You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2022 - 2023

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA NGÀY 11 THÁNG 6 NĂM 2022


Môn thi chuyên: Hóa học
ĐỀ SỐ 31 Ngày thi: 12 tháng 6 năm 2022
(Đề thi gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 điểm)
1.1. Cho 6 dung dịch đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: Ba(OH)2, BaCl2, NaNO3, HCl, H2SO4,
NH4HSO4 được đặt kí hiệu ngẫu nhiên A, B, C, D, E, F. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch như sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
- Quỳ tím - Quỳ tím hóa đỏ
A
- Mẫu thử C hoặc mẫu thử D - Đều tạo kết tủa trắng
B - Quỳ tím - Quỳ tím không đổi màu
- Quỳ tím - Quỳ tím hóa xanh
C - Mẫu thử A - Tạo kết tủa trắng
- Mẫu thử F - Tạo kết tủa trắng và khí có mùi khai
- Quỳ tím - Quỳ tím không đổi màu
D
- Mẫu thử A hoặc mẫu thử F - Đều tạo kết tủa trắng
E - Quỳ tím - Quỳ tím hóa đỏ
- Quỳ tím - Quỳ tím hóa đỏ
F - Mẫu thử C - Tạo kết tủa trắng và khí có mùi khai
- Mẫu thử D - Tạo kết tủa trắng
Hãy xác định các dung dịch A, B, C, D, E, F (Không cần giải thích)
1.2. Chất rắn màu trắng A tan được trong nước tạo thành dung dịch màu xanh lam. Cho dung dịch NaOH
vào dung dịch chất A thì tạo ra kết tủa B màu xanh lơ. Khi nung nóng chất B thì thu được chất X màu đen.
Nếu sau đó tiếp tục nung nóng chất X và có dòng khí H2 đi qua thì tạo ra chất rắn C màu đỏ. Chất rắn C
tác dụng với axit vô cơ đậm đặc D tạo ra dung dịch của chất A ban đầu và khí E. Sục khí E đến dư vào
dung dịch nước brom thu được dung dịch F không màu. Dung dịch F làm quỳ tím hóa đỏ và tạo kết tủa G
với dung dịch BaCl2. Xác định các chất A, B, C, D, E, G, X và viết các phương trinh hóa học xảy ra.
1.3. Cho sơ đồ chuỗi phản ứng sau:
X + 2KHSO4  A + B + 2C + 2D
BaCl2 + KHSO4  A + E + HCl
X + 2KOH  G + H + 2D
H + 2HCl  2E + C + D
Xác định các chất X, A, B, C, D, E, G, H. Viết phương trình hóa học các phản ứng theo sơ đồ trên. Biết
rằng mỗi chữ cái là một chất vô cơ khác nhau và khí C không làm mất màu dung dịch brom.
Câu 2: (2,5 điểm)
2.1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Cho dung dịch H2SO4 đậm đặc vào cốc thủy tinh chứa 2,0 gam tinh bột gạo.
b) Cho 2 mL dầu ăn vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH (dư), đun nóng một thời gian
c) Cắt ngang thân một cây mía và để lâu bề mặt cắt ngang ấy trong không khí.
d) Cho nước ép quả nho chín vào ống nghiệm chứa lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 và đun
nóng nhẹ
2.2.
a) Để đánh giá một phản ứng diễn ra nhanh hay chậm người ta dùng khái niệm tốc độ phản ứng. Tốc
độ trung bình của phản ứng (VTB) thường được xác định bằng độ biến thiên nồng độ (mol/L) của một
trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian (giây)
Xét phản ứng hóa học: Br2 + HCOOH  2HBr + CO2. Nồng độ ban đầu của Br2 0,012 mol/L, sau 50
giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/L. Tính tốc độ trung bình của phản ứng trên (theo Br2) trong thời
gian 50 giây.
1
b) Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng cứ tăng thêm 10°C thì tốc độ phản ứng sẽ tăng lên  lần,  có giá
trị từ 2 đến 4. Ví dụ: trong một phản ứng hoá học, mỗi khi tăng nhiệt độ lên 100C thì tốc độ phản ứng
tăng 3 lần nên khi tăng nhiệt độ từ 30°C lên 60°C thì tốc độ phản ứng tăng 27 lần
Hỏi tốc độ của một phản ứng hóa học tăng lên bao nhiêu lần nếu tăng nhiệt độ từ 200C lên 1700C? Biết
rằng khi tăng nhiệt độ lên 25°C thì tốc độ phản ứng tăng 3 lần.
2.3. Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ
hỗn hợp rắn gồm CaC2, Al4C3 và CaCO3.
a) Xác định thành phần hỗn hợp khí X và viết Khí Z
phương trình hóa học tạo ra các chất trong X. CaCO3 
b) Xác định thành phần hỗn hợp khí Y và nêu hiện Al 4 C 3 
tượng quan sát được trong bình B sau khi kết thúc thí CaC 2 
nghiệm. Viết phương trình hóa học xảy ra Bình A Bình B
Dung dịch Dung dịch
c) Xác định khí Z Ca(OH)2 dư Br2 dư
Câu 3: (2,5 điểm)
3.1. Nhiệt phân 1,68 lít CH4 (ở đktc) trong bình kín, sau một thời gian chỉ thu được hỗn hợp khí A gồm
C2H2, H2, CH4 dư; tỉ khối hơi của A so với hiđro bằng 4,8. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân CH4
3.2. Lên men giấm V mL rượu etylic 460 thu được dung dịch A. Chia A thành hai phần bằng nhau
- Phần 1: Cho tác đựng với Na dư thu được 49,28 lít H2 (ở đktc).
- Phần 2: Cho tác dụng với NaHCO3 dư thu được 13,44 lít CO2 (ở đktc)
Biết: khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/mL, khối lượng riêng của nước là 1,0 g/mL.
a) Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra và tính giá trị V.
b) Tính hiệu suất của phản ứng lên men giấm
3.3. Đun nóng m gam một chất béo X (không lẫn axit béo tự do) với dung dịch KOH vừa đủ cho đến
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92 gam glixerol, hỗn hợp Y gồm a gam muối của axit oleic
(C17H33COOH) và 3,18 gam muối của axit linoleic (C17H31COOH).
a) Tính giá trị a.
b) Xác định các công thức cấu tạo của chất béo X.
Câu 4: (3,0 điểm)
4.1. Cho 336,3 mL dung dịch KOH 12% (D = 1,11 g/mL) vào 200 mL dung dịch H3PO4 1M, sau khi
phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thì khối lượng chất rắn khan thu được
là bao nhiêu gam?
4.2. Cho 4,8 gam hỗn hợp bột gồm CaCO3 và CaO vào cốc thủy tinh
chứa H2O (thật dư) và khuấy kỹ, để yên một thời gian, sau đó sục từ
từ khí CO2 đến dư vào cốc thủy tinh. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc
khối lượng kết tủa CaCO3 (gam) theo thể tích khí CO2 (lít, đktc)
được mô tả như hình bên. Giả thiết các quá trình xảy ra hoàn toàn.
Tính giá trị a và b trên đồ thị.

4.3. Cho từ từ dung dịch HCl vào bình A chứa 7,9 gam hỗn hợp bột
X gồm bột Al, Fe, Cu và khuấy đều, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y (chỉ chứa
muối) và còn lại chất rắn Z. Lượng khí thoát ra được dẫn qua ống sứ chứa CuO dư, nung nóng, thấy
khối lượng của ống sứ giảm 3,52 gam. Thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào bình A thu được 75,02
gam hỗn hợp kết tủa.
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
b) Nếu nung bình A chứa 7,9 gam hỗn hợp X trong O2 (dư) đến khối lượng không đổi, thu được hỗn
hợp T. Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M tối thiểu để hòa tan hết T.
------- HẾT -------
Cho biết. H = 1; C = 12; O = 16; P = 31; Cl = 35,5; Br = 80; Na = 23; Al = 27; K = 39; Ca = 40; Fe =
56; Cu = 64; Ag=108
(Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

You might also like