You are on page 1of 6

THÍ NGHIỆM

CÔNG NGHỆ THUỐC LÁ

Điều kiện được tham gia thí nghiệm:

- Sinh viên cần đọc và chuẩn bị bài thí nghiệm trước mỗi buổi thí nghiệm
- Có mặt đầy đủ đúng giờ (13h30 - 17h30)
- Địa điểm: PTN C4-112

Bài 1: Xác định độ ẩm của thuốc lá nguyên liệu


1. Nguyên tắc:
Theo phương pháp sấy đến trọng lượng không đổi. Mẫu được nghiền mịn hoặc
thai nhỏ, và sấy khô trong tủ sấy đã đạt nhiệt độ tiêu chuẩn. Độ ẩm được tính từ khối
lượng mất đi trong quá trình sấy.
2. Dụng cụ:
- Tủ sấy có thể điều chỉnh nhiệt độ, đặt nhiệt độ 105 – 1060C.
- Cốc cân làm bằng kim loại hoặc nhôm, đường kính khoảng 50 mm và không
sâu quá 20 mm, có nắp đậy kín.
- Bình hút ẩm.
- Cân phân tích, độ chính xác tới 0,0005 g.
3. Tiến hành:
- Cân khoảng 5 g thuốc lá nguyên liệu đã được cắt nhỏ vào cốc cân sạch khô
đã biết trước trọng lượng. Đậy nắp và cân với độ chính xác 0,001 g. Mở nắp,
đặt cốc và nắp vào tủ sấy đã đặt nhiệt độ 105 - 1060C, bắt đầu tính thời gian
khi tủ sấy đạt nhiệt độ trên. Sấy trong 3 giờ  5 phút, đậy nắp, lấy cốc cân ra
làm nguội trong bình hút ẩm về nhiệt độ phòng trong 20 phút rồi cân. Sấy lại
trong 30 phút và cân lại với độ chính xác 0,001 g.
4. Kết quả
Độ ẩm (W %) của thuốc lá nguyên liệu được tính theo công thức sau:
W %(m/m) = m1 − m 2  100
m1
Trong đó:
m1 = khối lượng mẫu trước khi sấy (g)
m2 = khối lượng mẫu sau khi sấy (g)
Bài 2: Xác định hàm lượng đường tổng số của thuốc lá nguyên liệu
1. Nguyên tắc:

Sử dụng dung dịch axit acetic 5% để tách chiết đường trong thuốc lá nguyên liệu sau
đó chuẩn lượng đường khử trong dung dịch axit acetic bằng phương pháp Graxianop

2 Dụng cụ và nguyên vật liệu

- Dung dịch kali feraxyanua 1%


- Dung dịch KOH 2,5N
- Dung dịch axit axetic 5%
- Dịch đường glucose 5 g/l

3. Chuẩn bị mẫu:

Cân 0,5 g (chính xác đến 1 mg) mẫu thuốc lá cần phân tích đã nghiền nhỏ cho vào
bình tam giác 250 ml có nút đậy. Thêm 20 ml dung dịch axit axetic 5% và lắc đều trong
30 phút để tách chiết đường. Lọc hỗn hợp qua giấy lọc, thu dịch lọc. Bổ sung 3-4 giọt
phenolphtalein, trung hòa bằng dung dịch KOH 2,5N đến khi xuất hiện màu phớt hồng.
Sau đó định mức dịch đã trung hòa bằng nước cất đến 50 ml.

Tiến hành xác định nồng độ đường tổng bằng phương pháp Graxianôp. Phản ứng
được gọi là kết thúc khi dịch chuyển từ màu xanh sang màu hồng. Ghi lại thể tích dịch
đường đã sử dụng và tính toán hàm lượng đường.

Phương pháp Graxianop


1. Nguyên tắc
Đường khử khi đun nóng với dung dịch kiềm cùng với ferixyanua sẽ khử
ferixianua thành feroxyanua và đường khử chuyển thành axit đường. Dùng metylen
xanh làm chất chỉ thị sẽ mất màu xanh khi phản ứng kết thúc. Phản ứng chính như
sau:

T0
2 K3Fe(CN)6 + 2KOH + CH2OH(CHOH)4CHO ⎯⎯→ 2K4Fe(CN)6 + 2H2O +
COOH(CHOH)4COOH
2. Dụng cụ:
- Bình tam giác
- Pipét
- Bếp điện.
3. Hoá chất
- Dung dịch ferixyanua kali 1%: 11 g K3Fe(CN)6 hoà tan trong nước cất và định
mức tới 1L
- Dung dịch KOH 2,5N: cân 140 g KOH hoà tan trong 1 lít nước cất
- Dung dịch xanh metylen 0,5%
4. Tiến hành:
Dùng pipet lấy đúng 20 ml dung dịch ferixyanua kali cho vào bình tam giác 250
ml, thêm vào đó 5 ml dung dịch KOH 2,5N và 3 - 4 giọt xanh metylen(nếu nồng độ
dịch đường thấp hơn 0,25% thì lấy 10ml ferixyanua kali và 2,5 ml dung dịch KOH).
Lắc nhẹ và đặt trên bếp điện hoặc bếp ga, đun sao cho sau 1 - 2 phút thì sôi. Tiếp đó
dùng dung dịch đường loãng để chuẩn tới mất màu của xanh metylen. Chú ý màu
của hỗn hợp phản ứng sẽ thay đổi từ xanh sang phớt hồng và cuối cùng là vàng da
cam thì kết thúc. Nếu để nguội màu của hỗn hợp sẽ trở lại tím hồng do bị oxy hoá.
Khi trong hỗn hợp phản ứng còn ferixyanua thì khi nhỏ dịch đường vào, đường
sẽ khử ferixyanua kali, khi vừa hết ferixyanua thì ngay lập tức 1 giọt đường dư sẽ
khử và làm mất màu của xanh metylen- chất chỉ thị của phản ứng.
5. Kết quả
Hàm lượng đường trong dịch đường pha loãng tính theo công thức:
a
§ = 100 g / 100 ml
x
Muốn xác định chỉ số a của 20 ml (hoặc 10 ml) ferixyanua kali ta phải chuẩn bị
dung dịch glucoza tinh khiết. Cân 0,5 g glucoza tinh khiết đã sấy đến khối lượng
không đổi, hoà tan trong nước cất rồi cho vào bình định mức 100ml, tráng sạch bằng
nước cất rồi thêm đến ngấn bình. Cân chính xác và thao tác cẩn thận ta sẽ có dung
dịch glucoza chuẩn chứa 5 mg/ml
Muốn xác định xem 20 ml ferixyanua kali tương ứng với bao nhiêu mg glucoza,
ta làm thí nghiệm như trên nhưng dung dịch chuẩn là dung dịch glucoza đã biết trước
nồng độ.
Giả sử 20 ml ferixianua 1,2% cộng với 5 ml KOH 2,5 N cộng 3 - 4 giọt xanh
metylen khi đun sôi và chuẩn hết 5ml dung dịch glucoza 0,5 g/100ml. Như vậy 20
ml feixyanua 1% tương đương với 5  5 mg = 25 mg hay 0,025 g.
Bài 3: Xác định hàm lượng nicotin trong thuốc lá nguyên liệu
1. Nguyên tắc:

Dùng kiềm để đẩy nicotin ra dưới dạng tự do, cho kết tủa với axit picric để tạo thành
muối nicotin picrat. Vì nicotin là một kiềm nhẹ, nên có thể định lượng axit picric của
muối picrat bằng một dung dịch kiềm mạnh với phenolphtalein làm chỉ thị màu.

2. Dụng cụ và nguyên vật liệu

- Dụng cụ, nguyên vật liệu thông thường của phòng thí nghiệm
- Natri clorua (NaCl) tinh khiết
- Magie oxyt (MgO) bột mịn
- Dung dịch metyl da cam
- Dung dịch phenolphtalein
- Dung dịch axit picric bão hòa
- Dung dịch axit clohydric (HCl) 0,1 N
- Dung dịch natri hydroxit (NaOH) 0,1 N

3. Tiến hành:

Cân 10 g thuốc lá đã thái nhỏ, cho vào cối nghiền nát rồi chuyển vào bình cầu của
thiết bị chưng cất bằng hơi nước cùng với 150 ml nước cất, 50 g NaCl tinh thể. Lắc đều
và để yên trong 20 phút, lặp lại thao tác này 3 lần. Bổ sung 20g MgO bột mịn và nước
cất vào bình cầu để có tổng lượng dịch khoảng 200 ml.

Lắp bình cầu vào máy cất và cất bằng hơi nước, cần điều chỉnh sao cho trong vòng
1 giờ 30 phút có thể thu được 150 ml dịch cất, đinh mức bằng nước cất vừa đủ 500 ml
sau đó lắc đều.

Lấy 50 ml dịch cất cho vào cốc thủy tinh và bổ sung vài giọt chỉ thị màu metyl da
cam, trung hòa bằng axit HCl 0,1N (dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam),
tiếp đó bổ sung 25 ml dung dịch axit picric bão hòa, vừa bổ sung vừa khuấy nhẹ, sẽ thấy
tinh thể muối nicotin picrat hình thành, to dần lên và làm đục dịch. Để dịch trong tủ
lạnh trong 12 giờ để nicotin picrat kết tủa hoàn toàn.

Lọc lấy kết tủa nicotin picrat trên giấy lọc. Rửa kết tủa 2 lần dung dịch axit picric
(mỗi lần với 2 ml dung dịch axit picric) và 2 lần với nước cất (mỗi lần với đúng 2 ml
nước cất).

Chuyển cả kết tủa lẫn giấy lọc vào bình tam giác, với 10 ml nước cất, 4 giọt chỉ thị
màu phenolphtalein, đậy nút lại và lắc đều. Chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1N cho
đến khi có màu đỏ, thêm 25 ml toluen lắc mạnh, dung dịch lại mất màu, tiếp tục chuẩn
độ cho đến khi lại xuất hiện màu đỏ. Ghi lại tổng thể tích NaOH 0,1N đã sử dụng.
4. Tính kết quả:
Hàm lượng nicotin trong 100g thuốc lá
0,0081. 𝑛. 𝑉. 100
𝑉′. 𝐺
Trong đó : n là số ml dung dịch NaOH 0,1 N sử dụng

V là dung tích của bình định mức dịch chiết, (ở đây là 500 ml)

V’ là thể tích của dung dịch mẫu thử dùng để chuẩn độ (ở đây là 50 ml)

G là số gam thuốc lá cân để phân tích (ở đây là 10 g).


Bài 4: Đánh giá chất lượng cảm quan của nguyên liệu, bán thành
phẩm và thành phẩm thuốc lá
1. Nguyên tắc:

Chất lượng cảm quan của thành phẩm thuốc lá phụ thuộc vào nhiều công đoạn, để
đảm bảo chất lượng thành phẩm, cần đánh giá được và giám sát chất lượng của
nguyên liệu và bán thành phẩm thuốc lá. Sinh viên sẽ được hướng dẫn để đánh giá
chất lượng lá thuốc lá nguyên liệu, lá thuốc lá sau khi tẩm sấy và thuốc lá thành phẩm
dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.

2. Dụng cụ và nguyên vật liệu:

- Lá thuốc nguyên liệu: 03 mẫu có phẩm cấp khác nhau

- Lá thuốc lá sau khi tẩm và sấy: 03 mẫu có phẩm cấp khác nhau

- Thuốc lá điếu thành phẩm: 03-05 mẫu thương mại thuộc các nhãn hiệu khác nhau và
có chất

- Dụng cụ khác: giấy A4 trắng, bật lửa, gạt tàn, phòng thí nghiệm có thông gió và khử
mùi.

3. Tiến hành:

- Chuyên gia phổ biến về các yêu cầu về chất lượng cảm quan đối với từng đối tượng

- Chuyên gia hướng dẫn phương pháp đánh giá chất lượng cảm quan đối với từng đối
tượng

- Sinh viên thực hành đánh giá

- Sinh viên nhận 03 mẫu vô danh, tương ứng với 03 đối tượng đánh giá, tự đánh giá và
báo cáo kết quả theo mẫu.

Bộ môn Công nghệ Thực phẩm Viện CN Sinh học và CN Thực phẩm

You might also like