You are on page 1of 26

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: LÂM THỊ HẢI YẾN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẾ


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ MARKETING
TÊN ĐƠN VỊ THỰC TẾ: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT FRP VIỆT
NAM
Hà Nội, năm 2023
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẾ

Giáo viên hướng dẫn: ThS.Phạm Hoàng Cường


Sinh viên thực hiện: Lâm Thị Hải Yến
Mã sinh viên: 7123401151
Lớp :QTMA12A

Hà Nội, năm 2023

2
MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................................................................. 3


Danh mục bảng biểu ................................................................................................ 5
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... 6
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 7
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 7
3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 8
4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 8
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8
6. Kết cấu của đề tài ............................................................................................ 8
NỘI DUNG.............................................................................................................. 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ
SẢN XUẤT FRP VIỆT NAM. .............................................................................. 10
1.1. Giới thiệu chung về đơn vị thực tế ............................................................ 10
1.2. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 10
1.2.1. Quá trình hình thành phát triển ............................................................ 10
1.2.2. Các nhân tố tác động đến quá trình hình thành phát triển của đơn vị 10
1.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động. .............................................................. 12
1.4. Tổ chức quản lý của đơn vị ......................................................................... 13
1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý................................................................. 13
1.4.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban: .................................................... 13
1.5. Kết quả kinh doanh của đơn vị................................................................... 14
1.5.1. Kết quả kinh doanh những năm gần nhất ............................................ 14
1.5.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh: Đặc điểm quy trình sản xuất kinh
doanh sản phẩm/ Mua ...................................................................................... 15
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT FRP VIỆT NAM. .... 17
2.1. Cơ cấu tổ chức của bộ phận kinh doanh ....................................................... 17
2.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ phận kinh doanh ....................................................... 17

3
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ vị trí chủ yếu ....................................................... 17
2.2. Tổ chức quản lý của bộ phận ...................................................................... 18
2.2.1. Chế độ làm việc ....................................................................................... 18
2.2.2. Cơ chế tổ chức hoạt động : báo cáo, quản lý, phản hồi của bộ phận
kinh doanh ......................................................................................................... 18
2.3. Triển khai và đánh giá kết quả hoạt động của bộ phận ........................... 19
2.3.1. Các hoạt động, dự án đã/đang triển khai .............................................. 19
2.3.2. Cơ chế giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của bộ phận. ................. 19
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ BỘ PHẬN KINH DOANH NHẬN
XÉT VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ PHẬN KINH DOANH .......................... 20
3.1. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ PHẬN KINH DOANH 20
3.1.1. Ưu điểm ................................................................................................... 20
3.1.2. Nhược điểm ............................................................................................. 21
3.2. Một số đề xuất để cải thiện (lao động) bộ phận kinh doanh. .................. 22
3.2.1. Nhiệm vụ cơ bản của một nhân viên trong bộ phận: nhiệm vụ hàng
ngày & nhiệm vụ định kỳ.................................................................................. 23
3.2.2. Đề xuất cải thiện hiệu quả làm việc của nhân viên bộ phận kinh doanh
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................... 26

4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý __________________________________ 13
Hình 2. Báo cáo doanh thu __________________________________________ 14
Hình 3. Quy trình sản xuất __________________________________________ 15
Hình 4. Sơ đồ tổ chức bộ phận kinh doanh ______________________________ 17

5
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại Học viện Chính sách và Phát Triển, em nhận được sự giúp đỡ
tận tình của thầy cô trong Học viện đặc biệt là thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh,
em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường nói chung và thầy cô trong khoa Quản
trị kinh doanh nói riêng. Đặc biệt để hoàn thành tốt đợt kiến tập này, ngoài sự nỗ lực và cố
gắng của bản thân em, em còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Phạm Hoàng
Cường.

Trong 4 tuần kiến tập ngoài những buổi tham khảo tài liệu, em xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ của ban lãnh đạo, cô chú, anh chị và toàn thể nhân viên công ty Cổ phần Thương
mại và Sản xuất FRP Việt Nam đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu cung cấp các số liệu và
tài liệu cho em trong quá trình thực tập và làm chuyên đề.

Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này em
không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ cô cũng
như quý công ty.

Em xin chân thành cảm ơn!

6
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì khảo sát và cải tiến kinh
doanh của doanh nghiệp là một trong những vấn đề cần được quan tâm để nâng cao năng
suất lao động, cải thiện chất lượng dịch vụ mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm
tốt nhất, duy trì và mở rộng được mối quan hệ khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Khảo sát và cải tiến bộ kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố cấp thiết để đảm bảo sự
thành công và phát triển của doanh nghiệp.Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, hướng tới
khách hàng mục tiêu để từ đó tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp.Đánh giá hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp, xác định điểm yếu trong kinh doanh và tìm ra các biện pháp
để cải thiện.Tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp khác từ đó nâng cao được chất
lượng sản phẩm chung giữa các doanh nghiệp với nhau.

Làm thế nào để cải tiến kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề khó khăn và thử
thách lớn với doanh nghiệp. Có thể coi như là một bước nhảy hoàn toàn mới của doanh
nghiệp và trong quá trình cải tiến có thể dẫn tới những vấn đề khó vì nền kinh tế luôn thay
đổi theo từng ngày từng giờ nên chúng ta luôn phải chạy theo và dành nhiều thời gian hơn
để lường trước được những rủi ro trong tương lai rút ra được những kinh nghiệm và lĩnh
hội các kỹ năng kiến thức mới về thị trường kinh doanh ngày nay.

Thấy được ý nghĩa của việc khảo sát và cải tiến kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy
em đã chọn đề tài: “ Khảo sát và cải thiện bộ phận kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương
mại và Sản xuất FRP Việt Nam” làm đề tài cho báo cáo kiến taaoj của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Khảo sát cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của Công ty Cổ phần Thương mại
và Sản xuất FRP Việt Nam.

- Khảo sát đanh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng từ trước đến nay của
7
doanh nghiệp.

- Đề xuất một số giải pháp vấn đề dịch hỗ trợ tư vấn và chăm sóc khách hàng của
doanh nghiệp

3. Đối tượng nghiên cứu

- Vấn đề tồn đọng trong quá trình hỗ trợ và chăm sóc khách hàng của bộ phận kinh
doanh Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất FRP Việt Nam.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu khảo sát và cải thiện bộ phận kinh doanh
Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất FRP Việt Nam.

- Phạm vi thời gian: Các số liệu được lấy để nghiên cứu khóa luận trong 4 năm 2019,
2020, 2021, 2022 của Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất FRP Việt Nam.

- Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lý luận, thực tees
về việc khảo sát và cải thiện bộ phận kinh doanh của công ty và các giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực công ty.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Báo cáo được thực hiện bằng phương pháp chủ yếu là khảo sát và điều tra, phân tích
tổng hợp.

- Các thông tin thu thập dựa trên hệ thống lưu trữ hồ sơ của công ty. Tham khảo trực
tiếp tại liệu nội bộ và một số tin tức chung có liên quan đến sản phẩm, ngành.

6. Kết cấu của đề tài

Gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN

8
XUẤT FRP VIỆT NAM.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG


TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT FRP VIỆT NAM.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ BỘ PHẬN KINH DOANH NHẬN XÉT


VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ PHẬN KINH DOANH

9
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ
SẢN XUẤT FRP VIỆT NAM.

1.1. Giới thiệu chung về đơn vị thực tế


- Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT FRP VIỆT
NAM
- Địa chỉ: Số 453 đường Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân,
Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Website: https://frpvina.com/vi/

1.2. Quá trình hình thành và phát triển


1.2.1. Quá trình hình thành phát triển
- Vào những năm 1970, ngành công nghiệp composite bắt đầu phát triển. Các loại
nhựa dẻo tốt hơn và sợi gia cường cải tiến đã được phát triển. DuPont đã phát triển
một loại sợi aramid được gọi là Kevlar. Nó đã trở thành vật liệu được lựa chọn
trong áo giáp do độ bền cao, độ căng cao và nhẹ.
- Sợi carbon cũng được phát triển trong khoảng thời gian này. Theo thời gian, nó đã
thay thế nhiều bộ phận trước đây được làm bằng thép. Hiện nay ngành công nghiệp
vật liệu composite nói chung và composite FRP vẫn đang phát triển với nhiều ứng
dụng quan trọng.
- Nắm bắt được những ứng dụng của vật liệu FRP như trong công nghiệp ô tô, ngành
công nghiệp xây dựng, hàng không vũ trụ, thiết bị bảo hộ, thiết bị y tế...Nên Công
ty Cổ phần thương mại và Sản xuất được thành lập ngày 15-08-2017

1.2.2. Các nhân tố tác động đến quá trình hình thành phát triển của đơn vị
- Điểm mạnh:

 Là một trong những nhà cung cấp sản phẩm FRP hàng đầu tại Việt Nam,
được thành lập bởi các chuyên gia, kỹ sư đầu ngành có nhiều năm kinh

10
nghiệm trong lĩnh vực Composite Cốt sợi thủy tinh (FRP), cơ khí, thủy lợi,
môi trường cùng với các chuyên viên kinh tế năng động, nhiệt tình và sang
tạo. Thuận lợi: Theo kế hoạch phát triển nhựa từ năm 2020 ngành nhựa
được tái cấu trức giảm tỷ trọng bao bì và nhựa tiêu dùng đồng thời tăng tỷ
trọng mảng nhựa xây dựng và kỹ thuật. Nên đó trở thành một lợi thế phát
triển cho công ty. Các khu công nghiệp phát triển, đô thị hóa ngày cang
tăng dẫn đến nhu cầu xây dựng và kỹ thuật trong nước tăng dẫn đến sự tiêu
thụ các sản phẩm nhựa lớn.

 Sản phẩm có độ bền cao, chịu được áp lực và va đập mạnh so với các sản
phẩm làm bằng vật liệu khác như gỗ hay kim loại. Điều này khiến cho sản
phẩm của công ty trở nên bền hơn và kéo dài tuổi thọ sử dụng thu hút được
nhiều công trình, nhà đầu tư.

 Đa dạng ứng dụng: Sản phẩm từ plastic linh hoạt trong việc tạo ra cac sản
phẩm khác cho nhiều ngành công nghiệp nên Công ty có thể phát triển sản
phẩm theo yêu cầu của khách hàng và dễ tiếp cận vào các thị trường tiềm
năng.

 Chi phí sản xuất thấp hơn so với một số vật liệu khác, tăng tính cạnh tranh
và có khả năng cung cấp sản phẩm với giá thành hợp lý cho khách hàng.
- Điểm yếu:

 Tác động môi trường: Quá trình sản xuất tiêu tốn nhiều nguyên liệu hóa
dầu và năng lượng, góp phần vào sự suy thoái tài nghuyên thiên nhiên và
gia tăng khí nhà kính.

 Tác động sức khỏe : Một số loại chứa các chất phụ gia có thể gây hại cho
sức khỏe con người khi tiếp xúc lâu dài hoặc khi bị nhiệt lên. Các chất có
thể gây kích ứng da, vấn đề về hô hấp và nguy cơ ung thư.
- Khó Khăn:

 Phụ thuộc nguyên liệu sản xuất nhập khẩu do nguồn cung không đủ.

 Quản lý chất thải: Plastic là một chất thải khó phân hủy, gây ra vấn đề quan
11
trọng trong việc xử lý chúng sau khi sử dụng. Công ty cần đảm bảo rằng
quá trình sản xuất không chỉ tạo ra ít chất thải mà còn giúp tái chế và sử
dụng các sản phẩm đã qua sử dụng.

 Thay đổi các quy định và yêu cầu pháp lý: Các quy định và yêu cầu pháp
lý liên quan đến việc sản xuất plastic có thể thay đổi theo thời gian nên cần
theo giõi và tuần thủ các quy định mới nhất
- Nguồn lực:

 Tập hợp đội ngũ kỹ sư và chuyên gia công nghệ có kinh nghiệm trong sản
xuất vật liệu plastic, có kiến thức chuyên môn sâu về hóa chất, kỹ thuật và
công nghệ liên quan.

 Các kỹ thuật viên và công nhân sản xuất dày kinh nghiệm đảm bảo cho quá
trình sản xuất .

 Đội ngũ nghiên cứu và phát triển đông luông có quản lý hỗ trợ để điều hành
hoạt động sản xuất, quản lý tài chính, truyền thông, kinh doanh....

1.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động.


- Lĩnh vực hoạt động : Sản xuất sản phẩm từ plastic
- Tầm nhìn: Hướng tới bền vững với thời gian
- sứ mệnh: Mỗi đơn vị kinh doanh cần định rõ sứ mệnh riêng biệt của nó trong giới
hạn sứ mệnh của công ty. Thể hiện rõ những gì mang lại cho khách hàng và cách
thức tạo ra lợi thế cạnh tranh.
- mục tiêu: Nghiên cứu và phát triển trong tương lai, mở rộng thị trường tăng trưởng
thị trường và cơ hội mở đường cho việc tích luy doanh thu.
- Sản phẩm, dịch vụ chính yếu: Các sản phẩm composite, sản xuất sản phẩm khác từ
plastic, bán buôn tổng hợp.
- Chiến lược, phương hướng phát triển của đơn vị trong tương lai: Thống kê thị
trường ngành công nghiệp dệt S-Glass dự đoán, nghiên cứu thị trường sợi S-Glass
2019-2025 để cung cấp các kịch bản thị trường trong tương lai.

12
1.4. Tổ chức quản lý của đơn vị
1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CÁC TIỂU BAN ỦY BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁ ĐỐC ĐIỀU HÀNH

TRỢ LÝ

BỘ PHẬN BỘ PHẬN NGHIÊN BỘ PHẬN TRUYỀN BỘ PHẬN SẢN BỘ PHẬN HÀNH BỘ PHẬN KỸ BỘ PHẬN KẾ BỘ PHẬN NHÂN
KINH DOANH CỨU VÀ KIỂM SOÁT THÔNG XUẤT CHÍNH THUẬT TOÁN SỰ

Hình 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

1.4.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:


- Đại hội cổ đông: Cơ quan quết định cao nhất.
- Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoách phát triển trung hạn và hàng
năm của công ty.
- Tổng giám đốc điều hành: Điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty,
chịu trách nhiệm trước pháp luật và thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao.
- Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng tỏng điều
hành và quản lý hoạt đông kinh doanh.
- Bộ phận kinh doanh: Thực hiện việc buôn bán, duy trì hợp tác với các đối tác
- Bộ phận nghiên cứu: Tham gia tiến hành nghiên cứu các sản phẩm mới phát triển
trong tương lai. Đồng thời thực hiện quá trình kiểm soát chất lượng trước và sau
khi ra thành phẩm.
13
- Bộ phận truyền thông: Chịu trách nhiệm về mặt hình ảnh của công ty.
- Bộ phận hành chính: tổ chức hành chính và các quy chế của công ty, tiến hành khảo
sát liên tục các bộ phận về việc hoàn thành tiến độ, và tuân thủ đúng quy định của
công ty.
- Bộ phận kỹ thuật: Chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm, kiểm tra tình hình các sản
phẩm được sản xuất.
- Bộ phận kế toán: Chịu trách nhiệm tính toán, chi trả tiền lương, chi phí sản xuất...
- Bộ phận nhân sự: Chịu trách nhiệm về nhân sự, đăng tin tuyển dụng, sắp xếp nhân
sự trong các phòng ban
- Bộ phận sản xuất: Chịu trách nhiệm sản xuất theo yêu cầu.

1.5. Kết quả kinh doanh của đơn vị


1.5.1. Kết quả kinh doanh những năm gần nhất

2019 2020 2021 2022

Tài sản ngắn hạn 75 Tỷ 308 29 Tỷ 501 17 Tỷ 852 11 Tỷ 738

Khoản phải thu ngắn hạn 7 Tỷ 564 8 Tỷ 744 7 Tỷ 955 1 Tỷ 898

Hàng tồn kho 14 Tỷ 838 12 Tỷ 435 6 Tỷ 370 6 Tỷ 072

Tài sản cố định 2 Tỷ 310 2 Tỷ 113 1 Tỷ 787 39 Tỷ 392

Vốn chủ sở hữu 42 Tỷ 265 46 Tỷ 213 51 Tỷ 909 33 Tỷ 784

14
Hình 2. Báo cáo doanh thu
1.5.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh: Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh
sản phẩm/ Mua

Hình 3. Quy trình sản xuất

- Quy trình sản xuất:Phòng kinh doanh khảo sát và nghiên cứu thị trường, đối thủ
cạnh tranh -> Gửi dũ liệu tới phòng nghiên cứu, nghiên cứu các sản phẩm mới ->
phòng kỹ thuật -> phòng sản xuất và thiết kế sản phẩm -> Gửi thông tin liên quan
đến cac bộ phận, sản xuất, chi phí, vận hành và ra sản phẩm cuối cùng trả về bộ
phận kinh doanh. Tiến hành kinh doanh, tiêu thụ, giới thiệu sản phẩm. Mời chào
các đối tác và hoàn thành các đơn hàng đặt trước.
- Đặc điểm, yêu cầu quy trình: Yêu cầu về nguồn lực.

 Nguyên liệu: Công ty cần tìm nhà cung cấp chất liệu có chất lượng cao để
sản xuất sản phẩm. Tiến hành thử nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất
chính, tránh trường hợp nguyên liệu kém chất lượng do tác động bên ngoài.

 Nhân viên: Đội ngũ kỹ thuật và công nhân lành nghề để vận hành dây chuyền
sản xuất, kiểm soát chất lượng và quản lý hoạt động của công ty.

15
 Công nghệ: Để duy trì sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp plastic, công
ty phải theo kịp các tiến bộ công nghệ mới trong việc sản xuất và tái chế
nhựa. Do đó, việc có truyền thông liên tục với các tổ chức nghiên cứu, trường
hợp đại học và các doanh nghiệp khác rất quan trọng.

 Vốn: Dự trữ các nguồn vốn khác nhau bao gồm tự có, vốn vay mượn ngân
hàng và thu hút các nhà đầu tư.

 Quản lý và hỗ trợ: Cần có một đội ngũ chuyên nghiệp để điều hành hoạt
động kinh doanh và giám sát các quy trình sản xuất. Thiết lập các mối liên
hệ với tổ chức liên quan để hỗ trợ trong việc tuân thủ các quy định và tiêu
chuẩn liên quan.

 Đảm bảo và tuân thủ nghiêm ngặt các bước quy trình, bảo hộ trong quá trình
sản xuất. Tuần thủ các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, chất
tồn dư một cách hợp lý, trách ảnh hưởng trực tiếp đến con người mà môi
trường, gây ra thiệt hại không đáng có.

16
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT FRP VIỆT NAM.
2.1. Cơ cấu tổ chức của bộ phận kinh doanh
2.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ phận kinh doanh

• Giám đốc bộ phận kinh doanh


6-0

• Quản lý nhân sự
5-0

• Trưởng phòng
4-0/1

• Phó phòng
2-1

• Các trưởng tiểu ban nhỏ


2-0

Hình 4. Sơ đồ tổ chức bộ phận kinh doanh

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ vị trí chủ yếu


- Giám đốc bộ phận kinh doanh: Định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp, đảm bảo
lợi nhuận và phát triển của công ty. Ra quyết định và thực hiện phê duyệt các quyết
định được đưa ra liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Quản lý nhân sự: Chịu trách nhiệm về việc nhân sự ngghir và đi làm của bộ phận
kinh doanh, giám sat về việc thực hiện quy định làm việc của công ty ( đi muộn,
tăng ca, làm ngoài...) và báo cáo lại cho bộ phận nhân sự về việc sa thải và tuyển
dụng của bộ phận.
- Trưởng phòng, phó phòng: Nhận các thông báo từ giám đốc, xin quyết định của
giám đốc và thông báo xuống dưới bộ phận. Tổng hợp thông tin, phân chia công
việc và giám sát bộ phận bên dưới.
- Các trưởng tiểu ban: Nhân thông tin và nhiện vụ của ban thông báo và làm việc trực
tiếp với nhân viên. Xử lí các vấn đề trực tiếp mà nhân viên không thể giải quyết.
17
2.2. Tổ chức quản lý của bộ phận
2.2.1. Chế độ làm việc
- Bộ phận sản xuất: Tập trung vào quy trình sản xuất, lịch trình công việc và kiểm soát
chất lượng. Các nhân viên tuân thủ quy tắc an toàn, tuân thủ kỷ luật và hoàn thành
công việc theo tiến độ. Làm việc trực tiếp và tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất.
- Bộ phận kinh doanh: Chế độ làm việc linh hoạt tập chung chủ yếu vào vấn đề xây
dựng mối quan hệ với khách hàng, nghiên cứu thị trường, triển khai chiến lược, tiếp
thị và xửu lý giao dịch. Các nhân viên cần có khả năng giao tiếp tốt, linh hoạt trong
công việc và biết cách xử lý áp lực từ cuộc sooang kinh doanh.
- Bộ phận nhân sự: chế độ làm việc yêu cầu sự tập trung cao, theo dõi thu chi và thu
nhập... xử lý các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính thuế... Các nhân viên cần có
kiến thức kế toán, tin học văn phòng và khả năng làm việc tốt.
- Bộ phận nghiên cứu: Làm việc tự do nghiên cứu cải tiến sản phẩm, nghiên cứu các
sản phẩm mới. Có kiến thức sâu rộng, khả năng sáng tạo cao và kĩ năng làm việc
theo nhóm tốt.
- Các bộ phần khác tùy theo mỗi yêu cầu và mục tiêu sẽ có chế độ làm việc thiết kế
phù hợp với từng bộ phận để đảm bảo được sự hiệu quả của công việc.

2.2.2. Cơ chế tổ chức hoạt động : báo cáo, quản lý, phản hồi của bộ phận kinh
doanh
- Thu thập phản hồi:thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng và người tiêu dùng. Sự
dụng các biểu đánh giá, khảo sát ý kiến từ emai và các trang mạng xã hội khác kết
hợp cùng website chính.
- Phân loại xử lý: phân loại các danh mục thư, sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ để
chọn lọc phân loại theo yêu cầu. Các vấn đề thắc mắc về sản phẩm, quá trình mua
bán, sử dụng và khiếu nại.
- Gắn kết các vấn đề: Các vấn đề cần được phân công và giải quyết, sắp xếp ưu tiên
mức độ xử lý.

18
- Phân công theo dõi: Phân công các thành viên xem xét từng vấn đề, tìm hiểu Phản
hồi khách hàng theo từng yêu cầu khách hàng mong muốn và góp ý.
- Đánh giá cải tiến: Quản lý đánh giá quy trình hoạt đông tìm cách cải thiện nâng cao
những vẫn đề còn chưa được xử lý triệt để. Cái tiến thu thập lưu trữ thông tin của
khách hàng, đối tác để hỗ trợ một cách nhanh chóng đồng thời xác định được điểm
mạnh điểm yếu của bộ phận.
- Hệ thống tài liệu khách hàng, thông tin phản hồi,... được công ty cung cấp và bộ
phận kinh doanh chịu trách nhiệm tổng hợp và thực hiện.

2.3. Triển khai và đánh giá kết quả hoạt động của bộ phận
2.3.1. Các hoạt động, dự án đã/đang triển khai
- Xử lý các vấn đề tồn đọng trong vấn đề chăm sóc và hỗ trợ khách hàng: Không có
nhân viên phản hổi, thời gian phản hồi lại chậm, thông tin khách hàng bị mất, các
khiếu nại và góp ý chưa được phân loại rõ ràng.
- Cải tiến dịch vụ phản hồi, chăm sóc khách hàng của bộ phận kinh doanh.
- Phân tích đánh giá các hoạt động của đối thủ cạnh tranh: Các trương trình, chăm sóc
dịch vụ mà đối tác thực hiện.

2.3.2. Cơ chế giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của bộ phận.
- Trưởng tiêu ban giám sát công việc được giao cho nhân viên: Đánh giá mức hộ, tiến
độ hoàn thành công việc vào mỗi cuối tuần.
- Đặt chỉ tiêu rõ ràng cho bộ phận: Hoàn thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc khách
hàng, hiệu suất làm việc.
- Theo dõi và ghi nhận ý kiến: Sự dụng hệ thống theo dõi thu thập thồn tin , các công
cụ giám sát hiệu suất ghi lại những thông tin liên quan.
- Họp và thống nhất các hướng đi cho việc khai thác thông tin của đối thủ và dịch vụ
chăm sóc khách hàng mới.
- Áp dụng thưởng phạt cho tiến độ hoàn thành công việc.
- Kết quả hoạt động tương đối tốt, ổn định và đúng tiến bộ công ty đề ra. Còn gặp nhiều
khó khăn trong quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh.

19
- Quy trình chăm sóc khác hạng được nâng cao: Nhân viên chăm sóc và phản hồi nhanh
chóng. Thiết lập hệ thông tự trả lời những vấn đề khách hàng thường yêu cầu
- Nhận phản hồi mới từ khách hàng: so sánh kết quả cũa và mới từ phản hồi khách
hàng về dịch vụ.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ BỘ PHẬN KINH DOANH NHẬN


XÉT VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ PHẬN KINH DOANH
3.1. Nhận xét về công tác tổ chức bộ phận kinh doanh
3.1.1. Ưu điểm
- Cách điều hành và sắp xếp nhân sự hợp lí : nhân viên khi nên ca sẽ được luân phiên
thay đổi vị trí không bắt buộc hay tuyển dụng một cách cố định bộ phận làm việc ,
cửa hàng cùng đề cao tính giao tiếp trong công việc khi làm việc bắt buộc cần sự
thống nhất của các vị trí với mục tiêu chung là hướng đến khách hàng và chất lượng
đồ uống và chất lượng dịch vụ.
- Chế độ thăng tiến rõ ràng : trước khi thăng chức bắt buộc nhân viên phải thông qua
bài test của trưởng bộ phận kinh doanh , bài test chủ yếu tập trung vào thao tác và
kiến thức mà nhân viên được truyền dạy trong quá trình thực tập ngoài ra cũng xem
xét dựa trên thái độ và cách ứng xử trong quá trình làm việc . Bên cạch việc thăng
chức thì đi kèm cũng có giám chức , sau khi thăng chức nếu nhân viên thể hiện chưa
tốt hoặc vi phạm quá nhiều lỗi thì hoàn toàn có thể xem xét việc giám chức và chịu
phạt.
- Cách làm việc dựa trên chức vụ: chia nhỏ công việc dựa trên chức vụ , mỗi một chức
vụ sec đảm nhiệm một phần công việc trong quá trình vận hành cửa hàng , sau khi
làm xong sẽ báo cáo nên nhóm hoặc nhờ người có chức vụ cao hơn xem xét và đánh
giá lại . Mọi vấn đề về nhân viên sẽ được trưởng tiệm lắm rõ sau đó báo lại cho người
có thẩm quyền cao hơn sau đó sẽ được phê duyệt.
- Cách thức kinh doanh dựa trên tiêu chí khách hàng :công ty hay cửa hàng luôn đổi
mới trong cách kinh doanh. Tiêu chí luôn đặt kinh doanh lên đầu song song với điều
đó là trải nghiệm của khách hàng. Dựa trên các nền tảng mạng xã hội khác công ty

20
luôn ban hành cách thức kinh doanh dựa trên xu hướng của người tiêu dùng ( ví dụ :
tặng kèm ưu đãi hay phần quà vào những dịp lễ, tặng voucher kèm ưu đãi,.....).
- Trọng dụng và khai thác tiềm năng của nhân viên: nhân có thể hoàn toàn thể hiện tài
năng và cá tính trong quá trình làm việc. Tạo một số cuộc thi các sự kiện để nhân
viên được phép thể hiện và sáng tạo ngoài ra với nhân viên thông thạo ngoại ngữ
hoàn toàn có thể chuyển động nhân sự đi nước ngoài ( nếu có nhu cầu ) với những
bạn thông thạo về kiến thức văn phòng , IT có thể xem xét và ứng tuyển vào các bộ
phận khác, vì mô hình kinh doanh có phần phức tạp cho nên trong quá trình làm việc
nếu nhân viên cảm thấy khó chịu hay bị phân biệt đối xử hoặc phát hiện gian dối
trong việc kinh doanh thì nhân viên hoàn toàn có thể complain lên bộ phận có thẩm
quyền cao hơn được xử lí một cách công tâm nhất .
- Nguồn cung cấp nguyên liệu : Bị hạn chế do nguồn nguyên liệu chưa chủ động được,
phần lớn là nhập khẩu từ nước ngoài.
- Điều chỉnh và nắm bắt nhanh các vấn đề phát sinh, các khó khắn gặp trong quá trình
kinh doanh và phát triển trong thời gian hiện tại.

3.1.2. Nhược điểm


- Hạn chế về vị trí kinh doanh : Chưa có cửa hàng ở những vị trí tốt, dễ cạnh tranh ,
vị trí nhận diện chưa cao.
- Hình thức đào tạo tại Công ty còn hạn chế, tập trung chủ yếu phụ thuộc vào đối tác

- Chương trình đào tạo chưa sát thực tiễn, còn chung chung, phần lớn chỉ mang tính
định hướng, kiến thức mới chậm được cập nhật, bổ sung, kỹ năng truyền đạt chưa
tốt,một số nội dung kiến thức còn khó hiểu ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

- việc xác định nhu cầu đào tạo như hiện nay chưa thể đánh giá chính xác trình độ
thực tế của người lao động, dẫn đến bỏ sót một số nhu cầu quan trọng, chưa xác định
được người lao động cần phải đào tạo những kiến thức, kỹ năng gì và muốn được
đào tạo những kiến thức, kỹ năng nào. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do
nhu cầu đào tạo chưa được xác định toàn diện, mới chỉ tiến hành ở cấp độ phân tích

21
doanh nghiệp, chủ yếu căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, hướng
dẫn và quy định của của Nhà nước, của Công ty.

- Với từng chương trình đào tạo, doanh nghiệp chưa xác định mục tiêu cụ thể cần đạt
được trước khi tiến hành tổ chức chương trình đào tạo đó, thiếu các mục tiêu có thể
lượng hóa được mà chủ yếu là các chỉ tiêu định tính như “nâng cao…”, “chú trọng
đào tạo”. Chính vì những mục tiêu thiếu tính cụ thể, chi tiết và có thể lượng hóa nên
việc đánh giá hiệu quả đào tạo cũng gặp phải nhiều khó khăn để có thể đánh giá một
cách chính xác. Nguyên nhân Công ty chưa xác định mục tiêu dựa trên năng lực của
nhân viên, chức danh nhiệm vụ đang thực hiện của đối tượng cần đào tạo. Theo khảo
sát, quy định đào tạo tại Công ty còn sơ sài, thiếu tính chi tiết, cụ thể, một số bước
trong quy định đào tạo tiến hành chồng chéo, không tách bạch rõ ràng, một số bị bỏ
qua không thực hiện như bước xác định mục tiêu cụ thể cho từng chương trình đào
tạo.

- Công ty chưa xây dựng được chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực; việc lập kế
hoạch đào tạo tổng thể còn hạn chế; kế hoạch đào tạo nhân lực cho từng giai đoạn
chưa được cụ thể hóa bằng các con số mà chỉ mang tính chung chung như “chuẩn bị
nguồn cán bộ quản lý,...

3.2. Một số đề xuất để cải thiện (lao động) bộ phận kinh doanh.

- Xem xét mở thêm các sản phẩm khác dễ tiếp dụng tới nhiều người tiêu dùng hơn.

- Thiết lập các chương trình mở đầu cho nhân viên: Đào tạo nhân viên mới về chất
lương dịch vụ khi được bắt đầu để nhân viên hiểu rõ hơn về công ty.

- Mở các cuộc hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm giữa các cá nhân, tập thể
trong và ngoài công ty.

- Kết hợp đào tạo trong công việc và ngoài công việc để tiết kiệm chi phí đào tạo.

- Xây dựng quy chế về việc khuyến khích hình thức tự học, xác định các điều kiện
cụ thể để được hưởng hỗ trợ kinh phí, khen thưởng, đề bạt, nâng lương cùng các
22
quy định về trách nhiệm theo dõi, đánh giá và kiểm soát kết quả tự học.

- Công ty nên đầu tư thêm nguồn lực cho các khóa học về kỹ năng lãnh đạo và nghiệp
vụ quản trị cho nhân viên quản lý và lãnh đạo. Đào tạo tại công ty nên kết hợp với
phân công công tác thử thách để tôi luyện và trải nghiệm. Công ty cũng có thể
khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân sự tham gia vào các tổ chức hiệp hội hành
nghề bên ngoài công ty.
3.2.1. Nhiệm vụ cơ bản của một nhân viên trong bộ phận: nhiệm vụ hàng ngày
& nhiệm vụ định kỳ
- Giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng tham khảo và sử dụng sản phẩm.

- Tìm kiếm và duy trì phát triển mạng lưới khách hàng và đối tác tiềm năng thuộc
nhiều lĩnh vực.
- Thực hiện xem xét, kiểm tra tình hình các đơn hàng: Thủ tục giao hàng, cuất hóa
đơn, kiểm tra chất lượng cùng khách hàng.
- Tiếp nhân các khiếu nại của khách hàng và báo cáo lại bộ phận liên qua xử lý vấn
đề. Giải quyết các phàn nàn của khách hàng.
- Thực hiện cáo báo cáo liên quan như : Khảo sát nhu cầu khách hàng, xu hướng hoạt
động của đối thủ cạnh tranh.. Theo dõi tiến trình bán hàng và các chỉ số kinh khác,
chuẩn bị thông tin về tình hình kinh doanh để sẵn sang truyền đạt lại một cách chính
xác nhất.
- Chuẩn bị tài liệu, tìm hiểu kĩ về các sản phẩm mới của công ty.

- Tìm kiếm và khai thác các cơ hội kinh doanh: Nắm bắt thông tin về thị trường. Tìm
hiểu cơ hội tiềm năng để mở rộng doanh số. Chủ động tìm kiếm và thu hút khách
hàng mới, duy trì mối quan hệ toots với khách hàng hiện có và đóng góp vào việc
tăng trưởng doanh số và lợi nhuận của công ty.

3.2.2. Đề xuất cải thiện hiệu quả làm việc của nhân viên bộ phận kinh doanh

- Đặt ra mục tiêu cho nhân viên bên cạch luôn đi kèm với thưởng phạt mỗi khi hoàn
thành hay không hoàn thành nhiệm vụ được giao

23
- Tạo tính chủ động tron công việc , giới thiệu hoặc phổ biến về chức trách hay nghĩa
vụ đối với từng bộ phận với từng nhân viên để hiểu được tầm quan trong cửa nhân
viên đối với việc kinh doanh.

- Xử phạt nghiêm minh không bao che không gian dối tạo môi trường nề nếp trung
thực và lành mạnh.

- Tăng cường giao tiếp nội bộ: Xây dựng một hệ thống giao tiếp hiệu quả trong bộ
phận kinh doanh là vô cùng quan trọng. Sử dụng các công cụ emaill, tin tức, các
nền tảng khác để dễ dàng giao tiếp trong công ty và cập nhật tin tức một cách nhanh
chóng đồng thời thu nhận ý kiến và yêu cầu giữa các nhân viên với nhau.

- Tối ưu hóa quy trình làm việc: Đánh giá lại các quy trình làm việc để xác định điểm
yếu và tìm cách tối ưu hóa chúng. Loại bỏ giảm thiểu các công việc không hiệu
quả hoặc không cần thiết, áp dụng công nghệ mới để tự động hóa các nhiệm vụ lặp
đi lặp lại và tăng cương hiệu suất làm việc.

- Đào tạo phát triển nhân viên: Đảm bảo nhân viên được đào tạo đầy đủ các quy
trình, nắm rõ các công cụ và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách
hiệu quả. Cung cấp thêm các khóa học, buổi huấn luyện và những chương trình
phát triển cá nhân để nâng cao năng lực và sự chuyên môn của nhân viên.

24
KẾT LUẬN
Khảo sát và cải thiện kinh doanh đang là vấn đề đáng quan tâm của từng công ty nói
riêng và của Việt Nam nói chung. Hiện nay, công ty Việt Nam không chỉ phải đối đầu với
đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của đối thủ nước
ngoài, khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng cùng với thị trường thay đổi liền tục nên
cần cỉa thiện liên tục vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp để theo kịp thời địa công nghệ
đổi mới. Đây cũng là điều kiện để công ty có thể tồn tại và phát triển bền vững.
Đề tài “ Khảo sát và cải thiện bộ phận kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại
và Sản xuất FRP Việt Nam” đã hoàn thành một số nội dung theo mục tiêu đã đặt ra như
sau:
Thứ nhất góp phần giảm các vấn dề tồn đọng liên quan đến việc hỗ trợ và chăm sóc
khách hàng trong quá trình kinh doanh và phát triển bền vững.
Thứ hai, mô tả, đánh giá thực trang hiện tại của công ty về cơ hoạt động trong kinh
doanh và các bộ phận liên quan.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình
kinh doanh, tăng tính linh hoạt và sự hài lòng của khách hàng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp trong quá trình thay đổi và phát triển.
Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi sự thiếu sót , em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy cô.

25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu nội bộ của công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất FRP Việt Nam.

26

You might also like