỉ hoạt động trên các tuyến gần, trong đó khoảng 30% có
hoạt động trên các tuyến tới Đông Bắc Á, Trung Đông hoặc Châu Phi. Hệ thống
cảng biển được đầu tư xây dựng khá nhanh nhưng mô hình quản lý cảng chưa
được đổi mới kịp theo thực tiễn; dịch vụ cảng và dịch vụ logistics phát triển
chưa đồng bộ, giá trị gia tăng thấp, nhiều cảng chưa khai thác hết công suất.
Cơ cấu ngành nghề hải sản chưa hợp lý, một số nghề khai thác hải sản
xâm hại đến nguồn lợi nghiêm trọng như nghề lưới kéo, lưới rê, te, xiệp điện…,
số lượng tàu thuyền khai thác vùng biển ven bờ còn nhiều mặc dù đã giảm. Việc
khai thác hải sản bị EU phạt thẻ vàng từ cuối năm 2017. Một số chính sách hỗ
trợ ngư dân trong khai thác hải sản chưa phát huy hết tác dụng, còn sai sót trong
khâu thực hiện như Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ
về một số chính sách khuyến khích phát triển thủy sản.
Du lịch biển và kinh tế đảo chủ yếu phát triển mang tính tự phát. Liên kết
liên ngành, liên vùng trong phát triển du lịch còn lỏng lẻo, kém hiệu quả. Chất
lượng sản phẩm, khai thác phát triển sản phẩm và điểm đến du lịch còn yếu,
chưa có sản phẩm du lịch biển chủ lực đặc thù, mang đậm bản sắc lịch sử, văn
hóa, dân tộc. Việc kiểm soát chất lượng, an ninh an toàn, vệ sinh, trật tự, văn
minh trong kinh doanh và ứng xử du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Kết quả thực
hiện dân sự hóa trên biển, đảo gắn với tổ chức dân cư, tổ chức sản xuất và khai
thác biển, khuyến khích nhân dân ra định cư ổn định trên đảo và làm ăn lâu dài
trên biển còn hạn chế.
Thứ ba, Thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển còn
thấp; quy hoạch thiếu tiếp cận hệ sinh thái kinh tế 130 và tự nhiên, kết nối hạ tầng
dẫn đến hiệu quả và năng lực cạnh tranh thấp. Tỷ lệ lấp đầy trung bình chung
của 17 khu kinh tế ven biển mới đạt 40% và 58 khu công nghiệp ven biển là
36,5%. Công tác quy hoạch, thành lập một số khu kinh tế, khu công nghiệp ven
biển chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển, còn mang tính cục bộ, chưa
được xem xét một cách tổng thể. Mức độ liên kết giữa các địa phương trong một
vùng và giữa các vùng chưa chặt chẽ, chưa phát huy được lợi thế cạnh tranh của
từng địa phương trong mối liên kết vùng để tạo sự khác biệt cho phát triển. Mức
độ lan tỏa phát triển từ các địa phương đầu tàu sang các địa phương khác chưa
cao. Tính cục bộ địa phương còn thể hiện khá rõ nét, đặc biệt là trong thu, chi
ngân sách địa phương và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của các tỉnh.
Thứ tư, Kết cấu hạ tầng ven biển, đảo chưa đồng bộ, thiếu kết nối và
chưa tiếp cận hệ sinh thái kinh tế. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển
nhanh một số trung tâm kinh tế biển, khu kinh tế ven biển có sức cạnh tranh cao
trong khu vực còn chậm, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư. Hệ thống giao thông
130
Hệ sinh thái kinh tế là tập hợp các thực thể, lĩnh vực kinh tế kết nối và bổ trợ nhau, tạo nên một môi trường
thuận lợi thúc đẩy sự hình thành và phát triển kinh tế theo hướng năng suất, hiệu quả và bền vững.

| 162
đường bộ ven biển triển khai chậm hơn kế hoạch đề ra, cụ thể là tuyến đường bộ
ven biển, mới chỉ hoàn thành 30,4% trong tổng số 2.186 km, do vậy chưa kết
nối được toàn tuyến đường ven biển cả nước. Một số bến cảng sản lượng khai
thác còn thấp so với công suất thiết kế do sự phân bổ hàng hóa còn chưa hợp lý
giữa các bến cảng, chất lượng dịch vụ logistics chưa cao. Hệ thống thủy lợi, đê
biển, kè biển và trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác dự báo
thiên tai chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều công trình chưa được đầu tư, nâng
cấp, sửa chữa đúng thời gian yêu cầu, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho người dân khu
vực liên quan. Mặc dù đã được ưu tiên, nhưng hạ tầng giao thông, thông tin liên
lạc, cấp điện, cấp nước tại vùng đảo vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cho quân và dân
sinh sống và làm nhiệm vụ trên các đảo.
Thứ năm, Chưa bảo đảm hài hòa giữa khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo
vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH; xu thế ô nhiễm môi trường biển chưa được ngăn
chặn; biến đổi khí hậu, nước biển dâng diễn biến phức tạp và tiêu cực. Cùng với
sự phát triển các hoạt động kinh tế trên biển và ven biển, đặc biệt là việc xây
dựng các nhà mày công nghiệp quy mô lớn ven biển (nhà máy thép, điện, lọc
dầu…), nguy cơ xả thải và gây ô nhiễm môi trường trên biển và ven biển ngày
càng cao, trong khi giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường chưa đủ
mạnh để răn đe và ngăn chặn. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ,
vùng cửa sông, vũng, vịnh do các hoạt động kinh tế và đời sống còn xảy ra. Sự
cố môi trường về tràn dầu, cháy nổ, rò rỉ hóa chất… (tương tự như Formosa) vẫn
là nguy cơ cao. Các sự cố môi trường do nuôi trồng thủy hải sản ven biển bởi
chất thải công nghiệp, do phú dưỡng… vẫn sẽ tiếp tục xảy ra đòi hỏi việc kiểm
tra, giám sát phải thật nghiêm minh, chặt chẽ. Lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu
vẫn còn mỏng. Việc cấp phép đầu tư, xây dựng nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển
đã gây nên tình trạng chia cắt bờ biển, gây khó khăn cho người dân địa phương
tiếp cận biển, cản trở đời sống bình thường của người dân ven biển.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm chưa nghiêm. Ý thức
bảo vệ môi trường của một bộ phận người dân và doanh nghiệp chưa cao. Nhiều
hệ sinh thái đang bị suy giảm về diện tích và chất lượng. Chất lượng công tác dự
báo và quy hoạch chưa theo kịp yêu cầu phát triển, chưa bảo đảm tính tổng thể,
liên ngành, liên vùng, chưa rõ trọng tâm, trọng điểm và nguồn lực thực hiện.
Nguồn lực, năng lực phòng, chống thiên tai, ứng phó với BĐKH chưa đáp
ứng được yêu cầu. Sạt lở ven biển, ven sông, xâm nhập mặn, biển xâm thực diễn
biến ngày càng phức tạp. Nguy cơ chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển
dâng đối với các vùng ven biển, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long rất
cao, đe dọa đến môi trường sinh tồn của người dân và khả năng phát triển bền
vững đất nước. Việc lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng vào
trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch vẫn còn lúng túng do thiếu hướng dẫn
cụ thể. Việc phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong ứng phó với BĐKH
tuy đã được quan tâm nhưng kết quả còn rất hạn chế, không ít các hoạt động còn
mang tính đơn lẻ, rời rạc; chưa tạo được mối liên hệ chặt chẽ, thuận tiện giữa

| 163
các cơ quan Trung ương với các địa phương hay giữa các địa phương trong công
tác về biến đổi khí hậu.
Thứ sáu, Khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực biển chưa thực sự
những nhân tố then chốt để phát triển bền vững kinh tế biển. Phát triển khoa học
và công nghệ biển của Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, đầu tư chưa
thích đáng nên năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ biển của nước ta chỉ
thu được thành quả rất khiêm tốn, năng lực khoa học và công nghệ biển nhìn
chung còn khá thấp so với các nước phát triển trên thế giới. Hệ thống cơ sở
nghiên cứu và đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ biển vừa thiếu vừa yếu.
Chất lượng nghiên cứu chưa đồng đều và hiệu quả ứng dụng chưa cao. Trên
thực tế các công trình nghiên cứu có chất lượng cao còn ít. Phương tiện và trang
thiết bị khảo sát như tàu nghiên cứu biển còn thiếu thốn, lạc hậu; hệ thống chuỗi
số liệu khảo sát thiếu đồng bộ và thiếu số lượng cần thiết do hạn chế về thời gian
thực hiện và kinh phí đầu tư, trong khi chưa kế thừa triệt để các nghiên cứu
trước, nên chất lượng nghiên cứu và hiệu quả ứng dụng thực tiễn của các nghiên
cứu chưa cao. Đến nay, gần như chúng ta chưa có sự chuẩn bị cho nghiên cứu ở
các vùng biển quốc tế, nhằm chuẩn bị cho nghiên cứu và khai thác đại dương
trong tương lai.
Nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn kinh tế
biển chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng và chưa có cơ cấu hợp
lý. Mạng lưới các cơ sở đào tạo, nhất là các cơ sở đào tạo nghề chưa được phát
triển đồng bộ và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế. Chưa dự
báo được nhu cầu thị trường lao động các ngành kinh tế biển; chưa có chính
sách hợp lý để thu hút và sử dụng nhân lực biển trong từng ngành, nghề, lĩnh
vực và địa bàn.
Thứ bẩy, Hoạt động điều tra cơ bản biển còn ở giai đoạn ban đầu; chưa
xây dựng được cơ sở dữ liệu số hóa quốc gia về điều tra cơ bản biển; năng lực
điều tra cơ bản yếu. Nhiều dự án, nhiệm vụ về điều tra cơ bản biển, đảo bị chậm
tiến độ, có dự án đã gần hết thời gian thực hiện theo phê duyệt nhưng vẫn chưa
được triển khai, một số dự án phải điều chỉnh giảm quy mô, kéo dài thời gian
thực hiện làm giảm hiệu quả. Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị,
phương tiện kỹ thuật còn rất thiếu và không đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng
và tiến độ thực hiện công tác điều tra cơ bản biển, đảo.
Kết quả điều tra cơ bản chưa được chia sẽ rộng rãi đến các đối tượng
được phép tiếp cận, làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển
các ngành kinh tế biển. Các cơ quan, đơn vị tiến hành điều tra cơ bản có xu
hướng giữ sản phẩm cho riêng mình để khai thác, sử dụng. Công tác xây dựng
và hoàn thiện hệ thống hóa cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển quốc
gia còn chậm, ảnh hưởng tới việc khai thác và sử dụng thông tin dữ liệu về biển
phục vụ phát triển KT-XH.
Thứ tám, cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước về biển còn bất cập;

| 164
thiếu quy hoạch để thực hiện phát triển kinh tế biển. Việc tổ chức thực hiện các
nghị quyết, kế hoạch, chương trình, đề án, nhiệm vụ… đòi hỏi sự phối hợp của
các cơ quan liên quan còn nhiều hạn chế. Chưa hình thành được cơ chế điều
phối liên ngành quản lý nhà nước thống nhất về biển, đảo. Còn thiếu các văn
bản quan trọng, chưa được ban hành như: việc phân định ranh giới quản lý biển
phần biển ven bờ giữa các địa phương (tỉnh, huyện, xã); chưa có luật quản lý các
đối tượng đặc thù như các đảo không người; quy định về việc lấn biển,… Quy
hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền
vững tài nguyên vùng bờ chưa được ban hành; do đó, thiếu căn cứ trong công
tác quản lý nhà nước về biển, đảo và định hướng phát triển kinh tế biển.

III. HIỆN TRẠNG VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG BIỂN
Quan điểm xuyên suốt của Chính phủ trong phát triển kinh tế biển, ven
biển là bảo vệ môi trường, không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế
bằng mọi giá. Các dự án đầu tư được xem xét trong tổng thể hài hòa giữa lợi ích
kinh tế của nhà đầu tư, lợi ích người dân và lợi ích nhà nước, đảm bảo cân bằng
giữa phát triển và bảo tồn biển.
3.1. Hiện trạng môi trường nước biển
Nhìn chung, chất lượng môi trường biển Việt Nam tương đối tốt 131. Chất
lượng môi trường nước biển được đánh giá qua chỉ số rủi ro môi trường biển
(RQ)132 và một số thông số đặc trưng cho môi trường nước biển và trầm tích
biển ven bờ theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển 133 cho
vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh; vùng bãi tắm, thể thao dưới nước
và các nơi khác.

3.1.1. Môi trường nước biển ven bờ


131
Chất lượng môi trường nước biển ven bờ được đánh giá trên cơ sở kết quả quan trắc môi trường biển thuộc
Chương trình quan trắc môi trường quốc gia do Tổng cục Môi trường triển khai thực hiện từ năm 2018-2020 với
tổng số 93 điểm quan trắc trên phạm vi biển ven bờ của 15 tỉnh thành phố ven biển; tần suất quan trắc trung bình
02 đợt/năm. Vùng biển ngoài khơi được đánh giá trên kết quả quan trắc của 376 điểm quan trắc xa bờ do Trung
tâm Quan trắc - Phân tích môi trường biển thuộc Quân chủng Hải quân thực hiện (356 điểm) và Trung tâm Quan
trắc môi trường, Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện (20 điểm) thực hiện từ giai đoạn 2016-2019.
132
RQ: chỉ số rủi ro môi trường, được tính toán theo Thông tư số 26/2016/TT-BTNMT, qua các thang điểm sau:
m
∑ W j ( PNEC
MEC
)
j=1 j
RQ= m
∑ Wj
j=1
RQ ≤ 1: Mức độ hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường thấp; 1 < RQ ≤ 1,25: Mức độ hoặc nguy cơ ô nhiễm môi
trường trung bình; 1,25 < RQ ≤ 1,5: Mức độ hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường cao; RQ > 1,5: Mức độ hoặc
nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao;
Chỉ số RQ chỉ được tính đối với số liệu quan trắc của 03 trạm Biển; Thông số sử dụng tính RQ gồm: pH, DO,
TSS, Amoni (NH4+ tính theo N), Phosphat (PO43- tính theo P), CN-, As, Cd, Pb, Cr6+, Tổng Cr, Cu, Zn, Mn,
Fe, Hg, Aldrin, Dieldrin, DDTs, Heptachlor & Heptachlorepoxide, Tổng Phenol, Tổng dầu mỡ khoáng,
Coliform, NO2-N, NO3-N.
133
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 10-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước biển;

| 165
Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt với hầu hết giá trị các thông số
đặc trưng cho chất lượng nước biển đều nằm trong giới hạn cho phép của
QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Kết quả tính toán chỉ số RQ giai đoạn 2015-2019
cho thấy, phần lớn các điểm thực hiện quan trắc có giá trị RQ đạt ở mức tốt (RQ
<1). Tuy nhiên, tại một số thời điểm ở một vài vị trí có chỉ số RQ >1,5 nguy cơ
ô nhiễm môi trường rất cao song giá trị trên chỉ mang tính thời điểm (Hình 2.14,
Hình 2.15, Bảng 2.17).

Hình 2.14. Minh họa diễn biến chất lượng môi trường nước biển tại các trạm quan trắc

| 166
Hình 2.15. Nguy cơ ô nhiễm môi trường theo chỉ số RQ dọc ven bờ năm 2018 (Trạm
QT&PTMT Biển ven bờ miền Bắc; Trung; Nam)
Bảng 2.17. Giá trị hệ số rủi ro môi trường RQ tại các trạm quan trắc môi trường biển ven bờ
(Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường biển năm 2020)
Mùa khô Mùa mưa
Địa điểm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2015 2016 2017 2018 2015 2016 2017 2018
Các trạm quan trắc môi trường biển ven bờ miền Bắc
Trà Cổ 0,19 0,13 0,15 1,44 0,25 0,16 0,29 1,75
Cửa Lục 0,24 0,18 0,16 0,79 0,24 0,2 0,3 0,49
Đồ Sơn 0,26 0,23 0,23 0,48 0,37 0,27 0,27 0,56
Ba Lạt 0,33 0,37 0,28 0,57 0,41 0,37 0,29 0,74
Sầm Sơn 0,18 0,19 0,15 0,24 0,26 0,21 0,16 0,43
Cửa Lò 0,16 0,2 0.18 0,26 0,25 0,23 0,19 0,43
Các trạm quan trắc môi trường biển ven bờ miền Trung
Đèo
0,07 0,10 0,14 0,09 0,10 0,10 0,12 0,10
Ngang
Đồng Hới 0,07 0,11 0,11 0,08 0,11 0,08 0,09 0,10
Thuận An 0,08 0,08 0,12 0,09 0,10 0,07 0,10 0,12
Đà Nẵng 0,09 0,07 0,10 0,09 0,10 0,08 0,09 0,11
Dung Quất 0,09 0,07 0,12 0,09 0,10 0,08 0,10 0,11
Sa Huỳnh 0,08 0,07 0,11 0,09 0,08 0,07 0,09 0,11

| 167
Mùa khô Mùa mưa
Địa điểm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2015 2016 2017 2018 2015 2016 2017 2018
Quy Nhơn 0,08 0,07 0,11 0,09 0,10 0,07 0,09 0,11
Các trạm quan trắc môi trường biển ven bờ miền Nam
Nha Trang 0,09 0,11 0,11 0,11 0,10 0,14 0,12 0,14
Phan Thiết 16.87 0,14 0,19 0,14 0,15 0,16 0,66 2,66
Gành Rái 0,19 0,56 0,84 0,26 0,15 0,32 34,10 0,33
Định An 0,55 8,76 0,63 0,95 0,66 2,41 1,07 0,95
Sông Đốc 0,47 0,55
Rạch Giá 0,31 0,62 0,52 1,03 0,79 0,66 0,86 1,04

Kết quả đo vào thời điểm tháng 8, 9 năm 2020 ở hơn 70 điểm quan trắc
nước biển ven bờ tại 16 tỉnh ven biển cho thấy, chỉ có 2% điểm vượt QCVN 10-
MT:2015/BTNMT đối với thông số N-NH4+ và 11% vượt QCVN 10-
MT:2015/BTNMT đối với thông số tổng dầu mỡ khoáng134. Mức độ ô nhiễm gia
tăng vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) thể hiện ở sự gia tăng nồng độ các
hợp chất hữu cơ, hợp chất chứa nitơ (NH 4+), TSS; điều này có thể liên quan đến
sự việc rửa trôi các chất ô nhiễm từ đất liền theo sông ra biển.
a) Môi trường nước biển ven bờ khu vực phía Bắc
Tổng hợp kết quả quan trắc và tính toán giai đoạn 2015 -2018 cho thấy
giá trị RQ khá nhỏ, nguy cơ ô nhiễm môi trường thấp. Năm 2018, tại Trà Cổ có
giá trị RQ tăng ở mức nguy cơ ô nhiễm cao, song đây chỉ là mang tính thời điểm
do mật độ Coliform khá cao liên quan đến thời tiết, đạt cực đại vào mùa mưa là
40.050 CFU/100mL.
Bảng 2.18. Giá trị rủi ro môi trường tại một số khu vực ven biển phía Bắc
Mùa khô Mùa mưa
Địa
điểm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2015 2016 2017 2018 2015 2016 2017 2018
Trà Cổ 0,19 0,13 0,15 1,44 0,25 0,16 0,29 1,75
Cửa
0,24 0,18 0,16 0,79 0,24 0,2 0,3 0,49
Lục
Đồ Sơn 0,26 0,23 0,23 0,48 0,37 0,27 0,27 0,56

Ba Lạt 0,33 0,37 0,28 0,57 0,41 0,37 0,29 0,74

Nguồn: Trạm QT&PTMT Biển ven bờ miền Bắc (2019)


Kết quả khảo sát năm 2019 cho thấy các khu vực cửa sông, khu vực nuôi
trồng thủy sản bị ô nhiễm NH4+ nhẹ hoặc chạm ngưỡng cho phép của QCVN10-
MT:2015/BTNMT. Hàm lượng TSS cao ở hầu hết các vùng biển ven bờ phía
Bắc và thấp khi ở xa bờ và các khu vực ít có cửa sông (Hình 2.16), điều này liên
134
Công văn số 3987/TCMT-VPTC ngày 10/12/2020 về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo Quyết
định 3756/QĐ-BTNMT

| 168
quan đến hàm lượng phù sa khá cao trong các con sông miền Bắc đổ ra biển.

Hình 2.16. Diễn biến giá trị TSS vùng biển ven bờ phía Bắc giai đoạn 2015-2020 (Nguồn:
Trạm QT&PTMT Biển ven bờ miền Bắc, 2020)
Tại các cảng biển, do hoạt động tàu thuyền, nước biển cũng bị ô nhiễm
bởi dầu mỡ khoáng (Hình 2.17), phần lớn các điểm quan trắc đều ghi nhận hàm
lượng dầu mỡ khoáng vượt giới hạn cho phép của QCVN 10-MT:2015/BTNMT
(0,5 mg/L). Kết quả quan trắc tại một số cảng biển như: Cảng Cái Lân – Quảng
Ninh; Cảng Đình Vũ – Hải Phòng)135 cho thấy giá trị thông số NH 4+ và PO43-
vượt hoặc chạm ngưỡng vượt giới hạn cho phép.

Hình 2.17. Diễn biến dầu mỡ khoáng khu vực ven biển phía Bắc giai đoạn 2018 -2020
Tại một số cụm đảo lớn khu vực phía Bắc, điển hình như: cụm đảo Cô Tô
- Vĩnh Thực và Cụm đảo Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh; đảo Bạch Long Vĩ
của TP Hải Phòng ... là các đảo có hoạt động kinh tế biển tương đối phát triển
(hậu cần nghề cá, khai thác, sơ chế và chế biến hải sản…), song quy mô lượng
chất thải phát sinh không đáng kể và không thường xuyên nên ít gây ảnh hưởng
đến môi trường nước biển; các thông số quan trắc, phân tích nằm trong giới hạn
cho phép của QCVN 10-MT:2015/BTNMT.
b) Môi trường nước biển ven bờ Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ

135
Kết quả quan trắc Tổng cục Môi trường năm 2019, tại Cảng Cái Lân (Quảng Ninh) giá trị NH 4+ (2,88mg/L),
vượt 5,8 lần; tại Cảng Đình Vũ (Hải Phòng), giá trị PO 43- (0,52 mg/L), Fe (0,52 mg/L) chạm ngưỡng của QCVN
10-MT:2015/BTNMT.

| 169
Chất lượng môi trường nước biển ven bờ miền Trung (từ Thanh Hóa –
Bình Thuận) khá tốt, đến trên 97% số giá trị quan trắc từ giai đoạn 2015-2018
đạt giá trị RQ < 1 (mức nguy cơ ô nhiễm môi trường thấp). Tuy nhiên đã ghi
nhận có điểm quan trắc với giá trị RQ > 1,5 (mức nguy cơ ô nhiễm rất cao)
mang tính thời điểm do sự tăng cao của mật độ Coliform, đạt giá trị trung bình
600.025 MPN/100 ml vào thời gian khảo sát mùa khô 2015 và 89.625 MPN/100
ml vào mùa mưa 2018 (Bảng 2.19).
Bảng 2.19. Giá trị rủi ro môi trường RQ tại một số khu vực ven biển miền Trung
Mùa khô Mùa mưa
Địa điểm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2015 2016 2017 2018 2015 2016 2017 2018
Sầm Sơn 0,18 0,19 0,15 0,24 0,26 0,21 0,16 0,43
Cửa Lò 0,16 0,2 0,18 0,26 0,25 0,23 0,19 0,43
Đèo Ngang 0,07 0,10 0,14 0,09 0,10 0,10 0,12 0,10
Đồng Hới 0,07 0,11 0,11 0,08 0,11 0,08 0,09 0,10
Thuận An 0,08 0,08 0,12 0,09 0,10 0,07 0,10 0,12
Đà Nẵng 0,09 0,07 0,10 0,09 0,10 0,08 0,09 0,11
Dung Quất 0,09 0,07 0,12 0,09 0,10 0,08 0,10 0,11
Sa Huỳnh 0,08 0,07 0,11 0,09 0,08 0,07 0,09 0,11
Quy Nhơn 0,08 0,07 0,11 0,09 0,10 0,07 0,09 0,11
Nha Trang 0,09 0,11 0,11 0,11 0,10 0,14 0,12 0,14
Phan Thiết 16,87 0,14 0,19 0,14 0,15 0,16 0,66 2,66

Tương tự như môi trường nước biển ven bờ khu vực miền Bắc, nước biển
các vùng ven biển miền Trung nơi có hoạt động nuôi trồng thủy sản trên các
vũng vịnh, đầm phá có một số thông số vượt giới hạn cho phép của QCVN 10-
MT:2015/BTNMT (Hình 2.18; Hình 2.19) và ảnh hưởng từ các chất thải từ đất
liền theo sông, suối đổ ra biển.

Hình 2.18. Tỷ lệ % số giá trị thông số vượt QCVN 10-MT:2015/BTNMT (NT - BT) khu vực
biển ven bờ miền Trung giai đoạn 2015-2018 (Nguồn: Trạm QT&PTMT Biển ven bờ miền
Bắc, miền Trung, 2018)

| 170
Hình 2.19. Giá trị NH4+ tại các khu vực cửa sông ven biển miền Trung giai đoạn 2018 - 2020

Hình 2.20. Giá trị tổng dầu mỡ khoáng tại khu vực cảng biển miền Trung giai đoạn 2018-
2019 (Nguồn: TCMT, 2019)
Các cảng biển, âu thuyền đều bị ô nhiễm dầu mỡ khoáng vượt giới hạn
cho phép của QCVN 10-MT:2015/BTNMT và có xu hướng năm sau cao hơn
năm trước (Hình 2.20).
Hộp 2.1. Chất lượng môi trường tại các đầm, vịnh ven biển tỉnh Phú Yên
Đầm Cù Mông bị ô nhiễm bởi TSS, NH4+, trong đó mức độ gia tăng cao thời điểm mùa
mưa, giá trị NH4+ dao động từ 0,2 - 0,68 mg/L, vượt giới hạn cho phép của QCVN 10-
MT:2015/BTNMT (BT-TS) từ 2,0 đến 6,8 lần.
Tại Vịnh Xuân Đài, giá trị NH4+ cũng ghi nhận vượt ngưỡng ở tất cả thời điểm quan
trắc trong năm, cao nhất vào thời điểm mùa khô, dao động từ 0,17-1,55mg/L, vượt giới hạn
cho phép từ 1,7 đến 15,5 lần, kế tiếp thời điểm mùa mưa, dao động từ 1,12 - 1,16mg/l, vượt
giới hạn cho phép từ 1,2 đến 11,6 lần và thấp nhất thời điểm giao mùa, dao động từ 0,12-
0,32mg/L, vượt gấp từ 1,2 -3,2 lần giới hạn cho phép của QCVN 10-MT:2015/BTNMT.
Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Phú Yên (2019)

Chất lượng môi trường nước biển ven bờ tại các bãi tắm khá tốt. phần lớn
thông số có giá trị nằm trong giới hạn của QCVN 10-MT:2015/BTNMT – Đối
với bãi tắm, du lịch thể thao biển. Vào một số thời điểm trong năm, các bãi tắm,
ven biển miền Trung xuất hiện các hiện tượng dầu vón cục hoặc váng dầu.

| 171
Nguyên nhân có thể do dầu trôi dạt không rõ nguồn gốc từ hoạt động giao thông
thủy ngoài khơi trôi dạt vào, tuy nhiên hiện tượng trên chỉ mang tính thời điểm.
Khu vực biển ven bờ các đảo như: đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị, cụm đảo
Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, cụm đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận và cụm đảo Côn
Đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,…. có chất lượng môi trường tốt, nằm trong giới
hạn cho phép của QCVN 10-MT:2015/BTNMT.
c) Môi trường nước biển ven bờ Ðông Nam Bộ và Tây Nam Bộ
Đối với vùng ven biển kéo dài từ Bà Rịa – Vũng Tàu tới Kiên Giang 136
(khu vực phía Nam), kết quả tính toán giá trị RQ giai đoạn 2015-2018 cho thấy,
có đến 75% giá trị RQ đạt mức nguy cơ ô nhiễm môi trường thấp (RQ<1);
10,7% giá trị RQ ở mức trung bình (RQ: 1-1,2, mức nguy cơ ô nhiễm môi
trường trung bình) và 14,3% giá trị RQ>1,5, mức nguy cơ ô nhiễm môi trường
cao. Các điểm có giá trị RQ>1,5 tập trung tại các điểm quan trắc gần cửa sông,
khu vực nuôi trồng thủy hải sản (Bảng 2.20).
Kết quả quan trắc cho thấy giá trị các thông số Coliform, TSS, Fe (mùa
mưa), tổng dầu mỡ khoáng,...cao, vượt giới hạn cho phép của QCVN 10-
MT:2015/BTNMT. Tương tự các khu vực biển ven bờ khác, khu vực biển ven
bờ phía Nam, các thông số ô nhiễm chủ yếu gồm NH 4+, Coliform, TSS và Fe có
tỷ lệ vượt quy chuẩn cao (Hình 2.21).
Bảng 2.20. Giá trị rủi ro môi trường tại một số khu vực ven biển phía Nam (Nguồn: Trạm
QT&PTMT Biển ven bờ phía Nam, 2018)
Mùa khô Mùa mưa
Địa điểm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2015 2016 2017 2018 2015 2016 2017 2018
Gành Rái 0,19 0,56 0,84 0,26 0,15 0,32 34,10 0,33
Định An 0,55 8,76 0,63 0,95 0,66 2,41 1,07 0,95
Rạch Giá 0,31 0,62 0,52 1,03 0,79 0,66 0,86 1,04

Do đặc điểm tự nhiên, vùng biển ven bờ khu vực phía Nam chịu tác động
mạnh bởi hệ thống cửa sông ven biển (không chịu tác động bởi hệ thống đê
bao), do đó hàm lượng phù sa trong nước biển ven bờ khá cao. Giá trị các thông
số TSS cao, vượt giới hạn cho phép của QCVN 10 - MT:2015/BTNMT và tăng
cao mùa mưa (Hình 2.22).
Đối với các bãi tắm, môi trường nước biển khá sạch, chưa có dấu hiệu ô
nhiễm, các thông số quan trắc, phân tích đều nằm trong ngưỡng quy định của
QCVN 10-MT:2015/BTNMT.

136
Dải ven biển phía Nam từ Bà Rịa – Vũng Tàu tới Kiên Giang, được chia thành 2 khu vực khá riêng biệt. Từ
Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu) tới mũi Cà Mau thuộc bờ tây biển Đông, nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ
thống sông Đồng Nai và Cửu Long. Từ mũi Cà Mau tới Mũi Nai, giáp biên giới Việt Nam – Campuchia thuộc
Vịnh Thái Lan có ít các sông lớn đổ ra cũng như chế độ động lực biển yếu.

| 172
Hình 2.21. Tỷ lệ % số giá trị thông số vượt QCVN 10-MT:2015/BTNMT ( Nguồn: Trạm
QT&PTMT Biển ven bờ phía Nam, 2018)

Hình 2.22. Diễn biến giá trị TSS ven biển phía Nam giai đoạn 2015 – 2019 (Nguồn: TCMT;
Trạm QT&PTMT Biển ven bờ phía Nam, 2019)
Chất lượng môi trường nước biển ven bờ khu vực biển và hải đảo Kiên
Giang khá tốt, phần lớn các thông số quan trắc nằm trong giới hạn cho phép.
Ngoại trừ thông số NH4+ tại các khu vực cửa sông, khu vực ven bờ các đảo
vượt giới hạn cho phép theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT (Hình 2.23).
Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của hoạt động đánh bắt, trao đổi mua bán
của các tàu thuyền và chất thải sinh hoạt.

Hình 2.23. Giá trị NH4+ tại khu vực biển ven bờ và các đảo ven bờ tỉnh Kiên Giang năm 2016
(Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Kiên Giang, 2016)

| 173
Đối với các đảo, cụm đảo như Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
Đảo Hòn Khoai thuộc tỉnh Cà Mau; Cụm đảo Thổ Chu thuộc tỉnh Kiên Giang,
chất lượng môi trường nước biển tốt, phần lớn các thông số quan trắc, phân tích
nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 10-MT:2015/BTNMT.
3.1.2. Môi trường nước biển khơi
Theo kết quả quan trắc xa bờ giai đoạn 2016-2020, nước biển khơi của
vùng biển Việt Nam có chất lượng tốt. Hầu hết các thông số đặc trưng cho chất
lượng nước biển xa bờ ở các vùng biển có giá trị thấp và nằm trong ngưỡng cho
phép của QCVN 10-MT:2015/BTMT.
Tại các khu vực đang khai thác dầu khí (Hình 2.24), chất lượng môi
trường nước biển cũng chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, nhóm các thông số kim loại
và dầu trong nước biển đều nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 10-
MT:2015/BTMT.

Hình 2.24. Diễn biến dầu mỡ khoáng trong nước biển xung quanh khu vực
khai thác dầu khí giai đoạn 2016-2020 (Nguồn: Trung tâm QT-PTMT Biển thuộc Quân
chủng Hải Quân, 2020)

Hình 2.25. Diễn biến hàm lượng Cu trong nước biển vùng biển Tây Nam Bộ và Côn Sơn giai
đoạn 2016-2020 (Nguồn: Trung tâm QTMT Biển, Viện Nghiên cứu Hải sản,2020)
Các khu vực vùng biển Tây Nam Bộ và Côn Sơn, kết quả quan trắc cho

| 174
thấy giai đoạn 2015-2016 có biểu hiện ô nhiễm kim loại trong môi trường nước
biển (Hình 2.25, Hình 2.26) nhưng từ năm 2018 đến nay, môi trường nước biển
tại khu vực này đã cải thiện, các thông số quan trắc, phân tích đều nằm trong
giới hạn cho phép của QCVN 10-MT:2015/BTNMT.

Hình 2.26. Diễn biến hàm lượng Zn trong nước biển vùng biển Tây Nam Bộ
và Côn Sơn giai đoạn 2016-2020 (Nguồn: Trung tâm QTMT Biển, Viện Nghiên cứu Hải sản)
Các muối dinh dưỡng vùng biển Tây Nam Bộ và Côn Sơn ít biến động
qua các năm, trừ muối Si-SiO2- có xu hướng tăng (Hình 2.27).

Hình 2.27. Diễn biến hàm lượng muối dinh dưỡng vùng biển Côn Sơn giai đoạn 2005 – 2019
(Nguồn: Trung tâm QTMT Biển, Viện Nghiên cứu Hải sản, 2019)
3.2. Một số hạn chế, khó khăn trong quản lý, bảo vệ môi trường biển
Cùng với sự phát triển các hoạt động kinh tế trên biển và ven biển, đặc
biệt là việc xây dựng các nhà mày công nghiệp quy mô lớn ven biển (nhà máy
thép, điện, lọc dầu…), tình trạng ô nhiễm cục bộ môi trường nước biển ven bờ,
vùng cửa sông, vũng, vịnh vẫn đang xảy ra. Sự cố môi trường về tràn dầu, cháy
nổ, rò rỉ hóa chất… (tương tự như Formosa) vẫn là nguy cơ cao. Công tác quản
lý, bảo vệ môi trường biển hiện đang gặp một số hạn chế, khó khăn chính sau:
- Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tài nguyên, môi trường biển và quy định về lấn biển đang trong quá trình xây
dựng. Hiện nay chưa có lực lượng thanh tra chuyên ngành về biển và hải đảo

| 175
dẫn đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định bảo vệ
môi trường biển còn hạn chế. Mặc dù đã cố gắng chi tiết hoá ở một số quy định
xử phạt ở các ngành, lĩnh vực có liên quan (theo các pháp luật chuyên ngành:
dầu khí, hàng hải, thủy sản,…) nhưng chưa đầy đủ, mức độ xử phạt còn thấp.
- Sự phối hợp, chịu trách nhiệm giữa các bộ, ngành, địa phương trong ứng
phó với sự cố môi trường biển (đặc biệt là sự cố tràn dầu và hóa chất độc trên
biển) còn hạn chế; chưa tạo được mối liên hệ chặt chẽ, thuận tiện giữa các cơ
quan trung ương với các địa phương hay giữa các địa phương với nhau.
- Cơ cấu tổ chức trong công tác quản lý biển và hải đảo tại các địa phương
chưa có sự thống nhất. Mỗi địa phương lại có nhận thức và cách thức quản lý về
tài nguyên, môi trường biển và hải đảo khác nhau. Một số tỉnh/thành phố có biển
chỉ thành lập phòng Biển và Hải đảo hoặc chuyển đổi từ Chi cục Biển và Hải
đảo thành phòng. Việc cắt giảm số lượng biên chế cũng ảnh hưởng đến việc
thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường biển và hải đảo tại địa phương.
- Số lượng và năng lực nguồn nhân lực tham gia vào công tác quản lý bảo
vệ môi trường biển còn thiếu và yếu. Nguồn lực hiện nay ở một số ngành, lĩnh
vực chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi cao của hội nhập quốc tế
trong lĩnh vực này. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống máy móc, phòng thí
nghiệm còn thiếu thốn để phục vụ việc khảo sát, phân tích môi trường biển,
công tác kiểm soát giám sát hoạt động thi hành pháp luật về tài nguyên, môi
trường biển.
- Tư duy phát triển xem trọng các yếu tố kinh tế, tăng trưởng ngắn hạn
hơn các yếu tố môi trường còn khá phổ biến. Việc nâng cao nhận thức và trách
nhiệm liên kết địa phương, vùng, liên ngành trong bảo vệ môi trường biển chưa
được quan tâm đúng mức, thể hiện khá rõ trong việc lấy ý kiến xây dựng chính
sách chuyên ngành. Việc phát triển chưa theo quy hoạch ở một số lĩnh vực, địa
phương như nuôi trồng thủy sản, lấn biển để phát triển các khu du lịch và dịch
vụ biển diễn ra phức tạp.
3.3. Thách thức đối với môi trường và hệ sinh thái biển
3.3.1. Vấn đề rác thải nhựa đại dương
Ô nhiễm chất thải nhựa ở biển là một trong những đe dọa lớn nhất của đại
dương thế giới, đã và đang phá hoại các hoạt động kinh tế, xã hội tại các vùng
biển và vùng bờ biển, như du lịch, nghỉ dưỡng, nghề cá và giao thông, môi
trường, ĐDSH và nguồn lợi cá biển, sức khỏe và sự an toàn của con người,...
Ước tính rác thải nhựa đại dương gây thiệt hại cho 21 nền kinh tế quanh Thái
Bình Dương là khoảng 949 triệu € mỗi năm, trong đó thiệt hại đối với thủy sản
là 273 triệu €, với hàng hải là 209 triệu €, với du lịch là 467 triệu € (Mcllgorm
và cs, 2011).
Theo UNEP (2018), Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác
thải nhựa xả ra biển nhiều nhất trên thế giới, với khối lượng rác thải nhựa xả ra

| 176
biển khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải
nhựa ra biển trên toàn thế giới. Việt Nam xếp thứ tư trong danh sách những
nước làm phát sinh ô nhiễm nhựa biển trên toàn thế giới, sau Trung Quốc,
Indonesia và Philippines (Jambeck và cộng sự, 2015).
Hiện nay, chúng ta chưa có quy định cụ thể về phạm vi đối tượng, phương
pháp điều tra, thống kê rác thải nhựa đại dương. Tổng hợp một số kết quả các dự
án, chương trình điều tra, đánh giá, thống kê rác thải nhựa chủ yếu triển khai tại
một số tỉnh, một số vùng ven biển cho thấy rác thải nhựa tập trung ở một số khu
vực như các bãi biển ven bờ, trên sông, khu vực bảo tồn và rừng ngập mặn, khu
vực các đảo xa bờ, cụ thể:
- Tại các bãi biển, theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (World Bank)
khi khảo sát 14 bãi biển tại các tỉnh/thành phố là Hải Phòng, Thừa Thiên Huế,
Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, TP Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Cần Thơ và
Kiên Giang137 thì: Rác thải nhựa chiếm 95,4% tổng lượng chất thải rắn, trung
bình 81 mảnh nhựa trên mỗi mét bờ biển138. Các sản phẩm nhựa (chủ yếu là túi
ni lông) dùng một lần chiếm 52% tổng lượng rác thải nhựa. Kết quả đo lường
Chỉ số Bờ biển sạch (CCI)139 cho thấy tại 10 vị trí (chiếm 71,4% tổng số) là cực
kỳ bẩn (CCI trên 20), hai vị trí ở mức bẩn (CCI từ 10 đến 20), và hai vị trí khác
ở mức trung bình (CCI từ 5 đến 10). Chỉ số CCI cao nhất được ghi nhận tại bãi
biển Mỹ Ca ở Khánh Hòa (231), bãi biển Lai Hòa ở Sóc Trăng (176), Bãi
Trường trên Đảo Phú Quốc (163) và bãi biển Bến phà Gót ở Hải Phòng (73).
Điều tra của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN, 2019) tại 30 bãi biển
cho thấy mỗi mét vuông bờ biển có khoảng 86,1 mảnh nhựa với kích thước khác
nhau; các vị trí có mức ô nhiễm nhựa cao phần lớn nằm gần bến tầu, khu dân cư
(Cửa sông Cái, bãi Vĩnh Hoà – Nha Trang) hoặc có hoạt động du lịch mạnh (bãi
Hang Câu – Lý Sơn, Hòn Mun – Nha Trang,…).
- Trên các bờ sông: Ngân hàng thế giới đã khảo sát 24 sông tại 10
tỉnh/thành phố (Lào Cai, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,
Khánh Hoà, TP Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Cần Thơ và Kiên Giang) 140 với kết
quả như sau: tổng số thu gom được 2.707 vật dụng chất thải rắn, trung bình 22,5
vật dụng/đơn vị141. Rác thải nhựa chiếm 79,7% về số lượng và 57,2% về trọng
lượng. Các đồ nhựa dùng một lần chiếm 72% tổng lượng rác thải nhựa. Số
lượng rác thải nhựa trung bình ở các vị trí bờ sông thuộc khu vực đô thị (21,4
vật dụng/đơn vị) cao hơn gần gấp hai lần so với các vị trí bờ sông thuộc khu vực
nông thôn (12,1 vật dụng/đơn vị).
137
World Bank (2021). Vietnam Plastic Pollution Diagnotics.
138
Mỗi mét bờ biển: được tính từ mép nước đến hết bãi biển.
139
Chỉ số bờ biển sạch – CCI (Coastal Clean Index): được thực hiện theo nghiên cứu của (Alkalay, Pasternak,
& Zask, 2007); theo đó công thức tính là CCI = (trung bình số lượng chất thải nhựa trên mỗi mặt cắt 5m /
Diện tích trung bình của mặt cắt thực hiện khảo sát) x K; trong đó K là hệ số tương quan có giá trị = 20; Các
mức đánh giá ô nhiễm nhựa theo CCI như sau: 0-2: rất sạch; 2-5: sạch; 5-10: trung bình; 10-20: ô nhiễm
nhựa; >20: rất ô nhiễm nhựa.
140
World Bank (2021). Vietnam Plastic Pollution Diagnotics.
141
Vật dụng/đơn vị: được tính bằng số lượng vật dụng đếm được trên 1 khối mẫu đất (1m x 1m x 0,3cm).

| 177
- Tại khu vực bảo tồn và rừng ngập mặn ven biển, một số nghiên cứu chỉ
ra tại khu vực Tiên Lãng – Hải Phòng có khoảng 12,3-16,3 kg/100 m 2 vi nhựa
trong trầm tích rừng ngập mặn, tốc độ tích lũy rác 0,55-0,73 kg/100m 2/tháng.
Trong đó, các đồ đựng thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất với 0,29-47,7%, các đồ
dùng đánh bắt thủy sản chiếm 22,5-38,3%, các đồ dùng gia đình chiếm 4,1-
5,5%, còn lại là các loại chất thải khó phân hủy khác.
- Tại các khu vực đảo xa bờ, theo báo cáo của tổ chức IUCN năm 2020,
số lượng rác thải trung bình tại các bãi biển trên các đảo xa bờ (Bạch Long Vĩ,
Lý Sơn, Côn Đảo, Hòn Cau) là 64,49±80,88 mảnh/m và lớn hơn số liệu rác thải
trung bình của các bãi biển trên đất liền (Ninh Thuận, Quảng Trị) hoặc đảo ven
bờ (Cát Bà, Cù Lao Chàm). Về khối lượng thì các bãi trên đất liền và đảo xa bờ
có số lượng trung bình tương đối cao, lần lượt là 0,69±0,77 kg/m và 0,67±1,3
kg/m142. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do các bãi ở
đảo ven bờ phần lớn nằm trong khu vực thu hút nhiều khách du lịch và có các
dịch vụ du lịch (ví dụ như tại Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quốc) nên có sự thu
dọn rác thải trên các bãi biển thường xuyên hơn so với các đảo xa bờ.
3.3.2. Sự cố tràn dầu trên biển
Sự cố tràn dầu gây ảnh hưởng xấu không chỉ để lại hậu quả nặng nề đối
với môi trường, đặc biệt là các HST rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát,
đầm phá và các rạn san hô; tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế biển như du
lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tác động trực tiếp đến sinh kế của người
dân. Ô nhiễm dầu làm giảm sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục
của các HST từ tác động của các tai biến. Khi chảy loang trên mặt nước, dầu tạo
thành váng và bị biến đổi tính chất làm tổn thương các HST. Các màng dầu làm
giảm khả năng trao đổi oxy giữa không khí và nước.
Trong số các sự cố môi trường biển, sự cố tràn dầu xuất hiện nhiều nhất
trên vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các sự cố tràn dầu trên biển Việt
Nam đều là các sự cố nhỏ, được ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu quả kịp
thời. Thống kê chưa đầy đủ cho thấy, từ năm 1989 đến nay cả nước có hơn 100
vụ tràn dầu do tai nạn hàng hải, tràn ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu.
Hộp 2.2. Một số sự cố tràn dầu trên biển năm 2019
Sự cố tàu hàng 8.000 tấn chìm trên sông Lòng Tàu (Cần Giờ, Tp Hồ Chí Minh) chứa
150 tấn dầu ngày 18/10/2019. Đơn vị ứng phó sự cố phải tiến hành bơm hút 150 tấn dầu ra
khỏi tàu nhằm hạn chế sự cố tràn dầu, tuy nhiên một phần dầu loang ra sông gây ảnh hưởng
môi trường khu vực.
Sự cố chìm tàu Nordana Sophia của Thái Lan trên biển Hà Tĩnh ngày 28/11/2019: tàu
Nordana Sophia của Thái Lan rời cảng từ Hồng Kông đến cảng Sơn Dương thì gặp sự cố
chìm tàu trên vùng biển Kỳ Anh, Hà Tĩnh gây ra hiện tượng dầu vón cục trôi dạt trên bờ
biển thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh. Trên tàu có 40 tấn dầu DO và 140 tấn dầu FO đã
được đóng kín các van. Khu vực dầu tràn kéo dài từ bãi biển thôn Đông Yên (cũ), đến Tân
Phúc Thành, Hải Thanh, đến cầu cảng Hải đội 2 Bộ đội biên phòng, có lượng dầu tràn đã
142
IUCN (2020). Chương trình giám sát và đánh giá chất thải nhựa ở bờ biển Việt Nam, báo cáo năm 2020.

| 178
dạt vào bờ (chiều dài khoảng 3.500m, chiều rộng khoảng 30-50m), dạng cục, sệt màu đen
chạy theo vệt sóng, nhiều chỗ bị vùi lấp khá sâu, mật độ khá dày và phía ngoài đảo Sơn
Dương cũng có dầu tràn vào các khe rãnh ven bờ đảo với mức độ khá nhiều, riêng đoạn bãi
ven đảo có chiều dài khoảng 500m.

3.3.3. Vấn đề kiểm soát các nguồn thải


Hầu hết các chất gây ô nhiễm trên biển đều từ đất liền theo sông đổ ra
biển dẫn đến ô nhiễm cục bộ ở một số khu vực ven bờ. Theo báo cáo của 28
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, đã thống kê được được 647 đơn
vị, doanh nghiệp có hoạt động xả thải trực tiếp ra với tổng lưu lượng khoảng
88.667,902 m3/ngày đêm. Trong tổng lượng nước thải phát sinh ra các lưu vực,
thì nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Khoảng 13% nước nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn
quy định, khoảng 89,28% khu công nghiệp, 16,5% cụm công nghiệp có hệ thống
xử lý nước thải tập trung (ISPONRE, 2020) 143. Việc xả thải ra biển của các khu
kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh
đang diễn ra hàng ngày với lưu lượng xả thải ngày một tăng và diễn ra phức tạp,
khó kiểm soát. Các thiết bị quan trắc, giám sát còn thiếu, lạc hậu và đã xảy ra
nhiều vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xả thải ra biển chưa qua
xử lý, gây ô nhiễm môi trường biển.
Hoạt động dầu khí, khai thác khoáng sản biển, vận tải biển với quy mô
khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí và 272 bến cảng biển
đang hoạt động với tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm, nhiều năm qua mặc
dù có đóng góp lớn cho nền kinh tế nhưng cũng tạo ra các tác động không nhỏ
đến môi trường biển. Ngoài nước thải lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình
mỗi năm hoạt động này phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trên 15
nghìn tấn dầu mỡ trôi nổi.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng làm tăng đáng kể lượng chất thải, chủ
yếu là từ phân bón và thức ăn, gây hiện tượng phú dưỡng cục bộ. Với tổng diện
tích nuôi tôm hơn 600 nghìn ha, hằng năm có gần 3 triệu tấn chất thải thải ra
môi trường. Hầu như tất cả rác thải từ làng chài được thải ra biển mà không
được xử lý; các loại rác thải này rất khó thu gom, dẫn đến ô nhiễm biển, ngăn
dòng chảy ở một số kênh. Một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm cục bộ, các
chỉ tiêu chất dinh dưỡng, Coliform và TSS có hiện tượng vượt QCVN do các
hoạt động nuôi trồng thủy sản tại cửa sông ven biển. Đã xuất hiện các điểm ô
nhiễm cục bộ kéo dài tại một sô khu vực biển biển ven bờ, điển hình như khu
vực ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh, Đà Nẵng - Dung Quất, Ganh Ri - Vũng
Tàu, Rạch Giá - Hà Tiên.
Hộp 2.3. Sự cố môi trường nghiêm trọng do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp
Formosa gây ra năm 2016

143
Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (2020). Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chiến
lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020.

| 179
Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã xả thải trái phép nước
thải có chứa độc tố không qua xử lý ra môi trường biển, dẫn đến hiện tượng cá chết hàng
loạt tại vùng biển Vũng Áng bắt đầu từ ngày 6 tháng 4 năm 2016, sau đó lan rộng ra 4 tỉnh
miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Các thông số được xác định là nguyên nhân gây ra sự cố môi trường (Fe, Xyanua,
Phenol) trong môi trường nước biển và màng bám keo tụ.
Đối với Fe: tháng 5/2016 có 12/316 mẫu (3,8%) vượt QCVN (0,5mg/l) và giá trị cao
nhất là 0,9mg/l. Tháng 6/2016 có 6/331 mẫu (1,8%) vượt QCVN và giá trị cao nhất là
0,7mg/l. Mẫu tầng đáy có kết quả cao hơn mẫu tầng mặt và phần lớn xuất hiện ở Hà Tĩnh
Đối với Tổng Phenol: tháng 6/2016 có 9/331 mẫu (2,7%) vượt QCVN (30 µg/L) với
giá trị lớn nhất là 62 µg/l, bao gồm Hà Tĩnh: 5 mẫu, Quảng Bình: 1 mẫu, Quảng Trị: 2 mẫu,
Thừa Thiên Huế: 1 mẫu. 7/9 mẫu vượt QCVN là mẫu tầng đáy. Tháng 8/2016, do đã kiểm
soát được nguồn phát thải từ Công ty Formosa Hà Tĩnh, cùng với khả năng phân huỷ và
làm sạch tự nhiên của môi trường, hàm lượng tổng phenol trong nước biển đã giảm và tất cả
các mẫu quan trắc đều có giá trị nhỏ hơn 30 µg/l (giới hạn cho phép của QCVN 10-
MT:2015/BTNMT).
Về màng bám keo tụ: tháng 6-7/2016, vẫn còn hiện tượng lớp màng màu vàng (màng
bám hệ keo sắt hấp phụ các độc tố phenol, xyanua) bám trên bề mặt đá, san hô chết và các
khe đá, tuy nhiên lớp màng bám này đã mỏng đi nhiều so với tháng 4, 5/2016. Trên nền đáy
bùn và đáy cát hầu như không còn phát hiện được lớp màng bám này. Hàm lượng phenol và
xyanua trong màng bám đã giảm rất nhanh, nhiều nơi hàm lượng phenol đã giảm trên 90%
so với tháng 4-5/2016 (hòn Sơn Dương, Chân Mây, Sơn Chà, Hải Vân).
Sự cố môi trường biển gây hải sản chết bất thường tại một số tỉnh miền Trung xảy ra
vào đầu tháng 4/2016 đã để lại hậu quả rất nghiêm trọng trên nhiều phương diện, lĩnh vực,
gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với 4 tỉnh miền Trung.
Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia (2016)

3.3.4. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng


Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ
BĐKH và nước biển dâng, đặc biệt là những vùng đất ngập nước ven biển như
Cà Mau, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nam Định… BĐKH tác động tới các
HST theo nhiều cách khác nhau; nhiệt độ tăng sẽ tác động tới các loài động,
thực vật nhạy cảm với nhiệt độ; lượng mưa giảm sẽ thu hẹp diện tích đất ngập
nước ven biển, làm tăng phát thải khí nhà kính vào khí quyển do sự phân hủy
của các chất hữu cơ, than bùn. BĐKH và nước biển dâng dẫn tới sự thu hẹp diện
tích phân bố địa lý của vùng ven biển. Tác động của BĐKH làm cho các vấn đề
ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm ĐDSH và HST càng trở lên phức tạp
và khó lường.
Nước biển dâng kèm mưa bão lớn hơn có thể sẽ gây ngập lụt, phá hủy cơ
sở hạ tầng ở các vùng duyên hải như đường giao thông, sân bay, cầu cống và hệ
thống đường ống. Năm 2019, đợt triều cường vào những ngày đầu tháng 8 năm
2019 tại ven biển Tây Cà Mau đã làm sạt lở nghiêm trọng khoảng 356 m tuyến
đê Hòn Đá Bạc - Kinh Mới (thuộc đoạn đê biển phía bờ Bắc Vàm Kênh Mới).
Những năm gần đây, tình trạng
sạt lở bờ đê, bờ biển có diễn biến

| 180
Hình 2.28. Sạt lở đê biển Tây Cà Mau trong
ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến tình trạngđợtmất ổncường
triều địnhcao
bờđầu
biển, diễn
tháng ra ở ven
8/2019
bờ cả ba miền, với 397 đoạn có tổng chiều dài trên 920 km. Mức độ, quy mô xói
lở kéo dài nhiều năm, nhưng cũng có những khu vực xói lở xảy ra bất thường
với tốc độ lớn. Xói lở bờ biển đã uy hiếp trực tiếp đến tính mạng và tài sản của
nhân dân tại các khu ven biển, đặc biệt tại đồng bằng sông Cửu Long và dải ven
biển một số tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú
Yên, Bình Thuận, Cà Mau là khu vực tập trung đông dân cư và nhiều hoạt động
KT-XH đang có tốc độ phát triển nhanh.
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng đồng bằng trên thế
giới dễ bị tổn thương và dễ bị ảnh hưởng nhất khi nước biển dâng và các đối
tượng dễ bị tổn thương nhất là người nghèo, dân tộc thiểu số, người già, phụ nữ,
trẻ em và người khuyết tật. Nước biển dâng làm gia tăng quá trình xâm nhập
mặn ở khu vực ven biển dẫn đến thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, hệ số sử
dụng đất có thể giảm từ 3-4 lần/năm xuống còn 1-1,5 lần/năm. Ngập mặn sẽ
nghiêm trọng với vùng Đồng bằng Sông Hồng và đặc biệt với vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long, gây ảnh hưởng trực tiếp đến 85% dân số khu vực. Theo Kịch
bản Biến đổi khí hậu 2016, nếu mực nước biển dâng 100 cm, khoảng 16,8%
diện tích đồng bằng sông Hồng, 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và
nhiều vùng trũng khác có nguy cơ bị ngập trong nước.

| 181
PHẦN 3: VIỆT NAM HƯỚNG TỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN XANH

| 182
I. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
Thế kỷ 21 được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có
biển đều quan tâm đến biển, coi trọng việc phát triển kinh tế biển. Khu vực Biển
Đông, trong đó có các vùng biển của Việt Nam, giữ vị trí địa kinh tế, địa chính
trị rất quan trọng; lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh
rõ vị trị, vai trò đó. Với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, các vùng biển
Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước, Đảng và Nhà
nước đã có những nghị quyết, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế biển
gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo hướng tới phát triển bền vững.
1.1. Bảo vệ biển, tiến ra biển, làm giàu từ biển
Biển đã một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc, là không gian sinh
tồn của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời xưa. Cùng với quá trình phát triển của đất
nước, các ngành kinh tế biển đã được hình thành và phát triển; chủ quyền lãnh
thổ được bảo vệ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến biển, đảo và thể
hiện tầm nhìn “tiến ra biển” để làm giàu từ biển và bảo vệ biển từ rất sớm.
Tháng 10 năm 1956, khi tham dự Hội nghị cải cách miền biển, Bác Hồ đã chỉ rõ
mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển và bảo vệ đất nước 144 “Đồng bằng là
nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không?... Nếu mình
không lo bảo vệ miền biển thì đánh cá, làm muối cũng không yên. Cho nên một
nhiệm vụ quan trọng của đồng bào miền biển là phải bảo vệ bờ biển. Đồng bào
miền biển là người canh cửa cho Tổ quốc”. Tháng 3 năm 1961, khi đến thăm
các đảo vùng Đông Bắc Tổ quốc, Bác đã có lời căn dặn cán bộ, nhân dân “Ngày
trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển, bờ biển ta
dài, tươi đẹp, ta phải giữ gìn lấy nó”. Tại Hội nghị khoa học biển lần thứ nhất
tại Nha Trang (ngày 02/8/1977), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhấn mạnh
“Kinh tế vùng biển phải từ đất liền mà phát triển ra biển và các hải đảo. Đưa
dân ra làm kinh tế biển đảo, vừa cải thiện được đời sống của dân, vừa có lực
lượng để thực hiện quốc phòng toàn dân, để giữ vững chủ quyền biển, đảo”;
“Việc khai thác dầu khí ngoài biển Việt Nam đã là chuyện trước mắt. Việc sử
dụng năng lượng thủy triều ở bờ biển nước ta cũng phải đặt ra rồi. Độ chênh
lệch của thủy triều nước ta chứa đựng một tiềm năng quan trọng về năng lượng
là rất quý. Có thể có những kiểu máy điện thủy triều được không… Ngành sinh
học biển phải đi sâu, thúc đẩy phương hướng kinh tế này. Cần phải từ đặc điểm
của từng vùng biển có những điều kiện vật lý như nhiệt độ, độ mặn, ánh sáng
chiếu xuống như thế nào, rồi áp suất sóng, thủy động lực, dòng chảy như thế
nào, để kết luận xem những vùng nào nuôi được loại cá nào là thích hợp nhất”.
Tiếp đó tại Hội nghị khoa học biển lần thứ 3 (ngày 08/6/1985), Đại tướng phát
biểu “Phải đặc biệt chú trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh... Việc
phân bố lực lượng sản xuất, phân bố lại lao động, phát triển kinh tế biển của
144
https://baocantho.com.vn/bai-1-chien-luoc-bien-tam-nhin-cua-bac-ho-va-dai-tuong-vo-nguyen-giap-
a123781.html

| 183
các ngành, các địa phương phải theo sự bố trí chiến lược thống nhất, nhằm làm
chủ cả về kinh tế và quốc phòng. Thế bố trí về mặt địa bàn vừa tạo điều kiện
khai thác toàn diện và tổng hợp các nguồn tài nguyên, vừa hình thành một thế
trận liên hoàn có chiều sâu, thuận lợi cho tác chiến”.
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng,
tiềm lực kinh tế biển của đất nước ta đã không ngừng lớn mạnh, phát triển với
tốc độ khá nhanh và đã có những đóng góp quan trọng vào nhịp độ tăng trưởng
kinh tế - xã hội của đất nước. Các văn kiện của Đảng, Nhà nước có liên quan đã
tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết đẩy mạnh khai thác các tiềm năng lợi thế của các
vùng biển Việt Nam cho phát triển KT-XH, trong đó tiêu biểu nhất là Nghị
quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Ban chấp hành Trung ương đảng
khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát phấn
đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm
vững chắc quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng vào sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là chủ trương lớn, phù hợp với
xu thế chung của thế giới và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Đây là chủ trương lớn, có tầm nhìn xa rộng, phù hợp với xu thế chung
của thế giới và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai
đoạn đổi mới và hội nhập. Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 09-NQ/TW là:
Một là, Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển
trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề
biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững,
hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.
Hai là, Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc
phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường; kết hợp giữa phát triển
vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.
Ba là, Thu hút mọi nguồn lực để để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi
trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa. Phát huy đầy đủ và có
hiệu quả các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các
nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Trên tinh thần đó, Đảng ta đã xác định rõ mục tiêu phát triển kinh tế biển
đến năm 2020:
- Mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành
quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền
chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh.
- Mục tiêu cụ thể là xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế,
xã hội, khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Phấn

| 184
đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 – 55%
tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước
đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển; có thu nhập bình quân đầu
người cao gấp 2 lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước. Cùng với xây
dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập
đoàn kinh tế mạnh, sẽ xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển; xây dựng
cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả; mở
rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển.
Nghị quyết số 09-NQ/TW đề ra 05/07 nhóm định hướng lớn để phát triển
kinh tế biển, là:
(1) Phát triển kinh tế - xã hội: Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài
nguyên biển và bảo vệ môi trường biển; phát triển khoa học - công nghệ biển;
xây dựng kết cấu hạ tầng biển gắn với phát triển mạnh các ngành dịch vụ; xây
dựng tuyến đường ven biển, trong đó có một số đoạn cao tốc và các tuyến vận
tải cao tốc trên biển. Hình thành một số lĩnh vực kinh tế mạnh gắn với xây dựng
các trung tâm kinh tế để ra biển, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của đất
nước. Đến năm 2020, phát triển thành công, có bước đột phá về kinh tế biển,
ven biển gồm: (1) Khai thác, chế biến dầu khí; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai
thác và chế biến hải sản; (4) Phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo; (5) Xây
dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển
gắn với phát triển các khu đô thị ven biển.
(2) Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển: Đẩy mạnh công tác điều
tra cơ bản về tài nguyên, môi trường biển để xác lập căn cứ khoa học cho việc
xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách
quản lý tài nguyên, môi trường biển theo hướng phát triển bền vững. Đổi mới
công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học; nâng cao chất lượng điều tra, quan trắc,
dự báo về tài nguyên và môi trường biển phục vụ phát triển KT-XH và bảo đảm
quốc phòng, an ninh.
(3) Phát triển khoa học - công nghệ biển: Xây dựng tiềm lực khoa học -
công nghệ biển đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, phục vụ hiệu quả quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực ứng dụng khoa học - công nghệ, phục vụ công tác điều tra cơ
bản, dự báo thiên tai và khai thác tài nguyên biển; nhanh chóng nâng cao tiềm
lực khoa học - công nghệ cho nghiên cứu và khai thác tài nguyên biển, đáp ứng
được yêu cầu giai đoạn phát triển mới của đất nước.
(4) Xây dựng kết cấu hạ tầng biển: Phát triển mạnh hệ thống cảng biển
quốc gia, xây dựng đồng bộ một số cảng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế,
đặc biệt chú trọng các cảng nước sâu ở cả ba miền của đất nước, tạo những
của mở lớn vươn ra biển thông thương với thế giới. Tăng cường đầu tư chiều
sâu, cải tiến đồng bộ và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, sớm khắc phục
tình trạng lạc hậu về trình độ kỹ thuật - công nghệ các cảng; tăng nhanh năng

| 185
lực bốc xếp hàng hoá, giảm thiểu tối đa chi phí, bảo đảm có sức cạnh tranh
cao trong hội nhập kinh tế quốc tế. Sớm hoàn chỉnh khai thác có hiệu quả hệ
thống sân bay ven biển, xây dựng tuyến đường ven biển và đường cao tốc Bắc
- Nam trên biển…
(5) Phát triển các vùng biển:
(a) Vùng biển và ven biển phía Bắc (Quảng Ninh – Binh Bình): Xây dựng
Hải Phòng, Quảng Ninh thành những trung tâm kinh tế mạnh, nòng cốt là cảng
biển, công nghiệp và du lịch biển. Hình thành các khu kinh tế tổng hợp, cụm
công nghiệp ven biển Vịnh Bắc Bộ trên cơ sở xây dựng tuyến đường ven biển,
cảng biển, các khu kinh tế, thành phố, thị trấn ở dải ven biển.
(b) Vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ (Thanh Hóa
– Bình Thuận): Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm phát triển các lĩnh vực liên
quan đến biển của vùng, là một trong ba trung tâm kinh tế biển lớn của nước ta.
Xây dựng các khu kinh tế tổng hợp, chú trọng phát triển kinh tế hàng hải, du lịch.
(c) Vùng biển và ven biển Đông Nam Bộ (Bà Rịa – Vũng Tàu – TP. Hồ
Chí Minh): Phát triển thành phố Vũng Tàu thành trung tâm hướng ra biển của
vùng. Hình thành các tuyến hành lang kinh tế, các khu công nghiệp, trong đó
quan trọng nhất là tuyến hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 51.
(d) Vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ (Tiền Giang – Cà Mau – Kiên
Giang): Xây dựng Phú Quốc thành trung tâm kinh tế lớn của vùng hướng mạnh
ra biển. Đến năm 2020, cơ bản xây dựng Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh
thái chất lượng cao và trung tâm giao thương quốc tế. Xây dựng khu công
nghiệp khí – điện – đạm Cà Mau.
Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, chúng ta đã đạt được
nhiều thành tựu cơ bản, quan trọng, từ tư duy đến nhận thức; từ kinh tế đến đảm
bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại, hợp tác quốc tế,… Tuy nhiên, phát triển bền
vững biển đã trở thành yêu cầu cấp bách hiện nay tại Việt Nam cũng như trên
phạm vi toàn cầu nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Với Việt Nam, trong giai đoạn phát triển
mới hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030
của Liên Hiệp quốc, thì tăng cường kết nối giữa các hệ sinh thái kinh tế và các
hệ sinh thái tự nhiên trên nền tảng khoa học công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực
chất lượng cao và phát huy “vốn biển tự nhiên” sẽ là những đòn bẩy chính cho
phát triển bền vững biển.
1.2. Phát triển kinh tế biển xanh
Thực hiện Chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Khóa
XII, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo, giao Ban cán sự đảng Chính phủ chủ
trì chuẩn bị Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW. Ban cán
sự đảng Chính phủ đã phân công Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) chủ trì xây dựng Đề án tổng kết Nghị

| 186
quyết. Đề án đã được tổ chức xây dựng145 và rút ra những bài học kinh nghiệm
quý giá cho phát triển kinh tế biển: (1) Phải thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị
trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; (2) Phải lấy khoa học,
công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá trong
quá trình vươn ra biển; (3) Phải coi phát triển bền vững, phù hợp với quy luật tự
nhiên, bảo đảm cân bằng sinh thái và hài hòa lợi ích giữa thế hệ hôm nay và các
thế hệ tương lai là phương châm hành động trong thực hiện chiến lược biển.
Ngày 02/10/2018, phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XII,
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định 146 “…. Việc trình Trung ương xem
xét, ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược kinh tế biển Việt Nam là hết sức
quan trọng và cần thiết, không chỉ xuất phát từ thực tế Nghị quyết số 09 giới
hạn thời gian đến năm 2020 mà còn do nhiều lý do khách quan, chủ quan khác
như: Tình hình quốc tế, khu vực và trong nước đã và đang có nhiều thay đổi đòi
hỏi phải có sự bổ sung, phát triển về quan điểm và điều chỉnh về mục tiêu cụ
thể, định hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế biển. Các nội dung về
phát triển kinh tế biển có quan hệ hữu cơ, chặt chẽ với các vấn đề của toàn bộ
nền kinh tế đất nước, cần được phổ biến, quán triệt sâu rộng trong toàn hệ
thống chính trị và các tầng lớp nhân dân để từ đó nâng cao nhận thức, tinh thần
trách nhiệm của toàn xã hội trong việc quản lý, khai thác, bảo tồn, phát huy có
hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế của biển Việt Nam...”. Hội nghị Trung ương 8
khóa XII đã thống nhất cao ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu: đến năm 2030 “Việt Nam trở thành
quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển;
hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu,
nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình
trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển
quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố
trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển” và đến năm 2045 “Việt Nam
trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an
toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây
dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ
nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế
và khu vực về biển và đại dương.”. Quan điểm xuyên suốt của Chiến lược là:

145
Về cách thức tổng kết Nghị quyết số 09-NQ/TW: Trên cơ sở báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết của các ban
cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; kết quả khảo sát thực tế, kiểm tra tình
hình thực hiện Nghị quyết, các hội thảo, hội nghị, tọa đàm trong nước và quốc tế, nghiên cứu, học tập kinh
nghiệm của nước ngoài; ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý; ý kiến của các ban đảng Trung
ương, Hội đồng Lý luận Trung ương; ý kiến của các thành viên Chính phủ; Ban cán sự đảng Chính phủ đã chỉ đạo
hoàn thiện Đề án. Bộ Chính trị đã nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo, thảo luận và cho ý kiến hoàn thiện.
Tháng 10/2018, Ban cán sự đảng Chính phủ đã trình Đề án ra Hội nghị Trung ương 8 khóa XII.
146
Đảng cộng sản Việt Nam (2018). Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XII. Văn
phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

| 187
(1) Thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc
biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ
quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về
biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát
triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế
về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển. Phát triển
bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là
quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam.
(2) Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo
tồn ĐDSH, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hoà giữa các hệ sinh thái kinh tế
và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và
địa phương không có biển; tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực
theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy
tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước.
(3) Giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá biển đi
đôi với xây dựng xã hội gắn kết, thân thiện với biển; bảo đảm quyền tham gia,
hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối với phát triển bền vững kinh tế biển
trên cơ sở công bằng, bình đẳng, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
(4) Tăng cường quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên và bảo vệ môi
trường biển, bảo tồn ĐDSH, các hệ sinh thái biển tự nhiên; chủ động ứng phó
với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đẩy mạnh đầu tư vào bảo tồn và phát triển
giá trị ĐDSH, phục hồi các hệ sinh thái biển; bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh
thái từ đất liền ra biển. Gắn bảo vệ môi trường biển với phòng ngừa, ngăn chặn
ô nhiễm, sự cố môi trường, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu.
(5) Lấy khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn nhân lực chất
lượng cao làm nhân tố đột phá. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác
nghiên cứu, điều tra cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực về biển; kết hợp huy động
các nguồn lực trong và ngoài nước. Chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập, hợp
tác quốc tế, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược hàng đầu thế giới có công
nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi,
tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Nghị quyết số 36-NQ/TW đề ra 03 khâu đột phá:
(1) Hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển, ưu tiên hoàn thiện
hành lang pháp lý, đổi mới, phát triển mô hình tăng trưởng xanh, bảo vệ môi
trường, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh quốc tế của các ngành
kinh tế biển, các vùng biển, ven biển; hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp và
thống nhất về biển. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập mới các quy hoạch liên
quan đến biển, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ giữa các ngành, địa phương.

| 188
(2) Phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực biển chất
lượng cao, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tận dụng thành tựu khoa học, công nghệ
tiên tiến, khoa học, công nghệ mới, thu hút chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu,
nhân lực chất lượng cao.
(3) Phát triển kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, đồng bộ, mạng lưới giao thông
kết nối các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, các khu công nghiệp, khu đô thị,
các vùng biển với các cảng biển dựa trên hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, kết nối
chiến lược Bắc - Nam, Đông - Tây giữa các vùng trong nước và với quốc tế.
Triển khai, thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành
Nghị quyêt số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 ban hành Kế hoạch tổng thể và Kế
hoạch 05 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW.
Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, đánh giá
02 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Đảng và Nghị quyết số 26/NQ-
CP của Chính phủ, thận trọng xem xét bối cảnh quốc tế và tiềm lực quốc gia,
Đại hội hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định
kinh tế biển như là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đưa Việt
Nam đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập
trung bình cao. Về cơ bản, các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển
kinh tế biển xanh thể hiện trong các văn kiện, Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 10 năm 2021 – 2030 như sau:
Về quan điểm phát triển: Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng
tăng trưởng xanh, bảo tồn ĐDSH, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hoà giữa
các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của
địa phương có biển và địa phương không có biển; tăng cường liên kết, cơ cấu lại
các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức
cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế
đất nước.
Về mục tiêu cụ thể đến năm 2030:
(1) Về các chỉ tiêu tổng hợp: Các chỉ tiêu về quản trị biển và đại dương,
quản lý vùng bờ theo chuẩn mực quốc tế đạt mức thuộc nhóm nước trung bình
cao trở lên trên thế giới. Hầu hết các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội liên
quan đến biển, đảo được thực hiện theo nguyên tắc quản lý tổng hợp phù hợp
với hệ sinh thái biển.
(2) Về kinh tế biển: Các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10%
GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả
nước. Các ngành kinh tế biển phát triển bền vững theo các chuẩn mực quốc tế;
kiểm soát khai thác tài nguyên biển trong khả năng phục hồi của hệ sinh thái
biển.
(3) Về xã hội: Chỉ số phát triển con người (HDI) của các tỉnh, thành phố
ven biển cao hơn mức trung bình của cả nước; thu nhập bình quân đầu người

| 189
của các tỉnh, thành phố ven biển gấp từ 1,2 lần trở lên so với thu nhập bình quân
của cả nước. Các đảo có người dân sinh sống có hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản
đầy đủ, đặc biệt là điện, nước ngọt, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục...
(4) Về khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển: Tiếp cận, tận
dụng tối đa thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và thuộc nhóm nước dẫn
đầu trong ASEAN, có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ biển đạt trình độ
tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển, hình
thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ biển có năng lực, trình độ cao.
(5) Về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng:
- Đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng. Tối
thiểu 50% diện tích vùng biển Việt Nam được điều tra cơ bản tài nguyên, môi
trường biển ở tỉ lệ bản đồ 1: 500.000 và điều tra tỉ lệ lớn ở một số vùng trọng
điểm. Thiết lập bộ cơ sở dữ liệu số hoá về biển, đảo, bảo đảm tính tích hợp, chia
sẻ và cập nhật.
- Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên
phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương. Ở các tỉnh, thành
phố ven biển, 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và
xử lý đạt quy chuẩn môi trường; 100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô
thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông
minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, có hệ thống xử lý nước
thải tập trung, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường.
- Quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo; tăng
diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng
biển quốc gia; phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển tối thiểu bằng mức
năm 2000.
- Năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, động đất, sóng thần, quan trắc,
giám sát môi trường biển, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bao gồm cả thông
qua việc ứng dụng công nghệ vũ trụ và trí tuệ nhân tạo, đạt trình độ ngang tầm
với các nước tiên tiến trong khu vực. Có biện pháp phòng, tránh, ngăn chặn, hạn
chế tác động của triều cường, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển.
Về phát triển các ngành kinh tế biển xanh: Đến năm 2030, phát triển
thành công, đột phá về các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và
dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác dầu khí và các tài nguyên
khoáng sản biển khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Công nghiệp ven
biển; (6) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới. Cụ thể:
- Du lịch và dịch vụ biển: Chú trọng đầu tư hạ tầng du lịch; khuyến khích,
tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái,
thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng, các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất
lượng cao tại các vùng ven biển; xây dựng, phát triển, đa dạng hoá các sản
phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển đẳng cấp quốc tế trên cơ sở bảo

| 190
tồn ĐDSH, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hoá, lịch sử đặc sắc của các
vùng, miền, kết nối với các tuyến du lịch quốc tế để Việt Nam trở thành điểm
đến hấp dẫn của thế giới. Nghiên cứu thí điểm phát triển du lịch ra các đảo, vùng
biển xa bờ. Tăng cường năng lực tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; đẩy mạnh các hoạt
động thám hiểm khoa học; chú trọng công tác giáo dục, y tế biển... Hỗ trợ, tạo
điều kiện để người dân ven biển chuyển đổi nghề từ các hoạt động có nguy cơ
xâm hại, tác động tiêu cực đến biển sang bảo vệ, bảo tồn, tạo sinh kế bền vững,
việc làm mới ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân.
- Kinh tế hàng hải: Trọng tâm là khai thác có hiệu quả các cảng biển và
dịch vụ vận tải biển. Quy hoạch, xây dựng, tổ chức khai thác đồng bộ, có hiệu
quả các cảng biển tổng hợp, cảng trung chuyển quốc tế, cảng chuyên dùng gắn
với các dịch vụ hỗ trợ; xây dựng hoàn thiện hạ tầng logistics và các tuyến đường
giao thông, kết nối liên thông các cảng biển với các vùng, miền, địa phương
trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh phát triển đội tàu vận tải biển với cơ cấu hợp
lý, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu
thị trường vận tải nội địa, tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng vận tải, từng
bước gia tăng, chiếm lĩnh thị phần quốc tế.
- Khai thác dầu khí và các tài nguyên, khoáng sản biển khác: Nâng cao
năng lực của ngành Dầu khí và các ngành tài nguyên, khoáng sản biển khác;
từng bước làm chủ công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, đáp ứng nhiệm vụ
phát triển kinh tế biển trong thời kỳ mới. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò,
gia tăng trữ lượng dầu khí; nghiên cứu, thăm dò các bể trầm tích mới, các dạng
hydrocarbon phi truyền thống; gắn việc tìm kiếm, thăm dò dầu khí với điều tra,
khảo sát, đánh giá tiềm năng các tài nguyên, khoáng sản biển khác, khoáng sản
biển sâu, đặc biệt là các khoáng sản có trữ lượng lớn, giá trị cao, có ý nghĩa
chiến lược. Nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên khoáng sản biển gắn với
chế biến sâu; kết hợp hài hoà giữa khai thác, chế biến với bảo vệ môi trường,
bảo tồn ĐDSH biển.
- Nuôi trồng và khai thác hải sản: Chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản
theo phương thức truyền thống sang công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Tổ
chức lại hoạt động khai thác hải sản theo hướng giảm khai thác gần bờ, đẩy
mạnh khai thác tại các vùng biển xa bờ và viễn dương phù hợp với từng vùng
biển và khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển đi đôi với thực hiện đồng bộ, có
hiệu quả công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho ngư dân. Thúc đẩy các hoạt
động nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững, tăng cường bảo vệ, tái sinh nguồn
lợi hải sản, nghiêm cấm các hoạt động khai thác mang tính tận diệt. Hiện đại hoá
công tác quản lý nghề cá trên biển; đẩy mạnh liên kết sản xuất theo hình thức tổ
hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xây dựng một số doanh nghiệp mạnh
tham gia khai thác hải sản xa bờ và hợp tác khai thác viễn dương. Đầu tư nâng
cấp các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền, tổ chức tốt dịch vụ hậu cần
nghề cá. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng,
khai thác, bảo quản, chế biến hải sản, tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất

| 191
lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Công nghiệp ven biển: Phải dựa trên cơ sở quy hoạch, cân nhắc lợi thế
về điều kiện tự nhiên của từng vùng, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp
công nghệ cao thân thiện với môi trường, công nghiệp nền tảng, công nghệ
nguồn. Phát triển hợp lý các ngành sửa chữa và đóng tàu, lọc hoá dầu, năng
lượng, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ.
- Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới: Thúc đẩy đầu tư xây
dựng, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác. Phát
triển ngành chế tạo thiết bị phục vụ ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, tiến
tới làm chủ một số công nghệ, thiết kế, chế tạo và sản xuất thiết bị; ưu tiên đầu
tư phát triển năng lượng tái tạo trên các đảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo
đảm quốc phòng, an ninh. Quan tâm phát triển một số ngành kinh tế dựa vào
khai thác tài nguyên ĐDSH biển như dược liệu biển, nuôi trồng và chế biến
rong, tảo, cỏ biển…
Về phát triển các vùng biển dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, hài hòa
giữa bảo tồn và phát triển: Quy hoạch không gian biển theo các vùng bảo vệ -
bảo tồn, vùng đệm và vùng phát triển kinh tế - xã hội để phát triển bền vững
kinh tế biển trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, vị trí
địa lý, bản sắc văn hoá, tính đa dạng của hệ sinh thái, bảo đảm tính liên kết
vùng, giữa địa phương có biển và không có biển.
- Vùng biển và ven biển phía Bắc (Quảng Ninh - Ninh Bình): Tiếp tục xây
dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển; là cửa
ngõ, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với cảng quốc tế
Lạch Huyện; phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối
với các trung tâm du lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới.
- Vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ (Thanh Hoá
- Bình Thuận): Phát triển các cảng biển nước sâu trung chuyển quốc tế, cảng
biển chuyên dụng gắn với các khu liên hợp công nghiệp, dầu khí, điện, năng
lượng tái tạo, công nghiệp sạch; phát triển các trung tâm du lịch lớn; nuôi trồng,
khai thác, chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá.
- Vùng biển và ven biển Đông Nam Bộ (Bà Rịa - Vũng Tàu - Thành phố
Hồ Chí Minh): Phát triển cảng biển container quốc tế, dịch vụ hậu cần cảng
biển, dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí,
công nghiệp hỗ trợ và các dịch vụ ngành Dầu khí.
- Vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ (Tiền Giang - Cà Mau - Kiên
Giang): Tập trung xây dựng phát triển Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du
lịch sinh thái biển mạnh mang tầm quốc tế; phát triển công nghiệp khí, chế biến
khí, điện khí, năng lượng tái tạo, nuôi trồng, khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần,
hạ tầng nghề cá; kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới.
Tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình khu kinh tế, khu công

| 192
nghiệp sinh thái ven biển gắn với hình thành phát triển đô thị và phát triển các
trung tâm kinh tế biển mạnh. Hoàn thành trên 1700 km đường ven biển từ Quảng
Ninh đến Cà Mau, ưu tiên đoạn ven biển vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Về Bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững ĐDSH biển; chủ
động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai:
Mở rộng diện tích, thành lập mới các khu vực bảo tồn biển trên cơ sở quy hoạch
không gian biển quốc gia; chú trọng bảo tồn ĐDSH, phục hồi các hệ sinh thái,
đặc biệt là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven
biển; bảo đảm tính toàn vẹn và mối quan hệ tự nhiên giữa các hệ sinh thái đất
liền và biển.
Xây dựng các tiêu chí, yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt theo chuẩn quốc tế
về môi trường đối với các dự án đầu tư có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao khu
vực ven biển, bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra các sự cố gây ô
nhiễm môi trường, giảm thiểu và xử lý hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm. Đầu tư
xây dựng, củng cố lực lượng, trang thiết bị giám sát, cảnh báo tự động về chất
lượng môi trường, ứng phó với sự cố môi trường, hoá chất độc hại trên biển;
quản lý rác thải biển, nhất là rác thải nhựa; cải thiện, nâng cao chất lượng môi
trường biển.
Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ
thiệt hại thiên tai, động đất, sóng thần, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển
dâng trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đặc biệt là áp dụng các
mô hình thông minh có khả năng thích ứng, chống chịu với thiên tai và tác động
tiêu cực của biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống biển xâm
thực, xói lở bờ biển, ngập lụt, xâm nhập mặn...
Có thể thấy chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển
kinh tế biển xanh đã rõ, điều quan trọng là phải cụ thể hóa, xác định lộ trình
chuyển đổi và các giải pháp cụ thể để thực hiện trong giai đoạn mới.

II. LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI HƯỚNG ĐẾN KINH TẾ BIỂN XANH


Bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2021-2025 được dự báo là khó khăn và
bất định hơn nhiều so với giai đoạn 2016-2020. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến
phức tạp tại nhiều quốc gia, gây ảnh hưởng sâu rộng, để lại hậu quả nặng nề.
Những tháng đầu năm 2021, kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi, đặc
biệt tại các nước phát triển, nơi đã có độ bao phủ vắc xin tương đối cao. Thương
mại toàn cầu tiếp tục phục hồi nhưng có xu hướng chậm dần, giá nhiều mặt hàng
tăng mạnh so với năm 2020. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của những biến chủng
mới khiến cho tình hình dịch bệnh Covid-19 trở nên phức tạp, diễn biến nhanh,
khó lường tại nhiều quốc gia, khu vực và chưa xác định được thời điểm kết thúc.
Bên cạnh đó tình hình Biển Đông tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như hoạt động của các ngành
kinh tế biển, các địa phương có biển. Những tác động tiêu cực này buộc các

| 193
nước trên thế giới vừa phải xác định các nhiệm vụ, giải pháp trước mắt để giải
quyết những vấn đề ngắn hạn, giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực, vừa có giải
pháp mang tính lâu dài để đạt các mục tiêu KT-XH và bảo vệ môi trường đề ra.
Bước vào giai đoạn 2021-2025, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều hạn
chế, yếu kém, khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việt Nam đang phải đối mặt với
nhiều vấn đề lớn cho giai đoạn phát triển 2021-2030, và xa hơn đến năm 2045,
tạo sức ép buộc phải tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế nhanh và sâu rộng hơn
ngay từ giai đoạn 2021-2025. Làn sóng dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng
Tư với biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm diễn biến phức
tạp tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm như:
Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,
Đồng Nai, Long An, Cần Thơ… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức
khỏe, tính mạng của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có sự
phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển.
Trong hai năm qua, nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính trị và cách tiếp cận
toàn dân cùng với sự hỗ trợ của các nước bạn bè, đối tác và cộng đồng doanh
nghiệp trong và ngoài nước, Việt Nam cơ bản đã vượt qua được giai đoạn khó
khăn nhất, chủ động từng bước chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh
hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19, khôi phục chuỗi sản xuất và cung ứng, giữ
vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, tạo động lực để phát triển.
Tính chung 10 tháng đầu năm, vốn FDI đăng ký mới tăng 11,6% và vốn thực
hiện đạt trên 15 tỷ USD; xuất khẩu tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ số
giá tiêu dùng bình quân 10 tháng chỉ tăng 1,81%. Việt Nam là nền kinh tế có độ
mở lớn với 17 Hiệp định FTA kết nối hơn 60 nước, có thị trường gần 100 triệu
dân năng động và hội tụ đầy đủ các yếu tố về thể chế, hạ tầng, vị trí địa lý, ổn
định chính trị, xã hội; tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với nhiều cơ hội đầu tư, kinh
doanh. Với quy mô nền kinh tế tăng 1,4 lần so với 5 năm trước, Việt Nam đã trở
thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong ASEAN và thứ 37 toàn cầu. Chỉ riêng trong
lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nhu cầu đầu tư của Việt Nam từ nay đến 2030 là rất lớn,
dự kiến khoảng 30 tỷ USD/năm. Những thành tựu đạt này cho thấy khó khăn
hiện tại chỉ mang tính thời điểm; yếu tố cơ bản là tiềm năng, lợi thế, động lực
mới cho phát triển dài hạn và nền tảng vĩ mô, các cân đối lớn của kinh tế Việt
Nam vẫn là nổi trội, ổn định và vững chắc. Giai đoạn 2022 – 2025, tập trung vừa
giải quyết thực chất những vấn đề cấp bách, vừa đặt nền tảng cho sự phát triển
nhanh, bền vững, an toàn và bao trùm, toàn diện trong thập kỷ tới.
Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế biển xanh và bối
cảnh nêu trên; theo tinh thần các Nghị quyết số 16/2021/QH15 và số
31/2021/QH15 của Quốc hội147; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021, số
128/NQ-CP ngày 11/10/2021 và số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ 148;
147
Quốc hội: Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27/7/2021 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 –
2025; Nghị quyết số 31/2021/QH15 ngày 12/11/2021 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.
148
Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

| 194
Chỉ thị số 31/CT-TTg149 của Thủ tướng Chính phủ; các văn kiện đại hội đại biểu
của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển và các ý kiến góp ý của
chuyên gia, nhà khoa học đối với phát triển kinh tế biển xanh ở Việt Nam, chúng
tôi đề xuất Lộ trình chuyển đổi hướng đến kinh tế biển xanh, bao gồm Quan
điểm; Mục tiêu và Phương hướng; Các nhiệm vụ, giải pháp, đề án trước mắt
(theo giai đoạn 2022 – 2025) và lâu dài (đến năm 2030) cho các bộ, ngành và
địa phương ven biển để phát triển kinh tế biển trong bối cảnh thích ứng an toàn,
linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19:
A. Quan điểm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, đề án
- Phát triển bền vững kinh tế biển theo mô hình kinh tế biển xanh; bảo
đảm hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và
địa phương không có biển; phát huy tiềm năng, lợi thế của các nguồn vốn biển
tự nhiên, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước; thúc đẩy các hợp tác công tư
trong phát triển kết cấu hạ tầng.
- Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững
kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 giữ vai trò chính
trong việc giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo phối hợp giải quyết
những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến phát triển kinh tế biển;
trước mắt tập trung vào 03 khâu đột phá150 nêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW.
- Các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển kinh tế biển phải thực hiện
nghiêm túc các quy định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thích
ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cần tăng cường liên
kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh; lựa chọn, xác định các đề án, dự án ưu tiên để tập
trung đầu tư, tạo động lực thực sự cho phát triển bền vững kinh tế biển.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển sớm
thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh
tế biển tại địa phương; tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đa mục
tiêu, đồng bộ mạng lưới giao thông kết nối các vùng có biển và không có biển,
nâng cao hạ tầng xã hội nhằm tạo nền tảng phát triển kinh tế biển.

149
Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện
Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
150
03 khâu đột phá được nêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW: (1) Hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế
biển, ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, đổi mới, phát triển mô hình tăng trưởng xanh, BVMT, nâng cao năng
suất, chất lượng, sức cạnh tranh quốc tế của các ngành kinh tế biển, các vùng biển, ven biển; hoàn thiện cơ chế
quản lý tổng hợp và thống nhất về biển. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập mới các quy hoạch liên quan đến
biển, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ giữa các ngành, địa phương. (2) Phát triển KH&CN và đào tạo nguồn nhân
lực biển chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tận dụng thành tựu KH&CN tiên tiến, KH&CN mới, thu hút
chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu, nhân lực chất lượng cao. (3) Phát triển kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, đồng bộ,
mạng lưới giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, các khu công nghiệp, khu đô thị, các vùng
biển với các cảng biển dựa trên hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, kết nối chiến lược Bắc - Nam, Đông - Tây giữa
các vùng trong nước và với quốc tế.

| 195
- Căn cứ quy chế làm việc của Chính phủ, quy chế phối hợp công tác và
theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, các bộ, ngành và địa phương tăng
cường phối hợp công tác thực hiện các đề án, nhiệm vụ. Giai đoạn 2022 – 2025,
tăng cường phối hợp công tác trong xây dựng và triển khai thực hiện QHKGB
Quốc gia và quy hoạch vùng bờ.
B. Về mục tiêu, phương hướng
1) Đến năm 2030: Việt Nam cơ bản đạt các tiêu chí về phát triển bền
vững kinh tế biển thông qua mô hình kinh tế biển xanh, tập trung vào: (i) Quản
trị biển, quản lý vùng bờ; (ii) Phát triển có hiệu quả các ngành kinh tế biển, ven
biển và các vùng ven biển; (iii) Quản lý tổng hợp các nguồn vốn biển tự nhiên,
bảo vệ môi trường biển và ứng phó hiệu quả với BĐKH; (iv) Nâng cao đời sống,
bảo đảm an ninh, an toàn cho nhân dân và xây dựng văn hóa, tri thức biển.
2) Giai đoạn 2022 - 2025: Tạo nền tảng, cơ sở để thực hiện tốt các quan
điểm, mục tiêu, chủ trương lớn và các giải pháp đề ra Chiến lược phát triển bền
vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; ưu tiên vào
các lĩnh vực ít bị tác động bởi COVID-19 và tránh làm gián đoạn chuỗi cung
ứng. Bên cạnh chiến lược tiêm đủ các mũi vacxin để tạo miễn dịch cộng đồng
cho ít nhất 70% dân số (02 – 03 mũi vacxin) và cung cấp thuốc điều trị, Nhà
nước có chính sách linh hoạt về nhập cảnh cho khách quốc tế để thúc đẩy phát
triển du lịch, thúc đẩy thương mại quốc tế; tiếp tục kéo dài các chính sách cấp
bách hỗ trợ có mục tiêu đối với doanh nghiệp (như lãi suất 3-5%/năm, giảm thuế
thu nhập doanh nghiệp, giảm tiền điện, nước…). Mục tiêu, phương hướng trong
giai đoạn 2022 – 2025 là:
(i) Quản trị biển, quản lý vùng bờ: Hình thành cơ bản hành lang pháp lý
về đổi mới, phát triển mô hình kinh tế biển xanh và nâng cao hiệu quả phối hợp
giữa các cơ quan, tổ chức trong phát triển kinh tế biển. Tăng cường phối hợp
công tác trong xây dựng Quy hoạch không gian biển Quốc gia (trình Quốc hội
thông qua) và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng
bờ (trình Chính phủ thông qua).
(ii) Phát triển các ngành kinh tế biển, ven biển và các vùng biển: Các
ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; kinh tế của 28
tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả nước. Nghiên cứu thành lập
Quỹ (hoặc Chương trình) kinh tế biển xanh để ưu tiên đầu tư phục hồi các
ngành, nghề và khu vực kinh tế biển. Tuân thủ các qui định trong phòng chống
dịch COVID-19 lây lan; ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ven biển, tăng
sức chống chịu với các tác động của BĐKH và tạo cơ sở, động lực phát triển
KT-XH và bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển.
Ngành du lịch phối hợp với ngành y tế nghiên cứu thí điểm đón khách du
lịch quốc tế và trong nước (đã tiêm đủ 2 mũi vacxin, thậm chí là 3 mũi vacxin)
để nhân rộng ra các khu vực khác.

| 196
Để phát triển khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, hỗ trợ có mục
tiêu nhằm đảm bảo không làm gián đoạn chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.
Các lô hàng thủy sản xuất khẩu được khử khuẩn, bảo quản tránh khỏi vi-rút
Corona xâm nhập. Thực hiện tốt các khuyến nghị của Ủy ban Châu âu (EC) về
khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) để
sớm được EC gỡ bỏ thẻ vàng.
Về phát triển điện gió ven bờ và ngoài khơi, ngành công thương phối hợp
với ngành y tế nghiên cứu tiêm đủ vacxin, cấp phép các chuyên gia quốc tế,
công nhân tay nghề cao được phép vào Việt Nam làm việc. Hoàn thiện Quy
hoạch điện 8 phù hợp với các tuyên bố của các cấp lãnh đạo Việt Nam tại các
diễn đàn quốc tế về BĐKH.
(iii) Quản lý hiệu quả các nguồn vốn biển tự nhiên và ứng phó hiệu quả
với BĐKH: Điều tra đánh giá được tiềm năng một số nguồn vốn biển tự nhiên,
đặc biệt là năng lượng tái tạo ở biển; Thiết lập cơ sở chính sách cho khai thác,
bảo vệ các tài nguyên biển; Quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển
và hải đảo; Giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong khu vực về xây
dựng và thực hiện các chính sách giảm thiểu chất thải nhựa đại dương; Năng lực
dự báo, cảnh báo thiên tai ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.
(iv) Nâng cao đời sống cho nhân dân: Chỉ số phát triển con người và thu
nhập bình quân đầu người của các địa phương ven biển cao hơn mức trung bình
của cả nước. Các đảo có người dân sinh sống có hạ tầng KT-XH cơ bản đầy đủ,
đặc biệt là điện, nước ngọt, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục...

| 197
C. Về các nhiệm vụ, giải pháp, dự án và đề án thực hiện và phân công cụ thể cho các bộ, ngành và địa phương
ven biển có liên quan
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
I. Quản trị biển, quản lý vùng bờ
- Các chính sách, quy định - Định kỳ rà soát đánh giá, sửa đổi, bổ - Xây dựng trình Quốc hội phê duyệt Quy hoạch
phát triển kinh tế biển được sung các chính sách, pháp luật về biển, hải không gian biển quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm
xây dựng và thực hiện theo đảo. nhìn 2045 Bộ
nguyên tắc quản lý tổng hợp - Tổng kết, đánh giá và sửa đổi Luật tài nguyên, môi TN&MT
phù hợp với hệ sinh thái. trường biển và hải đảo; và các văn bản hướng dẫn thi
- Phù hợp với chuẩn mực quốc hành.
tế và điều ước quốc tế mà Việt - Rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, Bộ Tư
Nam là thành viên, đặc biệt là pháp luật để triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW pháp
Công ước của Liên hợp quốc
về Luật biển (UNCLOS) năm - Định kỳ hằng năm đánh giá chỉ số tổng - Xây dựng các bộ tiêu chí, chỉ tiêu thống kê quốc
Bộ
1982. hợp quản trị biển và hải đảo. gia về phát triển bền vững kinh tế biển; bộ tiêu chí
KH&ĐT
- Định kỳ 05 năm đánh giá toàn diện việc và chỉ số tổng hợp quản lý vùng biển cấp tỉnh.
- Hình thành cơ bản hành lang
pháp lý về đổi mới, phát triển thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW. Điều tra, đánh giá tổng thể và xếp hạng sức khỏe hệ Bộ
mô hình tăng trưởng xanh, sinh thái biển giai đoạn 2026-2030 TN&MT
nâng cao năng suất, chất - Khuyến khích sự tham gia của các thành - Nghiên cứu xây dựng và đưa vào hoạt động Quỹ
lượng, sức cạnh tranh quốc tế phần kinh tế trong phát triển bền vững thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
của các ngành, lĩnh vực kinh tế kinh tế biển. với sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế
biển. trong nước và các đối tác quốc tế.
- Hoàn thành cơ bản các tiêu - Nghiên cứu xây dựng trình Chính phủ một số chính Bộ
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, sách ưu đãi về phát triển bền vững kinh tế biển. TN&MT
định mức kinh tế - kỹ thuật
phục vụ quản lý tổng hợp tài
nguyên, bảo vệ môi trường
biển và hải đảo.
- Kiện toàn, đổi mới tổ chức và - Tăng cường nguồn lực đầu tư cho các lực - Kiện toàn cơ quan điều phối liên ngành chỉ đạo Bộ
vận hành hệ thống cơ quan lượng làm nhiệm vụ thực thi pháp luật, thống nhất việc thực hiện Chiến lược phát triển bền TN&MT
| 198
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
quản lý nhà nước tổng hợp, làm công tác điều tra cơ bản và quản lý vững kinh tế biển do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu
thống nhất về biển và hải đảo. tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo. (tại địa phương do Chủ tịch UBND cấp tỉnh đứng
- Nâng cao hiệu quả phối hợp đầu). Đồng thời kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước
giữa các cơ quan, tổ chức, tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo từ trung
cộng đồng dân cư và các bên ương đến địa phương.
thông qua các cơ chế, công cụ - Xác định phạm vi, ranh giới quản lý biển giữa các
điều phối cụ thể. địa phương có biển để tránh chồng lấn, tranh chấp
trên biển.
- Đề án tăng cường năng lực và hiện đại hóa cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý tổng hợp
tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đến
năm 2030.
II. Phát triển các ngành kinh tế biển, ven biển và các vùng biển
2.1. Phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển
Đến năm 2030, phát triển thành công, đột phá về các ngành, lĩnh vực kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3)
Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Công nghiệp ven biển; (6) Năng lượng tái tạo và các ngành
kinh tế biển mới.
Du lịch - Phát triển kết cấu hạ tầng và - Thực hiện tốt Nghị quyết số 103/NQ-CP - Nghiên cứu thí điểm du lịch gắn với hộ chiếu
và dịch cơ sở vật chất kỹ thuật ngành ngày 06/10/2017 của Chính phủ về vacxin.
vụ biển du lịch tại các địa bàn trọng Chương trình hành động của Chính phủ - Đề án phát triển bền vững du lịch, dịch vụ biển và
điểm, khu vực động lực phát thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày hải đảo Việt Nam đến năm 2030.
triển du lịch ven biển, hải đảo. 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về - Rà soát, xây dựng và ban hành các chính sách ưu
- Hình thành thương hiệu du phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế đãi cho công tác quy hoạch, đào tạo, phát triển
mũi nhọn; trong đó tập trung phát triển du Bộ VH,
lịch biển đẳng cấp quốc tế. nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch, xuất
lịch và dịch vụ biển phù hợp với yêu cầu TT & DL
- Phát triển các sản phẩm du cảnh, quá cảnh, cư trú cho người nước ngoài ở Việt
lịch biển trên cơ sở bảo tồn của Nghị quyết số 36-NQ/TW. Nam để tạo sự phát triển đột phá cho du lịch và dịch
ĐDSH, phát huy giá trị di sản - Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi cho vụ biển; sửa đổi, bổ sung danh mục ưu đãi đầu tư
thiên nhiên, văn hóa, lịch sử các doanh nghiệp du lịch đầu tư phát triển bao gồm các dự án du lịch tại các địa bàn trọng
đặc sắc của các vùng, miền. sản phẩm du lịch sinh thái biển, đảo, các điểm, khu vực động lực phát triển bền vững du lịch
tuyến du lịch ra đảo xa. tại các vùng ven biển và hải đảo.
| 199
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
- Xây dựng cơ chế, chính sách thuận lợi để - Hoàn thiện bộ tiêu chuẩn quốc gia về du lịch tương
người dân ven biển chuyển đổi nghề, trực thích với các tiêu chuẩn trong ASEAN; rà soát, hoàn
tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về du
hoạt động du lịch. lịch theo hướng hội nhập, hướng đến tiêu chuẩn cao
- Tổ chức các lễ hội tôn vinh văn hóa biển, của khu vực và quốc tế.
ẩm thực biển, tạo sức hấp dẫn du khách
trong và ngoài nước đến các vùng biển,
đảo của Việt Nam song song với việc khơi
dậy lòng yêu nước của người dân.
- Khuyến khích, tạo điều kiện các thành
phần kinh tế tham gia phát triển lĩnh vực
du lịch và dịch vụ biển; hình thành các khu
dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ
quy mô lớn, các trung tâm mua sắm giải
trí, các khu du lịch sinh thái, du lịch cộng
đồng.
- Kết nối các tuyến du lịch quốc tế; xúc
tiến, quảng bá, đa dạng hóa các sản phẩm,
thương hiệu du lịch biển.
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá
du lịch biển, sản phẩm du lịch biển gắn với
phát huy giá trị thiên nhiên, văn hóa, lịch
sử đặc sắc các vùng ven biển và hải đảo.
- Phát triển các tuyến du lịch ra - Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển - Nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển tuyến du
các đảo, vùng biển xa bờ kết dịch vụ cứu hộ, cứu nạn; phát huy vai trò lịch sinh thái tại một số đảo xa bờ
hợp với các dịch vụ biển khác. của các tổ chức xã hội nghề nghiệp và - Đề án phát triển bền vững các xã đảo, huyện đảo
cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch tiền tiêu và một số đảo xa bờ gắn với du lịch sinh
và dịch vụ biển. thái chất lượng cao, kết hợp với bảo đảm an ninh,
quốc phòng.
Kinh tế - Phát triển hệ thống cảng biển - Bố trí nguồn lực xây dựng và tổ chức - Xây dựng Quy hoạch ngành quốc gia theo Luật Bộ GTVT

| 200
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
hàng hải theo quy hoạch tổng thể và thực hiện hiệu quả các quy hoạch, kế Quy hoạch, ưu tiên vấn đề kết nối hàng hải, hàng
thống nhất trên quy mô cả hoạch phát triển kết cấu hạ tầng vùng biển, không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
nước. ven biển. - Tập trung xây dựng và nâng cao hiệu quả quản lý
- Phát huy tối đa lợi thế về vị - Hình thành những đầu mối giao lưu kinh khai thác cảng cửa ngõ quốc tế tại Hải Phòng (Lạch
trí của các cảng biển, đặc biệt tế quan trọng với quốc tế làm động lực Huyện), Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng
là cảng cửa ngõ quốc tế phát triển các khu kinh tế, đô thị - công điểm miền Trung; ; các cảng chuyên dùng quy mô
- Phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ nghiệp ven biển. lớn cho các liên hợp luyện kim, lọc hoá dầu, trung
trợ vận tải biển, vận tải đa - Cải tạo nâng cấp các cảng đầu mối hiện tâm nhiệt điện sử dụng than.
phương thức, đặc biệt nâng có; xây dựng có trọng điểm một số cảng - Hạ thấp cao độ đáy luồng vào bến cảng Cái Mép
cao chất lượng dịch vụ địa phương theo chức năng, quy mô phù (Bà Rịa – Vũng Tàu) để có thể đón các tàu trọng tải
logistics; giảm tải vận tải hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội lớn đến 200.000 tấn (18.000 TEU).
đường bộ. và khả năng huy động vốn.
- Phát huy hiệu quả, đảm bảo - Lắp đặt, bảo trì hệ thống báo hiệu; đầu tư
an toàn khai thác tuyến vận tải xây mới, bảo trì các đèn biển, nhà trạm...
biển, ven biển. bao gồm các quần đảo và các đảo tiền tiêu.
Khai thác hiệu quả hệ thống thông tin
duyên hải Việt Nam đảm bảo thông tin
liên lạc thông suốt, kịp thời.
- Phát triển đội tàu vận tải biển - Phát triển các loại tàu chuyên dụng có - Đổi mới thể chế chính sách, cải cách thủ tục hành
Việt Nam theo hướng hiện đại, trọng tải lớn đáp ứng nhu cầu vận chuyển chính theo hướng tháo gỡ rào cản, tạo động lực
cơ cấu hợp lý, an toàn, giảm hàng hoá xuất nhập khẩu, tuyến quốc tế. khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu
thiểu ô nhiễm môi trường và - Tăng cường hợp tác với các cơ quan tư phát triển đội tàu biển.
tiết kiệm năng lượng. quản lý cảng biển, hãng tàu biển nước - Phát triển các loại tàu chuyên dụng có trọng tải lớn
- Từng bước tham gia sâu vào ngoài để sử dụng đội tàu biển Việt Nam đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá các tuyến ven
các chuỗi cung ứng vận tải vận tải hàng hóa, thu hút nguồn hàng. biển, vận tải than phục vụ nhà máy nhiệt điện, vận
quốc tế. tải dầu thô phục vụ nhà máy lọc dầu, ga, khí hoá
lỏng, xi măng...
Khai thác - Khai thác, sử dụng bền vững - Đẩy mạnh nghiên cứu tìm kiếm, thăm dò - Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn
dầu khí tài nguyên, khoáng sản; nâng khoáng sản, dầu khí, các dạng bản quy phạm pháp luật, đồng thời xây dựng cơ chế, Bộ Công
và các tài cao hệ số thu hồi khoáng sản hydrocarbon phi truyền thống tại các bể chính sách thuận lợi và khuyến khích phục vụ công thương
nguyên gắn với chế biến sâu. trầm tích vùng nước sâu xa bờ nhằm gia tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác hiệu quả, an toàn
| 201
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
khoáng - Nâng cao năng lực ngành tăng trữ lượng khoáng sản, dầu khí. dầu khí, khoáng sản theo từng giai đoạn.
sản biển Dầu khí và các ngành tài - Nâng cao hiệu quả khai thác các tài - Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, tận thăm dò dầu
khác nguyên, khoáng sản biển khác nguyên khoáng sản biển gắn với chế biến khí các bể trầm tích có tiềm năng đang khai thác, bao
- Kết hợp hài hòa giữa khai sâu, chú trọng nâng cao hệ số thu hồi dầu gồm bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Sông Hồng và
thác, chế biến và bảo vệ môi khí. Malay - Thổ Chu.
trường, bảo tồn ĐDSH biển. - Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, - Đề án về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao
- Gắn việc tìm kiếm, thăm dò khu công nghiệp có tính dẫn dắt và hạt trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến và phân
dầu khí với điều tra, đánh giá nhân cho chuỗi hoạt động dầu khí, khoáng phối khoáng sản biển; nâng cao hiệu quả khai thác,
tiềm năng các tài nguyên, sản. tăng hệ số thu hồi các nguồn tài nguyên khoáng sản
khoáng sản đáy biển, đặc biệt - Tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển, biển.
là các khoáng sản có giá trị trao đổi và chuyển giao công nghệ trong
cao, có ý nghĩa chiến lược. tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến
dầu khí, khoáng sản.
Nuôi - Tổ chức lại hoạt động khai - Thực hiện Chiến lược phát triển ngành - Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính
trồng và thác hải sản theo hướng giảm thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm sách ưu tiên đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thủy
khai thác khai thác gần bờ, đẩy mạnh nhìn đến năm 2045. sản; khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, các
hải sản khai thác tại các vùng biển xa - Chuyển đổi một số nghề khai thác có tính doanh nghiệp tư nhân và đặc biệt là hình thức hợp
bờ và viễn dương phù hợp với hủy diệt nguồn lợi hải sản nhằm giảm tác công tư trong nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo
từng vùng biển và khả năng cường lực khai thác hải sản trên các vùng quản, xuất khẩu hải sản, hiện đại hóa hệ thống hậu
phục hồi của hệ sinh thái biển biển; đẩy mạnh phát triển các nghề khai cần nghề cá.
- Hiện đại hoá công tác quản lý thác hải sản xa bờ, viễn dương theo hướng - Xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho
nghề cá trên biển; đẩy mạnh công nghiệp. tàu cá, đặc biệt là trên các đảo quan trọng nhằm hỗ Bộ NN &
liên kết sản xuất theo hình thức - Điều chỉnh số lượng tàu cá, sản lượng trợ ngư dân khai thác hiệu quả trên các vùng biển xa PTNT
tổ hợp tác, hợp tác xã, liên khai thác phù hợp với khả năng cho phép bờ; xây dựng và vận hành 6 trung tâm nghề cá lớn,
hiệp hợp tác xã; xây dựng một khai thác của nguồn lợi thủy sản trên từng trong đó có 5 trung tâm nghề cá lớn gắn với các ngư
số doanh nghiệp mạnh tham vùng biển hiệu quả, bền vững. trường trọng điểm.
gia khai thác hải sản xa bờ và - Hiện đại hóa công tác quản lý tàu cá, - Xây dựng và vận hành các mô hình nơi cư trú nhân
hợp tác khai thác viễn dương. công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu tạo cho các loài sinh vật biển; mô hình ứng dụng
- Chuyển từ nuôi trồng, khai cá, công tác bảo quản sản phẩm sau khai công nghệ cao và tiết kiệm năng lượng phục vụ khai
thác hải sản theo phương thức thác với các công nghệ tiên tiến phù hợp thác hải sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và
truyền thống sang ứng dụng với quy định quốc tế. thân thiện môi trường.
| 202
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
công nghệ cao. - Đầu tư nâng cấp các cảng cá, bến cá, khu - Dự án đầu tư hệ thống thông tin quản lý nghề cá.
- Hình thành hệ thống cơ sở hạ neo đậu tàu thuyền, tổ chức tốt dịch vụ hậu - Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện,
tầng thủy sản đồng bộ, gắn kết cần nghề cá. trang thiết bị hiện đại cho lực lượng kiểm ngư.
các ngành công nghiệp phụ - Xây dựng hải đảo thành trạm cung cấp, - Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản
trợ, dịch vụ hậu cần nghề cá, tiếp tế nhu yếu phẩm, hậu cần nghề cá, bến ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái.
nhằm thúc đẩy tăng trưởng, bãi neo đậu trong trường hợp có bão biển,
nâng cao hiệu quả sản xuất các cung cấp các nguồn năng lượng và sơ chế
lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, hải sản cho tàu cá đánh bắt xa bờ.
chế biến thủy sản và tiêu thụ. - Thành lập, hỗ trợ một số doanh nghiệp
nòng cốt khai thác, nuôi trồng, chế biến
thủy sản ở vùng biển xa bờ và viễn dương.
- Thúc đẩy các hoạt động nuôi - Tập trung phát triển nuôi trồng hải sản - Đề án phát triển nuôi trồng hải sản trên biển theo
trồng, khai thác hải sản bền theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại, hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, thân
vững, tăng cường bảo vệ, tái ứng dụng công nghệ cao. thiện với môi trường
sinh nguồn lợi hải sản, nghiêm - Xây dựng và vận hành các mô hình tổ
cấm các hoạt động khai thác chức sản xuất trong nuôi trồng và khai
mang tính tận diệt. thác hải sản hợp lý; nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả, phù hợp với điều
kiện của môi trường và nguồn lợi thủy sản.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa Nghiên cứu, áp dụng các phương pháp, - Xây dựng quy trình sản xuất khép kín dựa trên
học, công nghệ tiên tiến trong ngư cụ, thiết bị khai thác tiên tiến, công công nghiệp nuôi trồng, khai thác, chế biến, xử lý
nuôi trồng, khai thác, bảo nghệ bảo quản sau thu hoạch để nâng cao các sản phẩm ngành thủy sản
quản, chế biến hải sản. hiệu quả.
Năng - Đề án phát triển ngành chế tạo thiết bị - Phát triển các dự án điện gió tại một số tỉnh có tiềm
lượng tái phục vụ ngành công nghiệp năng lượng tái năng, trước hết là tại các tỉnh Bình Thuận, Bạc Liêu,
tạo và các tạo; nghiên cứu mở rộng ứng dụng năng Cà Mau.
Bộ Công
ngành lượng tái tạo tại khu vực ven biển, hải đảo - Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các cá thương
kinh tế - Phát triển một số ngành kinh tế dựa vào nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phối hợp
biển mới khai thác tài nguyên ĐDSH biển như rừng đầu tư khai thác nguồn năng lượng biển mới và tái
ngập mặn, dược liệu biển, nuôi trồng và tạo trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

| 203
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
chế biến rong, tảo, cỏ biển… - Đề án phát triển điện khí, năng lượng tái tạo tại các
- Ưu tiên đầu tư phát triển năng lượng tái vùng biển, ven biển.
tạo trên các đảo phục vụ sản xuất, sinh - Ưu tiên đầu tư phát triển năng lượng tái tạo trên các
hoạt, bảo đảm quốc phòng, an ninh. đảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm quốc
- Hỗ trợ đầu tư cho các chương trình điều phòng, an ninh.
tra, nghiên cứu, chế tạo thử, xây dựng các
điểm điển hình sử dụng năng lượng tái tạo;
ưu đãi thuế nhập thiết bị, công nghệ mới,
thuế sản xuất, lưu thông các thiết bị; bảo
hộ quyền tác giả cho các phát minh, cải
tiến kỹ thuật có giá trị trong lĩnh vực năng
lượng tái tạo, các ngành kinh tế biển mới.
Đề án phát triển nghiên cứu về sinh dược Viện Hàn
học biển ở vùng biển Việt Nam ứng dụng lâm KH
trong ngành thực phẩm, mỹ phẩm và dược & CN
phẩm giai đoạn 2026-2030 Việt Nam
2.2. Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển
Khu kinh tế ven biển phải đóng vai trò chủ đạo trong phát triển vùng và gắn kết liên vùng. Tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình khu kinh tế, khu
công nghiệp sinh thái ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh.
- Xây dựng hoàn thiện kết cấu - Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu - Nghiên cứu có cơ chế, chính sách huy động các Bộ KH &
hạ tầng các khu kinh tế, khu tư và phát triển các ngành công nghệ cao, nguồn lực ngoài ngân sách trung ương và có cơ chế, ĐT
công nghiệp, khu đô thị ven thân thiện với môi trường, dự án sử dụng chính sách phù hợp cho đầu tư phát triển công
biển theo hướng sinh thái, giải công nghệ nguồn vào các khu kinh tế, khu nghiệp ven biển.
quyết tốt vấn đề môi trường, công nghiệp ven biển. - Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển
xã hội, nâng cao chất lượng - Xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh;
cuộc sống người dân. hoạch phát triển hệ thống đô thị ven biển phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái ven
- Ưu tiên phát triển các ngành đồng bộ, hiện đại theo mô hình, tiêu chí biển.
công nghiệp chế biến sâu, ứng tăng trưởng xanh, thông minh. - Đề án xây dựng, phát triển một số đô thị, khu đô thị Bộ Xây
dụng công nghệ cao để gia ven biển hiện đại theo mô hình sinh thái, tăng trưởng dựng
tăng giá trị. xanh, thông minh gắn với phát triển du lịch bền
| 204
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
vững, thích ứng với BĐKH.
2.3. Phát triển các vùng biển dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển
- Vùng biển và ven biển phía Bắc (Quảng Ninh - Ninh Bình): Xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển; là cửa ngõ, động
lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với cảng quốc tế Lạch Huyện; phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối với các
trung tâm du lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới.
- Vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ (Thanh Hoá - Bình Thuận): Phát triển các cảng biển nước sâu trung chuyển quốc tế, cảng biển
chuyên dụng gắn với các khu liên hợp công nghiệp, dầu khí, điện, năng lượng tái tạo, công nghiệp sạch; phát triển các trung tâm du lịch lớn; nuôi trồng, khai
thác, chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá.
- Vùng biển và ven biển Đông Nam Bộ (Bà Rịa - Vũng Tàu – TP. Hồ Chí Minh): Phát triển cảng biển container quốc tế, dịch vụ hậu cần cảng biển, dịch vụ
bảo đảm an toàn hàng hải, công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp hỗ trợ và các dịch vụ ngành Dầu khí.
- Vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ (Tiền Giang - Cà Mau - Kiên Giang): Phát triển công nghiệp khí, chế biến khí, điện khí, năng lượng tái tạo, nuôi trồng,
khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần, hạ tầng nghề cá; kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới ; xây dựng phát triển Phú Quốc thành
trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh mang tầm quốc tế.
Quảng - Xây dựng Quảng Ninh trở - Kiên trì thực hiện tổ chức không gian phát triển “một tâm, hai tuyến đa chiều và hai mũi đột phá”. “Tâm” là
Ninh thành tỉnh dịch vụ, công thành phố Hạ Long, trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hóa của Tỉnh. “Tuyến hành lang phía Tây”
nghiệp hiện đại, là một trong xuất phát từ Hạ Long đến Đông Triều hướng tới đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội, phát triển chuỗi đô
những trung tâm phát triển thị - công nghiệp xanh, công nghiệp sạch, công nghệ cao và du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, trong đó Khu
năng động, toàn diện của phía kinh tế ven biển Quảng Yên là hạt nhân, động lực tăng trưởng mới của tuyến phía Tây và của tỉnh, phát triển
Bắc. theo mô hình “Thành phố thông minh” với các khu đô thị - công nghiệp - dịch vụ - cảng biển thông minh, hiện
- Dịch vụ tổng hợp hiện đại đại. “Tuyến hành lang phía Đông” xuất phát từ Hạ Long đến Móng Cái và hướng tới Đông Bắc Á, phát triển
ngày càng giữ vai trò chủ đạo; chuỗi đô thị sinh thái - dịch vụ, thương mại, du lịch tổng hợp cao cấp, nông nghiệp sạch - công nghệ cao và
du lịch trở thành ngành kinh tế kinh tế biển, lấy phát triển công nghiệp để dẫn dắt nông nghiệp. Phát triển Khu kinh tế Vân Đồn và Khu kinh tế
mũi nhọn. Cửa khẩu Móng Cái là hai mũi đột phá.
- Tập trung thực hiện: (1) Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; (2) Đề án
Phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030; (3) Chương trình Phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030; (4) Đề án Bảo vệ môi trường, sử dụng
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn
2021-2025, định hướng đến năm 2030; (5) Đề án Nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng và y tế điều trị;
chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; (6) Đề án Phát
triển giáo dục, đào tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn

| 205
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
2021-2025, định hướng đến năm 2030; (7) Phát triển Quảng Ninh thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối với
các trung tâm du lịch quốc tế lớn; xây dựng và phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao; (8)
Phát triển nuôi trồng, chế biến thủy sản ven bờ và xa bờ.
Hải Hải Phòng là trọng điểm phát - Phát triển kết cấu hạ tầng. Nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây
Phòng triển kinh tế biển, trung tâm du dựng TP. Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến 2045 theo hướng Thành phố thông minh, đô thị kiểu mẫu
lịch quốc tế… tạo nền tảng trong phát triển kinh tế biển xanh và ứng phó với BĐKH. Xây dựng Trung tâm dịch vụ nghề cá và tìm kiếm
vững chắc để trở thành thành cứu nạn khu vực phía Bắc tại huyện đảo Bạch Long Vỹ. Quy hoạch khu vực nuôi trồng thủy sản để giữ gìn
phố công nghiệp phát triển cảnh quan, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái.
hiện đại, văn minh, bền vững - Xây dựng và phát triển Hải Phòng thành trung tâm cảng biển, dịch vụ logistics trọng điểm quốc gia và quốc
tầm cỡ khu vực Đông Nam Á tế. Nâng cao năng lực xếp dỡ; duy trì độ sâu luồng hàng hải để đón thường xuyên các tàu vận tải có trọng tải
vào năm 2030. trên 200.000 DWT ra vào hệ thống cảng biển; cùng với việc rà soát quy hoạch, phát triển hệ thống kho bãi, các
cảng cạn trên địa bàn. Mở rộng kết nối hạ tầng logistics của Hải Phòng với các quốc gia về đường bộ, đường
biển, đường sắt, hàng không; phát triển hài hòa các phương thức vận tải, quan tâm phát triển, nâng cao năng lực
vận tải thủy nội địa, đường sắt nhằm giảm tải cho đường bộ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động logistics. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
logistics, bố trí quỹ đất phù hợp thu hút đầu tư hệ thống trung tâm logistics đạt tầm cỡ quốc gia và quốc tế; kêu
gọi đầu tư dịch vụ vận tải, logistics đường hàng không.
- Phát triển du lịch và thương mại trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Hải Phòng trở thành trung tâm du
lịch quốc tế. Xây dựng, phát triển khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn trở thành trung tâm du lịch biển có cơ sở vật chất
hiện đại, sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, khác biệt, có chất lượng cao, có thương hiệu và uy tín, đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế. Thúc đẩy triển khai các công trình, dự án hạ tầng trọng điểm
phát triển du lịch tại Cát Bà, Đồ Sơn được xác định trong Chương trình hành động số 76-CTr/TU, ngày
08/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy. Phối hợp với các cơ quan liên quan đề nghị UNESCO công nhận
quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới. Quy hoạch, đầu tư mở rộng hoặc nâng cấp, bảo tồn hoàn thiện
các di tích lịch sử: Di tích bãi cọc Cao Quỳ, Di tích Bạch Đằng Giang, Di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Khu Di tích nhà Mạc, ... và hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng.
- Trở thành trọng điểm phát triển KH&CN biển của cả nước. Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương đầu tư nâng
cấp, phát triển một số cơ sở nghiên cứu, đào tạo nhân lực KH&CN biển ngang tầm trọng điểm quốc gia, từng
bước đạt tầm khu vực. Xây dựng Hải Phòng trở thành Trung tâm y tế biển hàng đầu của cả nước.
Thái - Phát triển kinh tế nhanh và - Xây dựng, phát triển Khu kinh tế Thái Bình toàn diện cả về công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, đô thị
Bình bền vững gắn với bảo vệ môi và kinh tế biển. Chú trọng xây dựng hệ thống đường trục kết nối với các trục giao thông đối ngoại và các khu
| 206
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
trường; giữ gìn bản sắc văn công nghiệp - đô thị - dịch vụ trong Khu kinh tế. Đẩy nhanh thực hiện các dự án mang tính động lực như: tuyến
hóa đi đôi với xây dựng xã hội đường bộ ven biển, đường từ TP. Thái Bình đi Cồn Vành và một số tuyến đường giao thông quan trọng khác.
gắn kết, thân thiện với biển; - Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo phương thức nuôi thâm canh, bán thâm canh, ứng dụng công nghệ
phát triển hạ tầng. cao. Đầu tư nâng cấp hệ thống cảng cá và các khu neo đậu tàu, thuyền. Chú trọng phát triển dịch vụ hậu cần
- Chú trọng phát triển nuôi nghề cá, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ ngư trường, tạo điều kiện cho ngư dân ra khơi đánh bắt, tham gia
thủy sản công nghệ cao và các bảo vệ chủ quyền biển đảo và tuân thủ đúng luật pháp quốc tế. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp
ngành thương mại, du lịch, chế biến thủy sản.
dịch vụ, kinh tế biển có giá trị - Phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm gắn với phát huy
gia tăng lớn gắn với bảo vệ giá trị di sản văn hóa và các sản phẩm truyền thống. Tăng cường xúc tiến đầu tư vào các dự án hạ tầng du lịch
rừng phòng hộ ven biển và chủ hiện đại quy mô lớn, ưu tiên đầu tư tại thành phố Thái Bình và khu vực Cồn Đen - Đồng Châu - Cồn Vành.
quyền, an ninh biên giới biển. Nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp, xây dựng sản phẩm du lịch Thái Bình có thương hiệu và tính cạnh
tranh cao.
- Duy trì, phát triển các làng nghề truyền thống gắn với xử lý ô nhiễm môi trường và phát triển các cơ sở sản
xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở nông thôn.
Nam Phát triển bền vững kinh tế - Tập trung lập quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
Định biển của tỉnh, bảo đảm hài hòa đảm bảo đồng bộ, thống nhất với quy hoạch quốc gia và quy hoạch vùng (QHKGB Quốc gia và Quy hoạch
giữa các hệ sinh thái, giữa bảo khai thác vùng bờ).
tồn và phát triển; cơ cấu lại các - Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, có tính chiến lược lâu dài cho phát triển kinh tế biển như:
ngành, lĩnh vực theo hướng Tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Tuyến đường bộ
nâng cao năng suất, chất ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định; cảng cá Quần Vinh
lượng, hiệu quả; phát huy tiềm - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu kinh tế ven biển huyện Nghĩa Hưng trở thành Trung tâm sản xuất đồng bộ từ
năng, lợi thế của biển; dệt vải, nhuộm, phụ kiện và may mặc có công nghệ hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Kết hợp đầu tư
hạ tầng với nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển đảm bảo an toàn trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển
dâng. Khai thác hiệu quả khu vực cửa biển Lạch Giang đã được đầu tư nâng cấp.
- Xây dựng đô thị Quất Lâm, Đại Đồng, Giao Phong theo hướng phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, hội thảo hội nghị, du lịch cộng đồng - làng nghề. Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ các khu du lịch
biển hiện có và Vườn quốc gia Xuân Thủy.
- Quy hoạch phát triển các vùng nuôi trồng hải sản tập trung có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, đảm bảo an
toàn dịch bệnh.
- Đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi phù hợp với quy hoạch và định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong

| 207
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu, thực hiện đồng bộ các giải pháp để ứng phó với hiện tượng
xâm nhập mặn sâu ảnh hưởng đến sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản.
Ninh Quy hoạch tổng thể, đồng bộ, - Hoàn thiện hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính cho khu vực đất bãi bồi và đất mặt nước ven biển; sớm
Bình quản lý chặt chẽ, khai thác xây dựng Quy hoạch đô thị du lịch thị trấn đảo Cồn Nổi.
hiệu quả tiềm năng vùng bãi - Xây dựng khép kín tuyến đê Bình Minh IV; xây dựng hệ thống thủy lợi cung cấp nước ngọt cho vùng ven
bồi và đất mặt nước ven biển; biển Kim Sơn; cơ sở hạ tầng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao; hoàn thành và vận
đầu tư kết cấu hạ tầng cơ bản. hành hiệu quả Âu Kim Đài phục vụ ngăn mặn, giữ nước ngọt và ứng phó với tác động của nước biển dâng.
- Thực hiện dự án bảo tồn, phát triển hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn; điều tra, đánh giá trữ lượng
nguồn lợi thủy sản và sản lượng tối đo cho phép khai thác bền vững;
- Xây dựng và thực hiện Đề án phát triển chuỗi liên kết các cơ sở thu mua, gian hàng quảng bá hải sản chủ lực;
- Xây dựng cảng cá cửa Đáy kết hợp với neo đậu tránh trú bão; phát triển cơ sở hạ tầng mạng truyền thông;
- Lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ và thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
- Sớm hoàn thành tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh; Cải tạo, nâng cấp QL.12B,QL.21B các tuyến đường tỉnh;
Thanh - Phát triển đột phá và bền - Xây dựng quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phù hợp với quy hoạch
Hóa vững vùng ven biển và hải đảo tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch khai thác vùng bờ;
với 2 cực tăng trưởng là thị xã - Tập trung huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội để tạo đột phá trong xây dựng hệ thống
Nghi Sơn và thành phố Sầm kết cấu hạ tầng KT-XH theo hướng đồng bộ, hiện đại; trọng tâm là đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm, có tính
Sơn. lan tỏa, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp và hạ tầng đô thị để khắc phục những
- Công nghiệp năng lượng, điểm nghẽn, tạo động lực cho phát triển nhanh.
công nghiệp chế biến, chế tạo - Tiếp tục đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh các công trình hạ tầng thiết yếu trong Khu kinh tế Nghi Sơn, sớm đưa
và dịch vụ logistics là đột phá; khu này trở thành một trong những trung tâm đô thị - công nghiệp và dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước.
du lịch là mũi nhọn; Huy động các nguồn lực để đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống xử lý nước thải, chất thải tại Khu kinh tế
- Chủ động ứng phó với Nghi Sơn, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị ven biển. Ban hành chính sách khuyến khích các
BĐKH và bảo vệ môi trường... thành phần kinh tế tham gia đầu tư các công trình, dự án xử lý chất thải; hoàn thành đầu tư xây dựng các khu
- Phấn đấu đến năm 2025 xử lý chất thải rắn sinh hoạt trọng điểm, giải quyết căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu chôn lấp
trong nhóm các tỉnh dẫn đầu chất thải.
cả nước - một cực tăng trưởng - Sớm hoàn thành và đưa vào khai thác đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thanh Hoá; đầu tư nâng cấp và mở
mới, cùng với Hà Nội, Hải rộng, hoàn chỉnh hệ thống giao thông kết nối giữa tỉnh Thanh Hoá với các tỉnh Tây Bắc, nước bạn Lào; nghiên
Phòng và Quảng Ninh tạo cứu xây dựng tuyến đường sắt từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi Khu kinh tế Nghi Sơn. Sớm hoàn chỉnh Cảng
thành tứ giác phát triển ở phía Nghi Sơn thành cảng 1A; đầu tư, nâng cấp, mở rộng Cảng Lễ Môn, Quảng Châu, Quảng Nham; bổ sung quy
| 208
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
Bắc của Tổ quốc… hoạch Cảng biển Lạch Sung vào quy hoạch cảng biển quốc gia và đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu khai thác
cho tàu lớn hơn 5.000 tấn
- Gắn phát triển du lịch biển với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi
trường; tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn, các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, điểm du lịch ven biển.
- Tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn nước, môi trường các lưu vực sông, xử lý ô nhiễm khu vực cửa biển; chú
trọng bảo vệ đa dạng sinh học. Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động về chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu.
Nghệ An - Thực hiện cơ cấu lại ngành - Thực hiện tốt Quyết định số 827/QĐ-TTg, ngày 12/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát
kinh tế biển trên cơ sở tiếp cận triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2023 theo
dựa vào hệ sinh thái. tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị.
- Cơ cấu lại ngành khai thác - Hoàn thành các dự án trọng điểm ven biển, trọng tâm là Tổ hợp vui chơi giải trí, cáp treo Vinpearl Cửa Hội;
hải sản theo hướng giảm dần, dự án quần thể du lịch, thể thao, giải trí Lan Châu - Song Ngư; dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và
tiến tới ổn định sản lượng khai vui chơi giải trí tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc; dự án khu du lịch sinh thái Bãi Lữ… để tạo bước đột phá
thác thủy sản gần bờ, phát thu hút khách quốc tế, đồng thời tiếp tục phát triển dịch vụ, du lịch vùng biển Diễn Thành (Diễn Châu), Quỳnh
triển khai thác hải sản xa bờ Phương (TX. Hoàng Mai), Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu), phục vụ khách nội địa và các khu công nghiệp…
gắn với đầu tư các đội tàu có - Tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào các dự án thương mại trọng điểm như: Trung tâm hội chợ triển lãm
trang thiết bị đồng bộ, hiện đại khu vực Bắc Trung Bộ; trung tâm logistics khu vực Cảng Cửa Lò; tổng kho trung chuyển và phân phối khu vực
và các dịch vụ hậu cần, hạ tầng Bắc Trung Bộ. Khu vui chơi, giải trí tổng hợp, ẩm thực ở phía Nam, phía Tây Nam thành phố; khu du lịch tâm
nghề cá, gắn khai thác với bảo linh kết hợp vui chơi, giải trí tại khu Lâm viên Núi Quyết - Bến Thủy; cụm du lịch phía Nam sông Vinh; công
vệ nguồn lợi thủy sản. viên Nam Vinh... Phát triển các cơ sở lưu trú tại các trung tâm du lịch ở thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, tạo
- Phát triển du lịch theo hướng điều kiện thuận lợi để hình thành hệ thống khách sạn 5 sao, bao gồm các khách sạn tại khu B Quang Trung,
chuyên nghiệp, đa dạng, trọng đường 95 m, xã Nghi Phú và tại phía Bắc cầu Bến Thủy.. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là
tâm là du lịch biển đảo, du lịch hệ thống cảng biển bảo đảm tiền đề thu hút những dự án lớn làm đầu tàu phát triển các ngành kinh tế khác; khai
văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thác có hiệu quả cảng biển Cửa Lò, cảng Đông Hồi. Xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An
thái gắn với cộng đồng. Tập thành khu vực phát triển kinh tế năng động, bền vững.
trung phát triển và khai thác - Đẩy nhanh xây dựng, phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị ven biển theo hướng tiếp cận mô
thế mạnh du lịch tại các địa hình sinh thái, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư, thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Nghiên cứu lựa chọn
bàn trọng điểm gồm Thị xã hình thức đầu tư phù hợp xây dựng hệ thống cảng Cửa Lò; cảng Đông Hồi...
Cửa Lò và các vùng ven biển. - Quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển. Nâng cao năng lực quan trắc, giám sát môi trường biển,
biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Thực hiện các biện pháp phòng, tránh, ngăn chặn, hạn chế tác động của triều

| 209
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
cường, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển.
- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm, tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng,
không để xảy ra sự cố môi trường. Chủ động thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó
với biến đổi khí hậu.
Hà Tĩnh Tổ chức thực hiện hiệu quả - Tập trung thu hút đầu tư, tăng tỉ lệ lấp đầy tại các khu, cụm công nghiệp; xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng trở
quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 thành khu kinh tế đa chức năng. Ưu tiên và đa dạng hóa các nguồn lực, hoàn thiện cơ chế, chính sách, chú trọng
– 2030, tập trung vào hạ tầng công tác bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững với 3 trụ cột: công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp
đa mục tiêu; thúc đẩy nuôi chế biến, chế tạo; trung tâm logistic và dịch vụ cảng biển; phát triển dịch vụ, thương mại; trong đó dự án Khu liên
trồng ven biển, logistic, du lịch hiệp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Fomosa Hà Tĩnh đóng vai trò hạt nhân. Nâng cấp TX Kỳ Anh gắn
và bảo vệ bờ biển. với Khu kinh tế Vũng Áng trở thành vùng đô thị trung tâm phía Nam, hình thành thành phố công nghiệp Kỳ Anh
trong tương lai.
- Phát triển các trục giao thông trọng yếu, tạo động lực gồm: Hoàn thành đường ven biển Cửa Hội - Vũng Áng,
đồng thời kết nối các khu du lịch ven biển với đường ven biển và quốc lộ 1A, đường Hàm Nghi kéo dài kết nối
tỉnh lộ 21 và nâng cấp đường từ cầu Thạch Đồng đi Thạch Hải để mở rộng không gian đô thị thành phố Hà Tĩnh
về phía Tây và phía Đông; quốc lộ 8C từ thị trấn Cẩm Xuyên đến khu du lịch biển Thiên Cầm; nâng cấp quốc lộ
8A; quốc lộ 12C; hoàn thành đường cao tốc Bãi Vọt - Vũng Áng; hoàn thành đường tỉnh lộ 553 TP Hà Tĩnh -
Hương Khê; đường nối quốc lộ 1A đến tỉnh lộ 549 (từ Thạch Long đến Lộc Hà); đường ven Sông Phủ…
- Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến
lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đưa vào vận hành Nhà
máy Nhiệt điện Vũng Áng II; ưu tiên phát triển điện khí, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối. Xây dựng hệ
thống lưới điện thông minh, hiệu quả, an toàn; sử dụng năng lượng tiết kiệm.
- Phát triển dịch vụ cảng biển và hậu cần (logistics) trở thành trụ cột quan trọng trong nền kinh tế. Từng bước đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng Vũng Áng; đưa cảng Vũng Áng, cảng Sơn Dương trở thành cảng vận chuyển
quốc tế lớn của vùng Bắc Trung Bộ. Tập trung kêu gọi đầu tư hoàn thành 2 trung tâm logistics tại Khu kinh tế
Vũng Áng và huyện Đức Thọ.
- Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, nhất là du lịch biển, hình thành các đô thị du lịch khu vực, kết nối
các di tích văn hóa, lịch sử. Nâng cao chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch
gắn với tiềm năng của từng địa phương, thúc đẩy du lịch sinh thái, du lịch homestay, du lịch trải nghiệm và các
loại hình du lịch mới. Phát triển các tour, tuyến du lịch của tỉnh gắn với không gian du lịch trên “Con đường di
sản Miền Trung”, kết nối với du lịch biển với các tỉnh lân cận và các trung tâm du lịch lớn của cả nước; hình
thành các tuyến du lịch quốc tế kết nối với các nước trong khu vực.
| 210
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
- Khai thác, phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao; quản lý tốt quy hoạch các vùng
nuôi, nhất là nuôi tôm trên cát, đảm bảo môi trường, an toàn cao; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá, gắn
với phòng, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Hoàn thành việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển để chủ động chống sạt lở và nước biển dâng. Triển khai xây
dựng đồng bộ hệ thống xử lý chất thải theo hướng công nghệ hiện đại, tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng
lượng từ chất thải.
Quảng Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh - Tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phục vụ công tác lãnh
Bình tế - xã hội đồng bộ, hiện đại đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành đồng bộ, dài hạn KT-XH và kêu gọi, thu hút đầu tư. Tập trung lập, tổ chức
làm động lực phát triển; du thực hiện và quản lý tốt các quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới,... bảo đảm tính hiện
lịch và thủy sản trở thành đại, đồng bộ, kết nối.
ngành kinh tế mũi nhọn; nâng - Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông bảo đảm đồng bộ theo hướng hiện đại. Ưu tiên đầu tư các công
cao năng lực cảnh báo, dự báo trình: Nâng cấp cảng hàng không Đồng Hới, cảng Hòn La, Quốc lộ 12A, Quốc lộ 9B; xây dựng cầu Nhật Lệ 3,
thiên tai. tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh; xây dựng một số cầu, đường có tính chất kết nối liên vùng;
nâng cấp các tuyến đường thủy, các tuyến đường liên xã; hệ thống bến xe; kiên cố hóa các tuyến đường giao
thông nông thôn vùng khó khăn, cồn bãi.
- Khai thác có hiệu quả các vùng động lực. Xây dựng Khu Kinh tế Hòn La thành khu kinh tế tổng hợp, với
trọng tâm phát triển công nghiệp điện, công nghiệp hỗ trợ, cảng trung chuyển hàng hóa; tiếp tục nâng cao hiệu
quả hành lang kinh tế Đông - Tây nối Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo ra cảng Hòn La, tạo thành cửa ngõ quan
trọng thông ra biển Đông của Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan và Tiểu vùng sông Mê Kông.
- Tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, nhất là ở khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, các khu nghỉ dưỡng
ven biển; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư du lịch, tập trung vào những nhà đầu tư có uy tín, thương
hiệu tạo ra những sản phẩm du lịch, khu vui chơi giải trí mang đẳng cấp khu vực, quốc tế. Khai thác có hiệu
quả các sản phẩm du lịch hiện có, phát triển các sản phẩm mới, nhất là các sản phẩm cao cấp, các tuyến, điểm
du lịch mới mang tính độc đáo; phát triển thêm các nhóm sản phẩm, như: Du lịch lễ hội; du lịch kết hợp hội
nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện; du lịch mùa đông. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư,
thương mại, du lịch ở nước ngoài, chú trọng đến các địa bàn Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Châu Âu, Hoa Kỳ
và Ô-xtrây-lia.
- Phát huy thế mạnh về thủy sản, nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ theo hướng bền vững, kiểm soát đánh bắt
ven bờ. Đầu tư hạ tầng phục vụ hậu cần nghề cá; chú trọng công tác thông tin, cứu hộ, cứu nạn cho ngư dân.
Nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi trồng thủy sản trên cơ sở ứng dụng khoa học, kỹ thuật. Giảm thiểu tổn thất
sau thu hoạch. Phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản.
| 211
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
- Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn
đến năm 2050. Bố trí nguồn chi ngân sách thích đáng, kết hợp xã hội hóa các nguồn lực cho công tác bảo vệ
môi trường, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai, như bão mạnh, lũ lớn,
lũ quét, sạt lở đất, hạn hán; triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, như tăng trưởng xanh, sạt lở bờ
sông, bờ biển, di dân, nhà ở chống lụt,
Quảng Xây dựng hệ thống kết cấu hạ - Sớm hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trị tầng đáp ứng nhu cầu phát Quy hoạch phát triển các khu đô thị ven biển theo hướng thích ứng với BĐKH.
triển KT-XH; phát triển các - Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào hoạt động các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Đông
ngành kinh tế biển có lợi thế. Nam Quảng Trị, đặc biệt là cảng nước sâu Mỹ Thủy. Nâng cấp mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ Quốc lộ 1 về cảng
Cửa Việt. Hoàn thành tuyến đường ven biển. Thu hút đầu tư, phát triển mạnh dịch vụ vận tải, mạng lưới kho
tàng, bến bãi, dịch vụ logistic; xây dựng cảng trung chuyển hàng hóa bằng công ten nơ phục vụ lưu thông hàng
hóa hai chiều giữa các nước ASEAN; định hướng đến năm 2030 Quảng Trị trở thành điểm trung chuyển hàng
hóa cho các nước trong khu vực.
- Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo. Phát triển du lịch
lịch sử - chiến tranh cách mạng là sản phẩm du lịch đặc trưng của Quảng Trị trở thành thương hiệu du lịch hòa
bình. Kết nối du lịch với các địa phương khác thông qua các sản phẩm du lịch như: “Con đường huyền thoại”,
“Con đường di sản”, “Xây dựng và định hình thương hiệu Festival vì hòa bình”, du lịch đảo Cồn Cỏ… Đẩy
mạnh thu hút các nhà đầu tư tiềm năng để hình thành trục đô thị ven biển, các khu du lịch nghỉ dưỡng quy mô
lớn…
- Xây dựng Công viên Thống nhất tại Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ sông Hiền Lương - Bến Hải; tu bổ, tôn
tạo Di tích Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn; triển khai dự án phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho
tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng sông Mê Công mở rộng; hoàn thiện khu liên hiệp thể thao tỉnh; xúc
tiến nâng cấp Di tích Thành cổ Quảng Trị.
- Phát triển thuỷ sản thành ngành kinh tế mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa và ổn định vùng nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến. Nâng cao năng lực quản lý, khai thác hiệu quả các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão,
dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Hoàn thành Đề án hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt chú trọng vùng ven biển và hải đảo.
Thừa - Xây dựng và phát triển Thừa - Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 phù hợp với quy hoạch tổng
Thiên Thiên Huế theo Nghị quyết số thể quốc gia, quy hoạch không gian biển và quy hoạch khai thác tài nguyên, môi trường vùng bờ.
Huế 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 - Xây dựng đô thị Chân Mây trở thành trung tâm KT-XH, nâng cấp cảng nước sâu Chân Mây để phục vụ du

| 212
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
của Bộ Chính trị về xây dựng lịch. Kêu gọi đầu tư bến cảng container, bến cảng du lịch và cảng chuyên dùng Điền Lộc. Huy động, lồng ghép
và phát triển tỉnh Thừa Thiên các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông, thủy lợi các vùng ven biển.
Huế đến năm 2030, tầm nhìn - Ưu tiên phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, đẳng cấp quốc tế ven biển; nâng cao chất lượng nguồn
đến năm 2045. nhân lực du lịch thông qua xã hội hóa. Nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác du lịch giữa Thừa Thiên Huế với các
- Tăng cường liên kết xây địa phương trong vùng. Chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch vụ mang tính đặc
dựng tuyến đường bộ ven biển; trưng để khẳng định thương hiệu điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế. Phát triển khu du lịch quốc gia Lăng Cô –
hoàn thành cao tốc kết nối các Cảnh Dương, vườn quốc gia Bạch Mã và phát huy giá trị vịnh Lăng Cô qua các hoạt động festival, tuyên
địa phương trong vùng kinh tế truyền và gắn kết với các tuyến du lịch. Phát huy các danh hiệu “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”,
trọng điểm miền Trung. “Thành phố du lịch sạch ASEAN”… để thúc đẩy du lịch văn hóa như là ngành kinh tế mũi nhọn.
- Gắn phát triển nông nghiệp, - Hình thành các khu nuôi trồng thủy sản tập trung ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến, xuất khẩu. Phát
nông thôn với phát triển du triển các ngành nghề chế biến thủy sản truyền thống có thương hiệu, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát
lịch, nhất là vùng ven biển và triển mạnh dịch vụ hỗ trợ đánh bắt xa bờ.
đầm phá. - Phát triển các vùng đầm phá, ven biển theo hướng kết hợp phát triển nuôi trồng thủy hải sản, du lịch biển,
năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió). Hoàn thành các dự án khu neo đậu tránh, trú bão.
- Tăng cường năng lực thu gom, thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải; hạn chế tối đa chôn lấp rác thải. Có
chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xử lý chất thải rắn, nước thải theo hướng công nghệ hiện đại;
đưa vào vận hành Nhà máy xử lý rác ở Phú Sơn. Huy động các nguồn lực cho ứng phó với BĐKH và thường
xuyên phát động các phong trào chống sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông.
Đà Nẵng - Đà Nẵng trở thành một đô thị - Tập trung thực hiện tốt quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, gắn với Thiết kế
khởi nghiệp, sáng tạo, là trung chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2030 và quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo hướng xác
tâm KT-XH lớn của cả nước, lập, phát huy vai trò, vị trí trung tâm của Đà Nẵng.
là hạt nhân của chuỗi đô thị và - Đẩy mạnh đầu tư, phát triển cảng biển, mở rộng và nâng công suất Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng gắn
cực tăng trưởng của vùng kinh với phát triển dịch vụ logistics. đầu tư nâng công suất Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đáp ứng 30 triệu
tế trọng điểm miền Trung - khách/năm vào năm 2030; xúc tiến nhanh dự án Cảng Liên Chiểu. Ưu tiên bố trí quỹ đất phát triển hệ thống
Tây Nguyên… hướng đến đô kho bãi logistics, dự trữ hàng hóa thiết yếu để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước
thị sinh thái, hiện đại, thông tham gia đầu tư.
minh và đáng sống. - Từng bước phát triển một Trung tâm trung chuyển quốc tế với cảng biển và cảng hàng không hiện đại, cửa
- Tập trung phát triển các ngõ kết nối giữa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với thế giới và khu vực; một địa chỉ du lịch đặc sắc và
ngành dịch vụ tạo ra giá trị gia đẳng cấp cao, liên kết với các địa phương trong Vùng, có sức hấp dẫn mạnh mẽ du khách, đặc biệt là nâng tầm
tăng lớn, nhất là dịch vụ du vùng du lịch Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam về chất lượng dịch vụ và khác biệt sản phẩm. Mở rộng
lịch trở thành ngành kinh tế liên kết đầu tư, hình thành các trung tâm và chuỗi du lịch - dịch vụ gắn với con đường di sản văn hóa thế giới;
| 213
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
mũi nhọn, có thương hiệu quốc liên kết với các địa phương theo trục hành lang kinh tế Đông - Tây để khai thác tốt các hoạt động dịch vụ vận
tế. Phát triển mạnh kinh tế biển tải.
gắn với bảo vệ an ninh, chủ - Tiếp tục phát triển và đề xuất chính sách sớm hỗ trợ duy trì lâu dài đường bay đến các thị trường trọng điểm
quyền biển đảo. Xây dựng Đà hiện có; nghiên cứu xúc tiến các đường bay trực tiếp đến Mỹ, Châu Âu, Úc, Ấn Độ… Tích cực xúc tiến đăng
Nẵng thành điểm đến du lịch, cai tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế và khu vực, từng bước đưa Đà Nẵng trở thành thành phố sự kiện,
dịch vụ hàng đầu, tầm khu trung tâm hội nghị quốc tế.
vực, thành phố sự kiện, trung - Tăng cường hợp tác, liên kết các địa phương trong nước, đặc biệt là liên kết giữa 04 địa phương Thừa Thiên
tâm hội nghị quốc tế. Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Duyên hải miền Trung để khai thác hiệu
quả tiềm năng du lịch của vùng, phát huy vai trò cửa ngõ du lịch của thành phố ở khu vực.
- Tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện thu hút đầu tư, hình thành các trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại, cửa
hàng miễn thuế; hình thành các tuyến phố du lịch, chợ đêm; đầu tư phát triển hợp lý một số chợ truyền thống
theo hướng văn minh.
- Tiếp tục xây dựng bán đảo Sơn Trà trở thành khu du lịch quốc gia, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh,
bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Điều chỉnh quy hoạch Khu Công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng theo hướng kết hợp hài hòa giữa các lĩnh
vực chế biến thủy sản, dịch vụ, thương mại nhằm phát triển có hiệu quả về kinh tế gắn với bảo vệ cảnh quan,
môi trường sinh thái.
- Rà soát quy hoạch, đầu tư Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước, Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn, khôi phục
và phát triển Làng nghề Nước mắm Nam Ô, tạo sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố.
- Tiếp tục nâng cao năng lực khai thác hải sản xa bờ gắn với bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo; thực hiện tốt
các chính sách hỗ trợ ngư dân nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác; tập trung thực hiện các giải pháp hiện đại
hóa nghề cá, đảm bảo các tàu cá xa bờ được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại, đảm bảo thực hiện các
quy định về khai thác thủy sản theo thông lệ quốc tế (IUU). Nghiên cứu, xây dựng các mô hình nâng cao giá trị
gia tăng cho sản phẩm thủy sản, mô hình chuỗi giá trị khai thác thủy sản gắn với dịch vụ hậu cần, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm. Đầu tư hoàn thiện đồng bộ hạ tầng nghề cá tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang để tổ chức
tốt dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Triển khai thực hiện Đề án xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường giai đoạn 2020-2025. Đẩy nhanh tiến
độ thực hiện các dự án trọng điểm, mang tính động lực về môi trường, cấp, thoát nước; tập trung triển khai Khu
liên hợp xử lý chất thải rắn và các hạng mục thuộc Dự án phát triển bền vững. Kiên quyết tổ chức thu hồi
những dự án làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch và môi trường đô thị.
- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến
| 214
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Chú trọng bảo tồn, phát triển bền vững hệ thống rừng đặc dụng,
phòng hộ, các khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa và bán đảo Sơn Trà.
- Nghiên cứu thành lập Đại học quốc gia Đà Nẵng trên cơ sở sắp xếp lại và đầu tư nâng cấp Đại học Đà Nẵng,
các trường đại học trên địa bàn thành phố và các địa phương lân cận.
Quảng - Phát triển các trung tâm - Tổ chức, thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị, khu công nghiệp để sẵn sàng đón nhận
Nam thương mại - dịch vụ gắn với nhà đầu tư mới trong nước, nước ngoài. Phát triển đô thị theo hướng đô thị thông minh và đô thị sinh thái, gắn
đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, với phát triển du lịch.
các khu du lịch - dịch vụ sinh - Chú trọng đầu tư phát triển vùng ven biển của tỉnh trở thành chuỗi đô thị - trung tâm dịch vụ, du lịch - công
thái, vui chơi, nghỉ dưỡng cao nghiệp sạch - nông nghiệp công nghệ cao; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử; phục hồi hệ sinh thái,
cấp ven biển quy mô lớn với ứng phó với biến đổi khí hậu.
các sản phẩm đặc thù... thông - Hình thành những khu dân cư, khu tái định cư, nhất là khu vực các địa phương ven biển và các cửa sông
qua việc ưu tiên tập trung thu nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra và thích ứng với biến đổi khí hậu, hình thành những khu dân cư, khu
hút các nhà đầu tư chiến lược, đô thị văn minh, từng bước hiện đại với kết cấu hạ tầng đồng bộ.
tầm cỡ quốc tế.
- Tiếp tục xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai theo mô hình khu kinh tế tổng hợp, bao gồm các khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu phi thuế quan... Phát triển hệ thống cảng biển Chu Lai thành cảng biển loại I, đảm bảo
cho tàu 05 vạn tấn cập cảng. Hoàn thành đường Võ Chí Công (đường 129) theo quy hoạch từ sân bay Chu
Lai đến Hội An, triển khai đầu tư tuyến đường ven biển từ Cửa Đại đến Cửa Lở theo quy hoạch. Phát triển
dịch vụ tài chính, các nhóm dự án dịch vụ vận tải, hậu cần cảng và logistics gắn với cảng biển và sân bay Chu
Lai. Phấn đấu xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai trở thành trung tâm tài chính và dịch vụ logistics của vùng.
- Đẩy mạnh liên kết và hợp tác với thành phố Đà Nẵng để trong tương lai trở thành một trong những trung tâm
quan trọng, động lực thúc đẩy phát triển của miền Trung - Tây Nguyên và cả nước về du lịch, dịch vụ biển.
- Tập trung cải thiện môi trường du lịch, đảm bảo xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện, an toàn; đồng thời,
phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, có chiều sâu, chất lượng, giá trị trải nghiệm cao, hình thành các tour
du lịch kết nối vùng biển và nội địa.
- Tiếp tục phát triển mạnh mẽ lĩnh vực du lịch, đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là
chuỗi liên kết du lịch đáp ứng bộ tiêu chuẩn du lịch quốc tế, đi đôi với bảo tồn, phát triển di tích, di sản, nhất là
di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn, khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội
An, cảnh quan thiên nhiên, quảng bá hình ảnh, văn hóa con người Quảng Nam. Quan tâm phát triển du lịch về
phía Nam và phía Tây của tỉnh, ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng, sự kiện, nghỉ
dưỡng, chăm sóc sức khỏe… Đẩy mạnh liên kết khu vực, hình thành các tour, tuyến du lịch chung giữa các

| 215
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
tỉnh, khu vực ASEAN và các nước. Chuyển ưu tiên từ thu hút số lượng du khách sang chất lượng du khách và
doanh thu du lịch.
- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, ô nhiễm và thảm họa môi trường. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở
dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ,
ngành Trung ương và các địa phương. Hình thành các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng công nghệ tiên
tiến, đảm bảo công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên toàn tỉnh. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xả
thải, quản lý chất thải, nhất là chất thải nguy hại.
- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh đảm bảo hiệu
quả, tăng khả năng thích ứng, giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai xảy ra.
- Triển khai thực hiện tốt công tác quản lý tổng hợp vùng bờ, hạn chế xung đột trong việc quy hoạch, sử dụng
tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Quảng Tập trung huy động mọi nguồn - Hoàn thành Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch phát triển
Ngãi lực để đầu tư phát triển kết cấu kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2030 làm cơ sở phân bố không gian, định hướng đầu tư phát triển kinh tế - xã
hạ tầng KT-XH đồng bộ, với hội. Quy hoạch, đầu tư phát triển các khu đô thị, dịch vụ, du lịch chất lượng cao ven biển. Phát triển bền vững
một số công trình hiện đại, bảo vùng biển đảo Lý Sơn trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái. Quy hoạch, phát triển đô thị ven biển
đảm cho phát triển kinh tế biển đồng bộ, hiện đại dọc theo tuyến Dung Quất - Sa Huỳnh; tạo thuận lợi để đầu tư, đưa vào sử dụng các khu đô
nhanh và bền vững, bảo vệ thị sinh thái, chất lượng cao ở đô thị Vạn Tường.
môi trường biển, thích ứng với - Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển Khu Kinh tế Dung Quất trở thành một trong những trung tâm công
BĐKH nghiệp ven biển trọng điểm của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ với trọng tâm là các ngành công nghiệp có
hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo.
- Huy động các nguồn lực phát triển hệ thống giao thông theo quy hoạch, ưu tiên các công trình trọng điểm, có
sức lan tỏa. Phấn đấu hoàn thành, đưa vào sử dụng: đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, Đập dâng hạ lưu
sông Trà Khúc. Huy động nguồn lực để đầu tư đường Tịnh Phong - Dung Quất, cầu Trà Khúc (cũ), chỉnh trị
sông Trà Khúc. Tích cực, chủ động phối hợp để sớm đầu tư: Quốc lộ 24B (Km23 - Km57); cao tốc Quảng Ngãi
- Bình Định. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đường thủy nội địa theo quy hoạch; hình thành,
phát triển các tuyến từ đất liền đi Lý Sơn.
- Đầu tư, nâng cấp các công trình hạ tầng nghề cá, phục vụ nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây
dựng các kịch bản, nâng cao năng lực của người dân và chính quyền trong việc chủ động ứng phó, giảm nhẹ
hậu quả do thiên tai gây ra. Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở
khoa học. Đầu tư các công trình chống sạt lở; bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển.

| 216
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
- Phát triển thủy sản toàn diện, bền vững trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến. Tiếp tục đóng mới
tàu có công suất lớn, trang thiết bị hiện đại để khai thác xa bờ. Cơ cấu lại tàu thuyền, ngành nghề phù hợp với
các vùng biển, tuyến biển, môi trường tự nhiên, nguồn lợi thủy sản; nghiêm cấm các hoạt động khai thác mang
tính tận diệt; phát triển tàu dịch vụ hậu cần; đẩy mạnh phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Củng cố, phát
triển các mô hình hợp tác trong đánh bắt hải sản. Khuyến khích nuôi trồng các loài thủy sản có giá trị kinh tế
cao. Nạo vét, thông luồng các cửa biển; đầu tư nâng cấp các cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền. Khuyến khích
đầu tư phát triển các cơ sở bảo quản, chế biến thủy sản để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm.
- Hình thành và phát triển dịch vụ logistics trên cơ sở khai thác và phát huy lợi thế cảng biển nước sâu Dung
Quất. Tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển Trung tâm logistics khu vực cảng biển Dung Quất.
- Phát triển du lịch biển, đảo trở thành loại hình du lịch chủ đạo, lấy Lý Sơn làm hạt nhân; phát triển du lịch Lý
Sơn bền vững, tránh khai thác quá nóng. Đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh trên cơ sở nâng
tầm giá trị di sản văn hóa Sa Huỳnh, Trường Lũy Quảng Ngãi, các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. thúc đẩy
sớm xây dựng, đưa vào khai thác các khu du lịch nghỉ dưỡng ở khu đô thị Vạn Tường, Bình Châu, Mỹ Khê,
Mộ Đức, Sa Huỳnh,... Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn ở những nơi có điều kiện. Tháo
gỡ khó khăn, hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án du lịch.
- Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị trong lĩnh vực giáo dục, y tế
Bình Tập trung vào 05 trụ cột tăng - Triển khai thực hiện quy hoạch và các đề án phát triển giao thông nhằm phát triển đồng bộ hệ thống giao
Định trưởng (phát triển công nghiệp; thông trên địa bàn, nhất là hệ thống giao thông kết nối giữa các vùng, các địa phương trong tỉnh; tập trung đầu
Du lịch; Dịch vụ cảng và tư, hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn gắn với chương trình nông thôn mới. Một số công trình trọng
logistics; Phát triển nông – lâm điểm cần đầu tư, hoàn thiện trong nhiệm kỳ tới: Cầu Thị Nại 2; tuyến đường ven biển; nâng cấp, mở rộng các
– thủy sản dựa trên công nghệ tuyến tỉnh lộ trên địa bàn; nâng cấp, mở rộng cụm cảng Quy Nhơn; công trình hồ Đồng Mít; đập dâng sông
cao; phát triển kinh tế đô thị Kôn, đập dâng sông Hà Thanh; nâng cấp, mở rộng cảng cá Tam Quan và 3 khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu
gắn với quá trình đô thị hóa). thuyền… Khuyến khích phát triển các khu đô thị ven biển. Tiếp tục đầu tư, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng
Thực hiện tốt Quyết định số kinh tế - xã hội xã đảo Nhơn Châu.
1672/QĐ-TTg ngày - Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ có lợi thế của tỉnh như cảng biển, hàng không, đường sắt; tạo điều
30/11/2018 của TTgCP phê kiện đầu tư nâng cấp các cảng biển, phát triển dịch vụ logistics, dịch vụ kho bãi… Bảo đảm tốc độ tăng trưởng
duyệt Đồ án quy hoạch xây khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GRDP. Phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội theo quy hoạch (điều chỉnh)
dựng vùng tỉnh Bình Định đến thành khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là phát triển du lịch, dịch vụ, đô thị, công nghiệp, cảng
năm 2035 biển, năng lượng tái tạo và thủy sản.
- Tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Xây dựng và triển khai thực hiện các
chương trình, kế hoạch phát triển du lịch trên cơ sở phát huy lợi thế về cảnh quan, môi trường, văn hóa, di tích,
| 217
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
lịch sử và con người trong xây dựng thương hiệu du lịch Bình Định. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, quảng
bá và kết nối du lịch với các địa phương trong và ngoài nước; đôn đốc, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đẩy
nhanh tiến độ xây dựng các dự án du lịch, nhất là các khu vui chơi - giải trí quy mô lớn, hiện đại… Trong đó,
chú trọng hoàn thiện hạ tầng du lịch tại thành phố Quy Nhơn; các tuyến du lịch trọng điểm: Quy Nhơn - Sông
Cầu, Phương Mai - Núi Bà, Quy Nhơn - An Nhơn - Tây Sơn - Vĩnh Thạnh, phát triển du lịch cộng đồng và các
điểm du lịch tại các huyện, thị xã trong tỉnh…
- Thực hiện cơ cấu lại ngành thủy sản theo hướng phát triển khai thác xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên
biển và ven biển. Tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá. Khuyến khích các hoạt động nuôi trồng, khai thác hải
sản công nghệ cao, bền vững.
- Tập trung đầu tư các công trình thủy lợi, hệ thống đê sông, đê biển, hạ tầng nuôi trồng thủy sản; khôi phục,
phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển.
- Phát huy vai trò của Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) trong đẩy mạnh các hoạt
động nghiên cứu, ứng dụng và tăng cường kết nối thông tin, hỗ trợ thị trường khoa học - công nghệ. Đẩy mạnh
phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có lợi thế và phát triển các ngành kinh tế biển mới. Tăng cường kiểm
soát ô nhiễm môi trường ở các khu, cụm, điểm công nghiệp, làng nghề, rác thải công nghiệp, rác thải sinh
hoạt,... Kiểm soát và ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp, trong khu dân cư. Nâng cao nhận
thức và khả năng chủ động ứng phó với BĐKH của cộng đồng. Lồng ghép công tác ứng phó với BĐKH vào
các chương trình phát triển KT-XH của tỉnh và các địa phương.
Phú Yên Tập trung xây dựng vùng - Chú trọng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, liên kết vùng, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế
biển và ven biển có tốc độ của từng vùng và tăng cường liên kết giữa các vùng, các địa phương trong quá trình phát triển, nhất là
tăng trưởng kinh tế cao, là Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa và Phú Yên - Tây Nguyên.
khu vực kinh tế đa ngành, đa - Tập trung đầu tư, nâng cấp các tuyến giao thông quan trọng như: Tuyến đường bộ ven biển từ thị xã
chức năng trên cơ sở phát Đông Hòa đến thị xã Sông Cầu (kể cả cầu bắt qua sông Bình Bá); tuyến đường và bờ kè Bắc và Nam
triển bền vững các ngành Sông Ba đoạn từ cầu Đà Rằng cũ đến Gành Bà (xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa) – Dinh Ông (thị trấn Phú
kinh tế biển, nhất là du lịch Hòa, huyện Phú Hòa); tuyến đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn qua huyện Tây Hòa - Phú Hòa - thành phố
biển, nuôi trồng và đánh bắt Tuy Hòa - huyện Tuy An (giai đoạn 2); nghiên cứu triển khai đầu tư tuyến đường mới nối Thị trấn Chí
thủy sản. Chú trọng đầu tư hạ Thạnh và Gành Đá Đĩa... Tập trung xúc tiến thu hút đầu tư Cảng nước sâu Bãi Gốc và hạ tầng logistics; đầu
tầng giao thông, hình thành tư các cảng, bến thủy nội địa, quan tâm đầu tư Cảng Vũng Lắm, thị xã Sông Cầu... Nghiên cứu phát triển
các khu đô thị ven biển. Xây một số tuyến hàng hải ven bờ phục vụ vận chuyển hàng hóa, góp phần giảm áp lực vận chuyển đường bộ.
dựng và phát triển Khu kinh Quan tâm thực hiện tốt việc khai thông cửa sông, cửa biển phục vụ tàu thuyền ra vào thuận lợi.
tế Nam Phú Yên trở thành - Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Nam Phú Yên trở thành động lực trong thu hút
| 218
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
một trong những trung tâm đầu tư, phát triển kinh tế của tỉnh; chủ động tạo quỹ đất sạch trong Khu Kinh tế sẵn sàng đáp ứng yêu cầu
công nghiệp, cảng biển lớn thu hút đầu tư. Tích cực làm việc, kiến nghị cấp thẩm quyền cho phép Khu kinh tế Nam Phú Yên được
của vùng Duyên hải Nam hưởng một số cơ chế, chính sách như Khu kinh tế Bắc Vân Phong (Khánh Hòa).
Trung bộ và Tây Nguyên. - Cơ cấu lại sản xuất thủy sản theo hướng giảm tỷ trọng khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác xa bờ, đầu
tư hiện đại hóa trang thiết bị bảo quản nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm,
nhất là cá ngừ đại dương. Đẩy mạnh tổ chức sản xuất trên biển theo mô hình hợp tác, liên kết chuỗi. Thực
hiện nghiêm quy định về đánh bắt và truy xuất nguồn gốc thủy sản; khai thác gắn với bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản. Tiếp tục lựa chọn một số sản phẩm đặc thù, có thế mạnh của địa phương để đầu tư
công nghệ, xây dựng thương hiệu phục vụ xuất khẩu như: sản phẩm thủy sản (cá ngừ đại dương, tôm hùm,
nước mắm...), dược phẩm, thực phẩm chế biến từ biển...
- Phát triển hợp lý nuôi trồng thủy sản, ưu tiên đầu tư theo hướng thâm canh, công nghệ cao, tổ chức liên
kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi phù hợp với lợi thế từng vùng,
thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh như:
Tôm hùm, tôm thẻ...; ưu tiên phát triển nuôi biển công nghiệp ở vùng biển hở. Kiên quyết xử lý các vi
phạm, sắp xếp lại việc nuôi trồng thuỷ sản trên Vịnh Xuân Đài, Đầm Ô Loan, Vũng Rô... Chú trọng bảo
vệ nguồn lợi thuỷ sản. Phát triển một số ngành kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên đa dạng sinh học biển
như: Dược liệu biển, nuôi trồng và chế biến rong, tảo, cỏ biển…
- Tập trung phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Tăng cường thu hút đầu tư, hình
thành một số khu du lịch đặc trưng Phú Yên mang tầm quốc gia và khu vực (tại Vịnh Xuân Đài, Gành Đá
Đĩa, Vịnh Vũng Rô...). Tập trung xây dựng Vịnh Xuân Đài từng bước đạt tiêu chí khu du lịch quốc gia
theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch với
các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Huy động
các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, chú trọng phát triển hạ tầng thiết yếu tại các di tích, danh
thắng; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Phối hợp, tạo điều kiện, thúc đẩy các dự án du lịch lớn đã và
đang nghiên cứu triển khai, sớm hoàn thành, đưa vào hoạt động, như: Khu nghỉ dưỡng cao cấp bãi Từ
Nham, Khu du lịch cao cấp đảo Hòn Nưa, Khu du lịch sinh thái Bãi Nồm, Khu du lịch tâm linh sinh thái nghỉ
dưỡng Biển Hồ, Khu du lịch liên hợp cao cấp NewCity Việt Nam... Phấn đấu đến năm 2025, thu hút trên 4
triệu lượt khách đến tỉnh, trong đó khách quốc tế hơn 50 nghìn lượt.
- Tiếp tục đầu tư hệ thống đê, kè ven sông, ven biển gắn với xây dựng đường giao thông trên đê và hình
thành các khu dân cư ven sông ở những nơi có điều kiện; triển khai đầu tư kè bờ hữu sông Ba và hạ tầng
xung quanh đoạn từ cầu Đà Rằng cũ (Thành phố Tuy Hòa) đến cầu Đà Rằng mới (xã Hòa Thành, thị xã

| 219
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
Đông Hòa) và dự án kè chống xói lở sông Ba đoạn qua thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa . Đầu tư các công
trình chỉnh trị cửa biển Đà Diễn, Đà Nông, Tiên Châu… bảo đảm thoát lũ và thuận lợi cho hoạt động tàu
thuyền của ngư dân.
- Nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Xây
dựng chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu.
Khánh Khánh Hòa trở thành trung - Tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát
Hòa tâm kinh tế biển, trung tâm triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; đề xuất ban hành Nghị quyết mới về xây
du lịch, dịch vụ lớn của cả dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
nước. - Tiến hành quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết về sử dụng vùng biển, bờ biển, tài nguyên biển của
tỉnh để làm cơ sở cho quá trình triển khai xây dựng chiến lược phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế
biển. tập trung vào các ngành: du lịch, dịch vụ biển, đảo chất lượng cao; công nghiệp, cảng biển, vận tải
biển - hàng không; kinh tế đảo; nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản gắn với xây dựng nông thôn mới.
Tập trung xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực và thu hút đầu tư để đẩy mạnh liên
kết vùng (nhất là khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên) và thúc đẩy phát triển 03 vùng động
lực của tỉnh:
+ TP. Nha Trang: Huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ để TP. Nha Trang trở thành đô
thị trung tâm, văn minh, hiện đại; chú trọng đầu tư, đưa vào khai thác các trung tâm văn hóa - nghệ thuật
đa năng, khu du lịch - dịch vụ, hạ tầng thương mại, khu đô thị, khu dân cư.
+ Khu vực vịnh Cam Ranh: Thu hút đầu tư các ngành, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch; chú trọng đầu tư
hạ tầng khu, cụm công nghiệp, dự án điện mặt trời, dự án Trung tâm Nghề cá lớn ở cảng Đá Bạc. Hoàn
thành đưa vào khai thác các dự án du lịch phía Đông và phía Tây Khu du lịch Bắc Bán đảo Cam Ranh;
+ Khu vực vịnh Vân Phong: Tổ chức rà soát quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển, nghiên cứu, đề
xuất các cơ chế, chính sách đặc thù trên cơ sở tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển (du lịch, cảng biển
logistics, thương mại, công nghiệp công nghệ cao...), nhất là khu vực Bắc Vân Phong, để trở thành một
trong những trung tâm kinh tế biển hiện đại, phát triển đột phá cho tỉnh và khu vực.
- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn gắn với bảo vệ môi trường, phát triển các ngành,
nghề phụ trợ; thu hút đầu tư để tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn. Đồng thời, tăng cường kết
nối với các trọng điểm du lịch của khu vực và cả nước để nâng cao năng lực cạnh tranh và sức hấp dẫn
của du lịch Khánh Hòa.
- Nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến thủy sản, đẩy mạnh đổi mới công nghệ gắn với sản xuất sạch theo

| 220
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
các tiêu chuẩn phổ biến của quốc tế để gia tăng giá trị sản phẩm; thực hiện tốt quy hoạch thủy sản được
phê duyệt, hình thành ổn định các vùng nuôi trồng thâm canh cao, các vùng sản xuất giống tập trung, an
toàn, sạch bệnh;
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp cụ thể nhằm ngăn chặn đà suy giảm nguồn lợi thủy sản; từng bước phục
hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng biển gần bờ. Xây dựng và nhân rộng các mô hình đồng quản lý tài
nguyên và hệ sinh thái biển trên cơ sở kế thừa của Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động ổn định, đáp ứng nhu cầu nguồn
nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực số,
phục vụ phát triển kinh tế thuần biển và các nhóm ngành du lịch, dịch vụ, công nghiệp - chế biến. Tăng
cường công tác phối hợp với các trường, viện, cơ sở đào tạo của Trung ương trên địa bàn trong đào tạo
nguồn nhân lực cho tỉnh. Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ, các chương trình, dự án hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế để tăng
cường công tác đào tạo.
Ninh - Xây dựng Ninh Thuận mạnh - Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tập trung phát triển công nghiệp, trọng tâm phát triển năng
Thuận về kinh tế biển, Trọng tâm lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời), điện khí, Khu công nghiệp Phước Nam và Khu công nghiệp Cà Ná, gắn
phát triển: năng lượng và các với Cảng biển tổng hợp Cà Ná. Từng bước hình thành các trung tâm bảo trì, bảo dưỡng điện gió, mặt trời, điện
ngành kinh tế biển mới; du lịch khí và cung cấp sản phẩm phục vụ cho ngành năng lượng tái tạo, dịch vụ logictics, cảng biển.
và dịch vụ biển; công nghiệp - Đẩy nhanh xúc tiến triển khai các dự án: Cảng biển tổng hợp Cà Ná, Khu công nghiệp Cà Ná, Tổ hợp điện khí
ven biển; nuôi trồng và khai Cà Ná, Thủy điện tích năng Bác Ái, các khu công nghiệp Du Long, Phước Nam để tạo đột phá trong tăng
thác hải sản; kinh tế hàng hải. trưởng ngành công nghiệp.
- Phát huy hiệu quả các tiềm - Tập trung đầu tư phát triển các tuyến giao thông kết nối tuyến đường cao tốc Bắc-Nam, Quốc lộ 1A, Quốc lộ
năng, lợi thế gắn với bảo vệ tài 27 và tuyến đường ven biển để phát triển kinh tế biển.
nguyên, môi trường biển, - Tiếp tục xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm sản xuất tôm giống có chất lượng cao của cả nước; ưu tiên
phòng chống thiên tai, ứng phó phát triển nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các đối tượng có lợi thế. Từng bước nghiên cứu,
với BĐKH, nước biển dâng quy hoạch nuôi hải sản tầng biển sâu và kết hợp phát triển điện gió ngoài khơi. Cơ cấu lại nghề khai thác hải
sản, khuyến khích đầu tư trang thiết bị hiện đại cho nhóm tàu khai thác vùng khơi gắn với phát triển mô hình
dịch vụ trên biển.
- Phát triển du lịch theo hướng toàn diện, cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đa dạng hóa và nâng cao
chất lượng dịch vụ du lịch (du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng...). Phát triển văn
hóa du lịch tỉnh Ninh Thuận mang tính đặc thù, văn minh, thân thiện, an toàn gắn với bảo tồn văn hóa truyền
thống và đa dạng sinh học. Hình thành một số khu du lịch trọng điểm quốc gia; quy hoạch rõ khu vực phát triển
| 221
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
du lịch đẳng cấp, khu du lịch đại trà. Hướng tới hình thành các khu du lịch có quy mô lớn, đẳng cấp cao, loại
hình độc đáo với chất lượng dịch vụ tốt, có tính cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tăng cường
liên kết, kết nối với các tuyến du lịch quốc gia và các địa phương trong khu vực. Xây dựng Ninh Thuận trở
thành điểm quan trọng trong chuỗi du lịch duyên hải miền Trung.
- Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với BĐKH và tìm kiếm
cứu nạn, cứu hộ. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH; nghiên cứu xây dựng
chiến lược ứng phó với với tình hình hạn hán đảm bảo bền vững, hiệu quả.
Bình Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh - Tổ chức kêu gọi đầu tư các dự án điện gió, điện mặt trời, ưu tiên kết hợp phát triển điện gió và du lịch; quan
Thuận151 tế gắn với đổi mới mô hình tâm, tạo điều kiện hỗ trợ thủ tục đầu tư các dự án điện gió ngoài khơi trên vùng biển của tỉnh.
tăng trưởng theo hướng nâng - Phối hợp với các bộ, ngành trung ương xây dựng theo quy hoạch tuyến đường bộ ven biển Việt Nam trên địa
cao năng suất, chất lượng và bàn tỉnh, các khu neo đậu tránh trú bão, Trung tâm thể thao biển quốc gia, kè chống xâm thực bờ biển, kè chứa
sức cạnh tranh nền kinh tế; chú vật chất nạo vét từ khu vực cảng, luồng, vũng quay tàu tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân. Hoàn thành xây dựng
trọng phát triển kinh tế biển; hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp (Phan Thiết giai đoạn 2, Hàm Kiệm I, Hàm Kiệm II, Sơn
ưu tiên phát triển 03 trụ cột Mỹ 1, Sơn Mỹ 2, Tuy Phong), cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở đóng và sửa chữa tàu thuyền
gắn với ứng dụng công nghệ khu vực ven biển. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường.
cao, xây dựng chuỗi giá trị: (i) - Thúc đẩy, hoàn thiện đầu tư xây dựng các khu đô thị biển theo hướng thông minh thích ứng với BĐKH, nước
Công nghiệp; (ii) Du lịch; (iii) biển dâng. Ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng về nước sạch và thủy lợi cấp, tiêu thoát
Nông nghiệp. nước cho phát triển các ngành kinh tế, sinh hoạt, du lịch, dịch vụ tại các vùng ven biển và đảo Phú Quý.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng và khai thác hiệu quả các cảng biển La Gi, Sơn Mỹ, Phan Thiết, Phú Quý, Vĩnh
Tân; đầu tư nâng cấp, nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải; lắp đặt, bảo trì hệ thống báo hiệu; đầu tư xây
mới, bảo trì các đèn biển, nhà trạm trên địa bàn biển đảo của tỉnh.
- Xây dựng chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm
của tỉnh. Xây dựng phương án tích hợp của ngành du lịch vào Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 -2030,
tầm nhìn đến năm 2050. Xây dựng các chương trình, đề án phát triển du lịch chuyên đề về thị trường, sản phẩm
nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá. Đầu tư hình thành một số khu du lịch đồng bộ, chất lượng có quy mô lớn,
đẳng cấp quốc tế. Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số để kết nối nhằm hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm cho khách
du lịch. Có chính sách hỗ trợ nguồn lực cho người dân tham gia phát triển du lịch cộng đồng; gắn phát triển du
lịch văn hóa trải nghiệm đời sống cộng đồng để nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, góp phần xóa đói giảm
151
Thông cáo báo chí kết quả Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2020-2025. https://lmhtx.binhthuan.gov.vn/1314/32153/67042/582734/tai-lieu-tuyen-
truyen-dai-hoi-dang-bo-tinh-lan-thu-xiv-nhiem-ky-2020-2025/thong-cao-bao-chi-ket-qua-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tinh-binh-thuan-lan-thu-xiv-nhiem-ky-2020-202.aspx
Kế hoạch hành động của tỉnh Bình Thuận thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP.
| 222
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
nghèo cho người dân, đặc biệt là vùng bãi ngang và hải đảo.
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch tại các địa bàn ven biển trọng điểm
của tỉnh, đặc biệt là Khu du lịch quốc gia Mũi Né đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1772/QĐ-TTg ngày 18/12/2018.
- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp du lịch đầu tư phát triển sản phẩm du lịch sinh thái
biển, đảo, các tuyến du lịch ra Phú Quý. Phát triển đội tàu vận chuyển khách từ đất liền ra đảo Phú Quý theo
hướng hiện đại với chất lượng ngày càng cao, cơ cấu hợp lý, an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết
kiệm năng lượng. Kêu gọi đầu tư vào khu du lịch Phú Quý. Cải tiến quy trình cấp phép ra đảo Phú Quý của
khách quốc tế theo hướng tinh gọn, đơn giản.
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư sản xuất tôm giống ứng dụng công nghệ cao; đưa vào khai thác hiệu quả Khu sản
xuất giống thủy sản tập trung Chí Công. Nhanh chóng tiếp cận, ứng dụng công nghệ nuôi cá biển ở vùng khơi.
- Thực hiện tái cơ cấu toàn diện khai thác hải sản, đẩy mạnh hiện đại hóa đội tàu cá khai thác xa bờ đi đôi với
sắp xếp, cơ cấu lại nghề cá ven bờ theo hướng khai thác bền vững; ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt các hành
vi khai thác hải sản bất hợp pháp. Hiện đại hóa công tác quản lý, giám sát hoạt động nghề cá trên biển; rà soát,
củng cố và phát triển các hình thức liên kết sản xuất trên biển, gồm tổ, đội, hợp tác xã, liên kết các khâu khai
thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ hải sản theo chuỗi giá trị. Tăng cường bảo vệ, tái sinh, phục hồi nguồn lợi
hải sản gần bờ; ưu tiên chuyển đổi một số nghề khai thác thủy sản có tính hủy diệt nguồn lợi hải sản, các nghề
cấm nhằm giảm cường lực khai thác hải sản trên vùng biển Bình Thuận, nhất là khu vực ven bờ.
- Đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu hải sản, xây dựng các doanh nghiệp chế biến, tạo ra các sản phẩm chủ lực,
đặc thù của địa phương có chất lượng, giá trị kinh tế cao.
- Thành lập và tổ chức quản lý có hiệu quả khu bảo tồn biển Phú Quý. Củng cố và phát huy khu bảo tồn biển
Hòn Cau.
Bà Rịa – Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu - Nghiên cứu xây dựng Quy hoạch, định hướng phát triển phù hợp không gian các vùng phụ cận sân bay Long
Vũng thành tỉnh mạnh về công Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải và có giải pháp để phát huy lợi thế các ngành, lĩnh vực của tỉnh khi sân bay đi
Tàu nghiệp ứng dụng công nghệ vào hoạt động. Tiếp tục thúc đẩy phát triển hành lang kinh tế công nghiệp - cảng biển và đô thị dọc Quốc lộ 51.
cao, đô thị biển thông minh, Hoàn chỉnh các tiêu chí đô thị loại I còn thiếu và nâng cao chất lượng đô thị để thành phố Vũng Tàu bảo đảm
cảng biển quốc tế, du lịch và tính chất và chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ du lịch, dịch vụ hàng hải, cảng biển, dịch vụ dầu
thủy sản bền vững. khí, là đầu mối giao thương quốc tế quan trọng của miền Đông Nam bộ. Hoàn thiện các tiêu chí còn thiếu và
nâng cao chất lượng đô thị mới Phú Mỹ là trung tâm công nghiệp cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng của tỉnh với
định hướng phát triển là đô thị loại I trong thời gian tới.

| 223
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
- Thúc đẩy tiến độ đầu tư các khu công nghiệp được quy hoạch, quan tâm các dự án điện khí, dự án năng lượng
tái tạo quy mô lớn. Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển như: Tổ hợp Hóa dầu
miền Nam, Nhà máy sản xuất PP và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng của Tập đoàn Hyosung,…
- Tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải thông qua:
+ Tập trung các nguồn vốn đầu tư hạ tầng kết nối cảng với các địa phương khác, như: Đường 991B, cầu Phước
An, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Long Sơn - Cái Mép, Phước Hòa - Cái Mép, đường sau cảng
Mỹ Xuân - Thị Vải. Tập trung nạo vét, tăng độ sâu luồng lạch đón các tàu có trọng tải lớn. Mở rộng không gian
và chất lượng dịch vụ logistic, ICD.
+ Thành lập cơ quan chuyên môn quản lý hệ thống cảng trung chuyển quốc tế và logistic của tỉnh. Cải cách thủ
tục hành chính, tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng.
- Phát triển du lịch là một trong 04 trụ cột kinh tế quan trọng của tỉnh, tập trung vào các loại hình: Du lịch nghỉ
dưỡng; du lịch hội nghị, hội thảo (MICE); du lịch sinh thái; du lịch văn hóa lịch sử - tâm linh; du lịch vui chơi
giải trí; du lịch cộng đồng; du lịch sức khỏe; du lịch thể thao. Nghiên cứu phát triển kinh tế du thuyền, hoàn
thành cảng tàu khách quốc tế.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Tập trung rà soát, yêu cầu các cơ sở du lịch phải đào tạo hoặc
tuyển mới nguồn nhân lực đạt chuẩn. Hỗ trợ, tạo điều kiện mở rộng quy mô đào tạo nhân lực du lịch, nâng cao
chất lượng đào tạo; có kế hoạch hỗ trợ chuyển dịch một bộ phận lao động nông nghiệp sang du lịch. Chủ động
liên kết, hợp tác với các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường. Kết nối, hợp tác với các
hãng lữ hành lớn tại các thị trường trọng điểm đến khảo sát, tuyên truyền quảng bá về du lịch tỉnh. Tổ chức
Giải thưởng Du lịch tỉnh hàng năm, hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh tham gia các Giải thưởng Du lịch của
quốc gia, quốc tế. Xây dựng văn hóa du lịch văn minh, thân thiện, môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, giữ sạch
các bãi tắm biển trên địa bàn tỉnh; bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho du khách.
- Phát triển du lịch dọc tuyến ven biển Vũng Tàu - Long Hải - Phước Hải - Hồ Tràm theo hướng cao cấp, thu
hút nhiều dự án có thương hiệu quốc tế, sản phẩm du lịch đa dạng.
- Đầu tư, huy động nguồn lực để xây dựng Côn Đảo là Khu du lịch Quốc gia chất lượng cao, hiện đại, đặc sắc
tầm cỡ khu vực và quốc tế gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh. Thực hiện tốt công tác bảo tồn di tích lịch sử
đặc biệt, hệ sinh thái rừng, biển. Đầu tư nâng cấp mở rộng sân bay Cỏ Ống, nâng công suất xử lý rác thải, nước
thải đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững, giảm số lượng, tăng chất lượng sản phẩm đầu
ra; khuyến khích các loại tàu công suất lớn, không xâm hại đến nguồn lợi thủy sản; chấm dứt đóng mới tàu
công suất nhỏ. Xử lý nghiêm các hành vi hủy diệt nguồn lợi thủy sản, xâm phạm vùng biển nước ngoài. Hoàn
| 224
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
thành việc sắp xếp lồng bè, giảm mật độ nuôi trồng thủy sản. Nâng cấp cảng cá Lộc An, Tân Phước, Côn Đảo,
hình thành Trung tâm Nghề cá lớn tại Gò Găng.
- Bảo vệ và đầu tư phát triển rừng ngập mặn, đặc biệt là cửa ngõ thành phố Bà Rịa và Vũng Tàu. Tích cực
tuyên truyền, tổ chức trồng thêm cây xanh tại các khu công nghiệp, đường phố, khu dân cư.
- Thực hiện phân loại rác tại nguồn trên toàn tỉnh; sớm thực hiện việc xử lý rác bằng công nghệ đốt trên địa bàn
tỉnh và huyện Côn Đảo. Tiếp tục triển khai các dự án xử lý nước thải tại các đô thị. Hoàn thành việc di dời các
cơ sở sản xuất trong khu dân cư, cơ sở chế biến hải sản vào các khu vực được quy hoạch, bảo đảm đáp ứng yêu
cầu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân; thu hút đầu tư các cơ sở giết mổ tập trung hiện đại, bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm và môi trường.
TP. Hồ TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là Các chương trình, đề án cần quan tâm:
Chí Minh trung tâm lớn nhất về hoạt - Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
động cảng, logistics và dịch vụ - Đề án chống ngập và xử lý nước thải TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2045 và kế hoạch chống ngập và xử
xuất khẩu miền Nam. Phát lý nước thải giai đoạn 2020 - 2030.
triển du lịch kết hợp phát triển
- Đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
công nghiệp văn hóa trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn; triển - Đề án phát triển hạ tầng dịch vụ TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2040.
khai Chiến lược phát triển du - Đề án phát triển kè bờ sông và kinh tế dịch vụ ven sông giai đoạn 2020 - 2045 và kế hoạch triển khai giai
lịch thành phố giai đoạn 2020 đoạn 2020 - 2025.
– 2030. Đẩy mạnh hợp tác du - Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 – 2030
lịch với 13 tỉnh, thành Đồng - Triển khai thực hiện Đề án du lịch thông minh giai đoạn 2020 - 2030.
bằng sông Cửu Long và vùng - Chương trình liên kết phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long giai
Đông Nam bộ. đoạn 2020 - 2030.
Tiền - Tăng trưởng kinh tế nhanh và - Nghiên cứu xây dựng Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 theo Luật Quy hoạch
Giang bền vững trên cơ sở huy động nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của tỉnh; đồng thời cụ thể hóa theo hướng nâng cao chất lượng và sử
đa dạng các nguồn lực, khai dụng có hiệu quả các nguồn lực.
thác tốt tiềm năng, lợi thế của - Đầu tư các công trình liên kết với các vùng của tỉnh và các tỉnh lân cận; trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư
tỉnh gắn với cơ cấu lại các đồng bộ Đường tỉnh 864 từ Quốc lộ 30 đến biển Tân Thành; đường tỉnh 880, 880B, 872, 877C và 879,... với
ngành kinh tế theo hướng nâng quy mô theo quy hoạch phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Phát triển hệ thống cảng chuyên
cao chất lượng, hiệu quả và dùng, cảng biển tổng hợp và hệ thống bến thủy nội địa phục vụ phát triển vùng công nghiệp phía Đông; nâng
sức cạnh tranh. cao năng lực vận tải hành khách bằng đường thủy; đầu tư hoàn thành và khai thác Dự án Cảng du thuyền Mỹ

| 225
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
- Quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu Tho; phối hợp thành phố Hồ Chí Minh mở mới tuyến phà biển từ Vàm Láng đi Cần Giờ, Vũng Tàu.
quả các nguồn tài nguyên thiên - Phát triển du lịch gắn với sự kiện, lễ hội và khai thác thiết chế văn hóa cấp xã; kết nối phát triển du lịch 3
nhiên, chú trọng bảo vệ vùng của tỉnh để thu hút khách du lịch và hình thành sự kiện lễ hội luân phiên hàng năm đáp ứng nhu cầu
môi trường; tích cực, chủ động hưởng thụ văn hóa của nhân dân trong, ngoài tỉnh và khách quốc tế (vùng phía Tây chọn lễ hội Đông Hòa
ứng phó với BĐKH. Hiệp, huyện Cái Bè làm điểm tạo lan tỏa dần về huyện Cai Lậy qua Cù lao Tân Phong; vùng Trung tâm nâng
chất lượng du lịch Thới Sơn gắn với các hoạt động khu vực Quảng trường và chỉnh trang, nâng cấp Công viên
Giếng nước để trở thành khu vui chơi có vị trí trong vùng đồng bằng sông Cửu Long; vùng phía Đông nâng
chất khu di tích Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định thành trung tâm lễ hội gắn với phát triển du lịch biển
Tân Thành và các di tích văn hóa tại thị xã Gò Công, cồn Ngang).
- Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển, bảo vệ hệ sinh thái, giảm thiểu sạt lở bờ biển, bờ sông; chủ động thích
nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu; cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân; tập
trung xử lý nước, rác thải ở các khu, cụm công nghiệp, các chợ, khu dân cư tập trung. Tiếp tục theo dõi sâu sát,
chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, đúng lộ trình, đúng kịch bản theo kế hoạch và các phương án phòng, chống hạn,
xâm nhập mặn.
- Đầu tư xây dựng khép kín các hệ thống thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân
và phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Bến Tre Đẩy mạnh liên kết vùng; tập - Tập trung đầu tư, triển khai xây dựng cầu Rạch Miễu 2, cầu Bình Thới 2, tuyến đường ven biển, các tuyến đê
trung huy động nguồn lực đầu bao ngăn mặn. Nâng cấp các khu bến Giao Long, Hàm Luông, Thạch Phú và Bình Đại để tăng cường kết nối,
tư phát triển kết cấu hạ tầng phát triển logistics với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch các khu công nghiệp (Phú Thuận, An
tạo nền tảng để phát triển kinh Nhơn) gắn với việc phát triển các khu kinh tế ven biển.
tế biển, trọng tâm là du lịch - Các huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú phát triển ít nhất mỗi huyện một khu đô thị theo hướng thích ứng
biển, nuôi trồng thủy sản, điện với BĐKH, nước biển dâng, chống xói lở bờ biển, có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Phấn đấu 100% xã, thị
gió và hình thành các khu kinh trấn ven biển đạt chuẩn nông thôn mới. Vùng ven biển Thạnh Phú sẽ tập trung phát triển du lịch gắn với phát
tế biển. huy di tích lịch sử, bản sắc văn hóa địa phương và du lịch sinh thái, mà trọng tâm là phát triển khu du lịch Cồn
Bửng. Vùng ven biển huyện Bình Đại, Ba Tri tập trung vào cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá, phát triển
mạnh nuôi trồng và chế biến hải sản, phát triển điện gió, điện mặt trời; một số số khu vực như Thừa Đức, Cồn
Nhàn – Cồn Ngoài, Cồn Hố là các điểm du lịch nghỉ dưỡng. Phấn đấu có ít nhất 01 dự án năng lượng tái tạo
được vận hành, phát điện, đấu nối và hòa lưới điện quốc gia.
- Nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2030, trong đó nghiên cứu đề xuất
một số dự án có quy mô lớn và mang tính đột phá về phát triển du lịch tại 03 huyện ven biển. Đầu tư hoàn thiện
hạ tầng phát triển du lịch, nhất là giao thông, điện, nước tại một số khu vực như: Thừa Đức, Cồn Nhàn – Cồn
| 226
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
Ngoài, Cồn Hố, Cồn Bừng. Đa dạng hóa các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển gắn với bảo
tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị văn hóa của tỉnh.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học và thân thiện với môi trường (đạt
chứng nhận VietGap hoặc tương đương); thu hút đầu tư 02 nhà máy chế biến hải sản. Đầu tư hoàn thiện kết cấu
hạ tầng và nhân rộng mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại 03 huyện ven biển. 100% tàu khai thác
thủy sản được lắp thiết bị giám sát hành trình, được quản lý chặt chẽ; 100% tàu xa bờ hoạt động theo tổ đội.
Trà Vinh Các khu vực ven biển Trà - Tập trung phát triển nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản: Phát triển vùng chuyên nuôi thủy sản nước
Vinh (các huyện Duyên Hải, mặn, nước lợ ở các vùng Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú. Tăng cường các hoạt động bảo vệ, tái sinh nguồn lợi
Cầu Ngang, Châu Thành, Trà hải sản và hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển. Đầu tư nâng cấp các cảng cá, kết hợp khu neo đậu
Cú và thị xã Duyên Hải) là tàu thuyền, tránh trú bão, tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên
trọng điểm phát triển kinh tế tiến trong nuôi trồng (tôm, cua biển, cá, các loài nhuyễn thể, chú trọng nuôi tôm thâm canh mật độ cao, nuôi
biển, tập trung vào nuôi trồng, thủy sản kết hợp với trồng rừng), khai thác, bảo quản, chế biến hải sản, tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất
khai thác và chế biến thủy, hải lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
sản, du lịch biển, công nghiệp - Đẩy mạnh phát triển du lịch biển: Tập trung đầu tư hạ tầng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia
ven biển, cảng biển, dịch vụ phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tham quan điện
vận tải biển, năng lượng tái gió; xây dựng, phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển trên cơ sở bảo
tạo. tồn đa dạng sinh học; phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử để thu hút du khách. Du lịch biển kết hợp tham
quan điện gió, du lịch sinh thái, homestay, du lịch văn hóa, lễ hội... Tăng cường kết nối du lịch Trà Vinh với
TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp ven biển: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao,
thân thiện với môi trường, công nghiệp nền tảng, công nghệ nguồn. Phát triển ngành công nghiệp sửa chữa và
đóng tàu, năng lượng, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ. Tranh thủ các nguồn lực từ
bộ, ngành Trung ương, từ các doanh nghiệp và ngân sách tỉnh tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng Khu Kinh tế
Định An, kiến nghị Trung ương sớm thi công cầu Đại Ngãi, đầu tư các tuyến đường hành lang ven biển; hoàn
thiện Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu, gắn với thực hiện dự án di dân ở những nơi có nguy cơ
sạt lở, nạo vét sông Cổ Chiên; kêu gọi đầu tư Cảng nước sâu và các bến tàu thủy nội địa phù hợp với quy hoạch
hệ thống cảng biển đã được phê duyệt. Xây dựng chính sách thu hút đầu tư trọng điểm, tích cực kêu gọi đầu tư
phát triển dịch vụ vận tải biển, kho ngoại quan, logistics, khu phi thuế quan, khu dịch vụ công nghiệp, phát
triển hệ thống phân phối hàng hóa.
- Năng lượng tái tạo là động lực tăng trưởng mới của tỉnh.:Triển khai thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW của
Bộ Chính trị về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn
| 227
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
đến năm 2045” và các chính sách ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo của Chính phủ. Tranh thủ Chính phủ và
Bộ Công Thương đưa một số dự án đầu tư phát triển năng lượng trên địa bàn tỉnh vào Quy hoạch phát triển
Điện lực Quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 (Quy hoạch điện VIII).
Sóc - Khai thác lợi thế hành lang - Xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050” trên cơ
Trăng kinh tế ven sông Hậu kết nối sở Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch khai thác vùng bờ.
khu vực kinh tế biển; đầu tư - Khẩn trương hoàn thành các thủ tục, triển khai đầu tư, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Trần Đề, Sông
các dự án năng lượng, cảng Hậu, Mỹ Thanh. Đầu tư xây dựng, nâng cấp tuyến đường bộ ven biển, quốc lộ 60, 61B và cầu Đại Ngãn (nối
biển, khu logistics, phát triển Sóc Trăng với Trà Vinh). Xây dựng thị trấn Trần Đề cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV. Kêu gọi đầu tư cảng
các khu, cụm công nghiệp, biển nước sâu Trần Đề, cảng cá Trần Đề. Tiếp tục đầu tư xây dựng và khai thác hiệu quả tuyến tàu cao tốc Trần
thương mại, dịch vụ và du lịch Đề - Côn Đảo.
ven biển. - Ưu tiên đầu tư các công trình, dự án tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương cấp huyện
- Tăng cường công tác quản lý, ven biển, đặc biệt là các dự án điện gió, điện mặt trời. Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trữ ngọt kết hợp
sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo với phòng, chống xâm nhập mặn. Thực hiện các dự án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn huyện
vệ, cải thiện môi trường biển, ven biển (Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung và thị xã Vĩnh Châu).
đồng thời chủ động, tích cực - Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 02/8/2016 của Tỉnh ủy về phát triển
triển khai các giải pháp ứng du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; trong đó tập trung vào du lịch sinh thái, miệt
phó có hiệu quả với BĐKH. vườn trên các cù lao dọc sông Hậu và khu vực ven biển. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển du
lịch cộng đồng. Xây dựng Đề án tổng thể phát triển du lịch Sóc Trăng giai đoạn 2021-2025; trong đó tập trung
cho vùng biển và làm rõ các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch.
- Về nuôi trồng thủy sản ven biển và trên biển, tập trung phát triển theo hướng đa dạng về đối tượng nuôi, ứng
dụng công nghệ cao, công nghệ vi sinh và bảo vệ môi trường biển. Đẩy mạnh khai thác hải sản ở những vùng
biển xa bờ theo hướng công nghiệp và phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ.
- Triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm; cải thiện môi trường; bảo tồn thiên
nhiên và ĐDSH. Huy động các nguồn lực cho việc bảo vệ và trồng mới rừng ngập mặn ven biển.
Bạc Liêu - Phát triển và khai thác có - Quy hoạch chi tiết vùng biển, ven biển và phát triển kinh tế biển của tỉnh, trên cơ sở chiến lược kinh tế biển
hiệu quả dịch vụ, du lịch khu Quốc gia; chú trọng quy hoạch, đầu tư xây dựng các đô thị, cụm dân cư ven biển; quan tâm đầu tư các dự án
vực ven biển. Kết hợp chặt chẽ nuôi trồng thủy sản công nghệ cao; từng bước xây dựng huyện Đông Hải thành huyện trọng điểm phát triển
phát triển kinh tế biển gắn với kinh tế biển.
bảo vệ tài nguyên, môi trường - Tạo điều kiện cho nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án nhiệt điện khí hóa lỏng LNG Bạc Liêu và
biển, phòng chống thiên tai, các dự án điện gió, điện mặt trời đã được nhà đầu tư đăng ký.

| 228
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
ứng phó hiệu quả với BĐKH. - Phát triển Bạc Liêu thành trung tâm ngành công nghiệp giống, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ, thương mại về
- Trở thành một trong những tôm của cả nước. Xác định mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, ứng dụng công nghệ cao là điểm nhấn. Xây dựng
trung tâm năng lượng sạch, hoàn thành và đưa “Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu” vào hoạt động hiệu
năng lượng tái tạo của quốc quả. Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá.
gia. - Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển mở rộng không gian thị trấn Gành Hào, xây dựng Điền Hải thành thị trấn
và là đô thị loại 4, hình thành thị xã Đông Hải vào năm 2030. Tích cực kiến nghị bổ sung cảng nước sâu Bạc
Liêu vào hệ thống cảng biển quốc gia. Quan tâm đầu tư mở rộng, nâng cấp các tuyến đường về trung tâm các
huyện, xã; các dự án chống BĐKH. Từng bước hoàn thiện các tuyến giao thông quan trọng, huyết mạch, kiến
nghị Chính phủ cho phát triển đồng bộ mạng lưới giao thông thủy, bộ và hàng không quốc gia, như: Dự án
đường cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu; sân bay Bạc Liêu; tuyến đường liên kết vùng ĐT.980 (Gành
Hào – Hộ Phòng – Phó Sinh – Cạnh Đền nối vào đường Hồ Chí Minh); kè chống ngập dọc theo Quốc lộ 1A;
xây dựng, nâng cấp tuyến đường Ninh Quới – Ngan Dừa, huyện Hồng Dân; 2 cống âu thuyền trên tuyến kênh
Bạc Liêu – Cà Mau...
- Phát triển du lịch kết hợp điện gió trở thành những ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
nền kinh tế của tỉnh. Tăng cường khai thác dịch vụ du lịch kết hợp với các dự án điện gió. Quan tâm đầu tư xây
dựng hạ tầng các điểm du lịch đã được qui hoạch; tích cực mời gọi đầu tư, phát triển các khu, tuyến du lịch
sinh thái ven biển, các dự án kết hợp điện gió với du lịch; các dự án xây dựng khu quần thể sân golf, resort, biệt
thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp ven biển.… Quan tâm đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp nâng cấp, mở rộng
các cơ sở du lịch hiện có và triển khai mới các dự án về du lịch, nhất là các dự án về lưu trú, lữ hành, thương
mại, vận tải; phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch cấp vùng; khuyến khích phát triển, nâng cấp các cơ sở dịch
vụ du lịch, chất lượng phục vụ du khách và tăng cường công tác bảo vệ môi trường; quản lý, khai thác, tổ chức
tốt các hoạt động du lịch lịch sử - văn hóa.
Cà Mau Tập trung nguồn lực xây dựng - Tập trung lập và triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
tỉnh Cà Mau trở thành địa theo quy định của Luật Quy hoạch, đảm bảo phù hợp với phát triển của khu vực đồng bằng sông Cửu Long,
phương phát triển mạnh về đặc thù của tỉnh Cà Mau. Triển khai thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2021 - 2025), đảm
biển; đầu tư xây dựng hoàn bảo đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo thứ tự ưu tiên và khả năng cân đối nguồn lực. Phối hợp với bộ, ngành
chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế - Trung ương và địa phương có liên quan sớm triển khai dự án tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
xã hội các huyện ven biển; ưu - Đối với các tuyến giao thông nội tỉnh, xác định những tuyến, trục chính để tập trung đầu tư nâng cấp nâng cao
tiên đầu tư có trọng điểm các tải trọng; hình thành các tuyến đường hành lang ven biển, vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa đảm bảo quốc
ngành kinh tế biển quan trọng phòng. Nghiên cứu lập quy hoạch cảng biển có công suất lớn tại vị trí thuận lợi để mời gọi các nhà đầu tư.
như: thuỷ sản, du lịch và dịch - Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện ven biển, kết nối các trung tâm kinh tế,
| 229
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
vụ biển, công nghiệp, năng khu công nghiệp, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển, ven biển; ưu tiên đầu tư có trọng điểm các ngành kinh tế
lượng tái tạo, vận tải biển... biển quan trọng như: thuỷ sản, du lịch và dịch vụ biển, công nghiệp, năng lượng tái tạo, vận tải biển...
- Quy hoạch, phát triển vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt; nuôi tôm sinh thái và từng bước phát triển nuôi ven biển,
ven sông ở những nơi có điều kiện. Tập trung thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành
tôm; Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các trại giống thuỷ sản, tiến tới đáp ứng phần lớn nhu cầu con
giống trong tỉnh.
- Quy hoạch, bố trí lại dân cư khu vực sạt lở nguy hiểm, bảo đảm an toàn cho người dân. Quan tâm đầu tư khắc
phục tình trạng sạt lở tại các bờ biển Tây và bờ biển Đông nhằm hạn chế tác động với BĐKH. Thực hiện có
hiệu quả Chương trình hành động quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu và Nghị quyết số 120/NQ-CP của
Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với BĐKH.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch Cà Mau phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam
và chiến lược phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long theo hướng tập trung phát triển các khu vực có
nhiều tiềm năng và động lực để phát triển du lịch. Ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng, mở rộng hệ thống
giao thông đồng bộ và kết nối đến các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng sản
phẩm du lịch hiện có; tiếp tục mở rộng liên kết tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, đẳng cấp cao; xây
dựng hình ảnh du lịch Cà Mau “An toàn - thân thiện - chất lượng”, gắn liền với vị trí địa lý là điểm cực Nam
của Tổ quốc cùng với các hoạt động mang đậm nét văn hoá địa phương.
Kiên Tập trung nguồn lực xây dựng - Xây dựng Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 có sự gắn kết hài hòa, đồng bộ giữa
Giang tỉnh Kiên Giang trở thành địa bảo tồn và phát triển, phù hợp với QHKGB Quốc gia, bảo đảm tính liên kết vùng và giữa các địa phương.
phương biển mạnh của vùng - Tăng cường hợp tác công tư trong đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão theo quy
biển và ven biển Tây Nam bộ hoạch. Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, như: Phú Quốc, Kiên
Hải, Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất. Xây dựng Phú Quốc thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển đảo hiện
đại, cao cấp, tàm cỡ khu vực và quốc tế. Phát triển cảng Hòn Chông thành cảng có thể tiếp nhận tàu biển có trọng
tải lớn gắn với Dự án hành lang ven biển phía Nam; tập trung phát triển cảng nước sâu Nam Du, cảng tổng hợp
Bãi Đất Đỏ và kho ngoại quan, cảng biển Vịnh Đầm, cảng hành khách quốc tế Dương Đông, cảng hành khách
Rạch Giá, cảng Bãi Nò – Hà Tiên.
- Xây dựng tuyến đường hành lang ven biển phía Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Kiên Giang, các tuyến Quốc lộ 80,
61, 63, N1, tỉnh lộ để tạo hành lang kết nối với khu vực kinh tế biển. Xây dựng TP. Rạch Giá thành một trong 04
đô thị của vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng Sông Cửu Long; TP. Hà Tiên thành đô thị kinh tế cửa khẩu
quốc tế, trung tâm văn hóa – du lịch của tỉnh và khu vực. Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa Phú Quốc. Phát
triển năng lượng tái tạo trên các đảo chưa có điện lưới quốc gia, các đảo và vùng biển có điều kiện thuận lợi
| 230
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
- Đa dạng hóa các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển gắn với bảo tồn ĐDSH và các sản phẩm
đặc trưng của tỉnh. Tăng cường xúc tiến, quảng bá, liên kết hợp tác phát triển du lịch. Khuyến khích, tạo điều kiện
các thành phần kinh tế tham gia quản lý, bảo vệ rạn san hô gắn với phát triển du lịch tắm biển, lặn ngắm san hô,
sinh cảnh biển.
- Nuôi trồng thủy sản theo hướng quanh các đảo và ven bờ, bảo vệ hệ sinh thái biển vùng biển Nam Du – Kiên
Hải, Phú Quốc. Chuyển đổi mô hình nuôi biển quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu sang nuôi công nghiệp, công nghệ
hiện đại và bảo vệ môi trường, có sự liên kết từ sản xuất giống, thức ăn, nuôi trồng và tiêu thụ. Kêu gọi thu hút
đầu tư vào nuôi trồng rong biển, tảo biển, dược liệu biển... Sắp xếp lại đội tàu khai thác theo hướng không tăng
thêm số lượng tàu, giảm dần công suất nhỏ đánh bắt ven bờ. Rà soát, củng cố và phát triển các hình thức liên kết
sản xuất trên biển theo chuỗi giá trị (khai thác, bảo quản, thu mua, chế biến và tiêu thụ). Thực hiện nghiêm quy
định về đánh bắt và truy xuất nguồn gốc thủy sản; quản lý khai thác cá theo thông lệ quốc tế.
- Nghiên cứu đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống xâm thực, xói lở bờ biển, bờ sông; bảo vệ và phục hồi hệ
sinh thái biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển.
2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng ven biển
Phát triển kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, đồng bộ, mạng lưới giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, các khu công nghiệp, khu đô thị, các
vùng biển với các cảng biển dựa trên hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, kết nối chiến lược Bắc - Nam, Đông - Tây giữa các vùng trong nước và với quốc tế.
- Cải tạo, nâng cấp hệ thống đê - Thiết lập cơ chế, chính sách hỗ trợ cho - Xây dựng tuyến đường bộ ven biển Việt Nam theo
chắn sóng, chắn cát, kè chỉnh các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển hạ quy hoạch.
trị trên một số tuyến luồng tầng cho kinh tế biển, ven biển. - Đẩy mạnh đầu tư cải tạo, nâng cấp một số tuyến
hàng hải bảo đảm ổn định khai - Xây dựng tuyến đường bộ ven biển Việt luồng hàng hải quan trọng: Hòn Gai - Cái Lân, Nghi
thác luồng. Nam theo quy hoạch. Sơn, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Ba Ngòi, Cái
- Xây dựng các tuyến đường - Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng các cảng biển, Mép - Thị Vải, Trần Đề; cải tạo, nâng cấp hệ thống
Bộ GTVT
giao thông, kết nối liên thông bến neo đậu, cầu cảng tại các vũng, vịnh, đê chắn sóng, chắn cát, kè chỉnh trị tại một số cửa
các cảng biển với các vùng, đô thị ven biển kết nối với các đảo, đặc biển.
miền, địa phương trong nước biệt là hạ tầng cầu cảng tại một số đảo như - Xây dựng các đèn biển, hoàn thiện hạ tầng đồng
và quốc tế phục vụ phát triển Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Trường Sa, Thổ bộ, hiện đại đặc biệt về năng lượng, y tế, nước
bền vững kinh tế biển. Chu... để tăng cường khả năng tiếp cận ngọt,... khu vực quần đảo Trường Sa.
điểm đến từ biển.
2.5. Phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo nhân lực biển
Tiếp cận, phát huy tối đa thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và thuộc nhóm nước dẫn đầu trong ASEAN ở một số lĩnh vực khoa học và công nghệ biển.
| 231
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ biển có năng lực, trình độ cao.
- Việt Nam thuộc nhóm các - Tham gia tích cực các hoạt động quốc tế - Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia
nước dẫn đầu trong ASEAN ở hưởng ứng Thập kỷ của Liên hợp quốc về về biển, hải đảo giai đoạn 2021 – 2025 và gia đoạn
một số lĩnh vực khoa học, khoa học biển vì sự phát triển bền vững. 2026 – 2030.
công nghệ biển. - Kết nối, trao đổi, chia sẻ, cập nhật thông - Đề án thành lập các trung tâm nghiên cứu tiên tiến, Bộ
- Đổi mới, sáng tạo, ứng dụng tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi xuất sắc trong các lĩnh vực công nghệ giám sát biển, KH&CN
các thành tựu khoa học, công trường sinh thái biên với các nước trong sinh học biển, y dược biển và xây dựng phòng thí
nghệ tiên tiến và đẩy mạnh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và các nghiệm trọng điểm quốc gia về biển và hải đảo giai
nghiên cứu khoa học công nước khác, tổ chức quốc tế có liên quan. đoạn 2026 – 2030.
nghệ biển gắn với điêu tra cơ - Xây dựng cơ chế thu hút chuyên gia, nhà - Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh Bộ
bản biển. khoa học, nhân lực chất lượng cao trong tế biển Việt Nam đến năm 2030. TN&MT
- Tận dụng tối đa thành tưu nước và quốc tế làm việc và cống hiến cho - Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây
khoa học, công nghệ tiên tiến sự nghiệp biển đảo của Nước nhà. dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại
trên cơ sở đẩy mạnh hợp tác - Hình thành các trung tâm nghiên cứu dương.
quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ của khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến,
các đối tác để nghiên cứu khoa Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực các trình Bộ
xuất sắc: công nghệ sinh học biển, công
học biển, phát triển nguồn độ giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là đào tạo nghề LĐ,TB&
nghệ vũ trụ trong giám sát biển, khai thác
nhân lực biển, trình độ cao và đào tạo chuyển đổi nghề cho nhân XH
đáy biển sâu.
dân vùng ven biển phục vụ phát triển bền vững kinh
- Ứng dụng công nghệ hiện đại - Đề án thúc đẩy hình thành khuôn khổ tế biển Việt Nam
là tiêu chí quan trọng để kêu hợp tác khu vực và quốc tế về phòng,
gọi đầu tư, hợp tác và đánh giá chống, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương Đề án đưa các nội dung giáo dục về biển, đại dương, Bộ
sự phát triển ngành, lĩnh vực giai đoạn 2026 - 2030. kỹ năng sinh tồn, thích ứng với BĐKH, nước biển GD&ĐT
kinh tế biển. - Chủ động, tích cực tham gia và đề xuất, dâng vào chương trình các cấp học và trình độ đào
thực hiện các sáng kiến tại các diễn đàn tạo.
quốc tế và khu vực về biển.
III. Quản lý tổng hợp các nguồn vốn biển tự nhiên, bảo vệ môi trường biển và ứng phó hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng
3.1. Quản lý tổng hợp các nguồn vốn biển tự nhiên và bảo vệ môi trường biển
Điều tra - Đánh giá được tiềm năng một - Rà soát, xây dựng và triển khai thực hiện - Xây dựng, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về
Bộ
cơ bản số các nguồn vốn biển tự hiệu quả các đề án, dự án, nhiệm vụ thuộc tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác điều tra cơ
TN&MT
nguồn nhiên. Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản bản và quản lý tổng hợp, thống nhất biển và hải đảo
| 232
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
vốn biển - Tối thiểu 50% diện tích vùng tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế biển.
tự nhiên biển Việt Nam được điều tra - Hoàn chỉnh việc tích hợp, số hoá cơ sở - Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tai
cơ bản tài nguyên, môi trường dữ liệu về biển và hải đảo của các bộ, nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030.
biển ở tỉ lệ bản đồ 1: 500.000 ngành, địa phương với cơ sở dữ liệu biển - Đề án phát triển đội tàu điêu tra, khảo sát, nghiên
và điều tra tỉ lệ lớn ở một số quốc gia; đầu tư nâng cấp hạ tầng công cứu biển.
vùng trọng điểm. nghệ bảo đảm việc nhập, cập nhật, khai
- Đề án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Bộ
- Thiết lập bộ cơ sở dữ liệu số thác, chia sẻ dữ liệu đối với các hệ thống
định hướng công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi KH&CN
hoá về biển, đảo, bảo đảm tính thông tin, cơ sở dữ liệu biển, hải đảo của
trường biển và hải đảo trong bối cảnh các thách thức
tích hợp, chia sẻ và cập nhật. các bộ, ngành, địa phương.
mới nổi về an ninh môi trường biển
Quản lý Thiết lập các cơ sở chính sách - Triển khai thực hiện quy hoạch các khu - Xây dựng Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng
khai thác cho khai thác, bảo vệ các tài kinh tế, khu công nghiệp, cụm công bền vững tài nguyên vùng bờ giai đoạn 2021 - 2030,
sử dụng nguyên biển nghiệp và khu đô thị ven biển đã được các tầm nhìn đến năm 2045.
các cấp có thẩm quyền phê duyệt bảo đảm - Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chiến lược khai
nguồn theo hướng bền vững, dựa vào hệ sinh thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi
vốn biển thái, thích ứng thông minh với biến đổi khí trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
tự nhiên hậu, nước biển dâng, đáp ứng các quy định Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ đến năm 2020, tầm Bộ
của pháp luật về bảo vệ môi trường. nhìn đến năm 2030 làm cơ sở xây dựng và ban hành TN&MT
Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên,
bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045, Chiến lược quản lý tổng hợp vùng
bờ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Rà soát, đánh giá việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ
biển tại các địa phương có biển.
Bảo vệ Quản lý và bảo vệ tốt các hệ - Mở rộng diện tích, thành lập mới các khu - Đề án mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn Bộ NN &
môi sinh thái biển, ven biển và hải vực bảo tồn biển trên cơ sở quy hoạch biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phục hồi các hệ PTNT
trường đảo; tăng diện tích các khu bảo không gian biển quốc gia. sinh thái biển (đến năm 2025, đảm bảo diện tích các
biển tồn biển, ven biển đạt tối thiểu - Phối hợp với các quốc gia và các tổ chức khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3% diện tích các vùng
6% diện tích tự nhiên vùng quốc tế trong việc tìm kiếm các nguồn tài biển Việt Nam; và đến năm 2030, đảm bảo diện tích
biển quốc gia; phục hồi diện trợ, giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật nhằm các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 6% diện tích các
tích rừng ngập mặn ven biển tăng cường năng lực trong công tác bảo vùng biển Việt Nam).

| 233
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
tối thiểu bằng mức năm 2000. tồn ĐDSH biển tại vùng biển quốc gia và - Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các đề án, dự
vùng biển quốc tế; nghiên cứu, đề xuất cơ án, đề tài, nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu khoa học
chế, chính sách hợp tác xây dựng các khu làm cơ sở xác định, đề xuất mở rộng và thành lập
bảo tồn biển liên quốc gia với các nước mới các khu bảo tồn biển.
trong khu vực và các tổ chức quốc tế. - Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách chuyển
- Thiết lập cơ chế quản lý thống nhất và đổi nghề, tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư tại các
tăng cường năng lực trong công tác quản khu bảo tồn biển Cát Bà, Lý Sơn, Cù Lao Chàm,
lý bảo tồn ĐDSH biển; xây dựng và thực Hòn Mun, Phú Quốc.
hiện quy chế trao đổi thông tin và phối hợp
xây dựng các khu bảo tồn biển liên quốc
gia với các nước trong khu vực và các tổ
chức quốc tế.
- Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể
và quy hoạch chi tiết hệ thống các khu bảo
tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
xây dựng một số công trình hạ tầng thiết
yếu và hỗ trợ hoạt động của Ban quản lý
khu bảo tồn biển; xây dựng trung tâm cứu
hộ động vật biển tại một số khu bảo tồn.
- Thực hiện các chương trình, đề án, dự án,
nhiệm vụ phục hồi và phát triển các hệ
sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, đầm
phá, bãi triều - cửa sông, rừng ngập mặn,
rừng phòng hộ ven biển.
- Ngăn ngừa, kiểm soát và - Xây dựng các tiêu chí, yêu cầu kỹ thuật - Đầu tư, củng cố cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đồng
Các địa
giảm đáng kể ô nhiễm môi nghiêm ngặt theo chuẩn quốc tế về môi bộ cho hệ thống thu gom và xử lý chất thải nguy hại,
phương
trường biển; tiên phong trong trường đối với các dự án đầu tư có nguy cơ nước thải, chất thải rắn sinh hoạt đạt quy chuẩn môi
có biển
khu vực về giảm thiểu chất ô nhiễm môi trường cao khu vực ven biển. trường tại các địa phương có biển
thải nhựa đại dương. - Đầu tư, củng cố cơ sở hạ tầng, trang thiết - Xây dựng mô hình khép kín thu gom, phân loại, xử Bộ
- Các tỉnh, thành phố ven biển: bị đồng bộ cho hệ thống thu gom và xử lý lý và tái sử dụng nước thải, chất thải rắn sinh hoạt và TN&MT
100% chất thải nguy hại, chất chất thải nguy hại, nước thải, chất thải rắn chất thải nguy hại tại các hải đảo thuộc tỉnh Quảng
| 234
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
thải rắn sinh hoạt được thu sinh hoạt đạt quy chuẩn môi trường và Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên
gom và xử lý; các khu kinh tế, thực hiện việc thu gom, xử lý. Giang, Cà Mau, thành phố Hải Phòng,...
khu công nghiệp và khu đô thị - Đầu tư xây dựng, củng cố lực lượng,
ven biển được quy hoạch, xây trang thiết bị giám sát, cảnh báo tự động
dựng theo hướng bền vững, về chất lượng môi trường, ứng phó với sự
sinh thái, thông minh, thích cố môi trường, hoá chất độc hại trên biển.
ứng với BĐKH, có hệ thống - Quản lý rác thải biển, nhất là rác thải
xử lý nước thải tập trung, đáp nhựa; Thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành
ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại
về môi trường. dương đến năm 2030.
3.2. Ứng phó hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng
- Năng lực dự báo, cảnh báo - Đầu tư xây dựng hệ thống đô thị thông - Đề án xây dựng mang lưới quan trắc, giám sát tài
thiên tai, động đất, sóng thần, minh thích ứng với biến đổi khí hậu, nước nguyên, môi trường biển quốc gia đến năm 2030.
quan trắc, giám sát môi trường biển dâng tại các tỉnh, thành phố trực - Dự án đầu tư xây dựng mới trạm ra đa thời tiết và
biển, biến đổi khí hậu, nước thuộc trung ương có biển. trạm thám không vô tuyến Trường Sa phục vụ công
biển dâng đạt trình độ ngang - Nâng cấp hệ thống dự báo, cảnh báo tác dự báo, cảnh báo các hiện tượng thời tiết nguy
tầm với các nước tiên tiến thiên tai, động đất, sóng thần; phòng, hiểm, phục vụ phát báo quốc tế.
trong khu vực. chống biển xâm thực, xói sạt lở bờ biển, - Đề án phát triển thị trường các bon tại Việt Nam.
- Đưa ra được các biện pháp ngập lụt, xâm nhập mặn. Bộ
phòng, tránh, ngăn chặn, hạn - Đầu tư, đưa vào hoạt động ít nhất một vệ TN&MT
chế tác động của triều cường, tinh chuyên dụng, phục vụ việc giám sát
xâm nhập mặn, xói lở bờ biển. thiên tai, môi trường biển, biến đổi khí
- Nâng cao năng lực dự báo, hậu, nước biển dâng;
cảnh báo trên cơ sở ứng dụng - Hoàn thiện chính sách tài chính và bảo
khoa học, công nghệ tiên tiến, hiểm rủi ro thiên tai.
đặc biệt là các phương pháp
mô hình hóa.
IV. Nâng cao đời sống, bảo đảm an ninh, an toàn cho nhân dân và xây dựng văn hóa, tri thức biển
Nâng cao - Nâng cao đời sống, bảo đảm - Đẩy mạnh việc tổ chức sản xuất và khai - Rà soát, đánh giá hiện trạng hạ tầng kinh tế - xã hội Các địa
đời sống, an ninh, an toàn cho dân cư thác biển; khuyến khích nhân dân ra đảo tại các đảo có người dân sinh sống; bổ sung và xây phương
| 235
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
bảo đảm vùng ven biển, trên đảo và định cư lâu dài và làm ăn trên các vùng dựng đầy đủ hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là điện, ven biển
an ninh, những người lao động trên biển xa, vừa phát triển kinh tế vừa làm nước ngọt, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục trên các có đảo
an toàn biển. nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo; tiếp tục xây đảo có người dân sinh sống còn thiếu hoặc chưa có.
nhân dân - Phát huy sức mạnh tổng hợp, dựng các khu kinh tế quốc phòng tại các - Nâng cao điều kiện làm việc và nhận thức về an
giữ vững độc lập, chủ quyền đảo, quần đảo. toàn, an ninh hàng hải cho người đi biển và ngư dân.
và toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ - Xây dựng lực lượng vững mạnh, nòng Tiếp tục triển khai các đề án và tiến hành đàm phán Bộ Ngoại
vùng trời, các vùng biển và hải cốt là Hải quân, Phòng không - Không giải quyết các vấn đề trên biển với các nước láng giao
đảo của Tổ quốc. Xây dựng quân, Cảnh sát biển và Bộ đội Biên phòng, giềng; xây dựng các đề án bảo vệ chủ quyền, quyền
thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp cùng lực lượng các quân khu ven lợi của Việt Nam và tham gia các điều ước quốc tế
và thế trận an inh nhân dân biển, kiểm ngư, dân quân tự vệ biển... bảo về biển.
trên biển thông qua hoạt động đảm năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ quản
kinh tế - quốc phòng. lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và thực thi - Đề án kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh Bộ Quốc
pháp luật trên biển, nâng cao năng lực hoạt trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới phòng
- Bảo đảm quyền tiếp cận,
động của các lực lượng thực hiện nhiệm quốc gia trên biển, đảo.
tham gia, hưởng lợi và trách
nhiệm của người dân đối với vụ phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, cứu - Đề án tham gia các thiết chế đa phương khu vực và
biển một cách công bằng, bình hộ, cứu nạn trên biển. quốc tế bảo đảm an ninh, trật tự trên biển và an ninh
đẳng. - Đầu tư trang thiết bị hiện đại, chú trọng phi truyền thống trên biển.
- Phát huy tinh thần tương thân đào tạo nhân lực, nâng cao hiệu quả thực Đề án phát triển mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe Bộ Y tế
tương ái của cộng đồng dân cư thi pháp luật và tăng cường khả năng hiệp nhân dân trên các đảo và vùng ven biển; các chế độ,
vùng biển, ven biển. đồng, tác chiến của các lực lượng tham gia chính sách bảo đảm cho cán bộ y tế tình nguyện ra
- Đa dạng hóa các nội dung bảo vệ chủ quyền biển, đảo, lợi ích quốc công tác trên các đảo và vùng bãi ngang ven biển.
tuyên truyền, giáo dục về gia, bảo đảm an ninh, an toàn cho nhân Đề án hỗ trợ có mục tiêu từ nguồn thu phát triển Bộ
đường lối, chủ trương của dân và các hoạt động kinh tế khu vực biển. kinh tế biển để giải quyết an sinh xã hội tại vùng khó LĐ,TB &
Đảng, chính sách pháp luật của - Thống kê, đánh giá chỉ số phát triển con khăn ven biển và hải đảo. XH
Nhà nước về biển, đảo. người tại 28 tỉnh, thành phố trực thuộc
- Ban hành bộ tiêu chí chuẩn trung ương có biển và so sánh với chỉ số
về y tế cho vùng biển, đảo. phát triển con người trung bình của cả
nước hằng năm.
Văn hóa, - Phát triển các thiết chế văn - Bảo tồn không gian văn hoá, kiến trúc và - Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết Bộ VH,
tri thức hoá cho cộng đồng dân cư biển di sản thiên nhiên. chế văn hóa tại các địa phương có biển. TT & DL
biển và ven biển. - Đa dạng hóa các hình thức và nội dung - Đề án nâng cao năng lực phục vụ của các thư viện
| 236
Lĩnh vực, Mục tiêu, phương hướng Nhiệm vụ, giải pháp, dựa án và đề án
phạm vi thực hiện Giai đoạn 2022 - 2030 Giai đoạn 2022 - 2025 Chủ trì
- Phát huy bản sắc, giá trị lịch tuyên truyền, giáo dục về biển và đại công cộng, thư viện cộng đồng, không gian đọc và
sử và văn hoá dân tộc, tri thức dương. phòng đọc cơ sở tại các địa phương có biển.
tốt đẹp trong ứng xử với biển. - Xây dựng xã hội có ý thức, lối sống, - Đề án bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa; phát
- Nâng cao nhận thức về biển, hành vi gắn bó, thân thiện với biển. triển và phục hồi các lễ hội truyền thống của cộng
xây dựng xã hội, ý thức, lối - Chương trình truyền thông về biển và đại đồng các dân tộc thiểu số ven biển góp phần đa dạng Ủy ban
sống, hành vi văn hoá gắn bó, dương đến năm 2030 hóa các sản phẩm du lịch biển, ven biển. dân tộc
thân thiện với biển. - Đề án xây dựng và quản lý khu dân cư sinh thái
ven biển.

| 237
III. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN QUỐC GIA THEO QUAN
ĐIỂM KINH TẾ BIỂN XANH
Tính đến thời điểm năm 2017, quy hoạch không gian biển đang được phát
triển tại hơn 66 quốc gia trên toàn thế giới ở tất cả các châu lục (Châu Âu, Châu
Phi, Châu Á, Châu Úc (Châu Đại Dương), Bắc Mỹ và Nam Mỹ) và bốn lưu vực
đại dương (Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Cực).
Trong khi hầu hết các quốc gia (khoảng 70%) vẫn đang trong giai đoạn đầu của
các sáng kiến quy hoạch không gian biển, các quốc gia khác đã phê duyệt, thực
hiện hoặc thậm chí sửa đổi các quy hoạch không gian biển (Hình 3.1). Trên thực
tế, quy hoạch không gian biển đã được triển khai ở 22 quốc gia, đại diện cho gần
27% các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trên thế giới (Catarina Frazão Santos,
Charles N. Ehler, Tundi Agardy, Francisco Andrade, Michael K. Orbach, Larry
B. Crowde, 2019). Phần lớn các quy hoạch không gian biển là những tài liệu
định hướng và bố trí không gian phát triển cho các ngành kinh tế biển nhưng vẫn
tìm kiếm các giải pháp bảo tồn và phát huy các nguồn vốn biển tự nhiên.

Hình 3.1. Thực trạng quy hoạch không gian biển quốc gia trên thế giới (Nguồn: Catarina
Frazão Santos và cộng sự, 2019)
Từ những năm 2000, ở nước ta, phân vùng chức năng được coi là công cụ
đầu tiên của chu kỳ quy hoạch không gian biển được rút kinh nghiệm từ quy
hoạch sử dụng đất rồi áp dụng vào phân vùng chức năng của khu bảo tồn biển,
gồm: vùng lõi, vùng phục hồi sinh thái, vùng chuyển tiếp và vùng phát triển
(Nguyễn Chu Hồi, 2013). Sau đó, với sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài (như
PEMSEA, NOAA, IUCN, SIDA…), chúng ta đã tiến hành các chương trình, dự
án phân vùng chức năng cho Đà Nẵng (năm 2004), Quảng Ninh – Hải Phòng
(giai đoạn 2011-2013), vùng biển Tây Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan (2012-
2015),... Thuật ngữ Quy hoạch không gian biển (QHKGB) Quốc gia được pháp

| 238
lý hóa tại Luật Quy hoạch năm 2017, theo đó “QHKGB Quốc gia là quy hoạch
cấp quốc gia, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia về phân vùng chức năng
và sắp xếp, phân bố hợp lý không gian các ngành, lĩnh vực trên vùng đất ven
biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ
quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam”. QHKGB Quốc gia là quy hoạch
cấp quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Nội dung chủ yếu của
QHKGB Quốc gia được quy định tại Điều 23 Luật Quy hoạch và Điều 21 Nghị
định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Quy hoạch; theo đó có 02 nội dung quan trọng cần làm rõ trong quy
hoạch là: (i) Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển; (ii) Làm rõ nội hàm và
các yêu cầu phân vùng không gian cho các hoạt động kinh tế biển trong các
vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 24/7/2020 về phê
duyệt Nhiệm vụ lập QHKGB Quốc gia; theo đó mục tiêu chung của Nhiệm vụ
này là “Bảo đảm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các tài nguyên biển và
hải đảo trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích KT-XH, BVMT và quốc phòng,
an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế trên các vùng đất ven biển 152, các đảo,
quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán
quốc gia của Việt Nam”. Nguyên tắc lập quy hoạch:
- Phù hợp và bảo đảm quyền quyền và lợi ích hợp pháp đối với các đảo,
quần đảo, vùng biển và vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền
tài phán quốc gia của Việt Nam; các lợi ích khác của Việt Nam trên các vùng
biển và vùng trời;
- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia.
- QHKGB Quốc gia được lập trên cơ sở tích hợp các quy hoạch có liên
quan đến kết cấu hạ tầng khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo
tồn ĐDSH trên các vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời
thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam
nhưng có sự điều chỉnh, xử lý đối với các mâu thuẫn, vùng chồng lấn về không
gian biển theo nguyên tắc sắp xếp thứ tự ưu tiên, có xem xét tới tính đặc thù của
các ngành.
- Bảo vệ, duy trì cấu trúc và chức năng quan trọng của các hệ sinh thái.
- Liên kết, tích hợp các thành phần, chức năng của biển, thu hút sự tham
gia của các bên liên quan trong quá trình quy hoạch
- Tuân thủ đường lối, chính sách và phù hợp với các mục tiêu, định hướng
chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, hợp
tác quốc tế của Việt Nam, pháp luật và các điều ước quốc tế liên quan đến biển,
hải đảo mà Việt Nam là thành viên.

152
Các vùng đất ven biển là các đơn vị hành chính cấp huyện giáp biển của 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có biển.

| 239
Để đạt các mục tiêu và nguyên tắc trên, theo đường lối, chủ trương của
Đảng và nhà nước đối về phát triển kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn 2045
và qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế về QHKGB theo mô hình kinh tế biển
xanh, dự kiến các nội dung chính trong lập Quy hoạch không gian biển trên
quan điểm kinh tế biển xanh như sau:
Về định hướng quy hoạch không gian phát triển các ngành, lĩnh vực
kinh tế biển giai đoạn 2021 – 2030, tập trung quy hoạch đối với các vấn đề sau:
(1) Du lịch biển: Ưu tiên phát triển các điểm, khu du lịch nghỉ dưỡng
biển, đảo và du lịch thể thao, giải trí ở các vùng biển theo Chiến lược phát triển
du lịch Việt Nam đến năm 2030. Quy hoạch phát triển một số cụm du lịch, trung
tâm nghỉ dưỡng biển cao cấp, có thương hiệu mạnh trên thị trường du lịch quốc
tế gắn với các thắng cảnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên tại Quảng Ninh (Vịnh Hạ
Long), Hải Phòng (quần đảo Cát Bà), Bình Định (Bán đảo Phương Mai, Bãi đá
nhảy), Ninh Thuận (Mũi Né) Khánh Hòa (Nha Trang), Bà Rịa – Vũng Tàu (Phú
Quốc), Kiên Giang (quần thể các đảo thuộc huyện đảo Phú Quốc),… Quy hoạch
phát triển các khu du lịch gắn với văn hóa - lịch sử, giá trị sinh thái nổi bật (như
các vùng đất ngập nước ven biển của Công ước Ramsar, các khu bảo tồn biển).
Xác lập các tuyến du lịch giữa các vùng biển và ra từ bờ ra đảo.
(2) Kinh tế hàng hải: Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải trên
cơ sở: tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; phát triển hài
hòa giữa cảng tổng hợp quốc gia, cảng tổng hợp địa phương, cảng chuyên dùng,
cảng cạn, bến phao và khu neo chuyền tải; chú trọng phát triển các cảng có khả
năng tiếp nhận các tàu biển có trọng tải lớn tại các đầu mối giao thông trọng yếu
có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa lớn trên các tuyến biển xa. Quy hoạch các
bến cảng khách quốc tế gắn với trung tâm du lịch quốc gia và một số bến cảng
chuyên dùng gắn với các khu kinh tế ven biển. Quy hoạch phát triển các cụm
cảng biển có quy mô liên vùng như: Cụm cảng Hải Phòng – Quảng Ninh; cụm
cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa) – Đông Hồi (Nghệ An); cụm cảng Vũng Áng &
Sơn Dương (Hà Tĩnh) – Hòn La (Quảng Bình); cụm cảng Chân Mây (Thừa
Thiên Huế) – Đà Nẵng – Quảng Nam; cụm cảng Cà Ná (Ninh Thuận) – Vĩnh
Tân (Bình Thuận); cụm cảng TP. Hồ Chí Minh - Bà Rịa – Vũng Tàu.
(3) Khai thác dầu, khí: Quy hoạch phát triển không gian ngành dầu khí ở
biển trên tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của
Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt
Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ưu tiên quy hoạch không gian
đảm bảo an toàn cho hệ thống đường ống biển, hệ thống đường ống bờ, các trạm
thu gom và phân phối khí tự nhiên ngoài khơi, các nhà máy xử lý khí, kho
cảng… tại các khu vực theo Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 16/01/2017 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí
Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
(4) Nuôi biển: Tăng diện tích nuôi biển theo lộ trình đến năm 2025 là

| 240
280.000ha và đến năm 2030 là 300.000ha theo Quyết định 1664/QĐ-TTg ngày
04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy
sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đối với nuôi biển gần bờ,
quy hoạch xây dựng vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh trở thành trung tâm
nuôi biển, gắn với trung tâm nghề cá lớn và gắn với bảo tồn biển và du lịch. Các
tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận phát triển nuôi biển ở những vũng
biển thuận lợi cho cá biển, tôm hùm, rong, tảo biển… và sinh vật cảnh. Quy
hoạch nuôi biển từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Kiên Giang trên cơ sở gắn kết hài
hòa với dịch vụ, du lịch sinh thái biển, điện gió, dầu khí… và năng lực chế biến
hải sản. Về nuôi biển xa bờ, hình thành các vùng nuôi biển tại các tỉnh trọng
điểm như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau, Kiên Giang và một số địa phương có điều
kiện tự nhiên thuận lợi.
(5) Điện gió: Theo dự thảo lần 3 Thuyết minh Quy hoạch điện VIII, thì
nguồn điện gió ngoài khơi ở độ sâu 20m trở lên (offshore) đã có nhiều nhà đầu
tư đăng ký nghiên cứu tại khu vực Nam Trung Bộ với tổng quy mô đến tháng
12/2020 lên tới khoảng 36GW; tổng quy mô tiềm năng kỹ thuật của điện gió
ngoài khơi khoảng 160GW, trong đó khu vực gió cao và có tiềm năng kinh tế tốt
nằm ở Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình
Định) với tổng tiềm năng khoảng 89GW (tốc độ gió trên 7-9m/s), các khu vực
còn lại ở Trà Vinh, Hà Tĩnh và Quảng Ninh có tốc độ gió thấp hơn (chỉ 6-7m/s).
Tập trung quy hoạch không gian phát triển điện gió ngoài khơi tại một số tỉnh
Nam Trung Bộ và theo các quy hoạch điện gió ven bờ mà các địa phương đã
trình Bộ Công thương phê duyệt.
Về quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế biển xanh trong quá trình
xây dựng QHKGB Quốc gia giai đoạn 2021 - 2030
Kinh tế biển xanh coi các vùng biển, đại dương là “không gian phát
triển”, nơi quy hoạch không gian đòi hỏi sự tích hợp và hài hòa các vấn đề: bảo
tồn, sử dụng bền vững, sản xuất năng lượng bền vững, vận tải biển…; đồng thời
các vấn đề “công bằng” trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên và chia sẻ lợi
ích đối với cộng đồng địa phương phải được xem xét. Kinh tế biển xanh phá vỡ
khuôn mẫu kinh doanh như mô hình phát triển “nâu” thông thường, nơi các
vùng biển, đại dương được coi là nguồn khai thác tài nguyên “miễn phí” và nơi
“đổ chất thải thoải mái”. Kinh tế biển xanh đòi hỏi sự kết hợp các giá trị và dịch
vụ hệ sinh thái của đại dương vào các quá trình ra quyết định và phát triển kinh
tế - xã hội. Kinh tế biển xanh dựa vào đại dương đóng một vai trò thiết yếu trong
việc giảm phát thải khí nhà kính, phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris
(ước tính đại dương giúp giải quyết được 1/5 lượng phát thải khí nhà kính vào
năm 2050, hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,50C).
Nền tảng cho kinh tế biển là các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ thống
sinh thái hoạt động như vốn biển tự nhiên của kinh tế biển. Vốn biển tự nhiên

| 241
bao gồm: (i) Tài nguyên sống (trữ lượng tái tạo) được thu hoạch để sử dụng,
chẳng hạn như thủy sản; (ii) các nguồn tài nguyên không tái tạo (không thể tái
sinh) được khai thác để sử dụng, như khoáng sản biển; và (iii) các hệ sinh thái
cùng quá trình của hệ sinh thái bao gồm sự tương tác giữa môi trường sống và
không sống như một đơn vị chức năng (hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng
ngập mặn,...).
Những thách thức lớn đối với việc khai thác, sử dụng vốn biển tự nhiên để
phát triển kinh tế biển xanh và xây dựng quy hoạch không gian biển quốc gia là:
(i) Suy giảm đa dạng sinh học, (ii) An ninh lương thực, (iii) Khai thác và nuôi
trồng thủy sản không bền vững, (iv) Axit hóa đại dương, (v) Bảo tồn và đô thị
hóa, (vi) Áp lực du lịch lên môi trường và hệ sinh thái, (vii) Ô nhiễm rác thải
nhựa đại dương, (viii) Thiếu các công cụ quản lý hữu hiệu.
Các mục tiêu cụ thể của QHKGB Quốc gia là:
- Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả không gian biển trên cơ sở tăng
cường quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
- Giảm thiểu các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng không gian biển; góp
phần quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ,
bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái, các giá trị tự nhiên – văn
hóa – lịch sử và chất lượng môi trường trên các vùng biển và hải đảo của Việt
Nam;
- Làm cơ sở để xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch ngành quốc gia, các
quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành liên quan, quy hoạch vùng, quy
hoạch và các chiến lược, kế hoạch có liên quan đến khai thác, sử dụng không
gian biển;
- Góp phần khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán
quốc gia đối với các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền
chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
Về phân vùng không gian biển, QHKGB là một quy hoạch khung mang
tính định hướng cho các ngành và địa phương xây dựng quy hoạch chi tiết cho
các mục đích sử dụng biển cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu của kinh tế biển
xanh: (1) bền vững môi trường và hệ sinh thái biển, (2) phát triển nhanh các
ngành, lĩnh vực kinh tế biển, dựa vào biển hoặc có liên quan và (3) tạo ra công
bằng xã hội hoặc có tính bao trùm. Trong QHKGB, cần tiếp cận quản lý theo
khu vực hay không gian thay vì quản lý theo ngành và đặc biệt là các thông số
về khu vực và không gian đó cần phải dựa trên các minh chứng khoa học và hệ
sinh thái. Kết quả của quá trình QHKGB thường là một bản kế hoạch tổng thể
toàn diện cho một vùng biển. Việc phân vùng QHKGB hướng tới kinh tế biển
xanh cho thấy cần phải bảo đảm một số yêu cầu sau:
- Bảo vệ các giá trị tự nhiên, hệ sinh thái đặc trưng và quan trọng của
biển; các nơi sinh cư của các loài đặc hữu và quá trình diễn biến sinh thái ở các

| 242
vùng ven biển, vùng biển và hải đảo.
- Đối với các ngành, lĩnh vực như thủy sản, nuôi biển và công nghệ sinh
học thì việc quy hoạch phải đặt mục tiêu bảo tồn các giá trị và chức năng của hệ
sinh thái. Đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế biển như dầu&khí, vận tải biển, du
lịch, khoáng sản biển… việc quy hoạch cần đưa ra các yêu cầu cụ thể về tuân
thủ các quy định bảo vệ môi trường biển, khai thác sử dụng hợp lý và giảm thiểu
các tác động đến các nguồn vốn biển tự nhiên. Đối với vùng bờ, việc quy hoạch
phát triển phải đảm bảo tăng cường khả năng chống chịu, ứng phó với các tác
động của BĐKH và nước biển dâng.
- Trong một không gian cụ thể, việc phân vùng phải dựa trên lợi thế điều
kiện tự nhiên, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, trong đó: vùng xanh (ưu tiên
tiên cho bảo tồn, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển, có phân định khu
vực cấm khai thác, khai thác có điều kiện….) và vùng phát triển kinh tế (ưu tiên
cho các hoạt động kinh tế biển nhưng phải bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường
đối với: du lịch, khai thác và đánh bắt hải sản, phát triển các vùng nuôi trồng
thủy hải sản, cảng biển, hoạt động hàng hải; thăm dò và khai thác dầu khí; phát
triển các nguồn năng lượng tái tạo,…).
Vùng biển và ven biển phía Bắc (Quảng Ninh - Ninh Bình): quy hoạch để
xây dựng khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế biển.
Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối với các trung tâm du
lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới. Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ
hậu cần cảng biển quốc tế, trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường Vịnh Bắc
Bộ. Quy hoạch để phát triển chế biến thủy sản, nuôi trồng thủy sản ven bờ và
đánh bắt xa bờ đối với các tỉnh ven biển phía Bắc.
Vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ (Thanh Hoá -
Bình Thuận): Quy hoạch phát triển các cảng biển nước sâu trung chuyển quốc
tế, cảng biển chuyên dụng gắn với các khu liên hợp công nghiệp, dầu khí, điện,
năng lượng tái tạo, công nghiệp sạch; phát triển các trung tâm du lịch lớn; nuôi
trồng, khai thác, chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá.
Vùng biển và ven biển Đông Nam Bộ (Bà Rịa - Vũng Tàu - Thành phố
Hồ Chí Minh): Phát triển cảng biển container quốc tế, dịch vụ hậu cần cảng
biển, dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí,
công nghiệp hỗ trợ và các dịch vụ ngành dầu khí; Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành
trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường Đông Nam Bộ, phát triển chế biến
thủy sản, nuôi trồng thủy sản ven bờ và xa bờ.
Vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ (Tiền Giang - Cà Mau - Kiên Giang):
Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo, nuôi trồng và chế biến hải sản, hậu cần
nghề cá. Quy hoạch đồng bộ để phát triển Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du
lịch sinh thái biển mạnh mang tầm quốc tế.

| 243
TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tham khảo tiếng Anh


1. Allison, E., J. Kurien and Y. Ota, 2020. The Human Relationship with Our
Ocean Planet. Washington, DC: World Resources Institute. https://www.oceanpanel.org/blue-
papers/relationshipbetween-humans-and-their-ocean-planet
2. Barbier, E. et al., 2011. The value of estuarine and coastal ecosystem services.
Ecological Monographs, Vol. 81, No. 2, pp. 169-193, http://dx.doi.org/10.1890/10-1510.1.
3. Barbier, E. B., 2012. Moving Beyond GDP: How to Factor Natural Capital into
Economic Decision Making. World Bank. http://www.wavespartnership.org/sites/wave
4. Bekkers, E., J.F. Francois and H. Rojas-Romagosa, 2015. Melting ice caps and
the economic impact of opening the Northern Route. CPB Discussion Paper 307, CPB
Netherlands Bureau for Economic Policy Analysis, www.cpb.nl/en/publication/melting-ice-
caps-and-the-economic-impact-of-opening-the-northern-sea-route
5. Boonzaier, L., and D. Pauly, 2016. Marine Protection Targets: An Updated
Assessment of Global Progress. Oryx 50 (1): 27–35.
6. Bremere, I., M. Kennedy, A. Stikker, and J. Schippers, 2001. How Water Scarci-
ty Will Affect the Growth in the Desalination Market in the Coming 25 Years. https://www.re-
searchgate.net/profile/Jan_Schippers/publication/222551931_How_water_scarcity_will_effec
t_the_growth_in_the_desalination_market_in_the_coming_25_years/links/
00b495390d106478db000000.pdf
7. Biermann, F., Kanie, N., & Kim, R. E, 2017. Global governance by goal-setting:
the novel approach of the UN Sustainable Development Goals. Current Opinion in
Environmental Sustainability, 26-27, pp. 26-31. doi:10.1016/j.cosust.2017.01.010.
http://ezproxy.uow.edu.au/login?url=http://search.ebscohost.com/login.aspx?
direct=true&db=edselp&AN=S1877343517300209&site=eds-live
8. Catarina Frazão Santos, Charles N. Ehler, Tundi Agardy, Francisco Andrade,
Michael K. Orbach, Larry B. Crowde, 2019. Marine Spatial Planning, Chapter 30.
https://www.researchgate.net/publication/327594308_Marine_Spatial_Planning
9. Cesar, H., L. Burke and L. Pet-Soede, 2003. The economics of worldwide coral
reef degradation. Cesar Environmental Economics Consulting (CEEC), Arnhem,
Netherlands.
10. Choi, Y. R. 2017. The Blue Economy as governmentality and the making of new
spatial rationalities. Dialogues in Human Geography, 7(1), pp. 37-41.
http://dx.doi.org/10.1177/2043820617691649
11. Crowder, L. and E. Norse, 2008. Essential ecological insights for marine
ecosystem-based management and marine spatial planning. Marine Policy, Vol. 32, No. 5,
September, pp. 772-778. http://dx.doi.org/10.1016/j.marpol.2008.03.012
12. Crown Estate et al., 2008. Socio-economic indicators of marine-related activities
in the UK economy. Project OSR 07-04 Final Report, March 2008.
13. Colgan CS, 2003. Measurement of the ocean and coastal economy: Theory and
Methods. US National Ocean Economics Project.
https://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.673.1640&rep=rep1&type=pdf
14. Colgan CS, 2007. A guide to the measurement of the market data for the ocean
and coastal economy in the National Ocean Economics Program. USA, January 2007.
15. Costello, C., S.D. Gaines and J. Lynham. 2008. Can Catch Shares Prevent
Fisheries Collapse?. Science 321 (5896): 1678–81.
https://www.academia.edu/18540073/Can_Catch_Shares_Prevent_Fisheries_Collapse

| 244
16. Costello, C., L. Cao, S. Gelcich et al., 2019. “The Future of Food fromthe Sea.”
Washington, DC: World Resources Institute. https://www.oceanpanel.org/blue-papers/future-
food-sea;
17. Chul-Oh Shin and Seung-Hoon Yoo, 2009. Economic contribution of the marine
industry to RO Korea’s national economy using the input-output analysis, Tropical Coasts,
PEMSEA, 2009.
18. De Groot, R., M.A. Wilson and R.M.J. Boumans, 2002. A typology for the
classification, description and valuation of ecosystem functions, goods, and services.
Ecological Economics, Vol. 41, No. 3, pp. 393-408. http://dx.doi.org/10.1016/S0921-
8009(02)00089-7
19. De Groot, R. et al., 2012. Global estimates of the value of ecosystems and their
services in monetary units. Ecosystem Services, Vol. 1, No. 1, pp. 50-61.
http://dx.doi.org/10.1016/j.ecoser.2012.07.005
20. Díaz, S., J. Settele, E.S. Brondízio, H.T. Ngo, M. Guèze, J. Agard, A. Arneth et
al., 2019. Summary for Policymakers of the Global Assessment Report on Biodiversity and
Ecosystem Services of the Intergovernmental Science-Policy Platform on Biodiversity and
Ecosystem Services. Bonn, Germany: Intergovernmental Science-Policy Platform on
Biodiversity and Ecosystem Services. doi:10.5281/zenodo.3553579.
https://ipbes.net/sites/default/files/inline/files/ipbes_global_assessment_report_summary_for_
policymakers.pdf
21. Douvere, F. et al., 2007. The role of marine spatial planning in sea use
management: The Belgian case. Marine Policy, Vol. 31, No. 2, March, pp. 182-191.
http://dx.doi.org/10.1016/j.marpol.2006.07.003
22. Douvere, F., 2008. The importance of marine spatial planning in advancing
ecosystem-based sea use management. Marine Policy, Vol. 32, No. 5, September, pp. 762-
771. http://dx.doi.org/10.1016/j.marpol.2008.03.021
23. Duarte, C.M., Agusti, S., Barbier, E. et al., 2020. Rebuilding marine life. Nature
580, 39–51. https://doi.org/10.1038/s41586-020- 2146-7
24. Economic Adivisory Council to the Prime Minister Government of India, 2020.
India’s Blue Economy: A draft policy framework.
https://incois.gov.in/documents/Blue_Economy_policy.pdf
25. Ecorys, 2012. Blue growth: Scenarios and drivers for sustainable growth from
the oceans, seas and coasts. Third Interim Report, Rotterdam/Brussels, 13 March.
http://ec.europa.eu/maritimeaffairs/documentation/studies/documents/
blue_growth_third_interim_report_en.pdf.
26. Economic Advisory Council to the Indian Prime Minister, 2020. Manufacturing,
Emerging Industries, Trade, Technology, Services and Skill Development.
https://eacpm.gov.in/wp-content/uploads/2020/12/Blue-Economy-Working-Group-4-
Report.pdf
27. Eikeset, A. M., Mazzarella, A. B., Davíðsdóttir, B., Klinger, D. H., Levin, S. A.,
Rovenskaya, E., & Stenseth, N. C., 2018. What is blue growth? The semantics of
“Sustainable Development” of marine environments. Marine Policy, 87, pp. 177-179.
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0308597X17306905
28. European Comission, 2020. Sustainability criteria for the Blue economy.
https://op.europa.eu/en/publication-detail/-/publication/893c5ae2-a63a-11eb-9585-
01aa75ed71a1
29. European Comission, 2020: The EU Blue Economy Report 2020. Publications
Office of the European Union. Luxembourg.
https://blueindicators.ec.europa.eu/sites/default/files/2020_06_BlueEconomy-2020-
LD_FINAL-corrected-web-acrobat-pro.pdf

| 245
30. Europe Commission , 2021. On a new approach for a sustainable blue economy
in the EU Transforming the EU’s Blue Economy for a Sustainable Future. Brussel, May 17th
2021. COM. https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/PDF/?
uri=CELEX:52021DC0240&from=EN
31. Ehler, C. and F. Douvere, 2007. Visions for a Sea Change. Report of the First
International Workshop on Marine Spatial Planning. Intergovernmental Oceanographic
Commission and Man and the Biosphere Programme, UNESCO iOC, Paris.
32. Eliza Northrop, Manaswita Konar, Nicola Frost and Elizabeth Hollaway, 2020.
A Sustainable and Equitable Blue Recovery to the COVID-19 Crisis.
https://oceanpanel.org/sites/default/files/2020-
09/20_HLP_Report_COVID_Blue_Recovery.pdf
33. EVN, 2007. Wind Resource Assessment for Power Generation.
34. FABINYI, M. In press, 2021. China’s Blue Economy: A State Project of
Modernisation. Journal of Environment and Development.
https://doi.org/10.1177%2F1070496521995872
35. FAO/IBRD, 2009. The Sunken Billions – The economic justification for fisheries
reform. ISBN: 978-0-8213-7790-1.
36. FAO, 2010. The State of World Fisheries and Aquaculture. Rome: FAO.
37. FAO, 2014. The State of World Fisheries and Aquaculture. Rome: FAO.
38. FAO, 2015. Global Aquaculture Production Database.
www.fao.org/fishery/statistics/global-aquaculture-production/en
39. FAO, 2016. The State of the World Fisheries and Aquaculture. Rome, Italy.
http://www.fao.org/3/i5555e/i5555e.pdf
40. FAO, 2016. Blue Growth. Paper presented at the FAO Regional Conference for
Asia and the Pacific, Malaysia.
https://www.fao.org/asiapacific/news/detail-events/en/c/386330/
41. FAO, 2018. The State of World Fisheries and Aquaculture 2018: Meeting the
Sustainable Development Goals. http://www.fao.org/3/I9540EN/i9540en.pdf
42. FAO, 2021. Four reasons illegal, unreported and unregulated (IUU) fishing
affects us and what we can do about it. FAO, Dated April 2021. https://www.fao.org/fao-
stories/article/en/c/1403336/
43. F. Said and D.G.Long , 2011. Determining selected tropical cyclone
characteristics 345 using QuikSCAT's ultra-high resolution images. IEEE Journal of Selected
Topics 346 in Applied Earth Observations and Remote Sensing, vol. 4, no. 4, pp. 857 -869,
2011.
44. Fenichel, E.P., B. Milligan, I. Porras et al., 2020. National Accounting for the
Ocean and Ocean Economy. Washington, DC: World Resources Institute.
https://www.oceanpanel.org/blue-papers/national-accounting-ocean-ocean-economy
45. German Bioeconomy Council, 2015. International bioeconomy strategies.
www.biooekonomierat.de/en
46. GEF & UNDP (2018). Blue Economy: Community Solution.
https://www.undp.org/publications/blue-economy-community-solutions#modal-publication-
download
47. GIZ/MoIT, 2011. Information on wind energy in Vietnam.
www.windenergy.org.vn
48. Global Oceans Conference, 2008. Policy Brief on Fisheries and Aquaculture.
49. Glossary of Environment Statistics, Studies in Methods, Series F, No 67, United
Nations, New York (1997).
50. GPO, 2013. Global Ocean Partnership.
http://www.globalpartnershipforoceans.org

| 246
51. G7 Science Academy, 2015. Future of the Ocean: Impact of Human Activities
on Marine Systems. G7 Science Academies’ Statement 2015.
https://royalsociety.org/~/media/news/2015/G7-2015-future-of-the-oceans.pdf
52. Greenhill, L., A. Hughes, J. G. Day, and M. S. Stanley, 2015. Blue Knowledge:
A Strategic Approach to Developing Knowledge to Transition to a Blue Economy. Island
Studies: Indian Ocean. Seychelles: University of Seychelles.
53. Grilo, C., 2015. Land versus sea. Note prepared for OECD project on The
Future of the Ocean Economy.
54. Haines-Young, R. and M.B. Potschin, 2018. Common International
Classification of Ecosystem Services (CICES) V5.1 and Guidance on the Application of the
Revised Structure. https://cices.eu/content/uploads/sites/8/2018/01/Guidance-V51-
01012018.pdf
55. High Level Panel for A Sustainable Ocean Eonomy, 2021. Transformations for
a Sustainable Ocean Economy: A Vision for Protection, Production and Prosperity.
https://www.oceanpanel.org/ocean-action/files/transformations-sustainable-ocean-economy-
eng.pdf
56. Hinh T.Dinh, 2021. COVID-19 & Developing Countries – the Road to Recovery.
Policy Center for the New South, Hay Riad, Rabat, Maroc. www.policycenter.ma
57. Hoegh-Guldberg O, et al., 2007. Coral reefs under rapid climate change and
ocean acidification. Science 318(5857):1737-1742
58. Hoegh-Guldberg, O. et al., 2015. Reviving the Ocean Economy: the case for
action - 2015. WWF International, Gland, Switzerland, Geneva. www.ocean.panda.org
59. Hoegh-Guldberg et al, 2019. The Ocean as a Solution to Climate Change.
https://oceanpanel.org/sites/default/files/2019-10/HLP_Report_Ocean_Solution_Climate_Cha
nge_final.pdf
60. Hunt and Vincent, 2006. Scale and sustainability of marine bioprospecting for
pharmaceuticals. AMBIO, vol. 35, no. 2, pp. 57–64, 2006.
61. IOC/UNESCO, IMO, FAO, UNDP, 2011. A Blueprint for Ocean Sustainability.
62. International Chamber of Shipping. Shipping and World Trade. https://www.ics-
shipping.org/shipping-fact/shipping-and-world-trade-driving-prosperity/
63. International Energy Agency (IEA), 2017. Energy Technology Perspectives
2017. www.iea.org/etp2017.
64. International Monetary Fund, 2020. World Economic Outlook Update, June
2020. https://www.imf.org/en/Publications/WEO/Issues/2020/06/24/WEOUpdateJune2020
65. International Resources Panel, 2021. Governing Coastal Resources:
Implications for a Sustainable Blue Economy. Fletcher, S., Lu, Y., Alvarez, P., McOwen, C.,
Baninla, Y., Fet, A.M., He, G., Hellevik, C., Klimmek, H., Martin, J., Mendoza Alfaro, R.,
Philis, G., Rabalais, N., Rodriguez Estrada, U., Wastell, J., Winton, S., Yuan, J. A. Report of
the International Resource Panel. United Nations Environment Programme. Nairobi, Kenya.
66. Jambeck, J.R., Geyer, R., Wilcox C., Siegler, T.R., Perryman, M., Andrady, A.,
2015. Plastic waste inputs from land into the ocean. Science 347, 768-771.
67. James K.Boyce, 2001. From natural resources to natural assets, NEW
SOLUTIONS. A Journal of Environment and Occupational Health Policy, 11(3): 267-88,
DOI:10.2490/5QPY-TPE0-JP5W-5FJE, USA.
68. Joanna Vince, 2014. Ocean governance and marine spatial planning in
Australia. Australian Journal of Maritime & Ocean Affairs, Volume 6, 2014 – Issues 1.
https://doi.org/10.1080/18366503.2014.888137
69. Keen, M. R., Schwarz, A.-M., & Wini-Simeon, L., 2017. Towards defining the
Blue Economy: Practical lessons from pacific ocean governance. https://coek.info/pdf-
towards-defining-the-blue-economy-practical-lessons-from-pacific-ocean-governanc.html

| 247
70. Kildow, J. T., and McIlgorm, A, 2010. The importance of estimating the
contribution of the oceans to national economies. Marine Policy, 34(3), pp. 367-374.
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0308597X09001225
71. Konar, M., and H. Ding, 2020. A Sustainable Ocean Economy for 2050:
Approximating Its Benefits and Costs. Washington, DC: World Resources Institute.
https://www.oceanpanel.org/Economicanalysis.
72. Kulp, S.A., and B.H. Strauss, 2019. New Elevation Data Triple Estimates of
Global Vulnerability to Sea-Level Rise and Coastal Flooding. Nature Communications 10 (1):
4844. doi:10.1038/s41467-019-12808-z.
73. Lattemann, S., M. D. Kennedy, J. C. Schippers, and G. Amy., 2010. Global
Desalination Situation. In Sustainability Science and Engineering, edited by Isabel C. Escobar
and Andrea I. Schäfer, 7–39, Volume 2. Elsevier. ISSN 1871-2711, ISBN 9780444531155,
http://dx.doi.org/10.1016/S1871-2711(09)00202-5
74. Lau et al., 2020. Evaluating Scenarios toward Zero Plastic Pollution.
https://science.sciencemag.org/content/369/6510/1455
75. Leape, J., M. Abbott, H. Sakaguchi et al., 2020. Technology, Data and New
Models for Sustainably Managing Ocean Resources. Washington, DC: World Resources
Institute. www.oceanpanel.org/Technology-data-and-new-models-for-sustainably-managing-
ocean-resources
76. Leary et al, 2009. Marine genetic resources: A review of scientific and
commercial interest. Mar Policy 33:183–194
77. Lucintel, 2015. Global Marine Port and Service Industry 2015-2020: Trends,
Forecast and Opportunity Analysis.
http://www.researchandmarkets.com/research/df32nq/global_marine
78. Maria Corazon Ebarvia, 2021. Blue Economy: Initiatives in the East Asian Seas.
www.pemsea.org
79. Masson-Delmotte, V., P. Zhai, H.O. Pörtner, D. Roberts, J. Skea, P.R. Shukla,
A. Pirani et al., eds., 2019. An IPCC Special Report on the Impacts of Global Warming of
1.5°C above Pre-industrial Levels and Related Global Greenhouse Gas Emission Pathways,
in the Context of Strengthening the Global Response to the Threat of Climate Change,
Sustainable Development, and Efforts to Eradicate Poverty.
https://www.ipcc.ch/site/assets/uploads/sites/2/2019/06/SR15_Full_Report_High_Res.pdf
80. M. Taylor, 2015. High Hopes for High Seas. The Blog, Huffington Post Online.
http://www.huffingtonpost.com/dame-meg-taylor/high-hopes-for-high-sea_b_7556618.html
81. Martin R.Stuchey, Adrien Vincent, Adreas Merkl, Maimilian Bucher, 2020.
Ocean Solutions that Benefit People, Nature and the Economy. Commissioned by High Level
Panel for A sustainable Ocean Economy. full-report-ocean-solutions-eng.pdf (oceanpanel.org)
82. McKinsey, 2020. A Low-Carbon Economic Stimulus after COVID-19.
https://www.mckinsey.com/business-functions/sustainability/our-insights/how-a-post-
pandemic-stimulus-can-both-create-jobs-andhelp-the-climate
83. Mohanty, S. K., Dash, P., Gupta, A., & Gaur, P., 2015. Prospects of Blue
Economy in the Indian Ocean. New Delhi, India.
84. Millennium Ecosystem Assessment, 2005. Millennium Ecosystem Assessment.
Ecosystems and Human Well-Being: General Synthesis. Washington, DC: World Resources
Institute.
85. Mulazzani, L., & Malorgio, G, 2017. Blue growth and ecosystem services.
Marine Policy, 85, pp. 17-24.
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0308597X17301021
86. National Ocean Economics Program, 2014. State of the U.S. ocean and coastal
economies. https://cbe.miis.edu/cgi/viewcontent.cgi?

| 248
article=1000&context=noep_publications
87. National Oceanic and Atmospheric Administration (NOAA). How Much Oxygen
Comes from the Ocean?. https://oceanservice.noaa.gov/facts/ocean-oxygen.html
88. National Marine Science Committee, 2015. National Marine Science Plan 2015-
2025: Driving the development of Australia’s blue economy.
http://frdc.com.au/environment/NMSC-WHITE/Documents/NMSP%202015-
2025%20report.pdf
89. Narayan, S., M. W. Beck, B. G. Reguero, I. J. Losada, B. van Wesenbeeck, N.
Pontee, J.N. Sanchirico, J.C. Ingram, G.M. Lange, K.A. Burks-Copes, 2016. The
Effectiveness, Costs and Coastal Protection Benefits of Natural and Nature-Based Defences.
PLOS ONE 11 (5): e0154735.doi:10.1371/journal.pone.0154735.
90. Narloch, Ulf, Tomasz Kozluk, and Ainsley Lloyd, 2016. Measuring Inclusive
Green Growth at the Country Level: Taking Stock of Measurement Approaches and
Indicators. Working Paper 02, Green Growth Knowledge Platform.
http://www.greengrowthknowledge.org/sites/default/files/downloads/resource/
Measuring_Inclusive_Green_Growth_at_the_Country_Level.pdf.
91. Neumann, B., A.T. Vafeidis, J. Zimmermann, and R.J. Nicholls., 2015. Future
Coastal Population Growth and Exposure to Sea Level Rise and Coastal Flooding – A Global
Assessment. http://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0118571
92. Nicholls, M., 2014. Climate Change: Implications for Tourism: Key Findings
from the Intergovernmental Panel on Climate Change Fifth Assessment Report. University of
Cambridge. https://www.cisl.cam.ac.uk/business-action/low-carbon-transformation/ipcc-
climate-science-business-briefings/pdfs/briefings/ipcc-ar5-implications-for-tourism-briefing-
prin.pdf.
93. Nellemann, C., E. Corcoran, C.M. Duarte, L. Valdes, C. De Young, L. Fonseca,
and G. Grimsditch, eds., 2009. Blue Carbon. A Rapid Response Assessment. UNEP, GRID-
Arendal, ISBN: 978-82-7701-060-1.
94. Nomura Research Institute, 2009. The report on of Japan’s marine industry.
March 2009.
95. Norse, E. and L. Crowder (eds.) 2005. Marine Conservation Biology: The
Science of Maintaining the Sea’s Biodiversity. Island Press.
96. Olmer, N., B. Comer, B. Roy, X. Mao and D. Rutherford, 2017. Greenhouse
Gas Emissions from Global Shipping, 2013–2015. Washington, DC: International Council on
Clean Transport. https://theicct.org/sites/default/files/publications/Global-shipping-
GHGemissions-2013-2015_ICCT-Report_17102017_vF.pdf ; International Chamber of
Shipping. n.d. Shipping and World Trade.
https://www.ics-shipping.org/shipping-facts/shipping-and-world-trade
97. OECD, 2011. Towards Green Growth: A Summary for Policymakers.
http://www.oecd.org/greengrowth/48012345.pdf
98. OECD, 2012. The Future of the Ocean Economy – exploring the prospects for
emerging ocean industries to 2030.
99. OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) and ITF
(International Transport Forum), 2015. ITF Transport Outlook 2015. OECD Publishing/ITF.
http://dx.doi.org/10.1787/9789282107782-en.
100. OECD, 2016. The Ocean Economy in 2030. Report. Paris: OECD Publishing.
https://www.oecd.org/environment/the-oceaneconomy-in-2030-9789264251724-en.htm.
101. Park, K. S., and J. T. Kildow, 2015. Rebuilding the Classification System of the
Ocean Economy. Journal of Ocean and Coastal Economics.
https://cbe.miis.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1001&context=joce

| 249
102. Pawan G.Patil, John Virdin, Sylvia Michele Diez, Julian Roberts, Asha Signh,
2016. Toward a Blue Eonomy: A Promise for Sustainable Growth in the Caribbean. Page 34.
World Bank, Report No: AUS16344, September 2016.
https://documents1.worldbank.org/curated/en/965641473449861013/pdf/AUS16344-
REVISED-v1-BlueEconomy-FullReport-Oct3.pdf
103. Pachauri, R.K., L. Mayer and Intergovernmental Panel on Climate Change, eds.,
2015. Contribution of Working Groups I, II and III to the Fifth Assessment Report of the
Intergovernmental Panel on Climate Change 2014: Synthesis Report.
https://ar5-syr.ipcc.ch/ipcc/ipcc/resources/pdf/IPCC_SynthesisReport.pdf.
104. Pontecorvo GM et al, 1980. Contribution of the ocean sector to the US economy.
Science 208:1000–1006, 1980.
105. Pontecorvo GM, 1988. Contribution of the ocean sector to the US economy:
estimated values for 1987 — a technical note. Mar Technol Soc J 23(2): 7–14, 1988.
106. Pendleton, L., D.C. Donato, B.C. Murray, S. Crooks, W.A. Jenkins, S. Sifleet, C.
Craft, J.W. Fourqurean, J.B. Kauffman, N. Marba, P. Megonigal, E. Pidgeon, D. Herr, D.
Gordon, and A. Baldera., 2012. Estimating Global “Blue Carbon” Emissions from
Conversion and Degradation of Vegetated Coastal Ecosystems.
http://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0043542
107. PEMSEA, 2018. State of Oceans and Coasts: Philippines. In: (PEMSEA), P. F.
T. E. M. O. T. S. O. E. A. (ed.). http://pemsea.org/sites/default/files/NSOC_Philippines_0.pdf
108. Régis Kalaydjian et al., 2010. French marine economic data. Ifremer, 2010.
109. Rui Zhao et al., 2014. Defining and quantifying China's ocean economy. Marine
Policy Volume 43, 164–173, January 2014.
110. Satizabal.P, Dressler W. H, Fabinyi.M & Pido.M. D, 2020. Blue economy
discourses and practices: reconfiguring ocean spaces in the Philippines. Maritime Studies,
19, 207-221.
111. Spalding, M., M. Kainuma, and L. Collins, 2010. World Atlas of Mangroves.
London, U.K.: Earthscan.
112. Silver, J. J., Gray, N. J., Campbell, L. M., Fairbanks, L. W., & Gruby, R. L,
2015. Blue Economy and Competing Discourses in International Oceans Governance. The
Journal of Environment & Development, 24 pp. 135-160. doi:10.1177/1070496515580797
Retrieved from http://jed.sagepub.com/content/24/2/135.abstract
113. Socio-Economic Marine Research Unit, 2010. Ireland’s ocean economy.
114. Smith-Godfrey, S., 2016. Defining the Blue Economy. Maritime Affairs: Journal
of the National Maritime Foundation of India, 12(1), pp. 58-64.
http://dx.doi.org/10.1080/09733159.2016.1175131
115. Stocker, T.F., D. Qin, G.K. Plattner, M. Tignor, S.K. Allen, J. Boschung, A.
Nauels et al., 2013. Summary for Policymakers. In Climate Change 2013: The Physical
Science Basis. Contribution of Working Group I to the Fifth Assessment Report of the
Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge: Cambridge University Press.
http://www.climatechange2013.org/images/report/WG1AR5_SPM_FINAL.pdf.
116. Sumaila, U.R., C.M. Rodriguez, M. Schultz, R. Sharma, T.D. Tyrrell, H.
Masundire, A. Damodaran et al., 2017. Investments to Reverse Biodiversity Loss Are
Economically Beneficial. Current Opinion in Environmental Sustainability 29 (December):
82–88. doi:10.1016/j.cosust.2018.01.007.
117. Teh, L.C.L., and U.R. Sumaila, 2013. Contribution of Marine Fisheries to
Worldwide Employment.
https://www.researchgate.net/publication/230480387_Contribution_of_marine_fisheries_to_
worldwide_employment
118. The Economist, 2015. The blue economy: Growth, opportunity and a sustainable

| 250
ocean economy. An Economist Intelligence Unit briefing paper for the World Ocean Summit
2015.http://www.eiuperspectives.economist.com/sites/default/files/Blue
%20Economy_briefing%20paper_WOS2015.pdf
119. UN, 2012. The Secretary – General’s five-year action agenda. Published 25
January 2012.
https://www.un.org/sg/sites/www.un.org.sg/files/atoms/files/sg_agenda_2012.pdf
120. UN, 2016. First Global Integrated Marine Assessment (World Ocean
Assessment). Division for Ocean Affairs and the Law of the Sea. New York: United Nations.
121. UNCTAD, 2012. Review of Maritime transport 2012. ISBN 978-92-1-112860-4
122. UNCTAD, 2014. The oceans economy: opportunities and challenges for Small
Island States. Geneva. https://unctad.org/system/files/official-document/ditcted2014d5_en.pdf
123. UNCTAD, 2020. The COVID-19 Pandemic and the Blue Economy: New
challenges and prospects for recovery and resilience. April 2020.
https://unctad.org/system/files/official-document/ditctedinf2020d2_en.pdf
124. UNEP, 2012. Global Environmental Outlook 5: Summary for Policymakers.
Nairobi: UNEP.
125. UNEP, 2014. Blue Economy Concept Paper. Nairobi: UNEP.
https://www.unep.org/resources/report/blue-economy-concept-paper
126. UNEP, 2014. Wealth in the Oceans: Deep Sea Mining on the Horizon?
http://www.unep.org/pdf/GEAS_May2014_DeepSeaMining.pdf
127. UNEP, FAO, IMO, UNDP, IUCN, GRID-Arendal, 2012. Green Economy in a
Blue World. ISBN: 978-82-7701-097-7. https://unctad.org/system/files/non-official-
document/ted-ditc-05122016-cancun-GreenEconomy-Blue-unep.pdf
128. UNEP, 2015. Blue Economy: Sharing Success Stories to Inspire Change. UNEP
Regional Seas Report and Studies No. 185. https://www.unep.org/resources/publication/blue-
economy-sharing-success-stories-inspire-change
129. UNESCO, 2017. Joint roadmap to accelerate Maritime/Marine Spatial Planning
processes worldwide. March 2017.
http://www.unesco.org/new/fileadmin/MULTIMEDIA/HQ/SC/pdf/Joint_Roadmap_MSP_v5.
pdf
130. UNWTO, 2013. World Tourism Barometer. Vol 11, April 2013.
131. UNWTO, 2013. Tourism highlights 2013 edition.
132. UN Atlas of the Oceans. Human Settlements on the Coast.
http://www.oceansatlas.org/subtopic/en/c/114/.
133. UN Department of Economic and Social Affairs Statistics Division, 2020.
System of Environmental – Economic Accounting – Ecosystem Accounting.
https://seea.un.org/sites/seea.un.org/files/documents/EEA/Revision/
1._seea_ea_complete_draft_for_global_consultation_oct_2020.pdf
134. UN Department of Economic and Social Affairs, 2021. System of Environmental
Economic Accounting – Ecosystem Accouting. Final Draft (version Feb 5th 2021).
https://unstats.un.org/unsd/statcom/52nd-session/documents/BG-3f-SEEA-EA_Final_draft-
E.pdf
135. V.Q.Doan, V.N.Dinh, H.Kusaka, T.Cong, A.Khan, T.v.Du and N.D.Duc (2019).
Usability and challenges of offshore wind energy in Vietnam revealed by the regional climate
model simulation. Scientific Online Letters on the Atmosphere (SOLA), vol. 15.pp. 113-118,
2019.
136. Vo Si Tuan, 2014. Fauna of reef corals in the Vietnam marine areas. In
secondary national scientific conference proceedings on marine biodiversity and sustainable
development, pages 315-322. Publishing House of Natural Science and Technology, Hanoi.
137. Voyer, M, Rambourg, C. & Farmery, A, 2021. Draft Governance frameworks to

| 251
support a Blue Economy in Viet Nam. Report to the Vietnamese Government and the
Australian Department of Foreign Affairs and Trade. Australian National Centre for Ocean
Resources and Security, Wollongong, Australia.
138. Waite, R., M. Beveridge, R. Brummett, S. Castine, N. Chaiyawannakarn, S.
Kaushik, R. Mungkung, S. Nawapakpilai, and M. Phillips, 2014. Improving Productivity and
Environmental Performance of Aquaculture. Working Paper, Installment 5 of Creating a
Sustainable Food Future, World Resources Institute, Washington, DC.
139. World Bank, 2001. Wind Energy Resource Atlas of Southeast Asia. Prepared by
TrueWind Solutions, LLC, New York.
140. World Bank, 2006. Where is the Wealth of Nations?. Washington, DC: World
Bank.
141. World Bank, 2012. Moving Beyond GDP: How to Factor Natural Capital into
Economic Decision Making.
http://www.wavespartnership.org/sites/waves/files/images/Moving_Beyond_GDP.pdf
142. World Bank, 2012. Toward a Green, Clean, and Resilient World for All: A
World Bank Group Environment Strategy 2012–2022.
http://siteresources.worldbank.org/ENVIRONMENT/Resources/Env_Stratgy_2012.pdf
143. World Bank and UN Department of Economic and Social Affairs, 2017. The
Potential of the Blue Economy: Increasing Long-term Benefits of the Sustainable Use of
Marine Resources for Small Island Developing States and Coastal Least Developed
Countries. World Bank Washington D.C.
144. WEF, 2016. The New Plastics Economy: Rethinking the future of plastics. World
Economic Forum. http://www3.weforum.org/docs/WEF_The_New_Plastics_Economy.pdf
145. WHO. Global and Regional Food Consumption Patterns and Trends.
https://www.who.int/nutrition/topics/3_foodconsumption/en/index2.html
146. WWF Baltic Ecoregion Programme, 2015. All hands on deck: Setting course
towards a sustainable blue economy. www.panda.org/balticcontacts
147. WWF Baltic Ecoregion Programme, 2015. Principles for a Sustainable Blue
Economy.
https://wwfint.awsassets.panda.org/downloads/15_1471_blue_economy_6_pages_final.pdf
148. Whisnant, R., & Reyes, A., 2015. Blue Economy for Business in East Asia:
Towards an Integrated Understanding of Blue Economy. Quezon City, Philippines.
149. Wilkinson, C., 2008. Status of Coastal reefs of the world 2008. GCMRN.
150. Winder, G. M., & Le Heron, R., 2017. Assembling a Blue Economy moment?
Geographic engagement with globalizing biological-economic relations in multiuse marine
environments. Dialogues in Human Geography, 7(1), pp. 3-26.
http://dx.doi.org/10.1177/2043820617691643.
151. Waycott M, et al., 2009. Accelerating loss of seagrasses across the globe
threatens coastal ecosystems. Proceedings of the National Academy of Sciences106: 12377-
12381.

| 252
B. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Bộ Giao thông vận tải, 2020. Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021. Dự thảo Đề án thể chế liên kết vùng.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018. Niên giám thống kê 28 tỉnh, thành phố ven biển
năm 2018.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2017. Báo cáo kết quả công tác quy
hoạch, quản lý bảo tồn biển tại Việt Nam, định hướng giải pháp trong thời gian tới.
5. Bộ TN&MT, 2016. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.
Nhà xuất bản Tài nguyên, môi trường và bản đồ, Hà Nội.
6. Bộ TN&MT, 2008. Dự án “Ngăn ngừa sự suy thoái Biển Đông và Vịnh Thái
Lan” do EU tài trợ (2000-2008) nghiên cứu về rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô, ô
nhiễm và nguồn lợi cá biển của các nước quanh Biển Đông.
7. Bộ TN&MT, 2015. Báo cáo tổng quan hiện trạng môi trường quốc gia giai
đoạn 2011 – 2015.
8. Bộ TN&MT, 2018. Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4
khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
9. Bộ TN&MT, 2020. Báo cáo quốc gia lần thứ 6 thực hiện Công ước đa dạng
sinh học.
10. Bộ TN&MT, 2021. Báo cáo hiện trạng môi trường biển ven bờ Việt Nam giai
đoạn 2015 – 2020.
11. Bộ TN&MT. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường quốc gia 2016, 2017, 2018,
2019.
12. Cục Hàng hải Việt Nam, 2020. Dự thảo Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
13. Cục Hàng hải Việt Nam, 2019. Dự thảo Đề án phát triển cảng xanh tại Việt
Nam.
14. Đinh Văn Nguyên, Ngô Thị Tố Nhiên và Nguyễn Trịnh Hoàng Anh, 2020. Sáng
kiến về Chuyển dịch năng lượng Việt Nam 2020. Khuyến nghị chính sách phát triển điện gió
ngoài khơi ở Việt Nam. Mã báo cáo PN/02-VIET04.2020/VN, Tháng 4/2020.
15. Đỗ Ngọc Quỳnh, 2004. Đánh giá tiềm năngnăng lượng biển Việt Nam. Báo cáo
tổng kết đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2002 – 2003, Hà Nội.
16. Lê Đức Đạt, Dư Văn Toán, Nguyễn Cao Văn, Đỗ Tá Hòa, 2017. Năng lượng
sóng biển trên thế giới và đề xuất nghiên cứu, phát triển đối với các vùng biển Việt Nam. Tạp
chí khoa học biến đổi khí hậu, số 2 – Tháng 6/2017.
17. Nguyễn Chu Hồi, 2014. Kinh tế biển xanh: Vấn đề và cách tiếp cận cho Việt
Nam. Tạp chí Lý luận chính trị, số 10/2014, trang 33-39.
18. Nguyễn Chu Hồi, 2020. Kinh tế biển xanh: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt
Nam. Sách tham khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội – 2020.
19. Nguyễn Mạnh Hùng, Dương Công Điền, 2007. Khai thác năng lượng song trên
thế giới và sơ bộ đánh giá tiềm năng nguồn năng lượng này ở Việt Nam. Tuyển tập báo cáo
Hội nghị Khoa học toàn quốc về Năng lượng biển Việt Nam – Tiềm năng, Công nghệ và
Chính sách, Hạ long, 22-24/10/2007.
20. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, 2021. Báo cáo cuối cùng Lộ trình điện gió
ngoài khơi cho Việt Nam. Tháng 6/2020.
21. Nguyễn Thi Thư, Cao Văn Lương, Trần Mạnh Hà, Đinh Văn Nhân (2011).
Đánh giá mức độ suy thoái các thảm cỏ biển ven bờ Việt Nam. Hội Nghị Khoa học và Công
nghệ biển toàn quốc lần thứ V (Quyển 4 Sinh học và Nguồn lợi sinh vật biển)
22. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Trung, Đặng Ngọc Thanh, 2009.
Vũng vịnh ven bờ Việt Nam và tiềm năng sử dụng. Nhà xuất bản KHTN.
23. Trần Đình Lân, Nguyễn Thị Minh Huyền, Nguyễn Thị Thu, Hoàng Thị Chiến,

| 253
Trần Mạnh Hà, Nguyễn Văn Thành, 2018. Lượng giá kinh tế các hệ sinh thái một số đảo trên
vùng biển Việt Nam. Sách chuyên khảo, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
24. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), 2020. Chương trình giám sát và
đánh giá chất thải nhựa ở bờ biển Việt Nam, báo cáo năm 2020.
25. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, 2020). Dự thảo Báo cáo Tổng kết Chương
trình Khoa học và Công nghệ cấp Bộ về Quản lý tổng hợp, tài nguyên, bảo vệ môi trường
biển và hải đảo giai đoạn 2016 – 2020. Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Bộ mã số
TNMT.06/16-20. Tháng 6/2020.
26. Tổng cục Biển và Hải đảoViệt Nam (2020). Báo cáo hiện trạng biển và vùng bờ
2018: Tăng trưởng kinh tế biển xanh Việt Nam (bản thảo). Dự án do GEF, UNDP và
PEMSEA tài trợ.
27. Tổng cục đường bộ Việt Nam, 2021. Báo cáo Quy hoạch mạng lưới đường bộ
thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
28. Tổng cục Thủy sản, Báo cáo kết quả công tác quản lý khu bảo tồn biển trong
thời gian qua và nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019, năm 2018.
29. Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê quốc gia các năm 2016, 2017, 2018,
2019, 2020.
30. Võ Sỹ Tuấn, Nguyễn Huy Yết, Nguyễn Văn Long, 2005. Hệ sinh thái rạn san
hô Biển Việt Nam. Sách xuất bản, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.
31. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2017. Điều tra, đánh giá các loài
có nguy cơ tuyệt chủng cần được ưu tiên bảo vệ nhằm tu chỉnh Sách đỏ Việt Nam.
32. Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPORE), 2020. Báo
cáo đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020.
33. Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPORE), 2017. Dự án
bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết.
34. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2019. Nhu cầu nhân lực du lịch giai đoạn
2011 – 2020. http://itdr.org.vn/nhu-cau-nhan-luc-du-lich-giai-doan-2011-2020/
35. Viện năng lượng, 2021. Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ
2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Dự thảo lần 3, Mã công trình E-542.

C. Các văn kiện của Đảng, văn bản của Nhà nước
Các văn kiện của Đảng
1. Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của BCH Trung ương đảng khóa X
về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
2. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của BCH Trung ương Đảng về
Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
3. Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện
Nghị quyết Trung ương 7 khoa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường.
4. Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045.
5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, 2021. Tập 1, Tập 2. Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội – 2021.
Các văn bản của Quốc hội
6. Luật Biển Việt Nam năm 2012.
7. Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015.
8. Luật Quy hoạch năm 2017
9. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

| 254
10. Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2021 – 2025.
11. Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư
công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.
12. Nghị quyết số 31/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về Kế hoạch cơ
cấu lại nềnnghi kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.
Các văn bản của Chính phủ
13. Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt
Nam đến năm 2020.
14. Nghị quyết số 24-NQ/CP ngày 03/6/2013 của BCH Trung ương Đảng về Chủ
động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
15. Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền
vững Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với BĐKH.
16. Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch
tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
22/1/2018 Hội nghị lần thứ tám BCH Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền
vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
17. Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 02/10/2020 của Chính phủ ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW.
18. Nghị quyết 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình
hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XI
về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo
Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị.
19. Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Các văn bản của Thủ tướng Chính phủ
20. Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050.
21. Quyết định 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền
vững.
22. Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về giao
nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn
đến năm 2050.
23. Quyết định số 1685/QĐ-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi
nhọn”.
24. Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.
25. Quyết định số 28/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm
2030.
26. Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.
27. Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 03/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến
năm 2050.
28. Quyết định số 203/QĐ-TTg ngày 06/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ thành

| 255
lập Ủy ban chỉ đạo Quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt
Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
29. Quyết định số 541/QĐ-TTg ngày 20/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm
nhìn đến năm 2050.
30. Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 18/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030.
31. Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình tăng cường năng lực và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý tài
nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030.
32. Quyết định số 393/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.2021 – 2030,
tầm nhìn đến năm 2050.
33. Quyết định số 433/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ.
34. Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn
đến năm 2050.
35. Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm
nhìn đến năm 2050.
36. Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
37. Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Đổi mới và
tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Các văn bản, báo cáo liên quan trực tiếp đến định hướng phát triển đến 28
tỉnh, thành phố ven biển giai đoạn 2020 - 2025
38. Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm
kỳ 2020 – 2025.
39. Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ thành phố khóa XV trình Đại hội đại biểu
Đảng bộ TP. Hải Phòng lần thứ XVI (Báo cáo số 459-BC/TU ngày 01/10/2020).
40. Báo cáo Chính trị của BCH đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XIX trình Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX (Báo cáo số 442-BC/TU ngày 28/10/2020).
41. Báo cáo Chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Nam Định khóa XIX trình đại hội Đại
biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX (Báo cáo số 568-BC/TU ngày 08/9/2020). Chương trình hành
động số 01-Ctr/TU ngày 12/10/2020 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XX thực hiện Nghị quyết
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
42. Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 05/6/2020 của UBND tỉnh Nình Bình về Kế
hoạch thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về Chiến lược phát
triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
43. Báo cáo Chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII tại Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 (Báo cáo số 566-BC/TU ngày
16/10/2021). Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về Xây dựng và
phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
44. Dự thảo Báo cáo Chính trị để trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX,
nhiệm kỳ 2020 - 2025.
45. Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, nhiệm
kỳ 2020 - 2025.
46. Dự thảo Báo cáo Chính trị của BCH đảng bộ tỉnh Quảng Bình khóa XVI trình Đại

| 256
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
47. Thông cáo Báo chí Kết quả Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII,
nhiệm kỳ 2020-2025. Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội đảng bộ tỉnh Quảng Trị nhiệm
kỳ 2020-2025.
48. Báo cáo Chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế trình Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ
Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045.
49. Dự thảo Báo cáo Chính trị của BCH Đảng bộ thành phố khóa XXI trình Đại hội
Đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Nghị quyết số 43-
NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
50. Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ
XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
51. Báo cáo Chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIX trình Đại hội Đại biểu tỉnh
Quảng Ngãi lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
52. Dự thảo Báo cáo Chính trị của BCH đảng bộ tỉnh khóa XIX trình Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
53. Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ
XVII, nhiệm kỳ 2020 -2025.
54. Dự thảo Báo cáo Chính trị của BCH đảng bộ tỉnh khóa XVII trình Đại hội Đại
biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Kết luận số 53-KL/TW
của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030.
55. Dự thảo Báo cáo Chính trị của BCH đảng bộ tỉnh khóa XIII trình Đại hội Đại biểu
Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025..
56. Thông cáo báo chí kết quả Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ
2020-2025. Kế hoạch hành động của tỉnh Bình Thuận thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP.
57. Dự thảo Báo cáo chính trị của BCH đảng bộ tỉnh khóa VI trình Đại hội Đại biểu
Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
58. Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần
thứ XI.
59. Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ
XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (Báo cáo số 473-BC/TU ngày 25/9/2020).
60. Chương trình hành động số 38-Ctr/TU ngày 21/01/2019 của Tỉnh ủy Bến Tre về
thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW; Kế hoạch số 1481/KH-UBND ngày 01/04/2019 của
UBND tỉnh Bến Tre thực hiện Chương trình hành động số 38-Ctr/TU.
61. Báo cáo Chính trị của BCH đảng bộ tỉnh khóa X trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ
tỉnh Trà Vinh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 (Báo cáo số 02-BC/TU ngày 20/10/2020).
62. Dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh ủy Sóc Trăng lần thứ XIV, nhiệm
kỳ 2020-2025.
63. Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ
XVI, nhiệm kỳ 2020-2025.
64. Dự thảo Báo cáo Chính trị của BCH đảng bộ tỉnh khóa XV trình Đại hội Đại biểu
Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025.
65. Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 04/8/2020 của UBND tỉnh Kiên Giang về Phát
triển bền vững kinh tế biển tỉnh Kiên Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

| 257

You might also like