You are on page 1of 25

Đề cương môn xử lý hoàn tất

Mục đích của qt tiền xử lí : loại bỏ tạp chất, loại bỏ hồ, giúp dễ bắt màu khi
nhuộm vải - in hoa, làm cho vải mềm dễ thấm nước , dễ thấm mồ hôi
1) Làm sạch hóa học của vải: bông
 Quy trình tổng quát:

+ Đốt đầu xơ -> Giũ hồ -> Nấu vải -> Giặt và giũ vải -> Tẩy trắng hóa
học và tẩy trắng quang học -> Làm bóng

 Mục đích của từng công đoạn trong quy trình tổng quát?
1) Đốt đầu xơ
- loại bỏ các đầu xơ trên mặt vải
- Làm cho mặt vải nhẵn đẹp, Vải mịn màng, mặt vải sáng
- Thuận lợi cho các quá trình gia công tiếp theo
2) Giũ hồ
- Sợi bông hồ chủ yếu bằng tinh bột ( ngoài ra còn có hồ tổng hợp ) ,
nên mục đích của qt giũ hồ là chuyển tinh bột đến dạng phân tử thấp
dễ bị giặt ra khỏi vải , nhưng ko ảnh hưởng đênns độ bền của vải
- Cuối cùng giúp Loại bỏ tạp chất
- Cho vải mềm
3) Nấu vải
- Sau khi nấu, vải có khả năng thấm nước tốt hơn, khả năng hấp thụ
thuốc nhuộm cao và tạo thuận lợi cho các quá trình xử lý tiếp theo đạt
kết quả tốt hơn, vải mềm và đẹp hơn do trong quá trình nấu thì cấu
trúc lí học của xơ cũng bị thay đổi
- Nấu là một công đoạn quan trọng trong quá trình tiền xử lý vải bông
vì nó có tính chất quyết định đến chất lượng làm sạch hóa học của vải
bông
4) Giặt và giũ vải
- Để giặt sạch các tạp chất ra khỏi vải, tạo thuận lợi cho các quá trình xử
lý tiếp theo đạt kết quả tốt hơn
5) Tẩy trắng hóa học
- Phá hủy màu thiên nhiên
- khử màu và loại bỏ các tạp còn lại sau quá trình nấu vải
- Làm tăng độ trắng cho vải
- Điều kiện: không làm tổn thương đến độ bền cơ lý của vải trước khi
nhuộm
6) Tẩy trắng quang học ( lơ quang học)
- Để nâng cao độ trắng của vải đã tẩy, người ta dùng chất tăng trắng
quang học (lơ quang học) do các chất này có:
- Khả năng hấp thụ ánh sáng thiên nhiên
- Phản quang những tia ở vùng xanh tím
->Hợp với sắc trắng ngà của vải thành ánh trắng xanh, nâng cao độ
trắng của vải
7) Làm bóng
- giúp vải đạt được độ bóng nhất định, bề mặt nhẵn và phẳng hơn , khả năng
phản xạ ánh sáng tốt hơn
- Độ hút ẩm và khả năng nhuộm màu của vải cũng tăng lên
2) Làm sạch hóa học của vải: sợi len lông cừu
 Quy trình tổng quát:
Đốt đầu xơ -> Giặt len -> Làm co vải len -> Nấu và tinh chế hơi ->
Cacbon hóa -> Tẩy trắng len
 Mục đích của từng công đoạn:
1) Đốt đầu xơ
- loại bỏ các đầu xơ trên mặt vải
- Làm cho mặt vải nhẵn đẹp, Vải mịn màng, mặt vải sáng
- Thuận lợi cho các quá trình gia công tiếp theo
2) Giặt len
- Loại bỏ tạp chất thiên nhiên
- Làm cho vải mềm mại, tăng tính vệ sinh.
- Ngăn ngừa được các khuyết tật do hàm lượng chất béo trên vải còn
quá cao.
- Vải sau khi nhuộm sẽ có màu tươi hơn,vẻ đẹp bên ngoài cao hơn.
3) Làm co vải len ( tạo phớt , làm mịn mặt vải )
- Để tạo lên trên mặt vải 1 lớp tuyết mịn , để làm tăng thêm tính chất
cách nhiệt cách điện, mềm mại và tăng vẻ đẹp bên ngoài
4) Nấu và tính chế hơi
- Là quá trình xử lí riêng đối với vải len nhằm thay đổi tính chất cơ lí và
ổn định kích thước của vải dưới tác dụng của môi trường nhiệt ẩm .
Quá trình này đạt được các yêu cầu sau:
+ Làm triệt tiêu nội năng của các xơ và sợi
+ Ngăn ngừa sự tạo thành của các nếp gấp
+ Có khả năng chống co giữ được cấu trúc vải , hạn chế khả năng vón
hạt
+ Có khả năng bắt thuốc nhuộm tốt hơn
5) Cacbon hóa
- Để khử các tạp chất thực vật ra khỏi len bằng phương pháp hóa học
- Để bắt màu thuốc nhuộm tốt hơn
6) Tẩy trắng len
- Phá hủy màu thiên nhiên
- khử màu và loại bỏ các tạp còn lại sau quá trình nấu vải
- Làm tăng độ trắng cho vải
3) Làm sạch hóa học lụa tơ tằm
Quy trình tổng quát
Nấu chuội ( khử keo) -> Tẩy trắng -> Làm nặng
Mục đích của từng công đoạn
1) Nấu chuội
- Nhằm mục đích tách hết xerixin ra khỏi tơ lụa dựa vào khả năng hòa
tan của nó trong nước , trong các dung dịch axit và kiềm
2) Tẩy trắng
- loại bỏ các tạp còn lại sau quá trình nấu vải
- Làm tăng độ trắng cho vải
3) Làm nặng lụa tơ tằm –
- Để làm tăng khối lượng riêng , làm cho lụa đầy đặn và mịn đẹp hơn

4) Làm sạch hóa học vải dệt từ xơ vixcozo ( vải lụa nhân tạo )
Quy trình tổng quát
Đốt đầu xơ -> giũ hồ -> Nấu -> giặt -> tẩy trắng -> giặt và vắt ép , sấy
khô
5) Làm sạch hóa học vải dệt từ xơ axetat( vải lụa nhân tạo )
Đốt đầu xơ -> giũ hồ -> Nấu -> giặt -> tẩy trắng -> giặt và vắt ép , sấy
khô
6) Làm sạch hóa học vải tổng hợp ( PES, PA, PAN)
Quy trình tổng quát của vải tổng hợp :
- Nấu vải để khử sạch hồ và chất bôi trơn
- Tẩy trắng và tăng trắng quang học cho những loại vải để trắng
- Nhiệt định hình để ổn định kích thước vải

7) Làm sạch hóa học vải tổng hợp PES


- Quy trình tổng quát
Vải PES -> Giặt -> tiền định hình -> tẩy trăng -> Xử lí giảm trọng ->
Chuyển sang nhuộm và in hoa
- Mục đích của từng quy trình
a) Giặt
Vải, sợi PE chứa nhiều chất bẩn từ các công đoạn gia công trước
nên phải giặt để loại bỏ để khỏi ảnh hưởng đến công đoạn nhuộm
Mục đích :
• Ổn định kích thước.
• Giảm nhàu.
• Cảm giác bề mặt tốt hơn.
• Giảm độ vón gút đối với vải dệt từ xơ polyester.
• Giảm hiện tượng bị nếp gấp trong các công đoạn xử lý tiếp theo.

b) tiền định hình


 Yêu cầu của vải:
• Phải được giặt trước khi tiền định hình để tránh gây loang màu trong quá
trình nhuộm do:
− Các chất bẩn bám chặt trên xơ sợi
− Các chất dầu bị oxy hóa bám cứng lên vải sợi
• Đối với các mặt hàng nhuộm trên máy jet: rất cần phải tiền định hình
trước (nhất là vải dệt kim) để hạn chế hiện tượng nếp gấp.
• Đối với những mặt hàng nhuộm bằng phương pháp “thermozol” hoặc
sau nhuộm cần phải cán nóng: không cần phải tiền định hình
• Đối với các loại sợi dún: nhiệt định hình cần phải giảm xuống để giữ
được độ đàn hồi và hiệu ứng dún khoảng160 – 175oC trong 30 giây.
c) Xử lí giảm trọng
- Khi xơ sợi polyester được xử lý trong dung dịch kiềm mạnh thì liên
kết ester của xơ sợi sẽ được xà phòng hóa và tạo ra nhóm ưa nước (–
COOH , –OH)
- Giảm trọng lượng xơ sợi cho ta cảm giác sờ tay dễ chịu, mặt vải mềm
mại
- Mức độ giảm trọng tùy thuộc vào mặt hàng yêu cầu.

8) Làm sạch hóa học vải tổng hợp PA


Quy trình tổng quát
Giặt ( nấu ) -> tiền định hình -> tẩy trắng
Mục đích của từng quy trình
a) Giặt
- Loại bỏ tạp chất bẩn, chất dầu
- Mức độ giặt phụ thuộc độ bẩn của vải
- Quan trọng là chất lượng nước
b) Tiền định hình
- Giúp vải ổn định kích thước
- Giảm nhàu
c) Tẩy trắng
Làm tăng độ trắng cho vải
9) Làm sạch hóa học vải tổng hợp PAN
Giặt ( nấu ) -> tiền định hình -> tẩy trắng
10) Làm sạch hóa học vải pha: polyester pha bông
- Đốt đầu xơ -> giũ hồ và giặt -> nấu và tẩy trắng

Chương 2: Nhuộm và in hoa


1. Vải bông, len lông cừu, lụa tơ tằm, vixcôzơ, PES, PA(Polyamid) ,
PAN (Polyacrylic )được nhuộm bằng lớp thuốc nhuộm nào?

1.1 VẢI BÔNG


Thuốc nhuộm: Trực tiếp; hoạt tính; Hoàn nguyên;Lưu huỳnh
1.2 LEN LÔNG CỪU
Thuốc nhuộm: Axit; Hoạt tính
1.3 LỤA TƠ TẰM
Thuốc nhuộm: Axit; Họa tính; Hoàn nguyên;
1.4 VISCOZO
TN :Phân tán
1.5 PES (Polyester)
TN: Phân tán
1.6 PA(Polyamid)
TN: Trực tiếp; Axit;Hoạt tính; Phân tán
1.6 PAN (Polyacrylic )
TN : Cation; Phân tán
Bông TN trực tiếp, TN hoạt tính, TN hoàn nguyên, TN lưu huỳnh
Len lông cừu TN axit, TN hoạt tính chứa KL
Lụa tơ tằm TN trực tiếp, TN axit, TN hoạt tính chứa KL
PES TN phân tán
PA TN trực tiếp, TN axit, TN hoạt tính phân tán
PAN TN cation
Vixcozo TN hoàn nguyên
Axetat TN phân tán

2. Đặc điểm của vải nhuộm bằng lớp thuốc nhuộm: Trực tiếp; lưu
huỳnh; hoạt tính; hoàn nguyên; axit; Phân tán
1. TN trực tiếp
Đặc điểm:
Ưu điểm : đủ loại màu, giá thành rẻ
Nhược điểm: Không bền với giặt giũ và ánh sáng. Màu nhuộm dễ bị
biến đổi và kém tươi
ĐK nhuộm:
Vải bóng : 85 – 98 C
Lụa tơ tằm : 80 – 85 C
Vải polyamit: 85 – 90 C
2. TN lưu huỳnh
Đặc điểm : Màu kém tươi, độ bền màu trung bình
Độ bền màu sắc nói chung tốt như độ bền giặt, độ bền ánh sáng, độ
bền mồ hôi …
Độ bền ma sát trung bình và độ bền màu kém đối với các chất tẩy clo
như bột tẩy trắng và natri hypochlorite. Phạm vi ánh màu giới hạn chỉ
có những ánh màu tối và không có thuốc nhuộm đích thực trong dãi
màu đỏ.
3. TN hoạt tính
Ưu điểm:
Bền màu cao với ma sát gia công ướt và các dung môi hữu cơ , màu
tươi không kém TN axit và bazo, giá thành rẻ, kỹ thuật nhuộm đơn
giản
Độ bền ánh sáng cao do có cấu trúc phân tử với sự sắp xếp electron ổn
định.
Độ bền ma sát, mồ hôi cao đối với màu nhạt và trung bình đối với màu
đậm.
Phương pháp nhuộm dễ, đòi hỏi nhiệt độ không cao, thời gian nhuộm
ngắn.
Đa dạng màu sắc, tươi sáng và giá thành tương đối rẽ.
Nhược điểm: Độ bề màu với tác dụng của ánh sáng và khí quyển thì
phụ thuộc vào cấu tạo của gốc TN.
4.TN hoàn nguyên :
Đặc điểm:
Có đủ màu, màu sắc tươi và bền với tác dụng của ánh sáng, khí quyển
và gia công ướt.
Độ bền với ma sát không cao lắm
4. TN Axit
Đặc điểm:
Có đủ màu, màu sắc tươi và ánh. Độ bền màu với gia công ướt và ánh
sáng của đa số thuốc nhuộm axit chiếm vị trí trung bình.
TN trực tiếp Đủ các gam màu, giá thành rẻ
TN axit Đủ gam màu, màu tươi, bền với gia công ướt và a/s ở
mức độ TB
TN hoạt tính Bền màu cao, màu tươi, giá thành rẻ, kỹ thuật nhuộm
đơn giản
TN cation
TN hoàn nguyên Tươi, đủ màu, bền với gia công ướt và a/s, ko bền với
ma sát, không tan trong nước và trong kiềm
TN lưu huỳnh Dễ sản xuất, giá rẻ, nhiều màu (trừ màu đỏ và tím
thuần khiết), kém tươi, bền màu mức độ trung bình
TN phân tán Độ hoà tan trong nước rất nhỏ, được nghiền ở độ mịn
rất cao, được hoà vào dd dạng huyền phù phân tán cao.
Phân tử nhỏ. TN phân tán tốt sẽ có độ bền với a/s, gia
công ướt và bền màu với thăng hoa cao.
3. Các phương pháp in hoa trên vải
- In thủ công: sp kích thước nhỏ, số lg ít, khuôn đơn giản, ít màu
- In phun: trang trí sp dệt có kích thước quá lớn
- In khuôn lưới: in vải bông(mỏng), vải dệt kim, lụa tơ tằm, vixcozo,
xơ tổng hợp
+ In trên bàn in thủ công
+ In trên bàn in
+In bằng máy in khuôn lưới
+In bằng khuôn lưới thùng quay
- In bằng máy in trục: vải bông, vải pha loại dày

Chương 3: Xử lý hoàn tất sản phẩm dệt may


1.Xử lý hoàn tất sản phẩm dệt ? Đặc điểm của từng công đoạn trong quy
trình?
5.Quy trình tổng quát của quá trình giặt? Giặt mài?
Giải:
XỬ LÝ HOÀN TẤT SẢN PHẨM DỆT
Lý do cần xử lý sản phẩm dệt: Sau các quá trình gia công (tẩy trắng, làm bóng,
nhuộm, in hoa, giặt nhiều lần) vải thường bị dãn theo chiều dài, co theo khổ
rộng, sợi ngang và sợi dọc không nằm thẳng góc với nhau, mặt vải nhăn dúm.
Mục đích: tạo cho vải có dáng đẹp bên ngoài như phẳng, láng mịn, có cảm giác
mát tay và đầy đặn (nói chung nâng cao chất lượng của vải ), giúp vải có một
số tính chất đặc biệt như: không nhàu, ít co, ít hoặc không thấm nước, không
cháy, bền với vi sinh vật, ít bắt bụi bẩn…
Gồm có hai biện pháp: Cơ học và hóa học.
Cơ học: Sư dụng các thiêt bị hoàn tất để hoàn tất sản phẩm như xử lý kiềm, co,
cán… phần xử lý cơ học không làm thay đổi bản chất vật liệu mà chỉ thay đổi
kích thước và hình dạng bên ngoài.
Hóa học: thay đổi một số tính chất của vật liệu, tạo cho vật liệu có tính chất
mới.
1.XỬ LÝ BẰNG BIỆN PHÁP HÓA HỌC.
1.1.Đưa hồ hoàn tất lên vải.
Có 4 pp: Tận trích, ngấm ép, công nghệ bọt, công nghệ nano.
 PP ngâm tẩm (tận trích)
Trong quá trình ngâm vải, sản phẩm may vào dịch hồ vải sẽ hút dung dịch hồ
làm dung dịch này loãng dần.
Phương pháp này đơn giản nhưng k tận dụng được hết dung dịch, vải chỉ ngấm
một phần dung dịch sử lý, do đó gây lãng phí và có hại cho môi trường, chỉ sử
dụng cho những công nghệ đơn giản như hồ mềm.
 PP ngấm ép (cán ép)
Cơ chế: Cho vải đi qua dung dịch hồ, sau đó vải được cán bằng trục ép để lấy
hết phần hồ dư.
Tùy theo yêu cầu hoàn tất mà người ta dùng hệ trục cán ép sao cho phù hợp:
- 1 ngấm, 1 ép
- Ngấm 1 mặt
- Ngấm 1 lượng hồ nhỏ.

 Công nghệ bọt.


Cơ chế hđ: Hóa chất được trộn với chất tạo bọt khuấy trộn ở tốc độ cao, hóa
chất này phân bổ thành hạt nhỏ, khi phun vòa vải sẽ phủ lên vải một màng với
hàm lượng thấp nhưng thấm sâu vào vải làm cho vải xử lý đều.
Ưu điểm: giảm lượng nước đưa lên vải, giảm chi phí năng lượng khi sấy, giảm
giá thành sản xuất.
 Công nghệ nano.
KN:Là công nghệ tạo ra hạt nhũ tương có kích thước nano, kích thước nhỏ nên
chúng dễ thấm sâu vào cấu trúc vải.
Cách tạo ra dạng nhũ tương: 2 chất lỏng không tan vào nhau – đem khuấy trộn
bằng máy siêu tốc 2 chất lỏng này – tạo hạt nhỏ li ti, phân bố đều trong nước –
hệ nhũ tương.
1.2.Xư lý chống nhàu .
KN: là tìm cách tạo liên kết ngang giữ các mạch để cho vải có khả năng chống
biến dạng, ít nhàu.
Chất tạo liên kết ngang: hóa chất chống nhàu (gosslinky).
Phương pháp: Sấy – Gia nhiệt khô – Làm nguội – giặt – quá trình xử lý nước –
phương pháp gia nhiệt sau – xử lý sản phẩm rời.
Ưu điểm: vải ít nhàu, mặt vải bóng và đầy đặn hơn, vải ít co hơn, dễ giặt ít bắt
bụi.
Nhược điểm: độ bền cơ lý, độ bền đứt, khả năng hút ẩm, khả năng thoáng khí,
độ giãn đứt giảm.
1.3. Công nghệ làm mềm (hồ mềm) sản phẩm dệt may.
Bản chất (tác dụng): đưa vào vải những chất có tác dụng bôi trơn, làm giảm ma
sát giữa các xơ, sợi. Khi chịu tác dụng cơ học, xơ sợi dễ chuyển động tương đối
với nhau tạo cảm giác mềm.
Các loại chất làm mềm: dầu bôi trơn, ancol mạch thẳng, chất hoạt động bề
mặt, silicol, dầu khoáng.
1.4. Công nghệ hoàn tất chống cháy cho vật liệu dệt.
Các phương pháp:
- Xử lý hoàn tất tạo hiệu quả chống cháy không bền: sử dụng muối vô cơ
(NH4)2SO4, CH4Cl.
- Xử lý hoàn tất chống cháy nửa bền vững: Sử dụng phụ gia chống cháy.
- Xử lý hoàn tất chống cháy bền vững: Sử dụng hợp chất của kim loại, hợp
chất THPC
Ưu, nhược điểm: Vải chịu được nhiệt độ cao, khó bắt lửa nhưng vải cứng hơn,
độ thoáng khi giảm, độ bền giảm.
1.5.Xử lý hoàn tất kháng khuẩn cho vật liệu dệt.
- Dùng xơ sợi có tính kháng khuẩn như PES nano bạc…: Vải được ngấm ép – sấy
khô (100oC) – gia nhiệt – (150oC,3’). TD: đạt các tính chất sinh thái
- Dùng muối nano bậc 4: Công nghệ Tung Tuốc: sấy ở 110oC trong 120s- gia
nhiệt 150oC (trong 60s) – giặt. TD: Vải có tính kháng khuẩn cao, bền với giặt.
- Sử dụng chitosan làm chất kháng khuẩn: Chitosan – xử lý – kitin + NaOH –
amoni bậc 4 – có tính kháng khuẩn. TD: Thân thiện với môi trường, thích nghi
với cơ thế con người.
1.6.xử lý hoàn tất chống tia UV.
Các phương pháp:
- Tạo xà phòng kim loại lên mặt vải (C17H35COONa): sử dụng xà phòng
natri stearat. Ưu điểm: đơn giản. Nhược điểm: vải cứng, không bền, sau
1 thời gian phải xử lý lại.
- Biến tính xenlulozo: sử dụng cloaxetic. Ưu điểm: khả năng kỵ nước cao,
thoáng khí. Nhược điểm: hóa chất hiếm ,độ bền vải giảm.
- Sử dụng hóa chất silicol, xử lý kỵ nước: SD hợp chất silicon. Vải trơn
mượt như tơ, khó thấm nước.
- Sử dụng các hợp chất FC: SD Nhựa FC được tổng hợp từ các axit acrylic.
Không thấm nước, chống nhàu.
1.7.Xử lý tráng phủ nhựa.
Phương pháp: - Trực tiếp: nhựa được quét thẳng lên mặt vải( dc dùng phổ
biến)
-Gián tiếp: phủ nhựa lên giấy – sấy khô và bảo quản cần thiết –
cán ép nóng vào vải – máy may đều.
Nhựa để tráng phủ:
 Nhựa đồng trùng hợp của butadien + các monime khác.
 Nhựa PVC
 Nhựa PU
 Nhựa PTFE
1.8. Xử lý chống tĩnh điện .
Sử dụng các chất hđ bề mặt
Xử lý bằng nhựa
Xử lí S
 Làm mềm vải, chống thủng rách khi khâu đưa vào vải ở quá trình hoàn
tất cuối cùng-> sấy (đơn giản dễ thực hiện, không bền).
1.9.Xử lý vải bằng chế phẩm enzym.
Các loại enzym:
- Enzym cellulose thủy phân xenlulozo
- Enzym protease thủy phân protein
- Emzym amilase thủy phân tinh bột
Mục đích: Nhẵn và mềm vải ( vải giảm bền nhưng mềm hơn)
1.10.Xử lý làm cho vải đầy đặn hơn.
Các phương pháp:
 Dùng hô tinh bột
 Sử dụng chitosan hồ vải
 Polyme tổng hợp (không có khả năng tạo LK ngang)
1.11.Các công nghệ xử lý hoàn tất khác  .
Xử lý chống vón hạt
XL chống nhiễm bẩn
XL điều chỉnh ẩm
Sử dụng công nghệ plasma để hoàn tất vải
XL tạo cho vải có mùi thơm
XL tạo âm thanh co vải
Sản xuât vải đổi màu.

2. XỬ LÝ BẰNG BIỆN PHÁP CƠ HỌC.


2.1.Sây khô hoàn tất sản phẩm dệt may.
Sấy trực tiếp:
 Lò đốt đầu lấy khí nóng – lọc- quạt vào vải
 Lò điện thiết bị điện để sưởi nóng không khí- quạt vào vải
 Hơi nc quá nhiệt (140- 160oC) – bộ tản nhiệt – sưởi nóng không khí-
quạt vào vải.
Sấy gián tiếp:
o Sấy bằng tia hồng ngoại
o Sử dụng dòng điện tần số cao.
2.2.Xử lý phòng cơ học
2.3.Xử lý bề mặt vải.
 Công nghệ cào bông (chải tuyết) 1-2 mặt vải
 Công nghệ xén vải
 Mài vải
2.4. Cán láng.
Khâu cuối cùng xử lý hoàn tất tạo cho vải phẳng, nhẵn, hoa văn nổi, bóng.
Sử dụng: nhiệt độ, hàm ẩm không khí, ấp suất, thời gian.
2.5.Xử lý định hình vải tổng hợp.
CN định hình nhiệt: vải không bị nhăn nhàu, mềm mại. tuy nhiên vì xử lý ở
nhiệt độ cao nên vải bị cứng, ngta thường phun ẩm cho vài để mềm.
Hấp vải bằng hơi nước bão hòa: chất lượng tốt, mềm mại , ổn định.

QUÁ TRÌNH GIẶT:


Quy trình:B1: Phân loại
B2: Lựa chọn hóa chất, dung dịch, thiết bị.
B3:Thiết lập quy trình giặt.
B4:Vắt sấy, là gấp.

Gồm: giặt khô, ướt, mềm, tẩy, mài.


1.Giặt khô.
là quá tình giặt quần áo mà không cần dùng nước hay dung môi để làm sạch
vết bẩn, giúp giữ quần áo bền và đẹp hơn. Giặt khô sử dụng các hợp chất hữu
cơ là dung môi giặt.
Các sản phẩm giặt khô làm từ nguyên liệu: len, tơ tằm, sản phẩm lông vũ,
nhung, các loại quần áo cao cấp.
2. Giặt ướt.
là phương pháp làm sạch quần áo nhờ vào sự kết hợp của nước và xà bông,
các hóa chất giặt tẩy. Sau khi quần áo được làm sạch bằng tay hoặc bằng máy
giặt thì sẽ được xả nước và vắt khô.
3.Giặt mềm
Là sử dụng các hóa chất làm mềm vải sau quá trình giặt. Giặt máy gây áp lực cơ
học lớn lên hàng dệt, đặc biệt là các loại sợi tự nhiên như cotton và len. Các sợi
ở bề mặt vải bị bẹp và sờn, và tình trạng này cứng lại trong khi sấy đồ giặt
trong không khí, tạo cảm giác khó giặt. Thêm một chất làm mềm vải lỏng vào
nước xả cuối cùng (nước xả chu trình xả) sẽ giúp đồ giặt mềm hơn.
4.Giặt tẩy.
Giặt tẩy: Giặt và quá trình tẩy.
Một số sản phẩm trắng khi giặt thưởng sử dụng kết hợp các chất tẩy trắng,
chất tăng trắng cùng với xà phòng hoặc chất giặt tổng hợp.
5.Giặt mài.
Sản phẩm áp dụng: ban đầu trên sản phẩm vải bò ( vải denim), sau mở rộng ra
các sản phẩm khác từ sợi bông, tơ tằm, visco…
Tác nhân mài: -Tác nhân cơ học: máy mài trụ nhám, đá bọt, sự va chạm khi
máy quay)
-Tác nhân hóa học: các chất kiềm, axit, chất oxy hóa
-Tác nhân sinh hóa: các enzym kết hợp với các hóa chất.
Mục đích: làm rụng lông tơ trên vải từ sợi xenlulozo, làm cho vải sáng, mềm
mại, tạo lớp tuyết min trên bề mặt sản phẩm làm cho cảm giác sờ tay dễ chịu.
Nhược điểm:Giảm cường lực vải,một số màu nhuộm nhất là màu đậm có độ
bên màu k cao trong quá trình giặt mài sẽ bị trôi màu và dễ bám vào phụ liệu
màu trắng.
Một số phương pháp:
 Công nghệ giặt đá, bóng giặt.
Nguyên lý: dùng các loại đá núi lửa, đá bọt xốp bống giặt làm phương tiện mài,
cho vào máy giặt để quay cùng với quần.
Kết quả: làm sản phẩm bạc màu không đều. Mức độ bạc màu phụ thuộc vào
thời gian giặt và tỷ lệ đá sử dung.
Hạn chế: Gây tổn hại tới máy giặt và quần jeans do đá chà xát vào máy giặt và
chà xát vào quần jeans.
- Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra, kiểu dáng các quần trong cùng 1
mẻ wash không đồng nhất, một số quần bị hỏng do bị mài mòn quá nhiều.
 Công nghệ giặt tẩy màu.
Chủ yếu áp dụng cho vải denim.
Tác nhân tẩy: nước giaven hoặc thuốc tím.
Công nghệ tổng quát: Giũ hồ - Sấy – Giặt tẩy khô (10-30p) – khử clo dư (bằng
H2O2 hoặc NaS2O3, nếu không sản phẩm sẽ bị ố vàng và giảm độ bền dưới tác
dụng của clo) – tẩy trắng quang học – làm mềm.

 Công nghệ giặt mài sử dụng men vi sinh (enzym)


Cơ chế hđ: Sử dụng các enzyme hữu cơ (hiện nay men vi sinh cellulase dc sử
dụng rộng rãi nhất) để ăn cellulose trong vải để thay thế cho chất tẩy. Khi màu
của sản phẩm đạt tới mức độ yêu cầu, các nhà sản xuất sẽ tăng nhiệt độ hoặc
thay đổi độ kiềm trong máy giặt để vi khuẩn dừng hoạt động.
Ưu điểm : tạo cảm giác sờ tay dễ chịu.
Nhược điểm: giảm độ bền vải.
Hiện nay phương pháp này đang đi theo hai hướng:
- Giặt mài men vi sinh kết hợp với đá bọt (có hoặc k xử lý làm mềm)
- Giặt mài men vi sinh kết hợp làm mềm bằng hợp chất silicon.

2. Xử lý hoàn tất sản phẩm may? Đặc điểm của từng công
đoạn trong quy trình?
Xử lý hoàn tất sản phẩm may bao gồm nhiều công việc như làm sạch, làm đẹp,
bao gói và chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để phân phối sản phẩm tới khách
hàng.
 Sự thay đổi 1 số tính chất may sau khi sử dụng
- Biến dạng
- Xù lông
- Bạc màu
- Rách
- Đứt (chỉ, sùi chỉ)
 Nguyên nhân
Môi trường: - giặt (nguồn nước)
-ánh sáng mặt trời, ô nhiễm không khí
-ma sát
- VSV , côn trùng
a) Tẩy vết bẩn
- Tẩy vết dầu mỡ :
 các vết bẩn dầu mỡ từ động thực vật cần tẩy = các dung môi
hữu cơ hoặc các hợp chất của chúng : tetracloroetylen,
tricloroetylen, xăng
 Các vết bẩn nguồn gốc công nghiệp : xằn trắng, axeton,
tetracloroetylen
- Tẩy vết máu: dùng H2O2, dd iot, hydrosunfit
- Tẩy vết gỉ sắt: sd axit oxalic, axit xitric
- Tẩy sạch vết nấm mốc:
 Vải trắng : dd nc giaven nồng độ clo hoạt hóa 1g/l
 Vải màu: xử lý =dd amoniac 2% trong 20-30p->vắt &giặt bằng
nc->tẩy bằng dd H2O2 3% -> giặt bằng nc nóng và phơi khô
- Tẩy vết mực:
 Mực tan trong nc : sd chất oxy hóa NaClO 5%, H2O2 5%, dd
thuốc tím 1%
 Mực ko tan trong nc : dung môi hữu cơ, amoniac, cồn 90o->
giặt nóng, lạnh sp bằng xà phòng.
- Tẩy sạch vết nhựa cây:
 Nhựa chuối: ngâm vào giấm ăn rồi rửa sạch hoặc dùng cồn 90o
để tẩy
 Nc chè: dùng thuốc tím nồng độ thấp tẩy nhiều lần r giặt bàng
xà phòng hoặc sd dd glyxerin và NH4OH tỷ lệ 4: 1 thấm lên vết
bẩn r giặt
b) Giặt sp sau may
- Công nghệ giặt trắng:
Các tác nhân tảy trắng: clorox, purex, zaven,..
• Một số điểm cần lưu ý
 Chỉ dung cho các sản phẩm từ chất liệu vải bền với clo và vải sợi Co,
PET, Pe/Co. không tẩy cho vải chứa PU, vải tơ tằm và len
 Phải sử dụng đúng liều lượng và điều kiện công nghệ như chỉ dẫn
 Sau khi giặt tẩy bằng các chế phẩm chứa clo phải giặt sạch, đôi khi giặt
loại bỏ tàn clo dư, tránh sản phẩm để lâu bị vàng.

- Công nghệ giặt mài:


 Công nghệ giặt đá, bóng giặt
o Sử dụng các loại đá núi lửa, đá bọt xốp hoặc bống giặt làm
phương tiện mài. Nguyên lí: khi máy quay đá sẽ va đập vào
sản phẩm may tạo ra ma sát mài mòn làm bạc màu cục bộ,
các loại thuốc nhuộm có độ bền mòn ma sát thấp
o Kết quả làm cho sản phẩm bạc màu không đều
o Mức độ bạc màu phụ thuộc vào thời gian giặt, tỉ lệ đá sử
dụng, phụ thuộc loại đá, dung tỉ giặt, lượng quần áo giặt

 Công nghệ giặt tẩy


o Áp dụng cho vải denim. Sử dụng chất oxi hóa natri
hypoclorit hoặc permanganate.
o Mức độ ánh sang màu phụ thuộc vào chủng loại chất oxy
hóa, nhiệt độ tẩy, thời gian tẩy, dung dịch giặt
o Sau khi giặt tẩy phải qua công đoạn khử clo còn dư lại
trên sản phẩm bằng cách dung natri bisunfit hoặt giặt sau
với H2O2
o Để đảm bảo sản phẩm sau giặttẩy có màu sắc đồng đều
thì sản phẩm đưa vào giặt tẩy phải phân loại theo lô
 Quy trình giặt tẩy : Vải được giũ hồ bằng chất giũ hồ
riêng biệt(thuộc loại hồ có trên sản phẩm) giặt
nướcgiặt tẩy bằng các chất oxy hóa giặt nước sử
dụng lơ quang hoặc tông độ ánh sáng xử lý hồ mềm
silicon vắtsấy
 Công nghệ tổng quát: Giũ hồ sấy giặt tẩy khô(10-30
phút) khử clo dư(bằng H2O2 hoặc NaS2O3) tẩy
trắng quang học làm mềm

 Công nghệ giặt mài sd men vi sinh


Công nghệ giặt mài bằng men vi sinh hiện nay đi theo 2 hướng
o Giặt mài bằng men vi sinh kết hợp với đá bọt (có hoặc
không xử lý làm mềm
o Giặt mài bằng men vi sinh kết hợp chất làm mềm bằng
silicon

- Công nghệ giặt khô:


o Giặt khô là quá trình trong môi trường lỏng phi nước, nghĩa là
phải giặt trong các dung môi hữu cơ như xăng công nghiệp,
tetracloetylen và một số dung môi khác
o Cấu trúc cấu tạo đặc biệt, sau mỗi mẻ giặt sản phẩm được làm
khô sơ bộ rồi mới ra máy, còn dung môi giặt thì được lọc và
chưng cất dể tuần hoàn sử dụng cho lần sau giá gia công
thường cao hơn gặt ướt
o Các sản phẩm giặt khô từ nguyên liệu: len, tơ tằm, sản phẩm từ
long vũ, các sản phẩm nhung và các loại quần áo cao cấp

c) Xử lý nhiệt ẩm
- Sấy sp: Sấy là quá trình sử dụng nhiệt để sấy khô sản phẩm đến một
mức độ nhất định
Nhiệt độ sấy :
o Các sản phẩm từ cotton, len, lanh, visco, lyocell sấy ở nhiệt độ
80C
o Các sản phẩm từ vật liệu tổng hợp và acetate không cho phép
sấy ở nhiệt độ 60C
- Xử lý nhiệt ẩm và là sp: Mục đích là tạo sự ổn định kích thích và
phom dáng cho sản phẩm
o Bản chất: tác dụng nhiệt ẩm và lực ép cơ học để là phẳng sản
phẩm
o Gồm 2 loại: là ủi khô và là hơi
o Nguyên tắc chung: Khống chế lực ép, thời gian, nhiệt độ và lực
ép phù hợp với từng loại vải.
Một số lưu ý:
 Vải lanh cotton là ở nhiệt độ cao 160-200oC
 Vải tơ tằm nên là khi độ ẩm vải khoảng 20%
 Vải len là bằng bàn là hơi
 Vải từ sợi tổng hợp cần chú ý nhiệt độ là
 Vải có sợi lõi đàn tính là ở nhiệt độ <170oC
 Vải có bề mặt xốp, tuyết là ở mặt trái
 Thiết bị là ép cho điều chỉnh lực ép, thời gian và lượng hơi .

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP IN HOA TRÊN VẢI?


 Phương pháp in kỹ thuật số

Được dùng in trực tiếp lên quần áo bảo hộ lao động không qua bất kỳ công đoạn
trung gian nào, nên tốc độ in rất nhanh và cực kỳ chính xác. Màu sắc in rất đẹp
có thể lên đến 630 điểm ảnh, cực rõ nét và chất lượng không cần bàn cãi.

Đánh giá chung:

- Ưu điểm:

Độ chính xác cao, thời gian in nhanh chóng. Hình ảnh và màu sắc trên vải rất
bền theo thời gian. Hơn nữa, phương pháp này có thể in trên tất cả chất liệu và
màu vải.

- Khuyết điểm:

Tốn nhiều chi phí đầu tư, chỉ dùng được loại mực chính hãng. Khi in phải có
file gốc (file có độ nét cao) và giá thành cao.

 Phương pháp in chuyển nhiệt


Được sử dụng nhiều nhất hiện nay, in chuyển nhiệt rất dễ thực hiện và in trên
các tấm vải với màu sắc họa tiết, hoa văn phức tạp. Mực nhiệt sẽ nhanh chóng
thấm vào chất liệu và bám chặt nên có độ bền rất cao, màu sắc in rõ nét và trung
thực nên được nhiều khách hàng yêu thích.

Đánh giá chung:

- Ưu điểm:

+ In được trên các loại vải với họa tiết hoa văn phức tạp trong thời gian ngắn.

+ Có thể ủi trực tiếp lên hình ảnh mà không bị mất, phai màu hoặc cả khi giặt
với thuôc tẩy.

+ Không cần nhiều vốn đầu tư, sử dụng dễ dạng, tiết kiệm thời gian cũng như
chi phí cho quá trình in ấn.

- Khuyết điểm:

+ In chuyển nhiệt sẽ phát huy tốt nhất khi in trên các loại vải màu sáng như:
hồng phấn, trắng, xanh da trời. Cần dùng file gốc để xuất file in để tránh tình
trạng bể hình ảnh khi kéo giãn quá mức.

+ Màu sắc khó canh chỉnh, phương pháp này chỉ phù hợp sản xuất với số lượng
ít.

 Phương pháp in chuyển nhiệt thăng hoa

Phương pháp này khá kén chọn vải, chỉ in được trên vải sợi tổng hợp. Kỹ thuật
chuyển giao mực sẽ thông qua hệ thống ép. Quá trình in sẽ sử dụng giấy decal,
phù hợp với số lượng lớn, dùng để in đồng phục hay in các sản phẩm giá rẻ.

Đánh giá chung:

- Ưu điểm:

+ Chất lượng hình ảnh rất tốt, màu sắc rõ nét hài hòa và cực kỳ bền màu. Thêm
vào đó chi phí in ấn không cao, phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng.

- Nhược điểm:

+ Chỉ in được duy nhất trên chất liệu áo làm từ sợi tổng hợp (Polyester)

+ Chỉ in được trên nền áo sáng màu chứ không in được trên áo sẫm màu.
 Phương pháp in áo bằng in chuyển nhiệt Plastisol

Plastisol là tên của loại mực in cao cấp được sử dụng khá nhiều hiện nay. Để tạo
ra một hình ảnh chuẩn, thì đầu tiên mực sẽ được in lên mảnh giấy sau đó gián
tiếp lên bề mặt quần áo chứ không phải in trực tiếp. Phương pháp in chuyển
Plastisol phù hợp với in đồng phục hay in đồ bảo hộ lao động số lượng lớn.

Đánh giá chung:

- Ưu điểm:

+ Áp dụng với tất cả loại vải có màu sáng hay tối Áp dụng được với các loại vải
có màu nền sáng hoặc tối.

+ Phù hợp với những đơn hàng in số lượng lớn, gấp

+ Cho ra chất lượng sản phẩm cao hơn hẳn

- Nhược điểm:

Chi phí in ấn sẽ dựa vào mỗi màu khác nhau khi thiết kế. Với những hình ảnh
có họa tiết đơn giản thì giá rẻ, nhưng nếu hình ảnh có hoa văn, chi tiết phức tạp
thì giá sẽ cao hơn.

 Phương pháp in lưới (in lụa)

Đây là phương pháp in trên vải truyền thống. Để họa tiết cần in có độ tinh xảo
cao hơn, lưới được thường dùng là loại vải lụa nên có thể gọi là in lưới hoặc in
lụa. Cách in lụa khá đơn giản, lưới thường dùng là loại vải lụa, mực in lụa thấm
đều trên bề mặt vải tạo ra những đường nét hoa văn mượt mà và đẹp mắt.

In lụa thủ công ngày nay được thay thế bằng các máy in lưới hiện đại nhằm
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngày nay, trong công nghiệp
thường sử dụng hai dạng máy in lụa phổ biến: máy in lưới phẳng và máy in lưới
trục.

Đánh giá chung:

- Ưu điểm:

Chi phí đầu tư thấp, có thể in với số lượng lớn, người thực hiện tự chủ động về
màu sắc hình ảnh linh hoạt, dễ dàng thay đổi mẫu mã theo yêu cầu.

- Khuyết điểm:
Chất lượng sản phẩm in trung bình, không sắc nét so với 2 công nghệ in trên.
Tốn nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị.

6. thiết bị sử dụng cho quá trình là ép sản phẩm may?


Dụng cụ là: Bàn là hơi(BS-3PC),nồi hơi, bàn hút chân không (YTT-14000)(đặt sp
lên là, hút và thổi),hệ thống ủi hơi hoàn chỉnh, máy là form, máy là cán(là vải
tấm),thiết bị ngành vải da và ren.
• Bàn là hơi:
bàn là toàn hơi: là sản phẩmcó chất liệu thun,voan,len,sp dệt kim(sd kết
hợphệ thống cấp hơi, không sd điện), lượng tiêu thụ 3-8 kg hơi/h
bản là nhiệt hơi: là chi tiết, bán thành phẩm(tiết kiệm time, nhân lực, tăng
năng suất)
bàn la bình nước treo: sd trong gia đình, công nghiệp; là được trên mọi chất
liệu
bàn là hơi nước đứng: sd cho sản phẩm khó ủi như rèm,ra giường; dễ di
chuyển nhờ 4 bánh
• Nồi hơi điện: cung cấp nhiệt và nhiệt hơi tự động, năng lượng thấp hơn
than, dầu
• Hệ thống ủi hơi hoàn chỉnh bao gồm: nồi hơi, hệ thống ủi, đường ống
hơi, bàn hút chân không, dây hơi bàn ủi, bàn ủi, hoạt động hoàn toàn tự động
và dễ dàng di chuyển.
• Máy là form:phun,thổi gió và hơi nước nóng để ủi (là) hòan tất áo sơ-mi,
jacket, veston, áo choàng ngoài,... kết nối với nguồn hơi và khí nén trung tâm
Dụng cụ ép:máy ép keo; máy ép nhãn, ép cườm;thiết bị ngành vải da và ren.
• Máy ép keo: tích hợp băng chuyền, nâng cao năng suất
• Máy ép nhiệt(ép cườm,logo): bằng cơ, máy ép tự động
Máy ép cườm,hạt, ép keo, ép gỗ và in chuyển hình ảnh bằng phương pháp in
chuyển nhiệt qua các loại mặt phẳng.

Các loại nhãn trên sp dệt may, đặc điểm của từng loại
Hệ thống nhãn mác trên sp may
- (hang tag) Nhãn treo ( thẻ bài chính): gt tính năng riêng của sp
- Labels- Nhãn chính trên sp: được gắn ở cổ áo trong đó ghi tên thương
hiệu, size áo và kèm năm bắt đầu sản xuất của thương hiệu. Nhãn áo có công
dụng tăng thêm phần uy tín và sang trọng so với những chiếc áo thông thường
cũng như đảm bảo hình ảnh thương hiệu trước khách hàng
- size matrix - Nhãn cỡ
- UPC Sticker ( Nhãn dán UPC )- Universal product code
Chức năng: Gioi thiệu thương hiệu; hướng dẫn sử dụng.
4 loại nhãn trong thẻ bài:
Primary hangtag : Nhãn treo, thẻ bài chính
Hangtag insert: Nhãn treo, thẻ bài chèn
C&C and Supplemental Tag : Nhãn treo, thẻ bài có hướng dẫn sử
dụng.
Benefit Tag: Nhãn treo, thẻ bài có thêm đặc tính riêng của sản phẩm
như mặc được trong thời tiết bão, sp làm mồ hôi khô nhanh.
- Thẻ bài: là loại tag bìa treo đính kèm quần áo cùng sợi dây có lỗ
đục, Mỗi sản phẩm có thể có 1 – 2 thẻ bài với các kích thước thiết kế
đa dạng chứa đựng thông tin bao gồm: logo, tên thương hiệu, địa chỉ
liên hệ, size,…
- Tuân thủ theo 6 y/c:
+ Tuân thủ luật pháp
+ Phải được hải quan thông qua ( xuất – nhập khẩu)
+ NN hợp lý (Có ngôn ngữ mà sp sẽ đến quốc gia tiêu dùng)
+ Bảo mật ( chống hàng giả)
+ Vùng sản phẩm nhập vào (Giowsi thiệu sản phẩm, thương hiệu,
quảng bá)

Trình bày một số đặc tính sử dụng của quần áo trong quá trình sử
dụng? Bản chất của quá trình nhiễm bẩn? Sự liên kết của chất bẩn với
vật liệu? Nguyên tắc chung của tẩy vết bẩn
• Một số đặc tính của quần áo trong quá trình sử dụng
- Diện tích bề mặt: vật liệu có diện tích bề mặt càng lớn thì khả năng bắt
bụi càng cao
- Khả năng phục hồi trạng thái:
+ Vải tổng hợp: khả năng phục hồi trạng thái tốt
+ Vải cotton: dễ nhàu
- Khả năng sinh tĩnh điện: có điện trở suất bề mặt > 108Ω ko có khả năng
truyền dẫn điện nhưng chúng sẽ tích điện. Khả năng sẽ phụ thuộc vào môi
trường, mt có độ ẩm cao thì khả năng truyền dẫn điện càng tăng, tích điện giảm
và ngược lại
- Khả năng giữ nước của vật liệu:
+ Loại hàm ẩm thấp: polyeste
+ Loại hàm ẩm cao: xơ bông
+ Các loại vật liệu có khả năng giữ nước càng lớn thì độ bền càng giảm
- Mức độ nhiễm bẩn của vật liệu: phụ thuộc vào bản chất của vật liệu, bề
mặt của vật liệu
• Bản chất quá trình nhiễm bẩn
- Chất bẩn khuếch tán từ môi trường lên bề mặt vải
- Chất bẩn hấp phụ lên bề mặt vải
- Chất bẩn khuếch tán sâu vào lõi xơ sợi
- Chất bẩn cố định trên xơ sợi
• Sự liên kết chất bẩn với vật liệu:
- Lk cộng hoá trị: chất bẩn chứa axit béo chưa no
- LK ion: vải sợi chứa nhóm axit, bazo, chất bẩn là TN tự nhiên hay chất
hoạt động bề mặt
- Lk hidro và lực liên kết VanderWaalls: chất bẩn với vật liệu có cấu trúc
tương tự
• Nguyên tắc chung của tẩy vết bẩn
- Cơ chế
+ Cơ chế hoà tan: nước (dung môi)
+ Cơ chế cơ học: vết bẩn liên kết với vật liệu bằng lực cơ học
- Muối hoá: các vết bẩn là mồ hôi, hoa quả nhựa cây => muối ko tan
( NaCl => muối tan => tẩy
- Hấp phụ
- Nhũ hoá (dầu mỡ ko tan trong nước) phải dùng các chất nhũ hoá như
dung môi, chất hoạt động bề mặt để hoà tan
- Hoá học: đây là phản ứng sử dụng phổ biến nhưng gây nguy hiểm nhất,
đó là phản ứng hoá học để loại bỏ vết bẩn ra khỏi vải

You might also like